Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Báo chí với hoạt động truyền thông phòng chống dịch cúm A H5N1 và H1N1 ở người (Khảo sát Báo sức khỏe và Đời sống, Tuổi trẻ Thành phố Hồ Chí Minh và VTV 2005-2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (24.36 MB, 123 trang )


























ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



TRẦN THỊ TUYẾT VINH





BÁO CHÍ VỚI HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG PHÕNG,
CHỐNG DỊCH CÖM A/H5N1 VÀ H1N1 Ở NGƯỜI
(Khảo sát Báo Sức khỏe và Đời sống, Tuổi trẻ Thành phố
Hồ Chí Minh và VTV 2005 - 2010)

Chuyên ngành : Báo chí học
Mã số : 60.32.01


TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành: Báo chí và truyền thông




Hà Nội-201


1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU:
1. Lý do chọn đề tài………………………………………… Trang 4
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài…………………………………….…. …5
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu……………………………… 5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu……………………………… 6
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu……………………… 6
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn………………………… 7

7. Cấu trúc luận văn……………………………………………………7
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. BÁO CHÍ VÀ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG
DỊCH BỆNH THỜI TOÀN CẦU HOÁ…………………… 8
1.1. Các khái niệm ……………………………………………………8
1.2. Diễn biến của dịch cúm A/H5N1, A/H1N1 ở người…………….11
1.3. Chủ trương của Đảng, Nhà nước, ngành chức năng
đối với công tác phòng chống dịch cúm A/H5N1, H1N1… 13
1.4. Vai trò của báo chí trong công tác
phòng, chống dịch bệnh………………………………………………16
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÁC TÁC PHẨM BÁO CHÍ
TRUYỀN THÔNG PHÒNG, CHỐNG DỊCH CÚM A/H5N1 VÀ H1N1…… 20
2.1. Khái lược về Báo Sức khoẻ và đời sống,
Tuổi trẻ TP.HCM và VTV…… …………………………………… 20
2.2. Thực trạng về nội dung tuyên truyền…………………………….23
2.3. Thực trạng về hình thức tuyên truyền……………………………53
2.4. Đánh giá chung:……………………………………………… 65
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRUYỀN THÔNG
CỦA BÁO CHÍ VỀ PHÒNG CHỐNG DỊCH …………………… 73
3.1. Cần có sự kết hợp chặt chẽ của các cơ quan
báo chí, cơ quan chuyên môn và nhân dân……………………………74

2
3.2. Cần xây dựng phương pháp truyền thông về đại dịch có tính chất
tác động thay đổi hành vi………………………………………………80
3.3. Kiến nghị với Sức khoẻ và Đời sống, Tuổi trẻ TP. HCM và
VTV…………………………………………………………………….83
KẾT LUẬN…………………………………………………………………87
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………….90


4
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sức khoẻ là vốn quý nhất của con người do vậy những vấn đề liên quan
đến việc bảo vệ, nâng cao sức khoẻ người dân, cộng đồng luôn được Đảng,
Nhà nước và tất cả mọi người đặc biệt quan tâm. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
khẳng định vai trò của sức khỏe và vị trí của công tác chăm sóc sức khỏe:
“Mỗi một người dân yếu ớt, tức là cả nước yếu ớt, mỗi một người dân mạnh
khỏe tức là cả nước mạnh khỏe", “dân cường thì quốc thịnh". Con người là vị
trí trung tâm của mọi hoạt động và quyền được sống là quyền cao nhất của
con người. Khi được sống thì sức khỏe là yếu tố quan trọng nhất, nếu không
có sức khỏe thì không thể làm được gì cho bản thân cũng như góp sức dựng
xây phát triển đất nước.
Những năm gần đây toàn cầu đang phải đối mặt với nhiều dịch bệnh,
trong đó có dịch cúm A/ H5N1, H1N1 ở người với những diễn biến phức tạp,
ảnh hưởng tới sức khoẻ cộng đồng, thậm chí dẫn đến tử vong. Đây thực sự là
vấn đề nóng, có tính thời sự cao mang tính toàn cầu, do vậy báo chí cũng
không thể đứng ngoài cuộc. Báo chí là kênh cung cấp thông tin, tạo lập định
hướng và hướng dẫn dư luận xã hội. Với khả năng tác động một cách rộng
lớn, nhanh chóng vào xã hội, báo chí qua việc thông tin đầy đủ, trung thực,
khách quan tình hình dịch bệnh giúp công chúng nhìn nhận, đánh giá hiện
thực ấy, từ đó xác định được tính chất hoạt động và định hướng hành vi ý
thức của mình trong phòng, chống dịch bệnh. Thế nhưng, cũng chính bởi sự
nhạy cảm trong tâm lý tiếp nhận, nếu xử lý không khéo, đưa thông tin vội
vàng, báo chí có thể gây hoang mang trong dư luận xã hội, đem lại những
hiệu ứng không tốt trong cộng đồng.
Trong cuộc chiến với dịch bệnh đó, vai trò truyền thông phòng, chống,
ngăn chặn dịch bệnh của các cơ quan báo chí, thái độ truyền thông đúng mực
vì sức khoẻ cộng đồng hay còn những thiếu sót, thổi phồng gây hoang mang
dư luận. Với mong muốn nhìn nhận đánh giá vai trò của báo chí đối với công


5
tác phòng chống dịch cúm A/H5N1, H1N1 để không ngừng nâng cao hiệu
quả truyền thông trong tình hình dịch bệnh tiếp tục diễn biến, cho nên tôi đã
chọn “Báo chí với hoạt động truyền thông phòng, chống dịch cúm A/H5N1 và
H1N1 ở người” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Nghiên cư
́
u về vấn đề báo chí truyền thông về dịch cúm cho đến nay
không co
̀
n la
̀
vấn đề mơ
́
i me
̉
nhưng trong mo
̣
i thơ
̀
i điê
̉
m no
́

̃
n co
̀

n nguyên
tính thời sự và trở thành một vấn đề luôn được quan tâm đối với hoạt động
báo chí Việt Nam.
Về vấn đề dịch bệnh, 2 khoá luận tốt nghiệp của sinh viên Trường Đại
học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội đã đề cập đến,
đó là: “Báo Sức khoẻ & Đời sống và Nông nghiệp Việt Nam trong việc phản
ánh dịch cúm gà” khảo sát giai đoạn 2003-2004 và “Báo Nhân dân với công
tác tuyên truyền phòng chống dịch bệnh (thông tin về dịch Sars và dịch cúm
gia cầm) khảo sát giai đoạn 2003-2004. Các khoá luận trên khảo sát từ năm
2003,2004, mặt khác bàn đến từ khía cạnh khác: Cúm H5N1 ở gia cầm. Do
vậy, có thể khẳng định: vấn đề "Báo chí với hoạt động truyền thông phòng,
chống dịch cúm A/H5N1, H1N1 ở người" không trùng với bất kỳ đề tài
nghiên cứu nào từ trước đây cho đến thời điểm này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Luận văn đi sâu nghiên cứu thực trạng báo chí truyền thông về phòng,
chống dịch cúm A/H5N1, H1N1 ở người trong giai đoạn từ năm 2005 đến
2010, từ đó luận văn rút ra những kinh nghiệm, giải pháp nâng cao hiệu quả
truyền thông về công tác phòng, chống loại dịch bệnh này.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, luận văn triển khai những nhiệm vụ cụ thể sau:
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận liên quan

