Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Điều chỉnh chính sách thương mại của Trung Quốc trước và sau khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (545.46 KB, 28 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ





TRẦN THỊ HOÀNG NGÂN



ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI CỦA
TRUNG QUỐC TRƯỚC VÀ SAU KHI GIA NHẬP
TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI (WTO)






LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI











Hà Nội - 2008
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ




TRẦN THỊ HOÀNG NGÂN



ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI
CỦA TRUNG QUỐC TRƯỚC VÀ SAU KHI GIA NHẬP
TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI (WTO)


Chuyên ngành: KTTG&QHKTQT
Mã số: 60 31 07



TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS BÙI TẤT THẮNG








Hà Nội - 2008

i
MỤC LỤC
Trang
Lời mở đầu
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về thương mại trong khuôn khổ WTO
1.1. Vài nét về Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)
1.1.1. Khái quát về WTO
1.1.2. Vai trò của WTO
1.2. Những quy định thương mại của WTO
1.2.1. Những nguyên tắc làm nền tảng cho hệ thống thương mại
1.2.2. Các chính sách thương mại trong WTO
Chương 2: Điều chỉnh chính sách thương mại của Trung Quốc để gia nhập
Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
2.1. Mở rộng quyền hoạt động thương mại và phân cấp quản lý hoạt động thương mại .
2.2. Chính sách tự do hóa thương mại
2.2.1. Giảm hàng rào thuế quan
2.2.2. Giảm các hàng rào phi thuế quan
2.2.3. Chính sách quản lý nhập khẩu
2.3. Hoàn thiện công tác quản lý vĩ mô đối với ngoại thương
2.3.1. Kiện toàn hệ thống pháp luật
2.3.2. Vấn đề chống phá giá
2.3.3. Vấn đề chống độc quyền
2.3.4. Về mua sắm của Chính phủ
Chương 3: Điều chỉnh chính sách thương mại của Trung Quốc để thực hiện

các cam kết với WTO và một số gợi ý chính sách cho Việt Nam
3.1. Những cam kết gia nhập WTO của Trung Quốc.
3.2. Những điều chỉnh trong chính sách thương mại của Trung Quốc sau khi gia
nhập WTO
3.2.1. Điều chỉnh thể chế luật pháp
3.2.2. Thực hiện nhiều biện pháp, chính sách thuế thúc đẩy xuất khẩu hàng có
giá trị gia tăng cao và công nghệ cao
3.2.3. Hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu, khai thác thị trường nước ngoài
3.2.4. Thúc đẩy phát triển các ngành công nghệ cao và xuất khẩu của khu vực có
vốn đầu tư nước ngoài
3.2.5. Chủ động đối phó với các vấn đề tranh chấp thương mại
3.3. Những kết quả to lớn và toàn diện
3.4. Những thách thức còn tồn tại
1
7
7
7
11
14
14
17

38
38
42
42
47
50
52
52

52
53
54

62
62

67
68

70
71

71
71
72
77

ii
3.5. Những kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc điều chỉnh chính sách thương mại
trước và sau khi gia nhập WTO
3.5.1. Thống nhất quản điểm, nâng cao nhận thức về WTO
3.5.2. Sửa đổi hệ thống pháp luật cho phù hợp với các quy định của WTO
3.5.3. Thực hiện cắt giảm các hàng rào thương mại theo cam kết
3.5.4. Cải cách thể chế kinh tế thị trường
3.5.5. Cải cách Chính phủ
3.5.6. Cải cách doanh nghiệp
3.5.7. Áp dụng các biện pháp để đẩy mạnh xuất khẩu
3.5.8. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
3.5.9. Đối phó với các sự cố phát sinh sau khi gia nhập

3.5.10. Coi trọng ổn định chính trị, xã hội
3.5.11. Giải quyết các vấn đề an sinh xã hội
3.6. Một số nhận xét, đánh giá và những kinh nghiệm Việt Nam có thể tham khảo
3.6.1. Tiếp tục đổi mới tư duy và nhận thức
3.6.2. Nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngành kinh tế, phát triển các ngành nghề mới
3.6.3. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế kinh tế thị trường định hướng XHCN
3.6.4. Tiếp tục nâng cao năng lực thể chế và vai trò của Chính phủ
3.6.5. Ổn định kinh tế vĩ mô, đối phó với những biến cố có thể xảy ra khi gia nhập WTO
3.6.6. Ổn định chính trị, xã hội, bảo vệ môi trường, đảm bảo an ninh quốc phòng,
phát triển và bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc
Kết luận
Phụ lục 1: Danh sách thành viên WTO và ngày gia nhập
Phụ lục 2: Cam kết về thuế quan hạn ngạch sản phẩm nhập khẩu
Phụ lục 3: Cam kết về thủ tiêu biện pháp thuế quan chủ yếu
Phụ lục 4: Cam kết về lĩnh vực thương mại dịch vụ
Phụ lục 5: Cam kết thuế của các Thành viên WTO mới
Phụ lục 6: Cam kết về dịch vụ của các Thành viên WTO mới
Phụ lục 7: Tỷ lệ tăng trưởng GDP của một số nước thành viên mới gia nhập WTO
giai đoạn 1998-2006
Danh mục tài liệu tham khảo

