Tải bản đầy đủ (.pdf) (406 trang)

Nghiên cứu đề xuất các giải pháp phát triển bền vững nghề khai thác hải sản ven bờ Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.87 MB, 406 trang )


2

































BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN III





BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


TÊN ĐỀ TÀI:

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÁT
TRIỂN BỀN VỮNG NGHỀ KHAI THÁC HẢI SẢN VEN
BỜ VIỆT NAM


CƠ QUAN CHỦ QUẢN: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

CƠ QUAN CHỦ TRÌ: VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN III

CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI: THÁI NGỌC CHIẾN




Danh sách những người thực hiện:


ThS. Thái Ngọc Chiến
TS. Phan Đinh Phúc
ThS. Vũ Đình Đáp
KS. Trần Văn Hào
KS. Lý Bảo Thành
KS. Nguyễn Thị Ngoan
KS. Trần Trí Dũng
ThS. Nguyễn Hữu Khánh
KS. Nguyễn Xuân Trường






NHA TRANG, 2010

3
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG 5
DANH MỤC CÁC HÌNH 8
BẢNG CHÚ GIẢI CÁC KÝ HIỆU VÀ THUẬT NGỮ VIẾT TẮT 9
TÓM TẮT ĐỀ TÀI 10
I. ĐẶT VẤN ĐỀ 13
1.1. Tổng quan về nguồn lợi và biện pháp quản lý nguồn lợi trên Thế giới 13
1.2. Tình hình quản lý bền vững nghề khai thác hải sản trong nước 18
II. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 25
III. CÁCH TIẾP CẬN 25
IV. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27

4.1. Vật liệu nghiên cứu 27
4.1.1. Đối tượng nghiên cứu 27
4.1.2. Địa điểm nghiên cứu 27
4.1.3. Thời gian nghiên cứu 27
4.2. Nội dung nghiên cứu 27

4.3. Phương pháp nghiên cứu 28
4.3.1. Điều tra cơ cấu đội tàu, cơ cấu nghề nghiệp và hiệu quả kinh tế của các loại nghề khai
thác hải sản ven bờ 28
4.3.2. Điều tra NTTS và các sinh kế thay thế 33
4.3.3. Nghiên cứu các giải pháp giảm số lượng tàu thuyền khai thác ven bờ 33
4.3.4. Xây dựng mô hình quản lý thủy sản bền vững 36
4.4. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu 42
V. KẾT QUẢ VÀ TH
ẢO LUẬN 42
5.1. Số lượng và cơ cấu nghề nghiệp của các loại nghề khai thác hải sản ven bờ 42
5.1.1. Số lượng tàu ven bờ 42
5.1.2. Cơ cấu tàu khai thác ven bờ 43
5.1.3. Kích thước vỏ tàu và tuổi tàu (số năm sử dụng) của tàu thuyền khai thác ven bờ 44
5.1.3. Hiện trạng sử dụng các trang thiết bị, máy tàu 47
5.1.4. Cường lực khai thác của tàu ven bờ 48
5.1.5. Mùa vụ khai thác 50
5.2. Sản lượ
ng và năng suất khai thác ven bờ 51
5.3. Hiện trạng khai thác nguồn lợi ở vùng biển Việt Nam 53
5.4. Hiệu quả kinh tế của các loại nghề khai thác ven bờ 58
5.4.1. Chi phí hoạt động và lợi nhuận 59
5.4.2. Lợi nhuận trung bình tính trên lao động 61
5.5. Những thuận lợi và khó khăn trong khai thác thủy sản ven bờ 62
5.5.1. Khó khăn 62

5.5.2. Thuận lợi 66
5.6. Tiềm năng phát triển NTTS và các ngành nghề khác liên quan 67
5.6.1.1. Số người lao động và s
ố hộ NTTS 67
5.6.1.2. Đối tượng nuôi 68
5.6.1.3. Diện tích nuôi 68
5.6.1.4. Sản lượng nuôi. 68
5.6.1.5. Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động NTTS 69
5.6.2.1. Quy mô ngành kinh tế các tỉnh ven biển 73
5.6.2.2. Tiềm năng phát triển các ngành kinh tế nhỏ, làng nghề ven biển. 74
5.6.2.3. Phân tích khó khăn, thuận lợi của các nghành nghề khác liên quan 75
5.7. Nghiên cứu quản lý cường lực khai thác ven bờ 77
5.8. Kết quả xây dựng mô hình khai thác ven bờ bền vững 86
5.8.1. Lựa chọ
n cộng đồng tham gia 86
5.8.2. Xác định cường lực khai thác và sản lượng khai thác hiệu quả 90

4
5.8.3. Các giải pháp giảm áp lực khai thác hải sản ven bờ lên nguồn lợi 92
5.8.4. Xây dựng mô hình khai thác bền vững 97
5.8.4.1. Mô hình khai thác ở xã Diễn Kim tỉnh Nghệ An: 98
5.8.4.2. Mô hình khai thác tại xã Phước Thuận, Bình Định 99
5.8.4.3. Mô hình khai thác tại xã Thới Thuận tỉnh Bến Tre 100
5.8.5. Đánh giá các mô hình: 101
5.8.6. Những bài học kinh nghiệm và điều kiện để áp dụng các mô hình chuyển đổi nghề khai
thác hải sản ven bờ 102
5.8.6.1. Điề
u kiện về hệ thống chính sách và cơ sở pháp lý 102
5.8.6.2. Sự phối hợp tốt của 3 nhà: Nhà quản lý, nhà khoa học và nhà nông 102
5.8.6.3. Điều kiện về công nghệ - kỹ thuật và khả năng tiếp nhận của người dân 104

5.9. Đề xuất hệ thống chính sách và các giải pháp nhằm quản lý bền vững nghề khai thác
hải sản ven bờ Việt Nam 105
VI. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 117
Kế
t luận 117
Đề xuất 121
TÀI LIỆU THAM KHẢO 122
PHỤ LỤC 127
Phụ lục I. Bộ mẫu phiếu điều tra 127
Phụ lục 1.3. Phiếu điều tra cấp hộ NTTS và các nghề khác 135
Phụ lục II. Kết quả điều tra về khai thác 139
Phụ lục III. Hiệu quả kinh tế của nghề khai thácven bờ 150
Phụ lục IV. Kết quả
điều tra NTTS 151
Phụ lục V. Kết quả xây dựng mô hình khai thác hải sản ven bờ theo phương thức đồng
quản lý 159
Phụ lục VI. Kỹ thuật nuôi nghêu, tôm sú tổng hợp và nuôi sò huyết 170
KỸ THUẬT NUÔI NGHÊU VÙNG BÃI TRIỀU 170
KỸ THUẬT NUÔI TÔM SÚ 172
KỸ THUẬT NUÔI SÒ HUYẾT 174















5
DANH MỤC BẢNG
Bảng Tên các bảng Trang
Bảng 1. Chiều dài trung bình (m) của phương tiện khai thác ven bờ ở các địa phương khảo sát
phân theo nhóm công suất 45
Bảng 2. Năm sử dụng phương tiện khai thác trung bình của nhóm tàu dưới 90CV 46
Bảng 3. Số ngày hoạt động trong năm của tàu ven bờ phân theo công suất (ngày) 48
Bảng 4. Số ngày hoạt động trong năm của các nghề theo địa phương 49
Bảng 5. Mùa vụ khai thác chính của các địa phương theo nghề (từ tháng – đến tháng) 50
Bảng 6. Ước tính sản l
ượng khai thác ven bờ dựa vào năng suất điều tra từ năm 2000-2004 51
Bảng 6 (tiếp theo). Ước tính sản lượng khai thác ven bờ dựa vào năng suất điều tra từ năm 2005-
2008 52
Bảng 7. Năng suất khai thác trung bình/ lao động/ năm theo nhóm nghề. 52
Bảng 8. Tỷ lệ % xu hướng sản lượng khai thác hàng năm của các tàu khảo sát 55
Bảng 9. Thống kê số lượng tàu thuyền làm nghề mang tính hủy hoại nguồn lợi cao 57
B
ảng 10. Kích thước mắt lưới (mm) ở phần giữ cá của ngư cụ trên tàu ven bờ 58
Bảng 11. Chi phí, lợi nhuận trung bình trong năm của đội tàu dưới 20 CV 59
Bảng 12. Chi phí lợi nhuận trung bình trong năm của đội tàu 20-49 CV 60
Bảng 13. Chi phí lợi nhuận trung bình trong năm của đội tàu 50-89 CV 60
Bảng 14. Thu nhập bình quân của lao động nghề cá 61
Bảng 15. Các yếu tố thuận lợi trong NTTS (Đơn vị: %) 69
Bảng 16. Tiềm năng diện tích mặt nướ
c (ha) có khả năng NTTS ở các tỉnh trọng điểm 70
Bảng 17. Tỷ lệ phần trăm các vấn đề khó khăn trong NTTS 71

