Tải bản đầy đủ (.pdf) (758 trang)

Nghiên cứu xử lý biến tính gỗ rừng trồng từ nhóm 5 đến nhóm 8 làm nguyên liệu đóng tàu thuyền đi biển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (28.11 MB, 758 trang )













































BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
VIỆN KHOA HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM
Đề tài:
Nghiên cứu xử lí một số loại gỗ rừng trồng từ nhóm 5 đến nhóm
8 làm nguyên liệu đóng tàu thuyền đi biển.
Mã số KC 07.22/06-10








BÁO CÁO KHẢO SÁT
THỰC TRẠNG SỬ DỤNG NGUYÊN LIỆU GỖ TRONG CÔNG NGHIỆP
ĐÓNG TÀU THUYỀN ĐI BIỂN Ở VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI
SỰ CẦN THIẾT TÌM VẬT LIỆU THAY THẾ










Chủ trì đề tài: Nguyễn Quang Trung
Chủ trì thực hiện chuyên đề: Nguyễn Quang Trung
Đơn vị công tác
Trung tâm nghiên cứu và chuyển giao công nghệ công nghiệp rừng









Hà Nội, 2009
MỤC LỤC
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1
2. MỤC TIÊU 2
3. NỘI DUNG 2
4. PHƯƠNG PHÁP 2
5. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 2
5.1 Vị trí và sự phát triển của ngành thủy sản nói chung, khai thác hải sản nói riêng trong

nền kinh tế Việt Nam 2
5.2 Một số loại hình tàu, thuyền gỗ sử dụng khai thác thủy sản của Việt Nam 7
5.2.1 Phân loại tàu thuyền đánh cá 7
5.2.2 Một số loại tàu, thuyền chính đang được sử
dụng ở Việt Nam 8
5.3. Kết quả khảo sát thực tế ngành đóng mới và sửa chữa tàu thuyền gỗ đánh bắt hải sản ở
một số địa phương 10
6. KẾT LUẬN 17
7. KIẾN NGHỊ 19
TÀI LIỆU THAM KHẢO 20





















1
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Tàu thuyền nói chung, tàu thuyền đi biển nói riêng là một loại phương tiện vận tải
quan trọng, có lịch sử phát triển lâu đời, đang và sẽ còn tồn tại, phát triển mãi mãi cùng với
các loại phương tiện vận tải đường bộ và hàng không ở hầu hết các quốc gia trên thế giới.
Trong phạm vi chuyên đề này, chúng tôi chỉ đề cập đến phương tiện vận tải trên
biể
n. So với các phương tiện vận tải thủy đường sông, vận tải thủy trên biển có môi trường
làm việc khó khăn hơn. Các yếu tố khắc nghiệt bao gồm cả điều kiện về thời tiết (nắng,
mưa, gió bão), tác động của sóng lớn hơn, sự tấn công của các sinh vật nguy hại mãnh liệt
hơn. Trong các phương tiện vận tải trên biển, chúng tôi chọn đối tượng là các tàu đ
ánh bắt
hải sản công suất vừa và nhỏ vì các phương tiện vận tải lớn hiện nay hầu hết sử dụng các
nguyên liệu chính là kim loại và các vật liệu nhựa, composite, tỉ trọng nguyên liệu gỗ không
nhiều hơn nữa nếu có sử dụng vật liệu gỗ để đóng các sản phẩm nội thất trên các tàu khách
thì các yêu cầu nguyên liệu gỗ không phù hợp mục tiêu của đề tài này.
Do yêu cầ
u phát triển kinh tế, ngành đánh bắt hải sản ở Việt Nam đã có bước phát
triển và thay đổi đáng kể. Các phương tiện đạnh bắt hải sản chủ yếu là các tàu gỗ, được sản
xuất chủ yếu do các cơ sở tư nhân và các công ty thuộc các sở cấp tính quản lí. Mặc dù Nhà
nước cũng đã ban hành các tiêu chuẩn và quy phạm cho quá trình sản xuất các tàu thuyền
đánh cá, nhưng do biến động về nguồn nguyên liệu gỗ, điều kiện kinh tế và khả năng quản
lí của các cơ quan chức năng nên thực trạng về sử dụng nguyên liệu, quy trình đóng mới và
sửa chữa các tàu thuyền đánh cá ở các địa phương khó có thể kiểm soát. Sự phát triển của
ngành đóng tàu thuyền đánh bắt hải sản ở các địa phương có nhiều biến động, phụ thuộc
nhi
ều vào nhu cầu và nguồn cung cấp nhiên liệu, khả năng kinh tế của các ngư dân.
Báo cáo này là kết quả khảo sát thực trạng ngành đóng tàu thuyền gỗ cho đánh bắt
hải sản tại một số vùng đại diện trong cả nước, trong đó chủ yếu tập trung tìm hiểu diễn
biến số lượng tàu thuyền đánh bắt hải sản, dịch vụ đóng mới và sửa chữa tàu thuy

