Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

TIỂU LUẬN phân tích sơ bộ về tính năng, cấu tạo và nguyên tắc gianhiệt của lò vi ba và bếp từ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (337.51 KB, 14 trang )

Lời mở đầu
Đồ điện dùng cho nhà bếp là một loại khí cụ điện nhờ lợi dụng điện hoặc động lực
để nấu nướng, phục vụ cho nhu cầu ăn uống của con người. Chúng có nhiều chủng
loại với nhiều chức năng, mục đích nhằm giúp tạo ra bữa ăn trong thời gian ngắn,
tiếp kiệm công sức, đảm bảo vệ sinh. Với khoa học kĩ thuật ngày càng cải tiến, đời
sống nâng cao, đồ điện ngày càng được sử dụng phổ biến với độ an toàn cao. Có
nhiều cách phân loại đồ điện, theo nguyên lí hoạt động thì ta có điện nhiệt, điện
động hoặc loại kết hợp cả hai; theo phương pháp gia nhiệt bằng điện thì ta có điện
trở, hồng ngoại, vi ba, cảm ứng điện từ và kiểu màng dẫn điện;… Lò vi ba và bếp
từ là hai đồ dùng điện được dùng khá phổ biến, có nguyên lý hoạt động bằng điện
nhiệt, còn về phương pháp gia nhiệt thì lò vi ba dùng bức xạ vi ba còn bếp từ thì
dùng dòng cảm ứng điện từ. Chúng có hai tác nhân gia nhiệt khác nhau nhưng đều
là biến đổi năng lượng điện trường thành các tác nhân sinh nhiêt (bức xạ, dòng
cảm ứng) và chúng giờ đây là hai trong những đồ điện trợ giúp rất nhiều cho các
bà nội trợ với nhiều tính năng ngày càng đa dạng và mức độ an tòan ngày càng
cao. Bài tiểu luận của chúng em sẽ phân tích sơ bộ về tính năng, cấu tạo và nguyên
tắc gia nhiệt của lò vi ba và bếp từ để hiểu rõ hơn về chúng cũng như rút ra được
nhược điểm khi sử dụng và ưu điểm là lí do khiến chúng được sử dụng rộng rãi
đến thế.

1
CHƯƠNG I: LÒ VI BA
1.1GIỚI THIỆU VỀ LÒ VI BA:
Lò nướng viba ngày càng trở nên quen thuộc trong các gia đình, nó rất linh hoạt,
là loại bếp tiếp kiệm thời gian nhờ sử dụng bức xạ vi ba đốt nóng thức ăn. Lò
nướng thức ăn bằng năng lượng siêu cao tần (viba), được sử dụng rộng rãi từ
những năm 1970, là loại bếp sử dụng bức xạ viba đê nấu chin hoặc hâm nóng thức
ăn một cách nhanh chóng, nó được coi là một phương tiện canh tân các kiểu bếp
truyền thống. Ông percy spencer được coi là cha đẻ của phương pháp nấu ăn bằng
lò vi ba, hiện tượng nấu chin bằng lò viba được khám phá ra trong khi ông xây
dựng buồng từ cho hệ thống định vị vô tuyến (rađa) tại Raytheon. Ông làm việc


với thiết bị rađa một cách tích cực và ngẫu nhiên phát hiện ra kẹo lạc trong túi
mình bắt đầu bốc mùi. Rađa đã làm cho kẹo lạc của ông bốc mùi bằng sóng viba.
Từ đó ông đã bắt tay vào nghiên cứu và tới năm 1945 ông được phát bằng sang
chế nấu chin thức ăn bằng năng lượng viba. Năm 1947, lò viba đầu tiên trên thế
giới ra đời.
1.2CẤU TẠO VÀ NGUYÊN TẮC GIA NHIỆT:
1.2.1 CẤU TẠO:
2
Lò vi ba đầu tiên
trên trên thế giới
dùng để đun
nước
Gồm 4 bộ phận chính: nam châm điện(magnetron), mạch điều khiển nam châm
điện(microcontroller), ống dẫn sóng (waveguide), buồng nấu(usable space).
Đối với sóng viba, thủy tinh hay sành sứ đựơc xem như là trong suốt nên sóng đi
xuyên qua, còn các mặt phẳng kim loại thì giống như những tấm gương nên sóng
bị phản chiếu trở lại.
1.2.2 NGUYÊN TẮC GIA NHIỆT:
1.2.2.1BỨC XẠ VI BA VÀ BỘ PHẬN PHÁT SÓNG MAGNETRON:
1.2.2.1.1.BỨC XẠ VI BA:
Phổ bức xạ điện từ (Electromagnetic(EM) Radiation Spectrum) là khái niệm
chung cho tất cả các dạng khác nhau của năng lượng điện và các trường điện từ
3
Bộ phận phát sóng
chính của lò
viba(magnetron)
ống dẫn truyền sóng viba
vào buồng hâm nóng
thực phẩm
Bảng điều khiển

