Tải bản đầy đủ (.pdf) (39 trang)

TỔNG HỢP CÁC CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN CHÍNH SÁCH KINH TẾ- XÃ HỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 39 trang )

TỔNG HỢP CÁC CÂU HỎI ÔN TẬP
MÔN CHÍNH SÁCH KINH TẾ- XÃ HỘI
( Tổng hợp theo bài gửi của Quang, lớp PT, câu hỏi mấy bạn hỏi lại và tự tham khảo hộ H)
Mục lục
I. VỐN XÃ HỘI 3
1. 1. Vốn xã hội là gì? 3
2. 2. Tại sao gọi nguồn lực này là vốn? 3
3. 3. Vốn XH khác với các vốn khác như thế nào? 3
4. 4. Vốn xã hội được hình thành như thế nào? 4
5. 5. Vốn xã hội và phát triển 4
6. 6. Vốn xã hội và chính sách phát triển 5
7. 7. Vốn xã hội ở Việt Nam: 6
8. 8. Tiêu chí “quan sát tạm thời” vốn xã hội 7
9. 9. Đo lường vốn xã hội 9
II. VỐN VĂN HÓA 10
1. Tại sao phải nghiên cứu văn hóa? 10
2. Văn hóa là gì? 10
3. Biểu hiện của văn hóa con người và dân tộc 11
4. Tiếp cận văn hóa theo vi mô 12
5. Tiếp cận văn hóa theo vĩ mô 14
6. Văn hóa toàn cầu 14
7. Văn hóa và phát triển 16
8. Văn hóa và chính trị toàn cầu 16
9. Mặt mạnh và yếu của VH Việt Nam 17
10. Chính sách về văn hóa 18
III. KEYNES: 19
1. 3 luận điểm của keynes: 19
2. Áp dụng kích cầu kinh tế ở VN năm 2008: 20
Câu 7: Trình bày mô hình Mundell – Fleming về sự hình thành 3 đường IS – LM – BP 22
Câu 8 : 23
Câu 9 : 24


Câu 10 (Bảo + Quang) 26
Câu 10: Vẽ hình và phân tích cơ chế vận hành hiệu quả của chính sách tài chính trong trường hợp vốn
lưu chuyển dễ dàng và tỉ giá hối đoái thả nổi. 26
Câu 11 : 28
Câu 12 : 29
Câu 13: 30
Câu 14: phân tích hiện trạng kinh tế việt nam 2007- đầu 2008 dựa vào mô hình Mundell-Fleming. 31


I. VỐN XÃ HỘI
1.1. Vốn xã hội là gì?
-Sự tin cẩn giữa những người trong một cộng đồng (không nhất thiết là toàn bộ quốc gia)
-Sự tuân theo thói lề, phong tục của cộng đồng (không cần pháp luật cưỡng chế hoặc hấp
dẫn của quyền lợi vật chất)
-Mạng lưới xã hội (hiệp hội, gia tộc)
2.2. Tại sao gọi nguồn lực này là vốn?
-Vốn xã hội có thể tích lũy như các nguồn lực khác (như vốn tài chính do tiết kiệm mà có
được) với mong mỏi sẽ có thêm thu hoạch trong tương lai dù không chắc chắn.
-Vốn xã hội có tính đa công dụng (Bạn của anh có thể giới thiệu việc làm cho anh, giúp
anh làm một việc gì đó và cũng có thể “tâm sự”, khỏi tốn tiền bác sĩ tâm lý)
-Vốn xã hội có thể chuyển thành nguồn lực khác tuy không dễ dàng như vốn tài chính.
3.3. Vốn XH khác với các vốn khác như thế nào?
-Khác vốn tài chính (nhưng lại giống vốn vật thể và vốn con người), vốn XH cần được
nuôi dưỡng, bảo trì để tiếp tục có ích (mối liên hệ sẽ phai nhạt nếu không giữ liên lạc
thường xuyên)
-Khác với vốn vật thể (nhưng lại giống với vốn con người) không thể tiên đoán suất chiết
khấu (chiếc xe chạy càng lâu thì càng giảm giá, nhưng không thể tiên đoán được giá trị
của một mối liên hệ so với mức độ mà 2 người giữ liên lạc với nhau)
• Arrow nhắc lại vốn vật thể gồm 3 đặc tính:
– Dãi ra theo thời gian

– Hàm chứa sự hy sinh cho lợi ích mai sau
– Chủ thể này chuyển nhượng cho chủ thể khác
 Theo Arrow vốn XH có đặc tính thứ nhất, nhưng thiếu đặc tính thứ hai và thứ ba.
 Ostrom châm thêm: vốn XH càng sử dụng giá trị càng tăng.
 Vốn XH là hàng hóa công: tùy thuộc vào lòng tốt của kẻ khác, sự “có đi có lại” của
nhiều người và lợi ích của nó là của chung.
 Ngược lại, chỉ có vài cá nhân cũng làm đổ vỡ vốn XH mà đã dày công xây dựng (một
vài người lương lẹo thôi cũng đủ làm cho không ai tin vào ai nữa cả)
4.4. Vốn xã hội được hình thành như thế nào?

