Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

Xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ của Việt Nam sang Nhật Bản. Thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (596.97 KB, 40 trang )

Đề cương:
Tên: Nguyễn Thị Hằng
Mã sv: CQ500830
Lớp : quảng trị kinh doanh thương mại 50A
Giáo viên hướng dẫn: th.s Đinh Lê Hải Hà
Tên đề tài: Xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ của Việt Nam sang Nhật Bản.
Thực trạng và giải pháp
Lời mở đầu
1. Ý nghĩa và tính cấp thiết của đề
tài.
Với kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh trong những năm gần đây, đồ gỗ đã khẳng định vị trí
tương đối vững chắc trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của nước ta và được xếp vào một trong
những mặt hàng xuất khẩu chủ lực giai đoạn 2006 – 2010. Việt Nam vượt Indonesia và Thái
Lan trở thành một trong hai nước xuất khẩu đồ gỗ đứng đầu Đông Nam Á.
- Nhật Bản là trong những thị trường nhập khẩu lớn các sản phẩm gỗ của nước ta nhưng tổng
kim ngạch xuất khẩu thì vẫn chưa cao và chưa xứng với tiềm năng trong nước. Bên cạnh đó,
việc đẩy mạnh xuất khẩu sản
phẩm
gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản còn gặp
nhiều khó khăn về thiếu hụt nguyên liệu cho sản xuất,
thiếu
vốn, năng lực chế biến của
doanh nghiệp còn yếu… cộng với thách thức về cạnh tranh rất gây gắt trong
việc
giành thị
trường với các doanh nghiệp cùng ngành của Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan….
Do đó, việc đưa ra những chiến lược và giải pháp để khắc phục
khó
khăn, hướng tới việc
đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản trong lúc này



mang tính cấp bách và rất thiết thực. Vì vậy em đã chọn đề tài “Xuất khẩu gỗ và các sản
phẩm từ gỗ của Việt Nam sang Nhật Bản. Thực trạng và giải pháp” nhằm giúp cho các
doanh nghiệp sản xuất và
xuất
khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam có được cái nhìn tổng quát về
ngành gỗ và các sản phẩm từ gỗ xuất khẩu Việt Nam sang thị trường Nhật Bản. Từ đó
nghiên cứu các giải pháp vào điều kiện
thực

tiễn để
giải quyết khó khăn, tiến tới đẩy mạnh
xuất khẩu và
chiếm

lĩnh
thị trường đồ gỗ Nhật
Bản.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề
tài:
- Nghiên cứu tổng quát về thực trạng xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ
của Việt Nam nói chung ,thực trạng xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị
trường
Nhật Bản trong thời gian qua. Rút ra được những giải pháp đẩy mạnh xuất
khẩu sản phẩm gỗ sang
thị

trường
Nhật
Bản.

- Nghiên cứu kinh nghiệm xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Nhật Bản của
các doanh
nghiệp
Trung Quốc,từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm áp dụng vào
điều
kiện thực tiễn cho các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam khi
xuất sản phẩm đồ gỗ vào
Nhật

Bản.
3. Phương pháp nghiên
cứu:
Thu thập số liệu sơ cấp, thứ
cấp,
tham khảo tài liệu tại các trang web, lấy số liệu
từ các Niên giám Thống kê, các tạp chí chuyên ngành đồ gỗ, sách,
báo

4. Đối tượng và phạm vi của đề
tài
- Đối tượng nghiên cứu: Gỗ và các sản phẩm gỗ xuất khẩu Việt Nam trên thị
trường
Nhật
Bản.
- Phạm vi thời gian: Đề tài được được nghiên cứu dựa trên tình hình xuất
nhập
khẩu của các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang
thị
trường Nhật Bản từ năm 2001 đến
nay.

Chương 1 : Tổng quan về xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ của Việt Nam
sang thị trường Nhật Bản
1.1. Khái quát chung về gỗ và các sản phẩm từ gỗ xuất khẩu của Việt Nam
1.1.1.Khái quát chung về gỗ:
Gỗ là một dạng tồn tại vật chất có cấu tạo chủ yếu từ các thành phần cơ bản như: xenluloza (40-
50%) hemixenluloza (15-25%) lignin (15-30%) và một số chất khác. Nó được khai thác chủ
yếu từ các loài cây thân gỗ.
Công dụng của gỗ
• Sơ bộ thống kê hiện nay trên thế giới có khoảng trên 100 ngành dùng gỗ làm nguyên
vật liệu với trên 22.000 công việc khác nhau và sản xuất ra hơn 20.000 loại sản phẩm.
• Gỗ là nguyên vật liệu được con người sử dụng lâu đời và rộng rãi là một trong những
vật tư chủ yếu của nền kinh tế quốc dân.
• Trong các văn kiện chính thức từ trước tới nay chính phủ Việt Nam vẫn xếp gỗ đứng
hàng thứ ba sau điện và than.
• Gỗ được sử dụng rất rộng rãi trong công nghiệp nông nghiệp giao thông vận tải kiến
trúc xây dựng khai khoáng.
• Ngoài ra gỗ còn được dùng làm văn phòng phẩm nhạc cụ dụng cụ thể dục thể thao
đóng toa tầu thùng xe thuyền phà cầu cống bàn ghế và dụng cụ học sinh đồ dùng
trong gia đình công sở và chuyên dùng như bệnh viện thư viện
1.1.2 Khái quát về ngành công nghiệp gỗ Việt Nam
1.1.2.1 Quy mô năng lực sản xuất
Các doanh nghiệp sản xuất và chế biến gỗ ở Việt Nam bao gồm các công ty nhà nước (374
doanh nghiệp) , các công ty trách nhiệm hữu. Đa số các công ty sản xuất và chế biến các sản
phẩm gỗ tập trung chủ yếu các tỉnh miền Nam (TP.Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng
Nai…), các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên( Bình Định, Gia Lai, Đắc Lắc…) một số công
ty, thường là các công ty sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ mỹ nghệ, tập trung ở các tỉnh phía Bắc
và khu đồng bằng sông Hồng như Hà Nội, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc…
Quy mô của các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ xuất khẩu là các xí nghiệp vừa và nhỏ, sản
xuất kết hợp thủ công và cơ khí. Các doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng đồ gỗ công nghiệp
thường có sự đầu tư mới về các trang thiết bị và công nghệ tiên tiến phục vụ sản xuất, trong

khi đó đại bộ phận các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ có hệ thống các thiết bị khá lạc
hậu không đáp ứng được yêu cầu của các đơn hàng lớn hay các thị trường yêu cầu chất
lượng cao.
Ngành chế biến gỗ Việt Nam đang phát triển với tốc độ rất nhanh trong những năm gần
đây, vươn lên là một trong 7 mặt hàng đem lại kim ngạch xuất khẩu hàng gỗc chế biến lớn
nhất ở khu vực Đông Nam Á. Hiện cả nước có khoảng 2000 doanh nghiệp chế biến gỗ với
năng lực chế biến 2.2-2.5 triệu met khối gỗ tròn mỗi năm, trong đó có 450 công ty chuyên
sản xuất khẩu
1.1.2.2 Thị trường
Thị trường xuất khẩu của đồ gỗ Việt Nam đã có nhiều biến chuyển mạnh mẽ trong những
năm gần đây, từ chỗ tập trung vào các thị trường trung chuyển như Đài Loan, Hàn Quốc,
Singapore…để tái xuất khẩu sang một nước thứ ba, đến nay đã xuất khẩu trực tiếp sang các
thị trường của người tiêu dùng. Hiện tại các sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam đã có mặt ở 120
quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, với các chủng loại sản phẩm đa dạng, từ hàng trang
trí nội thất trong nhà, ngoài trời … đến các mặt hàng dăm gỗ. Kim ngạch xuất khẩu gỗ liên
tục tăng .
Trong những năm tới việc duy trì đà phát triển các thị trường truyền thống (cả thị trường
trung chuyển lẫn thị trường người tiêu dùng trực tiếp) để thông qua đó uy tín và chất lượng
của sản phẩm gỗ xuất khẩu Việt Nam tiếp cận nhanh hơn tới người tiêu dùng ngành gỗ Việt
Nam sẽ tập trung phát triển một số thị trường mục tiêu, có nền kinh tế ổn định, thương mại
hoà thiện, hệ thống phân phối rộng khắp và năng động như :EU, Mỹ, Nhật Bản, Liên Bang
Nga .
1.1.2.3 Các sản phẩm xuất khẩu
Sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam từ chỗ chỉ là sản phẩm gỗ thô (gỗ tròn, gỗ xẻ) đã
phát triển lên một trình độ gia công cao hơn, áp dụng công nghệ tẩm ,sấy, trang trí bề mặt…
xuất khẩu các sản phẩm hoàn chỉnh, sản phẩm có giá trị gia tăng về công nghệ và lao động.
Có thể chia các sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam thành 4 nhóm chính:
Nhóm một, nhóm sản phẩm đồ mộc ngoài trời bao gồm các loại bàn ghế vườn, ghế băng,
ghế xích đu…làm hoàn toàn từ gỗ hoặc kết hợp các vật liệu khác như sắc, nhôm, nhựa…
Nhóm thứ hai, nhóm sản phẩm đồ mộc trong nhà bao gồm các loại bàn, ghế, tủ, giường,

