Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

Sử dụng hiệu quả dịch vụ tư vấn nước ngoài trong các dự án đầu tư xây dựng công trình tại Việt Nam TÓM TẮT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (606.9 KB, 30 trang )




ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ


NGUYỄN VIỆT CƯỜNG



SỬ DỤNG HIỆU QUẢ DỊCH VỤ TƯ VẤN NƯỚC
NGOÀI TRONG CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
CÔNG TRÌNH TẠI VIỆT NAM



LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI









Hà Nội – Năm 2012





ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ


NGUYỄN VIỆT CƯỜNG



SỬ DỤNG HIỆU QUẢ DỊCH VỤ TƯ VẤN NƯỚC
NGOÀI TRONG CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
CÔNG TRÌNH TẠI VIỆT NAM

Chuyên ngành: KTTG & QHKTQT
Mã số: 60 31 07

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VŨ ANH DŨNG





Hà Nội – Năm 2012



MỤC LỤC


Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt i
Danh mục các bảng ii
Danh mục các hình iii
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết 1
2. Tình hình nghiên cứu 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4.1. Đối tượng nghiên cứu 3
4.2. Phạm vi nghiên cứu 3
5. Phương pháp nghiên cứu 4
6. Những đóng góp mới của luận văn 5
7. Kết cấu của luận văn 5
Chương 1: Một số lý luận chung về tư vấn đầu tư xây dựng công trình 6
1.1. Khái niệm chung về tư vấn xây dựng 6
1.2. Các loại hình tư vấn xây dựng 8
1.3. Xác định nhu cầu sử dụng tư vấn xây dựng nước ngoài 11
1.4. Điều kiện để được phép sử dụng tư vấn xây dựng nước ngoài 12
1.5. Tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá tư vấn xây dựng nước ngoài 13
1.6. Lựa chọn nhà thầu tư vấn xây dựng nước ngoài: 17
1.7. Đàm phán và ký kết hợp đồng tư vấn xây dựng: 19
1.8. Giám sát hoạt động tư vấn xây dựng nước ngoài: 20
Chương 2: Thực trạng việc sử dụng tư vấn xây dựng nước ngoài trong
các dự án đầu tư xây dựng tại Việt Nam 21
2.1. Quy trình việc sử dụng tư vấn xây dựng nước ngoài: 21
2.1.1. Phạm vi sử dụng dịch vụ tư vấn nước ngoài, nguồn vốn sử
dụng: 21



2.1.2. Cách thức thường sử dụng để lựa chọn tư vấn xây dựng nước
ngoài: 22
2.1.3. Chi phí thuê tư vấn xây dựng nước ngoài: 23
2.1.4. Hồ sơ mời thầu tư vấn xây dựng: 34
2.1.5. Hợp đồng tư vấn xây dựng nước ngoài: 36
2.1.6. Giám sát hoạt động, công việc của tư vấn xây dựng: 37
2.2. Điều tra, khảo sát về hoạt động tư vấn xây dựng nước ngoài trong các
dự án đầu tư xây dựng công trình tại Việt Nam: 38
2.2.1. Mục tiêu điều tra: 38
2.2.2. Phạm vi điều tra: 38
2.2.3. Nội dung điều tra: 38
2.2.4. Các bước điều tra: 38
2.2.5. Kết quả điều tra: 42
2.3. Một số vấn đề rút ra từ việc đánh giá thực trạng sử dụng tư vấn đầu
tư xây dựng công trình: 44
2.3.1. Phạm vi sử dụng dịch vụ tư vấn nước ngoài: 44
2.3.2. Lập dự toán chi phí cho việc sử dụng tư vấn nước ngoài: 46
2.3.3. Tiền lương tư vấn: 47
2.3.4. Cách thức lựa chọn tư vấn nước ngoài: 48
2.3.5. Các nội dung đàm phán hợp đồng với cá nhân, tổ chức tư vấn:
49
2.3.6. Giám sát hoạt động, công việc của tư vấn: 49
2.3.7. Hợp đồng tư vấn sử dụng khi ký kết: 50
2.3.8. Một số vấn đề thường gặp trong quá trình lựa chọn và sử dụng
tư vấn: 50
2.4. Chính sách sử dụng tư vấn xây dựng của một số tổ chức tài chính
quốc tế trong các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ODA tại Việt Nam: 51
2.4.1. Ngân hàng Phát triển Châu Á (Asian Development Bank -
ADB): 51



2.4.2. Ngân hàng thế giới (World Bank): 62
2.4.3. Ngân hàng hợp tác phát triển quốc tế Nhật Bản (Japan Bank
for International Cooperation - JBIC): 79
Chương 3: Giải pháp sử dụng hiệu quả dịch vụ tư vấn xây dựng nước
ngoài trong các dự án đầu tư xây dựng tại Việt Nam 90
3.1. Các công việc có thể sử dụng tư vấn đầu tư xây dựng nước ngoài: 90
3.2. Một số tiêu chí để quyết định lựa chọn thuê tư vấn xây dựng trong
nước hay tư vấn xây dựng nước ngoài: 91
3.3. Thẩm quyền việc quyết định sử dụng tư vấn đầu tư xây dựng nước
ngoài: 92
3.4. Cách xác định ngân sách cho việc sử dụng tư vấn đầu tư xây dựng
nước ngoài: 92
3.5. Giải pháp về lựa chọn nhà thầu tư vấn xây dựng nước ngoài: 100
3.6. Quy trình, nội dung đàm phán và ký kết hợp đồng tư vấn xây dựng:
135
3.7. Giải pháp giám sát hoạt động tư vấn xây dựng nước ngoài: 148
KẾT LUẬN 159
TÀI LIỆU THAM KHẢO 163
PHỤ LỤC 165
6


