Tải bản đầy đủ (.pdf) (135 trang)

Nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin để xây dựng và phát triển cơ sở dữ liệu Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.76 MB, 135 trang )

BỘ KẾ HOẠCH - ĐẦU TƯ

TỔNG CỤC THỐNG KÊ

BÁO CÁO TỔNG HỢP
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 
ĐỀ TÀI CẤP TỔNG CỤC
ĐỀ TÀI:

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐỂ
XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN
CƠ SỞ DỮ LIỆU “HỆ THỐNG NGÀNH KINH TẾ VIỆT NAM”

Đơn vị chủ trì: Vụ Phương pháp chế độ
và Công nghệ thông tin
Chủ nhiệm:

CN. Nguyễn Gia Luyện

Phó chủ nhiệm: CN. Trần Tuấn Hưng
Thư ký

: CN. Đào Thị Thanh Hảo

9502

Hà Nội, tháng 11 năm 2008


2


Nghiên cứu ứng dụng CNTT để xây dựng CSDL Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam

MỤC LỤC

NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN .......................................................................... 4 
CÁC TỪ VIẾT TẮT............................................................................................ 5 
LỜI MỞ ĐẦU...................................................................................................... 7 
PHẦN I: THỰC TRẠNG VÀ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN VÀO VIỆC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ DỮ LIỆU
HỆ THỐNG NGÀNH KINH TẾ Ở VIỆT NAM .............................................. 10 
I. Thực trạng xây dựng, phát triển VSIC và CSDL VSIC.............................. 10 
1. Thực trạng Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam (VSIC) và CSDL VSIC . 10 
2. Vai trò của TCTK trong quản lý và phổ biến VSIC................................ 11 
3. Thực trạng, nhu cầu quản lý, khai thác, phổ biến VSIC và nhu cầu xây
dựng, phát triển CSDL VSIC của TCTK .................................................... 12 
II. Khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào xây dựng, phát triển CSDL
VSIC ............................................................................................................... 14 
1. Kinh nghiệm thế giới............................................................................... 14 
2. Khả năng ứng dụng của TCTK ............................................................... 15 
PHẦN II: PHÂN TÍCH, XÁC LẬP MỐI QUAN HỆ TƯƠNG THÍCH GIỮA
CÁC HỆ THỐNG PHÂN NGÀNH KINH TẾ ................................................. 17 
I. Cơ sở phân tích, xác lập quan hệ tương thích ............................................. 17 
1. Căn cứ chuyển đổi ................................................................................... 17 
2. Nội dung và mơ hình chuyển đổi ............................................................ 18 
3. Quan hệ chuyển đổi ................................................................................. 18 
4. Hình thức chuyển đổi .............................................................................. 20 
II. Các bảng tương thích ................................................................................. 22 


Nghiên cứu ứng dụng CNTT để xây dựng CSDL Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam


3

PHẦN III: NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU HỆ THỐNG
NGÀNH KINH TẾ VIỆT NAM VÀ PHẦN MỀM ỨNG DỤNG TRA CỨU. 25 
I. Nghiên cứu xây dựng CSDL VSIC............................................................. 25 
1. Các nguyên tắc xây dựng CSDL VSIC ................................................... 25 
2. Khảo sát dữ liệu....................................................................................... 25 
3. Phân tích thực thể và các thuộc tính lưu trữ............................................ 27 
4. Thiết kế cơ sở dữ liệu .............................................................................. 30 
II. Nghiên cứu xây dựng bộ ứng dụng quản lý và tra cứu CSDL VSIC ........ 50 
1. Lựa chọn môi trường ứng dụng và ngôn ngữ phát triển ......................... 50 
2. Thiết kế chức năng .................................................................................. 51 
3. Thiết kế giao diện .................................................................................... 54 
III. An toàn, an ninh dữ liệu ........................................................................... 76 
1 Thiết lập chính sách an tồn mạng ........................................................... 76 
2 Kiến trúc mạng ........................................................................................ 77 
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.................................................................... 80 
1. Kết quả đạt được của đề tài ........................................................................ 80 
2. Khuyến nghị................................................................................................ 82 
3. Hướng phát triển ......................................................................................... 83 
CÁC SẢN PHẨM ĐẠT ĐƯỢC........................................................................ 84 
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 87 
PHỤ LỤC I: Giới thiệu bộ ứng dụng quản lý và tra cứu CSDL VSIC ............. 88 
PHỤ LỤC II: Các bảng quan hệ tương thích các cấp giữa VSIC 2007 với VSIC
1993 và giữa VSIC 2007 với ISIC Rev.4 ........................................................ 135 
Vụ Phương pháp chế độ TK và CNTT


Nghiên cứu ứng dụng CNTT để xây dựng CSDL Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam


4

NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN
1.

2.

3.

4.

5.

6.

7.

8.

9.

10.

11.

12.

Cử nhân Nguyễn Gia Luyện, Phó vụ trưởng Vụ Phương pháp chế độ
thống kê và công nghệ thông tin, Chủ nhiệm đề tài.

Cử nhân Trần Tuấn Hưng, Phó vụ trưởng Vụ Phương pháp chế độ thống
kê và cơng nghệ thơng tin, Phó chủ nhiệm đề tài.
Cử nhân Nguyễn Thụy Khánh Quang, Phó giám đốc Trung tâm Tin học
Thống kê khu vực II.
Cử nhân Đào Thị Thanh Hảo, chuyên viên Vụ Phương pháp chế độ thống
kê và công nghệ thông tin, Thư ký đề tài.
Cử nhân Kiều Tuyết Dung, chuyên viên Vụ Phương pháp chế độ thống
kê và công nghệ thông tin.
Cử nhân Nguyễn Thị Hà, chuyên viên Vụ Phương pháp chế độ thống kê
và công nghệ thông tin.
Cử nhân Chu Hải Vân, chuyên viên Vụ Phương pháp chế độ thống kê và
công nghệ thông tin.
Cử nhân Nguyễn Mai Anh, chuyên viên Vụ Phương pháp chế độ thống
kê và công nghệ thông tin.
Cử nhân Tạ Minh Hiền, chuyên viên Vụ Phương pháp chế độ thống kê
và công nghệ thông tin.
Cử nhân Lê Thủy Tiên, chuyên viên Vụ Phương pháp chế độ thống kê và
công nghệ thông tin.
Cử nhân Thân Việt Dũng, chuyên viên Vụ Phương pháp chế độ thống kê
và công nghệ thông tin.
Cử nhân Nguyễn Đình Nga, chuyên viên Vụ Phương pháp chế độ thống
kê và công nghệ thông tin.


