Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Mạng số đa dịch vụ ISDN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (35.55 MB, 94 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
*
V
TÊN ĐỂ TẢI
’ s
MÀNG SỐ ĐA DICH v u ISDN
INTEGRATED SERVICES DIGITAL NETWORK
Báo Ciío lổng hợp
áề tài nghiêit cứi! kr.oạ học đặc biệt cấp ĐHQGHN
Mã sô: QG 01.04.
Chủ trì ftề tài:
PGS. Nguyễn Khang Cường
HÀ NỘI 2003
TÊN ĐỂ TÀI
MẠNG SỐ ĐA DỊCH v ụ ISDN
INTEGRATED SERVICES DIGITAL NETWORK
Báo cáo tổng họp
đề tài nghiên cứu khoa học đặc biệt cấp ĐHQGHN
Mã sô: QG 01.04.
Chủ trì đề tài:
PGS. Nguyễn Khang Cường
HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
HÀ NỘI 2003
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TÊN ĐỂ TÀI
MẠNG SỐ ĐA DỊCH v ụ ISDN
INTEGRATED SERVICES DIGITAL NETWORK
Mã số: QG 01.04.
Chủ trì đề tài:
PGS. Nguyễn Khang Cường
Cán bộ tham gia đề tài:


PGS.TS Nguyễn Kim Giao.
ThS. Nguyễn Quốc Tuấn.
CN. Phạm Phi Hùng.
CN. Nguyễn Hoàng.
CN. Lê Văn Toàn
HÀ NỘI 2003
Mục Lục.
1. Mỏ đầu
2. Nội dung chính.
2.1 Mục tiêu nghiên cứu Trang 2.
2.2 Nội dung nghiên cứu

.
Trang 2.
2.2.1. Khái quát về mạng ISDN Trang 2.
2.2.2. Nghiên cứu xây dựng mô hình mạng ISDN

Trang 19.
2.2.3. Nghiên cứu triển khai thử nghiệm các dịch vụ viễn thông

Trang 35.
Kết luận Trang 64.
Tài liệu tham khảo Trang 65.
Phụ lục Trang 66.
Các chữ viết tắt:
BRI Basic Rate Interface
Giao diện tốc độ cơ bản
CLIP Connected Line Identiíication Presentation
Hiện số gọi đến
CLIR Calling Line Identiíication Restriction

Ngăn hiện số gọi đến
CSPDN Circuit Switched Public Data Network
Mạng dữ liệu công cộng chuyển mạch kênh
DDI Direc Dial-In
Quay số vào trực tiếp
IDN Integrated Digital Network
Mạng tích hợp số
ISDN Integrated Services Digital Network
Mạng số đa dịch vụ
ITU International Telecommunication Union
Liên minh viễn thông Quốc tế
LAN Local Area Network
Mạng cục bộ
LAPB Link Access Protocol B channel
Giao thức truy nhập liên kết trên kênh B
NT Netvvork Terminal
Kết cuối mạng
OSI Open System Interconnect
Kết nối các hệ thống mở
OMAP Operation and Maintenance Application Part
Phần ứng dụng bảo dưỡng và vận hành
PBX Private Branch eXchange
Tổng đài nội bộ
PCM Pulsse Code Modulation
Điéu chế bằng cách mã hoá xung
PRI Rrimary Rate Interíace
Giao diện tốc độ sơ cấp
PSTN Public Svvitched Telephone Network
Mạng điện thoại công cộng
SCCP Signalling Connected Control Part

Phần điều khiển kết nối báo hiệu
TDM Time Division Multiplexing
Ghép kênh phân chia theo thời gian
TE Terminal Equipment
Thiết bị đầu cuối
UNI User Network Interíace
Giao diện thuê bao - mạng
Danh sách những người tham gia thực hiện đề tài:
PGS. Nguyễn Khang Cường. Khoa Công Nghệ ĐHQGHN.
PGS. TS. Nguyễn Kim Giao. Khoa Công Nghệ ĐHQGHN.
Th.s. Nguyễn Quốc Tuấn. Khoa Công Nghệ ĐHQGHN.
CN. Phạm Phi Hùng. Khoa Công Nghệ ĐHQGHN.
CN. Nguyễn Hoàng.
CN. Lê Văn Toàn.
Danh mục các bảng.
Bảnạ I . Cúc chức năinỊ kênli ISDN
Trang 10.
BcimỊ 2. Cức lìlióm chức nùng ISD N Trang 14.
BÁO CÁO TÓM TẮT
ĐỂ T À I:
MẠNG SỐ ĐA DỊCH v ụ ISDN
MÃ SỐ: QG.01.04.
Chủ trì đề tài: PGS. Nguyễn Khang Cường
Cán bộ tham gia:
PGS. TS. Nguyền Kim Giao. Khoa Công Nghệ ĐHQGHN
Th.s. Nguyễn Quốc Tuấn. Khoa Công Nghệ ĐHQGHN
CN. Phạm Phi Hùng. Khoa Công Nghệ ĐHQGHN
CN. Chử Đức Trình. Khoa Công Nghệ ĐHQGHN
CN. Nguyễn Hoàng.
CN. Lê Văn Toàn

I. MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
1.1. Mục tiêu
Xây dựng mô hình mạng sô đa dịch vụ, kết nối các tổng đài nội bộ ISDN
(ISDN PBX) tạo nên một cơ sở hạ tầng mạng viễn thông số đa dịch vụ ở trong
Khoa Công Nghệ, phục vụ cho đào tạo ngành Công nghệ Điện tử-Viễn thông,
trước mắt tiến hành thực hiện các bài thực tập về hệ truyền thoại, truyền dữ liệu
điểm đa điểm trên mạng ISDN, để trong tương lai nếu được đầu tư kinh phí trong
các đề tài nghiên cứu tiếp theo sẽ nghiên cứu triển khai ứng dụng các dịch vụ viễn
thông mới trên mạng ISDN như truyền hình số, điện thoại thấy hình (videophone),
hội nghị từ xa (video coníerence), V.V
1.2. Nội dung nghiên cứu:
1.2.1 Lý thuyết: Nghiên cứu kiến trúc mạng ISDN.
Đã thực hiện được các nội dung nghiên cứu theo 4 chuyên đề sau đây:
• Tính năng của các tổng đài số trên mạng ISDN. Nghiên cứu tìm
hiểu tổng đài nội bộ ISDN dùng cho các doanh nghiệp và gia đình của hãng:
Siemen Hicom 150E officeCom, Eurosetline8i, và tổng đài Courier 1-1-4
• Các giao diện trcn mạng ISDN (ISDN INTERFACE).
• Các thiết bị kết cuối mạng NT. T/AD A PTER ISDN
• Các thiết bị đầu cuối trên mạng ISDN
1.1.2. Thực nghiệm: Thiết kê hệ thông và lắp dặt mạng ISDN-PBX.
a) Nghiên cứu lắp đật các tổng đài Hicom 150E officeCom, tổng đài
Euro Setline 8i, đưa các tổng đài này vào hoạt động.
b) Lắp đặt các thiết bị đầu cuối kết nối với tổng đài Hicom 150E
officeCom, tổng đài Euro Setline 8i, hình thành mạng viễn thông số kết nối qua
các tổng đài này.
c) Thử nghiệm các thiết bị kết cuối mạng NTl+2a/b+V24 và NTBA
đấu nối trung kế 2B+D của tổng đài Hicom 150E officeCom với mạng ISDN công
cộng. Đã hoà mạng viễn thông số của khoa với mạng cồng cộng.
d) Thử nghiệm các dịch vụ truyền thông thoại và dữ liệu trên mạng số
đa dịch vụ

