Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế của một số nước ASEAN và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.PDF

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.66 MB, 121 trang )



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1
CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ
CHẤT LƢỢNG TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ
1.1
Khái niệm chung về chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế
7
1.2
Những tiêu chuẩn cơ bản để đánh giá chất lƣợng tăng trƣởng
kinh tế

1.2.1
Tiêu chuẩn về năng suất
10
1.2.2
Tiêu chuẩn về phúc lợi xã hội
13
1.2.3
Tiêu chuẩn về ổn định kinh tế và phát triển bền vững
18
1.2.4
Tiêu chuẩn về thể chế chính phủ
26
1.3
Vai trò của việc đảm bảo chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế

1.3.1
Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và chất lượng tăng trưởng


kinh tế
27
1.3.2
Vai trò của việc nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế trong
quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế
29
CHƢƠNG 2: CHẤT LƢỢNG TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ
CỦA CÁC NƢỚC ASEAN-5
2.1
Tình hình tăng trƣởng kinh tế ở các nƣớc ASEAN-5
32
2.2.1
Tăng trưởng kinh tế nhanh và đạt tốc độ cao liên tục trong giai
đoạn trước khủng hoảng tài chính tiền tệ châu á năm 1997
32
2.2.2
Tác động của khủng hoảng tài chính năm 1997 đối với tăng
trưởng kinh tế ở ASEAN-5 và sự phục hồi nhanh hơn dự đoán
37
2.2
Thực trạng chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế của các nƣớc
ASEAN-5

2.2.1
Thành công và hạn chế trong nâng cao năng suất lao động
40
2.2.2
Thành công và hạn chế trong vấn đề xóa đói giảm nghèo và cải
43



thiện phúc lợi xã hội
2.2.3
Thành công và hạn chế trong vấn đề ổn định kinh tế vĩ mô và
phát triển bền vững
49
2.2.4
Thành công và hạn chế trong vấn đề đổi mới thể chế chính phủ,
ổn định chính trị - xã hội
58
2.3
Những nguyên nhân dẫn đến thành công và hạn chế về chất
lƣợng tăng trƣởng kinh tế ở các nƣớc ASEAN-5

2.3.1
Nguyên nhân dẫn đến thành công
62
2.3.2
Nguyên nhân dẫn đến hạn chế
70
CHƢƠNG 3: VẬN DỤNG KINH NGHIỆM ASEAN-5
TRONG VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG
TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ CHO VIỆT NAM
3.1
Mục tiêu tăng trƣởng và phát triển ở Việt Nam

3.1.1
Quan điểm của Đảng và chính phủ về tăng trưởng và phát triển
kinh tế
78

3.1.2
Chỉ tiêu tăng trưởng và phát triển ở Việt Nam.
82
3.2
Thực trạng chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế ở Việt Nam
hiện nay

3.2.1
Thực tế tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam thời gian qua
84
3.2.2
Chất lượng tăng trưởng kinh tế ngày càng được nâng cao
88
3.2.3
Những hạn chế về chất lượng tăng trưởng kinh tế
94
3.3
Bài học cho Việt Nam từ kinh nghiệm ASEAN-5

3.3.1
Bài học về tăng trưởng kinh tế nhanh gắn liền với nâng cao chất
lượng tăng trưởng kinh tế
104
3.3.2
Bài học về vai trò của chính phủ trong việc nâng cao chất lượng
tăng trưởng kinh tế
106
KẾT LUẬN
109
TÀI LIỆU THAM KHẢO

112


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

AFTA
Khu vực thương mại tự do ASEAN
ASEAN
Hiệp hội các nước Đông Nam á
FDI
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
GATT
Hiệp định chung về thuế quan và thương mại
GDP
Tổng sản phẩm quốc nội
GINI
Hệ số đo bất bình đẳng về thu nhập
GNP
Tổng sản phẩm quốc dân
HDI
Chỉ số phát triển con người
NIEs
Các nền kinh tế công nghiệp mới
PPP
Phương pháp đồng giá sức mua
R&D
Nghiên cứu và triển khai
TFP
Năng suất lao động tổng nhân tố
WB

Ngân hàng thế giới
WTO
Tổ chức thương mại thế giới




1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, nhiều học giả khoa học trong và ngoài nước
cũng những nhà hoạch định chính sách và độc giả quan tâm đến tăng trưởng
kinh tế của Việt Nam và các nước thành viên ASEAN đều đặt ra vấn đề: Tốc
độ tăng trưởng kinh tế ở các nước ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng
có thực sự bền vững hay không? Sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu
Á năm 1997, nhiều nước ASEAN dường như đã làm tiêu tan sự thần kỳ kinh
tế của mình trong mấy thập kỷ công nghiệp hóa bởi sự phân hóa giàu nghèo
ngày càng sâu sắc, ô nhiễm môi trường nặng nề, bất ổn định xã hội triền
miên, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế giảm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế sa
sút. Còn ở Việt Nam, sau hơn một thập kỷ thực hiện chính sách "Đổi mới" với
những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội nổi bật, nền kinh tế cũng đang phải
đối phó với vấn đề suy giảm năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, cơ cấu kinh
tế chậm chuyển đổi, nghèo khổ có xu hướng gia tăng, thất nghiệp tràn lan,
giáo dục không theo kịp với nhịp độ phát triển của nền kinh tế, tham nhũng
hoành hành, ô nhiễm môi trường
Sự giảm sút về chất lượng tăng trưởng ở một số nước ASEAN sau
khủng hoảng đã bộc lộ chiến lược phát triển kinh tế còn nhiều khiếm khuyết
của các chính phủ. Thực tế cho thấy ở những nước có chiến lược phát triển
kinh tế hợp lý hơn (như Singapo, Malaixia, Thái Lan), tốc độ tăng trưởng

kinh tế của nước đó cũng nhanh hơn, ổn định hơn và chất lượng tăng trưởng
kinh tế cũng tốt hơn. Trái lại, ở những nước không có chiến lược phát triển
kinh tế hợp lí, chỉ dựa vào xuất khẩu nguyên liệu thô (như dầu khí ) và tận
dụng lao động ít được đào tạo, thể chế chính trị mang tính bè phái như
Inđônêxia và Philippin, tăng trưởng kinh tế của các nước đó thường không
cao và bất ổn định, chất lượng tăng trưởng thấp. Tựu chung lại, tốc độ tăng
trưởng kinh tế có liên quan mật thiết đến chất lượng tăng trưởng kinh tế và
ngược lại.


2
Sự khác biệt trong sử dụng chính sách thúc đẩy tăng trưởng và phát
triển kinh tế ở các nước ASEAN sẽ quyết định thành công của mỗi nước trong
chất lượng tăng trưởng. Đó là bài học kinh nghiệm quý giá cho các nước công
nghiệp hóa đi sau, trong đó có Việt Nam. Chiến lược "Đẩy mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn
minh và vững bước đi lên" (Trích báo cáo chính trị tại Đại hội đảng lần thứ
VIII) của chính phủ Việt Nam đã đạt được rất nhiều thành tựu nhưng cũng tồn
tại rất nhiều khó khăn cần giải quyết. Do vậy, việc học hỏi kinh nghiệm của
các nước ASEAN là rất cần thiết để Việt Nam tránh được những bước phát
triển sai lầm hoặc không cần thiết. Xuất phát từ những thực tế trên và với
kiến thức đã được học, đề tài "Nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế
của một số nước ASEAN và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam" sẽ mang
tính thiết thực và bổ ích giúp Việt Nam thực hiện thành công chiến lược
công nghiệp hóa đất nước trong giai đoạn hiện nay.

