Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

Giải pháp hoàn thiện quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu phôi thép của công ty cổ phần thép Việt - Ý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (309.11 KB, 46 trang )

Khóa luận tốt nghiệp CN. Nguyễn Vi

LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trường đại học Thương mại nói
chung và các thầy cô trong khoa Thương mại quốc tế nói riêng đã tạo điều kiện cho
em được học tập, truyền đạt cho em những kiến thức, bài học cũng như kinh nghiệm
quý báu về thực tiễn kinh doanh cũng như được rèn luyện kỹ năng và phẩm chất cần
thiết. Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới cử nhân Nguyễn Vi Lê đã tận
tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ để em có thể hoàn thành tốt nhất khóa luận tốt
nghiệp này của mình.
Qua đây, em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các anh chị phòng vật tư - xuất nhập
khẩu (chị Trang, anh Toản, anh Tuấn Anh, ) cùng toàn thể cán bộ công nhân viên
công ty cổ phần Thép Việt - Ý đã tạo điều kiện để em được thực tập và hỗ trợ, cung
cấp, giải đáp cho em những tài liệu, thông tin về xuất khẩu của công ty một cách tối đa
giúp em có những thông tin chính xác, đầy đủ để hoàn thành báo cáo thực tập và khóa
luận tốt nghiệp này.
Dưới góc nhìn của sinh viên, em hy vọng bài khóa luận này sẽ đem lại những ý
kiến, phân tích thực tế về thực trạng cũng như đưa ra hướng hoàn thiện quy trình thực
hiện hợp đồng nhập khẩu phôi thép của công ty CP thép Việt-Ý. Mặc dù em đã cố
gắng hoàn thành đề tài khóa luận này trong phạm vi hiểu biết nhưng vẫn không thể
tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong thầy cô giáo góp ý để bài khóa luận này được
hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 3 tháng 5 năm 2013
Sinh viên thực hiện
Ngô Thị Hải Yến
Khóa luận tốt nghiệp CN. Nguyễn Vi

MỤC LỤC
Khóa luận tốt nghiệp CN. Nguyễn Vi


DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
TT DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ Trang
1 Hình 3.1. Sơ đồ cơ cấu bộ máy QL của Công ty CP Thép Việt Ý 17
2 Bảng 3.1. Trình độ lao động của công ty cCP Thép Việt – Ý 18
3 Bảng 3.2. Hình thức nhập khẩu phôi thép của Công ty 19
4 Bảng 3.3. Cơ cấu thị trường NK qua các năm 2010-2012 20
5 Bảng 3.4. Các mặt hàng NK phôi thép của công ty CP thép Việt-Ý
trong các năm 2010-2012
20
6 Bảng 3.5. Kết quả hoạt động SXKD từ năm 2008 đến năm 2012 22
7 Biểu đồ 3.1. Đánh giá lỗi sai trong làm thủ tục hải quan 24
8 Biểu đồ 3.2. Đánh giá lỗi sai trong thuê PTVT tải chở về kho 25
9 Biểu đồ 3.3. Đánh giá lỗi sai trong nhận hàng và kiểm tra 27
10 Biểu đồ 3.4. Đánh giá lỗi sai trong thanh toán tiền hàng 28
11 Biểu đồ 3.5. Đánh giá lỗi sai trong khiếu nại và giải quyết khiếu nại 29
12 Bảng 3.6. Kết quả hoạt động NK phôi thép của công ty CP thép Việt-Ý
qua các năm 2010-2012
30
13 Biểu đồ 3.6. Thống kê số HĐ sai sót 30
14 Bảng 3.7. Thống kê các sai sót khi thực hiện HĐNK 31
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT TỪ VIẾT TẮT TỪ ĐẦY ĐỦ
1 HĐ Hợp đồng
2 CP Cổ phần
3 XNK Xuất nhập khẩu
4 NK Nhập khẩu
5 HĐNK Hợp đồng Nhập khẩu
6 DN Doanh nghiệp
7 SXKD Sản xuất kinh doanh
Khóa luận tốt nghiệp CN. Nguyễn Vi


8 NH Ngân hàng
9 XK Xuất khẩu
10 PTVT Phương tiện vận tải
11 TCKT Tiêu chuẩn kĩ thuật
12 TH Trường hợp
13 TM và DV Thương mại và dịch vụ
Khóa luận tốt nghiệp CN. Nguyễn Vi

CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ QUY TRÌNH THỰC HIỆN HỢP
ĐỒNG NHẬP KHẨU PHÔI THÉP CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP VIỆT –
Ý.
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay hoạt động thương mại quốc tế ngày càng khẳng định được vị thế quan
trong của mình trong nền kinh tế thế giới, thương mại quốc tế khiến cho các quốc gia
xích lại gần nhau hơn và khoảng cách về địa lý ngày càng thu hẹp. Với tư cách là
thành viên thứ 150 của WTO, Việt Nam sẽ càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế
giới. Là một trong những ngành công nghiệp trọng điểm của Việt Nam, ngành thép
cũng đang đứng trước những thách thức của quá trình hội nhập. Mặc dù được quan
tâm phát triển ngay từ khi mới ra đời nhưng với sự lệch lạc trong quá trình phát triển
đã khiến cho đến nay ngành thép Việt Nam phụ thuộc quá lớn vào nguồn nguyên liệu
nhập khẩu. Các doanh nghiệp thép Việt Nam trong một thời gian dài chỉ quan tâm đến
đầu tư vào các nhà máy cán thép mà bỏ qua đầu tư sản xuất phôi thép để đến nay khả
năng sản xuất phôi của Việt Nam chỉ chiếm 40% nhu cầu trong nước. Với việc phụ
thuộc lớn vào lượng phôi nhập khẩu trong điều kiện có nhiều biến động phức tạp của
thị trường thép thế giới, hoạt động nhập khẩu phôi thép tại Việt Nam có ảnh hưởng rất
lớn đến sự phát triển của ngành thép nội địa.
Vấn đề đặt ra là để tìm những nguồn hang nhập khẩu có chất lượng giá thành
phải chăng đem lại hiệu quả kinh tế cao thì việc thực hiện hợp đồng phải tiết kiệm
được thời gian, chi phí và phát huy tối đa nguồn lực của doanh nghiệp. Vì vậy, đây

cũng chính là những yêu cầu cấp thiết đặt ra nhằm nâng cao lợi ích mà các hợp đồng
nhập khẩu nói chung mang lại.
Bên cạnh những kết quả hoạt động kinh doanh mà công ty đạt được thì trong quá
trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu vẫn gặp nhiều khó khăn về thủ tục hải quan với
biểu thuế phức tạp, không rõ ràng, và chưa cụ thể hóa các danh mục hang nên dễ nhầm
lẫn. Việc kiểm tra và nhận hàng còn tốn nhiều thời gian và công sức của nhân viên.
Đặc biệt trong vấn đề khiếu nại và giải quyết khiếu nại, nếu kết quả kiểm tra hàng hóa
không đúng như hợp đồng thì sẽ trả lại ngay. Bởi vậy việc hoàn thiện quy trình nhập
nhẩu phôi thép đang là một vấn đề vô cùng cấp thiết hiện nay.
1
Khóa luận tốt nghiệp CN. Nguyễn Vi

