Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

tiểu luận môn học lò hơi đề tài tìm hiểu béc đốt dầu do 2 cấp (2 béc phun không có hồi lưu tại béc phun)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.6 MB, 24 trang )

KHOA CÔNG NGHỆ NHIỆT LẠNH

ĐỀ TÀI: Tìm hiểu Béc đốt dầu DO 2 cấp ( 2 béc phun
không có hồi lưu tại béc phun)
GVHD : T.S Nguyễn Thanh Hào
Lớp : DHNL4
SVTH : Nhóm 6
Nguyễn Thành Tùng 08113991
Hoàng kim Vinh 08101821
Võ Đức Linh 08108651
Tp.HCM, tháng 05 năm 2012
Lời Nói Đầu
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế của cả
nước ngành công nghệ lò hơi đã có những bước phát triển vượt bậc và ngày
càng trở nên quan trọng trong đời sống và sản xuất của con người.
Ngành công nghệ lò hơi trong những năm qua đã hổ trợ đắc lực cho
nhiều ngành kinh tế khác, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm đảm bảo
quy trình công nghệ như trong các ngành luyện kim, nông sản, chế biến
thuốc lá, ngành dệt sợi, công nghệ nhẹ và các ngành dân dụng khác…
Hiện nay, đã có hàng triệu chiếc lò hơi ra đời với hàng trăm kiểu
dáng và quy mô khác nhau. Có những lò hơi nhỏ, mỗi giờ chỉ sản xuất
được máy chục lít nước nóng hoặc hơi bão hòa ở áp suất bình thường
nhưng cũng có những lò hơi với công suất cực lớn, mỗi giờ sản xuất hàng
trăm tấn hơi ở áp suất cao và nhiệt độ cao cho các tổ máy phát điện đến
1200- 1300MW.
Rõ ràng việc sản xuất và sử dụng nhiệt của hơi nước đã góp phần
quan trọng trong cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật, phát triển của xã hội
và nâng cao đời sống. Để đáp ứng nhu cầu đó, việc thiết kế lò hơi là cực kì
quan trọng. Nó ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc cũng như đảm bảo độ an
toàn cho người sử dụng và giảm thiểu những thiệt hại đáng kể. Do vậy
chúng ta cần tìm hiểu kĩ hơn về các thiết bị, bộ phận trong lò nhằm đưa ra


những giải pháp tối ưu để nâng cao hiệu suất làm việc của chúng.
Trong quá trình học tập, tìm kiếm về thiết bị công nghệ lò hơi do
thời gian có hạn nên không tránh khỏi những sai sót, nhóm chúng em mong
thầy đảm nhiệm bộ môn lò hơi bổ sung và đóng góp ý kiến để đề tài tiểu
luận chúng em được hoàn chỉnh hơn.
Nhóm chúng em xin chân thành biết ơn!
Nhóm thực hiện
Nhóm 6, lớp DHNL4
Chương 1:
TÌM HIỂU VỀ CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT
ĐỘNG CỦA BÉC ĐỐT DẦU DO 2 CẤP KHÔNG
HỒI LƯU TẠI BÉC PHUN
1.1 Cấu tạo béc phun dầu:
Béc phun dầu phải thỏa mãn những điều kiện sau:
- Có thể phun dầu thành hạt bụi nhỏ với lượng gió ít nhất.
- Dễ àng hòa trộn hỗn hợp dầu với không khí.
-Đảm bảo nhiệt độ buồng lửa đủ cao.
- Cấu tạo đơn giản,dễ chế tạo, dễ bảo trì sửa chữa.
Sơ đồ cấp nhiên liệu của béc phun dầu 2 cấp không hồi lưu tại bec phun.
1,3 Đường ống cấp nhiên liệu
2,4 Đường ống dầu hồi
S Hệ thống bơm nhiên liệu, kèm theo thiết bị lọc nhiên liệu và van điều chỉnh áp
suất phun sương nhiên liệu PR1
U Béc phun sương nhiên liệu
PR1 và PR2 Van điều chỉnh áp suất phun nhiên liệu hai cấp
VR1(NO) Van điện từ hồi dầu thường mở
VR3(NC) Van điện từ hồi dầu thường đóng
MT Cửa lấy gió điều chỉnh bằng thủy lực
1.2 Nguyên lý hoạt động của đầu đốt dầu DO 2 cấp ( hệ thống cấp nhiên liệu
cơ bản 2 béc phun không có hồi lưu tại bec phun)

