Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

Tình hình quản lý và hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần Lâm Sản Sông Công - Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (321.04 KB, 36 trang )


Trường ĐH KD&CN Hà Nội  Luận văn tốt nghiệp
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI
KHOA TÀI CHÍNH
~~~~~~*~~~~~~
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LÂM SẢN
SÔNG CÔNG THÁI NGUYÊN
Giáo viên hướng dẫn : TS. Trần Trọng Khoái
Sinh viên thực hiện : Trần Thị Tú Anh
Lớp : TC 14 - 15
Mã SV : 09D00289
Hà Nội – 2013
SV:Trần Thị Tú Anh Mã SV: 09D00289
Trường ĐH KD&CN Hà Nội  Luận văn tốt nghiệp
MỤC LỤC
a Khái niệm vốn lưu động 5
b Đặc điểm của vốn lưu động 5
1.2.1. Sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động 11
1.2.3.Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp 12
a.Tốc độ luân chuyển vốn lưu động 12
b. Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động 13
1.2.4. Một số chỉ tiêu phân tích khác 13
b. Số vòng quay các khoản phải thu 14
c. Kỳ thu tiền trung bình 14
d. Hệ số khả năng thanh toán 14
1.2.5. Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động 15
CHƯƠNG II 16


TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LÂM SẢN SÔNG CÔNG - THÁI NGUYÊN
16
2.1. Giới thiệu về công ty CP Lâm sản Sông Công - Thái Nguyên 16
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty CP Lâm sản Sông Công.
16
2.1.2. Đặc điểm về thị trường hoạt động của công ty 17
2.1.3.Sơ đồ bộ máy quản lý và sản xuất của công ty CP Lâm sản Sông Công 18
2.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty lâm Sản Sông
Công trong những năm gần đây 20
2.3. Tình hình quản lý và hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cổ
phần Lâm Sản Sông Công - Thái Nguyên 21
2.4. Tình hình dử dụng vốn lưu động của công ty 24
2.5.Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty 26
CHƯƠNG III 28
3.1.Định hướng sản xuất kinh doanh của công ty trong năm 2013 28
SV:Trần Thị Tú Anh Mã SV: 09D00289
Trường ĐH KD&CN Hà Nội  Luận văn tốt nghiệp
DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
VLĐ : Vốn lưu động
TSCĐ : Tài sản cố định
TSLĐ : Tài sản lưu động
SXKD : Sản xuất kinh doanh
Tr.đ : Triệu đồng
VCSH : Vốn chủ sở hữu
SV:Trần Thị Tú Anh Mã SV: 09D00289
Trường ĐH KD&CN Hà Nội  Luận văn tốt nghiệp
LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay, phát triển lâm sản ngoài gỗ đã mang lại nhiều lợi ích cho con
người,không những góp phần làm tăng thu nhập cho nông dân nghèo bám rừng

mà còn cải thiện môi trường sinh thái và đa dạng sinh học của rừng.
Thái Nguyên là một tỉnh có diện tích trồng rừng tương đối cao.Những
xưởng khai thác chế biến lâm sản đã mọc lên rất nhiều với nhiều quy mô lớn
nhỏ khác nhau.Công ty Cổ phần Lâm sản Sông Công trước là chi nhánh của
công ty cổ phần lâm sản Thái Nguyên cũng đi lên từ những phân xưởng chế biến
lâm sản nhỏ của nhà nước.Với tiềm năng và thế mạnh của mình,công ty cổ phần
lâm sản Sông Công đã ngày một lớn mạnh đóng góp không nhỏ cho nền kinh tế
quốc dân và sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến lâm sản.
Công ty Cổ phần Lâm Sản Sông Công là đơn vị hoạt động trong lĩnh vực
sản xuất sản phẩm từ lâm nghiệp rất lâu năm.Số vốn của công ty đã tăng lên rất
nhiều so với lúc ban đầu thành lập.Việc sử dụng vốn có hiệu quả giúp cho công
ty thu về nhiều lợi nhuận trong nhũng năm qua.Theo kế hoạch thực tập của nhà
trường,em đã liên hệ thực tập với công ty cổ phần lâm sản Sông Công và đuợc
thực tế tìm hiểu về ý nghĩa và tầm quang trọng của vón kinh doanh.Trong quá
trình thực tập, do hạn chế về kinh nghiệm cũng như kỹ năng thu thập và xử lý
thông tin nên báo cáo của em không tránh khỏi nhũng sai sót nên em rất mong
được sự đóng góp ý kiến của thầy cô.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương:
Chương I: Tổng quan về vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động
của các doanh nghiệp.
Chương II: Tình hình quản lý và hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty
cổ phần Lâm Sản Sông Công - Thái Nguyên.
Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty
Cổ phần lâm Sản Sông Công - Thái Nguyên.
SV:Trần Thị Tú Anh Mã SV: 09D00289
4
Trường ĐH KD&CN Hà Nội  Luận văn tốt nghiệp
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VLĐ
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP

1.1.VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP
1.1.1.Khái niệm và đặc điểm của vốn lưu động.
a Khái niệm vốn lưu động.
Vốn lưu động là yếu tố quan trọng gắn liền quá trình sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp. Vốn lưu động của doanh nghiệp là số vốn mà doanh nghiệp
đã sử dụng để mua sắm , hình thành nên tài sản lưu động phục vụ cho quá trình
kinh doanh ở một thời điểm nhất định.
Qua một chu kì sản xuất,kinh doanh vốn lưu động chuyển hóa thành nhiều
hình thái khác nhau. Đầu tiên khi tham gia vào quá trình sản xuất vốn lưu động
thể hiện dưới trạng thái sơ khai của mình là tiền tệ, qua các giai đoạn nó dần
chuyển thành sản phẩm dở dang hay bán thành phẩm. Giai đoạn cuối cùng của
quá trình sản xuất kinh doanh vốn lưu động được chuyển hóa vào sản phẩm cuối
cùng. Khi sản phẩm này được bán trên thị trường sẽ thu về tiền tệ hay trạng thái
ban đầu của vốn lưu động.
b Đặc điểm của vốn lưu động
- Vốn lưu động lưu chuyển nhanh
- Vốn lưu động chuyển dịch một lần vào quá trình sản xuất kinh doanh.
