Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

Thiết kế hệ thống tường lửa nhằm nâng cao tính bảo mật, an toàn dữ liệu lưu trữ tại ngân hàng MHB Bắc Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 61 trang )

Khóa luận tốt nghiệp Khoa Hệ thống thông tin kinh tế
LỜI CẢM ƠN
Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và thực tập, em đã hoàn thành bài khóa luận
tốt nghiệp. Ngoài sự nỗ lực và cố gắng của bản thân, em còn nhận được rất nhiều sự
giúp đỡ của thầy cô, bạn bè và gia đình. Thông qua bài khóa luận tốt nghiệp này, em
xin gửi lời cảm ơn tới tất cả những người đã giúp đỡ em trong quá trình thực hiện bài
khóa luận này.
Trước tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới thầy giáo Th.S
Nguyễn Quang Trung người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em rất nhiều trong suốt
quá trình làm khóa luận. Em xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô trong nhà trường và các
thầy cô khoa Hệ Thống Thông Tin Kinh Tế trường đại học Thương Mại đã truyền thụ
cho em những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập để em có đủ kiến thức
hoàn thành tốt bài khóa luận này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám đốc cùng các cô chú, anh chị trong
ngân MHB Bắc ninh đã giúp đỡ để em hoàn tốt bài khóa luận tốt nghiệp.
Em xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn bên cạnh, quan tâm, động viên và cho
em những lời khuyên chân thành.
Cuối cùng em xin cảm ơn tất cả mọi người, cảm ơn tất cả những gì mọi người đã
dành cho em trong suốt thời gian em thực hiện khóa luận. Em xin chân thành cảm ơn.
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Vân Anh
GVHD: ThS. Nguyễn Quang Trung SVTH: Nguyễn Thị Vân Anh
i
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Hệ thống thông tin kinh tế
MỤC LỤC
GVHD: ThS. Nguyễn Quang Trung SVTH: Nguyễn Thị Vân Anh
ii
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Hệ thống thông tin kinh tế
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


STT Từ viết tắt Tên đầy đủ Diễn giải
1 CNTT Công nghệ thông tin
2 ATTT An toàn thông tin
3 CSDL Cơ sở dữ liệu
4 HTTT Hệ thống thông tin
5 ATM Automated Teller
Machine
Máy rút tiền tự động
6 DN Doanh nghiệp
7 ĐVT Đơn vị tính
8 VNĐ Việt Nam đồng
9 PGD Phòng giao dịch
10 NHNN Ngân hàng nhà nước
11 HĐQT Hội đồng quản trị
12 QĐ Quyết định
13 MHB Mekong housing bank Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng
song Cửu Long
14 BKAV Bách khoa Antiviruts Là một phần mềm diệt virus thuộc sở
hữu Trường Đại học Bách khoa Hà
Nội.
15 FPT The Corporation for
Financing and
Promoting
Technology
Công ty cổ phần Phát triển Đầu tư
Công nghệ FPT
16 TCP Transmission Control
Protocol
Là Giao thức điều khiển truyền vận
17 LAN Local Area Network Mạng máy tính cục bộ

18 IP Internet Protocol Là một địa chỉ của một máy tính khi
GVHD: ThS. Nguyễn Quang Trung SVTH: Nguyễn Thị Vân Anh
iii
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Hệ thống thông tin kinh tế
tham gia vào mạng nhằm giúp cho các
máy tính có thể chuyển thông tin cho
nhau một cách chính xác, tránh thất
lạc
19 UDP User Datagram
Protocol
Là 1 giao thức không có sự tin cậy
trong lưu chuyển
20 ICMP Internet Control
Message Protocol
Đây là giao thức xử lý các thông báo
trạng thái cho IP
21 SMTP Simple Message
Transfer Protocol
Là một giao thức dùng nền văn bản và
tương đối đơn giản
22 ADSL Asymmetric Digital
Subscriber Line
Là kỹ thuật truyền được sử dụng trên
đường dây từ modem của thuê bao tới
Nhà cung cấp dịch vụ.
23 CPU Central Processing
Units
Là bộ xử lý trung ương chỉ huy các
hoạt động cuả máy tính theo lệnh và
thực hiện các phép tính

24 WAN Wide area network Mạng diện rộng
25 RAM Random Acess
Memory
Bộ nhớ trong của ,máy tính
GVHD: ThS. Nguyễn Quang Trung SVTH: Nguyễn Thị Vân Anh
iv
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Hệ thống thông tin kinh tế
Phần 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Tầm quan trọng , ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu
Trong những năm gần đây, vấn đề bảo mật đang trở thành một vấn đề nóng, đặc
biệt với hệ thống ngân hàng, nơi mà hệ thống công nghệ thông tin (CNTT) chi phối
mọi hoạt động kinh doanh thì có thể nói vấn đề bảo mật và an toàn (BMAT) thông tin
mang tính sống còn. Sự phát triển bùng nổ của công nghệ và mức độ phức tạp ngày
càng tăng có thể dẫn đến khả năng không kiểm soát nổi hệ thống CNTT, làm tăng số
điểm yếu và nguy cơ mất an toàn của hệ thống. Các nguy cơ bảo mật ngày càng nở rộ
đã và đang đe doạ ngành ngân hàng về nhiều mặt: thiệt hại về tài chính do các giao
dịch giả mạo, do bị gián đoạn giao dịch và quan trọng hơn cả là ảnh hưởng đến hình
ảnh cũng như uy tín của ngân hàng. Trong khi đó, các ngân hàng vẫn phải liên tục mở
rộng dịch vụ, đặc biệt là các dịch vụ ngân hàng điện tử và sử dụng công nghệ để cạnh
tranh với những đối thủ cạnh tranh trong cũng như ngoài ngành - điều này đồng nghĩa
với việc chấp nhận nguy cơ mất an toàn cao hơn. Chính vì vậy, việc ưu tiên hàng đầu
khi thiết kế, xây dựng và cung cấp các hệ thống, dịch vụ nhằm đảm bảo tính bảo mật
và an toàn dữ liệu thông tin là rất cần thiết.
Do không có hệ thống nào là an toàn tuyệt đối nên vấn đề bảo mật phải được
xem xét trong mối quan hệ hữu cơ với công tác quản lý rủi ro của cả ngân hàng: bảo
mật không chỉ là đảm bảo hệ thống vận hành an toàn thông suốt mà còn phải giúp rà
soát, quản trị hiệu quả mọi rủi ro trong các hoạt động, dịch vụ ngân hàng. Xét trên một
phương diện khác, quan điểm chỉ đạo đó còn giúp Ngân hàng tránh được sai lầm coi
bảo mật như một “cỗ máy” tiêu tốn tiền của, cản trở quá trình kinh doanh, triển khai
“vừa đủ” để đáp ứng các quy định bắt buộc của các tổ chức hữu quan hay “chữa cháy”

khi bị khách hàng phàn nàn quá nhiều. Một trong những điểm mấu chốt trong chiến
lược đảm bảo an ninh thông tin của các ngân hàng là gắn BMAT thông tin với việc
củng cố và phát triển niềm tin của khách hàng, đem lại lợi thế so sánh trong cạnh
tranh.
Các chuyên gia CNTT đều thống nhất rằng có ba loại phần mềm “xương sống” để thiết
lập bảo mật cho máy tính cá nhân: chống virus, tường lửa và quản lí mật khẩu. Tuy ít được
ghi nhớ nhất nhưng tường lửa lại có vai trò hết sức quan trọng
GVHD: ThS. Nguyễn Quang Trung SVTH: Nguyễn Thị Vân Anh
1
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Hệ thống thông tin kinh tế
Tường lửa là chương trình đầu tiên tiếp nhận luồng dữ liệu từ Internet. Nó cũng
là chương trình cuối cùng tiếp quản dữ liệu đi ra bên ngoài. Giống như một nhân viên
an ninh, đứng ở cửa tòa nhà, xác định cho phép hay không việc đi vào và đi ra.
Một tường lửa tốt cho phép thiết đặt quyền truy cập cho từng chương trình trên
máy . Khi một chương trình trong số này tìm cách thiết lập kết nối với thế giới bên
ngoài, tường lửa sẽ phong tỏa nỗ lực kết nối này của chương trình và đưa ra cảnh báo
cho trừ khi nó nhận diện chương trình đã được xác nhận rằng đã cấp phát quyền cho
chương trình thực hiện những kết nối loại này. Điều này giúp ngăn chặn các phần
mềm độc hại đang tồn tại tìm cách lan truyền virút hoặc kết nối với Tin tặc xâm nhập
máy tính . Như vậy, tường lửa đóng vai trò vừa là lá chắn bảo vệ thứ hai đồng thời là
hệ thống cảnh báo sớm giúp các ngân hàng nhận ra khi hệ thống an ninh của máy tính
có vấn đề.
Hiểu được tầm quan trọng của việc bảo mật, an toàn dữ liệu trong ngân hàng,
ngân hàng MHB đã và đang triển khai việc áp dụng các biện pháp nhằm nâng cao tính
bảo mật và an toàn thông tin, dữ liệu của mình.
. Do đó, việc thiết kế một hệ thống tường lửa nhằm nâng cao tính bảo mật và an
toàn thông tin dữ liệu cho ngân hàng là thực sự cần thiết.
Xuất phát từ sự cần thiết đó, em quyết định lựa chọn vấn đề: “Thiết kế hệ thống
tường lửa nhằm nâng cao tính bảo mật, an toàn dữ liệu lưu trữ tại ngân hàng
MHB Bắc Ninh ” làm đề tài khóa luận của mình. Với hi vọng, đây sẽ là một giải pháp

