Tải bản đầy đủ (.doc) (125 trang)

Theo dõi đặc điểm sinh trưởng, khả năng sinh sản của Vịt CV Super M2 bố mẹ (thế hệ 13) nuôi tại Trạm nghiên cứu gia cầm Cẩm Bình tỉnh Hải Dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (750.74 KB, 125 trang )

1.1 Đặt vấn đề
Ngành chăn nuôi gia cầm nói chung, chăn nuôi thuỷ cầm nói riêng từ lâu đã
chiếm một vị trí quan trọng trong kinh tế hộ gia đình của nguời nông dân Việt
Nam. Thịt gia cầm thơm ngon và giầu dinh dưỡng, là nguồn cung cấp thực phẩm
quan trọng, đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng. Chính vì vậy trong những
năm qua nghề chăn nuôi gia cầm ở nước ta không ngừng phát triển mạnh mẽ cả về
số lượng, chất lượng và quy mô chăn nuôi.
Tống đàn gia cầm năm 1986 là 99,9 triệu con đến năm 2003 đạt 254 triệu
con (gà 185 triệu con; vịt, ngan, ngỗng 68,8 triệu con), tốc độ tăng đầu con bình
quân 7,85%/năm. Tuy nhiên, trong 2 năm 2004 - 2005 do ảnh hưởng dịch cúm gia
cầm số lượng đầu con giảm đáng kế. Năm 2006 tống đàn gia cầm đạt 214,6 triệu
con trong đó gà 152 triệu con, thủy cầm 62,6 triệu con (Phùng Đức Tiến, 2006
[63]). Việt Nam là nước đứng thứ 2 thế giới về số lượng vịt (54 triệu con), chỉ sau
Trung Quốc (FAO, 1997) [92].
Đe đáp ứng nhu cầu về chất lượng con giống, trong những năm qua nước ta
đã nhập nhừng giống gia cầm, thuỷ cầm ngoại nuôi theo phương thức chăn nuôi
công nghiệp cho năng suất thịt, trứng và hiệu quả kinh tế cao. Vì vậy cơ cấu đàn
gia cầm đã từng bước dịch chuyển theo hướng tăng số lượng giống cao sản. Các
giống gia cầm địa phương năng suất thấp, từ chỗ chiếm 90 - 95% về cơ cấu đàn,
nay giảm xuống còn 60 - 65% (Phùng Đức Tiến, 2006 [63]).
Vịt là loài thuỷ cầm có sức chống chịu với các điều kiện ngoại cảnh và bệnh
tật cao, khả năng tự kiếm mồi tốt. Các sản phâm từ vịt như: thịt, trứng, lông đều có
giá trị kinh tế cao, cung cấp thực phẩm cho xã hội.
Giống vịt cv - Super M là giống siêu thịt của công ty Cherry - Valley,
Vương quốc Anh, tạo ra từ năm 1976. Hiện nay giống vịt này đã được phát triến
mạnh ở nhiều nước trên thế giới. Theo tài liệu của Hãng tại Anh cho biết:
Vịt dòng ông bà đẻ 170 - 180 quả trứng/40 tuân đẻ, sản xuât được 122 con vịt 1
ngày tuổi; chi phí thức ăn cho 1 kg tăng khối lưọng ỏ’ dòng ông là 2,76 kg, ở dòng
bà là 3,01 kg; vịt bố mẹ nuôi 26 tuần tuổi đạt 3,1 kg, năng suất trứng đạt 200
quả/40 tuần đẻ, tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng là 3,1 kg.
Từ giống vịt cv - Super M, hãng Cherry - Valley đã tạo ra giống vịt cv -


Super M2. Vịt cv - Super M2 được nhập vào Việt Nam từ năm 1999 theo dự án
VĨE 86/007 do FAO và UNDP tài trợ. Đây là giống vịt nổi tiếng nhất hiện nay trên
thế giới về khả năng cho thịt và có khả năng thích nghi cao với các điều kiện tụ’
nhiên.
Đe có cơ sở khoa học đánh giá khả năng sản xuất của giống vịt cv -
Super M2 nuôi tại Việt Nam, chúng tôi tiến hành đề tài: “Theo dõi đặc điếm
sinh trưởng, khả năng sinh sản của Vịt cv - Super M2 bố mẹ (thế hệ 13) nuôi tại
Trạm nghiên cứu gia cầm cấm Bình - Hải Dương”.
1.2 Mục đích của đề tài
- Nghiên cứu một số đặc điếm sinh trưởng, sinh sản của vịt cv - Super M2
bố mẹ.
- Nghiên cứu khả năng sản xuất của vịt cv - Super M2 thương phấm nuôi
thịt.
1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Nghiên cúư một cách có hệ thống về một số đặc điểm sinh trưởng và sinh
sản để có số liệu công bố về khả năng sản xuất của giống vịt cv - Super M2.
- Trên cơ sở xác định được một số đặc điểm năng suất cơ bản của giống vịt
cv - Super M2, tù’ đó góp phần đánh giá khả năng phát triển của giống vịt này
trong sản xuất.
- Luận văn là tài liệu tham khảo cho học tập, nghiên cứu và sản xuất chăn
nuôi.
2. TỎNG QUAN TÀI LIỆU VÀ
CO SỎ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
2.1 Co' sỏ’ nghiên cửu các tính trạng sinh trưởng và cho thịt của gia cầm
2.1.1 Đặc điêm di truyền của các tính trạng sản xuất
Khi nghiên cứu các tính trạng về tính năng sản xuất của gia cầm nói chung
và vịt nói riêng, thực chất là nghiên cứu các đặc điểm di truyền số luợng và ảnh
huởng của những tác động môi truờng lên các tính trạng đó. Hầu hết các tính trạng
về năng suất của gia súc, gia cầm nhu sinh truởng, sinh sản, sản xuất thịt, sản xuất
lông, sản xuất trứng đều là các tính trạng số luợng. Cơ sở di truyền của các tính

trạng số luợng là do các gen nằm trên nhiễm sắc thể quy định. Tính trạng số luợng
do nhiều gen có hiệu ứng nhở quy định.
Theo Nguyễn Văn Thiện (1995) [47], các tính trạng số luợng do giá trị kiểu
gen và sai lệch môi truờng quy định. Giá trị di truyền (Genotypic value) do các
gen có hiệu ứng riêng biệt nhỏ, nhung khi tập hợp nhiều gen thì có ảnh huởng rõ
rệt đến tính trạng, chúng gây ra các hiệu ứng cộng gộp, trội và át gen. Tính trạng
số luợng chịu tác động lớn của các tác động của ngoại cảnh.
Theo Đặng Vũ Bình (1999) [4], để hiển thị đặc tính của những tính trạng số
luợng nguời ta sử dụng khái niệm giá trị, đó là các số đo dùng đế đánh giá các tính
trạng số luợng. Các giá trị thu đuợc khi đánh giá một tính trạng ở con vật gọi là giá
trị kiêu hình (giá trị Phenotyp) của cá thê đó.
Đe phân tích các đặc tính di truyền của quần thế, ta phân chia giá trị kiếu
hình thành 2 phần:
- Giá trị di truyền: do toàn bộ các gen mà cá thế có gây nên.
- Sai lệch ngoại cảnh: do tất cả các yếu tố không phải di truyền gây nên sự
sai khác giữa giá trị di truyền và giá trị kiêu hình.
p = G + E
P: Giá trị kiểu hình (phenotypic value).
G: Giá trị di truyền (genotypic value).
E: Sai lệch ngoại cảnh (environmental deviation).
Giá trị di truyền (G) hoạt động theo 3 phuong thức: Cộng gộp - trội - át
gen, nên:
G = A + D +1
Trong đó:
G: Giá trị di truyền.
A: Giá trị di truyền cộng gộp (additive value).
D: Giá trị sai lệch trội (dominance deviation value)
I: Giá trị sai lệch tương tác (Interaction deviation value)
Ngoài ra, các tính trạng số lượng chịu ảnh hưởng của ngoại cảnh, bao
gồm :