Vì được hình thành một cách hệ thống:
• Khó xây dựng, lâu hình thành
• Bị tổn thương nặng khi nền móng bị phá hoại
• Tầng trên bị phá vẫn còn gốc để tái tạo
• Rất đa dạng, thích nghi cao.
5.5. Vốn xã hội và phát triển
Vốn XH giúp giải quyết bài toán của tập thể
 Mọi người đều khấm khá hơn nếu mỗi người làm một việc nhỏ (đóng thuế, ngừng ở
đền đỏ, không xả rác)
 Kết tinh chuẩn mực của cư xử, kỳ vọng chung của các thành viên để giải quyết bài
toán phối hợp, chẳng hạn như bài toán thế tiến thoái lưỡng nan.
 Giải thích vấn đề vĩ mô như là sự thất bại phối hợp (thất nghiệp, lạm phát)
Vốn XH tiết kiệm chi phí giao dịch
 Sẽ ít rủi ro kinh tế hơn nếu đối tác liên hệ cho rằng mọi người theo đúng chuẩn tắc cư
xử (tự trọng, mất danh giá gia đình, giữ chữ tín)
 Không tốn thời gian và tiền bạc để đảm bảo đối tác chu toàn trách nhiệm
 Vốn XH có ảnh hưởng quan trọng đến chất lượng và tốc độ tích lũy của các loại vốn
khác (làm tăng vốn con người (Coleman, 1988)).
 XH nghèo vốn xã hội (ít tin cẩn) quyết định thuê mướn nhân viên thường do giới
thiệu người quen biết, ít dính dáng đến khả năng làm công việc đó.

 Muốn tiến thân trong XH thiếu tin cẩn thì tìm cách móc nối thay vì phải trau dồi khả
năng hay kiến thức chuyên môn.
 Xã hội nhiều vốn XH là XH ít tội phạm. Xã hội mà các thành viên tin cẩn lẫn nhau thì
con người sẽ có lòng tốt với nhau. Lợi ích kinh tế mang lại không nhỏ.
 Một xã hội đoàn kết, ít chia rẽ sẽ dễ dàng phục hồi sau cú sốc về kinh tế. Rodrik
(1999) cho rằng cú sốc này đòi hỏi phải quản lý các quyền lợi khác nhau trong XH.
6.6. Vốn xã hội và chính sách phát triển
• Hoạch định chính sách can thiệp đòi hỏi phải nhận dạng mọi thành phần liên hệ và
các thể chế.
• Phải xem vốn XH là nguồn lực như các nguồn lực khác. Vốn XH là hàng hóa công
(không được thị trường cung ứng đầy đủ) cho nên sự hỗ trợ của chính phủ là cần thiết.
• Vốn XH thường là thuộc tính cộng đồng, ít khi của toàn thể quốc gia. Cho nên chính
sách phát triển vốn XH không thể là chính sách chung chung.
• Sự phân cực manh mún trong XH làm giảm vốn XH. Muốn phát triển kinh tế, chúng
ta phải vượt lên trên chia rẽ trong XH, làm cho XH gắn kết hơn.
• Cần liên kết những nhóm XH, xét tính tương tác giữa các nhóm XH, để tiến đến sự
đồng thuận trong khi đề ra các quyết định
• Tiêu chuẩn chấp thuận một dự án hỗ trợ không thể chỉ dựa vào các tiêu chuẩn công
nghiệp và tài chính, mà còn phải dựa vào vốn XH của địa phương.
• Nhà nước tăng cường đầu tư vào phương tiện truyền thông đại chúng để tiết lộ thông
tin ở mọi cấp, để công dân có tính trách nhiệm hơn ở khu vực công và khu vực tư.
• Xem vốn XH như thành tố bổ túc trong quá trình phát triển chứ không phải là quan
trọng nhất.
7.7. Vốn xã hội ở Việt Nam:

Sau các tác động, hệ thống thay đổi:
• Có những phần mới xuất hiện
• Có những phần cũ mất đi
• Có những nền tảng bị phá hoại
• Có những phần mới cũng sứt mẻ

• Có những phần mới không hợp với nền cũ
Phân tích chi phí và lợi ích:
• Lợi ích
– Hệ thống pháp luật hoàn chỉnh hơn
– Các cam kết chế tài quốc tế mới
– Vai trò truyền thông, công luận mạnh hơn
• Chi phí
– Đổi nhiều giá trị tinh thần (tôn giáo, chính trị, đạo đức)
– Nhiều tổ chức thay đổi hình thức và tác dụng
– Nhiều quy định, luật lệ cũ thay đổi
Biểu hiện giá trị xã hội bị tổn thương:
• Hội đoàn hình thức
• Cơ quan phối hợp kém
• Tập thể mất đoàn kết
• Liên kết kinh tế lỏng lẻo
• Gia đình biến động
Năng lực hợp tác, phối hợp kém
Một số hậu quả kinh tế xã hội:
• Tình trạng giả dối,
• Tình trạng chia rẽ
• Hiện tượng “Chí Phèo”, “đầu gấu”- buông xuôi
• Hiện tượng “xuvantơ”- chạy theo cái xấu
• Nền kinh tế thị trường “nhỏ- ngắn- bí mật”
Nguy cơ nền KT TT man rợ
Vốn xã hội ở Việt Nam
• Vấn đề lòng tin
– Quan hệ trở nên ngắn hạn
– Thông tin định danh không đáng tin cậy
– Lịch sử không minh bạch, không bảo tồn
– Luật lệ không công minh

• Vấn đề bổn phận: có đi có lại
– Trách nhiệm hành chính không sòng phẳng
– Cơ chế thị trường không lành mạnh
– Chế tài cộng đồng yếu