hiệu quả để giúp doanh nghiệp nâng cao doanh thu và lợi nhuận trong tương lai.
1.2 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
Nhu cầu sử dụng internet của người dùng cá nhân cũng như doanh nghiệp tăng
cao trên toàn cầu thì những kẻ tấn công đã và đang tạo ra ngày càng nhiều mối đe dọa
mới quỷ quyệt hơn và tiềm năng hủy hoại lớn hơn, đặc biệt chúng hướng tới mục tiêu
thu lợi tài chính. Trong những năm qua, có rất nhiều công trình khoa học, bài báo,…
nghiên cứu về việc thiết kế các hệ thống tường lửa giúp cho các doanh nghiệp, tổ chức
có thể đảm bảo an toàn thông tin, dữ liệu của mình.
Trong tình hình kinh tế khó khăn, các doanh nghiệp dù có thu hẹp chi phí để vượt
qua khủng hoảng kinh tế thì vẫn phải chú trọng đến vấn đề bảo mật thông tin của
doanh nghiệp. Vì sự mất an toàn thông tin không những làm doanh nghiệp mất lợi thế
cạnh tranh mà còn làm ảnh hưởng hoặc ngưng trệ hoạt động sản xuất kinh doanh của
GVHD: ThS. Nguyễn Quang Trung SVTH: Nguyễn Thị Vân Anh
2
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Hệ thống thông tin kinh tế
doanh nghiệp. Bài báo cáo thiết kế tường lửa của nhóm sinh viên khoa Công nghệ
thông tin, trường Đại học Thái Nguyên năm 2012, đã đưa ra được các phương pháp
xây dựng tường lửa và đề xuất nhiều tiện ích mới mà tường lửa đem lại mang tính khả
thi cao đề xuất một số quy trình xây dựng tường lửa sao có hiệu quả nhất, đưa ra
những hạn chế mà tường lửa không làm được. Tuy nhiên, báo cáo cũng chỉ dừng lại ở
việc chỉ ra những hạn chế mà tường, các giải pháp cũng chỉ được áp dụng tại doanh
nghiệp này, chứ chưa có tính bao quát đưa lửa không làm được chứ chưa đề xuất được
giải pháp nào để khắc phục vấn đề này .
Cũng bàn về vấn đề này, Vũ Anh Tuấn trường Đại học Công nghệ thông tin đã
thực hiện bài nghiên cứu khoa học “Xây dựng hệ thống tường lửa cho công ty VMS”.
Với sự phát triển mạng tính toàn cầu của mạng internet và TMĐT, con người có thể
mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua mạng máy tính toàn cầu một cách dễ dàng
trong mọi lĩnh vực thương mại rộng lớn. Tuy nhiên đối với các giao dịch mang tính
nhạy cảm này cần phải có cơ chế bảo mật và an toàn, vì vậy vấn đề an toàn thông tin
trong TMĐT là một vấn đề hết sức quan trọng. Đề tài đã đi sâu nghiên cứu các kỹ

thuật, phương pháp xây dựng hệ thống tường lửa nhằm bảo mật và an toàn thông tin
trong thương mại điện tử giúp cho người tiêu dùng cũng như doanh nghiệp yên tâm
hơn trong loại hình thương mại mới này. Đề tài cũng đã đưa ra được một số mô hình
tường lửa cho công ty VMS tuy nhiên trong phạm vi nghiên cứu, đề tài cũng chỉ đưa
ra được các hệ thống mang tính lí thuyết cao hơn là áp dụng vào thực tế vì nó không
mang tính khả thi cao, khó áp dụng vào thực tế.
Bảo mật thông tin được xem là một trách nhiệm quản lí và kinh doanh, không
đơn giản chỉ là yếu tố kĩ thuật cần được giao cho các chuyên gia công nghệ hay bộ
phận IT. Bài viết “Bảo mật thông tin: Chuyện sống còn của doanh nghiệp”
(www.vneconomy.vn) đã bàn rất rõ về này. Bài viết đã nêu ra những con số chứng
minh cho thực trạng an toàn bảo mật thông tin tại các doanh nghiệp Việt Nam và trên
thế giới. Ngoài các nhóm chính gây hại đến bảo mật thông tin như tổn hại vật lí, các sự
cố tự nhiên, thì đối thủ cạnh tranh, nhân viên bất mãn, nhà đầu tư hay tin tặc cũng là
những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến thông tin trong doanh nghiệp. Từ việc xác định
các nhân tố ảnh hưởng đến an toàn thông tin, bài viết đã khẳng định được tầm quan
trọng của bảo mật thông tin đối với mỗi doanh nghiệp việc thiết kế một hệ thống tường
lửa là việc cấp thiết đầu tiên. Tuy nhiên, bài viết lại chưa đề cấp đến cách thức giải
GVHD: ThS. Nguyễn Quang Trung SVTH: Nguyễn Thị Vân Anh
3
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Hệ thống thông tin kinh tế
quyết, hướng phát triển cũng như đề xuất các mô hình tường lửa với các tiện ích để
giải quyết vấn đề này.
Không nằm ngoài guồng quay đó, hội thảo – triển lãm quốc gia về an ninh bảo
mật lần thứ 6 với chủ đề “giải pháp an ninh hệ thống, bảo mật thông tin” do cục Tin
học, Tổng cục Hậu cần – Kỹ thuật, Bộ Công an cũng được tổ chức tại Hà Nội trong
tháng 4/2011 (Tạp chí Tin học ngân hàng, tháng 4-2011). Hội thảo đã đưa ra một số
thông tin về một số nguy có mất an toàn thông tin tại các doanh nghiệp, xác định
nguyên nhân chủ yếu do sự chủ quan, hạn chế trong nhận thức, thiếu hụt đầu tư an
ninh thông tin của các doanh nghiệp. Đồng thời, hội thảo cũng đề cập tới tầm quan
trọng của tường lửa trong việc đảm bảo an toàn thông tin, dữ liệu trong các ngân hàng,

