Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Chính sách phân phối thu nhập cá nhân ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 128 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ



ĐÀO DUY NGHĨA








CHÍNH SÁCH PHÂN PHỐI THU NHẬP CÁ NHÂN
Ở VIỆT NAM






CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ
MÃ SỐ: 60 31 01




LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ





NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ MINH NGHĨA








HÀ NỘI - NĂM 2008
MỤC LỤC

Trang
MỞ ĐẦU
1
CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH PHÂN PHỐI
THU NHẬP CÁ NHÂN

7
1.1. Một số vấn đề lý luận chung về phân phối thu nhập cá nhân

7
1.1.1. Khái niệm phân phối thu nhập cá nhân
7
1.1.2. Lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về phân phối thu nhập cá
nhân

8

1.1.2.1. Vị trí của phân phối thu nhập cá nhân trong tái sản xuất xã hội

8
1.1.2.2. Lý luận phân phối theo lao động của C.Mác, Ph. Ăngghen và
V.I.Lênin

9
1.1.3. Lý thuyết phân phối thu nhập cá nhân trong kinh tế học hiện đại

11
1.1.4. Quan điểm của Đảng ta về phân phối thu nhập cá nhân từ khi
tiến hành đổi mới đến nay

15
1.2. Vai trò, nguyên tắc và các hình thức phân phối thu nhập cá
nhân trong nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa ở
Việt Nam


16
1.2.1. Vai trò của phân phối TNCN trong nền kinh tế thị trƣờng định
hƣớng XHCN

16
1.2.2. Nguyên tắc phân phối TNCN trong nền kinh tế thị trƣờng định
hƣớng XHCN

17
1.2.3. Những hình thức phân phối thu nhập cá nhân trong nền kinh tế
thị trƣờng định hƣớng XHCN


19
1.3. Chính sách phân phối thu nhập cá nhân
26

1.3.1. Vai trò của Nhà nƣớc trong phân phối thu nhập cá nhân

26
1.3.2. Chính sách phân phối thu nhập cá nhân của Nhà nƣớc
27
1.3.2.1. Chính sách tiền lƣơng
28
1.3.2.2. Chính sách điều tiết của Nhà nƣớc đối với thu nhập cá nhân

29
1.4. Kinh nghiệm thực hiện chính sách phân phối thu nhập cá
nhân của một số quốc gia và bài học kinh nghiệm đối với Việt
Nam


32
1.4.1. Kinh nghiệm cỏc nƣớc chuyển đổi ở Đụng Âu
32
1.4.1.1. Chớnh sỏch xó hội
32
1.4.1.2. Cải cỏch phõn phối qua thuế
33
1.4.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc
34
1.4.2.1. Cải cách chế độ thuế

34
1.4.2.2. Chớnh sỏch chi ngõn sỏch và chuyển giao tài chớnh
35
1.4.2.3. Chớnh sỏch bảo hiểm
36
1.4.3. Một số bài học kinh nghiệm cú thể ỏp dụng với Việt Nam
37
CHƢƠNG 2: CHÍNH SÁCH PHÂN PHỐI THU NHẬP CÁ NHÂN
Ở VIỆT NAM THỜI GIAN QUA

41
2.1. Thực trạng chính sách phân phối thu nhập cá nhân ở Việt
Nam thời gian qua

41
2.1.1. Chính sách tiền lƣơng
41
2.1.2. Chính sách thuế thu nhập cá nhân
54
2.1.3. Một số chính sách xã hội tác động tới phân phối thu nhập cá
nhân

62
2.1.3.1. Chính sách giải quyết việc làm
62
2.1.3.2. Chính sách xoá đói giảm nghèo
66
2.1.3.3. Chính sách bảo hiểm xã hội
70
2.1.3.4. Chính sách cứu trợ xã hội

75
2.2. Thành tựu và một số vấn đề đặt ra đối với chính sách phân
phối thu nhập cá nhân ở Việt Nam

80
2.2.1. Tác động của chính sách phân phối thu nhập cá nhân tới thu
nhập và mức sống chung trong xã hội

80
2.2.2. Một số vấn đề đặt ra đối với chính sách phân phối thu nhập cá
nhân ở Việt Nam thời gian qua

83
CHƢƠNG 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH
SÁCH PHÂN PHỐI THU NHẬP CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM


88
3.1. Quan điểm hoàn thiện chính sách phân phối thu nhập cá
nhân trong nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN ở Việt Nam


88
3.1.1. Phân phối thu nhập cá nhân trong kinh tế thị trƣờng định hƣớng
XHCN phải lấy nguyên tắc phân phối XHCN làm chủ đạo, gắn với
việc thực hiện các nguyên tắc thị trƣờng


88
3.1.2. Phân phối thu nhập cá nhân trong KTTT định hƣớng XHCN

cần kết hợp hài hoà các lợi ích kinh tế để tạo động lực thúc đẩy tăng
trƣởng kinh tế


89
3.1.3. Phân phối thu nhập trong KTTT định hƣớng XHCN cần giải
quyết hợp lý mối quan hệ giữa tăng trƣởng kinh tế với tiến bộ xã hội
theo hƣớng tăng trƣởng kinh tế gắn liền với đảm bảo tiến bộ và công
bằng xã hội ngay trong từng bƣớc phát triển



91
3.1.4. Phân phối thu nhập trong KTTT định hƣớng XHCN cần đặc
biệt quan tâm đến tầng lớp dân cƣ có thu nhập thấp, các vùng còn
kém phát triển


92
3.2. Những giải pháp hoàn thiện chính sách phân phối thu nhập
cá nhân trong thời gian tới

93
3.2.1. Cải cách chính sách tiền lƣơng
93
3.2.2. Tiếp tục cải cách chính sách thuế thu nhập cá nhân nhằm điều
tiết thu nhập hợp lý

101
3.2.3. Hoàn thiện các chính sách xã hội

104
3.2.3.1. Chính sách giải quyết việc làm
104
3.2.3.2. Chính sách xoá đói giảm nghèo
108
3.2.3.3. Hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội
111
KẾT LUẬN
115
TÀI LIỆU THAM KHẢO
116
Danh mục các từ viết tắt


BHXH: Bảo hiểm xã hội
CNTB: Chủ nghĩa t- bản
CNXH: Chủ nghĩa xã hội
DNNN: Doanh nghiệp nhà n-ớc
GDP: Tổng sản phẩm quốc nội
TNCN: Thu nhập cá nhân
XHCN: Xã hội chủ nghĩa
Danh mục bảng biểu

Bảng 1. Biểu thuế thu nhập đối với công dân Việt Nam và cá nhân khác định c- tại
Việt Nam
Bảng 2: Biểu thuế thu nhập đối với ng-ời n-ớc ngoài c- trú tại Việt Nam và công
dân Việt Nam lao động, công tác ở n-ớc ngoài
Bảng 3: Biểu thuế thu nhập đối với thu nhập không th-ờng xuyên
Bảng 4. Biểu thuế thu nhập đối với công dân Việt Nam và cá nhân khác định c- tại
Việt Nam

