Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

TẬP BÀI GIẢNG MÔN CÔNG TÁC BIÊN TẬP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (633.03 KB, 66 trang )


1
TRƢỜNG CAO ĐẲNG PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH II
KHOA BÁO CHÍ
*****




TẬP BÀI GIẢNG MÔN CÔNG TÁC BIÊN TẬP
(Dành cho các lớp cao đẳng báo chí)













BIÊN SỌAN:

Thạc sĩ Dƣơng Thị Thanh Thủy
Giảng viên Khoa Báo chí











TP. Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2008

2
LỜI MỞ ĐẦU

Báo chí là sản phẩm của các phương tiện truyền thông đại chúng
hiện đại như báo viết, báo nói, báo hình, báo mạng điện tử… Mỗi lọai
hình báo chí có một phương thức hoạt động riêng, nhưng đều có cùng
những đặc điểm như tính đại chúng, tính ứng dụng công nghệ, tính thời sự
và tính hấp dẫn. Quy trình sản xuất báo chí vô cùng phức tạp nhưng cũng
hết sức lý thú. Nó đòi hỏi những người tham gia phải có những phẩm chất
tốt đẹp, có sự nhạy bén, nhẫn nại và lòng yêu nghề nghiệp.
Sự căng thẳng về cường độ lao động trí tuệ, sự thúc ép của thời
gian, sự bất ổn của lịch làm việc, sự dịch chuyển thường xuyên về không
gian địa lý, những nguy hiểm đe dọa, gánh nặng trách nhiệm chính trị- xã
hội … tất cả tạo nên sự nhọc nhằn của nghề làm báo. Khi nghiên cứu về
công tác biên tập báo chí, một trong những bộ phận quan trọng trong quá
trình lao động báo chí trước hết cần phải hiểu rõ về các loại hình lao động
báo chí, đặc điểm của lao động báo chí, cơ chế phối hợp trong hoạt động
báo chí… Từ hiểu biết một cách tổng thể về lao động báo chí với những
đặc điểm cơ bản và phương thức sản xuất mang tính đặc thù sẽ giúp
những người nghiên cứu có cái nhìn tổng quan về công tác biên tập báo
chí nói chung và phương pháp biên tập từng lọai hình báo in, báo phát

thanh, báo truyền hình nói riêng.




3
CHƢƠNG I
KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TÁC BIÊN TẬP BÁO CHÍ

1.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA LAO ĐỘNG BÁO CHÍ
1.1.1. TÍNH CHÍNH TRỊ - TƢ TƢỞNG
- Báo chí có thể tác động, tạo nên dư luận và định hướng dư luận.
- Báo chí gánh chịu trách nhiệm chính trị - xã hội to lớn, chịu sức ép
của các thế lực chính trị - xã hội.
- Tính chính trị - tư tưởng chính là hạt nhân trong nguyên tắc làm
báo của các nhà báo cách mạng.
1.1.2. TÍNH TẬP THỂ
- Dưới góc độ chính trị- xã hội, báo chí đã tổ chức, cỗ động, tuyên
truyền tư tưởng chính trị của Đảng, của đông đảo nhân dân
- Xét dưới góc độ nghề nghiệp, báo chí là một cỗ máy vận hành bởi
nhiều bộ phận quan trọng khác nhau hợp thành (chia thành hai nhóm:
nhóm gián tiếp và nhóm trực tiếp).
- Trong cơ quan báo chí có bộ phận lao động gián tiếp và lao động
trực tiếp. Hai bộ phận này có mối quan hệ mật thiết hữu cơ với nhau
trong quá trình thực hiện tác phẩm.
- Sức ép về thời gian, về tổ chức êkíp lao động, cộng với tính định
kỳ của các sản phẩm báo chí, tính chính xác về kỹ thuật ở các công
đoạn sản xuất báo chí đã quy định tính kỷ luật nghiêm khắc của lao
động báo chí. Những yếu tố đó đã khẳng định tính đây chuyền sản xuất
là một đặc điểm của lao động báo chí.


4
1.1.3. TÍNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT
- Báo chí ra đời và phát triển cùng với sự phát triển của khoa học
công nghệ hiện đại.
- Báo chí ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ để liên tục đổi mói
nội dung và hình thức tờ báo.
- KHCN làm cho báo chí được phổ biến rộng khắp; làm xuất hiện
nhiều loại hình báo chí khác nhau và làm xuất hiện khái niệm mới:
“Làng thông tin toàn cầu”
1.1.4. TÍNH SÁNG TẠO
- Báo chí là một nghề lao động sáng tạo đặc thù.
- Báo chí là một lọai hàng hóa đặc biệt, nên nó cũng đòi hỏi người
sản xuất phải có năng lực cao về trí tuệ, và có sự sáng tạo cá nhân sâu
sắc.
- Sự sáng tạo thể hiện ở chỗ từ những thông tin, sự kiện rời rạc
góp nhặt được trong quá trình lao động, người làm báo mang đến cho
công chúng những bữa ăn tinh thần ngày một ngon hơn.
- Sự sáng tạo ở mức độ vượt trội nó sẽ tạo thành “thương hiệu”
của tờ báo, làm nên uy tín riêng của nhà báo, hoặc làm nên sự khác biệt
độc đáo trong từng tác phẩm.
- Càng cạnh tranh báo chí và nhà báo phải càng không ngừng sáng
tạo.