doanh nghiệp, tổ chức …Như vậy, vấn đề an toàn bảo mật thông tin nói chung và vấn
đề thiết kế hệ thống tường lửa nhằm nâng cao tính bảo mật thông tin, dữ liệu nói riêng
ngày càng được các doanh nghiệp cũng như toàn xã hội quan tâm, nghiên cứu. Qua
các hội thảo, bài nghiên cứu, bài báo, nhiều vấn đề về an toàn thông tin cũng như nhận
thức được tầm quan trọng của tường lửa đã được giải quyết, nhiều doanh nghiệp đã
tìm được hướng đi đúng cho mình, lựa chọn cho mình một mô hình tường lửa phù hợp
giúp đảm bảo những thông tin mật, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
1.3 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là thông qua quá trình phân tích, đánh giá thực
trạng an toàn bảo mật thông tin của công ty TNHH AGC, từ đó đưa ra các giải pháp,
đề xuất các giải pháp nhằm tìm ra một mô hình tường lửa phù hợp với nhu cầu bảo
mật, an toàn dữ liệu của ngân hàng MHB Bắc Ninh.
Kết quả đem lại từ quá trình phân tích, đánh giá sẽ nâng cao hiệu quả trong hoạt
động quản lý, kinh doanh cho công ty và hỗ trợ thực hiện các nội dung mục tiêu đã đề
ra.
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thiết kế hệ thống tường lửa cho ngân hàng
MHB Bắc Ninh
- Phạm vi nghiên cứu
Do thời gian nghiên cứu có giới hạn và trình độ người viết còn hạn chế, đề tài chỉ
dừng lại ở việc phân tích, đánh giá tình hình an toàn bảo mật thông tin và đề xuất một
GVHD: ThS. Nguyễn Quang Trung SVTH: Nguyễn Thị Vân Anh
4
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Hệ thống thông tin kinh tế
số phương pháp thiết kế tường lửa và đưa ra mô hình tường lửa thiết kế theo một trong
số các phương pháp đã đưa ra.
Về không gian: việc tìm hiểu, nghiên cứu sẽ được thực hiện chủ yếu tại phòng
điện toán của ngân hàng MHB Bắc Ninh. Bên cạnh đó, sẽ thu thập thêm thông tin ở
các phòng ban khác trong công ty khi cần thiết.
Về thời gian: đề tài tập trung ngiên cứu, tìm hiểu những số liệu, thông tin về an

toàn bảo mật cũng như việc áp dụng tường lửa của ngân hàng từ năm 2009 đến nay và
thông tin về các giải pháp bảo mật thông tin từ năm 2008 đến nay.
1.5 Các phương pháp áp dụng thực hiện đề tài
Khóa luận đã thực hiện thu thập dữ liệu từ cả hai nguồn sơ cấp và thứ cấp.
Các nguồn dữ liệu sơ cấp được thu thập chủ yếu bằng phương pháp điều tra và
phỏng vấn.
- Phỏng vấn những người am hiểu hoặc có liên quan đến những thông tin về an
toàn bảo mật cũng như chính sách phát triển của công ty trong thời gian tới: nhân viên
phòng kỹ thuật và bảo hành, phòng nghiên cứu và phát triển. Việc phỏng vấn sẽ giúp
chúng ta có thêm thông tin về vai trò của an toàn bảo mật, tình hình an toàn bảo mật
thông tin của công ty.
- Gửi phiếu điều tra tới các nhân viên trong công ty. Từ đó, có thể đánh giá thực
trạng và đưa ra hướng giải quyết cho vấn đề an toàn bảo mật thông tin của công ty.
Nguồn dữ liệu thứ cấp được thu thập từ cà hai nguồn bên trong và bên ngoài
công ty. Đó là các báo cáo thường niên về tình hình hoạt động kinh doanh, các báo cáo
về hoạt động sử dụng công nghệ thông tin, an toàn bảo mật thông tin trong công ty và
nguồn không kém phần quan trọng đó là nguồn tin từ các bài báo, các đánh giá của tổ
chức công nghệ, các bài nghiên cứu, khóa luận về vấn đề an toàn bảo mật thông tin.
Với việc thu thập dữ liệu này giúp đưa ra được những cái nhìn khái quát, những đánh
giá ban đầu về tình hình an toàn bảo mật thông tin của công ty.
 Phương pháp phân tích và xử lí dữ liệu
- Phương pháp định lượng
Dữ liệu sau khi thu thập sẽ được đưa ra phân tích thông qua việc sử dụng
Microsoft Office Excel 2007. Từ đó, ta có thể rút ra một số đánh giá về thực trạng an
toàn bảo mật thông tin trong doanh nghiệp và tính cấp thiết của việc nâng cao tính an
toàn bảo mật cho thông tin.
GVHD: ThS. Nguyễn Quang Trung SVTH: Nguyễn Thị Vân Anh
5
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Hệ thống thông tin kinh tế
- Phương pháp định tính

Tiến hành chọn lọc, phân tích, tổng hợp các dữ liệu thu thập được thông qua các
câu hỏi phỏng vấn chuyên sâu và các dữ liệu, thông tin được thu thập từ các nguồn
khác (như Internet, tạp chí công nghệ ) nhằm chọn được thông tin phù hợp với mục
đích nêu ra lý do và các yếu tố dẫn đến nhu cầu của việc nâng cao tính an toàn bảo mật
thông tin trong công ty.
1.6 Kết cấu của khóa luận
Ngoài danh mục bảng biểu sơ đồ hình vẽ, danh mục từ viết tắt, kết luận và phần
tài liệu tham khảo, phụ lục, khóa luận gồm ba phần:
Phần 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Phần 1 trình bày tầm quan trọng, ý nghĩa của đề tài, tình hình nghiên cứu trong
và ngoài nước, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng, phạm vi và các phương pháp thực hiện
đề tài.
Phần 2: cơ sở lý luận và thực trạng về vấn đề bảo mật, an toàn dữ liệu và
việc áp dụng tường lửa ở ngân hàng MHB Bắc Ninh
Đưa ra những khái niệm cơ bản, các mục tiêu, yêu cầu của an toàn bảo mật thông
tin, những khái niệm liên quan tới tường lửa, những ưu nhược điểm của các hệ thống
tường lửa hiện nay. Trên cơ sở đó, phân tích, đánh giá thực trạng an toàn bảo mật
thông tin tại ngân hàng MHB và nhu cầu xây dựng hệ thống tường lửa tại ngân hàng.
Phần 3: Giải pháp, định hướng phát triển và các đề xuất về việc thiết kế hệ
thống tường lửa nhằm nâng cao tính bảo mật, an toàn dữ liệu cho ngân hàng
MHB Bắc Ninh
Đưa ra các đề xuất về việc áp dụng tường lửa và một số kiến nghị với ngân hàng.
GVHD: ThS. Nguyễn Quang Trung SVTH: Nguyễn Thị Vân Anh
6
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Hệ thống thông tin kinh tế
PHẦN 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG VỀ VẤN ĐỀ BẢO MẬT,
AN TOÀN DỮ LIỆU Ở NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG
SÔNG CỬU LONG
2.1 Cơ sở lý luận về bảo mật, an toàn dữ liệu trong ngân hàng
2.1.1 Định nghĩa về thông tin và an toàn bảo mật thông tin

2.1.1.1 Định nghĩa về thông tin
 Khái niệm thông tin
Trong lịch sử tồn tại và phát triển của mình, con người thường xuyên cần đến
thông tin. Ngày nay, với sự bùng nổ thông tin, thông tin càng trở thành một trong
những nhu cầu sống còn của con người và khái niệm "thông tin" đang trở thành khái
niệm cơ bản, chung của nhiều khoa học.
Để đưa ra được khái niệm về thông tin, trước hết ta cần hiểu thế nào là dữ liệu?
Dữ liệu là những con số, kí tự hay hình ảnh phản ánh về sự vật, hiện tượng trong
thế giới khách quan. Dữ liệu là các giá trị thô, chưa có ý nghĩa với người sử dụng.
“Thông tin là ý nghĩa được rút ra từ dữ liệu thông qua quá trình xử lý (phân tích,
tổng hợp,….), phù hợp với mục đích của người sử dụng. Nói cách khác, thông tin là
những dữ liệu đã được xử lý sao cho nó thực sự có ý nghĩa với người sử dụng” (Bài
giảng Hệ thống thông tin quản lý, Bộ môn CNTT, Đại học Thương mại).
Theo Russell Ackoff, thông tin là dữ liệu đã được ý nghĩa bằng cách kết nối quan
hệ, là dữ liệu đã được xử lý để trở nên hữu ích.
Cookie Monster định nghĩa thông tin là kiến thức truyền đạt hoặc nhận được liên
quan đến một sự kiện, hiện tượng thực tế trong hoàn cảnh cụ thể.
 Vai trò của thông tin
Thông tin có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng đối với doanh nghiệp trong nền
kinh tế thị trường. Nếu doanh nghiệp thiếu thông tin, sẽ dẫn đến hậu quả rất nghiêm
trọng đó là sẽ mất đi cơ hội dinh doanh hoặc thiếu điều kiện để đưa ra quyết định kinh
doanh chính xác, việc kinh doanh của doanh nghiệp do vậy sẽ gặp rủi ro, môt trường
kinh doanh sẽ trở nên thiếu tin cậy. Ngược lại, khi có đầy đủ thông tin doanh nghiệp sẽ
có các quyết định kinh doanh kịp thời, hợp lý và ít rủi ro.
2.1.1.2 An toàn bảo mật thông tin
 An toàn thông tin
Một hệ thống thông tin được coi là an toàn khi thông tin không bị hỏng hóc,
không bị sửa đổi, thay đổi, sao chép hoặc xóa bỏ bởi người không được phép.
Một hệ thống thông tin an toàn thì các sự cố có thể xảy ra không thể làm cho hoạt
động chủ yếu của nó ngừng hẳn và chúng sẽ được khắc phục kịp thời mà không gây

