Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Tự do hoá thương mại nông sản trong khuôn khổ WTO và tác động đối với các nước đang phát triển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 104 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA KINH TẾ







TRẦN ĐỨC BẮC







TỰ DO HOÁ THƢƠNG MẠI NÔNG SẢN TRONG KHUÔN KHỔ WTO
VÀ TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI CÁC NƢỚC ĐANG PHÁT TRIỂN







Chuyên ngành: Kinh tế Thế giới và Quan hệ Kinh tế Quốc tế
Mã số: 62.31.07.01
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Lê Bộ Lĩnh











HÀ NỘI - 2005
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN CỦA TỰ DO HOÁ
THƯƠNG MẠI NÔNG SẢN 6
1.1 Cơ sở lý thuyết của vấn đề tự do hoá thương mại 6
1.2 Tổ chức Thương mại Thế giới WTO và tự do hoá thương mại 11
1.3 Những lợi ích và trở ngại đồi với tự do hoá thương mại nông sản 15
CHƯƠNG 2. MỘT SỐ NỘI DUNG CỦA CÁC CUỘC ĐÀM PHÁN VỀ TỰ DO HOÁ
THƯƠNG MẠI NÔNG SẢN 22
2.1 Tiếp cận thị trường 22
2.1.1 Thuế 23
2.1.2 Thuế hạn ngạch 27
2.1.3 Tự vệ đặc biệt 32
2.2 Cạnh tranh xuất khẩu 36
2.2.1 Hỗ trợ xuất khẩu 36
2.2.2 Tín dụng xuất khẩu 39
2.2.3 Viện trợ lương thực 40
2.2.4 Doanh nghiệp thương mại nhà nước 41
2.2.5 Thuế và các hình thức cấm đoán 43
2.3 Hỗ trợ trong nước 45
2.3.1 Hộp màu xanh lá cây 46

2.3.2 Hộp màu xanh da trời 48
2.3.3 Hộp màu vàng 52
2.4 Vấn đề các nước đang phát triển 56
2.5 Các vấn đề khác 59
CHƯƠNG 3. TÁC ĐỘNG CỦA TỰ DO HOÁ THƯƠNG MẠI NÔNG SẢN ĐẾN
CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA CHO
VIỆT NAM 67
3.1 Những tác động đối với các nước đang phát triển 67
3.1.1 Mở rộng thị trường đồng nghĩa với gia tăng sức ép cạnh tranh 67
3.1.2 An ninh lương thực bị đe dọa 69
3.1.3 Sự lây lan của các tác nhân gây hại 72
3.1.4 Giảm nguồn thu ngân sách, nguy cơ thâm hụt cán cân tài khoản
vãng lai và áp lực điều chỉnh chính sách 73
3.2 Những tác động dự kiến đối với Việt Nam 75
3.2.1 Mở rộng thị trường đi đôi với áp lực cạnh tranh cao 77
3.2.2 Chuyển dịch cơ cấu ngành và các vấn đề có liên quan 78
3.2.3 Giảm nguồn thu ngân sách và áp lực cải cách thể chế 81
3.3. Một số kiến nghị cho Việt Nam 82
3.3.1 Xây dựng Luật và bộ tiêu chuẩn về nông sản phù hợp tiêu chuẩn
quốc tế, ký kết hiệp định về tiêu chuẩn nông sản với các đối tác
thương mại lớn đi đôi với cải cách thể chế 82
3.3.2 Tiếp tục đẩy mạnh việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp kết hợp
với áp dụng khoa học kỹ thuật theo hướng nông nghiệp sinh thái 83
3.3.3 Phát triển hệ thống thông tin dự báo thị trường 87
3.3.4 Xây dựng chiến lược thị trường - sản phẩm ở cấp độ quốc gia cũng
như doanh nghiệp 89
3.3.5 Nâng cao chất lượng lực lượng lao động và phát triển hệ thống kỹ
thuật khuyến nông 90
3.3.6 Chính sách đất đai hợp lý hơn 91
KẾT LUẬN CHUNG 93

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 94




1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài:
Nông nghiệp nói chung, nông sản nói riêng là một lĩnh vực quan trọng
đối với tất cả các quốc gia, cho dù tỷ trọng của lĩnh vực này trong GDP tỷ lệ
nghịch đối với sự phát triển. Dù là nƣớc phát triển hay nƣớc đang phát triển,
các quốc gia đều cần phải có và phải đƣợc thoã mãn nhu cầu về lƣơng thực,
thực phẩm. Một khi vấn đề lƣơng thực, thực phẩm không đƣợc bảo đảm thì sự
ổn định của một quốc gia nói chung, phát triển bền vững nói riêng là khó có
thể đảm bảo nếu không nói là không đạt đƣợc.
Đối với các nƣớc đang phát triển nói riêng, vấn đề nông nghiệp và nông
sản còn quan trọng hơn bởi vì đây là lĩnh vực mang lại cho họ nhiều lợi ích.
Thứ nhất, các mặt hàng xuất khẩu của các nƣớc đang phát triển có tỷ trọng
nông sản cao. Trong đó, đối với một số không ít các nƣớc đang phát triển,
xuất khẩu nông sản thô vẫn còn lớn. Thứ hai, nông nghiệp là lĩnh vực giải
quyết nhiều việc làm nhất cho các nƣớc đang phát triển. Trong điều kiện tự
nhiên nhất, nông nghiệp vốn dĩ là cái nôi cho sự tồn tại và phát triển của loài
ngƣời. Thứ ba, là lý do hệ quả từ lý do thứ nhất, xuất khẩu nông phẩm đƣợc
coi là nguồn thu ngoại tệ có tiềm năng thực tế nhất của các nƣớc đang phát
triển. Một sự suy giảm trong kim ngạch xuất khẩu nông phẩm đều có thể dẫn
đến khả năng xấu đi của cán cân vãng lai của các nƣớc đang phát triển. Và do
đó cũng làm xấu đi tình hình kinh tế trong nƣớc của những quốc gia này. Thứ
tư, sự tăng trƣởng của lĩnh vực nông nghiệp đƣợc coi là chìa khoá cho sự tăng
trƣởng chung của nền kinh tế ở các nƣớc. Sự tăng trƣởng của lĩnh vực nông

nghiệp đảm bảo cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến.
Bên cạnh đó, sự phát triển của nông nghiệp và nông thôn tạo nên sự gia tăng
cầu về hàng hoá công nghiệp, cả tƣ liệu tiêu dùng lẫn tƣ liệu sản xuất.


