Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Các bài học thành công trong việc áp dụng phát triển chuỗi giá trị sản phẩm tại Việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 18 trang )










Các bài học thành công trong việc áp dụng phát
triển chuỗi giá trị sản phẩm tại Việt nam
















Hà Nội, tháng 4 năm 2012





2




Lời nói đầu
Tỉnh Tiền Giang đang tiến hành thực hiện dự án “Hỗ trợ xuẩt khẩu trái cây tại các tỉnh đồng
bằng sông Cửu Long – mô hình thí điểm tại tỉnh Tiền Giang” do Chương trình hỗ trợ kỹ thuật
hậu gia nhập WTO tài trợ. Mục tiêu chính của Dự án này là hỗ trợ xây dựng thành công một
mô hình thí điểm về phát triển chuỗi giá trị sản phẩm trái cây để có thể nhân rộng tại Tiền
Giang và các tỉnh bằng sông Cửu Long.
Theo yêu cầu của Sở Công thương tỉnh Tiền Giang – là cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo
về hội nhập kinh tế quốc tế tỉnh Tiền Giang, Công ty tư vấn T&C tiến hành nghiên cứu đúc
kết các bài học thành công trong việc phát triển chuỗi giá trị sản phẩm tại Việt nam và phân
tích chuỗi giá trị Thanh Long của tỉnh.
Để hoàn thành công việc đúc kết các bài học thành công, nhóm chuyên gia của Công ty tư vấn
T&C đã tham khảo các tài liệu có sẵn kết hợp với phỏng vấn các chuyên gia có kinh nghiệm
trong phát triển chuỗi giá trị sản phẩm thuộc các tổ chức như: SNV – Tổ chức phát triển Hà
Lan, Helvetas Việt nam, và Tở hợp tác quốc tế Đức GIZ. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn
các chuyên gia này đã chia sẽ những thông tin và kinh nghiệm quý báu đúc kết từ thực tiễn
Việt nam. Sự giúp đỡ của các chuyên gia này đã giúp nhóm chuyên gia của T&C củng cố
thêm các nhận định của mình.
Trong quá trình nghiên cứu, nhóm chuyên gia của T&C cũng gặp rất nhiều khó khăn trong
việc đúc kết các bài học, đặc biệt là các bài học thành công do hầu hết các tài liệu tham khảo
hiện có chưa đúc kết và tài liệu hóa các bài học từ thực tiễn. Trên cơ sở các thông tin tổng hợp
được, kết hợp với kinh nghiệm của các chuyên gia T&C, cũng như sự chia sẻ của các chuyên
gia từ các tổ chức khác, nhóm nghiên cứu mạnh dạn đưa ra bản thảo đầu tiên về các bài học
thành công chính trong việc phát triển chuỗi giá trị sản phẩm của Việt nam.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự chỉ đạo rất nhiệt tình của lãnh đạo và các cán bộ của Sở

Công thương tỉnh Tiền Giang đã hỗ trợ chu đáo để nhóm hoàn thành sản phẩm này và rất
mong nhận được sự phản hồi tích cực của Sở và các cán bộ liên quan để nhóm hoàn thiện sản
phẩm này.
Các bài học thành công chính

Bài học # 1: Đối với chuỗi giá trị sản phẩm có tiềm năng thị trường nhưng còn sơ khai
chưa phát triển, sự hỗ trợ kỹ thuật hiệu quả ban đầu từ tổ chức tư vấn phát triển, kết
hợp với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị địa phương, và nâng cao năng
lực cho hệ thống khuyến nông địa phương để hỗ trợ thường xuyên cho các tác nhân
trong chuỗi giá trị là điều kiện quan trọng để thành công.

3




Đây là bài học được đúc kết từ chuỗi giá trị Thảo quả tại Lào Cai do tổ chức phát triển Hà
Lan (SNV) và Trung tâm khuyến nông Lào Cai hỗ trợ.
Với trên 7.000 ha thảo quả trong đó có trên 4.000 ha diện tích đang cho thu hoạch thì Lào Cai
là tỉnh có diện tích cây thảo quả lớn nhất cả nước. Năng suất bình quân 150 - 200kg/ha quả
khô, chỉ tính giá trung bình 100.000 đ/kg, thực sự thảo quả đã trở thành “cây vàng” đối với
thu nhập của người dân vùng cao trên địa bàn tỉnh
1
. Tuy vậy, trước năm 2008, việc sản xuất
và kinh doanh thảo quả chủ yếu là tự phát, do
chưa có sự hỗ trợ của chính quyền các cấp.
Chất lượng thảo quả khô bán ra thị trường
thường không đồng đều (có cả quả non và già,
và hay bị mốc) do đa số các hộ phải thu hoạch
sớm vì sợ trộm cắp trên nương. Năng xuất thảo

quả khá thấp do người dân chưa biết cách áp
dụng các kỹ thuật thâm canh bền vững. Người
sản xuất hay bị ép giá do không nắm được giá
cả thị trường và không có liên kết tốt với tư
thương và doanh nghiệp xuất khẩu. Giá cả thị trường thảo quả không ổn định trong năm và
giữa các năm do xuất khẩu thảo quả chủ yếu qua tiểu ngạch và quá phụ thuộc vào tư thương
Trung Quốc (chiếm đến hơn 90% sản lượng). Bên cạnh đó, tình trạng chặt phá rừng để lấy củi
phục vụ sấy thảo quả còn khá phổ biến cũng là mối
quan ngại lớn.
Từ năm 2008, được sự đồng ý của UBND tỉnh, Tổ
chức Phát triển Hà Lan (SNV) triển khai chương
trình hợp tác “Phát triển chuỗi giá trị thảo quả nhằm
xóa đói giảm nghèo cho các xã cùng cao của tỉnh”,
trong 3 năm (2008-2010) với đối tác thực hiện
chính là Trung tâm Khuyến nông Lào Cai
2
. Chương
trình được triển khai thực hiện thí điểm tại 4 xã
gồm: Tả Phìn và San Sả Hồ thuộc huyện Sa Pa, Dền
Sáng và Sảng Ma Sáo thuộc huyện Bát Xát. Đây là
lần đầu tiên, ngành nông nghiệp Lào Cai được làm
quen với phương pháp tiếp cận mới “phát triển chuỗi giá trị” bao gồm các hoạt động kết nối
từ người sản xuất, các hộ kinh doanh, đến thị trường tiêu thụ. Trên cơ sở phân tích chuỗi giá
trị, chương trình tập trung vào hỗ trợ 4 lĩnh vực: cải thiện năng suất và biện pháp canh tác
1
Chuỗi giá trị thảo quả: Hiệu quả từ chương trình hợp tác với Tổ chức phát triển Hà Lan.

2
Chuỗi giá trị thảo quả: Hiệu quả từ chương trình hợp tác với Tổ chức phát triển Hà Lan.


4





thảo quả; cải thiện chất lượng thảo quả; phát triển thị trường thảo quả; và hỗ trợ phát triển môi
trường sản xuất và kinh doanh thảo quả. Từ việc thành lập 12 nhóm nông dân sở thích với sự
tham gia của 180 hộ nông dân sản xuất thảo quả, 4 xã được triển khai thí điểm đã trở thành
các nhân tố chính góp phần thay đổi nhận thức của người dân và chính quyền địa phương.
Thực tế cho thấy trong năm 2008 và 2009, hiệu quả bước đầu của chương trình đã góp phần
làm nâng cao nhận thức của người dân, làm tăng năng suất, giá trị, chất lượng của thảo quả
lên 15 – 20%. Trên cơ sở các kết quả đó, năm 2010 chương trình hợp tác đã mở rộng địa bàn
triển khai tới 21 xã tại 3 huyện của Lào Cai là Sa Pa, Bát Xát, và Văn Bàn, là 3 huyện có diện
tích trồng thảo quả lớn nhất tỉnh.

