ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
----------
ĐINH THI PHƢƠNG THẢO
GIẢNG DẠY TÁC PHẨM KÍ
TRONG TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THƠNG QUA
“NGƢỜI LÁI ĐỊ SƠNG ĐÀ” CỦA NGUYỄN TN
VÀ “AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DỊNG SƠNG”
CỦA HỒNG PHỦ NGỌC TƢỜNG
Chuyên ngành: Lý luận và phƣơng pháp dạy học
(Bộ môn Ngữ văn)
Mã số
: 60. 14. 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ VĂN
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. LÊ QUANG HƢNG
HÀ NỘI - 2010
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Trang
1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ....................................................................... 2
3. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................ 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................... 5
5. Nhiệm vụ và đóng góp mới ..................................................................... 5
6. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 6
7. Cấu trúc luận văn ..................................................................................... 6
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN XÂY DỰNG PHƢƠNG PHÁP
GIẢNG DẠY HAI TÁC PHẨM KÍ NGƢỜI LÁI ĐỊ SƠNG ĐÀ
VÀ AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DỊNG SƠNG? ..........................................
1.1. Đặc trưng thể loại kí/ tuỳ bút ................................................................
1.1.1. Khái niệm...........................................................................................
1.1.2. Đặc trưng thể loại ..............................................................................
1.1.3. Kí và tuỳ bút trong chương trình Ngữ văn mới .................................
1.2. Đặc sắc phong cách nghệ thuật nhà văn Nguyễn Tuân và Hoàng
Phủ Ngọc Tường ..........................................................................................
1.2.1. Nguyễn Tuân .....................................................................................
1.2.2. Hoàng Phủ Ngọc Tường ....................................................................
1.3. Yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy .............................................
1.3.1. Những hạn chế của phương pháp giảng dạy truyền thống ................
1.3.2. Yêu cầu của xã hội về dạy học trong nhà trường trung học phổ
thông ............................................................................................................
1.3.3. Phương pháp dạy học hiện đại ..........................................................
Chƣơng 2: ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ THỰC TIỄN GIẢNG DẠY HAI
TÁC PHẨM NGƢỜI LÁI ĐỊ SƠNG ĐÀ CỦA NGUYỄN TN VÀ
AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DỊNG SƠNG? CỦA HỒNG PHỦ NGỌC
TƢỜNG..............................................................................................................
2.1. Tâm lí và cảm xúc khi học văn của học sinh hiện nay .........................
2.1.1. Hiện trạng tâm lí: chán nản, thờ ơ, coi thường ..................................
2.1.2. Vai trị của mơn Ngữ văn và cách nhìn nhận sai lệch của học sinh........
7
7
7
9
11
15
15
21
29
29
31
34
38
38
38
39
2.1.3. Nguyên nhân ......................................................................................
2.2. Điều tra thực tiễn giảng dạy .................................................................
2.2.1. Thuận lợi ............................................................................................
2.2.2. Khó khăn............................................................................................
Chƣơng 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ...............................................
3.1. Xác định nội dung, phương hướng dạy học theo dự án hai tuỳ bút
của Nguyễn Tuân và Hoàng Phủ Ngọc Tường ...........................................
3.1.1. Xác định nội dung và cách thức gợi dẫn ...........................................
3.1.2. Xác định kiến thức cơ bản .................................................................
3.1.3. Xác định yêu cầu nội dung kiến thức liên hệ ....................................
3.1.4. Phương tiện dạy học ..........................................................................
3.2. Thiết kế thể nghiệm ..............................................................................
3.2.1. Định hướng thiết kế ...........................................................................
3.2.2. Thiết kế ..............................................................................................
3.2.3. Tiến hành dạy thử nghiệm .................................................................
3.2.4. Kết quả thực nghiệm..........................................................................
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ...........................................................
1. Kết luận ....................................................................................................
2. Khuyến nghị.............................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................
PHỤ LỤC
40
41
41
42
51
51
53
57
60
61
61
61
62
91
92
96
96
98
99
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Hiện nay, dạy học trong nhà trường và yêu cầu đổi mới phương pháp
giảng dạy là một trong những vấn đề nóng bỏng của ngành giáo dục. Với mục
tiêu dạy học là dạy cách học, tạo môi trường và điều kiện để các em học sinh
phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của bản thân, nhiều năm qua, giáo
viên các cấp, các nhà phương pháp đã bỏ nhiều công sức nhằm tìm kiếm
những phương pháp dạy học tối ưu. Yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy
và việc thực hiện được tiến hành ở khắp các cấp học, tất cả các bộ mơn. Trong
đó Ngữ văn cũng là một trong những môn học ráo riết thử nghiệm, áp dụng
đổi mới trong phương pháp giảng dạy.
1.2. Thực tế dạy học Văn những năm gần đây cho thấy, vai trị hành dụng của
mơn văn với tư cách là một môn học công cụ chưa được phát huy đúng mức,
khả năng vận dụng tri thức của học sinh còn nhiều hạn chế. Những cố gắng đổi
mới phương pháp dạy học dù đã đạt được những kết quả đáng động viên, đã
chú ý đến việc thúc đẩy hoạt động của học sinh trong giờ học song khả năng
sáng tạo của các em thực sự chưa được phát huy. Cung cấp tri thức nền tảng, tri
thức công cụ và tri thức phương pháp để học sinh có khả năng tự đọc, tự học và
độc lập sáng tạo là mục đích của dạy học Văn ở bậc trung học phổ thơng.
1.3. Chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn mới được xây dựng theo nguyên
tắc dạy học theo trục kiến thức thể loại trên cơ sở có tính đến yếu tố lịch sử
văn học. Việc dạy học các văn bản Ngữ văn nhằm cung cấp cho học sinh
những kiến thức cơ bản nhất về thể loại văn học, đồng thời rèn luyện các kỹ
năng sử dụng Tiếng Việt. Theo đó, kí, phần lớn là các tác phẩm tuỳ bút được
đưa vào chương trình nhiều hơn trước. Tuỳ bút là thể văn gần với đời sống, có
thể tác động trực tiếp đến việc rèn luyện năng lực viết văn, nhất là văn biểu
cảm cho học sinh. Việc đưa nhiều tác phẩm tuỳ bút vào giảng dạy trong nhà
trường phổ thơng là một sự đổi mới, địi hỏi có những đổi thay thích ứng về
phương pháp dạy học.
1
1.4. Trong các thể loại văn học được đưa vào giảng dạy trong nhà trường phổ
thơng, thể kí được đánh giá là thể loại tương đối khó tiếp cận. Trong đó có hai
thiên tuỳ bút Người lái đị sơng Đà của Nguyễn Tn và Ai đã đặt tên cho
dịng sơng? của Hồng Phủ Ngọc Tường ở chương trình Ngữ văn 12. Đây là
hai nhà văn lớn, hai cây bút viết kí thành cơng của văn học đương đại, là thế
hệ kế thừa rất sáng tạo của những cây đại thụ kí nghệ thuật Việt Nam từ sự
khởi đầu xuất sắc của Phạm Đình Hổ, Lê Hữu Trác, Ngơ Thì Sĩ,… Tuy nhiên,
thực tiễn dạy học trong nhiều năm qua cho thấy ở cả hai khía cạnh: phương
pháp giảng dạy và hiệu quả giảng dạy đối với thể tuỳ bút không đồng đều
trong nhiều tiết học, đối với nhiều thầy cô và các em học sinh. Đặc biệt, tuỳ
bút Ai đã đặt tên cho dịng sơng của Hồng Phủ Ngọc Tường mới được đưa
vào giảng dạy một vài năm gần đây. Có khơng ít giáo viên vẫn lúng túng khi
xử lý về thể loại, phong cách tác giả và phương pháp tiếp cận tác phẩm; khơng
ít học sinh vẫn lúng túng khi đứng trước một thể loại tuỳ bút văn học đa dạng
và có chiều sâu trong lối thể hiện.
