Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Thực trạng nguồn cung lao động tại việt nam và nguyên nhân dẫn đến tình trạng giáo dục không đáp ứng được nhu cầu ngày nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.98 KB, 15 trang )

MỤC LỤC
Chương 1: Giới thiệu nền giáo dục của Việt Nam và thế giới
Từ hơn 100 năm nay, vấn đề làm đau đầu các nhà hoạch định chính sách, các
nhà kinh tế là làm thế nào để một nước nghèo đuổi kịp nước giàu về trình độ phát
triển mà trước hết là về thu nhập bình quân đầu người. Báo cáo phát triển công
nghiệp năm 2005 của Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc UNIDO chỉ
ra rằng, cách thức mà các nước dùng để thu hẹp khoảng cách phát triển kinh tế với
các nước đi trước là rất đa dạng. Tuy nhiên, vấn đề không chỉ là bắt chước các quy
định, định chế, công nghệ của các nước phát triển; cũng không thể chỉ trông cậy
vào động lực của kinh tế thị trường mà muốn phát triển lâu dài và bền vững, những
nước chậm và đang phát triển chỉ có một lựa chọn duy nhất là phát triển giáo dục.
Một thực tế là tất cả hệ thống giáo dục của các nước chậm và đang phát triển
trên thế giới đều rất lạc hậu, và hiện đang tụt hậu so với các nước phát triển hàng
thập kỷ. Hệ thống giáo dục không tương thích và tách khỏi cuộc sống mặc dù đã
tiến hành không ít các cuộc cải cách. Đầu ra các trường đại học thường không thể
đáp ứng được yêu cầu của cuộc sống, yêu cầu của nền kinh tế chuyển đổi. Ở một
số nước, do ảnh hưởng của chính trị, người lao động được giáo dục quá nhiều về
nhận thức chính trị thay vì được giáo dục về năng lực chuyên môn và khả năng
thích ứng.
So sánh nền giáo dục bậc đại học tại Việt Nam với người láng giềng Trung
Quốc, có thể thấy, sau 25 năm tiến hành đổi mới về giáo dục, Trung Quốc đã đạt
Page | 1
được những thành quả to lớn. Trong quá trình cải cách, bên cạnh hệ thống trường
công lập, Trung Quốc còn chú trọng phát triển hệ thống trường dân lập, hình thành
cục diện mới song song với việc phát triển trường công lập và dân lập. Đây là một
con đường tất yếu để một nước còn nhiều khó khăn có thể đại chúng hóa giáo dục
Đại học, biến gánh nặng về dân số thành nguồn nhân lực dồi dào có trình độ cao
như Trung Quốc. Trong khi đó, Việt Nam cũng tiến hành cải cách hệ thống trường
công lập và dân lập nhưng kết quả lại chưa được như mong đợi. Ngoài ra, Trung
Quốc còn chủ trương phát triển nhiều hình thức trường đại học đào tạo không
chính quy như đại học qua truyền hình, đại học nông dân, đại học viên chức, học


viện giáo dục và bồi dưỡng giáo viên, học viện quản lý cán bộ, Phương thức đào
tạo này, nếu được áp dụng vào Việt Nam sẽ mở ra nhiều cơ hội học đại học cho
nhiều người, góp phần vàp thực hiện mục tiêu giáo dục: nâng cao dân trí, đào tạo
nhân lực và bồi dưỡng nhân tài.
So sánh Việt Nam với Mỹ - một đất nước có nền giáo dục bậc đại học hàng
đầu trên thế giới với các chương trình đào tạo xuất sắc hầu như trong mọi lĩnh vực,
có bằng cấp được công nhận trên toàn thế giới. Theo thống kê, thời gian học tập
trên lớp của một sinh viên Việt Nam trong vòng 4 năm là khoảng 2.183 giờ trong
khi ở Mỹ là khoảng 1.380 giờ. Như vậy chương trình học ở Việt Nam dài hơn gần
60%. Với thời gian ngồi trên lớp như vậy, sinh viên sẽ còn ít thời gian để tự học và
nghiên cứu hơn. Ngoài ra, các chương trình về Chủ nghĩa Marx - Lenin, chính trị
chủ nghĩa xã hội, lịch sử Đảng, chiếm 203 giờ, tương đương với 9% tổng thời
gian học trên lớp. Đây cũng là một trong những lý do làm tăng số giờ giảng dạy
trên lớp tới 2.183 giờ. Hơn nữa, trong khi ở đại học Việt Nam, hầu như tất cả các
môn học đều có tính bắt buộc, sinh viên không có quyền lựa chọn thì ngược lại, ở
Mỹ, sinh viên có quyền lựa chọn đến 1/3 thời gian học dù học bất cứ ngành chính
nào. Việc hiểu biết liên ngành như vậy cho phép sinh viên hợp tác nghiên cứu liên
Page | 2
ngành, phân tích và nhìn nhận vấn đề không bị bó hẹp trong chuyên môn của mình.
