Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Chương trình Bồi dưỡng quản lý giáo dục trong xu thể đổi mới và hội nhập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.54 KB, 11 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC
MÔN: Xây dựng, quản lý và phát triển chương trình
Đề tài: BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÝ TRONG XU THẾ
ĐỔI MỚI VÀ HỘI NHẬP
Giảng viên hướng dẫn:
Nhóm học viên thực hiện
Hà nội- 2013
Đào tạo – Bồi dưỡng Cán bộ Quản Lý Giáo Dục
trong xu thế đổi mới và hội nhập.
I. Lý do chọn đề tài
Bước vào thời đại mới, xu thế chung của sự phát triển giáo dục thế giới
đang hướng vào việc đào tạo bồi dưỡng những con người có năng lực đóng góp
vào sự tiến bộ của xã hội, phát triển nền văn minh của nhân loại, đó là biết làm
kinh tế, biết quản lý, biết cải tạo tự nhiên để xã hội phát triển. Khi đề cập đến
công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong đó có cán bộ quản lý giáo dục nói
riêng, chúng ta rất phấn khởi vì các văn kiện của Đảng thời gian qua đã khẳng
định:
-“ Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản
lý giáo dục. Sử dụng giáo viên đúng năng lực, đãi ngộ đúng công sức và tài
năng với tinh thần ưu đãi và tôn vinh nghề dạy học” (trích Văn kiện Đại hội Đại
biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng)
- “Đổi mới cơ chế quản lý, bồi dưỡng cán bộ, sắp xếp chấn chỉnh và nâng
cao năng lực của bộ máy quản lý giáo dục và đào tạo” (trích Nghị quyết Trung
ương II khóa VIII của Đảng).
- Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ: mở rộng diện đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ trong hệ thống chính trị và các tổ chức xã hội, các thành
phần kinh tế. Đặc biệt chú trọng phát hiện đào tạo, bồi dưỡng nhân tài, tạo
nguồn cán bộ lãnh đạo và quản lý các cấp từ trung ương đến cơ sở; cán bộ đầu
ngành… đào tạo, bồi dưỡng trước khi bổ nhiệm, đề bạt, khắc phục tình trạng
bầu cử, bổ nhiệm rồi mới đưa đi đào tạo…; lấy tiêu chuẩn cán bộ làm căn cứ


xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng thống nhất trong hệ thống các
trường…” (trích Nghị quyết Trung ương III khóa VIII của Đảng).
Đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực cho ngành Giáo dục nói chung và cán
bộ quản lý giáo dục các bậc học nói riêng trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện
đại hóa là một giải pháp lớn trong chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo. Vấn
đề này cần được quán triệt và nhận thức một cách sâu sắc cả về mục tiêu, nội
dung và phương pháp.
Trên thực tế, đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục hiện nay đều là những người
trưởng thành từ một giáo viên, trước đó họ đã hoặc chưa được đào tạo và bồi
dưỡng về nghiệp vụ quản lý mà hoạt động quản lý là một hoạt động mang tính
khoa học và sáng tạo, là một nghệ thuật và được xem là một nghề trong xã hội.
Do đó, để xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục có đủ phẩm chất và năng
lực thực sự đáp ứng nhiệm vụ trong giai đoạn mới đòi hỏi phải có sự đầu tư
đúng mức cho hoạt động này. Nghiệp vụ quản lý không thể chỉ lệ thuộc vào
năng lực cá nhân mà nhất thiết phải được đào tạo và bồi dưỡng một cách bài
bản theo sát thực tiễn đổi mới giáo dục Việt Nam trong thời kỳ mới.
Xuất phát từ những yêu cầu trên, chúng tôi nhận thấy cần phải xây dựng
chương trình “Bồi dưỡng Cán bộ Quản lý Giáo dục trong xu thế đổi mới và
hội nhập” nhằm nâng cao trình độ, năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ quản
lý giáo dục các cấp, đáp ứng yêu cầu mới của thời đại.
II. MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH
2.1. Mục tiêu chung
Phát triển năng lực cho CBQL các cấp về lãnh đạo và quản lý giáo dục,
trường học, chủ động trong đổi mới lãnh đạo, quản lý để phát triển giáo dục
trong bối cảnh đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục. Biết gắn tầm nhìn với
hành động, phát huy những giá trị của nhà trường và xã hội cho sự nghiệp phát
triển GD&ĐT với nhiệm vụ trung tâm là nâng cao chất lượng giáo dục phục vụ
công cuộc đổi mới phát triển đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
2.2 Mục tiêu cụ thể
a. Kiến thức:

