Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ nuôi thương phẩm hải sâm cát (Holothuria scabra) trong ao ở quy mô sản xuất tại một số tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 115 trang )

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN III
**********************


BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ NUÔI
THƯƠNG PHẨM HẢI SÂM CÁT HOLOTHURIA SCABRA
TRONG AO Ở QUY MÔ SẢN XUẤT TẠI MỘT SỐ TỈNH
DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ

Những người thực hiện:
1. Ks. Nguyễn Đình Quang Duy
2. Ks. Hà Văn Khô
3. Ks. Nguyễn Thị Hồng Tuyên
4. Ks. Hoàng Thị Châu Long
5. Ks. Vũ Đình Tý
6. Ths. Nguyễn Nguyễn Thành Nhơn
7. Ths. Đinh Tấn Thiện
8. Nguyễn Ngọc Cường
9. Mai Nhật Trường





Nha Trang, tháng 12 năm 2009

TÓM TẮT


Trên cơ sở những kết quả đạt được về sản xuất giống hải sâm cát trong những
năm qua đã hình thành và phát triển nghề nuôi hải sâm cát tại Khánh Hòa và một số
tỉnh lân cận. Tuy nhiên, vẫn chưa có quy trình chuẩn cho nghề nuôi thương phẩm hải
sâm cát cho người dân áp dụng một cách có hiệu quả và mang tính ổn định. Do đó,
năm 2008 Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn đã giao cho Viện Nghiên cứu
Nuôi trồng Thủy s
ản III nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ nuôi thương phẩm
hải sâm cát trong ao ở quy mô sản xuất tại một số tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ
nhằm phát triển nghề nuôi thương phẩm hải sâm cát ở quy mô sản xuất.
Các kết quả nghiên cứu của Đề tài đạt được trong hai năm 2008 -2009 đã xác
định được các chỉ tiêu về mật độ nuôi, chất đáy và thức ăn bổ sung cho hải sâm cát
nuôi làm cơ sở cho việ
c xây dựng quy trình công nghệ nuôi thương phẩm hải sâm cát
trong ao. Các mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát trong ao ở quy mô sản xuất tại
Khánh Hòa, Phú Yên và Ninh Thuận với năng suất đạt được cho mô hình là >2.5 tấn/
hecta với tỉ lệ sống trên 80%, vượt chỉ tiêu đặt ra.
Với kết quả trên đã khẳng định tính hiệu quả mà nghề nuôi thương phẩm hải sâm
cát trong ao mang lại. Đến nay, Việt Nam là nước đầu tiên thành công trong việc đưa
đối tượng hả
i sâm cát nuôi ao ở quy mô sản xuất bên cạnh thành công trong sản xuất
giống nhân tạo.
Thành công trong nuôi thương phẩm hải sâm cát trong ao đất đã góp phần cải
thiện đời sống, giải quyết công ăn việc làm cho người nuôi trong khi người nuôi đang
gặp khó khăn trong nuôi trồng thủy sản. Ngoài ra, việc tận dụng các diện tích các ao
nuôi tôm không hiệu quả sang nuôi thương phẩm hải sâm cát giúp người dân có thêm
cơ hội trong việc lựa chọn đối tượng nuôi hi
ệu quả, góp phần xóa đói giảm nghèo cho
người dân khu vực duyên hải Nam Trung Bộ .













MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1. Tình hình nghiên cứu về hải sâm trên thế giới 1
2. Tình hình nghiên cứu hải sâm ở Việt Nam 6
MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 11
CÁCH TIẾP CẬN 12
VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13
1. Vật liệu nghiên cứu 13
1.1. Đối tượng nghiên cứu 13
1.2 Địa điểm nghiên cứu 13
1.3 Thời gian nghiên cứu 13
2. Nội dung nghiên cứu 13
2.1. Nghiên cứu các chỉ tiêu xây dựng quy trình công nghệ nuôi
thương phẩm H
ải sâm cát trong ao 13
2.2. Xây dựng quy trình công nghệ nuôi thương phẩm Hải sâm cát 13
trong ao đạt năng suất 2,5 tấn/ha, tỉ lệ sống 80% 14
3. Phương pháp nghiên cứu 14
3.1. Nghiên cứu các chỉ tiêu xây dựng quy trình công nghệ
nuôi thương phẩm Hải sâm cát trong ao 14

3.2. Xây dựng quy trình công nghệ nuôi thương phẩm hải sâm
cát trong ao đạt năng suất 2,5 tấn/ha, tỉ lệ sống 80%. 18
3.3 Phương pháp xử lý số liệu 20
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 22
1. Kết quả nghiên cứu các chỉ tiêu xây dựng quy trình công nghệ nuôi thương
phẩm hải sâm cát trong ao 22
1.1. Kết quả nghiên cứu chất đáy thích hợp 22
1.2. Kết quả nghiên cứu mật độ nuôi thích hợp 25
1.3. Kết quả nghiên cứu thức ăn bổ sung thích hợp 26
1.4. Nghiên cứu bệnh và một số biện pháp phòng trị 29
2. Xây dựng quy trình công nghệ nuôi thương phẩm hải sâm cát trong ao đạt
năng suất 2,5 tấn/ha, tỉ
lệ sống 80% 34
2.1. Xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát trong ao năng suất
2,5 tấn/ha, tỉ lệ sống 80%. 34
2.2. Hiệu quả kinh tế 37
2.3. Dự thảo quy trình công nghệ nuôi thương phẩm hải sâm cát
trong ao 41
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 47
1. Kết luận 47
2. Đề nghị 48
LỜI CẢM ƠN 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO 50
PHỤ LỤC 52
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1. Các loại chất đáy dùng bố trí thí nghiệm 16
Hình 2. Ảnh hưởng của các loại chất đáy lên tốc độ tăng trưởng của Hải
sâm cát 24
Hình 3. Ảnh hưởng của các mật độ lên tốc độ tăng trưởng của hải sâm 27
Hình 4. Ảnh hưởng của thức ăn lên tốc độ tăng trưởng của hải sâm 29

Hình 5. Một số hình ảnh vi khuẩn nuôi cấy, phân lậ
p từ hải sâm bị
bệnh lở loét 34
Hình 6 . Kháng sinh đồ (KSĐ) của vi khuẩn phân lập từ hải sâm bị lở loét 35
Hình 7. Tốc độ tăng trưởng của hải sâm cát nuôi trong ao tại Phú Yên,
Khánh Hòa và Ninh Thuận 38
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1:Các yếu tố môi trường nước trong hệ thống thí nghiệm 22
Bảng 2. Tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của hải sâm ở các chất đáy
khác nhau 22
Bảng 3:Các yếu tố môi trường nước trong hệ thống thí nghiệm về mật độ 25
Bảng 4. Tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của hải sâm ở các mật độ khác nhau 25
Bảng 5:Các yếu tố môi trường nước trong hệ thống thí nghiệm về thức ăn 27
Bảng 6. Tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của hải sâm cho ăn các loại thức
ăn khác nhau 27
Bảng 7. Mẫu hải sâm nghiên cứu ký sinh trùng 29
Bảng 8. Đặ
c điểm sinh hóa, hình thái của các chủng vi khuẩn phân lập từ
hải sâm cát 30
Bảng 9. Tần số bắt gặp và tỷ lệ của tác nhân vi khuẩn phân lập được từ
mẫu hải sâm bị bệnh lở loét và hải sâm khỏe 31
Bảng 10. Đường kính vòng vô khuẩn của một số chủng vi khuẩn có tần số
bắt gặp cao đối với một số loại kháng sinh 32
Bảng 11. Các thông số về ao mô hình tại các địa điểm triển khai 34
Bảng 12. Tỉ lệ sống của hải sâm cát nuôi trong ao 35
Bảng 13. Kết quả nuôi hải sâm cát trong ao 36
Bảng 14. Hoạch toán hiệu quả kinh tế mô hình nuôi hải sâm thương
phẩm tại Phú Yên 38
Bảng 15. Hoạch toán hiệu quả kinh tế mô hình nuôi hải sâm thương
phẩm tại Khánh Hòa 39