8.8. Tiêu chí “quan sát tạm thời” vốn xã hội
-Thái độ xử thế công cộng (public behavior).
-Sự đáng tin cậy trong quan hệ mua bán đổi chác hàng ngày (trustworthiness in daily
exchange and business).
-Niềm tin trong sự tương tác giữa quần chúng và lãnh đạo (mutual trust between
authority and people).
-Trật tự và an ninh công cộng (order and safety in public).
-Lenkowsky (2000) đã chứng minh rằng xã hội càng kém phát triển, sức mạnh kinh tế
càng yếu thì nguồn vốn xã hội càng dễ bị quên lãng.
-Nguồn vốn xã hội là một tiến trình hình thành và đầu tư lâu dài chứ không xuất hiện cụ
thể và nhanh chóng trong đời sống như “mì ăn liền”.
-Tuy nhiên, Putnam cũng đưa ra một “kính chiếu yêu” để nhìn vào và nhận biết những
vùng đang có nguồn vốn xã hội cao hơn khi “những nơi công cộng sạch sẽ hơn, con
người thân thiện, đáng tin cậy hơn, và đường sá an toàn hơn”.
Quan sát vốn xã hội
• Giai cấp vô sản, không nhiều của cải, nên giáo ngộ chính trị là tiêu chí (không
hình hài) phân loại thành phần [ví dụ: cái bàn chứa các loại chai chất lỏng khác
nhau].
• Hệ quả là: đấu tranh trong nội bộ và các giai cấp, không hợp tác, loại trừ, phân
biệt đối xử công khai và ngấm ngầm, ghen ghét và kiêu căng giữa con người.
• Giai cấp là hiện tượng tự nhiên của bất kỳ XH nào. Nhưng con người phải sống,
trưởng thành, giàu có và hưởng thụ, mới có ý thức giai cấp.
• Phải để cho trẻ con cảm nhận giai cấp một cách tự nhiên, chứ không được giáo
dục, vì sẽ tạo ra lối sống ích kỷ, thêm vào là sự phân biệt đối xử, sẽ hình thành tiềm
tàng và có nguy cơ xuất hiện xung đột.

• Tổ chức XH chính trị truyền thống: Mặt trận Tổ quốc, Đoàn TN, Hội phụ nữ,
Công đoàn, Hội nông dân. [chính trị thuộc KTTT chứ không phải CSHT; Đảng cử:
cho nên hành chính hóa và NN hóa; có thể không tự nguyện]
• Tổ chức xã hội nghề nghiệp do các cơ quan chính quyền hay tư nhân lập.
• Nhóm tự phát của quần chúng: hội đồng hương, hội ái hữu, cựu học sinh.
Sự hiện hữu của các hội đoàn này có đóng góp vào việc tạo ra các đức tính giúp gây
dựng vốn xã hội không?


9.9. Đo lường vốn xã hội
-Đặt báo vào một thùng bán hàng tự động trên đường phố, người lấy báo tự trả tiền vào
một cái ngăn trong thùng bán hàng. Không có ai giám sát việc mua bán tự nguyện trả tiền
này.
-Theo lý thuyết kinh tế học tân cổ điển, con người kinh tế ích kỷ, có hành vi hợp lý để tối
đa hóa lợi ích cá nhân sẽ không trả tiền khi lấy báo.
-Vậy kết quả thực nghiệm này có đúng lý thuyết đang thống trị kinh tế học không?
1. Trên thùng có dòng chữ "Giá của tờ báo là 60 cents".
2. Trên thùng có dòng chữ "Giá của tờ báo là 60 cents. Không trả tiền là vi phạm pháp
luật". Ở đây họ muốn đo lường tác động của các chuẩn mực pháp luật (legal norms).
3. Trên thùng có dòng chữ "Giá của tờ báo là 60 cents. Cám ơn vì đã trung thực trả tiền".
Họ muốn đo lường tác động của các chuẩn mực xã hội về tin cẩn (social norms of
trustworthiness).
4. Một điều thú vị là họ bố trí 2 trợ lý nghiên cứu gần chỗ thùng bán báo.
5. Một người sẽ kiểm tra thùng tiền sau khi có người đến lấy báo, một người sẽ theo
người vừa lấy báo đến một khoảng cách xa xa nào đó và xin phép phỏng vấn.
6. Mục đích là tìm hiểu các yếu tố kinh tế xã hội của người lấy báo ảnh hưởng như thế
nào đến hành vi của họ.
7. Thực nghiệm (3) (chuẩn mực xã hội) có tác động rất lớn lên khoản chi trả tự nguyện
so với thực nghiệm (1) (không áp đặt chuẩn mực pháp luật hay chuẩn mực xã hội, còn
gọi là control treatment).

8. Thực nghiệm (2) (chuẩn mực pháp luật) không có tác động đối với khoản chi trả.
9. Cả 3 thực nghiệm đều có tương đương số người không trả tiền (free riders, khoảng
66%), nghĩa là các chuẩn mực xã hội chỉ tác động lên những người trả tiền.
Kết luận: Việc trả tiền bị ảnh hưởng bởi các chuẩn mực xã hội. Điều này trái với giả định
của kinh tế học tân cổ điển.

II. VỐN VĂN HÓA
1. Tại sao phải nghiên cứu văn hóa?
Thế kỷ 20: Thế kỷ của ý thức hệ:
• Phát xít
• Độc quyền
• CNTB >< CNXH
• Chiến tranh lạnh
Làn ranh chia cắt giữa các quốc gia là ý thức hệ
Thế kỷ 21: Thế kỷ của văn hóa
• Người ta sẽ đặt câu hỏi: “Anh là ai?” thay vì đặt câu hỏi: “Anh thuộc phe nào?”
• Đó là sự thay đổi tư duy từ ý thức hệ sang diện mạo.
• Diện mạo dựa vào văn hóa. Theo GS Samuel P. Huntington, các quốc gia có 8 nhóm
tôn giáo và văn hóa.

2. Văn hóa là gì?
-Giá trị của mỗi người
-Thước đo trình độ phát triển của xã hội
-Cốt lõi văn minh
-Nguồn giao cảm giữa các dân tộc.

Định nghĩa văn hóa được chấp nhận rộng rãi (Venise, 1970):
• Tất cả những gì làm cho dân tộc này khác dân tộc khác.
• Từ sản phẩm tinh vi hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng, phong tục tập quán, lối sống và
lao động.

