Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Đề tài Phí nước thải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.75 KB, 24 trang )

\

LỜI MỞ ĐẦU
Nước là một tài nguyên quí của con người. Mọi hoạt động sản xuất sinh hoạt
đều cần dùng nước. Chính vì vậy mà hàng ngày có một lượng lớn nước được tiêu
thụ và đồng thời cũng ngần ấy lượng nước thải được thải ra môi trường. Hà Nội là
một trong những thành phố lớn nhất của Việt Nam. Lượng nước thải của thành phố
thải ra hàng ngày là rất lớn và chủ yếu tập trung vào ba nguồn lớn là: nước thải
sinh hoạt, từ sản xuất và từ bệnh viện. Tuy nhiên , hệ thống sử lí nước thải của
thành phố lại chưa có, còn của các doanh nghiệp thì lại chỉ có một số ít doanh
nghiệp có hệ thống sử lí ,còn lai hầu như là thải trực tiếp ra môi trường từ đó gây
ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng tới sức khoẻ đời sống của nhân
dân, ảnh hưởng tới sản xuất cũng như gây mất mĩ quan đô thi.
Ở Hà Nội hiện nay, khi mà hệ thống thoát nước của thành phố chưa đáp ứng
với mức phát triển hiện nay của thành phố, cũng như quy mô dân số và các cơ sở
sản xuất ở trong thành phố. Do vậy việc thoát nước chủ yếu thông qua việc thải ra
các con sông đào hay các cống trong thành phố. Sông Tô lịch là con sông lớn nhất
trong bốn con sông chảy trong thành phố có nhiệm vụ tiêu thoát nước trong thành
phố là sông Sét, Lừ, Kim Ngưu và Tô Lịch. Nó là con sông ô nhiễm nhất và cũng
là con sông có nhiều vấn đề liên quan đến môi trường do số lượng dân cư sống hai
bên bờ sông là khá đông đúc.
Sông tô Lịch hiện nay đang là con sông mà hệ thống nước mặt đang bị ô
nhiễm nghiêm trọng nhất ở Hà Nội hiện nay. Nhà Nước và thành phố hiện nay
cũng đang thực hiện nhiều biện pháp nhằm cải tạo môi trường sông và nước thải
của thành phố vào con sông này, mà đây lại là loại hình không có thu để tự trang
trải.
Theo nghi Định 67/2003NĐ-CP của chính phủ từ 1/1/2004 trở đi bắt đầu thực
hiện thu phí nước thải. Xuất phát từ thục tế môi trường sông Tô Lịch và mục đích
của việc thu phí là: nhằm nâng cao nhận thức của các tổ chức và nhân dân, tăng
cường kiểm soát ô nhiễm, góp phần đảm bảo sự phát triển bền vững, làm trong
sạch môi trường.


Trang 1
\
Chế độ thu phí sẽ hỗ trợ và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp áp dụng các
biện pháp phòng ngừa ô nhiễm, sản xuất sạch hơn bằng công nghệ tiên tiến, nhằm
giảm thiểu lượng ô nhiễm môi trường, nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lượng
sản phẩm. Việc thu phí còn giúp phục vụ cho công tác quản lí môi trường và cải
thiện môi trường.
Với những mục đích đó, em muốn tìm hiểu xem thực tế với viêc thu phí
nước thải hiện nay có thực hiện được những mục đích đã nêu ở trên hay không.
Mà cụ thể ở đây là việc cải thiện môi trường tại sông Tô Lịch, nâng cao thể ở đây
là chất lượng nước có được cải thiện hay không và qua đó hiểu thêm những kiến
thức đã được học tại trường kết hợp với thục tế đang diễn ra. Từ đó cái cái nhìn
toàn diện, cách đánh giá các vấn đề môi trường, nâng cao nhận thức và hiểu biết.
Em xin cám ơn thầy giáo Lê Trọng Hoa và thầy Nguyễn Thế Chinh đã giúp
em hoàn thành đề án này

Trang 2
\
PHẦN I: CƠ SỞ LÍ LUẬN
I: Khái niệm
1: Thuế pigou
Pigou là người đầu tiên có sáng kiến áp dụng cách tiếp cận kinh tế và việc
giải quyết ngoại ứng do ô nhiễm môi trường. ông đã đưa ra ý tưởng về việc đánh
thuế với những người gây ô nhiễm. Đây là loại thuế thay vì đánh vào đầu ra sản
phẩm, người ta đánh cho mỗi đơn vị phát thải ô nhiễm đầu vào.
2:Phí
Một dạng của thuế pigou, là loại phí đánh vào lượng chất thải thực tế
người sản xuất. để xác định mức phí người ta căn cứ vào chi phí cần thiết để làm
giảm một đơn vị ô nhiễm.
Pháp lệnh về phí và lệ phí của Uỷ Ban thường Vụ Quốc hội khoá 10 (số

38/2001 PL-UBTVQH 10 ngay 28/8/20001 ) qui định: “phí là khoản tiền mà tổ
chức, cá nhân phải trả khi được một tổ chức, cá nhân khác cung cấp dịch vụ được
qui định trong danh mục phí”.
Danh mục phí thuộc lĩnh vực môi trường được qui định tại mục A . Khoản
10 pháp lệnh gồm 11 khoản trong đó các loại phí liên quan tới môi trường như sau:
- Phí bảo vệ môi trường
- Phí thẩm định báo cáo tác động môi trường
- Phí vệ sinh.
- Phí phòng chống thiên tai.
- Phí sử dụng an toàn bức xạ.
- Phí thẩm định an toàn bức .
Riêng phí bảo vệ môi trường được tại nghị định số 57/2002NĐ-CP ngày
3/6/2002 của chính phủ qui định chi tiết thi hành pháp lệnh phí và lệ phí qui định
thành 6 loại như sau.
- Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.
- Phí bảo vệ môi trường đối với xăng dầu, khí thải từ việc sử dụng than đá và
các nguyên liệu khác.
- Phí bảo vệ môi trường với chất thải rắn.
- Phí bảo vệ môi trường tiếng ồn.
Trang 3
\
- Phí bảo vệ môi trường đối với sân bay, nhà ga bến cảng, phí bảo vệ môi
trường với viêc khai thác dầu mỏ, khí đốt và khoảng sản khác.
Như vậy phí bảo vệ môi trường nói chung và phí nước thải nói riêng có thể
được hiểu là một khoản nghĩa vụ tài chính mà các tổ chức, cá nhân phải trả khi
được hưởng một dịch vụ về môi trường. Có thể nói đây là một công cụ quản lí cần
thiết cho các nhà hoạch định chính sách cũng như các nhà quản lí nhằm đạt được
các mục tiêu môi trường. Và đây cũng là nghĩa vụ của các doanh nghiệp, các tổ
chức và là một nhu cầu tất yếu của xã hội nhằm đảm bảo vệ môi trường.
II. Việc cần thiêt sử dụng phí nước thải.

