Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

Một số giải pháp đáp ứng tieu chuẩn môi trường đối với chè xuất khẩu vào thị trường Châu Âu của công ty TNHH chè Hoàng Mai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (326.28 KB, 45 trang )

Khóa luận tốt nghiệp Khoa Thương Mại Quốc Tế
LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian đi thực tế tại công ty TNHH chè Hoàng Mai và thời gian
nghiên cứu trong 9 tuần, em đã hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp của mình “Một
số giải pháp đáp ứng tieu chuẩn môi trường đối với chè xuất khẩu vào thị trường
Châu Âu của công ty TNHH chè Hoàng Mai’’
Em muốn gửi lời cảm ơn đến các thầy, cô giáo trong bộ môn Kinh Tế Quốc Tế
- Trường Đại Học Thương Mại và các anh chị cán bô,công nhân viên của công ty
TNHH chè Hoàng Mai đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn bài khóa
luận này.
Đặt biệt, em xin cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo hướng dẫn Th.S.Nguyễn Quốc
Tiến - phó trưởng khoa Thương Mại Quốc Tế - ĐHTM - Giáo viên trực tiếp giúp đỡ
hoàn thành nội dung khóa luận này. Thầy không chỉ hướng dẫn tốt cho em hoàn
thành tốt bài khóa luận này mà còn giúp đỡ tận tình các sinh viên khác hoàn thành
tốt bài khóa luận của mình. Trong quá trình thực hiện khóa luận thầy luôn hướng
dẫn , chỉnh sửa và tạo điều kiện cho sinh viên có kết quả tốt nhất.
Mặc dù đã cố gắng và nỗ lực trong việc hoàn thành bài khóa luận của mình , song
do điều kiện thời gian ,kinh nghiệm và năng lực bản thân còn nhiều hạn chế nên đề tài
của em không thể tránh khỏi những sai sót . Vì vậy em kính mong nhận được sự đóng
góp của quý thầy cô và bạn đọc để bài khóa luận được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Sinh Viên
Bùi Bích Phương
GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tiến SV: Bùi Bích Phương
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Thương Mại Quốc Tế
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Bảng 3.1:Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty Chè Hoàng Mai năm 2010-2012.

Error: Reference source not found
Bảng 3.2. Tỷ trọng chè xuất khẩu vào các thị trường xuất khẩu chính của công


ty năm 2012 Error: Reference source not found
Bảng 3.3: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu chè của công ty Chè Hoàng Mai
năm 2010-năm 2012 Error: Reference source not found
Bảng 3.4. Phương pháp, quy trình và lượng phân bón trong trồng chè. Error:
Reference source not found
Bảng 3.5: Chủng loại thuốc BVTV sử dụng trên chè. Error: Reference source not
found
GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tiến SV: Bùi Bích Phương
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Thương Mại Quốc Tế
Bảng 4.1. Tổng hợp tồn tại, nguyên nhân, giải pháp của việc đáp ứng tiêu
chuẩn môi trường đối với Chè xuất khẩu vào thị trường Châu Âu của công ty
TNHH Chè Hoàng Mai. Error: Reference source not found
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Danh mục từ viết tắt tiếng việt
Từ viết tắt Nghĩa tiếng việt
LV Luận văn
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
VSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm
BVTV Bảo vệ môi trường
HTQLMT Hệ thống quản lý môi trường
GAP Thực hành nông nghiệp tốt
TCMT Tiêu chuẩn môi trường
Danh mục từ viết tắt tiếng anh
GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tiến SV: Bùi Bích Phương
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Thương Mại Quốc Tế
Từ viết
tắt
Nghĩa tiếng anh Nghĩa tiếng việt
SPS Sanitary and Phytosanitary
Measures

Các biện pháp vệ sinh và kiểm
dịch thực vật
EMAS The Eco Management and
Audit Scheme
Quản lý sinh thái và Đề án Kiểm
toán
SSOP Sanitation Standard Operating
Procedures
Các quy trình chuẩn về vệ sinh
môi trường
GMP Good Manufacturing Practices Thực hành sản xuất tốt
CCP Critical Control Point Điểm kiểm soát tới hạn
HACCP Hazard Analysis and Critical
Control Point
Hệ thống phân tích mối nguy và
điểm kiểm soát tới hạn.
REACH Registration, Evaluation,
Authorisation of Chemicals
Đăng ký, đánh giá, cấp phép cho
hóa chất
EU European Union Liên minh Châu Âu
GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tiến SV: Bùi Bích Phương
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Thương Mại Quốc Tế
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài.
Cùng với sự phát triển của xã hội, cuộc sống của con người ngày càng được
nâng cao thì nhu cầu, đồi hỏi của họ cũng ngày một cao hơn. Sự cạnh tranh trên thị
trường đòi hỏi người sản xuất phải không ngừng cải tiến đáp ứng được yêu cầu xã
hội thì mới mong tồn tại cững chắc trên thị trường được. Xuất khẩu hàng nông sản
ở Việt Nam hiện nay đang là trụ cột chính của nền kinh tế. Trong những năm tới,

đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản vẫn là định hướng chiến lược quan trọng của
Việt Nam. Nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam hiện nay như: thủy sản, gạo,
café, rau quả…đang gặp phải những rào cản về môi trường rất lớn liên quan đến
tiêu chuẩn của sản phẩm như: tiêu chuẩn và quy định về VSATTP, quy trình chế
biến, sản xuất ra sản phẩm, chất lượng hàng hóa, nhãn hiệu, bao bì, đóng gói…Đối
với mặt hàng nông sản nói chung và mặt hàng chè nói riêng cũng vậy, yêu cầu của
người tiêu dùng đối với sản phẩm càng ngày càng trở nên khắt khe hơn. Trong
những năm gần đây, quan hệ chặt chẽ giữa thương mại và môi trường đã trở thành
vấn đề ngày càng quan trọng trong các mối quan hệ thương mại quốc tế. Nước ta
đang trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới, điều này sẽ giúp Việt Nam
có nhiều thuận lợi trong việc mở rộng thị trường xuất khẩu, nhưng cũng phải chấp
nhận sự cạnh tranh hết sức gay gắt với các nước khác. Khi các rào cản thương mại
được loại bỏ, các tiêu chuẩn và quy định về môi trường, trong nhiều trường hợp đã
trở thành “hàng rào xanh” trong buôn bán quốc tế và ngày càng được áp dụng rộng
rãi ở các nước phát triển. Trong điều kiện như vậy việc đáp ứng các tiêu chuẩn quốc
tế về môi trường trong buôn bán quốc tế hiện nay đang là thách thức lớn nhất đối
với nước ta.
Châu Âu là một thị trường rộng lớn gồm 27 quốc gia thành viên, với diện tích
4 triệu km2, dân số hơn 500 triệu người. Đây là khu trung tâm đấu giá chè lớn nhất
thế giới. Vì thế Châu Âu không chỉ là một thị trường tiềm năng mà nó còn là đầu
mối quan trọng cho các nhà xuất khẩu hàng hóa Việt Nam mong muốn xuất khẩu
sang thị trường này. Trong số các mặt hàng xuất khẩu sang thi trường Châu Âu,
hàng nông sản chiếm tỉ trọng rất lớn và đang ngày càng chiếm được vị trí quan
trọng ở thị trường này. Tuy nhiên Châu Âu cũng là thị trường khó tính nhất trong số
GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tiến SV: Bùi Bích Phương
1
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Thương Mại Quốc Tế
các thị trường xuất khẩu chè của Việt Nam với rất nhiều rào cản, tiêu chuẩn, quy
định nghiêm ngặt về chất lượng sản phẩm. Người tiêu dùng Châu Âu khi lựa chọn
sản phẩm không chỉ quan tâm đến chất lượng, mẫu mã, giá cả hàng hóa mà còn