1.5. Từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài “Giảng dạy tác phẩm kí trong
trường trung học phổ thơng qua Người lái đị sơng Đà của Nguyễn Tn và Ai
đã đặt tên cho dịng sơng của Hồng Phủ Ngọc Tường” xuất phát từ việc cần
thiết đưa ra những phương pháp phù hợp góp phần nâng cao chất lượng giảng
dạy thể tuỳ bút trong chương trình Ngữ văn 12; định hướng một cách cụ thể và
có hiệu quả cho việc tiếp cận hai tác phẩm Người lái đị sơng Đà của Nguyễn
Tn và Ai đã đặt tên cho dịng sơng? của Hoàng Phủ Ngọc Tường từ thể
loại, phong cách tác giả đến văn bản tác phẩm.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề phong cách tác giả Nguyễn Tuân và Hoàng
Phủ Ngọc Tường.
Việc nghiên cứu về phong cách hai tác giả Nguyễn Tuân và Hoàng Phủ
Ngọc Tường đã xuất hiện tương đối nhiều. GS Nguyễn Đăng Mạnh trong Nhà
2
văn Việt Nam hiện đại - chân dung và phong cách đã nhìn nhận phong cách
nghệ thuật của Nguyễn Tuân trong sáng tác văn chương, đặc biệt là các tác
phẩm tuỳ bút qua sự thống nhất các phẩm chất độc đáo, tài hoa, uyên bác. GS
cũng chỉ ra một số những ảnh hưởng tích cực từ thói quen, phong cách sống
đến lối viết, lối suy nghĩ và cảm thụ văn chương của Nguyễn Tuân. Các tác
giả Phạm Tường Hạnh, Nguyễn Xuân Đào, Lê Quang Trang trong cuốn Tìm
hiểu nhà văn và tác phẩm trong nhà trường do Nguyễn Thanh Bình &
Nguyễn Đức Khuông tuyển chọn đã cho thấy một cách nhìn nhận khác về
phong cách nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân thông qua những câu chuyện
bên lề trong cuộc sống của nhà văn. Chân dung và nhận định của nhà văn về
tác phẩm trong nhà trường của Nguyễn Văn Tùng thơng qua Trị chuyện về
bút kí Ai đã đặt tên cho dịng sơng? đã sơ lược giúp người đọc hiểu hơn về
phong cách đa dạng song mang nhiều nét đặc trưng Huế của nhà văn Hoàng
Phủ Ngọc Tường.
2.2. Lịch sử nghiên cứu phương pháp giảng dạy tác phẩm tuỳ bút trong trường
trung học phổ thơng.
Đã có một số cơng trình nghiên cứu khoa học bàn về thể kí. Năm bài
giảng về văn học của GS Hồng Ngọc Hiến có bàn khá kĩ về đặc điểm của kí,
trong đó chú ý đến tiểu loại Et-xe, hay còn gọi là tuỳ bút. Văn xuôi tự sự thời
trung đại (tập II) của PGS.TS Nguyễn Đăng Na đã tổng kết và đưa ra những ý
kiến về quá trình hình thành và phát triển của thể loại kí trong tiến trình lịch sử
văn học Việt Nam. Viết kí sự của Pơlêvơi, Giáo trình Lí luận văn học do GS
Trần Đình Sử chủ biên đều có những phần bàn đến đặc trưng thể loại và kĩ
thuật viết kí. Kí báo chí và kí văn học của Đức Dũng đã chia ra hai loại: kí
văn học và kí báo chí, trong đó có phân chia các tiểu loại kí; đây là cơng trình
nghiên cứu khá cụ thể về việc phân chia các tiểu loại kí, một vấn đề cịn nhiều
vướng mắc trong nghiên cứu kí hiện nay. Bên cạnh đó cịn có một số bài viết
của các nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn, Nguyễn Đăng Mạnh, Phong Lê,
3
Trần Đình Sử,… bàn về các tác phẩm kí của Nguyễn Tuân, Vũ Bằng, Thạch
Lam, Hoàng Phủ Ngọc Tường. Song những bài viết về giảng dạy kí lại vơ
cùng hiếm hoi. Chỉ có đơi bài xuất hiện trong các tài liệu như: sách giáo viên,
các cuốn thiết kế giảng dạy (Thiết kế bài giảng Ngữ văn do Nguyễn Văn
Đường chủ biên, Thiết kế bài học ngữ văn do Phan Trọng Luận chủ biên).
Tuỳ bút là một tiểu loại của thể kí, là tiểu loại giàu tính văn học nhất. Với
những đặc trưng riêng của mình, kí địi hỏi những phương pháp, biện pháp dạy
học riêng phù hợp với đặc trưng của thể loại. Chỉ có trong cuốn Vấn đề giảng
dạy văn học theo loại thể do GS Trần Thanh Đạm chủ biên (NXB Giáo dục
1976), việc giảng dạy kí mới được bàn đến với tư cách là một thể loại ngang
hàng với các thể khác như truyện, thơ, kịch… Trong phần Kí và giảng dạy kí,
GS Hồng Như Mai đã trình bày tương đối chi tiết về đặc trưng và cách phân
loại các tiểu loại kí. Đây là một cơ sở khoa học đáng tin cậy cho việc giảng dạy
kí trong nhà trường phổ thông hiện nay. PGS.TS Nguyễn Viết Chữ trong cuốn
Phương pháp giảng dạy tác phẩm văn chương theo loại thể đã đặc biệt chú ý
đến việc xác định “chất của loại” trong thể trong giảng dạy văn, nhưng tác giả
chưa đề cập đến phương pháp dạy học kí với tư cách là một thể loại.
Để góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy đối với hai tác phẩm trên, đề
tài: “Giảng dạy tác phẩm kí trong trường trung học phổ thơng qua Người lái
đị sơng Đà của Nguyễn Tn và Ai đã đặt tên cho dịng sơng? của Hồng
Phủ Ngọc Tường” mong muốn nhìn nhận lại kết quả giảng dạy hai tác phẩm
trên trong thời gian qua, trên cơ sở đó đề xuất phương pháp tiếp cận tối ưu từ
phong cách tác giả, thể loại đến văn bản tác phẩm.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, chúng tơi hướng đến những mục tiêu sau:
3.1. Tìm hiểu, đánh giá phương pháp và hiệu quả giảng dạy thể loại kí thơng
qua hai tác phẩm Người lái đị sông Đà của Nguyễn Tuân và Ai đã đặt tên
cho dịng sơng? của Hồng Phủ Ngọc Tường ở trường trung học phổ thông.
4
3.2. Trên cơ sở những đánh giá trên cùng với yêu cầu cấp thiết về đổi mới
phương pháp giảng dạy, người viết đề xuất giải pháp nhằm cải tiến phương
pháp giảng dạy hai thiên tuỳ bút trong chương trình Ngữ văn 12 tập 1:
Người lái đị sơng Đà của Nguyễn Tn và Ai đã đặt tên cho dịng sơng? của
Hồng Phủ Ngọc Tường.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng của đề tài nghiên cứu bao gồm:
- Tác phẩm kí trong chương trình sách giáo khoa bao gồm nhiều tiểu loại. Tuy
nhiên, trong phạm vi của đề tài này, chúng tôi chỉ xin nghiên cứu phương pháp
giảng dạy tiểu loại tuỳ bút. Trong đó, chúng tơi thiết kế thể nghiệm hai tác
phẩm Người lái đị sông Đà của Nguyễn Tuân và Ai đã đặt tên cho dịng
sơng? của Hồng Phủ Ngọc Tường trong chương trình Ngữ văn 12 ở trường
trung học phổ thông.