Việc sử dụng phí nước thải là cần thiết và phù hợp với thực tế chung của thế
giới cũng như tình hình phát triển kinh tế của nước ta trong những năm trở lại đây.
Xuất phát từ thực tê cuộc sống của con người gắn liền với môi trường tự nhiên mà
trong quá trình phát triển kinh tế hiện nay đang gây ô nhiễm môi trường nghiêm
trọng ảnh hưởng tới những khu vực có người dân sống quanh khu vực ô nhiễm.
Kinh ngiệm thực tế của của các nước trên thế giới cho thấy việc nhà nước
dùng các công cụ kinh tế mà cụ thể ở đây là phí nuớc thải là một biện pháp hữu
hiệu trong việc bảo vệ môi trường. Những nước này thu được nhiều thành công cải
thiện môi trường hiện tại, bảo vệ môi trường hiện có.
Trung Quốc là một quốc gia nước đang phát triển, có xuất phát điểm về
kinh tế giống với Việt Nam, nhưng họ đã có một hệ thống phí phạt do vi phạm tiêu
chuẩn môi trường. Hệ thống này bao gồm hơn 100 mức phí đánh vào các nguồn
gây ô nhiễm môi trường với nước thải, khí thải, phế thải, tiếng ồn và các loại khác.
Lệ phí từ ô nhiễm nước chiếm 70% tổng lệ phí thu được. Lệ phí nay được tính từ
năm 1979 bằng việc thử nghiệm ở thành phố Suzhan. Kết quả là đã làm giảm tới
60,4% tổng lượng chất gây ô nhiễm thải ra trong giai đoạn 1979-1986. Lệ phí được
qui định theo nguyên tắc sau:
+ Lệ phí cao hơn một chút so với chi phí vận hành thiết bị
+ Lệ phí thay đổi theo số lượng, nồng độ và loai chất gây ô nhiễm
được thải ra
Trang 4
\
+ Lệ phí ô nhiễm áp dụng cho việc xả thải nước thải công nghiệp đối
với chất gây ô nhiễm nhất định nào đó được tính bằng cách nhân với lượng nồng
độ chất gây ô nhiễm vượt quá tiêu chuẩn.
Malaysia một nước trong khu vực, vào giữa những năm 1979, chính phủ
Malaysia đã tiến hành áp dụng hệ thu phí đối với ngành chế biến dầu cọ thô, chế
biến cao su tự nhiên và các hoạt động khai hoang. Hệ thống này được thiết lập trên
cơ sở các tiêu chuẩn về nồng độ cho phép trong nước thải cảu các chất gây ô
nhiễm. Các lệ phí ấn định cho việc xả thải các chất gây ô nhiễm ở dưới mức tiêu

chuẩn. Vượt quá mức tiêu chuẩn phải bị sử phạt mức nộp lệ phí.
Còn với các quốc gia phat triển OECD áp dụng phí đánh vào nguồn gây ô
nhiễm nước, loại phí này được áp dụng riêng không liên quan gì đến hệ thống xử lí
nước thải từ các nhà máy xí nghiệp. ở hầu hết các nước OECD phí sử dụng hệ
thống thoát nước thải là công trình công cộng, chịu sự quản lí và giám sát của
chính quyền địa phương. Do đó, các hộ gia đình và cơ sở sản xuất thường phải trả
lệ phí do sử dụng hệ thống công cộng này.
Từ kinh nghiệm, cũng như thực tế của các quốc gia đã làm trước chúng ta có
thể thấy rằng, phí bảo vệ ô nhiễm môi trường nói chung và phí nước thải nói riêng
được áp dụng là một thực tế khách quan và cũng là xu hướng chung và tất yếu của
thế giới
Còn với nước ta phí bảo vệ môi trường có mục đích khuyến khích các nhà
sản xuất, kinh doanh đầu tư giảm thiểu ô nhiễm, thay đổi hành vi ô nhiễm theo
hướng tích cực cho môi trường, có lợi cho môi trường. Ngoài ra phí bảo vệ môi
trường còn có mục đích khác là tạo thêm nguồn thu cho ngân sách nhà nước để
đầu tư khắc phục và cai thiện môi trường. Với mục đích này, phí bảo vệ môi
trường là công cụ kinh tế được xây dựng trên nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải
trả tiền đóng góp tài chính để khắc phục ô nhiễm môi trường và cải thiện môi
trường ” và ai hưởng lợi từ việc môi trường trong lành phải đóng phí khắc phục ô
nhiễm.
II.1. Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền (PPP).
Nguyên tắc này bắt nguồn từ sáng kiến do tổ chức hợp tác kinh tế và phat
triển (OECD) đề ra vào các năm 1972 và 1974. PPP qui định năm 1972 có quan
Trang 5
\
điểm những tác nhân gây ô nhiễm phải trả mọi chi phí cho hoạt động kiểm soát và
phòng chống ô nhiễm. PPP năm 1974 chủ trương rằng, các tác nhân gây ô nhiễm
thi ngoài việc tuân thủ theo các chỉ tiêu đối với việc gây ô nhiễm thì còn phải bồi
thường thiệt hại cho những người bị thiệt hại do ô nhiễm này gây ra. Nói tóm lại,
theo nguyên tắc PPP thì người gây ô nhiễm phải chịu mọi khoản chi phíđể thực

