Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

tiểu luận Chuyển mạch nhãn (MPLS)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (949.81 KB, 9 trang )

1. Giới thiệu:
Điểm thành công của Internet ở chỗ các công nghệ của Internet được triển khai và phát triển theo nhu cầu của thị trường.
Internet không đưa ra c{c tiêu chuẩn theo kiểu Recommendation như của ITU-T m| đưa ra c{c RFC (Request For Comments) với
mục đích công bố các giải pháp công nghệ đã đạt được và thu thập những đóng góp thêm nhằm hoàn thiện, phát triển sản phẩm
đó chứ không bắt buộc phải tuân thủ.
Khi mạng Internet phát triển và mở rộng, lưu lượng Internet bùng nổ. Các ISP xử lý bằng c{ch tăng dung lượng các kết nối
và nâng cấp router nhưng vẫn không tránh khỏi nghẽn mạch. Lý do là các giao thức định tuyến thường hướng lưu lượng vào
cùng một số các kết nối nhất định dẫn đến kết nối này bị quá tải trong khi một số t|i nguyên kh{c không được sử dụng. Đ}y l|
tình trạng phân bố tải không đồng đều và sử dụng lãng phí tài nguyên mạng Internet.
Vào thập niên 90, các ISP phát triển mạng của họ theo mô hình chồng lớp (overlay) bằng c{ch đưa ra giao thức IP over
ATM. ATM là công nghệ connection-oriented, thiết lập các kênh ảo (Virtual Circuit), tuyến ảo (Virtual Path) tạo thành một mạng
logic nằm trên mạng vật lý giúp định tuyến, phân bố tải đồng đều trên toàn mạng. Tuy nhiên, IP và ATM là hai công nghệ hoàn
to|n kh{c nhau, được thiết kế cho những môi trường mạng khác nhau, khác nhau về giao thức, c{ch đ{nh địa chỉ, định tuyến, báo
hiệu, phân bổ tài nguyên Khi các ISP càng mở rộng mạng theo hướng IP over ATM, họ càng nhận ra nhược điểm của mô hình
n|y, đó l| sự phức tạp của mạng lưới do phải duy trì hoạt động của hai hệ thống thiết bị. Sự bùng nổ của mạng Internet dẫn tới
xu hướng hội tụ các mạng viễn thông kh{c như mạng thoại, truyền hình dựa trên Internet, giao thức IP trở thành giao thức chủ
đạo trong lĩnh vực mạng.
Xu hướng của các ISP là thiết kế và sử dụng các router chuyên dụng, dung lượng chuyển tải lớn, hỗ trợ các giải pháp tích
hợp, chuyển mạch đa lớp cho mạng trục Internet.
Nhu cầu cấp thiết trong bối cảnh này là phải ra đời một công nghệ lai có khả năng kết hợp những đặc điểm tốt của chuyển
mạch kênh ATM và chuyển mạch gói IP. Công nghệ MPLS ra đời trong bối cảnh n|y đ{p ứng được nhu cầu của thị trường đúng
theo tiêu chí phát triển của Internet đã mang lại những lợi ích thiết thực, đ{nh dấu một bước phát triển mới của mạng Internet
trước xu thế tích hợp công nghệ thông tin và viễn thông (ICT - Information Communication Technology) trong thời kỳ mới.
2. Các khái niệm
2.1.Định tuyến IP truyền thống
Trong định tuyến IP truyền thống, bảng định tuyến được xây dựng bởi tất cả các router trong mạng bằng cách sử dụng các
giao thức định tuyến kh{c nhau như OSPF (Open Shortest Path First), RIP (Routing Information Protocol), IS-IS (Intermediate
System – to - Intermediate System) hoặc BGP (Border Gateway Protocol). Mỗi router trong mạng tự quyết định việc định tuyến
cho mỗi gói tin IP đến sau khi bảng định tuyến được xây dựng v| điều này rất tốn thời gian. Một router sẽ kiểm tra bảng định
tuyến của một gói tin vừa nhận để x{c minh c{c bước kế tiếp cho các gói dựa trên địa chỉ đích của gói tin được đưa ra trong các
tiêu đề IP của gói tin.