thiệt hại đến mức độ nguy hiểm cho chủ sở hữu.
GVHD: ThS. Nguyễn Quang Trung SVTH: Nguyễn Thị Vân Anh
7
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Hệ thống thông tin kinh tế
 Bảo mật thông tin
Bảo mật thông tin là duy trì tính bí mật, tính trọn vẹn, tính sẵn sàng của thông tin.
• Bí mật nghĩa là đảm bảo thông tin chỉ được tiếp cận bởi những người được
cấp quyền tương ứng.
• Tính trọn vẹn là bảo vệ sự chính xác, hoàn chỉnh của thông tin và thông tin
chỉ được thay đổi bởi những người được cấp quyền.
• Tính sẵn sàng của thông tin là những người được cấp quyền sử dụng có thể
truy xuất thông tin khi họ cần.
Hệ thống được coi là bảo mật nếu tính riêng tư của nội dung thông tin được đảm
bảo theo đúng tiêu chí trong một thời gian xác định.
2.1.1.3 Vai trò của an toàn bảo mật thông tin
Hệ thống thông tin là thành phần thiết yếu trong mọi cơ quan, tổ chức, đem lại
khả năng xử lý thông tin, nhưng hệ thống thông tin cũng chứa rất nhiều điểm yếu. Do
máy tính được phát triển với tốc độ rất nhanh để đáp ứng nhiều yêu cầu của người
dùng, các phiên bản được phát hành liên tục với các tính năng mới được thêm vào
ngày càng nhiều, điều này làm cho các phần mềm không được kiểm tra kỹ trước khi
phát hành và bên trong chúng chứa rất nhiều lỗ hổng có thể dễ dàng bị lợi dụng. Thêm
vào đó là việc phát triển của hệ thống mạng, cũng như sự phân tán của hệ thống thông
tin, làm cho người dùng truy cập thông tin dễ dàng hơn và tin tặc cũng có nhiều mục
tiêu tấn công dễ dàng hơn.
Song song với việc xây dựng hệ thống thông tin hiện đại, đáp ứng nhu cầu của
các cơ quan, tổ chức cần phải bảo vệ hệ thống thông tin, đảm bảo cho hệ thống đó hoạt
động ổn định và tin cậy. An toàn và bảo mật thông tin là thiết yếu trong mọi cơ quan,
tổ chức.An toàn bảo mật thông tin có vai trò quan trọng đối với sự phát triển bền vững
của các doanh nghiệp. Đối với mỗi doanh nghiệp, thông tin có thể coi là tài sản vô giá.
Xây dựng một HTTT an toàn giúp cho việc quản lý hệ thống trở nên rõ ràng,

minh bạch hơn. Một môi trường thông tin an toàn, trong sạch sẽ có tác động không
nhỏ đến việc giảm thiểu chi phí quản lý và hoạt động của doanh nghiệp, nâng cao uy
tín của doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho sự hội nhập một môi trường thông tin
lành mạnh. Điều này sẽ tác động mạnh đến ưu thế cạnh tranh của tổ chức.Rủi ro về
thông tin có thể gây thất thoát tiền bạc, tài sản, con người và gây thiệt hại đến hoạt
động kinh doanh sản xuất của doanh nghiệp.Do vậy, đảm bảo ATTT doanh nghiệp
cũng có thể coi là một hoạt động quan trọng trong sự nghiệp phát triển của doanh
nghiệp.
2.1.1.4 Những yêu cầu về an toàn bảo mật thông tin
GVHD: ThS. Nguyễn Quang Trung SVTH: Nguyễn Thị Vân Anh
8
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Hệ thống thông tin kinh tế
- Tính bảo mật
Trong an toàn dữ liệu, bảo mật là yêu cầu đảm bảo cho dữ liệu của người sử
dụng phải được bảo vệ, không bị mất mát vào những người không được phép. Nói
khác đi là phải đảm bảo được ai là người được phép sử dụng ( và sử dụng được) các
thông tin ( theo sự phân loại mật của thông tin).
Thông tin đạt được tính bảo mật khi nó không bị truy nhập, sao chép hay sử dụng
trái phép bởi một người không sử hữu. Trên thực tế, rất nhiều thông tin cá nhân của
người sử dụng đều cần phải đạt được độ bảo mật cao chẳng hạn như mã số thẻ tín
dụng, số thẻ bảo hiểm xã hội,….vì vậy đây có thể nói là yêu cầu quan trọng nhất đối
với tính an toàn của hệ thống thông tin.
- Tính toàn vẹn
Trong an toàn dữ liệu, tính toàn vẹn có nghĩa là dữ liệu không bị tạo ra, sửa đổi
hay xóa bởi những người không sở hữu. Tính toàn vẹn đề cập đến khả năng đảm bảo
cho các thông tin không bị thay đổi nội dung bằng bất cứ cách nào bởi người không
được phép trong quá trình truyền thông.
Chính sách toàn vẹn dữ liệu phải đảm bảo cho ai là người được phép thay đổi dữ
liệu và ai là người không được phép thay đổi dữ liệu. Dữ liệu trên thực tế có thể vi
phạm tính toàn vẹn khi một hệ thống không đạt được độ an toàn cần thiết. Chẳng hạn

một hệ quản trị CSDL xây dựng kếm có thể gây mất mát dữ liệu trong trường hợp mất
điện đột ngột. Các hành động phá hoại cũng có thể gây ra mất tính toàn vẹn của dữ
liệu.
- Tính sẵn sàng
Tuy dữ liệu phải được đảm bảo bí mật và toàn vẹn nhưng đối với người sử dụng,
dữ liệu phải luôn trong trạng thái sẵn sàng. Các biện pháp bảo mật làm cho người sử
dụng gặp khó khăn hay không thể thao tác được với dữ liệu đều không thể được chấp
nhận. nói khác đi, các biện pháp đảm bảo an toàn dữ liệu phải đảm bảo được sự bảo
mật và toàn vẹn của dữ liệu đồng thời cũng phải hạn chế tối đa những khó khăn gây ra
cho người sử dụng thật sự. Dữ liệu và tài nguyên của hệ thống phải luôn ở trong tình
trạng sẵn sàng phuc vụ bất cứ lúc nào đối với những người dùng có thẩm quyền sử
dụng một cách thuận lợi.
- Tính tin cậy
GVHD: ThS. Nguyễn Quang Trung SVTH: Nguyễn Thị Vân Anh
9
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Hệ thống thông tin kinh tế
Yêu cầu về tính tin cậy liên quan đến khả năng đảm bảo rằng, ngoài những người
có quyền, không ai có thể xem các thông điệp và truy cập những dữ liệu có giá trị. Mặt
khác, nó phải đảm bảo rằng thông tin mà người dùng nhận được là đúng với sự mong
muốn của họ, chưa hề bị mất mát hay bị lọt vào tay những người không được
phép.Việc đánh giá độ an toàn của một hệ thống thông tin phải xem xét đến tất cả
những yếu tố trên. Nếu thiếu một trong số đó thì độ bảo mật của hệ thống là không
hoàn thiện.
2.1.1.5 một số biện pháp, công nghệ an toàn bảo mật thông tin
 công nghệ bảo mật đường truyền
Đây là quá trình mật mã dữ liệu khi truyền đi khỏi máy tính theo một quy tắc
nhất định và máy tính đầu xa có thể giải mã được. Hầu hết các hệ thống mã hoá máy
tính thuộc về 1 trong 2 loại sau:
o Mã hoá sử dụng khoá riêng (Symmetric-key encryption)
o Mã hoá sử dụng khoá công khai (Public-key encryption