6
- Sưu tầm, khảo sát các tác phẩm báo chí có nội dung liên quan đến các
vấn đề dịch cúm A/H5N1, H1N1 ở người trên báo Tuổi trẻ TP.HCM, báo
Sức khoẻ và Đời sống, VTV Đài truyền hình Việt Nam (kênh 02TV) giai
đoạn từ năm 2005 đến năm 2010.
- Điều tra xã hội học đối với công chúng của các báo khảo sát
- Phỏng vấn sâu đối với các nhà lãnh đạo, các phóng viên chuyên theo

dõi về dịch cúm A/H5N1, H1N1.
- Đánh giá, nhận xét về nội dung, hình thức phản ánh về dịch cúm
A/H5N1, H1N1 trên các loại hình báo chí này: những đóng góp và những hạn
chế.
- Rút ra những kinh nghiệm, đề xuất những giải pháp để nâng cao hiệu
quả truyền thông của báo chí về lĩnh vực y tế nói chung và lĩnh vực phòng,
chống dịch cúm A/H5N1, H1N1 nói riêng .
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng báo chí với hoạt động truyền thông phòng, chống dịch cúm
A/H5N1, H1N1 ở người.
- Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận văn các tài liệu có liên quan đến đề tài,
các tác phẩm báo chí về dịch cúm A/H5N1, H1N1 trên: báo Tuổi trẻ
TP.HCM; báo Sức khoẻ và Đời sống và VTV (Kênh 02TV) giai đoạn từ năm
2005 đến năm 2010.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận
Luận văn được thực hiện dựa trên đường lối, chính sách, quan điểm của
Đảng, Nhà nước Việt Nam về chức năng, nhiệm vụ của báo chí.
- Phương pháp nghiên cứu

7
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: khảo sát - thống
kê, phân tích - tổng hợp, so sánh - đánh giá, phỏng vấn sâu và điều tra xã hội
học .
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Ý nghĩa lý luận
Luận văn làm rõ một số lý luận về các nội dung thông tin truyền thông
phòng, chống dịch cúm A/H5N1, H1N1 ở người và về vai trò của báo chí

Việt Nam trong việc thông tin, phản ánh về lĩnh vực này. Bên cạnh đó, luận
văn khảo sát có hệ thống các cách thức thông tin, phản ánh; cách thức tổ chức
thông tin về dịch cúm A/H5N1, H1N1 ở người.
- Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn góp phần đánh giá nội dung cũng như hình thức thông tin về
dịch cúm A/H5N1, H1N1 ở người, từ đó đưa ra những kiến nghị, giải pháp
nhằm không ngừng nâng cao hơn nữa vai trò của báo chí trong công tác
phòng chống dịch bệnh nói chung, đặc biệt là khống chế, ngăn dịch, dập dịch
cúm A/H5N1, H1N1 ở người.
Đồng thời, luận văn có thể sẽ trở thành tài liệu tham khảo cho các nhà
quản lý, các nhà báo, các bạn sinh viên và những người quan tâm tới đề tài
này.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, tài liệu tham khảo, phụ lục,
luận văn có 3 chương nội dung chính:
Chương 1: Báo chí và công tác phòng, chống dịch bệnh thời toàn
cầu hoá
Chương 2: Thực trạng các tác phẩm báo chí truyền thông phòng,
chống dịch cúm A/H5N1 và H1N1 ở người
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả truyền thông của báo chí về
phòng, chống dịch cúm A/H5N1 và H1N1 ở người.

8
NỘI DUNG
Chương 1
BÁO CHÍ VÀ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH
THỜI TOÀN CẦU HOÁ
1.1. Các khái niệm
- Dịch bệnh
Dịch bệnh là tình trạng bệnh lây lan, truyền rộng trong một thời gian

[30, tr. 247].
Dịch bệnh bao gồm nhiều loại như: dịch cúm, dịch tả, dịch thương hàn,
dịch sốt xuất huyết Những dịch này khi xảy ra thường ảnh hưởng đến sức
khoẻ cộng đồng, gây thiệt hại nặng nề về kinh tế, tác động mạnh mẽ đến đời
sống xã hội.
Đại dịch là khi dịch xảy ra hàng loạt trong phạm vi rộng lớn vượt ra
ngoài lãnh thổ của một số nước, có khi tới toàn cầu với số người mắc hàng
loạt.
- Phòng dịch, chống dịch
Phòng dịch: Phòng dịch là đề phòng, ngăn ngừa dịch bệnh [31, tr.707].
Chống dịch: Chống dịch là ngăn cản, khống chế không để dịch bệnh
lây lan [30, tr.164].
- Dịch cúm
Dịch cúm là bệnh nhiễm virút, lây và phát thành dịch, có đặc trưng là
sốt viêm đường hô hấp trên và những biến chứng phế quản phổi nặng nhẹ tuỳ
theo cơ địa người bệnh và dịch [29, tr. 291].
Virus cúm chia thành ba nhóm: A, B và C. Các virus thuộc nhóm B và
C thường tìm thấy trong con người nhưng chúng không có tác hại lớn, ngoại
trừ gây ra vài rối loạn cấp tính đường hô hấp, không có khả năng gây tử vong
cho bệnh nhân. Nhưng các virus thuộc nhóm A có thể đột biến một cách
nhanh chóng thành virus có khả năng kháng nguyên (antigenic), có nghĩa là,
chúng có thể tiến hoá thành những virus mà hệ thống miễn nhiễm của con

9
người không nhận ra được (và không có khả năng phòng chống chúng).Virus
cúm thuộc nhóm A có cấu trúc gồm hai nhóm protein: hemagglutinin (HA) và
neuraminidase (NA). HA có 15 chi với mã danh H1 đến H15. NA có chín chi
với mã danh N1 đến N9. Virus H1N1 và H5N1 là một trong những chi virus
này.
- Dịch cúm A/H5N1, cúm A/H1N1