- Chúng tôi tiến hành mọi điều tra, khảo sát và thực nghiệm ở đối tượng là các
em học sinh thuộc các lớp 12A4 (ban Khoa học tự nhiên) và 12A7 (ban Cơ bản
D) Trường Trung học Phổ thông Lê Quý Đôn, Hải Phòng năm học 2009 - 2010.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Theo quan điểm đổi mới về phương pháp dạy học trong chương trình
Ngữ văn ở trường trung học phổ thơng, đề tài luận văn đề xuất phương pháp
dạy học dự án đối với hai tác phẩm tùy bút của Nguyễn Tuân và Hồng Phủ
Ngọc Tường trong chương trình Ngữ văn lớp 11 năm học 2009 – 2010.
5. Nhiệm vụ và đóng góp mới
5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
Trong luận văn này, chúng tôi tập trung nghiên cứu các vấn đề cơ bản sau:
- Một số đặc trưng loại thể của tác phẩm tuỳ bút, những nét đặc sắc về phong
cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân, Hoàng Phủ Ngọc Tường ở thể loại này.
- Đánh giá những thuận lợi và khó khăn khi giảng dạy hai thiên tuỳ bút Người
lái đị sơng Đà của Nguyễn Tuân và Ai đã đặt tên cho dòng sơng? của Hồng
5
Phủ Ngọc Tường. Từ đó, đề xuất phương hướng giảng dạy đối với hai tác
phẩm trên.
- Thực nghiệm phương pháp dạy học đối với hai tác phẩm Người lái đò sơng
Đà, Ai đã đặt tên cho dịng sơng? theo u cầu đổi mới. Tìm hiểu khả năng
vận dụng và liên hệ tri thức của học sinh trên cơ sở bài học về nội dung hai
tác phẩm tuỳ bút trên.
5.2. Đóng góp mới của luận văn
- Điều tra, khảo sát và đánh giá về phương pháp và hiệu quả giảng dạy thể
loại tùy bút ở hai tác phẩm Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân và Ai đã
đặt tên cho dịng sơng? của Hồng Phủ Ngọc Tường trong trường trung học
phổ thông.
- Đề xuất phương pháp dạy học theo dự án đối với thể loại tùy bút, thiết kế
thực nghiệm hai tác phẩm Người lái đị sơng Đà của Nguyễn Tn và Ai đã
đặt tên cho dịng sơng? của Hồng Phủ Ngọc Tường trong chương trình Ngữ
văn 12 tập 1.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp quan sát thực nghiệm.
- Phương pháp thống kê số liệu.
- Phương pháp phỏng vấn.
- Phương pháp tiếp cận tâm lý.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, luận
văn được trình bày trong ba chương:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận. Xây dựng phƣơng pháp giảng dạy hai tác
phẩm kí Người lái đị sơng Đà và Ai đã đặt tên cho dịng sơng?
Chƣơng 2: Điều tra thực tiễn giảng dạy hai tác phẩm của Nguyễn
Tuân và Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng ở trƣờng THPT
Chƣơng 3: Thực nghiệm sƣ phạm
6
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN XÂY DỰNG PHƢƠNG PHÁP GIẢNG
DẠY HAI TÁC PHẨM KÍ NGƢỜI LÁI ĐỊ SƠNG ĐÀ VÀ AI ĐÃ ĐẶT
TÊN CHO DỊNG SƠNG?
1.1. Đặc trƣng thể loại kí/ tuỳ bút
1.1.1. Khái niệm
Kí là một trong những thể văn học hiện đại thiên về ghi chép và bám sát
sự kiện lịch sử. Có hai loại kí cơ bản là kí báo chí và kí văn học. Các thể kí
văn học chủ yếu là những hình thức ghi chép linh hoạt trong văn xuôi với
nhiều dạng tường thuật, miêu tả, biểu hiện, bình luận về những sự kiện và con
người có thật trong cuộc sống, với nguyên tắc phải tơn trọng tính xác thực và
chú ý đến tính thời sự của đối tượng miêu tả.
Từ đặc điểm trên, kí văn học có tính cơ động, linh hoạt, nhạy bén trong
việc phản ánh hiện thực ở thế trực tiếp nhất, ở những nét sinh động và tươi
mới nhất; có khả năng đáp ứng được những yêu cầu bức thiết của thời đại,
đồng thời vẫn giữ được tiếng nói vang xa sâu sắc của chủ thể nhà văn.
Có rất nhiều khái niệm về kí và những quan niệm khác nhau về vị trí
của kí trong sơ đồ loại hình văn học. Trong đó có khái niệm của các tác giả
cuốn Từ điển thuật ngữ văn học, “kí là một loại hình văn học trung gian, nằm
giữa báo chí và văn học, gồm nhiều thể, chủ yếu là văn xuôi tự sự như hồi kí,
bút kí, du kí, nhật kí, tuỳ bút,.... Do tính chất trung gian đó mà có người liệt kí
vào loại cận văn học. Đối tượng nhận thức thẩn mĩ của kí thường là một trạng
thái đạo đức - phong hoá xã hội, một trạng thái tồn tại của con người hoặc
những vấn đề xã hội nóng bỏng. Vì thế có rất nhiều tác phẩm kí rất gần với
truyện ngắn. Nhưng khác với truyện ngắn, truyện vừa, đặc biệt là tiểu thuyết,
kí có quan điểm thể loại là tôn trọng sự thật khách quan của đời sống, không
hư cấu. Nhà văn viết kí ln chú ý đảm bảo cho tính xác thực của hiện thực
đời sống được phản ánh trong tác phẩm. Kí thường khơng có cốt truyện có
tính hư cấu. Sự việc và con người trong kí phải xác thực hồn tồn, có địa chỉ
7
hẳn hoi. Đó là vì kí dựng lại những sự thật đời sống cá biệt một cách sinh
động, chứ không xây dựng những hình tượng mang tính khái qt. Tính khái
quát do tác giả kí thể hiện trong suy tưởng”.
Trong số các tiểu loại của kí, tuỳ bút là tiểu loại giàu tính trữ tình và thể
hiện rõ nhất những đặc trưng của tác phẩm văn học. Tuỳ bút nghiêng về phần
ghi nhận những cảm xúc và suy nghĩ chủ quan của nhà văn trước những sự kiện
của đời sống khách quan hoặc xen kẽ kết hợp giữa việc biểu hiện, bình luận,
suy tưởng với miêu tả, kể chuyện. Nói vậy nghĩa là đối tượng khách quan trong
tuỳ bút được tái hiện một cách xác thực và tác giả tuỳ bút phải có bản lĩnh riêng
với cách cảm nghĩ sâu sắc, độc đáo về cuộc đời, phải đem lại một điều gì mới
mẻ với mọi người trong cách phát hiện, đề cập và lí giải vấn đề.
Tuỳ bút bao giờ cũng là sự kết hợp của một nguồn tri thức phong phú
và một cảm hứng trữ tình sâu lắng về cuộc đời, quê hương đất nước và nền
văn hoá dân tộc. Người đọc đến với tuỳ bút là được đến với những giây phút
đắm mình trong những dịng cảm xúc ngọt ngào về những gì tưởng rất bình
thường xung quanh ta mà chẳng mấy khi ta dứt khỏi những dòng xốy sơi
động của nhịp sống hiện đại để nhìn, để suy ngẫm về nó. Đến với Người lái
đị sơng Đà, học sinh không chỉ được tiếp thu một nguồn tri thức phong phú
về sơng Đà mà cịn là đến với những trang văn sinh động, hấp dẫn, đầy chất
thơ, một thế giới hình ảnh và màu sắc độc đáo. Đến với Thương nhớ mười
hai của Vũ Bằng, người đọc sẽ bị cuốn hút và say mê bởi một giọng điệu trần
thuật say mê và đằm thắm được kết dệt bởi một nỗi nhớ quê hương da diết của
một lữ khách tha phương, bởi những nét đẹp văn hoá, vẻ đẹp tinh tế của thiên
nhiên xứ Bắc với bốn mùa xuân, hạ, thu, đơng.... Và Huế thì đẹp hơn, đáng
u hơn trong những trang tuỳ bút giàu chất thơ của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
Ai cũng biết mọi thứ tồn tại xung quanh chúng ta đều có giá trị đối với sự
sống, nhưng liệu đã mấy ai biết lắng mình để nghe những thanh âm tinh tế,
trong trẻo, những biến thái tinh vi và cả những nét đẹp văn hoá mang linh hồn
8
dân tộc đang mỗi ngày bị nhấn chìm đằng sau nhịp sống xoay vần đến chóng
mặt của cuộc sống hiện đại. Với phẩm chất trữ tình và khả năng năng động
của mình, chắc rằng tuỳ bút sẽ phát huy được hiệu quả của môn học trong nhà
trường trung học phổ thơng với vị trí vừa là một bộ mơn nghệ thuật, vừa là
một môn học công cụ.
Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh cho rằng, “người viết tuỳ bút thường
mượn cớ thuật lại một sự kiện, một mẩu chuyện nào đó mà mình có trải qua để
nhân đấy, nêu lên những vấn đề này khác mà bàn bạc, mà nghị luận, triết luận,
ném ra những suy tưởng của mình một cách thoải mái, phóng túng”.
Tiêu biểu cho thể loại này có hai thiên tuỳ bút Người lái đị sơng Đà
của Nguyễn Tn và Ai đã đặt tên cho dịng sơng của Hồng Phủ Ngọc
Tường. Hai tác phẩm kí này đã được đưa vào giảng dạy trong chương trình
Ngữ văn 12 trong nhà trường THPT.
1.1.2. Đặc trưng thể loại
Các thể kí văn học có mối liên hệ chặt chẽ, mật thiết với đời sống và
hiện thực xã hội. Bản thân cuộc sống khách quan bộc lộ tự nhiên trong quá
trình vận động và phát triển, người viết tuỳ bút tìm hiểu và khai thác một cách
tổng hợp mọi biểu hiện này của cuộc sống. Như thế, chìa khố để đi tìm hiểu
đặc trưng thể loại này là nguyên tắc tiếp cận và phản ánh hiện thực cuộc sống.
Trước hết, kí tiếp cận và phản ánh hiện thực cuộc sống bằng cách tơn
trọng tính xác thực của đối tượng miêu tả. Đây là đặc trưng thứ nhất và quan
trọng nhất của thể loại. Đặc điểm này không chỉ là biểu hiện mà gần như trở
thành giao ước bất thành văn giữa tác giả và độc giả. Đối với kí, sự bịa đặt,
thêm thắt sẽ chỉ làm tổn hại đến niềm tin và cảm xúc thẩm mĩ nơi người đọc.
Sự thật của đời sống ở những mặt tiêu biểu và những nét kết tinh điển
hình có một ý nghĩa rất lớn lao, vừa có tính cá thể sinh động của những hiện
tượng riêng biệt lại vừa có khả năng mang tính chất điển hình tiêu biểu. Sự
thật đó lại xảy ra trong khơng gian và thời gian xác định của quá trình vận
9
động lịch sử nên càng có ý nghĩa của một hiện tượng khơng lặp lại trong lịch
sử. Nó có thể được miêu tả, kể lại trong tương lai với sự hỗ trợ của khả năng
hư cấu, tưởng tượng. Tuy nhiên, trong hiện tại khi sự kiện, đặc biệt là sự kiện
điển hình xảy ra trong những tình huống và thời điểm đặc biệt với tất cả những
đặc điểm và sắc thái riêng biệt thì việc chứng kiến và tái hiện trực tiếp lại
những sự kiện và tình huống đó có một ý nghĩa vơ cùng hệ trọng. Thể kí có ưu
thế và năng lực sáng tạo đủ để đáp ứng yêu cầu đó.
Hiện thực đời sống phong phú hơn và đôi khi vượt ra khỏi khả năng
tưởng tượng, hư cấu của tác giả. Do đó, tác phẩm nghệ thuật phải miêu tả cuộc
sống một cách chắt lọc và tập trung. Hiện thực cuộc sống trong tác phẩm phải
phong phú hơn, điển hình hơn hiện thực tự nhiên của cuộc sống. Tác phẩm tuỳ
bút cũng khơng nằm ngồi ngun tắc sáng tạo đó của nghệ thuật. Từ đó có
thể thấy, tơn trọng tính xác thực của đối tượng miêu tả và vận dụng hư cấu để
hỗ trợ trong sáng tạo là những yêu cầu cần thiết và có thể kết hợp được trong
phạm vi của thể loại kí.
Nói đến hư cấu chủ yếu là nói đến hoạt động sáng tạo do trí tưởng
tưởng tạo nên bằng sự nhận thức tổng hợp những hiện tượng theo những liên
hệ có tính chất quy luật và từ đó sáng tạo ra những giá trị và nhân tố mới để
biểu hiện cuộc sống một cách chân thực và bản chất hơn. Tuy nhiên, trong kí,
hư cấu cũng không nên lạm dụng sử dụng một cách tuỳ tiện.
Từ đặc điểm trên về sự khác biệt giữa hiện thực có thật của cuộc sống
và hiện thực trong tác phẩm nghệ thuật, nhắc đến khả năng nhận thức của
người viết về không gian và thời gian của sự kiện, người viết kí khơng phải
lúc nào cũng có điều kiện trực tiếp để chứng kiến toàn bộ sự việc diễn ra trong
một không gian rộng lớn cũng như không dễ dàng chủ động để hiểu được diễn
biến của một sự kiện, một cuộc đời. Trong trường hợp này, người viết kí phải
vận dụng vốn kiến thức phong phú của mình về cuộc sống dựa trên sự hiểu
biết có tính quy luật về quá trình phát triển của hiện thực, dựa trên năng lực
10
tưởng tượng và ước đoán mạnh mẽ để bổ sung vào những điểm trắng, xây
dựng những cảnh ngộ, những tình tiết và chi tiết phù hợp với khuôn khổ của
con người và sự việc có thực trong tác phẩm, có tác dụng bồi đắp cho hình
tượng hồn chỉnh và sinh động.
1.1.3. Kí và tuỳ bút trong chương trình Ngữ văn mới
1.1.3.1. K í
Trong lịch sử phát triển của văn học nhân loại, thể kí có vai trị quan
trọng, góp phần làm nên sự phong phú, đa dạng cho gương mặt văn học mỗi
dân tộc. Riêng đối với lịch sử văn học Việt Nam, thể kí khơng vắng mặt ở bất
kì thời kì văn học nào và đã làm nên những gương mặt tiêu biểu, những đại
diện xuất sắc cho văn học dân tộc. Tách khỏi văn học chức năng, thể kí bắt
được bắt đầu bằng những tên tuổi đáng kính trọng trong lịch sử văn học dân
tộc như: Hải Thượng Lãn Ơng Lê Hữu Trác với Thượng kinh kí sự, Phạm
Đình Hổ với Vũ trung tuỳ bút, Vũ Phương Đề với Cơng dư tiệp kí,.... Tiếp đó
là sự nối tiếp đầy tự hào của những kí giả hiện đại và đương đại như Nguyễn
Tuân, Vũ Bằng, Thép Mới, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hồng Minh Thắng, Mai
Văn Tạo,... kí đã ngày càng phát triển và khẳng định vị trí của mình trong lịch
sử phát triển của văn học nước nhà. Ngày nay, với sự phát triển của cơng nghệ
báo chí, thể kí đã có một gương mặt cực kì biến ảo. Với tính năng động vốn
có, kí là thể loại có khả năng phản ánh trực tiếp, nhanh nhạy mọi vấn đề của
cuộc sống và kí văn học đã gặt hái những thành cơng rực rỡ góp một vai trị
quan trọng trong việc thực hiện chức năng xã hội của văn chương.