II. CÁC KẾT QỦA ĐẠT ĐƯỢC :
2.1.Các kết quả nghiên cứu thử nghiệm, sản Phẩm khoa học của đề tài
đã được ứng dụng :
a/ Thiết k ế xảy dựng mạng sô' đa dịch vụ ISDN-PBX.
Đã xây dựng được mạng tích hợp sô' đa dịch vụ ISDN-PBX trong trường đại học.
Mạng được xây dựng trên cơ sở thực hiện kết nối các tổng đài 150E officeCom,
Courrier 1-1-4, các thiết bị ngoại vi dùng trong mạng số đa dịch vụ ISDN.
Mạng có tính năng tương tự như mạng điện thoại công cộng, tích hợp được các
dịch vụ truyền thông hiện đại. Đây là mạng ISDN-PBX đẩu tiên được xây dựng
trong một trường đại học ở Việt Nam, phục vụ cho đào tạo công nghệ điện tử viễn
thông. Sinh viên, học viên cao học có thể nghiên cứu thử nghiệm các công nghệ
truyền thông mới trên mạng ISDN này mà không tốn phí tiền cước viễn thông.
Sinh viên và học viên cao học khoa Công nghệ ĐHQGHN đã tiến hành thí nghiệm
thực hiện đề tài luận vãn, tốt nghiệp trên mạng viễn thông số này.
bỉ Đ ã tiến hành th ủ nghiệm các dịch vụ truyền thông hiện đại đặc trưng
cho mạng ISDN qua tổng đài 150E office Com
• Truyền thoại qua mạng ISDN
• Truyền dữ liệu số tốc độ cao qua các modem tương tự và modem ISDN
• Theo dõi điều khiến máy tính từ xa thực hiện qua tổng đài số PBX-ISDN
Đề tài dã kết họp thành công các nội dung nghiên cứu triển khai công
nghệ mới với các loại hình đào tạo chuyến giao công nghệ. Kết hợp vừa nghiên
cứu triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng vừa nghiên cứu triển khai ứng dụng công
nghệ mới.
Những kết quá ban đáu về nghiên cứu triển khai thứ nghiệm các dịch
vụ viễn thông hiện đại trên mạng ISDN đã được báo cáo tại hội nghị khoa học
Khoa công nshệ tháng 4 năm 2002.
c/ Đã dịch một sách chuyên khảo vê mạng sô đa dịch vụ băng rông.
dl Đã xây dựng 2 bài thực tập chuyên đê vê tổng đài Hicom 150E officeCom và
các dịch vụ truyền thông số thực hiện trên mạng ISDN-PBX.
2.2. Các kết quả đào tạo.

Mạng số đa dịch vụ ISDN được xây dựng đã phục vụ kịp thời công tác đào tạo của
khoa Công nghệ. Các sinh viên và học viên cao học đã tiến hành thử nghiệm thực
hiện đề tài luận văn tốt nghiệp trên mạng ISDN của khoa.
Chúng tôi đã hướng dẫn : 2 học viên cao học, 10 sinh viên làm luận án tốt nghiệp.
Các nội dung luận án của sinh viên và học viên cao học cũng là nội dung nghiên
cứu của đề tài. Các kết quả nghiên cứu đã giúp cho các sinh viên này hoàn thành
tốt luận văn.
III. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG KINH PHÍ.
Tổng kinh phí được cấp : 60.000.000 đổng.
Chi :
Chi mua linh kiện vật tư thiết bị chuyên dụng để xây dựng mạng ISDN-PBX và
các bài thực tạp thực tập trên mạng ISDN : 30.000.000 đổng.
Chi thuê mướn nhân công thực hiện đề tài : 20.000.000 đồng.
Hoàn thiện báo cáo tổ chức nghiệm thu: 6.000.000 đồng.
Các chi phí khác: 4.000.000 đồng.
Hà nội ngày 18 tháng 6 năm 2003
Cơ quan chủ trì. Chủ trì đề tài
PGS. Nguyên Khang Cường
SUMMARY REPORT
PROJECT TITLE: ISDN
PROJECT CODE: QG . 01.04
Project Leader: Prof. Nguyen Khang Cuong,
Project team:
■ Prof. Dr. Nguyen Kim Giao,
■ Nguyen Quoc Tuan, MSc.
■ Nguyen Van Cuong, MSc
■ Pham Phi Hung, BSc
■ Chu Duc Trinh, BSc
■ Nguyen Hoang, BSc
■ Le Van Toan, BSc

I. OBJECTIVES AND SCOPE OF STUDY
1.1. Objectives
Set up a netvvork connecting ISDN exchanges ( ISDN PBX ) to form an ISDN
infrastructure in Technology Faculty for the purpose of electronics -
telecomm unication technology training. For the time being, practices on voice
and data transmission

will be carried out on ISDN. In the time to come,
development and application of new telecommunication services on ISDN such
as digital television, videophone, video coníerence, etc. will be íurther conducted
in follow-up studies depending on the budget availability.
1.2. ScopeoíStudy
1.2.1. Theory : studying the ISDN achitecture
The following four majors were studied:
■ To study the properties of digital exchange on ISDN. General study on ISDN
internal exchanges for companies and homes such as Siemen Hicom 150E
office Com, Eurosetline 8i and Courier 1-1-4
ISDN interíaces
■ Network terminals NT and T/ADAPTER ISDN
■ Terminal Equipment on ISDN
1.2.2. Experim ent: System design and ISDN-PBX installation
a. study to install and put Hicom 150E officeCom exchanges into operation
b. Install front-end devices connected to Hicom 150E exchange.
c. Experiment on netvvork terminals NT1+2a/b+V24 and NTBA, connecting swith
2B+D of Hicom 150E officeCom exchange to the public ISDN

digital
telecommunication of the Faculty with public network.
d. Experiment of voice and data transmission services on ISDN.
II. OUTPUTS