78
78
79
79
80
81
81
82
83

83
83
83
84
84
87
90
91
91

93
97
99
103
106
107
108
110

112
113

LỜI MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài luận văn
Vào khoảng những năm 90 của thế kỷ XX, quá trình toàn cầu hóa
bước vào thời kỳ có những thay đổi mạnh mẽ. Hầu hết các nước trên thế
giới, đặc biệt là những nước lớn đều đã điều chỉnh chính sách kinh tế để
phù hợp với quá trình toàn cầu hóa nhanh chóng. Quá trình điều chỉnh
đang tiếp tục sang những năm đầu của thế kỷ XXI. Việc tổ chức lại cơ cấu
kinh tế của các nước đã và đang thúc đẩy kinh tế thế giới phát triển. Cũng

giống như các quốc gia, Trung Quốc đã có những điều chỉnh quan trọng
trong chính sách thương mại của mình để thích hợp với những thay đổi đó.
Sự điều chính chính sách thương mại của Trung Quốc phản ánh xu
thế chung của kinh tế thế giới, đó là xu thế toàn cầu hóa kinh tế. Điều này
chịu sự tác động của tình hình kinh tế, chính trị quốc tế và khu vực, đó là:
chiến tranh lạnh kết thúc; các cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính diễn ra
trong những năm 1990; sự phát triển nhanh chóng của khoa học công
nghệ; nhịp độ toàn cầu hóa tăng nhanh; chính trị thế giới và quan hệ quốc
tế nảy sinh những vấn đề mới… Đảng Cộng sản Trung Quốc đã xác định:
“mục tiêu cải cách thể chế ở Trung Quốc là xây dựng thể chế thị trường xã
hội chủ nghĩa” và hội nhập kinh tế thế giới. Có thể nói, sự điều chỉnh chính
sách thương mại ở Trung Quốc từ sau năm 1986 (thời điểm Trung Quốc
nộp đơn xin gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới) là sự tiếp nối công
cuộc cải cách mở cửa bắt đầu từ năm 1978. Và nhờ vậy, Trung Quốc đã có
những bước tiến quan trọng mang tính đột phá trong việc điều chỉnh chính
sách kinh tế, bước đầu đã xây dựng được thể chế kinh tế thị trường xã hội
chủ nghĩa, và đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại
thế giới năm 2001. Để phù hợp với những yêu cầu của WTO, Trung Quốc


2
tiếp tục điều chỉnh chính sách thương mại của mình để thực thi các cam
kết sau khi gia nhập WTO.
Sự điều chỉnh trong chính sách thương mại nhằm đảm bảo cho nền
kinh tế tăng trưởng nhanh, giải quyết những thách thức của tiến trình toàn
cầu hóa đem lại. Chính điều này đã đem lại cho Trung Quốc những thành
công ngoài dự kiến. Sau 5 năm gia nhập WTO, Trung Quốc luôn là nước
có mức tăng trưởng thương mại nhanh nhất thế giới. Họ trở thành nước có
giá trị thương mại lớn thứ 3 sau Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ; Kim
ngạch mậu dịch từ chỗ chiếm 40% GDP trong năm 2001, đến năm 2006

chỉ tiêu này đã chiếm tới 80%
Như vậy, vấn đề đặt ra là Trung Quốc đã điều chỉnh chính sách của
họ như thế nào từ sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới để đạt
được những thành công như vậy? Và Việt Nam học hỏi được những gì từ
kinh nghiệm điều chỉnh chính sách thương mại tạo nên sự phát triển nhanh
của Trung Quốc? Đặc biệt là sau khi Việt Nam đã trở thành thành viên
chính thức của WTO (11/2006) và lộ trình thực thi các cam kết và quy
định của WTO đang là vấn đề hoàn toàn mới, đặt ra các yêu cầu cấp thiết
mà chúng ta phải quan tâm. Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài: “Điều
chỉnh chính sách thƣơng mại của Trung Quốc trƣớc và sau khi gia
nhập WTO và gợi ý cho Việt Nam” có ý nghĩa hết sức quan trọng và là
một hướng nghiên cứu mới.
2. Tình hình nghiên cứu
Trung Quốc hiện đang được nhìn nhận như một nền kinh tế tăng
trưởng năng động nhất thế giới. Vì vậy, những nghiên cứu không chỉ của
các tác giả Trung Quốc mà cả trên toàn thế giới về nền kinh tế Trung Quốc


3
nói chung, về sự điều chỉnh chính sách kinh tế của Trung Quốc nói riêng là
hết sức phong phú. Điển hình là những công trình như:
Ở nƣớc ngoài: Supachai Panitchpakdi và Mark L.Cliford (2002) với:
“Trung Quốc và WTO - Trung Quốc đang thay đổi, thương mại thế giới
đang thay đổi”; Anderson K., Huang J., and Ianchovichina E (2004): “The
impacts of WTO Accession on Chinese Agriculture an Rural Poverty”. In
Battasali, Li, Martin (eds). China and the WTO: Accession, Policy Reform,
and Poverty Reduction Strategies; Changhong Pei (2005), “Analysis of
China’s Foreign Trade Growth and Discussion of Related Policies”,
China & World Economy, Vol. 13, No. 2, pp. 26-38 v.v…
Ở Việt Nam: Cho đến nay, đã có một số công trình viết về sự điều

chỉnh chính sách kinh tế của Trung Quốc như: “Trung Quốc gia nhập
WTO. Kinh nghiệm với Việt Nam” (2005), của TS. Đỗ Tiến Sâm (Chủ
biên) ;“Trung Quốc gia nhập Tổ chức thương mại thế giới - Thời cơ và
thách thức” (2004), của PGS. TSKH. Võ Đại Lược (Chủ biên); Dự án VIE
01/012 của Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung Ương (CIEM) và
UNDP: “Chính sách phát triển kinh tế - Kinh nghiệm và bài học của Trung
Quốc”; “Điều chỉnh một số chính sách kinh tế ở Trung Quốc (giai đoạn
1992-2010)” (2004), của TS. Nguyễn Kim Bảo (Chủ biên) v.v…
Nhìn chung, các công trình trên đã phân tích về các nhân tố đòi hỏi
Trung Quốc phải điều chỉnh chính sách kinh tế và tác động của việc Trung
Quốc gia nhập WTO đối với bản thân Trung Quốc trên các lĩnh vực: cải
cách chính sách kinh tế vĩ mô, cơ cấu ngành kinh tế chủ chốt, khu vực
doanh nghiệp, các vấn đề xã hội, hoàn thiện hệ thống luật pháp và tác động
đến các nền kinh tế trên thế giới. Như vậy, theo sự tìm hiểu của tác giả,
hầu như chưa có công trình nào nghiên cứu riêng về sự điều chỉnh chính