2
Trong khuôn khổ các vòng đàm phán thƣơng mại đa phƣơng nhằm tạo
dựng một hệ thống thƣơng mại toàn cầu, vấn đề nông nghiệp chỉ mới đƣợc
đƣa vào các vòng đàm phán kể từ vòng Urugoay (1986 - 1994). Trƣớc đó, vấn
đề nông nghiệp chƣa đƣợc đƣa vào các vòng đám phán đa phƣơng, nếu có
cũng chỉ dừng lại ở mức độ chi tiết nhỏ của một số mặt hàng cụ thể. Cho đến
trƣớc vòng Urugoay, chỉ có vấn đề thịt bò và sản phẩm từ sữa đạt đƣợc việc
ký Hiệp định (vòng Tokyo 1973 - 1979).
Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, tỷ trọng nông nghiệp trong
GDP hàng năm vẫn còn cao. Bên cạnh đó, lĩnh vực nông nghiệp vẫn đang là
kế sinh nhai của hơn năm mƣơi phần trăm dân số Việt Nam. Sự chuyển biến
về tự do hoá thƣơng mại nông sản sau các vòng đàm phán trong khuôn khổ
WTO hiện nay chắc chắn sẽ có những tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh
tế Việt Nam nói chung cũng nhƣ đến đời sống của ngƣời làm nông nghiệp.
Với những lý do trên, ngƣời viết lựa chọn đề tài "Tự do hoá thương
mại nông sản trong khuôn khổ WTO và tác động đối với các nước đang
phát triển" với hy vọng góp phần dự báo tác động đối với nông nghiệp ở các
nƣớc đang phát triển của các Hiệp định trong khuôn khổ WTO.

2. Tình hình nghiên cứu:
Cho đến nay, vấn đề nông nghiệp và tự do hoá thƣơng mại nông sản
trong khuôn khổ Tổ chức Thƣơng mại Thế giới - WTO vẫn còn là một lĩnh
vực mới mẻ. Số lƣợng các công trình, báo cáo chuyên đề hay các bài nghiên
cứu về lĩnh vực này vẫn còn ít. Là một nƣớc đang phát triển, hiện đang thực
hiện các vòng đàm phán để gia nhập Tổ chức Thƣơng mại Thế giới, tại Việt

Nam việc nghiên cứu vấn đề này vẫn còn mới. Số lƣợng các công trình
nghiên cứu về lĩnh vực này cũng chƣa nhiều. Trong điều kiện đó, các công
trình nghiên cứu về tự do hoá thƣơng mại nông sản trong khuôn khổ WTO và


3
tác động đối với các nƣớc đang phát triển hầu nhƣ chƣa giành đƣợc sự quan
tâm thích đáng. Một số tác phẩm, công trình nghiên cứu gần đây nhất cũng
chỉ mới đề cập đến vấn đề này ở những khía cạnh khác. Tác giả Nghiêm Thị
Hồng Nhung trong luận văn thạc sỹ của mình chỉ mới nghiên cứu vấn đề nông
nghiệp trong WTO ở góc độ chính sách nông nghiệp của Việt Nam. Các báo
cáo chuyên đề của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Bộ Thƣơng
Mại cũng chỉ đề cập đến vấn đề nông nghiệp và thƣơng mại nông sản ở khía
cạnh tác động đến Việt Nam và lộ trình tham gia vào liên kết kinh tế quốc tế
của lĩnh vực kinh tế này. Trong lúc đó, các chuyên khảo, bài viết của các tác
giả Dominique Bureau, Jean Christophe Bureau lại đề cập đến khía cạnh
chính sách nông nghiệp của các nƣớc phát triển nói chung và các nƣớc EU nói
riêng. Hai tác giả Merlinda D. Ingco and John D. Nash lại nghiên cứu về nông
nghiệp dƣới góc độ hệ thống thƣơng mại thế giới nói chung. Bên cạnh đó,
một số lƣợng không nhỏ các chuyên đề của các tác giả phƣơng Tây viết về
vấn đề tự do hoá nông sản cũng nhƣ những tác động đối với các nƣớc đang
phát triển. Tuy nhiên, các công trình đó cũng chỉ là quan điểm của các tác giả
phƣơng Tây. Cách nhìn nhận sự tác động đó của họ bắt nguồn từ cách tiếp
cận, từ một khía cạnh, thế giới quan khác.
Vì vậy, tôi quyết định lựa chọn đề tài này với mục đích tìm hiểu tác
động của Hiệp định Nông nghiệp và tự do hoá thƣơng mại nông sản trong
khuôn khổ WTO đối với các nƣớc đang phát triển.

3. Mục đích nghiên cứu:
Với lý do đã nói ở trên, mục đích của ngƣời viết khi lựa chọn đề tài này

là nhằm đánh giá tác động của tiến trình tự do hoá thƣơng mại nông sản đối
với các nƣớc đang phát triển. Trên cơ sở đó, đƣa ra các kiến nghị giải pháp
đối với Việt Nam trong bối cảnh chung của WTO.



4
4. Đối tƣợng nghiên cứu:
Với mục đích nghiên cứu nhƣ trên, đối tƣợng nghiên cứu của đề tài này
là tự do hoá thƣơng mại nông sản thông qua các cuộc đàm phán về nông
nghiệp trong khuôn WTO bắt đầu từ 1995 cho đến nay và những tác động của
chúng đến các nƣớc đang phát triển.

5. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Đề tài đƣợc thực hiện bằng một sự kết hợp các phƣơng pháp nghiên
cứu của kinh tế học, kinh tế quốc tế và kinh tế phát triển. Trong đó, chủ yếu là
các phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, so sánh.

6. Những đóng góp của luận văn:
Với đề tài nghiên cứu này, ngƣời viết mong muốn đề tài này có đƣợc
những đóng góp sau:
Một là, luận giải cơ sở khoa học và thực tiễn của tự do hoá nông sản,
đặc biệt là những lợi ích của các nƣớc đang phát triển xuất khẩu nông sản.
Hai là, trên cơ sở phân tích những nội dung chủ yếu của các cuộc đàm
phán về tự do hoá thƣơng mại nông sản trong khuôn khổ WTO, đánh giá
đƣợc tác động của quá trình tự do hoá thị trƣờng nông sản thế giới đến các
nƣớc đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
Ba là, đƣa ra một số kiến nghị giải pháp đối với Việt Nam, nhằm chuẩn
bị tham gia hiệu quả vào tiến trình tự do hoá thƣơng mại nông sản trong
khuôn khổ WTO.

7. Bố cục của luận văn:
Với lý do lựa chọn và mục đích nghiên cứu nói trên, đề tài này có bố
cục gồm 3 chƣơng và một phần kiến nghị đối với Việt Nam.
Bố cục chính của luận văn nhƣ sau:
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN CỦA TỰ DO HOÁ
THƢƠNG MẠI NÔNG SẢN


5
CHƢƠNG 2. MỘT SỐ NỘI DUNG CỦA CÁC CUỘC ĐÀM PHÁN VỀ TỰ
DO HOÁ THƢƠNG MẠI NÔNG SẢN TRONG KHUÔN KHỔ WTO
CHƢƠNG 3. TÁC ĐỘNG CỦA TỰ DO HOÁ THƢƠNG MẠI NÔNG SẢN
ĐẾN CÁC NƢỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

