Tải bản đầy đủ (.pdf) (141 trang)

Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thông tin quản lý giáo dục trung học phổ thông thành phố Hải Phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.67 MB, 141 trang )



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SƯ PHẠM





PHẠM ĐỨC THÁI





BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
CỦA HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ GIÁO
DỤC
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ HẢI
PHÒNG










LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC









HÀ NỘI - 2008



MỤC LỤC
Lời cảm ơn 1
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt 2
Mở đầu 3
1. Lý do chọn đề tài 3
2. Mục đích nghiên cứu 5
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 5
4. Phạm vi nghiên cứu 5
5. Giả thuyết nghiên cứu 6
6. Nhiệm vụ nghiên cứu 6
7. Phương pháp nghiên cứu 6
8. Cấu trúc của luận văn 7
Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ
thống thông tin quản lí giáo dục 8
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 8
1.2. Các khái niệm công cụ 14
1.2.1. Quản lý giáo dục và quản lí trường học 14
1.1.2. Hệ thống thông tin quản lí giáo dục (Educational management
Information System - emis) 19

1.1.3. Tiêu chí và chỉ số thông tin quản lí giáo dục 25
1.1.4. Hiệu quả hoạt động của hệ thống thông tin quản lý giáo dục 26


1.2. Vai trò của hệ thống thông tin QLGD trong đổi mới giáo dục THPT hiện
nay 28
1.2.1. Đổi mới giáo dục THPT hiện nay 28
1.2.2. Vai trò của hệ thống thông tin QLGD trong đối mới giáo dục THPT
hiện nay 34
1.3. Yêu cầu và quy trình xây dựng hệ thống thông tin QLGD hoạt động có
hiệu quả các trường THPT 36
1.3.1. Các yêu cầu về hệ thống thông tin QLGD trong các trường THPT hiện
nay 36
1.3.2. Quy trình thông tin QLGD 38
Kết luận chương 1 40
Chương 2: Thực trạng hệ thống thông tin quản lý giáo dục trung học phổ
thông thành phố Hải phòng 42
2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hoá xã hội thành phố Hải
phòng 42
2.2. Tình hình phát triển giáo dục Trung học 45
2.2.1. Tình hình phát triển giáo dục thành phố Hải phòng 45
2.2.2. Tình hình phát triển giáo dục THPT thành phố Hải phòng 50
2.3. Thực trạng hoạt động của hệ thống thông tin QLGD Trung học phổ thông
thành phố Hải phòng 52
2.3.1. Khái quát về hệ thống thông tin QLGD Trung học phổ thông thành phố
Hải phòng 53
2.3.2. Nhận thức của cán bộ quản lí và giáo viên về vai trò của hệ thống thông
tin QLGD 58



2.3.3. Nhân lực cho hoạt động thông tin QLGD (trong hệ thống thông tin
QLGD) 60
2.3.4. Hệ thống tiêu chí, chỉ số thông tin quản lí giáo dục THPT 61
2.3.5. Cơ chế thu thập, xử lý và báo cáo dữ liệu 66
2.3.6. Điều kiện đảm bảo hoạt động cho hệ thống thông tin QLGD 68
2.4. Đánh giá thực trạng hệ thống thông tin QLGD Trung học phổ thông
thành phố Hải phòng. 70
Kết luận chương 2 73
Chương 3: Các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống
thông tin quản lí giáo dục 74
3.1. Nguyên tắc xây dựng và thực hiện các biện pháp nhằm phát triển hoàn
thiện hệ thống thông tin QLGD Trung học phổ thông 74
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu 74
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 74
3.1.3. Nguyên tắc quán triệt tính thực tiễn 75
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính vận động phối hợp đồng bộ 75
3.2. Các biện pháp đề xuất 76
3.2.1. Truyên truyền, giáo dục cho các đối tượng về vai trò, vị trí của hệ thống
thông tin quản lí giáo dục trong công tác QLGD 76
3.2.2. Bồi dưỡng trình độ nghiệp vụ cho cán bộ QLGD 78
3.2.3 Thống nhất các chỉ số thông tin quản lý giáo dục trong các trường THPT
79


3.2.4 Cải tiến cơ chế thu thập và các kênh thông tin cấp trường 86
3.2.5 Đổi mới công tác tài chính và trang thiết bị phục vụ cho công tác
TTQLGD 89
3.2.6. Thực hiện triệt để phân cấp quản lí trong giáo dục để hoàn thiện hệ
thống thông tin quản lí giáo dục 92
3.3. Điều kiện để thực hiện các biện pháp 94

3.3.1. Các điều kiện khách quan 94
3.3.2. Các điều kiện chủ quan 95
3.4. Trưng cầu ý kiến về ý nghĩa và tính khả thi của các biện pháp 96
Kết luận chương 3 100
Kết luận và khuyến nghị 101
1. Kết luận 101
2. Khuyến nghị 103
Danh mục tài liệu tham khảo 104
Phụ Lục 107



1
LỜI CẢM ƠN
Luận văn đƣợc thực hiện và hoàn thành với sự giúp đỡ của quý Thầy cô
giáo, bạn bè đồng nghiệp, gia đình và sự cộng tác các ban ngành, lãnh đạo và
chuyên viên sở giáo dục đào tạo, Hiệu trƣởng các trƣờng THPT trong thành
phố Hải phòng.
Tác giả xin chân thành cảm ơn lãnh đạo khoa Sƣ phạm đại học quốc gia
Hà nội, lãnh đạo sở giáo dục đào tạo Hải phòng đã quan tâm động viên, tạo
điều kiện cho tác giả trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận
văn.
Luận văn là sự thể hiện kết quả học tập nghiên cứu của tác giả và sự tận
tâm giảng dạy, giúp đỡ, động viên của quý Thầy Cô khoa Sƣ phậm Đại học
quốc gia Hà nội.
Tác giả xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn đến PGS - TS. Bùi Văn
Quân đã tận tâm hƣớng dẫn trau dồi cho tác giả phƣơng pháp nghiên cứu
khoa học và kiến thức khoa học quản lý hết sức bổ ích.
Mặc dù đã rất nhiều cố gắng, song do khả năng có hạn nên luận văn
không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong Quý Thầy cô giáo và các

bạn đồng nghiệp đóng góp, giúp đỡ để luận văn tiếp tục đƣợc hoàn thiện tốt
hơn.
Hà nội, tháng 10 năm 2008
TÁC GIẢ LUẬN VĂN










2

BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
CBGD Cán bộ giáo dục.
CBQL Cán bộ quản lý.
CBQLGD Cán bộ quản lý giáo dục.
CBQLGD&ĐT Cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo.
CNTT Công nghệ thông tin.
EMIS Hệ thống thông tin QLGD
(Education Management Information System)
GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo.
GDQD Giáo dục quốc dân.
HĐĐT Hoạt động đào tạo.
HTQL Hệ thống quản lý.
HT Hệ thống
HTTT Hệ thống thông tin.