Một số giao thức định tuyến
Giao thức định tuyến trong (Interior Gateway Protocol – IGP):
Router Information Protocol (RIP)
Open Shortest Path First (OSPF)
Intermediate System to Intermediate System (IS-IS)
Hai giao thức sau đ}y thuộc sở hữu của Cisco, v| được hỗ trợ bởi các router Cisco hay những router của những nhà cung
cấp m| Cisco đã đăng ký công nghệ:
Interior Gateway Routing Protocol (IGRP)
Enhanced IGRP (EIGRP)
Giao thức định tuyến ngoài (Exterior Gateway Protocol – EGP):
Exterior Gateway Protocol (EGP)
Border Gateway Protocol (BGP)
Constrained Shortest Path First (CSPF)
2.2.Chuyển mạch nhãn (MPLS)
Mạng MPLS là sự kế thừa và kết hợp của routing thông minh trong mạng IP và chuyển mạch tốc độ cao trong mạng ATM, có
cả routing ở layer 3 (IP) và switching ở layer 2 (VPI/VCI của ATM).
MPLS l| cơ chế chuyển mạch nhãn do Cisco phát triển v| được IETF chuẩn hóa, hỗ trợ khả năng chuyển mạch, định tuyến
luồng thông tin một cách hiệu quả.
MPLS là một công nghệ kết hợp đặc điểm tốt nhất giữa định tuyến lớp ba và chuyển mạch lớp hai cho phép chuyển tải các gói
rất nhanh trong mạng lõi (core) v| định tuyến tốt ở mạng biên (edge) bằng cách dựa vào nhãn (label). MPLS là một phương ph{p
cải tiến việc chuyển tiếp gói trên mạng bằng c{c nhãn được gắn với mỗi gói IP, tế bào ATM, hoặc frame lớp hai. Phương ph{p
2

2

chuyển mạch nhãn giúp các Router và MPLS-enable ATM switch ra quyết định theo nội dung nhãn tốt hơn việc định tuyến phức
tạp theo địa chỉ IP đích. MPLS kết nối tính thực thi và khả năng chuyển mạch lớp hai với định tuyến lớp ba, cho phép các ISP
cung cấp nhiều dịch vụ khác nhau mà không cần phải bỏ đi cơ sở hạ tầng sẵn có. Cấu trúc MPLS có tính mềm dẻo trong bất kỳ sự
phối hợp với công nghệ lớp hai nào. MPLS hỗ trợ mọi giao thức lớp hai, triển khai hiệu quả các dịch vụ IP trên một mạng chuyển
mạch IP. MPLS hỗ trợ việc tạo ra các tuyến khác nhau giữa nguồn v| đích trên một đường trục Internet. Bằng việc tích hợp MPLS

vào kiến trúc mạng, các ISP có thể giảm chi phí, tăng lợi nhuận, cung cấp nhiều hiệu quả kh{c nhau v| đạt được hiệu quả cạnh
tranh cao.
2.3.Kỹ thuật lưu lượng trong mạng MPLS
Kỹ thuật lưu lượng (TE) là một cơ chế đưa ra để kiểm soát luồng của lưu lượng truy cập vào mạng và nó cung cấp khả
năng tối ưu hóa c{c t|i nguyên mạng. Việc cung cấp chất lượng dịch vụ (QoS) và khả năng kỹ thuật lưu lượng trên Internet ngày
càng quan trọng, đặc biệt là hỗ trợ các dịch vụ đòi hỏi thời gian thực. Để phục vụ mục đích đó, Internet hiện nay phải được nâng
cao với kỹ thuật mới, đó l| MPLS đóng vai trò chính trong mạng IP, với tính năng kỹ thuật lưu lượng và QoS.