2. Tình hình nghiên cứu
Cho đến nay, nhiều học giả trong và ngoài nước có các công trình
nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn dưới nhiều góc độ khác nhau. Ở
trong nước, trước hết phải kể đến các tác phẩm "Chất lượng tăng trưởng kinh

tế: nhìn từ Đông Á" do Trần Văn Tùng chủ biên, nhà xuất bản Thế giới 2003.
Tác phẩm này đã đánh giá chất lượng tăng trưởng của 4 quốc gia Châu Á là
Trung Quốc, Malaixia, Thái Lan, Inđônêxia và rút ra những bài học kinh
nghiệm. Bên cạnh đó, các tác phẩm "Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã
hội" do Nguyễn Trần Quế chủ biên (Nhà xuất bản chính trị quốc gia, 1998);
“Phân hóa giàu nghèo ở một số quốc gia khu vực Châu Á - Thái Bình Dương”
(Nhà xuất bản khoa học xã hội 1998) cũng nêu lên mối quan hệ giữa tăng
trưởng kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội, nguyên nhân và các biện pháp
khắc phục những hậu quả của tăng trưởng kinh tế. Trong các bài báo, tạp chí,
các bài "Nhận dạng mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội
trong quá trình chuyển đổi sang cơ chế thị trường" (Tạp chí Thông tin khoa
học xã hội, số 4/1999); "Chiến lược tài chính giải quyết mối quan hệ giữa


3
tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội" (Tạp chí Tài chính số 10/1999),
"Công nghiệp hóa và môi trường tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương" (tạp
chí Những vấn đề kinh tế thế giới số 2/1999) cũng nêu lên mối quan hệ giữa
công nghiệp hóa, tăng trưởng kinh tế, giải quyết giàu nghèo, ô nhiễm môi
trường, những tồn tại và biện pháp khắc phục ở một số nước Châu Á trong đó
có các nước ASEAN.
Trong các công trình nghiên cứu của các học giả nước ngoài, cần phải kể
đến những tác phẩm: "Kinh tế học của sự phát triển" của Gillis.M và
Perkins.D.H.,(1990); "Growth and Development" của Thirlwall A.P.(1994);
"Perspectives on Development" của World Bank (2001) Các công trình
nghiên cứu trên đưa ra mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển
kinh tế, các yếu tố đầu vào cho tăng trưởng, tác động của tăng trưởng đối với
vấn đề giải quyết việc làm, dinh dưỡng, bệnh tật, phúc lợi cho con người.
Đánh giá về những thành tựu và hạn chế trong chất lượng tăng trưởng kinh tế
của các nước ASEAN-5 có các tác phẩm tiêu biểu như: “Why have East

Asian Countries led Economic Development” của Helen Hughes ( Economic
Record, 1995) nói lên những thành tựu về tăng trưởng và chất lượng tăng
trưởng kinh tế của một số nước Châu á; “Indonesia: The Strange and Sudden
Death of a Tiger Economy” của Hal Hill (2000) phản ảnh về những yếu kém
trong chất lượng tăng trưởng kinh tế của Inđônêxia sau khủng hoảng 1997 do
sai lầm chính sách từ phía chính phủ; “Anatomy of Poverty during
Adjustment: The Case of the Philippines” của Arsenio M. Balisacan (1995),
phản ánh sự kém hiệu quả của chính sách xóa đói giảm nghèo của chính phủ
Philippin; “The Dimensions of Environmental Change and Management in
the South East Asian Region” của Harold Brookfield (1993) phản ánh những
vấn đề về bảo vệ môi trường trong phát triển kinh tế của các nước Châu á
trong đó có các nước ASEAN-5. Ngoài ra, những ấn phẩm của Ngân hàng
thế giới và UNDP hàng năm cũng cung cấp những số liệu cập nhật về các chỉ
số kinh tế - xã hội thay đổi theo từng năm của từng nước ASEAN.
Tình hình nghiên cứu từ trước đến nay cho thấy chủ yếu các tác phẩm
đều đi vào phân tích các vấn đề chung cũng tăng trưởng kinh tế, mối quan hệ


4
giữa tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội, tác động của công
nghiệp hóa đến phân hóa giàu nghèo, phát triển nguồn nhân lực, dịch vụ y tế
xã hội, những thách thức đối với sự phát triển kinh tế bền vững. Chưa có một
công trình nghiên cứu nào đi sâu vào phân tích đầy đủ các khía cạnh của chất
lượng tăng trưởng kinh tế, so sánh mức độ thành công và thất bại của các
nước ASEAN-5 trong việc thực hiện tăng trưởng và phát triển kinh tế, đặc
biệt là chưa đưa ra những bài học kinh nghiệm cụ thể và đầy đủ cho Việt
Nam. Do vậy, với việc nghiên cứu về chất lượng tăng trưởng kinh tế ở các
nước ASEAN-5, luận văn sẽ góp phần đánh giá một cách đây đủ và hệ
thống chất lượng tăng trưởng kinh tế của các nước ASEAN-5 và rút ra các
bài học kinh nghiệm quý báu và thiết thực nhất cho Việt Nam.


3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn sẽ tập trung nghiên cứu những thành công và hạn chế của
việc nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế của nhóm nước ASEAN-5, có
sự so sánh giữa các nước với nhau để thấy rõ hiệu quả chính sách kinh tế của
từng nước. Từ việc rút ra những yếu tố dẫn đến thành công và hạn chế về chất
lượng tăng trưởng của ASEAN-5, luận văn sẽ rút ra những kinh nghiệm quý
báu cho Việt Nam.
Với mục đích nghiên cứu trên, luận văn tập trung vào việc thực hiện
nhiệm vụ cụ thể sau:
- Những nguồn lực và nguyên nhân dẫn đến sự tăng trưởng kinh tế
nhanh ở các nước ASEAN-5 trong thời gian qua.
- Phân tích mối quan hệ và hệ quả tất yếu của tăng trưởng kinh tế và
phát triển bền vững ở các nước ASEAN-5.
- Đánh giá chất lượng tăng trưởng kinh tế sau khủng hoảng tài chính
tiền tệ năm 1997 ở các nước ASEAN-5 và phản ứng chính sách của các chính
phủ.
- Những bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam.


5


4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là đánh giá chất lượng tăng trưởng
của 5 nước ASEAN: Singapo, Malaixia, Thái Lan, Philippin, Inđônêxia.
Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung vào phân tích đánh giá các tiêu
chuẩn đạt được về năng suất lao động, phúc lợi xã hội, môi trường, thể chế ở
các nước ASEAN-5. Gắn liền với các tiêu chuẩn đó là các nhân tố phát triển
các nguồn lực (lao động, công nghệ, vốn), chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hiệu

quả của đồng vốn đầu tư, các chính sách phân phối thu nhập và cải thiện mức
sống của dân cư, cơ sở hạ tầng, tình trạng tham nhũng
Về thời gian, luận văn tập trung chủ yếu vào giai đoạn từ 1970 cho đến
nay, nghĩa là khi các nước ASEAN-5 bắt đầu tiến hành công nghiệp hóa
hướng về xuất khẩu. Đặc biệt luận văn sẽ chú trọng phân tích hai giai đoạn
nhỏ: trước khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á năm 1997 và từ sau khủng
hoảng đến nay.
Đối với Việt Nam, thời gian nghiên cứu để áp dụng kinh nghiệm của
các nước ASEAN-5 sẽ được tính từ năm 1986, sau khi thực hiện chính sách
"Đổi mới" kinh tế.

5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Ngoài các phương pháp sử dụng trong khoa học xã hội và trong kinh tế
học như quy nạp, duy vật biện chứng , luận văn sẽ sử dụng các phương pháp
thống kê, tổng hợp, phân tích kinh tế để tìm ra những căn cứ, số liệu minh
họa. Bên cạnh đó, trong luận văn sẽ sử dụng các phương pháp phân kỳ,
nghiên cứu so sánh nhằm tìm ra những nét đặc thù giữa các nước, giữa các
giai đoạn.