HTTTQL Hệ thống thông tin quản lý.
HTTTQLGD Hệ thống thông tin quản lý giáo dục.
PGS.TS Phó Giáo sƣ, Tiến sĩ.
QLHĐĐT Quản lý hoạt động đào tạo.
QLGD Quản lý giáo dục.
QLGD&ĐT Quản lý giáo dục và đào tạo.
THPT Trung học phổ thông.
THCS Trung học cơ sở
TP Thành phố







3



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sự phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam theo xu hƣớng hội nhập
hiện nay đòi hỏi các nhà lãnh đạo, quản lý ở tất cả các lĩnh vực phải hết sức
năng động và phải biết sử dụng tối đa các công cụ quản lý. Trong các yếu tố
cấu thành của quản lý, thông tin đƣợc xem là thành tố và là khâu cơ bản đầu
tiên giúp nhà quản lý xây dựng kế hoạch, ra quyết định, điều hành bộ máy,
kiểm tra giám sát nắm bắt thông tin ngƣợc để nâng cao chất lƣợng quản lý.
Nói một cách hình ảnh hơn, thì hệ thống quản lý luôn đƣợc “nhúng” trong
thông tin. Hiệu quả của quản lý phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng tổ chức

thông tin và sử dụng thông tin. Các hệ thống thông tin trở thành những yếu tố
quan trọng trong hệ thống quản lý của các tổ chức, là chìa khoá giúp các tổ
chức quản lý có hiệu quả và góp phần tăng sức cạnh tranh của họ trong môi
trƣờng hoạt động và thoả mãn tốt hơn nhu cầu của khách hàng.
Trong quản lý giáo dục (QLGD), hoạt động thông tin quản lý giáo dục
là một bộ phận quan trọng trong hoạt động quản lý của ngành Giáo dục và
Đào tạo. Hệ thống thông tin QLGD hữu hiệu góp phần nâng cao chất lƣợng
công tác QLGD và rộng hơn là nâng cao chất lƣợng của toàn bộ hệ thống giáo
dục.
Trƣớc đây, QLGD vận hành theo cơ chế quản lý tập trung thì hệ thống
thông tin QLGD có những đặc điểm khác với giai đoạn hiện nay. Hiện nay, hệ
thống thông tin QLGD trong các sở giáo dục đào tạo và đặc biệt trong các
trƣờng THPT có nhu cầu thay đổi do nhiệm vụ và yêu cầu đổi mới giáo dục
nhƣ: mạng lƣới và cơ cấu, mô hình nhà trƣờng đa dạng hơn rất nhiều (các
trƣờng THPT có nhiều loại hình trƣờng lớp nhƣ công lập, bán công, dân lập,
tƣ thục). Tính chất của nội dung và mục tiêu đào tạo cũng phức tạp và phong


4
phú hơn và đặc biệt với công cuộc đổi mới giáo dục trong mấy năm gần đây
yêu cầu về chất lƣợng, hiệu quả giáo dục cũng đòi hỏi đƣợc nâng cao hơn
khiến cho công tác QLGD ngày càng trở nên phức tạp.Vai trò của thông tin
trong QLGD đƣợc coi trọng hơn với mục tiêu nâng cao hiệu quả công tác
quản lý, đặc biệt trong việc thu nhập và cung cấp thông tin phục vụ cho quá
trình lập kế hoạch, xây dựng chính sách, theo dõi và đánh giá các hoạt động
giáo dục.
Các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thông tin
quản lý giáo dục phù hợp với giai đoạn trƣớc nay không còn phù hợp với xu
thế phát triển mạnh mẽ trong ngành Giáo dục và Đào tạo.
Để giải quyết những vấn đề thực tiễn trong lĩnh vực thông tin, quản lí

thông tin, Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam đã ban hành những chính sách và chủ
trƣơng cụ thể. Chỉ thị số 218/TTg ngày 7/4/1997 của Thủ tƣớng Chính phủ về
một số biện pháp cải tiến lề lối làm việc của Chính phủ và chế độ thông tin
báo cáo đã nhấn mạnh yêu cầu chấn chỉnh công tác thông tin báo cáo, bảo
đảm thông tin hai chiều, phục vụ có hiệu quả hoạt động quản lí nhà nƣớc từ
trung ƣơng đến địa phƣơng và cơ sở. Nghị quyết số 49/CP ngày 04 tháng 8
năm 1993 của Chính phủ về phát triển CNTT, đã khẳng định :
" Phổ biến kiến thức về CNTT rộng rãi trong xã hội, đồng thời tăng cường
áp dụng CNTT trong bản thân ngành giáo dục và đào tạo ".
"Nghiên cứu áp dụng tích cực CNTT trong công tác giáo dục và đào tạo ".
Trong khi đƣa ra những chủ trƣơng và biện pháp chính để thúc đẩy phát
triển CNTT, vấn đề hàng đầu đƣợc đề cập tới là tạo nguồn thông tin và chuẩn
hoá các thông tin phát sinh trong xã hội, Nghị quyết nhấn mạnh :
" Trong việc thực hiện các dự án ứng dụng CNTT, nội dung quan trọng
nhất là xây dựng các hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu Các loại mẫu biểu
và chế độ báo cáo, truyền đưa thông tin phải được cải tiến và bổ sung theo
yêu cầu của ứng dụng CNTT ".


