Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở Việt Nam trong quá trình đổi mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.73 MB, 124 trang )



1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ


LÊ THỊ HỒNG KHUYÊN







CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH Ở VIỆT
NAM
TRONG QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI


LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ CHÍNH TRỊ

















Hà Nội - 2009


2
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ



LÊ THỊ HỒNG KHUYÊN




CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH Ở VIỆTNAM
TRONG QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI

Chuyên ngành: Kinh tế Chính trị
Mã số: 60 31 01


LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ CHÍNH TRỊ



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS NGUYỄN NGỌC THANH














Hà Nội – 2009


3
MỤC LỤC


Trang phụ bìa
Mục lục
Danh mục chữ viết tắt
Danh mục bảng biểu
Danh mục biểu đồ
Mở đầu
Trang


Chƣơng 1. Những vấn đề lí luận chung về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành
1
1.1. Khái niệm và phân loại cơ cấu kinh tế ngành
1
1.1.1. Một số khái niệm
1
1.1.2. Phân loại cơ cấu kinh tế ngành
4
1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành
9
1.3. Những chỉ tiêu và các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu
kinh tế ngành
11
1.3.1. Chỉ tiêu phản ánh chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành
11
1.3.2. Các nhân tố tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành
17
Kết luận chƣơng 1
23
Chƣơng 2. Thực trạng quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở
Việt Nam trong quá trình đổi mới

24
2.1. Những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành
ở Việt Nam
24
2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở Việt Nam trong quá trình đổi
mới từ năm 1990 đến nay
30
2.3. Chuyển dịch cơ cấu nội bộ các ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ

41
2.3.1. Chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản
41
2.3.1.1. Theo phân ngành của Tổng cục Thống kê
41
2.3.1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong khu vực I theo phân ngành của
48


4
Liên Hợp Quốc
2.3.2. Chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp và xây dựng
51
2.3.2.1. Theo phân ngành Tổng cục Thống kê
51
2.3.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong khu vực II theo phân ngành của
Liên Hợp Quốc
57
2.3.3. Chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành dịch vụ
2.3.3.1. Theo phân ngành Tổng cục Thống kê
61
61
2.3.3.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong khu vực III theo phân ngành của
Liên Hợp Quốc
66
2.4. Chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các ngành trong nền kinh tế
70
2.4.1. Theo phân ngành Tổng cục Thống kê
70
2.4.2. Chuyển dịch cơ cấu lao động theo phân ngành của Liên Hợp Quốc

72
2.5. Đánh giá chung về quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trong
quá trình đổi mới
74
Kết luận chƣơng 2
78
Chƣơng 3. Quan điểm và giải pháp chủ yếu đẩy nhanh quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở Việt Nam trong thời gian sắp tới
81
3.1. Những quan điểm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trong thời
gian sắp tới
81
3.1.1. Dự báo tình hình kinh tế vĩ mô
81
3.1.2. Quan điểm chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành
83
3.2. Các giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong các khu vực
87
Kết luận chƣơng 3
99
Kết luận
101
Tài liệu tham khảo
103
Më ®Çu



5
1. Tính cấp thiết của đề tài

Cơ cấu kinh tế có vai trò rất quan trọng với nền kinh tế quốc dân của
mỗi quốc gia trên thế giới, là nền tảng của nền kinh tế; mặt khác, cơ cấu kinh
tế hợp lí sẽ thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển.
Hiện nay, khi toàn cầu hoá hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta đã trở
thành xu thế tất yếu khách quan thì việc đánh giá lại sự chuyển dịch cơ cấu kinh
tế nói chung và cơ cấu kinh tế ngành nói riêng là vấn đề quan trọng.
Việt Nam, trong quá trình đổi mới nền kinh tế, vấn đề chuyển dịch cơ
cấu kinh tế ngành được Đảng và Nhà nước rất quan tâm. Trong các văn kiện
của Đảng và Nhà nước, nhất là văn kiện của Đại hội Đảng và các hội nghị
chuyên đề của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, quan điểm sự chuyển dịch
cơ cấu kinh tế ngành đã được đề cập ở các mức độ khác nhau
Từ thực tiễn của đất nước sau những năm đổi mới nền kinh tế, Việt
Nam trong tiến trình hội nhập các tổ chức ASEAN, ASEM, APEC, WTO…đã
tác động tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành; trong đó cơ cấu kinh tế ngành
biến đổi theo hướng tăng nhanh tỷ trọng của ngành công nghiệp và dịch vụ,
đồng thời giảm tỉ trọng của ngành nông nghiệp trong GDP, bước đầu cơ cấu
đầu tư về lao động theo ngành đã có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên,
trên cơ sở các chỉ số kinh tế vĩ mô ở Việt Nam cho thấy cơ cấu kinh tế ngành
còn lạc hậu, có nhiều hạn chế. Đặc biệt, từ trước đến nay chúng ta mới chỉ
nghiên cứu cơ cấu kinh tế theo phân ngành của Tổng cục Thống kê là: Nông
nghiệp-Công nghiệp-Dịch vụ và chưa theo chuẩn quốc tế; còn nếu phân tích
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo phân ngành của Liên Hợp Quốc thì thực trạng
cơ cấu kinh tế ngành của Việt Nam sẽ như thế nào so với các nước trong khu
vực và trên thế giới? Đây là câu hỏi lớn chưa có lời giải đáp.
Công nghiệp hoá, hiện đại hóa với chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành
của nền kinh tế trong những năm đổi mới là những vấn đề mang ý nghĩa chiến