1.2 .Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu
Từ những yêu cầu cấp thiết như đã đề cập ở trên, em quyết định chọn đề tài “Giải
pháp hoàn thiện quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu phôi thép của công ty cổ
phần thép Việt - Ý” làm đề tài nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp của mình.
1.3 Mục đích nghiên cứu
Mục đích của đề tài này nhằm nghiên cứu thực trạng quy trình thực hiện hợp
đồng nhập khẩu phôi thép tại công ty cổ phần thép Việt Ý ,nghiên cứu những vấn đề
phát sinh, những tồn tại vướng mắc khi thực hiện quy trình đó, tìm ra nguyên nhân,
đưa ra những đề xuất giải pháp khắc phục và hoàn thiện quy trình thực hiện hợp đồng
nhập khẩu phôi thép tại công ty cổ phần thép Việt Ý.
1.4 Đối tượng nghiên cứu
Quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu phôi thép của công ty cổ phần thép Việt Ý
1.5 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu về không gian: tại công ty cổ phẩn thép Việt –Ý
- Phạm vi nghiên cứu về thời gian : nghiên cứu quy trình thực hiện HĐNK phôi
thép của công ty cổ phẩn thép Việt – Ý giai đoạn từ năm 2009 tới 2012
1.6 Phương pháp nghiên cứu
1.6.1 Phương pháp thu thập dữ liệu:

1.6.1.1 Dữ liệu sơ cấp
Phương pháp phỏng vấn chuyên gia: Với phương pháp này em trực tiếp phỏng
vấn trưởng phòng kinh doanh của công ty người trực tiếp chỉ đạo thực hiện quy trình
nhập khẩu đồng thời em còn phỏng vấn thêm đối với giám đốc và đối với một số nhân
viên thực hiện để thấy được những thế mạnh, thành quả đạt được đồng thời cũng rút ra
được những tồn nguyên nhân tồn tại và các yếu tố ảnh hưởng đến quy trình thực hiện
HĐNK của công ty.
Phương pháp điều tra trắc nghiệm : đối với phương pháp này em đã sử dụng các
bảng câu hỏi nhằm tìm hiểu một số thông tin của công ty như: các hình thức nhập
khẩu, QTNK, những khó khăn mà công ty gặp phải trong quá trình thực hiện hợp đồng
nhập khẩu. Các phiếu được phát cho giám đốc, trưởng phòng kinh doanh và các bộ
phận tham gia vào hoạt động XNK của công ty
1.6.1.2 Dữ liệu thứ cấp
Dữ liệu thứ cấp: bao gồm các nguồn dữ liệu bên trong và dữ liệu bên ngoài.
Nguồn dữ liệu bên trong là các báo cáo tài chính từ năm 2009 tới 2012 báo cáo kết quả
xuất khẩu kinh doanh, số lưu hợp đồng và các hợp đồng thầu của công ty.
2
Khóa luận tốt nghiệp CN. Nguyễn Vi

Nguồn dữ liệu bên ngoài: bao gồm các luận văn của khoá trước,tạp chí, sách
chuyên ngành thương mại quốc tế và liên quan tới chuyên ngành thương mại quốc tế
và các website v.v
Mục đích sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp là nhằm tìm hiểu về năng lực và tình
hình hoạt động kinh doanh của công ty, qua đó cũng có thể nhận thấy những tồn tại
trong công tác thực hiện HĐNK của công ty.
1.6.2 Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu
Sau khi thu thâp xong dữ liệu thì tiến hành phân tích xử lý dữ liệu đó. Việc phân
tích xử lý dữ liệu đó rất là quan trọng.
 Dữ liệu sơ cấp
- Xử lý và phân tích các phiếu điều tra qua thống kê lập bảng biểu bằng phần

mềm chuyên dụng excel để tổng hợp các thông tin có được, phục vụ cho việc đánh giá
các quy trình thực hiện HĐNK của công ty CP thép Việt –Ý.
- Bằng câu hỏi phỏng vấn được xử lý theo phương pháp tổng hợp nội dung phù
hợp với vấn đề nghiên cứu. Sau đó tổng hợp các kết quả, từ đó đánh giá thực trạng quy
trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu của công ty CP thép Việt- Ý.
 Dữ liệu thứ cấp
- Phương pháp so sánh: So sánh số liệu giữa các năm 2009 – 2011 để thấy được
những thay đổi trong tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và định hướng phát triển
của công ty
- Phương pháp tổng hợp dữ liệu : Từ những dữ liệu bên trong và bên ngoài công
ty sẽ tiến hành phân tích tổng hợp, gắng liền thực tế và lý thuyết nhằm tìm ra những
tồn tại và nghiên cứu các giải pháp cho công ty.
1.7 .Kết cấu khóa luận
Kết cấu khóa luận gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu phôi
thép của công ty CP thép Việt – Ý.
Chương 2: Cơ sở lý luận chung về quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu phôi
thép của công ty CP thép Việt-Ý
Chương 3 : Phân tích thực trạng quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu phôi thép
của công ty CP thép Việt – Ý.
3
Khóa luận tốt nghiệp CN. Nguyễn Vi

Chương 4 : Định hướng phát triển và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quy
trình thực hiện HĐNK phôi thép của công ty CP thép Việt – Ý.
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUY TRÌNH THỰC HIỆN
HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU PHÔI THÉP CỦA CÔNG TY CP THÉP VIỆT -Ý
2.1. Một số khái niệm cơ bản
2.1.1. Hợp đồng thương mại quốc tế.
Hợp đồng thương mại quốc tế còn gọi là hợp đồng xuất nhập khẩu hoặc hợp

đồng mua bán ngoại thương là sự thỏa thuận giữa các đương sự có trụ sở kinh doanh ở
các nước khác nhau, theo đó một bên gọi là bên xuất khẩu(bên bán) có nghĩa vụ
4
Khóa luận tốt nghiệp CN. Nguyễn Vi

chuyển vào quyền sở hữu của một bên khác gọi là bên nhập khẩu (bên mua) một tài
sản nhất đinh, gọi là hàng hóa; bên mua có nghĩa vụ nhận hàng và trả tiền hàng.
2.1.2.Quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu.
Là quy trình thực hiện một chuỗi các công việc kế tiếp, được đan kết chặc chẽ
với nhau. Bao gồm các khâu như: xin giấy phép nhập khẩu, mỡ L/C, thuê phương tiện
vận tải, mua bảo hiểm, làm thủ tục hải quan, nhận hàng, kiểm tra hàng hóa, thanh toán
tiền hàng nhập khẩu, khiếu nại và giải quyết khiểu nại.
2.2.Một số vấn đề chung về HĐ TMQT
2.2.1.Bản chất.
Bản chất là một hợp đồng mua bán quốc tế, là sự thỏa thuận giữa các nước khác
nhau trong đó quy định bên bán phải cung cấp hàng hóa, chuyển giao các chứng từ có
liên quan đến hàng hóa và quyền sở hữu hàng hóa, bên mua phải thanh toán tiền hàng
và nhận hàng.
2.2.2. Vai trò.
Là một phần không thể thiếu và quan trọng đối với hoạt động xuất khẩu. Hợp
đồng xuất khẩu xác nhận những nội dung giao dịch mà các bên đã thỏa thuận và cam
kết thực hiện các nội dung đó. Vì vậy, hợp đồng xuất khẩu còn là cơ sở để các bên
thực hiện các nghĩa vụ của mình và đồng thời yêu cầu bên đối tác thực hiện các nghĩa
vụ của họ đã thỏa thuận trong hợp đồng.
2.2.3. Đặc điểm.
- Về chủ thể của hợp đồng: chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là
các bên, người mua, người bán có cơ sở kinh doanh đăng kí tại hai quốc gia khác
nhau. Đây là đặc điểm quan trọng nhất.
- Về đồng tiền thanh toán có thể là ngoại tệ đối với một trong hai bên hoặc cả hai bên.
- Về hàng hóa: đối tượng mua bán của hợp đồng được chuyển ra khỏi đất nước