Tên của các phân typ virus cúm A: H1N1, H5N1 bao hàm ý nghĩa đặc
thù cấu trúc kháng nguyên vỏ ngoài của virus : chữ H (Hemaglutinin - chất
ngưng kết hồng cầu) và N (Neuraminidase - enzim tan nhầy) là ký hiệu của
hai kháng nguyên gây nhiễm trên vỏ của hạt virus cúm A, giúp virus gắn vào
thành tế bào và sau đó đột nhập vào tế bào hô hấp.
Cúm A/H5N1 bao gồm cúm gia cầm và cúm A/H5N1 ở người. Cúm
gia cầm là một bệnh truyền nhiễm ở chim, thuỷ cầm gây ra bởi vi rút cúm A.
Cúm A/H5N1 ở người là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do vi rút
cúm A /H5N1 gây ra, có thể dẫn tới tử vong. Nguồn lây lan bệnh cho người là
từ gia cầm: gà, vịt, chim…[29, tr.301].
Cúm A/H1N1 là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do vi rút cúm
A/H1N1 gây nên. Bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao và lây lan nhanh trong
cộng đồng.
Sự khác nhau về cơ chế lây truyền của cúm A/H5N1 và cúm A/H1N1:
Các kiểu cấu trúc H và N còn lại tồn tại ở các loại chim, thủy cầm, gia
cầm và một số loài động vật có vú. Chữ số 1, 2, 3, 5 là chỉ số thứ tự của
kháng nguyên H và N đã biến đổi. Chủng virus cúm A/H1N1 và A/H3N2 gây
bệnh cho người và bệnh cúm được lây từ người sang người. Còn virus cúm
A/H5N1 gây bệnh cho gia cầm và bệnh lây từ gà sang gà, người có thể bị
bệnh do có liên quan đến dịch ở gà và gia cầm. H5N1 có ổ chứa thiên nhiên là
các loài chim hoang dã và một số loài thủy cầm, nó chủ yếu gây bệnh cho một
số loài gia cầm như gà. Đối với cơ thể của người, H5N1 khi có điều kiện xâm

10
nhập vào cơ thể người (do người tiếp xúc rất gần gũi, ăn thịt hay trứng gia
cầm có mang H5N1 ), virus này có khả năng gây bệnh rất nặng cho người,
nguy cơ tử vong cao.
- Truyền thông
Truyền thông là một quá trình liên tục trao đổi hoặc chia sẻ thông tin,
tình cảm, kỹ năng nhằm tạo sự liên kết lẫn nhau để dẫn tới sự thay đổi trong

nhận thức và hành vi [18, tr.13].
- Vai trò của báo chí
Trong đời sống chính trị - xã hội, báo chí giữ vai trò hết sức quan trọng.
Ở nước ta báo chí là công cụ chính trị của Đảng, Nhà nước, của các tổ chức,
đoàn thể xã hội, là diễn đàn của nhân dân. Với nội dung thông tin có định
hướng đúng đắn, chân thật, có sức thuyết phục, báo chí có khả năng hình
thành dư luận xã hội, dẫn đến hành động xã hội, phù hợp với sự vận động của
hiện thực theo những chiều hướng có chủ định.
Báo chí đóng vai trò quan trọng trong xã hội bởi: báo chí là kênh tạo
lập, định hướng và hướng dẫn dư luận; Là kênh chủ yếu cung cấp kiến thức
thông tin về tình hình thời sự trong nước và quốc tế cho nhân dân; Là một
công cụ hữu hiệu để quản lý, điều hành và cải cách xã hội.
Báo chí là phương tiện quan trọng trong việc hình thành ý thức lịch sử -
văn hoá của xã hội. Với khả năng thông tin phong phú và tác động rộng lớn
của mình, báo chí đã góp phần to lớn trong việc giáo dục và truyền thụ những
tri thức giá trị văn hoá lịch sử của dân tộc và nhân loại. Báo chí không chỉ là
vũ khí tư tưởng sắc bén, lợi hại mà còn là người tuyên truyền tập thể, cổ động
tập thể, tổ chức tập thể.
Tuyên truyền là hoạt động nhằm truyền bá những tư tưởng, quan điểm
cơ bản của hệ tư tưởng chính thống của chế độ xã hội tới quần chúng để hình
thành bức tranh về thế giới và lịch sử vận động xã hội.
Cổ động là hoạt động của báo chí nhằm đưa đến cho quần chúng những
thông tin có khả năng tác động tích cực vào lập trường và thái độ của họ.

11
Tổ chức là hình thức hoạt động có tính bản chất của báo chí. Đó là kết
quả tổng hợp của tuyên truyền, cổ động và là cơ sở quan trọng để đánh giá
hiệu quả của những hoạt động đó. Hình thức thể hiện hiệu qủa hoạt động tổ
chức của báo chí có thể là một phong trào, một cuộc vận động hoặc một tiến
trình xã hội có định hướng để giải quyết những nhiệm vụ nhất định. Nếu

không thực hiện được vai trò tổ chức, các hoạt động tuyên truyền cổ động
không có ý nghĩa thực tế.
1.2. Diễn biến của dịch cúm A/H5N1 và H1N1 ở người
1.2.1. Diễn biến của dịch cúm A/H5N1
Dịch cúm A/H5N1 ở gia cầm bắt đầu từ năm 1997, sau đó dịch đã
nhanh chóng phát tác, lây truyền đối với tất cả các châu lục. Dịch có khả năng
lây truyền từ gia cầm sang người và gây tử vong với tỷ lệ rất cao. Khu vực
Đông Nam Á là điểm nóng của dịch hiện nay. Ở Việt Nam trường hợp người
đầu tiên mắc cúm A/H5N1 vào ngày 26-12-2003 đến nay đã ghi nhận 119
trường hợp mắc cúm A/H5N1, trong đó có 59 trường hợp tử vong.
Các vụ dịch A/H5N1 trên người gồm 4 đợt cụ thể như sau:
- Đợt 1: Từ 26/12/2003 đến 10/3/2004, 23 trường hợp mắc, 16 tử vong
(tỷ lệ chết/mắc 69%).
- Đợt 2: Từ 19/7/2004 đến 28/8/2004, 4 trường hợp mắc, tất cả đều tử
vong (tỷ lệ chết/mắc 100%).
- Đợt 3: Từ 16/12/2004 đến tháng 11/2005, 65 trường hợp nhiễm cúm
A/H5N1 trong đó có 3 trường hợp nhiễm không triệu chứng, 62 bệnh nhân,
22 ca tử vong (tỷ lệ chết/mắc 33,8%).
- Đợt 4: Từ 7/5/2007 đến 4/3/2008 có 13 trường hợp mắc bệnh, 10 tử
vong, tỷ lệ chết/mắc là 77%.
Năm 2009, trên thế giới ghi nhận 73 ca mắc cúm A/H5N1; trong đó có
32 ca tử vong tại 5 quốc gia. Tại Việt Nam, theo báo cáo của Bộ Y tế năm
2009 số ca tử vong/mắc cúm A/H5N1 là 5/5, năm 2010 là 2/7, nâng tổng số
ca tử vong/mắc từ tháng 12/2003 đến nay tại Việt Nam là 59/119.