- Vốn lưu động hoàn thành một vòng tuần hoàn khi hoàn thành một vòng
sản xuất kinh doanh
Quá trình vận động của vốn lưu động là một chu kì khép kín từ hình thái
này sang hình thái khác rồi trở về hình thái ban đầu với giá trị lớn hơn hình thái
ban đầu. Chu kì vận động của vốn lưu động là cơ sở đánh giá khả năng thanh
toán, hiệu quả sản xuất kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Điều khác biệt lớn nhất của vốn lưu động và vốn cố định là: vốn cố định
chuyển dần giá trị của nó vào sản phẩm thông qua mức khấu hao, còn vốn lưu
SV:Trần Thị Tú Anh Mã SV: 09D00289
5
Trường ĐH KD&CN Hà Nội  Luận văn tốt nghiệp
động chuyển toàn bộ giá trị của nó vào giá trị sản phẩm theo chu kì sản xuất ,
kinh doanh.

1.1.2.Phân loại vốn lưu động trong doanh nghiệp.
Để đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý vốn lưu động, các nhà quản lý
thường sử dụng một số tiêu thức phân loại sau đây:
a.Căn cứ vào hình thái biểu hiện của vốn lưu động.
Theo tiêu thức phân loại này VLĐ của doanh nghiệp được phân thành 2 loại:
- Vốn vật tư hàng hóa: bao gồm nguyên vật liệu chung, vật liệu phụ, sản
phẩm dở dang,bán thành phẩm
- Vốn bằng tiền: bao gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, tiền đang
chuyển, các khoản phải thu, các khoản tạm ứng
Cách phân loại này giúp cho doanh nghiệp dễ dàng theo dõi khả năng thanh
toán, đánh giá mức tồn kho dự trữ, nắm bắt chặt chẽ và đưa ra những chính sách
tín dụng thương mại hợp lý nhằm đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, nâng
cao doanh số bán hàng cũng như nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
b Căn cứ vào vai trò của vốn lưu động trong quá trình sản xuất.
Theo tiêu thức phân loại này VLĐ của doanh nghiệp được phân thành 3 loại:
- Vốn lưu động trong khâu dự trữ: bao gồm vốn nguyên vật liệu chính,vốn
vật liệu phụ, vốn nhiên liệu,vốn phụ tùng thay thế,vốn vật liệu đóng gói,
vốn công cụ dụng cụ
Loại vốn này cần thiết để đảm bảo sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
được tiến hành liên tục.
- Vốn lưu động trong khâu sản xuất: bao gồm vốn sản phẩm đang chế tạo,
vốn bán thành phẩm tự chế, vốn chi phí trả trước
Loại vốn này được dùng cho quá trình sản xuất, đảm bảo cho quá trình sản
xuất của các bộ phạn sản xuất trong dây chuyền công nghệ được liên tục, hợp lý.
- Vốn lưu động trong khâu lưu thông: bao gồm vốn thành phẩm, vốn bằng
tiền, các khoản đầu tư ngắn hạn, các khoản vốn trong thanh toán
Loại vốn này dùng để dự trữ sản phẩm, đảm bảo cho tiêu thụ thường
xuyên, đều đặn theo nhu cầu của khách hàng.
SV:Trần Thị Tú Anh Mã SV: 09D00289
6

Trường ĐH KD&CN Hà Nội  Luận văn tốt nghiệp
Việc phân loại vốn lưu động theo phương pháp này giúp cho việc xem xét,
đánh giá tình hình phân bổ của vốn lưu động trong từng khâu của quá trình chu
chuyển vốn lưu động. Thông qua đó, nhà quản lý sẽ có nhưng biện pháp thích
hợp nhằm tạo ra một kết cấu vốn lưu động hợp lý, tăng tốc độ luân chuyển vốn
lưu động, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
c.Căn cứ vào nguồn hình thành của vốn lưu động.
Theo tiêu thức phân loại này VLĐ của doanh nghiệp được phân thành 2 loại:
- Nguồn vốn chủ sở hữu: Là nguồn vốn được hình thành từ một hoặc nhiều
chủ sở hữu vốn của doanh nghiệp như: nhà nước, các cổ đông, tư nhân,
thành viên đầu tư góp vốn, hộ gia đình. Nguồn vốn này được hình thành từ
đầu và bổ sung thêm trong quá trình phát triển.
Nguồn vốn chủ sở hữu được sử dụng ổn định, thường xuyên chủ động
theo thẩm quyền của chủ sở hữu.
- Nợ phải trả: Là nguồn vốn được hình thành từ các chủ nợ khác nhau như:
Vay của các tổ chức tài chính, tín dụng, của công chúng, của các nhà đầu
tư trong và ngoài nước, các khoản tạm thời sử dụng chưa đến hạn thanh
toán, tài sản thừa chờ xử lý.
Nợ phải trả là nguồn vốn bổ sung cho vốn kinh doanh, có tính kỳ hạn,
doanh nghiệp không có quyền sở hữu mà chỉ có quyền sử dụng theo những
điều kiện nhất định do chủ nợ qui định.
Việc phân loại này giúp cho ta có thể thấy được kết cấu các nguồn hình thành
nên vốn lưu động của doanh nghiệp. Từ đó doanh nghiệp có thể chủ động đưa ra
các biện pháp huy động, quản lý và sử dụng vốn lưu động hiệu quả hơn.
d.Căn cứ vào thời gian huy động của vốn lưu động.
Theo tiêu thức phân loại này VLĐ của doanh nghiệp được phân thành 2 loại:
- Nguồn vốn lưu động thường xuyên: Là nguồn vốn mà doanh nghiệp có thể
sử dụng dài hạn vào hoạt động kinh doanh, ít nhất là trên 1 năm.