2.1. Results of experimental study. Scientitic product of the project has
been applied:
a. Designing the ISDN-PBX
Setting up the ISDN-PBX in University. The netvvork is developed on the
basis of the connection of 150E office Com, Courier 1-1-4 exchanges and ISDN
peripheral devices.
The netvvork is similar to a public telephone netvvork, integrating modern
communication services. This is the first ISDN-PBX ever built in university in
Vietnam aiming al telecommunication electronic technology training.
Undergraduate and graduate students can run experimental studies on new
communication technologies in this ISDN free of charge.
Undergraduate and graduate students of Technology Faculty (Hanoi
National University) have been conducting experiments for their term papers and
graduation theses in this digital telecommunication netvvork.
b. Carrying out experiments of modern, typical ISDN telecomunication
services Via 150E office Com exchange.
■ ISDN voice transmission
■ High speed data transmission Via analogue and ISDN modems
■ Remote computert monitoring by using ISDN-PBX exchange
The project has successfully combined new technology R&D with technology
transíer trainings. It links the R&D of inĩrastructure construction with applications
of new technology.
Preliminary results of experimental R&D on ISDN modern telecommunication
services were presented at the Science Coníerence of Technology Faculty in
April 2002.
c. Transtated some books specialised on vvideband ISDN.
d. Developed 2 specialised practices on Hicom 150E officeCom exchange
and ISDN-PBX digital telecommunications services.
2.2. Training
The development of ISDN has timely been of S e rv ic e for the training of

Technology Faculty. Undergraduate and graduate students have conducted
experiments for their term papers and graduation theses in this ISDN.
We have advised 2 graduate and 10 senior students. Subject of their
theses are also the studied content of the project. The study ouputs has helped
the students to well fulfil their theses.
I. MỞ ĐẦU.
Mạng Viễn thông hiện đại, kết quả của sự kết hợp giữa công nghệ điện tử và
công nghệ Thông tin. Sự tiến bộ của công nghệ điên tử tạo ra sự phát triển
các kĩ thuật truyền tải thông tin, số hoá và mã hoá tiếng nói, mở rộng viêc
truyền tải ra dạng gói dữ liệu, tiến tới những lưu lượng truyền cao hơn, cho
phép thoả mãn một cách tiết kiệm nhất những nhu cầu trao đổi thông tin của
các hệ
tin học.
Về phần tin học, nó có vai trò ngày càng quan trọng trong lĩnh vực
phát triển các dịch vụ của mạng viễn thông, trong sự quản lí và khai thác các
mạng.
Xu hướng phát triển của hệ thống viễn thông là số hoá toàn hoàn hệ
thống, dùng công nghệ truyên dẫn số để truyền dẫn thông tin. Các mạng đảm
nhiệm các dịch vụ viễn thông khác nhau được tích hợp thành một mạng
thống nhất, mạng viễn thông số băng rộng có khả năng đáp ứng được các
dịch vụ truyền thông đa phương tiện.
Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu xây dựng một mô hình mạng tích hợp số
đa dịch vụ ISDN tạo môt. cơ sở hạ tầng viễn thông phục vụ cho công tác
đào tạo ngành công nghệ điện tử viễn thông, trước mắt tiến hành thực hiện
các bằi thực tập về hệ truyền thoại, truyền dữ liệu điểm đa điểm trên mạng
ISDN, để trong tương lai nếu được đầu tư kinh phí trong các đề tài nghiên
cứu tiếp theo sẽ nghiên cứu triển khai ứng dụng các dịch vụ viễn thông mới
trên mạng ISDN như truyền hình số, điện thoại thấy hình (videophone), hội
nghị từ xa (video coníerence), V .V
Để thực hiện được mục tiêu trên, chúng tôi phải thực hiện các nhiệm

vụ nghiên cứu sau đây:
1. Nghiên cứu xây dụng mô hình kiến trúc mạng ISDN.
2. Nghiên cứu triển khai thử nghiêm các dịch vụ viễn thông tiên tiến
trên mô hình mạng ISDN đã được xây dựng.
3. Xây dựng các bài thực tập chuyên đề về công nghệ truyền thông số
trên mạng ISDN.
1
II. NỘI DUNG CHÍNH
2.1. Mục tiêu
Xây dựng mô hình mạng số đa dịch vụ, kết nối các tổng đài nội bộ ISDN
(ISDN PBX) tạo nên một cơ sở hạ tầng mạng viễn thông số đa dịch vụ ở
trong Khoa Công Nghệ, phục vụ cho đào tạo ngành Công nghệ Điện tử-
Viên thông, trước mắt tiến hành thực hiện các bài thực tập về hệ truyền
thoại, truyền dữ liệu điểm đa điểm trên mạng ISDN, để trong tương lai nếu
được đầu tư kinh phí trong các đề tài nghiên cứu tiếp theo sẽ nghiên cứu
triển khai ứng dụng các dịch vụ viễn thông mới trên mạng ISDN như truyền
hình số, điện thoại thấy hình (videophone), hội nghị truyền hình từ xa
(video conference), V .V
2.2. Nội dung nghiên cứu:
2.2.1. Khái quát về mạng ISDN
Thuật ngữ ISDN được viết tắt bởi Intergtated Services Digital
Network, mạng số đa dịch vụ tích hợp. Khái niệm ISDN nhằm chỉ đến một
kiến trúc mạng cao cấp có khả năng cung cấp đồng thời nhiều dịch vụ viễn
thông khác nhau, có nghĩa các dịch vụ truyền tiếng nói, dữ liệu, video và kí
tự được tích hợp trên một mạng thống nhất. Hình 1 minh hoạ trước khi có
mạng ISDN một số loại dịch vụ viễn thông khác nhau được thực hiện trên
các loại mạng truyền dẫn khác nhau. Ví dụ như, mạng điện thoại cung cấp
dich vụ truyền tiếng nói hơặc truyền dữ liệu được điều chế thông qua modem
analog, mạng chuyển mạch gói cung cấp dịch vụ truyền số liệu tốc độ cao,
mạng telex cho phép truyền kí tự điện báo. Khi có mạng ISDN, các loại dịch