6. Những đóng góp mới của luận văn


6
Tác giả hy vọng luận văn sẽ có những đóng góp cơ bản sau:
Thứ nhất, tóm tắt, đánh giá các lý thuyết chủ yếu về tăng trưởng kinh
tế, những tiêu chuẩn đánh giá chất lượng tăng trưởng kinh tế, mối quan hệ
qua lại giữa tăng trưởng kinh tế và chất lượng tăng trưởng kinh tế.
Thứ hai, hệ thống hóa một cách có chọn lọc những công trình của các
nhà nghiên cứu Việt Nam và học giả nước ngoài về tăng trưởng kinh tế, chất
lượng tăng trưởng kinh tế, những vấn đề liên quan đến việc nâng cao chất

lượng tăng trưởng kinh tế ở các nước ASEAN và bài học rút ra cho Việt Nam.
Thứ ba, nghiên cứu những mặt được, mặt chưa được của việc nâng cao
chất lượng tăng trưởng kinh tế ở ASEAN-5, từ đó nêu ra nguyên nhân và các
giải pháp khắc phục.
Thứ tư, nêu lên thực trạng chất lượng tăng trưởng kinh tế của Việt
Nam hiện nay và đánh giá những kinh nghiệm rút ra từ chất lượng tăng
trưởng kinh tế ở ASEAN-5.
Thứ năm, cung cấp những chỉ số, tài liệu, số liệu cập nhật và đầy đủ
nhất về chất lượng tăng trưởng kinh tế ở ASEAN-5 và một danh mục tài liệu
tham khảo phong phú liên quan đến đề tài.

7. Kết cấu luận văn
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham
khảo, luận văn gồm 3 chương.:
Chương 1: Cơ sở lý luận về tăng trưởng kinh tế và chất lượng tăng
trưởng kinh tế
Chương 2: Chất lượng tăng trưởng kinh tế của các nước ASEAN-5 thời
gian qua
Chương 3: Bài học kinh nghiệm cho Việt nam




7


Chƣơng 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHẤT LƢỢNG
TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ


1.1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ CHẤT LƢỢNG TĂNG TRƢỞNG
KINH TẾ
Chất lượng tăng trưởng kinh tế là một nội dung trong kinh tế học phát
triển. Để hiểu rõ khái niệm này, trước hết phải bắt đầu từ việc nghiên cứu
khái niệm “tăng trưởng kinh tế”.
Theo kinh tế học phát triển [8], tăng trưởng kinh tế thường được quan
niệm theo hai nghĩa. Theo nghĩa thứ nhất, tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng
về quy mô sản lượng của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Đó là kết
quả của tất cả các hoạt động sản xuất và dịch vụ của nền kinh tế tạo ra. Nó
được tính bằng mức tăng bình quân tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong một
thời kỳ nhất định (thường là một năm). Tốc độ tăng trưởng kinh tế thể hiện
trực tiếp trình độ mở rộng quy mô sản lượng đầu ra và có quan hệ phụ thuộc
vào sự tăng lên của quy mô sử dụng các nguồn đầu vào. Theo nghĩa này, tăng
trưởng kinh tế biểu hiện về mặt số lượng của quá trình phát triển kinh tế. Theo
nghĩa thứ hai, tăng trưởng kinh tế được hiểu theo nghĩa rộng hơn cả về mặt
lượng và mặt chất. Về mặt lượng, tăng trưởng kinh tế được biểu hiện ra ở quy
mô, trình độ, tốc độ, nhịp điệu của sự gia tăng sản lượng và quy mô kinh tế.
Về mặt chất lượng, tăng trưởng kinh tế chính là sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế
xã hội. Tiến bộ về cơ cấu kinh tế xã hội thường được đo bằng các tiêu chí như
năng suất lao động; hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào của tăng trưởng là
vốn, lao động, tài nguyên, đất đai; đổi mới khoa học công nghệ, phát triển
nguồn lực con người; giải quyết bất bình đẳng xã hội; phát triển cân đối
ngành, vùng… Nói cách khác, chất lượng tăng trưởng kinh tế chính là tính
quy định vốn có của nó, là sự thống nhất hữu cơ các thuộc tính làm cho hiện


8
tượng tăng trưởng kinh tế khác với các hiện tượng khác. Chất lượng tăng
trưởng kinh tế được quy định bởi chất của các yếu tố cấu thành và phương
thức liên kết giữa các yếu tố cấu thành tạo nên tăng trưởng kinh tế.

Về các yếu tố cấu thành của sự tăng trưởng kinh tế, các nhà kinh tế học
đều cho rằng nó gồm ba yếu tố: công nghệ, vốn vật chất và lao động. Tuy
nhiên, cùng với sự phát triển của thời đại vai trò của các yếu tố này trong quá
trình sản xuất cũng có sự thay đổi theo. Các nhà kinh tế học của trường phái
cổ điển đều nhấn mạnh đến yếu tố đất đai, lao động và vốn, trong đó đất đai
được đánh giá là một yếu tố quan trọng nhất của sự tăng trưởng kinh tế.
David Ricardo (1972-1823) cho rằng: tăng trưởng là kết quả của tích lũy, tích
lũy là hàm của lợi nhuận, lợi nhuận phụ thuộc vào chi phí sản xuất lương
thực, chi phí này lại phụ thuộc vào đất đai. Do đó, đất đai là giới hạn đối với
tăng trưởng.
Trong mô hình tân cổ điển về tăng trưởng kinh tế, Harrod - Domar ở
thập kỷ 40 của thế kỷ XX đã xem xét mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và
nhu cầu về vốn. Họ cho rằng vốn được tạo ra bằng đầu tư là yếu tố cơ bản của
tăng trưởng và tiết kiệm của nhân dân và của các công ty là nguồn gốc của
đầu tư. Ở đây, hệ số ICOR (hệ số gia tăng vốn - đầu ra) được đưa ra nhằm
phản ánh trình độ kỹ thuật của sản xuất và đo năng lực sản xuất của đầu tư.
Họ đã đưa ra kết luận rằng chỉ bằng cách tăng nhanh tỷ lệ tiết kiệm (tức là đầu
tư lớn hơn) nền kinh tế mới tăng trưởng nhanh. Đầu tư là động lực cơ bản của
sự phát triển kinh tế.
Nhà kinh tế học Robert Solow (đoạt giải Nobel năm 1987) đã chỉ ra mối
quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công nghệ. Ông cho rằng tiết kiệm và đầu
tư chỉ tạo nên sự tăng trưởng ngắn hạn và tỷ lệ tăng trưởng dài hạn phụ thuộc
chủ yếu vào công nghệ. Đầu tư vốn vật chất không phải là nguồn lực của sự
tăng trưởng dài hạn và sự tăng trưởng bền vững nhất sẽ phụ thuộc vào trình
độ công nghệ để nâng cao năng suất lao động. Robert Solow đưa ra kết luận:
sự khác biệt trong mức thu nhập bình quân giữa các nước là do tỷ lệ tiết kiệm
và tốc độ phát triển dân số khác nhau. Công nghệ là một yếu tố ngoại sinh và
khẳng định tốc độ tăng trưởng kinh tế dài hạn của một quốc gia phụ thuộc vào
yếu tố ngoại sinh này.