người bán trong quá trình thực hiện hợp đồng.
- Về ngôn ngữ của hợp đồng: Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thường được
ký kết bằng tiếng nước ngoài, trong đó phần lớn là được ký bằng tiếng Anh. Điều này
đòi hỏi các bên phải giỏi ngoại ngữ.
- Về cơ quan giải quyết tranh chấp: tranh chấp phát sinh từ việc giao kết và thực
hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có thể là toà án hoặc trọng tài nước ngoài.
Và một lần nữa, vấn đề ngoại ngữ lại được đặt ra nếu muốn chủ động tranh tụng tại tòa
án hoặc trọng tài nước ngoài.
- Về luật điều chỉnh hợp đồng (luật áp dụng cho hợp đồng): luật áp dụng cho hợp
đồng mua bán hàng hoá quốc tế mang tính chất đa dạng và phức tạp. Điều này có
5
Khóa luận tốt nghiệp CN. Nguyễn Vi

nghĩa là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có thể phải chịu sự điều chỉnh không
phải chỉ của luật pháp nước đó mà cả của luật nước ngoài (luật nước người bán, luật
nước người mua hoặc luật của bất kỳ một nước thứ ba nào), thậm chí phải chịu sự điều
chỉnh của điều ước quốc tế, tập quán thương mại quốc tế hoặc cả án lệ (tiền lệ pháp)
để điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế.
2.2.4. Phân loại hợp đồng thương mại quốc tế
Tùy theo những tiêu chí phân loại khác nhau mà hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế được phân định thành những dạng khác nhau:
2.2.4.1. Xét về thời gian thực hiện.
Xét theo thời gian thực hiên hợp đồng có hai loại hợp đồng:
-Hợp đồng ngắn hạn: thời gian thực hiện hợp đồng là tương đối ngắn và việc giao
hàng chỉ được tiến hành một lần.
-Hợp đồng dài hạn: có thời gian thực hiện tương đối dài mà trong đó việc giao
hàng có thể tiến hành nhiều lần.
2.2.4.2. Xét về quan hệ kinh doanh
- Hợp đồng xuất khẩu: là hợp đồng bán hàng cho thương nhân nước ngoài, thực
hiện quá trình chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa sang cho thương nhân nước ngoài

và nhận tiền hàng.
- Hợp đồng nhập khẩu: là hợp đồng mua hàng của thương nhân nước ngoài, thực
hiện quá trình chuyển giao sở hữu hàng hóa sang cho bên người mua và thanh toán
tiền hàng.
2.2.4.3. Xét theo cách thức thành lập hợp đồng.
Theo tiêu chí này, bao gồm hợp đồng một văn bản hay hợp đồng nhiều văn bản.
- Hợp đồng một văn bản: là hợp đồng trong đó ghi rõ nội dung mua bán, các
điều kiện giao dịch đã thoả thuận và có chữ ký của hai bên.
- Hợp đồng gồm nhiều văn bản: như Đơn chào hàng cố định của người bán và chấp
nhận của người mua; Đơn đặt hàng của người mua và chấp nhận của người bán; Đơn
chào hàng tự do của người bán, chấp nhận của người mua và xác nhận của người bán; Hỏi
giá của người mua, chào hàng cố định của người bán và chấp nhận của người mua.
2.2.4.4. Xét theo hình thức hợp đồng:
Theo tiêu chí phân loại này, Theo Công ước viên 1980 có 2 loại: Hợp đồng bằng
văn bản và hợp đồng miệng. Tại Việt Nam quy định hợp đồng thương mại quốc tế
phải bằng văn bản.
2.2.5. Cấu trúc hợp đồng thương mại quốc tế
Kết cấu hợp đồng xuất khẩu: gồm hai phần chính, phần trình bày chung và phần
các điều khoản hợp đồng.
6
Khóa luận tốt nghiệp CN. Nguyễn Vi

• Phần trình bày chung: là những phần bắt buộc mà hợp đồng nào cũng phải có,
nếu không có thì hợp đồng không có giá trị.Bao gồm:
- Số liệu của hợp đồng (Contract No…).
- Địa điểm và ngày tháng ký kết hợp đồng.
- Tên và địa chỉ của các bên tham gia ký kết hợp đồng.
- Các định nghĩa dùng trong hợp đồng (General definition).
- Cơ sở pháp lý để ký kết hợp đồng.
Từ hai năm trở lại đây, luật Việt Nam có thêm quy định trên hợp đồng phải ghi

rõ tên ngân hàng của người mua, bán và số tài khoản thanh toán.
• Phần các điều khoản của hợp đồng.
* Điều khoản chủ yếu: là các điều khoản cần thiết và bắt buộc cho một hợp đồng,
nếu không có nó hợp đồng không có giá trị pháp lý.
- Điều khoản về tên hàng (Commodity): chỉ rõ đối tượng cần giao dịch, cần phải
dùng các phương pháp quy định chính xác tên hàng. Nếu gồm nhiều mặt hàng chia
thành nhiều loại với các đặc điểm khác nhau thì phải lập bảng liệt kê ( phụ lục) và phải
ghi rõ trong hợp đồng để phụ lục thành một bộ phận của điều khoản tên hàng.
- Điều khoản về chất lượng (Quality): Quy định chất lượng của hàng hoá giao
nhận, và là cơ sở để giao nhận chất lượng hàng hoá, đặc biệt khi có tranh chấp về chất
lượng, thì điều khoản chất lượng là cơ sở để kiểm tra, đánh giá, so sánh và giải quyết
tranh chấp chất lượng.
- Điều khoản về số lượng (Quantity): Quy định số lượng hàng hoá giao nhận, đơn
vị tính, phương pháp xác định trọng lượng.
- Điều khoản về bao bì, kí mã hiệu (Packing and marking): Trong điều khoản này phải
quy định loại bao bì, hình dáng, kích thước, số lượng bao bì, chất lượng bao bì, phương
thức cung cấp bao bì, giá bao bì. Quy định về nội dung, chất lượng của mã ký hiệu.
- Điều khoản về giá cả (Price): Quy định mức giá cụ thể cùng đồng tiền tính giá,
phương pháp quy định giá và quy tắc giám giá (nếu có).
- Điều khoản về thanh toán (Payment): Để điều kiện người mua trả tiền cho
người bán cho nên điều khoản này quy định các loại tiền thanh toán, thời hạn thanh
toán, địa điểm thanh toán, bộ chứng từ dùng cho thanh toán.
- Điều khoản giao hàng (Shipment/ Delivery): Quy định số lần giao hàng, thời gian
giao hàng, địa điểm giao hàng (ga, cảng) đi.(ga, cảng) đến ga cảng thông qua, phương
thức giao nhận, giao nhận cuối cùng, thông báo giao hàng, số lần thông báo, thời điểm
thông báo, nội dung thông báo và một số các quy định khác về việc giao hàng.
7
Khóa luận tốt nghiệp CN. Nguyễn Vi