- Sai lệch ngoại cảnh chung (Eg) là sai lệch do các yếu tố ngoại cảnh tác
động lên quần thể. Loại yếu tố này có tính chất thường xuyên như: thức ăn, khí
hậu
- Sai lệch ngoại cảnh riêng (Es) là sai lệch do các yếu tố ngoại cảnh tác
động riêng rẽ lên từng cá thế trong nhóm vật nuôi, hoặc ở một giai đoạn nhất định
trong cuộc đời vật nuôi. Loại yếu tố này có tính chất không thường xuyên. Neu bở
qua mối tương tác giữa di truyền và ngoại cảnh thì quan hệ của kiểu hình (P), kiểu
gen (G) và môi trường (E) của một cá thể biểu thị cụ thể:
P = A + D + I + Eg + Es
Qua phân tích cho thấy các giống gia cầm, cũng như các giống sinh vật
khác, con cái đều nhận được ở bố mẹ một số gen quy định tính trạng số lượng nào
đó. Tính trạng đó được xem như nhận từ bố mẹ một khả năng di truyền, nhưng khả
năng di truyền đó được phát huy đến đâu phụ thuộc vào môi trường sống như chế
độ chăm sóc, nuôi dường, quản lý
Người ta có thể xác định được các tính trạng số lượng qua mức độ tập trung
(Xg), mức độ biến dị (Cv%), hệ số di truyền của các tính trạng (h
2
), hệ số lặp lại
của các tính trạng (R), hệ số tương quan (r) giữa các tính trạng,
2.1.2 Khả năng sinh trưởng
2.1.2.1 Khái niệm sinh trưởng
Sinh trưởng là quá trình tích luỹ các chất hữu cơ do quá trình đồng hoá và dị
hoá, là sự tăng lên về khối lượng của các bộ phận và toàn bộ cơ thế về chiều dài,
chiều rộng, chiều cao của con vật dựa trên cơ sở tính di truyền tù' đời trước.
Quá trình sinh trưởng chính là sự tích luỹ dần các chất, chủ yếu là protein,
tốc độ và sự tổng họp protein cũng chính là sự hoạt động của các gen điều khiển sự
sinh trưởng của cơ thê.
Theo Trần Đình Miên và Nguyễn Kim Đường (1992) [29], quá trình sinh
trưởng là quá trình phân chia tế bào, tăng thế tích tế bào đế tạo nên sự sống. Tính
giai đoạn của sinh trưởng biểu hiện ở nhiều hình thức khác nhau. Thời gian của

các giai đoạn dài hay ngắn, số lượng giai đoạn và sự đột biến trong sinh trưởng của
từng giống, tùng cá thể có sự khác nhau. Giai đoạn này nối tiếp giai đoạn khác,
không đi ngược trở lại, không bở qua thời kỳ nào, ở mỗi giai đoạn, thời kỳ đều có
đặc điếm riêng.
Ở vịt, căn cứ vào sự sinh trưởng của các cá thể ta có thể phân biệt các giai
đoạn phát triển của phôi trong trúng trước khi đẻ, giai đoạn phát triển của phôi
trong trứng sau khi đẻ, giai đoạn trứng nở thành con (sơ sinh) đến khi thành thục
sinh dục, giai đoạn sinh sản. Mỗi giai đoạn đều có đặc điểm hình thái, sinh lý đặc
trưng.
Đối với gia cầm, sinh trưởng là sự biến đổi, tổng họp của sự tăng lên về số
lượng, kích thước của tế bào và thế dịch trong mô bào ở giai đoạn phát triến của
phôi. Trong giai đoạn sau khi nở thì sinh trưởng là do sự lớn lên của các mô. Trong
một số mô, sinh trưởng là do sự tăng lên về kích thước của các tế bào. Giai đoạn
này sinh trưởng được chia làm hai thời kỳ: thời kỳ gia cầm con và thời kỳ gia cầm
trưởng thành.
- Thời kỳ gia câm con: thời kỳ này lượng tê bào tăng nhanh nên quá trình
sinh trưởng diễn ra rất nhanh, một số cơ quan nội tạng chưa phát triển hoàn chỉnh,
các men tiêu hóa chưa đầy đủ, khả năng điều tiết thân nhiệt kém, gia cầm con dễ bị
ảnh hưởng bởi thức ăn và nuôi dưỡng. Vì vậy, thức ăn và nuôi dưỡng trong thời kỳ
này ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ sinh trưởng của gia cầm. Thời kỳ này còn diễn ra
quá trình thay lông, đây là quá trình sinh lý quan trọng của gia cầm, nó làm tăng
trao đổi chất. Cho nên cần chú ý vấn đề nuôi dường, đặc biệt là các chất dinh
dường có trong thức ăn, trong đó quan trọng nhất là các axit amin hạn chế như
lysine, methionine, tryptophan
- Thời kỳ gia cầm trưởng thành: thời kỳ này các cơ quan trong cơ thế gia
cầm gần như đã phát triến hoàn thiện, số lượng tế bào tăng chậm, chủ yếu là quá
trình phát dục. Quá trình tích lũy chất dinh dường của gia cầm một phần là đế duy
trì sự sống, một phần đế tích lũy mỡ, tốc độ sinh trưởng chậm hơn thời kỳ gia cầm
con. Vì vậy giai đoạn này cần xác định tuối giết mố thích hợp để cho hiệu quả kinh
tế cao.

Trong chăn nuôi gia cầm, việc nghiên CÚOI sinh trưởng đầu tiên là phải
xác định khối lượng cơ thế qua các tuần tuối. Đây là một chỉ tiêu quan trọng đánh
giá sinh trưởng.
2.1.2.2 Các chỉ tiêu đảnh giả sự sinh trưởng
Sinh trưởng là quá trình sinh lý phức tạp, khá dài, tù' lúc thụ tinh đến khi
trưởng thành. Do vậy việc xác định chính xác toàn bộ quá trình sinh trưởng không
phải dễ dàng. Tuy nhiên các nhà chọn giống gia cầm có khuynh hướng sử dụng
cách đo đơn giản và thực tế. Theo Chambers (1990) [89], để đánh giá sức sinh
trưởng của gia cầm người ta thường dùng các chỉ tiêu chính như kích thước cơ thể,
sinh trưởng tích luỹ (khối lượng cơ thể), tốc độc sinh trưởng (sinh trưởng tuyệt đối,
sinh trưởng tương đối) và đường cong sinh trưởng.
- Kích thước cơ thể
Kích thước cơ thể là một chỉ tiêu quan trọng cho sự sinh trưởng, đặc trưng
cho từng giai đoạn sinh trưởng, từng giống, qua đó góp phần vào việc phân biệt
giống. Giới hạn kích thước của loài, cá thể do tính di truyền quy định. Tính di
truyền của kích thước không tuân theo sự phân ly đơn giản theo các quy luật
Mendel.
Kích thước cơ thể luôn có mối tương quan thuận chặt chẽ với khối lượng cơ
thế. Kích thước cơ thế còn liên quan đến các chỉ tiêu sinh sản như tuổi thành thục
về thể trọng, chế độ dinh dưỡng, thời gian giết thịt thích hợp trong chăn nuôi.
- Khối lượng cơ thể
Khối lượng cơ thế là một tính trạng số lượng và được quy định bởi yếu tố di
truyền. Khối lượng gia cầm con khi nở phụ thuộc vào khối lượng quả trứng và
khối lượng của gia cầm mẹ vào thời điếm đẻ trứng. Tuy nhiên khối lượng gia cầm
khi nở ít ảnh hưởng đến sự sinh trưởng.
Đối với vịt hướng thịt, điều quan trọng nhất là khối lượng vịt khi giết mố.
Khối lượng cơ thế không những liên quan đến hiệu quả sử dụng thức ăn mà còn
cần thiết để quyết định thời gian nuôi thích hợp. Khối lượng cơ thể được minh họa
bằng đồ thị sinh trưởng tích lũy. Đồ thị này thay đối theo dòng, giống, điều kiện
nuôi dưỡng chăm sóc.

