Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

Báo cáo thực tập tổng hợp tại Công ty TNHH dịch vụ thép không gỉ Arcelormittal Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (269.33 KB, 40 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển của các nước trên thế giới, nền kinh tế Việt Nam
cũng đang từng bước phát triển - xây dựng nền kinh tế thị trường theo định
hướng Xã hội chủ nghĩa là mục tiêu quan trọng mà Đảng và Nhà nước ta đang
theo đuổi. Để thực hiện được mục tiêu này chúng ta không ngừng đổi mới ở
tất cả các mặt. Qua hơn 20 năm đổi mới, trên đường phát triển và hội nhập
Thế giới, Việt Nam đã đạt được một số thành tựu nhất định. Tốc độ tăng
trưởng liên tục tăng qua các năm. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng này vẫn chưa
thực sự bền vững. Vì vậy, muốn tăng trưởng bền vững chúng ta cần chủ động
đổi mới và phát huy hơn nữa nội lực của mình. Trước cánh cửa hội nhập, các
tập đoàn lớn quốc tế có cơ hội mở rộng và đến với thị trường Việt nam, với
khoa học công nghệ và trình độ quản lý tiên tiến. Thế nhưng mức độ cạnh
tranh sẽ càng gay gắt, đòi hỏi các doanh nghiệp, công ty tại Việt Nam phải
nâng cao hiệu quả hiệu năng, nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm.
Trước tình hình chung đó, Công ty TNHH dịch vụ thép không gỉ
Arcelormittal Việt Nam đã tự đổi mới nâng cao trình độ quản lý, năng lực
sản xuất sao cho phù hợp với xu thế chung tại Việt Nam. Mặc dù vậy vẫn tồn
tại những khó khăn nhưng với sự nỗ lực hết mình của các cán bộ công nhân
viên, Công ty đã từng bước lớn mạnh, khẳng định vị trí trên thị trường.
Với kiến thức dã được học, kết hợp với quá trình tìm hiểu thực tế tại
Công ty TNH dịch vụ thép không gỉ Arcelormittal Việt Nam, em đã nắm
rõ và hiểu sâu thêm cơ chế quản lý cũng như hoạt động của một Doanh
nghiệp. Được sự chỉ bảo tận tình của các giảng viên trường Viện Đại học Mở
Hà Nội và của các cán bộ phòng kế toán trong Công ty, em đã hoàn thành bài
Báo cáo thực tập tổng quan của mình.
Em xin chân trọng cảm ơn!
1
PHẦN I
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ
THÉP KHÔNG GỈ ARCELORMITTAL


I./ Giới thiệu Doanh Nghiệp
1. - Tên Doanh Nghiệp: Công ty TNHH Dịch vụ thép không gỉ Arcelormittal
Việt Nam
- Tên giao dịch: Arcelormittal – Stainless service Viet Nam co.ltd.
-Tên viết tắt:Arcelormittal Viet Nam
2. Giám đốc hiện tại của Doanh Nghiệp: Ông Olivier Ducrocq
Sinh ngày: 30/8/1975, Quốc tịch: Pháp, chức danh: Tổng giám đốc.
3. Địa chỉ trụ sở chính: Km 25, khu công nghiệp Phố Nối A, huyện Văn
Lâm, tỉnh Hưng Yên.
-Tên chi nhánh: Công ty TNHH Uginox Việt Nam – Chi nhánh Đồng Nai
KCN Nhơn Trạch 1, H.Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai.
4. Cơ sở pháp lý của Doanh Nghiệp
- Quyết định số: 390216570 R.C.S Bobigny do Phòng Lục sự Tòa án Thương
mại Bobigny, Pháp cấp ngày 13/3/2004.
- Ngày thành lập: 02/10/2002; đi vào hoạt động kinh doanh ngày 02/2004.
- Vốn điều lệ: 70.266 triệu đồng (tương đương với 4,296 triệu đô la Mỹ)
Trong đó:
- Công ty Cổ phần Sắt thép Đông Á – trụ sở chính: Lô III-9B, đường số
12, KCN Tân Bình, phường Tây Thạnh, quận Tân Phú, TP Hồ Chí Minh góp
10,626 triệu đồng (tương đương với 3.630.074 đô la Mỹ), chiếm 15,12% vốn
điều lệ, bằng tiền.
- Công ty ArcelorMittal – Stainless International – trụ sở chính: 5 Rue
Luigi Cherubini 93212 La Plaine Saint – Denis Cedex, Pháp góp 59.641
2
triệu đồng (tương đương với 3.630.074 đô la Mỹ), chiếm 84,88% vốn điều lệ,
bằng tiền.
5.Loại hình Doanh Nghiệp: Công ty TNHH 2 thành viên trở lên.
6. Nhiệm vụ của Doanh Nghiệp: Sản xuất, gia công, dịch vụ các sản phẩm
thép phẳng không gỉ.
7. Lịch sử phát triển DN qua các thời kỳ.