ền, qua đó
tìm hiểu nhu cầu nguyên liệu gỗ và khả năng cung ứng hiện nay cho ngành đóng mới và sửa
chữa tàu thuyền gỗ phục vụ đánh bắt hải sản.




2
2. MỤC TIÊU
Xác định nhu cầu sử dụng nguyên liệu gỗ làm nguyên liệu đóng mới và sửa chữa các
tàu thuyền gỗ dùng để đánh bắt hải sản, các chủng loại gỗ và yêu cầu nguyên liệu gỗ; căn
cứ này sẽ là cơ sở đề xuất nguyên liệu thay thế.
3. NỘI DUNG
- Điều tra diễn biến phát triển của ngành đánh bắt hải sản ở Việt Nam, để thấy được
nhu cầu sử dụng nguyên liệu gỗ cho đóng mới và sửa chữa tàu
- Điều tra nhu cầu nguyên liệu gỗ cho đóng mới và sửa chữa tàu thuyền gỗ dùng cho
đánh bắt hải sản tại một số vùng (miền Bắc, miền Trung và Tây Nam Bộ)
- Đi
ều tra các chủng loại gỗ đã và đang sử dụng, các khó khăn, bất cập về nguyên
liệu
4. PHƯƠNG PHÁP
- Phương pháp kế thừa: tiếp nhận các thông tin, văn bản của Trung Ương và địa
phương có liên quan đến kế hoạch, quy hoạch, chiến lược phát triển ngành thủy sản trong
đó có ngành đánh bắt hải sản.
- Phương pháp điều tra, phỏng vấn: Điều tra thực tế, phỏng vấn các cán bộ quản lí
địa phương, các cơ sở đóng tàu thuyền gỗ dùng cho đánh bắt hả
i sản
5. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
5.1 Vị trí và sự phát triển của ngành thủy sản nói chung, khai thác hải sản nói
riêng trong nền kinh tế Việt Nam

Với tổng chiều dài bờ biển hơn 2.600 km, dọc theo đó là 15 ngư trường (kể cả 2 ngư
trường ở Vịnh Thái Lan), phần lớn có khả năng khai thác quanh năm, đặc biệt với trên một
triệu ha nuôi trồng, ngành thủy sản là một lợi thế của Việt Nam. Theo Viện Kinh tế và Quy
hoạ
ch thủy sản, ngành thủy sản Việt Nam ngày càng khẳng định vị trí quan trọng trong
nghề cá thế giới. Nếu như năm 2008, tổng lượng thủy sản đạt 4,6 triệu tấn, giá trị xuất khẩu
đạt trên 4,2 tỉ USD thì năm 2009, mặc dù chịu tác động mạnh của khủng hoảng và suy thoái
kinh tế toàn cầu nhưng tổng sản lượng thủy sản vẫn đạt 4,85 triệu tấn, tăng 5,3% so với năm
2008 với giá trị xuất khẩu đạt trên 4,5 tỉ USD. Riêng 8 tháng đầu năm 2010, tổng kim ngạch
xuất khẩu thủy sản cả nước đạt gần 3 tỉ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2009. Theo dự