Bảng 16. Hoạch toán hiệu quả kinh tế mô hình nuôi hải sâm thươ
ng
phẩm tại Ninh Thuận 40
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tình hình nghiên cứu về hải sâm trên thế giới
1.1. Nghiên cứu về nguồn lợi hải sâm trên thế giới
Hải sâm là loài động vật thuộc ngành Da gai, lớp hải sâm, trên thế giới
hiện nay lớp này có khoảng 1.100 loài, trong đó chỉ có hơn 20 loài có giá trị
thực phẩm và y học đang được con người chú ý khai thác. Thống kê ở Trung
Quốc cho thấy có khoảng 134 loài hải sâm, trong đó có 25 loài hải sâm có thể
ăn được mà từ xa xưa các nhà y h
ọc đã công nhận nó là một món ăn có vị thuốc
và chất bổ dưỡng cao (Chen, 2004). Trong những năm gần đây do nhu cầu của
thị trường mà những loài hải sâm có giá trị đã bị khai thác quá mức, làm cạn
kiệt nguồn lợi, một số loài có nguy cơ bị tiệt chủng như: Actinopyga echinites,
A. mauritiana, A. miliaris, Holothuria scabra, H. nobilis.
Theo thống kê của FAO (2003), Inđônêxia là nước có sản lượng hải sâm
xuất khẩu lớn nhấ
t thế giới, xuất khẩu hơn 2.500 tấn khô/năm. Thị trường xuất
khẩu chính là Hồng Kông, ngoài ra sản phẩm còn xuất khẩu sang các thị trường
khác là Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Malaysia, Úc. Nước có sản lượng hải
sâm cao thứ 2 trên thế giới là Philippin, sản lượng hải sâm đánh bắt hàng năm
đạt 2.000 tấn khô/năm.
Cũng theo số liệu thống kê của FAO (2003), sản lượng hải sâm đánh bắt
ngoài tự
nhiên trên toàn thế giới tăng từ 4.300 tấn năm 1950 lên 23.400 tấn
năm 2000 và giảm xuống khoảng 18.900 tấn năm 2001. Trong đó, có hai nhóm
được khai thác chính là loài Apostichopus japonicus là 8.130 tấn và các loài
khác là 10.730 tấn. Nhật Bản là nước dẫn đầu về khai thác với sản lượng hơn
7.200 tấn, tiếp đó là Inđônêsia với sản lượng 3.200 tấn, Mỹ: 1.800 tấn, Papua

New Guinea: 1.450 tấn.
Theo nghiên cứu điều tra về nguồn lợi hải sâm ở các nướ
c Inđônêsia,
Philippin, Ấn Độ… cho thấy rằng nguồn lợi hải sâm ở vùng ven biển các nước
này đã bị suy giảm. Nguyên nhân của sự suy giảm là do nhu cầu sản phẩm tăng
ở các nước như Trung Quốc, Singapore, Hồng Kông…và sự quản lí nguồn lợi
không hợp lí ở các nước này.
1.2. Nghiên cứu sinh sản nhân tạo hải sâm
Năm 1988, Ấn Độ là nước đầu tiên sản xuất giống thành công loài hải
sâm cát Holothuria scabra. James (1996)
đã dựa trên cơ sở của kỹ thuật sản
xuất giống loài Apostichopus japonicus của Trung Quốc và Nhật Bản để sản
xuất giống loài này. Mục đích chính của nghiên cứu là để phục vụ cho nuôi
thương phẩm và phục hồi nguồn lợi. Kỹ thuật sản xuất giống Hải sâm cát đã
được áp dụng sản xuất ở các nước như Úc, Inđônêsia, New Calêđônia, đảo
Solomon trong những năm sau đó .
Các nghiên cứu của Hamel và cộng sự (2000) ở đảo Solomon cho thấy, Hải
sâm cát là một trong những loài hải sâm có nhiều triển v
ọng nhất cho nghề nuôi
trồng thủy sản bởi giai đoạn phát triển của ấu trùng ngắn, khả năng chịu đựng cao
với sự thay đổi của điều kiện môi trường, có thể thích hợp ở nhiều mô hình nuôi.
Theo Battaglene (1999), Hải sâm cát là loài có tiềm năng nhất trong việc
thả phục hồi nguồn lợi so với các loài hải sâm nhiệt đới khác do nó là loài có
giá trị kinh tế cao, phân bố rộng, dễ
nuôi và chi phí thấp. Trong sản xuất giống
nguồn bố mẹ thường là những cá thể đánh bắt từ tự nhiên. Những cá thể này có
thể cho sinh sản ngay hoặc nuôi nhốt ở trong bể sau đó cho đẻ. Tuy nhiên,
trong điều kiện nuôi nhốt hải sâm thường giảm bắt mồi, dẫn đến giảm khối
lượng cơ thể và khối lượng của tuyến sinh dục.
Theo Yanagasiwa (1998), hải sâm cho sinh sản vớ

i tỷ lệ đực cái 1:1 là
tốt nhất. Ổn định nhiệt độ, độ mặn trong quá trình vận chuyển là cần thiết để
giúp hải sâm không bị thải ruột và đẻ non.
Theo Battaglenen (1999), thời điểm sinh sản của Hải sâm cát có liên
quan đến tuần trăng. Đối với những vùng nhiệt độ cao thì hải sâm sinh sản
quanh năm với một hoặc hai đỉnh cao sinh sản. Ở Philippin, trong năm hải sâm
sinh sản t
ập trung vào tháng 6 - 7 và tháng 10 - 11 hoặc tháng 12 - 1, còn ở
Inđônêsia thì vào tháng 6 - 10 và tháng 2 - 4, ở đảo Solomon đến tháng 8;
tháng 10 trở đi cho tới mùa khô.
Battaglene và cộng sự (1999) tiến hành cho sinh sản đối với loài H.
scabra và H. fuscogilva bằng việc sử dụng bột tảo khô được bán trên thị trường
như Schizochytrium sp, Algamac- 2000, chúng đều cho kết quả tốt khi việc
kích thích nhiệt không thành công. Tảo tươi không thích hợp cho kích thích
sinh sản mặc dù sự nở hoa của chúng có thể kích thích sinh sản đối với m
ột số
loài hải sâm vùng ôn đới.
Nhìn chung, sinh sản nhân tạo đã thực hiện được đối với loài Holothuria
scabra, H. fuscogilva, H. atra, Actinopyga mauritiana và A. miliaris. Tuy
nhiên, vẫn còn một số khó khăn trong thu và ấp trứng.
1.3. Một số nghiên cứu về ảnh hưởng của thức ăn lên sinh trưởng và tỷ lệ
sống của hải sâm
Từ khi sản xuất giống Hải sâm cát thành công các nhà nghiên cứu đã sử
dụng nguồn giống sẵn có tiến hành nhiều thí nghiệm để quan sát đánh giá tốc độ
tăng trưởng và tỷ lệ sống của hải sâm. Việc nghiên cứu các loại thức ăn phù hợp
ở các giai
đoạn khác nhau cũng đã được công bố (Battaglene và cộng sự, 1999).
Ở giai đoạn ấu trùng Auricularia ăn tảo đơn bào, giai đoạn Doliolaria là giai
đoạn chuyển tiếp ngắn qua giai đoạn bám năm tay Pentactula thì không phải cho
ăn. Tác giả đã xác định loại tảo tốt nhất cho ấu trùng là tảo Rhodomonas salina