5
Theo quan điểm của lí thuyết hệ thống, hệ thống thông tin QLGD trong
các trƣờng THPT thành phố Hải phòng là một phân hệ của hệ thống thông tin
QLGD trong toàn thành phố, do sở GD&ĐT quản lý. Bên cạnh những thành
tích đạt đƣợc trong giai đoạn vừa qua, hoạt động thông tin QLGD của các
trƣờng THPT thành phố Hải phòng cũng còn những bất cập, yếu kém về
nhiều mặt nhƣ: nhận thức của các nhà quản lý cấp sở, cấp trƣờng về thông tin
QLGD còn mờ nhạt, chƣa thấy rõ tầm quan trọng của hệ thống thông tin
QLGD trong công tác quản lý; chƣa thống nhất trong quá trình xử lý và sử
dụng các tiêu chí và chỉ số thông tin trong nhà trƣờng. Cơ sở vật chất phục vụ
cho thông tin QLGD chƣa đƣợc tăng cƣờng. Cán bộ chuyên trách công tác

thông tin QLGD còn thiếu, còn yếu và các cơ chế quản lý của nhà trƣờng
THPT còn chƣa đáp ứng cho nhu cầu của HTTT QLGD nói chung.
Để đáp ứng có hiệu quả hoạt động quản lý nhà nƣớc, đổi mới công tác
QLGD hiện nay, việc nghiên cứu các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động
của hệ thống thông tin QLGD nói chung, của Sở GD&ĐT với các trƣờng
THPT nói riêng trở thành vấn đề cấp thiết.
Với những phân tích trên, tôi quyết định chọn vấn đề “Biện pháp nâng
cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thông tin quản lí giáo dục Trung học
phổ thông thành phố Hải phòng” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ
QLGD.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận về lý thuyết thông tin quản lý và thực trạng quản lý
hệ thống thông tin QLGD, đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt
động của HTTT QLGD Trung học phổ thông thành phố Hải phòng.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Hệ thống thông tin quản lý giáo dục Trung học phổ thông.
3.2. Đối tượng nghiên cứu


6
Hoạt động của hệ thống thông tin quản lý giáo dục THPT thuộc sự
quản lí của Sở GD&ĐT thành phố Hải phòng
4. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu hệ thống thông tin QLGD và đề xuất các
biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thông tin QLGD Trung
học phổ thông thành phố Hải phòng theo các lĩnh vực thông tin chính sau đây:
- Thông tin phục vụ công tác quản lý học sinh
- Thông tin phục vụ công tác quản lý đội ngũ cán bộ, giáo viên
- Thông tin phục vụ công tác quản lý tài chính nhà và cơ sở vật chất

Các nghiên cứu đƣợc thực hiện tại 10 trƣờng THPT thành phố Hải
phòng đƣợc chọn đại diện cho 2 mô hình (công lập và dân lập hoặc tƣ thục)
của thành phố: THPT Lƣơng Thế Vinh, THPT Thái phiên, THPT Thăng long,
THPT Tiên lãng, THPT Đồ Sơn, THPT Bán công Vĩnh bảo, THPT Lý
Thƣờng Kiệt, THPT Nguyễn Đức Cảnh, THPT Nguyễn Trãi, THPT Kiến
Thụy.
5. Giả thuyết nghiên cứu
Nếu hệ thống thông tin QLGD Trung học phổ thông của sở giáo dục và
đào tạo Hải phòng đƣợc vận hành theo những yêu cầu: Có sự bồi dƣỡng, nâng
cao nhận thức và trình độ của các cán bộ làm công tác thông tin và các nhà
QLGD về hệ thống thông tin QLGD; Có sự thống nhất các tiêu chỉ và chỉ số
QLGD trong các trƣờng THPT; Hoàn thiện các cơ chế thu thập và xử lí dữ
liệu; Tăng cƣờng cơ sở vật chất phục vụ cho hệ thống thông tin QLGD thì
hiệu quả hoạt động của hệ thống thông tin QLGD Trung học phổ thông của
Sở giáo dục và Đào tạo thành phố Hải phòng sẽ đƣợc nâng cao.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
6.1. Hệ thống hoá những vấn đề lí luận cơ bản về nâng cao hiệu quả hoạt
động của hệ thống thông tin QLGD Trung học phổ thông.
6.2. Đánh giá thực trạng hoạt động của HTTT QLGD Trung học phổ thông
hiện nay của Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hải phòng.


7
6.3. Đề xuất những biện pháp phù hợp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động
của HTTTQLGD THPT của Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hải phòng.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
- Sử dụng các phƣơng pháp nhƣ: phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá,
khái quát hoá lý thuyết nhằm tổng quan các tài liệu về quản lý giáo dục, về hệ
thống thông tin quản lý giáo dục để:

- Xây dựng các khái niệm công cụ và khung lý thuyết cho đề tài
- Phân tích các luận điểm, đƣờng lối chính sách trong quản lý giáo dục
và thông tin QLGD để vận dụng trong đánh giá thực trạng và đề xuất kiến
nghị về các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thông tin
QLGD Trung học phổ thông thành phố Hải phòng .
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra
Xây dựng và sử dụng phiếu điều tra để thu thông tin về thực trạng
thông tin QLGD và hoạt động của hệ thống thông tin QLGD Trung học phổ
thông thành phố Hải phòng. Phƣơng pháp này cũng đƣợc sử dụng để hỏi ý
kiến các chuyên gia về hệ thống biện pháp xây dựng hệ thống thông tin
QLGD hoạt động có hiệu quả trong hoạt động quản lí của các trƣờng THPT
và của Sở GD&ĐT thành phố Hải phòng.
- Phương pháp quan sát
Tổ chức quan sát các hoạt động trong trƣờng THPT để thu thập thông
tin về sự vận hành của hệ thống thông tin QLGD của các trƣờng THPT thành
phố Hải phòng hiện nay.
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm
Nghiên cứu các hồ sơ, các mẫu biểu, các văn bản của các trƣờng
THPT thành phố Hải phòng trong 5 năm qua để khái quát về phƣơng pháp, kĩ