Với những đặc trưng về nội dung, nghệ thuật và khả năng tác động trực
tiếp tới người tiếp nhận, kí đã và sẽ có vị trí quan trọng trong văn học nhà
trường. Trên thực tế, nếu xác định đúng đặc trưng thể loại thì việc tiếp nhận kí
khơng q khó đối với học sinh bởi thông thường tư tưởng của tác phẩm kí
được thể hiện trực tiếp ở ngơn ngữ trần thuật và thái độ, cảm xúc của tác giả.
Giọng điệu, đặc biệt là ở những tác phẩm kí văn học, thường mềm mại, uyển
11
chuyển với lối diễn đạt hấp dẫn, dễ đọc. Trong nhà trường phổ thơng, việc học
thể kí vừa cung cấp cho học sinh hệ thống rất phong phú những tri thức về mọi
lĩnh vực của đời sống, vừa bồi dưỡng năng lực thẩm mĩ, đồng thời rèn luyện
những kĩ năng viết cần thiết, nhất là văn biểu cảm. Kí, đúng như tên gọi ban
đầu là thể văn dùng để ghi lại sự việc, ý nghĩ, cảm xúc của người viết trước
những vấn đế của cuộc sống. Việc viết kí khơng chỉ là nhu cầu riêng của nhà
văn mà còn là của tất cả mọi người. Vì vậy việc giảng dạy kí phải đảm bảo
cung cấp đầy đủ nhất, trong khả năng có thể, những kiến thức loại hình và kĩ
năng kĩ xảo cần thiết để giúp học sinh không chỉ cảm thụ được vẻ đẹp văn học
của tác phẩm kí mà cịn có khả năng viết kí ở những u cầu tối thiểu. Bởi vì
đây là thể văn gần gũi mà các em vẫn đọc và viết hàng ngày.
Sự xuất hiện nhiều hơn, phong phú hơn của những tác phẩm kí trong
chương trình Ngữ văn mới sẽ phát huy được khả năng tác động của tác phẩm
kí đối với sự phát triển của học sinh. Ngoài việc cung cấp cho học sinh một hệ
thống tri thức phong phú về khao học và đời sống, quan trọng hơn, tuỳ bút còn
giúp các em biết cảm nhận, biết rung động trước những vẻ đẹp của cuộc sống,
những vẻ đẹp vốn vẫn khiêm tốn ẩn sau những điều bình dị nhất của sự sống
như một hàng cây trong sân trường, một góc phố, một bến nước, một con
đường quen thuộc, một khoảng sân bé nhỏ, một cánh diều trong khoảng trời
chiều lộng gió, một giọt mồ hôi trên trán mẹ... nhiều khi rất dễ rơi khỏi suy nghĩ
của các em. Tuỳ bút sẽ kết tụ “những giọt trầm” trong tâm hồn thế hệ tương lai
để các em bớt vô tâm, bớt lãnh cảm với những điều tưởng rất bình thường của
sự sống mà vô cùng quan trọng với mỗi người. Chắc chắn khi đọc những trang
tuỳ bút nồng nàn cảm xúc và chân thực về những ngày gian khổ của những
cuộc kháng chiến chống ngoại xâm như Đường chúng ta đi của Nguyễn Trung
Thành, Những ngày nổi giận của Chế Lan Viên, những tác phẩm của Nguyễn
Tuân, Hoàng Phủ Ngọc Tường các em sẽ hiểu hơn và tự hào hơn với truyền
thống dân tộc, sẽ trân trọng hơn những giá trị của quá khứ. Tuỳ bút hiện đại với
12
những mối quan tâm rất đỗi bình thường của nó sẽ góp phần vào việc thức dậy
trong mỗi học sinh chúng ta những rung cảm đáng quý trước những vẻ đẹp của
sự sống và những vấn đề đang còn bộn bề của cuộc sống này.
1.1.3.2. Tuỳ bút
Tuỳ bút là một tiểu loại giàu tính chất trữ tính nhất của kí văn học. Chất
trữ tình của tuỳ bút thể hiện ở sự xuất hiện khá cao nồng độ cảm xúc của người
viết. Tuỳ bút được tạo nên bởi lối viết tự do, phóng khống và cá tính độc đáo
của người viết nên quan niệm về tuỳ bút cũng khá tự do và đa dạng. Song dù
dưới rất nhiều hình thức diễn đạt khác nhau nhưng khái niệm tuỳ bút vẫn bao
hàm hai nội dung cơ bản, làm nên bản chất thể loại là: viết về người thật, việc
thật bằng lối viết tự do, phóng túng và mang đậm cá tính của người viết.
Các tác giả biên soạn Từ điển thuật ngữ văn học quan niệm tuỳ bút là
“một thể thuộc loại hình kí, rất gần với bút kí, kí sự. Nét nổi bật ở tuỳ bút là
qua việc ghi chép những con người và sự kiện cụ thể có thực, tác giả đặc biệt
chú trọng đến việc bộc lộ cảm xúc, suy tư và nhận thức đánh giá của mình về
con người và cuộc sống hiện tại. Cấu trúc của tuỳ bút, nói chung khơng bị
ràng buộc, câu thúc bởi một cốt truyện cụ thể, song nội dung của nó vẫn được
triển khai theo một cảm hứng chủ đạo, một tư tưởng chủ đề nhất định. Ngơn
ngữ tuỳ bút giàu hình ảnh, chất thơ.”
Từ quan điểm của người sáng tác, Nguyễn Tuân - nhà văn gắn bó cả cuộc
đời với thể tuỳ bút - có một định nghĩa rất đơn giản, rất tuỳ bút, “Tuỳ bút là tuỳ
theo bút mà viết”. Ở đây, nhà văn đã khẳng định tính chất tự do của nghệ thuật
viết tuỳ bút, chỉ có một điều duy nhất ràng buộc ngịi bút của người viết, đó là
cảm xúc. Sự thật là cái cớ để nhà văn thể hiện suy nghĩ của mình về cuộc đời.
Trình bày lượng kiến thức phong phú là cái cớ để Nguyễn Tuân thể hiện cảm
hứng ngợi ca phẩm chất nghệ sĩ và khả năng bất tận của con người.
Với tên gọi khác là tản văn, tuỳ bút khá phát triển ở Trung Quốc và đã
có một vị trí sang trọng trên văn đàn. Bàn về tản văn, nhà nghiên cứu Thẩm
13
Nghị Trinh quan niệm “Tản văn là loại hình nghệ thuật, trong q trình
chuyển hố cái đẹp hiện thực thành cái đẹp nghệ thuật, đặc trưng nổi bật của
tản văn là, chủ thể thường dựa vào hệ thống giá trị nào đó để tái hiện và biểu
hiện có thể bằng tưởng tượng nhưng không thể hư cấu các tồn tại khách qan
có liên quan đến thực tiễn cá nhân và chủ thể. Nếu phải vạch giới hạn đặc
điểm và tính quy phạm cho thể loại tản văn, thì tản văn là thể loại bày tỏ ngâm
vịnh, hồi ức của chủ thể tác giả về hình thái cuộc sống quần thể có liên quan
đến cá thể trên cơ sở tự thể nghiệm cuộc sống cá nhân, đồng thời là phương
thức đối thoại về cấp độ mĩ học giữa quần thể xã hội, tản văn phải nhờ vào
nhận thức thẩm mĩ của độc giả”. Định nghĩa này đã phân định rất rõ điểm
khác của tản văn so với thơ ca và tiểu thuyết, nhấn mạnh vai trò của tưởng
tượng suy ngẫm và thể nghiệm của người nghệ sĩ viết tản văn trước những vấn
đề có thật của cuộc sống. Đồng thời tác giả cũng lưu ý đến một phương diện
quan trọng của đời sống tác phẩm là sự tiếp nhận của độc giả với tản văn. Vì
tản văn “là phương thức đối thoại mĩ học” của nghệ sĩ với cuộc đời nên độc
giả cũng phải có năng lực cảm thụ thẩm mĩ khi đọc nó. Một niềm say sưa tiếp
thụ tri thức và một năng lực cảm thụ thẩm mĩ sẽ tiếp nhận được tản văn.