Nguồn VLĐ thường xuyên = Tài sản lưu động - Nợ ngắn hạn
SV:Trần Thị Tú Anh Mã SV: 09D00289

7
Trường ĐH KD&CN Hà Nội  Luận văn tốt nghiệp
Hoặc:
Nguồn VLĐ
thường xuyên
= Tổng nguồn vốn
thường xuyên
– Giá trị còn lại
của TSCĐ
Trong đó:
Tổng nguồn vốn
thường xuyên
= Nguồn vốn
chủ sở hưu
+ Nợ vay trung
và dài hạn
Giá trị còn lại
Của TSCĐ
= Nguyên giá
TSCĐ
– Giá trị hao mòn
lũy kế
Nguồn vốn thường xuyên này cho phép các doanh nghiệp chủ động cung
cấp vật tư kịp thời, đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được diễn ra liên
tục, hiệu quả.
Nguồn vốn lưu động tạm thời: Là nguồn vốn mà doanh nghiệp có thể sử
dụng trong thời gian ngắn từ 1 năm trở lại. Nguồn vốn này bao gồm các khoản
vay ngắn hạn ngân hàng và các tổ chức tín dụng, các khoản nợ ngắn hạn khác
chủ yếu dùng để đáp ứng các nhu cầu có tính chất tạm thời về vốn lưu động phát
sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Theo như phân tích trên ta có thể xác định nguồn vốn lưu động và tài sản
lưu động của doanh nghiệp như sau:
Nguồn VLĐ = Nguồn VLĐ thường xuyên - Nguồn VLĐ tạm thời
Hoặc
Tài sản lưu động = Nguồn VLĐ thường xuyên – Nguồn VLĐ tạm thời
Việc phân loại nguồn vốn như trên giúp cho nhà quản lý xem xét, huy động
vốn một cách phù hợp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong
doanh nghiệp. Đồng thời giúp nhà quản lý lập ra những kế hoạch tài chính cụ
thể, hình thành nên các dự định về tổ chức quản lý và sử dụng vốn lưu động
trong tương lai.
SV:Trần Thị Tú Anh Mã SV: 09D00289
8
Trường ĐH KD&CN Hà Nội  Luận văn tốt nghiệp
e. Căn cứ theo phạm vi vốn lưu động
Căn cứ vào phạm vi vốn lưu động được hình thành từ nguồn vốn bên trong và
bên ngoài doanh nghiệp.
- Nguồn vốn bên trong: là số vốn huy động bên trong doanh nghiệp như vốn
tự bổ sung từ lợi nhuận sau thuế,các khoản dự phòng,thu từ thanh lý,nhượng bán
tài sản cố định,tiền khấu hao tài sản cố định
- Nguồn vốn bên ngoài: là số vốn của doanh nghiệp có thể huy động từ
nguồn vốn bên ngoài doanh nghiệp để đáp ứng nhu cầu về vốn cho hoạt động
sản xuất kinh doanh như vay các tổ chức tín dụng,tổ chức kinh tế
1.1.3.Nhu cầu VLĐ và phương pháp xác định nhu cầu VLĐ:
a. Nhu cầu vốn lưu động.
Đối với mỗi doanh nghiệp, ngoài việc phân loại vốn lưu động để quản lý,
còn xác định nhu cầu vốn lưu động hợp lý để đảm bảo sản xuất kinh doanh
không thừa, không thiếu vốn.
Nhu cầu
VLĐ
= Mức dự trữ

hàng tồn kho
+ Các khoản phải
thu từ khách hàng
– Các khoản phải trả
người cung cấp
Trong doanh nghiệp nhu cầu vốn lưu động chia làm 2 loại:
- Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên.
- Nhu cầu vốn lưu động tạm thời.
b.Phương pháp xác định nhu cầu Vốn lưu động.
* Phương pháp trực tiếp
Nội dung chủ yếu của phương pháp này là căn cứ vào các yếu tố ảnh
hưởng trực tiếp đến việc dự trữ vật tư, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm để xác định
nhu cầu từng khoản vốn lưu động trong tùng khâu rồi tổng hợp lại toàn bộ thành
nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp. Trình tự của việc xác định nhu cầu vốn
lưu động theo phương pháp này như sau:
- Xác định lượng hàng tồn kho cần thiết.
- Xác định chính sách tiêu thụ sản phẩm và các khoản tín dụng cung cấp cho
SV:Trần Thị Tú Anh Mã SV: 09D00289
9
Trường ĐH KD&CN Hà Nội  Luận văn tốt nghiệp
khách hàng.
- Xác định các khoản nợ phải trả cho người cung cấp.
- Tổng hợp và xác định nhu cầu vốn của doanh nghiệp.
* Phương pháp gián tiếp.
Nội dung của phương pháp này là dựa vào kết quả thống kê kinh nghiệm về
vốn lưu động bình quân năm báo cáo, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh năm kế
hoạch để xác định nhu cầu vốn lưu động trong năm kế hoạch. Phương pháp này
được chia làm 2 trường hợp:
- Trường hợp 1: Dựa vào kinh nghiệm thực tế của doanh nghiệp cùng loại
trong ngành để xác định nhu cầu vốn cho doanh nghiệp mình.

Phương pháp này xác định được nhu cầu cụ thể của từng loại vốn trong
từng khâu kinh doanh, do đó tạo điều kiện tốt cho việc quản lý, sử dụng
vốn theo từng loại trong từng khâu sử dụng. Tuy nhiên, do vật tư sử dụng
có nhiều loại, quá trình sản xuất kinh doanh thường qua nhiều khâu vì thế
việc tính toán nhu cầu vốn theo phương pháp này tương đối phức tạp, mất
nhiều thời gian.
- Trường hợp 2: Dựa vào tình hình thực tế sử dụng vốn lưu động ở thời kỳ
trước của doanh nghiệp và tình hình năm kế hoạch để xác định nhu cầu về
vốn lưu động cho các năm tiếp theo. Phương pháp này được thực hiện theo
trình tự sau:
• Xác định số dư bình quân các khoản phải thu, nợ phải trả,vật tư tồn
kho.