3
báo của ngành hữu quan, xuất khẩu thủy sản cả nước cả năm 2010 có khả năng đạt 4,5 - 4,7
tỉ USD [2]
Với những kết quả nêu trên, Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ 5 về xuất khẩu, đứng
thứ 3 về sản lượng nuôi trồng thủy sản (sau Trung Quốc và Ấn Độ) và đứng thứ 13 về sản
lượng khai thác hải sản trên toàn thế giới. Không chỉ vậy, ngành th
ủy sản được xem là
ngành kinh tế mũi nhọn của cả nước. Tuy nhiên, dù phát triển vượt bậc, nhưng ngành thủy
sản cả nước đã và đang bộc lộ nhiều yếu điểm ảnh hưởng đến sự phát triển không bền vững.
Điển hình như: thị trường giá cả các loài thủy sản trong và ngoài nước bấp bênh, nhất là hai
loài thủy sản chủ lực là tôm và cá tra. Cả nước
đang phải đối mặt với nhiều thách thức và
khó khăn như thiếu quy hoạch vùng nuôi hoặc quy hoạch chạy theo thực tế sản xuất; các
vấn đề môi trường trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa hoặc do chính hoạt động
khai thác, nuôi trồng thủy sản gây ra; hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ nuôi trồng thủy sản
chưa được đầu tư đồng bộ; tình trạng sử
dụng các loại thuốc thú y phục vụ nuôi trồng thủy
sản diễn ra tràn lan; tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp.[2]
Để phát triển ngành thủy sản theo hướng bền vững, ngày 16-9, Thủ tướng Chính phủ

ban hành Quyết định 1690/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt
Nam đến năm 2020. Theo đó, mục tiêu đến năm 2020, phát triển thủy sản thành một ngành
sả
n xuất hàng hóa, có thương hiệu uy tín, có khả năng cạnh tranh cao trong hội nhập kinh tế
quốc tế; nâng cao mức sống, điều kiện sống của cộng đồng ngư dân và thông qua đó đào
tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho nghề cá Đến năm 2020, kinh tế thủy sản đóng góp 20 -
35% GDP trong khối nông – lâm – ngư nghiệp, tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành thủy sản
từ 8 - 10%; kim ngạch xu
ất khẩu đạt 8 - 9 tỉ USD và tổng lượng thủy sản đạt 6,5 - 7 triệu
tấn (nuôi trồng chiếm 65 - 70%) [1]
Mặc dù có nhiều khó khăn về đầu tư thiết bị cho đánh bắt hải sản, nhất là các thiết bị
cho đánh bắt hải sản xa bờ; nhưng không thể phủ nhận vai trò của ngành đánh bắt hải sản
cho sự phát triển kinh tế biển nói chung và thành tựu của ngành thủy sản những năm qua.
Do nhu cầu phát triển kinh tế đại phương, nhu cầu về việc làm, nhu cầu thị trường
tiêu thụ các sản phẩm hải sản, số lượng các phương tiện đánh bắt hải sản và người lao động

4
trong nghề đánh bắt hải sản liên tục tăng trong 10 năm qua. Số lượng các phương tiện đanh
bắt hải sản được thống kê như sau [4].
Bảng 1: Tăng trưởng số lượng các phương tiện đánh bắt hải sản (đơn vị tính: chiếc)