Tùy phụ tải nhiệt của buồng đốt mà hệ thống có thể đốt băng một béc theo
phun hay hai béc phun
Nhiên liệu được hút vào hệ thống bơm qua thiết bị lọc, sau bơm có lắp một
van điện từ ba ngã và một van điện từ hai ngã thương mở. Khi chưa cấp nguồn
cho van điện từ 3 ngã và van điện từ hai ngã thì thì nhiên liệu sau khi qua bơm sẽ
theo đường hồi của van trở về lại bồn chứa. Khi cấp nguồn cho van thì van điện
từ 3 ngã mở ra để cấp nhiên liệu vào buồng đốt và van điện từ 2 ngã của đường
hồi dầu đóng lại. Lưu lượng nhiên liệu được điều chỉnh dựa vào áp lực của bơm,
do đó phạm vi điều chỉnh bị giới hạn nhưng kết cấu bec phun và hệ thống phun
tương đối đơn giản.
Trường hợp đốt bằng 2 béc phun thì béc phun phía trên(béc phun 1)sẽ được
đánh lữa trước, sau một khoảng thời gian nhất định được cài đặt bởi thiết bị hẹn
giờ (timer) van điện từ béc phun phía dưới ( béc phun 2) bị tác động, nhiên liệu
sẽ được cấp vào béc phun 2 để tiến hành quá trình phun nhiên liệu vào buồng đốt
cùng với béc phun 1.
Để quá trình cháy được triệt để, tăng hiệu suất và tránh mồ hóng bám vào
vách trong lò, cần phải hòa trộn lượng hơi nhiên liệu và không khí đồng đều tại
mọi vị trí trong buồng lữa. Không khí được đưa đến vị trí gần nhất với khu vưc
cháy ma không giảm nhiệt độ của môi trường xung quanh khu vực cháy.
Thiết bị đốt tán sương nhiên liệu bằng khí nén hoặc hơi áp lực cao.
Thiết bị đốt này sử dụng hơi nước hoặc khí nén áp lực cao để tán sương
nhiên liệu sau khi ra khỏi bec phun, vì nhiên liệu chịu trở lực ma sát cảu không
khí nên bị tách thành những hạt nhỏ . Trong kiểu tán sương bằng hơi nước thuần
túy thì áp lực của hệ thống cấp dầu không cao và chỉ áp dụng cho các lò hơi có
công suất trung bình.
Thiết bị phun hỗn hợp hơi nước và cơ khí thường được dùng cho các lò hơi
sử dụng trong nhà máy nhiệt điện . Áp suất dầu khoảng 0,5 – 1 Mpa, do tác dụng
của dòng hơi nước và dòng nhiên liệu mà dầu được phun thành các hạt sương, vì
vậy áp suất của dầu yêu cầu thấp hơn loại thiết bị phun bằng cơ khí.
Để tạo dòng phun rối xoắn nhiên liệu thì béc phun được gia công gồm 3