giá kê sách, đồ chơi, ván sàn…làm hoàn toàn từ gỗ hay kết hợp với các vật liệu khác như da,
vải…
Nhóm thứ ba, nhóm đồ mỹ nghệ chủ yếu từ gỗ rừng tự nhiên gồm bàn, ghế, tủ…áp dụng
các công nghệ chạm, khắc, khảm…
Nhóm thứ tư, sản phẩm dăm gỗ, sản xuất từ gỗ rừng trồng mọc nhanh như gỗ keo gỗ, bạch
đàn…
1.1.2.4 Gỗ mỹ nghệ Việt Nam
Bên cạnh sự phát triển của ngành công nghiệp gỗ chế biến, nghề gỗ mỹ nghệ Việt Nam cũng
đang có sự phát triển mạnh mẽ cả về lượng và chất. Cả nước có 342 làng gỗ mỹ nghệ, trong
đó có rất nhiều làng nghề lớn như Văn Hà (Vĩnh Phúc), Đồng Kỵ (Bắc Ninh), Đông Giao
(Hải Dương), Đồng Minh (Hải Phòng), La Xuyên (Nam Định) Kim Bồng (Quảng Nam)…
Các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp kinh doanh hàng gỗ mỹ nghệ có xu thế tập trung về
những thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh hay ngay tại các làng nghề. Các
sản phẩ gỗ mỹ nghệ của Việt Nam không chỉ có chất lượng mà còn vô cùng phong phú về
mẫu mã phục vụ cho mọi nhu cầu của cuộc sống, từ đồ trang trí nội thất như bàn, ghế, tủ,
đèn… đến các loại tượng, đồ trang sức, đồ dùng nhà bếp…, đã được đưa đến hơn 100 quốc
gia trên thế giới, trong đó phải kể đến các thị trường lớn như Nhật, Mỹ, Đài Loan, Hồng
Kông, các nước Châu Âu đem lại kim ngạch xuất khẩu hàng năm trên 30 triệu USD.
1.1.2.5. Nguyên liệu gỗ
Nguồn nguyên liệu cho sản phẩm gỗ xuất khẩu từ chỗ dựa vào rừng tự nhiên là chính đã
chuyển sang nguồn gỗ nhập khẩu và gỗ rừng trồng. Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, diện tích rừng tự nhiên hiện có của Việt Nam là 9.44 triệu ha, trữ lượng
720.9 triệu m3 gỗ
Để bù đắp sự thiếu hụt về nguyên liệu gỗ rừng tự nhiên, hàng năm Viêt Nam phải nhập khẩu
khoảng 250.000 đến 300.000 m3 gỗ từ các nước lân cận và tăng cường sử dụng gỗ rừng
trồng để sản xuất hàng xuất khẩu. Nguồn gỗ nhập khẩu từ các nước Đông Nam Á như
Campuchia, Lào, Indonesia, Malaysia thường không ổn định do chính sách lâm sản của các
quốc gia này luôn thay đổi, trong khi nguồn nhập khẩu từ các quốc gia khác như New
Zealand, Australia, Thụy Điển, Đan Mạch, Phàn Lan, Canada, Mỹ, Châu Phi lại cách xa về
địa lý nên giá thành nguyên liệu bị đội lên rất cao, giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm

Việt Nam.
Nhằm chủ động chuẩn bị nguồn gỗ, bên cạnh việc trồng rừng, Việt Nam cũng đang tích cực
phát triển các nhà máy sản xuất ván nhân tạo, đóng một vai trò quan trọng cho ngành chế
biến gỗ xuất khẩu: Nhà máy ván sợi MDF Gia Lai công suất 54.000m3 sản phẩm/năm, MDF
Sơn La với công suất 15.000 m3 sản phẩm/năm, MDF Bình Thuận với công suất 10.000 m3
sản phẩm/năm, Nhà máy Ván dăm Thái Nguyên với 16.500m3 sản phẩm/năm, Thái Hòa
(Nghệ An) 15.000m3 và Hoành Bồ (Quảng Ninh) 3.000m3/năm.
Hiện nay, ở Việt Nam chưa có khu rừng nào có chứng chỉ rừng (FSC), trong khi đó nhu cầu
sử dụng các sản phẩm có chứng chỉ nguồn gốc xuất xứ ngày càng cao ở hầu hết các thị
trường lớn.
Bảng 1.1.2.5: Kim ngạch nhập khẩu gỗ của Viêt Nam từ các thị trường/khu vực
Nước khu vực Năm
2000
Năm
2001
Năm 2002 Năm
2003
Campuchia
Indonesia
Lào
Malaysia
Thái Lan
Singapore
Đài Loan
Niu-ze-land
Mỹ
Các nước khác
11.698
20.431
36.024

27.560
9.295
11.018
4.361
2.796
745
27.654
17.580
22.718
34.778
30.438
5.753
2.779
6.399
4.154
4.934
31.779
28.022
14.475
36.181
61.448
11.114
5.222
11.265
8.885
16.658
54.417
28.9000
17.3000
59.550



17.3000
Tổng cộng 151.582 161.312 149.687 250.000
Nguồn: Tổng cục thống kê
1.1.3. Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam và thị trường xuất khẩu.
Bảng 1.1.3.1 kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu cua
ngành.
Năm
Kim ngạch xuất
khẩu của cả
nước(tỷ USD)
Kim ngach xuất khẩu sản phẩm gỗ
Gía trị(tỷ USD) Tỷ trọng(%)
2003 20.179 0.567 2.81
2004 26.003 1.054 4.05
2005 32.230 1.457 4.52
2006 39.600 1.930 4.87
2007 48.380 2.400 4.96
2008 63.000 2.800 4.44
Tổng 229.392 10.208 21.65
- Với số liệu thống kê trên cho thấy được tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu khá cao. Năm
2004, với kết quả kim ngạch XK đạt 26 tỷ USD, xuất khẩu Việt Nam được đánh giá là có
mức tăng trưởng cao nhất trong vòng 8 năm qua. Đạt được kết quả như vậy trước hết là do
sản lượng xuất khẩu và giá trị hàng hoá XK đều được nâng lên.

Bảng 1.1.3.2:kim ngạch xuất khẩu sản phẩm trên các thị trường lớn.
Thị trường
Kim ngạch xuất khẩu (triệu USD)
2003 2004 2005 2006 2007 2008

EU 160.740
379.10
0
457.631 500.23 633.10 791.8
Mỹ 115.460
318.80
0
566.968
744.1
0
944.30 1045
Nhật Bản 137.910
180.00
0
240.873 286.80 300.60 365.9
Các nước
khác
153.090
176.10
0
191.528
398.8
7
522 597.3
1.2. Đặc điểm thị trường gỗ của Nhật Bản
1.2.1 Quy mô thị trường
Nhật Bản là một thị trường mở quy mô lớn với số dân 127,56 triệu người có mức sống khá
cao. Nhật Bản là đất nước luôn dẫn đầu thế giới về khoa học công nghệ, được biết đến như
một cường quốc kinh tế chỉ đứng sau Hoa kỳ và Trung quốc( tính theo sản phẩm quốc nội),
tổng thu nhập quốc nội (GDP) năm 2006 đạt 5,04 tỷ đôla,tốc độ tăng trưởng năm 2006 là

2,1%. Mặc dù có những giai đoạn nền kinh tế Nhật Bản rơi vào giai đoạn khó khăn nhưng
nền kinh tế Nhật vẫn đứng vững và khôi phục trở lại, gần đây nhất là chính sách hồi phục
kinh tế sau trận động đất mạnh hôm 11/3/1011. Những mặt hàng xuất khẩu của VN sang
Nhật Bản cũng có được cơ hội mới mở theo sự tăng mạnh theo tiến trình phục hồi kinh tế
và tái thiết nói chung ở Nhật Bản. Do đặc điểm về địa lý, Nhật Bản là một trong số những
nước rất hiếm về tài nguyên thiên nhiên, ngoại trừ nguồn hải sản, do đó hầu hết các sản
phẩm gia dụng, trang trí nội, ngoại thất đều phải nhập khẩu.
Xu hướng tiêu dùng và sính đồ ngoại của người Nhật Bản ngày càng gia tăng và sức tiêu
thụ của thị trường này rất lớn, vào khoảng 3.000 tỷ Yên, bao gồm cả hàng gia dụng, trong
đó đồ gỗ nhập khẩu chiếm 37% thị phần tại thị trường Nhật. Nhật Bản là thị trường tiêu thụ
sản phẩm gỗ lớn trên thế giới. Đặc biệt trong xã hội công nghiệp với mức độ rất cao như
hiện nay, người Nhật Bản ngày càng có nhu cầu sử dụng đồ vật bằng chất liệu gỗ thay thế
các vật liệu sắt, nhôm… Nhập khẩu các mặt hàng đồ gỗ nội thất có xu hướng tăng trưởng
khá nhanh ở Nhật còn do quá trình chuyển sản xuất các đồ gỗ giá rẻ sang các khu vực
Đông Nam Á là nơi có nhân công rẻ, nguồn nguyên liệu rồi dào, chi phí nhập khẩu thấp và
đặc biệt là nỗ lực của các nhà nhập khẩu Nhật Bản giảm chi phí trong khâu phân phối đã
cho phép giảm giá bán đồ gỗ nhập khẩu.
Nhập khẩu đồ gỗ nội thất của Nhật Bản
Đơn vị: Tấn, triệu yên
1999 2000 2001 2002
Lượng Giá trị Lượng Giá trị Lượng Giá trị Lượng Giá trị
383.486 134.862 506.532 161.680 586.071 186.574 626.435 185.720
Nguồn: Hải quan Nhật Bản
1.2.2. Đặc điểm người tiêu dùng và nguyên tắc khi thâm nhập thị trường Nhật Bản
1. Một số đặc điểm về nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng Nhật Bản
Bàn và ghế gỗ bắt đầu được sử dụng trong các gi đình Nhật Bản từ những năm 1955-1960.
Theo báo cáo của cục Kế hoạch Kinh tế Nhật Bản về xu hướng tiêu thụ đồ gỗ trong gia đình,
năm 1961 gàn ghế được sử dụng trong 6,2% gia đình Nhật, trong khi bàn ghế phòng khách
được sử dụng là 12% gia đình Nhật; năm 1992, 69,7% gia đình Nhật có bàn ghế ăn; năm 1995,
36,6% gia đình Nhật có bàn ghế trong phòng khách. Tỷ lệ này không thay đổi trong những năm