12
1.2.2. Diễn biến của dịch cúm A/H1N1
Khi mới xuất hiện ở loài người vào tháng 4 năm 2009, cúm A/H1N1
được gọi là cúm Heo vì virus gây bệnh tương tự như virus gây cúm Heo ở
bắc Mỹ.

Tuy nhiên, sau một thời gian nghiên cứu, các khoa học gia nhận thấy
virus này rất độc đáo, do sự phối hợp các gene từ virus cúm heo, cúm gia cầm
H5N1 và cúm người. Do đó tên mới của cúm này là Cúm A/H1N1.
Cúm H1N1 rất dễ nhiễm và lây lan từ người sang người giống như cúm
hàng năm. Khi bệnh nhân ho hoặc hắt hơi, virus trong các giọt nước nhỏ từ
mũi miệng bay lẫn vào không khí và người khác hít thở sẽ bị bệnh.
Cúm không lan truyền qua thức ăn do đó, ăn thịt heo hoặc các sản
phẩm làm bằng thịt heo không mang bệnh.
Theo báo cáo của Bộ y tế, kể từ ca bệnh đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam
vào ngày 30-5-2009 đến cuối năm 2010, nước ta đã phát hiện hơn 11.305
người mắc, 61 ca đã tử vong. Bộ Y tế tiếp tục cảnh báo, dịch cúm A /H1N1
có nguy cơ bùng phát trong mùa đông; dịch cúm A /H5N1, cúm A /H1N1,
cúm thông thường khác có nguy cơ kết hợp thành chủng mới nguy hiểm khiến
tình hình dịch phức tạp hơn. Dịch cúm A/H1N1 đang bùng phát trên thế giới
đã và đang ảnh hưởng đến nền kinh tế và sức khỏe cộng đồng của các quốc
gia, trong đó có Việt Nam. Ngày 12/6/2009, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã
tuyên bố dịch cúm A/H1N1 trở thành đại dịch toàn cầu. Cho tới cuối tháng
7/2009, dịch cúm A/H1N1 đã lan rộng ra trên 160 quốc gia thuộc cả 5 châu
lục với hàng trăm ngàn trường hợp mắc và hơn một nghìn trường hợp tử
vong.




13
1.3. Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, ngành chức năng
đối với công tác phòng. chống dịch cúm A/H5N1, H1N1 ở người
1.3.1. Đối với dịch cúm A/H5N1
* Ngày 15/10/2005, Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải đã ra chỉ thị
số 34/2005/CT/TTg về triển khai thực hiện kế hoạch hành động khẩn cấp

phòng chống khi xảy ra dịch cúm gia cầm H5N1 và đại dịch cúm ở người.
Theo đó, Thủ tướng chỉ đạo các Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ
Y tế, Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm, Ban chỉ đạo quốc
gia phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp SARS và cúm ở người hoàn
chỉnh kế hoạch hành động khẩn cấp phòng chống khi xảy ra dịch cúm gia cầm
(H5N1) và đại dịch cúm ở người trình Chính phủ phê duyệt.
Thủ tướng còn đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y
tế xây dựng đề cương tuyên truyền cụ thể về kế koạch hành động khẩn cấp
phòng chống khi xảy ra dịch. Việc tuyên truyền, đưa tin phải hết sức thận
trọng, tránh đưa tin vội vàng, thiếu chính xác. Đặc biệt, việc tuyên truyền phải
giúp cho người người dân nhận thức đúng về nguy cơ của dịch cúm gia cầm
và đại dịch cúm ở người, tự giác và chủ động thực hiện các biện pháp phòng
ngừa có hiệu quả.
* Ngày 04/11/2005 Thủ tướng Phan Văn Khải ký Nghị quyết số
15/2005/NQ-CP về các biện pháp cấp bách ngăn chặn dịch cúm gia cầm
H5N1 và đại dịch cúm A/H5N1 ở người.
* Thay mặt thủ tướng Phó thủ tướng Phạm Gia Khiêm đã ký Quyết định
ngày 21 tháng 02 năm 2006 về việc thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia phòng,
chống đại dịch cúm ở người. Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống đại dịch
cúm ở người có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch phối hợp hoạt động của các Bộ,
ngành trong việc phòng, chống đại dịch cúm ở người và tổ chức thực hiện,
đôn đốc, kiểm tra các Bộ, ngành, địa phương thực hiện kế hoạch phòng,
chống đại dịch cúm ở người.

14
* Ngày 08 tháng 8 năm 2006, Thủ tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng
ra chỉ thị số: 29/2006/CT-TTg về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch
cúm gia cầm và cúm A /H5N1 ở người.Thủ tướng Chính phủ chỉ thị: Tiếp tục
thực hiện tốt công tác thông tin tuyên truyền về phòng, chống dịch cúm gia cầm
và cúm A (H5N1). Bộ Văn hóa - Thông tin chỉ đạo các cơ quan thông tin đại

chúng phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế đưa tin
đầy đủ, kịp thời, chính xác về diễn biến, nguy cơ dịch bệnh và các biện pháp
phòng, chống để mọi người dân biết, chủ động tự phòng, chống dịch, bảo vệ sức
khỏe của bản thân, cộng đồng và bảo đảm an toàn cho phát triển chăn nuôi gia
cầm. Các báo, đài phải có chuyên đề về việc tuyên truyền này.
1.3.2. Đối với dịch cúm A/H1N1
*Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có công điện số 732/CĐ-TTg ngày
14-5-2009 nội dung:
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng Bộ Y tế, Chủ tịch Ủy ban
nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Bộ, ngành chức
năng triển khai một số biện pháp cấp bách sau đây:Tập trung thực hiện
nghiêm túc các nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo tại Công điện khẩn
số 639/CĐ-TTg ngày 29 tháng 4 năm 2009 về phòng, chống dịch cúm
A(H1N1). Không được chủ quan, lơ là. Phải tập trung chỉ đạo thực hiện đồng
bộ các biện pháp để phòng ngừa, phát hiện sớm, ngăn chặn và xử lý kịp thời;
kiên quyết không để dịch xâm nhập, lây lan; Tiếp tục đẩy mạnh công tác
thông tin, tuyên truyền, nâng cao hiểu biết của người dân về các biểu hiện
bệnh, đường lây nhiễm, cách phòng tránh dịch cúm A /H1N1 và dịch tiêu
chảy cấp do phẩy khuẩn tả, đồng thời vận động mọi người tích cực tham gia
việc phòng, chống dịch cho chính bản thân, cho gia đình và cộng đồng; Thực
hiện "ăn chín, uống sôi" để phòng tránh dịch tiêu chảy cấp và một số bệnh
mùa hè khác. Bộ Y tế chịu trách nhiệm chỉ đạo hệ thống y tế giám sát 24h/24/
dịch cúm A /H1N1 và dịch tiêu chảy cấp do phẩy khuẩn tả;Tiếp tục duy trì
các biện pháp giám sát chặt chẽ, nhất là tại các cửa khẩu quốc tế để phát hiện,