Trong quá trình triển khai chương trình này, qua các hoạt động tư vấn nâng cao năng lực và
làm mô hình điểm do Trung tâm Khuyến nông tỉnh phối hợp với tư vấn SNV thực hiện, đã tạo
ra các kết quả đáng khích lệ. Điều đặc biệt nhất, với việc hỗ trợ tư vấn, chính quyền địa
phương và người dân đã xây dựng và thực hiện thành công “Quy ước quản lý sản xuất thảo
quả bền vững” tại 21 xã cho gần 2.300 lượt người trực tiếp tham gia
3
. Theo đó, người trồng
thảo quả và chính quyền tại các xã này đã cam kết thu hoạch thảo quả đúng thời vụ (từ tháng
10 đến tháng 11, thay vì tháng 8-9 như trước đây) và hiện tượng trộm cắp thảo quả đã không
còn là mối lo ngại của người trồng thảo quả nữa. Do thu hoạch đúng thời vụ, thảo quả đã chín
hơn, và chất lượng thảo quả đã tăng rõ rệt (quả sấy khô không bị mốc và lượng tinh dầu tăng
lên). Bên cạnh đó, dự án cũng đã hộ trợ 45 hộ áp dụng lò sấy thảo quả cải tiến, qua đó lượng
nhiên liệu đầu vào cho quá trình sấy và thời gian sấy thảo quả đã giảm ít nhất 30%. Trên cơ
sở các kết quả này, UBND các huyện đã chủ động chỉ đạo, tuyên truyền tất cả các xã có thảo

quả trên địa bàn thực hiện tốt chủ trương về sản xuất thảo quả bền vững. Đến thời điểm hiện
tại đã có khoảng 30 xã hưởng ứng chủ trương này. Từ việc áp dụng các hướng dẫn kỹ thuật,
chương trình đã giúp cải thiện khoảng 20% - 30% giá trị sản phẩm cho 3.000 hộ nông dân sản
xuất và chế biến thảo quả tại Lào Cai.
Nhằm đa dạng hóa thị trường, SNV và Trung tâm khuyến nông cũng đã hỗ trợ cho các bên
tham gia chuỗi giá trị thảo quả tiến hành nghiên cứu các thị trường tiềm năng và thăm quan
học tập tại Ấn Độ. Có ít nhất 2 thị trường nhập khẩu thảo quả mới ngoài Trung Quốc đã được
xác định là Hàn Quốc và Nhật Bản. Thông tin tin cậy về thị trường thảo quả trong nước và
quốc tế được cập nhật thường xuyên đến người sản xuất và kinh doanh thảo quả nhằm giúp
đưa ra các quyết định kịp thời liên quan đến sản xuất và xuất khẩu thảo quả. Quy trình quản lý
chất lượng thảo quả cũng đã được xây dựng và hoàn thiện với sự hỗ trợ tích cực của chuyên
gia Ấn Độ và Trung tâm Nghiên cứu lâm - đặc sản ngoài gỗ Việt Nam. Việc áp dụng tiêu
chuẩn chất lượng thảo quả và đăng ký thương hiệu “Thảo quả Hoàng Liên” sẽ giúp tư thương
và người xuất khẩu thảo quả tại Lào Cai tiếp cận tốt hơn thị trường nhập khẩu cuối cùng.
3
Chuỗi giá trị thảo quả: Hiệu quả từ chương trình hợp tác với Tổ chức phát triển Hà Lan.
/>

5





Trung tâm khuyến nông và SNV cũng đã hỗ trợ thành lập Hội thảo quả Lào Cai để tiếp tục
triển khai Chương trình Chuỗi giá trị thảo quả, đáp ứng nhu cầu của các tác nhân trong chuỗi.
Điều lệ của Hội đã được UNBD tỉnh Lào Cai phê duyệt trên cơ sở quyết định số 634/QĐ –
UBND ngày 21 tháng 3 năm 2011. Hội thảo quả Lào Cai có 120 hội viên ở 2 huyện (Bát Xát,
Văn Bàn) và TP. Lào Cai. Các hội viên này là người trồng, tiêu thụ thảo quả và một số hội
viên đại diện chính quyền địa phương, Sở NN-PTNT, và Trung tâm Khuyến nông. Hội thảo

quả Lào Cai là tổ chức đoàn thể của những người trồng, chế biến, và kinh doanh thảo quả
nhằm hỗ trợ hội viên phát triển diện tích thảo quả phù hợp với qui hoạch, thâm canh tăng
năng suất, thu hái và chế biến đúng thời gian, hỗ trợ khoa học kỹ thuật và thông tin giá cả thị
trường trong nước và quốc tế, điều hoà lợi ích của người trồng và tiêu thụ hợp lý, bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của Hội viên phù hợp với tôn chỉ mục đích của Hội, tổ chức hội trợ
giới thiệu, và quảng bá sản phẩm thảo quả Lào Cai. Việc hoạt động của Hội và các chi Hội tại
các huyện đã và đang giúp tạo ra môi trường kinh doanh minh bạch, bền vững, có lợi cho tất
cả các bên tham gia.
Như vậy, qua 3 năm thực hiện, dự án đã không chỉ tác động trực tiếp đến các tác nhân trong
chuỗi thảo quả (từ người trồng, thu gom, chế biến, đến xuất khẩu) để tăng cường tính cạnh
tranh của sản phẩm và sản xuất bền vững, mà còn giúp tạo được sự đồng thuận và hỗ trợ rất
hiệu quả từ chính quyền các cấp, qua đó càng làm cho các tác nhân trong chuỗi yên tâm hơn
trong việc sản xuất và đầu tư vào phát triển sản phẩm này. Cùng với đó, năng lực của hệ
thống khuyến nông Lào Cai, nhất là cán bộ khuyến nông đang công tác tại các xã vùng trồng
thảo quả được nâng cao rõ rệt, đặc biệt là kỹ năng tư vấn dịch vụ cải thiện chất lượng giống,
kỹ thuật canh tác, cải thiện công nghệ và kỹ năng chế biến, tiếp cận thị trường thảo quả. Với
kiến thức và kinh nghiệm có được từ quá trình hợp tác với SNV, Trung tâm khuyến nông Lào
Cai sẽ tiếp tục hỗ trợ cho các tác nhân trong chuỗi để không ngừng phát triển sản phẩm thảo
quả cạnh tranh trên thị trường quốc tế và trong nước.
Bài học # 2: Việc quan tâm sử lý các vấn đề môi trường và xã hội trong chuỗi giá trị sản
phẩm thông qua các giải pháp sáng tạo, không chỉ giúp “công ty đầu tầu” thu hút được
thêm nhiều nguồn lực và hỗ trợ kỹ thuật từ các tổ chức phát triển mà còn giúp việc kinh
doanh của công ty ngày càng hiệu quả và bền vững hơn.
Đây là bài học đúc kết từ công ty TNHH MTV tinh bột sắn Sepon, huyện Hương Hóa, tỉnh
Quảng Trị.
Nhà máy chế biến tinh bột sắn Hướng Hóa thuộc Công ty TNHH một thành viên thương mại
Quảng Trị được biết đến như một điển hình về sản xuất kinh doanh có hiệu quả
4
. Với công
suất sản xuất 150 tấn tinh bột/ngày đêm, mỗi ngày nhà máy tiêu thụ trên 550 tấn củ sắn tươi