chi tiết chính: đĩa phun sương, đĩa tạo xoáy và ống phân phối. Nhiên liệu được
đẩy vào ống phân phối sau khi qua bộ lọc, rồi đi qua đĩa xoáy gồm nhiều rảnh
hướng theo phương tiếp tuyến, sau đó đi qua đầu phun sương tạo thành dòng
phun rối xoắn vào buồng đốt.
Để tạo dòng phun rối xoáy nhiên liệu thì trong bec phun này hơi nước hoặc
không khí được dẩn đi theo phương tiếp tuyến qua rảnh xoắn vào buồng xoáy.
Khi lượng dầu phun sương lớn thì sử dụng đĩa phun sương, còn khi lượng dầu
phun sương nhỏ thì dùng miệng phun sương bằng hơi nước hoặc khí nén. Như
vậy có thể mở rộng phạm vi của bec phun.
 Ưu điểm :
Hiệu suất nhiệt cao.
- Có thể đốt được nhiều loại nhiên liệu khác nhau
- Có công suất lớn
- Có khả năng tự động hóa cao
 Nhược điểm:
- Phải có bộ hâm dầu đối với dầu nặng
- Không sử dụng được với lò hơi có công suất lớn vì giá thành cao.
1.3 VÒI PHUN (béc dầu).
1.3.1 Cấu tạo và nguyên lý hoạt động
Vòi phun kín
Chú thích:
1. lỗ phun; 2. mặt cônp tựa của kim; 3 và 19.kim phun; 4. êcu tròng; 5 và 16.
đường dẫn nhiên liệu; 6. đũa đẩy; 7. đĩa lò xo; 8. lò xo ; 9. cốc; 10. vít điều
chỉnh; 11. bulông; 12. bỗ nối với đường dẫn nhiên liệu 13. chụp ; 14. lọc lưới;
15. thân vòi phun; 17.thân kim phun
Kết cấu chung của một vòi phun nhiên liệu gồm ba phần chính:
− Thân : trên thân kim có ống dầu dẫn đến, ống dẫn về và vít xả gió. Trong thân
có lò
xo, cây đẩy, phía trên có đai ốc chặn để hiệu chỉnh sức căng của lò xo, trên cùng
là chụp đậy đai ốc hiệu chỉnh.

− Đầu (đót kim):được nối liền với thân kim bằng một khâu nối (êcu tròng)
bên trong có đường dầu cao áp, khoang chứa dầu cao áp và chứa van kim. Phần
dưới đầu VP có một hay nhiều lỗ phun dầu rất bé.
− Khâu nối: dùng để nối thân và đầu VP. Vòi phun được lắp vào nắp quy lát
nhờ gujon và mặt bích .
Phân loại vòi phun :
Căn cứ vào van kim và đốt kim, người ta phân ra hai loại vòi phun: vòi phun kín
và vòi phun hở.
- Vòi phun kín. Vòi phun kín chia thành: vòi phun kín tiêu chuẩn, vòi phun kín
có chốt trên mũi kim và vòi phun kín dùng van.
Hiện nay, hầu hết các động cơ Diesel đều dùng Vòi phun kín.
+ Vòi phun kín tiêu chuẩn :gồm hai chi tiết chính xác là xi lanh kim phun 17
và kim phun 33, khe hở trong phần dẫn hướng của hai chi tiết này khoảng 2
÷
3
µ
m. Mặt côn tựa 2 của kim tỳ lên đế van trong thân kim phun và đóng kín
đường thông tới các lỗ phun. Các lỗ phun còn đường kính 0,34mm phân bố đều
quanh chu vi đầu vòi phun. Đường tâm các lỗ phun và đường tâm đầu vòi phun
tạo thành góc 75 . Êcu tròng 4 dùng để bắt chặt đầu vòi phun lên thân.
1.3.2 Nguyên lý làm việc :
* Nhiên liệu cao áp được bơm cao áp đưa qua lưới lọc 14, qua các đường
16 trong thân kim phun tới không gian bên trên mặt côn tựa của van kim. Lực do
áp suất nhiên liệu cao áp tạo ra tác dụng lên diện tích hình vành khăn của van
kim chống lại lực ép của lò xo. Khi lực của áp suất nhiên liệu lớn hơn lực ép của
lò xo thì van kim bị đẩy bật lên mở đường thông cho nhiên liệu tới lỗ
phun. Áp suất nhiên liệu làm cho van kim bắt đầu bật mở được gọi là áp suất bắt
đầu phun nhiên liệu .
* Muốn giảm bớt nhiên liệu rò rỉ qua khe hở phần dẫn hướng của kim
phun, đôi khi trên kim phun còn còn rãnh hình vành khăn.