quân tâm đến quy trình làm ra sản phẩm và sự thân thiện của sản phẩm đối với môi
trường. Các nước Châu Âu đã xây dựng một hệ thống tiêu chuẩn môi trường khá
chặt chẽ để định hướng, điều chỉnh hành vi, hành động của các doanh nghiệp và
đánh giá độ an toàn của sản phẩm đối với môi trường. Những tiêu chuẩn này mang
tầm quốc tế và ngày càng được nhiều nước công nhận và sử dụng rộng rãi. Vì thế,
nếu Việt Nam đáp ứng được các tiêu chuẩn về môi trường của Châu Âu thì không
những hàng nông sản của Việt Nam có thể xuất khẩu sang thị trường này một cách
vững chắc mà còn có thể xuất khẩu sang các thị trường khác một cách dễ dàng hơn.
Trong số những mặt hàng nông sản, chè đóng góp một phần không nhỏ vào tổng
kim ngạch xuất khẩu của nước ta và cũng phải chịu những quy định và tiêu chuẩn môi
trường rất gắt gao của Châu Âu. Năm 2012, Việt Nam đã xuất khẩu 150.000 tấn chè,
tăng 15% so với năm 2011 và đạt khoảng 220 triệu USD. Tuy nhiên năm 2012 cũng là
năm ngành chè phải đương đầu với nhiều khó khăn, thách thức trong xuất khẩu, đó là
tình trạng mẫu chè xuất khẩu không đạt chuẩn tiếp tục tái diễn. Một báo cáo mơi đây của
Hiệp hội Chè Việt Nam cho thấy, có quá nhiều mẫu chè gửi đi kiểm nghiệm chất lượng
ở nước ngoài không đạt chuẩn về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm. Nguyên nhân
chủ yếu do không kiểm soát được quá trình sản xuất từ trồng đến chăm sóc, thu hái, chế
biến và bảo quản Theo báo cáo của Hiệp Hội Chè Việt Nam tại Hội nghị về sản xuất,
tiêu thụ chè năm 2012 vừa được tổ chức tại Viện Khoa học Kỹ thuật nông lâm nghiệp
miền núi phía Bắc, ngành chè đang đứng trước những khó khăn, thách thức lớn. Trong
số 93 mẫu chè của các công ty, doanh nghiệp gửi đi phân tích tại Đức, có tới 49 mẫu
phát hiện tồn dư thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép. Bình thường, khi xuất
khẩu chè vào thị trường châu Âu đã rất khó vào, nay một số khách hàng lớn như
Afghanistan, Nga, Trung Quốc, các nước Trung Đông… chuẩn bị áp dụng theo tiêu
chuẩn môi trường của Châu Âu, bởi vậy ngay từ bây giờ các cơ sở chế biến chè cần phải
chấn chỉnh hoạt động sản xuất, xuất khẩu để đáp ứng tốt các tiêu chuẩn môi trường này,
nếu không sẽ rất khó khăn cho việc xuất khẩu về lâu về dài trong tương lai. Để giải quyết
được vấn đề ấy tôi mạnh dạn đưa ra đề tài: “Một số giải pháp đáp ứng tiêu chuẩn môi
GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tiến SV: Bùi Bích Phương
2

Khóa luận tốt nghiệp Khoa Thương Mại Quốc Tế
trường đối với chè xuất khẩu vào thị trường Châu Âu của công ty TNHH Chè Hoàng
Mai” để nghiên cứu những tác động của hệ thống các quy định và tiêu chuẩn môi trường
quốc tế về môi trường của thị trường Châu Âu đối với việc nhập khẩu mặt hàng chè. Xác
định những hạn chế và khả năng đáp ứng các quy định và tiêu chuẩn môi trường của các
doanh nghiệp Việt Nam nói chung và công ty TNHH Chè Hoàng Mai nói riêng đối với
mặt hàng chè khi xuất khẩu sang thị trường này. Từ đó có thể đưa ra một số giải pháp và
kiến nghị cho công ty TNHH Chè Hoàng Mai và các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt
Nam nhằm đáp ứng các yêu cầu về môi trường, giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của
mặt hàng chè xuất khẩu vào thị trường Châu Âu.
1.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Trong những năm trước đây, đã có rất nhiều những luận văn, chuyên đề nghiên
cứu về các tiêu chuẩn môi trường của Châu Âu hay một số quốc gia khác có ảnh
hưởng đến xuất khẩu mặt hàng nông sản của Việt Nam.Ví dụ như:
- LV1: Giải pháp đáp ứng tiêu chuẩn môi trường đối với hàng nông sản xuất
khẩu sang thi trường Mỹ của công ty Vinatrans. (Ngô Quốc Khánh - 2011)
- LV2: Đáp ứng tiêu chuẩn môi trường trong xuất khẩu hàng nông sản sang thị
trường Hoa Kỳ của công ty TNHH một thành viên xuất nhập khẩu nông sản, thực
phẩm Hà Nội – AGREXPORT. (Phạm Thùy Linh - 2010)
- LV3: Giải pháp vượt rào cản môi trường nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu
da giày của công ty TNHH Đỉnh Vàng sang thị trường EU. (Vũ Thị Thùy Ninh -
2011)
- LV4: Một số giải pháp đáp ứng tiêu chuẩn môi trường của mặt hàng chè Việt
Nam xuất khẩu vào thị trường Nga. ( Nguyễn Tùng Linh - 2009)
- LV5: Giải pháp vượt rào cản môi trường khi xuất khẩu nông sản Việt Nam
sang thị trường Nhật. (Nguyễn Lan Anh - 2009)
Những bài luận văn trên đều có những khác biệt trong đề tài nghiên cứu
trong của tôi, cụ thể như sau:
- LV1: Đi vào phân tích việc đáp ứng tiêu chuẩn môi trường của mặt hàng
nông sản nói chung và thị trường nghiên cứu là thị trường Mỹ.

- LV2: Đi vào phân tích việc đáp ứng tiêu chuẩn môi trường của mặt hàng
nông sản nói chung và thị trường nghiên cứu là thị trường Hoa Kỳ.
GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tiến SV: Bùi Bích Phương
3
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Thương Mại Quốc Tế
- LV3: Đi sâu vào phân tích các rào cản môi trường của mặt hàng cụ thể là da
giầy và thị trường nghiên cứu là thị trường EU.
- LV4: Đi sâu vào phân tích việc đáp ứng tiêu chuẩn môi trường của mặt hàng
cụ thể là chè và thị trường nghiên cứu là thị trường Nga.
- LV5: Đi sâu vào phân tích các rào cản môi trường của mặt hàng chung là
nông sản và thị trường nghiên cứu là thị trường Nhật Bản.
Bài khóa luận của tôi có nhiều sự khác biệt với các luận văn trên như sau: đi
sâu vào nghiên cứu một mặt hàng xuất khẩu cụ thể là chè và thị trường nghiên cứu
cụ thể là Châu Âu. Nghiên cứu về các quy định và tiêu chuẩn về môi trường của
Châu Âu đối với nhập khẩu mặt hàng chè và sự tác động của nó tới doanh nghiệp,
tìm hiểu về những hạn chế và khả năng đáp ứng về các quy định và tiêu chuẩn về
môi trường của Châu Âu đối với nhập khẩu mặt hàng này của công ty TNHH Chè
Hoàng Mai, qua đó đưa ra các giải pháp giúp đáp ứng tiêu chuẩn môi trường đối với
chè xuất khẩu vào thị trường Châu Âu của công ty nói riêng và của các doanh
nghiệp xuất khẩu chè nói chung trên cả nước.
1.3. Mục đích nghiên cứu.
- Nghiên cứu các quy định và tiêu chuẩn về môi trường của Châu Âu đối với
nhập khẩu mặt hàng Chè.
- Đánh giá thực trạng xuất khẩu mặt hàng Chè của công ty TNHH Chè Hoàng
Mai vào thị trường Châu Âu dưới tác động của các quy định môi trường của Châu
Âu và khả năng đáp ứng các quy định, tiêu chuẩn môi trường của mặt hàng chè của
công ty TNHH Chè Hoàng Mai.
- Đề xuất các giải pháp đáp ứng các quy định và tiêu chuẩn môi trường của
Châu Âu giúp nâng cao sức cạnh tranh và đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng chè của
công ty TNHH Chè Hoàng Mai vào thị trường này.