8
thuật lƣu trữ, xử lí thông tin QLGD của các trƣờng THPT thành phố Hải
phòng.
7.3. Phương pháp bổ trợ: Sử dụng phƣơng pháp thống kê để xử lý số liệu và
các phƣơng pháp khác để trực quan hoá các số liệu nghiên cứu.
8. Cấu trúc của luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài
liệu tham khảo và các phụ lục, luận văn đƣợc trình bày trong 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận của vấn đề nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ

thống thông tin quản lí giáo dục THPT của Sở giáo dục và đào tạo
Chƣơng 2: thực trạng hệ thống thông tin quản lý giáo dục trung học phổ
thông thành phố Hải phòng.
Chƣơng 3: Các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thông
tin quản lí giáo dục trung học phổ thông thành phố Hải phòng.
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận của vấn đề nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ
thống thông tin quản lí giáo dục Trung học phổ thông của Sở giáo dục và đào
tạo.
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG
THÔNG TIN QUẢN LÍ GIÁO DỤC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
CỦA SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Hệ thống thông tin quản lý có vai trò hết sức quan trọng đối với hoạt
động quản lý, tuy vậy việc nghiên cứu về QL HTTT, đặc biệt là nghiên cứu
QL HTTT trong giáo dục chỉ thực sự bắt đầu khi CNTT phát triển cao. Vì
vậy những tƣ liệu có tính chất lịch sử nghiên cứu vấn đề này còn hạn chế.
1.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới:
Trong nền kinh tế thị trƣờng hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của
khoa học - công nghệ, các nhà quản lý không thể quản lý có hiệu quả công ty
hoặc doanh nghiệp của họ nếu nhƣ không có những kiến thức về các HTTT.
Alvin Toffler trong cuốn “Thăng trầm quyền lực” cho rằng chúng ta đang ở
giai đoạn cuối của kỷ nguyên thông tin theo kiểu cũ và sẽ bắt đầu một kỷ
nguyên mới đƣợc ông gọi là kỷ nguyên của tri thức với những khả năng phân


9
tích thông tin và giao tiếp. Theo Toffler tri thức ở đây chính là thông tin.
CNTT sẽ tiếp tục đƣợc áp dụng không những trong các công việc hàng ngày
mà còn thể hiện ở các sản phẩm qua đó sẽ thay đổi cách thức quản lý của các

tổ chức.
Các HTTT trở thành yếu tố quan trọng trong HTQL của các tổ chức, là
chìa khoá giúp các tổ chức quản lý có hiệu quả và góp phần tăng sức cạnh
tranh của họ trong môi trƣờng.
Trên thế giới những nghiên cứu về quản lý HTTT nói chung trƣớc đây
thƣờng tập trung vào xây dựng lý thuyết hoặc phƣơng pháp. Hiện nay, các
nhà thiết kế hệ thống, các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách, chiến
lƣợc quan tâm nhiều đến các yếu tố kỹ thuật, kỹ năng và văn hoá trong một tổ
chức. Trong nghiên cứu của tác giả Radhakrishna và một số tác giả khác các
vấn đề về quản lý HTTT đƣợc nghiên cứu qua các giai đoạn phát triển sau:
* Những năm đầu của thập niên 70: Xây dựng hệ thống quản lý, xây
dựng các phƣơng pháp luận, kinh tế và máy tính hoá.
* Giữa những năm 70: Hệ thống trợ giúp việc ra quyết định, việc thực
hiện và những thay đổi cơ cấu tổ chức quản lý.
* Đầu những năm 80: Các công cụ nâng cao năng xuất, cơ sở dữ liệu
quản lý, những ảnh hƣởng của công nghệ tới cơ cấu tổ chức, tin học văn
phòng.
* Giữa những năm 80: Viễn thông, ảnh hƣởng cạnh tranh của công nghệ
thông tin, các hệ thống chuyên gia, ảnh hƣởng của CNTT tới nguồn gốc công
việc.
Trong vòng 10 năm trở lại đây, các nghiên cứu tập trung nhiều vào các
hoạt động trong tổ chức. Các nhà nghiên cứu coi đây là một hƣớng công nghệ
mới đƣợc chuyển từ phòng thí nghiệm sang các tổ chức thực tiễn. Họ quan
tâm nhiều tới các HTTT hỏi - đáp, đây đƣợc coi là trọng tâm của các hƣớng
nghiên cứu. Các nhà nghiên cứu hệ thống cho rằng xu hƣớng tốt nhất trong


10
các nghiên cứu về QLHTTT là nghiên cứu việc sử dụng, phân phối thông tin
và ảnh hƣởng tích cực của CNTT trong các tổ chức và trong xã hội.

Từ năm 1984, tổ chức UNESCO khu vực châu Á-Thái Bình Dƣơng
(UNESCO/PROAP) đã đƣa ra một chƣơng trình hành động đƣợc gọi là:
"Tăng cường lập kế hoạch và QLGD dựa trên cơ sở thông tin" trong các nƣớc
thành viên khu vực Châu Á - Thái Bình Dƣơng. Thông qua đó để phát triển
một HTTTQL giáo dục đƣợc máy tính hoá. UNESCO/PROAP đã tổ chức một
số diễn đàn khoa học, hội thảo, seminar nhằm nâng cao nhận thức của các nhà
QLGD của các nƣớc thành viên trong việc sử dụng, trao đổi thông tin trong
lập kế hoạch và QLGD. Cuốn sách "Hệ thống thông tin QLGD- Education
Management Information System - EMIS" đƣợc UNESCO/PROAP xuất bản
năm 1992 là một tài liệu có giá trị định hƣớng cho các nghiên cứu, xây dựng
và hoàn thiện EMIS của các nƣớc thành viên.
Hƣởng ứng xu thế này, Philippines đã tập trung những nỗ lực trong xây
dựng các HTTT tổng hợp cho lập kế hoạch và QLGD từ những năm 1980 và
dần dần ứng dụng tin học trong toàn hệ thống tạo thành mạng thông tin
QLGD trong toàn quốc. Trong tác phẩm "EMIS in the Philippines- Hệ thống
thông tin QLGD của Philippines”, Charles C. Villanueva đã cung cấp thông
tin về những cải cách hệ thống thông tin QLGD Philippines đƣợc xem xét
dƣới khía cạnh phạm vi và cơ cấu tổ chức cũng nhƣ những vấn đề trọng tâm
mà họ đang phải đƣơng đầu. Đây là một tài liệu tham khảo tốt trong việc hoàn
thiện HTTTQL giáo dục Việt Nam.
Những năm đầu của thập niên 90 thế kỷ XX, Chính phủ ở các nƣớc
phát triển đƣa ra quan điểm tiếp cận mới đối với việc quản lý HTTT, đó là
quan điểm tiếp cận tổng thể và tiếp cận hệ thống, cốt lõi của quan điểm này là
ý tƣởng xây dựng Chính phủ điện tử.
Tại Châu Âu, Walter W. Mc Mahon (thuộc Viện kế hoạch hoá giáo dục
quốc tế - IIEP, Paris) là ngƣời dẫn đầu các nghiên cứu giáo dục quốc tế về
HTTTQL giáo dục. Ông đã đƣa ra các khái niệm về quản lý HTTT trong giáo