lò vi ba
Tường (vách) kim
loại có phản xạ sóng
viba.
Cửa lò viba có lưới
giúp nhìn thấy thức
ăn đang hâm và
không cho sóng viba
đi qua.
Tường lò viba có chất
cách ly chống lại sự
thoát nhiệt ra ngoài lò
viba
liên kết với chúng trải trong không gian như : Sóng viba, ánh sáng nhìn thấy được,
các tia X, sóng vô tuyến và ánh sáng cực tím. Sóng viba có bước sóng dài hơn các
bức xạ tử ngoại và hồng ngoại nhưng ngắn hơn các băng tần phát thanh quảng cáo
VHF và UHF. Các sóng viba phát xạ ra được phản xạ lại và bị hấp thụ do các vật
cản trên đường truyền sóng, mức độ phản xạ và hấp thụ phụ thuộc vào chất liệu
tạo nên vật cản đó. Các sóng viba truyền qua thủy tinh và chất dẻo bị bất cứ vật
thể nào chứa nước hấp thụ.
1.2.2.1.2 BỘ PHẬN PHÁT SÓNG MAGNETRON:
Magnetron là máy phát sóng cao tần( sóng vi ba) có công suất lớn, sóng vi ba
được tạo ra từ một bộ dao động điện tử và được khuếch đại nhờ magnetron hoạt
động như một đèn điện tử 3 cực. Nó gồm một hình trụ rỗng bằng kim loại gồm
một cực dương anode trong đó người ta đặt những lỗ hổng cộng hưởng để làm
tăng tần số từ 50 Hz lên 2450 Hz . Đối với mạch cộng hưởng trị số của cuộn co
bin và tụ điện sẽ xác định tần số tạo ra. Tần số càng lớn thì trị số các linh kiện
càng nhỏ. Để có tần số thật cao thì cuộn cobin phải giảm thiểu, để được như vậy ta
nối song song nhiều cuộn cobin.
Mạch cộng hưởng tần số cao là yếu tố căn bản của trụ rỗng. Trụ rỗng có xếp

những lỗ hổng cộng hưởng và chính giữa là âm cực (cathode) trong đó để 1 dây để
đốt nóng. Bên trong magnetron là chân không, giữa điện cực âm và điện cực
4
Lỗ hổng cộng hưởng
Dương cực
Âm cực
dương người ta dùng điện thế 2300 V để tạo từ trường. Từ trường này làm di
chuyển các slectron từ cực âm sang cực dương. Để tạo ra và giữ cho các dao động
ở tần số thật cao các điện tử phải di chuyển theo dạng hécodale trước những lỗ
hổng cộng hưởng; đường đi này có được nhờ một từ trường tạo bởi thanh nam
châm mà đường sức thẳng góc với điện trường E. Năng lượng tạo bởi magnetron
được dẫn đến hệ thống lò. Các sóng vi ba được thu nhận bởi một bộ góp sóng ở
chính giữa lỗ hổng và được phát xạ bởi một anten trong bộ hướng sóng.
1.2.2.2GIA NHIỆT BẰNG SÓNG VI BA VÀ DẪN TRUYỀN SÓNG TRONG
LÒ VI BA:
1.2.2.2.1 LÀM NÓNG NƯỚC TRONG THỨC ĂN:
Tất cả các loại thức ăn đều chứa một lượng độ ẩm ở mức độ nào đó không quan
trọng chúng có vẻ khô ráo đến mức nào đều hấp thụ năng lượng sóng viba truyền
qua. Năng lượng viba kích thích các phân tử nước trong thức ăn rung động va
chạm vào nhau và từ đó sinh ra nhiệt nấu chin thức ăn. Quá trình đốt nóng đựơc
chia làm 2 giai đoạn:
-Nước trong thức ăn được hâm nóng bằng các sóng cực ngắn(tần số khoảng >2450
Mhz ).
-Nước nóng sẽ truyền nhiệt cho các phần các của thức ăn
5
Bộ hướng sóng
Bộ góp sóng
Ta biết rằng sóng kết hợp với một điện từ trường sẽ thay đổi chiều một cách định
kì. Sóng điện từ có tần số 1 Hz sẽ tạo ra một điện từ trường thay đổi 1 lần trong
một giây, các sóng cực ngắn 2450 MHz đổi chiều 2,45 tỉ lần mỗi giây.