vụ kể trên cùng với một số loại dịch vụ mới đã được tích hợp trên một mạng
thống nhất (hình 2)
ISDN là một mạng được số hoá hoàn toàn.
Mạng điện thoại truyền thống truyền dẫn tín hiệu dưới dạng analog, có
nghĩa tín hiệu, kể cả tín hiệu số, trước khi đuợc truyền đi phải được biến đổi
về dạng tương tự thông qua modem. Trái lại, mạng ISDN chỉ truyền dẫn tín
hiệu số mà thôi, có nghĩa tín hiệu tương tự (ví dụ: tiếng nói ) trước khi
truyền dẫn phải được chuyển thành tín hiệu số. Một mạng số tích hợp thường
đưa đến những lợi điểm sau:
Hệ thống truyền dẫn thông tin là hoàn toàn đồng nhất với mọi loại
thông tin: tiếng nói (voice) , video, data (dữ liệu) , kí tự (text) Điều này
cho phép tối thiểu hoá cấu trúc của mạng và giá thành các thiết bị truyền dẫn.
Mọi loại thiết bị đáu cuối theo tiêu chuẩn ISDN đều được dễ dàng kết
vào mạng, ví dụ như cùna một loại đầu cắm (socket) cho điện thoại số người
2
sử dụng có thể dùng cho các thiết bị đầu cuối dữ liệu, video-telephon hoặc
các loại thiết bị đầu cuối khác. Chất lượng kết nối tốt hơn so với các mạng
truyền dẫn tương tự khác.
Các thiết bị đầu cuối trong ISDN cho phép cung cấp nhiều loại dịch vụ
viễn thông mới hoặc cải thiện đáng kể các loại dịch vụ đã được phát triển
trước đó bởi các mạng tương tự.
PSDII
Data Terminal
Data Terminal
TELEX
PSTII
Telephone
Telephone
Hình 1 : Các mạng và các dịch vụ viễn thông trước khi có ISDN
Các khả năng bao gồm:

• Trong videotelephone, tiếng nói và dữ liệu được truyền dẫn đồng thời.
• Tốc độ truyền Fax và dữ liệu cao (64Kb/s)
Đồng thời có thể truyền dẫn nhiều loại thông tin cùng một lúc. Ví dụ, truyền dữ
liệu trong khi đang nói chuyện, truyền kí tự hoặc hình ảnh trong khi đang nói
chuyện
Data Termlnal
Telephone
ISDN
Data Terminal
ni
J
Telephone
Hình 2 : Các mạ 11 í; và các dịch vụ viễn thông được rích hợp trong một mạng hợp
nhất ISDN
Nguyên lý của ISDN
3
• Trợ giúp các ứng dụng thoại và phi thoại khi sử dụng một cách hạn
chế các yếu tô chuẩn : Nguyên lý này xác định cả mục đích lẫn phương
tiện của nó đạt được. ISDN sẽ trợ giúp một loạt các dịch vụ liên quan đến
thông tin thoại (cuộc gọi thoại) và thông tin không thoại (trao đổi dữ liệu
số) . Các dịch vụ này tuân theọ các chuẩn (khuyên nghị của ITU-T) để
xác định một số ít các giao diện và điều kiện thuận tiện truyền dẫn dữ liệu.
• Trợ giúp các ứng dụng được chuyển mạch và phi chuyển mạch :
ISDN sẽ trợ giúp cả chuyển mạch kênh lẫn chuyển mạch gói. Thêm nữả
ISDN sẽ trợ giúp các dịch vụ không chuyển mạch theo khuôn dạng của
các đường truyền dẫn riêng.
• Két nối 64-Kb/s : Mục tiêu ISDN để cấp cho chuyển mạch kênh và
chuyển mạch gói kết nối tốc độ 64-Kb/s. Tốc độ này được chọn bởi vì nó
là tốc độ chuẩn để số hoá tiếng nói thoại.
• Sự “ thông m inh” tron g m ạng : ISDN có thể cung cấp các dịch vụ tỷ mỉ

hơn nhiều với việc thiết lập cuộc gọi trong chuyển mạch kênh. Thêm nữa,
khả năng quản trị và bảo trì mạng cần phải được chi tiết hơn trước đây.
Tất cả các điều này đạt được bằng cách sử dụng hệ thống báo hiệu số 7
và bằng cách sử dụng các nút chuyển mạch thông minh trong mạng.
• Kiến trúc giao thức được phân lớp : Các giao thức được phát triển cho
người sử dụng truy cập vào mạng ISDN có kiến trúc phân lớp và có thể
được ánh xạ vào trong mô hình OSI. Điều này có một số ưu điểm sau:
• Các chuẩn đã được phát triển cho các ứng dụng cho OSI có thể được
sử dụng cho ISDN. Lấy ví dụ : Lớp 3 của X25 để truy cập vào các
dịch vụ chuyển mạch gói trong ISDN
• Các chuẩn mới ISDN có thể dựa trên các chuẩn đang tồn tại, giảm
giá cho các thực thi mới. Ví dụ : LAPD dựa trên LAPB
• Các chuẩn có thể được phát triển và thực thi một cách độc lập cho
nhiều lớp và cho nhiều chức năng ở bên trong một lớp. Điều này cho
phép thực thi từng bước các dịch vụ của ISDN trên cơ sở những yếu tố
đã có sẵn của khách hàng và nhà cung cấp.
• Sự thay đổi của cấu hình : Nhiểu cấu hình vật lý có thể sử dụng cho
ISDN tuỳ theo mỗi quốc gia, khả năng công nghệ, sự cấp thiết và vốn các
thiết bị có sẵn của khách hàng
Giao diện người sử dụng
Hình 1.3 là một cách nhìn về mạng ISDN theo quan điểm của người dùng
hoặc khách hàng. Người dùng truy cập vào ISDN qua các “ đường ống” số
với tốc độ bit nào đó. “Kích thước” của đường ống thay đổi có thế thoá mãn
các yêu cầu khác nhau. Ví dụ : một khách hàng ở nhà có thế đòi hói chi cần
4
ket nôi điện thoại và máy tính cá nhân với dung lượng vừa phải, nhưng một
cơ quan thường mong muốn kết nối tới ISDN qua LAN hoạc PBX số trong
nhà và đòi hỏi đường ống có dung lượng lớn hơn. Tại phía thuê bao cần các
thiết bị đầu cuối đơn lẻ (như điện thoại trong nhà) hoặc là nhiều thiết bị đầu
cuối theo đú các loại chia ra các nhánh (như điện thoại trong nhà, máy tính