Bảng 18. Chi phí và thu nhập của một số nghề ở vùng ven biển 73
Bảng 19. Tiềm năng về giải quyết việc làm ở các địa phương 74
Bảng 20. Cường lực và sản lượng khai thác tối đa cho các đội tàu khai thác ven bờ ở vùng Bắc
Bộ 77
Bảng 21. Cườ
ng lực và sản lượng khai thác tối đa cho các đội tàu khai thác ven bờ ở vùng Trung
Bộ 79
Bảng 22. Cường lực và sản lượng khai thác tối đa cho các đội tàu khai thác ven bờ ở vùng Tây
Nam Bộ 81
Bảng 23. Cường lực và sản lượng khai thác tối đa cho các đội tàu khai thác ven bờ ở vùng Đông
Nam Bộ 83
Bảng 24. Số lượng tàu thuyền xã Diễn Kim huyện Diễn Châu, Nghệ An 87
Bảng 25. Số lượng tàu thuyền xã Phước Thu
ận, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định 87
Bảng 26. Số lượng tàu thuyền xã Thới Thuận, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre 89
Bảng 27. Danh sách cộng đồng tham gia mô hình ở xã Diễn Kim Nghệ An 89
Bảng 28. Danh sách cộng đồng tham gia mô hình ở xã Phước Thuận tỉnh Bình Định 90
Bảng 29. Danh sách cộng đồng tham gia mô hình ở xã Thới Thuận tỉnh Bến Tre 90
Bảng 30. Cường lực và sản lượng khai thác tối đa ở xã Diễn Kim, Phước Thuận và Th
ới Thuận
90
Bảng 31. Hiệu quả kinh tế của các nghề tiềm năng ở xã Diễn Kim 94
Bảng 32. Hiệu quả kinh tế của các nghề tiềm năng ở xã Phước Thuận 95
Bảng 33. Hiệu quả kinh tế của các nghề tiềm năng ở xã Thới Thuận 97
Bảng 34. Tổng hợp hiệu quả kinh tế của 3 mô hình. 101
Bảng 35. Dự kiến đề xuất cắt gi
ảm cường lực khai thác ven bờ 107
Bảng phụ lục 2.1. Thống kê số tàu khai thác ven bờ cả nước giai đoạn 2000-2008 139
Bảng phụ lục 2.2. Cơ cấu tàu thuyền khai thác ven bờ cả nước theo công suất năm 2008 140
Bảng phụ lục 2.3. Cơ cấu tàu thuyền khai thác ven bờ cả nước theo nghề năm 2008 141

Bảng phụ lục 2.4. Chiều dài tàu (m) và số năm sử dụng (năm) trung bình của tàu khai thác tại
thời
điểm 2008 141
Bảng phụ lục 2.5. Số ngày hoạt động tiềm năng của các đội tàu 142

6
Bảng phụ lục 2.6. Hệ số hoạt động của các đội tàu (BAC) 142
Bảng phụ lục 2.7. Năng suất khai thác CPUE (kg/tàu/ngày) của nhóm loài bạch tuộc và cá thu
142
Bảng phụ lục 2.8. Cường lực khai thác (tàu ngày) và năng suất khai thác CPUE (tấn/tàu/ngày)
của các đội tàu khai thác ven bờ vùng Bắc Bộ 143
Bảng phụ lục 2.9. Cường lực khai thác (tàu ngày) và năng suất khai thác CPUE (tấn/tàu/ngày)
của các đội tàu khai thác ven bờ vùng Trung Bộ 143
Bảng phụ lục 2.10. C
ường lực khai thác (tàu ngày) và năng suất khai thác CPUE (tấn/tàu/ngày)
của các đội tàu khai thác ven bờ vùng Tây Nam Bộ 143
Bảng phụ lục 2.11. Cường lực khai thác (tàu ngày) và năng suất khai thác CPUE (tấn/tàu/ngày)
của các đội tàu khai thác ven bờ vùng Đông Nam Bộ 144
Bảng phụ lục 2.12. Cơ cấu tàu thuyền khai thác dưới 90 CV phân theo nghề (năm 2008) 144
Bảng phụ lục 2.13. Cơ cấu tàu thuyền khai thác dưới 90 CV phân theo nghề theo địa phương
(năm 2009) 144
Bảng phụ lục 2.14. Biến độ
ng sản lượng và năng suất khai thác giai đoạn 1981 -2008 147
Bảng phụ lục 2.15. Thống kê tổng sản lượng khai thác phân theo loài của 20 tỉnh ven biển. 148
Bảng phụ lục 2.16. Thống kê tổng sản lượng khai thác phân theo loài năm 2008 149
Bảng phụ lục 3.1. Doanh thu/lợi nhuận trung bình theo nghề (%) 150
Bảng phụ lục 3.2. Tỷ suất lợi nhuận trung bình theo nghề (%) 150
Bảng phụ lục 4.1. Số hộ làm nghề NTTS ở các địa phương 151
B
ảng phụ lục 4.2. Biến động diện tích NTTS phân theo địa phương (đv:nghìn ha) 151

Bảng phụ lục 4.3. Biến động sản lượng NTTS phân theo địa phương 152
Đơn vị:tấn 152
Bảng phụ lục 4.4. Cơ cấu giá trị sản xuất ngành kinh tế các tỉnh ven biển năm 2008. 153
Bảng phụ lục 4.5. Biến động giá trị sản xuất khai thác và nuôi trồng giai đoạn 1996-2007 153
Bảng phụ lục 4.6. Các đối t
ượng nuôi chính ở các địa phương 154
Bảng phụ lục 4.7. Chi phí và lợi nhuận trung bình của một hộ nuôi theo khảo sát 155
Bảng phụ lục 4.8. Số làng nghề và làng nghề truyền thống tại địa phương. 156
Bảng phụ lục 4.9. Sản lượng và công suất khai thác điều tra cấp chính quyền từ 1991-2008 156
Bảng phụ lục 4.10. Sản lượng và cường lực hiệu quả cho đội tàu khai thác tỉnh Bến Tre (cả ven
b
ờ và xa bờ). 157
Bảng phụ lục 4.11. Một số nghề tiềm năng ở các địa phương theo kết quả điều tra của Viện
NCNT TS III 157
Bảng phụ lục 5.1. Quyết định thành lập mô hình khai khai thác hải sản ven bờ ở Nghệ An. 159
Bảng phụ lục 5.2. Quyết định thành lập mô hình khai thác hải sản ven bờ ở Bình Định 161
Bảng phụ lục 5.3. Quyết định thành lập mô hình khai thác h
ải sản ven bờ ở Bến Tre 162
Bảng phụ lục 5.4. Quyết định ban hành quy chế hoạt động của mô hình khai thác hải sản ven bờ
ở Nghệ An 163
Bảng phụ lục 5.5. Quyết định ban hành quy chế hoạt động của mô hình khai thác hải sản ven bờ
ở Phước Thuận, Bình Định. 164
Bảng phụ lục 5.6. Quyết định ban hành quy chế hoạt động của mô hình khai thác hải sản ven bờ
ở Thớ
i Thuận, Bến Tre 165
Bảng phụ lục 5.7. Danh sách các hộ dân tham gia mô hình ở Nghệ An năm 2008 166
Bảng phụ lục 5.8. Danh sách các hộ dân tham gia mô hình ở Nghệ An năm 2009 166
Bảng phụ lục 5.9. Hiệu quả của mô hình nuôi nghêu tại Nghệ An, năm 2009 166
Bảng phụ lục 5.10. Danh sách các hộ dân tham gia mô hình ở Nghệ An trong niên vụ 2010. 166
Bảng phụ lục 5.11. Kết quả đo các yếu tố môi trường vùng nuôi Nghệ An 167

Bảng phụ lục 5.12. Nghề khai thác và thu nhập c
ủa các hội viên trước khi tham gia mô hình ở
Bình Định 167
Bảng phụ lục 5.13. Các thông số đầu tư của mô hình năm 2008 168
Bảng phụ lục 5.14. Tổng kết thu hoạch của mô hình năm 2008 168
Bảng phụ lục 5.15. Các thông số đầu tư của mô hình năm 2009 168

7
Bảng phụ lục 5.16. Tổng kết thu hoạch của mô hình năm 2009 169
Bảng phụ lục 5.17. Đánh giá thiệt hại do cơn bão số 11 (bão Mariane) gây nên năm 2009 169
Bảng phụ lục 5.18. Danh sách những hộ dân tham gia xây dựng mô hình chuyển đổi nghề ở Bến
Tre năm 2009 169
Bảng phụ lục 5.19. Danh sách những hộ dân tham gia xây dựng mô hình chuyển đổi nghề ở Bến
Tre vụ năm 2010 170



































8
DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình Tên các hình Trang
Hình 1. Biến động sản lượng và năng suất khai thác giai đoạn 1981 đến 2008 24
Hình 2. Sơ đồ phương pháp tiếp cận của đề tài 25
Hình 3. Mô hình khai thác bền vững tổng quát 38
Hình 4. Biến động số lượng tàu khai thác giai đoạn 2000-2009. 43
Hình 5. Năng suất khai thác ven bờ (CPUE) ở vùng biển Bắc Bộ 53
Hình 6. Năng suất khai thác ven bờ (CPUE) ở vùng biển miền Trung 54
Hình 7. Năng suất khai thác ven bờ (CPUE) ở vùng Đông Nam Bộ 54
Hình 8. Năng suất khai thác ven bờ