Vậy tuỳ bút là thể văn khá tự do, mạch văn phóng khống với một
trường liên tưởng rộng. Cái cốt lõi của tuỳ bút bao giờ cũng là một thơng tin
hiện thực nào đó, và sự thực ấy là cái gốc để để mạch văn phát triển. Tuỳ bút
vừa có khả năng cung cấp cho bạn đọc một lượng tri thức phong phú và sát
thực về đối tượng, vừa giúp họ khám phá được chiều sâu của hiện thực đó.
Người viết tuỳ bút là người có vốn tri thức uyên thâm về cuộc sống và một
năng lực nội cảm mạnh mẽ, một trí tuệ sắc sảo và tư duy triết luận sâu sắc.
Khi trình bày những hiểu biết của mình về cây hồi, Hồng Phủ Ngọc
Tường đã suy tưởng “Tất cả lá, cuống, hoa đều có chứa tinh dầu, vì thế hồi,
có lẽ, chính là lồi cây biểu trưng cho con người đức hạnh được mô tả trong
ca dao: “Cây chi thơm lạ thơm lùng - Thơm cây tới lá- người trồng cũng
14
thơm”. Đúng thế, mùa hồi chín, bản Tày đắm mình trong ngọn gió hồi thơm
đến nồng nàn, người đi hái hồi trở về, hương quện theo vó ngựa” (Rừng hồi).
Về vị trí của tuỳ bút trong sơ đồ loại hình văn học, PGS.TS Phương Lộc có
nhận định: “… Nhưng nếu chúng ta thừa nhận việc phân chia tổng quát văn
học ra ba loại: tự sự, trữ tình, kịch vẫn là tương đối hợp lý hơn cả, thì theo hệ
thống này, chí ít, chẳng hạn, khơng phải chỉ có thơ trữ tình, mà bất cứ loại
văn thơ nào đậm chất trữ tình là chủ yếu, thì dứt khốt phải xếp vào loại trữ
tình như tuỳ bút chẳng hạn”. Đọc tác phẩm tuỳ bút có thể dễ dàng nhận ra
nghệ thuật trần thuật, vốn là đặc trưng của tự sự, rất gần với trữ tình, nó như
một áng thơ văn xi với những hình ảnh gợi cảm, rõ nét sắc màu cảm xúc với
lối ví von so sánh độc đáo thiên về phương diện tâm lý. Hãy nghe Hồng Phủ
Ngọc Tường nói về vùng đất Mẫu Sơn, quê hương của cây hồi, bằng giọng
điệu ấy, “Khi tôi đến, mùa hoa đào nổi tiếng của Mẫu Sơn đã qua, nhưng Mẫu
Sơn đã đền bù cho tôi một mùa hoa lê trắng cả núi non. Tôi không thể nào ngờ
rằng, trên cái toạ độ lửa này, đất vẫn lại nở được một mùa hoa lê trắng đến
như vậy. Như thể là từ nội tâm của nó, đất đã mang sẵn một sự hài hồ vĩnh
cửu mà không một thứ địa chấn nào phá vỡ nổi. Từ đỉnh núi biên giới chót vót
kia, tơi đã lặng lẽ chiêm ngưỡng vẻ đẹp uy nghi của Tổ quốc đột ngột hiên ra
trong màu trắng hoành tráng ấy: cái màu trắng vừa dịu dàng vừa nghiêm nghị
mà tôi chỉ có thể so với sắc tuyết của mùa đơng năm 1812 trong tâm hồn
người lính Nga trên trận địa Bơ-rơ-đi-nơ” (Rừng hồi). Hình thức tự sự với
những liên tưởng bất ngờ và phong phú đã làm nên tính chất trữ tình và màu
sắc triết lí trong sáng tác của các kí giả hiện đại.
1.2. Đặc sắc phong cách nghệ thuật nhà văn Nguyễn Tuân và Hoàng Phủ
Ngọc Tƣờng
1.2.1. Nguyễn Tuân
Nguyễn Tuân (10/07/1910-28/07/1987), quê xã Nhân Mục nay thuộc
phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội; xuất thân trong một gia đình
15
dịng dõi khoa bảng. Ơng thân sinh_cụ Tú Lan_ là một nhà nho tài hoa bất đắc
chí có ảnh hưởng nhiều đến cá tính nhà văn.
Nguyễn Tuân là một cây bút có phong cách hết sức độc đáo. Ơng bước
vào nghề văn như để chơi Ngông với thiên hạ và ông đã trau dồi học vấn, tài
hoa của mình để có thể đứng từ đỉnh cao của tài nghệ mà trêu ghẹo lại cái thế
giới tầm thường, hèn hạ, xám xịt của tầng lớp tư sản, tiểu tư sản, con bn,
viên chức. Đó là phản ứng của chủ nghĩa cá nhân kiêu ngạo ở một thanh niên
giàu sức sống nhưng bế tắc. Một cái ngơng vừa có màu sắc cổ điển tiếp nối
truyền thống của những nhà thơ bất đắc chí kiểu Nguyễn Cơng Trứ, Tú
Xương, Tản Đà… và trực tiếp hơn, của cụ Tú Lan, thân sinh ra nhà văn; vừa
có màu sắc hiện đại tiếp thu được ở chủ nghĩa siêu nhân của Nit-sơ, quan niệm
con người cao đẳng của Git-đơ và các thức tư tưởng nổi loạn khác thường thấy
trong văn học phương Tây hiện đại.
Ngông là một sự chống trả với mọi nền nếp, phép tắc, mọi thứ đạo lí
thơng thường của xã hội bằng cách làm ngược lại với thái độ ngạo đời. Ở
Nguyễn Tuân, nhu cầu chơi ngơng buộc ơng đẩy mọi thứ bình thường lên tới
mức cực đoan.
Sau CM tháng 8, cái ngông ấy khơng cịn lí do gì để tồn tại nữa vì xã
hội đã đổi mới, Nguyễn Tn khơng có lí do gì để đối lập, gây sự, ngạo đời.
Tuy nhiên, chất ngông trong sáng tác của Nguyễn Tuân vẫn được xem
như là nét phong cách nghệ thuật độc đáo riêng. Ngày xưa, Nguyễn Cơng Trứ
có hai câu thơ tự hoạ:
Trời đất cho ta một cái tài
Giắt lưng dành để tháng ngày chơi
“Cầm kì thi tửu”
Đúng là muốn ngơng thì phải có tài. Nét ngơng của Nguyễn Tn thể
hiện ở mỗi lúc cầm bút, ông dường như lại tự đặt cho mình yêu cầu: phải
chứng tỏ cho được cái tài hoa, un bác hơn đời của mình. Ơng có thói quen
16
nhìn sự vật ở mặt mĩ thuật của nó, cố tìm cho ra ở đấy những gì nên hoạ, nên
thơ. Đồng thời, mỗi điểm quan sát của ông phải là một đối tượng khảo cứu
đến kì cùng.