15
cách ly và điều trị kịp thời các trường hợp nghi nhiễm cúm A/H1N1, không
để lây lan….
*Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã nâng mức cảnh báo đại dịch cúm lên
mức cao nhất là mức 6. Ngay sau khi WHO công bố, ở Việt Nam, Thủ tướng

Chính phủ đã triệu tập cuộc họp liên ngành để bàn các biện pháp ngăn chặn
đại dịch cúm tại Việt Nam.
Ngày 12-6-2009, Bộ Y tế đã ban hành kế hoạch phòng chống đại dịch
cúm A/H1N1 tại Việt Nam, mục tiêu là kiểm soát triệt để, phát hiện sớm,
cách ly và điều trị kịp thời không để lây lan ra cộng đồng, đồng thời chuẩn bị
ứng phó với đại dịch cúm để giảm thiểu tác hại.
Các hành động đáp ứng bao gồm: Điều phối hoạt động liên ngành y tế,
ngoại giao, công an, thông tin văn hóa, quốc phòng, tài chính, giao thông,
công thương, giáo dục, các đoàn thể Giải pháp về chuyên môn y tế: giám sát,
phát hiện, xử lý ổ dịch, tổ chức cách ly và phân tuyến điều trị. Giải pháp về
truyền thông: tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng và thông
qua mạng lưới y tế từ Trung ương đến cơ sở về việc phát hiện các nghi ngờ,
cách tự phòng chống, hạn chế lây lan.
*Trước tình hình dịch cúm A/H1N1 tại Việt Nam đã chuyển sang giai
đoạn lây lan trong cộng đồng, ngày 25/7/2009, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
đã ra công điện yêu cầu các Bộ, ngành chức năng, Chủ tịch UBND các cấp
triển khai một số biện pháp cấp bách, nhằm hạn chế sự lây lan của dịch bệnh,
đặc biệt là hạn chế tối đa tử vong.
Thủ tướng lưu ý Bộ trưởng Bộ Y tế chỉ đạo việc giám sát chặt chẽ các
chùm ca bệnh tại cộng đồng, tại các cơ sở khám chữa bệnh, đặc biệt đối với
người già, trẻ em, phụ nữ mang thai, người mang các bệnh mạn tính; tiếp tục
kiểm soát chặt chẽ các cửa khẩu quốc tế, đặc biệt là các cửa khẩu với các
nước đã ghi nhận cúm A/H1N1 tại cộng đồng; tổ chức trực chống dịch 24/24;

16
sẵn sàng cơ số thuốc, hóa chất, vật tư, các phòng cách ly để thu dung, điều trị
kịp thời.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan
báo chí, truyền thông tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại
chúng các biện pháp phòng chống bệnh, khuyến cáo của Bộ Y tế và các chỉ

đạo của Ban Chỉ đạo phòng chống đại dịch cúm A/H1N1 tại các giờ cao điểm
trên đài phát thanh và truyền hình; thông báo hệ thống mạng lưới điều trị cúm
A/H1N1, số điện thoại đường dây nóng để người dân biết, được hướng dẫn
kịp thời, thông tin đảm bảo chính xác, không gây hoang mang.
Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn giáo viên, học sinh, sinh viên các
biện pháp phòng chống dịch, tạm thời đóng cửa trường học khi cần thiết để
hạn chế sự lây lan của dịch, huy động các học sinh, sinh viên tham gia các
hoạt động cứu hộ, tuyên truyền chống dịch khi có sự điều động của Ban Chỉ
đạo phòng chống đại dịch cúm A/H1N1.
1.4. Vai trò của báo chí trong công tác phòng, chống dịch bệnh
1.4.1. Trong phòng chống dịch bệnh nói chung
Báo chí là loại hình hoạt động thông tin mang tính chính trị - xã hội.
Trên cơ sở khoa học báo chí hình thành một mô hình thông tin hợp lý về bức
tranh thế giới tự nhiên, xã hội và con người một cách khách quan phù hợp với
lợi ích của đất nước, của nhân dân [18, tr.77]. Xuất phát từ chức năng, vai trò
của mình, báo chí đang hàng ngày hàng giờ cung cấp những thông tin muôn
mặt của đời sống xã hội trong đó có lĩnh vực y tế, phòng chống dịch bệnh bảo
vệ sức khỏe con người. Trong những năm qua, báo chí đã góp phần quan
trọng vào kết quả đạt được của các chương trình y tế và vào thành công của
chiến lược chăm sóc sức khỏe nhân dân nói chung và phòng chống dịch bệnh
nói riêng.
Đảng, Nhà nước và ngành Y tế luôn coi trọng và khẳng định công tác
truyền thông là một phần không thể t hiếu được trong sự nghiệp chăm sóc sức
khoẻ nhân dân. Nghị quyết số 46-NQ/TW của Bộ Chính trị, ngày 23/2/2005

17
đã đưa ra 7 nhiệm vụ và giải pháp thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc và
nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới, trong đó chỉ ro
̃
, phải: Nâng

cao hiệu quả thông tin - giáo dục - truyền thông nhằm tạo sự chuyển biến rõ
rệt về nhận thức, trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị đối với công tác
bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân; trang bị kiến thức và kỹ
năng để mỗi người, mỗi gia đình, mỗi cộng đồng có thể chủ động phòng
bệnh, xây dựng nếp sống vệ sinh, rèn luyện thân thể, hạn chế những lối sống
và thói quen có hại đối với sức khoẻ, tham gia tích cực các hoạt động bảo vệ,
chăm sóc và nâng cao sức khoẻ cho cộng đồng.
Để thực hiện các biện pháp khống chế dịch một cách có hiệu quả, cần
có sự tham gia của tất cả cộng đồng, do vậy việc thông tin tuyên truyền là rất
cần thiết để mọi người có thể hiểu biết về dịch bệnh và tích cực tham gia công
tác phòng chống. Công tác thông tin tuyên truyền phải kịp thời để mọi người
dân hiểu biết được tính chất nguy hiểm của bệnh, thực hiện các biện pháp
phòng chống một cách tích cực, đồng thời nhằm giúp người dân tránh hoang
mang trong việc sử dụng sản phẩm gia súc, gia cầm trong thời điểm có dịch.
Vai trò của truyền thông trong quá trình diễn ra đại dịch, tuyên truyền
chính xác kịp thời là hết sức quan trọng, góp phần bảo vệ cộng đồng, cứu
sống nhiều người. Chính vì vậy, UNICEF đã đề ra cho các phóng viên, biên
tập viên những nguyên tắc về truyền thông trong bùng phát dịch: tạo lòng tin,
tính minh bạch, thông báo sớm và kiểm soát những tin đồn sai lệch, lắng nghe
và trả lời công chúng, lập kế hoạch truyền thông sẵn sàng đáp ứng những nhu
cầu khẩn thiết khi bùng phát dịch.
Xác định được vai trò quan trọng trong phòng, chống dịch bệnh, dưới
sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, báo chí đã tích cực thông tin tuyên truyền
tác động đến công chúng để làm thay đổi nhận thức và hành vi. Tuy nhiên,
điều đó cũng đòi hỏi phóng viên báo chí không ngừng nâng cao khả năng
chuyên môn nghiệp vụ cũng như trau dồi đạo đức của người cầm bút, bởi lẽ