-Thành lập ngày 2/10/2002, Công ty nằm ngay sát quốc lộ 5A, khu công
nghiệp Phố Nối A,thuộc huyện Văn Lâm, Tỉnh Hưng Yên. Đây là điều kiện
thuận lợi cho công ty để nhập khẩu máy móc, vật liệu… vì địa phận này rất
gần cảng Hải Phòng và sân bay quốc tế Nội Bài.
-Tiến độ thực hiện dự án: Xây dựng, lắp đặt máy móc thiết bị và đưa giai
đoạn đầu đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh từ tháng 02/2004.Vượt qua
quy mô dự kiến giai đoạn đầu là 22.000 tấn sản phẩm/năm.
- ArcelorMittal là công ty thép hàng đầu thế giới, với hơn 326.000 nhân viên tại
hơn 60 quốc gia. ArcelorMittal đi đầu toàn cầu trong kinh doanh thép không gỉ là tốt
cả về lượng và kim ngạch. Thành lập năm 2002, dịch vụ thép không gỉ
ArcelorMittal Việt Nam là một liên doanh giữa ArcelorMittal và tập đoàn sắt thép
Đông Á - một trong những nhà phân phối thép lớn nhất tại Việt Nam.
Trong thời kỳ đầu mới thành lập, Công ty TNHH ArcelorMittal cũng
như hầu hết các doanh nghiệp khác đều gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là
khó khăn về vốn cho sản xuất kinh doanh. Để giải quyết khó khăn này Công
ty đã phải tìm nhiều biện pháp tháo gỡ và tạo thêm nguồn vốn, từng bước đưa
sản xuất vào thế ổn định. Cụ thể, một mặt Công ty xây dựng lại cơ cấu tổ
chức, củng cố sản xuất, sắp xếp, bố trí lại lao động cho phù hợp với nhu cầu
mới, mặt khác cử người đi tiếp cận thị trường nhằm tìm ra các thị trường ổn
định, những khách hàng bạn hàng làm ăn lâu dài.
3
Trong quá trình hoạt động, thực hiện phương châm kinh doanh có hiệu
quả, có lãi để tích lũy tái sẩn xuất mở rộng, đảm bảo không ngừng nâng cao
đời sống người lao động, Công ty đã có nhiều cố gắng khắc phục khó khăn,
từng bước mạnh dạn, dám nghĩ dám làm, tiếp cận cái mới, học hỏi kinh
nghiệm của doanh nghiệp bạn. Đến nay, Công ty đã có một đội ngũ cán bộ
công nhân viên có trình độ tay nghề tương đối cao trên một dây chuyền sản
xuất tương đối hiện đại với cơ sở vật chất khá vững chắc.
Những thành quả bước đầu tuy không lớn nhưng góp phần đánh giá
được sự trưởng thành của Công ty và có thể nói: Sở dĩ Công ty đạt được thành

tích như ngày nay là do có sự đoàn kết nhất trí của tập thể cán bộ công nhân
viên toàn Công ty. Mỗi cán bộ công nhân viên đều xác định rõ nhiệm vụ và
trách nhiệm của mình, cố gắng góp phần vào sự đi lên của Công ty. Công ty
đã xác định đúng đắn hướng đi của mình, hoàn thành kế hoạch đề ra, giữ
vững sản xuất và không ngừng vươn lên
4
PHẦN II
KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH SẢN - XUẤT KINH DOANH CỦA
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ THÉP KHÔNG GỈ
ARCELORMITTAL VIỆT NAM
Để biết một cách tổng quát tình hình sản xuất - kinh doanh của Công ty
TNHH DỊCH VỤ THÉP KHÔNG GỈ ARCELORMITTAL trong những năm vừa
qua (5 năm gần đây) ta theo dõi, xem xét và phân tích số liệu của một số chỉ
tiêu trên bảng sau:
Đvt ( triệu đồng)
Chỉ tiêu ĐVT
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
Năm
2009
Năm
2010
1. Mặt hàng Thép
Thép Thép Thép Thép
2. Sản lượng tấn/năm 1.329 2.200 2.930 2.633 3.019
3. Doanh thu triệu đồng 336.395 603.067 864.409 790.036 978.453

4. Doanh thu XK triệu đồng 0 0 0 0 0
5. Lợi nhuận trước thuế triệu đồng 2.278,6 2.977,9 1.860,2 3.266,4 3.929,5
6. Thuế TNDN triệu đồng 638,0 833,8 520,8 816,6 687,6
7. Lợi nhuận sau thuế triệu đồng 1.640,6 2.144,1 1.339,4 2.449,8 3.241,9
8. Giá trị TSCĐ bq triệu đồng 24.227 22.552 45.438 96.916 95.029
9. Vốn lưu động bq triệu đồng 8.918 9.173 8.622 8.136 8.323
10. Số lao động người 83 84 85 86 86
11. Tổng chi phí SX triệu đồng 315.096 574.931 822.836
738.924
943.735
5
* Nhận xét:
+ Về doanh thu và lợi nhuận:
Qua số liệu trên có thể nhận thấy tỷ lệ tăng doanh thu hàng năm của công
ty tương đối cao. Năm 2007 doanh thu tăng 79,2% so với năm 2006. Năm
2008, doanh thu lại tiếp tục tăng với tốc độ cao hơn là 43.3% so với năm 2007.
Doanh thu của công ty ngày càng tăng, doanh thu năm sau cao hơn năm trước
là do thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty ngày càng được mở rộng. Năm
2006, công ty chỉ có 12 đại lí ở các tỉnh Bắc Ninh, Hà Tây, Hưng Yên, Hà Nội,
Sài Gòn, Đồng Nai, đến năm 2007, số đại lý đã tăng lên là 23 đại lý, mở rộng
ra các tỉnh Thái Nguyên, Hải Dương, Hải Phòng, Thanh Hóa. Mặt khác tháng 9
năm 2008, công ty đầu tư bổ sung dây truyền sản mới từ Pháp đẩy sản lượng
sản xuất sản phẩm tăng lên đáng kể.Do việc đầu tư trang thiết bị và dây truyền
sản xuất có hiệu quả kéo theo sản lượng tăng đáng kể, từ đó doanh thu tăng
vượt bậc, năm 2008 so với năm 2007 tăng xấp xỉ 43,3%
-Lợi nhuận cũng tăng lên đáng kể. Năm 2007 tăng 30,7% so với năm
2006,nhưng đến năm 2008 lợi nhuận chỉ tăng hơn 18,4% so với năm 2007.
Năm 2009 tốc độ tăng doanh thu tăng 42% so với năm 2008, doanh thu đều
tăng qua các năm nhưng lợi nhuận còn chưa cao so với tiềm năng và vốn đầu tư
của công ty.