5
1. 2. VAI TRÒ - VỊ TRÍ CỦA CÔNG TÁC BIÊN TẬP TRONG
LAO ĐỘNG BÁO CHÍ

1.2.1. CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC BIÊN TẬP
- Theo nghĩa chung nhất, Biên tập là hình thức họat động văn hóa

xã hội trong các lĩnh vực sáng tác văn học nghệ thuật, khoa học, báo
chí…
- Công tác biên tập là công việc tìm tòi, thu góp tài liệu, biên
sọan sách vở, chỉnh sửa tác phẩm báo chí.
- Theo khái niệm khoa học hiện đại thì công tác biên tập đƣợc
khái quát nhƣ một quá trình biến mục đích chính trị, văn hóa, khoa
học có tính cá nhân thành các sản phẩm văn hóa, tinh thần mang tính
xã hội dƣới dạng xuất bản phẩm để giới thiệu đến đông đảo công
chúng.
- Biên tập báo chí là một nghĩa hẹp của công tác biên tập.
- Hiểu theo nghĩa đơn thuần là công đọan đọc và xử lý bản thảo các
tác phẩm báo chí (báo in, phát thanh, truyền hình, báo mạng) do
phóng viên thực hiện, nhằm nâng chất lƣợng các tác phẩm báo chí đạt
mức tối đa.
1.2.2. VỊ TRÍ CỦA LAO ĐỘNG BIÊN TẬP TRONG BAN BIÊN
TẬP
a) Ban biên tập
- Ban Biên tập (Bộ biên tập) là nơi làm việc của các nhà báo.
- Ban Biên tập là bộ phận chịu trách nhiệm trước tòa sọan về nội
dung và hình thức trước khi tờ báo phát hành.
-
Công việc của Ban biên tập trong cơ quan báo chí:

6
*Xác định phương hướng, mục tiêu mà tờ báo, bài báo hướng đến
* Lựa chọn đề tài, chủ đề
* Tổ chức lực lượng sáng tác tin bài; thực hiện bản thảo, tác phẩm.
* Nhận xét đánh giá, xử lý nội dung, sửa chữa và tu chỉnh bản thảo
cả nội dung và hình thức; cả về mỹ thuật lẫn kỹ thuật.
* Chú trọng việc truyền bá các nội dung theo các mục tiêu họat động

vì lợi ích của cơ quan báo chí đó.
- Những nhiệm vụ đó trong Ban biên tập do hai bộ phận lao động
chính đảm nhiệm là phóng viên và biên tập viên.
b) Phóng viên
- Lao động phóng viên là hình thức lao động tác giả (có óc tổ chức,
sáng tạo, vượt khó…).
- Phóng viên phát hiện nguồn tin, thực hiện tác phẩm.
c) Biên tập viên
- Lao động Biên tập là hình thức lao động hỗ trợ có mục đích cho
lao động tác giả (cần có sự chuẩn mực, khoa học, khádch quan trong công
việc).
- Biên tập viên thẩm định, sửa chữa, quyết định phổ biến hay không
phổ biến tác phẩm của phóng viên.
d) Tư liệu và đánh máy
- Tham gia quá trình xử lý tin bài cộng tác viên.
- Nhập liệu, giữ tư liệu cho BBT

1.2.3. VAI TRÒ VỊ TRÍ CỦA BIÊN TẬP VIÊN TRONG LAO
ĐỘNG BÁO CHÍ

7
- Phóng viên là lượng lượng chủ công và xung kích trong Ban biên
tập, là người tạo ra các mối liên hệ giữa các bộ phận khác nhau trong cùng
một cơ quan báo chí
- Biên tập viên là bộ phận chủ chốt của cơ quan thông tin đại chúng.
Họ có mối liên hệ gần gũi và trực tiếp nhất đối với phóng viên để thực
hiện các nhiệm vụ trong Ban biên tập .
Ở các đài PT-TH địa phương, các Trưởng hoặc Phó phòng nghiệp
vụ kiêm luôn công tác biên tập tin bài.
Ở các toà soạn báo, tham gia công tác biên tập là những người phụ

trách các Ban chuyên môn, thư ký toà soạn, và Ban biên tập (thường là
Phó tổng biên tập phụ trách nội dung).
Một số tờ báo lớn trên thế giới có mô hình biên tập tin dựa trên 3
giai đoạn, gồm 3 biên tâp viên:
- Biên tập viên nội dung
- Biên tập viên thiết kế trang.
- Biên tập viên tổng hợp .
Mô hình này có những ưu điểm sau đây:
* Tất cả các bài viết đều được đọc kỹ tới ba lần tại ba bàn làm việc
khác nhau.
* Các biên tập viên nội dung không cần phải quá lo về công tác biên
tập chữ nghĩa và có thể tập trung làm việc với các phóng viên.
* Các biên tập viên tổng hợp và biên tập viên thiết kế trang không
cần báo cáo trở lại cho biên tập viên nội dung mà thuộc quyền điều hành
của những biên tập viên có cùng những kỹ năng chuyên ngành với họ.