2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008
CẢ NƯỚC 9766 14326 15988 17303 20071 20537 21232 21552 22529
Đồng bằng sông Hồng 263 273 559 987 845 936 909 931 1020
Quảng Ninh 54 56 117 132 147 147 152 152 152
Hải Phòng 113 121 340 755 586 682 613 632 701
Thái Bình 38 38 40 40 44 66 52 56 54
Nam Định 50 50 56 56 50 23 78 89 111
Ninh Bình 8 8 6 4 18 18 14 2 2
Bắc Trung Bộ và Duyên hải

miền Trung

5965 7808 8834 9332 10916 11052 11453 12027 12978
Thanh Hoá 140 145 185 198 205 338 335 442 549
Nghệ An 108 110 112 152 163 233 247 288 416
Hà Tĩnh 61 72 71 69 56 49 35 30 26
Quảng Bình 369 447 501 503 604 645 878 953 1051
Quảng Trị 38 77 66 34 33 25 30 31 35
Thừa Thiên Huế 85 120 119 118 91 100 106 107 107
Đà Nẵng 46 61 74 118 225 276 184 214 195
Quảng Nam 462 478 490 520 538 540 543 400 451
Quảng Ngãi 540 1320 1452 1608 2393 1897 1993 2097 2175
Bình Định 2795 2976 3431 3568 3656 3784 3903 3793 3679
Phú Yên 82 375 402 420 650 755 919 977 1042
Khánh Hoà 415 430 430 458 609 665 620 620 560
Ninh Thuận 182 187 314 338 650 1055 589 656 840
Bình Thuận 642 1010 1187 1228 1043 690 1071 1419 1852
Đông Nam Bộ 112 2034 2155 2257 2927 3033 3331 2986 2642
Bà Rịa - Vũng Tàu 54 1949 2060 2136 2811 2932 3231 2918 2601
TP.Hồ Chí Minh 58 85 95 121 116 101 100 68 41
Đồng bằng sông Cửu Long 3426 4211 4440 4727 5383 5516 5539 5608 5889
Tiền Giang 489 546 527 535 566 589 606 627 723
Bến Tre 355 410 505 610 743 845 872 940 1167
Trà Vinh 14 253 263 285 283 258 246 157 109
Kiên Giang 1054 1422 1517 1752 2028 2075 2038 2031 2052
Sóc Trăng 144 157 159 158 166 182 163 150 223
Bạc Liêu 307 343 373 346 356 344 344 349 350
Cà Mau 1063 1080 1096 1041 1241 1223 1270 1354 1265



5
Theo một thống kê khác [5]; tính đến năm 2008, toàn ngành có gần 130 nghìn tàu
thuyền, trong đó có 44 nghìn tàu thuyền thủ công, 81.800 tàu thuyền máy với tổng công
suất 6.038.000 CV, tăng 65% so với năm 2002 về số lượng và 34,4% về tổng công suất.
Tàu có công suất nhỏ hơn 90 CV có khoảng 80%, tàu có khả năng khai thác hải sản xa bờ
hiện chiếm khoảng 20% trong tổng số tàu lắp máy (khoảng 17 nghìn chiếc).
Tương ứng với tăng số lượng tàu cá, lực lượng lao động trực tiế
p khai thác thủy sản cũng
tăng theo, từ 270 nghìn người (1990) lên gần 700 nghìn người vào năm 2007 (bình quân
mỗi năm bổ sung trên dưới 28 nghìn người), đáp ứng phần nào nhu cầu việc làm cho sự gia
tăng lao động vùng biển, ổn định đời sống và tăng thu nhập cho người dân.
Theo quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản đến 2010 và định hướng đến 2020;
nhiệm vụ khai thác hải sản được đề ra như sau [3]:
- Sản lượng khai thác hải sản đến năm 2010 giữ mức từ 1,5 - 1,8 triệu tấn (Vịnh Bắc
Bộ 0,27 triệu tấn, vùng biển miền Trung 0,37 triệu tấn, vùng biển Đông Nam Bộ 0,71 triệu
tấn, vùng biển Tây Nam Bộ 0,2 triệu tấn, vùng giữa biển Đông, cá nổi đại dương và hợp tác
khai thác ở vùng biển quốc tế 0,25 triệu tấn).
- Số lượng tàu thuyền đánh cá đến năm 2010 gi
ữ ở mức 50.000 chiếc, trong đó:
- Số lượng tàu có công suất máy lớn hơn 75 CV: 6.000 chiếc;
- Số lượng tàu có công suất máy từ 46 - 75 CV: 14.000 chiếc;
- Số lượng tàu có công suất máy từ 21 - 45 CV: 20.000 chiếc;
- Số lượng tàu có công suất máy từ 20 CV trở xuống: 10.000 chiếc.
- Lao động đánh cá giữ ổn định ở mức 0,5 triệu người.
Trên quan điểm phát triển ngành thủy sản Việt nam theo hướng tiếp tục chuyển dị
ch
cơ cấu lao động cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nghề cá phát triển thủy
sản theo hướng chất lượng và bền vững; Thủ tương Chính Phủ đã phê duyệt chiến lược phát
triển thủy sản Việt Nam đến 2020 với định hướng phát triển khai thác và bảo vệ nguồn lợi
thủy sản như sau: Tổ chức lại sản xuất khai thác hải sản trên biển, trên cơ s