- Tốc độ sinh trưởng
Trong chăn nuôi người ta thường sử dụng hai chỉ số để mô tả tốc độ sinh
trưởng ở vật nuôi là tốc độ sinh trưởng tuyệt đối và tốc độ sinh trưởng tương đối.
Tốc độ sinh trưởng tuyệt đối chính là sự gia tăng về khối lượng sống trung
bình một ngày đêm. Sinh trưởng tuyệt đối thường được tính bằng g/con/ngày hoặc
g/con/tuần. Đồ thị sinh trưởng tuyệt đối có dạng parabol. Giá trị sinh trưởng tuyệt
đối càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn.
Tốc độ sinh trưởng tương đối là tỷ lệ phần trăm tăng lên của khối lượng,
kích thước và thể tích cơ thể lúc kết thúc khảo sát so với lúc đầu khảo sát (TCVN -
2.40, 1977) [52]. Đồ thị sinh trưởng tương đối có dạng hypebol.
Tốc độ sinh trưởng của vật nuôi phụ thuộc vào loài, giống, giới tính, đặc
điểm cơ thể và điều kiện môi trường.
Đường cong sinh trưởng dùng để biểu thị tốc độ sinh trưởng của gia súc,
gia cầm nói chung. Thông thường, người ta sử dụng khối lượng cơ thể ở các tuần
tuối đế thế hiện đồ thị sinh trưởng tích lũy và cho biết một cách đơn giản nhất về
đường cong sinh trưởng. Đưòưg cong sinh trưởng không chỉ sử dụng đế chỉ rõ về
số lượng mà còn làm rõ về chất lượng, sự sai khác giữa các dòng, các giống, giới
tính, điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc, môi trường. 2.1.23 Các yêu tô ảnh hưởng
đên sinh trưởng của gia câm
Sinh trưởng của gia cầm là một quá trình sinh học phức tạp chịu ảnh hưởng
của nhiều yếu tố khác nhau như: dòng, giống, giới tính, tốc độ mọc lông, chế độ
dinh dưỡng và điều kiện chăn nuôi
- Anh hưởng của dòng, giống, lứa tuồi và giới tính +
Dòng, giong
Mỗi dòng hay giống, loài gia cầm đều có một kiểu di truyền khác nhau nên
chúng sẽ khác nhau về ngoại hình, tầm vóc, sức sản xuất, từ đó mà chúng ảnh
hưởng lớn đến sự sinh trưởng. Nhiều nghiên cứu đã khẳng định sự sinh trưởng của
từng cá thể, giữa dòng, giống có sự sai khác.
Tác giả Hoàng Văn Tiêu và cộng sự (1993) [58] cho biết: Khối lượng cơ
thể các cặp lai Anh Đào X cỏ; Anh Đào X (Anh Đào X cỏ); Anh Đào X Bầu lúc 70

ngày tuối có khối lượng cơ thế lần lượt là: 1,761 - 1,853 g; 2,138 - 2,269 g; 1,656
g.
Theo tác giả Mạnh Hùng và cộng sự (1994) [15], sự khác nhau về khối
lượng giữa các giống gia cầm là rất lớn. Giống gà kiêm dụng nặng hơn giống gà
hướng trứng khoảng 500 - 700g tức khoảng 13 - 30%.
+ Tỉnh biệt
Giới tính khác nhau thì đặc điểm và chức năng sinh lý cũng khác nhau nên
khả năng đồng hoá, dị hoá và quá trình trao đối chất dinh dưỡng của chúng là khác
nhau. Nhiều thí nghiệm cho biết ở gia cầm cùng một giống, dòng, lứa tuổi nhưng
nhu cầu năng lượng, protein, axít amin, cho trao đổi cơ bản của gia cầm trống
luôn cao hơn gia cầm mái trưởng thành.
Khối lượng cơ thể của vịt Cở ở 56 ngày tuối con đực đạt 1.052 g; con mái
đạt 967g (Lê Viết Ly, 1999) [26].
Ket quả nghiên cứu của Dương Xuân Tuyển (1998) [78] cho biết: vịt cv -
Super M nuôi thịt cho ăn theo chế độ tự do, khối lượng cơ thế ở 8 tuần tuổi ở dòng
trống vịt đực là 3.323,8 g và vịt mái là 3.062,1; còn ở vịt dòng mái cho các kết quả
tương ứng là 3.126,4 và 2.879,2 g.
Theo Tai, - c (1989) [103], Tsaiya nâu là giống vịt bản địa ở Đài Loan có
khối lượng cơ thế của con mái là 1.315 g, con trống là 1.397 g. Con lai giữa vịt
Bắc Kinh X Tsaiya nâu có khối lượng tương ứng là 2.566 g và 2.788 g.
Ket quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Minh, Hoàng Văn Tiêu, Phạm Văn
Trượng (1996) [31] trên vịt cỏ màu cánh sẻ nuôi tại Trung tâm nghiên cứu vịt Đại
Xuyên cho biết: Khối lượng cơ thể của vịt cỏ màu cánh sẻ thế hệ thứ 5, lúc vào đẻ
quả trứng đầu, của con đực là 1.582 g và con mái là 1.467,5 g.
+ Lứa tuổi
Lứa tuổi ảnh huởng đến sinh trưởng và phát triển ở gia cầm cũng tuân theo
quy luật chung như đối với các động vật khác. Do mối tương quan giữa hai quá
trình đồng hoá và dị hoá trong cơ thể ở mỗi giai đoạn là khác nhau nên khối lượng
và kích thước các chiều đo tại mỗi thời điếm đó là khác nhau. Đây là cơ sở cho
những tính toán cần thiết về thời gian nuôi dưỡng, khai thác khả năng sản xuất của

gia cầm đế đạt mục đích kinh tế cao nhất cho chăn nuôi.
Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Dương Xuân Tuyển (1998) [78] trên
đàn vịt cv - Super M thương phấm nuôi tại Trại vịt giống VIGOVA
Theo Lương Tất Nhợ và cộng sự (1997) [35] nghiên cứu về sinh trưởng của
vịt cv - Super M trong các điều kiện chăn nuôi ở đồng bằng sông Hồng cho biết:
tốc độ tăng khối lượng của vịt cv - Super M bố mẹ ở giai đoạn vịt con 4 tuần tuổi
có tốc độ tăng khối lượng tuyệt đối là 45 g/con/ngày và tăng trọng tương đối là
35,65 %; 8 tuần tuối có các kết quả tương ứng là 25,57 g/con/ngày và 8,19%. Vịt
cv - Super M dòng ông có các kết quả tương ứng là 51,14 g/con/ngày và 40,86%
(ở 4 tuần tuổi) và 22,57 g/con/ngày và 7,12%. Vịt cv - Super M dòng bà 1 úc 4
tuần tuổi là 37,00 g/con/ngày; 34,97% và 8 tuần tuổi là 22,00 g/con/ngày; 8,01%.
Theo Lê Viết Ly và các tác giả (1998) [26], công bố kết quả nghiên cứu sinh
trưởng của nhóm vịt cỏ màu cánh sẻ: Tốc độ sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày) của
con đực ở 3 tuần tuối là 8,31g/con/ngày và 8 tuần tuối là 18,05 g/con/ngày; của con
mái ở 3 tuần tuổi là 6,90 g/con/ngày và 8 tuần tuổi là 16,55 g/con/ngày.
vịt qua các tuần tuổi như sau:
Tuần tuổi Tăng trọng tuyệt đối
(g/ tuần)
Tăng trọng tương đối
(%)
1
130,20 241,11
2 239,40 129,97
3 413,92 97,71
4 489,98 58,50
5 502,00 37,82
6 509,75 27,86
7 396,00 16,93
8 274,25 10,03
Khối lượng cơ thể của vịt cv - Super M bố mẹ nuôi theo quy trình giống ở