 công nghệ điện toán đám mây
- Khái niệm
Điện toán đám mây (Thuật ngữ tiếng Anh: Cloud Computing, hay còn biết đến
với tên gọi “Điện toán máy chủ ảo”) là mô hình máy tính dựa trên nền tảng phát triển
của Internet.
Điện toán đám mây là sự nâng cấp từ mô hình máy chủ mainframe sang mô hình
cleint-server. Cụ thể, người dùng sẽ không còn phải có các kiến thức về chuyên mục
để điều khiển các công nghệ, máy móc và cơ sở hạ tầng, mà các chuyên gia trong
“đám mây” của các hãng cung cấp sẽ giúp thực hiện điều đó.
Thuật ngữ "đám mây" ở đây là lối nói ẩn dụ chỉ mạng Internet (dựa vào cách
được bố trí của nó trong sơ đồ mạng máy tính) và như một liên tưởng về độ phức tạp
của các cơ sở hạ tầng chứa trong nó. Ở mô hình điện toán này, mọi khả năng liên quan
đến công nghệ thông tin đều được cung cấp dưới dạng các "dịch vụ", cho phép người
sử dụng truy cập các dịch vụ công nghệ từ một nhà cung cấp nào đó "trong đám mây"
mà không cần phải có các kiến thức, kinh nghiệm về công nghệ đó, cũng như không
cần quan tâm đến các cơ sở hạ tầng phục vụ công nghệ đó.
Hình 2.1. Sơ đồ điện toán đám mây, với các dịch vụ được cung cấp nằm bên
trong “đám mây” được truy cập từ các máy tính ở bên ngoài.
GVHD: ThS. Nguyễn Quang Trung SVTH: Nguyễn Thị Vân Anh
10
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Hệ thống thông tin kinh tế
Nguồn: tailieu.com.vn
Tài nguyên, dữ liệu, phần mềm và các thông tin liên quan đều được chứa trên các
server (chính là các “đám mây”).
Nói một cách đơn giản nhất “ứng dụng điện toán đám mây” chính là những ứng
dụng trực tuyến trên Internet. Trình duyệt là nơi ứng dụng hiện hữu và vận hành còn
dữ liệu được lưu trữ và xử lý ở máy chủ của nhà cung cấp ứng dụng đó.
Hình 2.2 Dữ liệu chứa trên các "đám mây"
Nguồn: tailieu.com.vn
GVHD: ThS. Nguyễn Quang Trung SVTH: Nguyễn Thị Vân Anh

11
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Hệ thống thông tin kinh tế
- Tường lửa
Mạng internet ngày càng phát triển và phổ biến rộng khắp mọi nơi, lợi ích của nó
rất lớn. Tuy nhiên cũng có rất nhiều điều không mong muốn đối với các cá nhân là cha
mẹ hay tổ chức, doanh nghiệp, cơ quan nhà nước như các trang web không phù hợp
lứa tuổi, nhiệm vụ, lợi ích, đạo đức, pháp luật hoặc trao đổi thông tin bất lợi cho cá
nhân, doanh nghiệp Do vậy họ (các cá nhân, tổ chức, cơ quan và nhà nước) sử dụng
tường lửa để ngăn chặn. Một lí do khác tường lửa cũng là một công cụ sử dụng cho
mục đích chính trị để quản lý tài nguyên và ngăn chặn sự trao đổi thông tin không
mong muốn với bên ngoài.
Chính vì vậy cùng với sự phát triển của công nghệ mạng máy tính, công nghệ
tường lửa cũng phát triển theo để đáp ứng nhu cầu an toàn thông tin trờn mạng.Nó là
giải pháp hữu hiệu để tránh sự tấn công từ bên ngoài, giảm nguy cơ lây nhiễm và bảo
vệ được các yếu tố: An toàn cho sự hoạt động của hệ thống mạng, bảo mật cao trên
toàn phương diện, khả năng kiểm súat cao, đảm bảo tốc độ nhanh, đảm bảo kiến trúc
mở. Vậy tường lửa là gì? Tường lửa (firewall) là hệ thống ngăn chặn việc truy nhập
trái phép từ bên ngoài vào mạng mà cá nhân, tổ chức doanh nghiệp và cơ quan nhà
nước lập ra nhằm đảm bảo thông tin bảo mật nằm trong mạng nội bộ. Tường lửa có thể
là hệ thống phần cứng, phần mềm hoặc kết hợp cả hai hoạt động trong môi trường
mạng. Tường lửa còn được gọi là thiết bị bảo vệ biên giới hay bộ lọc gói tin.
2.1.2 Tường lửa
2.1.2.1 Khái niệm
Thuật ngữ Firewall có nguồn gốc từ một kỹ thuật thiết kế trong xây dựng để ngăn
chặn, hạn chế hoả hoạn. Trong công nghệ mạng thông tin, Firewall là một kỹ thuật đợc
tích hợp vào hệ thống mạng để chống sự truy cập trái phép, nhằm bảo vệ các nguồn
thông tin nội bộ và hạn chế sự xâm nhập không mong muốn vào hệ thống. Cũng có thể
hiểu Firewall là một cơ chế (mechanism) để bảo vệ mạng tin tưởng (Trustednetwork)
khỏi các mạng không tin tởng (Untrusted network).
Thông thờng Firewall đợc đặt giữa mạng bên trong (Intranet) của một công ty, tổ

chức, ngành hay một quốc gia, và Internet. Vai trò chính là bảo mật thông tin, ngăn
GVHD: ThS. Nguyễn Quang Trung SVTH: Nguyễn Thị Vân Anh
12
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Hệ thống thông tin kinh tế
chặn sự truy nhập không mong muốn từ bên ngoài (Internet) và cấm truy nhập từ bên
trong (Intranet) tới một số địa chỉ nhất định trên Internet.
2.1.2.2 Chức năng
Chức năng chính của Firewall là kiểm soát luồng thông tin từ giữa Intranet và
Internet. Thiết lập cơ chế điều khiển dòng thông tin giữa mạng bên trong (Intranet) và
mạng Internet. Cụ thể là:
Cho phép hoặc cấm những dịch vụ truy nhập ra ngoài (từ Intranet ra Internet).
Cho phép hoặc cấm những dịch vụ phép truy nhập vào trong (từ Internet vào
Intranet).
Theo dõi luồng dữ liệu mạng giữa Internet và Intranet.
Kiểm soát địa chỉ truy nhập, cấm địa chỉ truy nhập.
Kiểm soát ngời sử dụng và việc truy nhập của ngời sử dụng.
Kiểm soát nội dung thông tin thông tin lu chuyển trên mạng.
Các thành phần
Firewall chuẩn bao gồm một hay nhiều các thành phần sau đây:
Bộ lọc packet (packet-filtering router)
Cổng ứng dụng (application-level gateway hay proxy server)
Cổng mạch (circuite level gateway)
Bộ lọc paket (Paket filtering router)
2.1.2.3 nguyên lý hoạt động
Khi nói đến việc luu thông dữ liệu giữa các mạng với nhau thông qua Firewall thì
điều đó có nghĩa rằng Firewall hoạt động chặt chẽ với giao thức TCI/IP. Vì giao thức
này làm việc theo thuật toán chia nhỏ các dữ liệu nhận đợc từ các ứng dụng trên mạng,
hay nói chính xác hơn là các dịch vụ chạy trên các giao thức (Telnet, SMTP, DNS,
SMNP, NFS ) thành các gói dữ liệu (data pakets) rồi gán cho các paket này những địa
chỉ để có thể nhận dạng, tái lập lại ở đích cần gửi đến, do đó các loại Firewall cũng