1.4. Đối tượng Nghiên cứu.
Mặt hàng Chè xuất khẩu của công ty TNHH Chè Hoàng Mai vào thị trường
Châu Âu.
GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tiến SV: Bùi Bích Phương
4
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Thương Mại Quốc Tế
1.5. Phạm vi nghiên cứu.
- Phạm vi nghiên cứu về không gian: Khóa luận tìm hiểu về những tiêu chuẩn
môi trường mà Châu Âu đặt ra cho công ty TNHH Chè Hoang Mai và các giải pháp
của công ty để đáp ững các tiêu chuẩn đó.
- Phạm vi về thời gian: Hoạt động xuất khẩu chè của công ty TNHH Chè
Hoàng Mai từ khi thàh lập đến nay. Tuy nhiên, tìm hiểu hoạt động sản xuất và xuất
khẩu chè của công ty sang Châu Âu chỉ giới hạn từ năm 2010 đến năm 2012.
1.6. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp thu thập dữ liệu:
+) Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp thông qua phỏng vấn các chuyên gia
và phiếu điều tra trắc nghiệm nhằm khảo sát thực trạng tại công ty TNHH Chè
Hoàng Mai dựa trên câu trả lời của các nhân viên công ty
+) Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: chọn lọc, đánh giá và tổng hợp các
nguồn thông tin từ công ty thực tập, trên mạng internet, các công trình nhiên cứu
khoa học và hệ thống tài liệu tham khảo của trường ĐH Thương Mại.
- Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu:
+) Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu sơ cấp: Thông tin, số liệu sơ cấp
được phân tích bằng các phần mềm chuyên dụng như SPSS, Excel…để từ đó có
những con số, bảng thống kê để đưa ra nhận xét, đánh giá về thực trạng, khó khăn
còn tồn tại trong việc đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường đối với chè xuất khẩu sang
thị trường Châu Âu của công ty.
+) Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu thứ cấp: Lựa chọn tài liệu từ các
nguồn thông tin, đọc, nghiên cứu và tổng hợp các nội dung chính, cần thiết để phục
vụ cho việc nghiên cứu và viết khóa luận.

1.7. Kết cấu của khóa luận.
Chương I: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu.
Chương II: Cơ sỏ lý luận về đáp ứng tiêu chuẩn môi trường
Chương III: Phân tích thực trạng về khả năng đáp ứng tiêu chuẩn môi trường
của mặt hàng Chè của công ty TNHH Chè Hoàng Mai.
Chương IV: Định hướng phát triển và đề xuất với việc đáp ứng các tiêu chuẩn
đối với Chè xuất khẩu vào thị trường Châu Âu của công ty TNHH Chè Hoàng Mai.
GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tiến SV: Bùi Bích Phương
5
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Thương Mại Quốc Tế
CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁP ỨNG TIÊU CHUẨN MÔI
TRƯỜNG ĐỐI VỚI CHÈ XUẤT KHẨU VÀO THỊ TRƯỜNG CHÂU ÂU
CỦA CÔNG TY TNHH CHÈ HOÀNG MAI.
2.1. Một số khái niệm cơ bản .
2.1.1. Xuất khẩu.
Xuất khẩu có thể được hiểu là việc bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ từ
một quốc gia này sang các quốc gia khác.
Hay xuất khẩu là hình thức thực hiện việc tiêu thụ hàng hóa sản xuất trên thị
trường ngoài biên giới quốc gia.
“Xuất khẩu hàng hóa là việc bán hàng hóa được đưa ra ngoài lãnh thổ Việt
Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu
vực riêng theo quy định của pháp luật” - Theo luật thương mại Việt Nam (2005)
Xuất khẩu chè là hoạt động xuất khẩu mà sản phẩm là mặt hàng chè
2.1.2. Môi trường.
“Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con
người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và
sinh vật. Thành phần môi trường là yếu tố vật chất tạo thành môi trường như đất,
nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật, hệ sinh thái và các hình tháo vật chất
khác.” - Theo Luật bảo vệ môi trường của Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt
Nam ban hành ngày 29/12/2005.

2.1.3. Ô nhiễm môi trường.
“Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù
hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật” - Theo
Luật bảo vệ môi trường của Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ban hành
ngày 29/12/2005.
2.1.4. Tiêu chuẩn môi trường.
“Tiêu chuẩn môi trường là giới hạn cho phép của các thong số về chất lượng
môi trường xung quanh, về hàm lượng của chất gây ô nhiễm trong chất thải được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền quy định làm căn cứ để quản lý và bảo vệ môi
trường” - Theo Luật bảo vệ môi trường của Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa
Việt Nam ban hành ngày 29/12/2005.
GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tiến SV: Bùi Bích Phương
6
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Thương Mại Quốc Tế
2.1.5. Rào cản môi trường.
Rào cản môi trường (hay còn gọi là rào cản xanh) là một hệ thống quy định
tiệu chuẩn về môi trường, sản xuất, trình độ công nghệ sản xuất, xử lý chất thải, giải
pháp tận thu, sử dụng, tái chế chất thải, giảm thiểu chất thải , tổ chức quản lý…áp
dụng cho sản phẩm nhập khẩu.
Rào cản môi trường chính là một trong những “Rào cản kỹ thuật”. Tùy vào
mỗi nước, rào cản môi trường được áp dụng dưới nhiều hình thức khác nhau. Rào
cản môi trường nêu cao ý thức bảo vệ trái đất và nhân loại. Ngoài ra, nhiều quốc gia
áp dụng nó như như một công cụ để đánh thuế lên sản phẩm nhập khẩu. Đây là cơ
sở để loại hình bảo hộ này được các nhà nước xây dựng và mở rộng.
2.2. Một số lý thuyết về tiêu chuẩn môi trường của quốc gia và Châu Âu.
2.2.1. Các quy định về môi trường của Châu Âu liên quan đến lĩnh cực sản xuất
và xuất khẩu mặt hàng chè.
2.2.1.1. Quy định về bao bì và phế thải bao bì
Chỉ thị 94/62/EEC về đóng gói và chất thải bao bì đóng gói có quy định các
mức độ tối đa của các kim loại nặng trong bao bì và mô tả các yêu cầu đối với sản

xuất và thành phần của bao bì:
- Bao bì được sản xuất bằng phương pháp để cho thể tích và cân nặng được ở
mức thấp nhất.
- Bao bì được thiết kê sản xuất và thương mại hóa sao cho có thể được tái sử
dụng hoặc thu hồi.
- Bao bì phải được sản xuất để giảm thiểu sự hiện diện của các chất độc hại và
các chất nguy hiểm khác.
2.2.1.2. Quy định về nhãn hiệu thực phẩm có nguồn gốc hữu cơ.
- Là nhãn hiệu được cấp cho sản phẩm không sử dụng chất hóa học tổng hợp
hạn chế tối đa sử dụng phân bón, hóa học và thuốc bảo vệ thực vật tăng cường sử
dụng phân vi sinh nhằm tạo ra các sản phẩm đạt VSATTP và bảo vệ môi trường.
- Hiện nay chưa có các tiêu chuẩn chung ở Châu Âu về quy định này, các nước
khác nhau của Châu Âu sử dụng các tiêu chuẩn khác nhau.
GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tiến SV: Bùi Bích Phương
7
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Thương Mại Quốc Tế
- Ngoài ra Châu Âu còn có chủ trương khác nhau, sử dụng cũng như sản xuất
hàng hóa có nguồn gốc hữu cơ. Hiện nay, Châu Âu đang áp dụng quy trình thực
hành nông nghiệp tốt (GAP).
2.2.1.3. Quy định về thuốc trừ sâu tối đa có trong sản phẩm nông nghiệp.
- Là quy định về hàm lượng thuốc trừ sâu hợp lý trong sản xuất sản phẩm nông
sản sẽ đa,r bảo ít gây ô nhiễm môi trường không khí nguồn nước đất đai đảm bảo
sức khỏe con người nông dân và người tiêu dùng.
- Năm 1976, Châu Âu đã ra chỉ thị 76/895/EEC về việc sử dụng các loại thuốc
trừ sâu và hàm lượng thuốc tối đa cho phép.
- Ngày 13/3/2009, Nghị viện Châu Âu đã thong qua luật hạn chế sử dụng các loại
thuốc trừ sâu có chất gây ung thư và nguy hiểm về mặt sinh học, quy định này bao gồm
1100 lạo thuốc trừ sâu đã từng hoặc đang được sử dụng trong nông nghiệp nội khối và
ngoài Châu Âu đối với tất cả các sản phẩm nông nghiệp được dung làm thức ăn cho
người và gia súc. Đây là quy định hài hòa chung của Châu Âu vì hiện nay các nước

