1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Với những vai trò thiết thực về nhiều mặt, du lịch sinh thái
đang là hình thức rất được ưa chuộng bởi nó là loại hình du lịch thiên
nhiên trách nhiệm, hỗ trợ cho các mục tiêu bảo tồn môi trường tự
nhiên, các giá trị văn hóa bản địa, phát triển cộng đồng, đồng thời
đem lại những nguồn lợi kinh tế to lớn, góp phần tích cực vào sự phát
triển du lịch nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội nói chung.
Tại Đà Nẵng, mặc dù du lịch sinh thái được xem là loại hình du
lịch đặc thù, có tiềm năng, được ưu tiên phát triển trong chiến lược
phát triển du lịch của thành phố, song cho đến nay việc phát triển loại
hình du lịch này còn nhiều hạn chế. Xuất phát từ điều này, Tôi đã lựa
chọn đề tài “Phát triển du lịch sinh thái của Thành phố Đà Nẵng
đến năm 2015” với hy vọng góp phần vào quá trình phát triển du lịch
sinh thái của thành phố Đà Nẵng.
2. Tổng quan tài liệu
3. Mục tiêu nghiên cứu
+ Mục tiêu chung:
Trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng phát triển Du lịch sinh thái
tại thành phố Đà Nẵng, đề tài đưa ra các nhóm giải pháp nhằm đẩy
mạnh phát triển Du lịch sinh thái một cách có hiệu quả.
+ Mục tiêu cụ thể:
- Góp phần hệ thống các cơ sở lý luận về Du lịch sinh thái và
phát triển Du lịch sinh thái.
- Nghiên cứu thực trạng phát triển Du lịch sinh thái và những
nhân tố ảnh hưởng tới Du lịch sinh thái tại thành phố Đà Nẵng.
- Đề xuất giải pháp để đẩy mạnh phát triển Du lịch sinh thái tại
thành phố Đà Nẵng đến năm 2015.
2
4. Câu hỏi nghiên cứu
- Phát triển Du lịch sinh thái là gì?
- Nội dung phát triển Du lịch sinh thái là gì?
- Để phát triển Du lịch sinh thái cần có những giải pháp gì?
5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
6. Phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp thu thập số liệu
- Tài liệu thứ cấp: tài liệu thứ cấp được lấy từ các tài liệu đã
công bố như: niên giám thống kê, các Sở liên quan trên địa bàn
Thành phố Đà Nẵng; các báo cáo kinh tế xã hội, các tạp chí khoa
học, các đề án về phát triển du lịch thành phố Đà Nẵng, các bài báo
đăng trên các mạng internet
- Tài liệu sơ cấp: thông qua tài liệu điều tra. Tài liệu sơ cấp
được thu thập dựa trên việc điều tra phỏng vấn trực tiếp tại các khu
Du lịch sinh thái trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng.
+ Phương pháp phân tích
- Phương pháp thống kê mô tả: Được sử dụng để thu thập số liệu
trong khoảng thời gian nghiên cứu, qua đó làm rõ tính quy luật của sự
vật hiện tượng, thực trạng và xu hướng vận động của sự vật hiện tượng.
- Phương pháp thống kê so sánh, phân tổ: để tiến hành so sánh
đối chiếu biết được sự biến động của hiện tượng qua các năm để đi
tới kết luận. Tính toán các chỉ tiêu phát triển DLST.
Qua thực hiện phương pháp phân tổ tiến hành so sánh về lượt
khách qua các năm, ngày khách lưu trú, số cơ sở lưu trú, trình độ lao
động Phân tổ theo từng du khách: khách trong nước (khách nội địa),
khách quốc tế.
+ Phương pháp xử lý số liệu
Với hệ thống các câu hỏi đã chuẩn bị trước trong phiếu phỏng
3
vấn, tôi thu thập số liệu cần thiết, tổng hợp và xử lý thông tin chủ yếu
bằng chương trình máy tính excel.
7. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về Du lịch sinh thái và phát
triển Du lịch sinh thái.
- Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển Du lịch sinh thái tại
Thành phố Đà Nẵng trong thời gian qua, làm rõ những thành quả đạt
được cũng như những tồn tại và nguyên nhân.
- Đề xuất hệ thống những giải pháp phát triển Du lịch sinh thái
tại Thành phố Đà Nẵng.
8. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, Luận văn gồm có ba chương:
Chương 1. Một số vấn đề lý luận
Chương 2. Thực trạng phát triển Du lịch sinh thái trên địa bàn
Thành phố Đà Nẵng
Chương 3. Phương hướng và giải pháp phát triển Du lịch sinh
thái của Thành phố Đà Nẵng đến năm 2015
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
1.1. TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH SINH THÁI
1.1.1. Khái niệm và đặc trưng Du lịch sinh thái
1.1.1.1. Khái niệm du lịch sinh thái (DLST)
Mỗi khái niệm thể hiện một cách nhìn riêng về DLST, song
tóm lại, một cách ngắn gọn và xúc tích, Du lịch sinh thái được cấu
thành bởi các yếu tố sau:
(1) Bao gồm tất cả những hình thức du lịch dựa vào tài nguyên
thiên nhiên và văn hóa bản địa mà ở đó mục đích chính của khách du
4
lịch là tham quan tìm hiểu về tự nhiên cũng như những giá trị văn
hóa truyền thống ở các vùng thiên nhiên đó.
(2) Gắn với việc diễn giải, giáo dục môi trường trong hoạt
động du lịch.
(3) Hoạt động du lịch phải có đóng góp cho công tác bảo tồn
những giá trị của tài nguyên thiên nhiên và giá trị văn hóa bản địa.
(4) Có sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương và
mang lại lợi ích cho họ.