thời điểm 56 ngày tuổi con đực đạt 2.732 g và con mái đạt 2.273 g. Còn ở thời
điếm hậu bị 24 tuần tuối con đực đạt là 3.503 g và con mái là 2.793 g (Hoàng Văn
Tiêu, 1993 [58]).
- Anh hưởng của phương thức chăn nuôi và chế độ dinh dưỡng
Dinh dưỡng có ảnh hưởng không nhỏ đến sự sinh trưởng và phát triển của
gia cầm.
Theo tác giả Chamber và cộng sự (1990) [89] cho biết: “Chế độ dinh dưỡng
ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng, đến sự phát triển của từng mô khác nhau và gây
nên sự biến đối trong quá trình phát triến của mô này đối với mô khác. Dinh dưỡng
không chỉ ảnh hưởng tới sự sinh trưởng mà còn ảnh hưởng đến sự di truyền về sinh
trưởng”.
Ket quả nghiên cứu của Abdelsamie và Farrell (1985) [85] về ảnh hưởng
của các mức Protein trong khấu phần tới khả năng tăng khối lượng tuyệt đối của vịt
Bắc Kinh cho biết: Ó tuần tuối thứ 2 với khấu phần ăn 24% Protein thô thì tăng
khối lượng cơ thể tuyệt đối của vịt đạt 320 g, ở lô nuôi với khẩu phần 18% Protein
thô thì tăng khối lượng cơ thế tuyệt đối của vịt chỉ đạt 309 g.
Vịt Bắc Kinh nuôi thâm canh có khối lượng cơ thể cao hơn nuôi quảng canh
trên bãi cỏ. Khối lượng giết thịt của vịt ở phương thức nuôi thâm canh vịt trống là
2.437,0 g và vịt mái là 2.114,0 g; ở phương thức nuôi quảng canh thì khối lượng cơ
thể của con trống, con mái tương ứng là 2.209 g và 2.091 g (Kschischan và các tác
giả, 1995) [95].
Theo Nguyễn Đức Trọng và các tác giả (1997) [65], nghiên cứu hai phương
thức nuôi khô và nuôi nước trên đàn vịt cv - Super M cho biết: với phương thức
nuôi khô, khối lượng bình quân lúc vào đẻ của đàn vịt dòng ông là 3,3 kg; đàn vịt
dòng bà là 2,9 kg. Với phương thức nuôi có nước bơi lội thì khối lượng bình quân
lúc vào đẻ của đàn vịt dòng ông là 2,9 kg; đàn vịt dòng bà là 2,7 kg.
Vịt cv - Super M nuôi thịt theo phương thức chăn thả cô truyên và phương
thức chăn thả có bổ sung thức ăn hỗn họp thì khối lượng cơ thể cũng khác nhau: ở
56 ngày tuối, đàn vịt nuôi chăn thả có bố sung thức ăn hỗn họp khối lượng cơ thể
đạt 1.630 g ; đàn vịt nuôi chăn thả cổ truyền khối lượng chỉ đạt 1.550 g. Ớ 75 ngày

tuổi đàn vịt có bố sung thức ăn hỗn hợp khối lượng cơ thế trung bình đạt 2.810 g,
trong khi đó đàn vịt chăn thả cố truyền nuôi kéo dài đến 85 ngày chỉ đạt 2.510 g
(Phạm Văn Trượng và các tác giả, 1997) [74].
Tác giả Dương Xuân Tuyên (1998) [78] khi nghiên cứu trên vịt cv - Super
M cho biết: Khối lượng cơ thế vịt cv - Super M ở 8 tuần tuổi khi nuôi thịt (cho ăn
tự do) ở dòng trống đạt: 3323,8 g với vịt đực và 3062,1 g với vịt mái; còn ở dòng
bà đạt: 3126,4 g với con trống và 2879,2 g với con mái; trong khi đó khối lượng cơ
thế vịt cv - Super M bố mẹ nuôi theo quy trình giống ở thời điếm 56 ngày tuổi
con trống đạt 2732,0 g và con mái đạt 2273 g (Hoàng Văn Tiêu, 1993 [58]).
- An h hưởng của tốc độ mọc lông
Tốc độ mọc lông là một tính trạng di truyền có liên quan chặt chẽ với tốc độ
sinh trưởng và phát triến của cơ thế gia cầm, đó là mối tương quan thuận.
Theo Jaap & Moris (1973): “Tốc độ mọc lông liên quan chặt chẽ với cường
độ sinh trưởng, gà có tốc độ nhanh thường lớn nhanh hơn, cân nặng hơn so với gà
mọc lông chậm”.
- An h hưởng của các yếu tố mồi trường
Các yếu tố của môi trường có ảnh hưởng lớn tới sự sinh trưởng của gia cầm
đặc biệt là gia cầm chuyên thịt đó là các yếu tố: nhiệt độ, độ âm, ánh sáng, độ
thông thoáng
Khi các yếu tố môi trường không đạt tiêu chuân nó sẽ làm ảnh hưởng trực
tiếp đến sức đề kháng, khả năng thu nhận thức ăn, từ đó làm ảnh hưởng không
nhở đến sinh trưởng, phát triến của cơ thế vật nuôi. Do vậy cần phải đảm bảo điều
kiện chuồng nuôi có độ thông thoáng tốt, cung cấp đủ ôxy, đồng thời có mật độ
nuôi cũng như chế độ chiếu sáng thích hợp để tăng hiệu quả chăn nuôi.
Như vậy, trong chăn nuôi vịt thịt, đặc biệt là những giống cao sản thì ngoài
yếu tố giống tốt, dinh dưỡng hợp lý là nhằm mục đích khai thác tối đa tiềm năng
sinh học về khả năng tăng khối lượng cơ thể của vịt, đồng thời tốc độ tăng khối
lượng cơ thể khác nhau qua các giai đoạn tuổi cho phép nhà chăn nuôi xác định
thời điếm giết thịt cho hiệu quả kinh tế cao nhất.
2.1.3 Khả năng cho thịt

Khả năng cho thịt được phản ánh qua các chỉ tiêu năng suất và chất lượng
thịt. Khả năng cho thịt phụ thuộc vào khối lượng cơ thế, sự phát triến của hệ cơ,
kích thích thước và khối lượng khung xương (Brandsch. H và Biil.H, 1978 [3]). Hệ
sổ di truyền rộng ngực là 25% (20 - 30%) của góc ngực là 40% (30 - 45%), hệ số
di truyền của góc ngực gà lúc 8 tuần tuối là 24 - 30% ( Nguyễn Văn Thiện, 1995
[47]).
2.1.3.1 Năng suất thịt
Năng suất thịt hay tỉ lệ thịt xẻ chính là tỷ lệ phần trăm của khối lượng thân
thịt so với khối lượng sống của gia cầm. Năng suất của các thành phần thân thịt là
tỷ lệ phần trăm của các phần so với thân thịt, năng suất cơ là tỷ lệ phần trăm của cơ
so với thân thịt (Chambers J.R., 1990 [88]). Mối tương quan giừa khối lượng sống
và khối lượng thịt xẻ là khá cao (0,9), còn giữa khối lưọng sống và mỡ bụng thấp
hơn ( 0,2 - 0,5) (Nguyễn Thị Thuý Mỵ, 1997 [33]).
Năng suất thịt phụ thuộc vào dòng, giống, tính biệt, chế độ dinh dưỡng,
chăm sóc nuôi dường và quy trình vệ sinh thú y.
Các giống khác nhau, các dòng khác nhau thì năng suất thịt cũng khác nhau.
Giữa các dòng luôn có sự khác nhau di truyền về năng suất thịt xẻ hay năng suất
các thành phần như thịt đùi, thịt ngực và các thành phần thịt, da, xương
(Chambers J.R., 1990 [88]).
Peter (1959), Ristic và Shon (1977) (dẫn theo Trần Thị Mai Phương, 2004)
[39]) đã tổng hợp trên nhiều loại gia cầm và đưa ra tỷ lệ các phần của thân thịt như
sau: Khối lượng sống của gia cầm 100%, trong đó khối lượng thân thịt chiếm
khoảng 64% (trong đó 52% là thịt và 12% là xương), phủ tạng chiếm khoảng 6%,
máu, lông, đầu, chân, ruột chiếm khoảng 17% và tỷ lệ hao hụt khi giết mố chiếm
khoảng 13%.
Một số nghiên cứu về khả năng cho thịt trên vịt: Dương Xuân Tuyến (1993)
[78] khảo sát trên vịt thương phâm cv - Super M nuôi tại Trại vịt giống VIGOVA
TP. Hồ Chí Minh cho kết quả: Khối lượng móc hàm (sau khi bỏ nội tạng, đầu, cố,
chân) là 2.007,50 g bằng 65,4% so với khối lượng sống. Khối lượng và tỷ lệ so với
khối lượng móc hàm của thịt đùi, thịt ức tương ứng là: 416,75 g (20,74%) và