(CPUE) ở vùng Tây Nam Bộ 54
Hình 9. Thành phần cá tạp, cá con bị khai thác (Ảnh: RIA3) 56
Hình 10. Tỷ lệ phần trăm trình độ học vấn của người dân ven biển 62
Hình 11. Tỷ lệ phần trăm các vấn đề xã hội 63
Hình 12. Tỷ lệ phần trăm xu hướng nguồn lợi 64
Hình 13. Tỷ lệ phần cá rủi ro trong khai thác hải sản 64
Hình 14. Tỷ lệ phần các mâu thuẫn trong khai thác hải sản 64
Hình 15. Tỷ lệ phần trăm ý đị
nh chuyển đổi nghề 65
Hình 16. Tỷ lệ phần trăm về việc hỗ trợ vốn 66
Hình 17. Tỷ lệ phần trăm các vấn đề xã hội 66
Hình 18. Tỷ lệ phần trăm tham gia các hiệp hội 67
Hình 19. Tương quan cường lực khai thác và CPUE nhóm công suất dưới 20CV vùng Vịnh Bắc
Bộ 78
Hình 20. Tương quan cường lực khai thác và CPUE nhóm công suất 20 – 49 CV vùng Vịnh Bắc
Bộ 78
Hình 21. Tương quan cường lực khai thác và CPUE nhóm công suất 50 - 89CV vùng Vịnh B
ắc
Bộ 79
Hình 22. Tương quan cường lực khai thác và CPUE nhóm công suất dưới dưới 20CV vùng biển
miền Trung 80
Hình 23. Tương quan cường lực khai thác và CPUE nhóm công suất 20 - 49CV vùng biển miền
Trung 80
Hình 24. Tương quan cường lực khai thác và CPUE nhóm công suất 50 - 89CV vùng biển miền
Trung 81
Hình 25. Tương quan cường lực khai thác và CPUE nhóm công suất dưới 20CV vùng Tây Nam
Bộ 82
Hình 26. Tương quan cường lực khai thác và CPUE nhóm công suất 20 - 49 CV vùng Tây Nam
Bộ 82
Hình 27. Tương quan cường lực khai thác và CPUE nhóm công suất 50 - 89 CV vùng Tây Nam

Bộ 83
Hình 28. Tương quan cường l
ực khai thác và CPUE nhóm công suất dưới 20 CV Đông Nam Bộ
84
Hình 29. Tương quan cường lực khai thác và CPUE nhóm công suất 20 - 49 CV Đông Nam Bộ
84
Hình 30. Tương quan cường lực khai thác và CPUE nhóm công suất 50-89 CV Đông Nam Bộ 85
Hình 31. Mối tương quan giữa CPUE (tấn/CV) với cường lực khai thác (CV) ở xã Diễn Kim tỉnh
Nghệ An 91
Hình 32. Mối tương quan giữa CPUE (tấn/CV) với cường lực khai thác (CV) ở xã Phước Thuận
tỉnh Bình Định 92
Hình 33. Mối tương quan giữa CPUE (tấn/CV) với c
ường lực khai thác (CV) ở xã Thới Thuận
tỉnh Bến Tre 92

9

BẢNG CHÚ GIẢI CÁC KÝ HIỆU VÀ THUẬT NGỮ VIẾT TẮT

BTS: Bộ Thủy Sản (Nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn).
Bộ NN&PTNT: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
CPUE: Năng suất khai thác
FAO: Tổ chức Nông Lương Liên hiệp quốc
GDP: Tổng sản phẩm quốc nội
NACA: Mạng lưới Trung tâm Nuôi trồng Thủy sản Châu Á - Thái Bình Dương
ASEAN: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
SEAFDEC: Trung tâm phát triển nghề cá Đông Nam Á.
ALMRV: Dự án đánh giá nguồn lợi sinh vật biển Việt Nam.
UNPF: Quỹ dân số Liên hợp quố
c.

SUMA: Hợp phần hỗ trợ nuôi trồng hải sản bền vững của Đan Mạch
RIA3: Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III
KT&BVNL TS: Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản
NTTS: Nuôi trồng thủy sản
UBND: Ủy ban nhân dân.
GRW: Tốc độ sinh trưởng trọng lượng
GRL: Tốc độ sinh trưởng chiều dài
L: Chiều dài (cm)
W: Khối lượng (g)
TB: Giá trị trung bình
SD: Độ lệch chuẩn.
BB: Bắc B

BTB: Bắc Trung Bộ
NTB: Nam Trung Bộ
NB: Nam Bộ
CP: Chi phí
LN: Lợi nhuận
MSY: Sản lượng khai thác tối đa
F
MSY
: Cường lực khai thác tối đa

10
TÓM TẮT ĐỀ TÀI

Khai thác hải sản ven bờ nước ta còn mang nhiều nét truyền thống với quy mô tàu
thuyền nhỏ, công nghệ và phương pháp khai thác lạc hậu so với các nước trong khu vực
và trên thế giới. Ngư dân chủ yếu dựa trên các kinh nghiệm cổ truyền với nhiều loại nghề
và phương tiện khai thác khác nhau như lưới kéo, lưới vây, lưới rê, nghề câu, lưới rùng,

lưới mành, lưới vó, nghề bẫy, lưới chụp,…
Đi đôi với nhữ
ng tăng trưởng nhanh trong một thập kỷ vừa qua, nghề khai thác hải
sản ven bờ đang phải đối mặt với những thách thức to lớn: Nguồn lợi vùng biển ven bờ
đang bị cạn kiệt, năng suất khai thác trên một đơn vị cường lực tàu giảm nhanh chóng,
tình trạng cạnh tranh trong khai thác hải sản diễn ra ngày càng quyết liệt, quy mô tàu
thuyền nhỏ, công nghệ và kỹ thuật khai thác lạc hậu, hoạ
t động khai thác xa bờ còn nhiều
yếu kém… Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải
pháp phát triển bền vững nghề khai thác ven bờ đang là vấn đề rất cấp bách hiện nay.
Đây được xem là cơ sở quan trọng trong việc hoạch định các chính sách đầu tư, phát
triển và quản lý nghề cá ven bờ. Như vậy để phát triển bền vững nghề khai thác hải sả
n
không chỉ là tăng trưởng kinh tế thủy sản hợp lý, mà phải bảo đảm tính bền vững về môi
trường sinh thái, nguồn lợi và ổn định xã hội. Chính sách giảm bớt số lượng tàu thuyền là
rất cần thiết, đặc biệt là những loại tàu thuyền nhỏ khai thác vùng ven bờ, nơi mà trữ
lượng nguồn lợi được cho là đã khai thác quá mức hoặc là cạn kiệt từ nhiều năm nay.
Trong thực tế để giảm số lượng các tàu thuyền khai thác ven bờ là một khó khăn rất lớn
đối với ngành thủy sản nước ta trong điều kiện hiện nay. Ngư dân Việt Nam phần đông
còn rất nghèo khó, mang nặng tính chất truyền thống và thói quen nghề nghiệp (cuộc
sống đã gắn liền với nghiệp biển). Bên cạnh đó nguồn tài chính của Nhà nước đầu tư cho
các hoạt độ
ng này còn rất hạn chế. Nhà nước sẽ không có đủ tài chính để thực hiện một
chương trình là thu mua lại tàu thuyền của ngư dân nhằm cắt giảm số lượng tàu thuyền
cũ, khai thác ven bờ quá nhiều và không có hiệu quả hiện nay (biện pháp mà Chính phủ
Thái Lan đã thực hiện). Để giải quyết vấn đề này chúng ta cần phải có một chương trình,
quy hoạch mang tính chất tổng thể và toàn diện, với các giải pháp th
ực hiện đồng bộ có
sự tham gia của nhiều Bộ, ngành, tổ chức liên quan,… đặc biệt là của cộng đồng ngư
dân. Để thực hiện được điều này một trong những vấn đề then chốt ở đây là phải có các

nguồn vốn tín dụng để cho ngư dân vay với lãi suất thấp trong một thời gian nhất định
(có thể là dài hạn) nhằm hỗ trợ cho người dân có thể
chuyển đổi, thích nghi với cách làm

11
ăn mới, một cuộc sống mới. Đây là một trong những yếu tố quyết định để giảm bớt các
tàu thuyền khai thác ven bờ.
Vấn đề bảo vệ nguồn lợi thủy sản đã được Nhà nước ta quan tâm hơn từ lâu, đến
nay Chính phủ và Bộ Thủy sản (nay là Bộ NN&PTNT) đã ban hành 42 văn bảng luật có
liên quan đến khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản bao gồ
m: Luật thủy sản 2003; 07
Nghị định Chính phủ; 08 Chỉ thị; 08 Thông tư và 18 Quyết định. Tuy đã qua nhiều năm
nhưng tình trạng phá hoại nguồn lợi thủy sản của các hình thức khai thác như xung điện,
sử dụng chất nổ, chất độc và sử dụng các loại ngư cụ không có tính chọn lọc như te, xiệp,
lưới kéo đã và đang diễn ra hết sức nghiêm trọng trên di
ện rộng. Các nghề khai thác hải
sản ven bờ phổ biến rộng rãi ở hầu hết các tỉnh ven biển nước ta.
Để đề xuất được các giải pháp phát triển bền vững ngành khai thác hải sản nói
chung và khai thác hải sản ven bờ nói riêng, cần phải thực hiện đề tài “Nghiên cứu đề
xuất các giải pháp phát triển bền vững nghề khai thác hải sản ven bờ Việt Nam”. Đề
tài này sẽ tiế
p tục giải quyết những tồn tại của các nghiên cứu trước đây, đồng thời sử
dụng những kết quả nghiên trước và khảo sát thực tế để đưa ra các giải pháp kinh tế, kỹ
thuật và các giải pháp cần thiết khác giúp việc phát triển bền vững nghề khai thác cá ven
bờ Việt Nam.
• Mục tiêu đề tài:
Cung cấp cơ sở khoa học cho việc quản lý nghề khai thác hả
i sản ven bờ theo
hướng bền vững.


• Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 01 năm 2007 đến tháng 12 năm 2009.
• Cách tiếp cận vấn đề:
Thu thập các thông tin về khai thác ven bờ (thông tin sơ cấp và thông tin thứ cấp)
trên phạm vi cả nước bao gồm: số lượng, cơ cấu tàu thuyền theo nghề, theo công suất,
sản lượng khai thác và cơ cấu sản lượng theo loài, theo nghề; điều tra hiệu quả kinh tế xã
hội của các đội tàu thuộc các nhóm công suất khác nhau. Sau
đó, xác định ngưỡng khai
thác tối đa bao gồm sản lượng khai thác tối đa (MSY) và cường lực khai thác tối đa
(f
MSY
) theo mô hình Schaefer (1954). Song song với điều tra khai thác, đề tài đã điều tra
về NTTS và các ngành nghề khác ở các địa phương. Đồng thời, xây dựng các mô hình
chuyển đổi nghề khai thác hải sản ven bờ mang tính xâm hại nguồn lợi sang các ngành
nghề khác. Từ đó, phân tích, đánh giá và đề xuất các hệ thống chính sách và các giải
pháp nhằm quản lý nghề khai thác hải sản ven bờ một cách bền vững.