1.1.1.2. Đặc trưng của Du lịch sinh thái
1.1.2. Các khái niệm liên quan đến du lịch sinh thái
1.1.2.1. Tài nguyên du lịch sinh thái
1.1.2.3. Sản phẩm Du lịch sinh thái
a) Khái niệm sản phẩm du lịch sinh thái
“Sản phẩm DLST là giá trị sinh thái và văn hóa bản địa được
khai thác dựa trên các nguồn lực bản địa, với sự tham gia tích cực của
cư dân bản địa. Một mặt làm thỏa mãn nhu cầu DLST của du khách,
mặt khác giáo dục môi trường và góp phần vào sự bảo tồn và phát triển
điểm đến du lịch”. [3, Tr.14]
Có thể khái quát sản phẩm DLST bằng biểu thức sau:
Sản phẩm DLST = Giá trị sinh thái và văn hóa bản địa +
Dịch vụ du lịch bản địa + hàng hóa bản địa.
DLST gồm có ba hình thức được chia làm ba nhóm.
- Hình thức DLST biển
- Hình thức DLST Rừng núi, Hang động
- Hình thức DLST đồng bằng
b) Đặc điểm của sản phẩm DLST
1.1.2.4. Khách du lịch sinh thái
5
1.2. LÝ THUYẾT VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI
1.2.1. Khái niệm và nguyên tắc phát triển du lịch sinh thái
1.2.1.1. Khái niệm phát triển du lịch sinh thái
“Phát triển du lịch sinh thái là hoạt động khai thác có quản lý
các giá trị tự nhiên và văn hóa nhằm thỏa mãn các nhu cầu đa dạng
của khách du lịch, có quan tâm đến các lợi ích kinh tế trong khi vẫn
đóng góp cho bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên, cho công tác
bảo vệ môi trường và góp phần nâng cao mức sống cho cộng đồng
địa phương”. [5], [10], [11]
Như vậy, qua định nghĩa phát triển DLST, có ba yếu tố chính:
- Thỏa mãn nhu cầu ngày càng đa dạng của khách du lịch sinh thái;
- Phát triển phải đi đôi với bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và
văn hóa;
- Phát triển DLST trực tiếp mang lại nhiều lợi ích về kinh tế và
cải thiện phúc lợi cho cộng đồng.
1.2.1.2. Nguyên tắc phát triển du lịch sinh thái
- Phát triển DLST phải góp phần tích cực vào bảo vệ môi
trường và duy trì hệ sinh thái.
- Phát triển du lịch sinh thái phải gắn liền với giáo dục môi
trường, tạo ý thức nổ lực bảo tồn.
- Tổ chức để có được sự tham gia của cộng đồng địa phương,
tạo thêm việc làm và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương.
- Không tổ chức những hoạt động làm tổn hại đến môi trường
và hệ sinh thái tự nhiên cũng như văn hóa bản địa.
- Phát triển du lịch sinh thái phải bảo vệ, phát huy bản sắc văn
hóa dân tộc và các giá trị truyền thống.
1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch sinh thái
Quá trình phát triển du lịch nói chung và loại hình du lịch sinh
6
thái nói riêng bị chi phối bởi tác động của các yếu tố cơ bản sau:
1.2.2.1. Tài nguyên thiên nhiên
1.2.2.2. Yếu tố cơ sở vật chất phục vụ ngành du lịch
1.2.2.3. Chính sách pháp luật của Nhà nước liên quan đến DLST
1.2.2.4. Ý thức phát triển DLST của người dân
1.3. NỘI DUNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI
1.3.1. Xây dựng quy hoạch phát triển khu du lịch sinh thái
1.3.2. Huy động vốn đầu tư phát triển DLST
1.3.3. Phát triển chất lượng nguồn lực lao động làm DLST
1.3.4. Xây dựng các khu DLST đạt tiêu chuẩn
1.3.5. Đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm DLST
1.3.6. Xác định thị trường mục tiêu
1.3.7. Gia tăng quy mô khách du lịch
1.3.8. Xúc tiến và quảng bá du lịch sinh thái
1.3.9. Kết hợp bảo vệ, diễn giải môi trường trong hoạt động du
lịch sinh thái
1.3.10. Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương vào
hoạt động du lịch sinh thái và mang lại lợi ích cho họ
1.4. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI
1.4.1. Công tác quy hoạch phát triển du lịch sinh thái
1.4.2. Số lượng các khu DLST và sản phẩm du lịch sinh thái
1.4.3. Quy mô khách du lịch và cơ cấu khách khách DLST
1.4.4. Vốn đầu tư cho phát triển du lịch sinh thái
1.4.5. Công tác xúc tiến và quảng bá DLST
1.4.6. Chất lượng nguồn nhân lực tại các khu DLST
1.4.7. Công tác bảo vệ, giáo dục, diễn giải môi trường và bảo tồn
hệ sinh thái trong khai thác DLST
1.4.8. Mức độ tham gia của người dân địa phương vào hoạt
động DLST
7
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
2.1. KHÁI QUÁT VỀ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
2.1.1. Vị trí địa lý
Thành phố Đà Nẵng nằm ở 15
0
55' đến 16
0
14' vĩ Bắc, 107
0
18'
đến 108
0
20' kinh Đông, Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Tây và Nam
giáp tỉnh Quảng Nam, Đông giáp Biển Đông.Thành phố Đà Nẵng
phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên - Huế, phía Tây và phía Nam giáp tỉnh
Quảng Nam, phía Đông giáp biển Đông.
2.1.2. Đặc điểm địa hình
Thành phố Đà Nẵng có địa hình thấp dần từ Tây sang Đông, đa
dạng và phức tạp gồm: núi cao, đồi thấp, đồng bằng ven biển, và đồng
bằng ven sông. Vùng núi cao và dốc tập trung ở phía Tây và Tây Bắc
có nhiều dãy núi chạy dài ra biển, một số đồi thấp xen kẽ những đồng
bằng hẹp.