9
Tuy nhiên, trên thực tế, tiến bộ công nghệ không thể tự nhiên có mà do
con người tạo ra thông qua một quá trình nghiên cứu và đổi mới liên tục.
Giữa những năm 1980, các nhà kinh tế học đã nỗ lực xây dựng các mô hình
tăng trưởng nhấn mạnh rằng tăng trưởng kinh tế là hệ quả nội sinh của một
hệ thống kinh tế. Những mô hình này được gọi là tăng trưởng nội sinh
(endogenous growth). Trọng tâm của các mô hình này là nhằm nội tại hóa các
biến “ngoại sinh” của mô hình Solow - đó chính là tiến bộ khoa học công
nghệ.
Các mô hình này tập trung vào hai nguyên nhân đưa tới sự tiến bộ công
nghệ: tích lũy vốn nhân lực và hoạt động nghiên cứu và triển khai (R&D).
Một mặt, họ coi R&D đóng vai trò tiên quyết trong quá trình sáng chế và đổi
mới mà nhờ đó nền kinh tế thu được những sản phẩm và công nghệ mới có
chất lượng cao hơn. Mặt khác, sự tích lũy vốn nhân lực chính là quá trình qua
đó nâng cao kỹ năng đem lại lợi ích cho bất kỳ một hoạt động sản xuất hay
sáng tạo nào, trong đó có R & D.
Romer (1986), dựa trên ý tưởng của Arrow (1962) về quá trình học hỏi
qua thực tế triển khai (learning by doing) và các hiệu ứng phụ (spillover
effects), đã chỉ ra rằng các hoạt động đổi mới (cụ thể là kỹ năng làm việc của
công nhân) sẽ diễn ra trong quá trình sản xuất và sau đó là thông qua đầu tư.
Mặt khác, Lucas (1988) nhấn mạnh rằng tích lũy vốn nhân lực không chỉ diễn
ra trong quá trình sản xuất, mà chủ yếu thông qua giáo dục và đào tạo. Do đó,
sự tăng trưởng của một nền kinh tế cũng phụ thuộc vào việc từng cá nhân
phân bổ thời gian vào làm việc và tăng cường tích lũy vốn nhân lực của mình
như thế nào.
Vào những năm 1990, xuất phát từ quan điểm cho rằng học hỏi kiến thức
chỉ có thể xảy ra khi những kiến thức cơ bản chủ đạo đã được đào tạo ở đâu
đó, các mô hình về tăng trưởng nội sinh trên cơ sở R&D (R & D – based
endogenous growth) đã ra đời. Các mô hình này đều dựa trên động cơ cá nhân

là nhằm thu lợi nhuận từ việc độc quyền sở hữu sáng chế hoặc cải tiến đổi
mới của mình và sự đổi mới đó chính là động lực cho tăng trưởng. Các mô
hình này cũng khẳng định rằng R & D là nguồn lực quan trọng cho tăng
trưởng.


10
Từ sự phân tích trên đây, có thể đi đến một cách hiểu cơ bản về khái
niệm chất lượng tăng trưởng kinh tế. Chất lượng tăng trưởng kinh tế được
đánh giá là một khái niệm kinh tế dùng để chỉ tính ổn định của trạng thái bên
trong vốn có của quá trình tăng trưởng kinh tế, là tổng hợp các thuộc tính cơ
bản hay đặc trưng tạo thành bản chất của tăng trưởng kinh tế trong một hoàn
cảnh và một giai đoạn nhất định. Nó bao gồm các yếu tố như chất lượng của
nguồn lực lao động, trình độ kỹ thuật và công nghệ để khai thác nguồn lực
sẵn có nhằm tạo nên năng suất lao động cao hơn và nền kinh tế phát triển
đem lại phúc lợi xã hội cao hơn, môi trường được bảo vệ tốt hơn Khác với
chất lượng tăng trưởng kinh tế, tốc độ tăng trưởng kinh tế phản ánh mặt ngoài
của quá trình tăng trưởng, thể hiện mức độ lớn nhỏ, nhanh, chậm của việc mở
rộng quy mô của nền kinh tế. Chất lượng tăng trưởng kinh tế và tốc độ tăng
trưởng kinh tế là hai mặt của một vấn đề, có quan hệ qua lại và thống nhất
với nhau. Trong quá trình phát triển kinh tế, việc đẩy nhanh tốc độ tăng
trưởng kinh tế phải đồng thời nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế, điều
đó mới tạo nên sự phát triển kinh tế bền vững.
Tóm lại, chất lượng tăng trưởng kinh tế là một khái niệm tổng hợp bao
gồm nhiều thuộc tính cơ bản và không cơ bản. Để đưa ra những thuộc tính
mang tính chất đặc trưng nhất phản ánh chất lượng tăng trưởng kinh tế, Ngân
hàng thế giới (WB), chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) và một số
nhà kinh tế học nổi tiếng được giải thưởng Nobel gần đây như G.Becker,
R.Lucas, Amartya Sen, J.Stiglitz… đã đưa ra 4 tiêu chuẩn chính:
1) Năng suất lao động tổng nhân tố (TFP) cao, đảm bảo cho việc duy trì

tốc độ tăng trưởng dài hạn và tránh được những biến động kinh tế từ bên
ngoài.
2) Tăng trưởng kinh tế phải đi kèm với phát triển môi trường bền vững.
3) Tăng trưởng kinh tế phải đạt được mục tiêu cải thiện phúc lợi xã hội
và xóa đói giảm nghèo.
4) Tăng trưởng kinh tế cần phải kết hợp với việc đổi mới thể chế chính
phủ để có thể thúc đẩy tăng trưởng ở tỷ lệ cao hơn.

1.2. NHỮNG TIÊU CHUẨN CƠ BẢN ĐỂ ĐÁNH GIÁ CHẤT


11
LƢỢNG TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ
1.2.1. Tiêu chuẩn về năng suất
Những lý luận trên đây về tăng trưởng và chất lượng tăng trưởng kinh tế
cho thấy nguồn gốc của tăng trưởng do nhiều yếu tố tạo thành và vai trò của
mỗi yếu tố phụ thuộc vào từng hoàn cảnh và thời kỳ phát triển của mỗi nước.
Đối với các nước nghèo, vốn vật chất có vai trò quan trọng. Đối với các nước
công nghiệp thì vai trò của TFP lại quan trọng hơn. Theo Robert Solow, hệ số
năng suất lao động tổng nhân tố (TFP) là tổng hợp của các yếu tố như sự thay
đổi công nghệ, tăng trưởng kỹ năng sản xuất, vốn nhân lực và các yếu tố khác
liên quan tới tăng trưởng kinh tế. Hệ số TFP càng lớn thì hiệu quả kinh tế
càng tốt và năng suất lao động càng cao.
Nhiều nghiên cứu cho rằng, các nước đang phát triển cần không ngừng
tăng cường hiệu quả sử dụng vốn về kích thích động cơ tăng trưởng GDP nói
riêng và phát triển kinh tế xã hội nói chung. Tích lũy tư bản truyền thống là
nhân tố nội tại quan trọng nhất cho tăng trưởng kinh tế và điều này đã được
hầu hết các lý thuyết kinh tế đề cập đến. Đầu tư có thể đưa đến những thay
đổi to lớn trong sản xuất, làm tăng năng suất và sản lượng, cải tiến cơ sở hạ
tầng và phục vụ tốt hơn cho công tác nghiên cứu và triển khai. Tuy nhiên

trong bối cảnh hiện nay, ảnh hưởng của các yếu tố khác như thay đổi trình độ
giáo dục đào tạo, đổi mới công nghệ đã thể hiện vai trò quan trọng trong việc
tăng năng suất lao động, mặc dù vẫn có sự khác biệt giữa các nước phát triển
và các nước đang phát triển.
Trong những giai đoạn trước, các nhà kinh tế học tân cổ điển đã thành
công trong lập luận và chứng minh tầm quan trọng của quy mô dân số nói
chung và lực lượng lao động đông đảo nói riêng với kỹ năng sản xuất giản
đơn trong việc quyết định tăng trưởng GDP. Ngay cả trong thời gian gần đây,
một số tác giả vẫn cho rằng với sự gia tăng dân số (do cả nguyên nhân tự
nhiên và các hiện tượng di cư, nhập cư…) sẽ càng có nhiều người tăng cường
đầu tư sức lực vào các hoạt động khoa học. Các hoạt động này sẽ tạo ra nhiều
hơn các đổi mới công nghệ, làm gia tăng kiến thức, kỹ năng và năng suất, tạo
nên tác động lan tỏa đến toàn bộ nền kinh tế và dẫn tới tăng trưởng GDP cao
hơn.


