Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

TIỂU LUẬN NGHIÊN CỨU VỀ KHỦNG HOẢNG KINH TẾ VÀ TÌM RA NGUYÊN NHÂN DIỄN BIẾN CŨNG NHƯ ĐỀ XUẤT RA CÁC HƯỚNG GIẢI QUYẾT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.75 KB, 11 trang )

Mở đầu
Khủng hoảng kinh tế năm 2008 đã và đang gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng đối
với mọi mặt của kinh tế thế giới. Hầu hết các quốc gia đều ít nhiều chịu ảnh hưởng, từ suy giảm
tốc độ tăng trưởng cho đến nặng hơn là rơi vào khủng hoảng kinh tế. Nhiều gói hỗ trợ kinh tế trị
giá khổng lồ đã được bơm vào nền kinh tế của nhiều quốc gia.
Trong những năm gần đây, Việt Nam đã và đang hội nhập từng bước sâu hơn với kinh tế toàn
cầu. Do đó, khủng hoảng kinh tế thế giới đã tác động đến kinh tế Việt Nam một cách rõ nét. Bên
cạnh đó, những khó khăn nội tại của nền kinh tế Việt Nam về tỷ giá, lạm phát, thâm hụt cán cân
thương mại…cũng đang là bài toán khó đối với các nhà hoạch định chính sách trong việc đảm
bảo mục tiêu tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy nền kinh tế phát triển trong giải đoạn
bất ổn như hiện nay. Vì vậy, nghiên cứu về khủng hoảng kinh tế là một vấn đề hết sức cấp thiết,
nhằm tìm ra nguyên nhân, diễn biến cũng như đề xuất ra các hướng giải quyết.
Trong bài tiểu luận này ,em xin trình bày sơ lược về toàn cảnh của khủng hoảng kinh tế thế
giới năm 2008. Bài viết được chia ra 2 phần:
I. Cơ sở lý thuyết về khủng hoảng theo chủ nghĩa Mác Lê-nin
II. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008
1
Nội dung
I. Cơ sở lý thuyết về khủng hoảng theo chủ nghĩa Mác Lê-nin
1. Bản chất và nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế trong chủ nghĩa tư bản
Trong sản xuất hàng hoá giản đơn, sự phát triển chức năng làm phương tiện thanh toán
của tiền tệ đã làm xuất hiện khả năng khủng hoảng kinh tế. Trong chủ nghĩa tư bản khi nền sản
xuất đã xã hội hoá cao độ, khủng hoảng kinh tế trở thành hiện thực. Hình thức đầu tiên và phổ
biến của khủng hoảng kinh tế trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa là khủng hoảng sản xuất
"thừa". Khi khủng hoảng nổ ra hàng hoá không tiêu thụ được, sản xuất bị thu hẹp, nhiều doanh
nghiệp bị vỡ nợ, phá sản, thợ thuyền bị thất nghiệp, thị trường bị rối loạn. Tình trạng thừa hàng
hoá không phải là so với nhu cầu của xã hội, mà là "thừa" so với sức mua có hạn của quần chúng
lao động. Nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế tư bản chủ nghĩa bắt nguồn từ chính mâu thuẫn
cơ bản của chủ nghĩa tư bản. Đó là mâu thuẫn giữa tính chất và trình độ xã hội hoá cao của lực
lượng sản xuất với chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội.
Mâu thuẫn này biểu hiện ra thành các mâu thuẫn sau:


- Mâu thuẫn giữa tính tổ chức, tính kế hoạch trong từng xí nghiệp rất chặt chẽ và khoa học
với khuynh hướng tự phát vô chính phủ trong toàn xã hội.
- Mâu thuẫn giữa khuynh hướng tích lũy, mở rộng không có giới hạn của tư bản với sức
mua ngày càng eo hẹp của quần chúng do bị bần cùng hoá.
- Mâu thuẫn đối kháng giữa giai cấp tư sản và giai cấp lao động làm thuê. Cuộc khủng
hoảng kinh tế đầu tiên nổ ra vào năm 1825 ở nước Anh và cuộc khủng hoảng đầu tiên mang tính
chất thế giới tư bản chủ nghĩa nổ ra vào năm 1847.
