Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Nghiên cứu đề xuất mô hình, giải pháp sử dụng bền vững tài nguyên địa chất đới duyên hải ( lấy ví dụ vùng Phan Thiết - Vũng Tàu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (45.45 MB, 80 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC T ự NHIÊN
/à® £ 0

BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỂ TÀI

NGHIÊN cú u ĐỀ XUẤT MƠ HÌNH, CIẢI PHÁP sử DỤNG
BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN ĐỊA CHẤT ĐỚI DUYÊN HẢI
(LẤY vi DỤ VÙNG PHAN THIẾT - VŨNC TÀU)

Mã số: QG. 05 - 27

Chủ trì đề tài: GS.TS. Mai Trọng Nhuận
Cán bộ tham gia:
1. TS. Đào Mạnh Tiến

7. Nguyễn Thị Hoàng Hà

2. ThS. Nguyễn Thị Thu Hà

8. Đỗ Thị Thùy Linh

3. ThS. Trần Đăng Quy

9. TS. Nguyễn Thị Minh Ngọc

4. ThS. Nguyễn Tài Tuệ

10. TS. Nguyễn Thùy Dương

5. Nguyễn Thị Hồng Huế



1l.M ai Thị Thúy Phượng

6. ThS. Nguyễn Thị Ngọc

.

rĩKuu

TRUNG :Â ry THÓ JC

Hà nôi - 2007

n
,'IẼN


TĨM TẮT
a. Tên đề tài
Nghiên cứu đề xuất mơ hình, giải pháp sử dụng bền vững tài nguyên địa
chất đới duyên hải (Lấy ví dụ vùng Phan Thiết - Vũng Tàu)
M ã số: QG. 05 - 27

b. Chủ trì đề tài: GS. TS. Mai Trọng Nhuận

c. Cán bộ tham gia
1. TS. Đào Mạnh Tiến

7. Nguyễn Thị Hoàng Hà


2. ThS. Nguyễn Thị Thu Hà

8. Đỗ Thị Thùy Linh

3. ThS. Trần Đăng Quy

9. TS. Nguyễn Thị Minh Ngọc

4. ThS. Nguyễn Tài Tuệ

10. TS. Nguyên Thùy Dương

5. Nguyễn Thị Hồng Huế

11 .Mai Thị Thúy Phượng

6. ThS. Nguyễn Thị Ngọc

12. Phạm Bảo Ngọc

d. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu
* Mục tiêu
+ Xác lập cơ sở khoa học địa chất và mơi trường tói sử dụng bền vững tài
nguyên địa chất.
+ Đề xuất mô hình và các giải pháp sử dụng bền vững tài nguyên địa chất
đới duyên hải Phan Thiết - Vũng Tàu.
* Nội dung nghiên cứu
+ Nghiên cứu, đề xuất phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu sử
dụng bền vững tài nguyên địa chất.
+ Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới sự phân bố, chất lượng, trữ lượng,

khả năng sử dụng và khai thác các dạng tài nguyên địa chất.


+ Nghiên cứu đặc điểm các loại tài nguyên địa chất (khoáng sản kim loại,
khoáng sản nhiên liệu, cát thủy tinh, nguyên vật liệu xây dựng, tài nguyên
nước, tài nguyên vị thế, kỳ quan địa chất, đất ngập nước).
+ Nghiên cứu thực tế trong khai thác, sử dụng tài nguyên địa chất: tình
hình khai thác, đánh giá tổ chức và quản lý trong khai thác, sử dụng;
nguồn dẫn chứng lịch sử và biến động môi trường liên quan...
+ Đánh giá mức độ tổn thương của tài nguyên địa chất.
+ Nhận diện, dự báo và quản lý xung đột môi trường liên quan đến khai
thác, sử dụng tài nguyên địa chất.
+ Đề xuất mơ hình và các giải pháp sử dụng bền vững tài nguyên địa chất.
. Kết quả đạt được
+ Đã nghiên cứu và xây dựng được phương pháp luận, phương pháp
nghiên cứu sử dụng bền vững tài nguyên địa chất.
+ Đã nghiên cứu và xác định rõ các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng bền
vững tài nguyên địa chất đới duyên hải Phan Thiết - Vũng Tàu.
+ Đã nghiên cứu và làm rõ được hiện trạng các loại tài nguyên địa chất
(khoáng sản kim loại, khoáng sản nhiên liệu, cát thủy tinh, nguyên vật
liệu xây dựng, tài nguyên nước, tài nguyên vị thế, kỳ quan địa chất và đất
ngập nước). Thành lập được sơ đổ phân bố tài nguyên địa chất ở đới duyên
hải Phan Thiết - Vũng Tàu.
+ Đã đánh giá và phân vùng mức độ tổn thương của tài nguyên địa chất ở
đói duyên hải Phan Thiết - Vũng Tàu. Thành lập được sơ đồ phân vùng
mức độ tổn thương của tài nguyên địa chất đới duyên hải Phan Thiết Vũng Tàu.
+ Đã đánh giá, nhận diện và phân tích các xung đột mơi trường trong khai
thác, sử dụng tài nguyên địa chất ở đới duyên hải Phan Thiết - Vũng Tàu.
+ Đã xây dựng mô hình và giải pháp sử dụng bền vững tài nguyên địa chất
khu vực nghiên cứu. Thành lập được sơ đồ định hướng sử dụng bền vững