thành viên Châu Âu vẫn còn các quy định riêng về sử dụng thuốc trừ sâu.
2.2.1.4. Quy định về chất phụ gia trong thực phẩm.
- Là quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm nhưng lại liên quan gián tiếp đến
môi trường.
- Năm 2005 số chất kháng sinh sử dụng trong thực phẩm bị Châu Âu cấm lên
tới con số 26. Trong đó phần lớn các chất bị cấm là những chất gây hại cho môi
trường: chloroform, chloramphenicol, dimetridazole…
- Để quản lý các phụ gia thực phẩm thì mỗi loại phị gia sẽ được gắn 1 số duy
nhất. Ban đầu các số này được gắn liền với chữ E để chỉ các chất phụ gia thực phẩm
được chấp nhận sử dụng ở Châu Âu.
- Theo đó, tất cả các chất phụ gia thực phẩm có tiền tố E đi kèm với số hiệu
đều là những phụ gia thực phẩm được sử dụng tại các nước ở Châu Âu.
2.2.1.5. Luật hóa chất REACH.
REACH (Registration, Evaluation, Authorisation of Chemicals) là cụm từ viết
tắt cho Registration (Đăng ký), Evaluation (Đánh giá), Authorization (Cấp phép) và
Restriction (Hạn chế) cho hóa chất. Theo quy định này, mọi hóa chất được dung với
khối lượng lớn hoặc được cho là có khả năng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con
GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tiến SV: Bùi Bích Phương
8
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Thương Mại Quốc Tế
người và môi trường đều phải đăng ký với cơ quan quản lý hóa chất Châu Âu
(ECHA). REACH được ban hành và bắt đầu có hiệu lực từ 1/6/2007 để thay thế cho
40 luật hóa chất ở Châu Âu. Việc đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của REACH cần phải
đạt được trong khoảng thời gian hạn định 10 năm, để chứng minh rằng các hóa chất
đã công bố không gây hại đến sức khỏe con người và môi trường. Mục đích của quy
định REACH là đảm bảo an toàn sức khỏe cho con người và môi trường ở mức cao
bằng cách áp dụng các phương pháp đánh giá độ nguy hại của các chất mà không
ảnh hưởng đến lưu thông hóa chất trong thị trường Châu Âu.
2.2.2. Các tiêu chuẩn môi trường của Châu Âu liên quan đến lĩnh cực sản xuất
và xuất khẩu mặt hàng chè.

2.2.2.1. Tiêu chuẩn ISO14000.
ISO14000 là tiêu chuẩn về hệ thống quản trị môi trường (EMS) do tổ chức Tiêu
chuẩn hóa quốc tế ISO xây dựng và ban hành. Bộ tiêu chuẩn này thích ứng với yêu cầu
giải quyết vấn đề môi trường của toàn nhân loại, với mục đích chính là cải thiện việc
quản lý môi trường, bảo vệ môi trường, chú trọng đến các tác động, ảnh hưởng xấu của
quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đến môi trường. Áp dụng ISO14000 đi
liền với việc thiết lập vận hành một Hệ thống quản lý môi trường. (HTQLMT) Tiêu
chuẩn ISO 14000 do 2 hệ thống tiêu chuẩn cấu thành, đó là hệ thống tiêu chuẩn áp
dụng cho việc tổ chức và quản lý, hệ thống các tiêu chuẩn áp dụng với các sản phẩm
hàng hóa và dịch vụ. ISO 14001 là tiêu chuẩn duy nhất của bộ tiêu chuẩn ISO14000
quy định các yêu cầu đối với HTQLMT bao gồm các yếu tố của HTQLMT mà các tổ
chức/doanh nghiệp muốn được chứng nhận phải thỏa mãn. Các tiêu chuẩn còn lại là
các tiêu chuẩn mang tính chất hướng dẫn giúp cho việc xây dựng và thực hiện
HTQLMT có hiệu quả. Các yêu cầu của ISO14000 về HTQLMT đề cập đến tất cả các
khía cạnh môi trường của hoạt động, sản phẩm và dịch vụ của tổ chức bao gồm chính
sách môi trường, nguồn lực, đào tạo, vận hành, đáp ứng các trường hợp khẩn cấp, đánh
giá, kiểm tra, đo đạc và xem xét lại của lãnh đạo.
Các tiêu chuẩn ISO14000 đưa ra những chuẩn cứ được quốc tế thừa nhận về
quản lý, đo lường và đánh giá môi trường. Các tiêu chuẩn này tuy không đề cập đến
những chỉ tiêu chất lượng môi trường nhưng những công cụ được đưa ra lại là
những công cụ hữu hiệu giúp các tổ chức và doanh nghiệp thực hiện việc đánh giá
GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tiến SV: Bùi Bích Phương
9
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Thương Mại Quốc Tế
và kiểm soát tác động môi trường đối với các hoạt đọng, sản phẩm và dịch vụ của
mình. ISO14000 được biên soạn để áp dụng cho tất cả các loại hình và quy mô tổ
chức/ doanh nghiệp.
Theo tiêu chuẩn ISO14001-Hệ thống quản lý môi trường, (một trong các tiêu
chuẩn của bộ ISO14000) quy định và hướng dẫn sự dụng, một hệ thống quản lý môi
trường gồm 5 thành phần cơ bản sau:

- Chính sách môi trường
- Lập kế hoạch
- Áp dụng và hoạt động
- Kiểm tra và hành đọng chỉnh sửa
- Xem xét lại của ban lãnh đạo
2.2.2.2. Tiêu chuẩn HACCP (Hazard Analysis and Critical Control Point): Hệ
thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn.
- Định nghĩa: Theo CODEX: HACCP là một hệ thống giúp nhận diện, đánh
giá và kiểm soát các mối nguy hiểm ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm.
- HACCP được giới thiệu như là một hệ thống kiểm soát an toàn khi mà sản
phẩm hay dịch vụ đang được tạo thành hơn là việc cố gắng tìm ra các sai sót ở các
sản phẩm cuối quy trình. HACCP sẽ phân tích toàn bộ hệ thống sản xuất từ khâu
chọn nguyên liệu đến khâu sản xuất, thành phẩm, kiểm tra và bảo quản. Không
những thế, HACCP còn phân tích luôn cả những yếu tố khác không liên quan đến dây
chuyền sản xuất nhưng có khả năng ảnh hưởng đến sản phẩm như: các mối nguy về
sinh học (vi khuẩn, virut, ký sinh trùng, nấm mốc, men…trên nguyên liệu hay nhiễm
từ bên ngoài vào), các mối nguy về hóa học (các loại độc tố có trong nguyên liệu, các
chất do con người cố tình hay vô tình đưa vào như: thuốc trừ sâu, chất bảo quản,phụ
gia, chất tẩy trắng…), các mối nguy về vật lý (các hạt cát, sạn, mẩu gỗ, kim loại…bị
nhiễm vào sản phẩm trong quá trình thu hoạch, bảo quản, chế biến ). Ngoài ra,
HACCP còn phân tích các mối nguy khác như mối nguy từ việc gian dối kinh tế (ghi
sai nhãn hiệu, thiếu khối lượng…), mối nguy về tính khả dụng (là tính chất của sản
phẩm phù hợp cho việc sử dụng đẻ làm thực phẩm cho con người…)
GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tiến SV: Bùi Bích Phương
10
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Thương Mại Quốc Tế
- Ngoài việc phân tích các mối nguy, HACCP còn xác định những điểm kiểm
soát tới hạn CCP (Critical Control Point – điểm mà tại đó có thể tiến hành kiểm soát và
có thể ngăn ngừa, loại bỏ hoặc giảm tối thiểu mối nguy an toàn thực phẩm đến mức có
thể chấp nhận). Các quy trình giám sát dựa trên các CCP náy sẽ được liên tục thực

