Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

Hoàn thiện quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu camera quan sát từ thị trường Hàn Quốc của công ty cổ phần công nghệ Futech

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (341.64 KB, 51 trang )

Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Thương mại
TÓM LƯỢC
Trong xu thế hội nhập toàn cầu hóa hiện nay, việc buôn bán giao lưu với nước
ngoài là một vấn đề không thể thiếu được đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào. Việc
thực hiện quá trình nhập khẩu hàng hóa trong kinh tế đối ngoại là vấn đề phức tạp và
khó khăn, do đó mang tính quá trình và gồm nhiều thủ tục, công đoạn đòi hỏi phải
nắm vững về trình độ chuyên môn và kinh nghiệm thì mới có thể đứng vững trên thị
trường hiện nay.
Với đề tài khóa luận tốt nghiệp này, em mong phần nào được nghiên cứu,
đóng góp một số ý kiến nhỏ của mình nhằm: “Hoàn thiện quy trình thực hiện hợp
đồng nhập khẩu camera quan sát từ thị trường Hàn Quốc của công ty cổ phần
công nghệ Futech”. Đồng thời, trong đợt thực tập vừa qua tại Công ty cổ phần công
nghệ Futech em đã thu được một số kết quả đáng kể như hoàn thiện thêm các kỹ năng
thu thập thông tin, kỹ năng giao tiếp và đó sẽ là những bài học kinh nghiệm hết sức
quý báu đối với một sinh viên sắp ra trường.
Bên cạnh đó, mỗi kết quả thu được sẽ cho em một cái nhìn toàn diện và rõ nét
hơn về các vấn đề cần quan tâm. Từ đó sẽ đưa ra được những giải pháp cho những
vấn đề còn đang tồn tại và định hướng phát triển cho tương lai của doanh nghiệp.
Hoàng Thị Yến - K45E4 GVHD: PGS.TS Doãn Kế Bôn
Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Thương mại
LỜI CẢM ƠN
Qua thời gian thực tập và nghiên cứu tại Công ty cổ phần công nghệ Futech,
em thấy những kiến thức mình được học trên ghế nhà trường thực sự rất cần thiết, nó
tạo được nền tảng, cơ sở để chúng em có thể tự tin vững bước sau khi ra trường. Bên
cạnh đó, những gì chúng đã học hỏi được qua thời gian thực tập thực sự rất bổ ích, là
điều kiện ban đầu để giúp em hoàn thành bài khóa luận này. Vì vậy em xin chân
thành cảm ơn các anh chị tại Công ty cổ phần công nghệ Futech đã tận tình giúp đỡ,
chỉ bảo em những công việc thực tế, vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế.
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình, chu đáo của thầy giáo
PGS.TS Doãn Kế Bôn đã giúp em nắm bắt được những vấn đề trọng tâm trong quá
trình nghiên cứu đề tài khóa luận này. Do thời gian thực tập và kiến thức còn hạn chế


nên khóa luận của em còn nhiều thiếu sót. Vì vậy em rất mong nhận được những ý
kiến đóng góp của thầy cô để em có thể hoàn thành bài khóa luận một cách tốt nhất.
Một lần nữa em xin gửi lời cảm ơn tới thầy giáo PGS.TS Doãn Kế Bôn, các
anh chị trong Công ty cổ phần công nghệ Futech lời cảm ơn chân thành nhất.
Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên
Hoàng Thị Yến

Hoàng Thị Yến - K45E4 GVHD: PGS.TS Doãn Kế Bôn
Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Thương mại
MỤC LỤC
TÓM LƯỢC 1
LỜI CẢM ƠN 2
MỤC LỤC 3
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ 6
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 7
Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1
1.1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu 1
1.2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu 2
1.3 Mục đích nghiên cứu 2
1.4 Phạm vi, đối tượng nghiên cứu 3
1.5 Phương pháp nghiên cứu 3
1.5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu 3
1.5.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp 3
1.5.1.2 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp 3
1.5.2 Phương pháp phân tích dữ liệu 4
1.6 Kết cấu của khóa luận 4
Chương 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH THỰC
HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU 5

2.1 Khái quát về hợp đồng thương mại quốc tế 5
2.1.1 Khái niệm hợp đồng TMQT 5
2.1.2 Bản chất của hợp đồng TMQT 5
2.1.3 Luật áp dụng trong hợp đồng TMQT 5
2.1.4 Nội dung chủ yếu của hợp đồng TMQT 6
2.2 Quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu 8
2.2.1 Thuê phương tiện vận tải 8
2.2.2 Mua bảo hiểm cho hàng hóa 10
2.2.3 Làm thủ tục hải quan 11
Hoàng Thị Yến - K45E4 GVHD: PGS.TS Doãn Kế Bôn
Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Thương mại
2.2.4 Nhận hàng và kiểm tra 12
2.2.5 Thanh toán 14
2.2.6 Khiếu nại và giải quyết khiếu nại 15
Người bán hoặc người mua khiếu nại người chuyên chở khi người chuyên chở vi
phạm hợp đồng chuyên chở.Hồ sơ khiếu nại bao gồm đơn khiếu nại, các chứng từ
kèm theo gửi trực tiếp đến cho người chuyên chở hoặc đại diện của người chuyên
chở trong thời gian ngắn nhất. Người bán hoặc người mua có thể khiếu nại người
bảo hiểm khi hàng hóa bị tổn thất do các rủi ro đã được mua bảo hiểm gây nên. 15
Chương 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUY TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG
NHẬP KHẨU CAMERA QUAN SÁT TỪ THỊ TRƯỜNG HÀN QUỐC CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ FUTECH 16
3.1 Tổng quan về Công ty cổ phần công nghệ Futech 16
3.1.1 Khái quát chung về công ty 16
3.1.2 Cơ cấu tổ chức 16
3.1.3 Các lĩnh vực kinh doanh của công ty 17
3.1.3.1 Kinh doanh các sản phẩm nhập khẩu 17
3.1.3.2 Tư vấn, lắp đặt các sản phẩm tự nghiên cứu chế tạo 17
3.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh chung 18
3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty CP công nghệ Futech 18