4
sách thương mại của Trung Quốc trong quá trình từ sau khi nước này nộp
đơn gia nhập WTO cho đến nay một cách chi tiết, hệ thống. Mặt khác, sau
khi Việt Nam chính thức là thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại
thế giới, việc điều chỉnh chính sách thương mại của chúng ta sao cho phù
hợp với tình hình mới là điều mà không chỉ giới nghiên cứu quan tâm. Do
đó, luận văn này được viết với mục đích tìm hiểu những nội dung chính
trong việc điều chỉnh chính sách thương mại của Trung Quốc trước và sau
khi gia nhập WTO và rút ra một số kinh nghiệm trong quá trình điều chỉnh
chính sách thương mại mà Việt Nam có thể tham khảo.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm điều chỉnh chính sách thương

mại của Trung Quốc trước và sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế
giới (WTO), luận văn đề xuất một số khuyến nghị, gợi ý chính sách cho
Việt Nam nhằm giảm những tác động bất lợi từ quá trình hội nhập đem lại.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Thứ nhất, nghiên cứu một số nội dung cơ bản về thương mại trong
khuôn khổ WTO.
Thứ hai, xem xét quá trình điều chỉnh chính sách thương mại của
Trung Quốc trước và sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới
(WTO). Và,
Thứ ba, trên cơ sở đó, đưa ra một số gợi ý cho Việt Nam.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu sự điều chỉnh chính sách thương mại của Trung Quốc
trước và sau khi ra nhập WTO.


5
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Luận văn này chỉ tập trung nghiên cứu về quá trình điều
chỉnh chính sách thương mại của Trung Quốc.
- Về thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu trong khoảng thời gian từ
khi Trung Quốc nộp đơn gia nhập WTO (1986) đến khi gia nhập WTO
(2001); và tư khi gia nhập WTO đến năm 2007.
- Về không gian: Luận văn chỉ nghiên cứu về chính sách thương mại của
Trung Quốc Đại lục chứ không nghiên cứu thêm cả chính sách thương mại
của Hồng Kông, Ma Cao…
5. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
để phân tích quá trình điều chỉnh chính sách thương mại của Trung Quốc.
Bên cạnh đó, phương pháp phân tích, tổng hợp, diễn giải, quy nạp

được sử dụng nhằm làm nổi bật hiệu quả của quá trình điều chỉnh chính
sách thương mại ở Trung Quốc trước và sau khi gia nhập WTO. Tác giả
cũng sử dụng phương pháp so sánh để cho biết Trung Quốc đã thành công
đến đâu trong công cuộc điều chỉnh chính sách thương mại và vị trí của
quốc gia này trên thế giới. Đồng thời, luận văn sử dụng phương pháp
thống kê, thu thập, xử lý tài liệu như là một công cụ phân tích số liệu để
minh chứng cho các vấn đề nghiên cứu. Ngoài ra, luận văn cũng còn sử
dụng phương pháp chuyên gia tức là tham khảo các ý kiến đánh giá của các
chuyên gia kinh tế, đặc biệt là các chuyên gia nghiên cứu về Trung Quốc.
6. Dự kiến những đóng góp mới của luận văn
Trên cơ sở hệ thống hóa quá trình điều chỉnh chính sách thương mại
của Trung Quốc trước và sau khi gia nhập WTO, bước đầu đưa ra một số
gợi ý cho Việt Nam.


6
7. Nội dung và kết cấu của đề tài
Ngoài phần Lời mở đầu và Kết luận, nội dung của luận văn gồm 3
Chương sau đây:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về thương mại trong khuôn khổ WTO.
Chương 2: Điều chỉnh chính sách thương mại của Trung Quốc để gia nhập
Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)
Chương 3: Điều chỉnh chính sách thương mại của Trung Quốc để thực
hiện các cam kết với WTO và một số gợi ý chính sách cho Việt Nam.


7
CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THƢƠNG MẠI
TRONG KHUÔN KHỔ WTO.
Trọng tâm của phần này là hệ thống hóa một số vấn đề liên quan đến những

quy định về thương mại và chính sách thương mại trong khuôn khổ của WTO.
1.1. Vài nét về Tổ chức Thƣơng mại thế giới (WTO)
1.1.1. Khái quát về WTO
1.1.1.1. Giới thiệu về WTO
Nói một cách đơn giản, Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) là nơi
đề ra những quy định điều tiết hoạt động thương mại giữa các quốc gia
trên quy mô toàn thế giới. Trước tiên, WTO là một khuôn khổ để đàm
phán. WTO là diễn đàn, nơi các quốc gia thành viên thương lượng giải
quyết những tranh chấp phát sinh trong quan hệ thương mại giữa họ. WTO
ra đời từ các cuộc đàm phán và tất cả những gì tổ chức này làm được đều
thông qua con đường đàm phán.
WTO là tập hợp những quy định. Nòng cốt của tổ chức là các hiệp
định WTO, được phần lớn các cường quốc thương mại trên thế giới đàm
phán và ký kết. Những văn bản này tạo thành quy định pháp lý nền tảng
của thương mại quốc tế. Đó chủ yếu là những hợp đồng, theo đó chính phủ
các nước cam kết duy trì chính sách thương mại trong khuôn khổ những
vấn đề đã thỏa thuận. Mặc dù do các chính phủ đàm phán và ký kết, song
mục tiêu của những hợp đồng này là giúp đỡ các nhà sản xuất hàng hóa,
dịch vụ cũng như các nhà sản xuất, nhập khẩu triển khai các hoạt động của
mình, đồng thời vẫn cho phép chính phủ các nước đáp ứng được những
mục tiêu xã hội và môi trường.
Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) được thành lập vào ngày 01
tháng 01 năm 1995, tại thời điểm đó, tổng số các Bên ký kết GATT là 128
nhưng chỉ có 76 nước trong số này trở thành Thành viên WTO. Số còn lại


8
sau thời điểm trên mới tham gia WTO (12/1995). Hiện nay đã có 152 nước
và vùng lãnh thổ tham gia tổ chức này, chiếm 97% GDP và 85% giá trị
thương mại hàng hóa và 90% giá trị thương mại dịch vụ toàn cầu.

