Tải bản đầy đủ (.ppt) (27 trang)

Mọt quả Cà Phê Tên khoa học: Araecerus fasciculatus Degeer Họ: Anthribidae Bộ: Coleoptera

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (795.13 KB, 27 trang )

Mọt cà phê
Araecerus fasciculatus Degeer
kiểm dịch thực vật và dịch hại nông sản sau thu hoạch
Nhóm sinh viên thực hiện:
1. Hà Văn Tâm
2. Lường Văn Thưởng
Nội dung chính

I. Đặt vấn đề

II. Phân bố và tác hại

III. Đặc điểm hình thái

IV. Đặc tính sinh vật học

V. Biện pháp phòng trừ

VI. Tài liệu tham khảo
I. Đặt vấn đề

Hầu như ở đâu có sự tồn trữ và lưu trữ thì ở đó xu
ất hiện các loài sinh vật gây hại. Nhiều khi chỉ cần
sau vài tuần vi sinh vật phát rất nhanh gây ra
những vụ cháy ngầm.

Theo Cotton và Wilbur (1874) đã thống kê được
các loài côn trùng gây hại dự trữ trong kho trên
toàn thế giới gồm 43 loài, trong đó có 19 loài côn
trùng gây hại chủ yếu và 24 loài gây hại thứ yếu.
Đặt vấn đề



Theo Christian Olsson (1999), đã thống kê 39 loài gây sản
phẩm trong kho lương thực thuộc 16 họ và 2 bộ. Kỹ thuật
bảo quản sau thu hoạch ngày càng phát triển cùng với sự
thay đổi về điều kiện sinh thái, điều kiện môi trường và
nguồn thức ăn của côn trùng trong kho cũng thay đổi, do
vậy thành phần và mật độ côn trùng cũng thay đổi phù
hợp.

Một trong những loài côn trùng cần được quan tâm hiện
này là mọt cà phê, loài mọt gây hại nông sản trong kho
phổ rộng.
Hình ảnh và gây hại
II. Phân bố và tác hại

Tên khoa học: Araecerus
fasciculatus Degeer

Họ: Anthribidae

Bộ: Coleoptera
II. Phân bố và tác hại

Theo tài liệu của nước
ngoài, mọt cà phê phân bố
ở khắp thế giới. Nó có thể
ăn hại ở trong kho và ở cả
ngoài ruộng.

Ở trong kho nó ăn hại

ngô, khoai, sắn khô, cà
phê, dược liệu và các loại
quả khô.
II. Phân bố và tác hại

Ở ngoài đồng nó ăn hạt ca
cao, ngô hạt và cà phê.

Ở nước ta hầu hết khắp
các vùng trong nước đều
có mọt này, ngô hạt và
khoai sắn khô là những
sản phẩm trong kho bị hại
nghiêm trọng nhất.
II. Phân bố và tác hại

Thường ít gặp mọt cà phê
trong kho thóc.

Mọt cà phê thuộc lại sâu hại
nguy hiểm vì nó đục hạt đẻ
trứng vào trong đó, làm cho hạt
bị hại nội nhũ và phôi bị phá
hủy hoàn toàn.

Ở các tỉnh miền núi, gieo trồng
và bảo quản nhiều ngô, mật độ
mọt này thường cao.
III. Đặc điểm hình thái


Dạng trưởng thành: Thân dài
2,5 – 4,5 mm, hình bầu dục,
màu nâu xám hoặc màu xám
tro, có phủ lông nhung màu
vàng nâu đến đỏ nâu. Râu
tương đối dài, có 11 đốt, nhỏ
dài, màu hung đỏ, gốc râu đốt
1 và đốt 2 hình bầu dục tương
đối to. Đốt râu thứ 3 đến đốt
râu thứ 8 hình sợi dài, đốt 9
đến đốt 11 hình tam giác bằng
và dẹp.
III. Đặc điểm hình thái

Chấm lõm ngực trước rất nhỏ
và dày. Chấm lõm trên cánh
cứng nhỏ và nông, trông không
rõ, giữa hàng xem có hạt lõm
nhỏ, tất cả các chấm lõm đều
được phủ bằng lông nhung,
nằm rạp hay xiên màu trắng.
Lông nhung trên mảnh ngực
trước rất dài, nhất là nửa phần
trước.
III. Đặc điểm hình thái

Hàng xen trên cánh cứng
giao nhau, hình thành vệt
chấm vuông màu nâu, màu
vàng rất đặc trưng.