12
• Nội dung đề tài:
- Thu thập số liệu về đội tàu khai thác ven bờ: Số lượng tàu, cơ cấu tàu khai thác ven bờ
phân theo nghề, phân theo công suất, năm sử dụng, giá trị mua sắm…
- Điều tra ngư cụ, cường độ khai thác trong năm: Ngư cụ, kích thước mắt lưới, giá trị
mua sắm ngư cụ, hệ số hoạt động (khai thác) của tàu…
- Điều tra sản lượng khai thác: sản lượ
ng phân theo nghề, sản lượng phân theo loài…
- Hiệu quả kinh tế của các loại nghề khai thác ven bờ.
- Điều tra tình hình NTTS và các ngành nghề khác thay thế sinh kế.
- Nghiên cứu các giải pháp quản lý cường lực khai thác ven bờ.
- Xây dựng mô hình khai thác bền vững.
- Đề xuất hệ thống chính sách và các giải pháp nhằm quản lý bền vững nghề khai thác hải
sản ven bờ: các mô hình chuyển đổi nghề nghiệp hiệu quả; các cơ sở pháp lý; các biện

pháp hỗ
trợ, các biện pháp thực thi và bảo vệ nguồn lợi ven bờ…
• Kết quả đề tài:
+ Điều tra được 5.452 phiếu khai thác và 2.166 phiếu nuôi trồng và các ngành nghề khác
liên quan.
+ Xác định được cường lực khai thác, sản lượng khai thác theo các lớp công suất, nhóm
loài ở 4 vùng. Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nam Bộ và Đông Nam Bộ.
+ Xác định các loại ngành nghề khai thác ven bờ hiệu quả, kém hiệu quả.
+ Xác định các nghề tiềm năng chuyể
n đổi sinh kế cho các vùng.
+ Xây dựng 3 mô hình khai thác hải sản ven bờ tại Nghệ An, Bình Định và Bến Tre.
+ Đề xuất hệ thống chính sách và các giải pháp nhằm quản lý bền vững nghề khai thác
hải sản ven bờ Việt Nam.
+ Hướng dẫn 3 sinh viên thực hiện đồ án tốt nghiệp.
+ Đăng được 5 bài báo và 1 chuyên đề: Bản tin phục vụ lãnh đạo và thực hiện 3 đoạn
phim tư liệu về xây dựng mô hình chuyển
đổi nghề nghiệp từ khai thác hải sản ven bờ
sang các ngành nghề khác theo hướng đồng quản lý tại Nghệ An, Bình Định và Bến Tre.
Kết luận: Đề tài đã thực hiện đầy đủ các sản phẩm được giao và hoàn thành 100%
khối lượng công việc theo yêu cầu.

13
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tổng quan về nguồn lợi và biện pháp quản lý nguồn lợi trên Thế giới
Sản lượng khai thác và NTTS trên thế giới năm 2002 đạt khoảng 154 triệu tấn.
Tổng sản lượng thủy sản trên thế giới năm 2003 giảm khoảng 1% so với năm 2002; trong
đó, sản lượng khai thác giảm khoảng 2% từ năm 2000 đến 2002. Sản lượng khai thác hải
sản trên thế giới năm 2002 là 93,2 triệu tấn, chiế
m 60,5% trong tổng sản lượng thủy sản.
Tuy nhiên, nếu tính trên đầu người thì lượng thực phẩm khai thác giảm nhẹ từ 10,8 kg

năm 1997 xuống còn 9,8 kg năm 2002 (FAO, 2004).
Từ năm 1970 đến năm 2000 trữ lượng cá giảm từ 10 - 25%. Việc khai thác quá
mức vẫn còn gia tăng ở nhiều quốc gia, do đó các chương trình khôi phục trữ lượng và
ngăn chặn việc khai thác quá mức cần phải thực hiện nhanh chóng ở mỗi quố
c gia. Trong
tổng số 16 vùng nghiên cứu, khảo sát thì có tới 12 vùng nguồn lợi đã bị khai thác quá
mức hoặc khai thác trên 70% trữ lượng. Điều này cho thấy chúng ta đã vượt qua ngưỡng
khai thác cực đại và cần phải có những biện pháp quản lý để hạn chế việc khai thác
nguồn lợi (FAO, 2004).
Theo dự báo, đến năm 2030 nhu cầu thực phẩm hải sản cho toàn cầu là 183 triệu
tấn, nhưng khả năng cung cấ
p ước tính chỉ đạt 150-160 triệu tấn. Sản lượng khai thác chỉ
cung cấp được khoảng 80 đến 100 triệu tấn. Lượng thực phẩm hải sản thiếu hụt chỉ trông
chờ vào NTTS. Sản lượng nuôi trồng trên thế giới vẫn còn tiếp tục gia tăng. Sản lượng
NTTS trên thế giới năm 2002 là 40 triệu tấn, tăng khoảng 6% so với năm 2000 (FAO,
2004).
Theo báo cáo của Quỹ dân số liên hiệp quố
c (UNPF), hơn 2/3 nguồn lợi hải sản
trên thế giới bị khai thác quá mức. Đến năm 2025, dân số thế giới đạt 9,3 tỷ người thì
nhu cầu thực phẩm thủy sản càng gia tăng. Điều này có thể làm cho hoạt động nghề cá
chuyển sang quy mô lớn hơn và việc sử dụng các ngư cụ hủy diệt cũng gia tăng nhằm
khai thác cá triệt để. Theo chương trình bảo vệ môi trường c
ủa Liên hiệp quốc, các
phương pháp khai thác hủy diệt là mối đe dọa lớn nhất vì nó không những làm cho nguồn
lợi suy giảm một cách nhanh chóng nhất mà còn tàn phá hệ sinh thái cần thiết cho sinh
sản, sinh trưởng, tồn tại và phát triển của sinh vật (FAO, 2004).
Để hướng đến phát triển bền vững có sự tham gia của cộng đồng, thông qua FAO
và Hội nghị thượng đỉnh phát triển bền vững thế giới tổ chức tạ
i Nam Phi năm 2002, các
quốc gia đang xúc tiến mở rộng chính sách và quản lý tập trung vào việc bảo vệ nguồn


14
lợi và hệ sinh thái. Các vấn đề quản lý quan trọng nhất cần đề cập đến là ảnh hưởng của
nghề cá đến sinh cảnh, quần thể và mối tương tác sinh thái học cũng như các hoạt động
trong đất liền và sự thay đổi khí hậu. Đa số các loại ngư cụ khai thác không có tính chọn
lọc đã làm gia tăng việc loại bỏ cá khai thác chưa đạt kích thước thương phẩm trên biể
n.
Do việc loại bỏ cá này đã làm tăng áp lực khai thác lên nguồn lợi có thể dẫn đến việc
khai thác quá mức, ảnh hưởng đến một số loài đang có nguy cơ đe dọa.
Trước nguy cơ nguồn lợi suy giảm, hệ sinh thái bị tàn phá. Các tổ chức nghề cá
quốc tế ra đời với mục tiêu giảm cường lực khai thác, hồi phục nguồn lợi, cải thiện sinh
kế cho ngườ
i dân, xây dựng hệ thống quản lý nghề cá có trách nhiệm và hệ thống quản lý
khai thác theo hạn ngạch. Các tổ chức liên quan được đề cập trong các phần sau đây:
• Giảm số lượng tàu khai thác và chuyển đổi nghề nghiệp:
Trước sự gia tăng số lượng và công suất tàu thuyền, một số nước đã thực hiện
nghiêm túc việc cắt giảm số lượng tàu thuyền dư thừ
a. Việc giảm số lượng tàu công suất
nhỏ là rất cần thiết (FAO, 2004).
Xu hướng chuyển đổi lực lượng khai thác sang NTTS cũng đang diễn ra ở nhiều
quốc gia khác. Các nước có nền công nghiệp phát triển, đặc biệt là Nhật Bản và Châu
Âu, lực lượng lao động trong khai thác thủy sản giảm qua các năm. Số lượng người lao
động thủy sản ở Nhật giảm chỉ còn 243.320 người năm 2002. Hơn 90% tàu
đánh cá của
Nhật Bản có trọng tải dưới 5 tấn và số lượng loại này giảm từ giữa năm 1997 đến 2000,
đặc biệt tàu trên 50 tấn giảm 20%. Khối liên minh Châu Âu cắt giảm 2% tàu khai thác
hàng năm. Số lượng thuyền của liên minh Châu Âu giảm từ 96.000 chiếc (2000) xuống
còn 88.701 chiếc (2003) (Davidse, 2000).
Ở New Zealand, số lượng tàu khai thác trong nước giảm 1.102 chiếc và số lượng
tàu khai thác nước ngoài giảm 43 chiếc vào năm 2001. Iceland giảm 8% số lượng tàu

khai thác n
ăm 2002 và 10% trong 5 năm trước đó. Ở Nauy, có 9.569 chiếc tàu khai thác
đăng ký vào năm 2002, so với năm 2000 thì số lượng tàu giảm 48%. Từ 1983 - 1998, Hà
Lan đã giảm 32% lượng tàu thuyền và 7% cường lực khai thác (Davidse, 2000). Như vậy
việc cắt giảm số lượng tàu thuyền đã góp phần đáng kể đến việc khôi phục nguồn lợi ở
một số quốc gia (FAO, 2004).