2. Tính chu kỳ của khủng hoảng kinh tế trong chủ nghĩa tư bản
Khủng hoảng kinh tế xuất hiện làm cho quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa mang tính chu
kỳ. Trong giai đoạn tự do cạnh tranh của chủ nghĩa tư bản, cứ khoảng từ 8 đến 12 năm nền kinh
tế tư bản chủ nghĩa lại phải trải qua một cuộc khủng hoảng kinh tế. Chu kỳ kinh tế của chủ nghĩa
tư bản là khoảng thời gian nền kinh tế tư bản chủ nghĩa vận động từ đầu cuộc khủng hoảng này
đến đầu cuộc khủng hoảng sau. Chu kỳ kinh tế gồm bốn giai đoạn: khủng hoảng, tiêu điều, phục
hồi và hưng thịnh. Khủng hoảng là giai đoạn khởi điểm của chu kỳ kinh tế mới. Trong giai đoạn
này, hàng hoá ế thừa, ứ đọng, giá cả giảm mạnh, sản xuất đình trệ, xí nghiệp đóng cửa, công nhân
thất nghiệp hàng loạt, tiền công hạ xuống. Tư bản mất khả năng thanh toán các khoản nợ, phá
sản, lực lượng sản xuất bị phá hoại nghiêm trọng. Đây là giai đoạn mà các mâu thuẫn biểu hiện
dưới hình thức xung đột dữ dội.
Tiêu điều: đặc điểm của giai đoạn này là sản xuất ở trạng thái đình trệ, không còn tiếp tục
đi xuống nữa nhưng cũng không tăng lên, thương nghiệp vẫn đình đốn, hàng hoá được đem bán
hạ giá, tư bản để rỗi nhiều vì không có nơi đầu tư. Trong giai đoạn này để thoát khỏi tình trạng bế
tắc, các nhà tư bản còn sống sót tìm cách giảm chi phí bằng cách hạ thấp tiền công, tăng cường
độ và thời gian lao động của công nhân, đổi mới tư bản cố định làm cho sản xuất vẫn còn lợi
trong tình trạng hạ giá, tạo điều kiện cho sự phục hồi chung của nền kinh tế. Phục hồi: là giai
đoạn mà các xí nghiệp được khôi phục và mở rộng sản xuất. Công nhân lại được thu hút vào làm
việc; mức sản xuất đạt đến quy mô cũ, vật giá tăng lên, lợi nhuận của tư bản do đó cũng tăng lên.
2
Hưng thịnh: là giai đoạn sản xuất phát triển vượt quá điểm cao nhất mà chu kỳ trước đã
đạt được. Nhu cầu và khả năng tiêu thụ hàng hoá tăng, xí nghiệp được mở rộng và xây dựng
thêm. Nhu cầu tín dụng tăng, ngân hàng tung tiền cho vay, năng lực sản xuất lại vượt quá sức

mua của xã hội. Do đó, lại tạo điều kiện cho một cuộc khủng hoảng kinh tế mới. Khủng hoảng
kinh tế không chỉ diễn ra trong công nghiệp mà trong cả nông nghiệp. Nhưng khủng hoảng trong
nông nghiệp thường kéo dài hơn khủng hoảng trong công nghiệp. Sở dĩ như vậy là do chế độ độc
quyền tư hữu về ruộng đất đã cản trở việc đổi mới tư bản cố định để thoát khỏi khủng hoảng. Mặt
khác, trong nông nghiệp vẫn còn một bộ phận không nhỏ những người tiểu nông, điều kiện sống
duy nhất của họ là tạo ra nông phẩm hàng hoá trên đất canh tác của mình, vì vậy họ phải duy trì
sản xuất ngay cả trong thời kỳ khủng hoảng. Trong chủ nghĩa tư bản hiện nay, khủng hoảng kinh
tế vẫn không tránh khỏi, nhưng nhờ có sự can thiệp tích cực của nhà nước tư sản vào quá trình
kinh tế làm cho tác động phá hoại của khủng hoảng bị hạn chế bớt. Song sự can thiệp này không
triệt tiêu được khủng hoảng và chu kỳ trong nền kinh tế. Khủng hoảng kinh tế nổ ra làm cho năng
lực sản xuất của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa bị phá hoại dữ dội; làm sâu sắc thêm mâu thuẫn đối
kháng giữa giai cấp tư sản với vô sản; giữa tư bản với các dân tộc thuộc địa.
3
II. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008
Trong lúc cả thế giới hồi hộp theo dõi hai cuộc cách mạng tại Tunisia và Ai Cập nhanh
chóng đưa đến lật đổ chính phủ và hai tổng thống phải từ chức và trốn chạy, Ủy Ban Điều Tra
Khủng Hoảng Kinh Tế (US Financial Crisis Inquiry Commission gọi tắt là FCIC) công bố bản
báo cáo dầy 662 trang trình bầy diễn tiến, nguyên nhân, trách nhiệm và hậu quả của khủng hoảng
kinh tế toàn cầu năm 2008.