8
* Biên tập viên cấp cao nhất phụ trách bộ phận biên tập tổng hợp là
người vừa nắm vững công tác biên tập, vừa có khả năng quản lý.
1. 3. NHIỆM VỤ CỦA BIÊN TẬP VIÊN VÀ ĐẶC TRƢNG
CỦA CÔNG TÁC BIÊN TẬP BÁO CHÍ

1.3.1. NHIỆM VỤ CỦA BIÊN TẬP VIÊN BÁO CHÍ
- Biên tập viên báo chí là ngƣời thực hiện công tác biên tập
chỉnh sửa bản thảo tác phẩm, đồng thời có nhiệm vụ tham gia xây
dựng kế họach tuyên truyền trong một cơ quan báo chí, dƣới sự điều
hành trực tiếp của Ban biên tập.
- Những nhiệm vụ cụ thể cña BTV:
a) Tham gia vào quy trình sản xuất báo chí.
Thông qua việc hiệu đính, sửa chữa nội dung, hình thức tin bài của

phóng viên và cộng tác viên, các biên tập viên là người làm cho tác phẩm
báo chí đạt chất lượng tốt nhất trước khi phổ biến rộng rãi ra công chúng.
b) Tích cực tham gia vào công tác phóng viên.
Người biên tập còn phải nghiên cứu sâu quy trình sản xuất báo chí,
tham gia vào lực lượng xung kích của cơ quan báo chí, hoặc làm phóng
viên chuyên ngành, chuyên đề để nắm bắt tình hình thời sự đồng thời để
thực sự am hiểu công việc của phóng viên và kỹ thuật viên …
c) Tổ chức tốt mạng lưới cộng tác viên và đóng vai trò quan trọng
trong rút kinh nghiệm công tác.
Trên thực tế, không ai có thể am hiểu tất cả, vì vậy mà việc tổ chức
tốt mạng lưới cộng tác viên để có được những cố vấn tốt và có được tin

9
bài thuộc lĩnh vực khó là công việc mà các Ban biên tập và biên tập viên
phải đặc biệt quan tâm
Thông thường biên tập viên là người chủ động trong việc nêu ý kiến
đánh giá đúng - sai, hay - chưa hay, và đề xuất việc rút kinh nghiệm tại
các cuộc họp giao ban của Ban biên tập.
1.3.2. ĐẶC TRƢNG CỦA CÔNG TÁC BIÊN TẬP BÁO CHÍ
a)
Biên tập báo chí là một công việc nhọc công và tỉ mỉ.
b) Biên tập báo chí là công việc thầm lặng
c) Biên tập báo chí chịu nhiều áp lực về thời gian.
d) Biên tập báo chí chịu sức ép tâm lý lớn.
1.3.3. NHỮNG YÊU CẦU ĐỐI VỚI BIÊN TẬP VIÊN BÁO CHÍ
a) Có phẩm chất chính trị.
b) Có trình độ văn hóa và tri thức hiểu biết về nghề nghiệp.
c) Có năng lực chuyên môn.
d) Có trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân.
* Phải phát hiện các khả năng trí tuệ của xã hội để sử dụng chúng

thỏa mãn cho việc cung cấp trí tuệ nâng cao dân trí.
* Phải phát hiện, trân trọng các nhân tài, các tiềm năng trí tuệ để phổ
biến và truyền bá cho xã hội.
* Phải bảo tồn những tinh hoa, những giá trị tinh thần cao đẹp của
dân tộc, tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa của nhân lọai, chống
sự xâm nhập các nọc độc văn hóa và thông tin lệch lạc từ bên ngòai.
* Tuân thủ pháp luật khi hành nghề.

10
* Không lợi dụng chức năng, nhiệm vụ để vòi vĩnh, làm khó phóng
viên hoặc đối tác nhằm vào việc trục lợi cá nhân.

1.3.4. CÁC MỐI QUAN HỆ CỦA BIÊN TẬP VIÊN BÁO CHÍ
a) Quan hệ với lãnh đạo cấp trên.
- Biên tập viên phải tuân thủ mệnh lệnh cấp trên.
- Được lãnh đạo ủy quyền trong quan hệ với tác giả và công chúng
b) Quan hệ với phóng viên và cộng tác viên.
- Mối quan hệ giữa biên tập viên và tác giả là mối quan hệ bình
đẳng. Cần tuân thủ một số nguyên tắc:
* Hiểu rõ tầm quan trọng về công việc của mình.
“Không thể có một tờ báo tuyệt vời nếu không có những phóng viên
tuyệt vời. Nhưng cũng không thể có một tờ báo tuyệt vời nếu không có
những biên tập viên chuyên nghiệp, giỏi nghề và dạn dày kinh nghiệm”. (
lời của William G. Connolly, một biên tập viên cao cấp của Times).
*Có ý thức cộng đồng trách nhiệm trong việc quyết định sử dụng
hay không sử dụng tác phẩm của tác giả
* Tôn trọng sự sáng tạo độc đáo cá nhân khi biên tập tác phẩm
* Có thái độ bình tĩnh, ôn tồn khi nảy sinh mâu thẫn với tác giả.
c) Quan hệ với công chúng
Trong khi thực hiện nhiệm vụ của mình, các biên tập viên đều nhằm