hiện các biện pháp làm giảm ô nhiễm do chính quyền thục hiện, nhằm đảm bảo
môi trương ở mức chấp nhận được.
II.2. Nguyên tắc người hưởng lợi phải trả tiền(BPP)
Nguyên tắc BPP chủ trương rằng việc phòng ngừa ô nhiễm và cải thiện môi
trường cần được bảo trợ bởi những người muốn thay đổi hoặc những người không
phải trả giá cho việc gây ô nhiễm. Nguyên tắc BPP cũng tạo ra một khoản thu cho
nhà nước, mức phí tính theo đầu người càng cao và càng nhiều người nộp thì số
tiền thu được càng nhiều. Số tiền thu được từ BPP được thu theo nguyên tắc các cá
nhân muốn bảo vệ môi trường và những cá nhân không phải trả cho việc gây ô
nhiễm nhưng khi môi trường được cải thiện họ là những người được hưởng lợi cần
đóng góp. Tuy nhiên số tiền này không trực tiếp do người hưởng lợi tự giác trả mà
phải một chính sách do nhà nước ban hành qua thuế hoặc phí buộc những người
hưởng lời phải đóng góp, nên ngưyên tắc BPP chỉ khuyến khích việc bảo vệ môi
trường một cách gián tiếp.
Đây là nguyên tắc có thể được sử dụng như một định hướng hỗ trợ nhằm đạt
được mục tieu môi trường, dù đó là bảo vệ hay phục hồi môi trường. Tuy nhiên
hiệu quả môi trường có thể đạt được hay không, trên thực tế phụ thuộc vào mức lệ
phí, số người đóng góp và khả năng sủ dụng tiền hợp lí.
Trang 6
\
III. Nguyên tắc xác định phí nước thải.
Theo nghị định 67/2003/NĐ-CP của chính phủ ban hành việc thu phí nước
thải và thông tư 125/2003/TTLT-BTC-BTNMT hướng dẫn thi hành nghị định 67.
Nghị định 67 quy định về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải; chế độ thu,
nộp, quản lí và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với nước thải. Còn thông tư 125
hướng dẫn thi hành nghị định 67. trong đó quy định rõ đối tượng phải chịu phí bảo
vệ môi trường với nước thải và cách tính phí.
Đối với nước thải công nghiệp cách tính phí được tính:
Số phí = tổng lượng nước thải * hàm lượng chất gây ô nhiễm trong nước
thải(mg/l)*10

-3
* mức thu đối với chât gây ô nhiễm ra MT(đồng/kg)
Đối với sinh hoạt:
Số phí = lượng nước sử dụng * giá bán(đồng/m
3
) * tỉ lệ thu phí(%)
Qua các văn bản pháp luật có thể thấy phí nước thải nước ta được tính dựa
vào các tiêu chí:
+ Tổng lượng thải
+ hàm lượng các chất gây ô nhiễm có trong nước tính bằng mg/l
+ Đặc tính các chất gây ô nhiễm. Mỗi chất gây ô nhiễm khác nhau có một
mức thu phí tối đa và tối thiểu khác nhau, tuỳ theo mức độ độc hại của mỗi loại
chất và được quy đinh tại nghị định 67. Các chất gây ô nhiễm chủ yếu được qui
đinh trong luật là: BOD, COD, TSS, Hg, Pb, As, Cd.
Stt
Chất gây ô nhiễm có trong nước thải
Mức thu
(đồng/kg chất gây ô nhiễm có trong
nước thải)
Tên hoá chất Kí hiệu Tối thiểu Tối đa
1 Nhu cầu ô xy sinh hoá A
BOD
100 300
2 Nhu cầu ô xy hoá học A
COD
100 300
3 Chất rắn lơ lửng A
TSS
200 400
4 Thuỷ ngân A

Hg
10.000.000 20.000.000
5 Chì A
Pb
300.000 500.000
6 Arsenic A
As
600.000 1.000.000
7 Cadmium A
Cd
600.000 1.000.000
Việc thực thi phí nước thải ở nhiều nước trên thế giới đã thu được nhiều
thành tựu đáng khích lệ. Do đó việc thực thi phí nước thải với nước ta cũng có
Trang 7
\
nhiều ảnh hưởng tác động đến môi trường nước mặt. Mà cụ thể ở đây là nước mặt
và môi trường sông Tô Lịch. Nó có thể giúp mọi người nâng cao ý thức bảo vệ
môi trường. Nhà nước và địa phương có thêm nguồn thu từ đó đầu tư trở lại vào
môi trường nhằm bảo vệ môi trường. Kích thích các doanh nghiệp đầu tư vào hệ
thống sử lí nước thải hoặc đổi mới công nghệ nhằm làm giảm lượng ô nhiễm, từ đó
nâng cao chất lượng môi trường.
Hiện nay tổng lượng nươc thải sinh hoạt của khu vực nội thành Hà Nội
khoảng 500.000m
3
/ngày đểm trong đó có khoảng 100.000m
3
ngày đêm là nước thải
của các cơ sở công nghiệp, dịch vụ, bệnh viên. toàn bộ lượng nước thải này được
tiêu thoát chủ yếu qua 4 con sông chính cẩu thành phố là: sông Tô Lịch, sông Sét,
sông Kim Ngưu và sông Lừ. Nước thải sinh hoạt phần lớn qua sử lí sơ bộ tại các

bể tự hoại trước khi thải vào tuyến cống chung, kênh, mương, ao, hồ. Tuy nhiên
các bể tự hoại này làm việc kém hiệu quả do xây dựng không đúng quy cách,
không hút phân cặn thường xuyên nên hàm lượng chất bẩn trong nước cao, gây
ảnh hưởng xấu trong chất lượng nước trong các kênh mương.
Sông Tô lịch là con sông lớn nhất trong bốn con sông tiêu thoát nước chính
của thành phố Hà Nội. Qua đánh giá thực tế ban đầu bằng việc quan sát trực tiếp
sông, có thể nói sông đang bị ô nhiễm nặng dù mùa khô hay mùa mưa. vào những
ngày nóng bức mùi từ sông bốc lên gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống, sức
khoẻ, cũng như sản xuất của ngưòi dân hai bên bờ sông. Không những thế nó còn
gây mất mĩ quan đô thị làm giảm hình ảnh thủ đô cũng như môi trường của thành
phố.
Tuy nhiên với việc áp dụng phí nước thải với các cơ sở sản xuất và các hộ
gia đình, sẽ có những tác động tích cực tới môi trường. Phí nước thải có thể buộc
các doanh nghiệp phải làm giảm lượng gây ô nhiễm, từ đó nâng cao chất lượng
môi trường. Với nguồn thu từ phí nước thải, chinh phủ có thể đầu tư trở lại môi
trường thực hiện các công việc khảo sát đo đạc, lập báo cáo, thực hiện các công
việc quản lí cũng như các công trình về môi trường. Khuyến khích các doanh
nghiệp thực hiện các biện pháp cũng như xây dựng hệ thống sử lí nước thải, đổi
mới công nghệ.
Trang 8
\
Song vấn đề đặt trong giai đoạn đầu của chương trình thu phí ô nhiễm đối
với nước thải là có thể xác định phí nói trên với tất cả các cơ sở sản xuất gây ô
nhiễm ở Hà Nội hay không?