6
lược, tầm vóc lớn lao cả về phương tiện lý luận và thực tiễn trước những

thách thức lớn. Với mong muốn tìm hiểu, nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu kinh
tế ngành theo một cách tiếp cận khác và góp phần luận giải vấn đề nóng bỏng
mang tính thời sự trên, tôi chọn “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở Việt
Nam trong quá trình đổi mới ” làm đề tài nghiên cứu.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở nước ta trong những năm đổi mới
nền kinh tế và trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế tuy không phải là vấn
đề mới nhưng được nhiều cơ quan, nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu.
Có nhiều công trình công bố như:
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa nền kinh tế
quốc dân của GS.TS Ngô Đình Giao 1994; công trình này đã đề cập cơ sở lí
luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế; phân tích thực trạng, quan điểm và biện
pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế với số liệu thống kê tính đến năm 1994 đến
nay đã cũ.
Các nhân tố ảnh hưởng tới sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong
thời kỳ công nghiệp hóa ở Việt Nam” của TS. Bùi Tất Thắng, 1997; tác giả đã
đề cập các nhân tố có tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành những
năm 1990 đến nay còn phù hợp, mặt khác xu hướng mở của hội nhập nền
kinh tế hiện nay ở nước trong thời kì đổi mới một số nhân tố tác động đến
chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành tính khả thi và hiệu quả thấp.
“Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam: phác thảo lộ trình” của
PGS. TS Trần Đình Thiên, 2002; Nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế
nước ta trong quá trình hội nhập khu vực và quốc tế của GS. TS Chu Văn
Cấp, 2003 và nhiều bài viết có liên quan đăng tải trên các báo, tạp chí.
Các công trình trên đã đề cập đến cơ sở lý luân về chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nói chung, cơ cấu kinh tế ngành nói riêng trong các mô hình công


7
nghiệp hóa, xu thế toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế trong tiến trình Việt

Nam hội nhập kinh tế quốc tế và thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại
hóa.
Với cách tiếp cận khác nhau hầu hết các công trình nghiên cứu sự
chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở Việt Nam trong quá trình đổi mới nền
kinh tế đã đáp ứng vấn đề mang tính thời sự và thực tiễn ở nước ta hiện nay;
tuy nhiên, các công trình trên chỉ nghiên cứu theo phân ngành của Tổng cục
Thống kê Việt Nam. Hiện nay, chưa có đề tài nào nghiên cứu sự chuyển dịch
cơ cấu kinh tế ngành ở nước ta theo phân ngành của Liên Hợp Quốc; trên cơ
sở đó tác giả có sự đánh giá, so sánh một cách khách quan khoa học theo
chuẩn mực quốc tế về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của Việt Nam so với
các nước khác.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích của luận văn
Đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở Việt Nam từ
năm 1990 đến nay và đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy sự
chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở Việt Nam trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ của luận văn
- Hệ thống hóa lí luận chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo các phân
ngành ở Việt Nam và của Liên Hợp Quốc.
- Phân tích chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và sự chuyển dịch trong
từng nội bộ ngành ở nước ta từ năm 1990 đến nay.
- Đề xuất quan điểm và giải pháp cơ bản nhằm xây dựng cơ cấu kinh tế
ngành ở Việt Nam hợp lí, hiện đại.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở Việt Nam
trong quá trình đổi mới nền kinh tế


8
- Phạm vi nghiên cứu:

+ Về không gian: nghiên cứu cơ cấu kinh tế ngành của toàn bộ nền
kinh tế
+ Thời gian: chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành từ năm 1990 đến nay
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trên cơ sở của nghiên cứu duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, luận
văn sử dụng phương pháp nghiên cứu lôgic kết hợp với lịch sử; phương pháp
thống kê và so sánh, phân tích và tổng hợp để tính toán, xử lí các nguồn số
liệu và thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra.
Đồng thời, luận văn cũng tham khảo, kế thừa kết quả của những nghiên
cứu đã được công bố của thế giới và ở Việt Nam về cơ cấu ngành kinh tế để
làm cơ sở cho việc nghiên cứu đề tài này.
6. Dự kiến những đóng góp mới của luận văn
Hệ thống hóa một số vấn đề lí luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo phân ngành của Liên Hợp Quốc.
Đánh giá được thực trạng và làm rõ chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở
nước ta theo phân ngành của Việt Nam và của Liên Hợp Quốc từ năm 1990 đến
nay.
Đề xuất một số quan điểm và giải pháp thúc đẩy nhanh chuyển dịch cơ
cấu kinh tế ngành ở nước ta trong quá trình đổi mới nền kinh tế, thực hiện sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo; nội dung của luận văn
gồm có 3 chương:
Chương 1. Những vấn đề lí luận chung về chuyển dịch cơ cấu kinh tế
ngành


9
Chương 2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở Việt Nam
trong quá trình đổi mới nền kinh tế

Chương 3. Quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ
cấu kinh tế ngành ở Việt Nam trong thời gian sắp tới.

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

1
APEC
Asia- Pacific Economic
Cooperation Forum
Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á –
Thái Bình Dương
2
ASEAN
Association of Southeast
Asian Nations
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á
3
ASEM
The Asia-Europe Meeting
Diễn đàn hợp tác á-âu
4
EU
European Union
Liên minh Châu Âu
5
FDI
Foreign Direct Investment
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
6
GDP

Gross Domestic Product
Tổng sản phẩm quốc nội
7
GNP
Gross National Product
Tổng sản phẩm quốc dân
8
IMF
International Monetary
Fund
Quĩ Tiền tệ Quốc tế
9
ICOR
Incremental Capital -
Output Ratio
Hệ số sản lượng vốn tăng thêm
10
NICs
Newly Industrialized
Countries
Các nước công nghiệp mới
11
ODA
Official Development
Assistance
Hỗ trợ phát triển chính thức
12
WTO
World Trade Organization
Tổ chức Thương mại Thế giới

13
WB
World Bank
Ngân hàng Thế giới



10



DANH MC BNG
STT
Tờn bng chng 2
Trang
Bng 2.1
C cu GDP theo phõn ngnh ca Tng cc thng kờ
31
Bng 2.2
Tc tng giỏ tr sn xut giai on 1995-2008

36
B
ng 2.3
Cơ cấu GDP theo phân ngành của kinh tế theo phân ngành
của Liên Hợp Quốc

39
B


ng 2.4

Tỉ trọng của ba khu vực kinh tế của một số n-ớc trong khu
vực và trên thế giới năm 2005