liên quan rất nhiều đến các packet và những con số địa chỉ của chúng.
Bộ lọc packet cho phép hay từ chối mỗi packet mà nó nhận đợc. Nó kiểm tra toàn
bộ đoạn dữ liệu để quyết định xem đoạn dữ liệu đó có thoả mãn một trong số các luật
lệ của lọc packet hay không. Các luật lệ lọc packet này là dựa trên các thông tin ở đầu
mỗi packet (packet header), dùng để cho phép truyền các packet đó ở trên mạng. Đó
là:
GVHD: ThS. Nguyễn Quang Trung SVTH: Nguyễn Thị Vân Anh
13
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Hệ thống thông tin kinh tế
Địa chỉ IP nơi xuất phát ( IP Source address)
Địa chỉ IP nơi nhận (IP Destination address)
Những thủ tục truyền tin (TCP, UDP, ICMP, IP tunnel)
Cổng TCP/UDP nơi xuất phát (TCP/UDP source port)
Cổng TCP/UDP nơi nhận (TCP/UDP destination port)
Dạng thông báo ICMP ( ICMP message type)
Giao diện packet đến ( incomming interface of packet)
Giao diện packet đi ( outcomming interface of packet)
Nếu luật lệ lọc packet đợc thoả mãn thì packet đợc chuyển qua firewall. Nếu
không packet sẽ bị bỏ đi. Nhờ vậy mà Firewall có thể ngăn cản đợc các kết nối vào các
máy chủ hoặc mạng nào đó đợc xác định, hoặc khoá việc truy cập vào hệ thống mạng
nội bộ từ những địa chỉ không cho phép. Hơn nữa, việc kiểm soát các cổng làm cho
Firewall có khả năng chỉ cho phép một số loại kết nối nhất định vào các loại máy chủ
nào đó, hoặc chỉ có những dịch vụ nào đó (Telnet, SMTP, FTP ) đợc phép mới chạy
đợc trên hệ thống mạng cục bộ.
2.1.2.4 Ưu điểm và hạn chế
 Ưu điểm
 Đa số các hệ thống firewall đều sử dụng bộ lọc packet. Một trong những u
điểm của phơng pháp dùng bộ lọc packet là chi phí thấp vì cơ chế lọc packet đã đợc
bao gồm trong mỗi phần mềm router.
 Ngoài ra, bộ lọc packet là trong suốt đối với ngời sử dụng và các ứng dụng,

vì vậy nó không yêu cầu sự huấn luyện đặc biệt nào cả.
Tường lửa được dùng để ngăn chặn các trang web xấu vào một quốc gia, tổ chức,
doanh nghiệp; ngăn chặn các truy cập trái phép; các cuộc tấn công lấy cắp dữ liệu,
đánh sập mạng máy tính của hacker. Tường lửa có thể bảo vệ cho dữ liệu, máy tính,
mạng máy tính một cách khá chắc chắn. Bảo vệ chống lại những kẻ tấn công từ bên
ngoài bằng cách chặn các mã nguy hiểm hoặc lưu lượng Internet không cần thiết vào
máy tính hay mạng. Tường lửa có thể được cấu hình để khóa dữ liệu từ các vị trí cụ
thể trong khi vẫn đảm bảo cho dữ liệu cần thiết có thể đi qua. Tường lửa thực sự rất
quan trọng đối với những quốc gia, tổ chức, cơ quan, công ty thường xuyên kết nối
Internet.
 Hạn chế
GVHD: ThS. Nguyễn Quang Trung SVTH: Nguyễn Thị Vân Anh
14
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Hệ thống thông tin kinh tế
 Việc định nghĩa các chế độlọc package là một việc khá phức tạp; đòi hỏi ng-
ời quản trị mạng cần có hiểu biết chi tiết vể các dịch vụ Internet, các dạng packet
header, và các giá trị cụ thể có thể nhận trên mỗi trờng. Khi đòi hỏi vể sự lọc càng lớn,
các luật lệ vể lọc càng trở nên dài và phức tạp, rất khó để quản lý và điều khiển.
 Do làm việc dựa trên header của các packet, rõ ràng là bộ lọc packet không
kiểm soát đợc nôi dung thông tin của packet. Các packet chuyển qua vẫn có thể mang
theo những hành động với ý đồ ăn cắp thông tin hay phá hoại của kẻ xấu.
 Cổng ứng dụng (application-level getway)
Tường lửa cũng không thể đảm bảo hoàn toàn là dữ liệu, máy tính và mạng máy
tính không bị tấn công mà chỉ ngăn ngừa ở mức độ nào đó tùy theo thiết bị, phần mềm
và cấu hình hệ thống tường lửa của quản trị viên. Bất cứ hệ thống tường lửa nào, dù cơ
bản hay cao cấp, phức tạp cũng làm cho việc truy xuất dữ liệu ra vào bên ngoài mạng
chậm hơn so với không có hệ thống tường lửa. Việc thiết lập các chế độ kiểm tra của
tường lửa càng gắt gao, chi tiết thì việc truy xuất, truy cập dữ liệu ra vào mạng máy
tính càng chậm hơn. Do đó, tùy theo sự an toàn của dữ liệu, mạng máy tính đến mức
độ nào mà người quản trị viên sẽ ưu tiên cấu hình tường lửa cho thích hợp, tránh làm

cho việc ra vào của dữ liệu bị chậm hay cấu hình lỏng lẻo dẫn đến rò rỉ thông tin, dữ
liệu làm ảnh hưởng đến hoạt động, kinh doanh của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
2.1.2.5 Các loại tường lửa
Tường lửa (firewal ) là hệ thống kiểm tra thông tin ra vào mạng máy tính. Mạng
máy tính ở đây được hiểu theo nghĩa rộng gồm là mạng của cả quốc gia ra vào với thế
giới; mạng của cơ quan, tổ chức, công ty ra vào với môi trường bên ngoài. Do đó, để
kiểm soát thông tin, dữ liệu ra vào trong mạng người ta đã thiết lập hệ thống tường lửa
để kiểm tra và ngăn chặn những thông tin xấu, những kẻ “gián điệp” ra vào lấy cắp
thông tin dữ liệu hoặc phá hủy dữ liệu, làm tê liệt mạng máy tính. Để thiết lập tường
lửa thì có 2 cách là sử dụng phần cứng hoặc phần mềm.
- Phần cứng: Chủ yếu được dùng trong mạng lớn có nhiều máy tính và đặt tại
các trung tâm xứ lý luồng dữ liệu ra vào với bên ngoài như các đầu mối giao tiếp của
hệ thống máy tính của quốc gia, tổ chức, của doanh nghiệp lớn, ngân hàng v.v ra vào
với môi trường bên ngoài. Chi phí để đầu tư cho các thiết bị này rất đắt tiền, không
phù hợp với các doanh nghiệp có quy mô nhỏ. Cisco, SonicWALL, Barracuda và
WatchGuard là những nhãn hiệu có thị phần lớn, có uy tín trên thị trường thiết bị bảo
GVHD: ThS. Nguyễn Quang Trung SVTH: Nguyễn Thị Vân Anh
15
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Hệ thống thông tin kinh tế
mật, tường lửa và được cấp chứng chỉ ICSA, một chứng chỉ chuẩn công nghiệp thế
giới cho việc thanh tra, kiểm tra gói dữ liệu. Ngoài ra, một số thiết bị truy cập mạng
cũng có chức năng tường lửa như modem ADSL, thiết bị phát sóng internet wifi v.v
nhưng đây là những tường lửa cơ bản, các hacker rất dễ vượt qua.
+ Ưu điểm:
Tường lửa phần cứng chủ yếu là nhìn thấy trong modem băng thông rộng, và là
dòng đầu tiên của quốc phòng, sử dụng Packet Filtering. Trước khi một gói tin Internet
đến máy tính của bạn, Firewall Phần cứng sẽ giám sát các gói tin và kiểm tra xem nó
đến từ đâu. Nó cũng kiểm tra nếu địa chỉ IP hoặc tiêu đề có thể được tin cậy. Sau khi
kiểm tra này, gói tin đến máy tính của bạn. Nó ngăn chặn bất kỳ liên kết nào có hành
vi nguy hiểm dựa trên các thiết lập Firewall hiện tại trong thiết bị. Firewall về phần