• Xác định tỉ lệ các khoản trên so với doanh thu thuần cả năm, trên cơ sở
đó xác định nhu cầu vốn lưu động với doanh thu.
• Xác định nhu cầu vốn lưu động của kỳ sau.
1.1.4.Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu của vốn lưu động, tuy nhiên có thể
chia làm 3 nhóm nhân tố chủ yếu sau:
- Các nhân tố về mặt sản xuất: phụ thuộc vào đặc điểm kĩ thuật, công
nghệ sản xuất của doanh nghiệp, mức độ phức tạp của sản phẩm chế tạo, độ
dài của chu kỳ sản xuất, trình độ tổ chức qui trình sản xuất
- Các nhân tố về mặt dự trữ vật tư: phụ thuộc vào khoảng cách giữa
SV:Trần Thị Tú Anh Mã SV: 09D00289
10
Trường ĐH KD&CN Hà Nội  Luận văn tốt nghiệp
doanh nghiệp với nơi cung cấp, khả năng cung cấp của thị trường, kỳ hạn
giao hàng và khối lượng vật tư được cung cấp mỗi lần giao hàng, đặc điểm
thời vụ của chủng loại vật tư cung cấp
- Các nhân tố về mặt thanh toán: Phụ thuộc vào phương thức thanh toán
được lựa chọn theo các hợp đồng bán hàng, thủ tục thanh toán, việc chấp

hành kỷ luật thanh toán
1.2. SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
VỐN LƯU ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP.
1.2.1. Sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Vốn là yếu tố rất quan trọng để giúp các doanh nghiệp đạt được mục tiêu
cuối cùng là tối đa hóa lợi nhuận. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh
nghiệp là chỉ tiêu phản ánh kết quả hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp.
Việc nâng cao hiệu quả sử sụng vốn lưu động là cơ sở mở rộng quy mô
sản xuất, nâng cao đời sống cho người lao động.
Tổ chức quản lý tốt và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động giúp
doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, giá thành sản phẩm hạ, chất lượng sản phẩm cao
nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khách hàng, tăng uy tín trên thương trường.
Hoạt động sản xuất kinh doanh là hoạt động diễn ra thường xuyên và
liên tục do đó việc đảm bảo lượng vốn lưu động thường xuyên là rất cần thiết
với các công ty bằng cách là tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn lưu động
1.2.2.Quản lý và bảo toàn vốn lưu động.
Quản lý vốn lưu động là một bộ phận trọng yếu của công tác quản lí hoạt
dộng tài chính của doanh nghiệp. Do đó doanh nghiệp nên chú trọng đảm bảo sử
dụng vốn lưu động hợp lí, tiết kiệm để góp phần thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm và
thanh toán các khoản công nợ kịp thời. Vốn lưu động thường bị tác động của
nhiều nhân tố khiến vốn lưu động giảm sút nên việc bảo toàn vốn lư động là một
vấn đề quan trọng quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp.
SV:Trần Thị Tú Anh Mã SV: 09D00289
11
Trường ĐH KD&CN Hà Nội  Luận văn tốt nghiệp
- Hàng hóa bị ứ đọng, kém phẩm chất hay mất phẩm chất hoặc không phù
hợp với nhu cầu thị trường, không tiêu thụ được hoặc tiêu thụ với giá thấp.
- Những rủi ro trong kinh doanh.

- Kinh doanh thua lỗ kéo dài, vốn bị thiếu hụt do doanh nghiệp thu bán hàng
không bù đáp vốn lưu động.
- Lạm phát làm giá cả tăng nhanh sau mỗi vòng luân chuyển vốn lưu động
mất dần do trượt giá.
- Vốn bị chiếm dụng lớn trong thanh toán.
Chính các nhân tố trên sẽ làm vốn lưu động giảm sút dần, vì vậy nếu
doanh nghiệp sử dụng vốn lưu động không tốt, không đảm bảo được vốn làm
ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh, vốn chậm luân chuyển, quy mô
vốn bị thu hẹp, hiệu quả sử dụng vốn thấp và tất yêu doanh nghiệp hoạt động
kém hiệu quả. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ làm giảm khả năng kinh doanh
của doanh nghiệp.
1.2.3.Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp
a.Tốc độ luân chuyển vốn lưu động
Tốc độ luân chuyển vốn lưu động nói lên tình hình tổ chức các mặt cả công
tác mua sắm dự trữ, tiêu thụ của doanh nghiệp hợp lý hay không tốt, các khoản
chi phí trong quá trình sản xuất cao hay thấp, tiết kiệm hay lãng phí. Tốc độ luân
chuyển vốn lưu động được đo bằng 2 chỉ tiêu
- Số vòng quay vốn lưu động: là chỉ tiêu phản ánh một đồng vốn lưu động
bình quân trong kỳ sẽ tham gia và tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần.
Số vòng quay VLĐ
=
Doanh thu thuần
VLĐ bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ vốn lưu động vận động nhanh, đây là nhân
tố góp phần nâng cao lợi nhuận trong doanh nghiệp.
- Thời gian một vòng quay vốn lưu động: cho biết số ngày cần thiết để vốn
lưu động quay được 1 vòng.
Thời gian một vòng quay VLĐ càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển càng lớn.
SV:Trần Thị Tú Anh Mã SV: 09D00289
12

Trường ĐH KD&CN Hà Nội  Luận văn tốt nghiệp
Từ sự phân tích tốc độ vận chuyển VLĐ và kỳ vận chuyển VLĐ ta có
thể xem xét ảnh hưởng của chúng tới mức độ tiết kiệm hay lãng phí VLĐ sử
dụng trong kỳ kinh doanh.
Mức lãng phí (+)hoặc Doanh thu thuần Kỳ luân Kỳ luân
tiết kiệm(-) VLĐ do = x chuyển VLĐ - chuyển VLĐ
ảnh hưởng của tốc độ 360 ngày kỳ này kỳ
trướcluân chuyển VLĐ
b. Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động.