Do đó, sau khi ra trường, họ có thể làm việc ở nhiều chuyên môn khác nhau chứ
không bị bó vào ngành chuyên môn duy nhất.
Một số bảng số liệu liên quan đến giáo dục đại học:
Đồ thị 1: Số trường cao đẳng của Việt Nam
Đồ thị 2: Số trường đại học của Việt Nam
Đồ thị 3: Số lượng sinh viên
Đồ thị 4: Giảng viên cao đẳng
Đồ thị 5: Giảng viên đại học
Đồ thị 6: Số lượng số sinh viên/Số giảng viên
Đồ thị 7: Chi phí cho giáo dục
Page | 3

Đồ thị 8: % GDP cho giáo dục
Chương 2: Thực trạng nguồn cung lao động tại Việt Nam và nguyên nhân dẫn
đến tình trạng giáo dục không đáp ứng được nhu cầu ngày nay.
1) Thực trạng nguồn cung lao động tại Việt Nam
Nhận thức về nguồn nhân lực của Việt Nam đang còn có những ý kiến khác
nhau. Trên phương tiện thông tin đại chúng, người ta thường nói đến thế mạnh của
Việt Nam là nguồn nhân công rẻ mạt và kêu gọi các nhà đầu tư hãy đầu tư vào Việt
Nam. Tại sao lại nói như vậy? Chúng ta cùng tìm hiểu thực trạng nguồn cung lao
động ở Việt Nam hiện nay để có câu trả lời cho câu hỏi trên .
1.1. Quy mô nguồn cung lao động Việt Nam
Trong hàng chục năm trở lại đây, nguồn cung lao động luôn chiếm tỉ trọng
cao trong dân số và có xu hướng tăng mạnh trong tương lai. Đây là một điều vô
cùng thuận lợi bởi nước ta có một nguồn lực lượng lao động dồi dào, là tiềm lực
cho nền kinh tế đất nước trong thời kỳ hội nhập
Năm 1979 1989 1999 2009 2011
Dân số ( triệu người) 52,742 64,375 76,32
5
857,89
5
87,84
Số dân trong độ tuổi lao động (triệu
người)
26,63 34,76 44,58 56,62 45,14
Tỷ lệ (%) 50,49 53,99 58 66 51,39
.
1.2. Tình trạng nguồn cung lao động Việt Nam
Tính đến nay, số dân trong độ tuổi lao động là khoảng 56,62 triệu người,
trong đó nông dân chiếm khoảng 73% lao động cả nước và lực lượng công nhân
Page | 4
chiếm khoảng 6%. Số liệu trên đây phản ánh một thực tế là nông dân nước ta

chiếm tỷ lệ rất cao về lực lượng lao động trong khi lực lượng công nhân và trí thức
chỉ chiếm một tỉ lệ rất nhỏ.
Theo báo cáo của ngành lao động, mỗi năm nước ta có hơn 1 triệu lao động
qua đào tạo, cộng với những người tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng
và đại học (khoảng 500 ngàn người). Nếu kể cả các doanh nghiệp cũng tham gia
đào tạo người lao động nữa thì tổng số lao động qua đào tạo đạt trên 1,5 triệu
người.
Tính từ năm 2000 đến năm 2006 có khoảng 9 triệu người được đào tạo trong
tổng số 45 triệu người trong độ tuổi lao động - tức là khoảng 20% lao động đã qua
đào tạo. Nếu cộng thêm số lao động đã qua đào tạo trước năm 2000 và hiện tại vẫn
đang tham gia lao động thì tỉ lệ lao động đã qua đào tạo chiếm khoảng 37%.