Nghiên cứu ứng dụng CNTT để xây dựng CSDL Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam

13.

5


Cử nhân Đỗ Ngọc Hà, chuyên viên Vụ Phương pháp chế độ thống kê và
công nghệ thông tin.

CÁC TỪ VIẾT TẮT
TCTK

Tổng cục Thống kê

SIC

Hệ thống phân ngành kinh tế

VSIC

Hệ thống phân ngành kinh tế Việt Nam

VSIC 1993

Hệ thống phân ngành kinh tế Việt Nam 1993

VSIC 2007

Hệ thống phân ngành kinh tế Việt Nam 2007

ISIC

Phân ngành chuẩn quốc tế

CSDL


Cơ sở dữ liệu

LHQ

Liên hợp quốc

HS

Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu

CPC

Danh mục sản phẩm

CNTT

Cơng nghệ thơng tin

GSOnet

Mạng máy tính của Tổng cục Thống kê

XNK

Xuất nhập khẩu

SNA

Tài khoản Quốc gia


KTQD

Kinh tế Quốc dân

LAN

Mạng máy tính nội bộ

DMZ

Vùng tự do truy cập

FTP

Giao thức truyền tệp
Vụ Phương pháp chế độ TK và CNTT


6

Nghiên cứu ứng dụng CNTT để xây dựng CSDL Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam

DNS

Dịch vụ tên miền

VPN

Mạng riêng ảo


SMTP

Giao thức quản lý thư đơn giản


Nghiên cứu ứng dụng CNTT để xây dựng CSDL Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam

7

LỜI MỞ ĐẦU

Trong công tác quản lý kinh tế và thống kê, phương pháp phân tổ là
phương pháp nghiên cứu và phân tích thống kê giúp đánh giá chính xác và đầy
đủ hơn về tổng thể, qua đó có thể thấy được xu hướng phát triển của tổng thể,
phục vụ các nhà quản lý, lãnh đạo lập kế hoạch, hoạch định chính sách phát
triển kinh tế - xã hội. Kết quả của phương pháp này là hình thành các bảng phân
loại, phân tổ, trong đó, bảng phân loại đối với các hoạt động kinh tế (gọi là
phân ngành kinh tế) có vị trí quan trọng nhất và khả năng đảm bảo so sánh quốc
tế cao. Không riêng công tác thống kê mà cả các nhà quản lý kinh tế đều quan
tâm đến hệ thống này và việc nghiên cứu phân tích theo ngành là những nghiên
cứu và phân tích có tính chất chủ đạo. Với vai trò quan trọng như vậy, để đáp
ứng với sự thay đổi của kinh tế - xã hội, hệ thống phân ngành kinh tế (SIC)
được cập nhật và phát triển theo thời gian. Tuân theo quy luật phát triển này,
Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam 2007 (VSIC 2007) được ban hành năm 2007
có những thay đổi về cấu trúc và nội dung so với VSIC 1993, và phù hợp với
Phân ngành chuẩn quốc tế phiên bản 4 (ISIC Rev.4) để đảm bảo tính so sánh
quốc tế. Tương ứng với tầm quan trọng của SIC, cơ sở dữ liệu SIC cần được
xây dựng, quản lý, khai thác và phổ biến rộng rãi phục vụ công tác quản lý và
thống kê.
Do sự cần thiết và vai trò của SIC và cơ sở dữ liệu SIC, Vụ Phương pháp

chế độ thống kê và Cơng nghệ thơng tin đã chủ trì, phối hợp với Trung tâm Tin
học Thống kê khu vực II thực hiện đề tài khoa học “Nghiên cứu ứng dụng công
nghệ thông tin để xây dựng và phát triển cơ sở dữ liệu Hệ thống ngành kinh tế
Việt Nam”.
Vụ Phương pháp chế độ TK và CNTT


Nghiên cứu ứng dụng CNTT để xây dựng CSDL Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam

8

Đề tài được thực hiện nhằm mục đích xây dựng cơ sở dữ liệu “Hệ thống
ngành kinh tế Việt Nam” (sau đây viết tắt là CSDL VSIC) phục vụ cho việc
quản lý, tra cứu và khai thác thông tin ngành kinh tế.
Các nội dung nghiên cứu chủ yếu của đề tài bao gồm:
1.

2.

3.
4.