cỡ 8 - 12µm, kế đến là tảo Chaetoceros muelleri cỡ 5 - 8µm, cuối cùng là tảo C.
calcitrans cỡ 3 - 6µm. Mậ
t độ tảo cho ăn là 20.000 – 40.000 tế bào/ml. Đồng
thời ông cũng cho rằng, nếu cho ăn kết hợp giữa tảo Rhodomonas salina và
Chaetoceros muelleri thì tốt hơn khi chỉ cho ăn R. salina
Cũng theo Battaglene và cộng sự (1999), H. scabra mới bám ăn vi khuẩn
tảo giáp, chất chiết xuất từ Sargassum. sp. Khi giống đạt 10 - 20mm, chúng có
thể thay đổi chuyển sang sống trên nền đáy cát và ăn bột tảo Ulva lactuca. Tỷ
lệ
chết cao xảy ra ở giai đoạn giống mới bám (5mm). Sau một tháng tỷ lệ sống
trung bình 34,4%. Trên tấm bám hải sâm có thể đạt 13mm sau một tháng. Thí
nghiệm cũng cho thấy, sẽ tốt hơn nếu giống đạt 20mm mới chuyển sang sống ở
trên nền đáy. Tỷ lệ sống của Hải sâm cát >20mm là rất cao (>96%), cần hạn
chế nuôi ở mật độ cao và ánh sáng yếu. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng ánh
sáng có ảnh hưởng rất lớn đến nguồn thức ăn là tảo đáy và tảo phù du cho ấu
trùng. Tuy nhiên việc bổ sung bột tảo không làm cải thiện tốc độ tăng trưởng
và tỷ lệ sống trừ những bể nuôi ở mật độ cao.
Sun Huiling và cộng sự (2004) đã nghiên cứu ảnh hưởng của các mức
prôtêin khác nhau lên sinh trưởng và sự phát triển của loài Apostichopus
japonicus. Kết quả nghiên cứu cho thấ
y, tốc độ tăng trưởng và hiệu quả sử
dụng thức ăn của vật nuôi tăng cao tỷ lệ thuận với mức cao prôtêin. Ở mức
prôtêin 21,5% trở lên thì đảm bảo cho sinh trưởng của hải sâm. Cũng theo tác
giả, vai trò của các acid amin thiết yếu đặc biệt là Lysin và Arginin là những
acid amin thiết yếu đối với tôm, cá cũng rất quan trọng trong thành phần dinh
dưỡng của hải sâm. Mặt khác tỷ lệ
Ca/P là một yếu tố quyết định ảnh hưởng
đến tỷ lệ sinh trưởng của hải sâm. Theo nghiên cứu cho thấy rằng hải sâm tăng
trưởng nhanh nhất đối với tỷ lệ Ca/P từ 7 - 9. Như vậy sự phát triển của hải sâm
chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, do đó cần thiết kế một chế độ ăn theo nhu cầu

sẽ giúp cho hải sâm phát triển tốt hơn.
1.4. Nghiên cứu về ảnh hưởng của mật độ nuôi lên sinh trưởng và tỷ lệ sống
của hải sâm
Hả
i sâm cát sống ở vùng có nhiều mùn bã hữu cơ. Theo Battaglene
(1999), tăng trưởng của hải sâm cát thường chậm lại khi mật độ đạt gần 225g/m
2
,
do đó hải sâm cát thường giảm khối lượng khi lưu giữ ở mật độ cao. Đối với âú
trùng, mật độ ương ở giai đoạn từ Auricularia đến bám đáy là 0,5 con/ml là
thích hợp nhất. Ông cũng tiến hành nuôi hải sâm giống cỡ 1,6g ở mật độ
5con/m
2
sau 2 tháng nuôi hải sâm đạt 23g/con.
1.5. Tình hình nghiên cứu bệnh hải sâm
Cũng như nhiều sinh vật khác, hải sâm bị một số bệnh trong quá trình
nuôi, có thể là do ký sinh trùng, vi khuẩn… gây ra. Một số nghiên cứu trên thế
giới có thể kể đến như sau:
Percell và Eeckhaut (2005) đã đưa ra phương pháp và một số dấu hiệu
để kiểm tra và đánh giá tình trạng sức khỏe của hải sâm bằng cách quan sát bên
ngoài các bộ phận như miệng, lỗ bài tiế
t, da… có thể phản ánh phần nào tình
trạng sức khỏe của ký chủ, vì thế nếu quan sát tốt, chúng ta có thể nhận biết các
dấu hiệu bệnh lý, ví dụ hải sâm con có nhiều nhớt trên da, chứng tỏ cá thể đó
không hòan toàn khỏe mạnh, hay một con hải sâm con (dài 1-5 cm) bị ký sinh
bởi một con copepod thì không vấn đề gì, nhưng nếu có khoảng 5 con cùng ký
sinh, chắc chắn ký chủ sẽ có vấn đề về sức khỏe. Anthony (1916) mô tả loài
m
ới có tên là Entovalva perrieri ký sinh ở hải sâm, loài này trước đó được đặt
tên là Synapticola perrieri, đây là một loài hai mảnh vỏ ký sinh trong ống tiêu

hóa của hải sâm, khi ký sinh với số lượng lớn, chúng có thể gây chết nghiêm
trọng ký chủ; Kato (1998) lại sắp xếp Entovalva perrieri vào giống Devonia,
đồng thời chuyển Entovalva major sang giống Anisodevonia. Becker và cộng
sự (2004) nghiên cứu bệnh lở loét ở Hải sâm cát (H. scabra), các tác giả cho
biết, b
ệnh phát triển rất nhanh, 2/3 lượng Hải sâm bị lở loét chỉ 2 ngày sau khi
phát hiện cá thể đầu tiên bị nhiễm, bệnh có khả năng gây chết nhanh. Hải sâm có
thể bị chết trong vòng ba ngày sau khi phát hiện ra dấu hiệu bệnh lý đầu tiên. Các
tác giả cũng cho rằng vi khuẩn, bao gồm Vibrio sp. và Bacteroides sp. là tác nhân
gây bệnh lở loét ở hải sâm.
Deng và cộng sự (2009) nghiên cứu bệnh lở loét ở loài hải sâm
(Apostichopus japonicus) nuôi trong bể ximăng và ao đất, các tác giả đã phân lập
được 6 loại vi khuẩn khác nhau trong các mẫu bị lở loét thu được trong các bể
ximăng trong nhà, 2 loài vi khuẩn từ các mẫu bị lở loét thu được trong các ao
ngoài trời.
Nhìn chung, có rất ít công trình nghiên cứu về các bệnh ở hải sâm trên th
ế
giới, ở Việt Nam chưa có công bố nào về bệnh ở đối tượng này. Tuy nhiên qua
tổng quan tài liệu và thực tiễn sản xuất có thể thấy bệnh lở loét là bệnh nguy
hiểm thường gặp nhất ở hải sâm nuôi, bệnh có thể lây lan và gây chết với tỷ lệ
lớn trong khoảng thời gian ngắn, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả kinh
tế của người nuôi.
1.6. Tình hình nuôi h
ải sâm thương phẩm trên thế giới
Theo Yanagisawa (1998), từ những năm 1930, Nhật Bản bắt đầu nghiên
cứu loài Stichopus japonicus, đến năm 1950 thì sản xuất giống thành công. Tuy
nhiên, việc nuôi thương phẩm cũng mới bắt đầu hơn vài chục năm trở lại đây
với hơn 25 triệu con giống được thả vào năm 1994.
Theo Chen (2004), Trung Quốc bắt đầu nghiên cứu sản xuất giống loài
Apostichopus japonicus vào nhữ