2.1.3. Khí hậu
Đà Nẵng nằm trong vùng khí hâu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ
cao và ít biến động. Khí hậu Đà Nẵng mang đặc thù của khí hậu nơi
chuyển tiếp giữa hai miền: Miền Bắc và Miền Nam nhưng nỗi trội
nhất là khí hậu nhiệt đới của Miền Nam.
2.1.4. Đặc điểm kinh tế - xã hội
2.2. ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG DU LỊCH SINH THÁI Ở ĐÀ NẴNG
2.2.1. Tài nguyên rừng
a) Hệ thực vật rừng
8
Bảng 2.1. Hệ thực vật tại các khu BTTN
THỰC VẬT HẠT KÍN (Magnoliophyta)
Đơn vị thống kê Sơn Trà Bà Nà Đèo Hải Vân
Số Họ 143 134 139
Số Chi 483 487 520
Số Loài 985 793 842
Số Loài quý hiếm 22 19 27
(Nguồn: Chi cục Lâm Nghiệp Đà Nẵng)
b) Hệ động vật rừng
Bảng 2.2. Hệ động vật tại các khu BTTN
Đơn vị thống kê Sơn Trà Bà Nà Đèo Hải Vân
Số Bộ
38 37 32
Số Họ
92 108 87
Số Loài
288 356 302
Loài quý hiếm
26 44 29
(Nguồn: Chi cục Lâm Nghiệp Đà Nẵng)
2.2.2. Tài nguyên biển
Với lợi thế có trên 40 km bờ biển và nhiều bãi biển đẹp như
Mỹ Khê, Tiên Sa, Sơn Trà, Bắc Mỹ An, Nam Ô, Xuân Thiều, Thanh
Bình, Non Nước đã tạo cho Đà Nẵng một thế mạnh để phát triển du
lịch. Hệ sinh vật biển ở đây cũng rất đa dạng.
a) Rạn San hô
Rạn San hô vùng ven bờ Đà Nẵng có thể ước tính vào khoảng
104,6 ha, trong đó có khoảng 2 ha còn trong tình trạng rất tốt; 8,1 ha
trong điều kiện tốt; 9,2 ha trung bình và 85,3 ha trong điều kiện xấu
và rất xấu. Tổng cộng có 191 loài san hô cứng thuộc 47 giống 15 họ
và 3 giống san hô, trong đó các họ có số lượng loài nhiều nhất là
Acroporidae, Faviidae và Poritidae.
b) Cá trong rạn san hô
Có 162 loài cá sống trong rạn san hô thuộc 77 giống và 36 họ.
9
c) Nhóm động vật đáy có kích thước lớn
Sinh vật đáy kích thước lớn trên rạn san hô bao gồm Thân mềm
(Mollusca), Giáp xác (Crustacea) 4 loài, Da gai (Echinodermata) 23 loài,
Giun (Polychaeta) 33 loài…Tổng số 81 loài sinh vật đáy thuộc 37 họ.
2.2.3. Tài nguyên nhân văn
a) Tài nguyên nhân văn vật thể
Đà Nẵng là nơi giao lưu và hội tụ những nét văn hoá của nhiều
vùng, miền trong cả nước với các di tích lịch sử, văn hoá nổi tiếng
như Bảo tàng chăm, Bảo tàng Quân khu V, Bảo tàng Đà Nẵng, Đình
làng Tuý Loan, Thành Điện Hải, Nhà hát Tuồng Nguyễn Hiển
Dĩnh… Bên cạnh đó, các di tích Nghĩa trang Khuê Trung, Nghĩa địa
Iphanho, khu di tích K20… rất có tiềm năng trong việc phát triển loại
hình DLST đồng bằng của thành phố Đà Nẵng.
b) Tài nguyên nhân văn phi vật thể
- Các lễ hội
- Làng nghề thủ công truyền thống
Tóm lại, Đà Nẵng có tiềm năng vô cùng lớn trong phát triển
DLST, có nhiều tiềm năng chưa được khai thác.
2.3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI Ở
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
2.3.1. Khái quát tình hình phát triển du lịch Thành phố Đà Nẵng
giai đoạn 2007 - 2011.
2.3.1.1. Lượng khách và doanh thu dịch vụ du lịch
a. Lượng khách
Bảng 2.3. Khách tham quan du lịch đến Đà Nẵng năm 2007 - 2011
Chỉ tiêu Đvt 2007 2008 2009 2010 2011
Tổng KDL LK 1.024.020 1.269.144
1.350.00
0
1.770.000 2.350.000
- Quốc tế LK 299.593 353.696 300.000 370.000 500.000
- Nội địa LK 724.427 915.448 1.050.00 1.400.000 1.850.000
10
0
(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thành Phố Đà Nẵng)
b. Doanh thu dịch vụ du lịch
Bảng 2.4. Tổng doanh thu từ du lịch Đà Năng năm 200 -2011
(ĐVT: Tỷ đồng)
Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011
Tổng doanh thu du lịch 343.579 475.755 511.075 852.106 1.295.622
Buồng 132.083 304.763 327.330 55.3649 798.134
Ăn uống 68.849 106.837 109.383 18.1459 334.371
Khác 142.647 64.155 74.362 116.998 163.117
(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thành Phố Đà Nẵng)
2.3.1.2. Dịch vụ khách sạn và lữ hành
a. Dịch vụ khách sạn
Bảng 2.5 Số lượng khách sạn trên địa bàn Đà Nẵng năm 2005 - 2011
Khách sạn ĐVT 2005 2007 2009 2010 2011
Tổng số khách sạn Ks 96 137 161 181 286
Số khách sạn từ 4-5 sao Ks 2 2 4 6 10
Số khách sạn 3 sao Ks 10 10 10 16 21
Số khách sạn 2 sao trở xuống Ks 84 125 147 159 255
Số phòng Phòng 3.1 4.12 4.88 6.089 8.739
(Nguồn: Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Đà Nẵng)
Bảng 2.6. Hệ số sử dụng phòng tại các khách sạn Đà Nẵng năm 2005 -2011
Năm 2005 2007 2008 2009 2010 2011
Số phòng (phòng) 3.100 4.120 4.239 4.880 6.089 8.739
Hệ số sử dụng phòng (%) 60,7 83,04 79,01 76,01 82,15 89,20
(Nguồn: Sở Văn hoá , Thể thao và Du lịch Đà Nẵng)
- Công ty lữ hành.