Trang 9
\
PHẦN II. HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM
I. Khái quát chung
I.1. Đặc điểm tự nhiên của thành phố Hà Nội

Hà nội nằm ở 20 độ 57 phút vĩ bắc và 105 độ 35 phút – 106 độ 25 phút độ
kinh đông. Từ bắc xuống nam dài nhất khoảng 93 km, từ đông sang tây rộng nhất
khoảng 30 km.
Hà Nội nằm trong vùng nhiệt đới gío mùa, độ ẩm trung bình trong năm là 81-
82% tháng cao nhất vào khoảng 85-86%. Nhiệt độ trung bình có chiều hướng tăng,
năm 1985 là 23,5 độ C, từ năm 1990-1995 nhiệt độ trung binh là 24 độ C ( có năm
lên tới 24,1 độ C ) hàng năm bình quân có từ 8-10 cơn bão và áp thấp nhiệt đới đi
qua. Tổng lượng mưa trong năm, theo thống kê thì trong những năm gần đây có
nhiều biến động, tuy nhiên trung bình hàng năm khoảng 1500 mm. Số ngày mưa từ
140-160 ngày trong năm.
Sông Tô Lịch thuộc nội thành Hà Nội, nó dài 13.5 km rộng từ 30-40m sâu
khoảng từ 3-4 m. Đầu nguồn bắt đầu từ kênh đào cũ Thụy Khê thuộc khu vực
Phan Đình Phùng. Nó qua Từ Liêm và dịa hạt quận Thanh Trì rồi cùng ba con
sông khác chảy đổ vào sông Nhuệ qua Đầm Thanh Liệt. Sông được cải tạo bằng
nguồn vốn vay ODA, hai bên bờ sông được thành phố cải tạo có xây kè đá và các
hệ thống thoát nước thải trực tiếp vào trong lòng sông qua rất nhiều các ống cống
lớn nhỏ của các hộ dân cư và các doanh nghiệp trên địa bàn.
Tình trạng ô nhiễm do nước thải của thành Phố Hà Nội. Nước thải của thành
phố Hà Nội thải ra hệ thống thoát nước hàng ngày khoảng 500.00m
3
ngày/đêm
trong đó có khoảng 100.000 m
3
ngày/đêm là nước thải công nghiệp, của các cơ sở
dịch vụ và bệnh viện
Thực trạng ô nhiễm tại sông Tô Lịch
Sông Tô Lịch là con sông lớn nhất trong bốn con sông và cũng là con song
bị ô nhiễm nặng nhất, điều này được thể hiện thông qua nước thải đổ vào sông Tô
Lịch mỗi ngày là 242.506m
3

ngày/đêm. Trong đó nước thải công nghiệp của các
nhà máy trên địa bàn Hà Nội là 68.206m
3
ngày/đêm, ttổng lượng nước thải của
khu cục công cộng và bệnh viện là 43.300 m
3
ngày/dêm.
Trang 10
\
Do Hà Nội chưa có hệ thống xử lí nước thải, nên nước thải được đổ trực
tiếp qua các con sông và qua các hồ. Mặc dù hệ thống này có khả ngăng tự làm
sạch rất lớn, nhưng do mức độ ô nhiễm quá cao đẫn tới khả năng này hầu như
không còn được phát huy được nữa mà một phần do tốc độ đô thị hoá quá nhanh.
Năm 1996 sông Tô Lịch tiếp nhận chỉ khoảng 3000m
3
nước thải từ 30.000 hộ gia
đình và 22000m
3
từ 33 nhà máy.
Nhìn vào bảng 1 về nồng độ một số chất ô nhiễm có trong nước thải
Bảng 1. Tình trạng ô nhiễm sông Tô Lịch
Các chỉ tiêu Vị trí Cầu Mới Vị trí Nghĩa đô
Ph 7.7-8.2 7.5
Chất rắn lơ lửng (mg/l) 230-570 211
CDO (mg/l) 183-325 149
BOD (mg/l) 21-120 40.2
NO
3
(mg/l) 0.39 0.61
NH

4
(mg/l) 5.3-17.1 9.6
H
2
S (mg/l) 3.2
Nguồn: Đinh Văn Sâm năm 1996
Sông Tô lịch có độ ô nhiễm cao như vậy có thể kể ra đây một số nguồn thải
chính là:
Bệnh viện Lao.
Bệnh viện nhi Thuỵ Điển.
Bệnh viện phụ sản.
Bệnh biện giao thông.
Nhà máy giầy Thượng Đình.
Nhà máy cao su Sao Vàng
Nhà máy lever Haso
Nhà máy bóng đèn.
Nhà máy bia Hà Nội.
Nhà máy Trung Kính
Nhà máy nhựa Đại kim
Nhà máy Sơn tổng hợp.
Ngoài những bệnh viện đã thống kê ở trên sông còn tiếp nhận những nguồn
nước thả từ sinh hoạt với khối lượng nước lớn và không kém phần độc hại. Phần
Trang 11
\
lớn nước thải ra sông đều không qua sử lí và được thải trực tiếp hoặc gián tiếp gây
làm tăng nồng độ các chất dinh dưỡng, nghiêm trọng nhất là nước thải của các
bệnh viện, nhà máy. Đây là nguồn gây ra ô nhiễm chínhchô nươớc sông, làm cho
quá trình xử lí sinh học bị giới hạn hoặc bị quá tải và có thể bị huỷ hoại hoàn toàn
do các chất hữu cơ và các chất thải công nghiệp độc hại. Các chất hữu cơ như
phốtpho và nitơ là lí do chủ yếu là cho nước sông phì dinh dưỡng.

Sự quá tải của rác thải là nguyên nhân chính gây ra ngăn cản dòng sông, làm
cho lòng sông bị thu hẹp đáng kể, tăng khả năng ngập úng, tăng lươợng bùn đáy
sông. Mặc dù sông đã được cải tạo bằng việc xây dựng kè đá hai bên bờ sông
nhằm làm giảm lượng rác thải xuống sông cũng như các loại đất đá và tạo một
cảnh quan mới cho phù hợp với sự phát triển của thành phố. Thành phố sử dụng
nguồn vốn vay ODA của Nhật Bản song vẫn chưa thấy có dấu hiệu khả quan nào
đối với môi trường tại sông Tô Lịch, đặc biệt khi sông nằm trong lòng thủ Đô Hà
Nội và nó sẽ gây ảnh hưởng đến hình ảnh một thủ đô tươi đẹp của nước ta, hướng
tới văn minh hiện đại. Việc ô nhiễm của sông Tô Lịch gây ảnh hưởng nghiêm
trọng không chỉ tới dân cư sống hai bên bờ sông mà con gây ảnh hưởng tới các
khu vực xung quanh, khi mà ỏ hai bên bờ sông có nhều trưòng học và một số bệnh
viện và đây cũng là một điểm có giao thông đi lại với cường độ lớn của thành phố.