Bên cạnh đó, thống kê nguồn nhân lực cho thấy, hiện vẫn còn khoảng 80% số
công chức, viên chức đã qua đào tạo chưa hội đủ những tiêu chuẩn của một công
chức, viên chức như trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học, ảnh hưởng
nhiều đến chất lượng công việc. Có 63% tổng số sinh viên tốt nghiệp ra trường
chưa có việc làm; không ít đơn vị nhận người vào làm phải mất 1 - 2 năm đào tạo
lại. Trong số 37% sinh viên có việc làm thì cũng có một số không đáp ứng được
công việc. Bằng cấp đào tạo ở Việt Nam thì chưa được thì trường lao động quốc tế
thừa nhận. Năm 2007, số sinh viên tốt nghiệp đại học là 161,411. Theo ước tính,
mỗi tấm bằng đại học, người dân bỏ ra 40 triệu đồng, còn Nhà nước đầu tư khoảng
30 triệu. Như vậy, với tỷ lệ 63% số sinh viên ra trường chưa có việc làm cho thấy
kinh phí đầu tư của sinh viên thất nghiệp (161,411 sinh viên x 63% x 70 triệu), ít
nhất thất thoát 7,117 tỷ đồng (trong đó có 4,067 tỷ đồng của dân và 3,050 tỷ đồng
của Nhà nước)
Page | 5
Theo điều tra của Diễn đàn kinh tế thế giới năm 2005: Nguồn nhân lực Việt
Nam về chất lượng được xếp hạng 53 trên 59 quốc gia được khảo sát, song mất cân
đối nghiêm trọng:
• Ở Việt Nam cứ 1 cán bộ tốt nghiệp đại học có 1,16 cán bộ tôt nghiệp trung
cấp và 0,92 công nhân kỹ thuật; trong khi đó tỉ lệ này của thế giới là 4 và 10.

• Ở Việt Nam cứ 1 vạn dân có 181 sinh viên đại học, trong khi đó của thế giới
là 100 và của Trung Quốc là 140 mặc dù mức thu nhập quốc dân tính theo
đầu người của Trung Quốc khoảng gấp đôi nước ta
Kết quả chung là: Nhìn nhận theo góc độ đánh giá nguồn nhân lực, chất
lượng con người Việt Nam thấp về nhiều mặt so với các nước ASEAN và Trung
Quốc, có nhiều ưu thế không được nuôi dưỡng và phát huy đúng hướng.
Ở Việt Nam, do ngành giáo dục không đào tạo được một lực lượng lao động
thỏa mãn yêu cầu của thị trường hiện nay, nhiều công ty, đặc biệt là các công ty có
vốn đầu tư nước ngoài buộc phải tự đào tạo lấy người lao động của mình. Lý do
đơn giản là chất lượng đội ngũ lao động Việt Nam, bao gồm cả đội ngũ kỹ sư và
công nhân kỹ thuật, chưa đáp ứng được những đòi hỏi về tiêu chuẩn văn hóa,
chuyên môn - nghiệp vụ của thị trường. Chúng ta trang bị cho người lao động
những kiến thức mà hệ thống chính trị cần nhưng tiếc thay, những kiến thức này
không phù hợp, hay nói đúng hơn là lạc hậu so với thời đại. Chính điều này đã giải
thích tại sao người lao động Việt Nam thường bị đánh giá thấp hơn và do đó, bị trả
lương thấp hơn trên thị trường lao động so với lao động nước ngoài có cùng trình
độ chuyên môn và cùng thời gian đào tạo.
Nói tóm lại, nguồn nhân lực từ trí thức ở Việt Nam, nhìn chung, còn nhiều bất
cập. Sự bất cập này ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển kinh tế. Trong những năm
đổi mới, kinh tế đất nước tuy có tăng từ 7,5 - 8% nhưng so với kinh tế thế giới thì
Page | 6
còn kém xa. Theo báo cáo của Ngân hàng thế giới (WB) và tập đoàn tài chính quốc
tế (IFC) công bố ngày 26/9/2007, kinh tế Việt Nam xếp thứ 91/178 thế giới.