TNĐC đói duyên hải Phan Thiết - Vũng Tàu)
+ Sau thòi gian nghiên cứu, tập thể tác giả đề tài đã hoàn thiện báo cáo
gồm các chương sau:


Mở đầu
Chương 1. Lịch sử và phương pháp nghiên cứu.
Chương 2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng bền vững tài nguyên địa
chất.
Chương 3. Hiện trạng tài nguyên địa chất
Chương 4. Đánh giá mức độ tổn thương của tài nguyên địa chất.
Chương 5. Đánh giá xung đột môi trường trong sử dụng tài ngun địa
chất.
Chương 6. Mơ hình và giải pháp sử dụng bền vững tài nguyên địa chất
Kết luận và kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
f. Tình hình kinh phí của đề tài
Đề tài được cấp 60 triệu đã chi như sau:
+ Chi cho khảo sát, thí nghiệm, phân tích mẫu và xử lý số liệu

: 30 triệu

+ Xây dựng đề cương, tổng quan tài liệu

: 14 triệu

+ Viết báo cáo nghiệm thu, hội thảo

: 6 triệu


+ Văn phịng phẩm, in ấn tài liệu, quản lí phí và các chi phí khác

: 10 triệu

Tổng cộng : 60 triệu
KHOA QUẢN LÝ

PGS. TS. Chu Văn Ngợi

GS. TS. Mai Trọng Nhuận

C ơ QUAN QUẢN LÍ ĐỂ TÀI
KIỆU TAUỒN6


SUMMARY

a. Title of the Project
Study to propose model and solutions fo r sustainable use o f geological
resources in the coastal zone o f Vietnam (on example o f Vung Tau Phan Thiet region)

Code: QG. 05 - 27

b. Head of the Project: Prof. Dr. Mai Trong Nhuan

c. Members:

1. Dr. Dao Manh Tien


7. Bsc. Nguyen Thi Hoang Ha

2. Msc. Nguyen Thi Thu Ha

8. Bsc. Do Thi Thuy Linh

3. Msc. Tran Dang Quy

9. Msc. Nguyen Thi Ngoc

4. Msc. Nguyen Tai Tue

10. Dr. Nguyen Thuy Duong

5. Bsc. Nguyen Thi Hong Hue

11. Bsc. Mai Thi Thuy Phuong

6. Dr. Nguyen Thi Minh Ngoc

12. Bsc. Pham Bao Ngoc

d. Objectives and contents of the Project
Objectives:
1. To establish

scientific

geological


and

environmental

base

for

sustainable use of geological resources
2. To propose model and solutions for sustainable use of geological
resources of Yung Tau - Phan Thiet region


Research content:
1. To recommend the approach and methods for studying on sustainable
use of geological resources
2. To study controlling factors on the distribution, quantity, quality and
possibility of exploitation and utilization of geological resources
3. To study the characteristics of geological resource species (metal
minerals, fuels, silica sand, construction materials, water resource,
geotope, wetland)
4. To study feasibility in exploitation and utilization of geological
resources: current status of exploitation, assessment on organization
and management of exploitation and utilization, the related historical
events and environmental changes
5. To assess the vulnerability of geological resources
6. To identify, forecast and manage environmental conflicts related to
exploitation and utilization of geological resources
7. To propose model and solutions for sustainable use of geological
resources


e. Obtained results
1. Approaches and system of methods for studying on sustainable use of
geological resources have been established;
2. Features of controlling factors on the distribution, quantity, quality and
possibility of exploitation and utilization of geological resources have
been determined;
3. Current status and characteristics of geological resource species (metal
minerals, fuels, silica sand, construction materials, water resource,
geotope, wetland) have been determined and presented on the map of


geological resource distribution along the coastal region from Phan
Thiet to Vung Tau;
4. The vulnerability of geological resources along the coastal region from
Phan Thiet to Vung Tau has been assessed. Also, a map of zoning based
on vulnerability of geological resources of the region has been
established;
5. Environmental conflicts related to exploitation and utilization of
geological resources have been identified, assessed and analyzed
6. Models of sustainable use of geological resources have been established
and coưesponding solutions to conduct the models have also been
determined. A zoning map of orientation for using geological resources
along the coastal region from Phan Thiet to Vung Tau has been
established.
7. All the resulted are combined in the project report, including following
6 chapters:
Chapter 1: History and researching methods
Chapter 2: Controlling factors on sustainable use of geological
resources

Chapter 3: Current status of geological resources
Chapter 4: Vulnerability assessment of geological resources
Chapter 5: Assessment on environmental conflicts in utilization of
geological resources
Chapter 6: Model and solutions for sustainable use of geological
resources
Conclusions
References