+ Về giá trị TSCĐ bình quân và vốn lưu động bình quân:
Gía trị TSCĐ bình quân tăng đều qua các năm. Năm 2006 là 24.277 triệu
đồng, với việc đầu tư thêm dây truyền sản xuất làm cho cơ cấu tài sản thay đổi
rõ rệt. Tài sản cố định bình quân năm 2007 là 24.255 triệu đồng, đến năm 2008
đã tăng lên là 45.438 triệu đồng, đặc biệt là năm 2009 có sự đầu tư lớn về công
nghệ, dây truyền sản xuất cắt xén, đánh phẳng sản phẩm nên Tài sản cố định
bình quân tăng lên 96.917 triệu đồng . Năm 2010 đã tăng lên 95.027 triệu đồng
6
đến lúc này kỹ thuật máy móc đi vào hoạt động ổn định và đầy đủ.
+ Vốn lưu động bình quân cũng tăng đều qua các năm. Năm 2006, giá trị
vốn lưu động bình quân là 8.918 triệu đồng, đến năm 2010 đã giảm xuống là
8.323 triệu đồng.Vốn lưu động bình quân không có sự thay đổi lớn cho thấy
việc sử dụng vốn lưu động được ổn định
+ Về số lao động bình quân:
Lao động là một yếu tố quan trọng của một doanh nghiệp sản xuất, theo
cùng sự phát triển của quy mô sản xuất, số lượng lao động của công ty cũng
một tăng đều qua các năm. Năm 2006 số lượng lao động bình quân là 83 người,
đến năm 2010 đã tăng lên là 86 người.
+Về sản lượng:
Sản lượng thép Công ty bán ra ngày càng tăng chứng tỏ công ty đã chiếm
lĩnh được một thị trường tiêu thụ tương đối ổn định trong tình thế giá cả vật tư
có nhiều biến động.
Về doanh thu: Nhìn chung Công ty đã tăng được chỉ tiêu doanh thu của
mình, doanh thu năm sau cao hơn năm trước. Điều đó chứng tỏ mức tiêu thụ
sản phẩm của công ty trên thị trường ngày càng tăng.
7
PHẦN III
CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ
THÉP KHÔNG GỈ ARCELORMITTAL VIỆT NAM
1. Thuyết minh dây chuyền sản xuất sản phẩm.

a. Sơ đồ dây chuyền sản xuất:

Công ty
8
Lập kế hoạch vật tư, thiết bị, nhân lực
Đúc, cán
Kéo, rút
Cắt xén,
Nhập kho
Giao hàng
Mua hàng
Nhập kho
Giao hàng
Dịch vụ sau bán hàng
Thỏa mãn khách hàng
Sản
xuất
Thương
mại
Xem xét
t
Yêu cầu của khách hàng
TNHH DỊCH VỤ THÉP KHÔNG GỈ ARCELORMITTAL VIỆT NAM là
một doanh nghiệp công nghiệp chuyên sản xuất - kinh doanh thép phẳng
cuộn và thép dân dụng theo quy trình công nghệ khép kín từ nguyên vật liệu
là thép được nhập về sau đó gia công, tôi luyện đảm bảo các thông số kỹ
thuật, kéo, cắt, bện và bọc bằng nhựa, tôn,.Hầu hết các công đoạn sản xuất
dây cáp đều được tự động hóa sản xuất trên một dây chuyền công nghệ hiện
đại nhập ngoại, quá trình sản xuất được thể hiện qua sơ đồ sản xuất trên.
b. Thuyết minh sơ đồ dây chuyền.

Mọi yêu cầu của khách hàng qua các phương tiện đều được ghi chép
thành văn bản đảm bảo các thông tin về khách hàng, sản phẩm, dịch vụ mà
khách hàng yêu cầu. Căn cứ vào yêu cầu của khách hàng, bộ phận kinh doanh
xem xét tỉ mỉ để hiểu đúng, hiểu rõ các yêu cầu này và khẳng định khả năng
đáp ứng các yêu cầu này. Việc xem xét khả năng đáp ứng khi cần thiết phải
có sự phối hợp giữa các bộ phận liên quan sau đó gửi yêu cầu này đến quản
đốc phân xưởng và quản đốc phân xưởng sẽ lập kế hoạch chọn nguyên vật
liệu tạo ra sản phẩm sao cho phù hợp với yêu cầu của khách hàng. Nguyên vật
liệu có thể là …
 Giai đoạn 1: Đúc, cán
Sau khi đã chọn xong NVL cần thiết để tạo ra loại thép theo đúng yêu
cầu của khách hàng sẽ tiến hành giai đoạn đầu tiên của quá trình sản xuất là:
Đúc, cán.
a) Chuẩn bị đúc:
+ Thép thỏi
+ Kiểm tra máy móc, điện trước khi đúc, cán
+ Chuẩn bị nước để phục vụ quá trình kết tinh của ohm.
+ Cho thép thỏi vào lò hậu, bật nhiệt lò hậu
+ Chuẩn bị rulô để thu dây
9
b) Thực hiện đúc, cán: Sau thời gian bật nhiệt khoảng 8 - 9h thì tiến
hành:
+ Vớt sạch rỉ và tạp chất trong thép
+ Tháo thép lỏng sang lò tiền và vớt sạch rỉ
+ Mở van ở lò tiền để nhôm lỏng từ lò tiền chảy qua máng dẫn xuống
khuôn đúc.
+ Phôi thép được đẩy từ từ lên vào quả cán sơ bộ và đưa sang máy cán
+ Qua các quả cán 1,2,3,4,5,6 xuống thép Φ 12mm
+ Thu thép dây vào rulô sắt
+ Trong quá trình đúc cán, công nhân vận hành phải chú ý điều chỉnh để