4
Hoàng Đức. Biến chất thải thành …. tiền. Trang thông tin điện tử huyện Hương Hóa, ngày 26/10/2010
/>;

6





của nông dân. Có thể nói rằng, sự ra đời và đi vào hoạt động ổn định của Nhà máy chế biến
tinh bột sắn Hướng Hóa đã có tác động tích cực làm thay đổi cuộc sống người dân nhiều vùng
trồng sắn nguyên liệu cung cấp cho nhà máy, trong đó có trên 2.000 hộ đồng bào dân tộc ít
người ở vùng Lìa.
Tuy nhiên với công nghệ chế biến hiện nay, để sản xuất ra 1 tấn sản phẩm phải cần đến 15m
3

nước và để thu được lượng tinh bột 150 tấn mỗi ngày, nhà máy phải đưa ra môi trường một
lượng rất lớn chất thải, bao gồm nước và các chất cặn bã, nếu không được xử lý nghiêm ngặt,
lượng chất thải tồn cửu này sẽ lên men và bốc mùi hôi thối, ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến
môi trường sống. Thực tế này đã từng xảy ra ở rất nhiều nhà máy chế biến tinh bột sắn trong
tỉnh cũng như trong cả nước, làm người dân sống xung quanh rất bức xúc.Vậy bí quyết nào đã
giúp nhà máy giải quyết vấn đề này.
Theo Phó giám đốc nhà máy, anh Lê Văn Thể: “Nước thải trong quá trình chế biến tinh bột ở
đây được lọc sạch cặn bã, sau đó cho men vi sinh vào rồi đưa vào một túi khí to (thể tích
khoảng 1.000 m
3
- túi khí thực chất là một tấm bạt được trùm trên diện tích của hồ chứa số 1,
vật liệu làm bạt dày 2 mm do Thái Lan sản xuất). Hỗn hợp nước thải đưa vào túi khí khoảng 2
ngày trong điều kiện yếm khí sẽ sinh ra khí mê tan (CH4) với nồng độ khoảng 70%. Lượng

khí thu được này được đưa vào hệ thống ống dẫn, lọc nước, bồn chứa, các thiết bị an toàn
rồi dẫn vào đốt lò thay cho than đá hoặc dầu FO để sấy tinh bột.
Đây là một lợi ích kép, ngoài việc sử dụng khí biogas là loại năng lượng sạch, giá rẻ, mỗi năm
nhà máy cũng giảm phát thải vào không khí hàng ngàn tấn khí CO2 độc hại do sử dụng than
đá hoặc dầu FO để đốt lò. Nước thải sau khi xử lý được đưa vào 4 hồ chứa liên tiếp để phân
giải tự nhiên, đạt độ trong sạch hoàn toàn, không còn mùi hôi thối. Thực tế qua xử lý, nước
thải đã trở nên sạch sẽ hơn và trở lại môi trường. Hiện nhà máy đang giao cho công đoàn nuôi
cá ở hồ số 5 để tăng thêm thu nhập. Anh Thể cũng cho biết thêm, có nhiều nhà máy đã dùng
phương án này nhưng do chọn men chưa tốt, pha chế men không đúng nồng độ, nhiệt độ pha
men chưa chuẩn nên khí sinh ra có hàm lượng CH4 thấp, không đốt lò được. Còn ở nhà máy,
lượng khí sinh ra thừa sức để đốt lò sấy tinh bột, hiện đang nghiên cứu để chạy máy phát điện.
Hiệu quả kinh tế từ việc tận dụng nguồn khí sinh học để đốt là đã giảm chi phí nhiên liệu mỗi
năm trên 11 tỷ đồng, nhưng điều quan trọng hơn là sản phẩm của nhà máy đã thực sự thân
thiện với môi trường.
Mô hình xử lý chất thải bằng phương pháp ủ kín sản xuất khí biogas của nhà máy đã được
Công ty AES carbon Exchange LTD- Hoa Kỳ tài trợ thực hiện theo cơ chế phát triển sạch
(CDM). Theo đó, Công ty AES đóng góp 1,4 triệu USD bao gồm cung cấp thiết bị, lắp đặt và
vận hành dự án, được sở hữu và chuyển nhượng các lợi ích liên quan đến môi trường của dự
án, các chứng chỉ giảm phát thải (CER), các tín dụng giảm phát thải tự nguyện. Nhà máy hỗ
trợ mặt bằng và một số chi phí khác, được quyền sử dụng toàn bộ khí metan phát sinh trong
quá trình hoạt động. Dự án có hiệu lực trong 10 năm sau đó chuyển giao toàn bộ lại cho Nhà
7




máy tinh bột sắn Sêpôn. Hệ thống xử lý nước thải này đã hoàn thành và đưa vào vận hành
cuối năm 2010.
Nhằm tạo chuỗi sản xuất - kinh doanh khép kín với mục tiêu là giảm chi phí sản xuất, giảm
thiểu ô nhiễm môi trường, có điều kiện giúp đỡ thêm cho nhiều người dân trồng sắn (đặc biệt

là các hộ nghèo), thời gian qua, bên cạnh việc đẩy mạnh đầu tư sản xuất chế biến tinh bột sắn,
nhà máy đã tổ chức nuôi bò chất lượng cao trên cơ sở tận dụng nguồn lá sắn, bả sắn và lượng
thức ăn sẵn có trên địa bàn. Với 300 con bò giống nhập khẩu từ Thái Lan, qua quá trình
nghiên cứu thử nghiệm, các cán bộ kỹ thuật ở đây đã xây dựng được công thức chế biến thức
ăn nuôi vỗ béo bò bằng quy trình phối hợp dùng lá sắn ủ chua, bã sắn lên men để làm thức ăn
cho bò, kết quả cho thấy bò rất thích ăn và hiệu quả đem lại rất đáng phấn khởi, tỷ lệ tăng
trọng bình quân đạt 1,2 kg/con/ngày, ngang bằng với công nghệ nuôi vỗ béo của Thái Lan. Từ
kết quả này, nhà máy đang chuyển giao kỹ thuật cho nhiều hộ gia đình trong toàn tỉnh để
nhân ra diện rộng và cam kết sẽ thu mua, tiêu thụ toàn bộ sản phẩm cho nông dân theo giá thị
trường.
Bên cạnh đó, việc xử lý rác thải, chất thải từ chăn nuôi để làm phân vi sinh cũng là một thành
công rất đáng ghi nhận của nhà máy. Với lượng rác thải sau khi chế biến tinh bột sắn rất lớn,
cộng với nguồn chất thải từ chăn nuôi, nhà máy cho thu gom lại phơi khô, xử lý diệt vi khuẩn
tiềm ẩn rồi trộn với P2O5 (phốt pho rít), men vi sinh ủ trong 2 tháng (tỷ lệ rác thải là 60%;
30% phân bò; 10% than bùn), sau đó xay mịn rồi trộn thêm đạm, lân, kaly ủ tiếp 10 ngày
nữa, công đoạn tiếp theo là xay, sàng, vo viên, sấy rồi đóng bao cung cấp cho bà con nông
dân, đặc biệt là các hộ nông dân trồng sắn tại các vùng đất dốc đã bạc màu. Do chi phí sản
xuất thấp (chủ yếu tận dụng nguồn chất thải của quá trình chế biến, nguồn phân hữu cơ có sẵn
qua chăn nuôi) nên giá thành thấp, đủ sức cạnh tranh với bên ngoài. Hiện tại giá phân vi sinh
của nhà máy xuất bán chỉ 1 triệu đồng/tấn, chất lượng lại cao nên rất được nhiều nông dân tín
nhiệm và đặt mua.
Công nghệ sản xuất phân bón vi sinh cũng mang lại những lợi ích lớn về mặt môi trường. Nó
biến một sản phẩm phế thải thành phân bón, giúp giảm thiểu nạn phá rừng bằng cách chứng
minh cho đồng bào dân tộc thiểu số thấy việc bón phân cho đất sẽ mang lại năng suất tốt hơn
là đốn chặt những diện tích rừng quý giá. Nó cũng giúp cải tạo đất, vốn bị mất đi những chất
dinh dưỡng quý giá trong quá trình trồng sắn, bằng cách bón phân bón vi sinh tự nhiên. Đồng
thời, tạo công ăn việc làm ổn định cho những người nông dân trồng sắn tại huyện Hướng Hóa,
Quảng Trị và các vùng lân cận - nơi mà đa số những người dân còn phụ thuộc nhiều vào sản
xuất nông nghiệp và chăn nuôi, tỷ lệ hộ nghèo vẫn chiếm hơn 20%, cao hơn tỷ lệ trung bình
của tỉnh Quảng Trị