Ở đốt bụng cuối cùng có 1
bộ phận thò ra ngoài cánh
cứng hình tam giác có phủ
lông nhỏ màu nâu. Đốt
chân, đốt bàn chân màu nâu
đỏ, chính giữa đốt đùi màu
hắc ín.
III. Đặc điểm hình thái

Trứng: Hình tròn, dài khoảng
0,56 mm, màu trắng có ánh
bóng.

Sâu non: Khi đã lớn dài 4,5 –
6,0 mm, nhỏ và dài, màu trắng
sữa không có chân, nhiều lông
và nếp nhăn trên bề mặt đầu và
đuôi hướng về phía bụng nên
hơi cong lại. Đầu to hình tròn
màu vàng nhạt, miệng màu nâu
đỏ.
III. Đặc điểm hình thái

Nhộng: Dài khoảng 5
mm, màu vàng nhạt, toàn
thân có lông nhỏ màu xám
trắng. Đầu và ngực rộng
lớn, râu nhỏ và dài.
IV. Đặc tính sinh học


Mọt ưa hoạt động thích bay,
bò, và có thể nhảy.

Mọt có thể ăn hại mạnh trong
kho và cả ngoài đồng.

Ở 20
0
C, con đực sau khi nhộng
hóa 3 ngày và con cái sau 6
ngày sẽ tiến hành giao phối và
sau khoảng nửa giờ thì bắt đầu
đẻ trứng. Thông thường đẻ một
quả trứng mất 8 phút.
IV. Đặc tính sinh học

Mỗi con cái đẻ tối đa 130 – 140 trứng, ở 27 độ, độ
ẩm 50 – 100% thời gian trứng 5 – 8 ngày.

Ở 27 độ, độ ẩm 60%, mọt cà phê thực hiện vòng
đời trong ngô hạt là 57 ngày, độ ẩm 100% là 29
ngày. Sâu lột xác 3 lần, độ ẩm 50% mọt sống
được 27 – 28 ngày, độ ẩm 90% sống được 86 –
134 ngày.
IV. Đặc tính sinh học

Thức ăn có ảnh hưởng rất rõ
rệt đến đời sống của mọt, trong
điều kiện thức ăn thích hợp,

mọt thực hiện vòng đời ngắn,
thời gian sống kéo dài và sức
phá hại lớn.

Ở nhiệt độ 20 độ, ẩm độ 80%,
thời gian thực hiện vòng đời,
thời gian sống và thời gian phát
triển số lượng gấp đôi (ban đầu
10 đôi) của mọt cà phê được
thông kê ở bảng sau:
IV. Đặc tính sinh học
Loại lương
thực
Thời gian thực hiện
vòng đời (ngày)
Thời gian sống
(ngày)
Thời gian phát
triển số lượng gấp
đôi (ngày)
Thóc 102 69-100 103
Ngô hạt 41 93-167 61
Lúa mì 86 76-121 80
Sắn lát 40 90-149 70
IV. Đặc tính sinh học

Từ kết quả bảng trên cho thấy, thức ăn thích hợp
nhất với mọt cà phê là ngô hạt và sắn lát. Trong
thóc, lúa mì và loại nông sản khác nhau ít thuận
lợi cho đời sống của mọt cà phê.


Thủy phần nông sản ảnh hưởng rất rõ rệt đến đời
sống của mọt cà phê. Ở nhiệt độ 20 độ, độ ẩm
80%, thời gian thực hiện vòng đời của mọt cà phê
ở ngô được thống kê trong bảng sau:
IV. Đặc tính sinh học
Thủy phần
(%)
10 12 13 14 15
Thời gian
thực hiện
vòng đời
(ngày)
64 52 46 40 30
Từ bảng trên tha thấy rằng độ thủy phần càng cao thì thời
gian thực hiện vòng đời càng ngắn.
V. Biện pháp phòng trừ
1. Biện pháp vật lý

Sử dụng nhiệt (nóng, lạnh) bức xạ vi sóng và sóng cơ học là những
lựa chọn đầy hứa hẹn trong lĩnh vực bảo quản nông sản. Một số loại
đất trơ (đã mất hoạt tính) trên cơ sở diatomit được để sản xuất và đưa
vào sử dụng để bảo quản nông sản từ năm 1994. Trên thế giới biện
pháp này đã được dùng nhiều và rất hiệu quả trong việc phòng trừ
côn trùng hại ngô, gạo. Tuy không độc hại đối với người, không để
lại dư lượng trong nông sản nhưng chi phí đầu tư mua sắm thiết bị
quá lớn. Vì vậy, ở Việt Nam biện pháp này chưa được áp dụng rộng
rãi.
V. Biện pháp phòng trừ
2. Biện pháp sinh học