phôi đi đúng hướng theo hệ thống dẫn hướng.
+ Kiểm tra kích thước dây xem có phù hợp không. Nếu chưa đúng thì
điều chỉnh tốc độ các quả cán cho phù hợp. Sau khi đúc xong chuyển sang
bước tiếp theo.
 Giai đoạn 2: Kéo, rút.
a) Chuẩn bị kéo:
+ Chuẩn bị kéo, kiểm tra máy móc, điện.
+ Dùng máy ép đầu ép đầu dây để có thể luồn qua khuôn kéo khi bắt đầu.
+ Lắp khuôn: Khi lắp căn cứ vào yêu cầu kéo dây, công nhân chọn cỡ
khuôn tương ứng, kiểm tra lại kích thước khuôn bằng cặp trước khi lắp.
+ Khống chế bước kéo để chọn khuôn phù hợp.
+ Luồn đầu dây qua khuôn, kéo chất bôi trơn.
b) Vận hành máy kéo:
+ Bật công tắc vận hành, chạy được 2 vòng thì dừng lại đo đường kính
phía sau khuôn.
10
+ Điều chỉnh tốc độ bằng hộp số.
+ Theo dõi và kiểm tra máy hoạt động: luôn luôn chú ý khi hết dây, bị
sự cố phải dừng lại ngay.
+ Đủ lượng dây, kiểm tra đường kính phía sau khuôn, bốc vào xenta,
đưa sang công đoạn sau.
 Giai đoạn 3: Cắt xén, xẻ.
Chuẩn bị cắt xén, xẻ:
+ Đánh cuộn cần cắt vào máy cắt, xẻ
+ Điều chỉnh số ở các hộp số cho phù hợp với kích cỡ yêu cầu
+Tiến hành cắt xẻ.
 Giai đoạn 4: Bọc
a) Chuẩn bị bọc:
+ Kiểm tra sự sẵn sàng của tất cả các máy móc thiết bị
+ Vệ sinh nòng xoắn của máy đùn nhựa bằng cách tẩy

+ Vệ sinh đầu bọc
+ Lắp đầu bọc
+ Đặt nhiệt độ các bếp tùy theo máy và theo từng loại nhựa
+ Lắp rulô cần bọc vào bộ ra dây, xiết chặt trục hãm, điều chỉnh rulô
cách mặt đất 10-15cm, quay thử xem có bị vướng chạm gì không, điều chỉnh
bộ phanh cho phù hợp.
+ Tùy thuộc kích thước sản phẩm bọc, thợ chính chọn khuôn đầu bi
thích hợp kiểm tra bằng thước cặp.
+ Bật hệ thống sấy nhựa
+ Luồn dây mồi qua các rãnh của buli máy kéo
+ Luồn dây cần bọc qua bộ nắn hay buli
11
+ Bật máy nén khí
b) Tiến hành bọc:
+ Chờ khi nhiệt độ các bếp đã đạt được nhiệt độ cần thiết bắt đầu tiến
hành chạy máy.
+ Vận hành máy kéo, máy thu, điều chỉnh tốc độ cho phù hợp.
+ Sau khi bọc xong phải tháo đầu bọc, đầu bi, khuôn bọc vệ sinh sạch
sẽ, sắp xếp gọn gàng. Kết thúc quá trình bọc cũng chính là lúc chúng ta nhận
được sản phẩm hoàn chỉnh như mong muốn của khách hàng.
2. Đặc điểm công nghệ sản xuất.
Công ty TNHH ARCELORMITTAL chủ trương kiểm soát một cách
chặt chẽ mọi yếu tố có thể ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, thương mại
và cung cấp dịch vụ. Công ty đã thực hiện bằng cách thiết lập, áp dụng, duy
trì và định kỳ soát xét quá trình bằng văn bản để kiểm soát các quá trình sản
xuất, thương mại và cung cấp dịch vụ:
+ Đặc tính của sản phẩm bao gồm cả số lượng được mô tả đầy đủ,
chính xác.
+ Đảm bảo việc sử dụng các phương tiện máy móc phù hợp để thực
hiện quá trình.