Khác với GATT, trước kia chỉ bao quát thương mại hàng hóa, sau
khi thành lập, WTO đã mở rộng phạm vi điều tiết hoạt động thương mại
toàn cầu từ lĩnh vực chủ yếu là thương mại hàng hoá sang các lĩnh vực
khác như thương mại dịch vụ, thương mại liên quan đến đầu tư và thương
mại liên quan đến các quyền sở hữu trí tuệ…WTO thúc đẩy quá trình tự do
hoá thương mại toàn cầu theo các nguyên tắc như: minh bạch hóa chính
sách thương mại, đối xử tối huệ quốc, thương mại không phân biệt đối xử,
đối xử quốc gia và mở của thị trường hàng hoá và thị trường dịch vụ để
thương mại toàn cầu phát triển thông qua đàm phán. Mục đích của tổ chức
này là thúc đẩy tự do thương mại nhằm đạt được sự tăng trưởng kinh tế
nhanh, nâng cao mức sống của người dân thông qua việc cắt giảm hàng
rào thuế quan và phi thuế quan; xoá bỏ các loại trợ cấp làm méo mó
thương mại; nới lỏng các hạn chế về đầu tư; cho phép các dòng vốn được
tự do di chuyển giữa các quốc gia… WTO cũng như các cơ quan giải
quyết các tranh chấp thương mại làm cho thương mại quốc tế minh bạch
hơn và công bằng hơn.
1.1.1.2. Lược sử hình thành và phát triển
Tư tưởng về tự do thương mại do WTO theo đuổi có xuất xứ từ rất
lâu. Tại Hội nghị Bretton Woods, bang New Hamsphire, Hoa Kỳ năm
1944, cùng với sự ra đời của 2 tổ chức tài chính quốc tế là Ngân hàng Tái
thiết và Phát triển Quốc tế (nay gọi là Ngân hàng Thế giới – World Bank –
WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (International Money Fund – IMF), một tổ chức
chung về lĩnh vực thương mại cũng được đề xuất thành lập với tên gọi Tổ
chức Thương mại Quốc tế (International Trade Organization - ITO).


9
Hiến chương ITO được nhất trí tại Hội nghị của Liên hợp quốc về
Thương mại và Việc làm tại La Havana (Cuba) tháng 3 năm 1948. Tuy
nhiên, do không được tất cả các quốc hội của các nước phê chuẩn nên ITO,

với tư cách là một tổ chức đã không thể hình thành. Mặc dầu vậy, tinh thần
cơ bản của Hiến chương ITO về điều chỉnh thương mại quốc tế vẫn tồn tại
thông qua sự hình thành định chế thương mại quốc tế Hiệp định chung về
Thuế quan và Thương mại (GATT). Từ khi ra đời (1-1-1948 với 23 nước
tham gia thỏa thuận ban đầu), GATT đóng vai trò là khung pháp lý chủ
yếu của hệ thống thương mại đa phương trong suốt gần 50 năm (đến hết
năm 1994). Các nước tham gia GATT đã tiến hành 8 vòng đàm phán, ký
kết thêm nhiều thỏa ước thương mại mới. Tại vòng đàm phán thứ 8 của
GATT khai mạc ở Punta del Este, Urugoay – Vòng đàm phán Urugoay, bắt đầu
năm 1986 và kết thúc vào năm 1994, các bên tham gia GATT đã nhất trí thành
lập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) thay thế cho GATT. Các nguyên tắc
và các hiệp định của GATT được WTO kế thừa, quản lý và mở rộng.
1.1.2. Vai trò của WTO
Mặc dầu khó tính toán mức độ đóng góp của WTO, nhưng có thể
khẳng định rằng, sau hơn 10 năm thành lập, WTO đã có những đóng góp
đáng kể đối với tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng thương mại và đầu tư, giải
quyết nhiều vụ tranh chấp kinh tế căng thẳng, góp phần ổn định thế giới.
1.1.2.1. Thúc đẩy phát triển sản xuất, tăng trưởng của kinh tế - thương mại
toàn cầu
WTO tạo ra một môi trường chung lành mạnh cho phát triển thương
mại toàn cầu và qua đó đóng góp tích cực cho tăng trưởng kinh tế thế giới.
Thông qua việc cắt giảm thuế quan, phi thuế quan, cải cách thể chế thương
mại theo hướng minh bạch, không phân biệt đối xử, nhờ đó thúc đẩy sự
trao đổi hàng hoá, dịch vụ, vốn, công nghệ, lao động trên phạm vi toàn
cầu, tạo điều kiện cho sản phẩm phát triển nhanh hơn.