3.2.1 Kết quả hoạt động nhập khẩu theo mặt hàng nhập khẩu 18
3.2.2 Kết quả hoạt động nhập khẩu theo thị trường nhập khẩu 19
3.3 Thực trạng quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu camera quan sát từ thị trường Hàn
Quốc của Công ty cổ phần công nghệ Futech 20
3.3.1 Làm thủ tục hải quan 21
3.3.2 Nhận hàng và kiểm tra 23
3.3.3 Thuê phương tiện vận tải về kho 24
3.3.4 Thanh toán 26
3.3.5 Khiếu nại và giải quyết khiếu nại 27
3.4 Đánh giá chung thực trạng quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu camera quan sát từ thị
trường Hàn Quốc của công ty cổ phần công nghệ Futech 27
3.4.1 Những thành công và kết quả đạt được trong quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu
camera quan sát của công ty 27
Hoàng Thị Yến - K45E4 GVHD: PGS.TS Doãn Kế Bôn
Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Thương mại
3.4.2 Những hạn chế còn tồn tại trong quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu camera quan
sát của Công ty cổ phẩn công nghệ Futech 28
3.4.3 Nguyên nhân của những tồn tại 30
Chương 4: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM
HOÀN THIỆN QUY TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU CAMERA
QUAN SÁT TỪ THỊ TRƯỜNG HÀN QUỐC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG
NGHỆ FUTECH 32
4.1 Định hướng phát triển của Công ty trong thời gian tới 32
4.2 Các giải pháp đề hoàn thiện quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu camera quan sát từ
thị trường Hàn Quốc của công ty CP công nghệ Futech 33
4.2.1 Các giải pháp trong quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu 33
4.2.2 Một số giải pháp khác 37
4.3 Các đề xuất, kiến nghị về vấn đề hoàn thiện quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu
camera quan sát từ thị trường Hàn Quốc của công ty cổ phần công nghệ Futech 38
KẾT LUẬN 1

TÀI LIỆU THAM KHẢO 2
PHỤ LỤC 3
Hoàng Thị Yến - K45E4 GVHD: PGS.TS Doãn Kế Bôn
Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Thương mại
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Danh mục Trang
Bảng 3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Futech trong ba năm
2010, 2011, 2012.
18
Bảng 3.2. Kim ngạch nhập khẩu các sản phẩm trong ba năm gần đây 19
Bảng 3.3. Kim ngạch nhập khẩu sản phẩm theo từng thị trường 20
Sơ đồ 3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của CTCP công nghệ Futech 16
Sơ đồ 3.2. Quy trình thực hiện HĐNK của Công ty cổ phần công nghệ
Futech
21
Hoàng Thị Yến - K45E4 GVHD: PGS.TS Doãn Kế Bôn
Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Thương mại
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT Từ viết tắt Nghĩa tiếng anh Nghĩa tiếng việt
1 C/O Certificate of Origin Giấy chứng nhận xuất xứ hàng
hóa
2 CIP Carriage, Insurance
paid to
Cước phí và bảo hiểm trả tới
3 CIF Cost, Insurance and
Freight
Tiền hàng, tiền bảo hiểm và tiền
cước vận tải
4 CP Cổ phần
5 CTCP Công ty cổ phần

6 KD Kinh doanh
7 D/O Delivery Order Lệnh giao hàng
8 B/L Bill of Lading Vận đơn đường biển
9 KT Kế toán
10 NK Nhập khẩu
11 NS Nhân sự
12 NH Ngân hàng
13 QT Quản trị
14 TMCP Thương mại cổ phần
15 TMQT Thương mại quốc tế
16 XK Xuất khẩu
17 XNK Xuất nhập khẩu
Hoàng Thị Yến - K45E4 GVHD: PGS.TS Doãn Kế Bôn
Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Thương mại
Hoàng Thị Yến - K45E4 GVHD: PGS.TS Doãn Kế Bôn
Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Thương mại
Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Trong xu thế toàn cầu hóa kinh tế thế giới, hoạt động thương mại quốc tế có
vai trò ngày càng quan trọng, trở thành một trong những lĩnh vực chủ chốt trong các
hoạt động kinh tế của nhiều quốc gia. Nếu như hoạt động xuất khẩu có thể giúp các
quốc gia khai thác lợi thế của mình trong phân công lao động quốc tế, tạo nguồn thu
ngoại tệ quan trọng cho đất nước, chuyển đổi cơ cấu kinh tế và tạo công ăn việc làm
cho người dân thì hoạt động nhập khẩu lại góp phần thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng
trong nước, đặc biệt là các mặt hàng trong nước chưa có khả năng sản xuất hoặc giá
thành sản xuất trong nước quá cao, tạo điều kiện cho các nước tiếp cận với khoa học
kỹ thuật tiên tiến, là tiền đề phát triển sản xuất trong nước và hướng ra xuất khẩu,
nhập khẩu có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế đất nước.
Hiện nay, nước ta vẫn phải nhập khẩu khá nhiều, đặc biệt là các sản phẩm
mang tính công nghệ cao vì trong nước chưa có khả năng sản xuất các sản phẩm

này. Công ty cổ phần công nghệ Futech đã ra đời và đang ngày càng khẳng định vị
trí của mình trên thương trường với hoạt động nhập khẩu các thiết bị bảo vệ, camera
quan sát và phân phối trên khắp thị trường Việt Nam. Trong quá trình đi thực tập tại
công ty, em nhận thấy, bên cạnh những kết quả hoạt động kinh doanh mà công ty
đạt được thì trong quá trình thực hiện hợp đồng NK camera quan sát từ thị trường
Hàn Quốc vẫn còn gặp nhiều khó khăn về thủ tục hải quan với biểu thuế phức tạp,
không rõ ràng và chưa cụ thể hóa các danh mục hàng nên dễ nhầm lẫn; việc kiểm
tra và nhận hàng còn tốn nhiều thời gian và công sức của nhân viên; vẫn còn vi
phạm những lỗi như: vi phạm về số lượng, chất lượng, nhận hàng chậm hay thanh
toán chậm…Chính vì vậy, vấn đề cấp thiết đặt ra đối với Công ty cổ phần công
nghệ Futech là phải làm sao để từng bước hoàn thiện quy trình thực hiền hợp đồng
NK, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh quốc tế, đưa nền kinh tế đất nước phát
triển hơn. Xuất phát từ thực tế đó cùng những kiến thức được tích lũy ở trường và
được sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo PGS.TS Doãn Kế Bôn nên em xin chọn đề
tài: “ Giải pháp hoàn thiện quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu camera quan
sát từ thị trường Hàn Quốc của Công ty cổ phần công nghệ Futech”.