cá nhân, hệ thống chuông v.v ). Các văn phòng cần nhiều hơn bao gồm các
thiết bị mạng nối tới LAN hay là PBX, thông qua kết nối tới mạng ISDN có
tác dụng như là một gatevvay.
TelepHoite
/o rk sta t i o n /
PC
PB X
Digital pỉpei
to other
sub«criber* _
D igitail pipes
to other
nehvork*
and cer
C i r c u i t
nvỉtch
ISDN
1
O th er
netu ro rk^
1
S ub icrib e r Loơp
oíĩìce
/ a Ciư tu m e r w ithIS D N
A larm
l í i
-
Hình 3 Các tiêu chí kết nối ISDN
Tại bất kì một thời điểm bất kì trên đường ống số dung lượng người dùng
có thể thay đối trong phạm vi tốc độ giới hạn. Do vậy, một người dùng có

thể truy cập các dịch vụ chuyển mạch kênh, chuyển mạch gói cũng như là
các dịch vụ khác theo sự kết hợp động của các loại tín hiệu và tốc độ bít.
Mạng ISDN sẽ đòi hỏi các báo hiệu khá phức tạp và sàng lọc để làm sao
lựa chọn ra dữ liệu được hợp kênh theo thời gian và cung cấp được các dịch
vụ được yêu cầu. Các báo hiệu điều khiển này cũng được hợp kênh thời gian
trên cùng một đường ống số.
Một khía cạnh quan trọng của các giao diện là, người sử dụng vào bất cứ
lúc nào, có thể khai thác dung lượng ít hơn dung lượng tối đa cứa đường
ống và sẽ được nạp phù hợp với dung lượng được sử dụng thay vì “ thời
ai an kết nối “ . Đặc tính này giảm bớt một cách đáng kế công việc thiết kế
5
được đưa ra theo yêu cầu người dùng và tối ưu hoá việc sử dụng nhờ các bộ
tập trung, các bộ hợp kênh, các bộ chuyển mạch gói và các xắp xếp dùng
chung đường khác.
Kiến trúc mạng
Trong hình 4 miêu tả kiến trúc của mạng ISDN. Mạng ISDN hỗ trợ một kết
nối vật lý hoàn toàn mới cho người dùng, một đường thuê bao số hoặc một
đường có thể cung cấp nhiều dịch vụ truyền dẫn.
Giao diện vật lý chung cung được chuẩn hoá để kết nối vào mạng. Cùng một
giao diện có thể được dùng cho máy điện thoại, máy tính cá nhân và các đầu
cuối videotex. Các giao thức cần thiết được dịnh nghĩa giúp cho việc trao đổi
thông tin điều khiển giữa các thiết bị của ngươi dùng và các thiết bị mạng.
•N*|worb-
Hình 4 Kiến trúc ISDN
Để dự phòng, phái có các giao diện với tốc độ cao ví dụ cho PBX số hoặc
LAN. Giao diện trợ giúp các dịch vụ cơ sở chứa 3 kênh TDM, 2 kênh 64-
Kb/s và 1 kênh 16-Kb/s. Tuy nhiên thêm vào còn có các giao diện dịch vụ
sơ cấp cung cấp nhiều kênh 64-Kb/s.
6
Cho cả hai dịch vụ cơ sở và dịch vụ sơ cấp là giao diện được định

nghĩa giữa các thiết bị của khách hàng được gọi là TE (Terminal Equipment)
và một thiết bị trong nhà của khách hàng gọi là NT (Network Terminal). NT
tạo ra ranh giới giữa khách hàng và mạng.
Tổng đài ISDN công cộng c o (Central office) nối một sô lớn các
đường thuê bao vào mạng truyền dẫn số. Điều này cho phép truy cập tới các
phương tiện truyền dẫn ứng với các lớp mạng thấp nhất (lớp 1-2-3) trong mô
hình OSI, bao gồm :
• K hả năng chuyển mạch kênh : Vận hành tại tốc độ 64-Kb/s, giống như
khả năng được cấp bởi mạng viễn thông chuyển mạch số
• Khả năng phi chuyển mạch (non-switched): Mỗi một phương tiện như
vậy cung cấp một đường kết nối riêng 64-Kb/s. Khả nãng phi chuyển
mạch tốc độ dữ liệu cao hơn được cung cấp bởi mạng ISDN băng rộng, vặ
thực chất là mạch kênh ảo vĩnh viễn cho mode truyền không đồng bộ
ATM.
• Khả năng chuyển mạch : Điều này chỉ tới các kết nối chuyển mạch tốc
độ cao (>64Kb/s) sử dụng ATM như là một phần của ISDN băng rộng.
• K hả nâng chuyển mạch g ó i: Các phương tiện này tương tự với các dịch
vụ chuyển mạch gói được cung cấp bởi các mạng dữ liệu khác.
• Khả năng truyền khung (Fram e-mode): Một dịch vụ trợ giúp cho
Frame Relay
• Khả năng báo hiệu kênh chung: Khả năng này được sử dụng để điều
khiển mạng và quản lý cuộc gọi. Trong nội bộ mạng, hệ thống báo hiệu
hệ thống số 7 (SS7) được sử dụng. Khả năng này chứa các hội thoại điều
khiển giữa người dùng- mạng, sử dụng báo hiệu điều khiển cho hội thoại
người dùng-người dùng là vấn đề xa hơn nữa của ITU-T.
Giao diện và các chức nâng trong ISDN
Chúng ta sẽ xem xét một loạt các vấn đề liên quan đến kiến trúc ISDN khi
nhìn từ góc độ người sử dụng. Người sử dụng không cần quan tâm đến các
chức năng bên trong hay cơ chế của một mạng ISDN. Tuy nhiên, người sứ
dụng phái quan tâm đến bản chất của giao diện và cách thức yêu cầu và cung