5
. Dự kiến, đến cuối tháng 12/2011, dự án sản xuất được 1.500 tấn phân
5
Đại biểu CG thăm dự án sản xuất phân vi sinh tại Quảng Trị. Nguồn: />san-xuat-phan-vi-sinh-tai-Quang-Tri/45/6440291.epi:

8







bón vi sinh giá rẻ cho những người dân tham gia. Trong thời gian thực hiện dự án, có khoảng
3.000 hộ gia đình nông dân, hay khoảng 15.000 người (trong đó có 50% là phụ nữ) được nâng
cao thu nhập, thông qua việc cải thiện năng suất và đảm bảo giá cả cho những sản phẩm sắn
họ trồng với việc bón phân. Dự án sản xuất phân bón vi sinh giá rẻ cho cây sắn là một trong
số 11 dự án được tài trợ 55.000 USD bởi Quỹ Thách thức Việt Nam (VCF) - giai đoạn 2
(M4P2) và 30.000 USD từ Quỹ Tia Sáng để mở rộng quy mô sản xuất và hỗ trợ người trồng
sắn, trong đó phần lớn là nông dân nghèo dân tộc.
Trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế và tài chính toàn cầu, có không ít doanh nghiệp lâm vào
tình trạng khó khăn, sản xuất bị đình đốn, công nhân mất việc, nhưng với cách làm năng
động, dám nghĩ, dám làm, đề cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, Nhà máy chế biến
tinh bột sắn Hướng Hóa vẫn duy trì được tốc độ phát triển và trở thành một đơn vị dẫn đầu
trong toàn Tổng Công ty thương mại Quảng Trị về sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả. Nhờ
những nỗ lực biến chất thải thành… tiền, biến những ý tưởng bảo vệ môi trường giàu tính
nhân văn thành hiện thực, sản phẩm của nhà máy luôn được thị trường chấp nhận và được xã
hội đánh giá cao. Với những cố gắng không mệt mỏi để có những sản phẩm thân thiện với
môi trường, năm 2009 nhà máy được Bộ Tài nguyên và Môi trường trao tặng Cúp vàng vì sự
nghiệp bảo vệ môi trường và năm 2010 được trao Cúp Thương hiệu xanh do Liên hiệp Hội

KHKT VN và Bộ TN-MT phối hợp tổ chức.
Bài học # 3: Trong cơ chế thị trường đầy thách thức, việc liên kết kinh doanh theo hình
thức “gia công” giữa người hoặc nhóm sản xuất và công ty “đầu tầu”trong phát triển và
kinh doanh chuỗi giá trị sản phẩm lợn là cách làm đã và đang phát huy hiệu quả cao và
được sự ủng hộ của xã hội.
Đây là bài học đúc kết từ mô hình phát triển kinh doanh chăn nuôi lợn của công ty
MITRACO, Hà Tĩnh.
MITRACO Hà Tĩnh là doanh nghiệp đầu đàn của Hà Tĩnh với 29 đơn vị thành viên, 2.600
cán bộ công nhân viên, sản xuất kinh doanh đa lĩnh vực. Năm 2011 là năm khó khăn chung
của nền kinh tế, riêng MITRACO Hà Tĩnh lại có khó khăn riêng bởi quy định tạm dừng cấp
phép thăm dò, khai thác khoáng sản; các sản phẩm Ilmenite không được cấp quota xuất khẩu;
khó khăn trong dự án mặt bằng; một số dự án đòi hỏi nguồn vốn lớn, có tính định hướng lâu
dài nhưng trước mắt chưa đem lại hiệu quả kinh tế. Trong hoàn cảnh đó, DN đã có rất nhiều
cố gắng để thích ứng với tình hình, đảm bảo công ăn việc làm cho người lao động, tăng
trưởng doanh thu và tiếp tục mở rộng quy mô, lĩnh vực sản xuất kinh doanh.
Năm 2011, sản xuất, kinh doanh của Tổng
công ty tiếp tục tăng trưởng, doanh thu gần
1.200 tỷ đồng, đạt 110% kế hoạch, lợi nhuận
66 tỷ đồng, đạt 140% kế hoạch, nộp ngân sách
nhà nước 65 tỷ đạt 110% kế hoạch, đảm bảo
9




việc làm ổn định cho gần 2.600 CBCNV - người lao động, thu nhâp bình quân 3, 2 triệu
đồng/người/tháng
6
. Bên cạnh đó, Tổng công ty còn tích cực phối hợp với các địa phương phát
triển kinh tế cộng đồng, xoá đói giảm nghèo, an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới. Lĩnh