Hoàng Thị Yến - K45E4 GVHD: PGS.TS Doãn Kế Bôn
1
Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Thương mại
1.2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Nhìn chung từ năm 2010 đến năm 2012 đã có một số công trình nghiên cứu
của sinh viên Đại học Thương Mại đã nghiên cứu về quy trình thực hiện hợp đồng
nhập khẩu hàng hóa, trong đó có:
- Sinh viên Lê Thị Hà Giang, với đề tài: “Hoàn thiện quy trình thực hiện
hợp đồng nhập khẩu máy móc thiết bị của Công ty CP kinh doanh
Thương Mại và sản xuất Seiki từ thị trường Trung Quốc”.
- Sinh viên Vũ Thị Phương Liên, với đề tài: “Hoàn thiện quy trình thực
hiện hợp đồng nhập khẩu thiết bị viễn thông từ thị trường Trung Quốc
tại công ty viễn thông Điện Lực”.

- Sinh viên Đàm Thị Thúy, với đề tài: “Hoàn thiện quy trình thực hiện
hợp đồng nhập khẩu máy móc thiết bị xây dựng từ thị trường Trung
Quốc của công ty CP SOMECO Sông Đà”.
Mặc dù đã có một số công trình nghiên cứu như vậy nhưng trong mỗi công
trình nghiên cứu vẫn có sự khác nhau về đặc điểm công ty, mặt hàng nhập khẩu, thị
trường nhập khẩu nên trong mỗi quy trình nhập khẩu mỗi loại hàng hóa khác nhau
thì cách thức thực hiện của chúng hoàn toàn khác nhau, có những ưu điểm, nhược
điểm khác nhau. Vì vậy em có thể khẳng định đề tài: “Giải pháp hoàn thiện quy
trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu camera quan sát từ thị trường Hàn Quốc của
công ty CP công nghệ Futech” là một đề tài mới chưa có ai nghiên cứu ở Công ty
CP công nghệ Futech và tại trường Đại học Thương Mại. Chính vì thế mà em chọn
đề tài này để nghiên cứu.
1.3 Mục đích nghiên cứu
Hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về hợp đồng thương mại quốc tế và
quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu. Phân tích quy trình thực hiện hợp đồng
nhập khẩu camera quan sát từ thị trường Hàn Quốc của Công ty cổ phần công nghệ
Futech để thấy được những thành công và hạn chế trong quy trình thực hiện hợp
đồng nhập khẩu của công ty. Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình

Hoàng Thị Yến - K45E4 GVHD: PGS.TS Doãn Kế Bôn
2
Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Thương mại
thực hiện hợp đồng nhập khẩu camera quan sát từ thị trường Hàn Quốc của Công ty
cổ phần công nghệ Futech.
1.4 Phạm vi, đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu camera quan
sát từ thị trường Hàn Quốc của Công ty cổ phần công nghệ Futech.
Phạm vi về thời gian: Từ năm 2010 đến năm 2012.
Phạm vi về không gian: Công ty cổ phần công nghệ Futech.
1.5 Phương pháp nghiên cứu

1.5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
1.5.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
 Phương pháp phỏng vấn chuyên gia:
Với phương pháp này em đã phỏng vấn trưởng phòng KD của công ty và
một số nhân viên trực tiếp tham gia vào thực hiện hợp đồng nhập khẩu camera quan
sát từ thị trường Hàn Quốc, để khái quát được tình hình hoạt động kinh doanh của
công ty, thành quả đạt được đồng thời rút ra được những tồn tại, nguyên nhân tồn
tại trong quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu của công ty.
1.5.1.2 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
 Nguồn dữ liệu nội bộ của doanh nghiệp:
Nguồn dữ liệu bên trong doanh nghiệp gồm có: Báo cáo tài chính từ năm
2010 đến năm 2012; sổ lưu hợp đồng; các văn bản và quyết định của công ty; bản
kế hoạch và mục tiêu phát triển của công ty, từ đó đánh giá được tình hình hoạt
động kinh doanh của công ty và các mục tiêu phát triển trong tương lai.
 Nguồn dữ liệu bên ngoài:
Ngoài việc thu thập thông tin bằng các phương pháp trên, em còn thu thập
thông tin từ: Các bài khóa luận và luận văn tốt nghiệp của các khóa trước; tạp chí,
sách báo, sách giáo trình “ Quản trị tác nghiệp TMQT” của trường Đại học Thương

Hoàng Thị Yến - K45E4 GVHD: PGS.TS Doãn Kế Bôn
3
Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Thương mại
Mại; trên internet, website của công ty để có thể đưa ra những giải pháp cụ thể nhất
nhằm hoàn thiện quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu của công ty.
1.5.2 Phương pháp phân tích dữ liệu
Các phương pháp được sử dụng trong phân tích dữ liệu bao gồm: phương pháp
thống kê, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh.
 Phương pháp thống kê: thống kê các kết quả thu được từ việc phỏng vấn, từ
các bảng tổng kết…để phân tích chi tiết các vấn đề , các trường hợp phát
sinh và có cách giải quyết.