15
• Áp dụng các mô hình toán trong quản lý khai thác thủy sản:
Cùng với sự gia tăng số lượng tàu thuyền, một số mô hình toán học về quản lý
nguồn lợi cũng được ứng dụng. Các mô hình này là sự kết hợp giữa sinh học và kinh tế
học (Hannesson, 1978). Có hai loại mô hình được đưa ra để dự báo đàn cá khai thác là
mô hình giải tích và mô hình Holistic. Mô hình giải tích gồm có mô hình Beverton và
Holt (1957), mô hình Thompson và Bell (1934). Trong đó mô hình Thompson và Bell
được sử dụng nhiều nhất hiện nay để dự báo
đàn cá khai thác ở vùng biển nhiệt đới. Tuy
nhiên mô hình này lại đòi hỏi nhiều thông số, số liệu chi tiết và khó khăn trong thực hiện.
Các mô hình Holistic đánh giá toàn bộ đàn cá, toàn bộ cường lực khai thác và tổng
sản lượng khai thác nhưng không cần sử dụng các tham số sinh trưởng, tử vong hoặc
chọn lọc ngư cụ theo chiều dài hoặc độ tuổi cá.
Mô hình Schaefer (1954) và mô hình Fox (1970) là hai mô hình chính trong mô
hình Holistic. Hai mô hình toán này đơn giản, yêu cầu ít số liệu hơn nh
ằm dự báo sơ bộ
đàn cá khai thác. Hai mô hình này được áp dụng khi có các số liệu đánh giá về tổng sản
lượng đàn cá, hiệu quả khai thác (sản lượng/cường lực khai thác) và cường lực khai thác
của nhiều năm. Kết quả sẽ tin cậy hơn khi số liệu của các năm càng nhiều (Gordon,
1954). Các mô hình cho phép tính toán hiệu quả kinh tế và sinh học trong thủy sản, khả

năng dự báo, lập kế hoạch và
điều chỉnh số lượng thuyền và cường lực khai thác tốt hơn.
Hiện nay, trên thế giới mô hình Shaefer và Fox cũng được áp dụng ở vùng biển Mexico
và vịnh California từ năm 1980-1991 để xác định cường lực khai thác và sản lượng khai
thác tối đa cho nghề khai thác tôm biển (Medina và Soto, 2003). Ở Châu Á, mô hình này
cũng được áp dụng cho nghề cá nổi tại Thái Lan và đề xuất giảm từ 40-50 % số lượng
tàu thuyền hiện có (FAO, 2001), Philippines (Mc Manus, 1997), Mô hình được sử
dụng ở
Cam Pu Chia để xác định sản lượng và cường lực khai thác tối đa cho nghề cá thu bằng
cách sử dụng sản lượng từ 1996-2006 (Puthy, 2007), Trong đó có Mexico và Thái Lan
và Cam Pu Chia đã sử dụng thành công hai mô hình này. Bên cạnh một số nước thành
công, cũng có những nước áp dụng không thành công, đó là Bangladesh khi áp dụng tính
cho loài cá cơm (Ahmed, 1991) do cơ sở dữ liệu nghề cá không đủ thông tin, công tác
thống kê chưa đầy đủ và còn nhiều sai số,
• Áp dụng h
ệ thống quản lý nghề cá có trách nhiệm:
Mặc dù việc khai thác quá mức ở Châu Âu được xem xét hơn 20 năm, nhưng liên
minh Châu Âu vẫn chưa thành công trong công tác quản lý thủy sản bền vững. Nhà nước

16
đã trợ giá hàng triệu Euro vào ngành công nghiệp đánh bắt hải sản đã làm cho số lượng
tàu công suất lớn gia tăng nhanh. Việc xây dựng hệ thống quản lý mới là quyền khai thác
có trách nhiệm cho người dân, trong đó mọi người dân xem nguồn lợi thủy sản là tài sản
chung và cần phải được bảo vệ (Steffen Hentrich và Markus Salomon, 2005). Với hệ
thống quản lý này cho thấy nguồn lợi phần nào cũng đã được hồi phục. Tuy nhiên, 2/3
trữ lượng cá ở vùng này vẫn không được quản lý một cách bền vững (OSPAR, 2000),
Một ví dụ điển hình là cá tuyết (Gadus morhua) ở biển Bắc, trữ lượng của nó đã nằm
dưới ngưỡng an toàn sinh học vì Hội đồng khai thác biển quốc tế (ICES) đã dự báo sai
sản lượng khai thác của cá tuyết nhỏ hơn so với sản lượng khai thác thực tế: tổng sản
lượng khai thác cho phép của cá tuyết là 31.200 tấn, trong khi đó ICES dự báo sản lượng

khai thác lên đến 77.997 tấn (ICES, 2004). Điều đó đã làm cho trữ lượng cá tuyết giảm
đáng kể và cuối cùng ICES đã đề nghị ngưng khai thác cá tuyết ở biển Bắc (EU
Commission, 2003).
• Sự ra đời của các tổ chức quốc tế và hệ thống quản lý khai thác theo hạn
ngạch
Đầu những năm 1980, do nguồn lợi thủy sản càng ít trong khi đó số lượng thuyền
khai thác quá nhiều. Chính phủ và ngành công nghiệp đánh bắt hải sản New zealand
nhận thấy rằng cần phải có một hệ thống quản lý mới trong khai thác hải sản. Vào tháng
10 năm 1986, sau 2 năm lập kế hoạ
ch và thẩm định, hệ thống quản lý hạn ngạch được áp
dụng. Nguyên tắc của khai thác hạn ngạch là các cá nhân hay công ty đăng ký sẽ được
quyền khai thác với một số lượng nhất định của một loài nào đó. Hạn ngạch đã trở thành
một dạng tài sản và có thể cho thuê, bán và chuyển nhượng (Jeanette Fitzsimons, 2002).
Theo sau hệ thống quản lý khai thác bằng hạn ngạch, trong những thập niên qua
có nhiều quốc gia áp dụng hệ
thống quản lý định mức khai thác cá nhân (ITQ). Thông
qua quy định này, người dân có thể chuyển nhượng, bán hoặc cho thuê như tài sản của
mình. Nhiều quốc gia đã áp dụng thành công hệ thống quản lý này như Canada, Úc,
Chile, Namibia, Mỹ, New Zealand, Hà Lan và Iceland. Theo kiểu quản lý này, có nhiều
dẫn chứng cho thấy trữ lượng đã được hồi phục (Arnason, 2002; Hatcher và cộng sự,
2002, Newell và cộng sự, 2002). Năm 1995, hiệp định liên hiệp quốc về bảo vệ nguồn lợ
i
và trữ lượng cá di cư của chính phủ Nauy là bước đi đúng hướng để bảo vệ và hồi phục
nguồn lợi hải sản dựa vào nghề cá có trách nhiệm. Để thực hiện thành công, Chính phủ

17
Nauy đã đầu tư rất nhiều nghiên cứu về đánh giá trữ lượng cá. Chính vì thế nghề thủy sản
Nauy đứng thứ 2 sau ngành dầu khí (Bjarne Myrstad, 2004).
Năm 1981, Ở Châu Á, chính sách đăng ký thuyền khai thác bắt đầu ở Malaysia.
Theo chính sách này thì kích thước tàu thuyền, loại ngư cụ và vùng khai thác phải đăng

ký. Việc hạn chế người khai thác dựa vào hệ thống hạn ngạch một khi nguồn lợi có nguy
cơ suy giảm. Đối với các tàu khai thác truyề
n thống thì hoạt động trong vùng 5 hải lý
(loại A), Các tàu lưới kéo và lưới rùng có công suất nhỏ hơn 40 CV thì khai thác ngoài
vùng 5-12 hải lý (loại B). Các tàu lưới kéo có công suất nhỏ hơn 70 CV thì được khai
thác ở vùng từ 12-30 hải lý (loại C). Ngoài 30 hải lý thì cho phép tất cả các tàu thuyền
được khai thác (FAO, 2004).
Theo Jeanette Fitzsimons (2002), khai thác hạn ngạch cũng không thể đảm bảo
tính bền vững, mặc dù nó đã cải thiện quản lý nguồn lợi tốt. Khai thác hạn ngạch tốt chỉ
khi chúng ta có đầy
đủ cơ sở dữ liệu về trữ lượng cá, tốc độ khôi phục quần thể, tỷ lệ tử
vong, mức đe dọa sinh thái. Tuy nhiên hầu hết chúng ta không có dữ liệu chính xác như
vậy và hạn ngạch chỉ mang tính dự báo khoa học. Khoảng 15% trữ lượng cá chúng ta
không có đầy đủ dữ liệu. Hầu hết các nghiên cứu về trữ lượng chỉ tập trung đánh giá đơn
loài mà bỏ qua tác độ
ng đa loài (Jeanette Fitzsimons, 2002).
Các đánh giá cho thấy nguồn lợi thủy sản trong khu vực Châu Á đang có nguy cơ
suy giảm trầm trọng, khai thác quá mức đang xảy ra trong khu vực. Điều này cho thấy
chưa có biện pháp quản lý khai thác hiệu quả trong vùng. Do đó các nước cần phải thiết
lập các chương trình bảo vệ để khôi phục nguồn lợi bằng cách giảm số lượng tàu thuyền
và cường lực khai thác. Các chiến lược cầ
n phải thực hiện ở cấp quốc gia và tập trung
vào phát triển hệ thống khai thác theo hạn ngạch (Ilona và cộng sự. 2006).
Năm 1998, SEAFDEC đã phát triển kế hoạch chiến lược để đánh giá hoạt động
trong vùng trong vòng 30 năm. Kế hoạch chiến lược của SEAFDEC là giúp đỡ các nước
thành viên để thực hiện nghề cá bền vững. Mục tiêu của kế hoạch là: (1) thực hiện các
biện pháp kỹ thuậ
t để xác định chính sách và quyền ưu tiên trong vùng, (2) xúc tiến hợp
tác thực hiện chính sách gần gũi hơn nữa giữa các nước thành viên ASEAN. Theo kế
hoạch chiến lược này, các mục tiêu này đã đem lại hiệu quả cao giữa các nước thành

viên. Một trong những thành tựu đạt được là xây dựng bộ quy tắc ứng xử trong nghề cá
có trách nhiệm (Code of Conduct for Responsible Fisheries, CCRF) với sự hợp tác của
FAO (1995). CCRF đã xây dựng các nguyên tắc và tiêu chuẩn quốc t
ế cho nghề cá có