Các phân tử nước phân cực, hai nguyên tử H tạo cực dương trong khi các điện tử
nằm phía bên kia của oxygen nghĩa là oxygen mang điện âm.
Sự mất thăng bằng này tạo một điện trừong nhỏ trong mỗi phân tử nước, điều này
khiến cho phân tử nước rất nhạy cảm đối với tia điện từ , đặc biệt là tia sóng vi ba
Tia vi ba trong lò có tần số lý tưởng là 2.45 GHz để cho năng lượng của chúng có
thể hấp thu bởi phân tử nước. Trong một điện từ trường mạnh, phân tử nước
hướng theo chiều các đường sức. Lò vi ba có các tấm bảng cũng mang điện tích sẽ
hút hay đẩy các phân tử nước đặc biệt là chúng luân phiên thay đổi thường xuyên
điện tích ( dương thành âm và ngược lại), chúng sẽ hút hoặc đẩy các phân tử nước
từ đó khiến các phân tử nước hoạt động rất nhanh nên chúng va chạm vào nhau.
Và đối với trường trong lò vi bat hay đổi 2,45 lần trong 1 gâiy thì sự va chạm này
trở nên khủng khiếp. Sự cọ xát với các phân tử với nhau tạo ra nhiệt. Từ đó nước
trong thức ăn được đốt nóng nhanh chóng từ đó lan truyền cho các thành phần
khác của thức ăn do đó mà toàn bộ thức ăn được đốt nóng. Không khí chén đĩa
bằng thủy tinh hay sành sứ đầu không bị ảnh hưởng bởi sóng nhưng kim loại thì
tác đông lên sóng.
1.2.2.2.2 DẪN TRUYỀN SÓNG TRONG LÒ VI BA:
6
Hình ảnh minh họa sự di chuyển của sóng
viba trong lò viba
Trong một lò cổ điển nguồn năng lượng bức xạ không những làm vật chất bị đốt
nóng mà còn làm nóng luôn nguyên bộ lò và tất cả những gì trong lò như không
khí, hộp đựng thức ăn và thực phẩm. Bộ máy lò viba thì khác, sóng viba được
phản chiếu lại bởi các thành kim loại và đi xuyên qua các đồ vật đựng thức ăn.
Các sóng viba tác động và làm nóng các phân tử chất béo, đường và nước ( thực
phẩm chứa từ 65 đến 70% là nước).
Sóng viba được tạo ra từ một bộ dao động điện từ và được khuếch đại nhờ
magnetron hoạt động như một đèn điện tử 3 cực. Năng lượng sóng viba được máy
phát là magnetron được truyền theo ống dẫn sóng đến quạt phát tán được phát tán
khắp lò và được vách kim loại phản xạ. Thức ăn được đốt nóng nhờ các phân tử

nước bên trong chuyển động khi bị kích thích bởi từ trường do sóng viba tạo ra.
Buồng nướng viba được cấu tạo giống như một chiếc lồng farađây giúp cho sóng
viba không bị lọt ra ngoài và cửa lò bằng kính dễ dàng quan sát thức ăn, có lưới
dẫn điện( mắt lưới có kích thước nhỏ hơn bước sóng 12 cm) để sóng viba không
lọt ra ngoài.
1.3ƯU, NHƯỢC ĐIỂM KHI SỬ DỤNG LÒ VI BA:
7
Quạt
phát
tán
Tường lò
viba có chất
cách ly
chống lại sự
thoát nhiệt ra
Tường
(vách)
kim
loại có
phản xạ
sóng
viba.
Nam châm
điện
ống dẫn
sóng
1.3.1 ƯU DIỂM:
-Nấu chin thức ăn rất nhanh so với các phương pháp nấu ăn cổ truyền thông
thường.
-Các phương pháp nấu ăn cổ truyền dùng năng lượng dùng năng lượng đốt nóng