40
Bng 2.5

C cu GDP ca ngnh nụng, lõm nghip, thy sn trong nn
kinh t

41
Bng 2.6
C cu GDP ca ton ngnh nụng, lõm nghip, thy sn
42
B
ng 2.7
Diện tích và sản l-ợng lúa giai đoạn 1995-2008

43
B

ng 2.8
Giá trị sản xuất ngành trồng trọt giai đoạn 1996-2007

44
Bng 2.9
C cu GDP ca khu vcI trong nn kinh t

48

Bng 2.10
C cu GDP ca ton khu vc I qua cỏc nm
48
B
ng 2.11
Tốc độ tăng tr-ởng khu vực I và GDP của Việt Nam, Nhật
Bản, Hàn Quốc và Đài Loan
50
B

ng 2.12
Tỉ trọng ngành công nghiệp và xây dựng trong GDP giai
đoạn 1996-2008
53
Bng 2.13
C cu GDP ton ngnh cụng nghip v xõy dng trong
GDP giai on 1996-2008
53
Bng 2.14
T trng ca khu vc II trong GDP qua cỏc nm
58
B
ng 2.15
Tốc độ tăng tr-ởng khu vực II và GDP của Việt Nam,
59


11
Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan
B


ng 2.16
Đóng góp của một số ngành dịch vụ chủ chốt vào GDP
giai đoạn 1995-2008
63
Bng 2.17
úng gúp ca mt s ngnh dch v ch cht vo GDP
giai on 1995-2008 theo phõn ngnh ca Liờn Hp Quc
67
Bng 2.18
Tc tng trng khu vc III v GDP ca Vit Nam,
Nht Bn, Hn Quc v i Loan
68
B
ng 2.19
Cơ cấu lao động phân theo ngành của Tổng cục Thống kê
71
B

ng 2.20
Cơ cấu lao động phân theo ngành của Liên Hợp Quốc
72
Bng 2.21
Chuyn dch c cu lao ng ca Vit Nam, Nht Bn,
Hn Quc v i Loan
74

DANH MC BIU
Stt
Tờn biu chng 2

Trang
Biu 2.1
Tng trng GDP v t l u t/GDP giai on 1997 - quớ 1/2009
35
Biu 2.2
T trng u t phõn theo ngnh trong giai on 2003-2007
38
Biu 2.3
Xut khu thy sn ca Vit Nam sang EU
47
Biu 2.4
Tc tng trng GDP ca ngnh dch v qua cỏc nm
62

Chng 1.
NHNG VN Lí LUN CHUNG V
CHUYN DCH C CU KINH T NGNH
1.1. Khỏi nim v phõn loi c cu kinh t ngnh
1.1.1. Mt s khỏi nim c bn
1.1.1.1. Khỏi nim c cu kinh t



12
“Cơ cấu” là một phạm trù triết học phản ánh cấu trúc bên trong của một
đối tượng. Khi nghiên cứu, chúng ta thường tiếp cận đến tập hợp những mối
quan hệ cơ bản và tỷ lệ giữa các bộ phận hợp thành của một hệ thống trong
một thời gian nhất định. Như vậy, cơ cấu không chỉ là những biểu hiện tỷ lệ
bằng số đơn thuần giữa các bộ phận hợp thành, mà còn thể hiện mối quan hệ
biện chứng, mối liên kết hữu cơ giữa các yếu tố, các bộ phận hợp thành của

một chỉnh thể, hay nói cách khác, cơ cấu là thuộc tính của một hệ thống. Bởi
vậy, khi nghiên cứu về cơ cấu của một đối tượng nào đó không thể không có
cách tiếp cận hệ thống đối với nó.
Theo cách tiếp cận như vậy, cơ cấu của nền kinh tế quốc dân (trên
phương diện cơ cấu của ngành kinh tế vĩ mô) là tổng thể những mối quan hệ
giữa các bộ phận hợp thành nền kinh tế như: các lĩnh vực sản xuất, phân phối,
lưu thông, tiêu dùng…, các ngành kinh tế (công nghiệp, nông nghiệp, dịch
vụ…), các thành phần kinh tế, các loại hình sở hữu, các vùng kinh tế… Đó là
những yếu tố, những bộ phận hợp thành một chỉnh thể - nền kinh tế quốc dân.
Như vậy, “cơ cấu kinh tế” là một khái niệm rộng và quá trình hình
thành, phát triển của nó chính là quá trình thực tế ra đời và xác lập của một
phương thức sản xuất. Chính toàn bộ quan hệ giữa những người đảm nhiệm
sản xuất với nhau và giữa họ với tự nhiên - tức là những điều kiện trong đó
họ tiến hành sản xuất - toàn bộ những quan hệ đó hợp thành những quan hệ
xã hội, xét về mặt cơ cấu kinh tế của nó.[21].
Xét theo lý luận kinh tế chính trị học, cơ cấu kinh tế gồm hai mặt hợp
thành là hệ thống quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất. Khi phân tích quá
trình sản xuất xã hội, học thuyết của C.Mác cũng nhấn mạnh, cơ cấu kinh tế
của xã hội là toàn bộ những quan hệ sản xuất phù hợp với một quá trình phát
triển nhất định của các lực lượng sản xuất vật chất, đó là tính thống nhất giữa
lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, trong khái niệm cơ cấu kinh tế là kết


13
quả của sự phản ánh mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất, quan hệ
sản xuất và kiến trúc thượng tầng.
Cơ cấu kinh tế còn thể hiện trên cả hai mặt: chất lượng và số lượng. Cơ
cấu là một sự phân chia về chất lượng và một tỷ lệ về số lượng của những quá
trình sản xuất xã hội.
Tựu trung lại, cơ cấu kinh tế là một phạm trù kinh tế, là tổng thể các