1. Nguyên nhân – Diễn biến chính
a. Nguyên nhân khởi đầu là chính sách mượn tiền mua nhà.
Trước kia các ngân hàng dùng tiền người dân ký thác cho vay mua nhà để kiếm lời. Đây
là một trong những hoạt động bình thường và cổ điển của các ngân hàng. Điều kiện vay mua nhà
phải trả ít nhất 20% tiền mặt, tiền trả mỗi tháng không quá 1/3 lương bổng, điểm tín dụng tốt,
việc làm vững chắc, lâu dài … Các ngân hàng giữ các món mợ trong chương mục, và như vậy chỉ
có thể đủ khả năng cho vay trong giới hạn tiền có trong ngân quỹ, ngoài số tiền dự trữ thường
trực bắt buộc theo quy luật (ít nhất 10% cho các ngân hàng lớn). Những món nợ này được bảo
đảm bởi nhà và như vậy xem như là rất ít rủi ro.
Năm 1992 khủng hoảng kinh tế, và địa ốc xẩy ra tại Mỹ. Các chủ nhà nài nỉ khách mua
nhà, xuống giá, tìm mọi cách bán nhà. Năm 1995, giá nhà xuống thấp nhất, và từ từ đi lên dựa

vào phát triển của các công ty điện toán “dot-com”. Các công ty dot-com tạo ra nhiều việc làm.
Các công ty tài chánh áo ạt nhẩy ra đầu cơ, kiếm lợi. Thị trường chứng khoán các công ty dot-
com lên cao vùn vụt, gây ra một phồn vinh gỉa tạo chóng mặt. Giá nhà trung bình nhờ đó tăng
gấp đôi từ năm 1995 đến năm 2002. Năm 2000, phong trào các công ty dot-com bắt đầu xụp đổ.
Chứng khoán của nhiều công ty này xuống trên 90% hay trở thành không còn giá trị. Nhiều gia
đình mất tài sản, tiền để dành. Quỹ hưu trí giảm rất nhiều. Năm 2001, để thúc đẩy kinh tế, FED
xuống mạnh lãi xuất ngắn hạn giữa các ngân hàng 11 lần. Lãi xuất xuống tới 1.75%, thấp nhất
trong 40 năm qua. Năm 2003, các công ty lớn có thể mượn tiền với lãi xuất 1.1% so với 6% năm
2000. Nhiều chủ nhà làm lại nợ, và nhờ vào giá nhà cao, lấy tiền nhà ra để có thể tiếp tục tiêu xài
rộng rãi mặc dù lương bổng không tăng lên. Chỉ trong những năm 2001-2007, các chủ nhà đã
mượn ra từ nhà $2,000 tỷ. Số tiền này một phần tiêu thụ kích thích kinh tế, một phần trở vòng lại
thị trường địa ốc. Lãi xuất thấp cho phép nhiều gia đình trở thành có đủ khả năng và điều kiện
mua nhà. Năm 2002, California đã tạo ra thêm 21,100 công việc mới trong nghành xây cất. Năm
2002, 1,8 triệu căn nhà mới được xây cất. Giá nhà lên nhanh chóng. Nhiều chủ nhà lấy tiền nhà
đang ở, hay nhà vửa mới mua để mua thêm nhà khác. Trong một số trường hợp, ngân hàng cộng
tất cả các chi phí vào tiền mượn khiến đôi khi người mua nhà không bỏ ra một xu nào, mà còn
đem về vài ngàn dư thừa!!!