vào sự đòi hỏi của các đối tượng công chúng.
- Biên tập viên phải cùng với tác giả thường xuyên bám sát thực tiễn
cuộc sống; lắng nghe ý kiến phản hồi của công chúng trước thông tin mà
tờ báo đưa ra; chú trọng việc nghiên cứu những thay đổi về nhu cầu, thị

11
hiếu của họ để có sự cải tiến và đổi mới nội dung, hình thức của tờ báo
cho phù hợp.
- Biên tập viên phải biết tạo lập mối quan hệ khăng khít với các ban,
ngành, đòan thể ở địa phương; tổ chức tốt mạng lưới cộng tác viên ở các
địa bàn, các lĩnh vực trong đời sống xã hội.
1.4. CÁC TIÊU CHÍ CỦA TÁC PHẨM BÁO CHÍ VÀ NGUYÊN
TẮC BIÊN TẬP BÁO CHÍ

1.4.1. TIÊU CHÍ CỦA MỘT TÁC PHẨM BÁO CHÍ
a) Báo chí phải phản ánh đúng và khách quan các sự kiện, hiện
tượng trong đời sống xã hội.
Tác phẩm báo chí đạt chất lựơng là tác phẩm không bôi đen họăc tô
hồng sự việc. Việc nhà báo phản ánh đúng và khách quan diễn biến đời
sống xã hội (kể cả hiện tượng tích cực lẫn tiêu cực) giúp cho Đảng, Nhà
nước sâu sát trong nắm bắt tình hình, đề ra quyết sách chiến lược, và kịp
thời điều chỉnh, sửa đổi những bất cập trong lãnh đạo, quản lý đất nước và
địa phương.
- Báo chí trung thực, khách quan là đáp ứng được tâm tư nguyện
vọng của đông đảo nhân dân, thông qua việc kịp thời phản ánh và góp
phần giải quyết những yêu cầu bức xúc nảy sinh trong đời sống nhân dân.
b) Báo chí phải phù hợp với nguyện vọng, ý chí của nhân dân;
phù hợp với lợi ích của quốc gia dân tộc và lợi ích của tòan thể nhân
dân.


12
- Nội dung tác phẩm báo chí phải phù hợp với tôn chỉ mục đích của
tờ báo; các chuyên đề, chuyên mục phải phù hợp với từng đối tượng phục
vụ mà tờ báo hướng đến.
- Sự phù hợp còn thể hiện ở chỗ báo chí mang những giá trị văn hóa
đến với công chúng, đấu tranh bày trừ các sản phẩm phi văn hóa đang
thâm nhập trên các phương tiện truyền thông đại chúng.
c) Báo chí phải thực sự là nơi gởi gấm sự tin cậy của đông đảo
công chúng.
- Muốn trở thành người bạn tin cậy của công chúng, tác phẩm báo
chí phải đạt được yêu cầu hấp dẫn, thu hút sự chú ý của công chúng.
- Để đạt được sự hấp dẫn các tác phẩm báo chí, các tờ báo, các chương
trình phát thanh truyền hình phải thường xuyên tự đổi mới. Đổi mới nội
dung và hình thức thể hiện, đổi mới cách tiếp cận và phản ánh sự kiện, đổi
mới tác phong và phương pháp tác nghiệp, đổi mới thông tin.

1.4.2. CÁC NGUYÊN TẮC BIÊN TẬP BÁO CHÍ
a) Biên tập viên phải căn cứ vào chất lượng nội dung, hình thức
của chính bản thảo để định hướng cho việc biên tập.
Một nguyên tắc cần tuân thủ là không làm sai biệt câu chuyện mà
tác giả muốn kể với người nghe, ngọai trừ câu chuyện mà bài báo đề cập
không thực sự phù hợp với tôn chỉ, mục đích và định hướng chính trị của
tờ báo đồng thời không phù hợp với nhu cầu thông tin của đông đảo công
chúng.

13
b) Biên tập viên phải đặt mình vào vị trí của tác giả. Tôn trọng sự
sáng tạo, phong cách riêng và tâm huyết của tác giả đối với tác phẩm,
sản phẩm báo chí.
- Khi đặt bút nhận xét đánh giá, xử lý thông tin hoặc sửa chữa văn

bản, biên tập viên phải có căn cứ chính xác, có cơ sở khoa học.
- Biên tập viên phải coi trọng nguyên tắc làm việc tập thể và có tổ
chức.
c) Biên tập viên phải đặt mình vào vị trí của công chúng khi biên
tập.
- Phải hiểu biết từng đối tượng công chúng của từng lọai chương
trình, chuyên mục để biên tập tác phẩm cho phù hợp.
- Phải thực sự công tâm trong công việc, đồng thời tuyệt đối không
được chen ý muốn chủ quan hay quan điểm cá nhân để nhằm vào mục
đích vụ lợi.