gần đây.
Đặc điểm của người tiêu dùng Nhật Bản là tính đồng nhất, 90% người tiêu dùng cho rằng họ
thuộc về tầng lớp trung lưu. Người Nhật thường có những đặc điểm chung sau:
Đòi hỏi cao về chất lượng: xét về mặt chất lượng, người tiêu dùng Nhật Bản có yêu cầu khắt
khe nhất. Sống trong môi trưòng có mức sống cao nên người tiêu dùng Nhật Bản đã đặt ra
những tiêu chuẩn đặc biệt chính xác về chất lượng, độ bền, độ tin cậy và sự tiện dụng của sản
phẩm. Họ sẵn sàng trả giá cao hơn một chút cho những sản phẩm có chất lượng tốt. Yêu cầu
này còn bao gồm các dịch vụ hậu mãi như sự phân phối kịp thời của nhà sản xuất khi một sản
phẩm bị trục trặc, khả năng và thời gian sửa chữa các sản phẩm đó. Những lỗi nhỏ do sơ ý trong
khi vận chuyển, hay khâu hoàn thiện sản phẩm ví dụ như những vết xước nhỏ, mẫu chỉ cắt còn
sót lại trên mặt sản phẩm, bao bì xô lệch… cũng có thể dấn đến tác hại lớn là làm lô hàng khó
bán, ảnh hưởng đến kế hoạch xuất khẩu lâu dài. Bởi vậy cần có sự quan đúng mức tới khâu
hoàn thiện, vệ sinh sản phẩm, bao gói và vận chuyển hàng.
Nhạy cảm với giá cả tiêu dùng hàng ngày: Người tiêu dùng Nhật Bản không chỉ yêu cầu
hàng chất lượng cao, bao bì đảm bảo, dịch vụ bán hàng và dịch vụ sau bán hàng tốt mà còn
muốn mua hàng với giá cả hợp lý. Khi có sự tăng giá của mọt sản phẩm đã tồn tại trên thị
trường, cần phải dó những lời giải thích đầy đủ, nếu không sẽ gây ra những sự hoài nghi dẫn
đến giảm sức mua của người tiêu dùng.
Thị hiếu về màu sắc: có thời, người Nhất thích sắm những đồ đạc trong nhà gióng như đồ của
các thành viên khác trong gia đình, trường học, câu lạc bộ hay nơi làm việc. Nhưng gần đây
mọi thứ trở nên đa dạng hơn, xu hướng bây giờ là mua các hàng hóa khác nhau nhưng có cùng
công dụng. Thị hiếu về màu sác phụ thuộc rất nhiều vào lứa tuổi, giới thanh niên Nhật Bản
ngày càng thiên về xu hướng căn cứ vào chất lượng và giá cả đẻ mua hàng còn ở các gia đình
truyền thống, người ta thích mầu nâu đất của nệm rơm và sàn nhà. Thị hiếu về màu sắc cũng có
sự thay đổi theo mùa. Nhật Bản có 4 mùa rõ rệt xuân, hạ, thu , đông, mùa hè nóng và ẩm ướt,
mùa đông lạnh và khô. Đặc điểm khí hậu ảnh hưởng đến khuynh hướng tiêu dùng và việc bao
gói sản phẩm cũng phải đảm bảo bảo vệ được sản phẩm trong những điều kiện thời tiết khắc
nghiệt nhất.
Người tiêu dùng Nhật Bản ưa chuộng sự đa dạng của sản phẩm: hàng hóa có mẫu mã đa
dạng phong phú thu hút được người tiêu dùng Nhật Bản. Bởi vậy nhãn hiệu hàng có kèm theo

những thông tin hướng dẫn tiêu dùng là rất quan trọng để đưa hàng của bạn tới người tiêu dùng.
Tuy vậy, người Nhật lại thường chỉ mua sản phẩm với số lượng ít vì không gian chỗ ở của họ
tương đối nhỏ và còn để tiện thay đổi cho phù hợp mẫu mã mới. Thường người Nhật giờ đây có
sở thích rất đa dạng. Họ thích các kiểu đồ gỗ mở tức là người sử dụng có thể tùy chọn bọc da
hay bọc vải, có nêm hay không có nệm, kích cỡ có thể thay đổi to hay nhỏ… để phù hợp với sở
thích cá nhân của mình. Vì vậy các lô hàng nhập khẩu hiện nay quy mô có xu hướng nhỏ hơn
nhưng chủng loại lại phải phong phú hơn.
Xu hướng về nhu cầu: Các doanh nghiệp cần lưu ý tới yếu tố ảnh hưởng tới thị trường đồ gỗ
nhập khẩu Nhật Bản để có chiến lược phát triển phù hợp. Đó là:
1. Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế làm cắt giảm cả chi phí trong xây dựng của cả
khu vực nhà nước và tư nhân dẫn đến xu hướng giảm xây dựng.
2. Tỷ lệ sinh giảm,dân số già hóa.
3. Nhu cầu đồ gõ dùng cho đám cưới giảm do xu hướng sống độc thân tăng và độ tuổi kết
hôn muộn.
4. Khuynh hướng tiêu dùng sản phẩm cao cấp giảm, giá sản phẩm cao cấp giảm đặc biệt là
giá các sản phẩm dùng trong gia đình. Khuynh hướng tiêu thụ sản phẩm chất lượng vừa,
giá rẻ tăng.
5. Thị hiếu đối với các mẫu mã theo phong cách Châu âu tăng.
Sinh thái: Gần đây, mối quan tâm đến các vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng cao đã nâng
cao ý thức sinh thái bảo vệ moi trường của người tiêu dùng. Các sản phẩm đồ gỗ tái sinh cũng
như đồ gỗ có nguồn gốc xuất xứ đang chiếm được thị phần lớn tại Nhật. Nên cung cấp thông tin
về các chất liệu hóa chất xử lý gỗ để tăng độ tin cậy an tâm của khách hàng khi giao dịch.
1.2.3.Đặc điểm hoạt động thị trường gỗ ở Nhật Bản
1.2.3.1.Đặc điểm sản xuất gỗ và các sản phẩm gỗ tại Nhật Bản
Với diện tích rừng khoảng 70%, Nhật Bản là một trong các nước rừng của thế giới lớn nhất,
một đất nước có tự nhiên phong phú, nhiều loại cây cối như như anh đào, hạt dẻ, phong, quả óc
chó, cây sồi và cây lá kim như cây bách Nhật Bản, tuyết tùng, và gỗ thông.
Trong khi đóNhật Bản chỉ có khoảng 20% trong tỷ lệ tự cung tự cấp của gỗ và rừng nhiều hơn
và nhiều hơn nữa đang bị bỏ lại bị bỏ rơi bị tàn phá.Tỷ lệ tự cung tự cấp của Nhật Bản cung
cấp gỗ (gỗ công nghiệp) và các sản phẩm gỗ nội thất là 18,5% vào năm 2003. Giá trị này tăng

0,3% so với năm trước, giảm 1,4% của nhập khẩu và tăng 0,5% của sản xuất trong nước. Sản
xuất gỗ trong nước tăng lần đầu tiên trong 15 năm.
Ngành công nghiệp sản phẩm gỗ của Nhật Bản đang nỗ lực để thúc đẩy xuất khẩu của Nhật
Bản Sugi và hinoki Trung Quốc và Hàn Quốc. Những nỗ lực này bao gồm một cuộc khảo sát
của các thị trường gỗ địa phương và các hoạt động quảng cáo của gỗ Nhật Bản và các sản phẩm
gỗ.
Figure III-1. Trend of Supply/Demand and Self-Sufficiency Rate of Wood in Japan
Tỷ lệ tự cung cấp gỗ tại Nhật Bản ( nguồn /www.rinya.maff.go.jp)
Hệ thống phân phối.
Hiện có khoảng trên 6.290 cửa hàng chuyên bán đồ gỗ ở Nhật, trong đó khoảng 6.000 cửa hàng
là cửa hàng dạng vừa và nhỏ, với diện tích bán hàng nhỏ hơn 1.500m2, 920 cửa hàng còn lại là
các sản phẩm đồ gỗ cao cấp cần quan tâm.
1.2.3.2. Nguồn nhập khẩu đồ gỗ của Nhật Bản
Đồ gỗ nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản chủ yếu bao gồm đồ gỗ cao cấp nhập từ Châu Âu
(Italia, Đức, Áo, Đan Mạch), Mỹ và một khối lượng từ các nước ASEAN. Đồ nội thát của Mỹ
và Châu Âu (đặc biệt là Italia và Đức) thu hút người tiêu dùng Nhật Bản do kiểu cách đẹp, chất
lượng tốt và uy tín nhãn hiệu Về cơ cấu mặt hàng nhập khẩu, mặt hàng ghế gỗ chiếm 28,6%
tổng giá trị đồ gỗ nhập khẩu. Nhiều sản phẩm nhập từ Châu Á là sản phẩm sản xuất dưới dạng
OEM từ các cơ sở của Nhật đóng gói tại nước ngoài. Các sản phẩm này thay đổi ít nhiều về
thiết kế so với các sản phẩm sản xuất tại Nhật.
Trong những năm gần đây hàng đồ gỗ xuất xứ Trung Quốc và Mỹ tăng đáng kể ở Nhật Bản.
Đài Loan chuyển từ việc xuất khẩu đồ mây tre sang Nhật bằng các hàng nội thất đắt tiền có chất
lượng cao do nguồn mây tre trong nước giảm. Thái Lan chủ yếu cung cấp hàng đồ gỗ cao su.
Các nước ASEAN đã có tiến bộ rất nhiều về chất lượng và kiểu dáng, tuy nhiên các sản phẩm
của các nước ASEAN trước khi nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản vẫn phải trải qua các cuộc
kiểm tra khắt khe.
Trong số các nước Châu Á xuất khẩu đồ gỗ sang Nhật, Trung Quốc chiếm 28,7%, Thái Lan
20,3%, Malaysia 13,8% và Indonesia 11,8%.
1.2.4. Các quy định pháp luật khi kinh doanh đồ gỗ
Một số sản phẩm đồ gỗ muốn được kinh doanh trên thị trường Nhật Bản phải đáp ứng được yêu