545,75 g (27,26%).
Theo Phạm Văn Trượng (1995) [73], kết quả khảo sát vịt cv - Super M ở
dòng 56 ngày tuối, dòng trống có khối lượng thịt xẻ 1.984,3 g; tỷ lệ thịt xẻ 70,19%;
chỉ tiêu này ở dòng mái là 1.897,0 g (70,19%); ở vịt thương phấm là 2.079,0 g
(70,99%). Khối lượng thịt xẻ, tỷ lệ thịt xẻ của vịt Anh Đào - Hungari giết thịt 56
ngày tuổi là 1.324,2 g và 70,26%.
Ket quả mo khảo sát các cặp vịt lai Anh Đào X cỏ, Anh Đào X (Anh Đào X
Cở), Anh Đào X Bầu, vịt Tiệp X Anh Đào, có khối lượng thịt xẻ và tỷ lệ thịt xẻ so
với khối lượng sống tương ứng là: 1.050 g (63,4%); 1.151 g (66%); 1.565 g
(69,4%); 1.710 g (71,4%) (Hoàng Văn Tiêu và các tác giả. 1993 [57]).
Theo H. Decarville, A. Decroutte (1985) [14] tỷ lệ thịt xẻ của vịt phụ thuộc
vào tính biệt, vịt đực Bắc Kinh có tỷ lệ thịt xẻ là 60,3%, vịt mái là 61%.
Theo Lewcsuk, Mazanowski, Bochno, Janiszewska, Wawro (1984) [98],
khối lượng thịt xẻ của vịt trống Cherry Valley cao hơn khối lượng thịt xẻ của vịt
mái là 72 g.
Khi nghiên cứu về các thành phần thân thịt như: thịt đùi và thịt ức là hai
thành phần quan trọng của thịt xẻ, nhiều tác giả nghiên cứu trên các giống vịt khác
nhau đã công bố các kết quả sau:
Theo Abdelsamie và Farrell (1985) [85], nghiên cứu trên vịt Bắc Kinh 28 -
68 ngày tuổi cho biết: Ớ 28 ngày tuổi tỷ lệ cơ đùi + cơ ức là 22,8%; ở 56 ngày tuổi
tăng lên đến 25,0% và đạt 27,4% ở 68 ngày tuổi. Trong khi đó, tỷ lệ cơ đùi giảm
dần theo tuổi của vịt, đạt 18% ở 28 ngày tuổi, đến 55 ngày tuổi còn 13,5% và giảm
xuống 12% ở 68 ngày tuối. Ngược lại, tỷ lệ cơ ức lại tăng dần, chỉ có 4,8% ở 28
ngày tuổi, tăng lên đến 14,1% ở 55 ngày tuối và ở 68 ngày tuôi là 15,4%.
Hoàng Văn Tiêu và các tác giả (1993) [57] công bố kết quả khảo sát các cặp
vịt lai cho biết tỷ lệ thịt đùi và tỷ lệ thịt ức như sau:
Vịt lai Anh Đào X cỏ : 13,4% và 12,1%
Anh Đào X (Anh Đào X cỏ): 13,5% và 12,7%
Vịt Tiệp X Anh Đào : 14,0% và 16,6%
Lương Tất Nhợ (1993) [34] cho biết: Khảo sát vịt thương phẩm cv - Super

M ở 56 ngày tuổi: tỷ lệ cơ đùi và tỷ lệ cơ ức là 12,11% và 15,44%.
2.1.3.2 Chat lượng thịt
Chất lượng thịt được phản ánh qua thành phần hoá học, thành phần vật lý và
giá trị dinh dường của thịt như nước, protein, mỡ, hydratcacbon, vitamin, khoáng
và một số chất cần thiết khác. Thành phần hoá học của thịt được xác định qua phân
tích các lượng chất trong thịt. Tỷ lệ các chất này trong thịt phụ thuộc vào giống,
giới tính và cấu trúc các mô ở các phần khác nhau ở thân thịt.
Theo tài liệu của Chambers J.R., 1990 [88], khi xác định thành phần thịt xẻ
của gà Cornish và Plymouth Rock cùng con lai của chúng cho thấy: thịt của các
dòng gà khác nhau thì sự khác nhau về tỷ lệ nước, protein, mờ và cũng cho thấy
tốc độ sinh trưởng tương quan âm với tỷ lệ mỡ (-0,39) và tương quan dương với
phần trăm Protein (0,53), với độ ẩm (0,32) và khoáng tổng số (0,14).
Ngoài việc xác định thành phần hoá học của thịt, người ta còn có thế đánh
giá chất lượng thịt theo các chỉ tiêu cảm quan (mầu sắc, trạng thái, mùi vị), khả
năng giữ nước của thịt, vệ sinh an toàn thực phẩm (các chất tồn dư độc hại:
hoocmon, kháng sinh, kim loại nặng).
2.1.4 Hiệu quả sử dụng thức ăn của gia cầm
Hiệu quả sử dụng thức ăn (HQSDTA) được định nghĩa là mức độ tiêu tốn
thức ăn cho một đơn vị sản phẩm. Tiêu tốn thức ăn (TTTA) trên một kg tăng khối
lượng là tỷ lệ chuyến hoá thức ăn đế đạt được tốc độ tăng trọng, là chỉ tiêu hết sức
quan trọng ảnh hưởng lớn đến hiệu quả chăn nuôi. Trong chọn lọc giống vịt hướng
thịt người ta thường chọn lọc theo hướng có khả năng lợi dụng thức ăn tốt nhất bởi
vì hiệu quả sử dụng thức ăn tốt sẽ tạo ra sản phấm (tăng khối lượng hoặc đẻ trứng)
cao do đó tiêu tốn thức ăn trên một đơn vị sản phấm sẽ giảm xuống, mặt khác chi
phí thức ăn thường chiếm khoảng 65 - 70% giá thành sản phẩm. Vì vậy chọn lọc
theo hướng này sẽ làm giảm giá thành sản phấm, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Với
gia cầm nuôi thịt tiêu tốn thức ăn phụ thuộc vào tốc độ sinh trưởng, độ tuổi. Giai
đoạn đầu tiên tiêu tốn thức ăn thấp, giai đoạn sau cao hơn. Phương pháp áp dụng là
tính mức tiêu tốn thức ăn cho lkg tăng khối lượng cơ thể.
Đối với gia cầm sinh sản thường tính tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng hoặc