1.4.3. NHỮNG CĂN CỨ ĐẺ BIÊN TẬP SẢN PHẨM, TÁC PHẨM
BÁO CHÍ
a) Căn cứ vào quan điểm chính trị của tác phẩm.
- Căn cứ vào quan điểm chính trị được xem là tiêu chí số một khi
biên tập tác phẩm báo chí.
- Nội dung Báo chí cánh mạng phải nhằm phục vụ lợi ích cho giai
cấp, cho Đảng, cho đại đa số nhân dân. Thiếu tính Đảng và tính nhân dân
thì không thể được xem là một tác phẩm báo chí.
b) Căn cứ vào pháp luật khi biên tập tác phẩm.

14
- Biên tập viên phải có vốn kiến thức về luật pháp cũng như phải am
hiểu đường lối chính sách, những chỉ thị, nghị quyết hiện hành của địa
phương.
- Có thể căn cứ vào Hiến pháp, các bộ luật, nghị quyết, chỉ thị của
Đảng, Nhà nước, Luật báo chí, Luật xuất bản và các văn bản dưới luật
khác… để biên tập.
c) Căn cứ vào các chuẩn mực đạo đức xã hội để biên tập tác
phẩm.

Trên thực tế có những hành vi không vi phạm luật pháp nhưng
chuẩn mực đạo đức xã hội và dư luận lên án thì nhà báo cũng không nên
thông qua tác phẩm để cổ súy hoặc tuyên truyền.
d) Căn cứ vào chuẩn mực ngôn ngữ để biên tập tác phẩm.
- Một tác phẩm báo chí bao giờ cũng đòi hỏi phải có chuẩn mực về
ngôn ngữ. Biên tập viên căn cứ vào ngữ pháp, chính tả, cú pháp, các yếu
tố kỹ thuật đảm bảo ngôn ngữ hình ảnh và âm thanh có chất lượng hay
không để biên tập.
- Ngôn ngữ báo chí nói lên trình độ văn hoá, năng lực chuyên môn,
phong cách riêng của tác giả. Người biên tập cần tôn trọng cái riêng cái
độc đáo của tác giả.
e) Căn cứ vào phong cách, và văn phong của tờ báo để biên tập
tác phẩm.
- Biên tập viên phải xem xét sửa chữa, sắp đặt, bố trí tác phẩm, các
chuyên đề, chuyên mục, chuyên trang đạt được sự hài hòa và sự phù hợp,
nhằm tạo nên đặc điểm, hay dấu ấn khác biệt so với những tờ báo khác.

15
- Nhờ có phong cách riêng, một số tờ báo đã có “thương hiệu”.
f) Một số căn cứ khác khi biên tập tác phẩm.
Ngòai các căn cứ vừa nêu trên, người biên tập còn phải căn cứ vào
chủ đề của trang báo, số báo, chương trình, chuyên mục; căn cứ mức độ
cần thiết của vấn đề; căn cứ dung lựơng của tờ báo trang báo, thời lượng
chương trình… để xem xét việc sửa chữa, biên tập tờ báo và các tác phẩm
báo chí .

1.4.4. CÁC TÌNH HUỐNG BIÊN TẬP VÀ CÁCH XỬ LÝ KHI
BIÊN TẬP
a) Tình huống biên tập
Khi biên tập báo chí biên tập viên cần dựa vào các tiêu chí sau:

- Tính chính xác, cụ thể, khách quan của thông tin
- Tính chính xác của ngôn ngữ viết và tính chan thực của hình ảnh,
âm thanh
- Tính chất thể lọai, lọai chương trình, chuyên đề, chuyên mục…).
- Tin bài có vấn đề về tư tưởng, nội dung không tuân thủ tôn chỉ mục
đích họat động của tờ báo; không nhằm phụng sự lợi ích chính đáng của
Đảng , nhà nước và nhân dân.
- Sơ sài, thiếu thông tin.
- Địa danh, số liệu không chính xác.
- Thiếu số liệu, chi tiết cần thiết.
- Lỗi kỹ thuật trong chế bản, makét, in ấn; tiếng động, hình ảnh, âm
thanh xấu.
b) Cách xử lý khi biên tập:

16
- Trực tiếp chỉnh sửa từ ngữ, ngữ pháp, rút ngắn bài, bớt đọan; thay
đổi, cắt xén, đề nghị thay đổi hình ảnh, âm thanh …)
- Yêu cầu bổ sung thông tin, số liệu cần thiết hoặc phải viết lại.
- Báo cáo, xin ý Ban Biên tập khi gặp vấn đề nhạy cảm.
c) Mức độ biên tập:
- Chỉnh sửa, biên tập lại cho đúng
- Chỉnh sửa, biên tập lại cho hay hơn.



