cầu của “Luật về nhãn hiệu chất lượng hàng hóa” và “Luật an toàn sản phẩm”.
Mã số HS Hàng hóa Các quy định liên quan
9403
9403
9403
9403
9403
9403
9403
9403
Bàn và ghế
Ghế, Sofa
tủ
Giường hai tầng
Tủ bếp
Tủ trẻ em
Cũi trẻ em
Ghế trẻ em
Luật về nhãn hiệu chất lượng hàng hóa
Luạt vè nhãn hiệu chất lượng hàng hóa
Luạt về nhãn hiệu chất lượng hàng hóa
Luật an toàn sản phẩm
Luật an toàn sản phẩm
Luật an toàn sản phẩm
Luật an toàn sản phẩm
Luật an toàn sản phẩm
Luật về nhãn hiệu chất lượng hàng hóa yêu cầu nhà nhập khẩu phải đảm bảo nhãn hiệu của sản
phẩm (như bàn, ghế, chạn, bát…) phải có đầy đủ các thông tin cho người tiêu dùng. Chẳng hạn
mẫu nhãn hiẹu hàng hóa cho mặt hàng ghế tựa như sau:
Kích thước

Hình dáng bên ngoài Rộng x sâu x cao
Chiều cao của ghế
Bộ phận kết cấu
Xử lý bề mặt
Vật liệu bề măt
Vật liệu đệm
Chú ý khi sử dụng
Tên của nhà cung cấp nhãn hiệu
1. Luật an toàn sản phẩm: Một số sản phẩm tiêu dùng mà kết cấu, vật liệu hoặc cách sử
dụng đặt ra vấn đề an toàn đặc biệt được coi là “sản phẩm đặc biệt” có quy định tiêu
chuẩn cho từng sản phẩm đặc biệt.
Luật quy định giường cho trẻ em là sản phẩm đặc biệt loại 1. Giường phải đảm bảo các
tiêu chuẩn này và phải có nhãn hiệu S đồng thời sẽ được tiến hành kiểm tra xác nhận bởi
các cơ quan chuyên trách của chính phủ dựa trên các tiêu chí chất lượng do luật đã đề
ra. Nhà sản xuất đã đăng ký có trách nhiệm tuân thủ các quy định về an toàn theo luật
định, yêu cầu các cơ quan nhà nước kiểm tra, giữ kết quả kiêể tra và chịu trách nhiệm
bồi thường cho người tiêu dùng nếu hàng háo bị hư hỏng.
Từ 1/7/2003, các quy định mới về việc thải các chất hóa học dễ bay hơi, về tiêu chuẩn
nhà của Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng và Giao thông được ban hành và có hiệu lực tác động
mạnh tới đò gỗ nhập khẩu. Đồ gỗ nhập khẩu bắt buộc phải được kiểm tra formaldehyde
theo luật JAS (quy định về sản phẩm gỗ), luật JIS (quy định về chất liệu công nghiệp)
và luật BSL (đối vớ các sản phẩm không thuộc phạm vi điều chỉnh của luật JAS và luật
JIS).
Chính sách thuế quan
Đối với đồ gỗ xuất sang Nhật Bản, hàng hóa của Việt Nam không gặp nhiều rào cản
trong việc đáp ứng các tiêu chuẩn qua khắt khe của Nhật Bản như những mặt hàng khác
do Nhật Bản khuyến khích nhập khẩu đồ gỗ nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ lớn trong
nước. Thuế suất nhập khẩu đối với hầu hết các mặt hàng đồ gỗ đều bằng 0%.
1.3. Một số kinh nghiệm xuất khẩu gỗ từ các nước khác và bài học cho Việt Nam
1.3.1. Kinh nghiệm Trung quốc:

Ngành công nghiệp đồ gỗ của Trung quốc đang phát triển cực kì nhanh chóng.Năm
1978 giá trụ xuất khẩu chỉ có 157 triệu USD thì đến năm 2000 nó đạt tới 12 tỷ. Trung
quốc xuất khẩu chủ yếu sang các nước như Mỹ. Nhật Bản và ccs nước Châu Á khác. Xu
hướng xuất khẩu tăng mạnh do một sự tăng trương vượt bậc về sản xuất gỗ nội thất. Các
nhà sản xuất Trung quốc đã rất thành công khi thâm nhập được vào một thị trường có
giá trị cao như Nhật Bản. Trung Quốc có rất nhiều các cơ sở sản xuất gỗ với công nghệ
hiện đại, các mặt hàng nội thất đồ gỗ của trung Quốc rất da chủng loại và đạt được tiêu
chuẩn của các nước Nhập khẩu. đồ gỗ Trung quốc .Quy mô sản xuất các sản phẩm gỗ là
rất lớn. Các sản phẩm gỗ của Trung Quốc được hận chế tiêu thụ trung gian .Trung Quốc
rất tích cực trong việc tham gia các hội chợ triển nãm quốc tế cũng như quảng bá sản
phẩm. Ngoài ra Trung Quốc thành công ở thị trường khó tính như Nhật Bản là do đạt
tiêu chuẩn về các mặt hàng, sử dụng các chuyên gia tư vấn của Nhât và các sản phẩm
ngày càng đa dạng, cải tiến.
1.3.2.Bài học cho Việt Nam
Đầu tư đổi mới công nghệ, tiếp cận với công nghệ mới để tạo ra các sản phẩm có
chất lượng cao, sản phẩm mang nét đặc thù riêng, mẫu mã đẹp, giá thành hạ mới có
tính cạnh tranh cao với sản phẩm cùng loại các nước, phù hợp thị hiếu người tiêu
dung.Đối với thị trường đồ gỗ Nhật Bản- nổi tiếng là khó tính, luôn đòi hỏi chất
lượng cao thì cách tốt nhất là sử dụng công nghệ, máy móc sản xuất của chính Nhật
Bản làm ra.
Ngoài sản phẩm làm từ chất liệu gỗ thuần tuý, sản phẩm gỗ xuất khẩu cũng
cần phải có sự kết hợp với các vật liệu khác như: Đay, cối, vải… dồi dào trong
nước, tạo điều kiện để tận dụng, phát triển các ngành phụ trợ có liên quan. Đồng
thời sản phẩm cũng nên kết hợp với các vật liệu bằng kim loại: Như môm, inox…,
sẽ làm nên các sản phẩm vừa có chất lượng vừa có giá bán và lợi nhuận cao.
Các doanh nghiệp cần có chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu
riêng cho sản phẩm mỗi doanh nghiệp để nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa
trên trường quốc tế, xây dựng các kênh phân phối sản phẩm trực tiếp, hạn chế xuất
khẩu, phân phối sản phẩm qua các nhà phân phối trung gian nước ngoài.
Có sự gắn kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, giữa doanh

nghiệp với các Tổ chức, Hiệp hội trong nước, liên kết với các Hiệp hội ngành gỗ của
chính Nhật Bản. Đồng thời phải tích cực tham gia các kỳ hội chợ về sản phẩm gỗ,
triển lãm hàng năm tại nước nhà và tại Nhật Bản, thường xuyên tổ chức các đoàn
doanh nghiệp đi khảo sát thị trường đồ gỗ Nhật Bản để từ đó sản xuất ra sản phẩm
đáp ứng đúng gu tiêu dùng của người Nhật.
Chương 2 : Thực trạng về xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ của Việt Nam
sang thị trường Nhật Bản
2.1. Kim ngạch xuất khẩu và các mặt hàng chính
2.1.1 Kim ngạch xuất khẩu
Nhật Bản là một thị trường đầy tiềm năng cho các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các
doanh nghiệp xuất khẩu về hàng thủ công mỹ nghệ và đồ gỗ gia dụng.
Theo tin từ Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản, năm 2003, đồ gỗ nội thất xuất khẩu của Việt
Nam chỉ chiếm khoảng 6,69% thị phần trong tổng giá trị nhập khẩu đồ gỗ của Nhật Bản (chủ
yếu nhập khẩu gỗ từ Trung Quốc chiếm 38,8%; Đài Loan 10,6%, Thái Lan 9%). Tuy nhiên, thị
phần xuất khẩu của Việt Nam có xu hướng tăng đều trong những năm gần đây: tăng 4,62% năm
1999; 4,63% năm 2000; 5,79% năm 2001; 5,77% năm 2002; 6,69% năm 2003. Theo thống kê
của Bộ Tài chính Nhật Bản, riêng 11 tháng năm 2004, thị phần xuất khẩu đồ gỗ nội thất của
Việt Nam đã chiếm 7,2% thị phần gỗ nhập khẩu của Nhật Bản,
Kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ mã HS 9403 của Việt Nam sang Nhật Bản
Đơn vị: 1000 Yên
Năm KNXK của VN sang Nhật KNXK của Nhật Thị phần (%)
1999
2000
2001
2002
2003
7.596.699
9.355.093
13.111.825
13.111.825