18
khi có dịch bệnh xảy ra đòi hỏi người làm báo phải lăn xả vào cuộc để cung
cấp thông tin. Việc thẩm định thông tin, đưa thông tin cần và có lợi cho công

chúng đòi hỏi người làm báo bản lĩnh chính trị vững vàng. Nếu chạy theo xu
hướng thương mại hoá, đưa thông tin giật gân, gây sốc, thông tin dịch bệnh
bằng ngôn ngữ báo chí kiểu “bùng phát”, “tăng đột biến” có thể tạo ra nỗi bất
an và hoảng sợ cho công chúng. Ngược lại, nếu không thông tin kịp thời cho
người dân nắm bắt và chủ động phòng tránh, để mầm bệnh lưu hành và phát
tán trong cộng đồng, hậu quả thật khó lường.
1.4.2. Trong phòng chống cúm A/H5N1 và H1N1 ở người
Trong công tác phòng, chống dịch cúm A/H5N1 và H1N1, báo chí đã
đăng tải các chủ trương, chính sách, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước cũng như
hoạt động của các địa phương trong công tác phòng chống dịch.
Theo sát diễn biến của dịch bệnh để thông tin kịp thời, tránh tình trạng
chủ quan, lơ là trong nhân dân. Đặc biệt cung cấp những hiểu biết cần thiết
cho nhân dân về cơ chế lây truyền, dấu hiệu nhận biết bị lây nhiễm cũng như
biện pháp phòng chống, tránh lây nhiễm. Đây là yếu tố rất quan trọng bởi báo
chí đưa thông tin tác động trực tiếp làm thay đổi nhận thức và hành vi của
công chúng. Thông qua các tin bài, chương trình tivi người dân được trang bị
những thông tin bổ ích để phòng chống dịch bệnh, bảo vệ sức khoẻ bản thân,
gia đình và cộng đồng.
Trên cơ sở cung cấp thông tin, báo chí đã giúp cho ngành y tế trong
công tác phòng, chống dịch bệnh hiệu quả. Từ thông tin tuyên truyền của báo
chí, ý thức cảnh giác bảo vệ sức khoẻ của bản thân cũng như cộng đồng của
mỗi người được nâng cao, góp phần giảm những ca nhiễm bệnh do thiếu hiểu
biết, giải quyết phần nào tình trạng quá tải trong các bệnh viện, cơ sở y tế.
Bên cạnh đó, báo chí thể hiện tính phản biện cao khi đưa thông tin về tình
trạng thiếu máy móc, trang thiết bị, nhân lực y tế tại các địa phương, từ đó
ngành y tế kịp thời có biện pháp bổ sung hợp lý


19
Tiểu kết chương 1

Trong chương 1, luận văn đã trình bày những vấn đề liên quan đến khái
niệm chung về dịch cúm A/H5N1, H1N1 và vai trò của báo chí trong công tác
phòng, chống dịch bệnh nói chung và dịch cúm A/H5N1 và H1N1 nói riêng.
Với chức năng thông tin, định hướng làm thay đổi nhận thức, hành vi
báo chí đã góp phần quan trọng cùng các ngành chức năng làm tốt công tác
phòng, chống dịch bệnh. Với công tác phòng bệnh, báo chí đã xây dựng chiến
lược tuyên truyền bền bỉ, dài hơi, cảnh báo những dịch bệnh có thể xảy ra và
cung cấp những hiểu biết cần thiết cho công chúng để giữ gìn sức khoẻ của
bản thân, gia đình và cộng đồng. Khi dịch bệnh xảy ra, báo chí thể hiện vai trò
xung kích phối hợp với các cơ quan chức năng trong công tác khống chế và
dập dịch, không để dịch lan rộng. Thái độ truyền thông đúng mực, vì sức
khoẻ cộng đồng, không “thổi phồng” nghiêm trọng hoá tình hình cũng như
không phớt lờ, chủ quan. Để làm được điều này, người làm báo phải có bản
lĩnh nghề nghiệp và có cái tâm trong sáng.


20
Chương 2
THỰC TRẠNG CÁC TÁC PHẨM BÁO CHÍ TRUYỀN THÔNG
PHÒNG, CHỐNG DỊCH CÚM A/H5N1 VÀ H1N1 Ở NGƯỜI

2.1. Khái lược về Báo Sức khoẻ và Đời sống , Tuổi trẻ TP.HCM và
VTV Đài Truyền hình Việt Nam (O2TV)
* Báo Sức khoẻ và Đời sống
Báo Sức khoẻ và Đời sống tiền thân là Báo Sức khoẻ được thành lập
ngày 10/10/1961, là tờ báo của Bộ Y tế, là diễn đàn về lĩnh vực chăm sóc và
bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Lá thư toà soạn số 1 năm 1995 đã khẳng định
“Tuần báo Sức khoẻ và Đời sống là cơ quan ngôn luận của Bộ Y tế đồng thời
là diễn đàn của các tầng lớp nhân dân trong cả nước, với phương châm: Cộng
tác viên là sức sống của tờ báo, đông đảo bạn đọc là mục tiêu phục vụ chủ yếu

của toà soạn. Tuần báo Sức khoẻ và Đời sống cung cấp cho bạn đọc trong và
ngoài ngành những thông tin về chủ trương, chính sách mới nhất của Đảng,
Nhà nước và của ngành y tế, thường xuyên và kịp thời giới thiệu những thành
tựu y học mới trong nước và thế giới, hướng dẫn cách chăm sóc và bảo vệ sức
khoẻ gia đình và cộng đồng, nêu gương những đơn vị tốt, người tốt, việc tốt.
Đồng thời đấu tranh với những hiện tượng tiêu cực có liên quan đến sự nghiệp
chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân”.
Ngày 4/10/1995, Báo Sức khoẻ đổi tên thành Báo Sức khoẻ và Đời
sống như hiện nay. Báo Sức khoẻ và Đời sống hiện có 4 ấn phẩm báo chí và 2
sản phẩm điện tử trên mạng Internet. Báo Sức khoẻ và Đời sống phát hành 4
kỳ/tuần, 16 trang, khổ 29x42cm ra các ngày thứ 3,5,7 và chủ nhật.
* Báo Tuổi trẻ TP. HCM
Báo Tuổi Trẻ TP.HCM ra đời chính thức ngày 2 tháng 9 năm 1975. Số
báo đầu tiên phát hành với số lượng khoảng 5.000 bản/tuần. Trụ sở đầu tiên
của báo Tuổi Trẻ TP.HCM tại 55 Duy Tân (nay là Phạm Ngọc Thạch, Quận
3, Thành phố Hồ Chí Minh). Tiền thân của tờ báo này bắt đầu từ những tờ