Câu hỏi ôn tập Chƣơng I và bài tập rèn luyện:
1/. Đặc điểm của lao động báo chí
2/. Khái niệm công tác biên tập báo chí.
3/. Trình bày khái quát các mối quan hệ xã hội của biên tập
viên báo chí.
4/. Nhiệm vụ của biên tập viên và đặc trƣng của công tác
biên tập báo chí.



17
CHƢƠNG II
BIÊN TẬP BÁO IN
Những năm gần đây khi khoa học về báo chí đã có một bước phát
triển mới, bước đầu đáp ứng tốt những yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn.
Những mảng nghiệp vụ cụ thể về báo chí đã được nhiều người quan tâm
nghiên cứu, nhằm phục vụ cho công tác chuyên môn và công tác giảng
dạy, trong đó công tác biên tập báo in cũng là một bộ phận nghiệp vụ quan
trọng đã được nhiều nhà báo, nhiều nhà khoa học trong và ngòai nước đề
cập đến. Biên tập báo in là một quá trình có nhiều công đọan, với những

công việc cụ thể là biên tập văn bản (bản thảo), biên tập ảnh và trình bày
tờ báo.
2.1. ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH CỦA BÁO IN

2.1.1. BÁO IN CHUYỂN TẢI THÔNG TIN QUA VĂN BẢN BAO
GỒM CHỮ VIẾT, HÌNH VẼ, TRANH ẢNH, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ…, MÀ
CHỦ YẾU LÀ NGÔN NGỮ CỦA CHỮ VIẾT.
2.1.2. GIẤY VÀ MỰC IN LÀ PHƢƠNG TIỆN CHUYỂN TẢI
THÔNG TIN
- Việc tiếp nhận thông tin của người đọc báo nhờ vào thị giác- một
giác quan quan trọng của con người. Vì vậy việc nghiên cứu biên tập,
trình bày tờ báo sao cho thu hút hấp dẫn đối với mắt nhìn của độc giả là
công việc quan trọng cảu các tờ báo.
- Đọc báo là quá trình tiếp nhận thông tin một cách chủ động, nhưng
do không có hình ảnh, âm thanh nên người đọc phải tự hình dung và liên

18
tưởng. Tuy nhiên, độc giả có thể kiểm tra thông tin, lưu trữ thông tin để
làm tài liệu cho mình một cách dễ dàng.
2.2. VĂN BẢN BÁO CHÍ VÀ BIÊN TẬP VĂN BẢN BÁO CHÍ

2.2.1. NHỮNG KHÁI NIỆM
Văn bản báo chí là một chỉnh thể thống nhất về nội dung và
hình thức, chứa đựng thông tin cần thiết và có ích cho con ngƣời,
đƣợc phổ biến rộng rãi thông qua các phƣơng tiện thông tin đại
chúng.
Nói cách khác, văn bản báo chí là một hình thức tồn tại của thông
tin, là một dạng văn hóa vật thể có ký hiệu là chữ viết.
- Văn bản thô nguyên gốc chưa được biên tập được gọi là bản thảo.
- Văn bản được biên tập về nội dung và hình thức và được cho phép

phổ biến rộng rãi trên báo thì nó được gọi là tác phẩm báo chí.
- Khi người làm công tác biên tập được tòa sọan báo cho quyền can
thiệp vào văn bản báo chí, thì người ta gọi đó là công tác biên tập văn bản
báo chí.
Biên tập văn bản báo chí là quá trình đọc và tầm sóat, sửa chữa
lỗi, làm cho thông tin trong văn bản báo chí đạt yêu cầu đúng, hấp
dẫn và có ích, thu hút đƣợc sự quan tâm của công chúng khi nó đƣợc
công bố rộng rãi trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng.

2.2.2. NHỮNG ĐẶC TÍNH CỦA VĂN BẢN BÁO CHÍ
Đặc tính của văn bản báo chí thể hiện qua chỉnh thể nội dung và hình
thức.

19
- Biên tập viên căn cứ vào từng cấp độ để đánh giá chất lượng nội
dung tác phẩm (chỉnh thể tòan bài, chỉnh thể bậc đọan, chỉnh thể liên câu).
- Biên tập viên căn cứ vào việc bố trí thể lọai, cách thức trình bày
trật tự thông tin trong tác phẩm, cách trình bày…để đánh giá tính chỉnh
thể hìnht hứuc của tác phẩm (tính thẩm mỹ và tính đảm bảo kỹ thuật của
tác phẩm).

2.2.3. XỬ LÝ TIN BÀI
a) Đánh giá phân tích.
Việc đánh giá, phân tích tin bài của tác giả là khâu mấu chốt để
người biên tập quyết định sử dụng hay không sử dụng tác phẩm; hoặc sử
dụng ở mức độ nào, dùng vào lúc nào và đặt nó vào trang, mục nào của tờ
báo. Các biên tập viên đọc lướt qua để phân lọai tác phẩm, ghi chú vào
trang đầu của tác phẩm về dự kiến nó sẽ được sử dụng vào lúc nào, dùng ở
đâu là phù hợp.
b) Định cách dùng.