15.139.691
164.425.965
199.376.617
226.500.086
227.090.371
226.062.289
4,62
4,63
5,79
5,77
6,69
11 tháng 2004 15.118.859 208.857.751 7,23
Nguồn: Bộ tài chính Nhật Bản
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan 8 tháng năm 2009, kim ngạch xuất khẩu
sản phẩm gỗ của Việt Nam đạt 1,55 tỷ USD, giảm 14,8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong tháng 8/2009, Nhật Bản đứng thứ 2, sau thị trường Mỹ trở thành nhà nhập khẩu sản
phẩm gỗ chủ yếu của Việt Nam với kim ngạch 27,5 triệu USD, giảm 7,5% so với tháng 7 và
giảm 8,9% so với tháng 8/2008.
Theo thông tin Thương mại Việt Nam, như vậy, sau khi liên tục tăng trong tháng 6 và tháng 7,
thì sang tháng 8, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản lại
giảm sút. Tuy nhiên, sự giảm sút này là do xuất khẩu mặt hàng dăm gỗ và đồ nội thất dùng
trong phòng ngủ vào thị trường Nhật giảm mạnh, còn lại, xuất khẩu các mặt hàng khác đều
tăng.
Tính chung 8 tháng năm 2009, tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam vào thị
trường Nhật Bản đạt 232,7 triệu USD, giảm 3,2% so với cùng kỳ năm 2008.
2.1.2. Các sản phẩm chính
Các mặt hàng gỗ xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản rất đa dạng gồm: gỗ nhiên liệu dạng
khúc (mã HS 4401), gỗ cây (mã HS 4403), gỗ đã cưa hoặc xẻ theo chiều dọc (mã HS 4407),
tấm gỗ lạng làm lớp mặt (mã HS 4408), gỗ ván trang trí làm sàn (mã HS 4409), ván sợi bằng
gỗ (mã HS 4415), tượng gỗ và đồ trang trí bằng gỗ (mã HS 4420), ghế ngồi (mã HS 9401), đồ

nội thất khác và các bộ phận của chúng (mã HS 9403) . Trong số các mặt hàng xuất khẩu sang
Nhật Bản, mặt hàng đồ gỗ nội thất (mã HS 9403) chiếm tỷ trọng cnhiều nhất khoảng 56,1%
tổng kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ sang Nhật Bản với kim ngạch xuất khẩu đạt 15,1 tỷ yên
(khoảng 141 triệu USD - ước lượng tỷ giá 1 USD = 107 yên), tăng 10,8% so với cùng kỳ năm
2003 (đạt 13,6 tỷ yên).
Thống kê chi tiết mã HS các mặt hàng gỗ xuất khẩu chính của Việt Nam và Trung Quốc
sang Nhật Bản
Đơn vị: 1000 Yên
Chi tiết mã HS các mặt hàng
gỗ
Việt nam Trung Quốc
Kim ngạch Thị phần
(%)
Kim ngạch Thị
phần(%)
15.118.859 7,23 85.963.686 41,15
Trong đó
9403.30 Đồ gỗ dùng trong văn
phòng
5.432 0,37 372.988 25,3
9403.40 Đồ gỗ dùng trong nhà
bếp
951.386 13,5 1.116.983 15,9
9403.50 Đồ gỗ dùng trong phòng
ngủ
2.147.606 15,4 6.024.173 43,2
9403.60 Đồ gỗ dạng chi tiết rời 9.776.663 9,9 43.281.732 43,9
4420.10 Bàn thờ, tượng gỗ 214.293 5,29 43.281.732 69,9
4421 Đồ gỗ khác 556.014 0,9 34.621.746 54,9
Nguồn: Bộ tài chính Nhật Bản

Nhật Bản vẫn duy trì là nhà nhập khẩu sản phẩm gỗ lớn của Việt Nam. Trong cơ cấu
các mặt hàng sản phẩm gỗ của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản trong 11
tháng năm 2009, thì kim ngạch xuất khẩu đồ nội thất dùng trong phòng khách, phòng
ăn đạt cao nhất với 76,1 triệu USD, ước tính trong năm 2009, kim ngạch xuất khẩu các
mặt hàng này vào thị trường Nhật Bản đạt 82 triệu USD, tăng 18,8% so với năm 2008
và chiếm 24,3% tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ vào thị trường này trong năm.
Các mặt hàng đồ nội thất dùng trong phòng khách và phòng ăn của Việt Nam xuất khẩu
chính vào thị trường Nhật Bản trong năm 2009 là: tủ thờ, tủ búp phê, kệ TV, bàn ghế….
Mặt hàng dăm gỗ với kim ngạch trong 11 tháng năm 2009 đạt 69 triệu USD, ước tính cả
năm 2009, mặt hàng này xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản đạt 75 triệu USD, giảm
40% so với năm 2008, chiếm 21,9% tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt
Nam vào thị trường này trong năm 2009, trong khi tỷ lệ này của năm 2008 là 34,6%.
Mặt hàng dăm gỗ của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản trong năm 2009 chủ
yếu là mặt hàng dăm gỗ keo, dăm gỗ bạch đàn và dăm gỗ tràm dùng để sản xuất giấy.
Kim ngạch xuất khẩu đồ nội thất dùng trong phòng ngủ của Việt Nam xuất khẩu vào thị
trường Nhật Bản trong 11 tháng năm 2009 đạt 47 triệu USD, ước tính cả năm 2009 đạt
52 triệu USD, tăng 8,3% so với năm 2008. Các mặt hàng xuất khẩu chính là: giường và
các bộ phận của giường, tủ, tủ đựng quần áo, bàn ghế…
Tham khảo một số lô gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản trong
tháng 11/2009
Chủng loại ĐVT Số
lượng
Đơn giá
(USD)
Cảng, cửa khẩu PTTT
Ghế gỗ sồi
522x520x845
chiếc 20 64.06 Cảng Cát Lái (Hồ Chí
Minh)
CNF

Cánh cửa tủ gỗ
thông xẻ 417 x 288
x 20 mm
Cái 200 5.00 Cảng khô - ICD Thủ
Đức
FOB
Bàn bằng gỗ
thông(VAL-
DSK/MT)(1050 x
500 x 750 )mm
Cái 15 55.00 Cảng Cát Lái (Hồ Chí
Minh)
FOB
Ghế gỗ sồi ARM
chair có tay vịn
(51.451.92x76)cm
Chiếc 20 62.43 ICD Tây Nam (Cảng
Saigon KV IV)
FOB
Bàn (gỗ cao su)
1200x750x330mm
cái 250 23.80 Cảng Cát Lái (Hồ Chí
Minh)
CFR
Bàn (gỗ cao su)
900x600x380mm
Cái 200 16.21 Cảng Cát Lái (Hồ Chí
Minh)
CF
Năm 2009, mặc dù bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ khủng hoảng kinh tế toàn cầu nhưng

tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ của Việt Nam sang Nhật Bản 8 tháng đầu năm vẫn đạt 234
triệu USD, chỉ giảm 2,35% so với cùng kỳ 2008. Những dấu hiệu khả quan về sự phục
hồi của nền kinh tế cùng với sự ổn định trong nhu cầu nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ từ
Việt Nam của Nhật Bản trong thời gian qua là cơ sở để có thể tin rằng kim ngạch xuất
khẩu gồ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sang quốc gia này có thể bắt đầu sẽ có tăng
trưởng trong quý III và quý IV năm 2009, dự báo năm 2009 xuất khẩu gỗ và sản phẩm
gỗ sang Nhật Bản có thể sẽ đạt mức tăng trưởng 1,27% so với năm 2008. Và năm 2010,
nếu kinh tế Nhật Bản đạt mức tăng trưởng tốt thì hoàn toàn có thể kim ngạch xuất khẩu
gõo của Việt Nam sang Nhật Bản sẽ đạt mức tăng trưởng trên 10% so với năm 2009.
Thế mạnh sản phẩm xuất khẩu của ta sang thị trường này là các sản phẩm đồ
gỗ nội thất (HS 9403) như: Tủ Buffee, tủ thờ Nhật Bản, tủ bếp, tủ commot, bàn ghế
trong nhà và văn phòng, đồ gỗ mỹ nghệ.
Về chất lượng của sản phẩm gỗ Việt Nam xuất sang Nhật Bản đã được người
tiêu dùng Nhật Bản đánh giá cao về mặt chất lượng, đặc biệt là người tiêu dùng
đánh giá cao và thích thú đối với các sản phẩm có kết hợp nhiều nguyên liệu khác
nhau như: Kết hợp giữa nguyên liệu gỗ với nhôm, inox, mây…trên cùng một sản
phẩm
Về chủng loại sản phẩm xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Nhật của các doanh nghiệp
sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam cũng khá đa dạng, gồm nhiều chủng loại với nhiều
mẫu mã khác nhau.
2.1.3.Hình thức xuất khẩu sang Nhật Bản trong thời gian qua
Trước đây, các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ nước ta chỉ xuất
khẩu gián tiếp qua các nhà trung gian phân phối nước ngoài như: Đài Loan,
Singapore, Hàn Quốc… để tái xuất khẩu sang Nhật Bản và ít ai nghĩ rằng đồ gỗ Việt
Nam có thể chen chân vào các siêu thị lớn của Nhật thì nay, hầu hết các siêu thị lớn
ở Nhật đều có bán đồ gỗ chế biến tại Việt Nam. Việc có nhiều nhà nhập khẩu đồ gỗ
quốc tế tới tham dự hội chợ EXPO đồ gỗ hàng năm vào tháng 10 tại TPHCM trong
4 năm qua, để tìm hiểu và ký kết hợp đồng đã phần nào khẳng định vị thế của công
nghiệp chế biến đồ gỗ Việt Nam trên thị trường thế giới.
Theo kết quả khảo sát nêu ở phụ lục 11 ở 141 doanh nghiệp, kết quả có 85