cứng thường không cần phải có rất nhiều cấu hình. Hầu hết các quy tắc được xây dựng
và được xác định trước và dựa trên những quy tắc trong xây dựng, lọc gói được thực
hiện.
Ngày nay công nghệ đã được cải thiện rất nhiều rằng nó không chỉ là lọc gói dữ
liệu truyền thống được thực hiện. Firewall phần cứng đã được xây dựng trong IPS /
IPDS ( Phòng chống xâm nhập hệ thống ), mà trước đó được sử dụng là một thiết bị
riêng biệt. Nhưng bây giờ được bao gồm, cung cấp cho chúng tôi bảo vệ tốt hơn.
Khi IPDS phát hiện một hoạt động nguy hiểm, nó sẽ gửi tín hiệu và thiết lập lại
kết nối và chặn địa chỉ IP. Nó sử dụng dựa trên chữ ký, thống kê dựa trên bất thường,
và phân tích giao thức trạng thái. Bạn có thể đọc thêm về điều này ở đây . Nhưng
nhược điểm chính tôi tìm thấy, là nó cho phép tất cả các gói tin gửi đi tức là nếu có cơ
hội, một phần mềm độc hại vào hệ thống của bạn và bắt đầu truyền dữ liệu, nó sẽ được
phép trừ khi người dùng đã trở thành nhận thức của nó, và quyết định để ngăn chặn nó.
Nhưng trong nhiều trường hợp, điều này không xảy ra.
Phần cứng Firewall điển hình tốt cho các chủ sở hữu doanh nghiệp nhỏ hoặc
trung bình, với 5 hoặc nhiều máy tính hoặc một môi trường hợp tác. Lý do chính là nó
sau đó trở thành chi phí-hiệu quả, bởi vì nếu bạn mua giấy phép phần mềm Internet
Security / Firewall 10-50 bản, và trên cơ sở đăng ký hàng năm, nó sẽ chi phí rất nhiều
tiền và cũng có thể là triển khai một vấn đề. Người sử dụng sẽ có kiểm soát tốt hơn
môi trường. Nếu người dùng không phải là công nghệ cao hiểu biết và nếu họ chọn để
vô tình cho phép một kết nối có hành vi phần mềm độc hại, nó có thể hủy hoại toàn bộ
GVHD: ThS. Nguyễn Quang Trung SVTH: Nguyễn Thị Vân Anh
16
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Hệ thống thông tin kinh tế
mạng và đặt công ty vào nguy cơ bảo mật dữ liệu. Một bức tường lửa phần cứng như
vậy, có thể sẽ rất hữu ích trong trường hợp như vậy.
Về tổng thể, firewall phần cứng cung cấp mức độ bảo vệ cao hơn so với firewall
phần mềm và dễ bảo trì hơn. Firewall phần cứng cũng có một ưu điểm khác là không
chiếm dụng tài nguyên hệ thống trên máy tính như firewall phần mềm.
Firewall phần cứng là một lựa chọn rất tốt đối với các doanh nghiệp nhỏ, đặc biệt

cho những công ty có chia sẻ kết nối Internet. Có thể kết hợp firewall và một bộ định
tuyến trên cùng một hệ thống phần cứng và sử dụng hệ thống này để bảo vệ cho toàn
bộ mạng. Firewall phần cứng có thể là một lựa chọn đỡ tốn chi phí hơn so với firewall
phần mềm thường phải cài trên mọi máy tính cá nhân trong mạng.
+ hạn chế:
Kém linh động, chỉ hoạt động tốt trên một số hệ thống nhất định. firewall phần
cứng tích hợp với bộ định tuyến chỉ làm việc tốt trong mạng có qui mô nhỏ và chi phí
đẻ mua khá cao nên ít được sử dụng.
- Phần mềm: Được ứng dụng phổ biến hơn, đa dạng về chủng loại, trong đó
có loại tích hợp trong các bộ phần mềm diệt virus, có loại dùng chuyên biệt cho máy
chủ và có độ phức tạp trong cấu hình, đòi hỏi phải có nhân viên quản trị mạng am hiểu
về nó, ví dụ như: ISA (Microsoft Internet Security and Acceleration Server), Proxy
Server. Ngoài ra, trong hầu hết các hệ điều hành đều có tích hợp sẵn phần mềm tường
lửa cơ bản và nó được thiết kế cao cấp hơn khi tích hợp trong các hệ điều hành dùng
cho máy chủ.
+ ưu điểm:
Về giá cả, firewall phần mềm thường không đắt bằng firewall phần cứng, thậm
chí một số còn miễn phí và bạn có thể tải về từ mạng Internet.
So với firewall phần cứng, firewall phần mềm cho phép linh động hơn, nhất là
khi cần đặt lại các thiết lập cho phù hợp hơn với nhu cầu riêng của từng công ty.
Chúng có thể hoạt động tốt trên nhiều hệ thống khác nhau, khác với firewall phần
cứng tích hợp với bộ định tuyến chỉ làm việc tốt trong mạng có qui mô nhỏ. Firewall
phần mềm cũng là một lựa chọn phù hợp đối với máy tính xách tay vì máy tính của
bạn vẫn được bảo vệ cho dù bạn mang máy tính đi bất kỳ nơi nào.
+ hạn chế:
GVHD: ThS. Nguyễn Quang Trung SVTH: Nguyễn Thị Vân Anh
17
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Hệ thống thông tin kinh tế
Mức độ bảo mật thấp và khó bảo trì, chiếm dụng khá nhiều tài nguyên trên hệ
thống máy tính

2.2 Phân tích đánh giá thực trạng việc bảo mật, an toàn dữ liệu ở ngân hàng
MHB bắc ninh
2.2.1. Thực trạng an toàn bảo mật ở Việt Nam
Thế giới mạng Việt Nam đang trở nên bất ổn với hàng loạt cuộc tấn công nhằm
vào hàng trăm trang web của các cơ quan, đơn vị, công cụ tìm kiếm và cả của các
doanh nghiệp Việt Nam. Hacker không chừa một ai, từ các website thương mại, cho
đến hệ thống website của các Bộ, Ban, Ngành như của Bộ Ngoại giao Việt Nam, của
báo chí như Petrotimes.vn hay thậm chí ngay cả diễn đàn dành riêng cho hacker như
HVA Online cũng bị hacker tác động.
(ICTnews, ngày 27/09/2011) - SaigonCTT chỉ ra rằng hiện nay hệ thống mạng
của nhiều cơ quan Bộ, ngành và doanh nghiệp ở Việt Nam vẫn tồn tại nhiều lỗ hổng
do thiếu chuyên gia về an ninh mạng, và lãnh đạo các cơ quan này chưa thực sự coi
trọng vấn đề bảo mật. Tại buổi hội thảo, giảng viên EC-Council tại SaigonCTT Lê
Bách Tùng bày tỏ sự quan ngại trước độ tinh vi, táo bạo và ngày càng liều lĩnh của tội
phạm mạng hiện nay. Tại Việt Nam, trong tháng 5 và tháng 6/2011 vừa qua, tin tặc
liên tục triển khai các đợt tấn công dồn dập vào máy chủ công ty phân phối FPT, 200
website tiếng Việt, có ít nhất 85.000 máy tính tại Việt Nam bị tấn công, nằm trong
mạng botnet Ramnit và bị lấy cắp dữ liệu. Đây là vấn đề nghiêm trọng. Điều này gợi
nhớ đến vụ việc các hacker tấn công vào Việt Nam tháng 3/2010 và dùng các máy tính
tại Việt Nam như ổ botnet để tấn công Google cũng như các công ty khác.
Theo dõi vấn đề an ninh mạng năm 2011, có tới 64,2 triệu lượt máy tính tại
Việt Nam bị nhiễm virus là tổng kết năm 2011 từ Hệ thống giám sát virus của Bkav.
Trung bình một ngày đã có hơn 175 nghìn máy tính bị nhiễm virus.
Năm 2011, đã có 38.961 dòng virus xuất hiện mới, lây lan nhiều nhất là virus
W32.Sality.PE. Virus này đã lây nhiễm trên 4,2 triệu lượt máy tính.
Hình 2.3 Biểu đồ số lượng các website bị tấn công trong năm 2011
GVHD: ThS. Nguyễn Quang Trung SVTH: Nguyễn Thị Vân Anh
18
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Hệ thống thông tin kinh tế
(Nguồn: />ng-ket-tinh-hinh-virus-va-an-ninh-mang-nam-2011)