• VH theo giới hạn không gian: Giá trị đặc thù từng vùng (Nam Bộ, Tây Nguyên) (ví
dụ của Phạm Xuân Ẩn).
• VH theo giới hạn thời gian: Giá trị trong từng giai đoạn.
• Tương tác và xung đột giữa các nền văn hóa.
• Văn hóa giải thích hành vi xã hội, kinh tế và chính trị.
• VH chi phối toàn bộ quá trình hình thành và phát triển của con người.
• VH vừa là nền tảng tinh thần và vừa là mục tiêu, động lực của XH.
• VH là chất men gắn kết con người lại với nhau.
Khái niệm văn hóa:
• VH giới hạn theo chiều sâu: Giá trị tinh hoa (nếp sống VH, văn hóa–nghệ thuật)
• VH giới hạn theo chiều rộng: Giá trị trong từng lĩnh vực (VH giao tiếp, VH kinh
doanh)
• Khác biệt giữa văn hóa và văn minh?
– VM là tiện nghi vật chất; hướng tới sự hợp lý, sắp đặt cuộc sống sao cho tiện lợi.
– VH là giá trị vật chất lẫn tinh thần; giàu tính nhân bản, hướng tới giá trị muôn thuở.

3. Biểu hiện của văn hóa con người và dân tộc
Văn hóa con người:
• Ăn
• Mặc
• Ở
• Đi lại
• Giao tiếp
• Lao động
• Gia đình
• Phẩm giá của con người
Văn hóa dân tộc (bản sắc)
• Kết tinh từ tâm hồn khí phách ngàn đời của dân tộc
• Nhân lõi, cốt cách, bản lĩnh và sức sống của một dân tộc
• Căn cước nhận dạng trong trăm ngàn nền văn hóa

• Bộ gien di truyền bản sắc truyền thống của mình cho các thế hệ mai sau
• Tập hợp những phong thái, tập quán và tín ngưỡng
• Là nền tảng, là chất keo không thể thiếu cho sự vận hành nhuần nhuyễn của xã hội
• Là hiện thân của giá trị cộng đồng được chấp nhận, dù có thể biến đổi từ thế hệ này
sang thế hệ khác
Biến đổi xã hội và văn hóa

Thời điểm này thì có văn hóa nhưng ở thời điểm khác thì không có văn hóa
• Trình độ dân trí thấp, tuyên truyền, giáo dục mang tính dạy bảo có thể coi là có văn
hóa.
• Trình độ dân trí cao, không thể tuyên truyền, giáo dục một cách giản đơn. Một sự giản
đơn nhiều khi trở thành phản văn hóa.

4. Tiếp cận văn hóa theo vi mô
-Khác biệt căn bản giữa nghệ thuật trình diễn và các ngành CN: Trong trình diễn lao
động là đầu ra, trong ngành CN lao động là đầu vào.
-Hàm sản xuất nghệ thuật là hàm có hệ số cố định. [bản tứ tấu của Beethoven xưa và nay]
-Khác biệt giữa nghệ thuật trình diễn và các ngành CN: Công nghệ trình diễn hầu như
đứng yên. Hệ quả đưa đến “bệnh phí” (cost disease).
-Do “bệnh phí” mà ban nhạc ít nhạc công, các vở tuồng trở nên bình dân hơn để thu hút
khách.
-Kinh tế càng tiến bộ thì VH càng có sự ép xuống thấp. Mặt khác, thu nhập càng cao,
mức cầu càng lớn, đưa nghệ thuật đến chỗ phát triển  tiến thoái lưỡng nan tài trợ.

Tiếp cận văn hóa theo vi mô: Tyler Cowen
(tán dương hôn nhân giữa mỹ thuật và thị trường tự do)
• Phúc lợi của người tiêu dùng VH:
(a) số lượng tiêu dùng [phụ thuộc vào thu nhập và thời gian nhàn rỗi]
(b) chất lượng tiêu dùng [chất lượng càng cao, người tiêu dùng càng muốn]
(c) số loại hàng lựa chọn [càng nhiều càng hạnh phúc]

• Tăng trưởng thu nhập sẽ làm đa dạng hóa, phong phú hóa VH.
• Tiến bộ CN giúp bảo tồn và phát triển nghệ thuật; gây cho nghệ sĩ cảm hứng mới với
phương tiện diễn đạt mới; phổ biến VH đại chúng, hạ thấp chi phí và đưa sản phẩm VH
cao, thiểu số đến với công chúng.

• Mức tiêu thụ một số nghệ thuật cổ truyền có kém đi, nhưng phần lớn là vì chúng ít
được yêu chuộng hơn. Lấy quyền gì để kết án sự thay đổi thị hiếu của cộng đồng thưởng
ngoạn?
• Văn hoá phẩm cũng khác nhau về cái mà các nhà kinh tế gọi là "hiệu ứng quy mô”: có
thứ thì giá thành càng thấp khi số luợng sản xuất càng nhiều, có thứ thì giá thành không
tùy thuộc số lượng SX.
• VH phẩm càng nhiều vốn thì nhắm vào thị hiếu đông đảo [đa số dễ dãi hơn trong thị
hiếu thưởng ngoan của mình].
Thị hiếu của người tiêu dùng văn hóa
• VH quần chúng ngày nay là từ dưới lên chứ không phải từ trên xuống.
• Công nghệ hiện đại cho cú hích mạnh hơn vào VH phổ thông so với VH ưu tú.
• VH hiện đại khuyến khích lối thưởng ngoạn đơn [giảm cảm quan cộng đồng, CNTT
ảnh hưởng đến kỹ năng hưởng thụ và sáng tạo VH].
• Toàn cầu hoá và công nghệ ngày nay khuếch đại ảnh hưởng của số ít ngôi sao hàng
đầu.