Bảng 5: Thu ngân sách nhà n-ớc từ nguồn thuế thu nhập cá nhân qua các năm
Bảng 6: Chi ngân sách nhà n-ớc cho một số ch-ơng trình, dự án liên quan đến xóa
đói giảm nghèo giai đoạn 2000-2006
Bảng 7: Chi ngân sách nhà n-ớc cho BHXH qua các năm
Bảng 8: Chi ngân sách nhà n-ớc cho cứu trợ xã hội qua các năm
Bảng 9: Cơ cấu ngành kinh tế Việt Nam một số năm trong giai đoạn 1991-2007
Bảng 10: Thu nhập bình quân đầu ng-ời 1 tháng một số năm trong giai đoạn 1992-
2007
Bảng 11: Chênh lệch thu nhập giữa 20% dân số thu nhập cao nhất với 20% dân số
thu nhập thấp nhất


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm vừa qua, kinh tế nƣớc ta có bƣớc phát triển mạnh mẽ, là
một trong những nƣớc có tốc độ tăng trƣởng kinh tế nhanh nhất châu Á cũng nhƣ
trên thế giới, luôn đạt trên mức 7%. Nhờ có sự tăng trƣởng kinh tế mạnh mẽ nhƣ
vậy, đời sống của đại bộ phận nhân dân cả về vật chất và tinh thần đã đƣợc nâng
lên đáng kể, thành tích giảm nghèo của Việt Nam trong những năm qua đƣợc cộng
đồng quốc tế đánh giá rất cao bên cạnh thành tích tăng trƣởng kinh tế nói trên. Việt
Nam là một trong số ít nƣớc có chỉ số phát triển con ngƣời HDI cao hơn hẳn so với
trình độ của nền kinh tế.
Những thành tích to lớn kể trên tuy có làm cho mức sống chung của ngƣời
dân đã đƣợc cải thiện, nhƣng nhìn chung nƣớc ta vẫn nằm trong số những nƣớc
nghèo nhất thế giới với thu nhập bình quân đầu ngƣời thấp, các chính sách an sinh
xã hội mới chỉ bƣớc đầu đƣợc thực hiện song vẫn còn nhiều vƣớng mắc, diện tham
gia bảo hiểm xã hội còn hẹp… Đặc biệt một vấn đề đáng lo ngại là khoảng cách
giàu nghèo trong xã hội đang có xu hƣớng gia tăng, điều đó cho thấy sự phát triển
kinh tế chƣa thực sự đem lại lợi ích công bằng cho mọi thành viên trong xã hội, các
chính sách phân phối thu nhập của Nhà nƣớc đƣa ra còn kém hiệu quả. Chính vì

vậy, việc nghiên cứu và đề ra một số giải pháp cho chính sách phân phối thu nhập
cá nhân ở Việt Nam đã và đang là vấn đề cấp thiết đƣợc đặt ra hiện nay. Do đó, tác
giả đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Chính sách phân phối thu nhập cá nhân ở
Việt Nam.”
2. Tình hình nghiên cứu
Trong thời gian qua đã có một số công trình, sách báo nghiên cứu về vấn đề
phân phối và phối thu nhập ở các cấp độ khác nhau:
- Mai Ngọc Cƣờng, Đỗ Đức Bình (chủ biên), Phân phối thu nhập trong nền
kinh tế thị trƣờng: Lý luận, thực tiễn và vận dụng ở Việt Nam, NXB Thống kê,
1994.
- Lý Bân, Lý luận chung về phân phối thu nhập của CNXH, NXB CTQG,
1999.
- Nguyễn Công Nhự, Phạm Ngọc Kiểm, Vấn đề phân phối thu nhập trong các
loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam, NXB Thống kê, 2003.
- Nguyễn Thị Hằng, Lê Duy Đồng, Phân phối và phân hóa giàu nghèo sau
20 năm đổi mới, NXB Lao động xã hội, 2005.
- GS. TS. Nguyễn Công Nghiệp (chủ biên), Phân phối trong nền kinh tế thị
trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, NXB CTQG, 2006.
- Hoàng Thị Thu Hồng, Đổi mới chế độ phân phối tổng sản phẩm quốc dân
trong điều kiện phát triển kinh tế thị trƣờng ở nƣớc ta, Luận án phó tiến sĩ, 1994.
- Ung Thị Mỹ Lệ, Hệ thống lợi ích kinh tế và các quan hệ phân phối trong
việc thực hiện chiến lƣợc ổn định và phát triển kinh tế – xã hội Việt Nam, Luận án
phó tiến sĩ kinh tế, 1996.
- Đậu Đức Khởi, Vận dụng lý luận phân phối thu nhập cá nhân trong nền
kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN vào tập đoàn Điện lực Việt Nam, Luận án
tiến sĩ kinh tế, 2008.
- Tống Văn Đƣờng, Đổi mới cơ chế phân phối thu nhập và tiền lƣơng ở Việt
Nam, Tạp chí Kinh tế và phát triển, số 40, 2000.
- Trần Thị Hằng, Về phân phối thu nhập ở nƣớc ta hiện nay, Lý luận chính
trị, số 1, 2002.

- Trần Văn Ngọc, Về phân phối kết quả sản xuất trong nền kinh tế thị trƣờng
định hƣớng xã hội chủ nghĩa, Lý luận chính trị, số 7, 2004.
- Phạm Đăng Quyết, Một số quan điểm về phân phối thu nhập trong nền
kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, Tạp chí Kinh tế và dự báo, số 8,
2006.
- Đỗ Phƣơng Đông, Tiếp tục cải cách chính sách tiền lƣơng, Tạp chí Cộng
sản, số 2, năm 2008.
Ngoài ra còn có các bài báo nghiên cứu về vấn đề phân phối thu nhập nói
chung và các chính sách phân phối thu nhập cá nhân nói riêng.
Các chính sách phân phối thu nhập cá nhân có tác động rộng lớn, trực tiếp
đến đời sống của mọi cá nhân, vì vậy mỗi thay đổi trong chính sách phân phối thu
nhập cá nhân luôn gây ra những phản ứng rất khác nhau trong xã hội. Trong điều
kiện hiện nay, khi quá trình hội nhập và cạnh tranh quốc tế diễn ra trên diện rộng và
rất gay gắt, quá trình biến đổi khí hậu toàn cầu (thiên tai, lũ lụt…), áp lực của
khủng hoảng kinh tế toàn cầu, an sinh xã hội là vấn đề nóng bỏng…, thì nghiên cứu
về chính sách phân phối thu nhập cá nhân chính càng trở nên rất quan trọng, nhƣng
vấn đề này còn chƣa đƣợc nghiên cứu đầy đủ và hệ thống ở Việt Nam. Chính vì
vậy, tác giả lựa chọn vấn đề này làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở phân tích thực trạng chính sách phân phối thu nhập cá nhân ở
Việt Nam thời gian qua để tìm ra những giải pháp thiết thực nhằm hoàn thiện chính
sách phân phối thu nhập cá nhân trong thời gian tới.
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Hệ thống hoá những vấn đề lý luận chung phân phối thu nhập và chính
sách phân phối thu nhập cá nhân, kinh nghiệm thực tiễn thực hiện chính sách phân
phối thu nhập cá nhân ở một số quốc gia.
+ Phân tích thực trạng chính sách phân phối thu nhập cá nhân ở Việt Nam
thời gian qua.
+ Đƣa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách phân phối thu nhập cá