Về hình thức tấn công, trong năm 2012 các hacker gia tăng mạnh sự quấy phá, dò
tìm, làm giảm hiệu năng mạng và tấn công từ chối dịch vụ DoS gây nhiều thiệt hại
về tài chính cho các doanh nghiệp.
Nhìn vào con số của năm 2012, các chuyên gia an ninh mạng của Bkav cho rằng,
an ninh mạng vẫn chưa thực sự được quan tâm tại các cơ quan, doanh nghiệp. Hầu hết
cơ quan, doanh nghiệp của Việt Nam chưa bố trí nhân sự phụ trách an ninh mạng hoặc
năng lực và nhận thức của đội ngũ này chưa tương xứng với tình hình thực tế.
Qua các sự việc kể trên, chúng ta thấy rằng hiện nay hệ thống mạng của nhiều
cơ quan Bộ, ngành và doanh nghiệp ở Việt Nam vẫn tồn tại nhiều lỗ hổng. Nguyên
nhân của thực trạng này là thiếu những chuyên gia về an ninh mạng, những chuyên
viên phụ trách về an toàn thông tin; một phần do lãnh đạo các cơ quan, doanh nghiệp
Việt Nam chưa thực sự coi trọng vấn đề an ninh mạng, chưa đầu tư đúng mức cho vấn
đề bảo mật, một phần do tại Việt Nam hiện nay chưa có nhiều trường đào tạo chuyên
biệt về an toàn thông tin, chưa có nhiều khóa học cung cấp cho học viên đầy đủ các
kiến thức chuyên môn, các kỹ năng phòng chống hacker từ căn bản đến chuyên sâu
2.2.2 Giới thiệu chung về ngân hàng MHB và chi nhánh Bắc Ninh
GVHD: ThS. Nguyễn Quang Trung SVTH: Nguyễn Thị Vân Anh
19
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Hệ thống thông tin kinh tế
GVHD: ThS. Nguyễn Quang Trung SVTH: Nguyễn Thị Vân Anh
Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long (MHB) được thành
lập năm 1997 theo quyết định 769/TTg của Thủ tướng Chính phủ; chính thức đi
vào hoạt động từ năm 1998 với mục tiêu ban đầu là huy động vốn, cho vay hỗ
trợ sắp xếp, chỉnh trang lại khu dân cư, quy hoạch và xây dựng các khu đô thị
mới để cải thiện điều kiện về nhà ở cho nhân dân. Đến năm 2001, Thủ tướng
Chính phủ đã ký quyết định số 160/2001/QĐ-TTg phê duyệt đề án tái cơ cấu
MHB nhằm xây dựng MHB thành một ngân hàng thương mại hoạt động đa
năng, đóng vai trò chủ đạo trong cho vay phát triển nhà ở, xây dựng kết cấu hạ
tầng, hoạt động an toàn, hiệu quả. MHB cung cấp đầy đủ các sản phẩm, dịch vụ
tài chính của một ngân hàng hiện đại. Cho đến nay, MHB đã nhận được sự tín

nhiệm rất lớn từ khách hàng.
Ngày 20/7/2011, Ngân hàng MHB đã tiến hành đấu giá cổ phần lần đầu ra
công chúng (IPO) thành công với 17,74 triệu cổ phần được đấu giá với 3.744
nhà đầu tư cá nhân và tổ chức tham gia.
Ngân hàng MHB được Ngân hàng Nhà nước xếp vào nhóm những tổ chức
tín dụng hoạt động lành mạnh, ổn định, an toàn và được cấp mức tăng trưởng tín
dụng cao nhất trong năm 2012. Năm 2011, cũng là năm thứ 5 liên tiếp MHB
vinh dự nhận giải Thương hiệu mạnh tại Việt Nam.
So với các ngân hàng thương mại nhà nước khác, MHB là ngân hàng trẻ
nhất, nhưng lại có tốc độ phát triển nhanh nhất. Sau gần 14 năm hoạt động, tính
đến năm 2011, tổng tài sản của MHB,đạt gần 50.000 tỷ đồng (tương đương 2,3
tỷ USD), tăng gấp 160 lần so với ngày đầu thành lập.
Ngân hàng MHB là ngân hàng thương mại nhà nước được xếp vào hạng
đặc biệt và được xếp vào nhóm những tổ chức tín dụng hoạt động lành mạnh , ổn
định , an toàn và được cấp mức tăng trưởng tín dụng cao nhất năm 2012. Mạng
lưới chi nhánh của MHB đứng thứ tám trong các ngân hàng thương mại ở Việt
Nam với gần 230 chi nhánh và các phòng giao dịch tại hầu hết các tỉnh, thành
trọng điểm trên cả nước. MHB duy trì và phát triển mối quan hệ đại lý với
khoảng 300 ngân hàng nước ngoài tại hơn 50 quốc gia trên thế giới.
Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Bắc Ninh
được thành lập theo Quyết định số 188/QĐ - NHNN ngày 27/01/2006 của Thống
đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Quyết định số 08/2006/QĐ - NHN -
HĐQT ngày 08/02/2006 của Chủ tịch HĐQT Ngân hàng phát triển nhà đồng
bằng sông Cửu Long.
Hiện nay ở chi nhánh có các hoạt động như sau:
- Hoạt động tín dụng ( tính đến cuối năm 2012): tổng dư nợ cho vay toàn
chi nhánh là 98,3 tỷ đồng, trong đó dư nợ ngắn hạn là 40.8 tỷ, dư nợ trung hạn là
20.2 tỷ và dư nợ ngắn hạn là 28 tỷ. Chi nhánh đang tiếp tục xây dựng các chính
20
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Hệ thống thông tin kinh tế

2.2.3 Một số kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng MHB và chi
nhánh Bắc Ninh những năm gần đây
Trong năm 2011, Ngân hàng MHB được Ngân hàng Nhà nước đánh giá
thuộc nhóm các ngân hàng thương mại hoạt động an toàn, lành mạnh, hiệu quả.
 Tình hình hoạt động kinh doanh
Trong những năm qua hoạt động kinh doanh của ngân hàng ngày càng phát triển.
Lợi nhuận tăng theo từng năm, cụ thể như sau:
Bảng 2.1: Tình hình kinh doanh 3 năm gần đây
ĐVT:VNĐ
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Vốn huy động 175.668.750.200 289.711.198.055 334.626.625.438
Dư nợ cho vay 280.136.415.899 380.969.005.311 418.798.535.855
Thu nhập 30.442.561.715 49.146.688.323 81.313.895.985
Chi phí 28.802.894.500 46.058.411.690 76.298.987.081
Lợi nhuận 1.639.667.215 3.088.276.633 5.014.908.904
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh
Với những kết quả đạt được qua sự phân tích trên ta có thể thấy rằng ngân hàng
MHB- Bắc Ninh đã có nhũng thành công nhất định thể hiện ở thu nhập và lợi nhuận
tăng trưởng theo từng năm , quy mô dịc vụ càng được mở rộng, số lượng khách hàng
đến với ngân hàng ngày càng tăng mang lại nguồn lợi cho ngân hàng MHB.
 Chiến lược , định hướng phát triển của ngân hàng trong thời gian tới
- Đẩy mạnh công tác huy động vốn , mở rộng, đa dạng hóa các hình thức huy
động vốn nhằm tăng nhanh nguồn vốn một cách ổn định và vững chắc.
- Tiếp tục mở rộng cho vay các đối tượng thuộc thành phần kinh tế khác nhau,
chú trọng đầu tư cho các hộ kinh doanh và doanh nghiệp vừa & nhỏ.
- Có các giải pháp tích cực trong công tác thu hồi nợ gốc + lãi quá hạn và xử
lý các tài sản đảm bảo.
- Mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ.
- Thực hiện công tác kiểm tra, giám sát trong quá trình cho vay nhằm nâng cao
chất lượng tín dụng , đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh.

- Hiện đại hóa công nghệ để xử lý các nghiệp vụ chính xác , tiết kiệm thời gian
và các chi phí khác.
- Tiếp tục thực hiện nhiệm vụ đào tạo cán bộ, nhân viên tại đơn vị. xây dựng
phong cách giao dịch văn minh , lịch sự nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
- Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ , phát hiện kịp thời những sai
sót để chấn chỉnh kịp thời đảm bảo an toàn tài sản của ngân hàng.
GVHD: ThS. Nguyễn Quang Trung SVTH: Nguyễn Thị Vân Anh
21

×