Chỉ tiêu cho biết doanh nghiệp muốn có một đồng doanh thu thuần cần phải
có bao nhiêu đồng vốn lưu động. Đây là căn cứ đầu tư vốn lưu động sao cho
thích hợp để góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Chỉ tiêu càng thấp chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao.
c.Hệ số sinh lời vốn lưu động.
Là chỉ tiêu cho biết 1 đồng vốn lưu động trong kỳ tạo ra được bao nhiêu
đồng lợi nhuận.
Lợi nhuận thuần
Hệ số sinh lời vốn lưu động =
Vốn lưu động bình quân
Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn lưu động càng
có hiệu quả.
1.2.4. Một số chỉ tiêu phân tích khác
a. Vòng quay hàng tồn kho
Là chỉ tiêu phản ánh trong kì phân tích vốn đầu tư cho hàng tồn kho quay
được bao nhiêu vòng.
Chỉ tiêu càng cao càng chững tỏ hàng tồn kho vận động không ngừng, đây
là nhân tố nhằm tăng doanh thu, tăng lợi nhuận trong doanh nghiệp.
SV:Trần Thị Tú Anh Mã SV: 09D00289
13
Trường ĐH KD&CN Hà Nội  Luận văn tốt nghiệp

b. Số vòng quay các khoản phải thu.
Là chỉ tiêu phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt
của doanh nghiệp.
Chỉ tiêu càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu nhanh,
doanh nghiệp ít bị chiếm dụng vốn và ngược lại.
c. Kỳ thu tiền trung bình
Chỉ tiêu này phản ánh số ngày bình quân cần thiết mà doanh nghiệp thu
được tiền về kể từ khi bán hàng hóa dịch vụ đi.
Chỉ tiêu này càng ngắn chứng tỏ tốc độ thu tiền càng nhanh, doanh nghiệp ít
bị chiếm dụng vốn.
d. Hệ số khả năng thanh toán.
- Hệ số khả năng thanh toán hiện thời
Là chỉ tiêu cho biết khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền để trang trải
các khoản nợ ngắn hạn đến hạn trả.
Tổng TSLĐ và đầu tư ngắn hạn
Hệ số khả năng thanh toán tức thời =
Tổng nợ ngắn hạn
- Hệ số khả năng thanh toán nhanh
Là chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn trả
trong thời gian ngắn mà không cần phải tiêu thụ vật tư, hàng hóa.
TSLĐ – Hàng tồn kho
Hệ số khả năng thanh toán nhanh =
Tổng nợ ngắn hạn
- Hệ số khả năng thanh toán tức thời.
Là chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán ngay các khoản nợ đến hạn trả
của doanh nghiệp.
Tiền + các khoản tương đương tiền
SV:Trần Thị Tú Anh Mã SV: 09D00289
14
Trường ĐH KD&CN Hà Nội  Luận văn tốt nghiệp

Hệ số khả năng thanh toán tức thời =
Tổng nợ ngắn hạn
1.2.5. Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Tài sản lưu động chiếm một phần khá lớn trong tổng giá trị tài sản của
doanh nghiệp. Do đó sử dung hợp lí các loại tài sản lưu động có ảnh hưởng rất
quan trọng đối với việc hoàn thành nhiệm vụ chung của toàn doanh nghiệp.
Vốn lưu động đảm bảo cho việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn
ra lien tục từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng cùa quá trình sản xuất và tiêu thụ
sản phẩm.
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động là một chỉ tiêu tổng hợp dùng để dụng vốn
lưu động nhà quản lý doanh nghiệp rút ra được những vấn đề then chốt để từ đó
đưa ra quyết định đúng đắn phù hợp với doanh nghiệp của mình.đánh giá kết quả
quản lí và sử dụng vốn của doanh nghiệp. Thông qua các chỉ tiêu hiệu quả sử
SV:Trần Thị Tú Anh Mã SV: 09D00289
15
Trường ĐH KD&CN Hà Nội  Luận văn tốt nghiệp
CHƯƠNG II
TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN LÂM SẢN SÔNG CÔNG - THÁI NGUYÊN
2.1. Giới thiệu về công ty CP Lâm sản Sông Công - Thái Nguyên.
- Tên công ty : CÔNG TY CP LÂM SẢN SÔNG CÔNG
- Tên viết tắt : Công ty C.P.L.S Sông Công
- Tên tiếng anh : SONG CONG Forestry Produets Joint Stock Company
- Địa điểm trụ sở chính : số 25, tổ 13, phường Cải Đan, thị xã Sông Công,
tỉnh Thái Nguyên.
- Tel : 0280 862 884 ( 12 lines )
- Fax : 84.280 862 885
- Email :
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0101362888 do Sở kế hoạch và
đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 16 tháng 05 năm 2003

- Tổng vốn đầu tư : 5.000.000.000 VNĐ ( năm tỷ đồng )
- Lĩnh vực sản xuất kinh doanh
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty CP Lâm sản Sông
Công.
Công ty cổ phần lâm sản Sông Công được thành lập từ việc tách Công ty
cổ phần lâm sản Thái Nguyên theo Quyết định số 08/QĐ-HĐQT ngày 17 tháng
4 năm 2008 của Đại hội đồng cổ đông Công ty cổ phần lâm sản Thái Nguyên.
Công ty lâm sản Sông Công được thành lập để huy động và sử dụng
tiền vốn đầu tư một cách có hiệu quả trong sản xuất kinh doanh nhằm thu
lợi nhuận,tạo công ăn việc làm cho người lao động.Không ngừng tăng cổ
tức của các cổ đông,tăng đóng góp cho NSNN và phát triển công ty ngày
càng vững mạnh.