nhân trong thời gian tới.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu về thực trạng chính sách phân phối thu nhập cá
nhân ở Việt Nam từ năm 1991 đến nay. Năm 1991 là năm diễn ra Đại hội VII của
Đảng Cộng sản Việt Nam, đánh dấu thời kỳ bắt đầu đẩy mạnh công cuộc đổi mới
của Đảng và Nhà nƣớc ta, với nhiều chủ trƣơng, chính sách khuyến khích, thúc đẩy
phát triển kinh tế nhiều thành phần đƣợc ban hành. Với việc đổi mới chính sách
kinh tế, quan điểm xây dựng cũng nhƣ nội dung các chính sách xã hội cũng thay
đổi theo hƣớng mở rộng diện cũng nhƣ đối tƣợng cung cấp, thụ hƣởng, đảm bảo cả
công bằng theo chiều dọc cũng nhƣ công bằng theo chiều ngang.
Chính sách phân phối thu nhập cá nhân là một trong những chính sách xã hội
quan trọng và có tác động rộng rãi tới đời sống hàng ngày của mọi tầng lớp nhân
dân. Chính sách phân phối thu nhập cá nhân không phải là một chính sách riêng lẻ
mà là tổng hợp của rất nhiều chính sách kinh tế - xã hội của Nhà nƣớc. Trong phạm
vi luận văn này, tác giả chỉ phân tích một số chính sách cơ bản: chính sách tiền
lƣơng, chính sách thuế thu nhập cá nhân, một số chính sách xã hội nhƣ chính sách
bảo hiểm xã hội, chính sách việc làm, chính sách xoá đói giảm nghèo và chính sách
cứu trợ xã hội.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Vấn đề phân phối thu nhập cá nhân có thể đƣợc xem xét dƣới nhiều góc độ
khác nhau, xong luận văn chỉ đặt vấn đề nghiên cứu dƣới góc độ kinh tế chính trị.
Phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc xây dựng trên cơ sở phƣơng pháp luận của chủ
nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Trong quá trình nghiên cứu,
luận văn có sử dụng các phƣơng pháp nhƣ: thống kê, so sánh, điều tra thực tiễn
phân tích, tổng hợp và hệ thống hoá.
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn có những đóng góp mới nhƣ sau:
- Hệ thống hoá đƣợc những vấn đề lý luận phân phối thu nhập, các chính
sách phân phối thu nhập chủ yếu trên thế giới, đƣa ra những kinh nghiệm đối với
Việt Nam .

- Phân tích thực trạng một số chính sách phân phối thu nhập cá nhân ở Việt
Nam từ năm 1991 đến nay và những vấn đề đặt ra cần phải giải quyết cả trƣớc mắt
và trong dài hạn.
- Đƣa ra đƣợc những giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách phân phối thu
nhập cá nhân thời gian tới.
7. Kết cấu của luận văn.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh muc tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3
chƣơng.
Chương 1: Lý luận chung về chính sách phân phối thu nhập cá nhân.
Chương 2: Chính sách phân phối thu nhập cá nhân ở Việt Nam thời gian
qua.
Chương 3: Quan điểm và giải pháp hoàn thiện chính sách phân phối thu
nhập ở Việt Nam.

CHƢƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ
CHÍNH SÁCH PHÂN PHỐI THU NHẬP CÁ NHÂN
1.1. Một số vấn đề lý luận chung về phân phối thu nhập cá nhân
Từ trƣớc đến nay, vấn đề phân phối, đặc biệt là phân phối thu nhập cá nhân
(TNCN) luôn giữ vai trò quan trọng không chỉ trong lý luận và thực tiễn kinh tế mà
còn cả trong các vấn đề chính trị, xã hội. Tầm quan trọng của vấn đề phân phối thu
nhập cá nhân không chỉ ở chỗ nó nói lên quan hệ về lợi ích kinh tế mà còn phản
ánh những nhân tố quyết định ẩn dấu đằng sau các quan hệ lợi ích đó, từ đó giúp
chúng ta giải quyết đƣợc các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội.
1.1.1. Khái niệm phân phối thu nhập cá nhân
Để hiểu đƣợc thế nào là phân phối TNCN, trƣớc hết chúng ta cần hiểu khái
niệm thu nhập và phân phối thu nhập.
Thu nhập là số lƣợng tiền, hàng hoá hoặc dịch vụ mà một cá nhân, tổ chức
hay một nền kinh tế nhận đƣợc trong một khoảng thời gian nhất định (quý, tháng,
năm).

Phân phối thu nhập là sự phân chia giá trị mới do lao động xó hội mới sỏng
tạo ra cho cỏc thành viờn xó hội, cỏc tổ chức, các tập thể, nhằm đáp ứng những
nhu cầu khác nhau của xó hội. Theo đó, phân phối thu nhập cá nhân là sự phân
chia giá trị mới do lao động xó hội sỏng tạo ra cho cỏc cỏ nhõn trong xó hội.
Phân phối thu nhập cá nhân gồm 2 quá trình: phân phối lần đầu và phân phối
lại (hay tái phân phối).
Phân phối lần đầu gắn trực tiếp với quỏ trỡnh tỏi sản xuất, gồm các khoản
thu nhập mà cá nhân đƣợc nhận trực tiếp do bán sức lao động (tiền lƣơng và các
khoản thu nhập có tính chất lƣơng), do sở hữu tài sản (lợi tức tiền gửi, cổ tức, nhận
thừa kế,…).
Tái phân phối đƣợc tiến hành sau phân phối lần đầu nhằm điều tiết thu nhập,
đảm bảo sự công bằng trong phân phối thu nhập giữa các cá nhân có thu nhập cao
và các cá nhân có thu nhập thấp. Nó gồm các chính sách và biện pháp kinh tế - xã
hội của chính phủ nhƣ chi tiêu ngân sách nhà nƣớc, tín dụng, tiền lƣơng, bảo hiểm
xã hội, thuế thu nhập cá nhân, các khoản trợ cấp của chính phủ…
1.1.2. Lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về phân phối thu nhập cá nhân
1.1.2.1. Vị trí của phân phối thu nhập cá nhân trong tái sản xuất xã hội
C.Mác và Ph.Ăngghen lúc đƣơng thời đã nghiên cứu một cách có hệ thống
và vạch rõ bản chất của phƣơng thức sản xuất TBCN. Các ông cho rằng chế độ
phân phối TBCN là bất công vì nó dựa trên cơ sở quan hệ bóc lột của giai cấp tƣ
sản đối với giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Vạch trần bản chất và phê
phán phƣơng thức phân phối TBCN, C.Mác và Ph.Ăngghen cũng đồng thời nêu lên
quan điểm và nguyên tắc cơ bản về phân phối trong xã hội tƣơng lai, đặt nền tảng
cho lý luận phân phối nói chung, phân phối TNCN nói riêng trong CNXH. Kế thừa
và tiếp tục phát triển tƣ tƣởng của C.Mác và Ph.Ăngghen, V.I.Lênin đã tiếp tục làm
rõ hơn và cụ thể hoá các quan điểm và nguyên tắc phân phối TNCN trong CNXH.
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, quá trình tái sản xuất bao gồm 4
khâu: sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng. Phân phối là một trong bốn khâu đó,
là một mắt xích trung gian trong quá trình tái sản xuất. Phân phối bao gồm phân
phối cho sản xuất và phân phối cho tiêu dùng cá nhân (hay phân phối tƣ liệu tiêu