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết:
Theo đà phát triển của nền kinh tế đất nước các dự án xây
dựng được triển khai ngày càng nhiều, đòi hỏi phải có lực lượng tư
vấn đầu tư XDCT tương xứng, đáp ứng yêu cầu đặt ra. Khi lực lượng
tư vấn trong nước chưa đủ điều kiện đáp ứng, để nâng cao chất

lượng, một số bộ, ngành, địa phương và chủ đầu tư đã phải thuê các
chuyên gia, tổ chức tư vấn nước ngoài thực hiện một số dịch vụ tư
vấn như: lập DAĐT XDCT, thiết kế công trình, giám sát thi công,
quản lý dự án
Nhiều DAĐT xây dựng sử dụng vốn NSNN đòi hòi phải sử
dụng tư vấn nước ngoài nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm tư vấn
cũng như đáp ứng yêu cầu kỹ, mỹ thuật của công trình. Như trong
Công trình Trung tâm hội nghị quốc gia, Nhà Quốc hội và Hội
trường Ba Đình mới, Trụ sở Bộ Công an, Trụ sở Bộ Ngoại giao, Bảo
tàng Lịch sử, Bảo tàng Hà Nội…. Theo số liệu thống kê, trong giai
đoạn 2005-2010, tổng vốn ODA cam kết vào Việt Nam đạt 31,7 tỷ
USD; các chương trình, dự án tài trợ ký kết trong thời kỳ này đạt
20,1 tỷ USD; vốn tài trợ giải ngân giai đoạn 2006-2010 đạt khoảng
13,8 tỷ USD. Nếu chỉ tính mức độ từ 5-10% giá trị trên dành cho
công tác tư vấn thì có thể nói đây là một khối lượng tiền vốn không
nhỏ nhằm thực hiện các dịch vụ tư vấn. Một đặc điểm gắn liền với
việc sử dụng nguồn vốn ODA này là nhà tài trợ thường yêu cầu sử
dụng tư vấn nước ngoài hoặc đấu thầu quốc tế rộng rãi. Từ số liệu
trên cho thấy nhu cầu sử dụng tư vấn nước ngoài là rất lớn và cần
thiết trong bối cảnh ngành xây dựng nước ta phát triển mạnh mẽ.
7


Tại Việt Nam, vừa qua các dịch vụ do tư vấn nước ngoài thực
hiện đã góp phần tạo ra những sản phẩm xây dựng đáp ứng được yêu
cầu đề ra về cả chất lượng và hiệu quả. Đồng thời, thông qua các
hoạt động phối hợp với tư vấn nước ngoài, năng lực của tư vấn trong
nước đã được nâng cao.
Tuy vậy, không phải cứ sử dụng tư vấn ngoại là cho sản phẩm
tư vấn chất lượng cao và phù hợp. Do chưa có đủ quy định liên quan

đến việc thuê tư vấn nước ngoài, cũng do thiếu thông tin và thiếu
phương pháp nên các bộ, ngành, địa phương và các chủ đầu tư
thường gặp khó khăn, lúng túng trong việc xác định thẩm quyền
thuê, lựa chọn hình thức thuê, đặc biệt là khó khăn trong việc quản lý
chi phí thuê tư vấn nước ngoài. Về phần các nhà thầu tư vấn, việc
thiếu một định hướng rõ ràng, minh bạch cũng làm cho việc đáp ứng
yêu cầu của chủ đầu tư trở nên khó khăn.
Để sử dụng tư vấn nước ngoài một cách có hiệu quả, tiết kiệm
chi phí, phù hợp với thông lệ quốc tế cần có sự nghiên cứu đầy đủ,
có cơ sở khoa học, chi tiết và cụ thể từ việc lập dự toán chi phí tư
vấn, hướng dẫn lựa chọn tư vấn, chọn hình thức hợp đồng, đánh giá
kỹ thuật, tài chính, hướng dẫn về đàm phán hợp đồng cũng như đề
xuất các mẫu hợp đồng phổ biến trong việc sử dụng dịch vụ tư vấn
nước ngoài.
Để hoàn thiện các vấn đề thực tiễn đầu tư xây dựng đang đặt
ra này, việc thực hiện đề tài: "Sử dụng hiệu quả dịch vụ tư vấn nước
ngoài trong các DAĐT xây dựng công trình ở Việt Nam" là rất cấp
thiết.
2. Tình hình nghiên cứu:
8