Với sự lựa chọn đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu nhƣ trên, đề tài này
không tránh khỏi một số khó khăn làm hạn chế đến kết quả nghiên cứu và
tham vọng của ngƣời viết. Đó là, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu trải rộng
trên phạm vi toàn cầu, những khó khăn về nguồn số liệu (các số liệu có nhiều
nguồn gốc, chủ yếu là từ số liệu thống kê của các tổ chức quốc tế nhƣ WB,
WTO, FAO ); do có nhiều nguồn tra cứu nên dẫn tới việc tính nhất quán của
các tài liệu không cao. Bên cạnh đó, các tài liệu cũng đƣợc truy cập với một
số lƣợng đáng kể từ các trang web (nên không có bản cứng) cũng có thể là
một trở ngại.
Cuối cùng, cho phép tôi đƣợc gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy giáo
Phó Giáo sƣ - Tiến sĩ Lê Bộ Lĩnh, ngƣời đã hƣớng dẫn tôi hoàn thành luận
văn này. Trong quá trình nghiên cứu dƣới sự hƣớng dẫn của thầy, tôi đã học
hỏi thêm đƣợc những kinh nghiệm bổ ích.
Tôi cũng xin đƣợc nói lời cảm ơn đối với gia đình, các đồng nghiệp và
cơ quan Sở Kế hoạch và Đầu tƣ Nghệ An - nơi tôi công tác - đã tạo điều kiện
và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập!

*****


6
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN
CỦA TỰ DO HOÁ THƢƠNG MẠI NÔNG SẢN

1. 1 Cơ sở lý thuyết của vấn đề tự do hoá thương mại
Từ thế kỷ XVI, việc giao lƣu buôn bán giữa các nƣớc phát triển một
cách mạnh mẽ. Tuy nhiên, với sự ra đời của chủ nghĩa trọng thƣơng, việc xuất
khẩu đƣợc khuyến khích trong khi nhập khẩu lại bị hạn chế. Cùng với sự phát
triển của kinh tế thế giới, các chính sách hạn chế nhằm hạn chế nhập khẩu
trong lúc khuyến khích xuất khẩu - chính sách thƣơng mại - đƣợc áp dụng. Có
thể hiểu rằng chính sách thƣơng mại là tập hợp các biện pháp thuế quan và
phi thuế quan nhằm điều tiết lƣợng hàng hoá xuất nhập khẩu tại thị trƣờng
của một nƣớc. Việc áp dụng các chính sách thƣơng mại trên thực tế nhằm
mục đích ngăn cản hàng nhập khẩu là chủ yếu.
Năm 1776, trong tác phẩm "Của cải của các dân tộc", A.Smith đã cho
rằng, chìa khoá của sự giàu có và quyền lực của các quốc gia là tăng trƣởng
kinh tế. Tăng trƣởng kinh tế lại phụ thuộc vào quy mô thị trƣờng. Do đó, khi
một ai đó dựng lên các rào cản thƣơng mại chống lại sự trao đổi hàng hoá và
sự mở rộng thị trƣờng, cũng đồng nghĩa với việc hạn chế lợi ích trong nƣớc
và sự mở rộng thị trƣờng. Theo A.Smith, thƣơng mại tự do đồng nghĩa với lợi
ích cho cả hai phía cung và cầu. Vì thế, khi thƣơng mại diễn ra trong trạng
thái tự do, các quốc gia nên chuyên môn hoá vào sản xuất sản phẩm mà họ có
lợi thế tuyệt đối. Quan điểm này về sau D.Ricardo phát triển thành lý thuyết
lợi thế so sánh. D.Ricardo cho rằng, thƣơng mại tự do sẽ mang lại lợi ích cho
cả hai phía. Ông cho rằng, thƣơng mại quốc tế không phải là một trò chơi có
tổng số bằng không, mà là một sự hài hoà về lợi ích trên cơ sở chuyên môn
hoá và lợi thế so sánh. Quan điểm về hài hoà lợi ích là một sự nhấn mạnh lý

thuyết tự do về các mối quan hệ kinh tế quốc tế.


7
Một trong những công cụ của chính sách thƣơng mại phổ biến là thuế
nhập khẩu. Đó là hình thức làm tăng giá của hàng hóa nhập khẩu thông qua
việc thu một khoản tiền theo giá trị hoặc theo tỷ lệ đối với hàng hoá nhập
khẩu. Biện pháp thuế quan đem lại cho Chính phủ một khoản thu nhập, trong
khi ngƣời tiêu dùng phải trả thêm một khoản tiền cho việc tiêu dùng hàng hoá
nhập khẩu. Đối với các nƣớc xuất khẩu, thuế quan thực sự làm tăng chi phí
vận chuyển hàng hoá từ nƣớc này đến nƣớc khác, họ coi thuế quan là một loại
chi phí vận chuyển. Thuế nhập khẩu đƣợc sử dụng nhằm mục đích bảo hộ sản
xuất trong nƣớc. Việc áp dụng thuế quan nhƣ một công cụ bảo hộ sẽ làm cho
ngƣời sản xuất đƣợc lợi trong khi ngƣời tiêu dùng lại chịu thiệt. Mức thiệt hại
của ngƣời tiêu dùng có thể cao hơn khi hàng hoá đƣợc sản xuất trong nƣớc
phải nhập khẩu nguyên liệu từ nƣớc ngoài.
Chính vì những tác động đó của thuế nhập khẩu, những ngƣời ủng hộ
việc thực hiện tự do hoá thƣơng mại đã biện minh rằng, thuế nhập khẩu đã
thực sự bóp méo quan hệ giữa cung và cầu trên thị trƣờng. Trong trƣờng hợp
các nƣớc nhỏ, thuế nhập khẩu ít có hoặc không có tác động đối với giá trên thị
trƣờng thế giới. Ngƣợc lại, trong trƣờng hợp là một nƣớc lớn, thuế nhập khẩu
lại có tác động rất lớn đến giá cả trên thị trƣờng thế giới. Không chỉ làm bóp
méo giá cả trên thị trƣờng, thuế nhập khẩu còn là nguyên nhân gây nên thiệt
hại ròng cho nền kinh tế (trên biểu đồ là diện tích của hình tam giác ABC -
méo mó trong sản xuất và tam giác A'B'C' - méo mó trong tiêu dùng); thuế
nhập khẩu gây nên những thiệt hại nhƣ thế là do nó làm lệch lạc những
khuyến khích kinh tế đối với cả ngƣời sản xuất lẫn ngƣời tiêu dùng. Ngƣợc
lại, tiến tới tự do thƣơng mại sẽ loại bỏ đƣợc các méo mó này và làm tăng
phúc lợi quốc gia.
Ngƣời ta đã cố gắng tính vào tổng chi phí phải trả cho những lệch lạc

do thuế nhập khẩu và hạn ngạch nhập khẩu gây ra trong một số nền kinh tế cụ


8
thể. Thực tế cho rằng, nƣớc lớn sẽ phải trả một tỷ lệ chi phí theo tổng thu
nhập quốc dân là nhỏ hơn rất nhiều so với cái mà các nƣớc nhỏ phải trả do áp
dụng thuế nhập khẩu và hạn ngạch nhập khẩu. Tỷ lệ mà các nƣớc nhỏ phải trả
vào khoảng 10% của tổng thu nhập quốc dân tiềm năng do những méo mó mà
chính sách thƣơng mại gây ra.
Hộp 1.1 - Tác động của thuế nhập khẩu
P P P