18
trách nhiệm để đảm bảo việc khai thác nguồn lợi thủy sản một cách bền vững.
SEAFDEC đã xuất bản nhiều bản hướng dẫn về quản lý nghề cá (2003), khai thác thủy
sản (2000), phát triển NTTS (2001) và các phương pháp bảo quản và chế biến sau thu
hoạch. Ngoài ra, SEAFDEC cũng ban hành một số quy định về buôn bán thủy sản, các
chỉ số nghề cá bền vững, NTTS thân thiện với môi trường, thống kê nghề cá, các tiêu
chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm (HACCP) và danh mục các loài nguy cơ và tuyệt
chủng,… Theo sau kế hoạch chiến lược của SEAFDEC thì nhóm tư vấn thủy sản giữa
các nước ASEAN và SEAFDEC (FCG) được hình thành năm 1998 nhằm xúc tiến trao
đổi hàng năm về các quy định, chính sách giữa các nước ASEAN và SEAFDEC. Chương
trình hành động về quản lý khai thác thủy sản của SEAFDEC bao gồm: Thiết lập và thực
hiện chính sách quản lý thủy sản, phân quyền quản lý thủy sản
ở mức cộng đồng địa
phương thông qua đăng ký sản xuất, cải tiến hệ thống đăng kiểm tàu bè. Đảm bảo cộng
đồng chung sức xây dựng các quy định quản lý nguồn lợi thông qua các quá trình tư vấn,
quản lý giám sát để hỗ trợ việc thi hành các quy định này. Sử dụng tối đa nguồn nước
ven bờ thông qua các chương trình bảo vệ nguồn lợi như thả rạn nhân tạo, khuy
ến khích
hợp tác nghiên cứu đánh giá tác động môi trường, thả cá và phát triển nguồn nhân lực để
thực hiện các chương trình này. Hợp tác và phân quyền thu thập, sử dụng số liệu giữa các
nhà quản lý nghề cá và các nhà quản lý khác liên quan đến an toàn thực phẩm, thương
mại, đăng ký tàu thuyền, nuôi trồng thủy sản và phát triển nông thôn. Sử dụng tối đa hệ
thống thống kê thủy sản dựa trên các kết quả hàng n
ăm để thi hành quyết định và lập kế
hoạch quản lý.

1.2. Tình hình quản lý bền vững nghề khai thác hải sản trong nước
1. 2.1. Tình hình nghiên cứu nghề cá
Nghiên cứu về nguồn lợi và khai thác hải sản ở Việt Nam đã được quan tâm từ
lâu. Từ những năm 1960 Viện Nghiên cứu Hải sản đã thực hiện tại vịnh Bắc Bộ, đến
1972 tại miền Nam có chương trình khảo sát tiềm năng nguồn lợi của FAO. Tuy nhiên
các nghiên cứu này còn đơn giản, chư
a có phương pháp tiếp cận phù hợp vì mới chỉ dừng
ở phương pháp điều tra thống kê, đánh giá nên tốn nhiều công sức, thời gian và chi phí
rất lớn. Phương pháp sử dụng 2 mô hình Schaefer (1954) và Fox (1970) để xác định
cường lực và sản lượng khai thác tối đa trong quản lý cường lực khai thác là tiếp cận mới
ở nước ta.

19
Trong thời gian qua Chính phủ, Bộ NN&PTNT đã có nhiều nỗ lực để có thể giảm
áp lực khai thác quá mức lên nguồn lợi ven bờ. Một số chương trình, đề tài dự án đã
được phê duyệt và triển khai thực hiện nhằm chuyển đổi nghề cho ngư dân và tái tạo,
phục hồi lại nguồn lợi tự nhiên (xây dựng các khu bảo tồn biển với sự tham gia của cộng
đồng) như: Dự án thí
điểm khu bảo tồn biển Hòn Mun, Khánh Hòa; Dự án thí điểm khu
bảo tồn biển Rạn Trào, Vạn Ninh, Khánh Hòa; Dự án quy hoạch tổng thể quản lý khai
thác thủy sản đầm phá Thừa Thiên Huế; Dự án quản lý nguồn lợi thủy sản ven bờ dựa
vào cộng đồng, khu bảo tồn nguồn lợi Phù Long; Dự án xây dựng mô hình phát triển bền
vững ngành thủy sản tại Cát Bà, Hải Phòng; Dự án quản lý tổ
ng hợp vùng bờ vịnh Hạ
Long Tuy nhiên hiệu quả của các hoạt động này đưa lại còn quá ít ỏi so với yêu cầu bức
thiết của thực tế đặt ra. Một mặt là do thiếu nguồn vốn đầu tư để phát triển đồng bộ, mặt
khác chính sách và cơ chế quản lý đưa ra chưa sát với thực tế. Nhưng điều quan trọng
nhất vẫn là thiếu một mô hình t
ổ chức quản lý, thực hiện với sự tham gia đầy đủ của các
bên liên quan (người hưởng lợi), đặc biệt là vai trò của người dân chưa thực sự được chú

trọng và đánh giá đúng mức.
Một số nghiên cứu khác về điều tra cơ bản nguồn lợi hải sản và điều kiện môi
trường các vùng trọng điểm phục vụ cho mục tiêu phát triển ngành hả
i sản vùng gần bờ
như đề tài "Nghiên cứu thiết kế và áp dụng ngư cụ chọn lọc cho một số loại nghề khai
thác hải sản", từ nghiên cứu thực nghiệm đề tài đã lựa chọn được thiết bị thoát rùa biển
cho lưới kéo tôm, thiết bị thoát cá con cho lưới kéo đáy và thiết bị thoát mực con cho
lưới chụp mực. Tuy vậy, kết quả của các công trình nghiên cứu về công ngh
ệ khai thác
còn ít và hạn chế hoặc chưa triển khai áp dụng vào thực tiễn sản xuất.
Từ năm 1996-2005, dự án đánh giá nguồn lợi sinh vật biển (ALMRV) do
DANIDA hỗ trợ ngành thủy sản tại Việt Nam xác định năng suất khai thác (CPUE) và
ước tính sản lượng khai thác cho các nghề khai thác ven bờ nhưng kết quả vẫn chưa đạt
như mong muốn (Chương trình FSPS1, 1996 – 2005). Một trong những lý do là chưa xác
định đúng hệ số
hoạt động tàu thuyền (BAC), số ngày hoạt động tiềm năng.
Chúng ta đã có một số dự án (thuộc chương trình 131 của Chính Phủ) về chuyển
đổi nghề nghiệp cho ngư dân và tái tạo nguồn lợi tự nhiên. Các mô hình chuyển đổi nghề
đã được thực hiện ở một số địa phương như: Năm 1999, UBND tỉnh Khánh Hòa đã có
các biện pháp chỉ đạo trong việc chuyển đổi nghề nghi
ệp cho ngư dân làm các nghề lưới

20
kéo, xiệp điện trong đầm Nha Phu sang nuôi vẹm xanh và ương nuôi tôm hùm giống đã
thu được kết quả bước đầu, các nghề bị cấm đã giảm rõ rệt.
Năm 1999, UBND tỉnh Kiên Giang đã có các chính sách chuyển đổi cho ngư dân
đang làm các nghề cấm như te xiệp, bóng mực, lưới kéo ven bờ hoạt động tại vùng biển
của tỉnh sang các nghề lưới rê, câu… Một số mô hình chuyển đổi nghề te xiệp khai thác
ven bờ sang ngh
ề thích hợp khác không xâm hại nguồn lợi hải sản ở một số địa phương.

Mô hình chuyển đổi nghề te xiệp sang nghề nuôi cá lồng trên biển tại tỉnh Nghệ An; Mô
hình chuyển đổi nghề te xiệp sang nghề nuôi cá rô phi và cá chẽm trên cát tại tỉnh Quảng
Bình; Mô hình chuyển đổi nghề te xiệp sang nghề lưới rê cá hố tại tỉnh Quảng Bình; Hai
mô hình chuyển đổi nghề te xiệp sang nghề lưới rê cước tạ
i tỉnh Cà Mau. Hạn chế các
mô hình này là chỉ giới hạn mỗi mô hình 1 hộ ngư dân. Như vậy, để nhân rộng trên phạm
vi cả nước phải đưa ra được các chính sách chung mang tính cộng đồng. Hiện nay, do
còn thiếu nhiều cơ chế, chính sách đồng bộ nên việc chuyển đổi nghề cho ngư dân nhằm
phát triển bền vững nghề khai thác ven bờ gặp nhiều khó khăn. Để khắc phục những yếu
kém đ
ó và tiến tới xây dựng một nghề cá bền vững, chúng ta cần phải có một chiến lược,
quy hoạch phát triển tổng hợp đi đôi với các giải pháp thực hiện đồng bộ và những bước
đi thích hợp cho từng giai đoạn, điều kiện thực tế của từng vùng miền ven biển.