Hành trình nâng kim phun được xác định bởi khe hở giữa mặt trên của kim với
mặt phẳng dưới của thân vòi phun. Khe hở này thường vào khoảng 0,3
÷
0,5mm.
 Điều kiện làm việc
- Làm việc trong môi trường áp suất dầu lớnn, có lực va đập ( giữa bệ đỡ và kim
phun).
- Làm việc trong môi trường nhiệt độ cao
1.3.4 Một số loại vòi phun kín:
Vòi phun kín loại van. Vòi phun có chốt trên kim phun

Vòi phun của hãng Cummins Vòi phun kiểu thủy lực.
1.3.5 Hao mòn và hư hỏng của vòi phun
- Do ma sát khi chuyển động và khi nhiên liệu không sạch, mặt dẫn hướng
bị mòn, vì va đập có chu kì và vì nhiên liệu phun qua với tốc độ lớn, phần bề mặt
kín sát, nơi kim và bệ tiếp xúc nhau, bị dập nát, tróc rỗ… nên van đậy không kín
và gây ra sự rò rỉ nhiên liệu ở miệng phun . Tại đây nhiên liệu cháy kém, tạo
muội than, làm nóng đầu phun và thường làm tắc lỗ phun.
- Nếu nhiên liệu có nhiều cấn cặn hoặc lẫn nước, kim phun khó chuyển
động ,của kimlàm cháy xám bề mặt kim hoặc luôn ở trạng thái đóng nên không
phun nhiên liệu được, hoặc luôn mở làm nhiên liệu bị rò rỉ.
1.3.6 Thao tác kiểm tra
Sau khi xác định VP hư hỏng ( hoặc cần kiểm tra) lắp vòi phun lên bàn thử
và thực hiện các phun bước sau:
1, Xả gió:
- Khoá van dẫn dầu lên đồng hồ áp lực.
- Ấn mạnh cần bơm tay vài lần để xả gió đến khi nào tháy nhiên liệu phun
2, Kiểm tra và điều chỉnh áp lực phun:
- Mở van cho đầu lên đồng hồ áp lực khoảng nữa vòng
-Ấn mạnh cần tay bơm cho đòng hồ áp lực tăng lên đến khi nào VP phun.

- So sánh áp lực trên đồng hồ với giá trị đã cho của nhà chế tạo.(115-120
kg/cm2 đối với vòi phun kim chốt và 175kg/cm2 với vòi phun kín nhiều lỗ).
- Nếu áp lực thấp hơn giá trị quy định ta vặn ốc hiệu chỉnh hoặc thêm tấm
đệm .Nếu áp lực cao hơn thì làm ngược lại.
3. Kiểm tra rò rỉ dầu ở vòi phun:
- Ấn cần bơm tay cho áp lực lên khoảng 4-5 kg/cm2 dưới áp lực quy định.
Với áp lực này dầu không được ra khỏi vòi phun.
- Nếu có rò rỉ là do mũi kim (chỗ côn nhỏ) và bệ trên chua kín . Nếu rỉ ra ở
khâu nối là do siết chưa đúng lực, mặt tiếp xúc không tốt thì ta phải tháo kim ra
xoáy lại bằng cát rà và dầu nhờn.
4, Kiểm tra phun rớt:
Khoá van dầu lên đồng hồ.Dùng giấy mềm lâu khô sạch dầu VP, ấn mạnh
cần bơm tay cho dầu phun ra nếu thấy khô ở đầu kim là tốt , nếu ướt thì VP phun
rớt. Nguyên nhân có thể là do dơ bẩn hay trấy sướt cần thao rửa, rà thân kim dầu
bôi trơn.
5, Kiểm tra chất lượng phun:
- Vặn khóa van dầu lên đồng hồ áp lực
- Ấn mạnh cần bơm tay.
- Quan sát tình trạng phun dầu phải thật tơi sương, đúng góc nón chùm tia.
- Dùng miếng giấy để dưới đầu VP khoảng 3cm,xem số lỗ tia có đủ không .
Nếu nghẹt thì dùng cây xoi để thông, cận thận tránh để cây xoi gãy trong lỗ.
Kiểm tra vòi phun nhiên liệu
6, Kiểm tra sự mòn của kim và bệ:
- Mở van cho dầu lên đồng hồ áp lực
- Ấn cần bơm tay cho áp lực gần bằng áp lực phun.Giữ cần bơm và quan sát sự
sụt áp trên đồng hồ, nếu sự sụt áp không quá 15kG/cm2 trong vòng 15 giây thì
VP còn tốt
Chú ý : không dùng vải lau, chỉ dùng dầu gasoil để tẩy, rửa sạch các chi tiết.
Dụng cụ ,bàn kẹp,tay của người thao tác phải thật sạch.
1.3.7 Sửa chữa vòi phun:

Vì đây là một trong những cặp chi tiết đòi hỏi tính chính xác rất cao nên thông
thường khi bị mòn hoặc hư hỏng thì ta thay bộ đôi kim-bệ phun.
Trong trường hợp thiếu phụ tùng thay thế thí ta có thể khôi phục bằng cách rà
Chương 2:
GIỚI THIỆU MỘT SỐ LOẠI BÉC ĐỐT DẦU DO 2
CẤP(2BEC PHUN KHÔNG CÓ HỒI LƯU TẠI BÉC
PHUN) CỦA HÃNG RIELLO
2.1 Loại PRESS G
Béc đốt PRESS G có công suất 107 ÷ 1660 kW. Chúng được thiết kế sử
dung lắp đặt với kích thước trung bình phù hợp với công nghiệp cũng như dân
dụng và các dự án lớn nhỏ.Đối với béc đốt 2 cấp, đầu đốt, có thể thiết kế theo
công suất yêu cầu , cho phép hiệu suất đạt tối ưu đảm bảo quá trình đốt cháy tốt
và giảm tiêu thụ nhiên liệu.
2.1.1 Phân loại
STT Model Công suất
1 PRESS GW 107/178 ÷ 356 kW
2 PRESS 1G 130/190 ÷ 534 kW
3 PRESS 2G 214/356 ÷ 712 kW
4 PRESS 3G 273/534 ÷ 1168 kW
5 PRESS 4G 415/830 ÷ 1660 kW
Hình 2.1 Béc đốt loại PRESS G
2.1.2 Cung cấp nhiên liệu cho béc đốt.
- Béc đốt được thiết lập với 2 van đẩy dầu.
Một thiết bị điều chỉnh,dựa trên công suất yêu cầu ở đầu ra theo nguyên tắc
van đẩy mở cho phép lượng dầu đi qua van và béc phun. van đẩy cấp 2 mở cung
cấp lượng nhiên liệu với khí để cháy nhiên liệu ở cấp 2.
Tất cả béc đốt đều được gắn với bơm tự động , bộ lọc và bộ điều áp.
Hình 2.2 Sơ đồ nguyên lý béc đốt loại PRESS GW- 4G
P: bơm, phin lọc và van điều chỉnh áp
VF1 van cấp béc phun 1

VF2 van cấp béc phun 2
AD cửa lấy gió
U1,U2 đầu phun 1,2
VC van điều chỉnh cho béc phun 2
2.1.3 Chế độ cấp khí
Chu trình cấp khí của béc đốt PRESS G được thiết kể nhỏ gọn về cấu trúc và
được cung cấp bởi quạt ly tâm đặt phía trước. Nó đảm bảo cột áp ở mức cao tại
vị trí yêu cầu và cho phép cài đặt không giới hạn.
Hình 2.3 Hệ thống cấp khí điều chỉnh bằng thủy lực của béc đốt
2.1.4 Đầu đốt
- Béc đốt loại PRESS G có sẵn bộ dụng cụ đặc biệt để gia tăng chiều dài đầu
đốt.
- Sự lựa chọn của việc sử dụng nó phụ thuộc vào bề dày tấm bảng và các kiểu
lò hơi.
- Nó phụ thuộc vào kiểu máy phát, kiểm tra độ ngấu của đầu đốt vào buồng lửa
một cách chính xác.
Vị trí ban đầu của đàu đốt có thể dễ dàng điều chỉnh với vị trí xa nhất bên ngoài
bởi sự thay đổi của vít chấu.
Hình 2.4 Đầu đốt của béc đốt loại PRESS G
2.1.5 Kích thước và chiều dài của ngọn lửa.
Hình 2.5 Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa công suất nhiệt đầu ra với kích
thước và chiều dài ngọn lửa.
Dựa vào công suất đầu ra của béc ta có thể xác định được kích thước và chiều dài
ngọn lựa dựa vào những đường đặc tính ở đồ thị trên.
2.2 Loại RL
2.2.1 Phân loại
STT Model Công suất
1 RL 28 95/166 ÷ 332 kW
2 RL 38 118/237 ÷ 450 kW
3 RL 50 148/296 ÷ 593 kW