PHẦN CHÍNH CỦA BÁO CÁO

MỤC LỤC

Trang
Mở đầu........................................................................................................................1
Chương 1. Lịch sử nghiên cứu và phương pháp nghiên cứ u ................................ 3
Chương 2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng bền vững tài nguyên địa chất. 19
Chương 3. Hiện trạng tài nguyên địa chất......................................................... 45
Chương 4. Đánh giá mức độ tổn thương của tài nguyên địa chất................... 63
Chương 5. Đánh giá xung đột môi trường trong sử dụng tài nguyên địa chất 69
Chương 6. Mơ hình và các giải phápsử dụng bền vững tài nguyên địa chất.. 76
Kết luận................................................................................................................. 125
Tài liệu tham khảo................................................................................................126
Phu luc................................................................................................................... 132


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Các trị số khí hậu vùng Phan Thiết - Vũng Tàu

Bảng 2.2. Các trị số khí hậu năm 2000 của trạm Vũng Tàu
Bảng 3.1. Đặc trưng hình thái các sơng trong khu vực nghiên cứu
Bảng 3.2.Tổng lượng dịng chảy của các sơng và khả năng khai thác
Bảng 3.3. Phân loại ĐNN đới duyên hải Phan Thiết - Vũng Tàu
Bảng 3.4. Diện tích đất trồng lúa tại các xã ven biển vùng Phan Thiết - Vũng
Tàu (ha)
Bảng 5.1. Ma trận quan hệ giữa các tiểu hệ thống và các loại hình sử dụng ở
đới duyên hải Phan Thiết - Vũng Tàu
Bảng 5.2. Ma trận quan hệ giữa các hoạt động sử dụng tài nguyên đới duyên
hải Phan Thiết - Vũng Tàu
Bảng 5.3. Các XĐMT ở đới duyên hải Phan Thiết - Vũng Tàu
Bảng 6.1. Sự phân loại có sự tham gia của cộng đồng
Bảng 6.2. Những vấn đề môi trường liên quan đến sử dụng KQĐC ở đới duyên
hải Phan Thiết - Vũng Tàu
Bảng 6.3. Tính khả năng tải theo từng phần không gian
Bảng 6.4. Các chiến lược phát triển du lịch
Bảng 6.5. Địa điểm triển khai các mơ hình SDBV tài ngun địa chất đới
dun hải Phan Thiết - Vũng Tàu


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 0.1. Vị trí đới dun hải Phan Thiết - Vũng Tàu
Hình 1.1. Sơ đồ liên kết các ngành khoa học khi triển khai đề tài
Hình 1.2. Khung giải quyết vấn đề
Hình 1.3. Mơ hình đánh giá MĐTT của TNĐC do Mai Trọng Nhuận và cộng
sự (2005) chỉnh sửa theo Cutter (1996)
Hình 3.1. Sơ đổ phân bố TNĐC đới duyên hải Phan Thiết - Vũng Tàu
Hình 4.1. Sơ đổ phân vùng mức độ tổn thương của TNĐC đới dun hải Phan
Thiết - Vũng Tàu

Hình 6.1. Mơ hình thực hiện PTBV trên cơ sở SDBV nguồn TNĐC
Hình 6.2. Mơ hình SDBV nguồn tài ngun
Hình 6.3. Mơ hình du lịch bền vững
Hình 6.4. Sơ đồ ni có một phía giáp biển hoặc sơng
Hình 6.5. Sơ đổ đầm ni có phía trước và phía sau giáp sơng biển
Hình 6.6. Sơ đồ đầm ni có 2 phía kề nhau giáp sơng, biển
Hình 6.7. Mơ hình nơng nghiệp sinh thái
Hình 6.8. So sánh đặc điểm nông nghiệp truyền thống và hệ sinh thái rừng tự
nhiên, các giải pháp tương ứng để thực hiện mơ hình nơng nghiệp sinh thái
Hình 6.9. Mơ hình SDBV sa khống ven biển
Hình 6.10. Mơ hình vận hành của quá trình phát triển bền vững
Hình 6.11. Sơ đồ dịnh hướng SDBV TNĐC đới duyên hải Phan Thiết - Vũng
Tàu


DANH MỤC CÁC ẢNH

Ảnh 2.1. Cảng cá Mũi Né
Ảnh 2.4. Cánh đổng muối ở Vũng Tàu
Ảnh 2.5. Bãi biển mũi Né - một trong những điểm du lịch hấp dẫn
Ảnh 2.6. Dàn tuyển ilmenit Hịa Phú bị đình chỉ khai thác
Ảnh 2.7. Khai thác ilmenit trái phép ở xã Tân Thuận cường hố xói lở bờ biển
Ảnh 2.8. Mương xói ở Sơn Mỹ - Hàm Tân
Ảnh 2.9. Tiểm năng sạt lở vách taluy đường Trần Phú - Tp.Vũng Tàu
Ảnh 2.10. Sạt lở đồi cát đỏ, lấn lấp đường giao thông xã Tiến Thành - Bình
Thuận
Ảnh 2.11. Xói lở bờ biển làm chết cây ở bờ biển khu vực cửa Lấp - Tp. Vũng
Tàu
Ảnh 2.12. Nạo vét luồng vào cửa sông Dinh
Ảnh 2.13. Cát bay lấn lấp nhà cửa ở Tân Thắng, Hàm Tân, Bình Thuận