doanh nghiệp (chiếm tỷ lệ 60.3 %) là xuất khẩu trực tiếp sang Nhật, 56 doanh
nghiệp (chiếm tỷ lệ 39.7 %) xuất khẩu sản phẩm sang Nhật bằng hình thức gián tiếp-
bán qua các trung gian nước ngoài như: Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore…Với tỷ lệ
kết quả này cho thấy việc xuất khẩu trực tiếp sang thị trường Nhật Bản chỉ mới đạt ở
mức trung bình khá, cần phải khuyến khích, hỗ trợ, phát triển thêm trong thời gian tới
và cần hạn chế đến mức tối thiểu việc xuất khẩu bằng hình thức gian tiếp thông qua
các trung gian phân phối nước ngoài
2.1.4.Thực trạng về Logistic cho xuất nhập khẩu đồ gỗ sang Nhật trong thời
gian qua.
Logistics được hiểu là các dịch vụ hậu cần cho xuất nhập khẩu, từ khâu nhập
khẩu nguyên liệu, vận chuyển, dịch vụ thanh toán hàng xuất khẩu qua ngân hàng, hệ
thống kho bãi, dịch vụ khai thuê hải quan và các dịch vụ khác có liên quan đến việc
xuất nhập khẩu. Theo ông Nguyễn Tôn Quyền, Phó chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm
sản Việt Nam, thừa nhận Logistics là khâu yếu nhất trong xuất nhập khẩu của ngành
gỗ của Việt Nam hiên nay, nhất là khâu nhập khẩu nguyên liệu, kho bãi chứa
nguyên liệu. Hiên nay, mỗi năm, Việt Nam cần nhập hơn 2 triệu m3 gỗ nguyên liệu
với giá trị hơn 1 tỷ USD nhưng hệ thống kho bãi chứa gỗ, phương tiện vận chuyển
gỗ nguyên liệu vốn cồng kềnh, yếu và thiếu (nguồn: Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt
Nam).
Đường xá ở các tỉnh phía Nam, khu vực chiếm 70% năng lực chế biến xuất
khẩu đồ gỗ, thường quy định tải trọng cho xe tải từ 25 tấn trở xuống, nhưng các
container nguyên liệu nhập về Việt Nam lại thường trên 30 tấn. Để chuyển được
nguyên liệu về nhà máy, các doanh nghiệp phải chẻ nhỏ các container gỗ ra làm
nhiều chuyến, càng tăng thêm chi phí vận chuyển, làm tăng giá thành sản phẩm”.
Theo kết quả khảo sát đánh giá của tác giả tiến hành ở 141 doanh nghiệp cho
ý kiến đánh giá về hoạt động Logistic của Việt Nam phục vụ cho phát triển ngành
gỗ, kết quả: Có 0 doanh nghiệp cho là rất tốt (chiếm tỷ lệ 0%), 10 doanh nghiệp cho
là tốt (chiếm tỷ lệ 7.1%), 40 doanh nghiệp cho là tạm được (chiếm 28.4%), còn lại
91 doanh nghiệp cho ý kiến là “cần phải cải tiến nhanh” hoạt động Logistic để phục
vụ cho sự phát triển của ngành (chiếm tỷ lệ là 64.5%). Chính từ thực tiễn còn nhiều

yếu kém, chậm chạp của hoạt động Logistic đã làm tăng chi phí, làm tăng giá thành
sản phẩm khi sản xuất ra, dẫn đến tính cạnh tranh về giá của sản phẩm gỗ khi xuất
khẩu sang thị trường nước ngoài nói chung và đối với thị trường Nhật Bản nói riêng bị
yếu hẳn đi so với các sản phẩm cùng loại của Trung Quốc, Đài Loan…và mức độ đáp
ứng kịp thời cho sản xuất, xuất khẩu bị giảm
2.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu các mặt hàng gỗ Việt Nam sang Nhật bản
2.2.1. Phân tích môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến ngành công nghiệp đồ gỗ
xuất khẩu sang Nhật
2.2.1.1. Phân tích môi trường vĩ mô
2.2.1.1.1. Yếu tố kinh tế, văn hoá, xã hội
Sau gần hai năm gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), nền kinh tế
Việt Nam tiếp tục phát triển, quan hệ hai nước Việt Nam- Nhật Bản tiếp tục được
lãnh đạo hai nước nâng lên thành đối tác chiến lược. Bên cạnh đó, ngày 25 tháng
12 năm 2008 vừa qua, hai nước đã chính thức ký “ Hiệp định đối tác kinh tế Việt
Nam- Nhật Bản” sẽ càng tạo thêm cơ hội để các doanh nghiệp sản xuất và xuất
khẩu đồ gỗ Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm vào thị trường Nhật Bản. Tuy
nhiên, chúng ta cũng gặp nhiều khó khăn, thách thức như: Giá nguyên liệu gỗ đầu
vào tiếp tục tăng, lãi suất cho vay của toàn hệ thống ngân hàng đồng loạt tăng, làm
tăng chi phí tài chính đối với tất cả doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gỗ
sang Nhật Bản. Sự liên tục tụt dốc thảm hại của thị trường chứng khoán- một trong
những kênh huy động vốn, giải quyết vốn hiệu quả cho doanh nghiệp; thị trường bất
động sản tiếp tục đóng băng, đặc biệt là giá xăng dầu trên thị trường thế giới tăng
liên tục và những ngày cuối tháng 07 năm 2008, giá xăng dầu trong nước cũng tiếp
tục tăng. Mới đây, ngành công nghiệp đồ gỗ xuất khẩu sang Nhật cũng bị ảnh hưởng
rất lớn của cuộc khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ Mỹ, đang lan toả rất nhanh và
đã làm giảm sức tiêu thụ đến sản phẩm gỗ xuất khẩu Việt Nam sang Nhật. Tuy
nhiên, với sự quan tâm lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, sự điều hành quyết liệt,
khẩn trương có hiệu quả của Chính phủ, hầu hết các chỉ tiêu kinh tế xã hội trong
năm 2007 đều đạt và vượt mức Quốc hội đề ra, nền kinh tế tiếp tục phát triển, chính
trị, văn hoá xã hội ổn định và tiếp tục phát triển.

Theo dự kiến của Bộ Công Thương, kim ngạch xuất khẩu cả năm 2008 sẽ vào
khoảng 63,5 - 64 tỷ USD, tăng 30,8 - 31,8% so với năm 2007. Đây là một kết quả ấn
tượng, đặc biệt nếu nhìn vào tình hình kinh tế thế giới trong năm qua. Điều đáng
khích lệ là tốc độ tăng trưởng xuất khẩu vẫn đạt cao trong khi nhập siêu được kiềm
chế. Tuy nhiên, tổng kết GDP năm 2008 của Việt Nam chỉ tăng trưởng 6.23%
(nguồn: TTXVN), đây là mức tăng trưởng GDP thấp nhất kể từ năm 1999 đến nay và
sang năm 2009 trước tình hình cuộc khủng hoảng tài chính thế giới sẽ còn đang tiếp
diễn, sẽ là một năm khó khăn đối với công tác xuất khẩu nói chung và đối với ngành
gỗ xuất khẩu sang Nhật Bản nói riêng.
Đối với nền kinh tế Nhật Bản cũng không mấy khả quan, dự kiến tổng sản
phẩm quốc nội (GDP) năm 2008 của Nhật Bản sẽ tăng ở mức 0,72%. Con số trên
được cho là mức tăng thực chất sau khi loại trừ ảnh hưởng từ sự biến động giá cả
các mặt hàng tiêu dung (nguồn: TTXVN).
Như vậy, sang năm 2009 này kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Nhật Bản sẽ
còn tiếp tục gặp nhiều khó khăn, điều này ít nhiều sẽ gây nhiều cản trở trong việc
xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang Nhật.
2.2.1.1.2 Yếu tố Chính trị, Pháp luật, Chính phủ
Việt Nam với một nền chính trị ổn định, được bạn bè quốc tế khen ngợi và
được xem là điểm đến đầu tư ổn định, an toàn trong khu vực và trên thế giới. Đây là
một lợi thế to lớn, thuận lợi cho doanh nghiệp trong cũng như ngoài nước đầu tư vào
sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu sản phẩm gỗ.
Về lĩnh vực quan hệ quốc tế, Việt Nam đã được bầu làm thành viên không
thường trực của tổ chức Liên hiệp quốc nhiệm kỳ năm 2008-2009. Đây là trong
những thuận lợi, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Mặt hàng đồ gỗ xuất khẩu hiện đã vươn lên đứng thứ 5 trong nhóm các mặt
hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn của Việt Nam, chỉ đứng sau dầu thô, dệt may, giày
dép và thủy sản và sẽ là một trong những ngành xuất khẩu trọng điểm trong những
năm tới. Ngành công nghiệp chế biến và xuất khẩu sản phẩm gỗ của nước ta nói
chung và đối với việc xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Nhật Bản nói riêng
luôn được sự quan tâm, khuyến khích từ phía Chính phủ. Điều này được thể hiện