SV:Trần Thị Tú Anh Mã SV: 09D00289
16
Trường ĐH KD&CN Hà Nội  Luận văn tốt nghiệp
Ngành nghề sản xuất kinh doanh chính của công ty là :
- Sản xuất hàng mộc dân dụng,hàng mộc cao cấp,trang tri nội thất các công
trình,mộc xuất khẩu và các sản phẩm mộc khác.
- Chế biến và sản xuất các loại ván nhân tạo và hàng mộc từ ván nhân tạo.
- Kinh doanh gỗ và các loại lâm sản.
- Kinh doanh vận tải hàng hóa ô tô
- Kinh doanh các loại hàng tạp hóa khác
- Sửa chữa cơ khí,sửa chữa ô tô,hoán cải phương tiện vận tải ô tô.
2.1.2. Đặc điểm về thị trường hoạt động của công ty.
Với sự nỗ lực của mình, Công ty đã dành được sự quan tâm và tin tưởng
của nhiều đối tác, khách hàng. Kết quả của sự hợp tác đó là thành công của các
hợp đồng mua bán, sản xuất. Công ty luôn luôn trân trọng và biết ơn những cơ
hội mà quý khách hàng đã tin tưởng giao phó.
Hiện tại, các khách hàng chính của công ty gồm có :
- Doanh nghiệp tư nhân Hoàng Triều : phân phối chính sản phẩm cao cấp

cả công ty cho toàn bộ khu vực thị trường miền bắc.
- Doanh nghiệp Mai Lan ( Nghệ An): bạn hàng lâu năm với công ty.Sản
phẩm tiêu thụ nhiều nhất là đồ dân dụng,nội thất mộc.
SV:Trần Thị Tú Anh Mã SV: 09D00289
17
Trường ĐH KD&CN Hà Nội  Luận văn tốt nghiệp
2.1.3.Sơ đồ bộ máy quản lý và sản xuất của công ty CP Lâm sản Sông Công.
Chức năng và nhiệm vụ của từng phòng ban
- Giám đốc: là người đại diện cho công ty trước pháp luật, tổ chức và điều
hành mọi hoạt động của công ty theo nghị quyết và quyết định của HĐTV.
Giám đốc chịu trách nhiệm trước HĐTV về hiệu quả hoạt động của công ty,
SV:Trần Thị Tú Anh Mã SV: 09D00289
18
Trường ĐH KD&CN Hà Nội  Luận văn tốt nghiệp
chịu trách nhiệm trước Nhà nước về việc chấp hành pháp luật trong công ty.
- Phó giám đốc: Giúp giám đốc quản lí hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty, chịu trách nhiệm trước giám đốc về công tác quản lí hoạt động kinh
doanh và hoạt động tài chính của công ty.
- Phòng tài chính - kế toán: có nhiệm vụ căn cứ vào kế hoạch thực hiện sản
xuất kinh doanh của công ty để lập kế hoạch cấp vốn đủ cho hoạt động sản
xuất. Theo dõi tính hình tài chính của công ty,và hoạt động kế toán theo quy
định Nhà nước.
- Phòng kỹ thuật sản xuất: có nhiệm vụ giám sát, thẩm tra sản phẩm của công
ty về yêu cầu kỹ thuật cũng như chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm.
- Phòng tổ chức - hành chính: Tham mưu cho giám đốc về tổ chức bộ máy
hành chính – quản trị doanh nghiệp.
- Phòng thiết kế và kế hoạch : Tham mưu ban Lãnh đạo trong việc phát triển
mở rộng thị trường, giữ gìn và gia tăng giá trị thương hiệu của đơn vị, và
một số nhiệm vụ khác.
SV:Trần Thị Tú Anh Mã SV: 09D00289

19
Trường ĐH KD&CN Hà Nội  Luận văn tốt nghiệp
2.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty lâm Sản Sông Công
trong những năm gần đây.
Bảng 1.Bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty (2010 – 2012)
(Đơn vị tính:triệu đồng)
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011
Chênh
lệch
(%)
Chênh
lệch
(%)
Tổng doanh thu 5.689 7.239 6.753 1.550 27,25 (486) (6,7)
Các khoản giảm
trừ
103 182 96,8 79 76,7 (85) (46,8)
Doanh thu
thuần
5.586 7.056 6.656 1.470 26,3 (400) (5,67)
Giá vốn hàng bán 3.194 3.997 3.792 803 25,14 (205) (5,13)
Lợi nhuận gộp 2.391 3.059 2.863 668 28 (196) (6,4)
Chi phí bán hàng 1.164 1.416 1.328 252 21,6 (88) (6,2)
Thu nhập tài
chính
1.620 1.185 1.429 (435) (26,8) 244 20,6
Chi phí tài chính 270 347 315 77 28,5 (32) (9,22)
Tổng lợi nhuận
trước thuế
2.746 3.268 2.828 522 19 (440) (13,5)

Thuế TNDN 116 372 293 256 221 (79) (21,2)
Lợi nhuận
Sau thuế
2.629 2.896 2.535 267 10,15 (361) (12,5)
(Nguồn: Phòng Tài chính-Kế toán)
Qua bảng số liệu trên ta thấy:
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty năm 2010 là 5.689tr
đã tăng lên đến 7.239tr trong năm 2011 ,tức là tăng 1.550tr tương ứng với tăng
27,25% .Năm 2012, chỉ tiêu này giảm xuống còn 6.753trđ giảm 486trđ so với
năm 2011 tương ứng với tỉ lệ giảm 6,7% . Tuy doanh thu năm 2012 giảm đi so
với năm 2011 tuy nhiên vẫn cao hơn so với năm 2010.
Các khoản giảm trừ tăng từ 103tr năm 2010 lên đến 182tr năm 2011,tức
là tăng 79tr tương ứng với 76,7%.Điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến lợi
SV:Trần Thị Tú Anh Mã SV: 09D00289
20
Trường ĐH KD&CN Hà Nội  Luận văn tốt nghiệp
nhuận sau thuế của công ty.Tuy nhiên sang năm 2012,các khoản giảm trừ đã
giảm xuống còn 96,8tr tức giảm 85% tương ứng với 46,8%.Mặc dù giảm
nhưng vẫn ở mức cao hơn so với năm 2010.Công ty cần quan tâm nhiều hơn
nữa đến chất lương sản phẩm để chỉ tiêu các khoản giảm trừ này được giảm
xuống mức tối thiểu.