Mọi chuyện thay đổi nhanh chóng khi các cơ quan tài chính dùng những mortgage-backed
securities, collateralized debt obligations (CDOs), CDOs squared, và synthetic CDOs. Synthetic
CDOs là những CDO đánh cá trên giá trị của CDO khác. Có những CDOs chứa đựng CDOs và
synthetic CDOs. Các ngân hàng đem các món nợ nhà bán ra trên thị trường tài chính và chứng
khoán và lấy lời ngay. Các ngân hàng không còn giữ các món nợ, có khả năng cho mượn thêm,
và nhanh chóng cho mượn ngày càng dễ dàng, và bán ngay các món nợ ấy trong thời gian ngắn
4
sau khi cho mượn, đôi khi ngay trong ngày để lấy hoa hồng. Các cơ quan tài chính gom góp các
món nợ thành các CDO, cắt nhỏ làm nhiều phần, trộn lẫn với các món nợ khác như nợ thẻ tín
dụng, nợ xí nghiệp, thương mại, bảo hiểm các món nợ, đem bán cho các quỹ đầu tư, quỹ tiết
kiệm, về hưu trên cả thế giới. Các CDO có thể bảo hiểm bởi Credit default swaps (CDS) bán bởi
AIG và các công ty bảo hiểm khác. Buôn bán các sản phẩm tài chính theo chủ chương IBGYBG,
“I’ll be gone, you’ll be gone.” Có ý nghĩa là bán qua tay mau mau, kiếm lời không cần biết bán

tốt xấu gì. Tất cả như con tầu xuống dốc không phanh, với kết quả khủng hoảng kinh tế toàn cầu
năm 2008.
b. Những người trách nhiệm đã làm gì?
Con tầu đi nhanh như vậy, những người có quyết định, ảnh hưởng hướng đi con tầu đã
làm, và lấy các quyết định nào để cuối cùng đến kết quả bi đát như vậy.
- Chính phủ
Chính phủ, quốc hội, bộ trưởng tài chính, FED không nhận thức đúng mức nguy hiểm của
tình hình, đã không lấy những quyết định hiệu quả ngăn chặn, và lấy những quyết định không đi
theo một chiều như để cho ngân hàng Lehman Brothers phá sản, nhưng lại cứu ngân hàng Bear
Stearns, và hãng bảo hiểm AIG. JPMorgan mua lại Bear Stearns và Washington Mutuel. Từ lâu
các chính phủ có chính sách khuyến khích người dân làm chủ căn nhà qua những chương trình ưu
đãi, trợ giúp …. Trên thực tế chính sách này không ảnh hưởng gì đáng kể đến khủng hoảng nợ
suprimes. Đầu năm 2007, SEC báo cáo các ngân hàng, hãng đầu tư dính líu nhiều vào subprime,
nhưng chưa thấy dấu hiệu nguy hiểm. Tới cuối xuân, và đầu mùa thu, FED còn cho rằng ảnh
hưởng của subprime có vẻ như kiểm soát, chịu đuợc.
Năm 2000, FED muốn củng cố lại đạo luật Home Ownership and Equity Protection Act
(HOEPA) ngăn chặn cho mượn tiền mua nhà theo hai tiêu chuẩn tiền chi phí hồ sơ cao, lãi xuất
cao và giá trị của căn nhà, mà không xem đến người vay có đủ khả năng trả không. Quyết định
cuối cùng làm như vậy sẽ ảnh hưởng đến những hồ sơ không xét giấy tờ, và muốn khuyến khích
tăng trưởng thị trường cho mượn suprime. Ông Greenspan cho rằng đối phó với gian lận không
cần làm thêm luật lệ hay kiểm soát, mà phải áp dụng luật pháp. Trong những năm 2000-2006
dước thời ông Greenspan, FED chỉ đưa ra tòa án 3 ngân hàng vi phạm các luật lệ cho vay: First
American Bank, ở Carpentersville, Illinois; Desert Community Bank, tại Victorville, California;
và chi nhánh Société Générale tại New York. Đến năm 2008, dưới thời ông Ben Bernanke. FED
mới sửa đổi và bổ túc HOEPA cấm không cho mượn tiền theo tiêu chuẩn chi phí hồ sơ cao, lãi
xuất cao, giá trị của căn nhà, và không xét khả năng trả tiền của người mượn. Nhưng đã quá trễ.
FED giữ lãi xuất 1% từ 6/2003 đến 6/2004, sau đó lo ngại lạm phát đã tăng lên 5.25% qua
17 tam cá nguyệt. Nếu lãi xuất cao hơn, theo ông Taylor, chuyên viên kinh tế tại Đại học
Stanford, đã khiến tiền đầu tư đổ vào địa ốc đã không quá đáng. FED và các cơ quan điều tiết tài
chính đã cho phép các sản phẩm tài chính có quá nhiều rủi ro, mờ mịt và phức tạp. Theo bình

luận của các kinh tế gia, khủng hoảng có thể ngăn chặn được nếu có những biện pháp hữu hiệu và
kịp thời.