thông qua các chính sách của Chính phủ dưới đây:
- Chính phủ có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp chế biến gỗ bằng việc bãi
bỏ giấy phép nhập khẩu gỗ, hạ mức thuế nhập khẩu gỗ xuống 0%, giảm thuế VAT
xuống 5% cho mặt hàng gỗ có nguồn gốc từ rừng tự nhiên.
- Quỹ hỗ trợ phát triển, một tổ chức tài chính nhà nước được thành lập nhằm
cho vay, bảo lãnh tín dụng, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư cho các dự án xuất khẩu trong
đó có các dự án đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, chế biến mặt hàng gỗ xuất khẩu.
- Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ số 19/2004/CT-TTg ngày 01/06/2004 đã đặt ra
một số giải pháp phát triển ngành chế biến gỗ và xuất khẩu sản phẩm gỗ, và các văn
bản của các Bộ, ngành trong việc phát triển cho ngành xuất khẩu gổ Việt Nam. (xem
thêm phụ lục 03- một số văn bản của nhà nước có liên quan đến ngành
gỗ).
- Chính sách thưởng kim ngạch xuất khẩu.
- Hàng gỗ thủ công mỹ nghệ, hàng đồ gỗ cao cấp làm từ nhóm gỗ 1A trở lên,
đã được chế biến hoàn chỉnh vẫn được xuất khẩu. Sản phẩm này khi xuất khẩu chỉ
cần kê khai với Hải quan đầy đủ số lượng, chủng loại, không cần xuất trình nguồn
gốc gỗ. Việc kiểm tra nguồn gốc gỗ phải được thực hiện tại cơ sở sản xuất (đầu
nguyên liệu vào xưởng). Đó là nội dung nêu tại công văn số 4719/VPCP-NN ngày
22/8/2007 của Văn phòng Chính phủ gửi Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, Bộ Công Thương, Hiệp hội gỗ và Lâm sản Việt Nam. Cũng tại
Công văn này, Văn phòng Chính phủ chỉ đạo giao Bộ Công thương chủ trì phối hợp
với các Bộ, ngành liên quan, rà soát trình Chính phủ điều chỉnh các nội dung chính
sách xuất khẩu lâm sản chưa phù hợp để tạo điều kiện quản lý thông thoáng cho các
hoạt động xuất, nhập khẩu gỗ và các lâm sản khác, nhằm khuyến khích sản xuất
phát triển mạnh mẽ. Đây là văn bản ra sau hướng dẫn tại Thông tư số 32/2006/TT-
BNN ngày 08.5.2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hướng dẫn thực
hiện Nghị định 12/2006/NĐ-CP là: “Sản phẩm làm từ gỗ thuộc diện nguy cấp, quý,
hiếm thuộc nhóm 1A quy định tại Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30.3.2006”
thuộc diện cấm xuất khẩu (nguồn: www . vinanet . vn).
- Văn bản số 11270/BTC-CST, ra ngày 23/9/2008 của Bộ Tài chính "Về việc

thuế xuất khẩu hàng hóa sản xuất từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu". Theo đó, hàng
hóa xuất khẩu được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu phải chịu thuế xuất
khẩu theo quy định. Cụ thể, mức thuế đối với mặt hàng gỗ ván sàn và một số mặt
hàng khác là 10%. Việc đánh thuế xuất khẩu 10% ngay sau khi văn bản được ban
hành mà không cần có lộ trình cho doanh nghiệp thực hiện đã làm nhiều doanh
nghiệp không kịp xoay sở vì đã chót ký hợp đồng với đối tác ngay từ đầu năm,
không thể thương thảo lại được nữa. Đây là vấn đề mà Bộ Tài chính nên cân nhắc,
xem xét lại.
2.2.1.1.3. Yếu tố khoa học, công nghệ
Sau gần hai năm gia nhập WTO, các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu đồ
gỗ Việt Nam sang Nhật Bản càng có nhiều cơ hội để tiếp cận nhiều công nghệ mới.
Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Nhật Bản chỉ phát triển nhanh từ
mốc thời điểm từ năm 2004 trở lại đây nên máy móc sản xuất chế biến gỗ tương đối
được đầu tư mới, nhiều máy móc thiết bị và công nghệ mới được chuyển giao từ các
nước công nghiệp phát triển như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan…
Theo kết quả thống kê từ việc thu thập số liệu thực tế ở 141doanh nghiệp (90
doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước và 51 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài). Kết quả phân tích cho thấy tổng cộng có 90 doanh nghiêp có máy móc hiện
đại (chiếm 63.8%), 26 doanh nghiệp có máy móc ở mức độ trung bình (chiếm
18.4%) và 25 doanh nghiệp máy móc còn lạc hậu (chiếm 17.7
Nhìn chung, trừ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đến từ Đài Loan,
Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ, Hàn Quốc …và các doanh nghiệp trong nước có tên
tuổi và đã khẳng định mình ở thị trường trong nước và quốc tế như: Công ty Khải
Vy, Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành, công ty Savimex, Tập đoàn Tiến
Timper…, còn lại đa phần các doanh nghiệp vừa và nhỏ khác có tốc độ đổi mới máy
móc, công nghệ và trang thiết bị cho sản xuất diễn ra chậm, đầu tư máy móc chưa
đồng đều, mức đầu tư còn thấp, đầu tư chưa theo một định hướng phát triển rõ rệt
mà chỉ đầu tư theo đơn hàng.
Sự hạn chế và yếu kém về công nghệ sản xuất do thiếu vốn để đầu tư đổi mới
máy móc ít nhiều cũng làm khó khăn trong việc tạo ra sản phẩm có chất lượng và có

độ bền cao, làm hạn chế khả năng cạnh tranh so với các sản phẩm cùng loại của
Trung Quốc, Đài Loan…. Đối với thị trường Nhật Bản nổi tiếng với tiêu chuẩn khắc
khe về chất lượng, yêu cầu mẫu mã sản phẩm đa dạng, muốn chinh phục được thị
trường Nhật Bản thì chỉ có cách là phải đổi mới nhanh công nghệ sản xuất. Lời
khuyên cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa là nên nhập ngay máy móc, công nghệ sản
xuất của chính Nhật Bản hoặc có thể liên kết với chính các doanh nghiệp cùng
ngành của Nhật Bản đề làm ra sản phẩm và sau đó xuất sang Nhật Bản. Và hoặc đầu
tư phân xưởng sản xuất ngay tại Nhật Bản, xuất bán thành phẩm từ các doanh
nghiệp Việt Nam, sau đó hoàn thành các công đoạn còn lại và tung ra thị trường.
Cách làm này sẽ rất hay nhưng chi phí đầu tư mới nhà xưởng trên đất Nhật sẽ rất
cao, nhưng ngược lại sẽ nắm bắt được ngay các thay đổi về thị hiếu, nhu cầu của sản
phẩm và nếu doanh nghiệp nào đó có khả năng thực hiện được thì sẽ mang lại hiệu
qủa cao.
2.2.1.1.4. Yếu tố môi trường tự nhiên
Việt Nam ta có khí hậu nhiệt đới ẩm, thích hợp cho việc trồng và phát triển
rừng nguyên liệu gỗ cho sản xuất. Trong những năm qua, mặc dù các ngành, các cấp
đã có nhiều nỗ lực trong việc trồng rừng, đã thực hiện chương trình “ 5 triệu hecta
rừng trồng”, và bảo vệ rừng nên diện tích rừng trồng ngày càng được gia tăng, diện
tích rừng bị chặt phá, bị cháy đã giảm dần qua các năm. Tuy nhiên, sản lượng gỗ
khai thác vẫn chưa đủ đáp ứng cho sản xuất và vẫn phải tiếp tục nhập khẩu.
Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, diện tích rừng tự
nhiên hiện có của Việt Nam là 9,9 triệu ha và 2,26 triệu ha rừng trồng. Tỷ lệ vốn
rừng trên đầu người của ta còn thấp: 0,12 ha/người so với của thế giới là 0,97
ha/người. Nếu như năm 1990, Việt Nam khai thác bình quân 1,8 triệu m
3
gỗ mỗi
năm thì đến năm 2000, để đảm bảo môi trường sinh thái và giữ được vốn rừng tự
nhiên, việc khai thác gỗ đã hạn chế sản lượng còn 200.000- 300.000 m
3
/năm và sẽ

còn giảm tiếp trong những năm tới. Diện tích rừng sản xuất có khả năng cung cấp
cho chế biến gỗ chỉ còn khoảng 5 triệu ha, sản lượng gỗ có thể khai thác hàng năm
khoảng 1 triệu m
3
. Nguồn nguyên liệu gỗ khai thác từ rừng tự nhiên chỉ đáp ứng
khoảng 15% công suất chế biến của toàn ngành gỗ ở Việt Nam (nguồn: Trần Thanh
Sơn (2006), Chiến lược phát triển ngành đồ gỗ xuất khẩu Việt Nam sang thị trường
Mỹ đến năm 2015, trang 33
2.2.1.2. Phân tích môi trường vi mô
2.2.1.2.1. Các đối thủ cạnh tranh
Với nhu cầu nhập khẩu sản phẩm gỗ của Nhật Bản những năm gần đây
khoảng 5.2 tỷ USD/ năm. Tính đến thời điểm ngày 7/7/2007, xuất khẩu sản phẩm gỗ
Việt Nam vào Nhật Bản chỉ chiếm 7,3% thị phần nhập khẩu nước này.
(nguồn: w ww . taichinhvietna m. com)
Mặt hàng đồ gỗ nội thất (mã HS 9403) như: Các loại tủ, bàn ghế trong nhà,
bàn ghế văn phòng xuất khẩu sang Nhật của các doanh nghiệp Việt Nam đang phải
cạnh tranh gây gắt với các sản phẩm cùng loại của Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan
và Inđônêsia… Nhìn chung các sản phẩm nội thất này cũng đa dạng về chủng loại,
giá cả tương đối hợp lý, giá ngang bằng với các sản phẩm cùng loại của các doanh
nghiệp Trung Quốc, được người tiêu dùng Nhật Bản chấp nhận và được đánh giá
cao về mặt chất lượng. Tuy nhiên, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và
nhỏ của Việt Nam xét về khía cạnh năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm, vốn…
còn yếu. Trong khi đó, các doanh nghiệp lớn có tên tuổi trong nước thì chú trọng
nhiều vào thị trường Mỹ, EU vì bán được những đơn hàng lớn, dễ thiết kế mẫu mã
chứ ít quan tâm thị trường Nhật. Doanh nghiệp vừa và nhỏ thì yếu về năng lực tiếp
thị, thiếu vốn cho việc đổi mới máy móc, trang thiết bị hiện đại, dẫn đến sức cạnh
tranh của sản phẩm bị yếu so với sản phẩm cùng loại của Trung Quốc do có ưu thế
về nguồn nguyên liệu phong phú, nhân công tương đối rẻ. Bên cạnh đó, nguồn
nguyên liệu gỗ của Việt Nam còn hạn chế về chủng loại, ta vẫn phải nhập khẩu số
lượng lớn nguyên liệu làm cho giá thành sản phẩm tăng cao, giảm sức cạnh tranh.