vực phát triển nông nghiệp, nông thôn chiếm gần 20% lợi nhuận của Tổng công ty. Mô hình
chăn nuôi lợn tập trung của Tổng công ty đã đi vào tận các hộ dân tại các địa phương. Theo
đề án phát triển chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2011 - 2015, định hướng
đến năm 2020
7
, Tổng công ty sẽ tập trung đầu tư để trở thành đơn vị lớn nhất, cung cấp hơn
2/3 số lượng lợn giống ngoại cho toàn tỉnh. Cũng trong đề án này, việc tổ chức sản xuất theo
hướng hình thành Tổ hợp, Hợp tác xã liên kết với Công ty cổ phần Chăn nuôi Mitraco hoặc
các doanh nghiệp chăn nuôi khác, theo hình thức liên kết “4 nhà” để phát triển chăn nuôi bền
vững đã được UBND tỉnh Hà Tĩnh nhấn mạnh.
Điểm nổi bật của Công ty Mitraco là có hệ thống phòng trừ dịch bệnh nghiêm ngặt, và quy trình
chăn nuôi khép kín, sử dụng công nghệ cao đảm bảo chất lượng và số lượng sản phẩm. Tại thời
điểm này, ở khu vực dân cư bên ngoài đang có dịch lở mồm long móng nên hơn một tháng
nay từ bảo vệ đến công nhân lao động “nội bất xuất ngoại bất nhập”; tất cả phải ở lại công ty
tránh lây lan dịch bệnh. Bất kỳ ai muốn vào đều phải đi qua 3 cửa phòng dịch bằng hệ thống
phun thuốc sát trùng, thay trang phục cận thận. Riêng công nhân tiếp xúc trực tiếp với lợn
được khử trùng bằng bộ phận cảm ứng tia hồng ngoại tự động phun thuốc vào người. Sau khi
khử trùng xong, công nhân mặc đồ chuyên dùng của trang trại, sau đó mới được làm việc.
Theo lý giải của ông Lê Văn Nhị, Giám đốc Công ty CP chăn nuôi Mitraco, nếu kỷ luật
không nghiêm thì chỉ cần một trận dịch là tiêu tan cả cơ nghiệp hàng chục tỷ đồng. Vì vậy, 6
năm qua, trang trại có 40 ngàn con lợn cả giống và lợn thịt mỗi năm vẫn an toàn với dịch
bệnh. Trong khi mấy năm gần đây, nhiều địa phương ở Hà Tĩnh liên tục xuất hiện dịch tai
xanh, lở mồm long móng khiến hàng ngàn con lợn phải tiêu hủy, người nông dân điêu đứng.
Về mặt quy trình công nghệ, Công ty đã chọn công nghệ nuôi lợn hiện đại của Thái Lan kể từ
khi khởi nghiệp từ năm 2004. Đây là dây chuyền khép kín từ sản xuất con giống, cai sữa đến
thương phẩm. Mỗi năm, trang trại duy trì nuôi trên 1.300 con lợn bố mẹ giống Thái Lan để
cho ra đời 15.000 lợn con và 27.000 con lợn thương phẩm. Quy mô trại trại lớn là vậy nhưng
chỉ cần 6 kỹ sư để duy trình toàn bộ hệ thống. Nhờ làm tốt vệ sinh môi trường, tiêu độc khử
trùng nên sau 7 năm đi vào hoạt động, Công ty chưa để xảy ra dịch bệnh. Để quản lý vận
hành dây chuyền này, trang trại phải sử dụng công nghệ thông tin bằng những phần mềm máy

tính chăn nuôi hết sức độc đáo của Thái Lan, Mỹ. Nhờ vào phần mềm này mới có thể điều
6
Nguồn: MITRACO Hà Tĩnh nỗ lực vượt khó phát triển bền vững, />ty/18638/MITRACO-Ha-Tinh-no-luc-vuot-kho-phat-trien-ben-vung.htm:

7
QUYẾT ĐỊNH Số: 2596 /QĐ-UBND ngày 8 tháng 8 năm 2011 về việc phê duyệt đề án phát triển chăn nuôi lợn
trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến năm 2020.

10





chỉnh được thành phần thức ăn hợp lý đưa lại hiệu quả chăn nuôi cao. Đàn lợn con sinh ra chỉ
cần nuôi 20 ngày đã đạt trọng lượng 8 kg/con và có thể bán ra thị trường, còn lợn thương
phẩm chỉ nuôi sau 3 tháng đã đạt trọng lượng mỗi con từ 80 - 100 kg xuất chuồng. Nhờ đó,
năm 2010, Công ty đạt lợi nhuận trên 50 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho 70 công nhân với
mức lương 3 triệu đồng/người
8
.
Ngoài việc đầu tư và ứng dụng tiến bộ KHKT mới vào sản xuất, Công ty còn phối hợp với
các địa phương tuyên truyền, hướng dẫn nông dân phát triển chăn nuôi lợn thương phẩm theo
hình thức trang trại, gia trại tập trung. Sau 6 năm thành lập, đến nay, Công ty đã xây dựng 18
trang trại chăn nuôi lợn thương phẩm vệ tinh ở các huyện: Hương Sơn, Hương Khê, Thạch
Hà, Cẩm Xuyên và Kỳ Anh, mỗi năm cung cấp 18.000 con lợn giống cho các hộ nuôi vệ tinh.
Đến thời điểm này, toàn tỉnh đã có 19 hộ nuôi gia công lợn thịt cho Công ty với tổng số lợn
20.580 con/năm, trong đó, nhiều hộ chăn nuôi theo hình thức này đạt hiệu quả cao. Cơ chế
chính của mô hình này là theo hình thức hợp đồng gia công ký giữa doanh nghiệp đầu tầu và
các hộ vệ tinh. Theo hình thức hợp đồng này, Công ty sẽ cung cấp con giống (19-20 kg/con),

thuốc, thức ăn chăn nuôi theo khẩu phần trong quy trình, tư vấn chăn nuôi, chăm lo dịch bệnh
và bao tiêu sản phẩm lợn thịt cho các hộ vệ tinh. Các hộ này sẽ phải tự đầu tư trang trại và bỏ
công ra để chăn nuôi theo quy trình hướng dẫn của Công ty. Trong trường hợp các hộ thiếu
vốn để làm chuồng trại, Công ty có thể cho vay vốn từ 180-200 triệu, không lãi xuất. Các hộ
này được trả công theo giá trị sản phẩm được thống nhất từ đầu, ví dụ như giá hợp đồng năm
2011 là 1500 đồng/kg lợn thịt, và Công ty chịu hoàn toàn rủi ro nếu có dịch bệnh sảy ra.
Ngoài ra, các hộ chăn nuôi còn được khuyến khích theo hình thức khoán trên khối lượng tăng
trọng, và được thưởng 60% cho phần khối
lượng tăng thêm. Ngược lại, nếu hộ chăn
nuôi không đáp ứng được trọng lượng lợn
thịt như đã thỏa thuận, thì sẽ phải trả tiền
cho Công ty theo giá thị trường tại thời
điểm bán. Sự ràng buộc này, đòi hỏi các hộ
chăn nuôi phải tuân thủ nghiêm ngặt quy
trình chăn nuôi và vệ sinh phòng bệnh.
Thông qua đó, các hộ cũng học được cách
làm ăn mới theo cơ chế thị trường ngày
càng thách thức.
Hình thức nuôi vệ tinh này đang được người
dân hưởng ứng tích cực khi họ không phải lo
đầu ra mà vẫn có thu nhập. Nếu nuôi từ 3
8
Mở hướng làm giàu cho nông dân Hà Tĩnh. Nguồn tin: Báo Hà Tĩnh, 22/03/2011
Ngày cập nhật: 23/3/2011.
Sơ đồ – Người sản xuất liên kết với Công ty đầu tầu MITRACO
để sản xuất kinh doanh lợn qua cơ chế gia công
(
Nguồn: Đỗ Thành Lâm và cộng sự, 2011
)
Chế biến

Nuôi lơn
Nuôi lơn nái
Cung cấp
đầu vào
MITRACO
12 lò mổ tại HCMC,
ĐN)
Sản xuất 25,000 lơn
con
Cung cấp thức ăn,
kỹ thuật, thuốc, và
tín dụng
19 trang trại nhân
HĐ (mỗi TT: 320-470
con x 3 lứa/năm)
Chính phủ hỗ trợ
tiếp cận đất đai
(21 ha), giảm
thuế DN, thuốc
phòng bệnh
Chính phủ
hỗ trợ tiếp
cận đất đai
và tín dụng