P
DT
A A'
P
W

B

C

C'

B'
P
FT






0 Q
D1
Q
D2
Q 0 Q 0 Q
F
Q

Q
DT1
Q
DT2




Sản lượng ở nước nhập khẩu ở mức Q
D
, tại mức sản lượng đó, phần thiếu hụt
được bù đắp bở hàng hoá nhập khẩu. Trong lúc đó, sản lượng của nước ngoài
là Q
F
, với mức sản lượng đó, phần dư thừa sẽ được xuất khẩu. Trong mô hình
thương mại tự do (tức là không có thuế và các loại hàng rào phi thuế, giá cả ở 2
nước là ngang bằng nhau và bằng mức giá cân bằng trên thị trường thế giới -
P

W
. Để hạn chế hàng hoá nhập khẩu, nước nhập khẩu áp dụng mức thuế T đối
Nước nhập khẩu
Thị trường thế giới
Nước xuất khẩu


9
Bên cạnh thuế nhập khẩu, các hình thức gây bóp méo thị trƣờng khác
còn có hỗ trợ trong nƣớc và hỗ trợ xuất khẩu. Thuế nhập khẩu làm cho hàng
hoá nhập khẩu tại một nƣớc có mức giá cao hơn mức giá trên thị trƣờng thế
giới. Trong lúc đó, hỗ trợ trong nƣớc lại gây ra bóp méo thị trƣờng bàng cách
khác. Tại hầu hết các nƣớc trên thế giới, lao động lĩnh vực nông nghiệp luôn
có thu nhập thấp hơn lao động trong các lĩnh vực phi nông nghiệp. Vì vậy, ở
một số nƣớc, chủ yếu là các nƣớc phát triển, lao đông trong lĩnh vực nông
nghiệp - nông dân - đƣợc nhà nƣớc cấp một khoản hỗ trợ nhằm tạo sự cân
bằng thu nhập. Các khoản hỗ trợ có thể đƣợc thanh toán trực tiếp (tiền mặt)
hoăc gián tiếp (trợ giá vật tƣ nông nghiệp, hoặc các chính sách ƣu đãi khác).
Các khoản hỗ trợ này đƣợc tính toán theo đầu đơn vị gia súc hoặc diện tích
canh tác hoặc sản lƣợng. Tuy nhiên, dù là tính theo cách nào thì các hình thức
hỗ trợ này cũng khiến cho ngƣời nông dân sản xuất ngày càng nhiều. Bởi vì
sản xuất càng nhiều họ càng có lợi. Sự khuyến khích này dẫn đến sự gia tăng
sản lƣợng nông nghiệp. Ban đầu, sự gia tăng này làm cho toàn xã hội đƣợc lợi
do không lo sợ thiếu hụt nguồn cung sản phẩm nông nghiệp cũng nhƣ thu
nhập chung của toàn xã hội đƣợc cải thiện. Xét về dài hạn, sự khuyến khích
này bắt đầu tạo ra một sự dƣ thừa nguồn cung các sản phẩm nông nghiệp. Sự
dƣ thừa trên thị trƣờng nội địa dẫn đến nhu cầu xuất khẩu ngày càng lớn. Tuy
nhiên, nhu cầu trên thị trƣờng thế giới cũng có giới hạn. Trong lúc nhu cầu có
giới hạn và nguồn cung ngày càng tăng, một điều tất yếu sẽ xảy ra là chỉ có
các sản phẩm giá rẻ hơn hoặc chất lƣợng tốt hơn hoặc cả hai mới có chỗ đứng

trên thị trƣờng. Với các nƣớc phát triển, để giải quyết bài toán này họ đã chi
tiêu một lƣợng lớn ngân sách để hỗ trợ cho nông dân của mình trong việc xuất
khẩu nông phẩm. Sự hỗ trợ này đôi khi tạo thành sự phá giá trên thị trƣờng
thế giới. Hàng nông sản bị phá giá thì các nƣớc xuất khẩu nông sản là những
nƣớc phải chịu thiệt. Đặc biệt, nếu các nƣớc xuất khẩu là những nƣớc đang


10
phát triển thì thiệt hại ròng của họ còn lớn hơn nhiều lần những gì mà ngƣời
ta có thể thấy đƣợc và định lƣợng đƣợc. Các hình thức hỗ trợ này đã thực sự
là những nguyên nhân gây bóp méo thƣơng mại một cách trầm trọng. Chỉ có
tự do thƣơng mại nông sản - tức là dỡ bỏ hết tất cả hoặc chí ít là giảm đến
mức tối thiểu các loại hình hỗ trợ và thuế nhập khẩu - mới đem lại lợi ích thực
sự cho mỗi nƣớc. Những cái lợi mà các nƣớc nhận đƣợc không chỉ là giá cả,
khối lƣợng xuất khẩu, mà còn liên quan đến nhiều khía cạnh khác nhƣ lao
động, an ninh lƣơng thực … Các nhà kinh tế học cũng cho rằng, ở các nƣớc
nhỏ, đặc biệt là ở các nƣớc đang phát triển, có những cái lợi quan trọng thu
đƣợc từ tự do thƣơng mại đã không đƣợc tính đến trong phân tích chi phí - lợi
ích.
Tự do thƣơng mại không chỉ làm tăng tính hiệu quả của lợi thế kinh tế
nhờ quy mô, mà nó còn khuyến khích các doanh nghiệp tìm kiếm cách thức
mới để sản xuất hoặc cạnh tranh với hàng nhập khẩu. Tự do thƣơng mại sẽ tạo
nên nhiều cơ hội để học hỏi và đổi mới hơn so với hệ thống thƣơng mại "bị
quản lý" mà theo đó chính phủ chủ yếu áp đặt các mô thức xuất khẩu và nhập
khẩu.
Phần lớn các lập luận ủng hộ tự do thƣơng mại không đƣợc lƣợng hoá.
Tuy vậy, gần đây, hai nhà kinh tế học Canada là Richard Harris và David Cox
đã cố gắng lƣợng hoá những cái lợi mà Canada thu đƣợc từ chính sách tự do
thƣơng mại với Mỹ, bao gồm cả những cái lợi thu đƣợc và quy mô sản xuất
có hiệu quả hơn trong phạm vi Canada. Theo họ, thu nhập thực tế của Canada

đã tăng lên 8,6% so với khi chƣa thực hiện tự do thƣơng mại
1
, mức tăng này
lớn gấp ba lần so với đánh giá điển hình của các nhà kinh tế không tính đến
các lợi ích thu đƣợc từ lợi thế kinh tế nhờ quy mô. Nếu nguồn lợi bổ sung thu
đƣợc từ tự do thƣơng mại thực sự lớn nhƣ một số nhà kinh tế học tin tƣởng,