mối quan hệ lao động và phát triển kỹ thuật một cách mạnh mẽ làm thay đổi
toàn bộ hay phần lớn về chất lượng cũng như số lượng tương đối ổn định của
các yếu tố kinh tế hoặc các bộ phận của lực lượng sản xuất và quan hệ sản
xuất trong một hệ thống tái sản xuất xã hội, với những điều kiện kinh tế xã
hội nhất định, vào một khoảng thời gian nhất định.
1.1.1.2. Khái niệm cơ cấu kinh tế ngành
Cơ cấu kinh tế ngành là tổ hợp ngành kinh tế được hình thành trên các
tương quan tỷ lệ, biểu hiện mối quan hệ tổng hợp giữa các ngành với nhau và
phản ánh trình độ phân công lao động xã hội của nền kinh tế và trình độ phát
triển của lực lượng sản xuất. Cơ cấu ngành kinh tế quyết định cơ cấu lãnh thổ
và cơ cấu thành phần kinh tế.
Cơ cấu lãnh thổ là sự hợp lý hoá cơ cấu ngành trên mỗi vùng lãnh thổ,
kết hợp giữa chúng một cách tối ưu, cơ cấu thành phần kinh tế là sự vận động
của từng loại thành phần kinh tế trong quá trình phát triển các ngành và các
vùng lãnh thổ nhằm phát huy đến mức cao nhất sức mạnh kinh tế của từng
vùng và toàn bộ nền kinh tế. Việc nghiên cứu cơ cấu ngành kinh tế là nhằm
tìm ra những cách thức duy trì tỷ lệ hợp lý của chúng và những lĩnh vực cần
ưu tiên tập trung các nguồn lực có hạn của quốc gia trong mỗi thời kỳ, thúc
đẩy sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế quốc dân một cách nhanh nhất, hiệu
quả nhất. [35, tr. 32 - 33].


14
Biểu thị cơ cấu kinh tế ngành bằng vị trí, tỷ trọng của mỗi ngành trong
hệ thống nền kinh tế quốc dân. Cơ cấu ngành kinh tế là biểu hiện quan trọng
nhất và đặc trưng nhất của cơ cấu kinh tế. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
cần căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và vai trò của từng ngành trong phát
triển kinh tế - xã hội, căn cứ vào điều kiện thực tế để phát triển chúng.[13].
Thay đổi nhanh chóng và mạnh mẽ cơ cấu ngành là nét đặc trưng của nền
kinh tế nước ta cũng như của nhiều nước đang phát triển khác.

Một số đặc trưng của cơ cấu ngành kinh tế bao gồm: bị chi phối bởi các
quy trình kỹ thuật, công nghệ và yêu cầu thị trường; bị ràng buộc bởi tính hệ
thống và yêu cầu cân đối (hay ở chừng mực nào đó là yêu cầu đồng bộ); đan
xen tính hiện đại và tính lạc hậu; bị chi phối nhiều bởi các yếu tố chính trị, xã hội.
Để xem xét số lượng các ngành tạo nên nền kinh tế và chất lượng các
mối quan hệ giữa chúng với nhau ra sao, người ta thường chia nền kinh tế
thành các nhóm ngành để quan sát. Theo quan điểm của tác giả Ngô Doãn
Vịnh, về mặt định lượng, cơ cấu ngành kinh tế bao gồm số ngành kinh tế và
tỷ trọng mỗi ngành đó trong tổng thể nền kinh tế quốc dân; về mặt định tính,
cơ cấu ngành thể hiện mối quan hệ giữa các ngành kinh tế và vị trí của mỗi
ngành trong nền kinh tế quốc dân. Trong mối quan hệ giữa các ngành kinh tế
thường biểu hiện hai mối quan hệ chủ yếu, gồm: ngành có mối quan hệ trực
tiếp, trong đó có các ngành quan hệ ngược chiều, các ngành quan hệ xuôi
chiều và ngành quan hệ gián tiếp.[36, tr. 99 - 100], [35, tr. 221- 228].

1.1.2. Phân loại cơ cấu kinh tế ngành


15
1.1.2.1. Phân loại cơ cấu kinh tế ngành theo quan điểm của Việt Nam
Có nhiều cách phân loại các ngành hợp thành trong cơ cấu ngành kinh
tế. Tuy nhiên, căn cứ vào phân ngành của Tổng cục Thống kê Việt Nam, có
thể nhìn nhận nền kinh tế quốc dân ở nước ta là tổng hòa của ba nhóm ngành sau:
Nhóm ngành nông, lâm, ngư nghiệp (ngành nông nghiệp), gồm các
ngành trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và ngư nghiệp; Nhóm ngành công
nghiệp và xây dựng (ngành công nghiệp), gồm các ngành công nghiệp chế
biến, công nghiệp khai thác, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và xuất
khẩu, công nghiệp lọc dầu, ngành xây dựng; Nhóm ngành dịch vụ gồm các
ngành thương mại, du lịch, giao thông vận tải, tài chính ngân hàng, bưu điện
và các ngành dịch vụ khác.

Cơ cấu theo hai nhóm ngành dựa trên phương thức, công nghệ sản
xuất: nông nghiệp và phi nông nghiệp. Việc phân chia cơ cấu kinh tế thành
hai nhóm ngành này để quan sát trình độ của cơ cấu, yếu tố quan trọng để
thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế. Khi phân tích theo hai nhóm ngành này,
chúng ta cần quan sát phương thức, công nghệ tạo ra sản phẩm. Khi nhóm
ngành phi nông nghiệp càng phát triển và chiếm tỷ trọng càng lớn thì nền kinh
tế càng phát triển ở trình độ cao. Nhóm ngành nông nghiệp gồm các ngành
nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp; nhóm ngành phi nông nghiệp gồm các
ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Đối với các nước đang phát triển thì
việc xem xét cơ cấu kinh tế theo kiểu này có ý nghĩa to lớn. Việc chuyển dân
cư nông thôn sang sống tại các đô thị và chuyển lao động nông nghiệp sang
làm việc trong các khu vực phi nông nghiệp là vấn đề có tính quy luật tiến tới
sự hiện đại; sự chuyển động này đến một mức độ nào đó thì nền kinh tế được
coi là đã phát triển. Ở các nước đang phát triển, các ngành nông nghiệp thường
chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế; khi đó công nghệ của nền kinh tế không cao.
[36, tr. 100].