+ Đảm bảo các nhân sự tham gia quá trình được đào tạo phù hợp với
yêu cầu đề ra.
+ Tiến hành kiểm tra, theo dõi, tuân thủ các tiêu chuẩn, quy phạm, kế
hoạch, chất lượng các quy trình văn bản.
Ngoài ra Công ty còn thiết lập một hệ thống để nhận biết và xác định
chính xác nguồn gốc nguyên vật liệu, sản phẩm từ lúc nhập kho và qua tất cả
các công đoạn sản xuất cho tới khi bàn giao cho khách hàng.
12
a. Đặc điểm về phương pháp sản xuất:
Phương pháp sản xuất là một quá trình khép kín đòi hỏi sự phối hợp
đồng bộ từ khâu chuẩn bị nguyên vật liệu, công nghệ, vận hành sản xuất cho
đến khi sản phẩm hoàn thành nhập kho. Để tận dụng được công suất cảu thiết
bị và sản phẩm sản xuất ra đạt tiêu chuẩn chất lượng thì đòi hỏi phải có sự
kiểm soát chặt chẽ theo các công đoạn sau:
+ Kiểm tra các loại nguyên vật liệu thô nhập kho:
Mọi NVL trước khi nhập kho đều phải được kiểm tra kĩ các tính chất sao
cho phù hợp với tiêu chuẩn đề ra để đưa vào sản xuất, công việc kiểm tra
được tiến hành thường xuyên. Kiểm tra độ mềm dẻo, độ giản nở và chất
lượng của từng loại thép…
+ Kiểm tra các thông số về công nghệ:
Việc kiểm tra các thông số về công nghệ được tiến hành trong quá trình
sản xuất thông qua sự kiểm tra trực tiếp của các bộ phận sau:
• Bộ phận đúc, cán.
• Bộ phận cắt, xén, xẻ.
• Bộ phận bọc.
b. Đặc điểm về trang thiết bị:
Quá trình sản xuất , gia công Arcelormittal được thực hiện trên một dây
chuyền hiện đại, nhập từ nước ngoài. Thiết bị sản xuất dây và cáp điện của
Công ty bao gồm các thiết bị chính sau:
• Dây chuyền đúc, cán thép liên tục: Bộ phận đúc, cán.

• Dây chuyền kéo, rút thép liên tục: Bộ phận kéo, rút.
• Dây chuyền cắt xén, xẻ.
• Máy bọc: Bộ phận bọc.
13
c. Đặc điểm về bố trí mặt bằng, nhà xưởng, thông gió, ánh sáng:
Từ khi thành lập tới nay Công ty đã và đang từng bước xây dựng nhằm
tạo ra một môi trường làm việc đồng bộ và thuận tiện. Mặt bằng sản xuất phải
được bố trí, phân khu vực hợp lý nhằm đảm bảo quá trình sản xuất được tiến
hành khoa học, thuận tiện. Tất cả các loại máy đều được đặt trong một không
gian hợp lý, thuận tiện cho việc sản xuất. Nhà xưởng đều được trang bị hệ
thống thông gió hiện đại, thoáng mát và đầy đủ ánh sáng.
d. Đặc điểm về an toàn lao động:
Công ty tuẩn thủ đúng các Quy định về an toàn lao động như trang bị đầy
đủ các phương tiện kỹ thuật bảo hộ lao động, đảm bảo an toàn trong sản xuất.
Không những thế Công ty còn tạo lập kỷ cương lao động, tăng cường mối qua
hệ hợp tác giữa các cá nhân, bộ phận trong Công ty, dần nâng cao nhận thức,
trách nhiệm và sự thống nhất về mục tiêu thực hiện hệ thống quản lý chất
lượng từ đó tạo môi trường làm việc có kỷ luật cao, phát huy tối đa năng lực
của mỗi cá nhân.
14
PHẦN IV
TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ KẾT CẤU SẢN XUẤT CỦA
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ THÉP KHÔNG GỈ
ARCELORMITTAL VIỆT NAM
1. Tổ chức sản xuất.
a. Loại hình sản xuất của doanh nghiệp:
Dựa vào đặc thù cũng như tính chất ngành nghề sản xuất - kinh doanh của
doanh nghiệp ta có thể thấy loại hình sản xuất của Công ty TNHH Dịch vụ thép
ko gỉ Arcelormittal là sản xuất hàng loạt với khối lượng lớn, theo dây truyền
khép kín, liên tục, khâu sản xuất sau là hệ quả của khâu trước.

b. Chu kỳ sản xuất hay kết cấu chu kỳ sản xuất:
Chu kỳ sản xuất: Các công đoạn sản xuất được nối liền với nhau.
∗ Thép ASR 150/24mm
2
:
Thời gian hoàn thành của 3.000kg thép ASR kể từ khi tiến hành sản xuất
đến khi kết thúc là 24 tiếng.
∗ Thép Austenitic: Cũng như thép ASR150/24mm
2
, để sản xuất ra dược
3.200kg tương đương 3.000m thép 1x120mm
2
thì chu kỳ sản xuất kể từ khi bắt
đầu đến khi kết thúc là 24 tiếng.
∗ Thép Ferritic: Thời gian hoàn thành 2.000m loại 2x16mm
2
là 32 tiếng
trong đó thời gian kéo cắt xẻ thép Φ8mm
2
xuống Φ1,72mm
2
là 8 tiếng, Thép
Cu/XLPE/PVC/DSTA/PVC 3x240+1x120mm
2
: Thời gian hoàn thành loại thép
này là 10 tiếng.
∗ Thép Austenitic-Ferritic (Duplex) : Thời gian hoàn thành 1.000m là 32 tiếng.
Tùy thuộc vào nhu cầu của khách hàng, thời gian lấy hàng lâu hay lấy ngay
mà Công ty tiến hành tổ chức sản xuất 3 ca/ngày hay 1 ca/ng`.
15