12
Tuy nhiên, trên thực tiễn cho thấy sự gia tăng dân số không nhất thiết
đem lại sự tăng trưởng GDP. Sự tham gia của lao động phổ thông trong quá
trình sản xuất ở các nước đang phát triển đem lại những hiệu quả tăng trưởng
rất hạn chế. Giáo dục phổ thông vẫn chủ yếu phản ánh quy mô lao động ở
trình độ thấp trong nền kinh tế, mà theo các lý thuyết tăng trưởng nội sinh thì
lao động trình độ cao mới đóng vai trò chủ đạo trong tăng trưởng GDP.
Lợi ích của việc đầu tư nguồn nhân lực trong tăng trưởng TFP được
nhiều lý thuyết tăng trưởng đề cập. Các công trình nghiên cứu về kinh tế học
nhân lực có liên quan đến tăng trưởng TFP đều khẳng định lợi ích của việc
đầu tư nguồn nhân lực bởi các luận điểm sau:
- Đầu tư nguồn nhân lực ở trình độ giáo dục cao hơn giúp các quốc gia
tiếp cận được các hoạt động trong lĩnh vực kỹ thuật cao, tiếp thu hiệu quả sự
chuyển giao công nghệ nước ngoài và sản sinh những công nghệ mới. Việc

tập trung cho đào tạo nguồn nhân lực trong các ngành khoa học kỹ thuật sẽ
giúp các nước đẩy nhanh quá trình tăng năng suất lao động và chuyển dịch cơ
cấu kinh tế, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng.
- Đầu tư nhằm nâng cao chất lượng giáo dục sẽ có vai trò quan trọng hơn
trong phát triển công nghệ bởi nó tạo ra lực lượng lao động có kỹ năng cao,
tạo nên năng lực đổi mới, vận dụng công nghệ phù hợp với điều kiện trong
nước, tránh được những rủi ro trong quá trình đổi mới công nghệ.
- Đầu tư nguồn nhân lực chất lượng cao phải bắt nguồn từ việc ưu tiên
cho việc phổ cập giáo dục cơ sở, để từ đó tạo nên một lực lượng lao động có
giáo dục và có kỹ năng cao hơn, tạo điều kiện cho việc mở rộng giáo dục bậc
cao.
Lợi ích của việc phát triển khoa học công nghệ trong việc gia tăng TFP
cũng là rất rõ ràng. Mô hình Solow đã chứng minh sự thay đổi công nghệ đã
làm mở rộng sản xuất ở nước Mỹ ở mức độ rất lớn nhờ tăng nhanh năng suất
lao động. Mô hình này được nhiều nước châu Á ủng hộ trong việc nhập khẩu
công nghệ từ nước ngoài để bù đắp những thiếu hụt và lạc hậu công nghệ
trong nước. Nhờ tập trung tiếp thu và phát triển công nghệ, nhiều nước mới
công nghiệp hóa đã có sự chuyển biến mạnh mẽ trong các lĩnh vực: +) tạo nên
sự tăng trưởng nhanh về vị trí quan trọng tương đối của các doanh nghiệp lớn


13
đang sử dụng công nghệ hiện đại và sự giảm sút tương ứng của các doanh
nghiệp thủ công nhỏ (cũng như trong nông nghiệp và khu vực phi chính
thức); và +) tạo nên sự chuyển hướng mạnh mẽ trong cơ cấu sản xuất theo
ngành, từ nông sản và các sản phẩm công nghiệp sử dụng nhiều lao động sang
các hàng hóa ngày càng phức tạp và công nghệ cao hơn. Tuy nhiên, để có sự
dịch chuyển nhanh chóng trong cả hai lĩnh vực như trên, cần phải có một mối
quan hệ khăng khít giữa đầu tư và đổi mới công nghệ. Ở các nước đang phát
triển, việc tiếp nhận sự chuyển giao công nghệ thường thông qua hình thức

đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và nhập khẩu mua bán công nghệ nhằm
mục đích nâng cao năng suất và mở rộng quy mô sản xuất. Các công trình
nghiên cứu kinh tế học đều chứng minh rằng muốn khai thác hiệu quả công
nghệ toàn cầu, các nước đang phát triển cũng cần phải đầu tư nhiều hơn cho
hoạt động R&D bằng những cơ chế khuyến khích khác nhau như khuyến
khích đầu tư R & D bằng nguồn tài chính tư nhân, bằng sự liên kết giữa các
trường đại học và các ngành công nghiệp, bằng hình thức đầu tư mạo hiểm…
Trong vấn đề tăng nhanh TFP, giữa giáo dục và khoa học công nghệ có
sự tác động qua lại rất khăng khít. Thực tế cho thấy, các nền kinh tế mới công
nghiệp hóa của châu Á có đặc điểm là có được một lực lượng lao động trình
độ học vấn khá cao khi họ bắt đầu thời kỳ tăng trưởng nhanh của mình và họ
đã dành rất nhiều nguồn lực cho đào tạo kỹ thuật. Tác động giữa quá trình
tăng năng suất và chuyển dịch hiệu quả giữa các ngành là rất rõ ràng nhờ
được thúc đẩy mạnh mẽ bởi lực lượng lao động có trình độ kỹ thuật cao. Đặc
biệt, trong việc tính toán mức độ tăng trưởng kinh tế, sự đóng góp của lực
lượng lao động có trình độ học vấn cao ngày càng có xu hướng gia tăng so
với các yếu tố khác của hàm sản xuất. Những nghiên cứu của World Bank [5]
đã khẳng định rằng giáo dục chỉ mang lại thành quả khi có sự thay đổi công
nghệ diễn ra nhanh chóng. Một người lao động đã tốt nghiệp đại học nhưng
chỉ được sử dụng công nghệ thấp hơn những gì mà anh ta đã được học thì sẽ
không khai thác được gì từ học vấn của anh ta. Trái lại, trình độ học vấn của
anh ta sẽ giúp anh ta tăng nhanh năng suất lao động nhờ đổi mới công nghệ và
điều này buộc anh ta phải thích nghi với công nghệ mới. Như vậy trình độ học
vấn cao hơn sẽ được khai thác hiệu quả khi công nghệ thay đổi và trình độ


14
học vấn sẽ có rất ít tác dụng nếu không có sự thay đổi công nghệ. Trình độ
học vấn cao nếu thiếu sự nhập khẩu công nghệ (thông qua FDI, mua bán công
nghệ…) hoặc ngược lại, sẽ có khả năng dẫn đến việc tốn kém chi phí tiếp

nhận chuyển giao công nghệ, không nâng cao được năng suất lao động, không
tạo ra được sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế nhanh chóng, tạo ra tác động nhỏ
hơn đến tăng trưởng kinh tế.
1.2.2. Tiêu chuẩn về phúc lợi xã hội
Khía cạnh tiếp theo phản ánh chất lượng tăng trưởng kinh tế của một
quốc gia là việc xem xét vấn đề ai có lợi từ tăng trưởng kinh tế. Có thể nói
tăng trưởng kinh tế là điều kiện thiết yếu cho sự phát triển kinh tế, nâng cao
phúc lợi con người. Các chỉ tiêu phản ánh việc nâng cao phúc lợi của người
dân trong quá trình tăng trưởng kinh tế bao gồm:
1.2.2.1. Các chỉ tiêu phản ánh việc cải thiện và nâng cao các nhu cầu
cơ bản của con người.
Để xác định tăng trưởng kinh tế có nhằm mục đích nâng cao chất lượng
cuộc sống hay không, kinh tế học phát triển đã đưa ra một số chỉ tiêu cơ bản
nhất phản ánh các nhu cầu cơ bản của con người, bao gồm:
- Các chỉ tiêu phản ánh mức sống như thu nhập bình quân đầu người
trong một năm, tỷ lệ cung cấp calo bình quân đầu người/ngày, lượng lương
thực bình quân đầu người
- Các chỉ tiêu phản ánh tuổi thọ bình quân và chăm sóc sức khỏe, cụ thể
là: tuổi thọ bình quân, tỷ lệ sinh, tỷ lệ chết của trẻ sơ sinh, tỷ lệ y bác sĩ bình
quân đầu người, tỷ lệ chi tiêu công cộng về sức khỏe
- Các chỉ tiêu phản ánh trình độ phát triển nguồn nhân lực: bao gồm tỷ lệ
biết chữ của lực lượng lao động, tỷ lệ mù chữ, số năm đi học bình quân, chi
tiêu ngân sách giành cho giáo dục, tốc độ tăng dân số bình quân, tỷ lệ thất
nghiệp Đặc biệt, để đánh giá các chỉ tiêu phát triển liên quan đến con người,
Liên hợp quốc đã đưa ra chỉ số phát triển con người nhằm kết hợp và lượng
hóa ba thành phần cơ bản có liên quan đến sự phát triển con người, đó là tuổi
thọ bình quân, trình độ văn hóa (gồm tỷ lệ biết đọc biết viết và số năm đi học
bình quân) và thu nhập bình quân đầu người (tính theo phương pháp đồng giá
sức mua – PPP). HDI được tính toán bằng công thức sau:



15
HDI = 1 – (Ia + Ie + Iw)/3
Trong đó: Ia: hệ số đánh giá tuổi thọ
Ie: hệ số đánh giá kiến thức
Iw: hệ số đánh giá thu nhập bình quân
Ia = (Amax – Ai)/ (Amax – Amin)
Trong đó: Amax: tuổi thọ bình quân cao nhất thế giới
Ai: tuổi thọ bình quân của nước i
Amin: tuổi thọ bình quân thấp nhất thế giới
Ie = (Emax – Ei)/ (Emax – Emin)
Trong đó: Emax: trình độ văn hóa cao nhất thế giới
Emin: trình độ văn hóa thấp nhất thế giới
Ei: trình độ văn hóa trung bình của nước i
E = 2a1 + a2
Trong đó: a1: tỷ lệ biết chữ của nước i/tỷ lệ biết chữ cao nhất thế giới
a2 : số năm đi học trung bình của nước i/số năm đi học trung
bình cao nhất thế giới
Iw = (Wmax – Wi)/ (Wmax – Wmin)
Trong đó Wmax: mức thu nhập bình quân cao nhất thế giới
Wmin: mức thu nhập bình quân thấp nhất thế giới
Wi: mức thu nhập bình quân của nước i
Theo công thức này, chỉ số HDI càng lớn, trình độ phát triển nguồn nhân
lực của nước đó càng cao.
Thông qua các chỉ tiêu trên, có thể thấy lợi ích to lớn của việc đầu tư
phát triển nguồn nhân lực trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống. Các
công trình nghiên cứu về kinh tế học nhân lực đều khẳng định lợi ích của việc
đầu tư nguồn nhân lực thông qua những luận điểm:
Thứ nhất, đầu tư nguồn nhân lực sẽ giúp người dân nâng cao khả năng
thích nghi và chống đỡ với những thay đổi bất thường về điều kiện môi

trường sống, ví dụ như những bất ổn về kinh tế, chính trị, xã hội, môi
trường
Thứ hai, đầu tư nguồn nhân lực sẽ giúp người dân nhận thức tốt hơn các
hành vi sinh đẻ, nuôi dạy con cái, giảm tỷ lệ sinh, nâng cao thu nhập bình


16
quân đầu người, hạn chế sự tàn phá môi trường, tăng tuổi thọ bình quân và
mức sống nói chung.
Thứ ba, đầu tư nguồn nhân lực, thông qua giáo dục, sẽ giúp người dân
hiểu rõ hơn về quyền con người của họ, từ đó mở rộng cơ chế dân chủ và
nâng cao những quyền lợi cá nhân từ tăng trưởng kinh tế.
Các nghiên cứu của World Bank đều cho rằng ở những nước có số năm
đi học bình quân đầu người càng cao thì tỷ lệ tăng trưởng càng nhanh. Tuy
nhiên, ở mỗi quốc gia, cơ hội tiếp cận chi phí đầu tư giáo dục của các tầng lớp
dân cư là rất khác nhau, do đó những tác động của nó đối với nền kinh tế cũng
khác nhau. Ở các nước phát triển, do nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực có trình
độ tăng cao, nên đầu tư của nhà nước và của tư nhân cho giáo dục cũng tăng
nhanh. Ở những nước đang phát triển, chất lượng giáo dục thấp nên người
nghèo phải chịu những thiệt thòi trong việc tiếp cận các cơ hội giáo dục tốt
hơn để có thể tìm kiếm được việc làm, nâng cao thu nhập và các phúc lợi xã
hội khác. Bất bình đẳng trong việc tiếp cận các cơ hội giáo dục và các dịch vụ
y tế thường là rất lớn ở các nước đang phát triển. Vì vậy, việc phân phối cơ
hội công bằng trong giáo dục và y tế là một trong những mục tiêu mà chính
phủ các nước thường theo đuổi nhằm tạo ra sự phát triển cân đối nguồn vốn
nhân lực, mở rộng quy mô sản xuất và cải thiện phúc lợi xã hội.
1.2.2.2. Các chỉ tiêu phản ánh công bằng xã hội và giảm tỷ lệ nghèo đói
Thực tế cho thấy không phải ở tất cả các nước nghèo mọi người đều có
thu nhập thấp và ngược lại, ở các nước giàu mọi người đều có thu nhập cao.
Trong quá trình tăng trưởng kinh tế, tất nhiên sẽ dẫn đến sự chênh lệch trong

phân phối thu nhập bởi vì thu nhập của người dân gia tăng theo mức độ khác
nhau. Để nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế, tất nhiên là phải tạo ra sự
công bằng xã hội. Ở đây, công bằng không có nghĩa là đem chia đều tất cả các
thành quả của tăng trưởng kinh tế xã hội cho mọi người. Trái lại, công bằng
xã hội được hiểu là một sự bình đẳng trước các cơ hội về việc làm, đầu tư,
bình đẳng trước các cơ hội để nâng cao nguồn vốn nhân lực và có mức sống
cao hơn. Mặt khác, xã hội cũng phải tạo ra nhiều cơ hội để đáp ứng nhu cầu
của nhiều tầng lớp dân cư. Nói cách khác, mọi người đều có cơ hội tham gia


17
vào quá trình phát triển và được hưởng các thành quả do mình đóng góp
tương xứng với năng lực của mình.
Có nhiều quan điểm khác nhau về công bằng xã hội trong tăng trưởng
kinh tế. Quan điểm thứ nhất nhấn mạnh đến việc tăng trưởng trước, công
bằng sau. Theo quan điểm này, cứ đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế thì sẽ
có công bằng xã hội bởi tăng trưởng kinh tế nhanh sẽ làm tăng nhanh thu
nhập, từ đó kéo theo việc giải quyết các vấn đề cơ cấu kinh tế và xã hội. Thực
tế cho thấy, những nước đi theo quan điểm này đã đạt được tốc độ tăng
trưởng rất cao, không ngừng gia tăng thu nhập cho nền kinh tế. Tuy nhiên,
quan điểm này cũng bộc lộ nhiều hạn chế do khai thác bừa bãi nguồn tài
nguyên và phá hủy môi trường sinh thái, ảnh hưởng đến sự phát triển của các
thế hệ tiếp theo. Nó cũng tạo nên sự mất bình đẳng về kinh tế và chính trị,
đem lại những mâu thuẫn và xung đột gay gắt về lợi ích kinh tế đạt được do
tăng trưởng nhanh, tạo nên sự mất ổn định kinh tế và xã hội.
Quan điểm thứ hai nhấn mạnh công bằng và bình đẳng trong xã hội.
Theo quan điểm này, sự phát triển sản xuất được đầu tư dàn đều cho các
ngành, các vùng và sự phân phối được thực hiện theo nguyên tắc bình quân.
Quan điểm này cho rằng xã hội càng công bằng, chất lượng tăng trưởng kinh
tế càng cao. Ưu điểm của quan điểm này là đã hạn chế được sự bất bình đẳng

trong xã hội, tạo điều kiện phân phối công bằng phúc lợi xã hội. Tuy nhiên,
nó dẫn đến hạn chế các nguồn lực phát triển, khó tạo nên tăng trưởng kinh tế
cao và không có tác dụng khuyến khích người lao động.
Quan điểm thứ ba nhấn mạnh đến phát triển toàn diện. Đây là sự lựa
chọn trung gian giữa hai quan điểm trên. Quan điểm này cho rằng tăng trưởng
kinh tế cần phải kết hợp giải quyết tốt công bằng xã hội và bảo vệ tài nguyên
môi trường. Theo quan điểm này, tuy tốc độ tăng trưởng có hạn chế nhưng
các vấn đề xã hội được quan tâm giải quyết.
Để đánh giá mức độ công bằng và bình đẳng trong xã hội, các nhà kinh
tế học và xã hội học đã đưa ra nhiều phương pháp khác nhau. Tuy nhiên, cách
sử dụng phổ biến nhất vẫn là Hệ số Gini và đường cong Lorenz. Đường cong
Lorenz nghiên cứu tình trạng bất bình đẳng giữa 5 nhóm người khác nhau
trong xã hội, mỗi nhóm có 20% dân số từ thu nhập thấp nhất đến thu nhập cao