2) Nguyên nhân dẫn đến tình trạng giáo dục không đáp ứng được nhu cầu
ngày nay.
Trong những năm qua, đào tạo ĐH tăng rất nhanh về quy mô, cơ sở, số lượng
người học để tạo cơ hội cho những người muốn học ĐH, nhất là ở vùng sâu, xa,
kinh tế khó khăn và đáp ứng sự phát triển của đất nước cũng như sự hội nhập quốc
tế. Có thể nói đào tạo ĐH hiện nay được “phủ” rất rộng trên toàn quốc và theo tôi
đây là thành tựu, nỗ lực rất lớn của ngành giáo dục. Nhưng nói như vậy, không có

nghĩa số lượng trường ĐH là yếu tố quan trọng nhất mà còn phải dựa trên chất
lượng đào tạo. Nếu anh đào tạo có chất lượng, bảo đảm các tiêu chí của Bộ
GD&ĐT đặt ra, anh sẽ tồn tại, phát triển. Còn không, anh sẽ tự loại mình khỏi
guồng quay đào tạo của giáo dục ĐH. Như năm học 2010-2011, các trường CĐ có
đào tạo hệ ĐH có 226 trường thì đến năm học 2011-2012 chỉ còn 215 trường.
Nguyên nhân là do không bảo đảm chất lượng đào tạo thì Bộ buộc những cơ sở
này phải dừng tuyển sinh.
Quan điểm của ngành là nếu bảo đảm các điều kiện về cơ sở vật chất, về
giảng viên, nội dung đào tạo thì vẫn cho mở trường ĐH. Vì là tạo cơ hội học tập
cho nhiều người và thực tế nhiều vùng, miền vẫn chưa có trường ĐH. Nhưng từ
năm 2010 đến nay, Bộ đã hạn chế rất nhiều việc thành lập mới các cơ sở đào tạo
ĐH. Tính đến nay cả nước đã có tổng số 419 cơ sở đào tạo ĐH cả trong và ngoài
công lập, cả của trường CĐ và ĐH. Có thể nói đây là con số phát triển “nóng”
trong thời gian vừa qua. Và vì “nóng” nên chất lượng đào tạo cũng chưa được bảo
đảm do “sức” chỉ đảm bảo được 15kg nhưng lại phải gánh đến 20kg. Đặc biệt là
đội ngũ giảng viên - yếu tố then chốt quyết định chất lượng đào tạo ĐH. Hiện nay,
hệ CĐ có gần 25 nghìn giảng viên, hệ ĐH gần 60 nghìn giảng viên. Với số lượng
Page | 7
giảng viên như vậy phải là không đủ để giảng dạy. Và không những thiếu về số
lượng, đội ngũ giảng viên còn thiếu cả về cơ cấu hành nghề, chất lượng. Như hệ
đào tạo ĐH, hiện mới chỉ có 14% giảng viên là tiến sĩ, rất thấp so với nhu cầu thực
tế. Theo quy định 0830 của Bộ GD&ĐT, khi thành lập trường, hệ đào tạo ĐH đội
ngũ giảng viên ít nhất phải bảo đảm được 70% kiến thức giảng dạy. Thế nhưng
việc tăng trưởng về quy mô đã bị nói nhiều nên từ 2011 đến nay, nhằm thực hiện
đổi mới về công tác quản lý, giáo dục ĐH nên Bộ đã quản lý, giám sát sát sao việc
này. Trường nào không đủ điều kiện là bị đình chỉ ngay hoặc không được cấp phép.