ở cơ cấu lại tàu
thuyền, nghề nghiệp phù hợp với các vùng biển, tuyến biển, với môi trường tự nhiên, nguồn

6
lợi hải sản. Xây dựng cơ chế quản lý phù hợp để định hướng khai thác, bảo tồn và phát triển
nguồn lợi hải sản trên biển, tăng cường sự tham gia của cộng đồng. Đổi mới và ứng dụng
khoa học công nghệ trong khai thác thủy sản, bảo quản sản phẩm để giảm tổn thất sau thu
hoạch. Củng cố và phát triển các mô hình tổ chức sản xuấ
t khai thác hải sản như: tổ đội sản
xuất, hợp tác xã, các hình thức kinh tế tập thể, liên doanh, liên kết, các mô hình hậu cần
dịch vụ tiêu thụ sản phẩm trên biển. Đổi mới xây dựng các hợp tác xã và liên minh hợp tác
xã nghề cá theo hướng thật sự vì lợi ích của ngư dân, bảo vệ môi trường sinh thái bền vững,
gắn kết cộng đồng, phát triển và ổn định xã hội vùng biển và hải đảo. Hình thành một số
doanh nghiệp, tập đoàn lớn đủ mạnh để hoạt động khai thác hải sản xa bờ và hợp tác khai
thác viễn dương với các nước trong khu vực.
Hiện đại hóa công tác quản lý nghề cá trên biển, đặc biệt sớm hoàn thiện hệ thống
thông tin tàu cá nhằm chủ động cảnh báo, kịp thời ứng phó với các tai nạn, rủi ro trên biển,
cứu hộ cứu nạn. Tăng c
ường bảo vệ, hỗ trợ đảm bảo an toàn cho ngư dân hoạt động trên
biển. Xây dựng lực lượng kiểm ngư đủ mạnh để bảo vệ nguồn lợi gắn với bảo vệ ngư dân
và quốc phòng an ninh trên biển và hải đảo.
Củng cố, phát triển ngành cơ khí đóng, sửa tàu cá, có lộ trình phù hợp chuyển nhanh
các tàu cá vỏ gỗ sang vỏ thép, vật liệu mới…, phát triển công nghiệ
p phụ trợ phục vụ ngành
cơ khí tàu cá, các ngành sản xuất lưới sợi, ngư cụ phục vụ khai thác gắn với đầu tư nâng
cấp, hiện đại hóa các cảng cá, bến cá, các khu neo đậu tránh trú bão, các khu hậu cần dịch
vụ nghề cá ven biển và trên các hải đảo.[1].
Do nguồn tài nguyên gỗ lớn rừng tự nhiên ngày càng khan hiếm, vì thế trong chiến
lược này Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo hướng thay thế
vỏ tàu gỗ bằng các loại vật liệu

mới, điều này không có nghĩa vai trò vật liệu gỗ trong công nghiệp đóng tàu thuyền đã giảm
đi mà vấn đề là giảm áp lực sử dụng gỗ lớn rừng tự nhiên. Việc sử dụng gỗ rừng trồng,
nguồn nguyên liệu tiềm năng của ngành Lâm nghiệp thay thế cho nguyên liệu gỗ lớn rừng
tự nhiên là một trong các hướng đi đúng, phù hợp với chiến lược phát triển của ngành thủy
sản.