ng năm 1950, nhưng mãi đến những năm 1980
mới tiến hành sản xuất giống thành công. Trung Quốc là nước nuôi hải sâm lớn
nhất thế giới với ba hình thức nuôi chủ yếu là nuôi ao, nuôi trong đăng và nuôi
thả ngoài biển, trong đó nuôi ngoài biển là phổ biến nhất chiếm 75% diện tích
nuôi, với đối tượng nuôi chính là loài Apostichipus japonicus. Theo tác giả, để
nuôi thành công hải sâm Apostichipus japonicus, cần chú trọng đến ba vấn đề
chính đó là chọn vị trí nuôi,
điều kiện nền đáy và phòng trừ địch hại. Nền đáy tốt
cho nuôi hải sâm là đáy bùn hoặc bùn cát.
Theo James (1996), ở Ấn Độ, sản suất giống Hải sâm cát thành công vào
năm 1988, với một số lượng nhỏ con giống sản xuất được dựa trên cơ sở sản
xuất giống loài Apostichopus japonicus của Trung Quốc. Tuy đã sản xuất thành
công con giống nhưng quy mô cũng chỉ dừng l
ại ở thí nghiệm mà không phát
triển thành nghề nuôi thương phẩm.
Tại Inđônêsia, Hải sâm cát được nuôi thương phẩm từ năm 1994, nguồn
giống chủ yếu được khai thác từ tự nhiên nên quy mô nuôi còn hạn chế. Hải
sâm cát nuôi trong ao tăng trưởng 32-73 g/tháng khi cho ăn bổ sung cám gạo và
phân chuồng ủ hoai. Đến năm 2004, nghề nuôi hải sâm ở Inđônêsia đã dừng lại
do chưa sản xuất được con giống nhân tạo (Tuwo, 2004).
Tại Papua New Guinea, Shelley (1985) đã thu mẫu Hải sâm cát định kì
trong hơn một năm, qua việc xác định tần số kích cỡ tác giả đã ước tính tỷ lệ
tăng trưởng trung bình 14g/tháng. Cũng tại khu vực này Hamel và cộng sự

(2000) đã thả hải sâm giống và ông đã đánh giá tỷ lệ tăng trưởng về chiều dài
trung bình là 10 - 15cm/tháng, không đề cập đến tỉ lệ sống.
Nhìn chung, các nghiên cứu trên thế giới về hải sâm cho thấy việc nghiên
cứu về loài Hải sâm cát còn hạn chế, chỉ dừng lại ở sản xuất giống và nghiên
cứu nuôi thả bảo tồn mà chưa phát triển thành nghề nuôi thương phẩm trong
ao. Mả

ng nghiên cứu về quy trình nuôi thương phẩm vẫn còn thiếu, chỉ có một
số nghiên cứu về nuôi biển nhưng ở quy mô nhỏ. Vì thế, mặc dù đã có những
thành công nhất định trong sản xuất con giống nhân tạo nhưng vẫn chưa xây
dựng được quy trình nuôi thương phẩm trong ao. Hiện nay hướng nghiên cứu
này đang được các nhà khoa học ở nhiều nước quan tâm, nhất là các nước
thuộc khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dươ
ng nơi mà có nhiều diện tích nuôi tôm bị
bỏ hoang do dịch bệnh nhưng có rất nhiều tiềm năng cho nuôi thương phẩm
loài hải sâm này.
2. Tình hình nghiên cứu hải sâm ở Việt Nam
Hải sâm cát là một trong những loài hải sâm thuộc Ngành Da gai có giá
trị kinh tế, dinh dưỡng và y học cao, là mặt hàng ưa chuộng ở các thị trường
như Hàn Quốc, Singapore, Hồng Kông, Đài Loan…Hiện nay, hải sâm cát có
giá cao nhất so với các loài hải sâm khác trên thị trường thế giớ
i. Hiện với
khoảng 40 – 48 USD/kg khối lượng khô (INNOFISH Trade, 2003. Ferdouse,
2004). Ở trong nước, giá hải sâm khoảng 30.000 – 50.000 đồng/kg tươi tùy
thuộc vào kích cỡ và chất lượng.
Ở Việt Nam, Hải sâm cát mới được quan tâm nghiên cứu trong gần mười
năm trở lại đây. Một số kết quả nghiên cứu về đối tượng này như: Nghiên cứu
về nguồn lợi; nghiên cứu đặc điểm sinh học; nghiên cứu quy trình sinh sản
nhân tạo; nghiên cứu tính năng lọc của hải sâm trong mô hình nuôi ghép với
tôm sú trong ao nuôi tôm, hải sâm nuôi ghép với bào ngư, vẹm xanh, tôm hùm
ngoài đăng biển.

2.1. Nghiên cứu về nguồn lợi hải sâm
Ở Việt Nam, có một số nghiên cứu về nguồn lợi như: Nguồn lợi hải sâm
(Holothuroidea) ở vùng biển phía Nam Việt Nam (Đào Tấn Hổ, 1991); Nghiên
cứu các biện pháp bảo tồn loài hải sâm ở khu vực Nha Trang, Khánh Hoà (Ngô
Chí Thiện, 1996). Các nghiên cứu cho thấy, nguồn lợi hải sâm ở Việt Nam

cũng khá phong phú, hiện nay trên vùng biển nước ta có trên 60 loài. Trong đó,
vùng biển Phú Yên – Khánh Hòa được điề
u tra nhiều nhất, thành phần loài đa
dạng 44 loài. Ở vịnh Nha Trang, Vân Phong - Bến Gỏi hải sâm cũng đa dạng
về thành phần loài đặc biệt là các loài có giá trị kinh tế. Ở vùng biển Ninh
Thuận và Bình Thuận, đã tìm thấy 24 loài hải sâm.
Ở vùng đảo Phú Quốc và đảo Thổ Chu được điều tra ít hơn các vùng khác
nhưng cũng đã phát hiện 26 loài hải sâm. Ngoài các loài thường gặp, vùng đảo
Phú Quốc còn có 3 loài hải sâm có giá trị thương mạ
i đó là: Holothuria scabra,
H. atra, Actinopyga echinites. Ở vùng đảo Trường Sa, Côn Đảo thành phần loài
ít hơn chỉ có 13 loài.
Mặc dù nguồn lợi hải sâm còn khá phong phú, nhưng trước tình trạng
khai thác quá mức nguồn lợi hải sâm nói chung và Hải sâm cát nói riêng nên
hiện nay hầu như nguồn lợi hải sâm giảm đến mức báo động và có nguy cơ bị
cạn kiệt.
Theo một số kết quả điều tra cho thấy, ở đầm Thủy Triều tr
ước năm 1987,
riêng xã Cam Thành trong mùa thu hoạch đã thu được hơn 100 tấn hải sâm
tươi. Tuy nhiên, hiện nay hải sâm ở vùng Thủy Triều đã bị khai thác triệt để
không kể kích thước và mùa vụ sinh sản. Do đó mà nguồn lợi hải sâm từ tự
nhiên có thể còn rất ít và đang có nguy cơ bị cạn kiệt. Ở các vùng khác như
Đầm Cù Mông, Vịnh Xuân Đài cũng đang lâm vào tình trạng khai thác quá
mức. Như vậy nếu không có kế ho
ạch bảo vệ và phát triển thì nguồn lợi hải
sâm ở Việt Nam sẽ tiệt chủng trong vài năm tới. Các địa phương trên chủ yếu
nằm trong khu vực duyên hải Nam Trung Bộ.
2.2. Nghiên cứu về sinh học sinh sản và nuôi thương phẩm Hải sâm cát
Năm 1995, công trình nghiên cứu của Nguyễn Chính và Nguyễn Thị
Xuân Thu: “Nghiên cứu về quy trình sản xuất giống nhân tạo và nuôi hải sâm