Hiện tại trong lĩnh vực xây dựng, việc nghiên cứu về công tác
sử dụng dịch vụ tư vấn nước ngoài mới chỉ dừng lại ở mức độ tổng
hợp từ các công trình sử dụng tư vấn nước ngoài rồi rút kinh nghiệm
cho những lần sử dụng sau ở các đơn vị, chủ đầu tư có liên quan. Các
thông tin về vấn đề sử dụng hiệu quả dịch vụ tư vấn nước ngoài
thường đã được đề cập đến trong bài báo Tư vấn thiết kế nước ngoài
- Hiệu quả & Bất cập được đăng trên Tạp chí Kinh tế Việt Nam số
09/2009 tuy nhiên mới chỉ đề cập đến một khía cạnh trong công tác

tư vấn xây dựng nước ngoài hay công trình nghiên cứu như Báo cáo
kết quả thực hiện dự án sự nghiệp kinh tế: Điều tra, thu thập số liệu
về việc sử dụng tư vấn nước ngoài trong các DAĐT xây dựng. Xây
dựng tài liệu “hướng dẫn sử dụng dịch vụ tư vấn nước ngoài trong
các DAĐT xây dựng công trình” của Viện Kinh tế xây dựng trong
năm 2010. Như vậy chưa có hệ thống nghiên cứu bài bản từ các cơ
quan nghiên cứu chuyên ngành nhằm tạo thuận lợi cho các đơn vị,
các chủ đầu tư tham khảo để từ đó có kế hoạch sử dụng một cách
hiệu quả dịch vụ tư vấn nước ngoài.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu các vấn đề về việc sử dụng tư vấn nước
ngoài trong lĩnh vực đầu tư XDCT của các chủ đầu tư sử dụng vốn
NSNN Việt Nam (bao gồm vốn ODA) để từ đó rút ra giải pháp sử
dụng hiệu quả tư vấn nước ngoài và cách thức xác định chi phí trả
cho tư vấn nước ngoài hợp lý và tiết kiệm khi thực hiện các DAĐT
xây dựng của quốc gia. Cũng như đưa ra quy trình lựa chọn tư vấn
nước ngoài trong các DAĐT XDCT ở Việt Nam để các tổ chức, cá
nhân trong và ngoài nước tham khảo và vận dụng vào công việc.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
9


4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu việc sử dụng tư vấn nước ngoài trong lĩnh
vực đầu tư XDCT của các chủ đầu tư sử dụng vốn NSNN Việt Nam
(bao gồm vốn ODA)
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài giới hạn trong việc điều tra, khảo sát, phân tích đánh giá
việc sử dụng dịch vụ tư vấn ĐTXD ở các dự án tại Việt Nam và xây
dựng tài liệu sử dụng tư vấn nước ngoài trong các DAĐT XDCT sử

dụng vốn NSNN Việt Nam (kể cả vốn ODA).
Đề tài giới hạn trong việc nghiên cứu các quy định, hướng dẫn
của Việt Nam và một số các tổ chức quốc tế, các nhà tài trợ (WB,
ADB, JBIC) trong việc sử dụng tư vấn nước ngoài sau khi đã có
quyết định sử dụng tư vấn nước ngoài trong các DAĐT XDCT của
chủ đầu tư hoặc cấp có thẩm quyền.
Đề tài cũng tập trung vào một số phương pháp xác định dịch
vụ chi phí tư vấn nước ngoài, quy trình đấu thầu và lựa chọn nhà
thầu tư vấn, đề xuất một số mẫu hợp đồng tư vấn nước ngoài.
Đề tài cũng chỉ giới hạn trong lĩnh vực tư vấn đầu tư XDCT
mà không trình bày nhiều nội dung liên quan đến thuê tư vấn nước
ngoài lập quy hoạch xây dựng.
5. Phương pháp nghiên cứu:
5.1. Điều tra, khảo sát thu thập số liệu về tình hình sử dụng tư
vấn nước ngoài trong các DAĐT XDCT (dự án sử dụng vốn NSNN
cũng như dự án sử dụng nguồn vốn của các tổ chức tài chính quốc tế
như WB, ADB, JBIC và một số nguồn vốn khác).
10


- Sử dụng phương pháp điều tra thống kê, khảo sát số liệu tại
các dự án thực tế, các tài liệu dự toán, hợp đồng, thanh quyết toán…
để thu thập số liệu.
- Dùng phiếu khảo sát thực tế:
+ Ứng dụng công nghệ thông tin, tạo phiếu khảo sát qua mạng
Internet.
+ Viết bài, đặt câu hỏi trả lời hoặc gặp trực tiếp. Tạo các phiếu
câu hỏi và gửi qua email tới các chuyên gia để khảo sát.
+ Có thể đưa bài thảo luận trên các diễn đàn trong lĩnh vực xây
dựng để khảo sát ý kiến, thu thập số liệu từ các đồng nghiệp đang

làm tư vấn ở các địa phương trong cả nước.
- Sử dụng phương pháp chuyên gia: Tìm gặp và phỏng vấn
trực tiếp hoặc gửi thư khảo sát lấy ý kiến.
5.2. Tổng hợp, phân tích, đánh giá những đặc điểm của việc sử
dụng tư vấn nước ngoài và tư vấn trong nước trong các DAĐT
XDCT và thống kê những tồn tại mâu thuẫn với các quy định hiện
hành.
Sử dụng phương pháp nghiên cứu tổng hợp và nghiên cứu
phân tích tài liệu về lý thuyết. Dựa trên các tài liệu của nước ngoài
(tham khảo các tài liệu về xác định chi phí tư vấn của nước ngoài
như: Anh, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc…) và các tài liệu
tiếng Việt thu thập được từ các chủ đầu tư dự án, các cơ quan tư vấn
đang thực hiện dự án ở Việt Nam. Sưu tầm tài liệu từ các dự án đã sử
dụng tư vấn nước ngoài ở Việt Nam.
5.3. Hệ thống các vấn đề, nội dung, trình tự thực hiện liên
quan đến việc sử dụng tư vấn nước ngoài giúp cho các chủ đầu tư,
các nhà quản lý trong việc sử dụng tư vấn nước ngoài nhằm nâng cao
11