11

dục dựa trên cơ sở hiệu suất với các chỉ số làm thế nào mà một HTTTQL giáo
dục thích nghi đƣợc với các điều kiện địa phƣơng. Ông cho rằng các phƣơng
pháp truyền thống trong xác định các chỉ số thu thập thông tin thƣờng không
phù hợp với các nhà lập kế hoạch giáo dục và không thích hợp với các vấn đề
thực tiễn mà các nhà hoạch định chính sách và chiến lƣợc giáo dục đang phải
đƣơng đầu.
Nói tóm lại, các nghiên cứu ở nƣớc ngoài đều khẳng định vai trò quan
trọng của HTTT trong quản lý và tìm cách quản lý phát triển hệ thống thông
tin đó ngày càng hiệu quả phục vụ đắc lực cho hoạt động quản lý.
1.1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam:
Ở Việt Nam, việc ứng dụng CNTT trong công tác quản lý, đặc biệt
trong QLGD muộn hơn so với nhiều nƣớc trên thế giới. Vào thập niên 90, sau
nghiên cứu đánh giá tổng thể về GD&ĐT và nguồn nhân lực ngành GD&ĐT
(VIE 89/022) nƣớc ta đã nhận thức đƣợc tầm quan trọng của thông tin QLGD
và đã có những bƣớc tiến đáng khích lệ về mặt này. Đã có một số hội thảo đề
cập đến vấn đề này trong toàn quốc nhƣ: Hội thảo về thông tin quản lý và
điều hành trong giáo dục cho mọi ngƣời do Viện Khoa học Giáo dục tổ chức
(1993); Hội thảo về HTTTQL giáo dục đại học do Viện Nghiên cứu Phát triển
Giáo dục tổ chức (1995) và Hội thảo về xây dựng HTTT phổ cập giáo dục
tiểu học do Vụ Tiểu học - Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức (1997). Đây thực
sự là các diễn đàn khoa học của các nhà quản lý, các nhà khoa học giáo dục
bàn về hiện trạng thông tin QLGD Việt Nam, những khó khăn và các giải
pháp khắc phục, nhƣng những kiến nghị của các Hội thảo đó rất chậm đƣợc
triển khai vào thực tiễn. Gần đây nhất dự án “tăng cường năng lực cho Bộ
GD&ĐT ” do EU tài trợ giai đoạn 2000 - 2003, trong đó HTTTQL giáo dục
đã có bƣớc nghiên cứu ban đầu về phát triển HTTTQL giáo dục Việt Nam.
Dự án đã tiến hành một số hoạt động nhƣ đánh giá thực trạng công tác thông
tin QLGD tại các Sở GD&ĐT thông qua phiếu hỏi, trang bị máy tính cho một
số Sở và Phòng GD&ĐT.



12
Về mặt lý luận, một số công trình nghiên cứu đã đề cập đến vấn đề này
nhƣ chuyên đề về "Hệ thống thông tin QLGD và văn hoá" do trƣờng Cán bộ
quản lý giáo dục trung ƣơng I (nay là Học viện Quản lý giáo dục) dùng trong
giảng dạy cao học và các khoá bồi dƣỡng tại trƣờng. Một số báo cáo tại các
hội thảo xây dựng HTTTQL giáo dục: “Xây dựng hệ thống thông tin giáo dục
cho mọi người” của Hoàng Đức Nhuận; “Thông tin QLGD phục vụ xây dựng
chính sách giáo dục” của Lê Thạc Cán; “Tăng cường tiềm năng và nâng cao
năng lực cho Trung tâm thông tin QLGD thuộc Bộ” của Trần Ngọc Chƣơng,
trong những báo cáo đó các tác giả cho rằng thông tin phục vụ xây dựng
chính sách giáo dục cần đa dạng, kết hợp đƣợc các nguồn thông tin cả về số
lƣợng và chất lƣợng.
Ngoài các công trình nêu trên, một số đề tài nghiên cứu cấp Bộ cũng đề
cập đến vấn đề xây dựng hệ thống thông tin quản lý giáo dục:
Đề tài nghiên cứu khoa học B96-52-12 "Một số giải pháp hoàn thiện hệ
thống thông tin quản lý giáo dục và đào tạo Việt Nam" đƣợc thực hiện tại
Viện Nghiên cứu Phát triển Giáo dục đã bƣớc đầu nghiên cứu cơ sở lý luận
của HTTTQL giáo dục, đánh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp chung
để hoàn thiện hệ thống. Đề tài kế thừa các nghiên cứu đã có nhƣng tập trung
nghiên cứu hiệu quả hoạt động của HTTTQL giáo dục Việt Nam để đề xuất
các biện pháp cải tiến phù hợp.
Đề tài B2000-52-48 "Nghiên cứu đề xuất mô hình hệ thống thông tin
quản lý của trường THCS tại Hà Nội" do Trƣờng Bồi dƣỡng cán bộ giáo dục
Hà Nội và Viện Chiến lƣợc và Chƣơng trình Giáo dục phối hợp (2001- 2003)
tiến hành, đã tập trung nghiên cứu sâu về một khía cạnh của hệ thống nhƣ tạo
lập sơ đồ chức năng nghiệp vụ, sơ đồ dòng dữ liệu và thiết kế phần mềm
"Quản lý kết quả học tập của học sinh trong trường THCS Hà Nội".
Thực hiện “Chiến lược Công nghệ thông tin quốc gia“ và chủ trƣơng
đổi mới công tác thông tin trong QLGD, ngày 09/7/1992, Bộ trƣởng Bộ