 Phương pháp phân tích: thông qua các dữ liệu thu thập được, đưa ra những
đánh giá, nhận xét của bản thân về quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu
của công ty hiện nay.
 Phương pháp so sánh: so sánh tình hình kinh doanh và tình hình thực hiện
hợp đồng NK của công ty qua các năm 2010, 2011, 2012.
1.6 Kết cấu của khóa luận
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài
Chương 2: Một số vấn đề lý luận cơ bản về quy trình thực hiện hợp đồng
nhập khẩu
Chương 3: Phân tích thực trạng quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu
camera quan sát từ thị trường Hàn Quốc của Công ty cổ phần công nghệ Futech
Chương 4: Định hướng phát triển và một số đề xuất nhằm hoàn thiện quy
trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu camera quan sát từ thị trường Hàn Quốc của
Công ty cổ phần công nghệ Futech

Hoàng Thị Yến - K45E4 GVHD: PGS.TS Doãn Kế Bôn
4
Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Thương mại
Chương 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH THỰC
HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU
2.1 Khái quát về hợp đồng thương mại quốc tế
2.1.1 Khái niệm hợp đồng TMQT
Hợp đồng TMQT là sự thỏa thuận về thương mại giữa các đương sự có trụ
sở kinh doanh ở các quốc gia khác nhau, theo đomotj bên gọi là bên Bán (bên XK)
có nghĩa vụ chuyển quyền sở hữu cho một bên khác gọi là bên Mua (bên NK) một
tài sản nhất định gọi là hàng hóa. Bên Mua có nghĩa vụ nhận hàng và trả tiền hàng.
2.1.2 Bản chất của hợp đồng TMQT
Bản chất của hợp đồng TMQT là các hợp đồng mua bán hàng hóa và dịch
vụ, là sự thỏa thuận của các bên ký kết hợp đồng. Hợp đồng phải thể hiện ý chí thực
sự thỏa thuận không được cưỡng bức, lừa dối lẫn nhau và có những nhầm lẫn không

thể chấp nhận được.
Hợp đồng TMQT giữ một vai trò quan trọng trong kinh doanh TMQT, nó
xác nhận những nội dung giao dịch mà các bên đã thỏa thuận và cam kết thực hiện
các nội dung đó, nó xác nhận quyền lợi và trách nhiệm của các bên trong quá trình
giao dịch thương mại.
2.1.3 Luật áp dụng trong hợp đồng TMQT
Luật áp dụng trong hợp đồng có thể là luật của nước người mua, người bán,
hoặc của bên thứ ba, có thể là luật của một nước hoặc một bang. Về nguyên tắc các
bên được tự do thỏa thuận luật áp dụng trong hợp đồng.
Việc lựa chọn luật áp dụng trong hợp đồng giữ một vai trò hết sức quan
trọng vì nó điều chỉnh các hành vi trong quá trình thực hiện hợp đồng và khi hợp
đồng có tranh chấp nó là cơ sở pháp lý để các bên giải quyết tranh chấp.
Với luật áp dụng khác nhau thì nội dung một số điều khoản của hợp đồng có
thể cũng phải được điều chỉnh, diễn giải khác nhau cho phù hợp.

Hoàng Thị Yến - K45E4 GVHD: PGS.TS Doãn Kế Bôn
5
Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Thương mại
2.1.4 Nội dung chủ yếu của hợp đồng TMQT
Một hợp đồng TMQT thường gồm 2 phần chính: Phần trình bày chung và
các điều khoản của hợp đồng.
• Phần trình bày chung gồm
o Số liệu của hợp đồng.
o Địa điểm và ngày tháng ký kết hợp đồng.
o Tên và địa chỉ của các bên tham gia ký kết hợp đồng.
o Các định nghĩa dùng trong hợp đồng.
o Cơ sở pháp lý để ký kết hợp đồng.
• Phần nội dung các điều khoản hợp đồng
 Điều khoản về tên hàng (Commodity)
Điều khoản này chỉ rõ đối tượng cần giao dịch, cần phải dùng các phương

pháp quy định chính xác tên hàng. Để diễn đạt chính xác tên hàng người ta thường
dùng các cách sau:
- Ghi tên thương mại của hàng hóa nhưng ghi kèm tên thông thường và tên
khoa học của nó.
- Ghi tên hàng kèm tên địa phương sản xuất ra hàng đó.
- Ghi tên hàng kèm tên hãng sản xuất ra hàng hóa đó.
- Ghi tên kèm theo nhãn hiệu của nó.
- Ghi tên hàng kèm theo công dụng của hàng hóa đó.
- Ghi tên kèm theo quy cách chính của hàng hóa đó.
 Điều khoản về chất lượng (Quality)
Điều khoản này quy định chất lượng của hàng hóa giao nhận, và là cơ sở để
giao nhận chất lượng hàng hóa, đặc biệt khi có tranh chấp về chất lượng, thì điều
khoản chất lượng là cơ sở để kiểm tra, đánh giá, so sánh và giải quyết tranh chấp
chất lượng, cho nên tùy vào từng hàng hóa mà có phương pháp quy định chất lượng

Hoàng Thị Yến - K45E4 GVHD: PGS.TS Doãn Kế Bôn
6
Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Thương mại
cho chính xác, phù hợp và tối ưu. Nếu dùng tiêu chuẩn hóa, tài liệu, kỹ thuật, mẫu
hàng…để quy định chất lượng thì phải được xác nhận và trở thành một bộ phận
không thể tách rời hợp đồng. Ngoài ra điều khoản này còn quy định về kiểm tra chất
lượng như: thời điểm kiểm tra, địa điểm kiểm tra, cơ quan kiểm tra và giấy chứng
nhận chất lượng.
 Điều khoản về số lượng (Quantity)
Quy định số lượng hàng hóa giao nhận, đơn vị tính, phương pháp xác định
trọng lượng. Nếu số lượng hàng hóa giao nhận quy định phỏng chừng thì phải quy
định người được phép lựa chọn dùng sai về số lượng và giá tính cho số lượng hàng
cho khoản dùng sai đó.
 Điều khoản về bao bì, ký mã hiệu (Packing and marking)
Điều khoản này quy định bao bì, hình dáng, kích thước, số lớp bao bì, chất

lượng bao bì, phương thức cung cấp bao bì, giá bao bì. Quy định về nội dung và
chất lượng của ký mã hiệu.
 Điều khoản về giá cả (Price)
Điều khoản này quy định mức giá cụ thể cùng đồng tiền tính giá, phương
pháp quy định giá và quy tắc giảm giá (nếu có).
 Điều khoản về thanh toán (Payment)
Điều khoản này quy định đồng tiền thanh toán, thời hạn thanh toán, địa điểm
thanh toán, phương thức thanh toán, bộ chứng từ dùng cho thanh toán. Đây là điều
khoản rất quan trọng được các bên rất quan tâm nếu lựa chọn được các điều kiện
thanh toán thích hợp sẽ giảm được chi phí và rủi ro cho mỗi bên.
 Điều khoản giao hàng (Shipn ent/Delivery)
Điều khoản này quy định số lần giao hàng, thời gian giao hàng, địa điểm
giao hàng (ga, cảng) đi (ga, cảng) đến (ga, cảng) thông qua, phương thức giao nhận,
giao nhận cuối cùng, thông báo giao hàng, số lần thông báo, thời điểm thông báo,
nội dung thông báo và một số các quy định khác về việc giao hàng.