- Tung hoành của giới tài phiệt
5
Các ngân hàng và công ty tài chính đã phá đi các ngăn cách giữa ngân hàng, bảo hiểm,
ngành môi giới (broker), giảm tiền dự trữ bắt buộc tương đương như là tiền mặt, cho mượn tiền
những hồ sơ biết rõ là gian lận, cho ra nhiều chương trình không xét lợi tức, không xét hồ sơ, bán
đi nhiều tỷ dollars CDO trên thị trường chứng khoán, bán và mua nhiều tỷ dollars CDS bảo hiểm
những CDO. Các hãng bảo hiểm hay ngân hàng bán CDS không có tiền dự trữ để trả khi giá trị
của các CDO xuống thấp. Ngân hàng và các hãng tài chính vì lợi nhuận ngắn hạn đã gây ra
khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008. Fannie-ma đã bắt nhiều ngân hàng đã phải mua lại cả trăm
triệu những hồ sơ cho vay tiền gian lận. Điều này cho thấy các cơ quan này biết rất rõ chuyện họ
làm. Nhưng trong cơn bão táp, họ cũng không thực sự biết và hiểu rõ trầm trọng và nguy cơ của
tình hình. Đến ngày 13 tháng 12 năm 2006, Goldman Sack mới quyết định bán tháo các CDO dù
lỗ. Các ngân hàng và cơ quan tài chính khác mua vào, dính chấu nặng nề hơn nữa. Năm 2008, tất
cả các ngân hàng lớn đều lao đao. Lehman Brothers khai phá sản lôi cuốn theo khó khăn tài chính
cả ngàn xí nghiệp, cơ quan tài chính, và nhân sự. Năm 2009, 140 ngân hàng Mỹ đóng cửa, năm
2010 con số lên 157.
Ông Michael Milken của hãng Drexel Burnham Lambert chuyên đầu tư tại Wall Street
(hãng này khai phá sản năm 1990) là người đã làm ra Collateralized debt obligation CDO đầu
tiên. Ông gom góp những trái phiếu “rác rưởi” thành một gói, chia ra làm nhiều phần, đánh giá
rủi ro mỗi phần. Như vậy rủi ro chia đều hơn là chỉ có một trái phiếu. Tủy các nhà đầu tư lựa
chọn, mua phần có nhiều rủi ro có lãi xuất cao. Cái lợi trước mắt của những cơ quan tài chính tạo
ra CDO là được hưởng ngay chi phí. Khi thấy số tiền mượn mua nhà lên mau chóng, các ngân
hàng, cơ quan tài chính dành nhau mua các món nợ nhà và ngay cả các món nợ khác như thẻ tín
dụng, thương mại, xí nghiệp để làm CDO, mua bảo hiểm, trả tiền cho các công ty đánh giá rủi ro,
cằt nhỏ các CDO, tạo ra synthetic CDO, trộn lẫn các mảnh CDO thành CDO mới, và cắt nhỏ
CDO mới ra….
Nhân viên tài chính kiếm nhiều triệu dollars tiền thưởng, gom góp, mua bán những món
nợ mới lạ do các nhà cho mượn mới lạ thành những sản phẩm tài chính mới lạ được quảng cáo

như an toàn, nhưng lại có những rủi ro phức tạp và tiềm ẩn. Hàng ngàn tỷ dollars được mua bán
những sản phẩm như vậy.
Công ty Moody có nhiệm vụ đánh giá rủi ro các sản phẩm tài chính. Điểm AAA được
xem như là rủi ro thấp nhất. Trong những năm 2000-2007, khoảng 45,000 các món nợ được điểm
AAA. Nay 83% các món nợ ấy bị xuống cấp. Các công ty tài chính trả tiền cho Moody chấm
điểm, làm áp lực có điểm tốt. Thêm nữa trước quá nhiều món nợ chấm điểm, Moody không đủ
nhân lực có khả năng xem xét và hiểu được phức tạp các hồ sơ món nợ, và đo được rủi ro một
cách chính đáng.
Ngân hàng New Century với 40% nợ vay mua nhà với ít hay không các giấy tờ chứng
minh, điều kiện đầy đủ trong hồ sơ không phải là cơ quan duy nhất quan tâm đến phẩm chất của
các hồ sơ. Những tiêu chuẩn xét hồ sơ mượn nợ giảm thiểu, những báo động của các thanh tra nội
bộ không được để ý đến. Tất cả tạo ra không khí gian lận, đồng lõa với gian lận, miễn sao hồ sơ
được thông qua. Theo ông Ann Fulmer, phó giám đốc hãng Inter –Thinx, chuyên điều tra về
6
những gian lận, những năm 2005-2007, có ước lượng $1 ngàn tỷ tiền vay mượn gian lận. Cũng
trong thời gian này, $160 tỷ tiền vay nợ gian lận nhà bị tịch thu khiến chủ nợ mất $112 tỷ.