21
truyền đơn và bản tin in roneo của sinh viên, học sinh Sài Gòn trong phong
trào chống Mỹ những ngày Chiến tranh ở Việt Nam.
Đến tháng 07-1981, Tuổi Trẻ TP.HCM được phát hành hai kỳ/tuần (thứ
tư và thứ bảy) với số lượng 30.000 bản/kỳ. Ngày 10-08-1982, Tuổi Trẻ
TP.HCM tăng lên ba kỳ phát hành mỗi tuần (thứ ba, thứ năm, thứ bảy).
Ngày 16-01-1983, Tuổi Trẻ Chủ nhật ra đời với số lượng khoảng
20.000 tờ mỗi kỳ. Bảy năm sau, Tuổi Trẻ Chủ nhật đạt kỷ lục 131.000 tờ
trong năm 1990. Ngày 01-01-1984, Tuổi Trẻ Cười ra đời, là tờ báo trào phúng
duy nhất của Việt Nam lúc đó. Số lượng phát hành ban đầu khoảng 50.000,
sau đó nhanh chóng tăng đến 250.000 tờ vào cuối năm đó.
Đến 1 tháng 9 năm 2000, số thứ sáu được phát hành. Sau đó, 2 số thứ
tư và thứ hai lần lượt được xuất bản vào các ngày 23 tháng 1 và 7 tháng 10

năm 2002. Báo điện tử Tuổi Trẻ Online ra mắt chính thức ngày 1 tháng 12
năm 2003. Chưa đầy hai năm sau, Tuổi Trẻ Online đã vươn lên vị trí thứ ba
về số lượt truy cập trong bảng xếp hạng tất cả các website tiếng Việt trên thế
giới.
Từ ngày 2 tháng 4 năm 2006, Tuổi Trẻ TP.HCM chính thức trở thành
một tờ nhật báo khi được phép ra thêm một kỳ vào ngày chủ nhật. Cùng lúc
đó, tuần báo Tuổi Trẻ Chủ Nhật đổi tên thành Tuổi Trẻ Cuối tuần (hiện phát
hành 60.000 bản/kỳ).
Ngày 03-08-2008, truyền hình Tuổi Trẻ (TVO) được thành lập, sản
xuất những chương trình truyền hình phát trên Tuổi Trẻ Online và hợp tác
phát sóng với các kênh truyền hình trong nước.
Từ ngày 1 tháng 11 năm 2009, Tuổi Trẻ chủ nhật ra ấn bản 4 màu (in
màu toàn bộ 20 trang) phát hành lần đầu tiên. Cũng là tờ báo in màu toàn bộ
đầu tiên tại Việt Nam.
Ngày 21-06-2010, Tuổi Trẻ News được thành lập và ngay sau đó là
Tuổi Trẻ Mobile vào tháng 09 năm 2010.

22
*Đài Truyền hình Việt Nam
Đài truyền hình Việt Nam, tên tắt của đài là VTV lấy từ tiếng Anh
Vietnam TeleVision (có nguồn thì cho đây là dạng viết tắt của cụm từ tiếng
Việt Vô tuyến Truyền hình Việt Nam). Ba ký tự (ở dạng in) này xuất hiện
trong biểu tượng của đài, lần lượt được thể hiện trong ba màu đỏ, lục, lam.
Ngày 7 tháng 9 năm 1970, VTV được thành lập từ một ban biên tập của
Đài Tiếng nói Việt Nam và năm 1976 đã tách khỏi Đài Tiếng nói Việt Nam.
Ngày 30 tháng 4 năm 1987, Đài chính thức được đặt tên là Đài Truyền hình
Việt Nam.
Ngày 1 tháng 1 năm 1990, VTV bắt đầu phát sóng song song 2 kênh:
VTV1 và VTV2. Tháng 4 năm 1995 phát chương trình VTV3, và chương
trình này được tách thành 1 kênh riêng. Ngày 27 tháng 4 năm 2000, VTV4

được chính thức phát trên mạng toàn cầu qua 3 quả vệ tinh phủ sóng toàn bộ
châu Á, châu Âu, Bắc Phi, Bắc Mỹ và Tây Bắc Úc. Tháng 3 năm 2001, chuẩn
DVB-T được chính thức chọn làm chuẩn phát sóng số mặt đất của VTV.
Mạng DTH được chính thức khai trương song song với mạng truyền hình cáp
và MMDS vào tháng 10 năm 2004. Tháng 12 năm 2005, dịch vụ Internet
băng thông rộng được chính thức khai trương trên mạng DTH và Truyền hình
cáp.
Từ năm 2006 – nay, VTV đã tăng thêm 2 kênh quảng bá VTV9 (phát
sóng tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông Nam Bộ, đồng thời
trên hệ thống cáp VCTV) và VTV6-Kênh truyền hình dành riêng cho giới trẻ,
phủ sóng toàn quốc, hàng chục kênh trả tiền và vẫn đang tiếp tục thực hiện lộ
trình tăng kênh và số hóa.
02TV: VCTV 10 là tên của kênh trên hệ thống truyền hình trả tiền của
VTV, O2 TV là thương hiệu nội dung. O2TV là một kênh truyền hình mới
phát sóng từ ngày 8/8/2008, O2 là ký hiệu của nguyên tố hoá học ôxy, dưỡng
khí thiết yếu của sự sống.

23
Được Bộ Y tế bảo trợ thông tin chính thức, VCTV 10 - O2TV kênh
chuyên biệt về lĩnh vực y tế đang cùng với những kênh hiện có trên VTV hỗ
trợ giúp ngành y tế làm tốt công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Công ty Cổ
phần truyền thông S (S-Media) là đối tác duy nhất của Đài Truyền hình Việt
Nam đầu tư sản xuất chương trình trên kênh 02TV. Các chương trình phát
sóng trên 02TV gồm:
Các chương trình về sức khoẻ: Bản tin 02, Nhật ký 02, Dành cho đàn
ông, Giờ vàng cho sức khoẻ, Cả nhà phòng bệnh, Tôi đi chữa bệnh, Bác sĩ 02,
Chuyện ngành y, Áo Blouse Trắng, Thuốc tốt thuốc hay, Công nghệ cuộc
sống, Đông y thế kỷ 21, Sơ cứu ban đầu, Hội chẩn, Cẩm nang dinh dưỡng,
Khám ở đâu, Giải mã XY, Y học bốn phương, Hồ sơ bệnh án, Chương trình
dành riêng cho chủ đề HIV/AIDS.