Holothuria scabra và Actinopyga echinites” được thực hiện. Thí nghiệm nuôi
hả
i sâm trong bể xi măng và trong ao đất đạt tỷ lệ sống 70% và 85%, tốc độ
tăng trưởng khi nuôi trong bể xi măng là 56,4 g/con/tháng, còn ở trong ao đất là
78,9 g/con/tháng. Kết quả nghiên cứu về các ngưỡng yếu tố môi trường cho
thấy, Hải sâm cát sống phù hợp trong khoảng nhiệt độ từ 25-33
o
C và ở độ mặn
26-35‰, trong khi đó ngưỡng chết dưới của chúng nằm trong khoảng 4-10
o
C
và 7-12‰, ngưỡng chết trên nằm trong khoảng 40-45
o
C và 45-54‰.
Cũng theo Nguyễn Chính và Nguyễn Thi Xuân Thu (1995), Hải sâm cát
sống ở vùng đáy cát hay cát bùn nên thức ăn của nó chủ yếu là mùn bã hữu cơ
và các sinh vật nhỏ như tảo, trùng có lỗ, trùng phóng xạ và các loài ốc. Theo
nghiên cứu của các tác giả, khi phân tích các mẫu hải sâm thấy thức ăn của
chúng gồm: 75-86,2% cát bùn, 13,8-25% mùn bã hữu cơ và vi sinh vật (có 35
loài vi sinh vật ). Hải sâm bắt mồi theo phương thức bị động, lấy thức ăn thông
qua lọc cát, bắ
t mồi theo chu kỳ ngày đêm. Phân của chúng thường nhiều và
gắn với nhau thành đoạn dài. Đây là dấu hiệu thăm dò vùng tập trung hải sâm.
Hải sâm có ít nhất 1/3 thời gian không lấy thức ăn. Từ 2-4 giờ sáng chúng vùi
mình trong cát, đến 12 giờ trưa chúng trồi mình lên và bắt mồi từ 16 giờ đến 2
giờ sáng ngày hôm sau. Hải sâm cát có mùa vụ sinh sản chính từ tháng 4 đến
tháng 8, chúng có thể đẻ quanh năm ở vùng nhiệt đới. Trong sinh sản nhân tạo
có th
ể cho đẻ quanh năm. Hải sâm cát thuộc loài đực cái dị thể, nhưng nhìn bề
ngoài rất khó phân biệt đực cái.

Từ năm 2000 đến năm 2003, tổ chức ICLARM hợp tác với Viện Nghiên
cứu Nuôi trồng Thủy sản III Nha Trang đã nghiên cứu sinh sản nhân tạo và
nuôi thương phẩm hải sâm cát Holothuria scabra. Dự án đã tạo ra đàn bố mẹ
có thể sinh sản quanh năm, sản xuất nhân tạo vài chục vạn con gi
ống 1 - 2mm
với tỷ lệ sống cho ương nuôi ấu trùng từ trứng đến con giống còn thấp chỉ đạt
3,1%, nguyên nhân chính do thức ăn và địch hại. Dự án cũng thử nghiệm thả
Hải sâm cát có kích cỡ khác nhau để ương nuôi trong lồng, đăng ngoài biển.
Kết quả nuôi trong ao với mật độ 1 con/m
2
cho thấy cỡ giống 1,6g/con nuôi
khoảng 1,5 - 2 tháng đạt 60g/con, cỡ giống 5,5g/con nuôi khoảng 1,5 tháng đạt
96g/con (Pitt và Duy, 2003).
Theo Nguyễn Đình Quang Duy và cộng sự (2005), quy trình sản xuất
giống Hải sâm cát và đã đạt được thành công trong cải tiến kỹ thuật nâng cao tỷ
lệ sống trong giai đoạn bám lên 10%. Kết quả ương nuôi thành công từ ấu thể
1-2mm lên con giống đạt tỷ lệ sống gần 50%, xác định được loại thức ăn thích
hợp cho ấu trùng từ giai đoạn sống trôi nổi đến bám đáy là tảo tươi
Chaetoceros spp. Thí nghiệm khác đối với ấu trùng sau khi bám đáy, thức ăn
cho tỷ lệ sống cao nhất (72%) là hỗn hợp gồm tảo khô và thức ăn tổng hợp
Fripak. Vì vậy, có thể sử dụng thức ăn tổ
ng hợp để thay thế nguồn thức ăn mà
thành phần chủ yếu là tảo đơn hoặc đa bào để cải thiện tỷ lệ sống ở giai đoạn
bám đáy. Đối với giai đọan ương ấu thể 1 - 2mm lên con giống, thức ăn thích
hợp là thức ăn tôm CP9000, tốc độ tăng trưởng của hải sâm là 0,12 g/ngày.
Trong giai đoạn ương nếu được cho ăn loại th
ức ăn phù hợp, môi trường nước
trong sạch và ổn định sẽ cho tỷ lệ sống rất cao.
Bên cạnh yếu tố thức ăn, yếu tố độ mặn, mật độ, vật bám cũng được
nghiên cứu. Độ mặn thích hợp cho ấu trùng hải sâm sống được là 20 - 40‰,

trong đó ở độ mặn 30‰ thích hợp nhất cho sinh trưởng và phát triển của ấu
trùng hải sâm. Mật độ
ương nuôi ấu trùng thích hợp 0,2 - 0,8 con/ml. Tỷ lệ
sống của Hải sâm cát tỷ lệ nghịch với mật độ ương .
Có 3 loại vật bám được tiến hành nghiên cứu khi cho sinh sản nhân tạo hải
sâm cát đó là tôn nhựa, tấm bám composite và tấm nilon. Cả 3 loại tấm bám đều
cho kết quả tốt. Vật bám làm bằng tôn nhựa cho tỷ lệ bám cao nhất, ấu trùng
bám nhiều nhất. Chất đáy để ương nuôi hải sâm c
ũng được nghiên cứu, thí
nghiệm đã cho thấy chất đáy thích hợp cho ương nuôi hải sâm là bùn hoặc cát
bùn. Ở ngoài vùng triều đối với những chất đáy này cần bổ sung thêm thức ăn
nếu nuôi ở mật độ cao.
Theo Nguyễn Thị Xuân Thu (2003), khi nuôi ghép tôm sú với hải sâm thì
hải sâm là đối tượng có vai trò cải tạo môi trường sống của tôm sú, chúng góp
phần làm giảm tổng lượng hợp chất hữu cơ trong ao nuôi tôm
đặc biệt là hàm
lượng H
2
S ở đáy ao, đồng thời góp phần làm tăng tốc độ tăng trưởng của tôm
nuôi. Trong giới hạn mật độ từ 90 – 120 g hải sâm/m
2
, mật độ hải sâm càng cao
thì tăng trưởng của tôm càng nhanh. Nghiên cứu này đã phản ánh vai trò tích
cực của hải sâm trong ao nuôi tôm sú, với sự có mặt của hải sâm trong ao nuôi
đã làm tăng tỷ lệ sống của tôm. Trong mô hình nuôi ghép nên thực hiện ở vùng
nuôi có độ mặn dao động từ 25 - 30‰ là thích hợp.
Theo Thái Ngọc Chiến (2006), Hải sâm cát khi nuôi ghép với vẹm xanh,
cá chẽm, ốc hương, rong sụn và tôm hùm ngoài đăng biển bằng hình thức nuôi
kết hợp cho hiệu qu
ả kinh tế cao và cải thiện môi trường nuôi. Hải sâm cát cho