Hoàng Thị Yến - K45E4 GVHD: PGS.TS Doãn Kế Bôn
7
Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Thương mại
 Điều khoản về trường hợp miễn trách (Force majeure/ Acts of god)
Điều khoản này quy định những trường hợp được miễn hoặc hoãn thực hiện
các nghĩa vụ của hợp đồng cho nên thường quy định: Nguyên tắc xác định các
trường hợp miễn trách, liệt kê những sự kiện được coi là trường hợp miễn trách và
những sự kiện không được coi là trường hợp miễn trách. Quy định trách nhiệm và
quyền lợi của mỗi bên khi xảy ra trường hợp miễn trách.
 Điều khoản khiếu nại (Claim)
Điều khoản này quy định thời hạn khiếu nại, thể thức khiếu nại, và nghĩa vụ
của các bên khi khiếu nại.
 Điều khoản bảo hành (Warranty)
Điều khoản này quy định thời hạn bảo hành, địa điểm bảo hành, nội dung

bảo hành và trách nhiệm của mỗi bên trong mỗi nội dung bảo hành.
 Điều khoản phạt và bồi thường thiệt hại (Penalty)
Điều khoản này quy định các trường hợp phạt và bồi thường, cách thức phạt
và bồi thường, trị giá phạt và bồi thường tùy theo từng hợp đồng có thể có riêng
điều khoản phạt và bồi thường hoặc được kết hợp với các điều khoản giao hàng,
thanh toán…
 Điều khoản trọng tài (Arbitration)
Điều khoản này quy định các nội dung: Ai là người đứng ra phân xử, luật áp
dụng vào việc xét xử địa điểm tiến hành trọng tài cam kết chấp hành tài quyết và
phân định chi phí trọng tài.
Trên đây là các điều khoản chủ yếu cơ bản nhất của một hợp đồng. Tuy
nhiên trong thực tế tùy vào từng hợp đồng cụ thể có thể thêm một số điều khoản
khác như: Điều khoản bảo hiểm, điều khoản vận tải, điều khoản cấm chuyển bán và
các điều khoản khác nữa…
2.2 Quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu
2.2.1 Thuê phương tiện vận tải
 Những căn cứ để thuê phương tiện vận tải

Hoàng Thị Yến - K45E4 GVHD: PGS.TS Doãn Kế Bôn
8
Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Thương mại
Trong quá trình thực hiện hợp đồng TMQT việc thuê phương tiện vận tải
phải dựa vào các căn cứ sau:
- Căn cứ vào hợp đồng TMQT
- Căn cứ vào khối lượng hàng hóa và đặc điểm hàng hóa
- Căn cứ vào điều kiện vận tải
 Tổ chức thuê phương tiện vận tải (tầu biển)
Gồm có thuê tầu chuyến và thuê tầu chợ.
+ Thuê tầu chuyến: là chủ tầu cho người thuê tầu thuê toàn bộ chiếc tầu để
chuyên chở hàng hóa giữa hai hay nhiều cảng và nhận tiền cước thuê tầu do hai bên

thỏa thuận. Quá trình thuê tàu chuyến bao gồm những nội dung sau:
• Xác định nhu cầu vận tải gồm: Lượng hàng hóa cần vận chuyển, đặc điểm
của hàng hóa, hành trình, lịch trình của tầu, tải trọng cần thiết của tầu, chất
lượng tầu, đặc điểm của tầu.
• Xác định hình thức thuê tầu: Thuê một chuyến, thuê khứ hồi, thuê nhiều
chuyến, thuê bao cả tầu.
• Nghiên cứu các hãng tầu trên các nội dung: Chất lượng tầu, chất lượng và
điều kiện phục vụ, mức độ đáp ứng nhu cầu về vận tải, giá cước, uy tín…để
lựa chọn những hãng tầu có tiềm năng nhất.
• Đàm phán và ký hợp đồng thuê tầu với hãng tầu.
+ Thuê tầu chợ: là phương thức mà các doanh nghiệp sử dụng chủ yếu trong
việc vận chuyển. Thuê tầu chợ là việc doanh nghiệp dựa vào lịch trình đi đến của
các hãng tầu để đặt chỗ thuê tầu, với phương thức này doanh nghiệp chỉ phải thuê
tầu và trả cước phí vận chuyển. Quy trình thuê tầu chợ được tiến hành theo các
bước cơ bản sau:
• Xác định số lượng hàng cần chuyên chở, đặc điểm hàng cần chuyên chở,
tuyến đường chuyên chở, thời điểm giao hàng.
• Nghiên cứu các hãng tầu.

Hoàng Thị Yến - K45E4 GVHD: PGS.TS Doãn Kế Bôn
9
Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Thương mại
• Lựa chọn hãng tầu vận tải thích hợp.
• Lập bảng kê khai hàng và ký đơn xin lưu khoang, đồng thời trả cước phí vận
chuyển.
• Tập kết hàng để giao cho tầu và nhận vận đơn.
2.2.2 Mua bảo hiểm cho hàng hóa
 Các căn cứ để mua bảo hiểm cho hàng hóa
Căn cứ điều kiện cơ sở giao hàng trong hợp đồng TMQT. Rủi ro về hàng
hóa trong quá trình vận chuyển thuộc về người XK hay người NK thì người đó cần