11






tháng, một lứa xuất chuồng thì mỗi con thu từ 50 - 70 ngàn đồng, một hộ gia đình tham gia
nuôi từ 300 - 500 con, thu nhập là 20 - 30 triệu đồng/lứa. Gia đình anh Nguyễn Tất Trường
9

xóm Hồng Thái là một hộ chăn nuôi lợn vệ tinh cho Công ty Mitraco có quy mô lớn nhất
trong toàn tỉnh (xem ảnh bên) với diện tích trang trại 3 ha. Cùng với nuôi 800 lợn thương
phẩm mỗi lứa, anh còn có trên 1 ha mặt nước nuôi cá để cải tạo môi trường và tăng thu nhập,
mỗi năm anh thu được trên 10 tấn cá các loại, đem lại nguồn thu trên 200 triệu đồng. Tổng
thu nhập từ lợn và cá của anh đạt trên 600 triệu đồng/năm. Hiện anh đang chuẩn bị các điều
kiện để tiếp tục liên kết với Công ty thả nuôi 200 lợn nái bố mẹ, mở rộng quy mô sản xuất và
nâng cao thu nhập.
Hiện nay, Công ty tiếp tục mở rộng vệ tinh chăn nuôi ở các huyện, trên địa bàn, tăng cường
mở rộng thị trường trong và ngoài tỉnh, hướng tới xuất khẩu. Không chỉ đáp ứng nhu cầu thực
phẩm, Công ty còn điều tiết lợn giống cho bà con nông dân và ứng dụng chuyển giao KHKT
vào chăn nuôi, góp phần đưa ngành chăn nuôi ngày càng phát triển bền vững, có thu nhập cao
và làm giàu cho nhiều hộ dân. Trong mô hình này, doanh nghiệp đầu tàu có vai trò rất quan
trọng, quyết định thắng lợi của mô hình kinh doanh. Công ty MITRACO có tiềm lực về vốn
(doanh thu 80 tỷ đồng/năm) và có ông nghệ chăn nuôi hiện đại (do phát triển quan hệ trực tiếp
với Công ty CP tại Thái Lan để áp dụng chuyển giao công nghệ mới). Công ty này hiện đang
có 1300 lợn nái được chuyển giao từ Thái Lan. Ngoài ra, Công ty này cũng có mạng lưới 12
các lò mổ chuyên tiêu thụ sản phẩm của Công ty tại các tỉnh Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí
Minh theo hợp đồng trực tiếp đảm bảo số lượng và chất lượng (tỷ lệ nạc 58-62%) theo giá thị
trường.
Tromg mô hình này, sự hỗ trợ tích cực của nhà nước trong việc hình thành và phát triển mô
hình này là rất đáng kể
10
. Riêng Công ty MITRACO, nhà nước đã hỗ trợ mặt bằng sản xuất
cho doanh nghiệp (21 ha) theo chính sách ưu đãi đầu tư (5 năm đầu không đóng thuế, 5 năm
sau miễn giảm 50%, và 5 năm sau nữa được giảm 25%). Ngoài ra, Công ty này cũng được

hưởng chính sách miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp (5 năm đầu được miễn, 5 năm sau
miễn 50%), vay vốn không lãi trong giai đoạn đầu và một số hỗ trợ khác như thuốc và hóa
chất khử trùng đề phòng dịch bệnh.
Nhờ có sự phát triển của mô hình chăn nuôi này, nhiều tác động xã hội đã được tạo ra. Các hộ
vệ tinh, thông qua hình thức hợp đồng gia công với Công ty đầu tầu, đã học được cách làm ăn
theo kiểu công nghiệp, tuân thủ nghiêm ngặt quy trình chăn nuôi do Công ty đưa ra. Với mô
9
Tiến Thành. Đài Phát thanh – truyền hình Hà Tĩnh. Thạch Thắng phát triển chăn nuôi lợn. Thứ bảy - 17/03/2012
09:38. />1410/

10
Quyết định số 50/2007/QĐ-UBND tỉnh Hà Tình ngày 12/7/2007 Ban hành Quy định một số chính
sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
12





hình này, người sản xuất cũng tránh được rủi ro trong qua trình sản xuất, kinh doanh (như
dịch bệnh, và bao tiêu sản phẩm). Trên cơ sở thành công, Công ty đang tiến hành nhân rộng
mô hình, cụ thể là đang xây dựng thêm một mô hình 1200 con giống ở huyện Cẩm Xuyên
chuyên cung cấp giống cho các hộ chăn nuôi trong tỉnh. Công ty cũng đang mở rộng mô hình
gia công lợn nái tại các trang trại mới trong tỉnh. Như vậy, tác động xã hội của mô hình sẽ còn
lớn hơn trong các năm tiếp theo.
Bài học # 4: Việc tổ chức người sản xuất thành các tổ hợp tác hoặc hợp tác xã kinh
doanh có sự liên kết chặt chẽ với công ty chế biến và xuất khẩu trong việc sản xuất hàng
hóa theo một quy trình thống nhất đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của thị trường xuất
khẩu là hướng đi tốt đang được phát huy.
Theo đánh giá chung của các tỉnh nghiên cứu, kinh tế hợp tác (hợp tác xã và tổ hợp tác) đã có

những bước tiến đáng kể, tạo công ăn việc làm và thu nhập cho nhiều xã viên trong nông thôn
hiện nay. Tuy vậy, hiệu quả hoạt động của các hình thức hợp tác này cũng còn chưa cao.
Theo đánh giá của của Liên minh các HTX tỉnh Bến Tre (2010), trong số 101 HTX hiện có
(tăng 40,2% so với đầu năm 2006), tỷ lệ HTX khá, giỏi chiếm 47%, trung bình chiếm 43%,
yếu kém chiếm 10%
11
. Tương tự như vậy, trong tổng số 453 HTX tại Hà Tĩnh, chỉ có 33%
khá giỏi, 53% trung bình, 14% làm ăn thua lỗ
12
. Tại Trà Vinh, tính đến cuối 2010, mặc dù đã
thành lập mới thêm 11 HTX, nhưng cũng đã phải giải thể 15 HTX, giảm 9,5% tổng số HTX
so với 2005
13
. Để có thêm ý tưởng nhằm không ngừng cải thiện hình thức và nội dung hoạt
động của các HTX hiện nay, chúng tôi xin chia sẻ một số nét mới tổng hợp từ 2 HTX đang
kinh doanh hiệu quả tại các tỉnh nghiên cứu (HTX Thắng Lợi – Trà Vinh và HTX Khánh Lộc
– Hà Tĩnh) để tham khảo.
Người lãnh đạo của các HTX này là những người có năng lực kinh doanh, có khả năng nắm
bắt xu thế và các cơ hội thị trường, có tâm huyết, biết thuyết phục các bên liên quan và tận
dụng được các nguồn lực sẵn có tại địa phương (kể cả của nhà nước và tư nhân), và lãnh đạo
các HTX thực hiện kế hoạch kinh doanh để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Các HTX này
có sự liên kết
chặt chẽ với
thị trường để
đảm bảo việc
bao tiêu các
11
Báo cáo tổng kết nhiệm kỳ III (2006-2010) và mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ IV (2010 – 2015)
tỉnh Bến Tre, ngày 25/11/2010.