tăng trưởng rất nhanh 400-500g/con sau 7 tháng nuôi, nguồn thức ăn cho hải
sâm nuôi là lượng mùn bã hữu cơ ở đáy ao được tạo ra từ nuôi các đối tượng
khác. Tuy nhiên, số lượng Hải sâm cát nuôi ghép trong mô hình không nhiều
do hạn chế về diện tích.
Với những kết quả nghiên cứu đạt được trong thời gian qua cho thấy, khả
năng nuôi Hải sâm cát trong ao ở nước ta có nhiều triển vọng phát triển, mở
rộng ra quy mô sản xu
ất. Tuy nhiên, quy trình nuôi thương phẩm Hải sâm cát
chưa được hoàn thiện. Vấn đề cần quan tâm nghiên cứu hiện nay đó là nghiên
cứu về thức ăn, mật độ, chất đáy và những vấn đề phát sinh trong quá trình
nuôi như dịch bệnh đối với Hải sâm cát. Giải quyết được vấn đề này sẽ là tiền
đề cho việc hoàn thiện quy trình nuôi thương phẩm Hải sâm cát, giúp cho nghề
nuôi thương phẩm hải sâm trong ao phát triể
n rộng rãi ở vùng ven biển.
Khu vực duyên hải Nam Trung Bộ là nơi tập trung nguồn lợi Hải sâm cát
nhiều nhất tại Việt Nam. Tuy nhiên, nguồn lợi này đang bị suy giảm nghiêm
trọng do khai thác quá mức. Việc nghiên cứu thành công sản xuất giống Hải
sâm cát đem lại cơ hội phục hồi nguồn lợi của đối tượng này và phát triển được
nghề nuôi thương phẩm bằng các hình thức khác nhau. Phát triển nuôi thươ
ng
phẩm Hải sâm cát trong ao sẽ tận dụng được diện tích ao nuôi tôm không hiệu
quả bị bỏ hoang hiện nay, đồng thời góp phần tăng thu nhập, tạo công ăn việc
làm cho người dân, giảm áp lực khai thác lên nguồn lợi hải sâm tại khu vực
duyên hải Nam Trung Bộ.

















MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI

1. Xây dựng được quy trình công nghệ nuôi thương phẩm hải sâm cát trong ao,
tỉ lệ sống 80%, năng suất 2,5 tấn/ha.
2. Bước đầu áp dụng trên mô hình nuôi ở Nam Trung Bộ đạt khối lượng sản
phẩm 7,5 tấn, quy cỡ >300 g/con.


































CÁCH TIẾP CẬN

Dựa trên kết quả đạt được từ việc thành công sản xuất con giống Hải
sâm cát tại Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III tại Nha Trang, Khánh
Hòa cho thấy khả năng sản xuất con giống đáp ứng cho nhu cầu nuôi thương
phẩm Hải sâm cát là rất cao, có thể phát triển ở quy mô sản xuất (Nguyễn Đình
Quang Duy, 2005). Nghiên cứu quy trình công nghệ nuôi thương phẩm Hải
sâm cát trong ao ở quy mô sản xuất là tiền
đề cho phát triển nghề nuôi thương
phẩm Hải sâm cát trong ao tại Việt Nam. Khu vực Nam Trung Bộ là vùng có
điều kiện khí hậu và các yếu tố mô trường phù hợp cho việc thả nuôi Hải sâm

cát được lựa chọn là địa điểm triển khai các mô hình áp dụng.



























VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


1. Vật liệu nghiên cứu
1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là loài Hải sâm cát, có tên khoa học là Holothuria
scabra (Jaeger, 1883), tên tiếng Anh là Sandfish.
1.2. Địa điểm nghiên cứu
- Xã Xuân Cảnh, Sông Cầu, Phú Yên
- Xã Vạn Hưng, Vạn Ninh, Khánh Hòa
- Xã Tri Thủy, Ninh Hải, Ninh Thuận
1.3. Thời gian nghiên cứu
Tháng 01/2008 – tháng 12/2009
2. Nội dung nghiên cứu:
2.1. Nghiên cứu các chỉ tiêu xây dựng quy trình công nghệ nuôi thương
phẩm Hải sâm cát trong ao
- Nghiên cứu chất đáy thích hợp
- Nghiên cứu mật
độ nuôi thích hợp
- Nghiên cứu thức ăn bổ sung thích hợp
- Nghiên cứu bệnh và một số biện pháp phòng trị
2.2. Xây dựng quy trình công nghệ nuôi thương phẩm Hải sâm cát trong
ao đạt năng suất 2,5 tấn/ha, tỉ lệ sống 80%
- Xây dựng dự thảo quy trình
- Thiết kế mô hình
- Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình













- Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu:










3. Phương pháp nghiên cứu
3.1. Nghiên cứu các chỉ tiêu xây dựng quy trình công nghệ nuôi thương
phẩm Hải sâm cát trong ao
3.1.1. Nghiên cứu chất đáy thích hợp:
+ Hải sâm thí nghiệm:
- Hải sâm giống dùng để bố trí thí nghiệm có khối lượng 2 – 5g/con (trung
bình 3,67 ± 0,96g).
- Mật độ thả: 3 con/m
2
.
+ Bố trí thí nghiệm:
- Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp ngẫu nhiên hoàn toàn, gồm 3
nghiệm thức với 3 loại chất đáy khác nhau: cát, cát bùn và cát san hô.
- Mỗi nghiệm thức có 3 lần lặp, thí nghiệm kéo dài 8 tuần.

Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ nuôi thương phẩm Hải sâm cát
trong ao ở quy mô sản xuất tại một số tỉnh duyên hải Nam Trung bộ
Nghiên cứu
chất đáy thích
hợp
Nghiên cứu mật
độ nuôi thích
hợp
Nghiên cứu
thức ăn bổ sung
thích hợp
Nghiên cứu bệnh
và các biện pháp
phòng trị
Nghiên cứu các chỉ tiêu xây dựng quy trình công nghệ
nuôi thương phẩm Hải sâm cát trong ao
Xây dựng quy trình công nghệ nuôi thương phẩm Hải sâm cát
trong ao đạt năng suất 2,5 tấn/ha, tỉ lệ sống 80%
Thiết kế mô
hình nuôi
Đánh giá hiệu
quả kinh tế mô
hình nuôi
Xây dựng dự
thảo quy trình
- Thí nghiệm được tiến hành trong bể xi măng hình chữ nhật có diện tích đáy
là 15m
2
(2,5m x 6m), hệ thống bể được đặt ở nơi có mái tôn che mát.
- Mực nước trong bể : 0,4m, nước biển có độ mặn 32‰ được lọc qua bể lọc cát.