Ảnh 3.1. Quặng ilmenit trong ĐNN bãi triều thấp ven bờ, Tân Thắng - Hàm
Tân
Ảnh 3.2. Cát thủy tinh ở mỏ Bình Châu
Ảnh 3.3. Tài nguyên vị thế - Hòn Kê Gà
Ảnh 3.4. Bãi đá cấu tạo bởi granit phức hệ Đèo Cả
Ảnh 3.5. Đầm nuồi tồm ở xã Tân Thắng


DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

Ký hiệu viết tắt

Tên đầy đủ

ĐDSH

Đa dạng sinh học

ĐNN

Đất ngập nước

ĐTM

Đánh giá tác động môi trường

GDP

Tổng sản phẩm trong nước


GIS

Hệ thống thông tin địa lý

HDI

Chỉ số phát triển con người

HST

Hệ sinh thái

ICZM

Quản lý tổng hợp đới bờ

KQĐC

Kỳ quan địa chất

KT-XH

Kinh tế - Xã hội

KTKS

Khai thác khống sản

MĐTT


Mức độ tổn thương

NTTS

Ni trồng thuỷ sản

PTBV

Phát triển bền vững

RNM

Rừng ngập mặn

TNĐC

Tài nguyên địa chất

SDBV

Sử dụng bền vững


MỞ ĐẦU
Đới duyên hải Phan Thiết - Vũng Tàu giàu có về tài ngun địa chất
(TNĐC) gồm khống sản kim loại, khoáng sản nhiên liệu, cát thủy tinh,
nguyên vật liệu xây dựng, kỳ quan địa chất (KQĐC), tài nguyên vị thế, tài
nguyên nước và tài nguyên đất ngập nước (ĐNN). Các loại tài nguyên này đã
và đang được khai thác và sử dụng manh mẽ, góp phần quan trọng cho quá
trình phát triển kinh tế - xã hội (KT - XH) của đới duyên hải Phan Thiết Vũng Tàu. Tuy nhiên, do khai thác không hợp lý nên các tài nguyên bị suy

kiệt về số lượng, chất lượng. Bên cạnh đó, các hoạt động khai thác, sử dụng
gây ơ nhiễm mơi trường nước và trầm tích, cưcmg hóa tai biến, nảy sinh xung
đột môi trường (XĐMT) và làm tăng mức độ tổn thương (MĐTT) của TNĐC.
Đó cũng là những yếu tố đe dọa sự phát triển bền vững (PTBV) không chỉ ở
đới duyên hải Phan Thiết - Vũng Tàu mà còn cho cả đới duyên hải Việt Nam.
Do vậy, nghiên cứu đề xuất mơ hình, giải pháp sử dụng bền vững
(SDBV) TNĐC chất đới duyên hải (lấy ví dụ vùng Phan Thiết - Vũng Tàu) là
một yêu cầu cấp thiết. Trên cơ sở đó mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài như sau:
• Mục tiêu
+ Xác lập cơ sở khoa học địa chất và môi trường tới SDBV TNĐC.
+ Đế xuất mơ hình và các giải pháp SDBV TNĐC khu vực nghiên cứu.
• Nhiệm vụ
+ Nghiên cứu các yếu tố tự nhiên và nhân sinh ảnh hưởng tới việc SDBV
TNĐC khu vực nghiên cứu.
+ Nghiên cứu đặc điểm các TNĐC (khoáng sản kim loại, khoáng sản
nhiên liệu, cát thủy tinh, nguyên vật liệu xây dựng, tài nguyên nước, tài
nguyên vị thế, KQĐC, ĐNN): thành phần, tính chất, trữ lượng, chất lượng,
phân bố, khả năng sử dụng.
+ Nghiên cứu, đánh giá MĐTT của TNĐC, lập sơ đồ phân vùng MĐTT.
+ Nghiên cứu XĐMT trong sử dụng TNĐC.
+ Thành lập sơ đồ phân bố TNĐC, sơ đồ định hướng SDBV TNĐC
+ Nghiên cứu, đề xuất mơ hình, giải pháp SDBV TNĐC.