1.2.1.1. Quan điểm thẩm mĩ
Trước CM tháng 8, Nguyễn Tuân bế tắc trong cuộc đời thực tại, tầm
mắt khơng thốt khỏi được vũng đọng xám xịt của cuộc sống tiểu tư sản nên
ông thường đi tìm cái đẹp ở thiên nhiên và đặc biệt là ở quá khứ vang bóng
một thời, tách rời hiện thực. Sau CM tháng 8, Nguyễn Tuân đi tìm cái đẹp,
chất thơ ngay trong thực tại và thiên hướng khảo cứu giúp ơng tìm hiểu
nghiêm túc và sâu sắc cuộc sống chiến đấu và sản xuất của nhân dân. Nét tài
hoa uyên bác của Nguyễn Tuân đã đem đến cho tác phẩm nghệ thuật của ông
những giá trị thẩm mĩ riêng. Ở đó, lối viết của Nguyễn Tuân thường tập trung
vào một đối tượng và vận dụng một cách tổng hợp cách khảo sát của nhiều
ngành văn hoá khác nhau để đào sâu đến tận cùng vấn đề. Từ đó đưa ra những
cách nhìn nhận độc đáo, khác lạ về đối tượng, đem đến cho người đọc những
chiều hướng nhận thức hồn tồn mới mẻ, đầy hứng thú.
Cũng chính vì thế mà có những vấn đề tưởng rằng đã quá quen thuộc
với độc giả nhưng dưới ngòi bút Nguyễn Tuân lại được tiếp cận, khai thác ở
nhiều góc độ khác nhau, bằng con mắt ở những phương diện nghệ thuật khác
nhau: hội hoạ, điêu khắc, vũ đạo, âm nhạc, điện ảnh, văn học, lịch sử, địa lí….
Cùng nói cho được cảnh hùng vĩ và hung dữ của sông Đà, Nguyễn Tn đã
vận dụng nhiều góc nhìn ở nhiều lĩnh vực khác nhau để miêu tả: “mặt sông
chỗ ấy chỉ đúng lúc ngọ mới có mặt trời, vách đá thành chẹt lịng sơng Đà như
một cái yết hầu, Đừng bên này bờ nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách, Có
quãng con nai con hổ đã có lần vọt từ bờ này sang bờ kia, Ngồi trong khoang
đò qua quãng ấy, đang mùa hè mà cũng thấy lạnh, cảm thấy mình như đứng ở
hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một khung cửa sổ nào trên cái tầng nhà thứ
mấy nào vừa tắt phụt đèn điện” (Người lái đò sơng Đà). Phải là người có óc
17
tưởng tượng sáng tạo và trường liên tưởng phong phú, Nguyễn Tuân mới tạo
ra được những đoạn văn độc đáo và thú vị đến vậy.
Khơng đọc Nguyễn Tn thì mấy ai biết đến con sông Đà đoạn chảy qua
Tây Bắc có lắm cái thác hung dữ đến như Hát Moong, Hát Tiểu; mấy ai biết đến
những người lái đò vượt thác Tây Bắc dũng trí tuyệt vời như ơng lái đò.
1.2.1.2. Chủ nghĩa xê dịch
Nguyễn Tuân học theo chủ nghĩa xê dịch cũng là một trong những biểu
hiện của lối chơi ngơng. Với ơng, đi khơng cần mục đích, khơng cần đến nơi,
cốt là cứ được hiện diện trên khắp mặt đất này, dù bằng phương tiện gì, đi
nhanh chậm ra sao. Nguyễn Tuân đã có cả một Thiếu quê hương để bày tỏ sở
thích, cũng là xu hướng của bản thân.
Ban đầu, nguyên nhân của xu hướng đó bắt nguồn từ tâm lí bực bội của
cả một thế hệ thanh niên trí thức thời Pháp thuộc đầy sức sống, đầy khát vọng
tự khẳng định mình nhưng lại bị trói buộc, vây hãm vào môi trường thị dân,
viên chức tầm thường, nhạt nhẽo, quẩn đọng như một vũng ao tù, muốn thốt
ra mà khơng biết thốt bằng cách nào. Với Nguyễn Tuân, đó là “một nguồn
sống bồng bột tắc lối thốt” (Tóc chị Hồi). Cách mạng tháng 8 đem lại cuộc
sống mới xây dựng chủ nghĩa xã hội khẩn trương, nhộn nhịp trên miền Bắc,
Nguyễn Tuân vẫn giữ xu hướng xê dịch, nhưng là xê dịch vì tấm lịng gắn bó
thiết tha hơn ai hết của nhà văn đối với quê hương đất nước mình.
Xê dịch cũng là để tận mắt nhìn thấy, chứng kiến vẻ đẹp tuyệt vời của non
sơng, con người q hương, để rồi từ đó sản sinh ra những trang viết chân thực
hơn, gần gũi hơn với độc giả. Ơng viết trong Một lá thư khơng gửi: “ Tôi muốn
mỗi ngày trong cuộc sống của tôi phải cho tôi cái say của rượu tối tân hôn”.
Một số những sáng tác của ông thể hiện sâu sắc khát vọng ấy: Chiếc lư
đồng mắt cua”, Thiếu quê hương, Đường vui, Sơng Đà, Kí chống Mĩ …
Đặc biệt, chuyến đi thực tế lên Tây Bắc, tận mắt chứng kiến sự đổi thay của
quê hương đất nước, Nguyễn Tuân khám phá ra nhiều vẻ đẹp mới lạ, đầy sức
sống của thiên nhiên và con người Tây Bắc.
18
Trong tuỳ bút Người lái đị sơng Đà, Nguyễn Tn đến với sơng Đà với
một mục đích trước tiên là tìm chất vàng của thiên nhiên, “tìm thứ vàng của
màu sắc sơng núi Tây Bắc”. Đó là vẻ đẹp hoang dại, hùng vĩ và tiềm năng
thuỷ điện to lớn của sơng Đà. Khi nghĩ đến những “tuyếc-bin thuỷ điện”, có lẽ
nhà văn đã dự cảm được vị trí, vai trị của Đà giang trong sự nghiệp xây dựng
đất nước.
1.2.1.3. Ngòi bút đan xen giữa cổ điển và hiện đại, giữa quá khứ và hiện tại
Là một trí thức Tây học song trên trang viết của Nguyễn Tuân người ta
nhận thấy ở ơng có một sự giao thoa giữa tính thời sự của hiện tại và chất cổ
kính của quá khứ.
Đặc điểm ấy thể hiện rất rõ qua Sông Đà, Nguyễn Tuân bằng con mắt
đổi mới của thời đại, mạnh dạn và thoải mái viết về cái cũ. Ông vẫn giữ lại
thói quen tìm cái đẹp xưa trong cái ngày nay; nhưng không phải viết trên tinh
thần đối lập với thực tại, phủ nhận hiện thực, nuối tiếc quá khứ. Thói quen ấy
khiến Nguyễn Tuân luôn luôn quan tâm đến chiều thời gian, chiều lịch sử của
các hiện tượng, các sự kiện mà ông quan sát, mô tả … Những bài kí của ơng vì
thế, có một phẩm chất riêng, vượt cao hơn giá trị thơng tin thời sự đơn giản.
Nó không chỉ là những tri thức lịch sử cụ thể sinh động mà cịn có một cái gì
như là linh hồn của sông núi quê hương, của tổ tiên ông bà được gợi lên từ
lịch sử các địa danh, lịch sử các địa phương mà ông thường say sưa thuật kể
với nhiều chi tiết thú vị.
Về cái vốn văn hoá cổ đầy đặn, ngày nay Nguyễn Tuân cũng sử dụng
theo tinh thần mới, thường là để phát hiện và diễn tả vẻ đẹp tuyệt vời của Tổ
quốc mình:
“Đã có lần tơi nhìn sơng Đà như một cố nhân. Chuyến ấy ở rừng đi núi
cũng đã hơi lâu, đã thấy thèm chỗ thống. Mải bám gót anh liên lạc, qn đi
mất là mình sắp đổ ra sơng Đà. Xuống một cái dốc núi, trước mắt thấy loang
loáng như trẻ con nghịch chiếu gương vào mắt mình rồi bỏ chạy. Tơi nhìn cái
19
miếng sáng loé lên một màu nắng tháng ba trong Đường thi Yên hoa tam
nguyệt há Dương Châu…” (Sông Đà).