Như năm 2012, tính đến thời điểm tháng 3, đã có 5 trường ĐH, CĐ bị dừng
tuyển sinh như ĐH Đông Đô, ĐH Văn Hiến, ĐH Hùng Vương 4 trường ĐH gồm
ĐH Chu Văn An, ĐH Lương Thế Vinh, ĐH Kiến trúc Đà Nẵng bị đình chỉ một số
ngành nghề tuyển sinh như: Kỹ thuật xây dựng công trình, kinh tế, Việt Nam học,

quản trị kinh doanh
Thấy rõ vấn đề của giáo dục ĐH, đồng thời xác định đây là nền tảng căn bản
để phát triển đất nước, Chính phủ đã chỉ đạo xây dựng đề án 911 để đào tạo đội
ngũ giảng viên cho ĐH và CĐ với mục tiêu đến năm 2020, tuyển sinh, đào tạo
được hơn 20 nghìn tiến sĩ. Đề án này theo tôi là một đề án hoàn toàn khả thi và
thực tế chứ không “lãng mạn”, hay “tham vọng” như nhiều người nghĩ. Vì nó nằm
trong khả năng của chúng ta nếu chúng ta nỗ lực và thay đổi một cách đồng bộ hệ
thống giáo dục ĐH. Mà điều này, chúng ta đang bắt đầu thực hiện. Bắt đầu từ năm
nay, Bộ đã triển khai theo hình thức đưa đi đào tạo tại nước ngoài những giảng
viên, sinh viên có tâm huyết, tài năng, yêu nghề. Con số đào tạo trên là 10 nghìn
sinh viên. Cùng với đó 10 nghìn sinh viên khác sẽ được giao cho những trường
trong nước có điều kiện, khả năng để đào tạo tiến sĩ và khoảng 3.000 sinh viên đào
tạo theo mô hình liên kết giữa Việt Nam và nước ngoài.
Page | 8
Đại học: Vào khó - ra dễ
Đây cũng là điểm yếu trong đào tạo ĐH mà xác định phải thay đổi một cách
tích cực. Mặc dù so với trước đây, nó có tiến bộ hơn nhưng trong thời kỳ khoa học
kỹ thuật, công nghệ, kinh tế phát triển như hiện nay thì đúng là chương trình
chưa đáp ứng được, tụt hậu so với thế giới. Vì vậy phải thay đổi. Trước hết đối với
những trường thành lập mới: nội dung, chương trình đào tạo sẽ là các yếu tố then
chốt để đưa đến quyết định có cho phép thành lập trường hay không. Chương trình
đó không những đảm bảo về khoa học gồm cả kết cấu lẫn nội dung mà còn phải
phù hợp với nhu cầu phát triển của Việt Nam và đặc biệt phải cập nhật những kiến
thức mới, tiến bộ của thế giới. Nhưng quan trọng nhất của chương trình, nội dung
đào tạo đó là phải chuyển giao được công nghệ tiên tiến của những quốc gia phát
triển cho nước ta, của thế hệ trước cho thế hệ sau và làm cho công nghệ ấy phải
phát triển lan tỏa một cách rộng rãi. Còn đối với những trường đã thành lập, hậu
kiểm là phương pháp tối ưu để kiểm soát chương trình, nội dung đào tạo của họ.
Nếu kiểm tra, giám sát, nội dung chương trình đào tạo của anh không đạt mục tiêu
như đã đặt ra, nhất là mục tiêu chuyển giao công nghệ (đối với ngành khoa học kỹ

thuật ) thì hoặc là bị đình chỉ ngành nghề đào tạo hoặc là bị dừng tuyển sinh. Hiện
nay, chúng tôi đã xây dựng được 35 chương trình tiên tiến dựa trên chương trình
đào tạo của những nước đứng trong “top đầu” thế giới về một số ngành nghề để
làm nền tảng cho chương trình giảng dạy của các trường. Đặc biệt là đối với những
trường đào tạo ngành mũi nhọn như: khoa học công nghệ, tài chính, ngân hàng,
kinh tế quản lý
Vấn đề này tùy theo từng hình thức đào tạo. Nếu đào tạo theo hình thức tín
chỉ như nhiều trường ĐH hiện nay thì tỷ lệ sinh viên ra trường đúng thời hạn rất ít.
Bạn đã nghe câu: “Không thi lại không là sinh viên rồi đúng không?”. Hay đào tạo
tiến sĩ cũng thế. Những người không ở trong nghề ai cũng tưởng đã làm nghiên
Page | 9
cứu, bảo vệ luận án là sẽ đỗ. Nhưng thực tế không phải vậy, ví dụ như Trường ĐH
Kinh tế Quốc dân, tỷ lệ đạt bằng tiến sĩ chỉ 60%. Bảo vệ luận án tiến sĩ thành công
rất ít.