7
5.2 Một số loại hình tàu, thuyền gỗ sử dụng khai thác thủy sản của Việt Nam
Tàu thuyền khai thác thủy sản là tàu thuyền có kết cấu và tính năng phù hợp với yêu
cầu hoạt động của từng loại ngư cụ nhằm đạt hiệu quả đánh bắt cao.
5.2.1 Phân loại tàu thuyền đánh cá
Căn cứ phân loại dựa vào các yếu tố sau:

Phân theo trang bị động lực:
- Có lắp máy
- Không lắp máy
Phân theo loại ngư cụ:
- Tàu thuyền làm nghề lưới kéo
- Tàu thuyền làm nghề lưới vây
- Tàu thuyền làm nghề lưới rê
- Tàu thuyền làm nghề câu
- Tàu thuyền làm nghề chụp mực…
Phân theo vật liệu vỏ tàu:
- Tàu vỏ gỗ: hầu hết các tàu cá của Việt Nam hiện nay được đóng bằng vỏ gỗ, bề mặt
vỏ tàu được bảo quản bằng sơn hoặc nước dầu bóng. Đặc điểm của tàu vỏ gỗ là nhẹ, nguyên
vật liệu dễ kiếm, dễ thi công phù hợp với mọi loại nghề khai thác hiện có, tránh sự ăn mòn
của nước biển.

- Tàu vỏ thép: một số xí nghiệp đánh cá quốc doanh sử dụng tàu vỏ sắt làm tàu khai

thác thủy sản, một số địa phương sử dụng làm tàu kiểm ngư. Đặc điểm của tàu vỏ sắt là
nặng, giá thành cao, dễ bị ăn mòn của nước biển nhưng tàu vỏ sắt chịu đựng sóng gió lớn
khá tốt

- Tàu vỏ xi măng lưới thép: có thể bên trong vỏ tàu là nguyên vật liệu gỗ, bên ngoài
bọc xi măng lưới thép để tăng độ bền cho vỏ tàu, một số tàu được thi công hoàn toàn bằng

8
xi măng lưới thép. Đặc điểm của tàu xi măng lưới thép là rất nặng, tốc độ chậm, độ bền
không cao, dễ bị ăn mòn bởi nước biển. Khả năng chịu đựng sóng gió kém. Chủ yếu dùng
cho vận chuyển gần bờ

- Tàu vỏ composit: hiện nay với công nghệ tiên tiến, một số địa phương đã dùng
nguyên vật liệu là composit làm vỏ tàu. Đặc điểm của loại vỏ tàu này là nhẹ, độ bền cao
không bị ăn mòn của nước biển nhưng chi phí lớn

- Thuyền nan: ngư dân một số tỉnh ven biển đã sử dụng tre, nứa làm thuyền nan, loại
phương tiện này được sử dụng làm một số nghề khai thác thủy sản nhỏ ven bờ. Thuyền nan
có thể được trang bị máy đẩy hoặc chèo tay

5.2.2 Một số loại tàu, thuyền chính đang được sử dụng ở Việt Nam
Tàu làm nghề lưới kéo
- Nghề lưới kéo thường xuyên hoạt động xa và dài ngày trên biển trong điều kiện
thời tiết sóng gió khắc nghiệt. Vì vậy, tàu làm nghề lưới kéo phải có:

- Kết cấu vỏ và trang thiết bị trên tàu phải vững chắc và có độ bền cao.
- Hình dạng và kết cấu phù hợp với đặc điểm của nghề khai thác bằng lưới kéo như
có tốc độ kéo tốt, boong khai thác rộng…

- Độ ổn định và tính định hướng cao.