dầu, nước, không khí. Các lò vi ba chỉ nấu chín thức ăn nên ta sẽ có lợi về mặt tiếp
kiệm năng lượng.
-Các thức ăn chứa đạm (protein) sẽ ko bị rám xém.
-Hiệu suất của lò vi ba là 64%.
-Thức ăn được nấu chin trong lò viba giữ nguyên dinh dưỡng, nhiều nghiên cứu
cho thấy nấu chin thức ăn bằng lò viba giúp thức ăn còn giữ được nhiều vitamin,
các nguyên tố vi lượng, chất bổ dưỡng hơn các phương pháp thông thường như
luộc chin.
1.3.2 NHƯỢC ĐIỂM:
-Tuy vậy lò nướng viba có thể nguy hiểm nếu sử dụng không đúng cách, hệ thống
an toàn bị hỏng.
-các nguy hại chung nhất bao gồm thức ăn cấu tạo không đều, chỗ khô chỗ ướt,
nên thức ăn sẽ được nấu chín không đều, vi trùng và các tổ chức siêu vi trùng có
thể phát triển mạnh từ 5
o
C đến 60
o
C
–không nên đốt nóng các bình dùng để tiệt trùng, các chai đóng sữa nước, các
chai sữa dùng cho trẻ em, các bát sứ ( vì trong men sứ có oxit sắt dễ làm quá tải lò
nướng),…bằng lò viba.
-Độ kín của lò vi ba mà không được bảo đảm thì năng lượng sóng biến ra sức
nóng nên nếu bị mắc phải sẽ bị phỏng, có khi bỏng sâu, sốt cao, thương tồn nơi
dịch hoàn, thương tổn nơi mắt,….
-Không thể để các đĩa kim loại, có thể tạo ra tia điện, tia lửa, là bước đầu của hỏa
hoạn.
-Khi hâm bằng lò vi ba nhiệt độ bên ngoài thức ăn nóng nhưng bên trong lõi của
thức ăn không đủ nóng để giết vi khuẩn như vi khuẩn salmonella, campynobacter,
listéria vì nơi nguội các mầm độc không bị diệt.
8

-Thực phẩm dạng khô không thể được nấu chín trong lò vi ba, muốn nấu chín phải
làm ẩm hoặc làm ướt thực phẩm.
CHƯƠNG II: BẾP TỪ
2.1 GIỚI THIỆU VỀ BẾP TỪ:
Bếp là vật dụng khộng thể thiếu với bất kì gia đình nào. Bếp từ giúp các bà nội trợ
nấu nướng sạch sẽ, không khói, tránh gây cháy và nấu chín thức ăn nhanh hơn
những loại bếp khác. Bếp có độ bền cao do làm từ những vật liệu tốt. Hệ thống
kiểm soát nhiệt độ khá chính xác, an toàn. Có thể
lau chùi mặt bếp ngay khi nấu. Với bếp ga và bếp
điện trở, nguyên lý hoạt động của chúng là biến
điện năng hoặc đốt nhiên liệu để trực tiếp tạo ra
nhiệt năng. Chỉ khoảng nửa nhiệt năng sinh ra được
đáy nồi hấp thụ, phần còn lại sẽ tải ra môi trường
xung quanh. Loại bếp này áp dụng hiện tượng cảm
ứng điện từ do farađây khám phá năm 1830 nhưng
đến 150 năm sau các chuyên viên nghiên cứu nhóm
Thomsom mới có ý định dùng cách thức này.
2.2 CẤU TẠO VÀ NGUYÊN TẮC GIA NHIỆT:
2.2.1 CẤU TẠO:
Bếp cảm ứng điện từ được chế tạo dựa trên nguyên lý từ trường trong cuộn dây và
dòng điện Foucault.
9
Bên trong bếp điện từ
Thành phần quan trọng nhất trong bếp điện từ là mạch công suất và cuộn cảm.
Đối với các loại lò nung tần số công nghiệp (lò trung tần, lò cao tần…), vòng cảm
ứng (cuộn cảm) thường dùng các loại ống đồng (có nước làm mát chạy bên trong)
do nhiệt độ phôi nung cao và rất cao (từ 800 độ C trở lên).
Còn trong bếp điện từ, do nhiệt độ và công suất thường nhỏ (so với lò công
nghiệp), cuộn cảm thường dùng dây cáp đồng (được sơn hoặc tráng một lớp cách
điện) quấn tròn trên một mặt phẳng như hình trên; và hệ thống làm mát chỉ cần