dùng). Ở đây chúng ta chỉ xem xét phân phối cho tiêu dùng cá nhân.
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, “Phân phối cho tiêu dùng là sự
phân chia sản phẩm cho các cá nhân tiêu dùng theo tỷ lệ đóng góp của họ vào việc
tạo ra sản phẩm” [18, tr.53].
Trong quá trình tái sản xuất, sản xuất bao giờ cũng giữ vai trò quyết định.
Quy mô, cơ cấu và trình độ phát triển của sản xuất quy định quy mô và cơ cấu của
phân phối, trong đó có phân phối TNCN. Nếu phân phối phù hợp với sự phát triển
của sản xuất, động viên tính tích cực của ngƣời lao động thì sẽ thúc đẩy sản xuất
phát triển, còn nếu không phù hợp thì nó sẽ cản trở sự phát triển của sản xuất.
Phân phối và trao đổi có quan hệ mật thiết với nhau. Trao đổi là sự tiếp tục
của phân phối. Trong kinh tế thị trƣờng, phân phối TNCN đƣợc thực hiện dƣới
hình thức giá trị (tiền tệ). Ngƣời nhận đƣợc thu nhập tiền tệ đó sẽ biến thành thu
nhập thực tế của cá nhân mình bằng việc mua hàng hoá và dịch vụ trên thị trƣờng.
Phân phối TNCN cũng quan hệ mật thiết với tiêu dùng. Việc tăng hoặc giảm
lƣợng sản phẩm, lƣợng giá trị (tiền tệ) phân phối cho cá nhân đều có tác động trực
tiếp đến mức độ tiêu dùng. Ngƣợc lại, cơ cấu, phƣơng thức và trình độ của tiêu
dùng có tác động thúc đẩy hoặc kìm hãm sự tăng trƣởng của phân phối.
1.1.2.2. Lý luận phân phối theo lao động của C.Mác, Ph.Ăngghen và
V.I.Lênin
Khi nghiên cứu nguyên tắc phân phối trong CNTB, C.Mác đã chỉ ra rằng giá
trị mới sáng tạo ra đƣợc phân chia cho các giai cấp dựa vào sự đóng góp các yếu tố
sản xuất: một bộ phận đƣợc phân phối cho ngƣời sở hữu sức lao động theo giá trị
sức lao động, bộ phận còn lại phân phối cho ngƣời sở hữu tƣ liệu sản xuất. Do đó
giá trị mới đƣợc phân thành: tiền công, lợi nhuận, lợi tức và địa tô. Trong đó, tiền
công là thu nhập của ngƣời lao động và là hình thức thực hiện giá trị của quyền sở
hữu sức lao động; lợi nhuận, lợi tức là thu nhập của nhà tƣ bản và là hình thức thực
hiện giá trị của quyền sở hữu tƣ liệu sản xuất; địa tô là thu nhập của địa chủ và là
hình thức thực hiện giá trị của quyền chiếm hữu ruộng đất. Đó là nguyên tắc phân
phối dựa trên quan hệ sở hữu các yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất.
Là những ngƣời sáng lập CNXH khoa học, C.Mác và Ph.Ăngghen đã sáng

tạo ra nguyên tắc phân phối theo lao động trên cơ sở phát triển những mầm mống
tƣ tƣởng về phân phối theo lao động của CNXH không tƣởng.
Tác phẩm "Phê phán cƣơng lĩnh Gôta" của C.Mác đã đánh dấu sự hình thành
lý luận phân phối theo lao động. Trong tác phẩm này, C.Mác nêu lên quan niệm về
xã hội tƣơng lai, trong đó nguyên tắc phân phối TNCN sẽ là phân phối theo lao
động. Trong bộ "Tƣ bản", C.Mác đã khẳng định phƣơng thức phân phối mới: lấy
lao động làm thƣớc đo để phân phối. C.Mác chỉ rõ "phần tƣ liệu sinh hoạt chia cho
mỗi ngƣời sản xuất do thời gian lao động của ngƣời đó quyết định" [6, tr. 124-125].
Tiền đề để thực hiện phân phối theo lao động gồm hai mặt liên quan chặt chẽ
với nhau: một là, đây là nguyên tắc phân phối trong giai đoạn đầu của xã hội cộng
sản, "một xã hội cộng sản chủ nghĩa vừa thoát thai từ xã hội tƣ bản chủ nghĩa",
trong đó, ngƣời ta vẫn còn có lợi ích riêng, chƣa coi lao động là nhu cầu bậc nhất
của con ngƣời; hai là, phân phối theo lao động đƣợc thực hiện trong điều kiện kinh
tế dựa trên chế độ công hữu.
Dựa trên những tiền đề đó, C.Mác đã vạch ra nguyên tắc và phƣơng thức
phân phối theo lao động. Chủ thể phân phối là ngƣời lao động, đối tƣợng phân phối
là tƣ liệu tiêu dùng, căn cứ để phân phối là thời gian lao động, phƣơng thức thực
hiện phân phối là phiếu lao động. Nhƣ vậy, thời gian lao động là thƣớc đo khách
quan của phân phối, khi thực hiện trao đổi lao động ngang nhau, sự khác biệt về lao
động, do đó sự khác biệt về thu nhập sẽ tồn tại. C.Mác đã xác lập cơ sở của mối
liên hệ nội tại giữa lao động và thu nhập, theo đó lao động trở thành điều kiện tất
yếu để đƣợc nhận thu nhập. Lý luận phân phối theo lao động của C.Mác thừa nhận
tồn tại sự khác biệt về thu nhập và phủ nhận phân phối bình quân. Sự khác biệt này
chính là sự công bằng trong phân phối, không phải là chủ nghĩa bình quân.
Tiếp nối C.Mác và Ph.Ăngghen, V.I.Lênin tiếp tục hoàn thiện lý luận về
phân phối trong chủ nghĩa Mác – Lênin. Trong tác phẩm Nhà nước và cách mạng,
Lênin viết: trong giai đoạn đầu của xã hội cộng sản chủ nghĩa (mà ngƣời ta vẫn
thƣờng gọi là chủ nghĩa xã hội), "pháp quyền tƣ sản" chƣa bị xoá bỏ hoàn toàn mà
chỉ bị xoá bỏ một phần, trong phạm vi tƣ liệu sản xuất. Trong bộ phận khác của nó,
pháp quyền ấy vẫn còn tồn tại với tƣ cách là yếu tố điều tiết việc phân phối sản