Ngoài ra, do Nhật Bản là nước có khí hậu rất khô nên đồ gỗ hay bị cong, biến dạng
và nứt nếu không được xử lý tốt. Để giải quyết được vấn đề này cần phải có công
nghệ, thiết bị riêng nhập khẩu từ Nhật là tốt nhất. Tuy nhiên, do thiết bị xử lý này rất
đắt nên hiện nay rất ít công ty Việt Nam trang bị các thiết bị này (chủ yếu là công ty
liên doanh, liên kết với công ty Nhật Bản đầu tư mua trang thiết bị này (nguồn:
Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản).
2.2.1.2.2. Khách hàng
Nhật Bản với tổng GDP năm 2006 đạt 4.167 tỷ USD, tính theo đầu người là
35.757 USD/người (xếp hạng thứ 14 - những nước có thu nhập GDP/ đầu người cao
nhất trên thế giới) - nguồn: www.vnag e

nc y

. com.vn
Với nhu cầu nhập khẩu sản phẩm gỗ của Nhật Bản những năm gần đây
khoảng 5.2 tỷ USD/năm. Tính đến thời điểm ngày 7/7/2007, xuất khẩu sản phẩm gỗ
Việt Nam vào Nhật Bản chiếm chiếm 7.3% thị phần nhập khẩu của nước này.
(nguồn: w ww . taichinhvietna m. com). Như vậy, với nhu cầu này hàng năm, Nhật Bản
là một trong những thị trường nhập khẩu lớn của thế giới nói chung và đối với các
doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu mặt hàng đồ gỗ Việt Nam nói riêng là rất lớn.
Tiêu dùng riêng cho đồ gỗ tại Nhật Bản sấp xỉ 1000USD/hộ/ tháng. Đặc biệt,
trong xã hội công nghiệp với mức độ rất cao như hiện nay, người Nhật Bản ngày
càng có nhu cầu sử dụng đồ vật bằng chất liệu gỗ thay thế các vật liệu sắt, nhôm…
Do tình hình suy thoái của nền kinh tế Nhật Bản trong thời gian rất dài, ảnh hưởng
của khủng hoảng tài chính toàn cầu đã ảnh hưởng rất lớn đến mức sống của người
dân, đặc biệt gây ảnh hưởng tiêu cực đến niềm tin vào tương lai nền kinh tế của đất
nước. Điều này khiến người dân Nhật Bản hạn chế tiêu dùng hơn, cụ thể là hạn chế
chi tiêu cho những mặt hàng đắt tiền mà chú trọng hơn đến những mặt hàng rẻ tiền.
Chính tình hình này đã tạo cơ hội tốt cho các mặt hàng nhập khẩu từ các doanh
nghiệp Việt Nam với giá rẻ hơn hàng nội địa (cho dù chất lượng nhìn chung có kém

hơn) thâm nhập ngày càng nhiều vào thị trường Nhật Bản.
Do diện tích nhà ở, văn phòng ở Nhật Bản nhỏ, dẫn đến kích thước đồ dùng
trong nhà cũng phải nhỏ hơn so với sản phẩm cùng loại xuất khẩu đi Mỹ, châu
Âu…Đây là điểm chú ý đối với các nhà xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam.
Người Nhật Bản nói chung không thích gam màu chói, họ thích màu trầm,
đen, nâu…
Kích thước đồ gỗ phải đa dạng để người tiêu dùng dễ có sự lựa chọn phù
hợp. Trên một sản phẩm cần phải có sự kết hợp giữa nguyên liệu gỗ với nhiều loại
nguyên phụ liệu khác nhằm tạo sự phong phú hơn về mẫu mã.
Do diện tích sinh hoạt, làm việc rất hẹp nên người Nhật rất chú trọng đến
tính năng đa dạng của sản phẩm, vì vậy cần tạo ra những sản phẩm có thể sử dụng
nhiều mục đích.
2.2.1.2.3. Nhà cung ứng nguyên liệu
Cái khó khăn lớn nhất của ngành sản xuất đồ gỗ xuất khẩu nói chung và đối
với thị trường Nhật Bản nói riêng hiện nay là vấn đề nguyên liệu cho sản xuất. Hơn
80% nguồn nguyên liệu phải nhập khẩu từ các nước như: Malaysia, Myanma,
Campuchia, Philippines, Châu Phi, Newzeland…với kim ngạch nhập khẩu gỗ
nguyên liệu năm 2007 đạt khoảng 1022 triệu USD, tăng khoảng 31.9% so với
năm 2006 (nguồn: Tổng cục Thống kê). Kim ngạch nhập khẩu gỗ nguyên liệu tăng
không chỉ do các doanh nghiệp tăng lượng gỗ nguyên liệu nhập khẩu mà còn do giá
nhập khẩu nhiều chủng loại gỗ nguyên liệu tăng so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, các
doanh nghiệp cũng đã chủ động mở rộng tìm thêm các nhà cung cấp khác như:
Canada, Nam Phi, Mỹ, Nga, Brazil…Tuy nhiên, phải mua số lượng rất lớn và giá
nguyên liệu gỗ của các nước này rất cao vì có chứng nhận FSC. Mặt khác, cước phí
vận chuyển cao, thời gian nhận hàng chậm đã làm giảm sự chủ động của doanh
nghiệp trong kế hoạch sản xuất.
Bốn tháng đầu năm 2008, Malaysia vẫn là thị trường cung cấp gỗ nguyên liệu
lớn nhất cho Việt Nam (54 triệu USD), kế đến là Mỹ (36.2 triệu USD), Myanma (34
triệu USD), Trung Quốc (31.6 triệu USD), Campuchia (20.2 triệu USD), nguồn:
www . thongtinthuong m aivietnam.vn,

Vấn đề khó khăn nhất của các doanh nghiêp ngành sản xuất đồ gỗ Việt Nam
là nguồn nguyên liệu. Trong bối cảnh này, vấn đề phát triển và tự chủ nguồn nguyên
liệu gỗ trong nước đang trở nên cấp bách hơn bao giờ hết.
2.2.1.2.4. Sản phẩm thay thế
Với nhu cầu nhập khẩu sản phẩm gỗ của Nhật Bản những năm gần đây
khoảng 5.2 tỷ USD/năm, người Nhật có mức thu nhập cao, với mức tiêu dùng riêng
cho đồ gỗ tại Nhật Bản sấp xỉ 1000USD/hộ/ tháng. Đặc biệt, trong xã hội công
nghiệp với mức độ rất cao như hiện nay, người Nhật Bản ngày càng có nhu cầu sử
dụng đồ vật bằng chất liệu gỗ thay thế các vật liệu sắt, nhôm…. Bên cạnh đó, sản
phẩm gỗ nói chung và mặt hàng đồ gỗ nội thất nói riêng càng làm tô thêm vẻ đẹp
cho không gian sống, học tập, làm việc cho người dân Nhật Bản và xu hướng đang
lên của người tiêu dùng Nhật Bản là muốn gần gủi với thiên nhiên. Chính vì vậy,
sản phẩm đồ gỗ ngày càng trở nên rất cần thiết cho cuộc sống, lao động, học tập của
họ. Do đó, sản phẩm thay thế ít có khả năng tác động nhiều đến sản phẩm gỗ. Tuy
nhiên, do đặc điểm nguồn nguyên liệu gỗ ngày càng khan hiếm, ý thức về bảo vệ
môi trường của khách hàng ngày càng tăng nên bên cạnh việc sử dụng đồ gỗ thuần
túy thì một xu hướng đang gia tăng là sử dụng đồ gỗ có kết hợp những chi tiết bằng
vật liệu khác như: Kim loại, kính, nhựa, da, vải … Việc kết hợp giữa nguyên liệu gỗ
và các vật liệu khác vừa làm tăng tính hấp dẫn cho sản phẩm, vừa làm tăng giá trị
cho sản phẩm, đồng thời đáp ứng cho nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng
đối với sản phẩm gỗ đang là xu hướng ngày càng tăng. Đây là điểm cần lưu ý đối
với các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm đồ gỗ Việt Nam ta trong việc kết hợp nhiều
nguyên phụ liệu, vật liệu khác nhau trên cùng một sản phẩm, vừa tạo điều kiện cho
các ngành công nghiệp phụ trợ phát triển, tận dụng các nguyên phụ liệu rẻ tiền, dồi

×