Bảng 2.7. Số lượng công ty lữ hành giai đoạn 2006-2011
Chỉ têu 2006 2007 2008 2009 2010 2011
Tổng cộng 73 74 77 89 101 108
Công ty lữ hành quốc tế 15 17 18 26 30 32
Công ty lữ hành nội địa 19 17 21 25 33 40
Chi nhánh lữ hành nội địa 1 - - - - -
Chi nhánh lữ hành quốc tế 24 23 22 22 23 22
11
Văn phòng đại diện quốc tế 14 17 16 16 15 14
(Nguồn: Sở Văn hoá , Thể thao và Du lịch Đà Nẵng)
2.3.2. Thực trạng phát triển DLST tại Thành phố Đà Nẵng.
2.3.2.1. Công tác quy hoạch
Nhìn chung, xây dựng quy hoạch đã phân tích được về hiệu quả
kinh tế, quy mô hạ tầng du lịch, sản phẩm du lịch, thu hút dự án đầu tư
nhưng chưa đề cập đến đánh giá tác động của các yếu tố ảnh hưởng
đến tài nguyên, môi trường, chưa đề ra giải pháp về bảo tồn khu danh
thắng, khu bảo tồn thiên nhiên, quy mô đầu tư cho hoạt động bảo tồn,
định hướng phát triển cụ thể về thời gian, không gian, sản phẩm và
những tiêu chí, yêu cầu về kỹ thuật, công nghệ đối với du khách, chưa
quy hoach cụ thể cho loại hình du lịch sinh thái Đà Nẵng.
2.3.2.2. Số lượng các khu du lịch và sản phẩm DLST
a) Số lượng các điểm DLST
Bảng 2.8. Số lượng điểm DLST tại Đà Nẵng năm 2005 - 2011
Năm
Điểm
2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011
DLST Biển 3 3 3 3 3 3 3
DLST Rừng Núi,
Hang động
7 7 7 7 7 8 8
DLST Đồng bằng 0 0 0 0 0 0 2
(Nguồn: Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Đà Nẵng)
Một số điểm DLST tại Đà Nẵng:
- Khu danh thắng Ngũ Hành Sơn
- Khu du lịch Núi Bà Nà
- Khu DLST Hải Vân – Vịnh Đà Nẵng
- Khu du lịch sinh thái Bán Đảo Sơn Trà
- Khu du lịch sinh thái Suối Hoa
12
- Khu du lịch sinh thái Suối Lương
- Khu du lịch sinh thái Ngầm Đôi
- Các bãi tắm Đà Nẵng
- Công viên Biển Đông
- Bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng
b) Sản phẩm DLST tại Đà Nẵng
- Các tour, tuyến du lịch
Tour du lịch thu hút khách du lịch và phổ biến nhất hiện nay tại
Đà Nẵng là Bà Nà, Bán Đảo Sơn Trà và Đèo Hải Vân - Vịnh Đà
Nẵng, Thắng cảnh Ngũ Hành Sơn. Với bốn địa điểm DLST hấp dẫn
và khá nổi tiếng, đây là tuyến du lịch vàng đối với DLST nói riêng và
du lịch ở Đà Nẵng nói chung.
Ngoài ba điểm du lịch trên, hầu hết các tuyến DLST còn lại
đều là những tuyến đơn lẻ, rời rạc, kết hợp ít các địa điểm DLST nhỏ
với nhau, hoặc kết hợp với các loại hình du lịch khác, chưa thu hút
được nhiều du khách ngoài Thành phố, có thể kể đến tuyến du lịch
Suối Mơ, Suối Lương, Ngầm Đôi.…
- Các loại hình DLST
+ Loại hình DLST Núi rừng, hang động có các sản phẩm: dã
ngoại, leo núi, đi bộ trong rừng, tham quan nghiên cứu đa dạng sinh
học ở các khu BTTN Bà Nà, Khu BTTN Bán đảo Sơn trà, thắng cảnh
Hải Vân- Vịnh Đà Nẵng, DLST Ngầm đôi, khu DLST Suối Lương,
khu DLST Suối Mơ. Đặc biệt Ngắm động vật hoang dã diễn ra tại
bán đảo sơn trà, Núi Bà Nà, Đèo Hải Vân, đang tạo ra được sự hấp
dẫn đối với du khách.
+ Loại hình DLST biển gồm các sản phẩm: Lướt ván buồm -
Dù bay, du thuyền, lặn biển ngắm rạn san hô, câu cá Các sản phẩm
này được tổ chức khai thác ở Bán đảo Sơn Trà và Vịnh Đà Nẵng.
13
+ Loại hình DLST đồng bằng gồm các sản phẩm: Tham quan
làng đá mỹ nghệ Non nước, làng nghề dệt chiếu Cẩm Nê, ngắm chim
Bồ câu tại vườn chim Hòa Bình, tham quan Bảo Tàng Chăm, tham gia
lễ hội bắn pháo hoa quốc tế.