18
nhất. Trong biểu đồ đường cong Lorenz, khi đường cong càng cách xa đường
45
0
thì bất bình đẳng trong xã hội càng gia tăng. Ngược lại, khi thu nhập của
nhóm người nghèo tăng lên và nhóm người giàu giảm đi, đường cong Lorenz
sẽ gần với đường 45
0
hơn và như vậy bất bình đẳng sẽ được giảm bớt.
Trên cơ sở tính toán từ đường cong Lorenz, hệ số Gini là thước đo
thường được sử dụng phổ biến nhất để đo sự bất bình đẳng xã hội. Về mặt lý
thuyết, giá trị của hệ số Gini là từ 0 (hoàn toàn bình đẳng) đến 1 (hoàn toàn
bất bình đẳng). Về mặt thực tế, giá trị của hệ số Gini là trong khoảng từ 0 đến
1 (0< hệ số Gini<1). WB cho rằng ở những nước có thu nhập thấp, hệ số Gini
thường dao động từ 0,3 đến 0,5, đối với những nước có thu nhập trung bình

từ 0,4 đến 0,6 và đối với những nước có thu nhập cao là từ 0,2 đến 0,4.
Để đánh giá sự bất bình đẳng trong thu nhập, khái niệm và phương pháp
mà các nhà kinh tế học và xã hội học thường dùng là đo mức nghèo tuyệt đối
và nghèo tương đối, đồng thời đưa ra bội số giàu nghèo. Theo đánh giá của
Liên hợp quốc, nghèo tuyệt đối là những người không đảm bảo được mức
sống tối thiểu như lương thực, thực phẩm, tiêu chuẩn dinh dưỡng, tỷ lệ mù
chữ Mức nghèo tuyệt đối quy thành giá trị là khoảng 1 USD/người/ngày,
tức là không đảm bảo mức 2200 calo/ngày/người. Trong khi đó, mức nghèo
khổ tương đối được xét trong tương quan xã hội, phụ thuộc vào địa điểm dân
cư sinh sống và phương thức tiêu thụ phổ biến ở nơi đó. Sự nghèo khổ tương
đối được hiểu là những người sống ở mức tiêu chuẩn có thể chấp nhận được.
Mức nghèo khổ tương đối thường khác nhau giữa các nước hoặc từ vùng này
sang vùng khác. Nghèo tương đối cũng là một hình thức biểu hiện sự bất bình
đẳng trong phân phối thu nhập.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến nghèo khổ và bất bình đẳng như sự
tiếp cận không công bằng của người dân đến các nguồn lực của nền kinh tế
như sở hữu đất đai, sở hữu nhà xưởng, cơ hội tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo
dục, hàng hóa, thị trường Tuy nhiên, nguyên nhân quan trọng nhất là trình
độ giáo dục thấp kém của những người dân nghèo khiến họ không thể tăng
nhanh năng suất lao động và có những cơ hội việc làm thu nhập cao hơn.
Những người có trình độ giáo dục thấp trong xã hội ngày càng có nguy cơ bị
đẩy ra ngoài lề của sự phát triển kinh tế. Đây là một trong những nguyên nhân


19
gây nên sự mất ổn định xã hội nếu không có sự đầu tư đúng đắn từ các chính
phủ như giáo dục đào tạo, cung cấp các dịch vụ xã hội, dịch vụ y tế, trợ giúp
nhà ở, trợ giúp lương thực và sức khỏe sinh sản, tạo nên an ninh thu nhập
cho những người nghèo.
1.2.3. Tiêu chuẩn về ổn định kinh tế và phát triển bền vững

Tiêu chuẩn này liên quan đến 5 yếu tố chủ yếu: thất nghiệp, lạm phát,
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tiêu chuẩn về chi tiêu chính phủ và bảo vệ tài
nguyên môi trường.
1.2.3.1. Thất nghiệp
Thất nghiệp thường đem lại những tác động tiêu cực đối với cả lĩnh vực
kinh tế và xã hội. Về mặt kinh tế, thất nghiệp làm mất đi những giá trị kinh tế
trong sản xuất hàng hóa và dịch vụ, đồng thời tạo ra những chi phí trợ cấp
thất nghiệp không nhỏ. Do thất nghiệp tăng nhanh, năng suất lao động của
người công nhân và năng lực của toàn bộ nền kinh tế đều có chiều hướng
giảm. Về mặt xã hội, thất nghiệp thường đe dọa tính ổn định của mỗi gia
đình, của nền kinh tế và của toàn xã hội.
Thất nghiệp gồm những người không có việc làm nhưng đang tích cực
tìm việc làm. Theo cách tính thông thường, tỷ lệ thất nghiệp tính bằng tỷ lệ %
giữa tổng số người thất nghiệp với tổng số lực lượng lao động. Với tỷ lệ thất
nghiệp thấp (thường là 4-6%), quốc gia đó được đánh giá là đã tạo nên được
việc làm đầy đủ cho người lao động. Đối với các nước đang phát triển, tỷ lệ
thất nghiệp theo cách tính này chưa phản ánh đúng thực chất về nguồn lao
động chưa được sử dụng hết. Trong thống kê thất nghiệp của các nước đang
phát triển, số người nghèo thường chiếm tỷ lệ rất lớn và khi họ thất nghiệp thì
họ cố gắng không để thời gian đó kéo dài. Do đó ở các nước đang phát triển,
để biểu hiện tình trạng chưa sử dụng hết nguồn lao động, người ta thường
dùng khái niệm là thất nghiệp hữu hình và thất nghiệp trá hình. Thất nghiệp
trá hình thường xảy ra ở các vùng nông thôn hoặc thành thị trong các ngành
nghề không chính thức có năng suất lao động rất thấp và họ có đóng góp rất ít
hoặc không đáng kể vào quá trình sản xuất.
Có rất nhiều nguyên nhân tác động đến tình trạng thất nghiệp ở một
nước. Xét về mặt cung lao động, thất nghiệp xảy ra khi cung lao động tăng