cấp các dịch vụ. Trong chương này có sáu vấn đề sẽ được xem xét:
• Cấu trúc truyển dẩn: Cách thức các kênh logic cung cấp các dịch vu
mang (bear services) được tổ chức để truyền dẩn trên một vòng nội hạt
(locãl loop).
7
• Các cấu hình giao diện người sử dụng - mạng: Cách thức các tương tác
người dùng - ISDN được tổ chức về mặt chức năng và làm thê nào để nó
chỉ dân cấu hình thiết bị thực tê cũng như định nghĩa về giao diện người
sử dụng - ISDN.
• Kiến trúc giao thức: Cấu trúc của các giao thức người sử dụng - mạng
và mối quan hệ của chúng với mô hình OSI.
• Các kết nối ISDN: Các dạng kết nối từ đầu đến cuối mà ISDN hỗ trợ.
• Định địa chỉ(Addressing): Cách thức người dùng gọi đi xác định người
dùng được gọi để cho mạng có thể thực hiện được các chức năng định
tuyến và chuyến phát.
• Khả năng liên mạng (Interworking): Khả năng một thuê bao ISDN
thiết lập một liên kết với một thuê bao trên mạng không phải là ISDN.
Câu trúc truyền dẫn
Đường ống kỹ thuật số giữa cơ quan trung tâm và thuê bao ISDN sẽ được sử
dụng để tải một số các kênh liên lạc. Dung lượng của ống, cũng tức là số
lượng các kênh được^ tải, có thể thay đổi theo người sử dụng. Cấu trúc
truyền dẫn của bất kỳ một liên kết truy cập nào cũng đều dược xây dựng từ
các dạng kênh sau:
Kênh B : 64 kb/s
Kênh D : 16 hoặc 64 kp/s
Kênh H : 384 (Ho), 1538 (HI 1) hoặc 1920 (H12) kb/s
Kênh B là một kênh người dùng có thể được sử dụng để tải dữ liêu số, tiếng
nói đã mã hoá PCM, hoặc một hỗn hợp các giao dịch tốc độ thấp bao gồm cả
dữ liệu số và tiếng đã số hoá được mã hoá ở tốc độ bằng một phần của 64
kb/s. Trong trường hợp hỗn hợp giao dịch, toàn bộ giao dịch của kênh B phải

dược chuỳen đến cùng một điểm cuối, có nghĩa là, phần tử cơ bản của
chuyển mạch kênh chính là kênh B. Nếu kênh B chứa từ hai kênh con trở lên
thì tất cả các kênh con phải được tải qua cùng một mạch giữa cùng các thuê
Có ba kiểu kết nối có thê’ được thiết lập trên một kênh B:
• Chuyển m ạch kênh (circuit-svvitch): Tương tự như dịch vụ số chuyển
mạch mà ngày nay thông dụng. Người sử dụng đặt một cuộc gọi và liên
kết chuyển mạch kênh sẽ được thiết lập với một người sử dụng khác trên
mạng. Một tính chất lý thú là việc thiết lập cuộc gọi không diễn ra trên
kênh B mà đựơc thực hiện bằng cách sử dụng báo hiệu kênh chung.
• C huyên mạch gói (packet-sw itch): Nguời sử dụng được kết nối với một
Hũds chuyển mạch gói, và dữ liệu sẽ được trao đổi với các người sử dụng
khác thông qua X.25.
• Bán thường trực (sem ipermanent): Đây là kết nối với một người sử
dụng khác được lập nên do sự sắp xếp từ trước và không cần phải có một
giao thức thíêt lập cuộc gọi. Điều này cũng tương đương như một đường
dây thuê bao riêng.
Việc gán 64 kb/s là tốc độ kênh người sử dụng chuẩn làm nổi bật
lên nhũng nhược điểm cơ bản của việc chuẩn hoá. Tốc độ này được chọn là
hiệu quả nhất cho tiếng nói đã được số hoá, tuy vậy công nghệ đã tiến đến
mức mà tại tốc độ 32 kb/s hoặc thậm chí nhỏ hơn cũng vẫn thực hiện được
việc tái tạo tiếng nói với mức độ thoả mãn tương đương. Để hiệu quả, cần Ị 0
phải có một tiêu chuấn để hạn chế công nghệ tại một điểm xác định nào đó. 1 x
Tuy nhiên vào thời điểm tiêu chuẩn đó được thông qua thì có thể nó đã lạc 1
hậu mất rồi.
Kênh D có hai mục đích. Đầu tiên, nó sẽ tải thông tin báo hiệu kênh
chung để kiểm soát các cụộc gọi chuyển mạch kênh trên các kênh B có liên
quan tại giao diện người sử dụng. Thêm nữa, kênh D có thể được sử dụng
cho chuyển mạch gói hoặc viễn ký (teletext) tốc độ thấp (100 b/s) vào các
thời điểm không có thông tin báo hiệu nào chờ đợi. Hình 5 tóm tắt các dạng
trao đổi dữ liệu được hỗ trợ trên các kênh B và D.

Các kênh H được cung cấp cho thông tin người sử dụng ở các tốc độ
bit cao hơn. Người sử dụng có thể dùng một kênh như thế như là một trung
kế tốc độ cao hoặc chia nhỏ kênh theo sơ đồ TDM riêng của người sử dụng.
Các ví dụ về ứng dụng có thể kể tới fax tốc độ cao, video, dữ liệu tốc độ cao,
audio chất lượng cao và các luồng thông tin hợp kênh ở các tốc độ dữ liệu
thấp hơn. Các dạng kênh này được nhóm thành các cấu trúc truyền dẫn được
cung cấp trọn gói cho người sử dụng. Các cấu trúc được định nghĩa tốt nhất
( hình 5 ) là cấu trúc kênh cơ sở (truy cập cơ sở ) và cấu trúc kênh sơ cấp
(truy cập sơ cấp).
Truy cập cơ sở gồm có hai kênh B 64 kb/s song công và một kênh D
16 kb/s song công. Toc độ bit toàn phần, theo cách tính sổ học đơn giản, là
144 kb/s. Tuy vậy, định khuôn, dồng bộ hoá và các bit tiêu đề khác nâng tốc
độ bit toàn phần trên một mối liên kết truy cập cơ sở lên 192 kb/s. Chi tiết về
cắc bit liêu đề này sẽ được giới thiệu trong các phần tiếp theo.
9
Dịch vụ cơ sơ được dự kiên đê đáp ứng nhu cầu của hầu hết các nguời
sử dụng riêng lẻ, kể cả các thuê bao tại nha và các văn phòng nhỏ. Nó cho
phép sử dụng đông thời các ứng dụng tiếng và một sô ứng dụng dữ liệu,
chăng hạn như truy cập Internet, liên kết với một dịch vụ báo động trung tâm
fax, teletext, v.v Các dịch vụ này có thể được truy cập qua một thiết bị
đầu cuối đa chức năng đơn lẻ hay một vài thiết bị đầu cuối riêng biệt. Trong
cả hai trường hợp, một giao diện vật lý duy nhất sẽ được cung cấp. Hầu hêt
các vòng nội hạt hai-dây hiện có đều hỗ trợ giao diện nắy.
Trong một sô trường hợp, một hoặc cả hai kênh B đều không được sử
dụng. Điều này sẽ dẫn tới một giao diện B +D hoặc D, thay vì giao diện 2B +
D. Tuy nhiên, đế đơn giản hoá việc thực hiện mạng, tốc độ dữ liệu tại giao
diện sẽ duy trì ớ 192 kb/s. Dù sao, đối với các thuê bao có các yêu cầu khiêm
tốn hơn về truyền dẫn thì có thể tiết kiệm chi phí bằng cách sử dụng giao
diện cơ sở rút gọn.
Bảng 1. Các chức năng kênh ISDN