- Chất đáy dùng bố trí thí nghiệm:
Cát: lấy từ cát mịn sạch từ bãi biển ;
Cát san hô: lấy ở khu vực ao cát san hô nằm gần biển;
Cát bùn: lấy tại ao nuôi tôm sú đã thu hoạch xong trước đó 10 ngày.
Chất đáy được rải đều trong bể với độ dày khoảng 5 cm.


Hình 1. Các loại chất đáy dùng bố trí thí nghiệm
+ Chăm sóc, quản lý và thu số liệu
- Thức ăn và lượng cho ăn: trong quá trình thí nghiệm, 4 tuầ
n đầu không
cho ăn, 4 tuần sau cho ăn thức ăn tôm CP9000, với lượng cho ăn 1.5 g/m
2
/ngày
(0,5g/con/ngày).
- Chế độ thay nước: 2 ngày/1 lần, mỗi lần thay từ 30 - 50% lượng nước
trong bể.
- Cách 2 tuần kiểm tra hải sâm thí nghiệm để xác định tốc độ tăng trưởng
và tỷ lệ sống.
- Xác định khối lượng của hải sâm thí nghiệm bằng cân điện tử KP-1000,
với độ chính xác 0.2g.
- Phương pháp cân hải sâm: thu mẫu hải sâm ở trạng thái bình thường,
không ngậm nước, để trong bóng râm 5 phút trướ
c khi cân.
- Thường xuyên theo dõi các yếu tố môi trường trong các bể thí nghiệm
để kịp thời điều chỉnh.
- Nhiệt độ: Đo nhiệt độ bằng nhiệt kế thủy ngân, đo nhiệt độ hằng ngày
(2 lần: buổi sáng đo vào lúc 7 - 8 giờ, buổi chiều đo vào lúc 14 - 15 giờ).
Cát Cát – san hô Cát - bùn

- Độ mặn: Đo độ mặn bằng khúc xạ kế, đo vào những ngày thời tiết thay
đổi, trời mưa.
3.1.2. Nghiên cứu mật độ nuôi thích hợp:
+ Hải sâm thí nghiệm:
- Hải sâm giống dùng để bố trí thí nghiệm có khối lượng 2 – 5g/con (trung
bình 3,53 ± 0,94g).
+ Bố trí thí nghiệm:
- Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp ngẫu nhiên hoàn toàn, gồm 3
nghiệm thức với 3 mật độ khác nhau lần lượt là 1con/m
2
, 2 con/m
2
và 3 con/m
2
.
- Mỗi nghiệm thức có 3 lần lặp, thí nghiệm kéo dài 8 tuần.
- Thí nghiệm được tiến hành trong bể xi măng hình chữ nhật có diện tích
đáy là 15m
2
(2,5m x 6m), hệ thống bể được đặt ở nơi có mái tôn che mát. Đáy
bể được rải một lớp cát sạch, mịn dày 5cm.
- Mực nước trong bể: 0,4m, nước biển có độ mặn 32‰ được lọc qua bể lọc cát.
+ Chăm sóc, quản lý và thu số liệu: thức ăn và lượng cho ăn, chế độ thay nước,
theo dõi các yếu tố môi trường, thu số liệu giống thí nghiệm ở trên.
3.1.3. Nghiên cứu thức
ăn bổ sung thích hợp:
+ Hải sâm thí nghiệm:
- Hải sâm giống dùng để bố trí thí nghiệm có khối lượng 0,5 – 2g/con
(trung bình 1,04 ± 0,501g).
- Mật độ thả: 2 con/m

2
.
+ Thức ăn thí nghiệm: gồm bột đậu nành, bột cám gạo và bột rong khô.
- Hải sâm thí nghiệm được cho ăn 2 lần/ngày, với lượng 1g/m
2
/ngày. Thức
ăn được hòa tan trong nước và tạt đều khắp bể.
+ Bố trí thí nghiệm:
- Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp ngẫu nhiên hoàn toàn, gồm 3
nghiệm thức với 3 loại thức ăn khác nhau: bột đậu nành, bột cám gạo và bột
rong khô.
- Mỗi nghiệm thức có 3 lần lặp, thí nghiệm kéo dài 8 tuần.
- Thí nghiệm được tiến hành trong bể xi măng hình chữ nhật có diện tích
đáy là 15m
2
(2,5m x 6m), hệ thống bể được đặt ở nơi có mái tôn che mát. Đáy
bể được rải một lớp cát sạch, mịn dày 5cm.
- Mực nước trong bể: 0,4m, nước biển có độ mặn 32‰ được lọc qua bể lọc cát.
+ Chăm sóc, quản lý và thu số liệu: chế độ thay nước, quản lý môi trường, thu
số liệu giống thí nghiệm ở trên.
3.1.4. Nghiên cứu bệnh và một số biện pháp phòng trị
* Phương pháp thu và vận chuyển mẫu:
Phương pháp thu mẫu được tiến hành theo hai phương pháp:
- Thu mẫu ngẫu nhiên: thu mẫu hải sâm liên tục để nghiên cứu ký sinh
trùng và vi khuẩn.
- Thu mẫu chọn lọc: thu những con hải sâm có dấu hi
ệu bệnh lý như da
bị lở loét, nhợt nhạt để nghiên cứu ký sinh trùng và vi khuẩn.
Phương pháp vận chuyển: mỗi con hải sâm cho vào mỗi bao nilon nhỏ
có sục khí và cho ít nước rồi buộc chặt miệng bao lại. Cho vào thùng xốp dán

kín nắp và vận chuyển.
* Các bước nghiên cứu ký sinh trùng hải sâm:
- Quan sát bên ngoài cơ thể để phát hiện nhanh một số ký sinh trùng có
kích thước lớn như: đỉa cá, giáp xác, giun tròn, rận cá…
- Cạo nhớt da, phết lên lam kính và quan sát dướ
i kính hiển vi.
- Cân khối lượng và đo kích thước của hải sâm.
- Dùng kéo cắt dọc cơ thể, tách các bộ phận: ruột, tuyến sinh dục cho
vào các hộp lồng riêng có nước biển sạch.
- Dùng kéo nhỏ xẻ ruột và tuyến sinh dục rồi quan sát dưới kính soi nổi.
- Tiến hành quan sát bên ngoài và bên trong xoang cơ thể dưới kính soi nổi.
* Định danh ký sinh trùng:
- Tách ký sinh trùng ra từng nhóm loài riêng biệt và đếm số lượng từng
nhóm loài.
- Chụp hình, vẽ, đo
đếm tổng quát và các bộ phận làm cơ sở phân loại
của đại diện từng nhóm.
- Dựa vào các dấu hiệu phân loại đó để định danh thông qua các tài liệu
phân loại như H. Muller & K. Anders (1986); Satyu Yamaguti (1971) và một
số tạp chí, bài báo trong và ngoài nước.
* Các bước tiến hành nghiên cứu vi khuẩn:
- Chọn những con hải sâm có dấu hiệu bệnh đặc trưng, rõ ràng và những
con hải sâm khỏe (không có dấu hiệu bệnh) làm mẫu để nuôi cấy
- Lấy trực tiếp từ mẫu bệnh phẩm (vết loét, tuyến sinh dục, cơ) nuôi cấy,
phân lập trên môi trường cơ bản (môi trường TSA + 2% muối) và môi trường
chọn lọc như: TCBS (Citrate Bilesalt Sucrose Agar) môi trường đặc thù cho
Vibrio), môi trường CA + 2% muối (Cetrimide Agar) môi trường đặc thù cho
Pseudomonas), đặt trong tủ ấm 30 – 33
o
C, quan sát kết quả sau 24 giờ. Yêu cầu