hiệu quả sử dụng dịch vụ tư vấn, tiết kiệm thời gian, chi phí và phù
hợp với thông lệ quốc tế.
Xử lý số liệu bằng cách dùng phương pháp nghiên cứu thống
kê và phân tích hệ thống để đưa ra các bảng số liệu và các phân tích,
kết luận, đề xuất.
6. Đóng góp mới của luận văn:
- Đề xuất giải pháp sử dụng có hiệu quả dịch vụ tư vấn nước
ngoài trong các DAĐT xây dựng công trình ở Việt Nam, đưa ra quy
trình lựa chọn tư vấn nước ngoài trong các DAĐT XDCT ở Việt
Nam để các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham khảo và vận

dụng vào công việc.
- Trong giải pháp và quy trình trên có đề cập cách thức xác
định chi phí trả cho tư vấn nước ngoài hợp lý và tiết kiệm khi thực
hiện các DAĐT xây dựng của quốc gia.
- Kết quả đề tài sẽ được chuyển thành tài liệu và công bố để
các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực đầu tư xây dựng công
trình tham khảo. Các số liệu, dữ liệu, thông tin, phương pháp của đề
tài sẽ được kiểm nghiệm tiếp trong quá trình thực tế sau này.

12


Chương 1: Một số lý luận chung về tư vấn đầu tư xây dựng
công trình

1.1. Khái niệm chung về tư vấn xây dựng:
Tư vấn là một dịch vụ trí tuệ, một hoạt động "chất xám" cung
cấp cho khách hàng những lời khuyên, giải pháp, chiến lược, chiến
thuật, biện pháp thực hiện và giúp đỡ khách hàng thực hiện những
điều đó để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Tư vấn đầu tư xây dựng công trình là hoạt động trí tuệ của
những người có kiến thức chuyên môn, có kinh nghiệm trong lĩnh
vực đầu tư XDCT để cung cấp cho các khách hàng (Chủ đầu tư, cơ
quan quản lý nhà nước) với những lời khuyên; những đề xuất, kiến
nghị và các biện pháp thực hiện trong quá trình đầu tư XDCT nhằm
mang lại hiệu quả cao nhất cho dự án, công việc của khách hàng.
1.2. Các loại hình tư vấn xây dựng:
Trong đời sống hiện nay có nhiều loại hình tư vấn: từ tư vấn
về pháp luật, tư vấn sức khỏe, tư vấn về hôn nhân gia đình đến tư vấn
về các lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ cho các cá nhân, công ty, doanh

nghiệp… và cả tư vấn về chính sách, chiến lược cho chính phủ.
Trong đề tài luận văn đưa ra phân loại về tư vấn đầu tư XDCT để các
Chủ đầu tư, các cơ quan quản lý và các đối tượng có liên quan hình
dung được về các loại tư vấn có thể sử dụng trong dự án đầu tư xây
dựng công trình từ khi chuẩn bị đến khi kết thúc đưa dự án vào sử
dụng.
Phân loại tư vấn theo thông lệ quốc tế
Giai đoạn chuẩn bị dự án
- Tư vấn đề xuất ý tưởng dự án
13


- Tư vấn lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi
- Tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi
Giai đoạn thực hiện dự án
- Tư vấn thiết kế Kỹ thuật, thiết kế Bản vẽ thi công
- Tư vấn lập hồ sơ mời thầu, đánh giá HSDT
- Tư vấn Giám sát thi công
- Tư vấn Quản lý hợp đồng
Giai đoạn kết thúc dự án
- Tư vấn bảo hành, bảo trì
- Tư vấn đánh giá giá trị tài sản đưa vào sử dụng
- Tư vấn kỹ thuật vận hành dự án
Các hoạt động tư vấn khác có liên quan
- Tư vấn đánh giá hiện trạng công trình
- Tư vấn hỗ trợ pháp lý
- Tư vấn quản lý dự án
- Tư vấn quản lý xây dựng, chất lượng
- Tư vấn về tiêu chuẩn kỹ thuật
- Tư vấn kiểm soát chi phí

- Tư vấn thu xếp tài chính của dự án
- Tư vấn đào tạo, chuyển giao công nghệ
- Tư vấn kiểm toán giá trị
- Tư vấn đánh giá tác động môi trường của dự án
- Các hoạt động tư vấn khác



14


Chương 2: Thực trạng việc sử dụng tư vấn xây dựng nước
ngoài trong các dự án đầu tư xây dựng tại Việt Nam