16
Căn cứ vào phương thức sản xuất, người ta còn chia các ngành thành 2
nhóm sau đây:
- Cơ cấu giữa các doanh nghiệp theo quy mô. Tức là, cơ cấu giữa doanh
nghiệp quy mô nhỏ, vừa và doanh nghiệp quy mô lớn. Trong điều kiện kinh tế
thị trường, doanh nghiệp nhỏ và vừa ứng nhạy nhanh, kịp thời với những biến
động kinh tế trong một quốc gia hay trên phạm vi toàn thế giới. Nhờ đó, có
thể giảm thiểu tổn thất cho đầu tư và cho sản xuất. Mặt khác, một vấn đề quan
trọng cần chú ý trong bối cảnh toàn cầu hoá là luôn tồn tại sự cạnh tranh khốc
liệt. Những tập đoàn kinh tế lớn mạnh có điều kiện cạnh tranh tốt hơn. Vì thế
bên cạnh việc khuyến khích phát triển những doanh nghiệp nhỏ và vừa, cần
đặc biệt chú ý tạo dựng những tập đoàn kinh tế lớn.

- Cơ cấu giữa các doanh nghiệp có công nghệ trình độ cao với các
doanh nghiệp có công nghệ trình độ trung bình. Dù hiển nhiên là những
doanh nghiệp có công nghệ cao sẽ quyết định sự phát triển của cơ cấu kinh tế,
nhưng trong khi lao động cần việc làm có số lượng lớn và lực lượng lao động
có chất lượng không cao nhiều thì việc phát triển các doanh nghiệp sử dụng
nhiều lao động vô cùng cần thiết. Nó không chỉ góp phần giải quyết việc làm
mà còn có ý nghĩa toàn dụng lao động để tăng trường kinh tế.
Cơ cấu theo hai nhóm ngành dựa vào tính chất sản phẩm cuối cùng:
nhóm ngành sản xuất sản phẩm vật chất và nhóm ngành sản xuất sản phẩm
dịch vụ. Việc phân chia cơ cấu kinh tế theo hai nhóm ngành này nhằm nghiên
cứu về mức độ hài hoà giữa các ngành trong nền kinh tế quốc dân. Trong quá
trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế không thể không quan sát
quan hệ giữa hai khối ngành này. Dịch vụ phát triển được coi như làm "trơn
tru" các quá trình sản xuất kinh doanh. Nếu khu vực sản xuất phát triển mà
khu vực dịch vụ không phát triển thì sản xuất cũng sẽ bị ngưng trệ. Sự hài hoà
giữa hai khối ngành này là rất cần thiết.[36 tr.101]. Nếu xét theo hành vi tăng


17
trưởng (hành vi tham gia tăng trưởng) thì các ngành sản xuất ra các sản phẩm
vật chất và các ngành sản xuất sản phẩm dịch vụ có quan hệ khăng khít với
nhau theo một tương quan nhất định. Đặc trưng tiêu biểu nhất là các ngành
dịch vụ phải tăng nhanh hơn các ngành sản xuất vật chất.
Khi xem xét cơ cấu ngành kinh tế, chúng ta cũng phải chú ý đến tỷ
trọng hay mức đóng góp của các sản phẩm chủ lực cho nền kinh tế, cũng như
của các sản phẩm chứa hàm lượng công nghệ cao, hàm lượng chất xám cao.
Nếu như các sản phẩm này chiếm tỷ trọng càng lớn thì nền kinh tế càng tốt và
ngược lại. Một nền kinh tế được xem là phát triển phải có các ngành chế tạo
chiếm tỷ trọng lớn trong GDP (trên 30%). Mặt khác, phải chú ý đến cơ cấu
nội bộ của các ngành kinh tế. Tính hợp lý trong nội bộ của các ngành và cơ

cấu ngành kinh tế sẽ bảo đảm tính hiệu quả cho sự phát triển nền kinh tế.
Cơ cấu giữa hai nhóm ngành sản xuất vật chất và khối sản xuất sản
phẩm dịch vụ cần được nghiên cứu kỹ nhằm phát huy toàn diện, đầy đủ quan
hệ giữa chúng làm cho nền kinh tế có sức mạnh tổng hợp, phát triển cân đối,
hài hoà giữa các mặt, giữa đầu vào và đầu ra. Cơ cấu ngành kinh tế quốc dân
luôn vận động và phát triển, việc phân tích và đưa ra hướng điều chỉnh cơ cấu
ngành kinh tế thích hợp trong quá trình đổi mới là cần thiết.
1.1.2.2. Phân loại cơ cấu kinh tế ngành theo cách phân ngành của Liên Hợp Quốc
Theo cách phân ngành quốc tế sử dụng trong các khu vực các ngành có
sự điều chỉnh khác biệt so với phân ngành của Tổng cục Thống kê. Vì vậy, có
thể nhìn nhận nền kinh tế tổng hòa như của ba khu vực sau:
Khu vực I (Ngành nông nghiệp) gồm các ngành trồng trọt, chăn nuôi,
lâm nghiệp, ngư nghiệp và công nghiệp khai mỏ.
Khu vực II (Ngành công nghiệp) gồm các ngành công nghiệp chế biến,
công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và xuất khẩu, công nghiệp lọc dầu.


18
Khu vực III: (Ngành dịch vụ) gồm các ngành thương mại, du lịch, giao
thông vận tải, tài chính ngân hàng, bưu điện, xây dựng và các ngành dịch vụ khác.
Về phương diện lí luận cho thấy, sự phân ngành của Liên Hợp Quốc sử
dụng có sự khác nhau so với phân ngành của Tổng cục Thống kê trong ba khu
vực; cụ thể, khu vực I thêm ngành khai mỏ được cắt đi từ khu vực II và khu
vực III bổ sung thêm ngành xây dựng, sản xuất và phân phối điện nước. Khu
vực I thể hiện sự phát triển chủ yếu dựa vào tự nhiên giá trị gia tăng thấp, ở
giai đoạn đầu của sự phát triển thì khu vực này luôn chiếm tỉ trọng cao. Khu
vực II thể hiện trình độ kĩ thuật, công nghệ sản xuất của một nước khả năng
tạo ra giá trị gia tăng lớn; một nước có nền khoa học kĩ thuật, công nghiệp lớn
mạnh, phát triển thường tỉ trọng khu vực II cao trong nền kinh tế. Khu vực III
thể hiện sự phát triển hơn nữa của một nền kinh tế phát triển cao với các