phải có khuẩn lạc rời nhau. Dựa vào màu sắc, hình dạng, kích thước của khuẩn
lạc

để xác định chủng vi khuẩn nghi ngờ.
- Chọn những khuẩn lạc riêng rẽ, chiếm ưu thế nuôi cấy thuần chủng
trên các đĩa thạch TSA.
- Nhuộm Gram để quan sát hình thái vi khuẩn theo phương pháp Plumb
& Bowser (Bản dịch của Nguyễn Ngọc Nhiên, 1992).
- Thực hiện dãy các phản ứng sinh hóa
- Định danh vi khuẩn dựa vào đặc điểm hình thái, Gram, các phản ứng sinh
hóa và hệ thống phân loại vi khuẩn của Holt và cộng sự (1994), Frerichs (1993).
*
Đề xuất biện pháp phòng trị:
Thử độ nhạy của một số loại kháng sinh thông dụng đối với hai chủng vi
khuẩn có tần số bắt gặp cao phân lập từ hải sâm bệnh. Thử độ nhạy kháng sinh
theo phương pháp đĩa giấy của Kirby Bauer.
Các kháng sinh được dùng thử độ nhạy như sau: Tetracilin, Nofloxacin,
Erythromyxin, Streptomycin, Cephalexin và Ampicilin.
3.2. Xây dựng quy trình công nghệ nuôi thương phẩm hải sâm cát trong ao
đạt năng suất 2,5 tấn/ha, tỉ lệ s
ống 80%.
3.2.1 . Xây dựng dự thảo quy trình
Trên cơ sở của việc nghiên cứu xây dựng các chỉ tiêu kỹ thuật nêu trên, từ
đó lựa chọn các chỉ tiêu thích hợp để xây dựng quy trình công nghệ. Quy trình
công nghệ dự thảo như sau :
a) Điều kiện ao nuôi :
- Vị trí ao nuôi gần biển chất đáy thích hợp (lựa chọn chất đáy cát, cát bùn hoặc
cát san hô).
- Độ mặn ổn định từ 25-35‰, nguồn nước không b
ị ảnh hưởng bởi nước ngọt

từ các con sông vào mùa mưa.
- Ao có bờ chắc chắn, có lưới chắn xung quanh mép nước để ngăn không cho
hải sâm đến gần bờ ao, gây chết khô khi thay nước. Độ sâu ao từ 1.0-1.5m để
nhiệt độ nước ổn định. Thay nước dễ dàng theo thủy triều.
- Ao nuôi phải được bổ sung chất đáy nếu độ vùi chưa đạt 10 cm. Tiêu diệt
địch hại trước khi nuôi. Nước vào ao được lấy từ cống có hệ thống chắn rác.
b) Thả gi
ống :
- Hải sâm cát giống khỏe mạnh, không bị trầy xướt, kích cỡ từ 2 – 20g/con.
- Mật độ thả thích hợp (lựa chọn mật độ 1 con/m
2
, 2con/m
2
hoặc 3 con/m
2
).
c) Thời gian nuôi :
- Thời gian nuôi kéo dài từ 8-12 tháng tùy theo kích cỡ giống thả, điều kiện
chăm sóc, môi trường ao nuôi.
d) Chăm sóc quản lý:
- Thay nước theo thủy triều
- Theo dõi các biến động về môi trường ao nuôi như độ mặn, nhiệt độ, pH
hàng ngày.
- Tháo bỏ nước ngọt tầng mặt và tăng cường sục khí khi trời mưa.
- Thường xuyên tiêu diệt địch hại như cua, còng xâm nhập vào ao trong suốt
quá trình nuôi bằng bẫy rập ho
ặc lặn bắt.
- Cho ăn bổ sung thức ăn thích hợp với lượng 1g/m
2
/lần/ngày (lựa chọn từ thức

ăn bột đậu nành, bột cám gạo hoặc bột rong khô).
e) Theo dõi tốc độ tăng trưởng:
- Kiểm tra xác định tốc độ tăng trưởng của hải sâm định kỳ 15 ngày/lần. Bắt
ngẫu nhiên 30 con, cân khối lượng từng cá thể.
f) Thu hoạch:
- Sau khoảng 8-12 tháng nuôi, hải sâm đạt kích cỡ 300 - 400g /con thì tiến
hành thu hoạch. Tháo cạn ao bắt thủ công, kéo lưới hoặc lặn bắ
t.
3.2.2. Thiết kế mô hình :
Tại Phú Yên, hai ao nuôi với 5.000m
2
/ao (ký hiệu PY1, PY2) thả con
giống cỡ 10g/con với mật độ 1con/m
2
.
Tại Khánh Hòa, 2 ao nuôi 9500m
2
và 4.500m
2
(ký hiệu KH1, KH2) thả
con giống cỡ 2g/con với mật độ 1con/m
2
.
Tại Ninh Thuận, hai ao nuôi với diện tích 4.000m
2
và 6.000m
2
(ký hiệu
NT1, NT2) thả con giống cỡ 20g/con cũng với mật độ 1con/m
2

.



3.2.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình :
Dựa trên tổng hợp các khoản chi phí đầu vào gồm chi phí thuê ao (thay
vì chi phí đầu tư xây dựng), chi phí thức ăn, nhân công và doanh thu từ bán
sản phẩm để tính toán lợi nhuận.
Tỉ suất lợi nhuận = Lợi nhuận/ Tổng chi phí
Lợi nhuận biên = Lợi nhuận/ Doanh thu x100%
Thời gian hoàn vốn = Tổng chi phí đầu tư cơ bản / (Lợi nhuận + Khấu hao )
3.3 Phương pháp xử lí số li
ệu
Các công thức tính toán:
- Xác định tỷ lệ sống:
Tỷ lệ sống (TLS) tính theo phần trăm (%).
TLS (%) =
Y
X
x 100%
Trong đó:
X: số lượng hải sâm khi kết thúc thí nghiệm.
Y: số lượng hải sâm ban đầu .
- Công thức tính tốc độ tăng trưởng theo ngày.
ADG =
21
21
W - W
tt−


Trong đó :
ADG: là tốc độ tăng trưởng về khối lượng trung bình theo ngày
(g/con/ngày)
W
1
: khối lượng hải sâm cân lần trước (g)
W
2
: là khối lượng hải sâm cân lần sau (g)
t
1
là thời gian cân hải sâm lần trước.
t
2
là thời gian cân hải sâm lần sau.
- Công thức tính giá trị trung bình.
X
=
n
1


=
n
i
i
X
1
.
Trong đó:

X
: là giá trị trung bình.
n: là số lượng mẫu.
Xi là giá trị mẫu thứ i.


- Công thức tính độ lệch chuẩn.
SD =
1
)(
1
2


±

=
n
XXi
n
i
n<30
Trong đó:
SD là độ lệch chuẩn.
X
: là giá trị trung bình.
Xi là giá trị mẫu thứ i.
n : số lượng mẫu.
Xử lý số liệu theo phương pháp thống kê sinh học dựa trên phần mềm Excel.
























×