- Lực kéo lớn và dễ điều khiển trong quá trình đánh bắt.
- Đủ hầm chứa cá.
- Kích thước vỏ tàu phổ biến như sau:
- Chiều dài của tàu từ 13,4m-32m
- Chiều rộng của tàu từ 3,5m-6,9m
Tàu làm nghề lưới vây
- Tàu làm nghề lưới vây có một số đặc điểm khác tàu thuyền làm nghề thủy sản
khác, như tốc độ tàu khi vây lưới phải cao, bán kính quay trở nhỏ, be thấp, chiều rộng của
tàu lớn.

9
- Một số tàu lưới vây cỡ nhỏ hoạt động gần bờ chỉ có trang bị duy nhất 1 thiết bị
phục vụ khai thác trên biển là chiếc la bàn từ. Tàu có công suất từ 30-84 CV ngoài la bàn từ
còn được trang bị máy liên lạc VHF, máy định vị.

Tàu làm nghề lưới rê
- Lưới rê sử dụng lưới có độ thô nhỏ nên be tàu phải nhẵn, vỏ tàu khai thác thủy sản
bằng nghề lưới rê hầu hết cấu tạo bằng gỗ với kích thước và kiểu dáng rất khác nhau, đa số
các tàu có cabin ở phía đuôi tàu, hầm bảo quản cá được đặt ở phía trước hầm máy. Riêng
đối với nghề lưới rê cá thu, ngừ do vàng lưới dài nên hầu hết các tàu có hầm lưới ở phía
trước mũi, giúp cho ngư dân thao tác thả và thu lưới nhanh gọn, dễ dàng hơn. Tàu lưới rê có
kích thước nhỏ, chiều dài từ 8-14,5m. Từ Đà Nẵng trở vào tàu lưới rê có kích thước lớn
hơn, chiều dài tàu từ 8-20m. Công suất máy tàu của nghề lưới rê ở Việt Nam hiện nay phổ
biến từ 12-350 CV.

- Trên các tàu lưới rê loại lớn thường được trang bị hệ thống tời thủy lực thu lưới và
các thiết bị hàng hải là ra đa và các máy thông tin đường ngắn, máy thông tin đường dài,
những máy này giúp các tàu liên lạc với nhau về những thông tin cần thiết như sự xuất hiện
của các đàn cá, về tình hình ngư trường.


- Tàu làm nghề câu
- Hầu hết các tàu nghề câu đóng bằng gỗ dày từ 20-40mm, kiểu dáng phong phú theo
từng vùng, tàu khu vực miền Trung đóng theo kiểu dân gian truyền thống, miền Nam đóng
theo kiểu Thái Lan có cải tiến, boong thao tác bố trí phía trước cabin.

- Tàu làm nghề chụp mực
- Vỏ tàu làm nghề khai thác bằng lưới chụp mực hầu hết cấu tạo vỏ bằng gỗ, đóng
theo kiểu dân gian, boong thao tác được đặt phía trước cabin, hầm bảo quản đặt phía trước
hầm máy, hai bên mạn phía trước và phía sau có lắp đặt 2-4 tăng gông dùng để căng lưới
chụp mực thường từ 11-17m tùy thuộc vào công suất từ 45-250 CV.


10
5.3. Kết quả khảo sát thực tế ngành đóng mới và sửa chữa tàu thuyền gỗ đánh bắt
hải sản ở một số địa phương
- Để nắm bắt tình hình đóng mới và sửa chữa các tàu thuyền gỗ đánh bắt hải sản,
không có cách nào khác ngoài việc điều tra qua số liệu thống kê tại các sở thủy sản, sở công
nghiệp và điều tra th
ực tế các cơ sở sửa chữa và đóng mới các tàu thuyền đánh bắt hải sản
tại các vùng “trọng điểm” của cả nước.
- Với tổng chiều dài bờ biển hơn 2600 km, dọc theo đó là 15 ngư trường chính, kể cả
2 ngư trường ở Vịnh Thái Lan [2]. Theo kết quả điều tra của Viện nghiên cứu hải sản năm
2007, toàn bộ vùng khai thác hải sả
n biển việt Nam được chia thành 5 vùng chính: vùng
vịnh Bắc Bộ; vùng biển Trung Bộ; vùng biển Đông Nam Bộ; vùng biển Tây Nam Bộ và
vùng giữa Biển Đông.
- Kết quả điều tra công suất các tàu thuyền đánh bắt hải sản tại các vùng như sau:
Bảng 2: Thực trạng phân bổ công suất các loại tàu đánh bắt hải sản tại 4 vùng chính
Đơn vị tính: 1000. CV
Năm