ngành dịch vụ huyết mạch, hiện đại của một nền kinh tế.
Theo xu hướng phát triển hiện đại của một nền kinh tế thì giai đoạn đầu
của sự phát triển khu vực I chủ yếu dựa vào nông nghiệp và khai thác thường
phát triển mạnh, chiếm tỉ trọng lớn trong GDP. Sau đó, khi khoa học-công
nghệ, công nghiệp chế biến phát triển , năng suất lao động cao, giá trị gia tăng
lớn thì khu vực II tăng trưởng nhanh và chiếm tỉ trọng lớn trong GDP. Khi
một nền kinh tế phát triển cao thì dịch vụ phát triển đáp ứng nhu cầu phát
triển hơn nữa của toàn bộ nền kinh tế và lúc này khu vực III thường chiếm tỉ
trọng cao nhất trong nền kinh tế.
Việc phân tích cơ cấu của nền kinh tế theo các khu vực dựa trên cơ sở
phân công lao động xã hội, tuy nhiên vẫn chưa thể thấy rõ những hạt nhân cần
có của chính cơ cấu. Không phải khi nào tỷ trọng công nghiệp cao cũng nói
lên cơ cấu kinh tế hiện đại hoặc cơ cấu kinh tế có hiệu quả. Chẳng hạn, khi tỷ
trọng công nghiệp chiếm trong GDP lớn và tỷ lệ nông, lâm, thủy sản qua chế
biến tuy cao nhưng năng suất lao động thấp, ngân sách thu được ít, để tạo ra


19
một đơn vị GDP cần mức tiêu hao điện năng lớn thì cơ cấu kinh tế đó không
hiệu quả .[33, tr.100].
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành là hướng tới một cơ cấu ngành hợp
lý đã xác định. Vì thế, việc xác định cơ cấu ngành kinh tế hợp lý, phù hợp với
các giai đoạn phát triển, nhằm phát huy cao nhất lợi thế của ngành kinh tế là
khâu vô cùng quan trọng, không những góp phần đảm bảo cho sự tăng trưởng
nhanh, mà còn bền vững. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế có ảnh hưởng
mạnh mẽ và trực tiếp đến nhịp độ và quy mô tăng trưởng kinh tế. Sự chuyển
dịch và hình thành một cơ cấu ngành kinh tế hợp lý tạo tiền đề vật chất cho sự
tăng hiệu quả của nền kinh tế. Và chính sự tăng trưởng của nền kinh tế do có
cơ cấu ngành hợp lý là điều kiện cần thiết cho việc hoàn thiện hơn nữa cơ cấu
ngành kinh tế để phát triển bền vững trong tương lai.

Để xác định một quốc gia đã thuộc vào nhóm các nước phát triển hay
chưa, chúng ta cần dựa trên kết quả phân tích cơ cấu giữa các nhóm ngành
nông nghiệp và phi nông nghiệp và so sánh với cách phân ngành của Liên
Hợp Quốc để đánh giá chính xác hơn xu hướng phát triển và chuyển dịch cơ
cấu ngành kinh tế ở nước ta hiện nay. Theo nhiều nhà kinh tế, một nước khi
các ngành phi nông nghiệp chiếm trên 85% lao động xã hội và tạo ra khoảng
trên 80% GDP thì nước đó được coi là quốc gia phát triển.
Cơ cấu giữa hai nhóm ngành sản xuất vật chất và khối sản xuất sản
phẩm dịch vụ cần được nghiên cứu kỹ nhằm phát huy toàn diện, đầy đủ quan
hệ giữa chúng làm cho nền kinh tế có sức mạnh tổng hợp, phát triển cân đối,
hài hòa giữa các mặt, giữa đầu vào và đầu ra.
Cơ cấu kinh tế ngành cũng được thể hiện trên các mặt xác định:
- Phương hướng sản xuất của toàn bộ cơ cấu, trong đó phương hướng
sản xuất của các ngành làm điều kiện cho nhau;


20
- Quy mô và tỷ lệ giữa các ngành được tính dựa vào vốn đầu tư xây dựng cơ
bản, số lượng lao động, khối lượng sản phẩm, giá trị tài sản cố định…;
- Các hình thức kết hợp giữa các ngành sản xuất: liên kết sản xuất, liên
kết kinh tế… để đảm bảo cho cơ cấu hoạt động.
Những quan hệ tỷ lệ và các mặt biểu hiện có thể được xác định của cơ
cấu ngành kinh tế chứng tỏ tính tất yếu khách quan, và tính quy luật của sự
hình thành và phát triển của cơ cấu ngành kinh tế.
Cơ cấu ngành kinh tế không phải là một phạm trù hay khái niệm có tính
chất tự thân; bản thân nó chỉ là biểu hiện sự vận động nội tại của một hiện
tượng hay đối tượng kinh tế mà thôi. Vì vậy, cơ cấu kinh tế ngành chính là
biểu hiện của một tỷ lệ giữa các ngành, là biểu hiện của sự huy động và sử
dụng một cách có hiệu quả nhất các nguồn lực hiện có của một địa phương,
một doanh nghiệp hay một ngành cụ thể.

1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành
Quá trình phát triển kinh tế đồng thời cũng là quá trình làm thay đổi cơ
cấu kinh tế tỷ lệ về số lượng và chất lượng. Sự ổn định của cơ cấu kinh tế chỉ
là tương đối, nó thường xuyên ở trạng thái vận động và biến đổi không
ngừng. Sự biến đổi ấy phụ thuộc vào cả những điều kiện khách quan và nhân
tố chủ quan, như: điều kiện tự nhiên, khoa học công nghệ, trình độ phân công
lao động xã hội, sự liên kết hợp tác kinh tế và nhân tố chủ quan của nhà
nước… Trong những điều kiện ấy, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế chủ yếu phụ
thuộc vào sự phát triển của lực lượng sản xuất, đặc biệt là khoa học, công
nghệ. C.Mác đã chỉ rõ tổ chức quá trình lao động và phát triển kỹ thuật một
cách mạnh mẽ sẽ làm đảo lộn toàn bộ cơ cấu kinh tế.[2]. Như vậy, với sự biến
đổi tổ chức phân công lao động và sự phát triển khoa học, công nghệ mà nó
được triển khai, ứng dụng vào quá trình sản xuất, tất yếu sẽ làm cho cơ cấu
kinh tế biến đổi.