5. Tiếp cận văn hóa theo vĩ mô
Vốn văn hóa: Vật thể và phi vật thể
• Vốn văn hóa vật thể: Công trình kiến trúc, đền đài cung miếu, di tích lịch sử.
• Vốn văn hóa phi vật thể: Tập quán, phong tục, tín ngưỡng và các giá trị khác của xã
hội.
Đặc điểm của vốn văn hóa
1. Vốn văn hóa vật thể làm tăng giá trị kinh tế của vật thể
2. Vốn văn hóa phi vật thể thì đan xen với giá trị kinh tế mà không thể tách rời được
(không giá trị kinh tế thông thường vì không thể mua bán trên thị trường)

3. Vốn văn hóa cũng giống như vốn thiên nhiên, không bảo dưỡng sẽ bị mất và suất
chiết khấu của nó như thế nào?
Văn hóa được xem như là vốn
• Khả năng tích lũy
• Hữu hình
• Càng sử dụng giá trị càng tăng
• Có tính đa công dụng
• Không thể biết được suất chiết khấu
• Có thể làm tăng các loại vốn khác
• Bảo tồn

6. Văn hóa toàn cầu
VH đại đồng là tập hợp các ý tưởng về kinh tế, xã hội, môi trường và chính trị, cùng với
các giá trị đạo đức mà được nhiều người trên thế giới công nhận.
– VH Davos (WEF): Lãnh tụ chia sẻ VH này không nhất thiết phải lãnh đạo XH.
– VH tiêu thụ (KHCN): Chúng đến rồi đi, không làm thay đổi VH của nền văn minh
tiếp thu chúng.
– VH từ hệ thống truyền thông: Hiện chưa có bằng chứng làm thay đổi thái độ và niềm
tin!
– Có thể dẫn đến sự hội tụ giá trị đạo đức và niềm tin của các dân tộc khác nhau, mặc
dù thời gian cho quá trình này có thể là rất lâu.
– VH phương Tây và VH phi phương Tây
– Trường hợp cá biệt TQ và Nhật
– Hiện tại thì các nền VH sẽ cùng chung sống
– Lâu dài thì các nền VH khác nhau sẽ đồng quy về VH toàn cầu, viễn cảnh này rất xa,
chúng ta và các thế hệ con cháu của chúng ta có lẽ chưa chắc thấy điều đó.
– Chiến tranh làm thay đổi từ XH quân sự sang XH hòa bình.
– Bản sắc VH khó thay đổi và không hội tụ.
(Kinh tế phát triển, người Denmark thì sung sướng, nhưng người Italy thì không như
vậy (qua nghiên cứu khảo sát mức độ hài lòng của người dân))

Văn hóa toàn cầu: đánh đổi giữa bảo tồn và phát triển
• Hội nhập, toàn cầu hóa đa tuyến một phần sẽ cào bằng tính đa dạng, đặc thù văn hóa
tộc người, địa phương, làm mất đi một số giá trị văn hóa truyền thống.

• Vấn đề giữa bảo tồn và phát triển thường nảy sinh một số xung đột như: bảo tồn thì
dẫn đến hạn chế phát triển và ngược lại, phát triển thì khó bảo tồn.
Văn hóa toàn cầu
• VH ẩm thực KFC được xem là:
– Việc tiếp nhiên liệu đe dọa VH địa phương
– Mất tính nhân văn trong quá trình sx
– Chú trọng đến số lượng hơn là chất lượng
• VH của sự cách biệt: Tiếp cận và không tiếp cận công nghệ thông tin.
• Tiếng Anh: CN đế quốc hay vô hại?

Hiện tượng văn hóa sỏi não
• Cho Melamin vào sữa: Tạo sự hoài nghi sâu sắc của người đời về ngành công nghiệp
thực phẩm; Ngành công nghiệp vô liêm sĩ vì mục tiêu lợi nhuận đã gây dây chuyền tội ác
tập thể;
• Bơm nước vào văn hóa; Nhu cầu đọc (thoả mãn dạ dày đói khát của VH) của dân cư
trên mạng quá đông, mà
1. Tăng tốc độ viết tiểu thuyết lên từ 3000 đến 50000 chữ/ngày, thứ viết lách rác rưởi;
2. Bơm nước (cho hợp khẩu vị, không chú ý đến giá trị);
3. Làm giả (sao chép, ngụy tạo, bóp méo);
4. Mất năng lực chế tạo sản phẩm VH ban đầu cũng như chiết suất tư kho tàng vô tận
của lịch sử;

7. Văn hóa và phát triển
• Các nhà kinh tế học bận rộn với câu hỏi:
“Tại sao một số nước phát triển kinh tế nhanh và trở nên thịnh vượng, trong khi các
nước khác dẫm chân tại chỗ trong vũng lầy của nghèo nàn và lạc hậu?”

• Hàn Quốc và Ghana
• Larry Harrison (1980) cho rằng VH Châu Mỹ La Tinh cản trở phát triển.
• Ukraine và Poland: Một bên thì chia rẽ và một bên theo XH phươngTây.
• Francis Fukuyama cho rằng XH mà có mức độ tín nhiệm giữa các cá nhân khá cao
(Nhật, Đức, Mỹ) thường có khả năng tổ chức và khuếch trương các đại công ty hơn là
XH mà sự tín nhiệm chỉ giới hạn trong gia đình và bạn bè (TQ, Pháp, Ý).
• Mức độ tham nhũng thường tập trung thành từng nhóm VH.
• Các nước Bắc Âu và nói tiếng Anh ít tham nhũng nhất.
• Các nước Á Châu và Phi Châu là tham nhũng nhất trừ Singapore. Tại sao?
• Dân chủ hiện đại là sản phẩm của phương Tây (80%). Tuy nhiên, cũng có trường hợp
đặc biệt như Ấn Độ và Nhật. QG nào không “hiếu khách” với nền dân chủ?
8. Văn hóa và chính trị toàn cầu
-Các QG không thành 3 nhóm mà thành 7 nhóm. Thế giới đa cực của Henry Kissinger
(Mỹ, Châu Âu, TQ, Nhật, Nga và Ấn Độ). Nhưng ông này quên thế giới đạo hồi chiếm
dầu hỏa và dân số đông!
-VM phương Tây áp đảo. Tuy nhiên, cũng có lực cản (suy giảm dân số phương Tây, thần
kỳ Đông Á và bùng nổ dân số ở các nước đạo Hồi)
-Quan hệ các nước giữa các nền VM khác nhau sẽ lạnh nhạt và đối nghịch (Tây phương
và Hồi giáo và Tây phương và TQ)
-Xung đột sắc tộc (Balkans, Caucasus, Trung Á, Ấn Độ – Paskistan, và Trung Đông)
-Tương đồng về VH và VM sẽ làm cho con người gần nhau và tin tưởng nhau hơn.
– Các QG cùng ý thức hệ nhưng khác về VH như Nam Tư và Liên Xô cũ
– Các QG khác ý thức hệ nhưng tương đồng VH như Đông Đức và Tây Đức; Bắc Hàn
và Nam Hàn; các nước có VH Khổng giáo.