Bảng 2.9. Kết quả đánh giá chất lượng hoạt động
du lịch sinh thái của du khách
(ĐVT: %)
Sản phẩm du lịch Tốt Khá
Trung
bình
Kém
Không
ý kiến
Dã ngoại 35 27 22 6 10
Đi bộ trong rừng 42 29 18 8 3
Tham quan nghiên cứu 14 20 38 25 3
Leo núi 42 29 16 5 8
Câu cá 40 30 17 5 8
Ngắm chim 27 30 19 17 7
Lặn biển ngắm San hô 40 35 15 10 0
Lướt ván, du thuyền 37 42 21 0 0
Ngắm động vật hoang dã 27 35 24 14 0
Tham quan các làng nghề 5 15 70 10 0
(Nguồn: Theo số liệu điều tra nghiên cứu)
- Vận chuyển khách du lịch:
- Dịch vụ ăn uống và vui chơi giải trí: phần lớn các khu DLST tại
Đà Nẵng chưa phục vụ đầy đủ nhu cầu nghỉ ngơi giải trí của du khách.
Các cơ sở ăn uống quanh khu vực DLST còn thiếu nhiều, chất lượng
phục vụ còn kém và vẫn còn hiện tượng cò, ép giá đối với du khách.
- Cơ sở lưu trú
Nhìn chung số cơ sở lưu trú tại các điểm chỉ phục vụ hoạt động
DLST tại Đà Nẵng Như Khu DLST Ngầm Đôi, Suối Hoa, Suối
14
Lương vẫn còn nhiều hạn chế về số lượng, vào những mùa du lịch số
cơ sở lưu trú tại đây không đủ để phục vụ nhu cầu lưu trú của khách.
15
Bảng 2.10. Số lượng cơ sở lưu trú tại các Khu DLST Đà Nẵng
Điểm DLST Số cơ sở lưu trú
Số
phòng
Khu DLST Ngầm Đôi
40 Nhà lá -
Khu DLST Suối Lương
32 Nhà lá -
Khu DLST Suối Hoa
25 Nhà lá -
Khu DLST Bán đảo Sơn Trà
8villa, 50 biệt thự, 12 k.sạn 433
Thắng cảnh Hải Vân – Vịnh Đà
Nẵng
4 villa, 5 khách sạn 215
Khu du lịch Núi Bà Nà
6 Khách sạn 248
Khu danh thắng Ngũ Hành Sơn
0 0
Bảo tàng điêu khắc Chăm
0 0
(Nguồn: Số liệu điều tra tại các điểm DLST)
- Đánh giá chất lượng các dịch vụ
Bảng 2.11. Đánh giá về chất lượng dịch vụ
(ĐVT: %)
Nội dung
Rất
tốt
Tốt
Trung
bình
Kém
Rất
kém
Công tác đón tiếp 10.4 45.57 44.03 0 -
Dịch vụ ăn uống 12.41 57 24.37 6.22 -
Dịch vụ thông tin liên lạc 8.45 21.70 69.85 0 0
Dịch vụ bán hàng lưu niệm 0 10.4 57.54 19.88 12.18
Dịch vụ lưu trú 43.09 52.75 4.16 0 0
Dịch vụ vận chuyển 2.84 47.16 44.28 5.72 -
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)
2.3.2.3. Quy mô khách du lịch và cơ cấu du khách DLST
- Quy mô khách du lịch
Ngoại trừ Khu DLST nghỉ dưỡng Núi Bà Nà, danh thắng Ngũ
Hành Sơn, Bán đảo Sơn Trà, Khu DLST Hải Vân-Vịnh ĐN thu hút
được sự tham quan của khách DLST trong nước và du khách quốc tế,
16
lượng khu khách đến với các khu du lịch này có sự gia tăng khá
nhanh, còn các tụ điểm du lịch sinh thái khác tại Đà Nẵng chủ yếu là
phục vụ người dân địa phương đến tham quan, với ngày lưu trú ngắn,
lượng du khách ngoài thành phố còn chiếm tỷ lệ rất nhỏ.
Bảng 2.12.Lượng khách du lịch tại các Khu DLST năm 2007 - 2011
Năm 2007 2008 2009 2010 2011
Tổng lượt khách
876.242 993.409
1.210.45
9
1.473.550 1.721.499
Khu DLST Ngầm Đôi - - - 1.992 3.129
Khu DLST Suối Lương 1.729 2.012 2.154 2.948 4.198
Khu DLST Suối Hoa 3.581 2.018 2.152 3.819 6.127
Khu DLST Sơn Trà 215.000 283.091 315.231 314.020 378.370
Bảo tàng chăm 98.185 116.738 152.685 158.893 169.400
Khu danh thắng NHS 275.092 298.205 362.262 424.010 477.372
Khu du lịch Núi Bà Nà 201.962 206.328 257.990 397.975 461.482
Khu Hải Vân-Vịnh ĐN 80.693 85.017 117.985 169.893 221.421
(Nguồn: Sở Văn hóa –Thể Thao và Du Lịch Đà Nẵng)
Lượng khách du lịch tại các tụ điểm du lịch sinh thái trong giai
đoạn 2007-2011 có xu hướng tăng đều, mức tăng bình quân tương
đối cao, với tốc độ tăng bình quân là 14,5%.
- Về cơ cấu khách du lịch.
Hình 2.1 cho thấy, khách du lịch nội địa luôn chiếm thị phần
cao với tỷ trọng trung bình 70.1% trong tổng lượt khách đến các khu
du lịch sinh thái Đà Nẵng trong suốt giai đoạn 2007-2011. Khách du
lịch quốc tế ít biến động và chiếm cơ cấu thấp trong tổng lượng
khách đến các khu du lịch sinh thái.