Internet có thể được xem như l| một tập các AS (Autonomous System) truyền thông với nhau và chúng sử dụng giao thức
EGP (Exterior Gateway Protocol). Giao thức IGP (Interior Gateway Protocol) thực thi trong c{c AS để cung cấp các kết nối giữa
các router. Các giao thức định tuyến link – state như IS – IS và OSPF là giao thức IGP. EGP hiện thời được sử dụng là BGP4. Tuy
nhiên, giao thức BGP thực thi trong c{c AS để cung cấp sự truyền thông full – mesh IBGP giữa c{c IBGP đồng đẳng. Các IBGP này
có thể không kết nối trực tiếp với nhau, do đó, cần phải có một IGP như OSPF hay IS – IS để cung cấp thông tin định tuyến đích
hoặc chặng kế tiếp cho IBGP. Các giao thức định tuyến link – state IGP được dùng để phân phối thông tin về tất cả các liên kết
trong mạng. Mỗi router trong AS dùng c{c thông tin n|y để tính to{n con đường ngắn nhất đến mọi đích trong mạng bằng thuật
to{n con đường ngắn nhất. Sau đó router x}y dựng một bảng chuyển tiếp, kết hợp địa chỉ tiền tố với liên kết của chặng kế tiếp.
Khi một gói đến một router, bảng chuyển tiếp được sử dụng, v| gói được chuyển tiếp theo con đường đã được chỉ định trong
bảng dựa v|o địa chỉ IP. Cách này tốt trong mạng có mô hình mạng thưa thớt. Ngược lại, trong mạng dày đặc, cách tiếp cận này
có thể dẫn đến việc mất cân bằng tải. Các liên kết không nằm trên con đường đó sẽ không được tận dụng mặc dù lưu lượng mạng
đang cao. Điều này dẫn đến lãng phí băng thông trên c{c đường trung kế mặc dù c{c con đường đó vẫn còn được sử dụng tốt.
Vấn đề n|y được khắc phục bằng việc tính toán lại các metric của liên kết bằng các giao thức định tuyến v| {p đặt sự cân bằng tải
không cùng giá trị trên các liên kết. Tuy nhiên, cách này không cung cấp một sự dư thừa động v| không được xem như l| đặc
điểm của giao thức và khả năng của mạng khi thực hiện định tuyến.

Mạng IP đã có điểm yếu là chỉ có một cơ chế điều khiển các luồng lưu lượng l| thay đổi metric của đường truyền trong các
giao thức IGP như l| OSPF. Tuy nhiên, c{ch l|m như vậy sẽ l|m thay đổi tất cả c{c gói đi qua liên kết này. Các cách này không
cung cấp một sự tối ưu động v| không được xem l| đặc điểm của lưu lượng và khả năng của mạng khi thực hiện các quyết định
định tuyến.

Trong mạng kỹ thuật lưu lượng MPLS, bất kỳ con đường chuyển mạch nhãn (LSP) n|o cũng đều có thể được thay đổi

động từ một con đường tắt nghẽn đến một con đường kh{c. Điều này thể hiện một sự hiệu quả trong mạng IP, bởi vì người quản
trị mạng có thể cho mạng hoạt động với khả năng cao nhất trong điều kiện bình thường, v| trước khi tắt nghẽn xuất hiện thì một
v|i lưu lượng có thể dễ d|ng được chuyển đi bằng con đường kh{c. Hơn thế nữa, người quản trị mạng có thể sử dụng một thuật
toán tổng qu{t để cung cấp một sự ánh xạ từ các luồng lưu lượng đến đường truyền vật lý mà không thể có được nếu sử dụng các
cách trên.