hiện. Ngoài ra, các quy phạm về sản xuất GMP (Good Manufacturing Practices), quy
phạm về vệ sinh chuẩn SSOP (Sanitation Standard Operating Procedures) cũng được
đề ra với các yêu cầu rất chặt chẽ và chi tiết, yêu cầu phải thực hiện đồng hành hai quy
phạm trên cùng việc thực hiện đáp ứng hệ thống HACCP.
- Các nguyên tắc cơ bản của HACCP: 7 nguyên tắc:
+) Phân tích mối nguy và xác định các biện pháp phòng ngừa
+) Xác định các điểm kiểm soát tới hạn (CCP)
+) Thiết lập các ngưỡng tới hạn cho các CCP
+) Thiết lập hệ thống giám sát CCP
+) Xác định các hành động khắc phục
+) Thiết lập hệ thống tài liệu, hồ sơ cho chương trình HACCP
+) Xác lập các thủ tục thẩm định.
2.2.2.3. Tiêu chuẩn EMAS. (The Eco Management and Audit Scheme) :Hệ thống
kiểm tra và quản lý sinh thái.
EMAS là chương trình đánh giá và quản lý sinh thái của liên minh Chau Âu,
một công cụ quản lý cho các doanh nghiệp và tổ chức để đánh giá những báo cáo và
cải thiện hoạt động môi trường của họ.
EMAS kết hợp với những yêu cầu của ISO14001, có nghĩa là đạt được chứng
nhận EMAS thì không cần phải chứng nhận ISO 140001 nữa.
2.2.2.4. Tiêu chuẩn SPS (Sanitary and Phytosanitary Measures).
SPS là hiệp định về áp dụng các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực
vật. Có hiệu lực cùng với sự thành lập của Tổ chức thương mại thế giới vào ngày 01
tháng 01 năm 1995. Hiệp định quan tâm đến việc áp dụng các quy định về an toàn
thực phẩm và sức khỏe động thực vật.
Hiệp định SPS đưa ra các quy tắc cơ bản về tiêu chuẩn an toàn thực phẩm và
sức khỏe động, thực vật. Hiệp định cho phép các quốc gia tự thiết lập tiêu chuẩn
riêng của mình. Nhưng Hiệp định cũng yêu cầu rằng các quy định phải có căn cứ
GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tiến SV: Bùi Bích Phương
11
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Thương Mại Quốc Tế

vào khoa học. Các quy định này nên chỉ được áp dụng ở mức độ cần thiết để bảo vệ
sức khỏe hoặc tính mạng của con người, động vật hoặc thực vật. Các quy định này
cũng không được phân biệt đối xử một cách tùy tiện hoặc vô lý giữa các quốc gia có
điều kiện giống nhau hoặc tương tự nhau.
Các nước thành viên được khuyến khích sử dụng tiêu chuẩn, hướng dẫn và
khuyến nghị quốc tế hiện có. Tuy nhiên, các thành viên có thể sử dụng các phương
pháp dẫn đến tiêu chuẩn cao hơn nếu có sự biện hộ khoa học. Họ có thể đưa ra các
tiêu chuẩn cao hơn dựa vào việc đánh giá thích đáng rủi ro miễn là phương pháp sử
dụng nhất quán và không tùy tiện. Hiệp định cũng cho phép các quốc gia sử dụng
các tiêu chuẩn khác nhau và phương pháp giám định sản phẩm khác nhau
2.2.3. Quy định và tiêu chuẩn môi trường của Việt Nam liên quan đến lính vực
sản xuất và xuất khẩu chè.
2.2.3.1. Các quy định môi trường của Việt Nam.
Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã
được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001
của Quốc hội khóa X, họp lần thứ 10. Luật này quy định về bảo vệ môi trường:
- Điều 46. Bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp.
- Điều 66. Trách nhiệm quản lý rác thải.
- Điều 73. Xử lý chất thải nguy hại
- Điều 74. Cơ sở xử lý chất thải nguy hại
- Điều 79. Cơ sở tái chế, tiêu hủy, khu chon lấp chất thải rắn thong thường
- Điều 81. Thu gom, xử lý rác thải
- Điều 88. An toàn hóa chất
2.2.3.2. Các tiêu chuẩn môi trường của Việt Nam.
Theo luật BVMT năm 2005 của Việt Nam thì tiêu chuẩn môi trường được chia
thành hai nhóm:
- Nhóm tiêu chuẩn chất lượng môi trường xung quanh gồm:
+) Nhóm TCMT đối với đất phục vụ cho các mục đích về sản xuất nông
nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và mục đích khác.
GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tiến SV: Bùi Bích Phương

12
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Thương Mại Quốc Tế
+) Nhóm TCMT đối với nước mặt và nước dưới đất phục vụ các mục đích về
cung cấp nước uống, sinh hoạt, công nghiệp, nuôi trồng thủy sản, tưới tiêu nông
nghiệp và mục đích khác.
+) Nhóm TCMT đối với nước biển ven bờ phuc vụ các mục đích về nươi trồng
thủy sản, vui chơi, giải trí và mục đích khác.
+) Nhóm TCMT đối với không khí ở vùng đô thị, vùng dân cư nông thôn.
+) Nhóm tiêu chuẩn về âm thanh, ánh sang, bức xạ trong khu vực dân cư, nơi
công cộng.
- Nhóm tiêu chuẩn chất thải gồm:
+) Nhóm tiêu chuẩn về nước thải công nghiệp, dịch vụ, nước thải từ chăn nuôi,
nuôi trồng thủy sản, nước thải sinh hoạt và hoạt động khác.
+) Nhóm tiêu chuẩn về khí thải công nghiệp, khí thải từ các thiết bị dùng để xử
lý, tiêu hủy chất thải sinh hoạt, công nghiệp, y tế và từ hình thức xử lý khác đối với
chất thải.
+) Nhóm tiêu chuẩn về khí thải đối với phương tiện giao thông, máy móc, thiết
bị chuyên dụng.
+) Nhóm tiêu chuẩn về chất thải nguy hại
+) Nhóm tiêu chuẩn về tiếng ồn, độ rung đối với phương tiện giao thông, cơ sở
sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, hoạt động xây dựng .
2.2.3.3. Các tiêu chuẩn môi trường của Việt Nam liên quan trực tiếp đến mặt hàng
chè xuất khẩu.
- Chứng nhận “Cơ sở đủ điều kiện sản xuất chè an toàn” cho cơ sở sản xuất đạt
yêu cầu theo tiêu chuẩn VSATTP theo 10TCN606-2004.
- “Quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm”
theo 46/2007/QĐ-BYT
- Bộ y tế đã ban hành Quyết định về tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống, số
1329/2002/BYT/QĐ, ngày 18/04/2002 có đề cập đến:
+) Chỉ tiêu cảm quan và thành phần vô cơ (có 32 chỉ tiêu được quy định)