9. Mặt mạnh và yếu của VH Việt Nam
Mặt mạnh của văn hóa Việt Nam
• Bình đẳng giới (phụ nữ có vị thế cao)
• Đa dạng VH, nhưng mức thuần nhất cao (87% người Kinh)
• Mối quan hệ gia đình chặt chẽ, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên

• Làng là thực thể và tâm linh mạnh
• Có tính thích nghi
• Có động cơ thăng tiến và thành đạt
• Muốn con cái có mức giáo dục cao hơn
• Học là một giá trị quan trọng
• VH nho giáo, có biến đổi theo bản địa
• VH Pháp và Mỹ, có biến đổi theo bản địa
Mặt yếu của văn hóa Việt Nam
• Sự hủy diệt văn hóa thiền
• Văn hóa không chịu so sánh
Tiếp biến văn hóa (acculturation)
• Tiếp biến văn hoá xảy ra khi hai nền văn hoá gặp nhau, mỗi nền văn hoá sẽ mất đi
một ít và thu về một ít để tạo ra cái mới.
• Nền cai trị của người Trung Hoa hơn ngàn năm trên đất nước của chúng ta có thể tóm
gọn vào hai chữ: áp đặt và đồng hoá.
• Nền văn hoá ngạo mạn ấy chỉ muốn lấy đi mà không trao tặng, loại trừ tất cả các giá
trị không giống mình, sẵn sàng miệt thị đất nước văn hiến của chúng ta là bọn “Nam
man”.
• Thẳng tay đốt kinh sách, huỷ diệt không thương tiếc những tàng thư văn hoá của đất
nước này.
• Kẻ kiêu ngạo và cực kỳ tham lam ấy bắt các vua chúa VN tiến cống nho sĩ, nghệ
nhân, mỹ nữ… sang TQ, thay vì để cho các giá trị văn hoá sống động, những bộ gene ưu
việt ấy triển nở ngay trên chính quê hương của họ.
• Cuộc cai trị của người Hoa trên đất nước chúng ta đầy hung hãn và áp đặt và rất ít
tính khai sáng, đồng hành với mọi cuộc xâm lăng từ một nền văn minh khác.

10. Chính sách về văn hóa
• Chính sách phát triển của hầu hết các quốc gia chỉ tập trung phần lớn vào các mục
tiêu kinh tế, còn văn hoá nằm trong phần "phúc lợi"- các phúc lợi kinh tế, văn hoá, xã
hội.

• Ngày nay, không một dân tộc nào có thể tồn tại và phát triển bên ngoài các nguyên
tắc chung của thế giới.
• Giữ gìn và phát huy di sản văn hóa dân tộc là một nhiệm vụ quan trọng, nhưng không
nên quá cực đoan với trào lưu văn hóa mới
• Phải công nhận sự năng động và sáng tạo của loại hình nghệ thuật mới, sự thưởng
ngoạn mới
• Chính sách văn hóa phải tôn trọng thực tế của thị trường trong thời đại hội nhập kinh
tế quốc tế, không bị ảnh hưởng của những ảo tưởng và cảm tính chủ quan (hy sinh quá
lớn về kinh tế)
• Nền văn hóa nên có tranh luận, bàn cãi và bút chiến nữa trên tinh thân khoa học, cởi
mở, không cá nhân. Nền văn hóa lành mạnh là nền văn hóa sống, linh động và hãy để cho
người thưởng ngoạn bình chọn.

III. KEYNES:
Keynes cho rằng:sản lượng và mức nhân dụng (dưới mức tiềm năng là do cầu quyết định.
AD= C+I+G+X-M
1. 3 luận điểm của keynes:
1.1. tiền lương chỉ ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn giữa tư bản doanh nghiệp và lao
động (L/w=K/r K,L,r,w là chi phí về vốn, chi phí về lao động, giá 1 đv vốn, giá 1 đv lao
động. thất nghiệp không thể đưa dến giảm tiền lương để tăng mức nhân dụng vì người lao
động sẽ từ chối làm việc nếu mức lương thấp.
1.2. đầu tư phụ thuộc vào
+ sức cầu trong thực tế
+ dự đoán của các doanh nghiệp về khả năng sinh lợi trong tương lai.
Lãti suất chỉ quyết định sự lựa chọn giữa bản và lao động. việc cắt giảm lãi suất k ảnh
hưởng đến việc tăng dầu tư, không làm tăng sản lượng.(đây gọi là bẫy thanh khoản: nới
lỏng tiền tệ, lãi suất danh nghĩa xuống gần 0,người ta muốn giữ tiền hơn vì ưa chuộng
tính thanh khoản)
1.3. tiêu dùng phu thuộc vào khuynh hướng tiêu dùng biên, tiêu dùng biên giảm xuống
khi thu nhập tăng lên. Tiêu dùng có vai trò quan trong trong việc đưa nền kinh tế đến

trạng thái cân bằng, tại sản lượng tiềm năng, mức nhân dụng tối đa và gia tăng tổng cầu
thông qua hiệu ứng số nhan k
k=1/((1-c)+(e-m))
c: tiêu dùng biên
e: xuất khẩu biên
m: nhập khẩu biên.