MPLS TE cho phép các nhà cung cấp dịch vụ định nghĩa một con đường chính x{c, tương tự như định tuyến nguồn, xuyên
qua mạng của họ v| điều khiển lưu lượng đi trên con đường đó. Kỹ thuật lưu lượng cũng thực thi cân bằng tải có chi phí không
cân bằng dựa trên CEF trên c{c đường hầm.
3. Topology mô phỏng
Topology cho các kịch bản mô phỏng MPLS-TE trên OPNET như sau:

Hình.1: Topology cho kịch bản mô phỏng
Topology bao gồm 2 khu vực:
- Khu vực nhà cung cấp dịch vụ Service Provider (đ{m m}y m|u v|ng), bao gồm các Router biên PE1, PE2, các Router lõi
CORE1, CORE2, CORE3, CORE4. Liên kết PE1-CORE1-CORE2-PE2 có băng thông 2 Mbps (FastEthernet), liên kết PE1-CORE3-
CORE4-PE2 có băng thông 1,5 Mbps (Ethernet). PE1 & PE2 là các LER và Core1, Core2, Core3, Core4 là các LSR.
- Khu vực khách hàng, bao gồm c{c Router biên CE1, CE2, CE3, CE4, CE5, CE6 được kết nối vào các Router biên PE1 và
PE2, cụ thể là CE1, CE2, CE3 kết nối vào PE1, còn CE4, CE5, CE6 kết nối vào PE2. CE1,CE2, CE3, CE4, CE5, CE6 là các router
C7200 của cisco.
Ta tiến hành xây dựng topology mô phỏng trên OPNET
Bước 1. Khởi tạo một Project mới:
Từ cửa sổ chính của phần mềm OPNET: File → New → New Project.
Bước 2. Khởi tạo các bộ định tuyến từ cửa sổ Open Object Pallete:
Từ thanh công cụ Topology → Open Object Pallete, cửa sổ Object Palette Tree hiện ra. Tìm trong phần Node Models →
Fixed Node Models, bộ định tuyến Router C7200 (CS_7206_6s_a2_ae8_f4_tr4_slip16_adv) của Cisco, Trong bộ công cụ MPLS có
chứa sẵn LER, LSR, và các công cụ cho MPLS.

Hình 2: Object Pallete
Bước 3. Khởi tạo các loại liên kết giữa các bộ định tuyến. Trong bộ công cụ MPLS phần link Models ta chọn các liên kết

PPP_DS1, PPP_E1 là các liên kết 1,5Mb và 2Mb. Sau khi kết nối các bộ định tuyến bằng các loại liên kết theo đúng Topology đã
đưa ra, ho|n th|nh được Topology trong OPNET như sau:

Hình 3: Topo sau khi hoàn thành
Bước 4. Tạo ra các cổng Loopback 0 trên các bộ định tuyến.
Ta vào thanh công cụ Protocols → IP → Interfaces → Create Loopback Interface. Tích vào dấu chọn All Routers và
Configure routing protocols để tạo Loopback cho tất cả các bộ định tuyến và cho phép cấu hình giao thức định tuyến trên cổng
Loopback này.
Bước 5. Gắn địa chỉ IP cho các giao diện của bộ định tuyến. Ta bấm Ctrl-A để chọn tất cả các thiết bị trên Topology, sau đó
trên thanh công cụ Protocols → IP → Addressing → Auto-Assign IPv4 Addresses (việc gắn địa chỉ này có thể thực hiện theo ý
muốn và tùy ý bằng cách vào từng phần cấu hình của bộ định tuyến).
Vậy ta đã ho|n th|nh công việc thiết lập Topology và gắn địa chỉ IP cho các thiết bị trên Topology. Tiếp theo ta sẽ tiến hành
xây dựng các kịch bản mô phỏng cho phần mô phỏng MPLS trên OPNET.

4

4

4.2. Kịch bản khi chỉ có giao thức định tuyến IGP
Trong phần này, em xây dựng các kịch bản khi chỉ giao thức định tuyến IGP. Giao thức định tuyến IGP được sử dụng
trong mô hình này là OSPF.Kịch bản gồm:
 Triển khai Single-Area OSPFv2 trên tất cả các bộ định tuyến CE1, CE2, CE3, CE4, CE5, CE6, PE1, PE2, CORE1, CORE2,
CORE3, CORE4 tại khu vực của nhà cung cấp dịch vụ và khu vực cùa khách hàng.
 Tạo c{c lưu lượng theo yêu cầu.
 Khảo sát mức độ sử dụng ở các liên kết.
Trong kịch bản 1 n|y, để đơn giản thì chỉ triển khai giao thức định tuyến OSPFv2 trên tất cả các bộ định tuyến, bao gồm
khu vực nhà cung cấp dịch vụ (PE1, PE2, CORE1, CORE2, CORE3, CORE4) và khu vực kh{ch h|ng (CE1, CE2, … CE6).