20

nhanh bởi các nguyên nhân như: tình trạng bùng nổ dân số, có sự sắp xếp lại
các hoạt động sản xuất và lao động trong một khu vực kinh tế, một ngành
nghề nhất định dẫn đến dư thừa rất lớn về lao động, và hơn nữa là có sự tăng
nhanh lao động di cư từ nông thôn ra thành thị hoặc trong nội vùng, ngành
Xét về mặt cầu lao động, thất nghiệp xảy ra khi cầu lao động tăng chậm bởi
các nguyên nhân như: thiếu vốn đầu tư để phát triển, chiến lược lựa chọn
công nghệ thích hợp chưa được xác định rõ ràng, cơ cấu kinh tế chuyển dịch
chậm chạp,
Để giảm tỷ lệ thất nghiệp, các nhà kinh tế học đã đưa ra rất nhiều biện
pháp khác nhau. Theo lý thuyết phát triển kinh tế của Arthus Levis, để giảm
thất nghiệp cần phải có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh chóng từ nông
nghiệp sang công nghiệp nhằm chuyển lao động dư thừa của khu vực nông
nghiệp sang khu vực công nghiệp với năng suất cao hơn nhờ đầu tư khoa học
công nghệ; đồng thời ông cũng cho rằng để giảm thất nghiệp nhất thiết phải
kết hợp với việc giảm tốc độ tăng dân số. Theo lý thuyết về việc làm, lãi suất
và tiền tệ của Keynes, thất nghiệp xảy ra khi nền kinh tế hoạt động ở dưới
mức sản lượng tiềm năng, dẫn đến sự trì trệ của toàn bộ nền kinh tế. Do vậy
để giảm thất nghiệp nhất thiết phải gia tăng đầu tư, tăng cầu tiêu dùng, trợ cấp
vốn cho các doanh nghiệp, giảm lãi suất và duy trì lạm phát có mức độ để
nâng cao tổng cầu và việc làm trong xã hội. Phần lớn các lý thuyết hiện đại lại
cho rằng đầu tư giáo dục là cách tốt nhất để đào tạo và đào tạo lại những
người lao động đang bị mất việc làm để họ có thể có khả năng luân chuyển từ
khu vực này sang khu vực khác.
1.2.3.2. Lạm phát
Nguyên nhân của lạm phát có thể là do: cầu tăng do chính sách tài chính
và tiền tệ mở rộng làm cho giá cả hàng hóa tăng; hoặc là chi phí tăng đẩy giá
nguyên vật liệu và hàng hóa tăng. Ngoài những nhân tố truyền thống trên, yếu
tố tâm lý cũng tham gia tác động, ví dụ như công nhân dự định giá cả sẽ tiếp
tục tăng và thu nhập thực tế của họ còn giảm hơn nữa khiến họ đấu tranh đòi
tăng lương. Mức lương ngày càng tăng đã gây áp lực với chi phí sản xuất, dẫn

đến giá tiêu dùng cao hơn và đẩy lạm phát tiếp tục tăng.


21
Lạm phát tăng thường làm cho cuộc sống của người dân bị ảnh hưởng
nghiêm trọng do giá cả tăng cao. Ở những nền kinh tế tăng trưởng không ổn
định hoặc có những biến cố lớn như thiên tai, chiến tranh, khủng hoảng kinh
tế, biến động chính trị , lạm phát thường có xu hướng tăng cao và điều này
khiến cho chất lượng tăng trưởng kinh tế không thể được duy trì. Để hạn chế
lạm phát, chính phủ các nước thường dùng các biện pháp như: giảm bớt lượng
cung tiền và tăng lãi suất; giảm chi tiêu chính phủ; tăng thuế, đặc biệt là thuế
thu nhập đối với người có thu nhập trung bình và cao; đưa ra các chính sách
chỉ đạo về lương và giá cả; điều chỉnh tỷ giá hối đoái Lạm phát duy trì ở
mức 5-7% [34] được coi là mức lý tưởng để nền kinh tế có thể thực hiện các
mục tiêu tăng trưởng và phát triển của mình.
1.2.3.3. Tiêu chuẩn về chi tiêu chính phủ
Theo quan điểm truyền thống, quy mô chi tiêu của chính phủ được đánh
giá bằng tổng mức chi tiêu và tỷ lệ chi tiêu chính phủ trong GDP. Trong
những năm 1980, đã có nhiều nghiên cứu về mối quan hệ giữa chi tiêu chính
phủ và tăng trưởng kinh tế. Nhìn chung, các nhà kinh tế học đều thấy rõ
những tác động tích cực giữa quy mô chi tiêu của chính phủ với tăng trưởng
kinh tế, nhưng cũng có nhiều quan điểm đánh giá về mối quan hệ tiêu cực của
hai yếu tố này. Ở nhiều nước đang phát triển, tổng chi tiêu chính phủ và tỷ lệ
vay/GDP nhìn chung là cao và có xu hướng gia tăng, làm tăng các khoản vay
nợ giành cho chi tiêu ở tất cả các nước. Mức độ hiệu quả của chi tiêu chính
phủ là lợi ích ròng mà xã hội thu được được tối đa hóa, ở đó thu - chi chính
phủ là ngang bằng nhau. Chi tiêu chính phủ trong một nền kinh tế là nhằm ba
mục đích: +) cung cấp các hàng hóa và dịch vụ công cộng; +) cải thiện tính
hiệu quả của hệ thống thị trường, đặc biệt trước những biến động từ bên
ngoài; và +) phân phối thu nhập và thực hiện công bằng xã hội cho mọi người

dân sống trong xã hội đó. Xã hội càng phát triển, chi tiêu chính phủ càng có
xu hướng mở rộng và thâm hụt ngân sách là điều luôn xảy ra đối với mỗi
quốc gia. Thâm hụt ngân sách lớn có xu hướng gây ra sự bất ổn định về kinh
tế trong những trường hợp nhất định (ví dụ như nền kinh tế đang có chiều
hướng suy giảm tốc độ tăng trưởng) và tạo ra những món nợ tài chính khổng
lồ. Để giảm thâm hụt ngân sách, các chính phủ thường theo đuổi một chính


22
sách tài chính ngặt nghèo như tăng thuế, cắt giảm chi tiêu , và điều này
thường đưa nền kinh tế phải đối tình trạng giảm phát hoặc thất nghiệp tràn
lan.
Theo đánh giá của các nhà kinh tế học, để hình thành một hệ thống tài
chính công lành mạnh đảm bảo cho sự phát triển ổn định và bền vững của một
nền kinh tế, nhất thiết phải hạn chế tốc độ gia tăng chi tiêu của chính phủ và
duy trì sự thâm hụt ngân sách ở một tỷ lệ hợp lý, hơn nữa là cải cách thuế thu
nhập theo hướng công bằng hơn và hiệu quả hơn nhằm cải thiện cán cân thu -
chi của chính phủ.
- Nợ quốc gia
Thâm hụt ngân sách lớn thường gây ra gánh nặng nợ nần cho nền kinh
tế. Các nhà kinh tế học thường quan tâm đến quy mô của các khoản nợ nần
quốc gia và những tác động tiêu cực của nó đối với nền kinh tế. Tỷ lệ nợ quốc
gia càng lớn, nguy cơ giảm năng suất lao động và sản lượng càng cao. Chính
phủ các nước thường có xu hướng tăng thuế để bù đắp những chi phí về lãi
suất của các khoản nợ nần, từ đó làm giảm lạm phát. Trong trường hợp này,
nền kinh tế thường hoạt động kém hiệu quả, nó có xu hướng làm giảm quy
mô các hoạt động sản xuất kinh doanh, làm cho vấn đề tái phân phối thu nhập
cho người dân theo chiều hướng xấu đi và đem lại những khoản nợ nần lớn
hơn.
Quản lý nợ quốc gia là một nhiệm vụ khó khăn đối với các chính phủ.

Các chính sách quản lý nợ quốc gia thường được sử dụng là các chính sách tài
chính, tiền tệ để quản lý quy mô các khoản nợ và xác định rõ những đặc trưng
cơ cấu của các khoản nợ. Chính sách quản lý nợ hiệu quả có tác động tích cực
đối với sự ổn định kinh tế, tối thiểu hóa được chi phí lãi suất của các khoản nợ
đó và giúp quốc gia xác định được khi nào cần thiết vay nợ, vay nợ để phục
vụ mục tiêu gì và vay bao nhiêu cho đủ đáp ứng nhu cầu của đất nước đồng
thời tránh được những rủi ro. Nợ nước ngoài lớn, đặc biệt khi tỷ lệ nợ xấu
ngày càng cao, trong điều kiện tiết kiệm quốc gia không đủ chi trả cho các
khoản nợ đó thường dẫn đến sự bất ổn định kinh tế vĩ mô và có nguy cơ gây
ra khủng hoảng kinh tế.
1.2.3.4. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

×