4 RL 70 255/474 ÷ 830 kW
5 RL 100 356/711 ÷ 1186 kW
6 RL 130 486/948 ÷ 1540 kW
7 RL 190 759/1423 ÷ 2443 kW
Các loại béc đốt RL của hãng Riello có công suất từ 95 đến 2443 kW, và
chúng được thiết kế để sử dụng trong nồi hơi nước nóng hoặc quá nhiệt, máy
sinh hơi hoặc hơi nước, thấu nhiệt dầu lò hơi.
Quá trình hoạt động có hai giai đoạn, béc đốt được kết nối với một thiết bị
điện tử PANEL STATUS, thiết bị này có nhiệm vụ điều khiển: bộ đếm thời gian,
bộ đánh lửa và xác định các lỗi khi có sự cố.
Béc đốt loại RL được thiết kế nhỏ gọn, sử dụng và bảo trì đơn giản. Cung
ứng nhiều phụ kiện đảm bảo tính linh hoạt làm việc.
Bảng thông số kĩ thuật béc đốt loại RL của hãng Riello
 Điều kiên tham chiếu: (Tại nhiệt độ: 200 C, Áp suất: 1013.5mbar, Độ ồn
đo được ở khoảng cách 1m)
2.2.2 Hệ số bắt cháy ứng với từng loại béc đốt.
Hình 2.6 Đồ thị
2.2.3 Nhiên liệu cung cấp
Béc đốt được kết nối với 3 van (trong đó có 1 van an toàn và 2 van đẩy)
Thiết bị điều khiển hoạt động theo tín hiệu ngõ ra, từ đó điều chỉnh lưu lượng
dầu ra khỏi van đẩy sao cho phù hợp, và cho phép dầu có thể đi thông qua các
rãnh trên van và đầu phun một cách dễ dàng.
Khi van đẩy mở, nó dễ dàng cung ứng nhiên liệu cho 2 xy lanh thủy lực - đây là
thiết bị được kết nối với van cấp không khí dùng để đốt cháy không khí.
Hình2.7 Hydraulic ram của béc đốt loại RL
Hệ thông bơm gồm một bơm nhiên liệu nhỏ, một thiết bị lọc dầu và van điều
tiết áp suất.
Hình 2.8 Sơ đồ nguyên lý hoạt động của các béc đốt loại RL 28- 190
Giải thích kí hiệu hình vẽ:
P Bơm, bộ lọc, cơ cấu chỉnh áp đầu ra

VF Van an toàn
VF1 Van điênh từ điều chỉnh đầu phun 1
VF2 Van điện từ điều chỉnh đầu phun 2
VC Thiết bị điều khiển 2 van điện từ
MT Xy lanh thủy lực
AD Van chỉnh gió
U1 Đầu phun 1
U2 Đầu phun 2
2.2.4 Kích thước của ống cấp nhiên liệu
Việc lựa chọn kích thước đường kích ống phụ thuộc vào độ cao và khoảng
cách giữa béc đốt và bình chứa nhiên liệu.
Bảng 2.1 Kích thước của ống cấp nhiên liệu
H Chênh lệch giữa bơm và van chân ống hút đứng
Ø Đường kính trong của ống
P Chiều cao 10m
V Chiều cao 4m
1 Béc đốt
2 Bơm béc đốt
3 Thiết bị lọc
4 Van tay
5 Ống hút
6 Van chân ống hút đứng
7 Thiết bị điều khiển van cấp từ xa
8 Van điện từ
9 Đường ống hồi
10 Van chặn
2.2.5 Cửa cấp khí
Hình 2.9 Cửa điều chỉnh gió.
2.2.6 Đầu đốt.
- Sự khác nhau về kích thước của đầu đốt có thể được lựa chọn tùy vào từng