Chương 3: Tăng học phí là biện pháp quan trọng nhưng không phải biện
pháp quan trọng nhất để nâng cao chất lượng giáo dục và đề xuất của nhóm
nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đại học
1) Tăng học phí không phải biện pháp quan trọng nhất để nâng cao chất
lượng giáo dục
Tăng học phí không là biện pháp quan trọng và cần thiết nhất để tăng chất
lượng giảng dạy đại học
1.1 Tăng học phí làm giảm khả năng đến trường của sinh viên nghèo
Việc tăng học phí sẽ tác động một cách tiêu cực đến sinh viên trong những
ngày sắp tới. Điều đó ai cũng có thể nghĩ đến khi hầu hết các sinh viên đều xuất
thân từ những gia đình nghèo, công chức với đồng lương eo hẹp. Một năm
học, một sinh viên phải cần 6 - 8 triệu đóng học phí. Đó là một số tiền lớn đối với
sinh viên ở tỉnh. Nhiều gia đình ở các tỉnh đang phải lao đao với học phí hiện nay,
nhiều sinh viên đang phải nỗ lực hết mình để vừa học, vừa làm mong cho sau khi
ra trường tìm được một công việc phù hợp.
Nhà nước có thể điều chỉnh linh hoạt mức tăng học phí sao cho phù hợp với

hoàn cảnh đời sống của người dân, khoảng cách giữa người có thu nhập cao và
người có thu nhập thấp. Ví dụ, với những gia đình nghèo khó, ta cho họ vay vốn
học tập từ những ngày đầu bước chân vào cổng trường đại học hay tạo cho họ việc
làm bán thời gian Đối với gia đình khá giả, chúng ta thu học phí theo quy định
của Chính phủ - khung giá học phí nên để chính phủ phê chuẩn là hơn, tránh
trường hợp trường A thu học phí cao hơn trường B.
Page | 10
Hơn nữa, để tránh lãng phí công sức và tiền học của sinh viên, chúng ta nên
đưa vào học phần và thu học phí những bộ môn thiết thực, có những môn học
nên để sinh viên tự nghiên cứu chứ không bắt buộc. Nếu sinh viên nào không đủ
tiền học môn đó, họ có thể tự học và nhà trường tổ chức cho họ thi chứ không đòi
hỏi họ phải học từ A - Z.
Nếu so sánh với mức học phí của các trường dân lập thì mức học phí chiếm
6% thu nhập của gia đình là hợp lý. Tuy nhiên, điều gây nhiều tranh cãi là không
phải đối tượng học sinh, sinh viên nào cũng dễ dàng đóng khoản học phí đó, nhất
là với học sinh, sinh viên nghèo. Mức học phí mới phải phù hợp với đa số người
dân.Phải phù hợp với những sinh viên nghèo yên tâm học hành và có một cuộc
sống ổn định không gây tâm lý, ảnh hưởng từ việc tăng học phí. Học đại học, sinh
viên còn phải lo hàng trăm khoản khác ngoài học phí như tiền ăn, tiền ở, tiền đi lại,
sinh hoạt phí, mua sách vở Dù Nhà nước cho vay vốn ưu đãi nhưng với mức chi
phí hiện tại cộng với mức học phí trong đề án thì trung bình 1 sinh viên phải chi từ
1,2–1,8 triệu đồng/tháng, vượt quá xa tổng thu nhập của một hộ gia đình nông
thôn.
1.2 Học phí cao không đồng nghĩa với chất lượng đào tạo
Ở các nước phát triển, các trường có chất lượng đào tạo tốt, có tiếng, có thứ
hạng trên thế giới đều là các trường có mức học phí cao so với các trường khác. Vì
vậy ở các nước này thì mức học phí cao là đồng nghĩa với chất lượng đào tạo tốt,
tiện nghi học tập, phục vụ cho sinh viên tốt và tỷ lệ được tuyển dụng cao.
Còn ở Việt Nam, chất lượng đào tạo tùy thuộc uy tín, truyền miệng, tỷ lệ
sinh viên được tuyển dụng sau khi tốt nghiệp không cao. Điều này đôi khi còn

không đúng giữa trường công lập và trường dân lập.