phẩm và phân phối lao động giữa các thành viên trong xã hội. "Ngƣời nào không
làm thì không có ăn", "số lƣợng lao động ngang nhau, thì hƣởng số lƣợng sản phẩm
ngang nhau", nguyên tắc xã hội chủ nghĩa này cũng đã đƣợc thực hiện, nhƣng đó
vẫn chƣa phải là chủ nghĩa cộng sản, vì vẫn chƣa gạt bỏ đƣợc việc cung cấp một số
lƣợng sản phẩm ngang nhau cho những ngƣời không ngang nhau và cho một số
lƣợng lao động không ngang nhau. Trong giai đoạn đầu, chủ nghĩa cộng sản chƣa
thể hoàn toàn trƣởng thành về mặt kinh tế, chƣa thể hoàn toàn thoát khỏi những tàn
tích của chủ nghĩa tƣ bản. Về mặt phân phối vật phẩm tiêu dùng thì pháp quyền tƣ
sản tất nhiên đòi hỏi phải có một nhà nƣớc kiểu tƣ sản, vì vậy trong một thời gian
nhất định, dƣới chế độ cộng sản, không những vẫn còn pháp quyền tƣ sản, mà vẫn
còn cả nhà nƣớc kiểu tƣ sản nhƣng không có giai cấp tƣ sản.
Nhƣ vậy, có thể thấy, theo V.I.Lênin, trong giai đoạn đầu của xã hội cộng
sản chủ nghĩa, chƣa thể thực hiện đƣợc công bằng và bình đẳng: về mặt của cải,
vẫn còn chênh lệch, nhƣng tình trạng ngƣời bóc lột ngƣời thì không thể có nữa, vì
không ai có thể chiếm tƣ liệu sản xuất, công xƣởng, máy móc, đất đai, v.v. làm của
riêng đƣợc. Xã hội này thoạt đầu bắt buộc phải phá huỷ "điều bất công" này, việc
cá nhân chiếm hữu tƣ liệu sản xuất làm của riêng, nhƣng không đủ sức phá huỷ
ngay điều bất công khác nữa, việc phân phối vật phẩm tiêu dùng "theo lao động"
(chứ không theo nhu cầu).
Phải đến giai đoạn cao của xã hội cộng sản chủ nghĩa, sau khi tình trạng lệ
thuộc vào sự phân công lao động mất đi, lao động không còn chỉ là phƣơng tiện
sinh sống mà bản thân nó trở thành một nhu cầu bậc nhất của cuộc sống; khi mà
cùng với sự phát triển toàn diện của các cá nhân thì cả những lực lƣợng sản xuất
cũng phát triển, và tất cả các nguồn của cải của xã hội tuôn ra tràn đầy, chỉ lúc ấy
mới có thể có "Làm hết năng lực, hƣởng theo nhu cầu”.
1.1.3. Lý thuyết phân phối thu nhập cá nhân trong kinh tế học hiện đại
Trƣờng phái chính hiện đại nghiên cứu vấn đề phân phối TNCN trên cơ sở
quan điểm cơ chế thị trƣờng có sự can thiệp của nhà nƣớc. Ngƣời đứng đầu trƣờng
phái này là P.Samuelson, nhà kinh tế học ngƣời Mỹ.
Theo ông, phân phối TNCN là một phạm trù kinh tế đề cập đến vấn đề hàng

hoá đƣợc sản xuất cho ai [29, tr.34]? Theo trƣờng phái chính hiện đại, phân phối
TNCN đƣợc quyết định chủ yếu bởi các quan hệ cung và cầu trên thị trƣờng mà
quan trọng nhất là thị trƣờng lao động. Họ dựa vào quy luật sản phẩm doanh thu
biên ngày càng giảm để giải thích sự biến đổi của các loại thu nhập.
Thị trƣờng lao động do cũng là một loại hình thị trƣờng nên quy luật vận động
cũng giống nhƣ các thị trƣờng khác. Nhìn trên đồ thị, S
l
là đƣờng cung về lao động;
D
l
là đƣờng cầu về lao động; E là điểm cân bằng giữa cung và cầu lao động trên thị
trƣờng, tại đây xác định số lƣợng lao động cần sử dụng và mức tiền công cân bằng
có tính cạnh tranh (tiền công thị trƣờng).
Nếu hạn chế mức cung lao động so với sự gia tăng các yếu tố sản xuất khác
thì nhất định mức tiền công sẽ tăng lên. Còn với các điều kiện khác nhƣ nhau, việc
tăng cung về lao động sẽ nảy sinh xu hƣớng giảm tiền công. Đối với cầu lao động,
nếu cầu về lao động giảm xuống sẽ khiến tiền lƣơng giảm theo; ngƣợc lại, nếu cầu
về lao động tăng lên thì cũng khiến tiền lƣơng tăng lên theo.
Đồ thị: Mức tiền công tương đối trên thị trường lao động
Tiền công (W)


E



Lao động (L)

Các nhà kinh tế học trƣờng phái chính hiện đại quan tâm đến tiền công thực
tế, tức là đến những thứ mua đƣợc với số tiền công đó, chứ không phải chỉ quan

tâm đến số tiền ngƣời làm công nhận đƣợc (hay tiền công danh nghĩa). Theo họ,
tiền công thực tế (W
r
) bằng mức lƣơng thực tế tính bằng tiền (W
n
) chia cho chỉ số
về mức giá chung (P).
W
r
= W
n
/ P
Theo họ, mức tiền công thực tế khác nhau trƣớc hết là do hoạt động của
lƣợng cung và lƣợng cầu về lao động, tiếp đến là do sự biến đổi của các yếu tố đầu
vào khác cùng hoạt động nhƣ tƣ bản (vốn), tài nguyên và đặc biệt là trình độ, chất
lƣợng lao động (trình độ tay nghề, đào tạo, học vấn và kinh nghiệm của ngƣời lao
động). Sự chênh lệch tiền công giữa các nhóm lao động là cần thiết để lôi kéo lao
S
1

Wo
D
1

Lo
động vào các nghề "kém hấp dẫn" hoặc "không thích thú", đó là "sự chênh lệch có
tính chất bù trừ". Tuy nhiên, sự chênh lệch này không phải là hoàn toàn cố định.
Trong quá trình vận động của cuộc sống, con ngƣời có xu hƣớng chuyển sang các
công việc đƣợc trả công cao và bỏ những nghề có tiền công thấp hơn, làm cho mức
tiền công chung của toàn xã hội có xu hƣớng dịch chuyển về một mức cân bằng