2. Kết cấu sản xuất của doanh nghiệp.
Công ty xây dựng, áp dụng và duy trì một hệ thống quản lý chất lượng
tổng thể nhằm mục đích đảm bảo chất lượng cho mọi hoạt động của Công ty.
Hệ thống chất lượng được mô tả chi tiết bằng các văn bản có sự kiểm soát
chặt chẽ và hiệu chỉnh kịp thời, hơn thế mọi khâu áp dụng thực hiện theo văn
bản đều được theo dõi, kiểm soát và phân tích, đánh giá nhằm cải tiến liên tục
hệ thống.
Xác định rõ các hoạt động sản xuất kinh doanh chính, trên cơ sở đó xây
dựng hệ thống quản lý chất lượng nhằm kiểm soát các quá trình này. Đối với
Công ty, các hoạt động chính là:
* Sản xuất và cung cấp dịch vụ các loại thép không gỉ : Theo hoạt động
này cũng như yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9001-2000 mà Công ty đang áp
dụng, Công ty xem các quá trình sau là các quá trình chính, trực tiếp tác động
tới chất lượng sản phẩm và việc cung ứng chúng cho khách hàng:
a) Quá trình tiếp thị nắm bắt nhu cầu khách hàng và thị trường.
b) Quá trình mua vật tư, nguyên liệu.
c) Quá trình thực hiện, giám sát các công đoạn sản xuất.
d) Quá trình kiểm tra thử nghiệm các sản phẩm.
e) Quá trình xử lý, giải quyết các sản phẩm / lô sản phẩm không phù
hợp.
Công ty xem các quá trình sau là các quá trình bổ trợ:
a) Quá trình chuẩn bị trang thiết bị, dụng cụ và xác nhận tình trạng
chất lượng theo các điều kiện sản xuất đó.
b) Quá trình đào tạo huấn luyện cho công nhân cán bộ.
c) Quá trình hoạch định cấu trúc hệ thống chất lượng. Lập chính sách,
mục tiêu chất lượng.
16
d) Quá trình xây dựng, kiểm soát tài liệu, kiểm soát hồ sơ chất lượng.
e) Quá trình tiếp nhận nguyên vật liệu, nhận biết nguyên vật liệu, sản phẩm.
* Qua những thông tin trên ta thấy được:

Bộ phận sản xuất chính bao gồm: Phân xưởng đúc, phân xưởng cắt
xén, xẻ, bọc gói Đây chính là các bộ phận trực tiếp tạo ra sản phẩm theo
đúng nhu cầu của khách hàng, có nhiệm vụ giúp Giám đốc nhà máy trực tiếp
triển khai thực hiện kế hoạch sản xuất của Nhà máy do Công ty giao.
Bộ phận sản xuất phụ trợ, sản xuất phụ bao gồm: Phân xưởng cơ
điện, phân xưởng cơ khí. Các bộ phận này có nhiệm vụ giúp Giám đốc Công
ty quản lý sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị và năng lượng của Công ty.
Bộ phận sản xuất phụ thuộc bao gồm: Bộ phận lò hơi, cáp nước, làm
lạnh, nén khí.
Bộ phận vận chuyển bao gồm: Bộ phận lái xe và bộ phận bốc vác. Bộ
phận bốc xếp, xe nâng phục vụ, thủ kho thành phẩm do phòng kinh doanh của
Công ty quản lý và điều hành trực tiếp, thủ kho thành phẩm có trách nhiệm
giữ gìn, bảo quản hàng hóa theo quy định của Công ty.


17
PHẦN V
TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY TNHH DỊCH
VỤ THÉP KHÔNG GỈ ARCELORMITTAL VIỆT NAM
1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý.
Do ngành nghề của công ty là sản xuất, nên phương thức tổ chức và
quản lý công ty được kết cấu theo phương thức ngọn nhẹ, khép kín và nhịp
nhàng. Cơ cấu tổ chức của công ty được chia ra thành 2 khối chủ yếu là:
Khối 1: Tài chính và hành chính
Khối 2: Kinh doanh và sản xuất
2. Chức năng , nhiệm vụ của từng bộ phận
- Ban giám đốc:
+ Tổng giám đốc công ty do MR Olivier Drog là người do Hội đồng
quản trị bổ nhiệm,người điều hành Công ty, đại diện theo Pháp luật của Công
ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, người ký hợp đồng thuê về

18
Tổng giám đốc
Phó tổng
giám đốc
Tài chính và
hành chính
Sản xuất
Phòng
kế toán
Phòng
hành chính
Phòng
kinh doanh
Các bộ
phận sản xuất
việc thực hiện các quyền, nhiệm vụ được giao. Nhận và sử dụng có hiệu quả
Vốn do các cổ đông trong Hội đồng quản trị đầu tư và các Tài sản, đất đai, tài
nguyên, các nguồn lực khác do Nhà nước giao, cho vay, cho thuê.
- Xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch dài hạn của Công ty, dự án
đầu tư liên doanh, đề án tổ chức quản lý của Công ty lên cấp trên.
+ Phó tổng giám đốc do MR TRẦN TUẤN NAM điều hành hoạt động
công ty trong lĩnh vực nhất định theo sự phân công và ủy quyền của Tổng
Giám đốc, chịu trách nhiệm trước giám đốc và trước Pháp luật về nhiệm vụ
được phân công và ủy quyền.
- Điều hành chung hoạt động của các bộ phận chức năng.
- Chỉ đạo lập và thực hiện kế hoạch sản xuất, kế hoạch chất lượng.
- Thay mặt tổng giám đốc điều hành cuộc họp xem xét của lãnh đạo, ký
hợp đồng và phê duyệt tài liệu văn bản của hệ thống chất lượng (Khi được ủy
quyền).
- Chỉ đạo công tác theo dõi, giải quyết các phản hồi và khiếu nại của

