Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

đồ án công nghệ về dây chuyền sản xuất săm xe máy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (206.66 KB, 13 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, với sự phát triển bùng nổ của công nghệ thông tin và khoa
học kỹ thuật, nhu cầu về đời sống của con người ngày càng cao. Để phục
vụ chính nhu cầu của mình như đi lại, làm việc, du lịch…con người cần
phương tiện để di chuyển. Đó chính là lý do có sự ra đời và phát triển
của các ngành công nghiệp giao thông, phục vụ cho chính ngành này
phải kể đến công nghiệp sản xuất cao su.
Việt Nam là một trong những nước có số lượng người sử dụng xe máy
cao nhất trên thế giới, đòi hỏi phải có những nhà máy chuyên sản xuất
các loại săm và lốp xe, đặc biệt là săm xe máy. Với yêu cầu thực tế hàng
năm rất lớn, để tạo được sản phẩm săm xe máy nhất thiết phải có thiết
bị, máy móc chuyên dùng, đảm bảo yêu cầu sản xuất, yêu cầu công nghệ
và môi trường.
Được sự giúp đỡ và hướng dẫn tận tình của giảng viên Đoàn Thị Thu
Loan, cũng như qua nghiên cứu, tìm hiểu, nay em làm đồ án công nghệ
về dây chuyền sản xuất săm xe máy. Trong quá trình làm bài, chắc chắn
vẫn có thiếu sót, rất mong được sự góp ý, giúp đỡ của quý thầy cô.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Nguyễn Ngọc Sơn
CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN VỀ NGÀNH SẢN XUẤT SĂM XE MÁY
1.1.Nhà máy sản xuất ở Việt Nam:
Ở nước ta có rất nhiều công ty kinh doanh sản phẩm săm xe máy nhưng
đa phần là hoạt động dưới hình thức phân phối, các công ty sản xuất chỉ
là những công ty lớn và lâu năm, bên cạnh đó là những công ty nhỏ mới
ra đời và quy mô còn tương đối nhỏ.
Hiện nay nước ta có 3 công ty lớn hoạt động trong lĩnh vực sản xuất săm
xe máy là Công ty Cổ phần Cao su Đà Nẵng (DRC), Công ty Cổ phần Công
nghiệp Cao su Miền Nam (CASUMINA), Công ty Cổ phần Cao su Sao Vàng
(SRC).


1.1.1. Công ty Cổ phần Cao su Đà Nẵng (DRC):
a. Giới thiệu:
Tiền thân là nhà máy đắp vỏ xe của quân đội Mỹ, đến nay Công ty cổ
phần cao su Đà Nẵng, tên gọi quốc tế là DRC, đã có quá trình phát triển
liên tục hơn 35 năm.
 Vị trí: 01 Lê văn Hiến - P.Khuê Mỹ - Q.Ngũ Hành Sơn - Tp.Đà Nẵng.
 Vốn điều lệ: 692 tỷ đồng.
 Ngành nghề kinh doanh: DRC chuyên sản xuất các dòng sản phẩm:
• Dòng lốp tải nhẹ có nhiều qui cách, phù hợp với xe khách từ 24 -35
chỗ
ngồi, các loại xe tải nhẹ và xe ben dưới 5 tấn
• Dòng lốp tải nặng có nhiều quy cách, phù hợp với các loại xe vận tải
hàng hoá, xe ben từ 5 tấn trở lên, xe buýt
• Dòng lốp đặc chủng có nhiều qui cách phục vụ máy cày, máy kéo nông
nghiệp. Đặc biệt, DRC là doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam sản xuất
lốp ô tô siêu tải nặng dành cho các loại xe, máy đặc chủng khai thác
hầm mỏ, xe cẩu container tại bến Cảng, xe san, ủi đất đá với nhiều
qui cách có cở vành từ 24 inch đến 51 inch