GD&ĐT đã ban hành Quyết định số 1359/QĐ-CB về việc thành lập Trung


13
tâm thông tin QLGD (trên cơ sở sát nhập Tổ thống kê của Vụ Kế hoach- Tài
chính, Trung tâm Tin học của Bộ và Tổ thông tin quản lý của Văn phòng Bộ).
Trung tâm thông tin QLGD có chức năng chính là quản lý thống nhất toàn bộ
hoạt động thông tin QLGD& ĐT của cơ quan Bộ và toàn ngành, chịu trách
nhiệm thu thập, xử lý, lƣu trữ, khai thác và cung cấp, phổ biến thông tin của
ngành. Tiếp đó, ngày 08/12/1992 Bộ trƣờng Bộ GD&ĐT ban hành chỉ thị số
26/CT về việc cải tiến và thống nhất công tác thông tin QLGD&ĐT nhằm xây
dựng và kiện toàn HTTTQL giáo dục toàn ngành.
“Một số giải pháp về thông tin quản lý giáo dục (EMIS) đối với trường
trung học Việt Nam đầu thế kỷ XXI theo hướng tích hợp và phương pháp dạy
học chủ động”( Đặng Quốc Bảo (1997), Chiến lược chương trình trung học
đầu thế kỷ XXI , Kỉ yếu Hội thảo khoa học, Hà Nội); “ Một số giải pháp hoàn
thiện thông tin quản lý giáo dục và đào tạo Việt Nam” (Vƣơng Thanh Hƣơng
, Đề tài cấp Bộ, Viện nghiên cứu Phát triển Giáo dục) Đây là những công
trình bƣớc đầu nghiên cứu cơ sở lý luận của hệ thống TTQLGD, đánh giá
hiện trạng và đề xuất một số giải pháp chung để hoàn thiện hệ thống này.
Chƣơng trình hành động quốc gia giáo dục cho mọi ngƣời đƣợc Thủ
tƣớng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 872/CP-KG, ngày 02/7/2003, có
đoạn ghi: “Đến năm 2010 hệ thống thông tin QLGD thực hiện đầy đủ và có
hiệu quả các chức năng được quy định trên toàn bộ các vùng lãnh thổ, theo
tinh thần phân cấp QLGD”.
Trong báo cáo về tình hình giáo dục của Chính phủ trình Quốc hôi,
tháng 9 năm 2004, có đoạn ghi “ Từng bước đưa công nghệ thông tin vào
tất cả các khâu trong quá trình dạy học, tạo điều kiện áp dụng công nghệ
thông tin vào quản lý các quá trình đào tạo ”
Trong hơn 10 năm qua đã có nhiều chủ trƣơng, chính sách của Nhà

nƣớc về việc quản lý và phát triển HTTTQL giáo dục. HTTTQL giáo dục đã
đƣợc hình thành và từng bƣớc phát triển có hiệu quả phục vụ cho công tác


14
quản lý ngành GD&ĐT nói chung, GD&ĐT địa phƣơng nói riêng và từng
bƣớc công khai thông tin về QLGD với nhân dân.
Tóm lại: Ở tầm vĩ mô, Việt Nam đã có chiến lƣợc và những hƣớng dẫn
tƣơng đối cụ thể về việc phát triển HTTT trong giáo dục, đòi hỏi những cơ
quan quản lý và những ngƣời quản lý ở tầm vi mô phải có chiến lƣợc cụ thể
cho địa phƣơng mình và cơ sở giáo dục của mình, mà vấn đề trƣớc tiên là
thiết lập HTTTQL tại cơ sở mình một cách sát hợp và khả thi.
Những phân tích trên cho thấy, vấn đề nâng cao hiệu quả hoạt động của
hệ thống TTQLGD trong các nhà trƣờng phổ thông và đặc biệt trong trƣờng
THPT còn là vấn đề mới mẻ, chƣa đƣợc nghiên cứu cụ thể. Trong khi đó, hoạt
động của hệ thống TTQLGD ở các trƣờng THPT còn ở mức hạn chế, chƣa
phù hợp với thực tiễn, chƣa thích nghi đƣợc với từng địa phƣơng, chƣa đảm
bảo cung cấp thông tin nhanh, chính xác và đáp ứng yêu cầu sử dụng tin của
nhà quản lý giáo dục các cấp. Do đó, nghiên cứu đề xuất các biện pháp nâng
cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thông tin QLGD trong các trƣờng THPT
nói chung, các trƣờng THPT thành phố Hải phòng nói riêng là việc làm cần
thiết và cấp bách.
1.2. Các khái niệm công cụ
1.2.1. Quản lý giáo dục và quản lí trường học
- Quản lý
Theo quan niệm của điều khiển học, quản lý là chức năng của những hệ
có tổ chức với bản chất khác nhau (sinh học, xã hội, kỹ thuật ) nó bảo toàn
cấu trúc, duy trì chế độ hoạt động của các hệ đó. Quản lý là tác động hợp quy
luật khách quan, làm cho hệ vận động, vận hành và phát triển.
Theo C.Mác, bất cứ lao động xã hội hay cộng đồng trực tiếp nào đƣợc

thực hiện ở quy mô tƣơng đối lớn đều cần ở chừng mực nhất định đến sự
quản lý. Quản lý là xác lập sự tƣơng hợp giữa các công việc cá nhân và hình
thành những chức năng chung xuất hiện trong toàn bộ cơ thể sản xuất, khác


15
với sự vận động của bộ phận riêng lẻ của nó. Nhƣ vậy, Mác đã lột tả đƣợc bản
chất quản lý là một hoạt động lao động, một hoạt động tất yếu vô cùng quan
trọng trong quá trình phát triển của xã hội loài ngƣời. Theo đó, quản lý là một
hoạt động lao động tất yếu có tầm quan trọng đặc biệt, gắn liền với lịch sử
phát triển của xã hội loài ngƣời. Nó ra đời khi xã hội có sự phân công lao
động, đòi hỏi sự hợp tác trong lao động tập thể trên một quy mô nào đó hoặc
khi con ngƣời hoạt động cùng nhau với mục tiêu chung. Xã hội càng phát
triển thì trình độ tổ chức, điều hành của xã hội cũng càng phát triển và đòi hỏi
ngày càng cao nhƣ một tất yếu lịch sử khách quan. Quản lý không những là
công việc cụ thể mà đã trở thành một khoa học, một nghệ thuật trong việc
điều khiển một hệ thống ở cả tầm vĩ mô và vi mô.
Ở nƣớc ngoài, có thể kể đến một số định nghĩa về khái niệm quản lí của
các tác giả nhƣ: Frederich Winslon Taylor (1855-1915) nhà thực hành quản lý
lao động ngƣời Mỹ; Henry Fayol (1841-1925) nhà quản lý hành chính ngƣời
Pháp; Mary Parkor Pollet (1868-1933), nhà quản lý ngƣời Mỹ theo trƣờng
phái quan hệ con ngƣời Harold Koontz, nhà quản lý ngƣời Mỹ đề xuất định
nghĩa khái niệm quản lý nhƣ sau: "Quản lý là một hoạt động thiết yếu nó đảm
bảo phối hợp những nỗ lực cá nhân nhằm đạt được mục đích của nhóm. Mục
tiêu của nhà quản lý là hình thành một môi trường mà con người có thể đạt
được các mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn ít
nhất. Với tư cách thực hành thì quản lý là một nghệ thuật còn với kiến thức
thì quản lý là một khoa học".
Ở Việt Nam, những nghiên cứu về quản lí dựa trên hai tiếp cận:
- Tiếp cận theo phƣơng diện hoạt động của tổ chức. Theo đó, "Quản lý

là sự tác động liên tục có tổ chức, có định hƣớng của chủ thể quản lý (ngƣời
quản lý hay tổ chức quản lý) lên đối tƣợng quản lý về các mặt chính trị, văn
hóa, xã hội, kinh tế bằng một hệ thống các luật lệ, các chính sách, các
nguyên tắc, các phƣơng pháp, các biện pháp cụ thể nhằm tạo ra môi trƣờng và
điều kiện cho sự phát triển đối tƣợng" ; "Quản lý là tác động có định hƣớng,