Một số trường dân lập nhưng có tỷ lệ sinh viên khi ra trường được tuyển
dụng khá cao, trong khi một số trường công lập lại khó khăn để đạt được tỷ lệ đó.
Page | 11
Ví dụ, ở một số trường công lập, sinh viên mua điểm được coi là việc bình thường,
nhưng có một số trường việc mua điểm lại rất khó và hiếm.
Vậy chất lượng đào tạo ở Việt Nam tại thời điểm hiện nay là hoàn toàn
không hy vọng sẽ được nâng lên khi mức học phí tăng lên. Vậy ngành Giáo dục và
đào tạo cần có trách nhiệm làm thế nào để đưa hai phạm trù này phải đi vào quỹ
đạo tỷ lệ thuận như các nước phát triển.
1.2.1 Tiền chỉ là điều kiện cần chứ không phải là điều kiện đủ để làm giáo
dục thành công
Không phải cứ tăng nguồn thu và nâng cấp cơ sở vật chất của trường thì
đương nhiên chất lượng đào tạo sẽ tăng lên tương ứng.Theo báo Vietnamnet trao
đổi về vấn đề chất lượng đào tạo với vị giáo sư từ Trường đại học Harvard danh
tiếng của Mỹ sang làm việc ở VN, vị giáo sư đó cho rằng: nói chung trình độ đội
ngũ giảng viên của một số trường đại học VN đủ sức đào tạo chất lượng cao.
Hạn chế lớn nhất là ở chương trình đào tạo, cách dạy và học ở nước ta hiện
nay. Chuyện không mới nhưng quả thật còn khó giải quyết hơn rất nhiều so với cải
thiện cơ sở vật chất trong khuôn khổ cơ chế quản lý cán bộ giảng dạy, cùng sự hạn
chế quá mức quyền tự chủ của các trường trong đào tạo như hiện tại. Với cách dạy
và học “đọc - chép” cùng nội dung thi, kiểm tra chỉ bó gọn trong đó, vốn khá phổ
biến cho đến nay, thì dù có đầu tư bao nhiêu cho thư viện cũng chẳng có được mấy
thầy và trò quan tâm đến nó. Cũng tương tự, dù có đầu tư bao nhiêu trang thiết bị
hiện đại cho phòng thí nghiệm, nhưng phần lớn giảng viên không hề tham gia
nghiên cứu khoa học như hiện nay thì khoản đầu tư đó rất dễ trở thành sự lãng phí
đáng tiếc, như đã từng xảy ra không ít trong thực tế.
Như vậy, tăng học phí không đi kèm với cải tiến cách dạy và học và khắc
phục những trở ngại nói trên thì việc nâng cao chất lượng đào tạo cũng sẽ mãi còn
Page | 12

là điều mong muốn và người dân phải trả thêm tiền chỉ để nhận được chất lượng
dịch vụ theo kiểu “bình mới rượu cũ”.
1.2.2 Không tăng học phí mà cần tăng năng lực quản lý
Thời điểm này đặt vấn đề tăng học phí là không thích hợp. Thu chi trong
giáo dục nước ta chưa minh bạch, người dân gần đây phải đóng thêm thuế thu
nhập. Trong bối cảnh hiện nay ngay các trường đại học kếch xù của Mỹ giảm tới
50 % học phí, kích cầu ở nhiều nước là tăng đầu tư cho giáo dục, còn nước ta lại
đặt vấn đề tăng học phí thì e rằng khó có sự đồng thuận.
Vào năm 1990, ta có 12 triệu học sinh, sinh viên; GDP lúc đó chỉ đạt 6-7 tỉ
USD, ngân sách nhà nước chi cho giáo dục chỉ có 767 tỉ đồng (tức hơn 120 triệu
USD theo tỉ giá lúc đó). Đến năm 2008, có 22 triệu học sinh, sinh viên; GDP vào
khoảng 86 tỉ USD, ngân sách chi cho giáo dục đạt 81 nghìn tỉ đồng (hơn 4,7 tỉ
USD, tức gấp 40 lần so với năm 1990, trong khi số lượng học sinh, sinh viên tăng
chưa đến 2 lần).