Kênh B (64 kb/s) Kênh D (16 kb/s)
Tiếng số
Báo hiệu
PCM 64 kb/s
Cư sở
Tốc độ bit thấp (32 kb/s)
Nâng cao
Dữ liệu tốc độ cao
Dữ liệu tốc độ thấp
Chuyển mạch kênh
Videotext
Chuyển mạch gói
Teletex
Loại khác
Thiết bị đầu cuối
Fax
Viễn ký
Video quét chậm
Các dịch vụ khẩn cấp
Quản lý năng lượng
Truy cập sơ cấp đựơc dành cho cho người sử dụng với những yêu cầu
về dung lượng cao hơn, ví dụ như các văn phòng có mạng LAN hoặc PBX số.
Vì sự khác nhau trong phân cấp truyền dẫn sô' sử dụng ở các nước khác nhau
nên không thể có được sự thống nhất về một tốc độ dữ liệu duy nhất. Mỹ,
Canada và Nhật sử dụng một cấu trúc truyền dẫn dựa trên tốc độ 1.544 Mb/s;
điều này tương ứng với thiết bị truyền dẫn T-l của AT&T. ơ Châu Au, 2.048
Mb/s là tốc độ chuẩn, cả hai tốc độ dữ liệu này đều được cung cấp như là
một dịch vụ giao diện sơ cấp.
Thông thường, cấu trúc kênh cho tốc độ 1.544 Mb/s sẽ là 23 kênh B
cộng với một kênh D 64 kb/s và, đối với tốc độ 2.048 Mb/s sẽ là 30 kênh B

cộng với một kênh D 64 kb/s.
10
I.BAStC SERVICE
(Ute: 192 kbps
Compotittoo: 9*8+0 channek,
* lynchtoniiauon and traming
D r Signaling: or te*em*fry, Pdci.cs
Overtiead
> lnf<xmauon: voice dau
B J
B '
8
2. PRIMARY SERVICE
Rite: 1.544/2.048 Mbps
Composilion: 2.048 Mbpl: 30 8 chinntli Ít 64 Kbps ejd>
1 o channelt >1 64 kb(H
1.544 Mbps: 23 B channeh at 64 Kbps e»ch
1 D channels ai 64 Kbps
D Ị Signaling
Hình 5 Các cấu trúc kênh ISDN
Trong trường hợp khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ viễn thông
có tốc độ thấp hơn tốc độ sơ cấp, có thể sử dụng ít kênh B hơn, trong trường
hợp này cấu trúc kênh sẽ là nB + D, trong đó,
n chạy từ 1 đến 23 hoặc từ 1
đến 30 đối với 2 loại dịch vụ sơ cấp này.
Nếu khách hàngg có yêu cầu tốc độ dữ liệu cao hơn tốc độ sơ cấp, họ
có thể được cung cấp từ hai giao diện kết nối vật lý trở lên. Trong trường hợp
này, một kênh D duy nhất trên một trong các giao diện có thể đủ cho tất cả
các nhu cầu báo hiệu, và các giao diện khác có thể chỉ bao gồm toàn kênh B
mà thôi ( 24B hoặc 31B ).

Giao diện sơ cấp cũng có thể dùng để hỗ trợ các kênh H. Một số các cấu trúc
này có chứa một kênh D 64 kb/s dành cho báo hiệu kiểm soát. Khi không
có mặt một kênh D nào, người ta giả thiết rằng một kênh D trên một giao
diện sơ cấp khác tại cùng một vị trí thuê bao sẽ thực hiện việc báo hiệu cần
thiết.
Các cấu trúc sau đây được thừa nhận:
• Các cáu trú c kênh Ho giao diện tốc độ sơ cấp: Giao diện này hỗ trợ các
kênh Ho 384 kb/s. Các cấu trúc là 3Ho + D và 4Ho cho giao diện 1.544
Mb/s và 5Ho + D cho giao diện 2.048 Mb/s.
• Các cấu trú c kênh H I giao diện tốc độ sơ cấp: Cấu trúc kênh HI 1 chứa
một kênh HI 1 có tốc độ truyền dẫn 1536 kb/s. Cấu trúc kênh H I2 có một
kênh H12 1920 kb/s và một kênh D.
• Các cấu trúc giao diện tốc độ sơ cấp cho hỗn hợp các kênh B và Ho:
Các cấu trúc này không có hoặc chỉ có một kênh D cộng với một tổ hợp
có thể bất kỳ của các kênh B và Ho trong khả năng dung lượng của giao
diện vật lý ( tức là 3Ho + 5B + D hoặc 3Ho + 6B cho giao diên 1.544
Mb/s).
Các cấu hình giao diện người dùng - mạng :
Các điểm tham chiếu và phân nhóm chức năng.
Đê xác định các yêu cầu đối với việc truy cập người sử dụng ISDN, hiểu biết
về cấu hình dự kiến của thiết bị tại địa điểm người sử dụng và về các giao
diện chuẩn cần thiết là vấn đề rất quan trọng. Bước đầu tiên là nhóm các
chức năng có thể tồn tại trên các địa điểm của người dùng theo các cách
có thể đưa ra được những cấu hình vật lý thực tế. Hình 6 cho thấy một cách
giải quyết nhiệm vụ này bằng cách sử dụng:
• Phân nhóm theo chức năng: Các sắp xếp hữu hạn nhất định các thiết bị
vật lý hoặc các tổ hợp các thiết bị.
• Các điểm tham chiếu: Các điểm giải pháp sử dụng để tách các nhóm
chức năng.
Một cách nhìn nhận tương tự với mô hình OSI có thể có ích ở đây.