16
có chủ đích của chủ thể quản lý đến đối tƣợng quản lý trong tổ chức, làm cho
tổ chức đó vận hành và đạt đƣợc mục đích của tổ chức"; "Quản lý là quá
trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra các công việc của các thành
viên thuộc một hệ thống đơn vị và việc sử dụng các nguồn lực phù hợp để đạt
đƣợc các mục đích xác định".
- Tiếp cận theo các chức năng của hoạt động quản lý. Theo tiếp cận
này, "Quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng
các chức năng kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra" [11,2]; Quản lý là
một quá trình tác động có định hƣớng (có chủ đích), có tổ chức, có lựa chọn
trong số các tác động có thể có, dựa trên các thông tin về tình trạng của đối
tƣợng và môi trƣờng, nhằm giữ cho sự vận hành của đối tƣợng đƣợc ổn định
và cho nó phát triển tới mục tiêu đã định.
Các quan niệm trên mặc dù có những cách diễn đạt khác nhau, song
đều thống nhất khi đề cập đến những dấu hiệu cơ bản của quản lí là: 1/ Quản
lý là thuộc tính bất biến, nội tại của mọi quá trình hoạt động xã hội. Lao động
quản lý là điều kiện quan trọng để làm cho xã hội loài ngƣời tồn tại, vận hành
phát triển; 2/ Quản lý đƣợc thực hiện với một tổ chức hay một nhóm xã hội;
3/ Quản lý là những tác động có tính hƣớng đích, là những tác động phối hợp
nỗ lực của các cá nhân thực hiện mục tiêu của tổ chức; 4/ Yếu tố con ngƣời,
trong đó chủ yếu bao gồm ngƣời quản lý và ngƣời bị quản lý giữ vai trò trung
tâm trong chu trình, trong hoạt động quản lý.
Từ những phân tích trên, tác giả luận văn quan niệm: Quản lý là quá

trình tiến hành những hoạt động khai thác, lựa chọn, tổ chức và thực hiện các
nguồn lực, các tác động của chủ thể quản lí theo kế hoạch để chủ động gây
ảnh hưởng đến đối tượng quản lí nhằm thay đổi hay tạo ra hiệu quả cần thiết,
sao cho đảm bảo cân đối giữa tính (mặt ) ổn định và phát triển của tổ chức.


17
Quá trình nêu trên, xét về chức năng chính là tạo sự thống nhất và tác
động lẫn nhau giữa lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo và kiểm soát công
việc để dẫn đến hiệu lực, hiệu quả và mục tiêu đã định của tổ chức.
Có thể mô tả lôgic khái niệm quản lí qua hình 1.1 dƣới đây.
P (kế hoạch)



C O
(Kiểm tra) (Tổ chức)

L (Chỉ đạo)
M = POLCI
Trong đó:
M : Quản lý ( Management)
P : Kế hoạch hóa ( Planning)
O : Tổ chức ( Organizing )
L : Chỉ đạo , chỉ dẫn ( Leading)
C : Kiểm tra (Controling)
I : Thông tin ( Information)
Hình 1.1: Lôgíc khái niệm quản lí [ 11]
- Quản lý giáo dục
M.I. Cônđacốp – nhà lý luận và hoạt động thực tiễn xuất sắc của Liên

Xô (cũ) đã đƣa ra quan điểm của mình trong tác phẩm “Những cơ sở lý luận
của quản lý trƣờng học” (1983): “Quản lý giáo dục là tập hợp các biện pháp
tổ chức cán bộ giáo dục, kế hoạch hoá, tài chính v.v nhằm đảm bảo sự vận
hành bình thường của các cơ quan trong hệ thống giáo dục để tiếp tục phát
triển và mở rộng hệ thống cả về mặt số lượng cũng như chất lượng” [14, 22].
Năm 1987, Viện quản lý và kinh tế giáo dục thuộc Viện hàn lâm sƣ
phạm Liên Xô (cũ) đã tổng kết những thành tựu nghiên cứu về quản lý trƣờng
học trong nhiều năm trong cuốn “Những cơ sở của quản lý nội bộ trường
học”. Cuốn sách đã trình bày những quan điểm mới nhất về quản lý giáo dục
của các học giả Liên Xô cũ tính đến thời điểm đó.
Đầu những năm 90, UNESCO PROAP đã xuất bản cuốn sách có tính
cẩm nang về kỹ năng quản lý giáo dục mang tựa đề “Kế hoạch hóa và quản lý
giáo dục vi mô” (Micro – Level Educational Planning and Management).
I


18
Trong những năm gần đây tại các nƣớc phƣơng Tây, việc nghiên cứu lý
luận và thực tiễn quản lý giáo dục cũng rất sôi động, sách báo về quản lý giáo
dục đã xuất hiện rất nhiều. Điển hình là các công trình “Nghề hiệu trưởng –
một triển vọng thực tiễn đựơc phản ánh” (The Principalship - A Reflective.
Practice. Perspective) của Thomas J. Seriovanni (1991); “Hành vi tổ chức
trong giáo dục” (Organizational Behavior in Education) của Robert Jowens
(1995); Quản lý giáo dục: lý thuyết nghiên cứu và thực tiễn (Educational
Adminstration - Theory, Researah and Practive) của Wayne K. Hoy, Cecil G.
Miskel (1986).
Ở Việt Nam, theo PGS.TS Đặng Quốc Bảo: “Quản lý giáo dục theo
nghĩa tổng quát là hoạt động điều hành phối hợp các lực lƣợng xã hội nhằm
thúc đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu của xã hội” [11,31].
GS.VS Phạm Minh Hạc cho rằng: “Việc quản lý nhà trường phổ thông (có thể