10
1.1.2.2. Thể chế hóa khung khổ pháp lý, điều tiết thương mại toàn cầu
Các nguyên tắc và Hiệp định của WTO là luật chơi chung đối với các

nước tham gia vào nền kinh tế toàn cầu. Đây là định chế thương mại quan
trọng nhất và có hiệu lực nhất hiện nay. Sau năm 1995, WTO đã thể chế
hoá luật chơi chung của thế giới mà trước đó chưa từng có. Chính vì vậy,
gia nhập WTO là xu thế chung đặc biệt đối với các nước đang phát triển và
các nền kinh tế chuyển đổi.
Có thể đánh giá thành công lớn nhất của WTO từ khi thành lập đến
nay là góp phần duy trì sự ổn định thế giới. WTO thể chế hoá các quy định
điều tiết kinh tế thương mại toàn cầu theo các nguyên tắc chung do đó tạo
môi trường thuận lợi cho hợp tác và phát triển. WTO giải quyết vấn đề này
thông qua việc giải quyết các xung đột về quyền lợi kinh tế giữa các thành
viên làm hạn chế tối đa khả năng xung đột về quyền lợi kinh tế dẫn tới các
xung đột về quân sự.
1.1.2.4. Một số quan điểm khác về vai trò của WTO
Hiện nay vẫn còn một số Tổ chức (như Oxfam, Các tổ chức phi
chính phủ - NGOs…) có quan điểm tương đối khác về mục tiêu và đóng
góp của WTO. Họ cho rằng gia nhập WTO hiện nay của các nước thành
viên mới là không công bằng. Một số quan điểm khác cho rằng toàn cầu
hoá hiện nay làm phân hoá sâu sắc hơn chênh lệch giầu nghèo, phân chia
lợi ích bất bình đẳng giữa các nước và các nhóm xã hội, làm nảy sinh các
vấn đề khác như ô nhiễm môi trường, xung đột văn hoá, xã hội…
Tóm lại, mặc dù còn có nhiều quan điểm khác nhau về vai trò và
đóng góp của WTO, tuy nhiên, như Peter Gallagher, tác giả cuốn sách
“The first Ten Years of WTO: 1995-2005” nhận định: “Sau 10 năm thành
lập, có thể thấy rõ ràng rằng, nếu không có WTO, thị trường thế giới sẽ
trở nên nhỏ bé hơn, cơ hội thương mại sẽ trở nên ít ỏi hơn, sẽ có ít hơn các


11
quốc gia thành công từ hội nhập và những nước chậm phát triển sẽ có ít
sự lựa chọn hơn cho sự phát triển của mình”.

1.2.1. Những nguyên tắc làm nền tảng cho hệ thống thương mại
Các hiệp định của WTO rất dài và phức tạp vì đó là những văn bản
pháp lý quy định rất nhiều lĩnh vực hoạt động như: nông nghiệp, hàng dệt
may, hoạt động ngân hàng, viễn thông, thị trường công, tiêu chuẩn công
nghiệp, tính an toàn của sản phẩm, quy định liên quan đến an toàn vệ sinh
của sản phẩm, sở hữu trí tuệ, và còn rất nhiều lĩnh vực khác nữa… Tuy
nhiên, có một số nguyên tắc đơn giản và cơ bản là kim chỉ nam cho tất cả
các lĩnh vực này, và trở thành nền tảng của hệ thống thương mại đa biên.
1.2.1.1. Thương mại không phân biệt đối xử
Quy chế tối huệ quốc (MFN – Most Favoured Nation): đối xử bình
đẳng với các nước khác.
Nguyên tắc đãi ngộ quốc gia (NT – National Treatment): đối xử
bình đẳng giữa sản phẩm nước ngoài và sản phẩm nội địa.
1.2.1.2. Tự do hóa thương mại: từng bước và bằng con đường đám phán
Một trong những biện pháp hiển nhiên nhất nhằm khuyến khích mậu
dịch là giảm bớt các rào cản thương mại. Các hiệp định của WTO cho
phép các quốc gia thành viên từng bước thay đổi chính sách của mình,
thông qua “lộ trình tự do hóa từng bước”.
1.2.1.3. Dễ dự đoán: nhờ ràng buộc cam kết cùng chính sách minh bạch
Đối với WTO, việc các quốc gia thành viên thỏa thuận mở cửa thị
trường hàng hóa hay dịch vụ đồng nghĩa với việc ràng buộc các cam kết.
Trong lĩnh vực hàng hóa, ràng buộc cam kết thể hiện ở mức ấn định mức
thuế suất tối đa.
1.2.1.4. Thúc đẩy cạnh tranh bình đẳng
Một số người cho rằng WTO là một thể chế mậu dịch tự do, nhưng
điều này không hoàn toàn chính xác. Hệ thống này cho phép áp dụng thuế


12
nhập khẩu, thậm chí trong một số trường hợp nhất định, nó còn cho phép

áp dụng một số hình thức bảo hộ khác. Như vậy sẽ là chính xác hơn nếu
nói rằng đây là một hệ thống những quy định nhằm đảm bảo cạnh tranh
mở, bình đẳng và không có sai phạm.
1.2.1.5. Khuyến khích phát triển và cải cách kinh tế
Hệ thống của WTO góp phần vào quá trình phát triển của các quốc
gia. Tuy nhiên, các nước đang phát triển cần một thời hạn linh động hơn
trong việc thực hiện các hiệp định của hệ thống. Bản thân các hiệp định
của WTO ngày nay cũng đều lấy lại những điều lệ của GATT trước đây,
theo đó quy định việc dành một sự trợ giúp đặc biệt và các chính sách
thương mại thuận lợi cho các nước đang phát triển.
1.2.2. Các chính sách thương mại trong WTO
Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) hoạt động dựa trên các luật lệ
và thể hiện qua các hiệp định đã được đàm phán.
1.2.2.1. Khái quát chung
Các hiệp định của WTO điều chỉnh thương mại hàng hóa, thương
mại dịch vụ và sở hữu trí tuệ. Chúng đề ra những nguyên tắc về tự do hóa
và những ngoại lệ được phép áp dụng; nêu lại cam kết của từng nước về
giảm thuế quan và các rào cản thương mại khác, về mở cửa và duy trì mở
cửa thị trường dịch vụ; quy định thủ tục giải quyết tranh chấp; quy định
các nước đang phát triển phải được đối xử đặc biệt; buộc các chính phủ
phải đảm bảo minh bạch trong chính sách thương mại bằng cách thông báo
cho WTO biết những luật lệ hiện hành và các biện pháp được áp dụng
trong nước, song song với các báo cáo định kỳ của Ban thư ký về chính
sách thương mại của các nước.
1.2.2.2. Quy định về Thuế quan
Kết quả quan trọng nhất của Vòng đàm phán Urugoay chính là
22.500 trang danh mục cam kết của các nước đối với một số loại hàng hóa