11
thì cái giá của việc làm méo mó thƣơng mại bằng thuế quan, hạn ngạch, trợ
cấp xuất khẩu sẽ lớn hơn các đánh giá thông thƣờng về chi phí lợi ích.
Các nhà kinh tế học thƣờng chỉ ra rằng các chính sách thƣơng mại
trong thực tiễn thƣờng bị chi phối bởi những lợi ích chính trị đặc biệt hơn là
bởi các cân nhắc về chi phí - lợi ích quốc gia. Theo họ, về lý thuyết thì một hệ
thống thuế nhập khẩu và trợ cấp xuất khẩu có lựa chọn có thể tăng thêm phúc
lợi nhà nƣớc, nhƣng trên thực tế bất kỳ một cơ quan chính phủ nào tìm cách
theo đuổi một chƣơng trình can thiệp tinh vi vào thƣơng mại thì chắc chắn họ
sẽ bị các nhóm lợi ích lôi kéo vào một toan tính, nhằm phân phối lại thu nhập
cho các khu vực có ảnh hƣởng về mặt chính trị. Nếu lập luận này đúng thì cần
chủ trƣơng tự do thƣơng mại hoàn toàn, không có ngoại lệ. Mặc dù trên cơ sở
kinh tế đơn thuần, tự do thƣơng mại có thể không nhất thiết phải luôn luôn là
một chính sách tốt nhất.
Các lập luận ở trên hẳn là thể hiện quan điểm thông thƣờng của hầu hết
các nhà kinh tế học quốc tế, ít nhất là của các nhà kinh tế học Mỹ:
Thứ nhất, theo cách đánh giá thông thƣờng, giá phải trả cho việc không
thi hành tự do thƣơng mại là lớn.
Thứ hai, có những lợi ích khác từ tự do thƣơng mại, nó làm tăng thêm
cái giá phải trả cho các chính sách bảo hộ.
Thứ ba, bất kỳ mƣu toan nào hòng xa rời khỏi tự do thƣơng mại đều sẽ
bị phá vỡ bởi tiến trình chính trị.

Tuy vậy, trên thực tế vẫn có những ý kiến, lập luận đáng coi trọng ủng
hộ việc không thi hành chính sách tự do thƣơng mại. Đó cũng chính là
nguyên nhân giải thích tại sao các cuộc đàm phán về tự do thƣơng mại vấn
tiếp tục kéo dài và có khi lâm vào bế tắc.

1.2 Tổ chức Thương mại Thế giới WTO và tự do hoá thương mại:


12
Theo kết quả của vòng đàm phán Uruguay, kể từ ngày 01 tháng 01 năm
1995, Hiệp định chung về thƣơng mại và Thuế quan GATT (viết tắt bằng
tiếng Anh của cụm từ General Agreement on Trade and Tariff) chính thức
chuyển thành Tổ chức Thƣơng mại thế giới - WTO (viết tắt bằng tiếng Anh
của cụm từ World Trade Organization). Sự ra đời này chấm dứt một thời kỳ
tạm thời kéo dài nửa thế kỷ của GATT, đồng thời nó cũng thiết lập một cơ
chế có tính ràng buộc chặt chẽ hơn đối với các thành viên tham gia. Là một tổ
chức có tính toàn cầu, WTO bao gồm một hệ thống các văn bản có tính pháp
lý chặt chẽ đối với tất cả các thành viên. Hệ thống các văn bản của WTO quy
định các nguyên tắc về thƣơng mại cũng nhƣ các vấn đề có liên quan đến
thƣơng mại. Hệ thống quy tắc đó có nền tảng chung là các nguyên tắc cơ bản
sau đây:
Thứ nhất, không phân biệt đối xử. Theo nguyên tắc này, các thành viên
không đƣợc áp dụng bất cứ một hình thức phân biệt đối xử nào đối với các
bạn hàng của mình là thành viên của WTO. Nguyên tắc này bao gồm hai quy
chế, quy chế tối huệ quốc và quy chế đối xử quốc gia. Quy chế tối huệ quốc -
MFN (viết tắt bàng tiếng Anh của cụm từ Most Favourable Nations) đƣợc
hiểu là, nếu một thành viên nào dành cho các bạn hàng của mình một quy chế
nào trong giao thƣơng với nhau thì các thành viên còn lại của WTO cũng
nghiễm nhiên đƣợc hƣởng các quy chế đó mà không có bất cứ một đòi hỏi
nào đƣợc đặt ra. Hình thức này thiết lập cơ chế tự động trong việc áp dụng

quy chế mậu dịch công bằng giữa các nƣớc thành viên của WTO với nhau.
Bên cạnh đó, quy chế đối xử quốc gia - NT (viết tắt bằng tiếng Anh của cụm
từ National Treatments) quy định rằng, một khi hàng hoá của một nƣớc thành
viên nào đã đƣợc nhập khẩu vào thị trƣờng của một nƣớc thành viên khác thì
những hàng hoá đó cũng đƣợc hƣởng chung các quy định về thuế quan, điều
tiết thị trƣờng giống nhƣ hàng hoá đƣợc sản xuất tại nƣớc nhập khẩu.


13

Thứ hai, tự do hơn. Nguyên tắc này quy định rằng, các hàng rào thƣơng
mại sẽ luôn đƣợc tiếp tục giảm bớt và tiến tới loại bỏ thông qua các cuộc đàm
phán giữa các thành viên trong WTO. Mức giảm đầu tiên đối với các biện
pháp thuế của các thành viên WTO theo kết quả của vòng Uruguay là 36%
đối với các nƣớc phát triển, trong lúc đó đối với các nƣớc đang phát triển là
24%, mức giảm này đƣợc tiến hành trong vòng 5 năm và sau đó sẽ tiếp tục
đàm phán vào thời điểm 1 năm trƣớc khi kết thúc thời hạn thực hiện cam kết
để tiếp tục giảm thuế (bắt đầu vào đầu năm 2000 và kết thúc vào ngày 01
tháng 01 năm 2005), nhằm tiến tới một thị trƣờng toàn cầu phi thuế quan.

Thứ ba, có thể dự đoán đƣợc. Theo nguyên tắc này, hàng rào thƣơng
mại bao gồm thuế quan, phi thuế quan, và các biện pháp khác không thể tự ý
nâng lên. Các chính phủ không đƣợc dựng lên các loại thuế mới cũng nhƣ
không đƣợc nâng các mức thuế đang tồn tại lên cao. Các chính sách về thuế
phải ổn định theo chiều hƣớng giảm dần, và do đó những ngƣời tham gia kinh
doanh có thể dự đoán đƣợc mức thuế mà họ sẽ phải chịu khi tiếp cận thị
trƣờng của một nƣớc nào đó. Tuy nhiên, theo mục tiêu dài hạn của WTO, các
hàng rào thuế sẽ bị giảm dần và tiến đến loại bỏ hoàn toàn.

Thứ tư, có tính cạnh tranh hơn. Không khuyến khích các biện pháp

không công bằng nhƣ sử dụng trợ cấp xuất khẩu và tăng thêm thị phần trên thị
trƣờng bằng cách bán phá giá thấp hơn giá thành. Các lực lƣợng tham gia thị
trƣờng đƣợc đối xử công bằng, khuyến khích cạnh tranh trên cơ sở lợi thế so
sánh vốn có mà không cho phép sử dụng các hình thức hỗ trợ của nhà nƣớc.