- Bẫy bả: dùng các hợp chất dẫn dụ côn trùng để kiểm tra, phát hiện
sự chớm lây nhiễm côn trùng. Xác định đúng thời điểm lây nhiễm để
có các biện pháp kiểm soát côn trùng hại hữu hiệu bằng cách làm lây
nhiễm sinh vật hại bằng mầm bệnh. Bẫy bằng chất dẫn dụ kết hợp
cùng với một số loại vi rút và nấm cũng được nghiên cứu áp dụng.

- Các chất điều hoà sinh trưởng và phát triển cho côn trùng, các loại
thuốc trừ sâu có nguồn gốc tự nhiên đã được ứng dụng để kiểm soát
phòng trừ vi sinh vật hại kho trong bảo quản.

- Sử dụng các loại ký sinh thiên địch, các chế phẩm sinh học có khả
năng ức chế hoặc làm giảm mật độ côn trùng gây hại …, cho đến nay
việc một số chế phẩm sinh học để trừ sâu mọt hại kho còn nhiều hạn
chế do hiệu lực của chế phẩm chưa cao và thời gian tác dụng còn
chậm.
V. Biện pháp phòng trừ

- Sử dụng các loại thuốc có nguồn gốc tự nhiên: Từ lâu bà
con nông dân ta đã có kinh nghiệm sử dụng nhiều loại lá
cây như lá xoan, lá cơi, lá trúc đào, bụi thuốc lá, thuốc
lào… để trộn với hạt nông sản trước khi đưa vào bảo
quản.

Tác dụng của một số loại thực vật là gây ngán ăn, xua
đuổi hoặc ức chế sinh trưởng và phát triển của côn trùng,
chống sự xâm nhập của mọt, và một số vi sinh vật gây hại
trong quá trình bảo quản.
V. Biện pháp phòng trừ
3. Biện pháp hoá học


Dùng các loại thuốc bảo vệ thực vật để phòng trừ sinh vật hại kho trong quá trình bảo
quản. Biện pháp này có hiệu quả nhanh chóng với nhiều loại côn trùng, nhưng các loại
thuốc hoá học thường để lại dư lượng trong nông sản, chúng gây ô nhiễm môi trường
sinh thái, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. Đôi khi còn tiêu diệt cả những sinh vật có
lợi, thậm chí còn tạo ra tính kháng thuốc của côn trùng sau thời gian sử dụng. Biện
pháp hoá học chỉ có thể được sử dụng khi các biện pháp khác hiệu quả thấp hoặc không
có hiệu quả. Một số thuốc bảo vệ thực vật đang được phép sử dụng trong bảo quản
nông sản gồm: Dichlovos, Phorát, Pirimiphos-metyl, chế phẩm D10, Guchunging

Hiện nay nhôm phosphine cũng đang được sử dụng nhiều trong các kho tập trung thuộc
hệ thống kho quốc gia. Khi sử dụng phải tuyệt đối tuân thủ quy trình đảm bảo an toàn
cho người và gia súc xung quanh khu vực khử trùng, vì phosphine có tính độc cao có
thể gây chết người ở liều lượng rất nhỏ 800-1000 ml PH3 trong thời gian 5 phút.
V. Biện pháp phòng trừ
4. Biện pháp phòng trừ tổng hợp IPM sau thu hoạch ngô và nông sản

Để nâng cao hơn nữa chất lượng của công tác bảo quản ngô và nông sản sau
thu hoạch, người ta áp dụng biện pháp tổng hợp (IPM) phòng trừ côn trùng hại
kho . Dựa trên những cơ sở khoa học về công tác bảo quản nông sản theo
IPM, quy trình công nghệ bảo quản nông sản quy mô hộ nông hộ gồm các
biện pháp sau:

- Tăng cường công tác sơ chế tuyển chọn để đảm bảo nông sản đạt chất lượng
cao trước khi đưa vào bảo quản.

- Sử dụng các phương tiện chứa, kho bảo quản phù hợp.
- Tăng cường vệ sinh kho, phương tiện bảo quản, hạn chế ảnh hưởng xấu của
môi trường.

×