Ameriquest Mortgage Company là một trong những hãng lớn cho vay nợ suprime bị điều
tra và cho biết không ai dòm ngó, xem xét các hồ sơ mượn tiền, gian lận là chuyện thông thường.
Ông David Gussmann, cựu phó giám đốc Enterprise Management Capital Markets tại Fannie
Mae, cho biết có tìm ra một người mua 19 căn nhà, nhưng trong hồ sơ khai gian lận chỉ làm chủ
một căn nhà.
Năm 2008 Fannie Mae bắt buộc Bank of America, Countrywide, Citigroup, và JP Morgan
Chase mua lại $550 triệu tiền vay nợ gian lận, và $650 triệu năm 2009. Bà Parcy Parmer, cựu
nhân viên bảo đảm chất lượng và phân tích các hồ sơ gian lận tại Wells Fargo cho biết có hàng
trăm, hàng trăm hồ sơ gian lận. Ít nhất trên 50% những hồ sơ bị bà gạch đỏ đã được thông qua.
Các người môi giới bất động sản tìm mọi cách mượn tiền để làm xong hồ sơ làm lại nợ
hay nợ mua nhà dù có những trườnh hợp đưa người mượn vào vị trí khó khăn hơn trong tương lai
gần. Thật ra trong thời gian đó rất ít người thực sự hiểu được nguy hiểm, rủi ro của những món
nợ mới này.
Theo các điều lệ, các ngân hàng luôn phải giữ một số tiền mặt (8% - 10%) để có thể bảo

đảm cho các mua bán. Vào năm 1994, một nhóm lãnh đạo J.P. Morgan tìm ra một cách có thể
vòng qua các điều lệ đó, để cho mượn nhiều hơn số tiền quy định. Như vậy ngân hàng chỉ cần giữ
tiền mặt ít đi, kiếm được thêm lợi nhuận. Cách thức đó gọi là Giao kèo sang nhượng (Credit
Swaps (CS)) là tiền thân của CDS. Morgan cho rằng những món nợ có bảo hiểm, như vậy là rất
an toàn, xem như là tiền mặt. Như vậy Morgan không cần giữ tiền mặt nhiều trong ngân hàng, mà
vẫn tuân thủ theo các điều lệ. Federal Reserve và Office of The Controller of the Currency chấp
nhận lập luận đó, và sau đó Morgan và các ngân hàng khác được quyền cho mượn nhiều hơn nữa.
Có những lúc 5 ngân hàng Mỹ lớn nhất chỉ có dưới $1 để bù lỗ khi cần cho $40 mua bán. Như
vậy chỉ cần giá trị thị trường xuống 2,5% là cơ quan này không còn đủ tiền để trang trải, và hoạt
động nữa.
Nguyên nhân là các ngân hàng, đầu tư lớn của Mỹ đã phá và tránh né những điều tiết do
chính phủ, hay chính họ đề nghị ra, đầu cơ, đánh cá trên mức độ ngay chính họ cũng không kiểm
soát nổi. Các giám đốc quản trị (CEO) và ban trị sự lo nhiều cho tiền thưởng của họ mỗi năm hơn
là lo cho các công ty, lấy những quyết định không hợp lý và thái quá. Trước kia tỷ lệ cho vay trên
số vốn lưu động của các ngân hàng vào khoảng 12, đã lên đến gần 50. Chi nhánh của các công ty,
ngân hàng lớn nằm ở các đảo thiên đàng về thuế má, không ai kiểm soát. Các tiêu chuẩn về kế
toán không được thống nhất.
- William Philip Gramm: là một trong người chủ chốt, tác động lên khủng hoảng kinh tế 2008.
Ông là nghị sỹ dân chủ (1978–1983), nghị sỹ cộng hòa (1983-1985), thượng nghị sỹ cộng hòa
(1985-2002), và làm cố vấn kinh tế cho ông McCan trong cuộc bầu cử cho tới ngày 18/06/2008.