2.1. Quy trình việc sử dụng tư vấn xây dựng nước ngoài:
2.1.1. Phạm vi sử dụng dịch vụ tư vấn nước ngoài, nguồn
vốn sử dụng:
Theo quy định tại Quyết định số 131/2007/QĐ-TTg thì phạm
vi công việc có thể thuê tư vấn nước ngoài thực hiện bao gồm: “lập
quy hoạch xây dựng, khảo sát xây dựng, lập DAĐT xây dựng, thiết
kế XDCT, quản lý DAĐT XDCT, giám sát thi công XDCT, lựa chọn
nhà thầu trong HĐXD và một số dịch vụ tư vấn khác”.
2.1.2. Cách thức thường sử dụng để lựa chọn tư vấn xây
dựng nước ngoài:
Đối với vốn Ngân sách nhà nước
Theo Quyết định số 131/2007/QĐ-TTg thì “Việc lựa chọn tư
vấn nước ngoài phải thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu
thầu”. Như vậy nhà thầu tư vấn nước ngoài được lựa chọn hoặc theo
hình thức đầu thầu cạnh tranh quốc tế hoặc được chỉ định thầu theo
quy định của pháp luật về đấu thầu (Luật Đấu thầu và các văn bản

hướng dẫn có liên quan).
Tuy nhiên, qua số liệu điều tra cho thấy hầu hết các DAĐT
xây dựng, đặc biệt là đối với các DAĐT XDCT công cộng việc sử
dụng tư vấn nước ngoài đều thông qua hình thức chỉ định thầu. Việc
chỉ định thầu thường do các lý do chủ yếu sau:
- Nhà thầu có kinh nghiệm, năng lực trong lĩnh vực tư vấn cần
thuê. Việc thuê nhà thầu sẽ tiết kiệm được thời gian thực hiện (như
nhà thầu tư vấn thiết kế Trục trung tâm Làng Văn hóa, nhà thầu thực
15


hiện thiết kế bệnh viện đa khoa Đồng Nai, nhà thầu thực hiện bước 2
giai đoạn I Trung tâm kỹ thuật truyền hình ).
- Nhà thầu được chỉ định theo quy định tại Quyết định số
48/2007/QĐ-TTg (như nhà thầu tư vấn thực hiện thiết kế Trung tâm
hội nghị Quốc gia, Trụ sở Bộ Công an, Trụ sở Bộ Ngoại giao, Bảo
tàng Hà Nội, Cung thi đấu thể thao trong nhà ).
Đối với các dự án sử dụng vốn ODA
Có thể phân thành 2 loại: ODA từ các tổ chức tài chính quốc tế
đa phương như WB, ADB hoặc song phương. Đối với các tổ chức
tài chính quốc tế đa phương thì hình thức lựa chọn nhà thầu tư vấn
thường qua đấu thầu cạnh tranh quốc tế. Còn đối với các dự án sử
dụng vốn vay hoặc tài trợ song phương thì hình thức lựa chọn nhà
thầu thường là đấu thầu cạnh tranh (hoặc chỉ định thầu) trong số các
nhà thầu của nước tài trợ hoặc cho vay vốn (điển hình là vốn vay
hoặc tài trợ từ Đan Mạch, Hà Lan, Nhật Bản ).
Đối với các khoản vốn vay hoặc tài trợ, trong Hiệp định vay
vốn thường quy định luôn hình thức lựa chọn nhà thầu (tư vấn, xây
dựng, lắp đặt, cung cấp vật tư, thiết bị). Các tổ chức như WB, ADB,
JBIC còn có hướng dẫn riêng về cách thức lựa chọn, sử dụng nhà

thầu tư vấn trong các DAĐT xây dựng sử dụng nguồn vốn của họ.
Thực chất với các quy định, hướng dẫn của các nhà tài trợ về
sử dụng nhà thầu tư vấn thông qua hình thức đấu thầu hạn chế hoặc
mở rộng đều không hạn chế sự tham gia của các nhà thầu tư vấn
trong nước. Mặc dù có ưu thế về nguồn lực rẻ (đề xuất tài chính
thường thấp) nhưng các nhà thầu tư vấn Việt Nam thường lại bị hạn
chế bởi năng lực, kinh nghiệm của cả tổ chức lẫn cá nhân chuyên gia
tư vấn. Do vậy thường không đáp ứng yêu cầu về năng lực kinh
16


nghiệm khi tham gia đấu thầu quốc tế và chỉ có thể tham gia với tư
cách là nhà thầu liên danh hoặc thầu phụ cho các nhà thầu tư vấn
nước ngoài.
2.2. Điều tra, khảo sát về hoạt động tư vấn xây dựng nước
ngoài trong các dự án đầu tư xây dựng công trình tại Việt Nam:
2.2.1. Mục tiêu điều tra:
Điều tra làm rõ tình hình sử dụng tư vấn nước ngoài trong các
DAĐT XDCT. Qua đó xác lập các đặc điểm riêng của phương thức
sử dụng tư vấn nước ngoài, làm rõ những điểm còn chưa phù hợp
giữa các quy định về quản lý tư vấn nước ngoài hiện hành với thực tế
thực hiện trong đầu tư XDCT có sử dụng tư vấn nước ngoài.
Thu thập các số liệu quá khứ từ các dự án, công trình đã và
đang thực hiện. Lưu trữ làm dữ liệu cơ sở cho việc thực hiện các dự
án, công trình sau.
2.2.2. Phạm vi điều tra:
Các DAĐT XDCT sử dụng vốn ngân sách, các dự án sử dụng
nguồn vốn của các tổ chức tài chính quốc tế như Ngân hàng thế giới,
Ngân hàng phát triển châu Á, Ngân hàng hợp tác hải ngoại Nhật Bản
và các nguồn vốn nhà nước khác.