lkg trứng. Trước đây khi tính toán người ta chỉ tính lượng thức ăn cung cấp trong
giai đoạn sinh sản. Hiện nay nhiều cơ sở chăn nuôi trên thế giới đã áp dụng phương
pháp tính mức tiêu tốn thức ăn bằng lượng chi phí cho ra cho gia cầm tù' 1 ngày
tuổi cho đến kết thúc 1 năm đẻ.
Tiêu tốn thức ăn/đơn vị sản phấm còn phụ thuộc vào tính biệt, khí hậu, thời
tiết, chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng, cũng như tình hình sức khoẻ của đàn gia cầm.
Chambers J.R và cộng sự, 1984 [88] đã xác định được hệ số tương quan
giữa khối lượng cơ thể và tăng khối lượng cơ thể với tiêu tốn thức ăn thường rất
cao (0,5 - 0,9%). Tương quan giữa sinh trưởng và chuyến hoá thức ăn là âm và
thấp tù' (-0,2 đến -0.8). Hiệu quả sử dụng thức ăn liên quan chặt chẽ đến tốc độ
sinh trưởng. Tiêu tốn thức ăn ít thì không những gia cầm lớn nhanh mà mức độ tích
luỳ mờ bụng cũng thấp, tăng chất lượng cho thịt.
Tiêu tốn thức ăn là một chỉ tiêu có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả kinh tế
trong chăn nuôi. Do vậy có rất nhiều công trình nghiên cứu nhằm tạo ra tố hợp lai
tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng cơ thể thấp.
Một số kết quả nghiên cứu về tiêu tốn thức ăn của vịt thịt:
Theo Hoàng Văn Tiêu và các tác giả (1993) [57], cho biết tiêu tốn thức ăn
cho lkg tăng khối lượng của vịt Anh Đào - Hungari nuôi từ 1 - 60 ngày tuổi ở các
thế hệ 1, 2, 3 tương ứng là 4,20kg, 3,65kg, 3,70kg.
Dương Xuân Tuyển (1993 [77], 1998 [78]), tiêu tốn thức ăn của vịt thương
phẩm cv - Super M từ 1 - 8 tuần tuối trung bình là 2,95kg. Tiêu tốn thức ăn của vịt
cv - Super M dòng trống giai đoạn 0-6 tuần tuổi, 0-7 tuần tuổi, 0-8 tuần tuối lần
lượt là 2,3lkg; 2,63kg; 3,09kg. Chỉ tiêu này ở dòng mái tương ứng là 2,44kg,
2,75kg, 3,20kg. Kết quả này cho thấy rõ quy luật tiêu tốn thức ăn tăng lên theo thời
gian nuôi. Chỉ tiêu này ở 8 tuần tuổi cao gấp 3,71 lần (dòng trống) và 3,86 lần
(dòng mái) so với tuần tuối thứ nhất.
Bên cạnh việc chọn lọc nhằm tăng hiệu quả sử dụng thức ăn thì việc định ra
thời gian giết thịt phù hợp cũng góp phần giảm chi phí thức ăn và làm tăng hiệu
quả chuyển hoá thức ăn.Tuy nhiên, việc rút ngắn thời gian nuôi cũng có thế làm
giảm tỷ lệ thịt ức, tăng tỷ lệ da và mỡ. Do vậy tuỳ giống, dòng, mùa vụ, phương

thức chăn nuôi và điều kiện nuôi dưỡng mà định ra thời gian nuôi thích hợp sẽ đem
lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
Ngoài ra yếu tố thức ăn và chế độ nuôi dưỡng cũng có ảnh hưởng rất lớn
đến hiệu quả sử dụng thức ăn. Thức ăn cung cấp cho cơ thế sinh vật năng lượng và
vật chất đế xây dựng kiến tạo tế bào giúp sinh vật sinh trưởng và phát triển. Vì vậy
thức ăn ảnh hưởng đến toàn bộ sự sống và sức sản xuất của vật nuôi. Chỉ khi vật
nuôi được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng mói cho năng xuất cao, nhanh xuất chuồng
và rút ngắn thời gian nuôi. Do đó trong chăn nuôi vịt phải đảm bảo nhu cầu dinh
dưỡng phù họp với từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển.
Đối với gia cầm nói chung, vịt nói riêng ở giai đoạn còn non nhu cầu
protein trong khấu phần cao hơn các giai đoạn khác. Mức năng lượng trong khẩu
phần phải phù hợp với mức protein trong khẩu phần. Vịt nuôi thịt được nuôi bằng
khẩu phần có năng lượng cao và mức protein thấp sẽ sớm béo, tích luỳ mỡ nhanh,
khả năng lớn bị hạn chế. Khi vịt ở giai đoạn vỗ béo được nuôi với khâu phần có
năng lượng cao tỷ lệ protein hợp lý sẽ cho hiệu quả vồ béo cao hơn.
Theo kết quả của Bird (1995) [87] khi thức ăn chứa 0,1 mg Aflatoxin/lkg
thức ăn (lppm) làm tăng chỉ số tiêu hoá thức ăn lên 11,98% và còn cao hơn ở mức
0,2mg Aflatoxin/lkg thức ăn.
Dạng thức ăn cũng ảnh hưởng đến chi phí thức ăn. Thường thì thức ăn dạng
viên có chi phí thức ăn thấp hơn nuôi bằng dạng bột. Các kết quả nghiên cứu đã
chứng tỏ rằng vịt được ăn thức ăn viên tiết kiệm hơn thức ăn dạng bột do thức ăn ít
bị rơi vãi do đó làm giảm thức ăn tiêu tốn trên một đơn vị sản phẩm.
Phương thức cho ăn ảnh hưởng đến khả năng sử dụng thức ăn. Đối với cách
cho ăn tự do, hiệu quả sử dụng thức ăn kém hơn cách cho ăn định lượng nhưng
trong chăn nuôi vịt thịt cho ăn tự do là cần thiết. Cách cho ăn này tạo điều kiện cho
vật nuôi phát huy hết tiềm năng sinh trưởng, lớn nhanh, rút ngắn được thời gian
nuôi.
Cuối cùng đế lợi nhuận chăn nuôi cao, điều cốt yếu phải cung cấp thức ăn
đầy đủ về số lượng và chất lượng cho vật nuôi, đồng thời phải có phương pháp
chăm sóc nuôi dưỡng phù hợp để chúng cho năng suất cao.

2.1.5 Một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi vịt thịt thương phấm
Trong chăn nuôi vịt thịt thương phẩm để đạt được hiệu quả cao nhất đòi hỏi
người chăn nuôi phải quan tâm đến hai vấn đề chính là thị trường tiêu thụ sản
phẩm chăn nuôi và kỹ thuật chăn nuôi vịt thịt thương phẩm. Thị trường tiêu thụ sản
phẩm là rất cần thiết, nó quyết định sự thành bại của nhà chăn nuôi, giúp nhà chăn
nuôi quyết định lựa chọn phương thức chăn nuôi hợp lý nhất mang lại hiệu quả
kinh tế cao nhất. Tuỳ thuộc thị trường cụ thể là thị hiếu và nhu cầu người tiêu dùng
mà lựa chọn phương thức chăn nuôi cho thích hợp và đối tượng nuôi cho thích họp.
Đối với những thị trường đòi hỏi chất lượng thịt cao như ở nhừng thành thị, nhà
chăn nuôi nên chọn nhừng giống vịt, những phương thức nuôi phù họp như: bán
công nghiệp hoặc chăn thả, sẽ tạo ra sản phấm có chất lượng thịt thơm ngon. Với
thị trường dễ tính nhà chăn nuôi có thế chọn những giống vịt có khả năng tăng
trọng cao, nuôi theo phương thức công nghiệp nhưng chất lượng thịt kém hơn. Như
vậy thị trường là rất đa dạng và biến đối không ngừng, vì thế đế thành công trong
chăn nuôi vịt thịt thương phẩm người chăn nuôi phải phân tích kỳ thị trường tiêu
thụ sản phẩm và quyết định chọn các giống vịt nuôi cho phù họp.
Khi có thị trường tiêu thụ sản phẩm, xác định được giống vịt nuôi người
chăn nuôi cần làm tốt những vấn đề liên quan đến kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng
vịt. Việc lựa chọn con giống tốt kết họp với chế độ chăm sóc nuôi dưỡng hợp lý sẽ
tạo điều kiện tốt nhất cho sự sinh trưởng và phát triển của vịt, làm giảm chi phí
chăn nuôi, nâng cao giá thành sản phẩm. Đe làm tốt vấn đề này người chăn nuôi
cần phải quan tâm đến những yếu tố ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng của vịt
nuôi thịt như thức ăn, nước uống, vệ sinh thú y, nhiệt độ, độ ẩm và độ thông thoáng
của chuồng nuôi
Đối với vịt thịt thương phấm được nuôi theo phương thức công nghiệp thì
khâu vệ sinh thú y có vai trò đặc biệt quan trọng, do vịt thịt thương phẩm có sức
sinh trưởng nhanh nên khả năng chống chịu với bệnh tật kém. Vì vậy công tác vệ
sinh thú y, phải thực hiện hết sức nghiêm ngặt. Trước khi nhập vịt về cũng như sau
khi xuất vịt đi chúng ta cần thực hiện vệ sinh khử trùng chuồng trại và các khu vực
xung quanh. Chuồng trại phải đảm bảo thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông

và tiêm phòng đầy đủ một số vacxin cho vịt. Trong các trang trại vịt thường nuôi
với số lượng lớn, khi công tác thú y không được đảm bảo sẽ xảy ra dịch bệnh gây
tổn thất lớn cho nhà chăn nuôi.
2.2 Co’ sở khoa học của sức sinh sản ở gia cầm
2.2.1 Khả năng sinh sán của gia cầm
Khả năng sinh sản của gia cầm được thể hiện bởi các chỉ tiêu về sản lượng,
khối lượng, hình dạng, chất lượng và khả năng thụ tinh và ấp nở của trứng gia cầm.
Đối với các giống gia cầm khác nhau, khả năng sinh sản cũng rất khác nhau.
2.2.1.1 Sản lượng trứng
Sản lượng trứng là lượng trứng mà gia cầm mái đẻ ra trong một vòng đời,
phụ thuộc vào tuổi thành thục sinh dục, cường độ đẻ trứng, tần số thế hiện bản
năng đòi ấp, thời gian nghỉ đẻ và thời gian đẻ kéo dài. Theo Bandsch và Billchel
(1978) [3], sản lượng trứng được tính trong 365 ngày kế từ ngày đẻ quả trứng đầu
tiên. Các hãng gia cầm công nghiệp tính sản lượng trứng dền 70 - 80 tuần tuổi.
Cường độ đẻ trúng là sức đẻ trúng trong thời gian ngắn, có liên quan chặt chẽ
đến sức đẻ trúng trong cả năm của gia cầm. Sự xuất hiện bản năng đòi ấp phụ
thuộc vào yếu tố di truyền, thể hiện ở các giống khác nhau với mức độ khác nhau.
Sự khác nhau đó thể hiện ở thời điểm ấp và thời gian ấp kéo dai.
Thời gian nghỉ đẻ của gia cầm: thời gian nghỉ đẻ giữa các chu kỳ đẻ ảnh
hưởng trực tiếp đến sản lượng trứng, yếu tố này bị ảnh hưởng bởi tính mùa vụ, sự
thay đối thức ăn, di truyền, thời gian đẻ kéo dài được tính theo thời gian đẻ trúng
năm đầu, băt đầu từ khi đẻ quả trứng đầu tiên tới khi thay lông hoàn toàn. Giữa
thời gian đẻ trứng kéo dài với sự thành thục có sự tương quan nghịch rõ rệt, thời
gian đẻ trứng kéo dài có tương quan tương đối cao với sức đẻ trứng (Nguyễn Chí
Bảo, 1978 [2]). Tương quan sản lượng trứng giữa 3 tháng đẻ đầu với sản lượng
trứng cả năm rất chặt chẽ, r = 0,7 - 0,9 (Hutt, 1946 [17]).
2.2.1.2 Năng suất trứng và tỷ lệ đẻ
+ Cơ sở giải phẫu của năng suất trứng gia cầm
Trúng gia cầm là một tế bào sinh sản khổng lồ. cấu tạo của trứng gồm: lòng
đỏ, lòng trắng, màng vỏ và vở. Buồng trứng có chức năng tạo thành lòng đỏ, còn

các bộ phận khác như: lòng trắng, màng vỏ và vỏ. Buồng trúng có chức năng tạo
thành lòng đỏ, còn các bộ phận khác như: Lòng trắng, màng vỏ và vỏ do ống dẫn
chứng tạo nên. Nhiều tài liệu nghiên cứu đều xác định ờ gia cầm cái, trong quá
trình phát triến phôi hai bên phải, trái đều có buồng trứng, nhưng sau khi nở buồng
trứng bên phải mất đi, còn lại buồng trứng bên trái (Vương Đống, 1968 [13]).
Trong thời gian phát triến lúc đầu các tế bào trứng được bao bọc bời một
tầng tế bào, không có liên kết gì với biểu bì phát sinh. Tầng tế bào này trở thành
nhiều tầng, sự tạo thêm sẽ tiến tới bề mặt buồng trứng, cấu tạo này gọi là íollicun,
bên trong íollicun có một khoảng hở chứa đầy một chất dịch. Be ngoài íollicun
trông giống như một cái túi. Trong thời kỳ đẻ trứng nhiều follicun trở nên chín làm
thay đói hình dạng buồng trúng trông giống như "chùm nho". Sau thời kỳ đẻ trúng
lại trở thành hình dạng ban đầu, các íollicun chín vỡ ra, tế bào trứng chín ra ngoài
cùng với dịch íollicun và rơi vào phễu ống dẫn trứng.
Các tài liệu nghiên cứu đều cho rằng, hầu hết vật chất lòng dở trứng gia cầm
được tạo thành trước khi đẻ trứng 9 - 1 0 ngày, tốc độ sinh trưởng của lòng đỏ từ 1
đến 3 ngày đầu rất chậm, khi đường kính của lòng đỏ đạt tới 6 mm, bắt đầu vào
thời kỳ sinh trưởng cực nhanh, đường kính có thể tăng 4 mm trong 24 giờ, cho tới
khi đạt đường kính tối đa 40 mm. Tốc độ sinh trưởng của lòng đở không tương
quan với cường độ đẻ trứng. Quá trình hình thành trúng và rụng trúng là một quá
trình sinh lý phức tạp, do sự điều khiển của hoocmon.Thời gian từ lúc đẻ quả trứng
và thời gian rụng trứng sau kéo dài 15 - 75 phút.
Theo Melekhin G.p và Niagridin, 1989 (dẫn theo Ngô Giản Luyện, 1994
[27] thì sự rụng trứng ở gà, vịt xảy ra một lần trong ngày, thường là 30 phút sau khi
đẻ trúng. Trường hợp nếu trúng đẻ sau 16 giò' thì sự rụng trúng sẽ chuyến đến đầu
hôm sau. Trứng bị giữ lại trong ống dẫn trứng làm ngừng sự rụng trứng tiếp theo.
Neu lấy trúng ra khỏi tủ’ cung thì không làm tăng nhanh sự rụng trứng được.
Te bào trứng rơi vào phễu và được đấy xuống ống dẫn trứng, đây là một
ống dài có nhiều khúc cuộn, bên trong có tầng cơ, trên thành ống có lớp màng nhầy
lót bên trong, trên bề lớp màng nhầy có tiêm mao rung động. Ống dẫn trứng có
những phần khác nhau: phễu, phần tạo lòng trắng, phần eo, tử cùng và âm đạo.