• Dòng lốp ô tô đắp mang lại lợi ích kinh tế cho người tiêu dùng với giá
bán thấp, nhưng giá trị sử dụng tương đương lốp chính phẩm.
• Dòng sản phẩm săm lốp xe đạp, xe
máy quen thuộc với đông đảo
người tiêu dùng.
Một số kích cỡ trong các dòng sản
phẩm mà DRC sản xuất:
(Nguồn: DRC)
• DRC còn sản xuất nhiều chủng loại sản phẩm cao su kỹ thuật đáp ứng
nhu cầu đa dạng tại các công trình giao thông, bến cảng, các chi tiết
cao

su kỹ thuật của xe ô tô
 Thị trường: Chủ yếu là khu vực miền trung và khách hàng doanh
nghiệp đặc thù như : Công ty Ôtô Trường Hải, Công ty ô tô Huyndai,
Cty TMT, Công ty ô tô Xuân Kiên, Tập đoàn than khoáng sản VN,
nhiều Cty vận tải, xe khách cả nước. Xuất khẩu chỉ chiếm 9.4% cơ cấu
doanh thu, nhưng sản phẩm của DRC có mặt tại hơn 25 quốc gia thuộc
Châu Á, Nam Mỹ, Châu Âu
b. Năng lực sản xuất:
Năm 2013, có thể nói là năm đánh dấu sự tăng trưởng vượt bậc về năng
lực hoạt động của DRC, khi dự án sản xuất lốp xe tải radial công suất
600,000 lốp/ năm và dự án di dời xí nghiệp săm lốp ô tô từ Bắc Mỹ An
và khu công nghiệp Hoà Khánh (Liên Chiểu) hoàn thành.
Đơn vị: Chiếc/năm Năm 2012 Năm 2013F
Lốp ô tô 500,000 1100,000
Săm ô tô 400,000 800,000
Lốp xe máy 2,000,000 2,000,000
Săm xe máy 2,000,000 2,000,000
Lốp xe đạp 6,000,000 6,000,000
Săm xe đạp 3,000,000 3,000,000
1.1.2. Công ty Cổ phần Cao su Sao Vàng (SRC):
a. Giới thiệu:
Tiền thân là Công ty Cao su Sao Vàng, tên viết tắt là SRC, thành lập từ
năm 1960, là công ty ra đời sớm nhất ngành công nghiệp cao su Việt
Nam.
 Vị trí: 231 Nguyễn Trãi - Tp.Hà Nội
 Vốn điều lệ: 162 tỷ đồng.
 Ngành nghề kinh doanh: SRC chuyên sản xuất các loại săm lốp dùng
cho máy bay phản lực, ô tô, xe đặc chủng, xe máy, xe đạp và các sản
phẩm cao su kỹ thuật.
 Thị trường: Tập trung chủ yếu ở khu vực miền Bắc. Xuất khẩu chỉ

chiếm 6,9% tổng doanh thu (năm 2011), trong đó có những nước
như Trung Quốc, Lào.
b. Năng lực sản xuất:
SRC dẫn đầu công suất sản phẩm săm lốp xe đạp. Tuy nhiên dòng sản
phẩm này đang có xu hướng bão hòa nên SRC đang lấn dần sang lĩnh
vực săm lốp ô tô. Hiện SRC chỉ hoạt động khoảng 50% công suất.
1.1.3. Công ty Cổ phần Công nghiệp Cao su Miền Nam (CSM):
a. Giới thiệu:
Tiền thân là Công ty Công nghiệp Cao su Miền Nam thành lập vào
năm 1976, tên viết tắt là CASUMINA, mã giao dịch trên sàn chứng
khoán là CSM.
 Vị trí: 180 Nguyễn Thị Minh Khai - P.6 - Q.3 - TP.HCM
 Vốn điều lệ: 422.498.370.000 đồng
 Ngành nghề kinh doanh: CSM sản xuất và kinh doanh chủ yếu các
sản phẩm săm lốp với thế mạnh là dòng săm lốp ô tô và xe máy,
điều này thể hiện rõ qua cơ cấu doanh thu các năm, mảng săm
lốp xe máy thường chiếm khoảng 39 - 41%, mảng săm lốp ô tô 49
-50%.
 Thị trường: Hoạt động mạnh ở khu vực miền nam, xuất khẩu chiếm
tới 25% tổng doanh thu. Các nước Asean là thị trường chính của
CSM đặc biệt là Campuchia, Myanmar.
Dòng sản phẩm Chiếc/năm
Lốp ô tô 500,000
Săm ô tô 500,000
Lốp xe máy 2,500,000
Săm xe máy 7,000,000
Lốp xe đạp 10,00 0,000
Săm xe đạp 8,000,000
b. Năng lực sản xuất:
CSM dẫn đầu ngành về năng lực sản xuất. Dự án lốp radial của