2.2.3. Nội dung điều tra:
Thu thập các thông tin, số liệu có liên quan về sử dụng nhà
thầu tư vấn nước ngoài tại các DAĐT XDCT:
- Tên dự án, công trình có sử dụng tư vấn nước ngoài (tổ chức
hoặc cá nhân hoạt động với tư cách là chuyên gia).
- Thời gian thực hiện
- Nguồn vốn
17


- Thông tin tư vấn nước ngoài (tên, địa chỉ, thông tin về năng
lực, uy tín…)
- Chi phí…
2.2.4. Các bước điều tra:
- Bước 1: Lập phiếu điều tra trên cơ sở xác định các yêu cầu,
số liệu cần điều tra
- Bước 2: Điều tra các DAĐT xây dựng có sử dụng nhà thầu tư
vấn nước ngoài thông qua tìm hiểu, điều tra, thu thập các hợp đồng
đồng tư vấn đã ký kết, các thông tin về đấu thầu lựa chọn nhà thầu tư
vấn nước ngoài…
- Bước 3: Xử lý số liệu và điền số liệu sau xử lý vào Phiếu
điều tra.
- Bước 4: Căn cứ số liệu tại Phiếu điều tra và tài liệu thu thập
tiến hành tổng hợp và phân tích những đặc điểm của việc sử dụng tư
vấn nước ngoài trong các DAĐT XDCT và các tồn tại mâu thuẫn đối
với các quy định hiện hành (thực trạng của việc sử dụng tư vấn nước
ngoài trong các dự án sử dụng vốn nhà nước).
2.2.5. Kết quả điều tra:
Kết quả điều tra cụ thể


Kết quả điều tra từ tham khảo các tư liệu, báo cáo khoa
học của các tổ chức uy tín
Từ năm 1990, tại Việt Nam đã có khoảng 93 văn phòng
nghiên cứu (tư vấn) thuộc các quốc tịch: Nhật Bản, Pháp, Bắc Âu,
Australia và New Diland, Tây Âu (ngoài Pháp và Anh), Anh, Mỹ và
Canada, các quốc tịch khác (xếp theo thứ tự từ nhiều đến ít hơn).
Sự phân bố này cũng thể hiện tương ứng mức viện trợ song phương
18


cho Việt Nam của Pháp, Phần Lan, Đan Mạch, Australia và dĩ nhiên
là Nhật Bản, nước luôn dẫn đầu cung cấp ODA.
Tư vấn nước ngoài thường do các tổ chức lớn (tập đoàn trên
1.000 nhân viên) chi phối hoặc trực tiếp (Systra, Jaakko Poyry, Luis
Berger, GHD, Maunsell .v.v) hoặc gián tiếp thông qua chi nhánh của
họ, cũng thường có quy mô khá lớn (MVA, Soil and Water,
Elektrowtt ). Tham gia còn có nhiều văn phòng nhỏ (dưới 50 nhân
viên) thực hiện các dự án đơn lẻ.
Nổi bật hơn cả là tư vấn Nhật Bản, dù có quy mô nhỏ hơn (có
từ 500 - 1.500 nhân viên) nhưng được hưởng quy chế của một thị
trường “khép kín" nhờ hệ thống hợp tác của cơ quan hợp tác quốc tế
Nhật Bản (JICA) hay của ngân hàng quốc tế Nhật Bản (JIBIC). Tên
tuổi của Nippon Koei, Pacific Consultants, NJSC Consultants Co
Ltd, Alme khá quen thuộc trong các dự án có nguồn tài trợ từ Nhật
Bản.
Phân bổ các dự án theo lĩnh vực ở Hà Nội, tư vấn quốc tế tham
gia dự án quy hoạch (4,7%); cảng (5%); sân bay (4,2%); giao thông
(22,6%); môi trường (6%); rác thải (9,5%); thoát nước (11,3%); cấp
nước (23,8%), còn lại là dự án kết hợp.
Nếu như các cơ quan hợp tác và tư vấn Phần Lan, Đan Mạch

và Australia hoạt động khá năng động thì hầu hết tư vấn châu Á
(không kể Nhật Bản) vắng mặt, chủ yếu là do ít viên trợ song
phương cho Việt Nam, cũng như năng lực của họ chưa đủ để các tổ
chức đa phương lựa chọn.

Kết quả điều tra tổng hợp lại từ các phiếu điều tra: Thể
hiện chi tiết tại phụ lục gồm các phiếu điều tra của đề tài thu thập và
số liệu tham khảo.
19


Bảng 2.8 - Tổng hợp một số chỉ tiêu từ kết quả điều tra

TT
Nội dung chỉ tiêu
Giá trị
USD
1
Mức lương tháng trung bình:
- Chuyên gia nước ngoài
- Chuyên gia trong nước
- Nhân viên hỗ trợ

14.939
1.328
577
2
Mức lương tháng cao nhất:
- Chuyên gia nước ngoài
- Chuyên gia trong nước

- Nhân viên hỗ trợ

20.677
1.619
761
3
Mức lương tháng thấp nhất:
- Chuyên gia nước ngoài
- Chuyên gia trong nước
- Nhân viên hỗ trợ

11.236
991
364
4
Tỷ trọng chi phí tiền lương chuyên gia nước
ngoài / Tổng chi phí dịch vụ tư vấn đề xuất (%)
65
5
Tỷ trọng chi phí tiền lương chuyên gia trong
nước / Tổng chi phí dịch vụ tư vấn đề xuất (%)
14
6
Tỷ trọng chi phí khác (ngoài tiền lương) / Tổng
chi phí dịch vụ tư vấn đề xuất (%)
42
8
Chi phí quản lý / LCB (%)
107
9