Động cơ chủ yếu cho cấu trúc OSI 7 lớp là nó cung cấp một khuôn khổ cho
việc chuẩn hoá. Một khi các chức năng được thực hiện ở mỗi lớp được xác
định thì các tiêu chuẩn giao thức sẽ có thể được xây dựng tại từng lớp. Việc
này làm cho công tiệc tiêu chuẩn được thực hiện một cách rất hiệu quả và
định hướng cho các nhà cung cấp thiết bị và phần mềm. Hơn thế nữa, bằng
cách định nghĩa các dịch vụ mà mỗi lớp cung cấp cho lớp cao hơn ngay trên
nó thì công việc ỏ mỗi một lớp có thể tiến hành một cách độc lập. Chừng
nào mà giao diện giữa hai lớp còn ổn định thì có thể áp dụng các phương
pháp kỹ thuật mới, khác nhau trên một lớp mà không làm ảnh huởng gì đến
các lớp lân cận.
Trong trường hợp ISDN, kiến trúc trên địa điểm của thuê bao sẽ được
chia ra về mặt chức năng thành các nhóm được phân biệt nhờ các điểm tham
chiếu. Điều này sẽ tạo điều kiện để tổ chức một cách hiệu quả công việc tiêu
chuẩn và hướng dẫn cho các nhà cung cấp thiết bị sản xuất các thiết bị hợp
chuẩn.
Một khi các tiêu chuẩn giao diện ổn định vẫn tồn tại thì các cái tiến
kỹ thuật trên bất kỳ mặt nào của giao diện cũng có thể thực hiện được mà
khônơ làm ảnh hưởng đến các nhóm chức năng lân cận. Cuối cùng, với các
ơiao diện ổn định, thuê bao sẽ tự do mua thiết bị từ những nhà cung cấp khác
12
nhau cho cac nhom chuc năng khác nhau miễn là thiết bi tương thích với các
tiêu chuẩn giao diện tương ứng.
Hình 6 Các điểm tham chiếu ISDN và các nhóm chức nâng
Trước hết, ta hãy xem xét các nhóm chức năng.
Kết cuối mạng 1 (NT1) gồm các chức năng có thể được xem là thuộc về lớp
lcủa mô hình OSI, có nghĩa là, các chức năng liên quan đến việc kết thúc
điện và vật lý của ISDN tại cơ sở của người sử dụng (Bảng 2). NT1 có thể
được điều khiển bởi nhà cung cấp ISDN và tạo thành một biên giới cho mạng.
Biên giới này sẽ cô lập người sử dụng với công nghệ của vòng thuê bao và
giới thiệu một giao diện kết nối vật lý mới để gắn với thiết bị của người sử

dụng. Ngoài ra, NT1 sẽ thực hiện các chức năng bảo trì đường dây chẳng hạn
như kiểm tra vòng và quản lý thực hiện. NT1 hỗ trợ đa kênh (có nghĩa là ở
mức độ vật lý, luồng bit của các kênh này sẽ được hợp lại với nhau bằng
cách sử dụng kỹ thuật hợp kênh phân thời đồng bộ). Sau cùng, giao diện NT1
có thể hỗ trợ đa thiết bị trong một sắp xếp đa nhánh ( multidrop ). Chẳng hạn,
một giao diện tại nhà có thể bao gồm một máy điện thoại, một máy tính cá
nhân, một hệ thống báo động, tất cả đều gắn với một giao diện NT1 duy nhất
thông qua một đường kết nối đa nhánh. Đối với một cấu hình như vậy, NT1
sẽ có cả một thuật toán giải pháp tránh xune đột (contention) để điều khiển
việc truy cập tới kênh D.
Kết cuối mạng 2 (NT2) là một thiết bị thông minh có thể gồm cả đến tính
chức nãng lớp 3 OSI, phụ thuộc theo yêu cầu. NT2 có thể thực hiện các chức
năng chuyển mạch và tập trung. Ví dụ về NT2 là PBX, một bộ điều khiển
thiết bị đầu cuối và một mạng LAN.
13
Bảng 2. Các nhóm chức năng ISDN
NT1
NT2
TE
Kết thúc truyền dẫn trên
đường dây thuê bao
Bảo trì và giám sát đường
truyền
Định thời
Cấp nguồn
Hợp kênh lớp 1
Kết thúc giao diện, bao
gồm kết thúc đa nhánh có
sử dụng giải pháp tránh
xung đột ở lớp 1

Điều khiển giao thức
các lớp 2 và 3
Hợp kênh các lớp 2 và 3
Chuyển mạch
Tập trung
Các chức năng bảo trì
Kết thúc giao diện và
các chức năng lớp 1
khác
Điều khiển vật lý giao
thức
Các chức năng bào
trì
Các chức năng giao
diện
Các chức năng kết
nối với các thiết bị
khác
Ví dụ, một PBX số có thể cung các các chức năng NT2 ở các lớp 1, 2 và 3.
Một bộ điều khiển thiết bị đầu cuối đơn giản chỉ có thể cung cấp các chức
năng NT2 tại các lớp 1 và 2. Và một bộ hợp kênh phân thời đơn giản chỉ có thể
cung cấp các chức năng NT2 tại lớp 1. Một ví dụ về chức năng chuyển mạch là
việc xây dựng một mạng riêng, sử dụng các mạch bán thường trực giữa một số
vị trí. Mỗi một vị trí có thể có một PBX hoạt động như một chuyển mạch kênh
hoặc có một máy tính chủ hoạt động như một chuyển mạch gói. Chức năng tập
trung chỉ đơn giản có nghĩa là các thiết bị hợp, gắn với PBX số, LAN, hoặc bộ
điều khiển thiết bị đầu cuối, có thể truyền dẫn được dữ liệu qua ISDN.
Thiết bị đầu cuối TE. Thiết bị đầu cuối để chỉ thiết bị của thuê bao có sử
dụng ISDN. Có 2 dạng Thiết bị đầu cuối TE1 và TE2.
Thiết bị đầu cuối loai 1 (TE1) để chỉ các thiết bị dùng để hỗ trợ giao diện

ISDN chuẩn. Ví dụ như các máy điện thoại số, các thiết bị đầu cuối dữ
liệu/tiếng tích hợp, và máy fax số.
Thiết bị đầu cuối loại 2 (TE2) gồm các thiết bị không phải ISDN hiện có. Ví
dụ như các thiết bị đầu cuối có giao diện vật lý, như RS-232, và các máỵ tính
chủ có giao diện X.25. Các thiết bị như vậy đòi hỏi phải có bộ chuyển đổi
thiết bị đầu cuối (TA) để cắm vào một giao diện ISDN.
Điểm tham chiếu. Các định nghĩa về các nhóm chức năng cũng định nghĩa
(theo ngụ ý) các điểm tham chiếu. Điểm tham chiếu T tương ứng với một kết
thúc mạng ISDN tối thiểu tại địa điểm của khách hàng. Nó tách riêng thiết bị
của nhà cung cấp với thiết bị của người sử dụng. Điểm tham chiêu s tương
ứng với giao diện củâ các thiết bị đầu cuối ISDN riêng lẻ. Nó tách riêng thiết
bị đầu cuối của người sử dụng với các chức năng thông tin liên lạc có liên
14

×