17
0.0
20.0
40.0
60.0
80.0
100.0
120.0
2007 2008 2009 2010 2011
Tỷ lệ (%)
0.00
200.00
400.00
600.00
800.00
1000.00
1200.00
1400.00
Lượt khách
Tỷ lệ khách quốc tế (%) Tỷ lệ khách nội địa (%)
Tổng lượng khách (lượt khách) Khách du lịch quốc tế (lượt khách)
Khách du lịch nội địa (lượt khách)
Hình 2.1. Cơ cấu du khách đến các khu du lịch sinh thái Đà Nẵng
- Thời gian lưu trú
Bảng 2.13. Khách lưu trú trung bình tại các Khu DLST năm 2007 - 2011
Chỉ tiêu ĐVT 2007 2008 2009 2010 2011
Số lượt khách tham quan
LK 876.242
993.40
9
1.210.45
9
1.473.55
0
1.721.499
Số lượt khách lưu trú LK 56.780 99.241 157.843 264.796 329.150
Tỷ lệ khách lưu trú % 6,48 9,99 13,04 17,97 19,12
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)
- Thị trường khách DLST
DLST ở Đà Nẵng đã thu hút được khách du lịch đến từ nhiều nơi
trên thế giới. Trong đó thị trường các nước Đông Nam Á với Thái Lan,
Trung Quốc và Nhật Bản dẫn đầu thị phần, tiếp đó là các nước châu Âu
như Pháp, Anh, Mỹ… Những năm gần đây, thị trường khách DLST của
tỉnh mở rộng thêm một số nước như Ý, Canada…
2.3.2.4. Vốn đầu tư cho phát triển DLST
Tình hình huy động và thu hút dự án đầu tư vào Du lịch sinh thái
trong những năm qua có chuyến biến tích cực, số dự án tăng đều qua các
năm, tính đến năm 2007 tổng số dự án đầu tư là 6 dự án với tổng mức
đầu tư là 194 triệu USD, đến năm 2011 thì số dự án tăng lên là 18 dự án
với tổng mức đầu tư là 1.101 triệu USD, như vậy, khi so sánh quy mô
18
vốn đầu tư trên mỗi dự án đầu tư vào DLST đã có sự gia tăng đáng kể.
Bảng 2.15. Vốn đầu tư vào Du lịch sinh thái Đà Nẵng năm 2007-2011
Năm
Số dự án đầu tư (dự án) Vốn đầu tư (Tr.USD)
Toàn ngành
Du lịch
Du lịch sinh thái
Toàn ngành
Du lịch
Du lịch sinh thái
% Số dự án % Số vốn
2007 42 14 6 1466 13 194
2008 45 18 8 1819 15 278
2009 46 20 9 2094 18 375
2010 55 24 13 2835 26 737
2011 57 32 18 3148 35 1.101
(Nguồn: Sở Văn hóa –Thể Thao và Du Lịch Đà Nẵng)
2.3.2.5. Công tác xúc tiến và quảng bá DLST
Trong thời gian qua công tác xúc tiến và quảng bá du lịch Đà
Nẵng nói chung đã được quan tâm thực hiện dưới nhiều hình thức khác
nhau và bước đầu đã có những hiệu quả tích cực. Tuy nhiên, công tác
xúc tiến và quảng bá cho DLST vẫn còn nhiều hạn chế, Thành phố
chưa có nhiều chương trình và hình thức quảng bá cho DLST.
2.3.2.6. Trình độ nguồn nhân lực tại các tụ điểm DLST
Trong những năm qua, số lượng lao động phục vụ đã có sự gia
tăng về số lượng. Tuy nhiên, chưa có sự phát triển về mạt chất lượng.
Bảng 2.17. Cơ cấu trình độ lao động tại các khu DLST năm 2000-
2011
Năm
200
5
200
6
200
7
200
8 2009 2010 2011
Tổng số lao động (Người) 512 654 850 757 1200 1350 1645
Lao động trình độ CĐ – ĐH (%) 13,6 15,1 19,7 23,4 24,6 28,3 30,2
Lao động trình độ trung cấp (%) 42,2 45,0 48,3
49,
6 50,3 52,6 51,6
Lao động chưa qua đào tạo (%) 44,2 39,9 32,0
27,
0 25,1 19,1 18,2
19
(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thành phố Đà
Nẵng)
2.3.2.7. Công tác bảo vệ, giáo dục, diễn giải môi trường và bảo
tồn hệ sinh thái trong khai thác DLST
Trước hết là thực trạng môi trường biển. Đà Nẵng có lợi thế
trong phát triển du lịch sinh thái biển. Tuy nhiên, trong một vài năm
trở lại đây môi trường tại đây đang bị phá hoại nặng nề.
Một thực trạng đáng báo động nữa là hệ sinh thái biển tại đây
đang bị hủy diệt từng ngày. Công tác bảo vệ môi trường và bảo tồn
HST tại các khu DLST trên địa bàn thành phố Đà Nẵng cũng còn
không ít những bất cập
Đối với hoạt động giáo dục và diễn giải môi trường. Các khu
du lịch chỉ quan tâm đến vấn đề kinh tế là chủ yếu. Các hoạt động
gắn liền với DLST như diễn giải môi trường, giáo dục môi trường
chưa được tiến hành lồng ghép một cách thường xuyên tại đây.
Một thực trạng khác nữa là việc xây dựng các khu vui chơi giải
trí ngay trong khu DLST làm ô nhiễm tiếng ồn là nguyên nhân ảnh
hưởng tập tính tự nhiên của các loài động vật dẫn đến mất cân bằng
hệ sinh thái rừng.