+ Đề xuất kiến nghị nghiên cứu tổng hợp đới duyên hải, quy hoạch sử
dụng đất và mặt nước hợp lý, SDBV tài nguyên thiên nhiên nói chung,
TNĐC nói riêng và bảo vệ mơi trường đói dun hải Phan Thiết - Vũng
Tàu.
Cơ sở tài liệu để thực hiện đề tài bao gồm: kết quả khảo sát, nghiên cứu
thực địa; kết quả xử lý ảnh viễn thám; kết quả xử lý các loại mẫu phân tích;

các số liệu, tài liệu về đặc điểm KT - XH, khả năng phòng tránh thiên tai của
đới duyên hải Phan Thiết - Vũng Tàu; các tài liệu lưu trữ và công bố cũng như
kết quả của các đề tài liên quan tới: địa chất tai biến, địa chất mơi trường,
XĐMT, MĐTT, mơ hình SDBV.
Các tài liệu, số liệu nói trên được thu thập, xử lý dựa vào cách tiếp cận
về PTBV, sinh thái, liên ngành và bằng các phương pháp truyền thống và hiện
đại (khảo sát thực địa, GIS và Viễn thám, phương pháp đánh giá tính DBTT,
XĐMT,...). Báo cáo được thể hiện trong sáu chương:
Chương 1: Lịch sử nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
Chương 2: Các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng bền vững tài nguyên địa
chất
Chương 3: Hiện trạng tài nguyên địa chất
Chương 4: Đánh giá mức độ dễ bị tổn thương của tài nguyên địa chất
Chương 5: Đánh giá xung đột môi trường trong sử dụng tài nguyên địa
chất
Chương 6: Mơ hình và các giải pháp sử dụng bền vững tài nguyên địa
chất
Kết quả của các chuyên đề trong đề tài được hồn thành do nhận được
sự hỗ trợ tích cực và hiệu quả của Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại
học Quốc gia Hà Nội và Liên đoàn Địa chất Biển. Nhân dịp này, tập thể tác
giả bày tỏ lịng biết ơn chân thành vì sự giúp đỡ q báu đó.
TM. Tập thể tác giả
Chủ trì đề tài
GS. TS. Mai Trọng Nhuận


Chương 1

LỊCH SỬ NGHIÊN c ứ u VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứ u


1.1. LỊCH SỬ NGHIÊN c ứ u
1.1.1. Trên thế giới
Nghiên cứu SDBV tài nguyên thiên nhiên là lĩnh vực tương đối mới trên
thế giới. Định nghĩa sử dụng khôn khéo (wise use) và SDBV (sustainable use)
đã được xây dựng và thông qua “Kiến nghị 3.3” tại cuộc họp lần thứ ba Hội
nghị các bên tham gia Công ước Ramsar (tại Regina, Canada, 1987).
Các nước như Nhật Bản, Đức, Canada, Hoa Kỳ... đã sử dụng công nghệ
sạch để khai thác và sử dụng tài ngun vói mục đích nhằm giảm thiểu tác
động tiêu cực đến mơi trường đồng thịi bảo vệ các nguồn tài nguyên. Mặt
khác, các công nghệ mới đã được sử dụng để khai thác có hiệu quả kinh tế đối
với các loại khống sản có chất lượng thấp hơn (tăng dự trữ của tài nguyên
không tái tạo) hoặc sử dụng được tổng hợp các hợp phần có ích khác nhau từ
một loại tài ngun. Nhờ đó đã giảm được sự tăng trưởng âm (nagative
growth) đối với các nguồn tài nguyên nói chung và TNĐC nói riêng. Bên cạnh
đó, nhiều nước cịn thay đổi chính sách, luật pháp môi trường và tài nguyên để
hạn chế tổn thất tài ngun, bảo vệ mơi trường, nhằm nâng cao tính bền vững
của việc sử dụng tài nguyên. Ví dụ như mơ hình cung cấp bền vững tài ngun
khống sản được đề xuất trên cơ sở kinh tế của lan Hore - Lancy (2001); mơ
hình “Green Mining” được các nhà khoa học Đức, Đài Loan, Trung Quốc đề
xuất, trong đó thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa khai thác, bồi hồn và bảo vệ
mơi trường.


Thêm vào đó, những nghiên cứu cụ thể về lượng giá sinh thái của việc
khai thác, sử dụng các loại TNĐC: bãi biển, trầm tích ven bờ, đụn cát, cũng
như các yếu tố liên quan tới chúng (sự tác động của sóng, dịng chảy và hệ
động thực vật) ở các nước các nước Anh, Pháp, Hà Lan, Đan Mạch, Nauy,...
Các cơng trình này đã xác định được nhu cầu khai thác các loại TNĐC kể trên
ở hiện tại và dự báo trong tương lai; xây dựng được bộ tiêu chí khai thác bền
vững; phương pháp lượng giá sinh thái. Tiếp đó là hàng loạt các cơng trình