CSM 1 triệu lốp/năm cũng dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào quý 4-
2013. Hiện nay, CSM đang hoạt động khoảng 80% công suất.
Đơn vị: Chiếc/năm Năm 2012 Năm 2013F
Lốp ô tô 1,200,000 2,200,000
Bias 900,000 900,000
Radial 300,000 1,300,000
Săm ô tô 800,000 800,000
Lốp xe máy 6,000,000 6,000,000
Săm xe máy 22,000,000 22,000,000
Lốp xe đạp 5,000,000 5,000,000
Săm xe đạp 8,000,000 8,000,000
1.1.4. Một số công ty khác:
 Công Ty TNHH Sản Xuất Vỏ Ruột Xe Gắn Máy Sài Gòn: Số 09 Lê
Lợi - P.4 - Q. Gò Vấp – TPHCM.
 Công Ty TNHH Vỏ Và Ruột Xe Việt Phát: Cụm CN Hoàng Gia - ấp
Mới 2- X.Mỹ Hạnh Nam - H.Đức Hòa -T.Long An.
 Công Ty TNHH Cao Su Vũ Quế: Thôn Phượng Đồng - X. Phụng Châu
- H. Chương Mỹ -Tp. Hà Nội.

1.2. Nguyên liệu:
1.2.1.Cơ cấu nguyên liệu:
Nguyên liệu chính để sản xuất của các doanh nghiệp săm lốp bao
gồm:Cao su thiên nhiên, cao su tổng hợp, vải mành, than đen, thép tanh,
các loại hóa chất và nhiên liệu khác. Trong đó cao su tự nhiên và tổng
hợp chiếm tỷ trọng lớn nhất đến 57% cơ cấu chí phí. Phần lớn các
nguyên liệu đều nhập khẩu ngoại trừ cao su tự nhiên.
(Nguồn: DRC.CSM.BVSC tổng hợp)
1.2.2.Nhập nguyên liệu:
+ Cao su thiên nhiên sản xuất trong nước
+ Cao su tổng hợp nhập ngoại: Đức, Nhật, Hàn Quốc

+ Tanh các loại nhập ngoại: Hàn Quốc, Malaysia
+ Vải mành các loại: Nhật, Trung Quốc
+ Các loại hoá chất chính đều nhập ngoại từ: Nhật Bản, Đức
+ Van xe các loại nhập ngoại từ Đài Loan
1.2.3. Biến động giá nguyên liệu đầu vào:
Than đen, vải mành, cao su tổng hợp, hóa chất… đều có nguồn gốc từ
dầu mỏ. Như vậy biến động giá cao su và giá dầu sẽ ảnh hưởng lớn nhất
đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp săm lốp. Hiện nay, giá cao
su tự nhiên và cả giá dầu đang trong đà giảm giá, rất thuận lợi cho các
doanh nghiệp săm lốp.
Thị trường cao su thế giới liên tục biến động tăng giảm, tuy nhiên, xu
hướng chung vẫn là sụt giảm đáng kể. Mức giá cao su ngày 03/06/2013
tại sàn Tocom – Tokyo đóng cửa ở mức 257 yên/kg giảm 15% so với giá
cao su đầu năm 2013. Nguyên nhân chủ yếu vẫn là do giá cao su giảm do
khủng hoảng nợ công kéo dài tại châu Âu, tăng trưởng kinh tế chậm ở
các quốc gia tiêu thụ cao su chính như Trung Quốc, Ấn Độ và tồn kho cao
tại Trung Quốc.
Dù là nước xuất khẩu cao su lớn trên thế giới nhưng hàng năm, nước ta
vẫn phải nhập khẩu cao su từ 100,000 đến 130,000 tấn nhằm phục vụ
cho ngành sản xuất săm lốp trong nước. Mặc dù là nước trong top 5 về
sản lượng xuất khẩu nhưng so với 2 nước đứng đầu là Thái Lan và
Indonesia thì sản lượng của Việt Nam có khoảng cách quá xa nên ngành
cao su Việt Nam không chủ động về giá mà phải phụ thuộc vào biến
động giá thế giới.
1.2.4. Kiểm tra (KCS) nguyên liệu đầu vào:
1.2.4.1.Yêu cầu:
a. Cao su thiên nhiên (mũ):
- Màu sắc: Trắng như sữa.
- Trạng thái: Lỏng tự nhiên.
- Lượng NH