Năm 1999, ông đưa ra bộ luật Gramm-Leach-Bliley Act xóa bỏ ngăn cách giữa ngân hàng,
bảo hiểm và ngành môi giới (broker). Theo Washington Post 2008, ông là 1 trong 7 người trách
nhiệm chính, đã bãi bỏ các luật lệ điều tiết buôn bán derivatives vào những năm 1998-99. Ông
thường xuyên chống lại CEO Securities and Exchange Commission (SEC) xin thêm ngân khoản,
7
thuê thêm người để theo dõi các hoạt động Walll Street ngày một gia tăng. Ông cũng chống lại
luật lệ của Securities and Exchange Commission cấm các công ty kế toán gần, hay có liên hệ với
các công ty kiểm tra (audit). Ông đe dọa cắt ngân khoản của Securities and Exchange
Commission nếu luật lệ này được chấp thuận.
Dựa vào xóa bỏ ngăn cách này, mà những công ty tài chính khổng lồ đã được thành lập

như Citigroup, và cũng phá vỡ luôn những phương cách làm việc của các ngân hàng nhỏ. Từ
trước đến 1990, ngân hàng biết những ai họ cho mượn tiền, và số nợ đó nằm trong kế toán của
họ. Lẽ dĩ nhiên, các ngân hàng không dại dột gì cho vay những nơi ít có khả năng trả lại. Ngày
nay, các cơ quan tài chính chẳng lo ngại lắm khi cho mượn những nơi rủi ro lớn, miễn là ngay sau
khi cho mượn xong, lấy được các chi phí, hoa hồng, họ có thể bán ngay đi cho một cơ quan đầu
tư nào đó, và cho vay tiếp.
Vào 15/10/2000, khi nước Mỹ còn đang xôn sao đếm phiếu ở Florida, chính phủ Mỹ và
quốc hội vội vã biểu quyết cho xong một mớ các dự luật chi tiêu 381 tỷ dollars, ông Gramm đã
xen vào đó Commodity Futures Modernization Act. Ðạo luật được viết với sự giúp đỡ (hay hoàn
toàn) của những lobbyists trong ngành tài chánh. Ngay ông Gramm cũng đã tưởng đạo luật này
chết rồi, không ngờ xen vào một mớ các dự luật chi tiêu, và được thông qua. Ðạo luật này không
cho phép làm ra những đạo luật điều chế về credit swaps, chứng khoán hay công phiếu. Ngân
hàng thương mại cạnh tranh trực tiếp với các cơ quan tài chính hay đầu tư, mua bán credit swaps
để có lời nhiều hơn. Ông Eric, lãnh đạo New York State Insurance Department cho rằng quan
niệm CDS không phải là đánh cá, hay chứng khoán mở đường cho phát triển, và tăng trưởng của
thị trường tài chính.
Tình trạng không điều tiết (deregulation) tiến thêm bước lớn nữa vào 2004. Các xứ thị
trường chung Âu Châu lo ngại, muốn kiểm soát nhiều hơn nữa các hoạt động đầu tư của các ngân
hàng lớn của Mỹ tại Âu Châu nếu Mỹ không tự kiểm soát lấy. Vào ngày 28 tháng tư năm 2004, 5
ngân hàng đầu tư Mỹ lớn nhất, với sự giúp đỡ của giám đốc Goldman Sachs Hank Paulson, xin
chịu những điều luật mới ràng buộc những rủi ro về đầu tư, và để bù lại xin bãi bỏ tất cả những
ngăn cấm về vay mượn. Tồng Giám Đốc điều hành (CEO) William Dolnaldson của Securities
and Exchange Commission (SEC) bằng lòng quyết định đó, và những điều luật mới đủ bảo đảm
khiến các xứ thị trường chung Âu Châu cũng bãi bỏ dự tính mong muốn kiểm soát thêm các nhà
đầu tư khổng lồ Mỹ. Donaldson và người kế vị Cox không làm một gì để điều tiết hoạt động của
các ngân hàng, mà tạo ra một hội đồng 7 người để dòm ngó $4,000 tỷ của 5 ngân hàng đầu tư
Mỹ. Sau đó hết thời ông Donaldson, và một năm rưỡi thời ông Cox, hội đồng này chưa có giám
đốc, và dĩ nhiên chưa làm một thanh tra nào. Các ngân hàng lời lớn vì trước kia kêu than bị kiểm
soát bởi SEC, và thị trường chung Âu Châu, nay không còn bị một ai kiểm soát cả, hoàn toàn tự
do!!!

Kẽ hở này cho phép AIGFP và các công ty bảo hiểm khác có thể bán bao nhiêu CDS mà
họ muốn, liên quan tới một số tiền cả trăm tỷ dollars mà chính phủ, hay các quan kiểm soát như
SEC không có thể nói một chữ nào. Khi một ngân hàng đầu tư cho ra một CDS, ngân hàng phải
bảo chứng nó. Nhưng công ty bảo hiểm bán CDS thì không bắt buộc!!!