* Các điều khoản khác: là các điều khoản rất cần thiết cho một hợp đồng, nhưng

nếu không có nó hợp đồng vẫn có giá trị pháp lý.
- Điều khoản về trường hợp miễn trách (Force majeure acts of god): Trong điều
kiện này quy định những trường hợp được miễn hoặc hoãn thực hiện các nghĩa vụ của
hợp đồng.
- Điều khoản khiếu nại (Claim): Quy định thời hạn khiếu nại, thể thức khiếu nại,
và nghĩa vụ của các bên khi khiến nại.
- Điều khoản bảo hành (Warranty): Quy định thời hạn bảo hành, địa điểm bảo
hành, nội dung bảo hành và trách nhiệm của mỗi bên trong mỗi nội dung bảo hành.
- Phạt và bồi thường thiệt hại (Penalty): Quy định các trường hợp phạt và bồi
thường, cách thức phạt và bồi thường, trị giá phạt và bồi thường tuỳ theo từng hợp
đồng có thể có riêng điều khoản phạt và bồi thường hoặc được kết hợp với các điều
khoản giao hàng, thanh toán…
- Điều khoản trọng tài (Arbitration): Quy định các nội dung: Ai là người đứng ra
phân xử, luật áp dụng vào việc xét xử địa điểm tiến hành trọng tài cam kết chấp hành
tài quyết và phân định chi phí trọng tài.
• Phần phụ lục: Là các thông số kỹ thuật của hàng hoá, phần thêm kèm theo khi
có trường hợp sửa đổi hợp đồng và các giấy tờ ghi chú kèm theo.
2.3. Nội dung quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu phôi thép tại công ty
CP thép Việt Ý.
Quy trình thực hiện HĐNK phôi thép của công ty cổ phần thép Việt-Ý diễn ra như sau
Mặt hàng chủ yếu mà công ty NK là phôi thép - bán thành phẩm để tạo thành
thép chuyên dụng nhằm phục vụ cho các công trình xây dựng, nhà ở, không nằm
trong danh mục các mặt hàng cấm XNK của Việt Nam. Do đó công ty không cần xin
giấy phép NK. Công ty chủ yếu mua hàng theo điều kiện CIF (Incoterm- 2010)
2.3.1. Làm thủ tục Hải quan
8
Làm thủ tục hải quan
Thuê phương tiện vận
tải chở về kho
Nhận hàng và kiểm tra

Khiếu nại và giải quyết
khiếu nại
Thanh toán
Khóa luận tốt nghiệp CN. Nguyễn Vi

Đại diện công ty CP thép Việt-Ý tiến hành lập tờ khai hải quan cho lô hàng
( theo mẫu quy định) có chữ kí và con dấu của giám đốc , cán bộ chuẩn bị tờ khai hải
quan phải kiểm tra kỹ và chịu trách nhiệm về sự chính xác của mã số thuế, thuế suất
NK, phụ thu , thuế GTGT.
Sau đó công ty nộp bộ chứng từ cho cơ quan hải quan để làm thủ tục hải quan. Bộ
chứng từ gồm : tờ khai hải quan, lệnh giao hàng, hóa đơn thương mại, giấy chứng nhận
xuất xứ (C/O), chứng từ bảo hiểm, vận đơn gốc (B/L), giấy phép kinh doanh xuất nhập
khẩu của công ty, L/C, hợp đồng, bảng khai chi tiết lô hàng, giấy chứng nhận chất lượng,
phiếu đóng gói chi tiết và các văn bản cho miễn thuế NK, phụ thu, thế GTGT.
Khi nhận bộ hồ sơ này ,Hải quan sẽ đóng dấu, kí xác nhận vào tờ khai. Nếu
quá 5 ngày kể từ ngày nhận được thông báo về công ty mới đến nhận hàng thì công ty
sẽ phải nộp tiền lưu kho bãi và các chi phí khác cho cảng vụ ở bước này.
Làm thủ tục kiểm tra hàng hóa, tính thuế: hải quan sẽ cử cán bộ kiểm toán
đem bộ chứng từ cùng với người của công ty thép Việt-Ý khi đến nhận hàng tại kho,
mở hàng kiểm tra đối chiếu với bộ chứng từ. Trong trường hợp hàng không phù hợp
với bộ chứng từ, Hải quan sẽ không cho phép nhận hàng cho đến khi mọi thứ đều hợp
lệ. Khi đó công ty thép Việt-Ý phải lập tờ khai hải quan (nếu tờ khai không khớp)
hoặc phải khiếu nại với người bán. Kiểm tra lại kết quả và phương pháp tính thuế theo
tờ khai hải quan và theo quy định hiện hành của cơ quan chức năng. Nếu thấy có điểm
không chính xác, có văn bản khiếu nại ngay và theo dõi liên tục quá trình khiếu nại
cho đến khi kết thúc .Nộp thuế NK hoặc phí phụ thu và thuế GTGT , tùy theo từng
trường hợp trong thời hạn theo luật định.
Thủ tục hải quan sẽ hoàn thành khi tờ khai được ký và đóng dấu xác định. Kể từ
thời điểm này hàng được phép lưu hành trong nước.
2.3.2. Thuê PTVT chở về kho

Công ty chủ yếu mua hàng theo điều kiện CIF (Incoterm- 2010) vì thế mà công
ty không cần phải thuê PTVT, việc thuê do bên bán chịu trách nhiêm, công tỷ chỉ nắm
bắt thông tin về mã tàu, ngày giờ tàu nhập cảng,công tác chuẩn bị nhận hàng. Công ty
có thể yêu cầu người bán thuê tàu sao cho đảm bảo các tiêu chuẩn cần thiết để giao
hàng đúng hạn, chất lượng đảm bảo.
9
Khóa luận tốt nghiệp CN. Nguyễn Vi

Tuy nhiên công ty vẫn thuê PTVT để chở hàng từ cảng về kho với công ty CP
Vận tải xây dựng và dịch vụ, vận chuyển bằng đường bộ.
Việc thuê PTVT để chuyên chở hàng hóa NK trực tiếp ảnh hưởng đến tiến độ
giao hàng, sự an toàn của hàng hóa… Vì vậy, khi thuê PTVT phải am hiểu và nắm
chắc các căn cứ và nghiệp vụ để thuê PTVT.
2.3.2.1 Các căn cứ để thuê PTVT
- Căn cứ và điều kiện cơ sở giao hàng của HĐTMQT
- Căn cứ vào khối lượng và đặc điểm hàng hóa để tối ưu hóa tải trọng của
phương tiện, từ đó tối ưu hóa chi phí, cũng để đảm bảo cho hàng hóa trong quá trình
vận chuyển.
- Căn cứ vào điều kiện vận tải: Đó là hàng rời hay hàng đón trong container, là
hàng thông dụng hay hàng đặc biêt… Để từ đó lựa chọn PTVT thích hợp nhất.
- Căn cứ vào các điều kiện khác trong HĐ như : Quy định về mức tải trọng tối
đa của PTVT, mức bốc dỡ, thưởng phạt bốc dỡ…
2.3.2.2.Nghiệp vụ thuê Container
 Thuê một phần chiếc container (Gửi hàng lẻ - LCL) : Phù hợp khi người gửi
hàng có khối lượng hàng hóa không đủ xếp đầy một container.
 Thuê nguyên cả container (Gửi hàng nguyên container –FLC) : Áp dụng khi
chủ hàng có khối lượng hàng hóa lớn và đồng nhất, đủ chứa đầy một hay nhiều
container. HĐ thuê theo FLC có thể ký kết theo 4 dạng : Thuê chuyến một, thuê không
quy định số lượng container với giá cố định, HĐ thuê có quy định số lượng container
tối thiểu bắt buộc, HĐ thuê dài hạn.