xem xét mua bảo hiểm cho hàng hóa. Trừ điều kiện cơ sở giao hàng CIP và CIF
người bán phải có nghĩa vụ mua bảo hiểm cho hàng hóa ở phạm vi tối thiểu.
Căn cứ hàng hóa vận chuyển: Khối lượng hàng hóa, trị giá hàng hóa và đặc
điểm của hàng hóa vận chuyển là căn cứ quan trọng để quyết định có mua bảo hiểm
hay không và mua theo điều kiện bảo hiểm nào.
Căn cứ vào điều kiện vận chuyển: Căn cứ loại phương tiện vận chuyển, chất
lượng phương tiện, loại bao bì bốc dỡ, đặc điểm hành trình vận chuyển,…để quyết
định lựa chọn loại hình bảo hiểm cho thích hợp.
 Tổ chức mua bảo hiểm cho hàng hóa
Để tiến hành mua bảo hiểm cho hàng hóa, doanh nghiệp TMQT cần tiến
hành theo các bước sau:
• Xác định nhu cầu bảo hiểm: Gồm giá trị bảo hiểm và điều kiện bảo hiểm.
- Giá trị bảo hiểm là giá trị thực tế của lô hàng, bao gồm giá hàng hóa, cước phí
chuyên chở, phí bảo hiểm và các chi phí liên quan khác. Như vậy giá trị bảo
hiểm thường là giá hàng hóa ở điều kiện CIF.
- Điều kiện bảo hiểm:
+ Điều kiện bảo hiểm C: bao gồm những rủi ro tổn thất được bảo hiểm khi
hàng hóa bị cháy nổ; tầu hay xà lan bị mắc cạn, đắm hoặc lật úp…

Hoàng Thị Yến - K45E4 GVHD: PGS.TS Doãn Kế Bôn
10
Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Thương mại
+ Điều kiện bảo hiểm loại B: giống điều kiện bảo hiểm C nhưng còn thêm
một số rủi ro sau: động đất, núi lửa phun, sét đánh; nước cuốn hàng khỏi tầu,…
+ Điều kiện bảo hiểm loại A: người bảo hiểm phải chịu trách nhiệm về mọi
rủi ro, tổn thất gây ra mất mát, hư hỏng cho hàng hóa, trừ thiệt hại do gây ác ý.
+ Các điều kiện bảo hiểm khác như bảo hiểm chiến tranh, bảo hiểm đình
công…
• Xác định loại hình bảo hiểm: Hợp đồng bảo hiểm chuyến và hợp đồng bảo
hiểm bao.

• Lựa chọn công ty bảo hiểm: Trừ trường hợp trong hợp đồng chỉ định rõ công
ty bảo hiểm, còn thông thường doanh nghiệp lựa chọn các công ty bảo hiểm
có uy tín và có quan hệ thường xuyên, tỷ lệ phí bảo hiểm thấp và thuận tiện
trong quá trình giao dịch.
• Đàm phán ký kết hợp đồng bảo hiểm, thanh toán phí bảo hiểm, nhận đơn bảo
hiểm và giấy chứng nhận bảo hiểm.
2.2.3 Làm thủ tục hải quan
Theo pháp luật Việt Nam hiện hành, hàng hóa khi đi qua cửa khẩu Việt Nam
đều phải làm thủ tục hải quan. Quy trình làm thủ tục hải quan cho hàng hóa XNK
theo luật hải quan Việt Nam bao gồm các bước chính sau:
- Khai và nộp hồ sơ hải quan: Khai hải quan được thực hiện thống nhất theo
mẫu tờ khai hải quan do tổng cục hải quan quy định. Có hai hình thức khai
hải quan là khai thủ công và khai điện tử. Nội dung của tờ khai bao gồm: Loại
hàng (hàng mậu dịch, hàng trao đổi tiểu ngạch biên giới, hàng tạm nhập tái
xuất,…), tên hàng, số lượng, khối lượng, giá trị hàng, tên công cụ vận tải, XK
hoặc NK với nước nào,…tờ khai hải quan phải được xuất kèm theo một số
chứng từ khác mà chủ yếu là giấy phép XNK, hóa đơn thương mại, phiếu
đóng gói, bảng kê chi tiết. Sau đó doanh nghiệp xuất trình hồ sơ hải quan cho
cơ quan hải quan tại trụ sở hải quan, hồ sơ hải quan sau khi tiếp nhận được
cho qua hệ thống quản lý rủi ro tự động phân luồng: luồng xanh, luồng vàng,
luồng đỏ. Trong đó luồng đỏ phải được kiểm tra thực tế hàng hóa.

Hoàng Thị Yến - K45E4 GVHD: PGS.TS Doãn Kế Bôn
11
Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Thương mại
- Xuất trình hàng hóa: Đối với hồ sơ thuộc luồng đỏ, doanh nghiệp phải xuất
trình hàng hóa để cơ quan kiểm tra thực tế hàng hóa. Hệ thống quản lý rủi ro
tự động xác định các hình thức kiểm tra:
+ Kiểm tra đại diện không quá 10% đối với lô hàng nhập khẩu.
+ Kiểm tra toàn bộ lô hàng nhập khẩu của chủ hàng đã nhiều lần vi phạm

pháp luật hải quan.
- Nộp thuế và thực hiện các quyết định của hải quan: Sau khi kiểm tra hồ sơ hải
quan đối với hồ sơ luồng xanh, luồng vàng và kiểm tra thực tế hàng hóa, hải
quan sẽ có quyết định sau:
+ Cho hàng qua biên giới.
+ Cho hàng qua biên giới có điều kiện như phải sửa chữa khắc phục lại,
phải nộp bổ sung thuế nhập khẩu.
+ Không được phép nhập khẩu
2.2.4 Nhận hàng và kiểm tra
 Nhận hàng từ phương tiện vận tải
- Nhận hàng từ tầu biển bao gồm các bước sau:
+ Cung cấp các tài liệu cần thiết cho việc giao nhận hàng hóa như vận đơn,
lệnh giao hàng…
+ Chuẩn bị các chứng từ để nhận hàng.
+ Ký hợp đồng ủy thác cho cơ quan ga cảng về việc giao nhận hàng từ nước
ngoài về.
+ Xác nhận với cơ quan ga cảng về kế hoạch tiếp nhận hàng, lịch tầu, cơ
cấu mặt hàng, điều kiện kỹ thuật khi bốc dỡ giao nhận và bảo quản hàng hóa.
+ Thanh toán chi phí giao nhận, bốc xếp, bảo quản hàng cho cơ quan ga cảng.
+ Tiến hành nhận hàng: Nhận về số lượng, xem xét sự phù hợp về tên hàng,
chủng loại, kích thước, thông số kỹ thuật, chất lượng, bao bì, ký mã hiệu của hàng
hóa so với yêu cầu đã thỏa thuận trong hợp đồng.