chung, là điểm giao nhau giữa tổng cung và tổng cầu lao động toàn xã hội.
Bên cạnh tiền công, thu nhập cá nhân còn bao gồm các khoản: tiền thuê đất
và các tài nguyên khác là các khoản thu nhập mà ngƣời chủ sở hữu đƣợc phân phối
từ sản phẩm xã hội thông qua việc cung ứng đất đai và các tài nguyên khác vào sản
xuất kinh doanh với tƣ cách là yếu tố đầu vào; lợi tức và lãi suất là thu nhập của
những ngƣời cung cấp yếu tố đầu vào của sản xuất là vốn và tài sản tài chính; lợi
nhuận là phần thu nhập cá nhân đƣợc nhận nhờ có sự chênh lệch giữa tổng thu
nhập với tổng chi phí của một doanh nghiệp mà cá nhân đó tham gia sở hữu.
Trong khi đề cao vai trò của thị trƣờng, các nhà kinh tế trƣờng phái chính
hiện đại cũng chỉ ra những thất bại của thị trƣờng. Theo họ, cơ chế thị trƣờng có khả
năng giải quyết khá hiệu quả các vấn đề cái gì và như thế nào - những vấn đề về
phân bổ tài nguyên và việc lựa chọn kĩ thuật tốt nhất để sản xuất ra những hàng hoá
cụ thể, nhƣng thị trƣờng không có khả năng đặc biệt để tìm ra giải pháp tốt nhất đối
với vấn đề cho ai. Một nền kinh tế hiệu quả nhất trên thế giới vẫn có thể tạo ra sự
bất bình đẳng lớn trong phân phối thu nhập. Đó là biểu hiện sự thất bại và sự phân
phối tuỳ tiện của thị trƣờng.
Các nhà kinh tế học trƣờng phái chính hiện đại đã viết: “Sự thực là thị trƣờng
cạnh tranh không thể bảo đảm rằng thu nhập và tiêu dùng nhất thiết sẽ đƣợc phân
phối cho những ngƣời có nhu cầu nhất hoặc xứng đáng nhất… Trong tự do kinh
doanh, cạnh tranh hoàn hảo sẽ đƣa đến sự bất bình đẳng rất lớn”

[29, tr. 566].
Chính vì “Ngay cả khi bàn tay vô hình hoạt động và vô cùng hiệu quả, nó đồng thời
vẫn có thể tạo ra sự phân phối thu nhập rất không công bằng” [29, tr.581], nên nhà
nƣớc cần phải can thiệp vào phân phối thu nhập thông qua các chính sách phân
phối lại, bởi “phân phối lại thu nhập - là chức năng kinh tế lớn thứ hai của chính
phủ” [29, tr.581].
Nguồn gốc của sự bất bình đẳng trong phân phối TNCN, nhƣ trên đã đề cập,
một phần là do sự khác nhau về năng lực lao động, nghề nghiệp, trình độ chuyên
môn kĩ thuật, tính chuyên cần, chịu khó, và nhất là nguồn tài sản do thừa kế, sáng

chế, kinh doanh mà mỗi ngƣời có đƣợc. Do thị trƣờng là một cơ chế điều tiết không
biết đến phạm trù đạo đức và nhân đạo nên nếu cứ để mặc sự khác nhau nói trên do
cơ chế này tự điều tiết thì không thể tránh khỏi sự bất bình đẳng lớn về thu nhập.
Bởi vậy, cần phải có sự can thiệp của nhà nƣớc vào phân phối TNCN nhằm giảm
bớt tình trạng bất bình đẳng về thu nhập. Muốn vậy, nhà nƣớc phải thiết lập các
chƣơng trình tác động đến việc phân phối TNCN. Thông qua phân phối lại, nhà
nƣớc có thể dành một phần thu nhập để đảm bảo mức tối thiểu về y tế, dinh dƣỡng,
thu nhập… nhằm nâng cao mức sống của ngƣời nghèo.
Việc phân phối lại có thể làm giảm khoảng cách bất bình đẳng trong xã hội,
nhƣng cũng phải trả giá là tình trạng không hiệu quả về mặt kinh tế. Vì vậy, để đảm
bảo cả 2 mục tiêu công bằng và hiệu quả, các nhà kinh tế trƣờng phái chính hiện
đại đã đƣa ra khái niệm Hàm số phúc lợi xã hội. Họ cho rằng hiệu quả kinh tế là
điều kiện "cần", còn phân phối hợp lý là điều kiện "đủ" của lợi ích tối đa. Chỉ có
đồng thời đƣa các nhân tố về phân phối và các nhân tố chi phối khác vào trong một
hàm phúc lợi xã hội và chỉ khi giá trị của hàm này lớn nhất thì mới đạt đƣợc tối ƣu
hoá phúc lợi xã hội.
Tóm lại, theo kinh tế học trƣờng phái chính hiện đại, thị trƣờng với cơ chế tự
điều tiết là cơ chế phân bổ có hiệu quả nhất thu nhập quốc dân. Nguyên tắc phân
phối TNCN là dựa trên đóng góp của các yếu tố đầu vào của sản xuất và năng lực
sản xuất kinh doanh của cá nhân thông qua cơ chế thị trƣờng. Mặt khác, cần thiết
phải có sự can thiệp của nhà nƣớc vào phân phối để giảm bớt tình trạng bất bình
đẳng về thu nhập trong xã hội. Họ đã đặt ra mối quan hệ giữa phân phối công bằng
với hiệu quả, chú ý đến tính hợp lí của thu nhập xã hội trên nguyên tắc kiên trì ƣu
tiên có hiệu quả.
1.1.4. Quan điểm của Đảng ta về phân phối thu nhập cá nhân từ khi tiến hành
đổi mới đến nay
Ngay từ khi bắt đầu xây dựng CNXH ở nƣớc ta, Đảng ta luôn nhận thức rằng
phân phối thu nhập là một nội dung quan trọng trong chính sách kinh tế - xã hội,
liên quan trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày của hàng chục triệu con ngƣời, đến
động lực phát triển kinh tế, đến ổn định chính trị - xã hội và nâng cao hiệu lực quản

lý của Nhà nƣớc.
Hiện nay, trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng
XHCN, Đảng ta xác định phân phối TNCN phải dựa trên cơ sở đóng góp thực tế
của mỗi ngƣời về lao động, vốn, tài sản vào sản xuất kinh doanh. Để thực hiên
phân phối công bằng, cần phải:
- Bình đẳng trong phân phối kết quả sản xuất giữa ngƣời góp vốn với ngƣời
góp sức lao động;
- Bình đẳng trong phân phối kết quả sản xuất giữa những ngƣời góp vốn theo
nguyên tắc ai góp nhiều đƣợc phân chia nhiều, ai góp ít đƣợc phân chia ít;
- Bình đẳng trong phân phối kết quả sản xuất giữa những ngƣời lao động
theo nguyên tắc ai làm nhiều, làm tốt đƣợc hƣởng nhiều, ai làm ít hƣởng ít, ai làm
hỏng phải chịu phạt, mọi ngƣời có sức lao động phải lao động.
Ngoài ra, xã hội phải điều tiết thu nhập cá nhân giữa những ngƣời có thu
nhập cao, thấp khác nhau do đóng góp sức lao động và các nguồn lực khác vào sản
xuất khác nhau nhằm đảm bảo công bằng xã hội.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (năm 1986) khẳng định: Việc
thực hiện đúng nguyên tắc phân phối theo lao động đòi hỏi phải sửa đổi một cách
căn bản chế độ tiền lƣơng theo hƣớng đảm bảo yêu cầu tái sản xuất sức lao động,
khắc phục tính chất bình quân áp dụng các hình thức trả lƣơng gắn chặt với kết
quả lao động và hiệu quả kinh tế.
Phân phối trong kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN phải bảo đảm sự thống
nhất giữa hiệu quả và công bằng. Vì thế, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII
(năm 1991) của Đảng đã thông qua quan điểm: Tăng trƣởng kinh tế phải gắn liền
với tiến bộ và cụng bằng xó hội, phỏt triển văn hóa, bảo vệ môi trường. Lấy phõn
phối theo lao động làm hỡnh thức chớnh, khuyến khớch làm giàu đi đôi với giảm
số ngƣời nghèo, nâng cao phúc lợi xó hội phự hợp với trỡnh độ phát triển kinh tế.
Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng (năm 1996) tiếp tục
quan điểm của Đại hội VII, theo đó "Tăng trƣởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ
và công bằng xã hội ngay trong từng bƣớc phát triển và trong suốt quá trình phát
triển"[8, tr.113]. Văn kiện Đại hội IX của Đảng (năm 2001) cũng khẳng định "thực