Bảng 2: Tình trạng ô nhiễm sông tô lịch năm 1999-2000 tại Cầu Mới
Chỉ tiêu đơn vị 1999 2000
TCVN5942-
1995B
DO mg/l 1.78 0.4 >=2
BOD
5
mg/l 18.5 27 <25
COD mg/l 36.8 89 <35
SS mg/l 47 36.8 80
NH
4
+
mg/l - 27 1
Coli-form PC/100ml - 49.10
5
10000

Trang 12
\
Do đặc điểm khí hậu miền Bắc là nhiệt đới gió mùa một năm chia làm hai
mùa rõ rệt mùa khô và mùa mưa. vào mùa mưa lượng mưa tuơng đối lớn, trong
khi đó mùa khô hạn chế hơn. Do đó lượng nước sông Tô Lịch thay đổi theo mùa.
Vì vậy có sự chênh lệch nồng độ các chất ô nhiễm có trong nước.
Bảng 2. Chất lượng nước sông Tô Lịch theo hai mùa.
Chất lượng nước sông Tô Lịch tại cống Bưởi
Các chỉ tiêu (mg/l) Mùa mưa Mùa khô
PH 8.5 8.8
BOD 15.5 18.88
COD 31.2 34
SS 28 38
NO
3
-
0.25 0.45
NH
4
2.33 6.7
Nguồn: Công ty tư vấn xây dựng Hà Nội.
Qua số liệu của bảng trên ta có thể nhận thấy:
a) Về mùa khô, nước sông bị ô nhiễm nặng. Hàm lượng BOD và COD đều
vượt quá chỉ tiêu cho phép, BOD đo dược khoảng 25 mg/ldến 30 mg/l. hàm lượng
các chất hữu cơ NO
3
-
đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép, sông luôn ở tình trạng
thừa dinh dưỡng. Do tập tính lâu đời mà cư dân hai bên dòng sông thường vất rác
xuống lòng sông, nước sông có màu đen, mùi hơi đặc biệt vào những ngày nắng

nóng, rác và rau bèo hai bên bờ sông ngăn cản dòng sông chảy.
b) về mùa mưa nước sông chảy mạnh hơn, lưu tốc độ dòng chảy tăng do ảnh
hưởng của nước mưa đã pha loãng. Song có một thực tế qua phân tích và nghiên
cứu nguồn nước của sông cho thấy nước sông Tô Lịch chủ yếu là nước thải do tốc
độ dòng chảy chậm và tại đầu nguồn của sông tại khu vực đường Hoàng Quốc Việt
cho thấy đầu nguồn của sông không hề bắt nguồn từ bất cứ nguồn nước nào của
thành phố, mà nguồn nước của sông chủ yếu từ các nguồn nước thải chưa qua sử lí
đổ trực tiếp vào sông tạo thành một hệ thống hình thành nguồn nước cho sông Tô
Lịch.
II.2. Nguyên nhân gây ô nhiễm.
Thành phố Hà Nội trong nhiều năm qua không chỉ là một địa phương có tốc
độ phát triển kinh tế cao của đất nước và con là thành phố trong điểm của miền
Bắc trong việc phát triển kinh tế. Chính vì vậy trong nhiều năm qua đã có rất nhiều
Trang 13
\
nhà máy, các công ty, các khu công nghiệp đã mọc lên ở trong thành phố và đi
cùng với sự phát triển ấy là kèm theo các vấn đề về môi trường.
Dân số của Hà Nội mấy năm vừa qua tăng khá nhanh chủ yếu là tăng cơ học
do những người ngoại tỉnh đổ xô về đây tìm việc làm đặc biệt là những lúc nông
nhàn. vì vậy mà thành phố đã đầu tư nhiều cho hệ thống cấp thoát nước của thành
phố mà vẫn không sao đáp ủng nổi nhu cầu về nước sạch của người đân đặc biệt
trong những tháng hè. Thành phố hàng ngày tiêu thụ một lượng nước khá lớn
khoảng 500.000m
3
ngày/đêm và cũng sẽ có khoảng gần ngần ấy nước được thải ra
môi trường. Sông Tô Lịch là con sông chứa nước thải lớn nhất của thành phố,
chính vì vậy mà lượng nước thải đổ vào sông hàng ngày là rất lớn, ngoài ra đây
cũng là nơi tập trung dân cư khá đông đúc của thành phố Hà Nội. Tại hai quận
Thanh Xuân và quận Cầu Giấy nơi đây tập trung khá nhiều cơ sở sản xuất của
quốc doanh lãn ngoài quốc doanh. Đặc biệt ở quận cầu Giấy có khu công nghiệp

Thượng Đình đây là một nguồn gây ô nhiễm lớn khi mà khu công nghiệp này hàng
ngày thải một lượng lớn nước thải vào sông. Không những thế bệnh viện cũng là
một nguồn gây ô nhiễm chính và khá nguy hiểm đến môi trường.
Một nguyên nhân khác là hiện nay thành phố Hà Nội chưa có hệ thống sử lí
nước thải trước khi đổ ra môi trường, con các doanh nghiệp hiện nay thì chưa có
nhiều doanh nghiệp có các hệ thống sử lí nước thải, việc đánh giá tác động môi
trường đối với các dự án ở nước ta vẫn chưa được thực hiện một cách nghiêm túc
khi mà các nhà đầu tư chỉ coi nó là nghĩa vụ chứ chưa coi đây là một vấn đề cần
thiết và quan trọng với môi trường và doanh nghiệp. Dẫn tới khi một nhà máy
được xây dụng xong thì bao nhiêu nước thải chưa qua sử lí đều đổ vào sông hồ.
Theo báo cáo hiên trạng môi trường Hà Nội năm 2003 lượng nước thải trong tổng
số 500.000 m
3
được thải ra môi trường hàng ngày chỉ có khoảng 6% được sử lí và
đạt tiêu chuẩn, số còn lại được thải ra ngoài môi trường. Đây cũng là địa bàn có
nhiều các công ty các doanh nghiệp, các cơ sỏ sản xuất.
Do dân số nước ta đa phần làm nông nghiệp có thói quen tuỳ tiện, trong khi
đó người dân ở hai bên bờ sông tuy sống ở đô thị lớn nhưng đây chỉ là hệ quả của
việc đô thị hoá của nước ta trong mấy năm qua dẫn tới có một số người chưa thoát
khỏi tập quán cũ thường xuyên vứt rác xuống dòng sông. Có thể nói lòng sông Tô
Trang 14
\
Lịch ngoại trừ việc ô nhiễm nước thải còn có cả ô nhiễm rác thải. Hàng ngày các
công nhân của công ty môi trường Hà Nội đều phải đi vớt rác từ dưới lòng sông.
Ngoài ra còn từ một số nguyên nhân khác gây nên ô nhiễm của sông.
Qua phân tích cho thây thành phâng các chất ô nhiễm có trong nước sông
bao gồm nhiều loại chất khác nhau nhưng chủ yếu gồm những loại chất sau: BOD,
COD, Hg, Pb, chất rắn lơ lửng(SS), coliform, nitơ tổng hợp NH
4
+