2.3.3. Nhận hàng và Kiểm tra hàng hóa
 Việc nhận hàng có thể do chính DN tự đảm nhận hoặc ủy thác cho một công
ty giao nhận. Công việc này tương đối phức tạp, liên quan đến nhiều thủ tục hành
chính. Nếu không nắm vững các thủ tục này người NK sẽ không biết lập các chứng từ
liên hệ như : Giấy chứng nhận hàng thiếu, biên bản hàng đổ vỡ hư hỏng, mời cơ quan
giám định, lập biên bản giám định… Do đó sẽ khó khiếu nại đòi bồi thường sau này.
Hiện nay các DN thường nhờ đến các công ty giao nhận để có được sự chuyên môn
hóa của họ nhằm đạt được hiệu quả cao nhất.
 Kiểm tra hàng hóa là công việc hết sức cần thiết. Nội dung kiêm tra như sau:
 Kiểm tra về số lượng : Số lượng hàng thiếu, hàng đổ vỡ và nguyên nhân
 Kiểm tra về chất lượng
 Kiểm tra bao bì hàng hóa
10
Khóa luận tốt nghiệp CN. Nguyễn Vi

 Khi nhận hàng từ phương tiện ga, cảng phải kiểm tra niêm phong cặp chì
trươc khi dỡ hàng ra khỏi PTVT.
Công ty thừng nhận hàng tại cảng Hải Phòng .Khi nhận hàng công ty cần trình
vận đơn (B/L), hóa đơn thương mại (Invoice) , danh sách đóng gói (packing list)
cho hãng tàu để đổi lấy lệnh giao hàng ( thường là 3 bản D/O). Sau đó công ty
đóng phí lưu kho, xép dỡ để lấy biên lai đã thanh toán. Dùng D/O và biên lai làm
phiếu xuất kho và thực hiện kiểm hóa hải quan trước khi đem hàng về.
Kiểm tra chất lượng hàng hóa NK, các cơ quan giao thông phải kiểm tra
niêm phong cặp chì trước khi dỡ hàng ra khỏi PTVT. Nếu phát hiện có tổn thất
thì mời công ty đến lập biên bản giám định dưới tàu . Trường hợp hàng thiếu
thừa hoặc sai quy định, công ty sẽ fax cho bên bán và cả 2 bên sẽ cùng thỏa thuận
giải quyết.
2.3.4. Thanh toán
Thanh toán là nội dung quan trọng trong hoạt động TMQT, chất lượng của công
việc này có ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả kinh tế của hoạt động kinh doanh.

Đối với các đối tác quen thuộc và lô hàng có giá trị nhỏ, công ty thường
thanh toán bằng điện chuyển tiền (TT) và D/P , còn đối với các bạn hàng mới và
những lô hàng có giá trị lớn thì công ty thường thanh toán bằng việc sử dụng L/C
trả tiền ngay. Tuy nhiên phương thức thanh toán mà công ty thường áp dụng là
phương thức thanh toán L/C, theo phương thức này ngân hàng không chỉ là người
chi hộ, thu hộ cho công ty mà còn là người đại diện cho công ty thanh toán tiền
hàng cho phía XK.
 Phương thức thanh toán L/C :
Khi hợp đồng nhập khẩu quy định tiền hàng thanh toán bằng L/C, một trong các
việc đầu tiên mà bên Mua phải làm để thực hiện hợp đồng đó là việc mở L/C.Mở L/C
là hoạt động thể hiện rõ ý chí thực sự muốn nhận hàng và thanh toán tiền hàng của bên
NK. Do đó, đây là công việc rất quan trọng đối với người NK để thực hiện HĐ mà hai
bên đã thỏa thuận.
Để mở L/C, người NK phải làm đơn xin mở L/C (theo mẫu in sẵn của từng NH)
dựa trên các điều khoản của HĐNK. Đơn xin mở L/C là căn cứ pháp lý để giải quyết
tranh chấp (nếu có) giữa NH mở L/C và người xin mở L/C, cũng là cơ sở để NH mở
L/C cho bên XK hưởng.
11
Khóa luận tốt nghiệp CN. Nguyễn Vi

Cần cân nhắc các điều kiện rang buộc bên XK sao cho vừa chặt chẽ, đảm bảo
quyền lợi của mình vừa tôn trọng các điều khoản của HĐ, tránh mâu thuẫn để bên XK
chấp nhận được.
Ngoài đơn xin mở L/C và các chứng từ khác, sau khi đã được cơ quan quản lý kế
hoạch thu chi ngoại hối xét duyệt sẽ được chuyển đến NH mở L/C cùng với hai ủy
nhiệm chi : một ủy nhiệm chi để ký quỹ theo quy định mở L/C và một ủy nhiệm chi
khác để trả thủ tục phí cho NH về việc L/C, hoặc đơn yêu cầu mua ngoại tệ để ký quỹ
và trả thủ tục phí, hoặc HĐ vay ngoại tệ (nếu yêu cầu vay tiền để thanh toán L/C)
Sau khi kiểm tra toàn bộ chứng từ, Ngân hàng phát hành L/C cho người NK. Sau
khi giao hàng, bên XK gửi toàn bộ chứng từ gốc đến Ngân hàng của doanh nghiệp

NK, Ngân hàng kiểm tra chứng từ và chuyển cho người NK kiểm tra. Ngân hàng tiến
hành kiểm tra toàn bộ chứng từ. Nếu bộ chứng từ hoàn toàn hợp lệ thì sau một thời
gian quy định kể từ ngày mở L/C Ngân hàng sẽ tự động chuyển khoản giá trịnh HĐ
vào tài khoản bên bán. Nếu chứng từ sai sót Ngân hàng sẽ thông báo ngay cho bên
NK, nếu bên NK chấp nhận sai sót thì phải làm cam kết thanh toán, nhận vận đơn đã
ký hậu để đi nhận hàng.
Sau khi nhận hàng doanh nghiệp NK nộp tờ khai nhận cho Ngân hàng, chờ đến
hạn thanh toán để thanh toán cho Ngân hàng hoặc ký nhận nợ với Ngân hàng.
Trường hợp chứng từ không thể chấp nhận, doanh nghiệp NK từ chối thanh toán thì
phải chỉ thị bằng văn bản theo mẫu của Ngân hàng và Ngân hàng sẽ gửi lại cho nhà XK
để sửa chữa bổ sung chứng từ phù hợp với L/C tạo điều kiện cho bên NK nhận hàng.
 Tùy theo điều khỏan của HĐ mà thanh toán theo loại tín dụng nào, nhưng
chủ yếu là công ty áp dụng L/C trả tiền ngay. Trình tự mở L/c trả tiền ngay được
thực hiện như sau:
- Dựa vào nội dung HĐNK để mở L/C , công ty sẽ mang đén NH Đầu tư và Phát
triển Việt Nam- chi nhánh Hà Nội yêu cầu mở L/C, đồng thời phải xuất trình bộ hồ sơ cho
nhân viên phụ trách NK :
• Đơn yêu cầu mở L/C trả ngay.
• HĐNK bản sao.
- Ngoài ra công ty còn phải nộp các giấy tờ có liên quan đến thủ tục thanh toán và
ký quỹ như :
• Giấy yêu câu chi trả ngoại tệ để trả thủ tục phí cho NH.
12
Khóa luận tốt nghiệp CN. Nguyễn Vi