Ta tiến hành mô phỏng kịch bản 1 trên OPNET
Bước 1. Khởi tạo giao thức OSPFv2 trên tất cả các Router. Ta bấm Ctrl-A để chọn tất cả c{c Router, sau đó v|o thanh công

cụ Protocols → IP → Routing → Configure Routing Protocols. Sau đó tích chọn giao thức OSPF và cấu hình giao thức này trên tất
cả c{c Router như hình 4.3:

Hình 4: Cấu hìnhgiao thức định tuyến
Bước 2. Khởi tạo c{c lưu lượng theo yêu cầu.
Tạo ra 3 luồng lưu lượng IP. Ta vào cửa sổ Open Object Pallete, tìm đối tượng có tên là ip_traffic_flow_alt, tạo ra 3 luồng
lưu lượng và gắp thả tương ứng giữa CE1-CE4, CE2-CE5, CE3-CE6. Sau đó chuột phải vào từng luồng lưu lượng để cấu hình
tham số cho chúng. Ta có cửa sổ đối với luồng lưu lượng CE1-CE4 như sau:

Hình 5: Cấu hình các luồng lưu lượng IP
Ta có thể đặt tên cho luồng lưu lượng là CE_1 > CE_4 (UDP 1,5 Mbps), trong phần Socket Information ta đặt là loại UDP,
tiếp đó trong c{c phần Destination IP Address v| Source IP Address, ta đặt c{c địa chỉ IP tương ứng giữa CE1 và CE4 (hoặc để
Auto Asigned nếu đã thực hiện bước Auto-Assign IPv4 Addresses). Tiếp đó trong phần Traffic (bits/second) ta chọn loại lưu
lượng l| T1_1hours_bps tương ứng 1,5Mbps. Các thông số khác có thể giữ nguyên mặc định. Ta cấu hình tương tự với các luồng
TCP-1 0,5 Mbps giữa CE2-CE5, TCP-2 0,5 Mbps giữa CE3-CE6.
Bước 3. Bật tính năng thống kê.
Ta vào Des -> Choose individual statistics sau đó đ{nh dấu vào throughtput, utilization.

Hình 6: Chọn biến thống kê
Bước 4. Thực hiện mô phỏng
Ta vào DES → Run Discrete Event Simulation
Bước 5. Phân tích kết quả nhận được
Để lấy ra kết quả mô phỏng ta chọn DES → Results.

Hình 7: Kết quả mô phỏng ta IGP
Kết quả mô phỏng ở trên cho ta thấy liên kết giữa PE-1 & Core 1 luôn sử dụng băng thông ở mức 100% trong khi đó liên
kết PE-2 & Core 3 thì không có lưu lượng đi qua. Kết quả có được do chỉ sử dụng giao thức định tuyến OSPF. OSPF là giao thức
định tuyến dựa trên đường đi ngắn nhất, vì vậy đến PE-1 mọi lưu lượng đều được chuyển đến Core 1, trong khi đó thì không có
lưu lượng đến Core 3.