3
còn lại trong mũ ≤ 0,03%.
- Hàm lượng khô DRC của từng xe mũ.
b. Nguyên liệu khác:
Hầu hết các nguyên liệu khác đều được nhập ngoại nên trước khi đưa về
công ty sản xuất đều đã được giám định kiểm tra nghiêm ngặt qua
nhiều bộ phận của công ty cũng như cơ quan có thẩm quyền.
1.2.4.2. Phương pháp xác định đối với mũ cao su:
a. phương pháp phát hiện nhanh tạp chất:
 Dùng thuốc thử:
+ Lấy mẫu: Đong khoảng 30 ml mủ nước cho vào Becher 100 ml.
+ Làm đông đặc mẫu:
- Rót từ từ dung dịch CH
3
COOH 5%/ Etanol 95% tỉ lệ 1:1 vào dung dịch
mủ nước cho đến khi có hiện tượng đông tụ.
- Gia nhiệt trên bể chưng cách thủy (hoặc bếp điện + chảo có nước)
khoảng 5 phút.
+ Ép lấy serum:
- Dùng muỗng ấn nhẹ vào khối mủ đông từ trong ra ngoài để ép hết
serum.
- Ép, tách lấy serum cho vào 2 Becher 100 ml.
+ Dùng chỉ thị màu:
- Cho khoảng 3 giọt dung dịch thuốc thử A vào serum trong Becher 100
ml thứ nhất.
- Nếu dung dịch chuyển sang màu xanh hoặc làm mất màu của thuốc
thử A thì chứng tỏ trong mủ nước có pha lẫn tạp chất.
- Nếu dung dịch chuyển sang màu vàng thì ta tiếp tục thực hiện bước
tiếp theo.
- Cho khoảng 3 giọt dung dịch thuốc thử B vào serum trong Becher 100

ml thứ hai.
- Nếu dung dịch có hiện tượng sủi bọt thì chứng tỏ trong mủ nước có
pha lẫn tạp chất.
- Nếu dung dịch không có (hoặc rất ít) hiện tượng sủi bọt thì phải dựa
vào kết quả của hàm lượng tro để đánh giá.
 Xác định nhanh tạp chất bằng phương pháp tro hóa mẫu:
+ Chuẩn bị chén nung:
- Rửa sạch chén nung
- Sấy khô (đốt khô) chén nung.
- Làm nguội chén nung.
- Cân chén nung ghi khối lượng (m1)
+ Chuẩn bị mẫu thử:
- Dùng kéo cắt khoảng 2g mẫu cao su vừa nướng mẫu (m
0
)
- Cho mẫu cao su vào chén nung.
+ Tro hóa:
- Đốt trực tiếp cho đến khi tro hóa hoàn toàn (tro có màu trắng)
+ Cân mẫu đã tro hóa:
- Lấy chén nung ra, để nguội đến nhiệt độ phòng
- Cân chén và tro (m
2
)
+ Tính kết quả:
Trong đó:
- m
0
: Khối lượng mẫu thử (g)
- m
1