21
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành là sự biến đổi vị trí, vai trò, tỷ trọng
và tính cân đối vốn có giữa các yếu tố, các bộ phận trong ngành, các vùng,
các thành phần của nền kinh tế sao cho phù hợp với điều kiện lịch sử, kinh tế,
xã hội và tự nhiên của một nước trong một giai đoạn nhất định.
Mục tiêu của sự chuyển dịch là đạt được sự hài hòa, hợp lý giữa các bộ
phận trong một chỉnh thể thống nhất của nền kinh tế quốc dân hay của khu
vực nào đó. Một cơ cấu kinh tế hợp lý phải phản ánh được sự tác động của
quy luật khách quan và phù hợp với các quy luật phát triển khách quan đó.
Trên cơ sở nhận thức sâu sắc các quy luật ấy, người ta phân tích và đánh giá
những xu thế phát triển để tìm ra phương án thay đổi cơ cấu có hiệu lực nhất
trong từng điều kiện cụ thể.
Ngày nay, kinh tế học phát triển coi chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một
trong những nội dung trụ cột phản ánh mức độ phát triển của nền kinh tế. Sự

khẳng đinh này là bước tiến quan trọng trong lí luận nhận thức và tư duy
chính sách kinh tế. Thực tế, những quốc gia đạt mức độ tăng trưởng kinh tế
cao nhưng cơ cấu của nền kinh tế vẫn ít có sự thay đổi, thậm chí có sự tách
rời giữa khu vực sản xuất công nghiệp hiện đại với các khu vực nông nghiệp
lạc hậu; vì vậy, khu vực nông nghiệp với đông đảo nông dân nghèo khó vẫn
không chia sẻ những thành quả của tăng trưởng kinh tế.
Trong quá trình phát triển, tỉ trọng của khu vực công nghiệp và dịch vụ
trong GDP tăng, nhất là công nghiệp chế biến trong khi tỉ trọng của nông
nghiệp trong GDP giảm. Sự thay đổi cơ cấu kinh tế phản ánh mức độ thay đổi
của phương thức sản xuất theo hướng ngày càng hiện đại, những khu vực có
năng suất lao động cao, giá trị gia tăng lớn có tốc độ phát triển cao hơn và
thay thế những khu vực sản xuất kinh doanh có năng suất lao động và giá trị
gia tăng thấp. Đặc biệt, một vài thập kỉ gần đây, sự phát triển của khu vực
dịch vụ được xem là một trong những đặc trưng mới của xu hướng phát triển


22
thế giới nên cách tiếp cận vấn đề cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu trong quá trình
phát triển nền kinh tế có những thay đổi.
Tuy nhiên, phải lưu ý đến tính khách quan của chuyển dịch cơ cấu kinh
tế mang tính qui luật thông qua các xu hướng dưới đây:
- Xu hướng chuyển dịch cơ cấu của kinh tế tự nhiên sang kinh tế hàng
hóa, tức là từ một nền kinh tế có kết cấu giản đơn sang nền kinh tế có mối
quan hệ phức tạp và ở một trình độ cao hơn. Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện
nay, việc tận dụng, khai thác lợi thế so sánh và lợi thế tuyệt đối, tranh thủ sự
phân công lao động quốc tế để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng này
được nhiều quốc gia chọn lựa.
- Xu hướng tăng tỷ trọng giá trị sản xuất và lao động trong công nghiệp
và dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Nguyên nhân là do chi tiêu cho
các loại hàng hóa thiết yếu sẽ giảm khi thu nhập tăng. Do vậy, nhu cầu về sản

phẩm công nghiệp và dịch vụ sẽ phát triển nhanh hơn nhu cầu về sản phẩm
nông nghiệp. Mặt khác, do đặc tính sinh học của cây trồng, vật nuôi và đất
canh tác có tác hại nên nông nghiệp phát triển chậm hơn công nghiệp và dịch vụ.
- Xu hướng đa dạng hóa sản phẩm để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao
của con người luôn tịnh tiến cùng với thu nhập. Chính quy luật thị trường và
lợi ích là động lực tác động đến sản xuất, làm cho sản xuất phát triển nhanh
theo xu hướng đa dạng hóa sản phẩm.
Như vậy, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành là một quá trình khách quan
và tất yếu, gắn liền với sự biến đổi không ngừng của các yếu tố, bộ phận và
những quan hệ hợp thành của nền kinh tế quốc dân.
1.3. Các chỉ tiêu và nhân tố tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành
1.3.1. Chỉ tiêu phản ánh chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành
Cơ cấu kinh tế phản ánh cả về lượng lẫn về chất mối tương quan tỷ lệ
giữa các bộ phận hợp thành của nền kinh tế khi đánh giá quá trình chuyển


23
dịch cơ cấu kinh tế. Cần chú ý cả những quan hệ tỷ lệ về mặt lượng cũng như
phân tích sự thay đổi về chất (theo quan điểm lượng đổi chất đổi) của các mối
tương quan ấy. Hơn nữa, trong quá trình phân tích, đánh giá, không thể không
chú ý tới những đặc điểm riêng của mỗi loại cơ cấu kinh tế (và cả cơ cấu kinh
tế theo lãnh thổ, cơ cấu các thành phần kinh tế…) tiêu chí cơ bản phản ánh sự
chuyển dịch cơ cấu kinh tế vĩ mô trong đó có cơ cấu GDP.
Cơ cấu GDP
Mặc dù có những hạn chế nhất định, nhưng khoa học kinh tế hiện đại
đã sử dụng chỉ tiêu GDP như một trong những thước đo khái quát nhất, phổ
biến nhất để đo lường, đánh giá về tốc độ tăng trưởng, trạng thái và xu hướng
chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế.
Trong đánh giá quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu GDP giữa
các ngành kinh tế là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất phản ánh xu

hướng vận động và mức độ thành công của công nghiệp hóa. Tỷ lệ phần trăm
GDP của các ngành cấp I (khu vực nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ) là
một trong những tiêu chí đầu tiên thường được dùng để đánh giá quá trình
chuyển dịch cơ cấu ngành của nền kinh tế. Trong quá trình đổi mới nền kinh
tế và thực hiện công nghiệp hóa, mối tương quan này có xu hướng chung là
khu vực nông nghiệp có tỷ lệ ngày càng giảm, còn khu vực phi nông nghiệp
(công nghiệp và dịch vụ) ngày càng tăng lên. Và trong điều kiện của khoa học
công nghệ hiện đại, khu vực dịch vụ đang trở thành khu vực chiếm tỷ trọng
cao nhất, sau đó là công nghiệp và cuối cùng là nông nghiệp.
Ở góc độ cơ cấu ngành kinh tế vĩ mô và cơ cấu các thành phần kinh tế,
một chỉ số kinh tế khác cũng thường được sử dụng cơ cấu GNP chỉ ở chỗ, chỉ
tiêu GNP chỉ phần giá trị tăng thêm hàng năm được sản xuất ra thuộc sở hữu
của một nền kinh tế, còn GDP thì ở trong nền kinh tế đó. Tuy nhiên, sự ưa
dùng cơ cấu GDP đối với những nền kinh tế đang phát triển, đang công