Dự kiến đến 2010 ngân sách Nhà nước sẽ chi 20%, nhưng dự kiến này đã
thực hiện trước ba năm, vào năm 2007 đã chi 20% ngân sách Nhà nước, đó là một
tỉ lệ quá lớn so với các nước khác. Mức đóng góp của dân và các nguồn khác vào
tổng kinh phí cho giáo dục, ở các nước cao nhất trên thế giới vào khoảng 20%, còn
ở nước ta khoảng 50%. Nếu tính theo GDP, tổng ngân sách chi cho giáo dục ở
nước ta là khoảng 9,2% GDP, trong khi đó Mỹ chi 7,2 %, Pháp 6,1%, Nhật chỉ là
4,7% v.v
Chất lượng giáo dục đại học phụ thuộc nhiều yếu tố chứ không phải riêng
học phí. Việc tăng học phí là đúng, nhưng làm gì sau khi học phí tăng lại quan
trọng hơn nữa, bởi người học có quyền biết họ bỏ tiền thì được học những cái gì,
trong điều kiện nào. Sự minh bạch trong chi phí học tập là rất cần thiết. Các trường
Page | 13
đào tạo không phải lặng lẽ để sinh viên cứ mù mờ hiểu chi phí trong số tiền lớn họ
bỏ ra.
Không những tăng học phí, trong quá trình đào tạo, sinh viên cũng phải chi
phí thêm nếu ngoại khóa những công ty tốt. Mức học phí ban đầu chỉ đáp ứng

những điều kiện đào tạo cơ bản trong và ngoài trường. Còn nếu muốn đi thực tập
đến những cơ sở thực tế hiện đại, cần phải có người hướng dẫn hay dạy bổ sung,
cũng phải trả tiền cho họ.
2) Đề xuất của nhóm nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đại học
-Thứ 1,mạnh dạn phân tầng đại học:chia ra 3 nhóm trường khác nhau
+Nhóm trường đại học cao nhất:chuyên nghiên cứu đào tạo tiến sĩ
+Nhóm thứ 2:trường đại học toàn bang đào tạo thạc sĩ
+Nhóm thứ 3:các trường cao đẳng cộng đồng
-Thứ 2,thay đổi tư duy quản lý giáo dục-đào tạo,nâng cao tính tự chủ và trách
nhiệm của các cơ sở giáo dục đại học trước xã hội và Chính phủ.
-Thứ 3,xây dựng đánh giá hệ thống chất lượng giáo dục-đào tạo thiết
thực,khách quan,đúng năng lực,trình độ của học sinh,sinh viên cũng như các cơ sở
giáo dục.
-Thứ 4,hình thành trung tâm nghiên cứu,đánh giá chất lượng giáo dục đại học
mang tầm quốc tế không chịu sự chi phối của bất kì tổ chức chính trị xã hội
nào.Nghiên cứu nhu cầu xã hội,mục tiêu phát triển của đất nước định hướng xây
dựng các chương trình đào tạo cho các cơ sở giáo dục-đào tạo.
-Thứ 5,nhận thức đúng vai trò của đội ngũ giáo viên,giảng viên và xây dựng
chế độ buộc lực lượng này tự học,tự đào tạo,tự rèn luyện làm gương cho các học
Page | 14
sinh,sinh viên.Bên cạnh có những chính sách đãi ngộ phù hợp với công sức,trí tuệ
mà họ đã bỏ qua.chính sách hỗ trợ kịp thời cho lực lượng này trong quá trình tự
học,tự rèn luyện,tự nâng cao chính mình.
-Thứ 6,xây dựng kỹ thuật nhà trường nghiêm minh,chủ quan,công khai.đông
thời xây dựng diễn đàn chung để biểu dương các thành tích cũng như các hình thức
kỷ luật dù là nhỏ nhất,công khai trước xã hội.Sự thưởng,phạt phải được đặt ra
trước một cách rõ ràng.Nhất là khi người thực hiện nắm quyền tự chủ cao,mà nỗ
lực của họ có ảnh hưởng đáng kể tới lợi ích tập thể hoặc xã hội.Điều đó bao hàm
việc cá nhân phải chịu trách nhiệm hoặc thậm trí bị bãi miễn nếu để xảy ra thất bại.
Page | 15

×