12
Đề án phát triển kinh tế tập thể tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2010-2015, UBND tỉnh Hà Tĩnh, 30/7/2010
13
Báo cáo tổng hợp phiếu khảo sát do Liên minh HTX tỉnh Trà Vinh thực hiện ngày 30/4/2011.
Sơ đồ – HTX Nông nghiệp chuyển đổi hoạt động theo thị trường
Nguồn
:
Đỗ Thành Lâm và cộng sự, 2011
CTY Thủy sản
Cửu Long (mua,
chế biên và xuất
khẩu)
HTX Thắng Lợi:
20 ha trang trại
nuôi tôm khép kín
Cty cho vay tín dụng không lãi xuất
(800 mills), ký hợp đồng hợp tác,
không áp đặt giá cố định, nhưng phải
đảm báo chất lượng đến khi giao hàng
62 xã viên, với tổng số vốn là 1,922 tỷ. Ban
quản trị có trách nhiệm cao nhất, và chia sẻ
lợi nhuận theo khổ phẩn. Doanh thu: 9,343
tỷ
Chính phủ hỗ trợ làm hệ thống tiêu thoát
nước, kỹ thuât, miễn giảm thuế, và hỗ trợ
chuyển đổi đất đai. IFAD hỗ trợ nâng cao năng
lực (tập huấn, thăm quan)
13






sản phẩm đầu ra, cũng như tận dụng các nguồn lực từ thị trường để nâng cao năng lực cạnh
tranh cũng như phát triển các sản phẩm có chất lượng được thị trường chấp nhận. Chẳng hạn
như HTX Thắng lợi đã ký hợp đồng liên kết bao tiêu sản phẩm với Công ty Cổ phần Thủy
Sản Cửu Long, mà không áp đặt giá mua và bán. Hợp đồng ràng buộc đối với HTX là phải
đảm bảo chất lượng sản phẩm, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo quản theo yêu cầu
từ khi thu hoạch đến khi giao sản phẩm. Phía công ty đảm bảo yêu cầu tiêu thụ, giá mua cao
hơn so với ngoài 2000/kg và hỗ trợ chi phí vận chuyển từ HTX về công ty. Ngoài ra, Công ty
cũng hỗ trợ vốn để HTX đầu tư sản xuất, (riêng 2010 là khoảng 800 triệu) theo cơ chế đầu tư
không lãi, cuối vụ bán sản phẩm để trả lại vốn đầu tư.
Các HTX này có hệ thống kiểm soát chất lượng sản phẩm nội bộ khá tốt. HTX Thắng lới có 3
cán bộ tốt nghiệp đại học có nhiều kinh nghiệm trong nuôi trồng thủy sản có khả năng tự
kiểm định chất lượng giống và đảm nhiệm công tác giám sát quy trình nuôi tôm đã được
Công ty Cửu Long tư vấn. Riêng đối với HTX Khánh Lộc, họ có xưởng riêng để kiểm tra
nồng độ cồn và có máy kiểm tra độ tinh khiết của rượu trước khi đóng chai để tiêu thụ ra thị
trường.
Các HTX này nhận được sự hỗ trợ khá tốt của các tổ chức nhà nước về tài chính cũng như
nâng cao năng lực quản lý và kinh doanh. Đối với HTX Thắng lợi, họ đã được dự án IFAD
cho thăm quan học tập mô hình thủy sản tại Bến Tre, được vay vốn ưu đãi năm 2009 và miễn
thuế kinh doanh trong 6 năm. Ngoài ra, HTX này cũng được các cấp chính quyền giúp vận
động người dân ủng hộ việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ trồng lúa sang nuôi tôm, và
hỗ trợ làm kênh mương cũng như kỹ thuật nuôi tôm. Riêng đối với HTX Khánh Lộc, sự hỗ
trợ của nhà nước lên tới 35% tổng vốn đầu tư, bao gồm kinh phí (540 triệu đồng) để xây dựng
cơ sở hạ tầng, đào tạo tập huấn cho lãnh đạo và cán bộ của HTX về lập kế hoạch sản xuất
kinh doanh, kỹ năng quản lý điều hành, phân tích chuỗi giá trị, phân đoạn thị trường, quy
trình sản xuất rượu và vệ sinh an toàn thực phẩm, thăm quan học tập các mô hình, kết nối thị
trường (thông qua các hội trợ trong nước và nước ngoài). Ngoải ra, HTX cũng được hỗ trợ tư
vấn làm logo và nhãn mác cho sản phẩm rượu Khánh Lộc, cũng như được hỗ trợ thuê đất 50

năm để mở xưởng.
Như vậy, trong cơ chế thị trường, nhiều HTX đã chuyển đổi mô hình kinh doanh theo hướng
thị trường, đảm bảo hạch toán độc lập có lãi, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các thành
viên. Các cơ quan và tổ chức của chính phủ cần hỗ trợ kỹ thuật để các HTX này kết nối được
với các Công ty đầu mối, qua đó đảm bảo được đầu ra ổn định, cũng như tiếp cận được tiến
bộ kỹ thuật và quy trình sản xuất hiện đại hơn, có chất lượng sản phẩm đáp ứng được yêu cầu
ngày càng tăng của thị trường.
Bài học # 5: Trong bối cảnh có nhiều trường hợp phá hợp đồng giữa người sản xuất và
công ty, thì hình thức “hợp đồng mở” thu mua sản phẩm theo giá thị trường tỏ ra dễ
được chấp nhận hơn.
14




Công ty Huy Thuận là doanh nghiệp đầu mối mạnh trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu thủy
sản tại tỉnh Bến Tre
14
. Công ty có 500 ha nuôi tôm, với doanh thu 50-60 triệu USD/năm, luôn
chủ động được nguồn vốn, áp dụng công nghệ và quy trình sản xuất tiên tiến trong nuôi tôm
và có thị trường xuất khẩu ổn định (Mỹ, Nhật, Châu Âu). Ngoài ra, công ty còn có riêng trung
tâm sản xuất tôm giống đảm bảo cung cấp nhu cầu giống cả về số lượng và chất lượng
(khoảng 1 tỷ con giống/năm) cho chính Công ty và các hộ sản xuất trong vùng.
Doanh nghiệp áp dụng mô hình kinh doanh thủy sản khép kín từ khâu sản xuất, thu mua, vận
chuyển, chế biến, đóng gói và tiêu thụ. Do có đất riêng để sản xuất, nên doanh nghiệp tự chủ
động được sản phẩm đầu ra từ 40-50%, còn lại là liên kết với các hộ dân vệ tinh sản xuất theo
yêu cầu của doanh nghiệp. Phương thức liên kết chủ yếu là qua hợp đồng, trong đó, doanh
nghiệp có đội
ngũ kỹ thuật
hướng dẫn

cho các hộ
nuôi trồng
thủy sản để áp
dụng quy trình
sản xuất theo
yêu cầu của
khách hàng,
và đầu tư một
phần vật tư
đầu vào cho
hộ sản xuất
bằng hiện vật
(không bằng
tiền) như
giống, thức
ăn, thuốc
phòng trừ dịch bệnh, và thu mua bao tiêu đầu ra theo giá thị trường. Việc áp dụng cơ chế mua
sản phẩm theo giá thị trường, không đầu tư bằng tiền mà bằng vật tư sản xuất, và có hướng
dẫn kỹ thuật trực tiếp, đã giúp xây dựng lòng tin kinh doanh lâu dài giữa doanh nghiệp và các
hộ sản xuất. Phương pháp này đã giúp giảm thiểu tối đa hiện tượng phá hợp đồng kinh doanh
thường hay sảy ra trong nông thôn. Trong trường hợp các hộ phá hợp đồng không bán sản
phẩm cho công ty thì sẽ phải trả lãi xuất theo thị trường cho các khoản đầu tư đã nhận từ
14
Đỗ Thành Lâm, Ngỗ Sỹ Đạt, Ninh Văn Nghi, tháng 11/2011. Báo cáo nghiên cứu một số mô hình hợp tác công
tư vì người nghèo trong Nông nghiệp - Nông dân - Nông thôn tại bốn tỉnh của Việt Nam.