Hoàng Thị Yến - K45E4 GVHD: PGS.TS Doãn Kế Bôn
12
Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Thương mại
- Nhận hàng chuyên chở bằng container, bao gồm các bước:
+ Nhận vận đơn và các chứng từ khác.
+ Trình vận đơn và các chứng từ khác cho hãng tầu để đổi lấy lệnh giao
hàng (D/O).

+ Nhà XK đến trạm hoặc bãi container để nhận hàng. Nếu hàng đủ
container, người XK muốn nhận container về kiểm tra tại kho riêng thì trước đó
phải làm đơn đề nghị với cơ quan hải quan, đồng thời đề nghị hãng tầu để mượn
container.
- Nhận hàng chuyên chở bằng đường sắt:
+ Nếu hàng đầy toa xe, nhận cả toa xe kiểm tra niêm phong, kẹp chì làm thủ
tục hải quan, dỡ hàng, kiểm tra hàng hóa tổ chức vận chuyển hàng hóa về kho của
doanh nghiệp.
+ Nếu hàng hóa không đủ toa xe, người NK nhận hàng tại trạm giao hàng
của ngành đường sắt tổ chức vận chuyển hàng hóa về kho riêng.
- Nhận hàng chuyên chở bằng đường bộ:
+ Nếu nhận tại cơ sở của người NK, người NK làm thủ tục và chịu trách
nhiệm bốc hàng xuống để nhận hàng.
+ Nếu nhận tại cơ sở của người vận tải, người NK phải kiểm tra hàng và tổ
chức vận chuyển về kho riêng.
- Nhận hàng chuyên chở bằng đường hàng không: Người NK làm thủ tục nhận
hàng tại trạm giao nhận hàng không và tổ chức vận chuyển hàng về kho riêng
của mình.
 Kiểm tra hàng hóa
Theo quy định của Nhà nước, hàng NK khi về qua cửa khẩu cần phải kiểm
tra kỹ. Mục đích của quá trình kiểm tra là để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người
NK và là cơ sở để khiếu nại sau này nếu có. Nội dung cần kiểm tra là kiểm tra về số
lượng, chất lượng, bao bì, đóng gói, mã hiệu của hàng hóa xem có trùng khớp với
hợp đồng hay không. Nếu thấy vi phạm ngay lập tức lập biên bản tại cảng và chờ xử

Hoàng Thị Yến - K45E4 GVHD: PGS.TS Doãn Kế Bôn
13
Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Thương mại
lý hoặc nếu nhận hàng từ container thì khi mang về kho cần tiến hành kiểm tra. Nếu
phát hiện thấy dấu hiệu không đúng tiêu chuẩn như yêu cầu thì Biên bản giám định

có sự chứng kiến của bên Mua, hãng vận tải, Công ty bảo hiểm. Biên bản giám định
phải có chữ ký của các bên và đây là cơ sở để bên Mua khiếu nại, đòi bồi thường
bên có liên quan. Khi nhận hàng NK cần kiểm tra kỹ niêm phong kẹp chì trước khi
dỡ hàng ra khỏi phương tiện vận chuyển.
2.2.5 Thanh toán
• Nếu hợp đồng NK quy định thanh toán bằng L/C
- Mở L/C: Khi hợp đồng quy định thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng
từ, thì việc đầu tiên và rất quan trọng đối với người NK để thực hiện hợp đồng
mà hai bên đã thỏa thuận là tiến hành mở L/C. Căn cứ để mở L/C là hợp đồng
TMQT mà hai bên đã ký kết. Để tiến hành mở L/C người NK phải đến ngân
hàng làm đơn xin mở L/C trả tiền cho người XK (đơn theo mẫu in sẵn của
từng ngân hàng) và nộp tiền ký quỹ. Đơn xin mở L/C là cơ sở pháp lý để giai
quyết tranh chấp (nếu có) giữa ngân hàng mở L/C và người xin mở L/C, đồng
thời cũng là cơ sở để ngân hàng mở L/C cho bên XK.
- Kiểm tra chứng từ: Sau khi L/C có hiệu lực, người XK sẽ tiến hành giao hàng,
đồng thời gửi bộ chứng từ đến cho người NK. Người NK phải tiến hành kiểm
tra bộ chứng từ. Nếu bộ chứng từ phù hợp thì người NK nhận chứng từ để
nhận hàng và thanh toán tiền hàng, nếu bộ chứng từ không phù hợp thì từ chối
nhận chứng từ.
• Nếu hợp đồng NK quy định thanh toán bằng phương thức nhờ thu
Khi nhận chứng từ ở ngân hàng, doanh nghiệp NK phải kiểm tra các chứng
từ . Nếu chứng từ phù hợp theo hợp đồng hai bên đã ký kết thì chấp nhận trả tiền
hoặc trả tiền để nhận chứng từ nhận hàng. Nếu chứng từ không phù hợp theo quy
định của hợp đồng thì người NK có thể từ chối thanh toán. Việc vi phạm hợp đồng
của người XK sẽ được hai bên trực tiếp giải quyết.