• Giấy yêu cầu cho ngoại tệ ký quỹ để ký quỹ mở L/C.
• Nếu không có đủ ngoại tệ trong tài khoản tại NH thì phải có đơn yêu cầu mua
ngoại tệ để ký quỹ và trả thủ tục phí hoặc HĐ vay ngoại tệ.
- Kỹ quỹ mở L/C nhằm đảm bảo an toàn trong thanh toán cho NH mở L/C. Công
ty thường ký quỹ L/C từ 10%-30% giá trị lô hàng. Do công ty tạo được uy tín về thanh

toán tiền hàng trong thời gian qua , mối quan hệ giữa công ty và Nh luôn được giữ vững,
số dư tài khỏa ở NH luôn đảm bảo thanh toán.
- Sauk hi nhận tỷ lệ ký quỹ và kiểm tra nội bộ của đơn yêu cầu mở khoongneeu
không có gì sai sót thì nhân viên thanh toán sẽ mở L/C bằng điện.
- Khi L/C đã được gửi đi cho NH thông báo, thanh toán viên sẽ gửi 1 bản sao L/C
cho công ty. Nếu cần sửa đổi những điều khoản không chính xác trong L/C thì sẽ lập đơn
yêu cầu chỉnh lại L/C.
- Khi nhận được lệnh đòi tiền kèm với bộ chứng từ của NH thông báo gửi đến thì
NH sẽ mở kiểm tra bộ chứng từ :
• Nếu NH kiểm tra chứng từ hợp lệ, Nh sẽ kiểm tra mã test. Nếu đúng Nh sẽ báo
cho công ty nộp tiền. Khi nhận đủ tiền Nh sẽ thanh toán cho bên nước ngoài.
• Nếu bộ chứng từ có sai sót thì NH sẽ thông báo ngay cho công ty và yêu cầu
công ty giải quyết.Nếu công ty chấp nhận thanh toán toàn bộ chứng từ có sai sót đó thì
NH sẽ thanh toán cho bên nước ngoài. Nếu công ty từ chối thanh toán toàn bộ hay một
phần của L/C thì NH sẽ lưu bộ chứng từ lại và chờ bên Nh nước ngoài giải quyết.
2.3.5. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại
Khiếu nại là phương pháp giải quyết các phát sinh trong quá trình thực hiện HĐ,
bằng cách các bên trực tiếp thương lượng nhằm đưa ra các giải pháp mang tính pháp lý
thỏa mãn hay không thỏa mãn các yêu cầu của bên khiếu nại.
Người mua và người bán có quyền khiếu nại nhau khi một trong hai bên vi phạm
bất cứ điều khoản quy định về nghĩa vụ của người bán và người mua trong HĐ. Người
mua hoặc người bán có thể khiếu nại người chuyên chở khi người chuyên chở vị phạm
HĐ chuyên chở, cũng có thể khiếu nại hang BH khi hàng hóa bị tổn thất do các rủi ro
đã được mua bản quyền.
Khi thực hiện hợp đồng nhập khẩu, nếu chủ hàng nhập khẩu phát hiện thấy hàng
nhập khẩu bị tổn thất, đổ vỡ, thiếu hụt, mất mát, cần lập hồ sơ khiếu nại ngay để khỏi
bỏ lỡ thời hạn khiếu nại.
13
Khóa luận tốt nghiệp CN. Nguyễn Vi


Đối tượng khiếu nại là người xuất khẩu, bên vận tải, công ty bảo hiểm hàng hoá
đơn khiếu nại phải kèm theo những bằng chứng về việc tổn thất, hoá đơn, vận đơn
đường biển, đơn bảo hiểm.
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CỦA QUY TRÌNH THỰC HIỆN HỢP
ĐỒNG NHẬP KHẨU PHÔI THÉP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP VIỆT - Ý
3.1. Giới thiệu về công ty cổ phần thép Việt – Ý.
3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Tổng công ty Sông Đà là một tập đoàn kinh tế lớn mạnh, uy tín và tên tuổi của
công ty gắn liền với các công trình vĩ đại của đất nước như: thuỷ điện Hoà Bình, thuỷ
điện Yaly xuất phát từ nỗ lực nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo bước đột phá
trong quá trình phát triển và hội nhập cũng như đáp ứng nhu cầu của thị trường, ngày
02-01-2001, công ty Sông Đà 12 trực thuộc Tổng công ty Sông Đà đã quyết định đầu
tư xây dựng dây truyền thiết bị cán thép đồng bộ mới 100%, công suất
250.000tấn/năm, do tập đoàn hàng đầu thế giới về công nghệ sản xuất thép Danieli -
Italy cung cấp. Thép Việt - ý ra đời với tên gọi ban đầu là Nhà máy Thép Việt - ý đã
mở ra một cách nhìn mới về thép xây dựng chất lượng cao, là minh chứng cho sù lớn
mạnh của Tổng công ty Sông Đà.
Trải qua quá trình hoạt động từ 01/ 2001 đến đầu năm 2013, sản phẩm thép Việt -
ý với thương hiệu VIS đã có mặt tại nhiều công trình xây dựng trong cả nước. Trước
những đòi hỏi của thị trường, những thay đổi trong cơ chế và chính sách của Đảng và
nhà nước, chủ trương của Tổng công ty Sông Đà, đầu tháng 2 năm 2004 nhà máy thép
Việt - ý đã tiến hành cổ phần hoá và đổi tên thành công ty cổ phần thép Việt-ý, chính
thức đi vào hoạt động từ ngày 20 tháng 2 năm 2004. từ đó đến nay công ty mang tên
chính thức là Công ty cổ phần thép Việt - ý với tên giao dịch quốc tế là Việt Nam –
Italy steel joint- Stock Company ( viết tắt là VISCO). trụ sở chính đặt tại km 24+500- xã
Giai Phạm huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên, điện thoại: 084-321942427. Văn phòng đại
diện tại Hà Nội, tầng 1 nhà 17T-4, Trung Hòa, Nhân Chính, Quận Thanh Xuân, Hà Nội,
điện thoại: 084-042511091.Chuẩn Nhật (SD390, SD295A), tiêu chuẩn Mỹ (Gr60).
3.1.2. Lĩnh vực kinh doanh của công ty
Ngành nghề kinh doanh của Công ty Cổ phần Thép Việt Ý theo Giấy chứng nhận

đăng ký kinh doanh mới là:
- Sản xuất sắt, thép, gang;
14
Khóa luận tốt nghiệp CN. Nguyễn Vi

- Bán buôn kim loại và quặng kim loại. Chi tiết: Bán buôn sắt, thép;
- Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tung máy khác. Chi tiết: Bán buôn máy
móc, thiết bị và phụ tung máy sản xuất sắt, thép gang;
- Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sở sử dụng
hoặc đi thuê;
- Vận tải hàng hóa bằng đường bộ;
- Vận tải hàng hóa bằng đường sắt;
- Vận tải hàng hóa ven biển và viễn dương;
3.1.3. Cơ cấu tổ chức của công ty.
Hình 3.1. Sơ đồ cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Thép Việt Ý
15
Phòng
CN và
Nghiê
n cứu
PT
Phòng
Kinh
Doanh
Phòng
Tài
chính
Kế
toán
Phòng

Vật tư
xuất
nhập
khẩu
4 PHÓ
TGĐ
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
TỔNG GIÁM ĐỐC
BAN KIỂM SOÁT
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
Phòng
Kế
hoạch
Đầu

Phòng
Tổ chức
Hành
chính
Chi
nhánh
Đà
Nẵng
Chi
nhánh
Tây
Bắc
Văn
phòng
đại

diện

Nội
Xưởng
cán
Xưởng

điện
Xưởng
sản
xuất
phụ
Công
ty con
Khóa luận tốt nghiệp CN. Nguyễn Vi

3.1.4. Nguồn nhân lực của công ty
Bảng 3.1. Trình độ lao động của công ty cổ phần Thép Việt – Ý
Đơn vị : Người
Trình độ Số lượng Tỷ lệ (%)
Đại học và trên Đại học 109 26%
Cao đẳng 06 0,14%
Trung cấp 9 0,2%
Sơ cấp, cán sự, sơ cấp kĩ thuật, Lao động phổ thông 302 70%
TỔNG 426 100,00%
Nguồn: Công ty Cổ phần thép Việt Ý
Hiện nay công ty có 426 cán bộ công nhân viên đang làm việc, đều có hợp đồng
lao động, hưởng lương, chế độ BHXH, BHYT theo hệ thống lương của Nhà nước và
theo quy chế khoán của công ty, trong đó:
Đại học và trên Đại học :109 người.