Lợi nhuận / (LCB, CPXH và chi phí quản lý)
%
12
10
Loại hợp đồng theo thời gian / Tổng các Hợp
đồng (%)
26
11
Loại hợp đồng khoán gọn / Tổng các Hợp đồng
(%)
74



20


Chương 3: Giải pháp sử dụng hiệu quả dịch vụ tư vấn xây
dựng nước ngoài trong các dự án đầu tư xây dựng tại Việt Nam

3.1. Các công việc có thể sử dụng tư vấn đầu tư xây dựng
nước ngoài:
Chủ đầu tư các dự án cần biết các công việc tư vấn ĐTXD
(phạm vi công việc trong DAĐT XDCT) có thể sử dụng tư vấn nước
ngoài để sử dụng tư vấn có hiệu quả và phù hợp. Ở phần này tác giả
khẳng định lại các việc có thể thuê tư vấn nước ngoài theo quy định
hiện hành của Việt Nam và ý kiến của tác giả là không phải loại công
việc nào cũng phải thuê tư vấn nước ngoài, mà “Công việc gì tư vấn
trong nước không làm được thì mới nên thuê tư vấn nước ngoài”.
Quy chế thuê tư vấn nước ngoài trong HĐXD tại Việt Nam

theo QĐ 131/2007/QĐ-TTg cũng xác định các công việc trong
HĐXD có thể sử dụng tư vấn nước ngoài khi có đủ điều kiện.
- Lập DAĐT xây dựng công trình.
- Khảo sát, thiết kế và giám sát thi công, lắp đặt thiết bị xây
dựng công trình.
- Quản lý DAĐT xây dựng công trình.
- Đào tạo, vận hành và chuyển giao công nghệ.
- Các công việc tư vấn khác.
Có thể thấy hầu hết các công việc tư vấn đầu tư xây dựng được
để mở cho việc sử dụng tư vấn nước ngoài. Tuy nhiên, điều kiện đặt
ra là “các dịch vụ tư vấn đầu tư xây dựng mà các nhà thầu tư vấn
trong nước không đủ năng lực đáp ứng” cũng như chi phí khá cao
khi sử dụng tư vấn nước ngoài có thể khiến các chủ đầu tư cần thận
trọng khi cân nhắc tới việc sử dụng tư vấn nước ngoài.
21


Chủ đầu tư cũng cần lưu ý rằng có những loại công việc sử
dụng tư vấn nước ngoài chưa chắc đã hiệu quả hơn so với tư vấn Việt
Nam. Ví dụ: Công trình luồng cho tàu tải trọng lớn vào Sông Hậu tại
tỉnh Trà Vinh, hãng Nippon Koei của Nhật Bản được thuê làm tư vấn
thiết kế bản vẽ thi công. Theo ý kiến của tác giả và nhiều chuyên gia
tư vấn Việt Nam, nhà thầu thi công của Việt Nam, chắc chắn với
điều kiện đồng bằng sông Cửu Long, về địa hình, địa mạo, sự sáng
tạo, khắc phục vượt lên khó khăn trong thi công xây dựng của người
công nhân miền sông nước thì tư vấn Nippon Koei không thể hiểu
được bằng tư vấn trong nước, bằng người Việt Nam. Mặc dù quy
định cho phép hầu hết các công việc đều có thể sử dụng tư vấn nước
ngoài, nhưng để dự án có hiệu quả, tiết kiệm chi phí và tạo điều kiện
nâng cao sản xuất trong nước, giữ nguồn kinh phí tạo công ăn việc

làm trong nước chủ đầu tư chỉ nên: “Công việc gì tư vấn trong nước
không làm được thì mới nên thuê tư vấn nước ngoài”.
3.2. Một số tiêu chí để quyết định lựa chọn thuê tư vấn xây
dựng trong nước hay tư vấn xây dựng nước ngoài:
Do tính đặc thù của các dịch vụ tư vấn xây dựng, việc định
lượng tiêu chí hiệu quả hoặc đánh giá khả năng thực hiện của tư vấn
nước ngoài đối với một loại dịch vụ tư vấn cụ thể do người có thẩm
quyền xem xét quyết định tùy từng dự án. Đòi hỏi người quyết định
lựa chọn dịch vụ tư vấn nước ngoài phải chọn lựa trong các điều
kiện:
- Khi lựa chọn nhà thầu tư vấn nước ngoài phải đối chiếu và
tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành.
- Thuê tư vấn nước ngoài phải đảm bảo nguyên tắc cạnh tranh,
tiết kiệm chi phí và hiệu quả.
22


- Chuyên gia tư vấn nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện về
năng lực:
+ Có chứng chỉ hành nghề tư vấn xây dựng,
+ Có ít nhất 05 năm hành nghề tư vấn xây dựng,
+ Đã tham gia hoàn chỉnh ít nhất 03 dịch vụ tư vấn xây dựng
cùng loại công việc dự kiến được thuê.
- Tổ chức tư vấn nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện:
+ Có đăng ký hoạt động, có tư cách pháp nhân,
+ Có đủ năng lực về tài chính,
+ Có đủ số lượng, chất lượng chuyên gia,
+ Đã thực hiện hoàn chỉnh ít nhất 03 dịch vụ tư vấn xây dựng
cùng loại với dịch vụ tư vấn dự kiến được thuê với tư cách là nhà
thầu chính.