+) Hàm lượng của các chất hữu cơ (có 26 chỉ tiêu được quy định)
+) Hóa chất bảo vệ thực vật (có 33 chỉ tiêu được quy định)
+) Hóa chất khử trùng và sản phẩm phụ (có 17 chỉ tiêu được quy định)
GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tiến SV: Bùi Bích Phương
13
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Thương Mại Quốc Tế
+) Mức độ nhiễm xạ (có 2 chỉ tiêu được quy định)
+) Vi sinh vật (có 2 chỉ tiêu được quy định)
Tổng số có 112 chỉ tiêu được ban hành và được kiểm tra thường xuyên. Bộ y
tế còn ban hành quyết định số 876/1998/QĐ-BYT ngày 04/04/1998 về danh mục
tiêu chuẩn vệ sinh đối với lương thực thực phẩm, trong đó có mặt hàng chè.
2.3. Phân định nội dung nghiên cứu.
- Trong khóa luận này, tôi chú trọng trình bày và làm rõ trực trạng việc đáp
ứng các tiêu chuẩn môi trường của công ty TNHH Chè Hoàng Mai. Đi sâu vào phân
tích những điểm chưa tốt trong quá trình sản xuất và xuất khẩu chè của công ty. Cụ
thể là bên cạnh việc nêu lên những điểm tốt mà công ty đã thực hiện được, tôi đi sâu
vào phân tích thực trạng những điểm yếu mà công ty đang vướng phải như: vấn đề
về trồng trọt (phân bón; nguồn nuớc, đất; thuốc trừ sâu, BVTV…); quá trình thu
mua, chế biến chè; công tác bảo quản, vận chuyển chè; bao bì và phế thải bao bì;
hệ thống xử lý nước thải. Hiện tại, đây là những yếu tố chính ảnh hưởng đến chất
lượng chè của công ty khiến khả năng xuất khẩu của công ty bị hạn chế, bị các đối
tác trả lại hàng hoặc không mua hàng do chưa đáp ứng tốt các tiêu chuẩn môi
trường và chưa gây được hình ảnh, thương hiệu tốt về công ty. Vì vậy cần tìm ra
nguyên nhân của các vấn đề này để từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục hợp lý.
- Để làm được điều ấy, đầu tiên tôi đi tìm hiểu cơ sở lý luận để làm tiền đề cho
việc đánh giá tình hình đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường của công ty khi xuất
khẩu chè sang thị trường Châu Âu. Cụ thể là tìm hiểu và nghiên cứu về các quy
định và tiêu chuẩn môi trường của thế giới, Châu Âu và Việt Nam liên quan đến
lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu chè.
- Thông qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu các lý luận có liên quan và quá

trình khảo sát thực tế tình hình thực trạng của công ty để đánh giá và đề xuất một
số giải pháp nhằm giải quyết những khó khăn và những vấn đề mà công ty gặp phải
trong quá trình đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường của thị trường Châu Âu cũng
như của quốc gia và của thế giới. Đề xuất một vài ý kiến đóng góp cho công ty
cùng các kiến nghị với các cơ quan chức năng nhằm nâng cao khả năng đáp ứng các
tiêu chuẩn môi trường đẩy mạnh hoạt động sản xuất và xuất khẩu công ty nói riêng
và của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung.
GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tiến SV: Bùi Bích Phương
14
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Thương Mại Quốc Tế
CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG
TIÊU CHUẨN MÔI TRƯỜNG CỦA MẶT HÀNG CHÈ CỦA CÔNG TY
TNHH CHÈ HOÀNG MAI.
3.1. Giới thiệu về công ty TNHH Chè Hoàng Mai
* Qúa trình hình thành và phát triển của công ty TNHH Chè Hoàng Mai.
Công ty TNHH Chè Hoàng Mai là doanh nghiệp tổ chức hoạt động theo luật
doanh nghiệp số 13/1999/QH-10 và điều lệ của công ty, tiền thân là nhà máy chè Đại
Hưng. Công ty TNHH Chè Hoàng Mai được phòng đăng ký kinh doanh sở kế hoạch
và đầu tư Hà Nội cấp chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0102021199 ngày
23/01/2008 (Đăng ký thay đổi lần thứ nhất).
Tên công ty: CÔNG TY TNHH CHÈ HOÀNG MAI
Tên giao dịch quốc tế là Hoangmai tea company limited
Địa chỉ: Tổ 5-Đại Từ, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội
Giám đốc công ty: Vũ Đại Thắng
Điện thoại: (+84-3)6416209 (+84) 22104042
Fax: (+84-3)6413732
E-mail:
Công ty TNHH Chè Hoàng Mai là một doanh nghiệp chuyên sản xuất, xuất khẩu
chè và hàng nông sản thực phẩm. Các sản phẩm của Hoàng Mai đều được phát triển dựa
trên nhu cầu thực tiễn của khách hàng. Hiện nay công ty đã mở rộng sang lĩnh vực chế

biến nông sản xuất khẩu và tiêu thụ trong nước và vẫn đang trên đà phát triển và ổn định.
* Chức năng và nhiệm vụ sản xuất của công ty TNHH Chè Hoàng Mai.
+) Tổ chức trồng trọt, chăm sóc thu hoạch chè búp tươi tại các đơn vị thành
viên. Chè búp tươi sẽ được sơ chế thành chè búp khô rồi chuyển về công ty để tinh
chế thành chè thành phẩm.
+) Tổ chức thực hiện sản xuất kinh doanh sản phẩm chè, cung cấp các loại chè
đên, chè xanh, cho thị trường trong nước và xuất khẩu ra thị trường quốc tế.
+) Ngoài ra công ty còn thực hiện một số nghĩa vụ khác như: góp phần tạo
công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, nghiên cứu thi trường và khả
năng phát triển của ngành chè, thực hiện các khoản vốn góp đối với nhà nước như
thuế, trách nhiệm bảo hiểm đối với người lao động.
GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tiến SV: Bùi Bích Phương
15
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Thương Mại Quốc Tế
* Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty TNHH Chè Hoàng Mai.
Công ty TNHH Chè Hoàng Mai đã lựa chọn bộ máy quản trị của mình theo
mô hình tổ chức quản trị kiểu chức năng. Đây là mô hình phổ biến ở rất nhiều công
ty hiện nay, người lãnh đạo có quyền sử dụng các bộ phận tham mưu của riêng
mình để ra quyết định quản lý. Quyết định đước truyền xuống theo chiều dọc, thông
tin được truyền đi nhanh chóng đến các phòng ban, tiết kiệm dược thời gian giúp
doanh nghiệp hoạt động một cách tôt nhất.
* Lĩnh vực sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Chè Hoàng Mai.
- Trồng trọt, sản xuất chè.
- Công nghiệp chế biến thực phẩm: các sản phẩm chè, nông sản thực phẩm,…
- Xuất khẩu trực tiếp: các sản phẩm chè và nông sản thực phẩm.
- Sản xuất, kinh doanh một số mặt hàng khác như:
+ Chế tạo ra các sản phẩm cơ khí, phụ tùng, thiết bị, máy móc phục vụ chuyên
nghành chè và đồ gia dụng.
+ Bán buôn, bán lẻ, bán đại lý các sản phẩm chè và nông sản thực phẩm: phục
vụ sản xuất và đời sống.