Trinh độ cao đẳng : 6 người.
Trình độ trung cấp: 9 người.
Trình độ khác: 302 người
3.1.5. Khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty CP thép Việt - Ý
3.1.5.1. Thị trường nhập khẩu
Phôi thép là một dạng bán thành phẩm, mặc dù nó là thành phẩm của quặng và
thép phế nhưng nó lại là đầu vào của thép cây và thép hình. Có hai loại phôi: phôi dẹt
và phôi vuông, Việt Nam hiện nay chủ yếu nhập khẩu phôi vuông dùng cho cán thép
xây dựng. Có nhiều loại phôi vuông tương ứng với mác thép mà nó sản xuất ra như
CT2, CT3, CT5 và phôi phổ biến nhất tại Việt Nam hiện nay là các phôi có kích
thước: 100 x 100 x 6000; 120 x 120 x 6000 (12000); 150 x 150 x 6000 (12000).
Kinh doanh xuất nhập khẩu là một trong những lĩnh vực quan trọng của Công ty.
Trong mấy năm trở lại đây Công ty đã chú trọng hơn hoạt động kinh doanh xuất nhập
khẩu, chủ yếu là nhập khẩu hang hoá để phục vụ sản xuất kinh doanh của Công ty
trong thị trường nội địa.
16
Khóa luận tốt nghiệp CN. Nguyễn Vi

Đặc biệt từ khi Công ty được Cổ phần hoá vào năm 2002 quy mô hoạt động kinh
doanh của Công ty đã được mở rộng thêm và hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty
cũng được chú trọng hơn, quy mô nhập khẩu lớn
Nhập khẩu hàng hóa trực tiếp từ các thị trường Đức, Nga, Trung Quốc, Singapo.
Nhập khẩu trực tiếp và gián tiếp qua các công ty trung gian như công ty Hưng
Thịnh .Tập đoàn Đại Dương, Tập đoàn Ngọc Quyền ,Công ty Thái Hưng …
Trong những năm vừa qua Công ty chủ yếu là nhập khẩu các mặt hàng để phục
vụ sản xuất kinh doanh chưa chú trọng đến hoạt động xuất khẩu .
Bảng 3.2. Hình thức nhập khẩu phôi thép của Công ty
Đơn vị: 1000 USD
Năm 2010 2011 2012
Giá

trị
Tỷ lệ
(%)
Giá
trị
Tỷ lệ
(%)
Giá
trị
Tỷ lệ
(%)
Tổng kim ngạch nhập khẩu 4000 100 3500 100 3200 100
Nhập khẩu trực tiếp 3400 85 3000 85,7 2500 78.13
Nhập khẩu uỷ thác 600 15 500 14,3 1500 21.87
Nguồn: phòng vật tư – Xuất nhập khẩu
Nhìn vào bảng trên ta nhận thấy từ năm 2010 trở lại đây, giá phôi thép tăng
cao đã khiến cho có sự giảm sút về lượng nhập khẩu phôi thép tại công ty. Năm
2011 giá trị phôi nhập khẩu giảm 500.000USD so với năm 2010 chủ yếu là do giá
phôi thép tăng cùng với việc công ty thép tăng lượng phôi sản xuất được khi một số
nhà máy sản xuất phôi của tổng công ty đi vào hoạt động. Năm 2012,giá trị NK
phôi thép tại công ty là 3200.000USD giảm 300.000USD so với năm 2011. Điều
này cho thấy Kim ngạch nhập khẩu giảm vì năm 2010 nhà máy phôi của công ty đặt
tại Hải Phòng đã đi vào hoạt động.
Bảng 3.3. Cơ cấu thị trường nhập khẩu qua các năm 2010-2012
Đơn vị: USD
17
Khóa luận tốt nghiệp CN. Nguyễn Vi

Năm 2010 2011 2012
Giá trị

(USD)
Tỷ trọng
(%)
Giá trị
(USD)
Tỷ
trọng
(%)
Giá trị
(USD)
Tỷ
trọng
(%)
Tổng giá trị NK 2.000.000 100 11.000.000 100 9.000.000 100
1. Đức 2.5 20,8 3 27,27 2.5 27
2. Nhật 3 25 3 22,73 3 25
3.Trung quốc 4 33,33 3.5 31,82 2 22
4. Singapo 1.5 12,5 1 6,36 1.2 13
5. Thị trường Khác 1 8,37 1.3 15,45 0.5 5
Nguồn : Phòng vật tư – Xuất nhập khẩu
Hoạt động nhập khẩu của Công ty đã có những nét nổi bật ở những năm gần đây
nhờ sự năng động tìm kiếm nguồn hàng từ những thị trường khác nhau và đã thiết lập
được mối quan hệ làm ăn với nhiều bạn hàng mang tính chất lâu dài. như Trung
Quốc ,như Nga ,Nhật Bản, Singapore … Các nhà cung cấp thép và nguyên liệu cho
ngành thép phân bố ở nhiều nước trên thế giới.
Từ bảng trên cho thấy trong cơ cấu thị trường nhập khẩu của Công ty thì 3 thị
trường Đức, Nhật Bản và Trung Quốc chiếm tỷ trọng lớn, thường từ trên 73% tổng giá
trị nhập khẩu của Công ty. Trong đó nhập khẩu từ trong tổng kim ngạch nhập khẩu của
Công ty; Đức từ 20 đến 25% Nhật Bản chiếm từ 25 đến trên 30% qua các năm;Trung
Quốc chiếm khoảng từ 27 đến 30 % còn lại là từ Singapo chiếm từ 8 đến 13% và các

thị trường khác chiếm 5 đến 8%.
3.1.5.2.Cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu của công ty
Công ty chủ yếu là nhập khẩu phôi thép từ nhiều nước trên thế giới phục vụ cho
sản xuất thép. Trong sản xuất thép, phôi thép hiện tại chiếm khoảng 90% trong chi phí
nguyên vật liệu, nguyên liệu chính là phôi thép các bon thường và thép các bon hợp
kim thấp có kích cỡ 120x120mm đến 130x130mm chiều dài 6m đến 12m được nhập
khẩu từ các nước có nghành luyện kim phát triển như Đức, Trung Quốc, Nhật Bản
đã được SGS giám định chặt chẽ về mặt chất lượng, trước khi đưa vào sản xuất được
kiểm tra lại, vì vậy sản phẩm khi sản xuất ra đạt được các tiêu chuẩn sản xuất theo
tiêu chuẩn Việt Nam, và các tiêu chuẩn Quốc tế khác.
Một số chủng loại phổ biến như
- CT3/Q235
18
Khóa luận tốt nghiệp CN. Nguyễn Vi