2. Áp dụng kích cầu kinh tế ở VN năm 2008:
Khủng hoảng kinh tế thế giới vào cuối năm 2007 đã gây ra những hậu quả hết sức nặng
nề, hàng triệu người mất việc, hàng nghìn doanh nghiệp phải đóng cửa. Nền kinh tế Việt
Nam cũng đã chịu tác động gián tiếp từ cuộc khủng hoảng này. Một khi mà thị trường tự
nó không thể điều chỉnh về trạng thái cân bằng như quy luật “ bàn tay vô hình” của Adam
Smith thì sự can thiệp của chính phủ là hết sức cần thiết. Hầu hết các quốc gia rơi vào
vòng xoáy khủng hoảng cuối năm 2007 đã thực hiện các gói kích cầu dựa trên lý thuyết
của kích cầu Keynes nhằm vực dậy nền kinh tế của nước mình. Việt Nam cũng áp dụng
biện pháp này bằng việc đưa ra gói kích cầu trị giá 1 tỉ USD trong năm 2008 và 9 tỉ USD
năm 2009 nhằm hỗ trợ cho người tiêu dùng, các doanh nghiệp. Các biện pháp cụ thể đã
được triển khai để thực hiện các gói kích cầu này là:
 Hỗ trợ lãi suất 4% nhằm kích thích chi đầu tư đối với doanh nghiệp bao gồm vay ngắn
hạn, vay trung dài hạn, vay phục vụ nông nghiệp và làm nhà ở. Doanh nghiệp được hỗ trợ
không thuộc danh sách 13 ngành, lĩnh vực. Bảo lãnh cho các doanh nghiệp vay vốn tại
các NHTM.
 Chương trình giảm, giãn thuế bao gồm: giảm, gia hạn nộp thuế thu nhập ( thuế thu
nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân), giảm thuế VAT, thuế xuất-nhập khẩu đối
với một số loại hàng hóa dịch vụ.
 Tổ chức các đợt bình ổn giá thị trường vào dịp tết cũng như hệ thống phân phối các
mặt hàng thiết yếu nhằm kích cầu tiêu dùng.
 Đầu tư cho cơ sở hạ tầng nông thôn đặc biệt là dự án nhỏ, có khả năng triển khai
nhanh và hoàn thành sớm.
Gói kích cầu đã đem lại một số hiệu quả nhất định cho nền kinh tế Việt Nam: GDP tăng

5.3% năm 2008, tỉ lệ lạm phát năm 2008 là 19.9% giảm xuống còn 6.5% năm 2009, quý I
năm 2010 GDP tăng 583% , hơn 1.9 lần quý I năm 2009,…
Dù đạt được tín hiệu tích cực như thế nhưng chính sách kích cầu vẫn còn 1 số hạn chế
nhất định như sau:
 Gói kích cầu chưa đáp ứng 3 yêu cầu: kịp thời, đúng đối tượng, vừa đủ( trong ngắn
hạn) và ít rò rỉ ra hàng ngoại nhập( do Việt Nam có tỉ trong nhập khẩu chiếm gần 90%
GDP). Các gói kích cầu được triển khai còn chậm do thủ tục hành chính phức tạp. Nếu
xét ở tiêu chí ngắn hạn, chỉ một phần của gói kích cầu đáp ứng được tiêu chí này. NHNN
cũng không cho biết tổng vốn dự kiến cho gói hỗ trợ lãi suất dành cho các doanh nghiệp.
Hơn nữa, việc xác định đối tượng được hỗ trợ là điều khó khăn khi một số doanh nghiệp
lớn lợi dụng chính sách hỗ trợ nhằm đảo nợ vay với lãi suất cao thành vay mới với lãi
suất thấp hơn nhiều. Còn các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần được hỗ trợ tín dụng thì lại
không tiếp cận được vốn vì thiếu thông tin và thường không đáp ứng được các yêu cầu
vay vốn. Như thế thì gói kích cầu đã trở thành gói giải cứu chứ không như mục đích ban
đầu. Đồng thời có nhiều doanh nghiệp hoạt động trên nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực
không được hỗ trợ nên việc xác định đối tượng cho vay là khó khăn. Và các ngân hàng
cũng khó khăn trong kiểm soát xem đồng vốn có được sử dụng đúng mục đích không
cũng như chi phí cho công tác hậu kiểm là không nhỏ.
 Thuế VAT là thuế gián thu mà người tiêu dùng phải chịu khi mua hàng nên việc giảm thuế VAT chẳng
những không kích cầu tiêu dùng mà đối tượng được hưởng lợi nhiều khi lại là các doanh nghiệp. Lãi suất được
hỗ trợ ở mức 4% nhưng thực tế người được hưởng lại là các NHTM khi thực tế gói kích cầu 17000 tỉ đồng có
1/3 vốn các NHTM được hưởng lợi. Ngoài ra các doanh nghiệp muốn vay được vốn lãi suất thấp và giải ngân
vốn nhanh thì phải chi một khoản cho nhân viên ngân hàng cũng như chi phí để hợp thức hóa chứng từ, …
 Dòng vốn được hỗ trợ nhằm kích thích sản xuất không được sử dụng đúng mục đích vì các doanh nghiệp
dùng tiền được hỗ trợ đầu tư vào bất động sản và chứng khoán. Minh chứng cho điều này là TTCK năm 2009
tăng trưởng đến 40% nhưng đến những tháng đầu năm 2010 lại khá trầm lắng do gói kích cầu thứ nhất đã triển
khai xong.
 Số tiền cung ứng vào nền kinh tế quá lớn( 9 tỉ USD) dẫn đến lạm phát cao cũng như VND mất giá liên tục
so với các đồng tiền khác trong 2 năm 2009 và 2010.
 Kích cầu sản xuất nhằm phục hồi nền kinh tế suy thoái là mục tiêu tốt nhưng Việt Nam đa số phải nhập khẩu