- Việc định cách dùng cũng rất quan trọng đòi hỏi biên tập viên có
sự đánh giá, nhận xét đúng và sâu sát về chất lượng của tác phẩm.
- Có 3 cấp độ dùng tin bài:
* Dùng nguyên văn bản.
Trong trường hợp tin bài đã hòan chỉnh, không nhất thiết phải sửa.
Hoặc tác phẩm chưa thật sự chất lượng nhưng biênt ập viên không có thời
gian để sửa.
* Bổ sung chi tiết, số liệu.

20
Tin bài có chủ đề tốt, nội dung tương đối được nhưng thiếu một số
chi tiết, số liệu… Hoặc chi tiết, số liệu chưa chính xác.
* Kết hợp với các tin bài khác.
Đối với các tác phẩm khó sử dụng khi nó đứng một mình cần được
chắc lọc những thông tin, chi tiết hoặc con số quan trọng để phối hợp với
những tin bài khác.
c) Ghi nhận xét
Ngòai việc trực tiếp trao đổi với tác giả, việc ghi nhận xét trong bản
thảo báo chí là rất cần thiết, vì nó có liên quan đến công tác rút kinh
nghiệm nghiệp vụ.
2.2.4. NGUYÊN TẮC BIÊN TẬP VĂN BẢN BÁO CHÍ
a) Các nguyên tắc biên tập:
- Thẩm tra, thẩm định tính chính xác, khách quan của sự kiện, thông
tin mà tác giả đưa ra.
- Khi biên tập bản thảo, trước hết biên tập viên phải nhằm vào lợi ích
chính trị của tờ báo, của quốc gia, sau đó mới tính đến lợi ích kinh tế, lợi
ích xã hội.
- Làm cho tác phẩm đúng hơn, ngắn gọn hơn, hay hơn.
- Đảm bảo sự thống nhất về cách sử dụng ngôn ngữ địa phương, trong
nước và ngôn ngữ nước ngòai.

- Tôn trọng phong cách riêng của tác giả, ý tưởng mới của tác giả.
b) Các bước đọc bản thảo của các lọai hình báo chí:
- Đọc qua để làm quen.

21
Đọc lần đầu thường là để người ta phát hiện những lỗi dùng từ ngữ, ngữ
pháp, chính tả…
- Đọc để thẩm định lại.
Người biên tập tốt là người phát hiện được những chỗ hay của văn
bản, và biết giữ lại cái khác mình.
- Đọc để phát hiện những chỗ chưa hay.
Đọc kỹ từng đọan, dừng lại ở những chỗ nghi ngờ. Đọc lần này chủ
yếu để sửa chữa từng ý và các chi tiết nhỏ.
- Đọc lại lần cuối để hòan chỉnh văn bản.
Người biên tập cố ý rà sóat nội dung thông tin, đồng thời xem lại
tính logic ở những chỗ vừa cắt nối câu hoặc nối đọan của văn bản.

2.2.5. CÁC PHƢƠNG DIỆN BIÊN TẬP BẢN THẢO
a) Biên tập nội dung.
Đây là công việc quan trọng nhất trong quá trình biên tập tác phẩm,
sản phẩm báo chí.
- Một tác phẩm báo chí được xem là chất lượng :thông tin mới, kịp
thời, chính xác; quan điểm của tác giả phù hợp với quan điểm chính trị của
cơ quan báo chí; xác định rõ đối tượng phục vụ; tạo được dư luận xã hội
và định hướng dư luận xã hội; sức lan tỏa của thông tin tốt đối với công
chúng).
- Trong bối cảnh thế giới và nước ta đang đứng trước quá trình tòan
cầu hóa các phương tiện thông tin đại chúng, việc thường xuyên đổi mới
nội dung báo chí là yêu cầu có tính sống còn đối với tất cả các cơ quan
báo chí.


22
b) Biên tập mỹ thuật.
Trình bày mỹ thuật một tờ báo hay bài báo nói lên mức độ tôn trọng
người đọc của ban biên tập và cơ quan báo chí đó.
Chú trọng đến hình thức cuả tờ báo và họ thường xuyên đặt ra yêu
cầu cải tiến về mặt hình thức để độc giả không nhàm chán.
c) Biên tập kỹ thuật.
Chú trọng sửa lỗi kỹ thuật để tờ báo giữ được sự tin cậy và uy tín đối
với độc giả, đó là công việc đòi hỏi sự chú tâm, cẩn thận và trách nhiệm
của các biên tập viên.

2.2.6. QUY TRÌNH BIÊN TẬP BẢN THẢO
Đối với tòa sọan báo in, người ta thuờng thực hiện theo các trình tự
sau:
a) Biên tập bản thảo thô.
Bản thảo thô là bản thảo do tác giả gửi đến. Khâu biên tập này thực
hịên ở các ban, phòng. Chủ yếu sửa chữa những sai sót về nội dung và
ngôn ngữ.
b) Biên tập bản thảo tinh.
- Lãnh đạo các phòng ban sau khi sửa bản thảo thô đánh máy sạch,
chuyển lên Ban thư ký tòa soạn.
- Ban thư ký sau khi biên tập bằng hệ thống ký hiệu, làm makét dự
kiến rồi trình tất cả bài vở và makét cho Ủy viên Bộ biên tập hay Phó tổng
biên tập duyệt.
- Tổng Biên tập sẽ là người duyệt cuối cùng để đưa đi in thử.
c) Sửa bản in thử.