6

6

4.3. Kịch bản khi có MPLS-TE.
Trong kịch bản mô phỏng này, ta sẽ triển khai kỹ thuật lưu lượng MPLS TE trong mạng lõi của nhà cung cấp dịch vụ, cụ
thể là trên các Router PE1, PE2, CORE1, CORE2, CORE3, CORE4 nhằm tối ưu hiệu suất hoạt động của mạng đồng thời đảm bảo
dịch vụ cho các luồng lưu lượng. Cụ thể, ta khởi tạo c{c đường hầm TE Tunnel hay nói cách khác là các LSP có yêu cầu xác lập về
thông số, sau đó cấu hình thông số của c{c đường hầm TE Tunnel, báo hiệu bằng RSVP-TE hoặc CR-LDP. Các thông số của 3
đường TE Tunnel sẽ phù hợp với các thông số yêu cầu của 3 luồng lưu lượng ở phía bên dưới. Trong OPNET đã có sãn c{c đường
hầm dạng E-LSP và L-LSP được báo hiệu sẵn bằng RSVP-TE và CR-LDP, để đơn giản cho việc thiết lập TE Tunnel, trong OPNET
giản lược qua bước cấu hình RSVP-TE và CR-LDP. Kịch bản này bao gồm:
 Các yêu cầu của kịch bản khi chỉ có giao thức định tuyến IGP ( sử dụng OSPF).
 Tạo c{c đường hầm LSP.
 G{n lưu lượng vào các LSP.
 Khảo sát mức độ khả dụng ở các liên kết.
Ta tiến hành mô phỏng trên OPNET(kịch bản 2)
Bước 1. Thực hiện kịch bản 1 sau đó thao t{c scenarios ->duplicate scenario để thực hiện 1 bản sao của kịch bản 1, sau đó
đặt tên cho kịch bản mới.

Bước 2. Tạo FEC và Traffic Trunk. Ta vào cửa sổ Open Object Pallete, tìm đối tượng mpls_config_object, sau đó gắp thả đối
tượng này vào màn hình Topology và tiến hành cấu hình đối tượng n|y như hình 4.8:


Hình 8: Cấu hình mpls_config_object

Các tham số cần cấu hình nằm ở phần FEC specifications và Trafic Trunk Profile. Trong FEC ở đ}y có 3 lưu lượng vì vậy
cần cấu hình cho 3 FEC để thực hiện điều này trong phần Number of Rows đ{nh số 3. Mỗi Row khi đó l| 1 FEC. Mỗi FEC ta sẽ
cấu hình theo yêu cầu từng luồng lưu lượng. 1 FEC có thể cấu hình theo địa chỉ hay là theo giao thức. Để quá trình mô phỏng là
chính xác cần ít nhất 1 Trunk Profile.


Bước 3. Khởi tạo c{c đường hầm TE Tunnel.
Tại đ}y ta cấu hình TE Tunnel dạng E-LSP theo kiểu Explicited Route, ta v|o Open Object Pallete, tìm đối tượng Path
Models → MPLS → MPLS_E-LSP_DYNAMIC, gắp thả vào Topology. Ta tạo ra 3 TE Tunnel tương ứng cho 3 loại lưu lượng, trong
đó 2 TE Tunnel đi theo đường truyền PE1-CORE1-CORE2-PE2 v| 1 TE Tunnel đi theo đường PE1-CORE3-CORE4-PE2, do ta thiết
lập theo kiểu Explicited Route nên ta gắp thả 3 TE Tunnel theo 2 đường tương ứng theo từng node. Sau đó ta v|o tinh chỉnh từng
thông số yêu cầu trong c{c đường TE Tunnel. Cụ thể như sau, giả sử ta có đường TE Tunnel dành cho loại lưu lượng UDP (EF)
1,5Mbps:

Hình 9: Cấu hình các đường hầm TE Tunnel
Lưu ý rằng ta cần tắt tính năng Announce IGP Shortcuts, bởi vì l{t sau đ}y ta sẽ dùng cơ chế Policy-based Routing trong
phần Traffic Mapping. Ta giữ nguyên phần Address – Destination và Address – Source, bởi ta thiết lập ra các TE Tunnel với mục
đích không chỉ để truyền tải lưu lượng cho 3 lưu lượng CE1-CE4, CE2-CE5, CE3-CE6, mà còn dành cho bất kỳ một lưu lượng nào
mà phù hợp với các thông số của phần Traffic Trunk và thông số của TE Tunnel tương ứng. Tiếp theo ta quan t}m đến các thông
số trong phần TE Parameters như sau:


Hình 10: Cấu hình TE Parameter
Lưu ý rằng ta cần chỉnh mục Min Bandwidth cho phù hợp, thông số này của TE Tunnel sẽ được so sánh với lượng băng
thông thực sự của tuyến đường tại các thời điểm x{c định để tìm ra tuyến đường phù hợp nhất, thông số n|y cũng cần phù hợp
và Traffic Trunk, nếu không thì lưu lượng sẽ không được truyền lên TE Tunnel. Sau khi đã tạo ra 3 đường hầm tương ứng thực
hiện Protocols → MPLS → Update LSP Details và Protocols → MPLS → Display LSP Routes để cập nhật LSP và hiển thị đường đi
của LSP vừa tạo ra.
Bước 4. Truyền tải c{c lưu lượng n|y lên trên c{c đường hầm TE Tunnel bằng phương ph{p Traffic Mapping – Policy-
based Routing. Bước n|y được thực hiện trên Router PE1, ta vào phần Edit Attributes trên Router PE1, tìm phần MPLS
Parameters và cấu hình các thông số như hình vẽ sau:
8

8



Hình 11: Cấu hình Traffic Mapping

Ta vào mục Traffic Mapping Configuration, tạo ra 3 Row, đối với mỗi Row, ta chọn Interface In (ở đ}y ta chọn IF4 của PE1,
là giao diện nối đến CE1), FEC và Traffic Trunk ta lựa chọn tương ứng với CE1, CE2 hoặc CE3, nếu ta không thiết lập các FEC và
Traffic Trunk trước thì chúng sẽ không xuất hiện tại bảng chọn này. Tiếp sau đó ta chọn LSP có tên tương ứng với TE Tunnel đã
tạo d|nh cho FEC v| Traffic Trunk tương ứng.Việc chọn LSP như thế n|y tương ứng với cơ chế Policy-based Routing, nếu với cơ
chế Class-based Tunnel Selection, thì Router sẽ tự động chọn LSP phù hợp. Đối với phần EXP < > PHB và EXP < > Drop
Precendence ta giữ nguyên mặc định ban đầu. Các tùy chọn này sẽ rất hữu dụng đối với cơ chế Class-based Tunnel Selection.

Như vậy ta đã ho|n th|nh việc ghép lưu lượng lên trên c{c đường TE Tunnel tương ứng. Tiếp sau đ}y ta sẽ tiến hành chạy
kịch bản n|y, đồng thời khảo s{t đường đi v| mức độ sử dụng (Utilization) của các TE Tunnel cũng như c{c giao diện đầu vào
mạng lõi của Router PE1.
Bước 5. Khảo s{t đường đi v| mức độ sử dụng (Utilization) của các TE Tunnel và các giao diện đầu vào mạng lõi của
Router PE1. Ta chạy kịch bản và truyền tải các luồng lưu lượng IP theo cơ chế chuyển mạch MPLS có sử dụng kỹ thuật lưu lượng
MPLS TE. Ta vào DES → Choose Individual Statistics, tích chọn Link Statistics → point-to-point → throughput để khảo sát kết
quả của c{c đường truyền trong mạng lõi, tích chọn Path Statistics → Flow → Ultilization, tích chọn Path Statistics → LSP →
Traffic In/Traffic Out/Ultilization để khảo sát kết quả của c{c đường TE Tunnel đã thiết lập . Sau đó ta v|o DES → Run Discrete
Event Simulation, sau đó ta chọn DES → Results.


a) Ultilization b) Throughput (bits/sec)
Hình 12: Kết quả mô phỏng MPLS-TE
Như kết quả mô phỏng ta thấy lưu lượng bây giờ không chỉ đi theo đường từ PE1 đến Core 1 mà còn có cả lưu lượng
chuyển từ PE1 đến Core 3. Trong đó lưu lượng CE1-CE4, CE2-CE5 được chuyển qua Core 1 bằng 2 đường hầm phía trên, lưu
lượng CE3-CE6 được chuyển qua Core3 bằng đường hầm phía dưới.

×