8
Điều ngạc nhiên ngay các ngân hàng, cơ quan tài chính nổi tiếng là đứng đắn đã nhắm
mắt trước các rủi ro rất lớn, và tưởng như có thể an toàn mãi mãi, không nghĩ đến trở ngược của
thị trường. Điều đó không ngăn cản ông James Dimon, giám đốc JP Morgan đã lên tiếng trên diễn
đàn kinh tế tại Thụy Sỹ năm 2011 là các ngân hàng đã sửa chữa các lầm lẫn, làm rất nhiều để
tuân theo các luật lệ mới, và ngầm đe dọa nếu có thêm các điều luật mới sẽ có ảnh hưởng đến
phát triển và việc làm. Ông Gary Cohn, một giám đốc của Goldman Sachs, cũng cho rằng nếu thêm
các điều luật kiểm soát ngân hàng, có thể gây ra khủng hoảng khác vì các hoạt động tài chính sẽ
chuyển sang các sản phẩm ít bị điều tiết hơn.
2. Hậu quả
Khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008 do nhóm tài phiệt Mỹ gây ra. Các ngân hàng lớn tại
Âu Châu, Á Châu, và Nam Mỹ cũng dính dấp vào, nhất là về subprime. Nhưng sóng thần của
cuộc khủng hoảng ập đến cả thế giới. Năm 2008, xuất nhập cảng trên cả thế giới đương khoảng
32% tổng sản lượng, xụp xuống 22% (xuống khoảng $6,000 tỷ). Từ giữa năm 2008 đến giữa năm
2009, nhập cảng của Nhật, Mỹ, thị trường chung Âu Châu giảm 30%. Ngành du lịch, hàng không
rất thê thảm trong những năm 2008-2010. Số tiền những người Mễ, Phi, Việt Nam, Nam Mỹ …
gửi từ Mỹ về xứ của họ giảm đáng kể, gây nhiều khó khăn cho kinh tế và người dân ở các xứ
nhược tiểu này. Các nước kém phát triển trông cậy vào du lịch chịu hậu quả năng nề. Ireland bị
khủng hoảng nặng nề về địa ốc, subprime. Các xứ như Hy Lạp, Ý, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha,
Trung Nam Mỹ, và Á Châu trong đó có Việt Nam chịu thiệt hại nặng nề về thu nhập du lịch.
Nhiều xí nghiệp tại tất cả các nước trên thế giới đóng cửa hay lao đao.
Tại Mỹ, hậu quả của khủng hoảng là 26 triệu người Mỹ đã mất việc, không kiếm được
việc làm toàn thời gian, hoặc đã bỏ cuộc đi kiếm việc. Khoảng 4 triệu gia đình bị tịch thu nhà, 4.5
triệu gia đình khác đang đi vào con đường nhà bị tịch thu hay chậm trễ trả tiền vay mượn mua
nhà. Gần $11 ngàn tỷ gia sản trong đó có tiền để dành, tiền hưu trí đã ra mây khói. Hậu quả của
khủng hoảng ảnh hưởng đến nhiều thế hệ, và ngay nước Mỹ không có con đường nào dễ dàng

phục hồi kinh tế.
9
Kết luận
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 đã kết thúc, nhưng những hậu quả của nó để
lại đã gây chao đảo nền kinh tế thế giới. Không chỉ có nền kinh tế bị suy giảm và tụt hậu, mà tất
cả các phương diện về cuộc sống con người cũng bị ảnh hưởng tiêu cực. Có thể nói, cuộc khủng
hoảng này đã bao trùm lên cả thế giới, len lỏi vào từng ngóc ngách của tất cả các vấn đề.
Đặc biệt, ở Việt Nam, vốn là một quốc gia đang phát triển, cuộc khủng hoảng dường như
lan ra chậm hơn so với những nền kinh tế đầu tàu thế giới, và hiện nay đang là thời điểm khó
khẳn nhất. Chúng ta cần có những kiến thức vững vàng, thông tin toàn diện về cuộc khủng hoảng
cũng như học hỏi những kinh nghiệm của các quốc gia khác để đề ra cho mình hướng giải quyết
tối ưu nhất.
10
Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin ( Nhà xuất bản chính
trị quốc gia)
2. Tư liệu mạng:
• />%2FjournaF%2Fitem
• />te.html
• Viện kinh tế tài chính ()
11

×