Nghiên cứu khả năng ứng dụng công nghệ thông tin và giải pháp trong
việc xây dựng, quản lý CSDL VSIC.
Phân tích, xác lập quan hệ tương thích 2 chiều của các ngành cấp 2, 3, 4,
5 trong các ngành cấp 1 giữa VSIC 2007 và VSIC 1993; và quan hệ
tương thích 2 chiều của các ngành cấp 2, 3, 4, 5 trong các ngành cấp 1
giữa VSIC 2007 và ISIC Rev.4.
Nghiên cứu xây dựng ứng dụng web tra cứu ngành kinh tế.
Nghiên cứu đề xuất tổ chức thực hiện, điều kiện cơ sở vật chất và nguồn

nhân lực để triển khai các nội dung nghiên cứu và hướng phát triển của
đề tài.
Các phương pháp nghiên cứu được áp dụng trong đề tài:

- Khảo sát, tổng hợp kinh nghiệm xây dựng cơ sở dữ liệu Hệ thống ngành
kinh tế của một số nước trên thế giới và những bài học thực tế từ việc tổ
chức lưu trữ, khai thác thông tin của bảng phân ngành kinh tế trong nước
trong những năm qua.
- Thực hiện so sánh, phân tích sự tương thích giữa VSIC 2007 với VSIC
1993 và giữa VSIC 2007 với ISIC Rev.4.
- Áp dụng các quy trình phân tích, thiết kế cho cơ sở dữ liệu và các ứng
dụng web.
- Thảo luận nhóm nghiên cứu chuyên đề và lấy ý kiến chuyên gia
Đề tài được thực hiện trong 2 năm 2007 và 2008. Năm 2007, 9 chuyên đề
đã được hoàn thành, tập trung vào nghiên cứu sự cần thiết và khả năng ứng
dụng công nghệ thông tin vào xây dựng và quản lý CSDL VSIC; mối quan hệ


Nghiên cứu ứng dụng CNTT để xây dựng CSDL Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam

9

tương thích 2 chiều giữa VSIC 2007 với VSIC 1993 và giữa VSIC 2007 với
ISIC Rev.4. Các kết quả nghiên cứu đã đạt được của năm 2007 được dùng làm
cơ sở cho các nội dung nghiên cứu của năm 2008, bao gồm nghiên cứu xây
dựng, quản lý CSDL VSIC và nghiên cứu xây dựng phần mềm ứng dụng tra
cứu.
Những nội dung nghiên cứu của đề tài được trình bày trong báo cáo bao
gồm các phần sau:
Phần I: Thực trạng và khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào việc xây

dựng và quản lý CSDL SIC ở Việt Nam.
Phần II: Nghiên cứu xây dựng CSDL VSIC và phần mềm ứng dụng tra cứu.

Chúng tôi mong rằng, do tính cấp thiết của đề tài, các kết quả nghiên cứu
trên sẽ sớm được đưa vào thực tiễn để phục vụ nhu cầu quản lý của đơn vị chức
năng, và nhu cầu khai thác của các đơn vị, cá nhân, giúp phổ biến rộng rãi
thông tin thống kê trong và ngoài ngành Thống kê.

Vụ Phương pháp chế độ TK và CNTT


10

Nghiên cứu ứng dụng CNTT để xây dựng CSDL Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam

PHẦN I:
THỰC TRẠNG VÀ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN VÀO VIỆC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ DỮ
LIỆU HỆ THỐNG NGÀNH KINH TẾ Ở VIỆT NAM

I. Thực trạng xây dựng, phát triển VSIC và CSDL VSIC
1. Thực trạng Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam (VSIC) và CSDL VSIC
Trước đây phân ngành kinh tế được xây dựng theo quan điểm của hệ
thống bảng cân đối vật chất tổng hợp MPS. Bản phân ngành đầu tiên của Việt
Nam xây dựng theo chuẩn Hệ thống tài khoản quốc gia SNA là Hệ thống ngành
kinh tế quốc dân 1993 (VSIC 1993) được xây dựng trên cơ sở phân loại chuẩn
quốc tế bản sửa đổi lần thứ 3 (ISIC Rev.3). Tuy nhiên VSIC 1993 có nhiều
điểm sửa đổi so với ISIC Rev.3 về số lượng ngành các cấp, chi tiết ngành, do
vậy khi muốn so sánh giữa các phiên bản trong nước và với quốc tế phải thông
qua các bảng chuyển đổi.

Sau khi được ban hành, việc ứng dụng CNTT vào quản lý và khai thác
VSIC 1993 rất đơn giản. Việc quản lý chỉ đơn thuần là việc lưu trữ file phẳng
trên một máy tính cá nhân. Còn về khai thác, VSIC 1993 được phổ biến trong
mạng intranet của ngành dưới dạng file phẳng để phục vụ việc tìm kiếm một
nội dung thơng tin đơn giản trên file phẳng đó. Tuy nhiên, mức độ sử dụng cịn
hạn chế. Hình thức phổ biến đến các bộ, ngành khác chủ yếu là dùng sách hoặc
gửi file phẳng qua email. Và khi đó, do chưa phát triển các quan hệ so sánh
giữa cũ và mới, giữa Việt Nam và quốc tế (các bảng chuyển đổi) nên khả năng
khai thác và so sánh theo ngành qua thời gian và với quốc tế không thực hiện
được. Và cũng vậy, việc phát triển quan hệ so sánh với các phân loại khác cũng
chưa được thực hiện.


Nghiên cứu ứng dụng CNTT để xây dựng CSDL Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam

11

Sau gần 10 năm, trên cơ sở đánh giá thực trạng sử dụng Hệ thống ngành
kinh tế quốc dân 1993 và những phát triển của Hệ thống này trong ngành
Thống kê và các Bộ ngành khác, cùng kết quả nghiên cứu và áp dụng phiên bản
mới nhất của Liên hợp quốc về phân ngành chuẩn quốc tế (ISIC Rev.4), Khung
chung của ASEAN về phân ngành trên cơ sở ISIC Rev.4 và kinh nghiệm phát
triển phân loại quốc gia trên cơ sở phân loại quốc tế của các nước, đặc biệt của
các nước ASEAN, Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam 2007 (VSIC 2007) đã
được xây dựng và ban hành đầu năm 2007.
VSIC 2007 có những điểm khác biệt và mối liên hệ với VSIC 1993 cũng
như với ISIC Rev.4. Đó là những khác biệt về số lượng của từng cấp ngành, nội
dung ngành, và về mối liên hệ giữa các ngành các cấp. Tuy nhiên, VSIC 2007
tương thích và hồn tồn có thể so sánh được với VSIC 1993 và ISIC Rev.4.
Cho đến nay, VSIC 2007 mới được xây dựng và lưu trữ dưới dạng file