Thứ năm, có lợi cho các nƣớc chậm phát triển. Theo nguyên tắc này,
các nƣớc đang phát triển có quyền đƣợc hƣởng một sự đối xử đặc biệt và khác
biệt. Với trình độ phát triển thấp hơn, các nƣớc đang phát triển đƣợc hƣởng
một sự ƣu đãi trong việc thực thi các cam kết trong WTO. Sự phân biệt đối xử


14
này có thể là một thời hạn quá độ dài hơn hoặc một cam kết thấp hơn so với
các nƣớc phát triển. Với các nƣớc chậm phát triển nhất, họ không phải thực
hiện bất cứ một cam kết nào cả. Tuy nhiên, các quy định về đối xử đặc biệt và
khác biệt vẫn mang tính tƣợng trƣng nhiều hơn là thực tế. Sở dĩ nhƣ vậy là
do, tại thời điểm thực hiện cam kết, các nƣớc đang phát triển chỉ đƣợc hƣởng
những ƣu đãi về mặt thời gian hay mức độ cam kết, còn lợi ích thực tế (tức là
sự tăng trƣởng thƣơng mại nói riêng và tăng trƣởng kinh tế nói chung) thì
chƣa chắc đã đạt đƣợc. Trong lúc đó, nếu so sánh một cách tƣơng đối giữa
nghĩa vụ và lợi ích thì các nƣớc phát triển mới thực sự là những nƣớc có lợi,
còn các nƣớc đang phát triển thì vẫn hoàn toàn bất lợi. Có thể nói rằng, việc
thực hiện các cam kết trong WTO nói chung, trong lĩnh vực nông nghiệp nói
riêng, lợi ích và nghĩa vụ của các nhóm nƣớc là không hoàn toàn cân xứng.

Bên cạnh các quy định chung về thƣơng mại của WTO, hoạt động
thƣơng mại nông sản trong phạm vi WTO còn phải chịu sự điều chỉnh của
một số Hiệp định kác có liên quan. Trƣớc hết, đó là Hiệp định Nông nghiệp
của WTO. Hiệp định này điều chỉnh tất các các hoạt động về thƣơng mại
nông sản theo đặc thù riêng của lĩnh vực này. Ngoài ra, hoạt động thƣơng mại

nông sản cũng chịu sự điều chỉnh của các Hiệp định khác có liên quan nhƣ,
Hiệp định về việc áp dụng các biện pháp kiểm dịch động - thực vật, Hiệp định
về hàng rào kỹ thuật trong thƣơng mại, Hiệp định về quy tắc xuất xứ, Hiệp
định về các biện pháp tự vệ và một số Hiệp định có liên quan khác trong
những trƣờng hợp cụ thể.



15
Hộp 1.2 Hiệp định Nông nghiệp

Hiệp định Nông nghiệp gồm 13 chƣơng, 21 Điều và 5 Phụ lục. Nội
dung của Hiệp định này bao gồm các vấn đề cơ bản sau đây:

1. Quy định tiếp cận thị trƣờng: Các thành viên không đƣợc giữ lại, áp
dụng hoặc tái sử dụng những biện pháp mà ngay từ đầu đã bị yêu cầu chuyển
đổi thành thuế phổ thông, trừ phi có quy định gì khác tại điều 5 và phụ lục 5.

2. Cam kết hỗ trợ trong nƣớc: Sự hỗ trợ trong nƣớc dƣới đây không
phải giảm trừ: một thành viên thực hiện hỗ trợ trong nƣớc đối với một loại sản
phẩm nào đó trong tính toán tổng lƣợng hỗ trợ chung mà chƣa quá 5% tổng
sản lƣợng trong một năm của năm đó về sản phẩm nông nghiệp cơ bản của
thành viên này; đối với thành viên nƣớc đang phát triển, thì tỷ lệ phần trăm vi
lƣợng theo quy định của điều này là 10%.

3. Cam kết cạnh tranh xuất khẩu: Mỗi thành viên cam kết không đƣợc
trợ cấp xuất khẩu cách thức khác trừ phi cách thức đó phù hợp với hiệp định
này cũng nhƣ phù hợp với cam kết trong biểu cắt giảm của nƣớc đó.

4. Điều khoản vệ sinh và vệ sinh thực vật: Các thành viên đồng ý thực

thi hiệp định về các biện pháp vệ sinh và vệ sinh thực vật.

5. Điều khoản đãi ngộ đặc biệt và khác biệt: Các thành viên nƣớc đang
phát triển đƣợc linh động trong 10 năm. Các thành viên nƣớc kém phát triển
nhất không cần phải cam kết huỷ bỏ, cắt giảm.

6. Việc giải quyết tranh chấp theo Điều 22 và điều 23 của GATT năm
1994 về áp dụng và mô tả lƣợng giải giải quyết tranh chấp phải áp dụng
thƣơng lƣợng và giải quyết tranh chấp theo hiệp định nông nghiệp.

1.3 Những lợi ích và trở ngại đồi với tự do hoá thương mại nông sản
Đối với các nƣớc đang phát triển thuộc nhóm nƣớc thu nhập thấp, nông
nghiệp vẫn là một lĩnh vực lớn của nền kinh tế, chiếm khoảng 68% lực lƣợng
lao động và tạo ra khoảng 24% tổng sản phẩm quốc nội của họ
2
. Trong trƣờng
hợp của các nƣớc thuộc nhóm thu nhập trung bình, nông nghiệp chỉ đóng góp
khoảng 10% tổng sản phẩm quốc nội của họ nhƣng vẫn chiếm một khoảng


16
25% lực lƣợng lao động của các nƣớc này
3
. Phần lớn dân số ở các nƣớc này
có đời sống phụ thuộc trực tiếp vào nông nghiệp. Sự tăng trƣởng về sản lƣợng
nông nghiệp sẽ cung cấp cho họ lƣơng thực (vốn là một loại hàng hoá chiếm
tỷ trọng lớn trong chi tiêu của họ) với giá rẻ hơn. Thêm vào đó, việc tiến hành
hiện đại hoá ngành nông nghiệp tạo ra nhiều việc làm trong lĩnh vực chế biến
nông phẩm, tiếp thị, cung cấp đầu vào, cung cấp sản phẩm tiêu dùng và các
loại dịch vụ, và đến lƣợt nó lại tiếp tục tạo việc làm một cách gián tiếp cho

những ngƣời sống dựa vào nông nghiệp. Lĩnh vực nông nghiệp do đó đóng
góp vào sự tăng trƣởng chung cả trực tiếp (gia tăng sản lƣợng và xuất khẩu)
lẫn gián tiếp (tăng nhu cầu của cƣ dân nông nghiệp về hàng hoá tiêu dùng
công nghiệp và các loại dịch vụ).
Bảng 1 - 1 là những con số ƣớc tính về lợi ích mà các nhóm nƣớc thu
đƣợc từ việc thực hiện tự do hoá thƣơng mại nông sản. Theo Bảng 1 - 1, lợi
ích mà các nƣớc nhận đƣợc từ tự do hoá thƣơng mại nông sản đạt khoảng 586
tỷ USD, trong đó, phần thu đƣợc ở các nƣớc thuộc nhóm thu nhập cao là 196
tỷ USD và phần còn lại (390 tỷ USD) là do thu đƣợc ở các nƣớc thuộc nhóm
thu nhập thấp. Điều này cũng có nghĩa là, việc thực hiện tự do hoá thƣơng
mại nông sản sẽ mang lại lợi ích cho tất cả các nƣớc trên thế giới. Trong lợi
ích đó, các nƣớc thuộc nhóm thu nhập thấp (thực tế là các nƣớc đang phát
triển và chậm phát triển) là những ngƣời thu đƣợc nhiều lợi ích nhất. Và phần
lớn lợi ích mà những nƣớc đang phát triển thu đƣợc (khoảng 80% trong tổng
lợi ích từ tự do hoa thƣơng mại nông sản) cũng có nguồn gốc từ chính các
nƣớc cùng trình độ phát triển, cùng nhóm thu nhập.