+ Nhập khẩu trực tiếp: nguyên vật liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, phương tiện
vận tải, hàng tiêu dùng.
* Nguồn nhân lực của công ty TNHH Chè Hoàng Mai.
Tính đến năm 2012, tổng số lao động của toàn công ty là 211 người. Do công
ty chuyên sản xuất mặt hàng chè là chủ yếu nên lao động nữ chiếm tỷ lệ khá lớn
(59,72%) và công nhân ở đây chủ yếu là lao động từ 18-30 tuổi (chiếm hơn 62%
tổng số công nhân toàn công ty). Từ khi thành lập đến nay, cùng với sự phát triển
của công ty thì số lượng và chất lượng lao động cũng lớn mạnh theo. Ban đầu công
ty chỉ có hơn 30 người nhưng tính đến thời điểm hiện nay thì số lao động của công
ty đã lớn lên rất nhiều (211 người). Chứng tỏ công ty có đội ngũ lao động trẻ và sức
lao động dồi dào. Mặc dù cán bộ và chất lượng công nhân phần lớn chưa có trình độ
cao , nhưng công ty luôn chú trọng đến việc đào tạo cán bộ , cho công nhân đi hoc
thêm để đào tạo tay nghề, biết sử dụng máy móc có công nghệ hiện đại.
GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tiến SV: Bùi Bích Phương
16
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Thương Mại Quốc Tế
3.2.Khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Chè Hoàng Mai.
3.2.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Chè Hòang Mai.
Qua hơn 30 năm tồn tại và phát triển, cùng với sự nỗ lực không biết mệt mỏi
của tất cả cán bộ, công nhân viên trong doanh nghiệp và cùng với sự cải tiến
phương thức kinh doanh cho phù hợp với từng thời kỳ. Những năm qua, công ty
Chè Hoàng Mai đã đạt được những kết quả khả quan sau:
Bảng 3.1:Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty Chè Hoàng Mai năm 2010-2012.
STT Chỉ tiêu báo cáo
ĐVT
2010 2011 2012
So sánh
2011
2010
2012

2011
1 Sản lượng sản xuất Kg 1456877 1774811 2117977 112,8 119,3
- Xuất khẩu Kg 1141796 1480311 1687232 129,6 114
- Nội tiêu Kg 315091 294500 430745 93,46 146,3
2 Sản lượng tiêu thụ Kg 1443257 1739844 2075991 120,5 119,3
- Xuất khẩu Kg 1164732 1427459 1351277 122,5 94,66
- Nội tiêu Kg 278525 312385 724714 112,2 231
3 Doanh thu Triệu
đồng
40453 45635 48419 112,9 106,1
4 Nộp ngân sách Triệu
đồng
645 1793 1326 278 74
5 Lợi nhuận sau thuế Triệu
đồng
2351 2574 3026 109,5 117,5
6 Tiền lương bình
quân
Nghìn
đồng
1315 1410 1484 107 105
(Nguồn: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của công ty Chè Hoàng Mai)
Qua bảng trên ta thấy sản lượng sản xuất năm 2011 so với năm 2000 tăng
112,8%, năm 2012 so với năm 2011 tăng 119,3%. Sản lượng tiêu thụ năm 2011 so
với năm 2010 tăng 120,5%, năm 2012 so với năm 2011 tăng 119,3%. Tổng doanh
thu năm 2011 so với năm 2010 tăng 112,9%, năm 2012 so với năm 2011 tăng
106,1%. Nộp ngân sách nhà nước năm 2011 so với năm 2010 tăng 278%, năm 2012
so với năm 2011 giảm xuống còn 74%. Lợi nhuận sau thuế năm 2011 so với năm
2010 tăng 109,5%, năm 2012 so với năm 2011 tăng lên 117,56%. Đời sống lao
động của nhân viên cũng đảm bảo hơn thể hiện qua việc thu nhập của người lao

động tăng từ 1315 nghìn đồng năm 2010 lên 1410 nghìn đồng năm 2011 và 1484
nghìn đồng năm 2012. Như vậy có thể nhận thấy, tình hình sản xuất hoạt động kinh
GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tiến SV: Bùi Bích Phương
17
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Thương Mại Quốc Tế
doanh của công ty TNHH Chè Hoàng Mai rất có hiệu quả và đang trên đà tăng
trưởng, phát triển tốt.
3.2.2. Hoạt động xuất khẩu của công ty TNHH Chè Hoàng Mai.
Mặc dù còn gặp một số khó khăn về vốn, công nghệ, cơ sở vật chất kỹ thuật, trình
độ và kinh nghiệm trong kinh doanh xuất nhập khẩu, lại phải đối mạt với sự cạch tranh
gay gắt của các đối thủ trong và ngoài nước nhưng với sự nỗ lực của toàn công ty nói
chung và phòng kinh doanh xuất nhập khẩu nói riêng, hoạt động xuất khẩu chè của
công ty TNHH Chè Hoàng Mai đã đạt được những sự tăng trưởng đáng kể. Hiện nay,
công ty Chè Hoàng Mai đã có quan hệ buôn bán với trên 20 nước trên thế giới. Thị
trường xuất khẩu chủ yếu của công ty là thi trường Trung Đông (Pakitan,Silanca,
turkey, Ân Độ…), thị trường Châu Âu (Pháp, Anh…) Thị trường Nam Á (Đài
Loan, Nhật bản,…) và một số thị trường khác.
Bảng 3.2. Tỷ trọng chè xuất khẩu vào các thị trường xuất khẩu chính của công
ty năm 2012
(ĐVT: %)
Thị trường chính Năm
2012 2011 2010
Trung Đông 40,2 43,5 47,1
Châu Âu 25,6 21,2 15,7
Nam Á 20,9 22,6 23,8
Thị trường khác 13,3 12,7 13,4
Tổng cộng 100 100 100
(Nguồn: Công ty TNHH Chè Hoàng Mai)
Bảng 3.3: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu chè của công ty Chè Hoàng Mai
năm 2010-năm 2012


STT
Năm
Sản lượng xuất khẩu Kim ngạch xuất khẩu
Gía trị (tấn) Tốc độ tăng(%) Gía trị (USD)
Tốc độ tăng
(%)
1 2010 13482,66 22488611
2 2011 18890,19 140,1 39980477,39 155,22
3 2012 24462,82 104,5 29759907,93 85,25
(Nguồn: Công ty TNHH Chè Hoàng Mai)
Qua số liệu bảng trên ta thấy, sản lượng xuất khẩu của công ty tăng khá nhanh từ
năm 2010 sang năm 2011, mức tăng là 140,1% tính theo năm 2010 so với năm 2011.
Theo đó, kim nghạch xuất khẩu năm 2010 so với năm 2011 cũng tăng lên 155,22%.
GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tiến SV: Bùi Bích Phương
18
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Thương Mại Quốc Tế
Sản lượng xuất khẩu của năm 2011 so với năm 2012 tăng lên 104,5%, kim ngạch xuất
khẩu giảm xuống còn 85,25%. Điều này do rất nhiều nguyên nhân trong đó chủ yếu là
về khả năng đáp ứng tiêu chuẩn môi trường của công ty còn nhiều hạn chế khiến đối
tác trả lại hàng hoặc không mua hàng của công ty do vi phạm những TCMT mà họ đặt
ra. Cụ thể là công ty vướng phải những vấn đề về thuốc trừ sâu, thuốc BVTV, hàm
lượng kim loại trong chè cao; nhãn mác, bao bì chè chưa đảm bảo Hiện tại, đây là
những vấn đề chính làm giảm khả năng đáp ứng tiêu chuẩn môi trường đối với Chè
xuất khẩu của công ty mà chúng ta cần phải có kế hoạch khắc phục nhanh chóng nếu
muốn tiếp tục xuất khẩu vào các thị trường này.
3.3. Phân tích thực trạng đáp ứng tiêu chuẩn môi trường đối với Chè xuất
khẩu vào thị trường Châu Âu của công ty TNHH Chè Hoàng Mai.
3.3.1. Thực trạng việc đáp ứng tiêu chuẩn môi trường đối với chè xuất khẩu vào
thị trường Châu Âu của công ty TNHH Chè Hoàng Mai.