phẳng (file định dạng .doc và .xls) rất đơn giản, chỉ có thể phục vụ hạn chế việc
khai thác thơng tin ngành kinh tế bằng những chức năng khai thác của các phần
mềm MS Office Word và Excel. Các bảng quan hệ tương thích các cấp giữa
VSIC 2007 với VSIC 1993 và giữa VSIC 2007 với ISIC Rev.4 cũng đã được
xây dựng (là một trong những kết quả nghiên cứu của đề tài này, xem các
chuyên đề từ 3-9), nhưng cũng chỉ là các file phẳng. Vì thế, việc tra cứu mối
quan hệ tương thích giữa các bảng này khơng hiệu quả, khó thực hiện đối với
người dùng.
2. Vai trị của TCTK trong quản lý và phổ biến VSIC
Theo Nghị định 93/2007/NĐ-CP ngày 04 tháng 6 năm 2007 của Chính
phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục
Thống kê thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, TCTK có nhiệm vụ tổ chức thực hiện
VSIC và hướng dẫn sử dụng VSIC cho các Bộ, ngành. Và theo Quyết định ban
hành Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam số 10/2007/QĐ-TTg, Bộ Kế hoạch và
Vụ Phương pháp chế độ TK và CNTT


12

Nghiên cứu ứng dụng CNTT để xây dựng CSDL Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam

Đầu tư, cụ thể là TCTK, có trách nhiệm theo dõi tình hình thực hiện và trình
Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung VSIC.
Trong những năm qua, TCTK đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành phát
triển, xây dựng VSIC và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành; kèm theo đó là
xây dựng tài liệu giải thích chi tiết nội dung từng ngành trong VSIC; sau đó, tổ
chức thực hiện và hướng dẫn sử dụng, chuyển đổi VSIC trong toàn ngành
Thống kê và cho các bộ, ngành khác. Đồng thời, trong quá trình tổ chức thực
hiện, TCTK theo dõi, giám sát để thực hiện bổ sung, sửa đổi kịp thời VSIC.
Các phiên bản VSIC được xây dựng luôn đảm bảo khả năng chuyển đổi, so

sánh với phiên bản VSIC cũ và cũng đảm bảo tính tương thích, khả năng so
sánh với Phân ngành chuẩn quốc tế.
3. Thực trạng, nhu cầu quản lý, khai thác, phổ biến VSIC và nhu cầu xây
dựng, phát triển CSDL VSIC của TCTK
Từ vai trò xây dựng và tổ chức thực hiện VSIC, nhu cầu quản lý, khai
thác và phổ biến VSIC của TCTK là rất cần thiết và cấp thiết. Tuy nhiên, như
đã đề cập ở trên, khả năng quản lý, khai thác và phổ biến VSIC hiện nay đang
rất hạn chế.
Công việc quản lý chỉ đơn thuần là lưu trữ các phiên bản VSIC dạng file
phẳng trên các máy tính cá nhân thơng thường và cá nhân phụ trách tự quản lý,
lưu trữ dự phòng bằng tay trong khi nhu cầu và khả năng có được hiện tại là
được lưu trữ, quản lý trên một máy chủ và được hỗ trợ lưu trữ dự phòng bởi
một thiết bị backup. Các công việc yêu cầu của việc quản lý VSIC như: theo
dõi, cập nhật, tổng hợp sự thay đổi của VSIC qua thời gian hồn tồn chỉ có thể
thực hiện thủ công bằng tay trên các file phẳng; liên kết VSIC với các phân loại
khác (như bảng Phân loại sản phẩm,…) và liên kết tương thích giữa VSIC mới
và cũ, giữa VSIC và ISIC chỉ là liên kết trên các file phẳng, người dùng cuối
phải tự thực hiện tìm kiếm và so sánh. Tính khơng hiệu quả của những công
việc quản lý này dẫn đến nhu cầu VSIC được tổ chức quản lý tiên tiến hơn và
có những công cụ phần mềm hỗ trợ quản lý hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, VSIC


Nghiên cứu ứng dụng CNTT để xây dựng CSDL Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam

13

cũng cần được xây dựng thành CSDL để có thể được sử dụng như là một bộ
phận trong các CSDL khác như CSDL của các cuộc điều tra, tổng điều tra có sử
dụng VSIC, CSDL doanh nghiệp,…, và các ứng dụng thống kê theo ngành kinh
tế. Hơn thế nữa, VSIC sẽ còn được tiếp tục phát triển trong những phiên bản

tiếp theo nên việc xây dựng CSDL VSIC càng sớm sẽ càng giảm bớt những khó
khăn, rủi ro trong quản lý.
Nhu cầu khai thác đối với VSIC khá phong phú. Đối tượng khai thác
VSIC không chỉ là cán bộ ngành Thống kê và các bộ, ngành khác mà cịn có
những doanh nghiệp, cá nhân. Trước hết, đó là những tra cứu về ngành kinh tế
như mã ngành, tên ngành, và theo nội dung ngành. Thứ hai, đó là những tra cứu
mối quan hệ giữa các phiên bản của VSIC cũ và mới, tra cứu sự thay đổi của
(các) hoạt động kinh tế, tra cứu quan hệ của một ngành kinh tế với các phân
loại khác,… Nhưng với những file phẳng, những nhu cầu khai thác này không
thể thực hiện một cách tối ưu, thuận tiện, dễ dàng và nhanh chóng.
Việc phổ biến VSIC hiện nay cũng có những nhược điểm nhất định. Việc
phổ biến chỉ là đưa lên mạng GSOnet hoặc gửi đi qua email các file phẳng rời
rạc. Rõ ràng, nếu có sự sửa đổi, bổ sung gì cho VSIC thì những cơ quan, cá
nhân sử dụng nó sẽ khơng cập nhật kịp thời, và thậm chí có thể khơng biết đến
những sửa đổi này. Khi đó, việc phổ biến thơng qua một ứng dụng web từ một
nguồn CSDL duy nhất sẽ khắc phục được nhược điểm này, tránh những thiếu
sót, khơng đồng nhất trong việc sử dụng VSIC trên toàn phạm vi áp dụng.
Sự phát triển của hệ thống ngành kinh tế sẽ vẫn tiếp tục trong tương lai vì
tầm quan trọng của nó. Vì thế, cùng với những hiện trạng và nhu cầu trên, cấp
thiết phải xây dựng và phát triển một CSDL VSIC đầy đủ các phiên bản và các
bảng tương thích, liên kết, và các bảng chuyển đổi để phục vụ không chỉ nhu
cầu quản lý của đơn vị chức năng, nhu cầu khai thác của người dùng mà còn
phục vụ nhu cầu sử dụng trong các cơ sở dữ liệu khác.