17
Bảng 1 - 1
Các n-ớc thu nhập cao
Nhóm thu nhập cao 73 144
Nhóm thu nhập thấp 31 99
Tính chung 104 243
Các n-ớc thu nhập thấp và trung bình
Nhóm thu nhập cao 23 53
Nhóm thu nhập thấp 114 294
Tính chung 137 347
Tính chung
Nhóm thu nhập cao 106 196

Nhóm thu nhập thấp 142 390
Tính chung 248 586
Nguồn: Agriculture and The WTO , Tr.17
Lợi ích từ Xoá bỏ các hàng rào trong th-ơng mại nông sản
Từ sau Vòng đàm phán Uruguay đến năm 2005
Giá cố định
1997
Giá hiện tại
Lợi ích thu đ-ợc từ
Nhóm n-ớc nhận
Đơn vị tính: Tỷ USD


Nhng li ớch to ln nh vy khụng ch phn ỏnh s búp mộo ln trong
thng mi m cũn cho thy rng, nụng nghip vn l mt lnh vc ln i
vi cỏc nc ang phỏt trin. Hn th, nhng con s ny tht l cú ý ngha khi
so sỏnh vi mc vin tr phỏt trin chớnh thc hng nm m cỏc nc phỏt
trin dnh cho cỏc nc ang phỏt trin.
Mt tớnh toỏn khỏc ca Phũng Nụng nghip v Ngun lc kinh t
Australia cho thy rng, vi mt mc ct gim 50% lng h tr cho nụng
nghip trờn th gii s dn n mt s tng lờn khong 53 t USD trong GDP
ton cu vo nm 2010. Trong ú, cỏc nc ang phỏt trin s nhn c mt
phn cú giỏ tr 14 t USD. Mt tớnh toỏn khỏc ca Ngõn hng Th gii cho
rng, t do húa thng mi hon ton vo nm 2005 s to ra mt khon li
ớch ton cu tr giỏ 254 t USD. Vic t do hoỏ thng mi nụng nghip cú
th mang li mt giỏ tr li ớch l 165 t USD, v 42,6 t USD trong s ú


18
thuộc về các nƣớc đang phát triển. Ba phần tƣ lợi ích mà các nƣớc đang phát

triển nhận đƣợc có nguồn gốc từ việc cắt giảm thuế quan của họ, do đó mức
giá mà ngƣời tiêu dùng phải trả cho hàng hoá nhập khẩu là thấp hơn trƣớc đó.
Bên cạnh những lợi ích thu đƣợc nhƣ trên từ việc tự do hoá thƣơng mại
nông sản trên thế giới, quá trình này cũng gặp một số vấn đề trở ngại nhƣ sau:
Thứ nhất, Chính sách và mức hỗ trợ trong nƣớc gây bóp méo thƣơng
mại vẫn còn ở mức cao. Ví dụ, mức hỗ trợ trong nƣớc ở các nƣớc OECD cao:
Tổng số tiền nhằm mục đích hỗ trợ trong nƣớc ở các nƣớc OECD năm 2001
là 311 tỷ USD, con số này chỉ khoảng 1,3% GDP của các nƣớc OECD nhƣng
xấp xỉ tổng GDP của các nƣớc vùng cận Sahara, trong đó 69% là nhằm mục
đích trợ giá.
Với mức hỗ trợ cao nhƣ bảng dƣới đây, mức giá mà nông dân các nƣớc
OECD nhận đƣợc cao hơn mặt bằng chung của thị trƣờng thế giới là 31%
(thời kỳ cơ bản theo Hiệp định Nông nghiệp 1986 -1988 con số này là
+51%).
4
Mức hỗ trợ này thực sự là yếu tố cơ bản bóp méo thƣơng mại và tác
động đến giá cả nông sản thế giới. Quan trọng hơn, mức giá cao một mặt đem
lại lợi ích cho nông dân ở các nƣớc OECD, nhƣng lại là gánh nặng cho cả
nông dân ở các nƣớc đang phát triển lẫn ngƣời tiêu dùng ở các nƣớc có thu
nhập thấp - nơi mà chi tiêu cho lƣơng thực vẫn chiếm một tỷ trọng lớn trong
chi tiêu của các hộ gia đình. Mặc dù vậy, kế hoạch tƣơng lai mà các nƣớc
OECD dành cho các nƣớc đang phát triển là không rõ ràng.



19

Bảng 1 - 2
Đơn vị tính: Triệu USD
Australia 1.376,00 946,70 96,70 10,20%

Canada 5.231,00 3.892,10 1.997,80 51,30%
CH Czech 760,00 655,30 366,10 55,90%
EU 112.628,00 99.556,40 60.863,20 61,10%
Hungary 1.080,00 878,60 427,50 48,70%
Iceland 156,00 135,90 65,60 48,20%
Nhật Bản 64.775,00 51.979,30 46.973,90 90,40%
CH Hàn Quốc 21.489,00 18.169,80 17.233,80 94,80%
Mexico 6.999,00 5.692,60 3.624,80 63,70%
Na Uy 2.489,00 66,70 46,70 69,90%
New Zealand 162,00 2.274,10 891,40 39,20%
Ba Lan 1.934,00 1.672,70 1.162,40 69,50%
CH Slovakia 332,00 290,70 48,20 16,60%
Thụy Sỹ 5.047,00 4.354,40 2.588,60 59,40%
Thổ Nhĩ Kỳ 9.649,00 6.522,00 5.092,70 78,10%
Mỹ 95.455,00 51.255,70 18.662,00 36,40%
Tổng của OECD 329.564,00 248.343,00 160.141,20 64,50%
Nguồn: OECD Monitoring Report 2002
Hỗ trợ nông nghiệp ở các n-ớc OECD 2001
Trung bình - Thời kỳ 1999
Tổng mức
hỗ trợ -ớc tính
Tổng mức hỗ
trợ nhà SX -ớc
tính
Mức bảo
hộ biên
%
bảo hộ biên