1.2.2. Tình hình quản lý nghề cá
Vấn đề bảo vệ nguồn lợi th
ủy sản đã được Nhà nước quan tâm hơn từ năm 1989.
Mặc dù hệ thống các văn bản pháp luật về quản lý khai thác và nguồn lợi thủy sản đã
tương đối đầy đủ và hoàn thiện, nhưng trên thực tế tình trạng đánh bắt hải sản vi phạm về
kích thước mắt lưới phần chứa cá, vi phạm về vùng khai thác, về ngư cụ khai thác, kích
thước và độ tuổ
i của đối tượng khai thác, về các phương pháp đánh bắt mang tính hủy
diệt nguồn lợi, phá hoại môi trường vẫn còn khá phổ biến ở các địa phương. Trong thời
gian vừa qua Chính phủ, Bộ Thủy sản (nay là bộ NN&PT NT) cũng đã ban hành các
quyết định về cấm khai thác các loài thủy sản (trai ngọc, cá cháy, cá chình mun,…); các
đối tượng và khu vực bị cấm khai thác có thời hạn trong 1 năm (quần đảo Cô Tô, Hòn
Mỹ, Hòn Miều-Quảng Ninh; ven b
ờ biển Cà Mau, Kiên Giang, ). Cấm phát triển các
loại nghề kết hợp ánh sáng hoạt động tại tuyến bờ và tuyến lộng; các nghề te, xiệp, xịch,
đáy trong sông, đáy biển, (Bộ Thủy sản, 2006). Đây có thể nói là việc làm rất tích cực


21
nhằm bảo vệ các loài thủy sản quý hiếm và các đối tượng khai thác mà trữ lượng bị suy
giảm nghiêm trọng hoặc có nguy cơ bị tuyệt chủng.
Với 42 văn bảng luật có liên quan đến khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản bao
gồm: Luật thủy sản 2003; 07 Nghị định Chính phủ; 08 Chỉ thị; 08 Thông tư và 18 Quyết
định ra đời được tổng kết như sau:
Thông tư số 02/2002/TT – BTS c
ủa Bộ Thủy sản ngày 06/12/2002, hướng dẫn
thực hiện nghị định số 86/2001/NĐ – CP ngày 16/11/2001 của Chính phủ về điều kiện
kinh doanh các nghề thủy sản, trong đó có quy định về tuyến khai thác: từ bờ ra 3 hải lý
từ ngày 1/1/2003 cấm các nghề te, xiệp, xịch, trũ, rùng hoạt động. Luật Thủy sản 2003
quy định rất rõ nguyên tắc hoạt động thủy sản bảo đảm hiệ
u quả kinh tế gắn với bảo vệ
tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản, tính đa dang sinh học, bảo vệ môi trường và cảnh
quan thiên nhiên. Nghị định số 27/2005/NĐ-CP ngày 8/3/2005 quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành luật thủy sản: đã phân loại các khu bảo tồn biển và phân cấp quản lý
các khu bảo tồn biển; quy định việc quản lý các khu bảo tồn vùng nước nội địa, nguồn tài
chính để tái tạo nguồn lợi thủy sản, quỹ tái tạo nguồn lợi thủy sản; giao, cho thuê mặt
nước biển và đất để nuôi trồng thủy sản. Thông tư 02/2006/TT-BTS về hướng dẫn thực
hiện Nghị định của Chính phủ số 59/2005/NĐ-CP ngày 04/05/2005 về điều kiện sản
xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sản. Nghị định 128-05 NĐ-CP quy định về xử

lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản. Nghị định số 123/2006/NĐ-CP ngày 27/10/2006 về
quản lý hoạt động khai thác thủy sản của tổ chức, cá nhân Việt Nam trên các vùng biển:
vùng biển ven bờ, vùng biển xa bờ là tuyến khơi.
Quyết định số 10/QĐ - TTg ngày
11/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển của ngành
Thủy sản đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt tại quyết định số 10/QĐ-TTg ngày 11/01/2006, trong đó có mục tiêu "đến năm

2010 tổng số tàu thuyền tham gia khai thác hải sản giữ ở mức 50.000 chiếc" với cơ c
ấu
tàu thuyền dưới 45 CV chiếm 30.000 chiếc. Để đảm bảo thực hiện mục tiêu này, việc đưa
ra các chính sách phù hợp cùng với các giải pháp sinh kế cho ngư dân thay thế các nghề
khai thác nhỏ vùng biển ven bờ là vô cùng cần thiết.
Quyết định số 79/2007/QĐ-TTg ngày 31/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt kế hoạch hành động quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2010 và định hướng
đến năm 2020 th
ực hiện công ước đa dang sinh học và Nghị định thư Cartagena về an

22
toàn sinh học: liên quan trực tiếp đến kế hoạch hành động của quốc gia về bảo vệ đa dạng
sinh học trong ngành thủy sản.
Quyết định số 10/2006/ QĐ-TTg về việc phê duyệt đề án tổng thể về điều tra cơ
bản và quản lý tài nguyên-môi trường biển đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.
Quyết định số 289/QĐ-TTg ngày 18/03/2008 của Thủ tướng Chính phủ v
ề ban
hành một số chính sách hỗ trợ đồng bào thiểu số, hộ thuộc diện chính sách, hộ nghèo, hộ
cận nghèo và ngư dân; Thông tư số 35/2008/TT-BTC ngày 25/4/2008 hướng dẫn thực
hiện Quyết định 289, Quyết định số 1381/2008/QĐ-BNN-KTBVNL ngày 6/5/2008 quy
định tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật đối với tàu cá được hỗ trợ theo Quyết định 289.
Thông tư 62/2008/TT-BNN ngày 20/5/2008 sửa đổi bổ sung một số nội dung củ
a
Thông tư số 02/2006/TT-BTS đã có định hướng về việc giảm số lượng tàu khai thác ven
bờ để bảo vệ và phát triển nguồn lợi hải sản một cách bền vững, trong đó đã quy định các
nghề và loại tàu khai thác thủy sản bị cấm hoạt động trong một số tuyến khai thác (tuyến
bờ và tuyến lộng), cấm phát triển một số nghề (các nghề kết hợp ánh sáng ho
ạt động tại
tuyến bờ và tuyến lộng; các nghề te, xiệp, xịch, đáy sông, đáy biển,…). Cấm đóng mới
tàu thuyền lắp máy công suất nhỏ làm một số nghề khai thác (tàu lắp máy công suất dưới

90CV làm nghề lưới kéo, tàu lắp máy dưới 30CV làm các nghề khác); quy định các khu
vực cấm khai thác có thời hạn, quy định kích thước mắt lưới ở phần giữ cá nhỏ nhất được
phép sử dụng c
ủa các ngư cụ, các loài thủy sản bị cấm khai thác, quy định kích thước tối
thiểu của các loài thủy sản được phép khai thác.
Quyết định số 3477/QĐ-BNN-KTBVNL ngày 12/4/2009 ban hành Quy chế
chứng nhận thủy sản xuất khẩu vào thị trường Châu Âu: trong đó quy định các hành vi
bất hợp pháp như khai thác thủy sản không có giấy phép, không thực hiện báo cáo khai
thác thủy sản và ghi nhật ký khai thác thủy sản theo quy định của pháp luật,
Đánh giá chung: Nghề
khai thác ven bờ rất đa dạng như lưới kéo, lưới vây, lưới
rê, lưới rùng, nghề mành, nghề bẫy, lưới chụp,… các nghề này đang chủ yếu tập trung ở
tuyến bờ và tuyến lộng. Sản lượng khai thác được cũng chủ yếu được cung cấp từ các
hoạt động khai thác ven bờ này. Tuy nhiên, các hoạt động khai thác ven bờ mang tính
truyền thống với quy mô tàu thuyền nhỏ, công nghệ và phương pháp khai thác lạc hậu so
với các nước trong khu vực và trên thế giới. Người dân chủ yếu dựa trên các kinh
nghiệm, trình độ dân trí thấp, rất ít người được đào tạo.

23
Trong bối cảnh đó việc nghiên cứu đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp
phát triển bền vững nghề khai thác ven bờ đang là vấn đề rất cấp bách hiện nay. Chính
sách giảm bớt số lượng tàu thuyền là rất cần thiết, đặc biệt là những loại tàu thuyền nhỏ
khai thác vùng ven bờ, nơi mà trữ lượng nguồn lợi được cho là đã khai thác quá mức
hoặc là cạn kiệt t
ừ nhiều năm nay. Việc điều chỉnh số lượng tàu thuyền và sản lượng khai
thác cần phải dựa vào các kết quả điều tra, đánh giá nguồn lợi hàng năm để hoạch định
việc duy trì số lượng tàu thuyền một cách hợp lý cho từng giai đoạn, phù hợp với từng
loại nghề, từng vùng nước khác nhau. Nghiên cứu và đưa ra các chính sách quản lý nghề
cá, đặc biệt là quả
n lý nghề cá ven bờ và xây dựng thí điểm mô hình quản lý dựa trên cơ

sở cộng đồng, đồng quản lý. Nhà nước và nhân dân cùng tham gia thực hiện quản lý
nghề cá. Trên cơ sở đó từng bước xây dựng các làng cá hiện đại, làng cá văn hóa.
Để thực hiện vấn đề này chúng ta cần phải có một chương trình, quy hoạch mang
tính chất tổng thể và toàn diện, với các giải pháp thực hiện đồng bộ có sự tham gia củ
a
nhiều Bộ, ngành, tập thể,…đặc biệt là của cộng đồng ngư dân. Tuy nhiên một trong
những khó khăn lớn nhất của ngư dân trong việc chuyển đổi nghề là việc tiếp nhận kỹ
thuật của nghề mới và nguồn vốn đầu tư sản xuất kinh doanh, chính vì vậy cần phải có
những chính sách hỗ trợ ngư dân làm nghề khai thác ven bờ để chuyển sang những lĩnh
vực hoạt động kinh tế khác như nuôi trồng, kinh doanh, cung ứng dịch vụ hậu cần nghề
cá, các hoạt động dịch vụ như du lịch, giải trí, Đến nay, các mô hình chuyển đổi nghề
khai thác ven bờ, các nghề khai thác khác xâm hại nguồn lợi cũng như mô hình cộng
đồng trong quản lý, đồng quản lý đến nay vẫn chưa được nhân rộng, gặp nhiều khó khăn
vì thiếu nhiều cơ chế, chính sách đồng bộ
và giải pháp thực thi.