Vụ Phương pháp chế độ TK và CNTT


14

Nghiên cứu ứng dụng CNTT để xây dựng CSDL Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam


II. Khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào xây dựng, phát triển
CSDL VSIC
1. Kinh nghiệm thế giới
Việc nghiên cứu khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong việc sử
dụng và khai thác Phân ngành kinh tế được nhiều nước trên thế giới từ lâu đã áp
dụng, nhu cầu này xuất phát không chỉ đối với thống kê mà còn từ nhu cầu của
các nhà nghiên cứu, hoạch định chính sách. Có thể điểm qua đây một số tổ
chức và một số quốc gia trên thế giới đã và đang thực hiện công việc này.
- Trước hết và đầu tiên là Tổ chức thống kê Liên Hợp Quốc, Bộ phận các
phương pháp và phân loại thống kê đã xây dựng và đưa lên trang Web có
địa chỉ http:/unstats.un.org/unsd/methods.để giới thiệu những vấn đề lý
luận cơ bản cũng như các phiên bản về các phương pháp và các phân loại
thống kê (trong đó có phân ngành kinh tế chuẩn). Thông qua trang Web
này các nhà thống kê có thể sử dụng rất tiện ích và khai thác về phân
ngành nói riêng và các phân loại thống kê nói chung trong cơng tác thống
kê và nghiên cứu cũng như các mục đích khác.
- Cơ quan thống kê của các châu lục cũng đã xây dựng các cơ sở dữ liệu
và đưa lên trang Web để phổ biến phương pháp và các phân loại thống kê
nhằm mục đích giới thiệu và khai thác cho các đối tượng sử dùng riêng
của châu lục cũng như liên kết với phần cịn lại của thế giới.
- Khơng những ở phạm vi thế giới và từng châu lục, phần lớn các quốc gia
cũng đã phát triển cho riêng mình phân loại thống kê nói chung, phân
ngành kinh tế nói riêng và ứng dụng công nghệ thông tin để sử dụng và
khai thác phù hợp với điều kiện của từng quốc gia. Có thể lấy ví dụ là tất
cả các nước phát triển như Mỹ, Nhật, Pháp….cho đến các nước thuộc
khu vực ASEAN như Singapore, Malayxia… đều có riêng CSDL và
trang Web về phân ngành kinh tế để thuận tiện sử dụng và khai thác cho
riêng quốc gia mình.



Nghiên cứu ứng dụng CNTT để xây dựng CSDL Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam

15

Về cơ bản, trong quản lý, ứng dụng CNTT, Phân ngành kinh tế đã được
xây dựng thành CSDL và đưa lên trang Web bao gồm các chức năng
chính sau:
1) Trong xây dựng CSDL:
- Quản lý tổng thể CSDL qua thời gian
- Theo dõi cập nhật sự thay đổi CSDL qua thời gian
- Liên kết với các phân loại khác
- Làm cơ sở cho các ứng dụng khác: như các thống kê theo ngành kinh tế;
hay như là một bộ phận của các cơ sở dữ liệu khác như cơ sở dữ liệu
doanh nghiệp,…
2) Trong khai thác CSDL, các ứng dụng được phát triển như:
- Tra cứu các ngành và nội dung của các ngành
- Tra cứu mối quan hệ giữa các phiên bản của phân ngành mới và cũ
- Tìm kiếm một tập hợp các ngành có chung một đặc điểm nhất định
- Tìm kiếm sự thay đổi theo thời gian của một hoặc một vài hoạt động
- Tra cứu quan hệ với các phân loại khác,…
Nhờ ứng dụng CNTT, việc quản lý, phát triển và khai thác thông tin phân
ngành đạt hiệu quả cao nhờ các chức năng hỗ trợ phong phú. Từ những kinh
nghiệm thế giới này, có thể thấy ứng dụng CNTT vào quản lý SIC là hoàn toàn
khả thi và hiệu quả.
2. Khả năng ứng dụng của TCTK
Khả năng ứng dụng CNTT của TCTK vào quản lý, khai thác và phổ biến
CSDL VSIC thể hiện chính ở cơ sở hạ tầng CNTT, và trình độ CNTT của cán
bộ của ngành Thống kê, của đối tượng khai thác VSIC nói chung hiện nay.
Vụ Phương pháp chế độ TK và CNTT



16

Nghiên cứu ứng dụng CNTT để xây dựng CSDL Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam

+ Về cơ sở hạ tầng CNTT của TCTK: ngày càng hiện đại và đồng bộ, đáp
ứng được đầy đủ những yêu cầu quản lý và khai thác những cơ sở dữ liệu thống
kê của ngành. Tất cả các Cục thống kê đều đã có thể truy cập mạng GSOnet. Hệ
thống máy trạm được trang bị đến các nhân viên thống kê cấp huyện, có cấu
hình đủ để thực hiện những khai thác thơng tin qua mạng. Trung tâm tích hợp
dữ liệu thuộc Tổng cục có một hệ thống máy chủ đáp ứng được những yêu cầu
về quản trị CSDL thống kê và khả năng truy cập cao. Bên cạnh đó, có những
thiết bị lưu trữ, dự phịng đảm bảo sự hoạt động thơng suốt. Quy chế bảo đảm
an toàn, an ninh mạng trong cung cấp thông tin thống kê cũng đã được ban
hành năm 2005 góp phần vào việc phục vụ đắc lực cho việc truyền nhận và phổ
biến dữ liệu của TCTK.
+ Về trình độ ứng dụng CNTT: của cán bộ ngành Thống kê ngày càng
được nâng cao. Cán bộ chuyên trách CNTT đã có nhiều kinh nghiệm trong:
thiết kế, xây dựng CSDL theo chuẩn, và sử dụng những phần mềm quản trị và
quản lý CSDL; thiết kế và phát triển các phần mềm ứng dụng phục vụ nhu cầu
quản lý, khai thác các CSDL thống kê. Các cán bộ nói chung có khả năng tiếp
cận nhanh chóng các phần mềm ứng dụng để sử dụng và khai thác thông tin từ
các CSDL.
+ Phạm vi phổ biến thông tin thống kê: trên phạm vi người dùng rộng
hơn - người dùng nói chung của VSIC, trình độ sử dụng các ứng dụng web để
tra cứu, khai thác thông tin của họ hiện nay đã có thể nói là ở mức phổ cập,
nhiều người đã có những kỹ năng cao đối với cơng việc khai thác thơng tin qua
mạng.
Như vậy, có thể thấy, tất cả những yếu tố chính tạo nên khả năng ứng

dụng CNTT vào xây dựng và phát triển CSDL VSIC của TCTK hoàn toàn được
đáp ứng.


Nghiên cứu ứng dụng CNTT để xây dựng CSDL Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam

17

PHẦN II:
PHÂN TÍCH, XÁC LẬP MỐI QUAN HỆ TƯƠNG THÍCH GIỮA
CÁC HỆ THỐNG PHÂN NGÀNH KINH TẾ

Phần II là kết quả nghiên cứu, phân tích và xác lập mối quan hệ tương
thích giữa Hệ thống phân ngành kinh tế Việt Nam 2007 với Hệ thống phân
ngành kinh tế quốc dân 1993; và giữa Hệ thống phân ngành kinh tế Việt Nam
2007 với Phân ngành chuẩn quốc tế phiên bản 4. Sản phẩm nghiên cứu là các
bảng: Bảng quan hệ tương thích 2 chiều của các ngành cấp 2, 3, 4, 5 trong các
ngành cấp 1 giữa VSIC 2007 và VSIC 1993; và Bảng quan hệ tương thích 2
chiều của các ngành cấp 2, 3, 4, 5 trong các ngành cấp 1 giữa VSIC 2007 và
ISIC Rev.4.

I. Cơ sở phân tích, xác lập quan hệ tương thích
Để xác lập quan hệ tương thích giữa VSIC 2007 – VSIC 1993 và VSIC
2007 – ISIC rev.4 đòi hỏi phải trên cơ sở phân tích, xác định các căn cứ, nội
dung mơ hình chuyển đổi, các quan hệ chuyển đổi và mơ hình chuyển đổi; cụ
thể như sau:
1. Căn cứ chuyển đổi
Căn cứ để chuyển đổi Hệ thống ngành kinh tế quốc dân từ phiên bản mới
(VSIC 2007) sang phiên bản cũ (VSIC 1993) và ngược lại và giữa VSIC 2007
Vụ Phương pháp chế độ TK và CNTT



18

Nghiên cứu ứng dụng CNTT để xây dựng CSDL Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam

và Phân ngành chuẩn quốc tế (ISIC rev.4) phải dựa trên Danh mục và nội dung
của các phân loại này gồm:
- VSIC 1993 ban hành theo Nghị định số 75/CP ngày 27/10/1993 của
Chính phủ và Quyết định số 143/TCTK/PPCĐ ngày 22/12/1993 của Tổng cục
trưởng Tổng cục Thống kê.
- VSIC 2007 ban hành theo Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg ngày
23/1/2007 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 337/QĐ-BKH ngày
10/4/2007 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
- Nội dung và quan hệ tương thích của Phân ngành chuẩn quốc tế phiên
bản mới (ISIC Rev.4) và phiên bản cũ (ISIC Rev.3).
2. Nội dung và mô hình chuyển đổi
Tồn bộ nội dung ngành kinh tế từ cấp 1 đến cấp 5 của VSIC 2007 được
chuyển sang ngành kinh tế các cấp tương ứng từ cấp 1 đến cấp 4 của VSIC
1993 và ngược lại. Toàn bộ nội dung các cấp của VSIC 2007 được chuyển đổi
sang các cấp tương ứng của ISIC rev.4 và ngược lại. Mơ hình chuyển đổi được
thực hiện thơng qua bảng chuyển đổi tương ứng ở từng cấp của các phân loại.
3. Quan hệ chuyển đổi
Khi chuyển đổi Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam (VSIC) từ phiên bản
mới sang phiên bản cũ và sang phân loại chuẩn quốc tế và ngược lại sẽ gặp phải
ba mối quan hệ như sau:
- Quan hệ tương thích trực tiếp một – một. Khi nội dung của một ngành
kinh tế trong phiên bản mới và phiên bản cũ và với phân ngành chuẩn quốc tế
và ngược lại của VSIC hồn tồn trùng khớp thì tồn bộ ngành cũ và ngành
quốc tế được chuyển trực tiếp sang ngành mới tương thích và ngược lại. Quan

hệ này thể hiện bằng ví dụ minh họa sau:
Ngành A VSIC 2007

Ngành B VSIC 1993


Nghiên cứu ứng dụng CNTT để xây dựng CSDL Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam

19

- Quan hệ tương thích nhiều – một: Khi nội dung của nhiều ngành kinh
tế của phiên bản mới tương thích với một ngành kinh tế của phiên bản cũ của
VSIC và với phân ngành chuẩn quốc tế và ngược lại, hay một ngành kinh tế
mới chỉ là một bộ phận và nằm gọn trong một ngành kinh tế cũ và ngành chuẩn
quốc tế và ngược lại. Trường hợp này ngành mới chuyển toàn bộ sang một
ngành kinh tế cũ của VSIC và sang ngành chuẩn quốc tế và ngược lại.
Ví dụ minh họa:
VSIC 2007

VSIC 1993

Ngành A

Ngành A

Ngành B

- Quan hệ tương thích một - nhiều: Khi nội dung của một ngành kinh tế
của phiên bản mới bao gồm nội dung của nhiều ngành kinh tế của phiên bản cũ
của VSIC và ngành chuẩn quốc tế và ngược lại.

Ví dụ minh họa:
VSIC 2007

VSIC 1993

Ngành A

Ngành A
Ngành B

- Quan hệ tương thích nhiều-nhiều: Khi nội dung của nhiều ngành
ngành kinh tế của phiên bản mới bao gồm nội dung của nhiều ngành kinh tế của
phiên bản cũ của VSIC và ngành chuẩn quốc tế và ngược lại. Đối với trường
hợp này, không thể chuyển đổi được giữa hai phiên bản. Có thể lấy ví dụ về
quan hệ tương thích kiểu này như sau:

Vụ Phương pháp chế độ TK và CNTT


20

Nghiên cứu ứng dụng CNTT để xây dựng CSDL Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam

VSIC 2007

VSIC 1993

1.Ngành A: gồm các hoạt động

1 Ngành C gồm các hoạt động


A1

C1

A2

C2

A3

C3

2.Ngành B: gồm các hoạt động

2 Ngành D gồm các hoạt động

B1

D1

B2

D2

B3

D3

4. Hình thức chuyển đổi

Việc chuyển đổi được tiến hành thơng qua các bảng chuyển đổi ở các cấp
của VSIC 2007 sang các cấp tương ứng của VSIC 1993 và ISIC rev.4 và ngược
lại có các dạng cho các cấp như sau:
Bảng chuyển đổi từ VSIC 2007 sang VSIC 1993/ISIC rev.4 ở cấp i (i=1,2,3):
VSIC 2007
Mã ngành
cấp i

Tên ngành
cấp i

VSIC 1993/ISIC rev.4
Mã ngành
cấp i

Tên ngành
cấp i

Ghi chú


Nghiên cứu ứng dụng CNTT để xây dựng CSDL Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam

21

Bảng chuyển đổi từ VSIC 1993/ISIC rev.4 sang VSIC 2007 ở cấp i (i=1,2,3):
VSIC 1993/ISIC rev.4
Mã ngành
cấp i


Tên ngành
cấp i

VSIC 2007
Mã ngành
cấp i

Ghi chú

Tên ngành
cấp i

Bảng chuyển đổi từ VSIC 2007 sang VSIC 1993/ISIC rev.4 ở cấp 4, cấp 5:
VSIC 2007

ngành
cấp 4

VSIC 1993/ISIC rev.4


ngành
cấp 5

Mã ngành Tên ngành
cấp 4
cấp 4

Tên ngành
cấp 4, cấp 5


Ghi chú

Bảng chuyển đổi từ VSIC 1993/ISIC rev.4 sang VSIC 2007 ở cấp 4, cấp 5:
VSIC 1993/ISIC rev.4
Mã ngành
cấp 4

Tên ngành
cấp 4

VSIC 2007

ngành
cấp 4


ngành
cấp 5

Ghi chú
Tên ngành
cấp 4, cấp
5

- Trong bảng chuyển đổi dấu * thể hiện quan hệ giữa phiên bản cũ và phiên bản
mới của VSIC và ngược lại là quan hệ một - nhiều hoặc quan hệ nhiều - một.
- Cột ghi chú để ghi trong những trường hợp đặc biệt cần làm rõ hơn nội dung
của tương thích đang thể hiện.
Vụ Phương pháp chế độ TK và CNTT



22

Nghiên cứu ứng dụng CNTT để xây dựng CSDL Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam

II. Các bảng tương thích
Trên cơ sở phân tích, xác lập và phương pháp chuyển đổi nêu trên, các
bảng quan hệ tương thích theo các nhóm ngành, thuộc Hệ thống ngành kinh tế
Việt nam 2007 – Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam 1993 – Phân ngành chuẩn
quốc tế ISIC Rev.4 lần lượt được xây dựng. Các bảng quan hệ tương thích này
được thể hiện từ chuyên đề 3 đến chuyên đề 9. Có 3 cách xác lập quan hệ tương
thích theo từng cấp:
- Cách 1: Xác lập quan hệ tương thích ở cấp thấp nhất (cấp 4, cấp 5) sau
đó tổng hợp cấp cao hơn. Cách xác lập này có ưu điểm là bảo đảm tính chính
xác nhất của xác lập quan hệ khơng những quan hệ giữa cấp cao với nhau mà
còn quan hệ của cấp cao này với cấp cao và các cấp thấp hơn của phiên bản xác
lâp quan hệ. Để thực hiện điều này đòi hỏi phải xác lập quan hệ từ cấp thấp
nhất – mà trong thực tế nhiều khi rất phức tạp và khơng có số liệu, hơn nữa
nhiều khi không cần thiết.
- Cách 2: Xác định quan hệ tương thích giữa các cấp độc lập với nhau,
khơng đi vào quá chi tiết các cấp (có khi đến hoạt động) của cấp thấp hơn. Cách
này khơng chính xác bằng cấp trên.
- Cách 3: Kết hợp cả hai cách trên, trong đó quan hệ tương thích giữa các
cấp cao của các phiên bản được xác định bằng cách bao gồm hay loại trừ cấp
thấp hơn ở cấp độ thích hợp. Đây là cách hay được dùng nhất.
Trong đề tài này, có 7 chuyên đề thực hiện sự chuyển đổi này theo cách
3, trong đó việc chuyển đổi được chia theo các nhóm ngành và ở tất cả các cấp.
Riêng việc chuyển đổi cấp 4, cấp 5 của VSIC 2007 sang cấp 4 của VSIC 1993
và ngược lại được kế thừa từ kết quả của nhóm nghiên cứu, chuyển đổi VSIC