PH, DO v.v…
các chất này có nồng độ tuỳ thuộc vào tùng vị trí đo tại sông Tô Lịch và cũng tuỳ
thuộc vào từng mùa.
Trang 15
\
PHẦN III. THU PHÍ
I: Văn bản pháp luật
Để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, hoà nhập với các hoạt động
BVMT trong khu vực và trên toàn cầu. Quốc hôi thông qua luật bảo vệ môi
trươờng ngày 27/12/1993 và luật chính thức có hiệu lực ở Việt Nam ngày
10/1/1994. khi nước ta có luật bảo vệ môi trường đã có một số quy địn về phí và lệ
phí được quy định tai các văn bản tiếp theo là các nghị định 175/CP và nghị định
67/2003/NĐ-CP.
Theo nghị định 175/CP ban hành ngày 18/10/1994, tại điều 32 có quy định,
nguồn tài chính cho nhiệm vụ bảo vệ môi trường gồm phí thẩm định báo cáo đánh
giá tác động môi trường của cá công trình kinh tê-xã hội; phí bảo vệ môi trường do
các tổ chức, cá nhân sử dụng, thành phần môi trường vào mục đích sản xuất kinh
doanh đong góp theo quy định của bộ tài chính.
Tiếp sau đó chính phủ ra nghị định 67/2003/NĐ-CP ngày 13/6/2003 và
thông tư 125/2003/TTLT-BTC-BTNMT ngày 18/12/2003. Trong đó nghị định 67
nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường từ nước thải, sử dụng tiết kiệm nước sạch tạo
nguồn kinh phí cho quỹ bảo vệ môi trường thực hiện việc bảo vệ, khắc phục ô
nhiễm môi trường. Nghị định này quy đinh về phí bảo vệ môi trường với nước
thải, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường với nứoc thải, các
đối tượng phải chịu phí. Còn thông tư 125 hướng dẫn thực hiện nghị định 67, trong
đó quy đinh rõ hơn về các đối tượng chịu phí cũng như phưong thức thu, cách thu
cùng phương pháp tính toán mức thu cũng như cách quản lí và sủ dụng nguồn thu
trên.
II. Đối tượng áp dụng.
Các đối tượng phải nộp phí bảo vệ môi trường được quy định trong nghị

định 67 và thông tư 125 là:
a) Nước thải từ cơ sở sản xuất công nghiệp.
- Cơ sở chế biến thực phẩm nông, lâm, thủy, hai sản: cơ sở hoạt độg giết mổ
gia súc.
- Cơ sở sản xuất rượu bia, nước giải khát: cơ sỏ thuộc da, tái chế da.
Trang 16
\
- Cơ sở sản xuất thủ công nghiệp trong các làng nghề;
- Cơ sở chăn nuôi công nghiệp tập trung;
- Cơ sở cơ khí, sửa chữa ô tô xe máy tập trung.
- Cơ sở khai thác chế biến khoáng sản.
- Cơ sở nuôi tôm công nghiệp; cơ sở sản xuất và ươm tôm giống;
- Nhà máy cấp nước sạch; hệ thống xử lí nước thải tập trung.
b) Nước thải sinh hoạt là nước thải ra môi trường từ:
- Hộ gia đình;
- Cơ quan nhà nước
- Đơn vị vũ trang nhân dân;
- Trụ sở điều hành, chi nhánh, văn phòng của các tổ chúc, cá nhân;
- Cơ sở rửa ô tô xe máy; bệnh viện phòng khám chữa bệnh; nhà hàng, khác
sạn;cơ sở sản xuất, kinh doanh các dịch vụ khác;
III. Mục tiêu của việc thu phí bảo vệ môi trường.
Chính sách thu phí bảo vệ môi trường với nước thải công nghiệp đã được
chính phủ ban hành thông qua nghị định 67/2003/NĐ-CP về phí bảo vệ môi trường
với nước thải (bao gồm nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp) ngày
13/6/2003 và chính thức có hiệu lực vào ngày 1/1/2004. bên cạnh đó ngày
18/12/2003, Bộ tài chính và Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành thông tư
liên tịch số 125/2003/TTLT-BTC-BTNTN đẻ hướng dẫn thực hiện nghị định này.
Tuy nhiên cho đến tháng 4/2004 vẫn chưa có địa phương nào trên cả nước thực
hiện thu phí bảo vệ môi trường và phí nước thải với công nghiệp. Và mãi tới tháng
9/2004 mới có tin tức về việc thu phí nước thải của một số địa phương.