3.3. Thẩm quyền việc quyết định sử dụng tư vấn đầu tư
xây dựng nước ngoài:
Các văn bản đã đề cập tại chương 2, đã quy định về cấp có
thẩm quyền quyết định việc sử dụng tư vấn nước ngoài trong dự án
đầu tư xây dựng công trình. Thực tế khi bắt tay vào thực hiện thì Chủ
đầu tư và các đơn vị có liên quan có thể không biết cơ quan có thẩm
quyền là ai. Trong đề tài nêu lại vấn đề thẩm quyền quyết định như
sau:
- Người quyết định đầu tư quyết định việc sử dụng tư vấn
nước ngoài thực hiện các dịch vụ tư vấn đầu tư xây dựng.
- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương quyết định thuê và hình thức thuê tư vấn nước ngoài lập
các đồ án quy hoạch xây dựng trên địa bàn của tỉnh, thành phố.
23


- Bộ trưởng Bộ Xây dựng quyết định thuê và hình thức thuê tư
vấn nước ngoài lập các đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.


24


KẾT LUẬN

1. Tóm tắt lại các kết quả nghiên cứu:
Đề tài đã cố gắng thể hiện một bức tranh toàn cảnh về tình hình
sử dụng tư vấn nước ngoài trong đầu tư XDCT tại Việt Nam từ đó
xác lập các đặc điểm riêng của việc sử dụng tư vấn nước ngoài, làm

rõ những vấn đề còn tồn tại, bất cập giữa các quy định hiện hành của
Nhà nước về quản lý tư vấn nước ngoài với thực tiễn.
Đề tài đã tổng hợp các vấn đề qua việc đánh giá thực trạng sử
dụng tư vấn nước ngoài trong đầu tư XDCT, từ phạm vi sử dụng tư
vấn đến hình thức hợp đồng làm cơ sở để đưa các giải pháp, đề xuất
có tính khả thi, nhằm hệ thống hóa lại các nội dung, quy trình, trình
tự thực hiện các công việc có liên quan đến sử dụng tư vấn nước
ngoài, giúp chủ đầu tư, cơ quản quản lý nhà nước và các đối tượng
có liên quan nâng cao hiệu quả sử dụng tư vấn nước ngoài qua đó có
các sản phẩm tư vấn chất lượng cao, tiết kiệm thời gian, chi phí, phù
hợp với thông lệ quốc tế.
Đề tài cũng lược khảo chính sách sử dụng tư vấn của các tổ
chức tài chính quốc tế như ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), ngân
hàng thế giới (World Bank), ngân hàng Hợp tác phát triển quốc tế
Nhật Bản (JBIC) cùng những đúc kết kinh nghiệm, chính sách lựa
chọn và sử dụng tư vấn thông qua các quy định, hướng dẫn của các
tổ chức đó tại các DAĐT xây dựng công trình sử dụng nguồn vốn
của họ. Qua đó rút ra những bài học kinh nghiệm để có thể vận dụng
vào công tác quản lý, sử dụng lực lượng tư vấn nước ngoài phù hợp
với thị trường đầu tư xây dựng ở Việt Nam và làm cơ sở khoa học
cho các đề xuất giải pháp sử dụng tư vấn có hiệu quả.
25


- Trong đề tài cũng đề cập đến các nội dung hướng dẫn sử dụng
dịch vụ tư vấn nước ngoài thể hiện các điều kiện cần và đủ thích hợp
trong lĩnh vực đầu tư xây dựng công trình, đưa ra các ví dụ cụ thể
minh họa cách xác định chi phí trả cho tư vấn nước ngoài hợp lý và
tiết kiệm khi thực hiện các DAĐT xây dựng của quốc gia, cách thức
chuẩn bị các gói thầu dịch vụ tư vấn hợp lý, rõ đặc điểm, tính chất và

các yêu cầu cụ thể đặt ra, phương thức lựa chọn nhà thầu tư vấn theo
trình tự, xác định kỹ thuật, đánh giá HSDT, các vấn đề có liên quan
đến đàm phán, ký kết, hình thức hợp đồng, giám sát hoạt động tư
vấn Nếu được đưa vào thực tế triển khai thực hiện sẽ tạo điều kiện
để các chủ đầu tư có cơ sở vững chắc và thuận tiện khi quyết định
lựa chọn loại công việc tư vấn đầu tư xây dựng công trình cần sử
dụng tư vấn nước ngoài, qua đó giúp chủ đầu tư nâng cao hiệu quả,
thời gian, chất lượng, chi phí sản phẩm tư vấn do mình lựa chọn.
2. Kết luận:
Đề tài nghiên cứu và đề xuất giải pháp lựa chọn và sử dụng dịch
vụ tư vấn nước ngoài có hiệu quả trong các DAĐT XDCT phù hợp
với điều kiện Việt Nam và thông lệ quốc tế là một công việc khó, bởi
đây vẫn là một lĩnh vực nghiên cứu mới ở nước ta. Tác giả đã cố
gắng nghiên cứu vấn đề mới được đánh giá là mang tính thực tiễn
cao này với mong muốn có đóng góp một phần hữu ích vào việc
nâng cao hiệu quả các dự án đầu tư xây dựng, quá trình đổi mới và
nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước đối với công tác tư vấn ở
nước ta.
Trong luận văn tác giả cũng đã cố gắng tổng hợp thực trạng sử
dụng tư vấn nước ngoài của Việt Nam và một số tổ chức tài chính
quốc tế. Từ đó làm bài học tham khảo và làm cơ sở cho việc đề xuất

×