2007 sang VSIC 1993 thuộc Tổng cục Thống kê. Cụ thể như sau:
- Chuyên đề 3: Phân tích, xác lập quan hệ tương thích 2 chiều của các ngành
cấp 2, 3, 4, 5 trong các ngành cấp 1: A: Nông nghiệp; Lâm nghiệp, Thủy sản và


Nghiên cứu ứng dụng CNTT để xây dựng CSDL Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam

23

B: Khai khoáng giữa Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam 2007 (VSIC 2007) và
Hệ thống ngành kinh tế quốc dân 1993 (VSIC 1993)
- Chuyên đề 4: Phân tích, xác lập quan hệ tương thích 2 chiều của các ngành
cấp 2, 3, 4, 5 trong ngành cấp 1: C: Công nghiệp chế biến, chế tạo giữa Hệ
thống ngành kinh tế Việt Nam 2007 (VSIC 2007) và Hệ thống ngành kinh tế
quốc dân 1993 (VSIC 1993)
- Chuyên đề 5: Phân tích, xác lập quan hệ tương thích 2 chiều của các ngành
cấp 2, 3, 4, 5 trong ngành cấp 1: D: Sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước
nóng, hơi nước và điều hồ khơng khí; E: Cung cấp nước, hoạt động quản lý và
xử lý rác thải, nước thải; F: Xây dựng giữa Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam
2007 (VSIC 2007) và Hệ thống ngành kinh tế quốc dân 1993 (VSIC 1993)
- Chuyên đề 6: Phân tích, xác lập quan hệ tương thích 2 chiều của các ngành
cấp 2, 3, 4, 5 trong ngành cấp 1: G: Bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ôtô, môtô, xe
máy và xe có động cơ khác giữa Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam 2007 (VSIC
2007) và Hệ thống ngành kinh tế quốc dân 1993 (VSIC 1993)
- Chuyên đề 7: Phân tích, xác lập quan hệ tương thích 2 chiều của các ngành
cấp 2, 3, 4, 5 trong các ngành cấp 1: H: Vận tải kho bãi; I: Dịch vụ lưu trữ và ăn
uống; J: Thông tin và truyền thơng; K: Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo
hiểm; L: Hoạt động kinh doanh bất động sản giữa Hệ thống ngành kinh tế Việt
Nam 2007 (VSIC 2007) và Hệ thống ngành kinh tế quốc dân 1993 (VSIC 1993)
- Chuyên đề 8: Phân tích, xác lập quan hệ tương thích 2 chiều của các ngành

cấp 2, 3, 4, 5 trong các ngành cấp 1: M: Hoạt động chuyên mơn khoa học và
cơng nghệ; N: Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ; O: Hoạt động của Đảng
cộng sản, tổ chức chính trị xã hội, quản lý nhà nước, an ninh quốc phòng, bảo
đảm xã hội bắt buộc; P: Giáo dục và đào tạo; Q: Y tế và hoạt động trợ giúp xã
hội; R: Nghệ thuật, vui chơi và giải trí; S: Hoạt động dịch vụ khác; T: Hoạt
động làm thuê các công việc trong các hộ gia đình, sản xuất sản phẩm vật chất
và dịch vụ tự tiêu dùng trong hộ gia đình; U: Hoạt động của các tổ chức và cơ
Vụ Phương pháp chế độ TK và CNTT


24

Nghiên cứu ứng dụng CNTT để xây dựng CSDL Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam

quan quốc tế giữa Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam 2007 (VSIC 2007) và Hệ
thống ngành kinh tế quốc dân 1993 (VSIC 1993)
- Chuyên đề 9: Phân tích, xác lập quan hệ tương thích 2 chiều giữa Hệ thống
ngành kinh tế Việt Nam 2007 (VSIC 2007) và Phân ngành chuẩn quốc tế (ISIC
Rev.4)


Nghiên cứu ứng dụng CNTT để xây dựng CSDL Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam

25

PHẦN III:
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU HỆ THỐNG NGÀNH
KINH TẾ VIỆT NAM VÀ PHẦN MỀM ỨNG DỤNG TRA CỨU

I. Nghiên cứu xây dựng CSDL VSIC

1. Các nguyên tắc xây dựng CSDL VSIC
Cơ sở dữ liệu VSIC được xây dựng trên các nguyên tắc chính sau:
- Đảm bảo tính mở để có thể tích hợp thêm các phiên bản VSIC được phát
triển sau này và các bảng liên kết liên quan đến các phiên bản VSIC đó.
- Đảm bảo một phiên bản VSIC trong CSDL có thể được trích rút và sử
dụng như một phần của một CSDL khác.
- Đảm bảo tính đồng bộ của dữ liệu vì CSDL này bao gồm các phiên bản
khác nhau của VSIC.
- Đảm bảo tính bảo mật, an toàn để tránh sự sai lệch, mất mát của dữ liệu.
- Đảm bảo khả năng truy cập cho phạm vi người dùng rộng rãi, thường
xuyên (khả năng chịu tải cao, liên tục).
2. Khảo sát dữ liệu
Thông tin hệ thống ngành kinh tế quốc dân ban hành theo quyết định số
10/2007/QĐ-TTg ngày 23/01/2007 gồm có 5 cấp ngành có số lượng và số ký tự
mã hóa như sau:

Vụ Phương pháp chế độ TK và CNTT


×