13

và dịch vụ cụ thể, nhất là các cam kết giảm thuế và “xác định mức thuế
trần” đối với nhập khẩu hàng hóa. Trong một số trường hợp, thuế quan
được giảm xuống còn không.
1.2.2.3. Quy định về nông nghiệp
Vòng đàm phán Urugoay đã cho ra đời hiệp định đa phương đầu tiên
về lĩnh vực nông nghiệp, bao gồm cam kết tiếp tục cải tổ trên cơ sở tiến
hành các cuộc đàm phán mới. Hiệp định này đánh dấu một bước phát triển
đáng kể, hướng tới lập lại trật tự và cạnh tranh lành mạnh.
Hiệp định về nông nghiệp có mục tiêu cải cách thương mại trong lĩnh
vực nông nghiệp và củng cố vai trò của thị trường trong việc định hướng
thực thi các chính sách. Điều này sẽ giúp nâng cao khả năng phán đoán và
mức độ an toàn cho các nước nhập khẩu cũng như cho các nước xuất khẩu.
1.2.2.4. Các quy định về tiêu chuẩn, kỹ thuật và an toàn
Điều 20 Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT) cho
phép các nước được can thiệp vào trao đổi hàng hóa nhằm bảo vệ sức khỏe
và cuộc sống của con người và động vật hoặc bảo tồn các loài thực vật, với
điều kiện các nước không được phân biệt đối xử và không được lạm dụng
nhằm bảo hộ trá hình. Ngoài ra, WTO có riêng hai hiệp định điều chỉnh
mức độ an toàn của lương thực, sức khỏe và sự an toàn cho các loài động
thực vật, cũng như tiêu chuẩn kỹ thuật đối với một số sản phẩm.
1.2.2.5. Về dệt may
Cũng giống như nông sản, hàng dệt may là một trong những nội
dung đàm phán gay gắt nhất tại WTO cũng như trong hệ thống GATT
trước kia. Hiện nay, hàng dệt may đang ở trong giai đoạn thay đổi căn bản,
trải dài trong 10 năm theo một lịch trình đã được đặt ra tại Vòng đàm phán
Urugoay. Hệ thống các hạn ngạch nhập khẩu, từng thống trị buôn bán
trong lĩnh vực này từ đầu những năm 1960, nay đang dần được xóa bỏ.
1.2.2.6. Về dịch vụ



14
Hiệp định chung về Thương mại dịch vụ (GATS) là tập hợp đầu tiên
và duy nhất những quy định đa biên điều chỉnh thương mại dịch vụ thế
giới. Được đàm phán trong Vòng đàm phán Urugoay, hiệp định được soạn
thảo trong bối cảnh ngành dịch vụ đạt mức tăng trưởng nhanh chóng trong
vòng 30 năm qua và đang có thêm nhiều tiềm năng phát triển nhờ cuộc
cách mạng thông tin.
1.2.2.7. Về sở hữu trí tuệ
Hiệp định của WTO về các khía cạnh liên quan đến thương mại của
quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS) được đàm phán trong Vòng đàm phán Urugoay
từ năm 1986 đến năm 1994. Với hiệp định này, lần đầu tiên những quy định
về sở hữu trí tuệ được đưa vào hệ thống thương mại đa biên.
1.2.2.8. Về các biện pháp chống phá giá, trợ cấp, tự vệ
Xác định mức thuế quan trần và áp dụng chúng một cách bình đẳng
giữa tất cả các đối tác thương mại giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động của
thương mại hàng hóa. Các hiệp định của WTO khẳng định những nguyên
tắc này, nhưng cũng đồng thời cho phép có một số ngoại lệ trong hoàn
cảnh nhất định, đặc biệt là trong ba trường hợp sau:
Các biện pháp chống bán phá giá
Trợ cấp và thuế “đối kháng” đặc biệt nhằm vô hiệu hóa tác dụng của trợ cấp
Các biện pháp khẩn cấp tạm thời hạn chế nhập khẩu nhằm “cứu vãn”
các ngành sản xuất trong nước
1.2.2.9. Về các rào cản phi thuế quan
Có nhiều Hiệp định điều chỉnh những vấn đề kỹ thuật, hành chính
hoặc pháp lý gây trở ngại cho thương mại:
Cơ chế giấy phép nhập khẩu
Các quy định về định giá hải quan đối với hàng hóa