Mục tiêu hàng đầu của chính sách thu phí bảo vệ môi trường đối với nước
thải công nghiệp là làm cho doanh nghiệp thay đổi hành vi theo hướng thân thiện
với môi trường; nghĩa là Chính phủ mong muốn doanh nghiệp giảm ô nhiễm, chứ
không đơn thuần là thu được nhiều phí từ phía doanh nghiệp. Tổ chức thực hiện
chính sánh thành công, chính chỉ là nhằm đạt được những mục tiêu đó.
Tuy nhiên muốn đạt đựoc mục tiêu cũng phải có thời gian. Theo các nhà
kinh tế, thời gian trung bình đẻ đạt mục tiêu trên phải mất khoảng 3 năm đẻ có thể
Trang 17
\
nhìn nhận hiệu quả của một chính sách, nó là khoảng thời gian thường dùng cho
‘trung hạn”.
Song thực tế liệu chính sách có thể đạt đựơc mục tiêu làm thoả mãn cả hai
bên hay không ta thử tìm hiểu vấn đề này thông qua một số mô hình lí thuyết. Như
đã nói ở trên việc đánh phí nước thải đối với công nghiệp và việc xác định số phí
dựa vào chi phí cần thiết để giảm một đơn vị ô nhiễm, tức là MAC. Tuy nhiên theo
quyết định của chính phủ, thuế được thu là:
T = tổng lượng nước thải * hàm lượng chất gây ô nhiễm * mức thu phí với
chất gây ô nhiễm đó.
Qua đó ta có thể thấy, việc thu phí nước thải như vậy không khuyến khích
các doanh nghiệp giảm lượng nước thải vì họ thải ra bao nhiêu thì phải đóng phí
bấy nhiêu không hề khuyến khích họ giảm thải. Lúc nay phí nước thải lại cũng chỉ
giống như một loại chi phí sản xuất vì vậy daonh nghiệp tiếp tục sản xuất mà ở đó
sản lượng đạt hiêu quả doanh nghiệp mà không phải là hiệu quả xã hội. Với việc
nhà nước không hề có đưa ra một mức giới hạn nào để khuyến khích doanh nghiệp
giảm thải về điểm giới hạn đó.
Thu phí nước thải được thực hiên nhằm thoả mãn cả hai phiá là người nộp
phí tức doanh nghiệp và nhà quản lí. Mục đích là doanh ngihiệp phải giảm lượng ô
nhiễm nhằm đạt hiệu quả sản xuất, phí môi trường phải thoả mãn là phải bằng với
chi phí giảm thải cận biên. Còn nhà quản lí đạt đựơc mục đích là buộc doanh
nghiệp giảm lượng thải nhằm đạt hiệu quả môi trường, túc môi trường trong sặch

hơn. Với mức phí hiện nay nhà khó mà đạt được cả hai điều trên khi mà nó không
có tác động khuyến khích
Ngoài ra việc xác định một mức phí thải thông nhất như vậy cũng chưa hợp
lí, khi mà từng địa phương nước ta còn có nhiều điều kiện và hoàn cảnh khác nhau
cần có một cơ chế phù hợp với từng vùng từng và địa phương.
Việc thu phí như hiện nay tuy theo lí thuyết không khuyến khích doanh
nghiệp giảm lượng ô nhiễm tức là không làm nâng cao chất lượng nước sông Tô
Lịch. Thu phí xét cho cùng cũng chỉ là một biện pháp kinh tế, đánh vào kinh tế để
các doanh nghiệp phải trích một phàn lợi nhuận làm giảm ô nhiễm môi trường.
Những yếu tố chính ảnh hưởng đến xác suất ảnh hưởng đến việc giảm ô nhiễm của
Trang 18
\
doanh nghiệp kể từ khi chính sách được thực hiện. Về mặt lí thuyết, có 3 yếu tố
chính: quy mô và khả năng tài chính của doanh nghiệp, nhận xét của doanh nghiệp
về chính sách thu phí, ý thức của doanh nghiệp trong việc bảo vệ môi trường.
Doanh nghiệp muốn giảm thiểu tải lượng ô nhiễm so với tải lượng ô nhiễm
hiện tại bằng cách nào đi nữa cũng phụ thuộc vào khả năng tài chính của bản thân
doanh nghiệp. Doanh nghiệp có qui mô lớn và có nguồn tài chính tốt sẽ dễ dành
đầu tư cho hệ thống sử lí, thuê công ty thu gom, và giảm sản lượng… hơn các
doanh nghiệp có quy mô nhỏ và yếu kém về tài chính. Doanh nghiệp có tài chíh
mạnh sẽ dễ dàng thuê đất trong khu vực công nghiệp,dễ dàng trong việc đâut tư
nhà xưởng để di dời ra khỏi khu vực hiện tại hơn các doanh nghiệp yếu kém. Và
giải quyết vấn đề này cần khuyến khích về thuế doanh nghiệp. các doanh nghiệp
vừa và nhỏ có doanh thu thấp do đó có ít tiền và khó đàu tư cho cơ sở hạ tầng và
các kiến thúc kĩ thuật cần thiết để áp dụng các biện pháp kĩ thuật môi trường.
Ý thức doanh nghiệp là một phần quan trọng trong việc đảm bảo được rằng
các chính sách về môi trường có thể được các doanh nghiệp thực hiện. Các doanh
nghiệp thường các biện pháp làm giảm ô nhiễmc môi trường đồng nghĩa với việc
giảm đi lợi nhuận của doanh nghiệp hoặc làm tăng thêm chi phí. Do đó việc thực
hiện nó chỉ có những doanh nghiệp vừa có mục đích kinh tế vừa có “ý thức giữ gìn

môi trường”.
Ý thức bảo vệ môi trường có ảnh hưởng đến hành vi của doanh nghiệp với
môi trường, tuy nhiên việc lượng hoá là rất khó. í thức bảo vệ môi trường có xác
suất rất lớn đến doanh nghiệp thực hiện các biện pháp giảm ô nhiễm khi thông tin
hoàn hảo và biện pháp cưỡng chế mạnh. Tuy nhiên nó không phải là vấn đề quan
trọng mà vấn đề ở đây là phản ứng của doanh nghiệp trước mức phí mà chính phủ
đưa ra. Để có hiệu lực cao mức phí cũng phải cao mới mong đạt được những mục
tiêu đề ra.
Nếu mức phí quá thấp, doanh nghiệp sẽ thích việc đóng phí hơn là tìm cách
giảm thải đầu tư vào một quy trình công nghệ làm giảm ô nhễm. Nếu thực hiện
chính sách này thì chính sách của chính phủ sẽ khó mà đạt được mục đính bảo vệ
trường khi đó chính sách thu phí môi trường sẽ không còn đạt được hiệu quả mong
muốn. Còn nếu thực hiện thu phí quá cao so với chi phí làm giảm lượng nước thải
Trang 19
\
ra môi trường, khi đó các doanh nghiệp thích đầu tư làm giảm lượng thải ra môi
trường, nhưng quá cao sẽ bị nhà sản xuất chống đối, gây mất ổn định vĩ mô.
Phí ô nhiễm môi trường phải đủ mức cao để có hiêu lực đối với mọi đối tượng
tiêu dùng, gây ô nhiễm. Và nó còn là nguồn thu đánh kể để cơ quan chức năng có thể
trang trải các chi phí, đo đạc, thu thập tài liệu và các chi phí khác.
Việc thu phí bảo vệ môi trường được áp dụng cho phù hợp với thực tế từng
địa phương, tỷ lệ thu phí bảo vệ môi trường với nước thải sinh hoạt theo quyết
đinh của hội đồng nhân dân tỉnh thàn phố trực thuộc trung ương các mức thu này
tuỳ thuộc. Tuy nhiên từ tháng 1/1/2004 kể từ khí phí nước thải có hiệu lực và bắt
đầu được áp dụng cho đến nay vẫn chưa có một tỉnh hay thành phố nào thực hiện.
Qua khảo sát thực tế, mọi người hai bên bờ sông Tô Lịch cho biết, họ chua phải
đong phí nước thải mà vãn chỉ áp dung khung giá trước đây. Vì vậy các số liệu cụ
thể về việc thu phí nước thải sinh hoạt hiện nay em chưa tổng hợp được. Song một
số nơi đang tiến hành thực hiện thu phí và thực hiện tính toán mức phí phỉa nộp
với nước thải. Như thành phố Hồ Chí Minh áp dụng thu 250 đồng/m