nghiên cứu của các nhà khoa học H.Muilerman, H.Blonk (Hà Lan), C.Chen

-

3-


(Trung Quốc); các bộ, ngành, tổ chức của Canada, áo, Đài Loan,... về SDBV
nguồn tài nguyên tự nhiên (khoáng sản) cũng như quản lý và bảo tồn chúng
(xây dựng các chỉ tiêu, chiến lược, chính sách).
1.1.2. Ở Việt Nam
Các vấn đề về tài nguyên và bảo vệ môi trường được đề cập đến trong
một số đề tài cấp Nhà nước: đề tài KHCN 07 - 12 (Lê Quý An, 2000), nghiên
cứu tổng hợp và nghiên cứu các vấn đề về phương pháp luận chung để sử dụng
hợp lý và bảo vệ môi trường; đề tài KHCN 07.06 (Đặng Trung Thuận, 2000),
nghiên cứu biến động môi trường do khai thác kinh tế và q trình đơ thị hóa
gây ra. Đề tài KHCN 07.09 (Nguyễn Đức Quý, 2000), đã nghiên cứu đánh giá
hiện trạng, đề xuất các biện pháp khắc phục và bảo vệ môi trường vùng mỏ
sau giai đoạn khai thác tài nguyên khoáng sản; đề tài KT.02.11 (Lê Như
Hùng, 1995), đánh giá hiện trạng KTKS và tác động của chúng đến môi
trường tự nhiên ở một số vùng trọng điểm. Trong báo cáo “Lập bản đồ hiện
trạng địa chất môi trường biển ven bờ mũi Giom - mũi Chút, tỷ lệ 1:100.000”,
các tác giả Mai Trọng Nhuận, Đào Mạnh Tiến (2002), đã đề xuất ý tưởng
SDBV TNĐC (khoáng sản rắn, nước dưới đất, tài nguyên vị thế, kỳ quan địa
chất và phần phi sinh học của tài nguyên ĐNN), hạn chế XĐMT liên quan đến
khai thác, sử dụng TNĐC nhằm góp phần PTBV đới duyên hải.
Bên cạnh đó, một số cơng trình nghiên cứu tiêu biểu về quản lý, SDBV
tài nguyên ở Việt Nam dưới sự hỗ trợ của Chính phủ Hà Lan đó là: Dự án
“Quản lý tổng hợp vùng bờ Việt Nam - Hà Lan” được thực hiện từ 9/2000 8/2003, với mục tiêu thiết lập một chương trình dài hạn về quản lý tổng hợp
vùng ven biển Việt Nam gọi là "Chương trình ICZM Việt Nam" và tập trung

vào việc tư vấn cho chính phủ Việt Nam trong việc lập kế hoạch và phát triển
vùng ven biển, phát triển cộng đồng và các nguồn tài nguyên bền vững. Trong
*

đó, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu được chọn là một trong ba dự án thí điểm. Tiếp
đến là dự án “Quỹ Môi trường Hà Lan” được thực hiện trong 2 năm (2002 2003), dưói sự điều hành của Cơ quan phát triển Hà Lan, tập trung vào phát
triển nơng thơn, quy hoạch đơ thị, kiểm sốt ơ nhiễm, quản lý và sử dung bền
vững tài nguyên, xây dựng và thực thi chính sách mơi trường, thơng tin,
nghiên cứu, giáo dục và đào tạo về môi trường. Thuộc lĩnh vực này trong khu
vực nghiên cứu cịn có dự án “Bảo vệ mơi trường vùng ven biển tỉnh Bình

-

4-


Thuận” do trường Đại học Liege - vùng Walloon thực hiện trong năm 2001 2003, vói mục tiêu tăng cường năng lực quản lý, bảo tổn biển và vùng đới bờ.
Trong những năm gần đây, các cơng trình liên quan tới các dạng TNĐC
như: tài nguyên du lịch, tài nguyên ĐNN (như đầm NTTS và đất trổng lúa) đã
và đang được quan tâm nghiên cứu ở các bộ, ngành khác nhau. Cụ thể là, về
du lịch: điển hình là mơ hình du lịch sinh thái được ứng dụng và phát triển
rộng rãi, quan tâm và tham gia của nhiều đối tượng khác nhau (các nhà khoa
học, người tham quan du lịch), đặc biệt ở các vườn quốc gia (Ba Bể, Xuân
Thủy, Tràm Chim,...); khu dữ trữ sinh quyển (Cần Giờ, Nam Cát Tiên); các
bãi biển (Mũi Né); hệ thống vịnh, đảo (Phú Quốc, Hạ Long);... Dự án “Đào
tạo về phát triển du lịch sinh thái trong các khu bảo tồn ở miền Bắc Việt
Nam”, 2003 - 2004, được triển khai dưói sự hỗ trợ của Quỹ Phát triển bền
vững (FUNDESO) vói mục tiêu là giáo dục mơi trường và SDBV tài nguyên
của Việt Nam. Hiện nay, tỉnh Bình Thuận đang kêu gọi các dự án đầu tư trong
và ngoài nước cho phát triển du lịch (chú trọng cho du lịch sinh thái). Trong