15

Kiểm hóa trước khi xuất
Các quy tắc xuất xứ
Các biện pháp liên quan tới đầu tư
1.2.2.10. Các hiệp định nhiều bên: dành cho một nhóm nhỏ các nước
Tóm lại, kể từ khi ra đời, WTO đã cho thấy vai trò to lớn của mình.
Tôn chỉ của WTO là “nâng cao mức sống, đảm bảo đầy đủ việc làm, nâng
cao mạnh mẽ và chắc chắn thu nhập thực tế và nhu cầu hiệu quả, mở rộng
sản xuất, thương mại và dịch vụ, lấy phát triển bền vững làm mục tiêu,
tăng cường sử dụng đầy đủ các nguồn lực của thế giới, bảo vệ và giữ gìn
môi trường và dùng mọi phương thức cần thiết để phù hợp với những trình
độ phát triển kinh tế khác nhau, tăng cường áp dụng hàng loạt biện pháp
tương ứng. Đồng thời, phải tích cực nỗ lực để đảm bảo cho các nước đang
phát triển, nhất là các nước chậm phát triển nhất giành được phần tương
ứng với nền kinh tế của mình trong tăng trưởng thương mại quốc tế”. Lịch
sử của GATT/WTO là lịch sử của sự cam kết tự do hóa của các bên ký
kết/thành viên của GATT/WTO. GATT từ chỗ chỉ là một “định chế” với
phạm vi điều chỉnh là lĩnh vực thương mại hàng hóa, đến sự ra đời của
WTO với các hiệp định không chỉ có lĩnh vực thương mại hàng hóa mà
còn bao gồm cả các lĩnh vực thương mại dịch vụ, sở hữu trí tuệ, v.v.
Giờ đây, WTO là khung khổ chưng, mọi thành viên tuân theo quy
chế của WTO theo tinh thần “có đi có lại”. Những nước gia nhập sau ngày
càng phải nỗ lực hòa hợp các luật pháp, chính sách của mình cho phù hợp
với WTO. Sau đây, luận văn nghiên cứu trường hợp Trung Quốc điều
chỉnh chính sách thương mại trước và sau khi gia nhập WTO cho phù hợp
với nguyên tắc và luật lệ của WTO.


16
CHƢƠNG 2: ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH THƢƠNG MẠI CỦA
TRUNG QUỐC ĐỂ GIA NHẬP TỔ CHỨC THƢƠNG MẠI THẾ

GIỚI (WTO).
Chương 2 tập trung nghiên cứu những điều chỉnh trong hệ thống các
chính sách thương mại của Trung Quốc từ khi Trung Quốc nộp đơn gia
nhập WTO (1986) đến khi Trung Quốc được kết nạp vào WTO (tháng
11/2001).
2.1. Mở rộng quyền hoạt động thƣơng mại và phân cấp quản lý hoạt
động thƣơng mại
Nội dung chủ yếu của cuộc cải cách này là nới lỏng quyền kinh
doanh ngoại thương, giảm các hàng rào thuế quan và phi quan thuế, điều
chỉnh chính sách quản lý xuất nhập khẩu, hoàn thiện công tác quản lý vĩ
mô của ngoại thương. Qua vài năm cải cách nới rộng quyền kinh doanh,
một cục diện mới đã hình thành với các doanh nghiệp ngoại thương.
2.2. Chính sách tự do hóa thƣơng mại
Từ năm 1992 trở đi, Trung Quốc tăng tốc độ tự do hóa thương mại.
Chính sách tự do hóa thương mại trong thời kỳ này tập trung vào hai lĩnh
vực: giảm mạnh thuế quan, giảm hàng rào phi thuế quan.
2.2.1. Giảm hàng rào thuế quan
Theo yêu cầu của việc gia nhập WTO, Trung Quốc đã quyết định
từng bước hạ mức thuế trong vòng vài năm xuống mức trung bình.
2.2.2. Giảm các hàng rào phi thuế quan
Qua tiến trình tự do hóa thương mại, hệ thống bảo hộ mậu dịch nghiêm
ngặt cao độ truyền thống của Trung Quốc đang thực thi hiện nay đã dần
dần bị phá vỡ
2.2.3. Chính sách quản lý nhập khẩu


17
Theo tinh thần cải cách thể chế ngoại thương, Trung Quốc đã tiến
hành điều chỉnh quản lý nhập khẩu bằng quản lý hạn ngạch nhập khẩu,
quản lý giấy phép nhập khẩu, quản lý kinh doanh đối với hàng nhập khẩu.

2.3. Hoàn thiện công tác quản lý vĩ mô đối với ngoại thƣơng
2.3.1. Kiện toàn hệ thống pháp luật
Năm 1994, Trung Quốc đã ban hành “Luật ngoại thương nước
CHND Trung Hoa” và “Điều lệ quản lý hàng hóa nhập khẩu”. Tương ứng
với những điều lệ và pháp quy như “Điều lệ quản lý hàng hóa xuất khẩu”,
“Điều lệ chống bán đổ bán tháo” cũng lần lượt ra đời. Sự ban hành của
các pháp quy này sẽ làm cho ngoại thương Trung Quốc triển khai hoạt
động theo quy tắc Thương mại Quốc tế trong điều kiện cạnh tranh quốc tế,
bảo đảm cho ngoại thương Trung Quốc phát triển thuận lợi.
2.3.2. Vấn đề chống phá giá
Năm 1997, Trung Quốc đã ban hành Điều lệ chống bán phá giá và
chống trợ cấp hàng nhập khẩu từ nước ngoài. Điều lệ này gồm 42 điều
xem xét việc đánh thuế đối với các mặt hàng ế thừa và được hưởng trợ cấp
của chính phủ nước ngoài nhập khẩu và bán phá giá ở Trung Quốc; hướng
dẫn các công ty trong nước cách thức thưa kiện về những vụ tranh chấp;
các biện pháp “trả đũa” với hành vi phá giá và áp dụng các mức thuế mang
tính kỳ thị đối với hàng hoá của Trung Quốc
2.3.3. Vấn đề chống độc quyền
Chống độc quyền là vấn đề rất quan trọng nhằm thực hiện thương
mại công bằng trên cơ sở cạnh trạnh lành mạnh. Ngay từ đầu thập kỷ 1980,
Trung Quốc đã có các chính sách nhằm hạn chế độc quyền, nhưng phạm vi
vẫn còn hạn hẹp
2.3.4. Về mua sắm của chính phủ


18
Vấn đề thương mại hoá và minh bạch trong mua sắm của chính phủ là
một trong những nội dung quan trọng trong các quy định của WTO. Trung Quốc
đã bắt đầu chú ý đến vấn đề này từ giữa thập kỷ 1990 khi áp dụng chế độ đấu
thầu công cộng đối với mua sắm hàng hoá của một số cơ quan chính phủ

Như vậy, gia nhập WTO, Trung Quốc sẽ có được một khuôn khổ
chính sách rõ ràng để tiếp tục cải cách mạnh mẽ hơn nữa nền kinh tế theo
hướng thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế.