23
Sau khi in thử các biên tập viên tòa sọan phải đọc lại, đối chiếu, so

sánh bản in thử với bản thảo tinh để tầm sóat lỗi của bản thảo và lỗi của
nhà in.

2.2.7. HỆ THỐNG KÝ HIỆU SỬ DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH
BIÊN TẬP BẢN THẢO
- Trong một văn bản báo chí hay trong từng câu, từng đọan văn bản
có thể có nhiều kiểu lỗi khác nhau, vì vậy người biên tập phải dùng nhiều
ký hiệu khác nhau và đánh số thứ tự để phân biệt.
- Một số trường hợp phải dùng ký hiệu để sửa chữa văn bản trong
báo in:
- Hủy bỏ chữ, từ bị thừa hoặc sai
- Thêm từ, bớt từ
- Bỏ câu, thêm câu
- Bỏ đọan, thêm đọan
- Hóan đổi vị trí từ ngữ liền kề
- Thay đổi trật tự từ bằng việc đánh số thứ tự
- Thay đổi trật tự dòng bằng việc đánh số thứ tự
- Chuyển một chữ hoặc một từ lên dòng trên hoặc xuống dòng dưới
- Chuyển cả dòng hoặc nhiều dòng lên trên hoặc xuống dưới
- Thu hẹp khỏang cách chữ và dòng
- Điều chỉnh lại khỏang cách dòng
- Xuống dòng, lập đọan văn độc lập
- Nối dòng, giữ nguyên đọan
- Chuyển dòng vào giữa trang in của văn bản

24
- Thay đổi kiểu chữ, cỡ chữ
- Muốn thay đổi kiểu chữ hơi đậm
- Muốn thay đổi kiểu chữ đậm
- Xếp lại cột văn bản vào khuôn đứng

- Hủy lệnh cũ, lấy lại như nguyên văn như ban đầu
- Sửa viết hoa và thôi không viết hoa
(Biên tập viên căn cứ bảng quy ước cụ thể các ký hiệu sửa chữa lỗi
trong khi biên tập sách báo).

2.2.8. NHỮNG NỘI DUNG CẦN BIÊN TẬP
a) Những lỗi cần biên tập
- Lỗi kiến thức.
- Lỗi bố cục.
- Lỗi từ ngữ, ngữ pháp, diễn đạt.
- Lỗi về tên riêng, địa danh.
- Lỗi về con số.
- Biên tập sa-pô.
- Biên tập tít.
- Biên tập ảnh.
b) Phân loại tiêu đề (tít) trên báo

Trên báo chí hiện nay có nhiều cách đặt tít khác nhau. Việc chọn đặt
dạng tít này hay dạng tít khác tùy theo sở trường, phong cách của mỗi nhà
báo, tờ báo; tùy thể loại, tình huống, sự kiện cụ thể. Đặt tít có thể trước
hay sau khi viết tác phẩm, nhưng nhà báo phải luôn luôn nhớ đó là công
đoạn quan trọng nhất, mà hiệu quả của nó nhằm làm cho người đọc (người

25
xem, người nghe) chú ý ngay từ đầu, khiến họ tò mò muốn đọc (theo dõi)
tác phẩm. Theo sự phân loại của Tiến sĩ Hoàng Anh – Học viện BC-TT
Hà Nội thì có mấy cách phân loại tít trên báo như sau:
- Tiêu đề xác nhận
Có nhiệm vụ xác nhận sự tồn tại của các sự kiện hiện tượng, hoàn
cảnh nào đó trong thực tế khách quan.

* Khi sử dụng trong tin, nó là một thông báo cụ thể ngắn gọn và khá trọn
vẹn:
VD: “Việt Nam có hơn 45 nghìn máy vi tính không tương thích với năm
2000” (Báo Lao động, 19/4/1999).
“8000 người hồi hương được đào tạo nghề miễn phí” (Báo Văn hóa,
18/4/99).
* Khi sử dụng trong phóng sự, bút ký, ghi chép… TĐXN chỉ là sự gọi tên
cảnh huống, đối tượng.
VD: “Trong đêm giao thừa” (Hà Nội mới, 19/2/1999).
“ Bức tranh kinh tế thế giới năm 1998 ( An ninh thế giới, 18/1/1999).
- Tiêu đề câu hỏi
Đây là dạng hay gặp trên báo viết. Chúng gợi sự phán đoán của độc
giả về một vấn đề nào đó, vừa hứa hẹn câu trả lời ở phía dưới.
VD: Ảnh viện- đẹp hay không đẹp?” (Hà Nội mới, 28/2/98).
“Đủ sức đóng tàu sao vẫn đi mua tàu ở nước ngoài?” (Nhân dân,
14/3/99).
- Tiêu đề kêu gọi, mệnh lệnh

×