Chúng có chức năng tiết ra lòng trắng đặc, loãng, màng vỏ, vỏ và lóp keo mỡ bao
bọc ngoài vỏ trứng. Thời gian trứng lưu lại trong ống dẫn trứng từ 20 - 24 giờ. Khi
trứng rụng và qua các phần của ống dẫn trứng tới tử cung, đầu nhọn của trứng bao
giờ cũng đi trước, nhưng khi nằm trong tử cung quả trứng được xoay 1 góc 180°,
cho nên trong điều kiện bình thường gia cầm đẻ đầu tù của quả trứng ra trước.
+ Cơ sở di truyền của năng suất trúng
Sinh sản là chỉ tiêu cần được quan tâm lâu dài trong công tác giống gia cầm,
nhằm tăng số lượng và chất lượng con giống, các tính trạng sinh sản của chúng
như: Tuổi đẻ trứng đầu, năng suất trứng, khối lượng trứng, tỷ lệ ấp nở, Ớ các loại
gia cầm khác nhau thì những đặc điểm sinh sản cũng khác nhau rất rõ rệt.
Đối với gia cầm sự di truyền về sinh sản rất phức tạp. Theo các công trình
nghiên cứu của nhiều tác giả, việc sản xuất trứng của gia cầm có thế có 5
yếu tố ảnh hưởng mang tính di truyền.
- Tuổi thành thục về sinh dục, người ta cho rằng ít nhất cũng có hai cặp gen
chính tham gia vào yếu tố này: một là gen E (gen liên kết với giới tính) và e; còn
cặp thứ hai là E' và e'. Gen trội E chịu trách nhiệm tính thành thục về sinh dục.
- Cường độ đẻ: Yếu tố này do hai cặp gen R và r, R' và r' phối họp cộng lại
để điều hành.
- Bản năng đòi ấp do gen A và c điều khiến, phối họp với nhau.
- Thời gian nghỉ đẻ (đặc biệt là nghỉ đẻ vào mùa đông) do các gen M và m
điều khiến. Gia cầm có gen mm thì về mùa đông vẫn tiếp tục đẻ đều.
- Thời gian kéo dài của chu kỳ đẻ, do cặp gen p và p điều hành.
Yếu tố thứ 5 và yếu tố thứ nhất là hai yếu tố kết hợp với nhau, cũng có
nghĩa là các cặp gen Pp và Ee có phối họp với nhau. Tất nhiên ngoài các gen chính
tham gia vào việc điều khiến các yếu tố trên, có thế còn có nhiều gen khác phụ lực
vào.
+ Tuổi đẻ quả trứng đầu
Là một chỉ tiêu đánh giá sự thành thục sinh dục, cũng được coi là yếu tố cấu
thành năng suất trúng (Khavecman, 1972 [19]). Tuổi đẻ quả trứng đầu được xác
định bằng số ngày tuổi kể từ khi nở đến khi đẻ quả trứng đầu.

Gudeil, Lerner và một số tác giả khác cho rằng: có các gen trên nhiễm sắc
thể giới tính cùng tham gia hình thành tính trạng này (dẫn theo Khavecman, 1972
[19]). Theo Trần Đình Miên, Nguyễn Kim Đường, 1992 [29] có ít nhất hai cặp gen
cùng quy định, cặp thứ nhất gen E và e liên kết với giới tính, cặp thứ hai gen E' và
e\ Có mối tương quan nghịch giữa tuối đẻ và năng suất trúng, tương quan thuận
giữa tuổi đẻ và khối lượng trúng. Tuổi đẻ quả trứng đầu phụ thuộc vào bản chất di
truyền, chế độ nuôi đường, các yếu tố môi trường đặc biệt là thời gian chiếu sáng,
thời gian chiếu sáng dài sẽ thúc đây gia câm đẻ sớm (Khavecman, 1972 [19]).
Dickerson (1952), Ayob và Merat (1975) (dẫn theo Trần Long, 1994 [24])
đã tính toán hệ số tương quan di truyền giữa khối lượng có thể gà chưa trưởng
thành với sản lượng trứng thường có giá trị âm (- 0,21 đến - 0,16). Còn Nicola và
Cộng sự tính được hệ số tương quan di truyền giữa tuổi thành thục với sản lượng
trúng là 0,11.
+ Năng suất trứng và tỷ lệ đẻ
Năng suất trúng là số lượng trúng một gia cầm mái sinh ra trên một đơn vị
thời gian. Đối với gia cầm đẻ trứng thì đây là chỉ tiêu năng suất quan trọng nhất, nó
phản ánh trạng thái sinh lý và khả năng hoạt động của hệ sinh dục. Năng suất trứng
là một tình trạng số lượng nên nó phục thuộc nhiều vào điều kiện ngoại cảnh. Năng
suất trứng phục thuộc nhiều vào loài, giống, hướng sản xuất, mùa vụ, điều kiện
dinh dường, chăm sóc.
Hutt F.B 1978 [17] đề nghị tính sản lượng trứng từ khi gia cầm đẻ quả
trứng đầu tiên, còn Brandsh H. và Biilchel H, 1978 [3] cho biết sản lượng trứng
được tính đến 500 ngày tuối. Theo các tác giả trên, sản lượng trứng cũng được tính
theo năm sinh học 365 ngày, kể tù' ngày đẻ quả trứng đầu tiên. Trong thời gian gần
đây, sản lượng trứng được tính theo tuần tuổi.
Năng suất trúng là tính trạng có mối tương quan nghịch chặt chẽ với tốc độ
sinh trưởng sớm. Do vậy, trong chăn nuôi gia cầm sinh sản, cần chú ý cho gia cầm
ăn hạn chế trong giai đoạn gia cầm con và hậu bị để đảm bảo năng suất trứng trong
giai đoạn sinh sản. Năng suất trứng phụ thuộc nhiều vào số lượng và chất lượng
thức ăn, phụ thuộc vào mức năng lượng, hàm lượng protein và các thành phần khác

trong khẩu phần thức ăn (Bùi Thị Oanh, 1996 [38]). Năng suất trứng có hệ số di
truyền không cao, dao động lớn. Theo Nguyễn Văn Thiện, 1995 [47] hệ số di
truyền năng suất trúng của gia cầm là 12-30%.
về tỷ lệ đẻ, gia cầm có tỷ lệ đẻ thấp trong mấy tuần đầu của chu kv đẻ, sau
đó tăng dần và đạt tỷ lệ cao ở những tuần tiếp theo rồi giảm dần và đạt tỷ lệ đẻ thấp
ở cuối thời kỳ sinh sản. Sản lượng trứng/năm của một quần thể gia cầm được thể
hiện theo quy luật cường độ đẻ trúng cáo nhất vào tháng thứ hai, thứ ba sau đó
giảm dần đế hết năm đẻ. Đe tiến hành chọn giống về sức đẻ trúng, Hutt F.B [17] đã
áp dụng 0 đẻ có cửa sập tự động để kiểm tra số lượng trúng của từng gà mái. Các
tác giả cho rằng sản lượng trứng 3 tháng đẻ đầu và sản lượng trứng cả năm có
tương quan di truyền chặt chẽ (0,7 - 0,9).
2.2.13 Chat lượng trứng
+ Khối lượng trứng
Theo Roberts, 1998 [42] giá trị trung bình khối lượng quả trúng đẻ ra trong
một chu kỳ là một tính trạng do nhiều gen có tác động cộng gộp quy định, nhưng
hiện còn chưa xác định rõ số lượng gen quy định tính trạng này. Sau sản lượng
trứng, khối lượng trứng là chỉ tiêu quan trọng cấu thành năng suất của đàn gia cầm
sinh sản. Khi cho lai dòng gia cầm có khối lượng trứng lớn và bé, trứng của con lai
thường có khối lượng trung gian, nghiêng về một phía (Khavecman, 1972 [19]).
Tính trạng này có hệ số di truyền cao. Do đó, có thể đạt được nhanh chóng
thông qua con đường chọn lọc (Kushner K.F, 1974 [20]). Ngoài các yếu tố về di
truyền, khối lượng trứng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố ngoại cảnh như chăm sóc,

×