19
CHƢƠNG 3: ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH THƢƠNG MẠI CỦA
TRUNG QUỐC ĐỂ THỰC HIỆN CÁC CAM KẾT VỚI WTO VÀ
MỘT SỐ GỢI Ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM.
Trong phần này, luận văn sẽ tập trung phản ánh về quá trình điều
chỉnh chính sách thương mại của Trung Quốc từ sau khi gia nhập WTO và
đưa ra những kinh nghiệm của Trung Quốc trong quá trình điều chỉnh
chính sách thương mại mà Việt Nam có thể tham khảo.
3.1. Những cam kết gia nhập WTO của Trung Quốc.
Trong khuôn khổ WTO, Trung Quốc đã đưa ra gần 700 cam kết, tập
trung vào 7 nhóm ngành cụ thể như sau: Nông nghiệp; Công nghiệp ô tô;
Năng lượng - dầu mỏ; Ngân hàng; Bảo hiểm; Viễn thông; Các dịch vụ
internet và truyền thông. Ngoài ra, Trung Quốc cũng cam kết bãi bỏ hệ
thống quản lý bằng hạn ngạch, thực hiện các thỏa thuận về bảo hộ quyền
sở hữu trí tuệ ngay sau khi gia nhập WTO.
3.2. Những điều chỉnh trong chính sách thƣơng mại của Trung Quốc
sau khi gia nhập WTO
Gồm có các điều chỉnh sau:
Thứ nhất, điều chỉnh thể chế luật pháp
Thứ hai, thực hiện nhiều biện pháp, chính sách thuế thúc đẩy xuất khẩu
hàng có giá trị gia tăng cao và công nghệ cao
Thứ ha, hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu, khai thác thị trường nước
ngoài
Thứ tư, thúc đẩy phát triển các ngành công nghệ cao và xuất khẩu của khu
vực có vốn đầu tư nước ngoài

Thứ năm, chủ động đối phó với các vấn đề tranh chấp thương mại


20
3.3. Những kết quả to lớn và toàn diện
Với những chính sách điều chỉnh tích cực và kịp thời trên, về cơ bản,
có thể thấy nền kinh tế Trung Quốc đã chuyển biến một cách mạnh mẽ và
theo hướng tích cực. Sau hơn 5 năm trở thành thành viên của WTO. Tốc
độ tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn này của Trung Quốc đạt mức cao
nhất trong lịch sử, nhiều chỉ tiêu kinh tế vĩ mô không ngừng được cải
thiện đã tạo ra những động lực mới cho sự phát triển.
3.4. Những thách thức còn tồn tại
Bên cạnh những thành tựu to lớn nêu trên, Trung Quốc cũng đang phải đối
mặt với một số thách thức lớn:
Thứ nhất, phương thức quản lý kinh tế của nhà nước vẫn chưa hoàn
toàn thích ứng với tình hình mới, việc ứng phó của các khu vực và các
ngành nghề khác nhau vẫn chưa đồng đều và đủ mạnh
Thứ hai, nền kinh tế Trung Quốc có nhiều biểu hiện bị quá nóng dù
nhà nước đã sử dụng nhiều biện pháp ngăn chặn và hạ nhiệt
Thứ ba, thương mại quốc tế của Trung Quốc bị đe dọa bởi chính sách
bảo hộ thương mại của các nước và sự vi phạm của bản thân Trung Quốc.
Thứ tư, sức ép mở cửa thị trường đối với nền kinh tế tăng lên trước
vòng đàm phán thương mại đa phương mới trong tình trạng sức cạnh tranh
của các ngành nghề còn hạn chế
Thứ năm, kinh tế các vùng miền tiếp tục phát triển không cân bằng
Thứ sáu, vấn đề giải quyết việc làm còn nhiều khó khăn.
3.5. Những kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc điều chỉnh chính
sách thƣơng mại trƣớc và sau khi gia nhập WTO



21
Một là, Thống nhất quan điểm, nâng cao nhận thức về WTO
Hai là, Sửa đổi hệ thống pháp luật cho phù hợp với các quy định của WTO
Ba là, Thực hiện cắt giảm các hàng rào thương mại theo cam kết
Bốn là, Cải cách thể chế kinh tế thị trường
Năm là, Cải cách chính phủ
Sáu là, Cải cách doanh nghiệp
Bảy là, Áp dụng các biện pháp để đẩy mạnh xuất khẩu
Tám là, Đầu tư phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
Chín là, Đối phó với các sự cố phát sinh sau khi gia nhập
Mười là, Coi trọng ổn định chính trị, xã hội
Mười một là, Giải quyết các vấn đề an sinh xã hội
3.6. Một số nhận xét, đánh giá và những kinh nghiệm Việt Nam có thể
tham khảo
Tóm lại, Trung Quốc và Việt Nam đều là hai nước đang phát triển.
Trung Quốc gia nhập WTO trước chúng ta 5 năm. Từ kinh nghiệm của
Trung Quốc khi gia nhập WTO ta cần làm một số việc sau:
Một là, cần tổ chức nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật, phổ biến
kiến thức về WTO rộng rãi trong người dân, đặc biệt là trong cán bộ liên
quan tới kinh tế đối ngoại và các doanh nghiệp, để hội nhập một cách tự
tin, chủ động.
Hai là, không nên ỷ lại vào những thuân lợi của giai đoạn quá độ, mà
phải tranh thủ nắm thời cơ, có chiến lược ứng phó căn bản lâu dài để hạn chế
những mặt trái của việc gia nhập WTO và hội nhập kinh tế quốc tế nói chung.

×