1.2.1.4. Những trang tuỳ bút tài hoa
Từ những đặc điểm trên mà Nguyễn Tuân tìm đến với tuỳ bút như một
lẽ tất yếu.
Tuỳ bút Nguyễn Tuân có nhiều yếu tố truyện. Nếu đọc truyện ngắn,
truyện dài của ông, người ta thường thấy pha chất tuỳ bút thì ngược lại, đọc
tuỳ bút của ơng người ta lại thấy có pha chất truyện. Nghĩa là có dùng nhiều
đến dựng cảnh, dựng truyện, mơ tả tâm lí, khắc hoạ tính cách nhân vật đến
một chừng mực nào đấy.
Tuỳ bút Nguyễn Tuân đồng thời lại mang đậm chất kí, nghĩa là ghi chép
sự thật và thơng tin thời sự chính xác. Một thứ tuỳ bút pha kí sự, du kí hay phóng
sự điều tra. Đặc điểm ấy thêm tác phong khảo cứu đào sâu đã giúp cho tuỳ bút
Nguyễn Tn có lượng thơng tin đáng tin cậy và có nhiều giá trị tư liệu.
Đặc điểm tuỳ bút là giàu tính trữ tình, tác giả tuỳ bút được phép trực tiếp
bộc lộ cảm nghĩ của mình, thông qua cái tôi chủ quan mà phản ánh hiện thực.
Những trang tuỳ bút của Nguyễn Tuân hết sức tự do; mạch văn theo dòng
suy nghĩ miên man, chuyện nọ gọi chuyện kia dường như cứ theo trí nhớ mà liên
tưởng, tạt ngang hoặc đảo lộn bất chấp trình tự thông thường của thời gian,
không gian. Lối hành văn như thế có ưu điểm là biến hố linh hoạt, khơng đơn
điệu tẻ nhạt, lượng thơng tin phong phú, hình tượng chồng chất đa dạng.
Nói đến tuỳ bút Nguyễn Tuân, phải nói đến giá trị của nó về mặt văn
chương chữ nghĩa hiểu theo nghĩa hẹp; nghĩa là những tìm tịi sáng tạo trong
cách đặt câu, dùng từ. Nguyễn Tuân thuộc số ít những nhà văn yêu tha thiết và
hiểu sâu sắc tiếng mẹ đẻ. Ơng sống với từng hình ảnh, từng câu viết, từng từ
đặt trên trang giấy.
Nguyễn Tuân có lối mô tả cảnh vật bằng những liên tưởng, chuyển đổi
cảm giác rất tinh tế. Có khi từ cảm giác chuyển sang tâm trạng: “Bờ sông
20
hoang dại như một bờ tiền sử … hồn nhiên như nỗi niềm cổ tích tuổi xưa”
(Sơng Đà).
Câu văn Nguyễn Tn cũng có nhiều kiểu kiến trúc đa dạng. Ơng là một
nghệ sĩ ngôn từ biết chú trọng tới âm điệu, nhịp điệu của câu văn xi. Ơng
thường nói, người làm nghề viết phải biết tạo ra những câu văn có khớp xương
biết co duỗi nhịp nhàng.
Nguyễn Tuân có một kho từ vựng hết sức phong phú mà ông đã cần cù
tích luỹ với lịng u say mê tiếng mẹ đẻ. Mà khơng phải chỉ tích luỹ những từ
sẵn có. Ơng ln ln có ý thức sáng tạo những từ mới và cách dùng từ mới.
Vốn từ vựng đối với người viết văn như nước đối với cá. Từ càng giàu có,
người viết càng thả sức tung hồnh. Đọc Nguyễn Tuân, thấy ông như con cá
thoải mái vùng vẫy giữa hồ sâu nước cả là vì thế.
1.2.2. Hồng Phủ Ngọc Tường
Hồng Phủ Ngọc Tường là nhà văn viết kí thuộc thế hệ đàn em so với
những tên tuổi như Nguyễn Tuân, Vũ Bằng …. Bằng tài hoa và tư chất nghệ sĩ
vốn có ơng đã tìm cho mình một chỗ đứng tương đối vững chắc trong lòng
người đọc yêu mến kí. Sinh ra và lớn lên ở Huế nên chất Huế thể hiện rõ nét ở
cả nội dung và phong cách nghệ thuật kí Hồng Phủ Ngọc Tường. Ơng sinh
ngày 09 tháng 09 năm 1937 tại thành phố Huế, quê làng Bích Khê, huyện
Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Năm 1960, ông tốt nghiệp Đại học Sư phạm
khoá 1, ban Việt-Hán. Năm 1964, Hoàng Phủ Ngọc Tường tốt nghiệp Cử nhân
Triết Đại học Văn khoa Huế. Từ 1960 đến 1966, ông dạy học tại trường Quốc
học Huế. Trong thời gian học đại học và dạy học ở Huế, ơng tích cực tham gia
các phong trào kháng chiến chống Mĩ-nguỵ trong sinh viên và trong lực lượng
giáo chức Huế, phụ trách nhiều tờ báo của phong trào. Từ năm 1964 đến 1975,
ông gia nhập mặt trận dân tộc giải phóng Huế, thốt li lên chiến khu hoạt
động, từng làm Tổng thư kí Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hồ
bình thành phố Huế, Tổng thư kí Hội Văn học nghệ thuật Trị Thiên, tham gia
21
chính quyền cách mạng Quảng Trị. Sau 1975, ơng trở lại Huế công tác, chủ
yếu hoạt động trong lĩnh vực văn nghệ. Hiện nay, tuy vừa thoát khỏi căn bệnh
hiểm nghèo, còn ngồi trên xe lăn nhưng nhà văn vẫn tiếp tục sáng tác, vẫn
sống hết mình cho văn học nghệ thuật.
Trước 1975, cũng giống như mọi người dân khác, Hồng Phủ Ngọc
Tường dồn sức cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Phải đến sau 1975, sức viết
của ông mới bừng dậy. Ông viết nhiều về những ngày đã qua, về hiện tại và
tương lai.
Hoàng Phủ Ngọc Tường đến với thể kí như một cái dun tiền định.
Tốt lên trong tồn bộ sáng tác của ơng là cảm hứng và niềm đam mê đối với
vẻ đẹp của đất nước và con người Việt Nam. Hoàng Phủ Ngọc Tường viết về
những gì mà ơng tâm đắc và đã có q trình tìm tịi, quan sát, chiêm nghiệm,
có thể là về vấn đề chiến tranh, về cuộc sống đời thường, về văn hóa nghệ
thuật. Đó là những vấn đề có ý nghĩa đối với sự sống. Về tính chính xác của
thơng tin, nhà văn từng viết: “Bây giờ ngay cả những công chúng bình thường
cũng địi hỏi các tác giả viết về Huế đầu tư nhiều trí tuệ hơn, hiểu biết vấn đề
có chiều sâu hơn, và trước hết, cung cấp thơng tin chính xác hơn” (Hãy dè
chừng lối viết). Đây chính là một trong những quan niệm chi phối sáng tác
của Hồng Phủ.
Ai đã đặt tên cho dịng sơng? là tùy bút viết về Huế, mà nhân tố quan
trọng làm nên giá trị đặc sắc của tác phẩm là màu sắc văn hóa rất đậm nét.
Hồng Phủ là nhà văn có sở trường về nội dung này. Theo ơng, văn hóa là một
cái gì đó vơ cùng linh thiêng, là tâm hồn, cốt cách, là tinh túy của mn đời,
“văn hóa chính là bài thơ của cuộc sống, khơng phải được làm ra trong một
khoảnh khắc cảm hứng của thi sĩ, mà là được sang tạo từ kinh nghiệm sống
trường kì của nhân dân, mà là sức cố gắng vươn tới cái đẹp của con người
qua nhiều đời, trong cuộc tiếp xúc trao đổi giữa con người với con người
mang những lối sống khác nhau thuộc các dân tộc” (Trung tâm thành Châu
22