: Khối lượng chén nung (g)
- m
2
: Khối lượng chén nung + tro (g)
b.Phương pháp phát hiện nhanh DRC%:
+ Lấy mẫu:
- Cân đĩa petri đã được rửa sạch và sấy khô, ghi khối lượng.
- Cho latex vào đĩa, cân khối lượng mẫu 5 gam.
+ Pha loãng mẫu:
- Tính thể tích nước cần pha loãng để giảm TSC% xuống khoảng 20% .
- Dùng ống đong, đong nước cất cho vào đáy đĩa để pha loãng mẫu.
- Xoay nhẹ đĩa để làm đồng đều mẫu.
+ Làm đông đặc mẫu:
- Rót từ từ dung dịch CH
3
COOH 5%/ Etanol 95% tỉ lệ 1:1 vào đáy đĩa
chứa mẫu.
- Xoay nhẹ đĩa, trộn đều axit vào mủ.
- Gia nhiệt trên bể chưng cách thủy khoảng 5 phút (khi mủ đông tụ phải
thêm nước để dễ tách tạp chất).
- Khi serum trong, gộp các miếng đông nhỏ vào miếng đông chính.
+ Ép serum và làm sạch mẫu:
- Dùng chày sứ ấn nhẹ vào miếng mủ đông từ trong ra ngoài để ép hết
serum.
- Rửa cao su dưới vòi nước sạch để loại bỏ hết acid.
+ Cán rửa:
- Cán rửa 3 lần (giảm bề dày tờ mủ dưới 1mm).
- Tiếp tục cán cho đến khi tờ mủ khô, không ướt (ráo nước)
+ Cân mẫu sau khi ráo nước (m
2

)
+ Tính kết quả DRC% nhanh:
Trong đó:
– m
2
: Khối lượng mẫu thử sau khi cán
– m
0
: Khối lượng mẫu ban đầu
– u
1
: Độ ẩm của tờ mủ
+ Sấy mẫu:
- Cho tờ cao su vào đĩa petri và đặt đĩa vào tủ sấy.
- Sấy tờ cao su ở nhiệt độ 105
0
C ± 5
0
C ( khoảng 4h) cho tới khi cao su
khô hoàn toàn.
+ Cân mẫu:
- Lấy đĩa petri cho vào bình hút ẩm trong 30 phút.
- Cân khối lượng mẫu (m1).
+ Tính kết quả DRC% (đối chứng).
Trong đó:
– m
1
: Khối lượng mẫu thử sau khi sấy (g).
– m
0

: Khối lượng mẫu thử trước khi sấy (g).
1.3.Triển vọng ngành:
1.3.1.Tình hình sản xuất săm lốp xe máy:
Sản xuất lốp xe máy trong năm 2011 đạt 28,4 triệu chiếc, Tổng công ty
Hóa chất Việt Nam(Vinachem) là khoảng 7 triệu chiếc, chiếm khoảng
24,6%. Sản xuất săm xe máy trong năm 2010 là 55,3 triệu chiếc,
Vinachem là khoảng 21,2 triệu chiếc, chiếm 38,3%. Tốc độ tăng trưởng
trung bình (CAGR) giai đoạn 2005-2011 của sản lượng sản xuất lốp và
săm xe máy lần lượt là 8,9% và 10,2%.

Đơn vị: Triệu chiếc/năm
(Nguồn: Bộ Công Thương)
1.3.2. Nhu cầu săm lốp xe máy:
Hiện nay, số lượng xe máy của cả nước đã vượt xa so với quy hoạch của
ngành Giao thông vận tải. Quy hoạch của ngành này đưa ra, sau 7 năm
nữa (năm 2020), số xe máy tại Việt Nam sẽ vào khoảng 36 triệu chiếc.
Nhưng tính đến quý 1/2013, số lượng xe máy đang lưu hành đã lên đến
37 triệu chiếc.
Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, năm 2012, chỉ số tồn kho ngành
công nghiệp xe máy tăng 42,1% và có xu hướng tăng dần trong vài năm
gần đây . Năm 2013, dự báo sức mua của thị trường cũng đang thụt lùi
dần so với tốc độ tăng trưởng sản xuất. Như vậy, nhu cầu lốp xe máy
trong nước sẽ tăng trưởng chậm trong những năm tới do nhu cầu của
ngành công nghiệp xe máy bị sụt giảm.

×