Các chương trình về cuộc sống: Oxy cho cuộc sống, Kết nối vì cuộc
sống, Yoga, Từ trang trại đến bàn ăn, Chương trình về Sức khoẻ và Môi
trường, Chương trình về Du lịch sức khoẻ, Thực phẩm cho tương lai, Thực
đơn 02, Nhan sắc, Thư ngỏ gửi người bận rộn, Phim truyện.
2.2. Thực trạng về nội dung tuyên truyền
2.2.1 Về dịch cúm A/H5N1 ở người
Bảng 1.2 Thông tin về dịch cúm A/H5N1 trên báo Sức khoẻ và Đời sống
(Số lượng tin bài theo từng năm)

Nội dung
2005
2006
2007
2008
2009
2010
1.
Tình hình dịch bệnh

50
20
40
40
30
20
2.Hướng dẫn phòng, chống
40
20
25
20

25
15
3.Chủ trương của Đảng, Nhà
nước
30
20
25
30
20
14
4. Biểu dương các địa
phương chống dịch tốt
20
10
15
15
10
2
5. Phê phán thái độ chủ
quan, lơ là
10
5
5
3
5
2
Tổng cộng (tin bài)
150
85
110

108
80
53

24
Bảng 2. 2.Thông tin về dịch cúm A/H5N1 trên báo Tuổi trẻ TP.HCM
(Số lượng tin bài theo từng năm)

Nội dung
2005
2006
2007
2008
2009
2010
1.Số ca nhiễm, tình hình
lây lan
60
20
40
30
25
20
2.Hướng dẫn phòng, chống
40
20
30
25
19
15

3.Chủ trương của Đảng,
Nhà nước
30
10
20
18
20
14
4. Biểu dương các địa
phương chống dịch tốt
20
10
5
3
4
3
5. Phê phán thái độ chủ
quan, lơ là
10
8
5
4
5
3
Tổng cộng (tin bài)
160
68
100
80
73

55

2.2.1.1. Tình hình dịch bệnh
Theo khảo sát của tác giả luận văn, thông tin về tình hình diễn biến của
dịch bệnh (số ca nhiễm, tình hình lây lan) là nội dung được các báo tập trung
đăng tải nhiều nhất với số lượng tin, bài lớn (bảng 1.2 và 2.2).
Các vụ dịch cúm A/H5N1 trên người gồm 4 đợt: Đợt 1: Từ 26/12/2003
đến 10/3/2004. Đợt 2: Từ 19/7/2004 đến 28/8/2004. Đợt 3: Từ 16/12/2004
đến tháng 11/2005, 65 trường hợp nhiễm cúm A/H5N1 trong đó có 3 trường
hợp nhiễm không triệu chứng, 62 bệnh nhân, 22 ca tử vong (tỷ lệ chết/mắc
33,8%). Đợt 4: Từ 7/5/2007 đến 4/3/2008 có 13 trường hợp mắc bệnh, 10 tử
vong, tỷ lệ chết/mắc là 77%. Thời gian khảo sát của luận văn là từ năm 2005
đến năm 2010 nên sẽ bắt đầu khảo sát từ đợt dịch thứ 3.
* Tình hình dịch Đợt 3: Từ 16/12/2004 đến tháng 11/2005
Trong truyền thông phòng, chống dịch bệnh, theo đánh giá của các
chuyên gia việc thông tin về số ca nhiễm, số người tử vong một cách chính
xác, không mập mờ, dấu giếm là cách tốt nhất để cảnh báo giúp cho công
chúng sẵn sàng đối phó với những diễn biến của dịch bệnh. Báo Tuổi trẻ

25
TP.HCM ngày 23/11/2005 đã đăng tải chùm tin về cúm A/H5N1.Tin thứ nhất
thông báo về ca nhiễm cúm A/H5N1 tại Hải Phòng. Ngoài cung cấp những
thông tin về triệu chứng của bệnh nhân, tác giả còn nêu khái quát chung về
tình hình những bệnh nhân nghi nhiễm cúm A/H5N1 và khẳng định “Đây đều
là những người sống trong vùng có dịch và tiếp xúc với gia cầm”. Tin thứ 2
cung cấp những hiểu biết cần thiết về cúm A/H5N1 thông qua ý kiến của
chuyên gia y tế của Viện Dịch tễ Trung ương như: Độ tuổi có khả năng lây
nhiễm cao, thời điểm dễ lây nhiễm trong năm, nguy cơ tử vong cao khi dịch
mới xuất hiện nhưng giảm đi ở giai đọan sau đó. Tin thứ 3 mở rộng ra tình
hình những bệnh nhân nghi nhiễm cúm tại các địa phương khác. Chùm tin

trên đã giúp người đọc biết được về tình hình những bệnh nhân nhiễm cúm
đồng thời trang bị thêm những hiểu biết cần thiết về dịch cúm A/H5N1. Như
vậy, người đọc tránh được tâm lý hoang mang lo sợ một cách thái quá.
Bên cạnh thông tin cụ thể về số ca nhiễm thì tình hình dịch tại các địa
phương luôn được tập trung đăng tải: Báo Sức khoẻ và Đời sống có tin “Thái
Bình xử lý các trường hợp nhiễm virút cúm A/H5N1 ở người” (Thứ năm, ngày
10/3/2005) trong đó viết “Liên tiếp trong 4 ngày cuối tháng 2/2005, Thái Bình
xuất hiện thêm 3 người bị cúm A/H5N1, nâng tổng số người bị nhiễm lên 6
người”. Không chỉ dừng lại về đưa thông tin về số người mắc bệnh, nội dung
thông tin còn nhấn mạnh đến các biện pháp xử lý, ứng phó với dịch bệnh của
tỉnh Thái Bình: “Ngành y tế Thái Bình đã chỉ đạo các đơn vị y tế dự phòng,
các bệnh viện và y tế cơ sở triển khai các biện pháp khẩn cấp chống dịch, đã
cử 2 đội chống dịch cơ động thường trực 24/24 giờ ở huyện có dịch, cấp 1,3
tấn hoá chất khử trùng tiêu độc…đồng thời tổ chức tuyên truyền hướng dẫn
cho nhân dân cách phòng chống nhằm hạn chế thiệt hại và tử vong ở người” .
* Tình hình dịch Đợt 4: Từ 7/5/2007 đến 4/3/2008
Với vai trò định hướng dư luận xã hội, báo chí vẫn theo sát đưa thông tin
về tình hình dịch tại các địa phương: Báo Tuổi trẻ TP.HCM liên tục đưa thông
tin về sự bùng phát của dịch cúm gà và nguy cơ lây lan sang người: Dịch cúm

×