mở rộng ra là việc quản lý giáo dục nói chung) là quản lý hoạt động dạy –
học tức là làm sao đưa hoạt động đó từ trạng thái này sang trạng thái khác để
dần tiến tới mục tiêu giáo dục”. [26, 124]
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý giáo dục là hệ thống
những tác động có mục đích, có kế hoạch hợp với chủ thể quản lý nhằm làm
cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng. Thực hiện
được các tính chất của nhà trường Xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà tiêu điểm
hội tụ là quá trình dạy học, giáo dục thế hệ trẻ, đưa giáo dục đến mục tiêu dự
kiến tiến đến trạng thái mới về chất” [19, 12].
Từ các quan niệm trên cho thấy, khi đề cập đến quản lí giáo dục, các
tác giả Việt Nam đều quan tâm đến vấn đề quản lí dạy học và giáo dục, đều
thống thống nhất khẳng định về vai trò của Đảng trong quản lí giáo dục. Đây
là đặc trƣng của giáo dục xã hội chủ nghĩa nhằm thực hiện đƣợc mục tiêu giáo
dục là phát triển con ngƣời, là dạy tốt, học tốt để phát triển toàn diện nhân
cách toàn diện của ngƣời học.


19
Dựa trên những phân tích trên và khái niệm quản lí đã trình bày, tác giả
luận văn quan niệm: Quản lí giáo dục là dạng quản lí (với đầy đủ nghĩa khai
thác, lựa chọn, tổ chức, và thực hiện các nguồn lực, các tác động của chủ thể
quản lí đến đối tượng quản lí, nhằm thay đổi hay tạo ra hiệu quả cần thiết)
được thực hiện trong lĩnh vực giáo dục và đối với giáo dục.
Chủ thể quản lí giáo dục là Nhà nƣớc, từ trung ƣơng đến địa phƣơng và
cơ sở, trong toàn bộ mạng lƣới trƣờng lớp, và những ngƣời chịu trách nhiệm
trƣớc nhà nƣớc nhƣ các cơ quan quản lí, các nhà giáo, các cán bộ giáo dục
khác và cả chính ngƣời học.
Khách thể quản lí tổng thể là hệ thống giáo dục, các đối tƣợng quản lí
là các thành tố của hệ thống này (nhân sự, chƣơng trình giáo dục, hoạt động
giáo dục, ngƣời học, nguồn lực giáo dục và học liệu, môi trƣờng giáo dục và

cơ sở giáo dục, các quan hệ giáo dục) trên các mặt qui mô, cơ cấu và chất
lƣợng của chúng.
Trọng tâm của quản lí giáo dục là quản lí trƣờng học và tất cả những
hoạt động, các quan hệ trên –dƣới, các nhân tố liên quan đến nhà trƣờng.
- Quản lý trƣờng học
Tác giả M.I. Cônđacốp trong tác phẩm “Cơ sở lý luận của khoa học
quản lý giáo dục” đã viết: “Không đòi hỏi một định nghĩa hoàn chỉnh, chúng
ta hiểu quản lý nhà trường (công việc nhà trường) là một hệ thống xã hội sư
phạm chuyên biệt, hệ thống này đòi hỏi những tác động có ý thức, có kế
hoạch và hướng đích của chủ thể quản lý đến tất cả các mặt của đời sống nhà
trường nhămg đảm bảo sự vận hành tối ưu về các mặt kinh tế – xã hội, tổ
chưc sư phạm của quá trình dạy học và giáo dục thế hệ đang lớn lên” [14,
216].
Tác giả Phạm Minh Hạc quan niệm: “Quản lý nhà trƣờng là thực hiện
đƣờng lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình đƣa nhà
trƣờng vận hành theo nguyên lý giáo dục, để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục
tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và với từng học sinh”.


20
Tác giả Hà Sĩ Hồ trong cuốn “Những bài giảng về quản lý trường học”
đã chỉ ra: “Quản lý nhà trường, quản lý giáo dục là tổ chức hoạt động dạy
học. Có tổ chức hoạt động dạy – học, thực hiện được tính chất của nhà
trường phổ thông Việt Nam xã hội chủ nghĩa mới quản lý được giáo dục” [15,
32].
Theo tác giả luận văn, quản lí nhà trƣờng là sự cụ thể hoá của quản lí
giáo dục. Trƣờng học là phân tử của hệ thống giáo dục quốc dân. Quản lí nhà
trƣờng, thực chất là quản lí giáo dục ở cơ sở. Theo đó, trƣờng học trở thành
khách thể quản lí của tất cả các cấp quản lí, trong đó Ban giám hiệu và Hội
đồng sƣ phạm của mỗi trƣờng là chủ thể quản lí trực tiếp.

Quản lí trƣờng học có bản chất là quản lí hoạt động dạy, hoạt động học
và các hoạt động giáo dục khác của nhà trƣờng.
1.1.2. Hệ thống thông tin quản lí giáo dục (Educational Management
Information System - EMIS)
- Thông tin quản lí giáo dục
Xét về bản chất, thông tin nói chung là thuộc tính khách quan của sự
vật và đặc trƣng cho độ bất định (độ không ổn định) của sự vật đó trong môi
trƣờng mà nó tồn tại và vận động. Sự vật càng ít ổn định càng phát ra nhiều
thông tin, ngƣợc lại sự vật càng ổn định càng ít phát ra thông tin.
Thông tin đƣợc con ngƣời chế biến, sử dụng với những mục đích khác
nhau và chính dƣới dạng này nó đƣợc coi là tri thức, còn tự thân nó chƣa phải
là tri thức. Từ điển Bách khoa về Giáo dục coi thông tin là điều người ta nói
đến, là tri thức, tin tức, chúng được khai thác và sử dụng không phải ở nơi
chúng phát sinh và ở thời điểm chúng xuất hiện. Thông tin tồn tại và vận động
trong không gian và thời gian nhờ các kênh và phƣơng tiện riêng biệt .
Có quan hệ mật thiết với khái niệm thông tin là khái niệm dữ liệu. Hai
khái niệm này thống nhất với nhau những không đồng nhất.
Dữ liệu là nguyên liệu gốc, là đầu vào của một hệ thống thông tin. Dữ
liệu có các đặc tính nhƣ lƣu giữ các sự kiện, mang tính bị động và đƣợc thu

×