khách hàng.
- Xem xét, phê duyệt mục tiêu chất lượng của các bộ phận.
+ Công ty là một công ty liên doanh vốn góp do các thành viên đóng
góp. Nên theo thường lệ công ty có hội đồng quản trị, các thành viên là các cổ
đông góp vốn một năm thường họp định kỳ 2 lần để biết tình hình hoạt động
sản xuất kinh doanh của công ty và thống nhất phê duyệt, định hướng phát triển
cho công ty trong các kỳ tiếp theo.
Phòng kế toán: giữ chức năng về mặt tài chính của công ty như thanh
toán tình hình công nợ với khách hàng và các nhà cung cấp, tính giá thành
sản phẩm sản xuất, tính khấu hao…
- Thực hiện việc ghi chép ban đầu đảm bảo việc luân chuyển chứng từ
giữa các bộ phận một cách khoa học, hợp lý, chứng từ lập theo đúng Quyết
19
định của Bộ Tài chính và các hướng dẫn sửa đổi, bổ sung khác theo quy định.
- Áp dụng hệ thống Tài khoản và các mẫu biểu theo đúng quy định của
Bộ Tài chính và Công ty.
- Gửi Báo cáo định kỳ theo đúng mẫu biểu của Bộ Tài chính và Báo
cáo khác do Công ty yêu cầu.
- Tổ chức bảo quản hồ sơ, lưu trữ chứng từ sổ sách kế toán, Báo cáo tài
chính theo đúng các quy định của Công ty và Pháp luật.
Cung cấp thông tin và các số liệu cần thiết về hoạt động sản xuất - kinh
doanh cho Tổng Giám đốc và các bên liên quan, phục vụ yêu cầu công tác
phân tích.
- Phòng kinh doanh: Đứng đầu là trưởng phòng kinh doanh, được chia
làm hai bộ phận:
+ Bộ phận bán hàng: trực tiếp giao dịch, liên hệ với khách hàng và bán hàng
+ Bộ phận phụ trách đại lý: bao gồm phụ trách ngoại tỉnh và nội tỉnh.
Nhiệm vụ của hai bộ phận này là theo dõi việc kinh doanh của các đại lý
ngoại tỉnh và nội tỉnh, có trách nhiệm đốc thúc việc thu hồi tiền hàng và nộp
về phòng kế toán, ghi nhận các thông tin mà đại lý phản ánh và đáp ứng các

nhu cầu của họ.
- Phòng hành chính nhân sự
Tham mưu giúp cho ban giám đốc về cơ cấu, tổ chức bộ máy sản xuất
kinh doanh và bố trí nhân sự của công ty hợp lý với yêu cầu và quy mô phát
triển của công ty theo từng giai đoạn.
+ Quản lý hồ sơ, lý lịch nhân viên toàn công ty, góp thủ tục về chế độ
tuyển dụng, thôi việc, bổ nhiệm, bãi nhiệm… là thành viên thường trực của
hội đồng thi đua.
+ Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo nghiệp vụ tay nghề cán bộ
công nhân viên và công nhân toàn công ty.
20
+ Quản lý lao động, tiền lương cán bộ công nhân viên cùng với phòng
kế toán xây dựng tổng quỹ tiền lương và xét duyệt phân bổ quỹ tiền lương ,
kinh phí hành chính
+ Quản lý công văn, giấy tờ, sổ sách hành chính…
- Quản đốc điều hành sản xuất: Chịu trách nhiệm triển khai kế
hoạch sản xuất tới các phân xưởng.
- Truyền đạt, theo dõi, kiểm tra việc triển khai kế hoạch sản xuất tới
các phân xưởng.
- Theo dõi, báo cáo tình hình vật tư, nhân lực, thiết bị tại các phân
xưởng lên Phó giám đốc sản xuất - kinh doanh.
- Điều phối vật tư, nhân lực giữa các phân xưởng theo kế hoạch sản
xuất - kinh doanh và lệnh của Giám đốc.
Các quản đốc và các tổ trưởng phụ trách các phân xưởng sản xuất
phải chịu trách nhiệm: Triển khai kế hoạch sản xuất đã dề ra, điều hành sản
xuất tại phân xưởng mình phụ trách, theo dõi và bảo quản các máy móc, vật
tư, thành phẩm, bán thành phẩm do phân xưởng quản lý.
- Theo dõi, kiểm tra, kiểm soát quá trình sản xuất và duy trì thực hiện
đúng theo các quy trình sản xuất.
- Chịu trách nhiệm hướng dẫn công nhân áp dụng các phiếu nhận dạng