đó có dự án “Khu du lịch sinh thái TàKou - suối Nhưm”, thuộc huyện Hàm
Thuận Nam (trên địa bàn 4 xã: Tân Lập, Tân Thuận, Tân Thành và Thuận
Quý). Khu du lịch này đặc trưng bởi sự phong phú về tài nguyên,cụ thể là các
dạng TNĐC như: khu suối nước nóng Bưng Thị, Giếng Bọng (xã Tân Thuận,
Thuận Quý); bãi biển sạch, đẹp (Suối Nhưm đến Kê Gà); khu rừng bảo tồn
thiên nhiên (quần thể động, thực vật khá phong phú trên 600 loài thực vật và
170 lồi động vật). Hiệu quả của loại hình này ngày càng được khẳng định và
đóng góp vai trị lớn trong công tác bảo vệ môi trường, khai thác và sử dụng
tài nguyên theo hướng bền vững. Và từ năm 2005, bản đổ du lịch sinh thái
Việt Nam đã được phát hành dưói sự hỗ trợ của tổ chức bảo tổn động thực vật
hoang dã quốc tế (FFI) tại Việt Nam.
Về NTTS sinh thái: khởi đầu thực hiện mơ hình này là các tỉnh Cà Mau,
Bạc Liêu, Bến Tre, Xuân Thủy (Nam Định). Từ năm 2001, với sự giúp đỡ của
tổ chức hỗ trợ nhập khẩu Thuỵ Sĩ (VASEP), Sở Thuỷ sản Cà Mau xây dựng
mơ hình sinh thái đầu tiên vói sự tham gia của trên 1.700 gia đình tại lâm ngư
trường 184. Dự án “Thực nghiệm đổng ruộng về canh tác bền vững nông - lâm
- ngư ở vùng rừng ngập mặn huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau” do Sở Khoa học
Công nghệ và Môi trường tỉnh Cà Mau thực hiện từ 1997 - 2000 với mục tiêu:
trình diễn mơ hình nơng - lâm - ngư theo các giải pháp và bước đi thích hợp


bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ RNM, duy trì nguồn lợi thủy sản. v ề nơng
nghiệp bền vững có cơng trình nghiên cứu liên quan tói nơng nghiệp bền vững
như: “Bảo tồn dựa vào phát triển nông nghiệp” do chương trình tầm nhìn Thế
giới về Việt Nam (WVI - VN) hỗ trợ. Nội dung nghiên cứu về các lĩnh vực:
nông nghiệp, nghiên cứu môi trường, quản lý nông nghiệp, tăng cường năng
lực quản lý. Mục tiêu của dự án là cải thiện an ninh lương thực mang tính bền
vững của các nhóm dân cư dễ chịu ảnh hưởng thơng qua tăng khả năng tiếp
cận và tính sẵn có của công nghệ tiên tiến trong nông nghiệp và thúc đẩy tính
bền vững về mơi trường thơng qua các phương thức canh tác nông nghiệp trên

cơ sở đảm bảo bảo tồn một cách hợp lý.
Nhìn chung, trong lĩnh vực nghiên cứu SDBV TNĐC đới duyên hải Việt
Nam nói chung và đới duyên hải Phan Thiết - Vũng Tàu nói riêng còn một số
tổn tại:
+ Chưa xây dựng được phương pháp luận và hệ thống các phương pháp
nghiên cứu về đánh giá SDBV TNĐC đới duyên hải;
+ Chưa có các giải pháp SDBV TNĐC;
+ Chưa có mơ hình SDBV TNĐC.

1.2. CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u
1.2.1. Cách tiếp cận
SDBV tài nguyên thiên nhiên nói chung, TNĐC nói riêng có ảnh hưởng
tới sự bền vững về kinh tế và bền vững về xã hội. Do đó, để đạt mục tiêu và
nhiệm vụ đề ra, đề tài đã sử dụng cách tiếp cận của PTBV, tiếp cận hệ thống,
tiếp cận liên ngành (Khoa học Trái đất - Môi trường - Sinh thái học - Kinh tế
học - Xã hội học,...). Ngồi ra, đề tài cịn áp dụng phương pháp mơ hình hố
và điển hình hố.
• Phát triển bền vững
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về PTBV như:
+ PTBV khi khai thác, sử dụng tài nguyên và xả thải không vượt quá ng­
ưỡng chịu đựng của HST;

-

6-


+ PTBV là sự phát triển để đáp ứng những nhu cầu của thế hệ hôm nay mà
không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai
(theo ủy ban Quốc tế về môi trường và phát triển WCEP, 1987);