Doanh thu thuần của công ty cũng tăng từ 5.586tr năm 2010 lên 7.056tr
năm 2011 và giảm xuống 6.656tr trong năm 2012.Ta thấy rằng doanh thu thuần
so với giá vốn hàng bán không chênh lệch nhiều nên lợi nhuận sau thuế của
công ty có tăng nhưng ở mức thấp hơn nhiều với mức tăng của doanh thu thuần
cụ thể năm 2011 giá vốn hàng bán tăng 25,14% so với năm 2010 mà doanh thu
thuần chỉ tăng 26,3%.Vì vậy mặc dù doanh thu thuần tăng nhưng giá vốn hàng
bán cũng tăng lên với 1 tỷ lệ tương tự chính vì thế mà lợi nhuận sau thuế của
công ty không tăng lên nhiều.
Lợi nhuận sau thuế của công ty cũng tăng và giảm tương ứng giống như

doanh thu.Cụ thể là,năm 2010,lợi nhuận sau thuế của công ty đạt 2.629tr đã ăng
lên 2.896tr trong năm 2011,tức là tăng 267tr tương ứng với tăng 10,15%.Năm
2012,lợi nhuận sau thuế giảm còn 2.535tr,giảm 361tr so với năm 2011,tương
ứng với 12,5%.Điều này dễ thấy vì lợi nhuận của công ty phụ thuộc gần như vào
doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ,chỉ 1 phần lợi nhuận nhỏ là từ thu nhập
tài chính
Chi phí bán hàng năm 2010 là 1.164tr và đến năm 2011 tăng 1.416tr tức tăng
21,6%,năm 2012 chi phí giảm 6,18% so với năm 2011.chi phí tài chính của công
tu tăng từ 270tr đến 348tr trog năm 2011 tức tăng 28,5%.Chi phí tăng do trình độ
quản lý của công ty chưa thật sự tốt và có hiệu quả.Công ty cần có những giải
pháp khắc phục nhằm giảm chi phí để tăng mức lợi nhuận cho công ty.
2.3. Tình hình quản lý và hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cổ
phần Lâm Sản Sông Công - Thái Nguyên
Bảng 2.Cơ cấu vốn kinh doanh của công ty trong 3 năm (2010 - 2012)
(Đơn vị tính: triệu đồng)
SV:Trần Thị Tú Anh Mã SV: 09D00289
21
Trường ĐH KD&CN Hà Nội  Luận văn tốt nghiệp
Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 2011/2010 2012/2011
Số
tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số
tiền
Tỷ
trọng
(%)

Số
tiền
Tỷ
trọng
(%)
Chênh
lệch
%
Chênh
lệch
%
Vốn
Lưu
động
3.231 72 4.028 74 4.437 74 797 24,7 409 10,2
Vốn
Cố định
1.254 28 1.421 26 1.565 26 167 13,3 144 10,1
Tổng vốn 4.485 100 5.449 100 6.002 100 964 21,5 553 10,2
(Nguồn:phòng Tài chính-Kế
toán)
Qua bảng trên ta thấy:
• Vốn kinh doanh của công ty tăng từ 4.485 triệu năm 2010 lên 5.449
triệu năm 2011 và năm 2012 là 6002 triệu, tức tăng 10,2% so với năm 2011
.Trong đó,vốn cố định của công ty năm 2011 là 1.421tr tăng 167 trđ tương
đương 13,3 % so với năm 2010; năm 2012 là 1.565tr tăng 144 trđ tương
đương 10,1 % so với năm 2011 nhưng tỷ trọng loại vốn này lại giảm từ 28%
năm 2010 xuống còn 26% năm 2011 và 2012.Mặc dù tăng nhưng tỷ lệ tăng
của vốn cố định thấp hơn vốn lưu động và tỉ trọng của vốn cố định cũng giảm
dần vì công ty chưa có nhu cầu mở rộng nhà xưởng và quy mô sản xuất mà

đang tìm cách bán các sản phẩm và dịch vụ trong khả năng cao nhất mà
doanh nghiệp có thể đáp ứng cho thị trường nên doanh nghiệp đầu tư vốn chủ
yếu vào tài sản ngắn hạn.
• Vốn lưu động của công ty năm 2011 là 4.028 triệu tăng 797 triệu tức
tăng 24,7% so với năm 2010 và năm 2012 là 4.437 triệu tăng 167 triệu tức
10,2% so với năm 2011.Tỷ trọng của vốn lưu động tăng lên từ 72% năm 2010
lên 74% năm 2011 và tỷ trọng đó vẫn giữ nguyên khi sang năm 2012. Công ty
đang muốn tăng số lượng hàng hóa bán ra nên không ngừng đầu tư vào khâu
SV:Trần Thị Tú Anh Mã SV: 09D00289
22
Trường ĐH KD&CN Hà Nội  Luận văn tốt nghiệp
mua hàng hóa vào sản xuất nhiều sản phẩm vì vậy mà lượng vốn lưu động đang
tăng rất nhiều cả về số lượng cũng như tỷ trọng.