các máy móc, thiết bị công nghệ cao để sản xuất nên gói hỗ trợ cho các doanh nghiệp ngoài mặt tích cực cũng
gây ra hiện tượng nhập siêu, dẫn đến thâm hụt cán cân thương mại ( năm 2009 là 12 tỉ USD). Dự trữ ngoại tệ
Việt Nam không lớn nên khó giữ ERR ổn định, VND mất giá so với USD dẫn đến nợ nước ngoài của Việt
Nam ngày càng lớn.

Câu 7: Trình bày mô hình Mundell – Fleming về sự hình thành
3 đường IS – LM – BP
Giả định của mô hình:
- Lãi suất nước ngoài là biến nội sinh
- Lưu chuyển vốn được xét trong 2 trường hợp dễ dàng và không dễ dàng
- Mô hình được khảo sát trong ngắn hạn
Hệ phương trình:
Y = C(Y – T) + I(r) + G + NX(e) (1) IS
M= L(Y,r) (2) LM
BP = NX(Y,e) + F(r-r*) = 0 (3) BP
Phương trình (1) : đường IS
Phương trình này chỉ ra tập hợp tất cả các mối quan hệ của Y và r sao cho thị trường hàng
hóa cân bằng. Khi r tăng làm I giảm khiến Y giảm. Quan hệ của Y và r là nghịch biến nên
đường IS dốc xuống.
Phương trình (2) : đường LM
Phương trình này chỉ ra tập hợp tất cả các mối quan hệ của Y và r sao cho thị trường tiền
tệ cân bằng. Với cung tiền thực không đổi, khi r tăng thì cầu tiền thực giảm ; để giữ cân
bằng trong thị trường tiền tệ thì Y phải tăng vì Y tăng thì cầu tiền tăng. Vậy Y và r quan
hệ đồng biến nên đướng LM dốc lên.
Phương trình (3) : đường BP
Phương trình này chỉ ra tập hợp tất cả các mối quan hệ của Y và r sao cho cán cân thanh
toán cân bằng. Khi Y tăng thì xuất khẩu ròng giảm, để giữ cân bằng cán cân thanh toán
thì luồng vốn vào phải tăng, mà luồng vốn vào tăng khi r tăng. Vậy Y và r quan hệ đồng
biến nên đường BP dốc lên.
Y,C,I,G,NX,M,BP lần lượt là thu nhập, tiêu

dùng, đầu tư, chi tiêu chính phủ, xuấy khẩu
ròng, cung tiền và cán cân thanh toán.
T, r, r*, e lần lượt là thuế, lãi suất trong nước,
lãi suất thế giới và tỷ giá hối đoái.
Câu 8 :
e : thả nổi
CSTT
F : lưu chuyển dễ dàng








Khởi đầu từ điểm A, cung tiền tăng thì đường LM chuyển sang phải, từ LM
0
đến LM
1
.
Cung tiền tăng => lãi suất giảm => luồng vốn vào giảm => cán cân thanh toán thâm hụt
phôi thai => cầu $ > cung $ => tỷ giá tăng => xuất khẩu ròng tăng => chuyển đường IS
sang phải, từ IS
0
sang IS
1.
Tại điểm C, vị trí cân bằng mới, thu nhập tăng từ Y
0
đến Y

1
.
r
*


r
r
O
A
C
Y
0

Y
1

IS
0

IS
1

LM
0

LM
1

Y

Câu 9 :
e : thả nổi
CSTC
F : lưu chuyển không dễ dàng










Từ điểm A, gia sử chính phủ tăng chi tiêu G, đường IS sang phải, từ IS
0
đến IS
1,
Y tăng từ
Y
0
đến Y
0
’. Tại điểm B, cán cân thanh toán thâm hụt (Y tăng => NX giảm). Để cân bằng
CCTT thì phải tăng r để thu hút luồng vốn vào. Tuy nhiên do vốn lưu chuyển không dễ
dàng nên mức tăng của luồng vốn vào không đủ bù trừ mức giảm của xuất khẩu ròng (tức
là luồng vốn vào thì ít mà xuất khẩu ròng thì lại giảm nhiều). Do đó e phải tăng, chuyển
đường IS và BP sang phải, cắt đường LM tại điểm C, vị trí cân bằng mới với thu nhập
cân bằng tại Y
1

.
Y
0

r
O
Y
1

Y’
0

Y
IS
0

IS
1

IS
2

LM
0

BP
0

BP
1


A
B
C

Từ điểm A, giả sử chính phủ tăng chi tiêu G, làm chuyển đường IS sang phải từ IS
0
sang
IS

0
; thu nhập tăng từ Y
0
đến Y

0
. Tại điểm V, cán cân thanh toán bị thâm hụt (B nằm
dưới đường BP
0
). Vì mức lưu động vốn thấp, lãi suất tăng từ r
0
đến r

0
không đủ để bù trừ
mức giảm xuất khẩu ròng vì thu nhập tăng. Do đó tỷ giá hối đoái tăng (do cầu ngoại hoái
để mua hàng hóa nước ngoài), chuyển đường IS và BP sang phải, cắt đường LM tại điểm
C tại vị trí cân bằng mới với thu nhập Y
1
.

tham khảo thêm ở đây
nha mọi người.


×