dùng quạt cỡ nhỏ (thường là loại 8 ~ 12 cm). Bên trên là một tấm vật liệu cách
diện, cách nhiệt (thường là sứ thuỷ tinh vì ngoài khả năng cách nhiệt, cách điện nó
còn có tính thẩm mỹ).
2.2.2 NGUYÊN TẮC GIA NHIỆT:
2.2.2.1 HIỆN TƯỢNG NUNG NÓNG CẢM ỨNG:
Nung nóng cảm ứng là hiện tượng nhiệt sinh ra trong vật liệu kim loại (chủ yếu là
các hợp kim sắt từ) khi có một trường diện từ biến thiên đi qua. Khi đó trong vật
10
Cuộn
cảm
Quạt
làm
mát
liệu sẽ xuất hiện một dòng diện cảm ứng (dòng foucauld) tương tác với trở kháng
của kim loại để sinh nhiệt (theo định luật Joule-Lens)
Khi có dòng điện biến thiên đi qua cuộn dây, xung quanh cuộn dây sẽ tạo nên một
trường điện từ biến đổi. Khi đó, trên bề mặt thỏi kim loại bên trong xuất hiện một
dòng điện cảm ứng –> làm thỏi kim loại nóng dần lên.
2.2.2.2 GIA NHIỆT BẰNG NĂNG LƯỢNG TỪ TRƯỜNG:
Từ trường được tạo ra khi có dòng điện đi qua, nó chỉ sinh nhiệt khi nồi được đặt
trên bếp, với điều kiện là nồi làm bằng vật liệu kim loại đặc và có thể nhiễm từ.
Khi ta đặt nồi bằng kim loại mà thành phần có chứa phân tử sắt (chất nhiễm từ)
trong vùng từ trường, dòng Foucault tự động tạo ra. Đáy nồi bằng kim loại nằm
trong từ trường này sẽ nóng lên, nấu chín thức ăn. Ưu điểm của bếp từ là tốc độ
đun nấu nhanh, do giảm được nhiệt dung (không còn nhiệt dung của bếp, chỉ có
nhiệt dung của nồi). Việc điều chỉnh nhiệt độ và các chế độ nấu nướng cũng được
thực hiện chính xác và dễ dàng hơn.
11
Trung
tải

Dây thứ
cấp
Biến thiên từ
thông
Biều diễn cơ bản về hiện tưọng cảm
ứng nhiệt
Cuộn
dây
Dòng cảm ứng
Sơ đồ nguyên lý bếp điện từ
Khi trong cuộn dây (1) có dòng điện biến thiên (dòng điện tần số cao) chạy qua,
nó tạo nên một trường điện từ (có các đường sức từ màu vàng cam) tương tác với
nồi kim loại (2) làm cho nồi nóng lên, nhiệt lượng đó được truyền từ nồi vào các
đồ nấu (3) bên trong. Và vùng (4) bên ngoài nồi thì không bị ảnh hưởng (nếu nhấc
nồi ra khỏi bếp hoặc tắt bếp, quá trình nung nóng cũng kết thúc ngay lập tức)
2.3 ƯU, NHƯỢC ĐIỂM KHI SỬ DỤNG BẾP TỪ:
2.3.1 ƯU ĐIỂM:
- Điều chỉnh nhiệt độ nhanh: không như các phương pháp khác thường tồn tại
quán tính nhiệt khi điều chỉnh nhiệt độ, đối với bếp điện từ, nhiệt độ thay đổi
nhanh và chính xác ngay khi điều chỉnh. Điều đó thật sự hữu ích khi cần chuyển
chế độ nấu từ nhiệt độ cao xuống thấp hoặc ngược lại. Muốn điều chỉnh nhiệt độ
đun nấu ta chỉ cần điều chỉnh tăng giảm điện trở của cuộn cảm….
-Hiệu suất sử dụng nhiệt cao: do dòng nhiệt chỉ tập trung vào nồi nấu bằng hợp
kim sắt từ nên gần như không có thất thoát ra bên ngoài (theo như các khảo sát đối
với bếp từ, hiệu suất nhiệt ~ 90%).
12
-Tính an toàn cao: cũng do đặc tính của trường điện từ chỉ tác dụng lên các vật liệu
từ tính (hoặc hợp kim sắt từ) nên sẽ rất an toàn khi ở trong vùng làm việc của bếp,
và không gây cháy (do không tương tác với bất kỳ các loại vật liệu nào khác như
giấy, gỗ, thủy tinh …). Trong thực tế, các tai nạn xảy ra khi sử dụng bếp từ chỉ là