Hoàng Thị Yến - K45E4 GVHD: PGS.TS Doãn Kế Bôn
14
Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Thương mại
• Nếu hợp đồng NK quy định thanh toán bằng phương thức chuyển tiền

Khi nhận được bộ chứng từ do người XK chuyển đến, tiến hành kiểm tra,
nếu thấy phù hợp thì viết lệnh chuyển tiền gửi đến ngân hàng yêu cầu ngân hàng
chuyển tiền để trả tiền cho người XK, nếu bộ chứng từ không phù hợp thì từ chối
nhận chứng từ.
• Nếu HĐNK quy định thanh toán bằng phương thức giao chứng từ trả tiền
Đến kỳ hạn thanh toán, người NK đến ngân hàng phục vụ mình yêu cầu thực
hiện dịch vụ CAD hoặc COD ký một bản ghi nhớ, đồng thời thực hiện ký quỹ 100%
giá trị của thương vụ để lập tài khoản ký thác. Sau khi ngân hàng kiểm tra bộ chứng
từ do người XK chuyển đến nếu thấy phù hợp thì ngân hàng chấp nhận chứng từ và
thanh toán cho bên XK, đồng thời chuyển chứng từ đó đến cho người NK để tiến
hành nhận hàng.
2.2.6 Khiếu nại và giải quyết khiếu nại
Khiếu nại là phương pháp giải quyết các phát sinh trong quá trình thực hiện
hợp đồng, bằng cách các bên trực tiếp thương lượng nhằm đưa ra các giải pháp
mang tính pháp lý thỏa mãn hay không thỏa mãn các yêu cầu của các bên khiếu nại.
Trong thực hiện hợp đồng thường có các trường hợp khiếu nại như sau:
- Người Mua khiếu nại người Bán hoặc người Bán khiếu nại người Mua:
Người mua có quyền khiếu nại người bán khi người bán vi phạm bất cứ điều
khoản quy định về nghĩa vụ của người bán trong hợp đồng. Người bán có quyền
khiếu nại người mua vi phạm các điều khoản quy định trong hợp đồng. Để khiếu
nại, người khiếu nại phải lập hồ sơ khiếu nại bao gồm: Đơn khiếu nại, bằng chứng
về sự vi phạm và các chứng từ khác có liên quan.
- Người bán hoặc người mua khiếu nại người chuyên chở và bảo hiểm:
Người bán hoặc người mua khiếu nại người chuyên chở khi người chuyên chở vi
phạm hợp đồng chuyên chở.Hồ sơ khiếu nại bao gồm đơn khiếu nại, các chứng từ
kèm theo gửi trực tiếp đến cho người chuyên chở hoặc đại diện của người chuyên chở
trong thời gian ngắn nhất. Người bán hoặc người mua có thể khiếu nại người bảo
hiểm khi hàng hóa bị tổn thất do các rủi ro đã được mua bảo hiểm gây nên.

Hoàng Thị Yến - K45E4 GVHD: PGS.TS Doãn Kế Bôn

15
Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Thương mại
Chương 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUY TRÌNH THỰC HIỆN HỢP
ĐỒNG NHẬP KHẨU CAMERA QUAN SÁT TỪ THỊ TRƯỜNG HÀN QUỐC
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ FUTECH
3.1 Tổng quan về Công ty cổ phần công nghệ Futech
3.1.1 Khái quát chung về công ty
Tháng 3 năm 2008, Công ty cổ phần công nghệ Futech chính thức được thành
lập bởi các kỹ sư Tự động hóa Đại học Bách Khoa với nhiều năm kinh nghiệm kinh
doanh thiết bị bảo vệ, camera quan sát và các hệ thống tích hợp phần mềm. Với giấy
phép kinh doanh số 0102681598 do Sở kế hoạch - Đầu tư Hà Nội cấp.
- Tên công ty: Công ty cổ phần công nghệ Futech
- Tên giao dịch: Futech Technology Joint Stock Company
- Tên viết tắt: Futech.,JSC
- Trụ sở: Số 11B – Tập thể thí nghiệm Sông Đà - Tân Triều - Thanh Trì - Hà
Nội
- Văn phòng: Số 65 - Ngõ 172 - Lạc Long Quân - Tây Hồ - Hà Nội
- Điện thoại: 84-4-355 27 205
- Fax: 84-4-355 27 206
- Website:
Email:
3.1.2 Cơ cấu tổ chức
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của CTCP công nghệ Futech
(Nguồn: Phòng Nhân sự)
Tổng số cán bộ công nhân viên:

Hoàng Thị Yến - K45E4 GVHD: PGS.TS Doãn Kế Bôn
16
Giám đốc
Phó Giám đốc

P. Kinh
doanh
P. Tài
chính- KT
Toán
P. Kĩ thuật P. Hành
chính - NS
P. R& D
Hội đồng QT
Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Thương mại
Từ 8 thành viên sáng lập ra công ty, sau 5 năm hoạt động, số nhân viên công ty đã
tăng lên 36 nhân viên chính thức. Trong đó:
• Số cán bộ có trình độ đại học và trên đại học là 20 người, chiếm 55,56% tổng
số lao động của doanh nghiệp. Trong đó có 14 kỹ sư và 6 cử nhân.
• Số cán bộ có trình độ cao đẳng là 10 người, chiếm 27,78% tổng số lao động
của doanh nghiệp.
• Số cán bộ có trình độ trung cấp là 6 người, chiếm 16,66%.
3.1.3 Các lĩnh vực kinh doanh của công ty
3.1.3.1 Kinh doanh các sản phẩm nhập khẩu
Công ty chuyên nhập khẩu các thiết bị bảo vệ, camera quan sát, đầu đọc thẻ
thông minh, máy chấm công…từ thị trường nước ngoài về phân phối, bán lẻ tại thị
trường Việt Nam. Hoạt động kinh doanh các sản phẩm nhập khẩu là hoạt động cốt
lõi, gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của công ty.
Các mặt hàng kinh doanh chủ yếu của công ty hiện nay:
- Camera quan sát
- Đầu đọc thẻ thông minh
- Hệ thống kiểm soát vào ra-chấm công
- Hệ thống báo động báo cháy
- Hệ thống chuông cửa có hình
Mặt hàng của công ty kinh doanh chủ yếu nhập khẩu từ hai thị trường chính

là Hàn Quốc và Malaysia. Ngoài ra công ty còn nhập khẩu ở một số thị trường như:
Trung Quốc, Đài Loan, Singapore,…
3.1.3.2 Tư vấn, lắp đặt các sản phẩm tự nghiên cứu chế tạo
Nghiên cứu chế tạo cũng là một hoạt động cốt lõi của công ty. Tuy hoạt động
sau nhưng giá trị mà nó mang lại cho công ty là không hề nhỏ.
Các sản phẩm chính là:
- Hệ thống nhà thông minh
- Hệ thống soát vé tự động
- Hệ thống giám sát giao thông
- Hệ thống hỗ trợ y tá trực bệnh viện

Hoàng Thị Yến - K45E4 GVHD: PGS.TS Doãn Kế Bôn
17

×