Sơ đồ – Kinh
doanh
tôm khép kín liên kết với
các

hộ vệ
tinh
(e.g Cty Huy Thuận)
Xuất khẩu
Chế biến, đóng
gói
Nuôi tôm
Cung cấp
vật tư
Huy Thuận áp dụng
MH khép kín, có
500 ha, sản xuất và
cung cấp giống
,
thức ăn, và các vât
tư khác để nuôi
tôm, chế biến, đóng
gói, và xuất khẩu
sang Nhật Bản, EU,
tạo việc làm cho
3000 lao động địa
phương, trong đó
50% từ các hộ
nghèo và cận nghèo
2000 hộ
vệ tinh
nuôi tôm (đang
mở rông)
Các hộ bán sản phẩm
cho CTY theo giá thị

trường
CTY cung cấp giống,
thức ăn, thuốc
, và kỹ
thuật
Chính phủ hỗ
trợ cho CTY
thuê đất với giá
ưu đãi trong 50
năm, đăng ký
kinh doanh, vay
vốn với lãi xuất
thấp, đào tạo
lao động và
được miễn
giảm thuế các
năm đầu

15





doanh nghiệp. Như vậy, với phương pháp hợp đồng kinh doanh trên cơ sở “cùng có lợi” và
đảm bảo giá theo thị trường là cách làm tốt nên được nhân rộng hiện nay.

Bài học # 6: Trong các chuỗi giá trị sản phẩm chưa phát triển, vai trò của nhà nước và
các tổ chức phát triển hỗ trợ kỹ thuật nên tập trung vào việc kết nối và nâng cao năng
lực cho các tác nhân trong chuỗi, khuyến khích tư nhân đầu tư kinh doanh với nông

dân, và tạo môi trường kinh doanh minh bạch thuận lợi cho các tác nhân này thay vì
bao cấp các dịch vụ của thị trường.
Đây là bài học được nhiều tổ chức phát triển đúc kết và chia sẻ trên cơ sở kinh nghiệm của họ
hỗ trợ các tỉnh ở Việt nam phát triển chuỗi giá trị các sản phẩm. Tuy nhiên, nhóm chuyên gia
chưa tìm được nhiều các tài liệu liên quan để làm cơ sở cho việc đúc kết bài học này. Chúng
tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu tài liệu để bổ xung hoàn thiện bài học này.
Trong dự án phát triển Thanh Long huyện Chợ Gạo
15
, AusAid và Bộ nông nghiệp và PTNN
trong báo cáo dự án năm 2009 cũng đã chỉ ra: do chưa tìm được một công ty đóng gói/xuất
khẩu nào cam kết hỗ trợ nông dân để tạo ra 100 ha có chứng nhận phục vụ xuất khẩu, vào
năm 2009, chính quyền địa phương đã khẳng định với nông dân rằng là có kế hoạch rót kinh
phí để xây dựng một nhà đóng gói xuất khẩu thay vì khuyến khích đầu tư của tư nhân. Nhà
đóng gói đã được tỉnh vận hành và cạnh tranh lại với các thương lái thu mua/nhà đóng gói
hiện có để đảm bảo nguồn cung ứng từ 100 ha thanh long đạt chứng nhận thuộc dự án của
tình có sự hỗ trợ của SOFRI. Trong khi chi tiết của dự án nhà đóng gói ở giai đoạn này vẫn
chưa có gì rõ ràng, không khỏi nghi ngờ rằng nhà đóng gói xuất khẩu do tỉnh sở hữu và vận
hành này sẽ gặp những thách thức khi đối đầu với cạnh tranh từ các nhà đóng gói xuất khẩu
hiện hữu đang có những mối quan hệ khăng khít với các khách hàng như ông Hiệp và ông
Long ở Bình Thuận. Đây là vấn đề sẽ cần phải cân nhắc lại để đảm bảo đúng vai trò của nhà
nước là tạo điều kiện môi trường tốt cho các nhà tư nhân kinh doanh, không làm méo thị
trường và hướng tới phát triển bền vững.
Bài học # 7: Việc duy trì V-GAP/G-GAP chỉ được thực hiện khi doanh nghiệp xuất khẩu
và người sản xuất thực sự bắt tay với nhau trong mối quan hệ khăng khít cùng có lợi để
sản xuất và kinh doanh sản phẩm theo một quy trình quản lý chất lượng cao đáp ứng
các tiêu chuẩn xuất khẩu chính thức, với sự hỗ trợ tích cực của nhà nước để tạo môi
trường kinh doanh thuận lợi nhất cho các bên trong chuỗi giá trị sản phẩm.
Đây là bài học đúc kết dựa trên kinh nghiệm thực tế phát triển chuỗi giá trị của nhiều sản
phẩm khác nhau hiện nay. Tuy nhiên, nhóm chuyên gia cũng chưa có nhiều tài liệu và bằng
15

AusAid and Bộ NN&PTNN, tháng 11/2009. Báo Cáo Tiến Độ Dự án CARD 029/07/VIE “Mở rộng cơ hội xuất
khẩu thanh long cho các hộ nông dân sản xuất nhỏ thông qua Thực Hành Nông Nghiệp Tốt GAP MS6: Mở rộng
Mô Hình Thí Điểm.
16





chứng làm cơ sở cho bài học này. Chúng tôi sẽ tiếp tục thu thập và nghiên cứu để hoàn thiện
bài học này.


Các tài liệu tham khảo

Đỗ Thành Lâm, Ngỗ Sỹ Đạt, Ninh Văn Nghi, tháng 11/2011. Báo cáo nghiên cứu một số mô
hình hợp tác công tư vì người nghèo trong Nông nghiệp - Nông dân - Nông thôn tại bốn tỉnh
của Việt Nam.
Báo cáo tổng kết nhiệm kỳ III (2006-2010) và mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ
IV (2010 – 2015) tỉnh Bến Tre, ngày 25/11/2010.
Đề án phát triển kinh tế tập thể tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2010-2015, UBND tỉnh Hà Tĩnh,
30/7/2010
Báo cáo tổng hợp phiếu khảo sát do Liên minh HTX tỉnh Trà Vinh thực hiện ngày 30/4/2011.
Tiến Thành. Đài Phát thanh – truyền hình Hà Tĩnh. Thạch Thắng phát triển chăn nuôi lợn.
Thứ bảy - 17/03/2012 09:38. />hay/Thach-Thang-phat-trien-chan-nuoi-lon-1410/
Quyết định số 50/2007/QĐ-UBND tỉnh Hà Tình ngày 12/7/2007 Ban hành Quy định một số
chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
Mở hướng làm giàu cho nông dân Hà Tĩnh. Nguồn tin: Báo Hà Tĩnh, cập nhật: 23/3/2011.

MITRACO Hà Tĩnh nỗ lực vượt khó phát triển bền vững, />ty/18638/MITRACO-Ha-Tinh-no-luc-vuot-kho-phat-trien-ben-vung.htm:

QUYẾT ĐỊNH Số: 2596 /QĐ-UBND ngày 8 tháng 8 năm 2011 về việc phê duyệt đề án phát
triển chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến năm
2020.
Đại biểu CG thăm dự án sản xuất phân vi sinh tại Quảng Trị. Nguồn:
/>Tri/45/6440291.epi:
Hoàng Đức. Biến chất thải thành …. tiền. Trang thông tin điện tử huyện Hương Hóa, ngày
26/10/2010.
17




/>d=400;
Chuỗi giá trị thảo quả: Hiệu quả từ chương trình hợp tác với Tổ chức phát triển Hà Lan.

18

×