2.3 Tình hình nguồn vốn kinh doanh của công ty.
Bảng 3.Cơ cấu nguồn vốn kinh doanh qua 3 năm.(2010-1012)
(Đơn vị tính:triệu đồng)
Chỉ
tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 2011/2010 2012/2011
Số
lượng
Tỷ
trọng
(%)
Số
lượng
Tỷ
trọng
(%)
Số

lượng
Tỷ
trọng
(%)
Chênh
lệch
%
Chênh
lệch
%
Vốn
vay
1.686 37,6 2.245 41,2 2.662 44,35 559 33,15 417 18,57
Vốn
chủ sở
hữu
2.799 62,4 3.204 58,8 3.340 55,65 405 14,46 136 4,24
Tổng
nguồn
vốn
4.485 100 5.449 100 6.002 100 964 21,5 553 10,14
(Nguồn:Phòng Tài chính-Kế toán)
Qua bảng 3 ta thấy:
Nguồn vốn của công ty tăng dần qua các năm,việc tăng nguồn vốn này là
do vốn chủ sở hữu và vốn vay của công ty đều tăng lên.Trong đó vốn vay năm
2010 là 1.686 triệu tăng lên 2.245tr trong năm 2011 tức tăng 33,15% so với năm
2010.Năm 2012 là 2.662 triệu tăng 18,57% tương ứng tăng 417 triệu so với năm
2011.Vốn vay của công ty luôn chiếm 1 phần quan trọng trong hoạt động sản
xuất kinh doanh của công ty.Trong năm 2010 vốn vay chỉ chiếm 37,6% thì năm
2011 đã tăng lên 41,2% và 44,35% vào năm 2012. Điều này cho thấy công ty

đang vay nợ để kinh doanh, tuy nhiên việc tăng lượng vốn vay khiến cho doanh
nghiệp cũng chịu nhiều rủi ro do vì huy động vốn phụ thuộc khá nhiều vào vay
nợ.Việc tăng tỷ trọng vốn vay cũng làm cho rủi ro về tài chính của công ty ngày
càng tăng cao.
Vốn chủ sở hữu của công ty tăng lên qua 3 năm,năm 2010 là 2.799tr tăng
SV:Trần Thị Tú Anh Mã SV: 09D00289
23
Trường ĐH KD&CN Hà Nội  Luận văn tốt nghiệp
lên 3.204tr năm 2011 tức tăng 405tr tương ứng với 14,46% so với năm
2010.Năm 2012 là 3.340tr tăng 136tr tương ứng tăng 4,24% so với năm
2011.Mặc dù vốn chử sở hữu tăng nhưng tăng ít hơn vốn vay và tỷ trọng vốn
chủ sở hữu lại giảm mạnh.Năm 2010,vốn chủ sở hữu chiếm 62,4%,năm 2011 đã
giảm xuống 58,8% và năm 2012 chỉ còn chiếm 55,65% trên tổng nguồn
vốn.Công ty đã chủ động giảm tỷ trọng vốn chủ sở hữu và tăng vốn vay lên để
đẩy mạnh việc thu mua nguyên vật liệu để chế biến sản xuất và bán sản phẩm
chứ chưa chú trọng đến việc đầu tư xây dựng nhà xưởng và quy mô sản
xuất.Vốn chủ sở hữu của công ty chiếm tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu nguồn vốn làm
cho tự chủ tài chính của công ty đang ở mức thấp. Vốn lưu động của công ty
tăng lên chủ yếu từ nguồn vay nợ, công ty sẽ gặp phải rủi ro tài chính nếu sử
dụng vốn không hiệu quả.
2.4. Tình hình dử dụng vốn lưu động của công ty.
Bảng 4.Tình hình sử dụng vốn lưu động của công ty qua 3 năm (2010 – 2012)
(Đơn vị tính: triệu đồng)
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 2011/2010 2012/2011
Số
lượng
Tỷ
trọng
(%)
Số

lượng
Tỷ
trọng
(%)
Số
lượng
Tỷ
trọng
(%)
Chênh
lệch
%
Chênh
lệch
%
SV:Trần Thị Tú Anh Mã SV: 09D00289
24
Trường ĐH KD&CN Hà Nội  Luận văn tốt nghiệp
1.Tiền và các
khoản tương
đương tiền
397 12,3 512 127 524 11,8 114 28,7 12 2,34
2.Cáckhoản
phải thu
633 19,6 826 20,5 892 20,1 192 30,4 66 8
3. Hàng
tồn kho
2.065 63,9 2.586 64,2 2.920 65,8 521 25,2 334 13
4. Các khoản
đầu tư ngắn

hạn khác
136 4,2 105 2,6 102 2,3 (31) (23) (2,7) (2,6)
Tổng TSLĐ 3.231 100 4.028 100 4.437 100 797 24,7 409 10,2
(Nguồn: Phòng Tài chính-Kế toán)
Qua số liệu trên ta thấy:
Tổng số vốn lưu động tăng dần qua mỗi năm: năm 2011 là 4.028tr tức
tăng 797 trđ tương ứng 24,7% so với năm 2010, năm 2012 là 4.437tr tăng 409
trđ ứng với 10,2% so với năm 2011,là do sự gia tăng của các loại vốn lưu động
trong công ty,cụ thể là các khoản hàng tồn kho,phải thu khách hàng và lượng
tiền mặt.Trong đó:
Năm 2010 thì lượng vốn lưu động bằng tiền và tương đương tiền là 397,4
trđ chiếm 12,3%, năm 2011 đã tăng lên đến 512tr.đ chiếm 12,7% và tăng 114tr
tương ứng với 28,7% so với năm 2010.Năm 2012 tăng lên nhưng không nhiều là
524 trđ chiếm 11,8% và tăng 12tr tương ứng với 2,3% so với năm 2011.Là do
doanh thu bán hàng của công ty đã tăng.Công ty cần nâng cao doanh thu bán
hàng trong nhũng năm tới.Vốn bằng tieefnt ăng lên và chiếm tỷ trọng lớn trong
tổng số VLĐ tạo điều kiện cho công ty tăng khả năng thanh toán các khoản nợ
ngắn hạn đến hạn trả.Nhưng cũng gặp nhiều rủi ro trong điều kiện nền kinh tế bị
lạm phát.
Các khoản phải thu là chỉ tiêu phản ánh số vốn lưu động mà công ty bị
khách hàng, các tổ chức, cá nhân khác chiếm dụng trong quá trình thực hiện
hoạt động sản xuất kinh doanh.Năm 2010 các khoản phải thu là 633,3 trđ chiếm
SV:Trần Thị Tú Anh Mã SV: 09D00289
25

×