hiện công bằng trong phân phối, tạo động lực mạnh mẽ phát triển sản xuất, tăng
năng suất lao động xã hội, thực hiện bình đẳng trong quan hệ xã hội, khuyến khích
nhân dân làm giàu hợp pháp" [9, tr. 104].
Đến Đại hội X, quan điểm của Đảng ta về chế độ phân phối thu nhập trong
nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa là: “thực hiện chế độ phân phối
chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, đồng thời theo mức đóng góp vốn
cùng các nguồn lực khác và thông qua phúc lợi xã hội”[10, tr. 26].
Quan điểm phân phối trên đƣợc bắt nguồn từ mục đích tối cao của Đảng là
thực hiện bằng đƣợc “dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
Nó thể hiện đặc trƣng của quan hệ phân phối thu nhập trong thời kỳ quá độ lên
CNXH là lấy phát triển nền kinh tế thị trƣờng với nhiều thành phần kinh tế làm
phƣơng tiện. Đây là quan điểm mới về phân phối thu nhập trong thời kỳ quá độ lên
CNXH. Việc thực hiện quan điểm đó sẽ tạo động lực cho việc huy động và sử dụng
có hiệu quả các nguồn lực của xã hội vào sự nghiệp phát triển đất nƣớc.
1.2. Vai trò, nguyên tắc và các hình thức phân phối thu nhập cá nhân
trong nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
1.2.1. Vai trò của phân phối TNCN trong nền kinh tế thị trường định
hướng XHCN
Phát triển kinh tế là mục tiêu của mọi quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, mỗi
nƣớc lại thu đƣợc những kết quả phát triển kinh tế rất khác nhau. Có nƣớc phát
triển thịnh vƣợng, nhƣng có nƣớc lại chìm trong nghèo đói. Bên cạnh những
nguyên nhân về chính trị, xã hội, tôn giáo…, một trong những nguyên nhân quan
trọng nhất là động lực kinh tế khác nhau giữa các quốc gia. Chế độ phân phối thu
nhập chính là yếu tố quan trọng nhất tạo nên động lực kinh tế. Nói cách khác,
những nƣớc có chế độ phân phối phù hợp sẽ tạo ra động lực kinh tế to lớn đối với
ngƣời dân, khuyến khích ngƣời dân đầu tƣ phát triển sản xuất, nhờ đó nền kinh tế
quốc gia ngày một thịnh vƣợng. Những nƣớc mà ở đó chế độ phân phối không
khuyến khích ngƣời dân lao động sẽ chỉ có một nền kinh tế đình trệ, kém phát triển.
Chế độ phân phối thể hiện sự kết hợp của ba loại lợi ích: lợi ích của ngƣời lao
động, lợi ích của tập thể nơi cá nhân trực tiếp lao động (doanh nghiệp, tổ chức,…) và

lợi ích chung toàn xã hội. Khi các lợi ích trên có sự thống nhất cao sẽ tạo ra sự thống
nhất về ý chí và hành động của các cá nhân, làm tăng động lực phát triển kinh tế.
Ngƣợc lại, khi các lợi ích trên thiếu sự thống nhất, hay bị vi phạm thì sẽ làm giảm
động lực phát triển. Mặt khác, nhƣ trên đã trình bày, theo quan điểm của chủ nghĩa
Mác – Lênin, phân phối là một bộ phận của tái sản xuất xã hội, sản xuất là quyết
định nhƣng phân phối cũng có vai trò quan trọng, tác động trở lại sản xuất. Tác động
này thể hiện ở khả năng làm gia tăng hay triệt tiêu động lực của sản xuất.
Cũng giống nhƣ tất cả các nền kinh tế khác, vấn đề phân phối TNCN nhận
đƣợc sự quan tâm rất lớn của các nhà lý luận cũng nhƣ các nhà hoạch định chính
sách kinh tế của nƣớc ta trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trƣờng định
hƣớng XHCN. Giải quyết tốt vấn đề này chính là tìm đƣợc lời giải cho bài toán tạo
động lực phát triển cho nền kinh tế quốc dân, tiến tới thực hiện mục tiêu “dân giàu,
nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
1.2.2. Nguyên tắc phân phối TNCN trong nền kinh tế thị trường định
hướng XHCN
Lý luận kinh tế về phân phối thu nhập của CNTB cho rằng giữa công bằng
và hiệu quả tồn tại quan hệ thay thế và thƣờng chọn hiệu quả là mục tiêu ƣu tiên.
Khi phân tích các mô hình tăng trƣởng trong quá khứ của các nƣớc phát triển, các
nhà kinh tế học tƣ bản cho rằng trong giai đoạn đầu của tăng trƣởng kinh tế, tình
hình phân phối thu nhập thƣờng xấu đi, nhƣng nó sẽ tốt lên ở giai đoạn sau. Một số
nhà lý luận thậm chí còn cho rằng phân phối không công bằng là điều kiện cần thiết
để tạo ra tốc độ tăng trƣởng cao.
Thực tế, không phải phân phối không công bằng là điều kiện của tăng
trƣởng, mà trái lại, chính sự phân phối thu nhập công bằng là một điều kiện để tăng
trƣởng kinh tế. Phân phối thu nhập công bằng có tác dụng nhƣ một hình thức kích
thích vật chất và tâm lý đối với công chúng tham gia vào quá trình phát triển kinh
tế. Mặt khác, thu nhập ngƣời nghèo tăng cũng sẽ làm tăng cầu xã hội, từ đó sẽ kích
thích sản xuất, tạo điều kiện cho nền kinh tế tăng trƣởng nhanh. Nhƣ vậy, quan hệ
giữa hiệu quả và công bằng không phải là quan hệ thay thế lẫn nhau mà có quan hệ
tác động qua lại lẫn nhau.