3
, một số tỉnh
đồng bằng sông Cửu Long tính giá và đề xuất mức thu 400 đồng/m
3
. Tuy mức phí
hiện nay vẫn còn thấp so với khu vực và trên thế giới, nhưng việc thực hiện nó
hiện nay chỉ là bước đầu và tin rằng nó sẽ còn nhiều sửa đổi cho phù hợp với thực
tế.
Còn về vấn đề thu phí nước thải công nghiệp hiên nay thì các tỉnh phía nam
đi trước một bước so với những nơi khác. Thành Phố Hồ Chí Minh đã thu được
160 tỉ đồng tiền phí nước thải công nghiệp, ngoài ra một số tỉnh khác như Khánh
Hoà, Phú Yên, Sóc Trăng cũng đã thu được hàng trăm tỉ đồng tiền phí nước thải.
IV. Khó khăn
Tuy nhiên việc thực hiện thu phí nước thải còn gặp nhiều khó khăn. việc xác
định nồng độ và các chất thải đòi hỏi một quy trình công nghệ hiện đại, nhận thức
của các doanh nghiệp nước ta vẫn chỉ coi đống phí chỉ là một nghĩa vụ một hình
thức bắt buộc. Cho nên nếu có thể né tránh được thì né tránh. Vì vậy mà sự hợp tác
của doanh nghiệp với nhà nước trong việc xác định mức phí của doanh nghiệp
chưa cao. Ngoài ra khi lấy mẫu nước thải có rất hiều yếu tố tấc động khiến việc lấy
mẫu không được chính xác.
Trang 20
\
V. Kiến nghị
Để nhằm nâng cao hiệu quả của việc thu phí nước thải cũng như đạt đựoc
mục đích của thu phí là vấn đè môi trường. Mà cụ thể ở đây là nâng cao chất lượng
nước tại sông Tô Lịch, theo em ngoài biện pháp thu phí trên còn thực thi thêm một
số biện pháp.
Vì nước sông Tô Lịch chủ yếu là nước thải chưa được sử lí nên việc cần
thiết là phải có một nhà máy sử lí nước thải tập trung tại một số địa điểm cụ thể.
Ngoài ra một số biẹnn pháp khác như sủ dụng giấy phép sả thải, theo đó một công

ty tìm cách xả lượng thải theo giấp phép mà mình có được.
Nhà nước nên có nhũng chính sách ưu dãi với nhũng doanh nghiệp gây ô
nhiễm và phải di dời về thuế cũng như về vốn. Thục hiện các phương tiện thông
tin đại chúng đẻ giúp cho moi người và các doanh nghiệp hiểu được tầm quan
trọng của môi trường, từ đó nâng cao ý thúc của doanh nghiệp. sử dụng pháp luật
như là biện pháp cứng rắn với các doanh nghiệp không tuân thủ các vấn đề môi
trường.
Nếu có thể thục hiện, chúng ta có thể đào thêm một đoạn sông tô Lịch nối
liền với sông Hồng. Như thế ta có thể đưa nước từ sông Hồng chảy vào sông Tô
Lịch từ đó làm giảm mức độ ô nhiễm tại sông Tô Lịch, hình thành nên đầu nguồn
của sông và từ đó có thể phân thoát lũ cho sông Hồng khi vào mùa mưa.
KẾT LUẬN
Môi trường là một vấn đề lớn trên thế giới và Việt Nam. Nước ta hiện nay
có một tốc độ phát triển kinh tế cao của khu vực và thế giới, chính vì thế mà trong
những năm gần đay có nhiều vấn đè môi trường nảy sinh ở nước ta. Tình trạng môi
trường ở một số nơi đã lên mức báo động. Quá trình phát triển kinh tế thường đi
kèm với ô nhiễm môi trường. Song nếu ta sử dụng tốt các sông cụ kinh tế thì
chúng ta cũng có thể bảo vệ môi trường.
Hà Nội là thủ đô của Việt Nam là trung tâm văn hoá chinh trị xã hội của đất
nước. Song các sông ở Hà Nội đều bị ô nhiẽm khá nghiêm trong.Hiên trạng môi
trường sông Tô Lịch là đáng báo động nó cho thấy hệ thống cơ sỏ hạ tầng của
thành phố Hà Nội như vậy là chưa tương xứng với sự phát triển của thành phố.
Môi trường sông cũng chính là hình ảnh chung của các con sông tại các thành phố
Trang 21
\
lớn của nước ta hiện nay. Và nếu không có biện pháp khắc phục thì trong chúng ta
sẽ phải gánh chịu hậu quả.
Nhưng trình độ còn hạn hẹp ngoài ra có một số nguồn thông tin vào thời
điểm hiện nay các cơ quan chức năng chưa tổng hợp và công bố được do thời gian
thực hiện thu phí nước thải ở Hà Nội mới được tiến hành. Nên bài viết của em vẫn

còn nhiều phần chưa rõ ràng và thiếu sót chưa có được nhiều thông tin liên quan.
Em rất mong sự chỉ dẫn thêm của thầy để có một bài viết ngày càng tốt hơn về các
vấn đề môi trường.
Em xin cảm ơn.

Trang 22
\
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS Nguyễn Thế Chinh “Giáo trình kinh tế và quản lí môi trường”
NXB thống kê
2. R. Kerry Turner, Đavi Pearce & Ian Bateman “kinh tế môi trường”
3. Sở khoa học công nghệ môi trường Hà Nội “báo cáo hiện trạnh môi trường
Hà nội năm 2003” và “một số ván đề về hiện trạng môi trường và qủn lí môi
trường tại Hà Nội”
4. Trang web của cục bảo vệ môi trường. www.nea.gov.vn
5. Một số văn bản pháp luật liên quan
6. Một số tài liệu báo và tạp chí khác
Trang 23
\
MỤC LỤC
1
L I M U Ờ Ở ĐẦ 1
Trang 24

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×