loại béc đốt.
- Sự lựa chọn đó phụ thuộc vào chiều dày của tấm bảng điều khiển và từng
loại lò hơi.
- Phụ thuộc vào kiểu đánh lửa và sự an khớp giữa đầu đốt với buồng lửa phải
chính xác.
- Vị trí ban đầu của đầu đốt có thể dễ dàng thay đổi bằng cách điều chỉnh ốc
vít cố định với mặt bích tại khớp nối.
+ Mạch điện điều khiển.
Hình 2.10 Cơ cấu điện kết nối béc đốt.
Hình 2.11 Mạch điện 1 pha kết nối với béc đốt RL 28-38
2.2.7 Các thiết bị trong Béc đốt.
- Hệ thống đường ống cấp khí được bọc vật liệu cách âm.
- Van điều chỉnh lưu lượng khí được điều chỉnh bởi xy lanh thủy lực.
- Mô tơ được khởi động ở hiệu điện thế 400V, dòng 3 pha, 2800 vòng/phút.
- Đầu đốt hoạt động dựa trên tính hiệu đầu ra.
• Đầu đốt chế tạo từ vật liệu không gỉ, hình côn, chống lại sự ăn mòn
và chịu nhiệt cao.
• Mồi lửa bằng tia điện.
• Ngọn lửa ổn định
- Bơm cấp nhiên liêu với áp suất cao được kết nối với.
• Bộ lọc.
• Bộ điều áp.
• Kết nối với đồng hồ áp suất và chân không kế.
• Đường ống.
- Hệ thống van: van an toàn, van đẩy, van điện từ, van chặn
- Thiết bị quang điện cảm biến ngọn lửa.
- Bảng điều khiển quá trình đốt cháy.
- Thiết bị điều khiển hệ thống điện “STATUS PANEL” và “LED PANEL”
- Công tắc bật/ tắt béc đốt.
- Cửa quan sát ngọn lửa.

- công tắc điều khiển bằng tay 2 đầu phun.
- Thanh trượt dễ dàng lắp đặt và bảo dưỡng.
- Thiết bị bảo vệ bộ lọc chống lại sự nhiễm bức xạ.
- IP44 thiết bị bảo vệ hệ thống điện.
Thiết bị tiêu chuẩn.
- 2 ống mếm kết nối để cấp dầu cho hệ thống.
- 2 đệm khí gắn với ống mềm.
- 2 ống nối dùng để kết nối vào bơm.
- 4 bulong để kết nối béc đốt với lò hơi.
- 1 màn nhiệt.
- 1 cầu chì bảo vệ thiết bị điện.
- 2 thanh trượt có thể thay đổi chiều dài.
Hình 2.12 Mạch điện 3 pha kết nối với béc đốt RL 38-50
Hình 2.13 Mạch điện 3 pha kết nối béc đốt RL 70-100-130-190
Bảng 2.2 Tiết diện của dây kết nối và dòng bảo vệ tương ứng với từng béc đốt
+ Kích thước vỏ béc đốt
Hình 2.13 Kích thước tiêu chuẩn của béc đốt
2.2.8 Mô tả quá trình lắp đặt.
Quá trình lắp đặt các thiết bị trong béc đốt khá đơn giản, trình tự lắp đặt như sau:
- Tất cả các loại béc đốt đều có thanh sống trượt, điều đó tạo những thuận lợi
trong việc lắp đặt và bảo dưỡng máy.
- Khoan lỗ trên lò hơi tại nhũng vị trí định sẵn, gắn các đệm khí tại các vị trí vừa
khoan, lắp các ống kết nối từ béc đốt đến lò hơi.
- Kết nối đầu đốt.
- Lắp vỏ áo bên ngoài của béc đốt
- Lắp đặt đầu phun.
- Kiểm tra vị trí các tiếp điểm điện.
- Cuối cùng kết nối các thiết bị điện theo sơ đồ mạch điện trong sổ tay nhà thiết
kế cung cấp.
+ Các thiết bị phụ trong béc đốt.


- Đầu phun. Hình ? Đầu nối đầu đốt.

Đệm kín. Hệ thống loại bỏ khí

×