2.3.2.8. Mức độ tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt
động DLST
Bảng 2.18. Các hoạt động phục vụ DLST mà người dân địa
phương tham gia
Các hoạt động phục vụ du lịch sinh thái
Điểm
DLST
Dân cư địa
phương (%)
Cung cấp các dịch vụ du lịch (vận chuyển,
ăn uống, lưu trú, cho thuê dụng cụ chuyên
dụng vv )
89,4 10,6
Hướng dẫn du khách 89,7 10,3
20
Cung cấp các sản phẩm địa phương 79,4 20,6
Giới thiệu văn hoá bản địa 88,2 11,8
Bảo vệ rừng
89,2
10,8
(Nguồn: Sở Văn Hóa – Thể Thao và Du Lịch, Sở Nông
nghiệp và phát triển nông thôn Đà Nẵng)
Qua đánh giá có thể thấy rằng mức độ tham gia của người dân
địa phương vào các hoạt động DLST còn thụ động chưa có sự tham
gia trong việc ra quyết định. Số dân cư tham gia vào hoạt động DLST
chưa nhiều, chính vì vậy mà phát triển DLST tại đây chưa thực sự
mang lại lợi ích kinh tế cho người dân địa phương, đời sống người
dân chưa thực sự được cải thiện.
2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH
SINH THÁI Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
2.4.1. Những thành tựu đạt
- Lượng du khách DLST ngày một gia tăng.
- Tốc độ đầu tư cho du lịch ở Đà Nẵng được đánh giá khá cao
thông qua sự đầu tư phát triển hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật.
- Cơ chế quản lý thông thoáng, thuận lợi trong việc thu hút đầu tư.
2.4.2. Những tồn tại.
- Các khu DLST tại thành phố Đà Nẵng hầu hết chưa đạt tiêu
chuẩn của một khu DLST
- Vấn đề ô nhiễm môi trường biển đang là vấn đề đáng quan
ngại của du lịch sinh thái biển Đà Nẵng, HST biển đang bị phá vỡ.
- Hoạt động giáo dục, diễn giải môi trường – một yếu tố rất cơ
bản để phân biệt du lịch sinh thái với các loại du lịch khác chưa được
triển khai nhiều
- Hiện tại sản phẩm du lịch sinh thái của Đà Nẵng chưa thực sự
tạo ra một điểm nhấn trong đối tượng khách du lịch. Thay vào đó, sự
kém phong phú trong các loại hình dịch vụ phục vụ du lịch sinh thái
đã không thể lôi kéo khách quay lại nhiều lần.
21
- Người dân ở những điểm du lịch vẫn không được tham gia
vào việc ra quyết định dù ở mức độ cơ bản nhất.
- Thực trạng về chất lượng nguồn nhân lực du lịch sinh thái Đà
Nẵng hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển.
- Hiện nay, phát triển du lịch sinh thái ở Đà Nẵng đang mang
tính tự phát. Chưa có quy hoạch cụ thể, chi tiết cho việc phát triển du
lịch sinh thái
- Lượng khách đến với các khu du lịch chủ yếu là khách nội
địa, khách quốc tế chiếm một tỷ trọng còn thấp.
2.4.3. Nguyên nhân của những tồn tại.
- Sự ít hiểu biết về khái niệm du lịch sinh thái trong quá trính
phát triển du lịch sinh thái.
- Nhận thức của doanh nghiệp cũng như người dân về phát
triển du lịch sinh thái kèm theo bảo vệ môi trường còn kém. Chi phí
tái đầu tư cho công tác bảo tồn HST còn thấp.
- Đội ngũ cán bộ về quản lý và kinh doanh du lịch còn thiếu
tính chuyên nghiệp, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Đầu tư
phát triển cho nguồn nhân lực trong quản lý nhà nước và kinh doanh
du lịch chưa được quan tâm đúng mức.
- Chưa có các chiến lược, quy hoạch hoặc chính sách cụ thể
cho phát triển du lịch sinh thái trong một giai đoạn dài.
2.5. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN DLST
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
2.5.1. Tài nguyên thiên nhiên
2.5.2. Yếu tố cơ sở vật chất phục vụ ngành du lịch
2.5.3. Chính sách pháp luật của Nhà nước liên quan đến DLST
2.5.4. Ý thức phát triển DLST của người dân Đà Nẵng
CHƯƠNG 3
22
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH
SINH THÁI Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ĐẾN NĂM 2015
3.1. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN DLST CỦA ĐÀ NẴNG
ĐẾN NĂM 2015
3.1.1. Quan điểm phát triển du lịch sinh thái của Thành phố Đà Nẵng
- Tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của DLST sao cho
DLST trở thành sản phẩm độc đáo, hấp dẫn tương xứng với tiềm
năng vốn có của Thành phố trong giai đoạn tới.
- Gắn phát triển DLST với phát triển bền vững cả ba mặt kinh
tế - xã hội - môi trường.
- Tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm phát triển DLST có chất
lượng cao của các địa phương trong nước và trên thế giới để đa
dạng hóa sản phẩm DLST của Thành phố.
3.1.2. Mục tiêu chung
- Mục tiêu kinh tế
- Mục tiêu xã hội
- Mục tiêu về bảo vệ môi trường
3.1.3. Mục tiêu cụ thể.
- Định hướng thị trường khách du lịch sinh thái:
- Định hướng quy hoạch tour - tuyến và sản phẩm du lịch.
- Duy trì chất lượng môi trường, đề cao giá trị cảnh quan.