- Có hiểu biết sâu sắc về đường lối, chủ trương phát triển kinh tế xã hội,
phát triển giáo dục quốc dân.
- Có trình độ, quản lý tốt, đáp ứng yêu cầu của việc kiện toàn và nâng cao
hiệu quả của bộ máy Nhà nước; thực hiện chương trình cải cách một bước nền
hành chính Nhà nước.
- Trang bị, bổ sung thêm những kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ và quản lý nhằm
xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục thành thạo về chuyên môn, nghiệp vụ;
b. Kỹ năng:
- Hình thành các kỹ năng quản lí toàn diện các mặt hoạt động theo chức
năng nhiệm vụ.
- Đào tạo, bồi dưỡng và rèn luyện những kỹ năng quản lý, lãnh đạo thiết
yếu gắn với chức danh, yêu cầu vị trí việc làm.
c. Thái độ:
- Xây dựng, phát triển hành vi, ý thức trách nhiệm và thái độ yêu thích công
tác quản lí
- Có ý thức tự học, tự bồi dưỡng, rèn luyện các phẩm chất, năng lực đáp
ứng yêu cầu của công việc.
- Trung thành với chế độ xã hội chủ nghĩa, tận tụy với công vụ;
III. ĐỐI TƯỢNG BỒI DƯỠNG
- Cán bộ quản lý cấp trường như Ban giám hiệu, tổ trưởng bộ môn các
trường mầm non, phổ thông (Tiểu học, THCS, THPT).
- Cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn cấp Sở, Phòng Giáo dục và Đào tạo.
- Cán bộ quản lý và chuyên môn các cơ sở giáo dục không chính quy (trung
tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục cộng đồng, trường bổ túc văn
hóa, ).
IV. HÌNH THỨC, PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
4.1 Hình thức tổ chức dạy học
- Tập huấn theo hình thức lớp học với quy mô 20-25 người/lớp
- Khóa tập huấn chia làm 2 hoặc 3 lớp.
- Phần Tổng kết – Đánh giá: Sau khóa bồi dưỡng sẽ tổ chức đánh giá kết

quả thông qua bài thu hoạch, thu nhận các ý kiến phản hồi từ phía học viên và
trao đổi rút kinh nghiệm của Ban Chỉ đạo
4.2 Phương pháp dạy học
Sử dụng phối hợp các phương pháp trong giảng dạy các chuyên đề như:
Phương pháp Thuyết trình; phương pháp Đàm thoại; phương pháp Phỏng vấn;
phương pháp Trực quan, thực hành trong các tình huống có liên quan đến công
tác tổ chức, quản lý;…
4.3 Phương tiện giảng dạy, bồi dưỡng:
- Tập tài liệu cho chương trình đã xây dựng.
- Máy vi tính, máy chiếu, giấy Ao, phấn bảng, hệ thống tư liệu, hình ảnh
trực quan phục vụ quá trình dạy – học…
V. CHUẨN BỊ NGUỒN LỰC
5.1 Địa điểm tổ chức lớp bồi dưỡng
Các lớp bồi dưỡng sẽ được tổ chức tập trung tại Học viện Quản lý giáo dục,
hoặc với các tỉnh xa có thể tổ chức tại trung tâm bồi dưỡng của các Sở giáo dục.
5.2 Giảng viên
Mời đội ngũ giảng viên có kinh nghiệm tại Học viện quản lý giáo dục, các
chuyên gia trong từng lĩnh vực (theo nội dung modun) về trực tiếp lên lớp cho
các lớp bồi dưỡng.
(Số lượng: Tùy thuộc vào số lượng học viên tham gia học và số lớp mở
theo từng đợt)
5.3 Kinh phí tổ chức (Cho một lớp thuộc một đợt bồi dưỡng)
STT Nội dung chi Đơn giá Số lượng Tổng số
tiền
Ghi chú
1 Tài liệu 150.000/cuốn 30 4.500.000
2 Kinh phí tổ chức
lớp
1.000.000/lớ
p

01 1.000.000
3 Giảng viên 70/tiết 310 21.700.00
0
Tổng 27.200.00
0
Như vậy, kinh phí tổ chức cho một lớp trong một đợt bồi dưỡng khoảng
27.200.000 đồng.
VI. XÂY DỰNG ĐỀ CƯƠNG NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH
STT Nội dung chương trình
Tổng
số tiết

thuyết
Thảo
luận,
Thực
hành
Modun 1
Đường lối phát triển giáo dục và đào tạo
Việt Nam
15 10 5
Modun 2. Lãnh đạo và quản lý 30 20 10
Modun 3
Quản lý hành Nhà nước về giáo dục và
đào tạo
60 45 15
Modun 4 Quản lý nhà trường 160 100 60
Modun 5 Các kỹ năng hỗ trợ quản lý trường học 45 20 25
Tổng số 310 195 115
VII. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG.