1.2.3. Hiện trạng nghề cá ven bờ Việt Nam:
• Hiện trạng nguồn lợi: Trong báo cáo ”Những thách thức về tính bền vững của nguồn
lợi hải sản Việt Nam”, Chu Tiến Vĩnh (2006) có nêu kết quả đánh giá trữ lượng hải sản
của biển Việt Nam 4.060.294 tấn (trữ lượng cá nổi nhỏ khoảng 1,73 triệu tấn, cá đáy
khoảng 1,17 tri
ệu tấn, cá nổi đại dương khoảng 1,16 triệu tấn) và khả năng khai thác
1.797.118 tấn. Nguyễn Viết Nghĩa (2007) trong Báo cáo tổng kết đề tài Nghiên cứu trữ
lượng và khả năng khai thác cá nổi nhỏ ở biển Việt Nam (chưa công bố) có đánh giá kết
luận tổng trữ lượng cá biển Việt Nam là 4.829.200 tấn, trong đó trữ lượng cá nổi nhỏ là
2.744.900 tấn, cá nổi lớn là 1.156.000 tấn và cá đáy là 948.300 tấ
n.

24
Về số lượng tàu thuyền: Đối với nghề cá nước ta hiện nay, khai thác hải sản đang chủ

yếu tập trung ở tuyến bờ và tuyến lộng, các tàu có công suất máy chính nhỏ hơn 90CV
chiếm khoảng 80% tổng số tàu lắp máy trong toàn quốc (Cục KTBVNLTS, 2009). Tính
đến thời điểm tháng 12 năm 2009, cả nước ta có 108.324 phương tiện khai thác có công
suất máy dưới 90 CV. Tuy nhiên, trên thực tế nhóm tàu có công suất từ 50-89 CV làm
nghề vây, câu và chụp mực đi khai thác xa bờ là 4.983 chiếc. Trong đó, vẫn còn 5.220
chiếc thủ công (không lắp máy) tham gia khai thác (chủ yếu ở vùng Bắc Bộ). Nhóm tàu
lắp máy dưới 20 CV chiếm 54,8 % và tập trung nhiều ở vùng Bắc Bộ (22.889 chiếc),
Trung Bộ (22.644 chiếc). Nhóm tàu lắp máy từ 20 - 49 CV chiếm 27,9% và tập trung
nhiều ở vùng Trung Bộ (12.629 chiếc). Nhóm tàu lắp máy từ 50-89 CV chiếm 12,5% và
tập trung nhiều ở vùng Trung Bộ (5.930 chiếc).
• Về năng suất khai thác: Năng suất khai thác ngày càng giảm dần. Thời điểm
năm 1981, mỗi tàu khai thác có thể đạt 0,92 tấn trên mỗi CV thì đến năm 2007 giảm chỉ
còn 0,34 tấn/CV; mức giảm bình quân hàng năm là 0,02 tấn/CV. Mức giảm mạnh nhất
trong 2 năm 1992 (0,14 tấn/CV) và 1992 (0,13 tấn/CV) (Hình 1).














Hình 1. Biến động sản lượng và năng suất khai thác giai đoạn 1981 đến 2008
Sự suy giảm này bắt nguồn từ sự phát triển ồ ạt của phương tiện khai thác, trong

khi nguồn lợi tự nhiên là có hạn đã gây ra tình trạng phát triển thiếu bền vững trong
những năm qua.
Thành phần các loài cá khai thác được thì cá là đối tượng chiếm chủ yếu (chiếm
trên 70% tổng sản lượng khai thác). Còn lại là tôm chiếm gần 7%, mực chiếm gần 8% và
y = 61011x + 191159
y = -0.0344x + 1.1818
y = 0.0906x + 15.594
0
500000
1000000
1500000
2000000
2500000
1981
1982
1983
1984
1985
1986
1987
1988
1989
1990
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997

1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
Năm
Sản lượng (tấn)
0
5
10
15
20
25
Năng suất(tấn/tàu, tấn/CV)
Tấn Tấn/tàu Tấn/CV

25
trên 15% còn lại là các loài thủy sản khác như: giáp xác (cua, ghẹ, ), các loài thân mềm,
rong….
Đánh giá chung: Nghề cá nước ta chủ yếu ven bờ với quy mô nhỏ, nhóm tàu xâm
hại (te xiệp, xăm, kích điện,…) tập trung nhiều nhất Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và
Nam Bộ.
Căn cứ trên các kết quả điều tra, đánh giá nguồn lợi, quy hoạch tổng thể phát triển
ngành thủy sản đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 đã hoạch định cho việc duy

trì số lượng tàu thuyền một cách hợp lý thì chúng ta cần nghiên cứu tổ chức thực hiện
việc cắt giảm đội tàu theo quy hoạch đó cho phù hợp từng giai đoạn, phù hợp v
ới từng
loại nghề, từng vùng nước khác nhau. Đề tài áp dụng mô hình Shaefer và Fox để tính sản
lượng khai thác và cường lược khai thác tối đa cũng nhằm kiến nghị giải pháp quản lý
hợp lý đội tàu khai thác hải sản ven bờ.

II. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Cung cấp cơ sở khoa học cho việc quản lý nghề khai thác hải sản ven bờ theo
hướng bền vững.

III. CÁCH TIẾP CẬN


Hình 2. Sơ đồ phương pháp tiếp cận của đề tài

Điều tra thông tin khai thác
Điều tra nuôi trồng,
chế biến và các
ngành nghề khác
Cơ cấu sản
phẩm khai thác

Xác định ngưỡng
MSY và f
MSY
Hiệu quả kinh tế
của đội tàu khai
thác ven bờ
Cơ cấu đội tàu

và nghề nghiệp
theo nghề và theo
công suất máy tàu
Mô hình chuyển
đổi nghề nghiệp
Đề xuất hệ thống chính sách và các giải pháp nhằm quản lý
bền vững nghề khai thác hải sản ven bờ

26
- Kế thừa và phát triển các thành tựu trong nghiên cứu khoa học về khai thác và quản lý
nguồn lợi thủy sản ở trong và ngoài nước để điều tra các thông tin về khai thác, nuôi
trồng, chế biến và các ngành nghề khác.
- Để giảm tối đa chi phí, đề tài đã phối hợp với Cục KT&BVNL TS, các Chi cục
KT&BVNL TS của các tỉnh, Trung tâm Khuyến ngư các tỉnh để tiến hành điều tra, lấy số
liệu thứ cấp và phỏ
ng vấn trực tiếp các ngư dân về tại các chợ cá, bến cá, các điểm thu
mua, sổ nhật ký của chủ tàu, lao động trên tàu, tại hộ gia đình,…
- Ứng dụng các mô hình tính toán để xác định ngưỡng khai thác tối đa, cường lực khai
thác thích hợp. Đề tài sử dụng các mô hình sản lượng của Shaefer (1954) và Fox (1970)
để ước tính sản lượng khai thác và cường lực khai thác tối đa. Đây là 2 mô hình ước tính
sản lượng khai thác tối đa (MSY) và c
ường lực khai thác tối đa (F
MSY
). Cơ sở dữ liệu
phục vụ cho các mô hình toán này là thông qua quá trình thu thập sản lượng cá khai thác
ven bờ qua nhiều năm của các cơ quan trong cả nước từ những năm 2000 đến nay (Cục
KT&BVNL TS - Bộ NN&PTNT và Viện Nghiên cứu hải sản, ). Ngoài ra, nhóm đề tài
cũng lập các phiếu điều tra để điều tra bổ sung từ năm 2007-2008 để kiểm chứng tại cảng
cá và bến cá.
- Kết hợp vớ

i địa phương để xây dựng 3 mô hình chuyển đổi nghề khai thác hiệu quả ở 3
miền (Bắc, Trung, Nam). Các mô hình phải mang tính khả thi cao và phù hợp với điều
kiện thực tế của Việt Nam. Mô hình chỉ xây dựng ở một vài vùng làm thí điểm. Các vùng
được chọn phải có các tiêu chí sau: (1) là vùng có nghề khai thác ven bờ nhiều, (2) khả
năng phát triển NTTS và các ngành nghề khác, (3) cộng đồng tham gia phải là những
người trong làng hay xã ở vùng đó.
- Sau khi có đầy đủ
các thông tin về cơ cấu đội tàu, nghề nghiệp, sản lượng khai thác tối
đa, cường lực khai thác hiệu quả, tiềm năng phát triển NTTS, chế biến, Đề tài đã phân
tích, đánh giá để đề xuất các hệ thống chính sách và các giải pháp nhằm quản lý bền
vững nghề khai thác hải sản ven bờ.

×