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DLST CỦA THÀNH PHỐ
ĐÀ NẴNG ĐẾN NĂM 2015
3.2.1. Nhóm giải pháp phát triển các điểm DLST
3.2.1.1. Quy hoạch tổng hợp và chi tiết các khu du lịch, điểm
DLST tại Thành phố Đà Nẵng để xây dựng sản phẩm DLST mang
thương hiệu Đà Nẵng
23
- Xây dựng dự án thí điểm về du lịch sinh thái. Đây là dự án
phát triển du lịch một cách hoàn chỉnh, tạo điểm nhấn cho du lịch
sinh thái Đà Nẵng và là hình mẫu phát triển du lịch cho các dự án
khác. Tập trung quy hoạch để phát triển các khu du lịch sau thành
những khu DLST đạt tiêu chuẩn
Khu DLST Sơn Trà
Khu DLST Suối Lương, Suối Mơ, Ngầm Đôi
3.2.1.2. Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về sản phẩm
DLST, bảo vệ môi trường và bảo tồn hệ sinh thái cho các tầng lớp xã
hội tại Thành phố Đà Nẵng
3.2.2. Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch
sinh thái
- Tiếp tục bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ,
kiến thức về sinh thái học, văn hoá, xã hội, lịch sử của Đà Nẵng cho đội
ngũ hướng dẫn viên du lịch, đào tạo và phát triển kỹ năng thành thạo
nhiều ngoại ngữ khác ngoài tiếng Anh để phục vụ khách quốc tế.
- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và thành phố Đà Nẵng có kế
hoạch để nâng cao chất lượng và mở rộng quy mô đào tạo của trường
Cao đẳng nghề Du lịch Đà Nẵng. Đối với hợp tác quốc tế về đào tạo
du lịch, thành phố tạo điều kiện cho các cơ sở đào tạo liên kết, hợp
tác với các cơ sở đào tạo du lịch ở nước ngoài như Singapore, Thái
Lan, Australia, Nhật… để trao đổi đội ngũ giảng viên, sinh viên.
- Xây dựng cơ chế khuyến khích thu hút nhân tài, có chế độ đãi
ngộ thoả đáng để thu hút nguồn nhân lực tài năng trong ngành du lịch
về với du lịch Đà Nẵng, đặc biệt là đội ngũ quản lý DLST.
- Yêu cầu các dự án đầu tư, đặc biệt là các dự án nước ngoài
phải có chương trình chuyển giao công nghệ quản lý, kinh doanh cho
các bộ quản lý và người lao động Việt Nam.
24
- Tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế, các vùng lãnh
thổ trong hoạt động đào tạo và nâng cao chất lượng cán bộ ngành du
lịch nói chung và DLST nói riêng.
3.2.3. Nhóm giải pháp về vốn đầu tư
Lồng ghép các nguồn lực từ ngân sách nhà nước cũng như ngân
sách địa phương để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng các điểm du lịch.
Huy động vốn của các doanh nghiệp tư nhân và của chính
người dân cho phát triển DLS.
Thực hiện xã hội hoá du lịch.
Điều chỉnh hệ thống chính sách về đầu tư.
3.2.4. Nhóm giải pháp về Marketing DLST và xúc tiến hỗn hơp,
mở rộng thị trường cho DLST ở Đà Nẵng
3.2.4.1. Tổ chức nghiên cứu chuyên đề về thị trường du lịch sinh
thái trong và ngoài nước
3.2.4.2. Các kênh phân phối sản phẩm DLST Đà Nẵng
3.2.5. Nhóm giải pháp về chính sách và cơ chế quản lý
3.2.5.1. Nhóm giải pháp về chính sách
- Có một cơ chế ưu đãi về thuế đối với doanh nghiệp, các hộ
gia đình kinh doanh sản phẩm DLST.
- Hỗ trợ thủ tục hành chính đối với các dự án đầu tư phát triển DLST.
3.2.5.2. Nhóm giải pháp về tổ chức quản lý
- Phân cấp quản lý, khai thác các điểm DLST, các di tích văn
hóa, lịch sử của Thành phố.
- Nâng cao năng lực quản lý nhà nước của các cấp chính quyền.
3.2.6. Tổ chức các hoạt động giáo dục và diễn giãi môi trường
+ Kết hợp với các hình thức du lịch sinh thái tại các khu du
lịch, khu bảo tồn thiên nhiên là các hoạt động giáo dục và diễn giải
môi trường.
25
+ Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục bảo vệ môi trường
biển dưới nhiều hình thức cho những người làm du lịch và du khách
tham quan.
+ Xây dựng hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu về môi trường.
3.2.7. Giải pháp đa dạng hoá sản phẩm du lịch sinh thái
3.2.8. Kết hợp sự tham gia của cộng đồng địa phương trong phát
triển DLST
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Qua nghiên cứu thực trạng phát triển DLST trên địa thành phố
Đà Nẵng, tôi đi đến một số kết luận sau:
- Đà Nẵng là một thành phố có tiềm năng để phát triển DLST
- Du lịch sinh thái Đà Nẵng đã phát triển, tuy nhiên tốc độ phát
triển chưa cao.
- Cơ sở vật chất, kỹ thuật Thành phố được đầu tư phát triển khá
đồng bộ tạo được sự hấp dẫn cho các nhà đầu từ vào du lịch nói
chung và DLST nói riêng.
- Hoạt động DLST trên địa bàn chưa được khai thác một cách
có hệ thống và toàn diện, hình thức du lịch sinh thái tại đây chưa
phong phú. Công tác xúc tiến và quảng bá cho du lịch sinh thái nói
riêng chưa được tiến hành một cách hiệu quả. Chất lượng lao động tại
các khu du lịch sinh thái chưa cao.
Để thành phố Đà Nẵng có thể trở thành địa phương có sản
phẩm du lịch sinh thái hấp dẫn thì theo tôi các điểm du lịch nói chung
và chính quyền huyện nói riêng cần thực hiện nghiêm ngặt những
giải pháp được gợi ý trong đề tại.
Để cho du lịch sinh thái ở Thành phố Đà Nẵng phát triển hơn
nữa tôi đưa ra kiến nghị như sau:
- Đổi với tổng cục du lịch Việt Nam