7.1 Mục đích yêu cầu
Sau quá trình bồi dưỡng, ban tổ chức lớp cùng giảng viên sẽ tổ chức kiểm
tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng nhằm:
- Đánh giá sự hợp lý của nội dung chương trình, phương pháp dạy- học,
cách tổ chức lớp bồi dưỡng. (Để có sự điều chỉnh nếu cần thiết).
- Đánh giá kết quả học, bồi dưỡng của học viên.
7.2 Nội dung đánh giá
- Kiến thức
- Kỹ năng
- Thái độ.
7.3 Người đánh giá
- Giảng viên trực tiếp đứng lớp
- Học viên cùng học.
- Học viên tự đánh giá
7.4 Thang điểm đánh giá
- Dùng thang điểm 10 để đánh giá.
7.5 Phương pháp đánh giá
- Đánh giá trong quá trình bồi dưỡng thông qua các bài kiểm tra trên lớp.
- Đánh giá qua bài thu hoạch cuối khóa bồi dưỡng.
7.6 Báo cáo, kết quả
Khi có kết quả đánh giá, ban tổ chức lớp sẽ xây dựng báo cáo báo cáo kết
quả cho ban chỉ đạo, và đề xuất những thay đổi, điều chỉnh nếu cần thiết.
7.7 Thực hiện những đề xuất.
CÁC PHỤ LỤC
Phụ lục 1.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
…… …, ngày … tháng …… năm…….

MẪU ĐĂNG KÝ NHU CẦU BỒI DƯỠNG
CÁN BỘ QUẢN LÝ NĂM 2013
STT Tên lớp bồi dưỡng Thời
gian
học
Thời
gian dự
kiến mở
lớp
Các lớp có
thể mở tại
địa phương
1 Các lớp bồi dưỡng cấp chứng chỉ
CBQL ngành Mầm non
9 tuần Tháng 7 03 lớp này
chỉ mở tại
địa phương
có nhu cầu.
2 CBQL trường Tiểu học và CBQL
trường THCS
9 tuần
3 CBQL trường THPT 9 tuần Tháng 2
và tháng
9
4 CBQL các phòng chuyên môn
trực thuộc Sở và phòng GD&ĐT
quận, huyện, thị xã, thành phố
9 tuần Tháng 9
5 CBQL trung tâm GDTX 7 tuần Tháng 7
6 CBQL trường PT dân tộc Nội trú 7 tuần Tháng 7

7 Các lớp bồi dưỡng ngắn hạn như:
- Nâng cao năng lực quản lý các
cấp học (MN, TH, THCS, THPT…)
- Bồi dưỡng CBQL nhân sự
- Bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra
- Bồi dưỡng chủ tài khoản và kế
toán trường học
Từ 4
ngày trở
lên
Các lớp
này mở
tại Học
viện
Quản Lý
Giáo Dục
Các lớp mở
tại địa
phương có
nhu cầu
- Bồi dưỡng nghiệp vụ văn thư và
lưu trữ các cơ sở giáo dục
- Bồi dưỡng thiết bị trường học
- Bồi dưỡng các kỹ năng theo nhu
cầu và đề nghị của các Sở.
Phụ lục 2.
TRƯỜNG………………………
…………………………………
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

…… …, ngày … tháng …… năm…….
MẪU ĐĂNG KÝ NHU CẦU BỒI DƯỠNG
CÁN BỘ QUẢN LÝ NĂM 2013
STT Tên lớp bồi dưỡng
Thời
gian
học
Thời
gian dự
kiến mở
lớp
Các lớp có
thể mở tại
địa phương
1
Các lớp bồi dưỡng cấp chứng chỉ
CBQL khoa, phòng, bộ môn
trường ĐH, CĐ và CBQL trường
THCN (theo QĐ 382/QĐ-BGDĐT
ngày 20/01/2012)
6 tuần Tháng 3
Có mở tại
trường ĐH,
CĐ hoặc
mở theo
vùng, miền
2
Quản lý nhà nước chương trình
Chuyên viên (theo chương trình của
Học viện Hành chính thuộc học viện

Hành – Chính trị Quốc gia Hồ Chí
Minh)
3 tháng Tháng 3
3
Quản lý nhà nước chương trình
chuyên viên chính
3 tháng Tháng 8
4
Bồi dưỡng cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư
phạm cho giảng viên các trường ĐH,
CĐ (theo QĐ 61/2007/QĐ-BGDĐT
ngày 16/10/2007)
6 tuần
Lớp mở
thường
xuyên tại
Học viện
QLGD
5 Các lớp bồi dưỡng ngắn hạn như:
- Nâng cao năng lực quản lý đào tạo
- Nâng cao năng lực kiểm định và
đánh giá
- Nâng cao năng lực xây dựng kế
hoạch chiến lược phát triển trường
ĐH, CĐ
- Bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra
Từ 4
ngày trở
lên
Các lớp

này mở
tại Học
viện
QLGD
Các lớp này
có mở tại
các vùng
miền
- Bồi dưỡng chủ tài khoản và kế toán
trường ĐH, CĐ, TCCN
- Bồi dưỡng giảng viên và CBQL cơ
sở
- Bồi dưỡng các kỹ năng mềm và theo
nhu cầu của các trường ĐH, CĐ,
TCCN
Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2013
Nhóm xây dựng chương trình.

×