do người dùng hoặc các vật liệu dễ cháy tiếp xúc với các bề mặt nhiệt độ cao của
nồi nấu hoặc với nhiệt truyền từ nồi nấu ra ngoài.
-Lắp đặt dễ dàng và thuận tiện: do hình dạng nhỏ gọn, độ dày thấp (thường không
quá 5cm), bếp từ rất dễ đặt nổi hoặc chìm trên mặt bàn. Điều đó thực sự tốt khi tạo
cho một không gian bếp gọn, đẹp, thông thoáng.
-Tính khả dụng cao: không giống như bếp gas cần một hệ thống đường ống cấp
gas vướng víu, chỉ cần nơi nào có điện, nơi đó có thể sử dụng được bếp từ.
-Khả năng vệ sinh dễ dàng: do đặc điểm của mình, bề mặt bếp từ thường được chế
tạo từ các loại kính hoặc sứ chịu nhiệt có bề mặt nhẵn bóng. Do đó, việc vệ sinh
bếp sau khi đun nấu rất đơn giản, dễ dàng.
2.3.2 NHƯỢC ĐIỂM:
-Nhược điểm lớn nhất và dễ thấy nhất của bếp từ chính là … nồi nấu. Dọ trường
điện từ không tương tác với các vật liệu không nhiễm từ (gốm, sứ, thủy tinh, inox
3xx …) nên bếp điện từ chỉ sử dụng được với các loại nồi nấu bằng hợp kim sắt từ
(thép thường, inox 2xx, inox4xx ). Bù lại, do giá các loại vật liệu này không quá
đắt nên giá thành các nồi nấu sử dụng cho bếp từ rẻ hơn đáng kể.
-Phụ thuộc nguồn điện, nếu không có nguồn điện thì bếp từ hoàn toàn không sử
dụng được
-Ảnh hưởng của từ trường đến sức khỏe: điều này chưa thật sự rõ ràng, nhưng phụ
nữ đang mang thai thường được khuyên hạn chế sử dụng bếp từ để tránh những
ảnh hưởng không đáng có đến thai nhi.
13
Kết luận
Qua quá trình phân tích về cấu tạo, nguyên tắc gia nhiệt, ta rút ra kết luận: lò vi ba
phát ra các sóng siêu âm để nấu chín thức ăn; dùng các tia bức xạ (các tia nhiệt) có
bước sóng cực ngắn với bước sóng cực lớn( trên 2000 Hz), các sóng này làm nóng
nước trong thức ăn và nhiệt sẽ được truyền đến các bộ phận khác của thức ăn để
làm chín thức ăn. Còn bếp từ sử dụng dòng điện cảm ứng trong đun nấu được coi
là phương pháp làm nóng thứ ba (phương pháp 1 – dùng lửa, phương pháp 2 – gia
nhiệt bằng điện, phương pháp 4 – vi sóng). Cả hai phương pháp gia nhiệt của hai

bếp hoàn toàn khác với các cách nấu nướng thông thường là bằng ngọn lửa (gỗ,
ga, than …) hoặc bằng điện (bếp điện …), trong khi hai phương pháp kia sử dụng
nhiệt lượng được truyền từ nguồn nhiệt ngoài (ngọn lửa, dây điện trở ) vào nồi
thì phương pháp này tạo nên nguồn nhiệt trong chính bản thân nồi nấu. Điều đó
giúp tăng hiệu suất nhiệt, giảm hao phí … khiến thời gian đun nấu được giảm
đáng kể. Nhìn riêng thì về nguyên tắc gia nhiệt của hai bếp là khác nhau nhưng về
bản chất chúng đều ứng dụng năng lượng từ trường để sinh ra nhiệt, chỉ có con
đường từ từ trường dẫn tới nhiệt lượng của chúng là khác nhau. Từ đó ta thấy việc
sinh ra nhiệt lượng từ từ trưòng rất có hiệu quả và trong tương lai sẽ được ứng
dụng phổ biến vào nhiều vật dụng nhiều hơn không chỉ riêng bếp từ và lò vi ba để
trở thành bạn đồng hành của các bà nội trợ nói riêng cũng như nhiều lĩnh vực
trong cuộc sống nói chung cuộc nói chung.

14

×