- HRB335/20MnSi/CT5
- 25MnSi
Bảng 3.4. Các mặt hàng nhập khẩu phôi thép của công ty cổ phần thép Việt-Ý
trong các năm 2010-2012
Đơn vị: tấn
Mặt hàng Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
CT3/Q235 4.265.000 4.035.000 3.865.000
HRB335/20MnSi/CT5 3.850.000 3.380.000 3.036.000
25MnSi 2.518.000 2.265.000 2.160.000
Nguồn: phòng vật tư – Xuất nhập khẩu
Mặt hàng mà Công ty nhập khẩu nhiều nhất luôn chiếm tỷ trọng cao đó là
CT3/Q235 thường chiếm khoảng từ 40% giá trị nhập khẩu của công ty. Sau đó là mặt
hàng HRB335/20MnSi/CT5 chiếm từ 35% còn lại là 25MnSi. Tuy đã có nhà máy sản
xuất phôi nhưng vẫn chưa đáp ứng được lượng phôi cho sản xuất thép công ty vẫn
phải nhập khẩu , lượng nhập khẩu đã giảm qua các năm.

3.1.5.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty thép Việt Ý
Bảng 3.5. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh từ năm 2008 đến năm 2012
STT Các chỉ tiêu chính ĐVT
KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUA CÁC NĂM
Năm
2008
Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012
1 Sản lượng sản xuất Tấn 161.371 234.167 254.324 259.018 230.235
2 Sản lượng tiêu thụ Tấn 160.998 1.393.619 248.502 259.266 230.138
3 Doanh thu 10
6
đ 1.734.247 2.068.130 3.105,356 3.914,33 3.918,058
4 Lợi nhuận 10
6
đ 154.696 16.000 146.25 145.72 105,59
5 Thu nhập người/tháng 10
6
đ 3,250 7,550 11 9,496 8,35
Nguồn: Công ty cổ phần Thép Việt- Ý
Trong giai đoạn năm 2008-2010 mặc dù chịu ảnh hưởng lớn từ cuộc khủng
hoảng kinh tế cũng như tác động xấu của nền kinh tế vĩ mô và các yếu tố bất lợi khác,
Công ty vẫn liên tục đạt được mức tăng trưởng cao ở sản lượng sản xuất, sản lượng
tiêu thụ, mức thu nhập đầu người tăng lên không ngừng và ở mức rất tốt so với mặt

bằng chung trong ngành.
Trong năm 2011 mặc dù gặp nhiều khó khăn so với 2010 nhưng công ty cổ phần
thép Việt – Ý đã thực hiện hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu năm của kế hoạch sản xuất
19
Khóa luận tốt nghiệp CN. Nguyễn Vi

kinh doanh năm 2011 đã đề ra. Công ty có tốc độ tăng trưởng cao so với các doanh
nghiệp công nghiệp Việt Nam.
Sản lượng thép của công ty năm 2011 đạt 259.018 tấn, tăng 68.82 % so với năm
2007, mức tăng trưởng bình quân 22.94%/năm. Thép của Công ty sản xuất ra đều tiêu thụ
hết. Doanh thu năm 2011 đạt 3.914.330.000.000 đồng, tăng vượt 35,2% so với kế hoạch
và tăng 225.7% so với năm 2008, mức tăng trưởng bình quân 36.66% năm. Lợi nhuận đạt
145.457.000.000 đồng, vượt 51,7% so với kế hoạch năm và tăng 459,39% so với năm
2001, mức tăng trưởng bình quân 153,13%/năm. Thu nhập bình quân người lao động
trong Công ty đạt 9.496.000 đồng/người/tháng, tăng vượt 58,27% so với KH năm và tăng
292.18% so với năm 2008, mức tăng trưởng bình quân 123,4%/ năm
Năm 2012 doanh thu vượt so với kế hoạch 22,56%, lợi nhuận vượt 45,68% so
với KH năm 2011 . thu nhập tăng 25,34% so với kế hoạch. Số lượng sản xuất và tiêu
thụ gần như hết không tồn kho. Xây dựng và bất động sản trì trệ, chậm phát triển
nhưng thép Việt ý vẫn đảm bảo doanh thu, lợi nhuận và công việc cho công nhân
3.2 Thực trạng quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu phôi thép của công
ty cổ phần thép Việt – Ý.
3.2.1. Làm thủ tục hải quan
Công ty tự làm thủ tục hải quan, công việc này do nhân viên XNK phụ trách.
Nếu HĐ kí kết theo điều kiện CIF Hải Phòng thì công ty sẽ làm thủ tục hải quan tại
cảng Hải Phòng.Trước khi hàng về đến cảng 1 ngày đại lí hãng tàu sẽ gửi fax cho công
ty để thông báo thời gian cụ thể mà hàng đã về đến cảng. Công ty khai và nộp tờ khai
hải quan,hình thức khai điện tử.
 Công ty cần chuẩn bị bộ hồ sơ hải quan gồm :
Tờ khai hải quan : 2 bản chính

HĐ nhập khẩu :1 bản sao
Hóa đơn thương mại :1 bản chính, 1 bản sao
Bản chi tiết đóng gói hàng hóa : 1 bản chính, 1 bản sao
Giấy chứng nhận số lượng và chất lượng hàng hóa.
Vận tải đơn : 1 bản sao
Các giấy tờ liên quan khác
 Để tiến hành làm thủ tục hải quan, công ty cần thực hiện :
20
Khóa luận tốt nghiệp CN. Nguyễn Vi

 Khai và nộp tờ khai hải quan
 Nộp và xuất trình chứng từ thuộc bộ hồ sơ hải quan.
 Đưa hàng hóa đến địa điểm quy định để cơ quan hải quan kiểm tra.
 Nộp thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
Sau khi cơ quan hải quan tiếp nhận tờ khai họ sẽ tiến hành phân luồng. Do công
ty luôn hoàn thành các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật nên thường
được phân vào luồng xanh và luồng vàng, chưa có trường hợp nào bị phân vào luồng
đỏ
Sau khi kiểm tra cơ quan hải quan sẽ tính lại số thuế mà công ty tự khai xem có
đúng với lô hàng không. Khi hoàn tất các thủ tục trên công ty sẽ nộp thuế NK và hàng
hóa được thông quan. Tuy nhiên trong quá trình làm thủ tục hải quan NK công ty vẫn
mắc một số sai sót như : tra sai mã thuế và tính sai thuế,thiếu 1 số giấy tờ cần thiết, sai
tên hàng,… các lỗi này được thể hiện rõ thông qua biểu đồ sau:
(Nguồn: phòng vật tư – Xuất nhập khẩu)
Biểu đồ 3.1. Đánh giá lỗi sai trong làm thủ tục hải quan
Nhìn vào biểu đồ ta thấy, việc tra sai mã số thuế và tính sai thuế xảy ra với tỷ lệ
là 45% trong số các lỗi sai, đây cũng là lỗi hay gặp nhất trong quá trình làm thủ tục hải
quan. Một mặt hàng có thể áp dụng nhiều mã số thuế vì vậy một doanh nghiệp luôn
muốn áp dụng mã số thuế sao cho giá trị tính thuế là thấp nhất. Cũng chính vì lí do đó
mà trong khi làm thủ tục các bộ hải quan sẽ đề nghị nhân viên làm hải quan giải thích

rõ về mã số thuế mà mình đã áp dụng.
21

×