Th hai, mt s nc vn cũn tn ti cỏc ro cn thng mi v thu
bc thang cao. Cỏc tớnh toỏn cho thy, mc thu i vi nụng sn hin nay
cao gp 6 ln so vi sn phm cụng nghip
5
. Trong lỳc ú, t l thu hn
ngch mi dn thay th cỏc loi hng ro phi thu theo Hip nh Nụng
nghip, cỏc t l thu ngoi hn ngch vn cao v ụi khi vn cú mt s hỡnh
thc cm ún khỏc. Thm chớ mc thu trong hn ngch cao n mc cỏc hn
ngch b b trng rt nhiu. Mc thu cao lm thit hi cho thng mi ca
cỏc nc ang phỏt trin l 5 t USD, trong ú ch yu l thng mi nụng
sn. Mc thu cao khụng ch mt nc m cú u khp cỏc nc. T thu
sut 129% dnh cho ng M n 162% dnh cho lỳa go E.U.
6
. Mc
thu cao cũn biu hin cỏc loi thu bc thang dnh cho cỏc mt hng ch


20
bin. c bit l i vi mt hng nụng sn nhit i ch bin. iu ú ó cn
tr vic tin hnh cỏc hot ng to ra giỏ tr gia tng nhng quc gia ang
phỏt trin.
Th ba, h tr xut khu cao lm búp mộo th trng th gii i vi
mt hng c bn. Hỡnh thc h tr ny ch yu cú nc phỏt trin, c bit
l cỏc nc thuc nhúm OECD. Vi mc sn lng d tha cao (do c
khuyn khớch bi cỏc chớnh sỏch h tr trong nc) giỏ sn phm trong nc
cỏc nc OECD cú nguy c b gim thp nu bỏn ton b sn phm trờn th
trng ni a. Chớnh vỡ th, cỏc bin phỏp khuyn khớch xut khu c ỏp
dng. S duy trỡ mc h tr cao cỏc nc OECD vn l yu t c bn trờn
th trng nụng sn th gii v cú nh hng ln n giỏ v cỏc iu kin th
trng nụng sn. Mc dự, theo Hip nh Nụng nghip, cỏc nc s dng h

tr xut khu ó cam kt ct gim mc h tr ca h nhng cho n nay, cỏc
con s ny cng cũn rt cao. Bng 1 - 3 s cho thy iu ú.

Bảng 1 - 3
Cơ sở
1995 - 96
1996 - 97 1997 - 98 1998 - 99 1999 - '00
Cam kết 2000
E.U. 14.800 6.292 6.684 4.915 5.835 5.588 9.400
U.S. 930 26 122 113 150 80 600
Toàn TG 20.000 6.991 7.489 5.729 6.477 5.972 13.400
Nguồn: WTO
Tổng số hỗ trợ xuất khẩu cam kết
Đơn vị tính: Triệu USD


Th t, Chớnh sỏch ca cỏc nc ang phỏt trin cú xu hng chng li
lnh vc nụng nghip ca chớnh h v cỏc nc ang phỏt trin khỏc. ng
trc nguy c b chốn ộp bi chớnh sỏch thng mi ca cỏc nc phỏt trin,
cỏc nc ang phỏt trin cng ó ỏp dng cỏc bin phỏp mang tớnh t v v
bo h. Th nhng, vic ỏp dng cỏc chớnh sỏch ú li ng thi cú tỏc dng
ngc i vi chớnh cỏc nc ang phỏt trin. iu ny cú th tr nờn rừ hn


21
khi ba phần từ lợi ích mà những nƣớc này thu đƣợc từ việc tự do hoá thƣơng
mại có nguồn gốc từ chính việc cắt giảm các hàng rào thƣơng mại của họ.
*****

Với những gì đã phần tích ở trên ta thấy, tự do hoá thƣơng mại nông

sản cũng là tất yếu. Cả về mặt lý thuyết lẫn thực tiến đều cho thấy rằng, chỉ có
tự do hoá thƣơng mại nông sản mới mang lại lợi ích tối đa cho các nƣớc khi
tham gia buôn bán trên thị trƣờng nông sản thế giới. Bất kể là nƣớc phát triển
hay đang phát triển, tự do hoá thƣơng mại nông sản đều mang lại cho họ
những lợi ích nhất định. Trong đó, các nƣớc đang phát triển là những ngƣời
trong đợi nhất điều này, vì đó là lĩnh vực mà họ có thể có đƣợc lợi thế so sánh
nhất định, đồng thời là chìa khoá cho sự phát triển của họ.
Tuy nhiên, nông sản lại là một mặt hàng có đặc thù riêng. Do đó, việc
đạt đƣợc các thoả thuận để tiến đến tự do hoá thƣơng mại nông sản là một quá
trình đầy khó khăn.


22
CHƢƠNG 2. MỘT SỐ NỘI DUNG CỦA CÁC CUỘC ĐÀM PHÁN
VỀ TỰ DO HOÁ THƢƠNG MẠI NÔNG SẢN

Vòng đàm phán URUGUAY là lần đầu tiên đàm phán về tự do hoá
thƣơng mại nông sản đƣợc đƣa vào nội dung đàm phán chính thức, với tƣ
cách là một nội dung của tự do hoá thƣơng mại. Tuy nhiên, kể từ đó cho đến
nay, tiến trình tự do hoá thƣơng mại nông sản vẫn chƣa có đƣợc những bƣớc
tiến đáng kể. Đến vòng đàm phán Đô-ha, tự do hoá thƣơng mại nông sản trở
thành một trong những nội dung chính của chƣơng trình đàm phán.
Mục tiêu của vòng đàm phán Đô-ha nói riêng, cũng nhƣ mục tiêu của
WTO nói chung là nhằm thiết lập một thị trƣờng nông sản công bằng theo
hƣớng thị trƣờng tự do. Tức là hoạt động thƣơng mại nông sản chủ yếu tiến
hành trên cơ sở của quan hệ cung và cầu. Các chính sách hỗ trợ gây bóp méo
thƣơng mại hay nhằm mục đích bảo hộ ở các khu vực và các quốc gia sẽ tiến
dần đến việc xoá bỏ hoàn toàn. Trong chƣơng này của Luận văn, tác giả sẽ
giới thiệu một số nội dung cơ bản cả quá trình đàm phán về tự do hoá thị
trƣờng nông sản. Các nội dung này lần đầu tiên đƣợc đề cập đến một cách đầy

đủ tại Vòng đàm phán Uruguay. Tại Hội nghị Bộ trƣởng Đô-ha (tháng 9 năm
2001), các nội dung này đƣợc nhắc lại với tƣ cách là một nội dung cơ bản của
vòng đàm phán này.

2.1 Tiếp cận thị trường
Tiếp cận thị trƣờng đƣợc hiểu là cơ hội mà một loại hàng hoá nhập
khẩu có thể đƣợc bán trên thị trƣờng, theo một cơ chế về thuế nhập khẩu nhất
định.
Các chính sách về tiếp cận thị trƣờng đƣợc biết đến là các loại thuế
nhập khẩu. Việc đánh thuế nhập khẩu buộc ngƣời tiêu dùng trong nƣớc phải
trả thêm một lƣợng giá trị ngoài mức giá ban đầu (thông thƣờng) của hàng

×