Bản chất của xã hội XHCN mà chúng ta đang xây dựng là một xã hội trong
đó con ngƣời có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn
diện. Để đạt đƣợc điều đó phải có một nền kinh tế phát triển cao, có cơ chế phân
phối thu nhập đảm bảo sự thống nhất giữa hai mặt: hiệu quả và công bằng.
Hiệu quả kinh tế luôn là yêu cầu quan trọng hàng đầu trong phát triển kinh tế -
xã hội. Nếu không chú ý tới hiệu quả, tách rời nó khỏi mục tiêu phát triển kinh tế
thì xã hội sẽ đình trệ, đất nƣớc sẽ lạc hậu. Do đó, nâng cao hiệu quả kinh tế là yêu
cầu khách quan của nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN. Tuy nhiên, nâng cao
hiệu quả kinh tế, tăng thêm của cải xã hội không phải là để thoả mãn nhu cầu của
một số ít ngƣời mà là để thoả mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của toàn thể nhân
dân. Vì thế, đồng thời với việc nhấn mạnh mục tiêu hiệu quả kinh tế, cần phải thực
hiện phân phối thu nhập công bằng để đảm bảo lợi ích cho mọi tầng lớp nhân dân.
Sự thống nhất giữa hiệu quả và công bằng trong nền kinh tế thị trƣờng định
hƣớng XHCN là sự thống nhất biện chứng của các mặt đối lập. Hiệu quả kinh tế
tạo điều kiện vật chất để thực hiện công bằng, chỉ có không ngừng tăng thêm của
cải xã hội thì phân phối công bằng mới có điều kiện thực hiện đƣợc. Nếu hiệu quả
kinh tế thấp, vật chất thiếu thốn, thì dù mọi ngƣời đƣợc chia những phần ngang
nhau, sự "công bằng" ấy chỉ là sự "bình quân" nghèo túng, tuyệt nhiên không phải
là tiêu chuẩn công bằng của CNXH.
Ngƣợc lại, công bằng có tác dụng kích thích gia tăng hiệu quả kinh tế. Việc
nâng cao hiệu quả kinh tế suy đến cùng phải dựa vào việc phát huy tính tích cực
của ngƣời lao động. Tính tích cực của ngƣời lao động có đƣợc phát huy đầy đủ hay
không tuỳ thuộc vào cảm nhận của họ đối với lợi ích kinh tế của bản thân, hay thu
nhập cá nhân có đƣợc phân phối công bằng hay không. Nếu việc phân phối thu
nhập trong nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN có thể làm cho đại đa số
ngƣời lao động cảm thấy công bằng thì sẽ khơi dậy tinh thần lao động tích cực và
sáng tạo để nâng cao hiệu quả kinh tế, tạo ra ngày càng nhiều của cải cho xã hội.
Tuy nhiên, sự phát triển của nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN trong
giai đoạn đầu tất yếu cũng sẽ hình thành khoảng cách thu nhập, đây là vấn đề mang
tính quy luật, nhƣng khoảng cách thu nhập ấy cần đƣợc giữ ở mức vừa phải, hợp lý.

Chỉ có nhƣ vậy mới kích thích việc nâng cao hiệu quả kinh tế, thúc đẩy tăng trƣởng
kinh tế. Nếu khoảng cách thu nhập quá nhỏ hoặc quá lớn thì sẽ dẫn đến mở rộng
mâu thuẫn giữa công bằng và hiệu quả, làm giảm sút hiệu quả kinh tế, không có lợi
cho sự tiến bộ và phát triển lực lƣợng sản xuất xã hội.
1.2.3. Những hình thức phân phối thu nhập cá nhân trong nền kinh tế thị
trường định hướng XHCN
Nƣớc ta hiện đang tồn tại ba chế độ sở hữu cơ bản là sở hữu toàn dân, sở hữu
tập thể và sở hữu tƣ nhân, trên cơ sở ba chế độ sở hữu cơ bản đó, hình thành nhiều
hình thức sở hữu và nhiều thành phần kinh tế bao gồm: kinh tế nhà nƣớc, kinh tế
tập thể, kinh tế tƣ nhân (cá thể, tiểu chủ, tƣ bản tƣ nhân), kinh tế tƣ bản nhà nƣớc,
kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, trong đó kinh tế nhà nƣớc giữ vai trò chủ đạo.
Các thành phần kinh tế đó cùng tồn tại một cách khách quan, là bộ phận hợp thành
của nền kinh tế thời kỳ quá độ lên CNXH, hoạt động theo pháp luật và đều bình
đẳng trƣớc pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. Do
đó, chúng ta không chỉ củng cố và phát triển các thành phần kinh tế dựa trên chế độ
công hữu là kinh tế nhà nƣớc và kinh tế tập thể, mà còn phải khuyến khích các
thành phần kinh tế dựa trên chế độ tƣ hữu phát triển để hình thành một nền kinh tế
thị trƣờng rộng lớn, đa dạng. Tuy nhiên, do chế độ sở hữu về tƣ liệu sản xuất quyết
định quan hệ phân phối thu nhập, vì vậy với mỗi thành phần kinh tế, mỗi hình thức
sở hữu có hình thức phân phối thu nhập tƣơng ứng. Chính vì thế Đại hội X của
Đảng đã đƣa ra quan điểm “thực hiện chế độ phân phối chủ yếu theo kết quả lao
động, hiệu quả kinh tế, đồng thời theo mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác
và thông qua phúc lợi xã hội"[10, tr. 26].
Trong nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN có những hình thức phân
phối TNCN chủ yếu sau:
* Phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế
Chúng ta đang xây dựng nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN, với mục
tiêu là thiết lập chế độ sở hữu toàn dân về tƣ liệu sản xuất, tức là xác định quyền
bình đẳng của ngƣời lao động đối với tƣ liệu sản xuất. Khi đó, lao động của mỗi
ngƣời đƣợc đo trực tiếp bằng thời gian lao động, thực hiện hình thức phân phối

theo lao động trên cơ sở lao động ngang nhau. Nền kinh tế nƣớc ta hiện nay còn
một yếu tố nữa là thị trƣờng, kết quả lao động đƣợc đƣa ra trao đổi trên thị trƣờng
trên cơ sở trao đổi ngang giá. Nhƣ vậy, lao động của cá nhân không thể trực tiếp trở
thành lao động xã hội cần thiết, trao đổi với nhau mà phải bằng con đƣờng vòng
mới chuyển hoá thành lao động xã hội cần thiết. Ngƣời lao động đƣợc phân phối
theo lƣợng lao động mà cá nhân đóng góp, đã đƣợc thị trƣờng chấp nhận và tự phát
quy đổi. Tức là sản phẩm do lao động của mỗi cá nhân làm ra phải đƣợc thị trƣờng
chấp nhận. Trong kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN, phân phối theo lao động
phải đƣợc thị trƣờng đánh giá và chấp nhận.
Phân phối theo lao động là đặc trƣng bản chất của kinh tế thị trƣờng định
hƣớng XHCN, nó là hình thức thực hiện về mặt kinh tế của chế độ công hữu về tƣ
liệu sản xuất. Nó cũng phù hợp với trình độ hiện nay của lực lƣợng sản xuất và thể
hiện bản chất của quan hệ sản xuất XHCN: thực hiện phân phối công bằng và xoá
bỏ bóc lột trên cơ sở thực hiện chế độ công hữu.
Phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế là sự vận dụng nguyên tắc
phân phối theo lao động trong điều kiện kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN. Kết
quả lao động cụ thể của mỗi ngƣời, của một doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh

×