sản phẩm, ghi chép sổ theo dõi sản xuất và thực hiện đúng các quy trình sử
dụng máy móc, thiết bị.
- Thực hiện theo dõi, kiểm tra các thông số của quá trình, sản phẩm
trong quá trình sản xuất tại phân xưởng mình phụ trách.
- Là người chịu trách nhiệm về mặt an toàn lao động trong phân xưởng
mình phụ trách.
- Báo cáo quản đốc điều hành và Phó giám đốc sản xuất - kinh doanh
về tình hình triển khai kế hoạch sản xuất, tình hình vật tư, thiết bị, nhân lực tại
phân xưởng mình phụ trách.
21
Tổ trưởng phụ trách phân xưởng cơ điện có trách nhiệm:
- Lập kế hoạch bảo dưỡng máy móc, thiết bị của toàn Công ty.
- Bảo dưỡng máy móc, thiết bị theo kế hoạch đã lập, đảm bảo sự hoạt
động liên tục của máy móc thiết bị sản xuất.
- Triển khai và theo dõi kết quả hành động khắc phục và phòng ngừa.
- Có trách nhiệm báo cáo Phó giám đốc sản xuất - kinh doanh về các
vấn đề mình phụ trách.
3. Phân tích mối quan hệ giữa các bộ phận trong hệ thống quản lý của
Doanh nghiệp.
Tất cả các phòng ban trong Công ty đều có mối quan hệ mật thiết với
nhau, luôn phối hợp nhịp nhàng và giúp đỡ nhau trong công việc. Điều này đã
góp phần không nhỏ vào sự phát triển của Công ty, giúp Công ty ngày càng
đứng vững trên thị trường.
- Văn phòng giám đốc
Tham mưu giúp cho ban giám đốc trong việc xây dựng duy trì hệ thống
các thủ tục, quy định của toàn công ty.
Xây dựng các chương trình công tác, lập kế hoạch sản xuất kinh doanh và
tổng hợp phân tích đánh giá tình hình hoạt động theo yêu cầu của ban giám đốc.
Đại diện cho ban giám đốc trong việc chỉ đạo, hướng dẫn và tháo gỡ
những khó khăn của các bộ phận phòng ban tại công ty trong việc áp dụng các

quy trình, phương pháp quản lý, hoàn thiện và vận hành hệ thống hoạt động
của công ty.
Tham mưu và giúp cho giám đốc trong việc hoạch định chiến lược phát
triển kinh doanh của công ty.
- Phòng hành chính nhân sự
Tham mưu giúp cho ban giám đốc về cơ cấu, tổ chức bộ máy sản xuất
kinh doanh và bố trí nhân sự của công ty hợp lý với yêu cầu và quy mô phát
triển của công ty theo từng giai đoạn.
22
Quản lý hồ sơ, lý lịch nhân viên toàn công ty, góp thủ tục về chế độ
tuyển dụng, thôi việc, bổ nhiệm, bãi nhiệm… là thành viên thường trực của
hội đồng thi đua.
Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo nghiệp vụ tay nghề cán bộ công
nhân viên và công nhân toàn công ty.
Quản lý lao động, tiền lương cán bộ công nhân viên cùng với phòng kế
toán xây dựng tổng quỹ tiền lương và xét duyệt phân bổ quỹ tiền lương , kinh
phí hành chính
Quản lý công văn, giấy tờ, sổ sách hành chính…
Tham gia bảo vệ môi trường, môi sinh, phòng cháy, chữa cháy trong toàn
công ty và các đơn vị trực thuộc.
- Phòng kế hoạch:
Đầu mối trong việc xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của toàn
công ty.
Cung cấp vật tư, tài sản cố định, thiết bị máy móc, công cụ dụng cụ…
phục vụ yêu cầu sản xuất kinh doanh toàn công ty.
Lập các dự án sản xuất kinh doanh, có hạng mục đầu tư, xây dựng cơ bản
của toàn công ty.
Xây dựng, triển khai thực hiện, theo dõi, lưu giữ và quản lý các thủ tục,
quy trình hướng dẫn, quy định trong hệ thống quản lý chất lượng…
- Phòng kinh doanh:

Tổ chức thực hiện công tác dự báo, đánh giá, phát triển thị trường,
nghiên cứu đề xuất phát triển các mẫu mã sản phẩm mới.
Tổ chức công tác tiếp thị, chăm sóc khách hàng, hướng dẫn tư vấn khách
hàng, đánh giá lựa chọn các đại lý.
Thực hiện công tác thu hồi công nợ, quản lý và theo dõi công nợ của
khách hàng.
23
Thực hiện công tác báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh.
Xây dựng, triển khai thực hiện, theo dõi, lưu giữ và quản lý các thủ tục,
quy trình hướng dẫn, quy định trong hệ thống quản lý chất lượng…
- Phòng dịch vụ khách hàng
Nhận các yêu cầu xuất hàng từ phòng kinh doanh và đại lý của công ty,
vận chuyển các sản phẩm, bán thành phẩm qua các xưởng
Vận chuyển đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Thu tiền sau khi giao hàng theo quy định của công ty
Thu hồi chứng từ giao hang nộp cho kế toán theo dõi công nợ
Bảo hành sản phẩm sau bán hàng và các yêu cầu về hang trả lại
Quản lý phương tiện vận tải, công cu dụng cụ, tài sản cố định…
- Phòng kế toán
Tổ chức hạch toán kế toán về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
theo đúng pháp lệnh kế toán thống kê của Nhà nước.
Tổng hợp kết quả kinh doanh, lập báo cáo kế toán thống kê, phân tích
hoạt động sản xuất kinh doanh để phục vụ cho kiểm tra thực hiện kế hoạch
của công ty.
Ghi chép phản ánh chính xác kịp thời và có hệ thống các diễn biến về
các nguồn vốn cấp, vốn vay, giải quyết các loại vốn phục vụ cho việc huy
động vật tư, nguồn vốn, hàng hoá trong kinh doanh của công ty.Ghi chép và
phản ánh chính xác, kịp thời, có hệ thống tài sản của công ty: tiền mặt, vật tư,
sản phẩm, tài sản cố định, máy móc thiết bị, công cụ dụng cụ.
Theo dõi công nợ của công ty, phản ánh và đề xuất kế hoạch thu chi tiền

mặt và các hình thức thanh toán khác, thực hiện công tác thanh toán đối nội
và thanh toán quốc tế.
Thực hiện quyết toán tháng, quý, 6 tháng, năm đúng tiến độ và tham gia
cùng các phòng nghiệp vụ của công ty để hạch toán rõ lãi lỗ của từng năm
24

×