+ PTBV được hình thành trong sự hoà nhập, xen cài và thoả hiệp của 3 hệ
thống tương tác lớn trên trái đất: hệ tự nhiên, hệ kinh tế và hệ xã hội
(RIO - 92, RIO - 9 2 - 5 ) ;
+ PTBV nghĩa là đạt được sự đầy đủ về vật chất, sự giàu có về tinh thần và
văn hóa, sự bình đẳng của các công dân và sự đổng thuận của xã hội, sự
hài hòa giữa con người và tự nhiên; phát triển phải kết hợp chặt chẽ, hợp
lý và hài hoà được ba mặt là phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ
môi trường (Việt Nam Agenda 21).
Ở đới duyên hải Phan Thiết - Vũng Tàu, PTBV được hiểu theo định
nghĩa WCEP (1987). Sự phát triển này dựa vào sự khai thác, sử dụng hợp lý
tiềm năng tài nguyên, môi trường, điều kiện tự nhiên ở đới duyên hải Phan
Thiết - Vũng Tàu trong giới hạn cho phép, trong khả năng chịu đựng, tự phục
hồi của chúng nhằm phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội đáp ứng nhu cầu của
thế hệ đang sống mà vẫn đảm bảo cho các thế hệ tương lai những điều kiện tài
nguyên và mơi trường cần thiết để họ có thể sống tốt hơn ngày nay.
Sự bền vững về phát triển của xã hội có thể được đánh giá bằng những
chỉ tiêu về mặt kinh tế, xã hội, tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Các chỉ
tiêu phản ánh bền vững kinh tế bao gồm: có tăng trưởng GDP và GDP/cap cao
hơn mức trung bình hiện nay của các mức đang phát triển thu nhập trung bình;
có cơ cấu GDP lành mạnh (tỷ trọng đóng góp của cơng nghiệp và dịch vụ phải
cao hơn của nơng nghiệp). Tính bền vững về phát triển xã hội thể hiện qua các
chỉ số sau đây: chỉ số phát triển con người (HDI) tăng trưởng và HDI đạt trên
mức trung bình; chỉ số bất bình đẳng thu nhập (hệ số Gini) phải nhỏ (càng nhỏ
m thì khả năng ổn định xã hội càng cao); có sự tăng trưởng các chỉ số: sinh
viên/10.000 dân; ngân sách dành cho giáo dục, y tế (tính bằng % GDP); tuổi
thọ trung bình; số bác sỹ/1000 dân; tỉ lệ dân có nước sạch để dùng; tỉ lệ trẻ em
dưới 12 tháng tuổi được tiêm chủng phòng dịch; số tờ báo và ấn phẩm thông
tin được phát hành/1000 dân; số thư viện/10 dân,... Các chỉ số bền vững về
môi trường thể hiện ở: bền vững về tài nguyên thiên nhiên, lượng chất thải và
chất lượng môi trường. Sự bền vững về tài nguyên thiên nhiên được thể hiện ở

chỗ:

-

7-


+ Lượng tài nguyên tái tạo được sử dụng trong giới hạn sao cho có thể
khơi phục lại được về số lượng và chất lượng;
+ Lượng sử dụng tài nguyên khơng tái tạo được (dầu mỏ, khí đốt thiên
nhiên, nguồn gen quý hiếm,...) phải ít hơn hoặc bằng lượng các tài nguyên
thiên nhiên hoặc nhân tạo có thể khai thác hoặc chế tạo thay thế;
+ Không làm mất cân bằng tự nhiên; ít ảnh hưởng đến HST, đảm bảo cảnh
quan;
+ Tránh lãng phí, tái sử dụng chất thải nhằm đảm bảo tương lai cho hệ
sinh thái;
+ Tránh XĐMT trong khai thác, sử dụng tài nguyên và MĐTT của tài
nguyên.
+ Lượng phế thải từ sản xuất sinh hoạt phải nhỏ hơn khả năng tái sử dụng,
tái chế hoặc nhỏ hơn khả năng phân hủy tự nhiên và chôn lấp. Chất lượng
môi trường (khơng khí, nước, đất, khơng gian vật lý, cảnh quan,...) sau sử
dụng phải tốt hơn hoặc bằng tiêu chuẩn quy định.
Một trong các cơ sở khoa học quan trọng để xây dựng mơ hình PTBV là
thừa kế, phát triển hệ thống phương pháp, kinh nghiệm quản lý, bảo tồn và
PTBV tài nguyên - môi trường của thế giới và điều chỉnh để thích ứng với điều
kiện cụ thể ở Việt Nam.
• Tiếp cận hệ thống
Coi đới duyên hải Phan Thiết - Vũng Tàu là một hệ thống tự nhiên - xã
hội (hệ thống tài nguyên - môi trường - sinh thái - xã hội) trong đó mọi thành
phần của hệ thống này có quan hệ chặt chẽ với nhau, mọi biến động của từng

thành phần trong hệ thống đều có tác động đến các thành phần khác. Đới
duyên hải là sản phẩm của quá trình tương tác lục địa - biển, sông - biển, giữa
m các địa quyển với sinh quyển, là hệ thống phức tạp, nhạy cảm với các tác động
tự nhiên và nhân sinh, biến động nhanh theo cả không gian và thời gian. Theo
cách tiếp cận này, việc nghiên cứu đánh giá, xây dựng giải pháp và mơ hình
SDBV TNĐC đới dun hải phải được tiến hành đồng bộ, hệ thống, tồn diện,
hài hịa lợi ích và trách nhiệm của tất cả các đối tượng tham gia hoạt động
phát triển, giải quyết xung đột giữa các đối tượng sử dụng, phát triển KT - XH
và bảo tổn TNĐC, bảo vệ môi trường.

-

8-



×