Nhận thấy rõ được vai trò quan trọng của việc đáp ứng các tiêu chuẩn môi
trường, công ty đã chấp hành tốt và cố gắng thực hiện đầy đủ các quy định của pháp
luật về bảo vệ môi trường. Phối hợp với các đơn vị có chức năng có thẩm quyền đo
kiểm môi trường và các kết quả đo kiểm đạt tiêu chuẩn Việt Nam và quốc tế. Công
ty đã và đang chú trọng vào việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn chất
lượng theo tiêu chuẩn quốc tế như ISO14000, HACCP,…Luôn chấp hành và thực
hiện đúng các quy định và tiêu chuẩn môi trường của Việt Nam đặc biệt là các tiêu
chuẩn môi trường liên quan trực tiếp đến mặt hàng chè xuất khẩu. Vì thế, công ty đã
đạt được nhiều chứng nhận quan trọng về đáp ứng tiêu chuẩn môi trừong của Việt
Nam như: chứng nhận “Cơ sở đủ điều kiện sản xuất chè an toàn” cho cơ sở sản xuất
đạt yêu cầu theo tiêu chuẩn VSATTP theo 10TCN606-2004; Hệ thống xử lý nước
thải của công ty đạt tiêu chuẩn TCVN 5945/2005 - loại B, nước thải sau khi được
xử lý không còn mùi thối, không còn màu đen; chứng nhận “Quy định giới hạn tối
đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm” theo 46/2007/QĐ-BYT….
Tuy nhiên, trong vòng 2 năm trở lại đây, kim ngạch và tỷ trọng xuất khẩu chè
của công ty ta vào Châu Âu đang có dấu hiệu tăng trưởng giảm dần nguyên nhân
chủ yếu vì Châu Âu là thị trường rất khó tính và khắt khe về tiêu chuẩn môi trường.
Có nhiều đơn hàng của công ty bị trả lại hoặc nhiều đối tác hủy hợp đồng mua hàng
GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tiến SV: Bùi Bích Phương
19
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Thương Mại Quốc Tế
của công ty do hàm lượng kim loại, chất bảo quản, thuốc trừ sâu, thuốc BVTV vượt
qúa mức cho phép; nhãn mác, bao bì và chất lượng sản phẩm cũng chưa đúng với
yêu cầu họ đề ra…Theo khảo sát sơ bộ thì công ty đã thực hiện tốt các TCMT của
Việt Nam và cũng đã đáp ứng được các TCMT của Châu Âu đề ra cho sản phẩm
chè xuất khẩu. Mọi chỉ tiêu về bao bì, nhãn mác, quy trình sản xuất và cụ thể là về
khâu bón phân, phun thuốc trừ sâu…đều được công ty thực hiện có có kế hoạch và
quy trình rất hợp lý nhằm đáp ứng TCMT của đối tác. Vậy tại sao công ty vẫn có
một số lô hàng bị trả lại? Dưới tác động của các yêu cầu về tiêu chuẩn môi trường
này, lẽ ra mặt hàng chè của công ty rất có tiềm năng xuất khẩu nhưng lại gặp rất

nhiều khó khăn khi xâm nhập vào thị trường này. Khả năng đáp ứng tiêu chuẩn môi
trường khi xuất khẩu chè của công ty bị hạn chế chủ yếu là do công ty chưa đáp ứng
tốt tiêu chuẩn môi truờng trong quá tŕnh sản xuất dẫn đến chất lượng sản phẩm bị
ảnh hưởng làm giảm khả năng xuất khẩu chè của công ty. Vì thế, để phân tích thực
trạng việc đáp ứng tiêu chuẩn môi trường đối với chè xuất khẩu vào thị trường Châu
Âu của công ty TNHH Chè Hoàng Mai, tôi xin được tập trung vào phân tích thực
trạng và nguyên nhân gây ra các vấn đề mà công ty đang mắc hiện nay khi đáp ứng
tiêu chuẩn môi trường của chè xuất khẩu vào Châu Âu.
- Việc đáp ứng tiêu chuẩn ISO14000 và tiêu chuẩn HACCP:
Ngày nay nhu cầu chất lượng hàng hoá nông sản nói chung đều được nâng
cao, đa dạng và các yếu tố an toàn vệ sinh thực phẩm được đặt lên tầm quan trọng
hơn. Các quy định và tiêu chuẩn môi trường của một số nước đã thay đổi trong đó
có Châu Âu. Nếu họ đưa các quy chuẩn về tiêu chuẩn môi trường này như là những
rào cản kỹ thuật thì chúng ta sẽ rất tốn kém cả về thời gian và chi phí rất nhiều trong
việc nâng cao nhận thức, năng lực quản lý, đầu tư sản xuất, chế biến …Thêm vào
đó, trình độ sản xuất nông nghiệp trên thế giới ngày càng được nâng cao, người tiêu
dùng đòi hỏi khu vực sản xuất phải tự nâng cao trình độ sản xuất của mình, thể hiện
bằng các giấy chứng nhận về hệ thống quản lý chất lượng (ISO 9001); giấy chứng
nhận về hệ thống quản lý môi trường (ISO 14000); giấy chứng nhận an sinh xã hội
(SA 8000); giấy chứng nhận thực hành sản xuất tốt GAP (Global Agricultural
Practices); giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm theo HACCP (Hazard
Analysis and Critical Control Points), ISO 22000, … Nếu đạt được như vậy sẽ giúp
GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tiến SV: Bùi Bích Phương
20
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Thương Mại Quốc Tế
chúng ta nâng cao uy tín, khẳng định được trình độ của mình trong việc sản xuất,
chế biến chè nhằm nâng cao tính cạnh tranh với các nước trong và ngoài khu vực,
đồng thời vượt qua rào cản môi trường, rào cản kỹ thuật trong thương mại
(Technical barrier to trade - TBT) mà các nước nhập khẩu có thể đặt ra.
Năm 2012, một vài lô hàng chè xuất khẩu của công ty bị trả lại do đối tác

không nhận hàng của công ty do họ yêu cầu chè phải có một số chứng chỉ về TCMT
quốc tế như ISO14000, HACCP, GAP Trước đây, các chứng nhận này chưa được
biết đến nhiều nhưng bây giờ các tiêu chuẩn môi trường này đã được công nhận như
những tiêu chuẩn quốc tế và ngày càng được áp dụng phổ biến. Vì thế, một số đối
tác đã yêu cầu thêm về chất lượng chè của công ty phải có các chứng chỉ trên, trong
khi để áp dụng các tiêu chuẩn môi truờng hay xây dựng một hệ thống quản lý chất
lượng và hệ thống xử lý chất thải,…đòi hỏi thời gian và chi phí rất lớn. Công ty
không thể thay đổi và đáp ứng ngay các yêu cầu trên của dối tác được. Mặc dù,
công ty hiện nay đã và đang chú trọng vào việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống
tiêu chuẩn chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế như ISO14000, HACCP,… Cụ thể,
công ty đã chú trọng đến công tác bảo vệ môi trường đi đôi với chất lượng sản
phẩm, đầu tư toàn bộ thiết bị và công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường, xây
dựng hệ thống xử lý rác thải, nước thải theo phương pháp sinh học, áp dụng quy
trình sản xuất nông nghiệp hữu cơ… nhưng vẫn chưa đựoc cấp chứng chỉ vì chưa
đáp ứng được đầy đủ các quy định theo tiêu chuân đề ra.
- Bao bì và cách đóng gói:
Công ty đã đáp ứng được tốt quy định 94/62/EEC về bao bì và phế thải bao bì
của Châu Âu. Cụ thể là trong những năm gần đây công ty đã có nhiều thay đổi để
đáp ứng tốt hơn các tiêu chuẩn này bằng cách chuyển từ bao bì rẻ tiền bằng nilon
gây hại cho môi trừong sang sử dụng các bao bì sản phẩm có thể tái sử dụng và thu
hồi nhưng vẫn đảm bảo tốt việc bảo quản, vệ sinh an toàn cho sản phẩm. Các bao bì
cũng được kiểm tra để giảm thiểu tối đa các kim loại nặng và các chất độc hại. Tuy
nhiên vẫn có một số đơn hàng bị trả lại vì vi phạm một trong số những tiêu chuẩn
môi truờng do Châu Âu do bị phát hiện có chứa hàm lượng các chất độc hại trong
bao bì. Nguyên nhân là do quá trình kiểm tra bao bì của công ty chưa tốt, do số
lượng bao bì lớn, trong khi nhân viên ít nên chỉ kiểm tra được một số lượng nhỏ
GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tiến SV: Bùi Bích Phương
21

×