24
nghiệp hóa không phải bởi nhìn chung quy mô GDP ở đây thường lớn hơn
GNP (do phần FDI ở đây thường lớn hơn là đầu tư của họ ra nước ngoài),
điều quan trọng là ở chỗ quy mô GDP phản ánh rõ hơn những khía cạnh khác
nhau của môi trường kinh doanh và đặc biệt là cùng với cơ cấu GDP, cơ cấu
lao động của nền kinh tế cũng được phản ánh rõ ràng hơn.
Để đánh giá sát thực hơn sự chuyển dịch cơ cấu ngành của nền kinh tế
trong quá trình đổi mới nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hoá,
việc phân tích cơ cấu các ngành (cấp II, cấp III…) có một ý nghĩa rất quan
trọng. Thông thường, cơ cấu phân ngành phản ánh sát hơn khía cạnh chất
lượng và mức độ hiện đại hóa của nền kinh tế.
Theo phân ngành của Liên Hợp Quốc, đối với cơ cấu kinh tế ngành
trong GDP ở nước ta, khu vực I do cộng thêm ngành khai thác sẽ nên tỉ trọng
có sự gia tăng cao và do giảm đi ngành xây dựng nên tỉ trọng ở khu vực II

(công nghiệp chế biến) giảm, khu vực III tăng trưởng cao do cộng thêm ngành
xây dựng, sản xuất và phân phối điện nước. Ví dụ, trong khu vực công
nghiệp, những ngành công nghiệp chế biến đòi hỏi tay nghề kỹ thuật cao, vốn
lớn hay công nghệ hiện đại như cơ khí chế tạo, điện tử công nghiệp, dược
phẩm, hóa mỹ phẩm… chiếm tỷ trọng cao sẽ chứng tỏ nền kinh tế đạt mức độ
công nghiệp hóa, hiện đại hoá cao hơn so với những lĩnh vực công nghiệp
khai khoáng, sơ chế nông sản, công nghiệp lắp ráp…Trong khu vực dịch vụ,
những lĩnh vực dịch vụ chất lượng cao, gắn với công nghệ hiện đại như bảo
hiểm, ngân hàng, tư vấn, viễn thông, hàng không .v.v. chiếm tỷ lệ cao sẽ rất
khác với những lĩnh vực dịch vụ phục vụ sinh hoạt dân sự với công nghệ thủ
công hoặc trình độ thấp, quy mô nhỏ lẻ [33].
Cơ cấu lao động đang làm việc trong nền kinh tế
Trong quá trình đổi mới nền kinh tế, thực hiện công nghiệp hóa-hiện
đại hoá, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành được đánh giá qua một chỉ tiêu


25
rất quan trọng là cơ cấu lao động đang làm việc trong nền kinh tế được phân
bố như thế nào vào các lĩnh vực sản xuất khác nhau. Các nhà kinh tế học đánh
giá rất cao chỉ tiêu cơ cấu lực lượng lao động đang làm việc trong nền kinh tế,
vì ở góc độ phân tích kinh tế vĩ mô, cơ cấu lao động xã hội mới là chỉ tiêu
phản ánh sát thực nhất mức độ thành công về mặt kinh tế-xã hội của quá trình
công nghiệp hóa-hiện đại hoá. Bởi vì công nghiệp hóa, hiểu theo nghĩa đầy đủ
của nó, không phải chỉ đơn thuần là sự gia tăng tỷ trọng giá trị của sản xuất
công nghiệp, mà là cùng với mức đóng góp vào GDP ngày càng tăng của lĩnh
vực công nghiệp (hiện nay, công nghiệp và dịch vụ dựa trên công nghệ kỹ
thuật hiện đại), phải là quá trình công nghiệp hóa-hiện đại hoá đời sống xã hội
con người, trong đó, cơ sở quan trọng nhất là số lượng lao động đang làm việc
trong lĩnh vực phi nông nghiệp chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng lực
lượng lao động đang làm việc trong nền kinh tế.

So với cơ cấu GDP, cơ cấu lao động phân theo ngành sở dĩ được các
nhà kinh tế học đánh giá cao và coi trọng là do chỉ tiêu này không chỉ phản
ánh xác thực hơn mức độ chuyển biến xã hội công nghiệp của một đất nước,
mà nó còn ít bị ảnh hưởng bởi các nhân tố ngoại lai hơn. Ở một số nền kinh
tế, trong khi tỷ trọng lao động phi nông nghiệp (nhất là khu vực sản xuất công
nghiệp) còn chiếm tỷ trọng nhỏ, nhưng trong cơ cấu GDP lại chiếm tỷ trọng
lớn hơn nhiều. Lý giải cho hiện tượng này, các nhà kinh tế học đã chỉ ra tình
trạng “méo mó” về giá cả, nhất là trong những trường hợp có sự chênh lệch
giá cánh kéo lớn giữa sản phẩm công nghiệp va dịch vụ so với sản phẩm nông
nghiệp. Vì thế, cơ cấu GDP giữa các ngành kinh tế đôi khi không phản ánh
đúng thực trạng chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế.
Tầm quan trọng của chuyển dịch cơ cấu lao động thậm chí còn được
một số kinh tế gia xem như chỉ tiêu quyết định nhất để đánh giá mức độ thành
công của quá trình công nghiệp hóa trong nghiên cứu so sánh giữa các nền

×