2000
2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008
Cả nước
1385,1
1613,3 1947,5 2192,9 2642 2801,1 3047 3051,7 3326,1
Đồng bằng sông
Hồng
59,3
60,4 99,2 118,1 113 108,5 108 105,5 111,8
Bắc Trung Bộ và
Duyên hải miền
Trung
383,7
498,3 590,9 645,9 821,9 853,5 931,4 1036,6 1174
Đông Nam Bộ
36,3
220,9 293,7 328,5 421,6 437,1 480,1 343,2 300,8
Đồng bằng sông
Cửu Long
905,9
833,7 963,7 1100,4 1285 1402 1527 1566,4 1739,5

So sánh sự phát triển của lực lượng tàu thuyền đánh cá ở 4 vùng chủ yếu trên cả nước
được thể hiện qua đồ thị tăng trưởng công suất tàu đánh cá ở 4 vùng (hình 1)

11

Hình 1: Đồ thị so sánh tăng trưởng công suất tàu đánh cá ở 4 vùng

Vùng đồng bằng sông Hồng

Đồ thị hình 1 cho ta thấy sự phát triển của ngành đánh bắt hải sản ở vùng đồng bằng
sông hồng là rất thấp so với vùng duyên hải miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long. Lực
lượng đánh bắt hải sản vùng đồng bằng sông hồng chủ yếu tập trung phát triển Hải Phòng,
Nam Định, Quảng Ninh.
Nam Định: Với 72 km bờ biển, Nam Định có nhiều tiềm năng trong khai thác thủy
sản. Tổng số tàu thuyền khai thác hải sản hiện có 2.600 chiếc (năm 2009), với tổng công
suất 85.000 CV [5] số liệu này lớn hơn so với thống kê của Bộ công thưong năm 2008. Để
phát triển khai thác hải sản có hiệu quả, an toàn và bền vững, ngành thủy sản Nam Định đã
xây dựng phương án ph
ối hợp chặt chẽ với các huyện ven biển và bộ đội biên phòng tăng
cường công tác quản lí các tàu cá, chỉ đạo hướng dẫn các chủ tàu và ngư dân tổ chức lại sản
xuất theo hướng lấy hộ và nhóm hộ làm cơ sở, liên kết các tàu thuyền đánh các thành từng
đội, đoàn để hợp tác sản xuất, giúp đỡ lẫn nhau. Đến 2009, tỉnh đã tổ chức các tàu có công
suất 50 CV trở lên thành 10 đoàn,
đội đánh cá hoạt động có tổ chức; điển hình là các xã hải
Chính, Hải lý (Hải Hậu); Giao Long, Giao lâm (Giao Thủy). Lượng gỗ tự nhiên dùng cho
đóng mới và sửa chữa các tàu thuyền đánh cá ước tính 1500 m3 đến 2000 m3 năm, chủ yếu
là các loại gỗ táu, gỗ chò chỉ, gỗ dầu nhập khẩu của Lào

12
- Hải Phòng là một trong các tỉnh có đội tàu đánh cá xa bờ mạnh nhất vùng đồng
bằng sông Hồng. Hải phòng có 701 tàu đánh bắt hải sản, chiếm 68,7 % tổng số các tàu đánh
cá biển vùng đồng bằng sông Hồng [4]. Hải Phòng có cách tiếp cận khác trong việc tổ chức
khai thác hải sản bền vững.Phương Ngọc Hải thuộc thị xã Đồ Sơn đã thành lập các khối
nghề các nhân dân và HTX đánh cá. Trong các khối nghề lại thành lập ra các cụm tàu an
toàn hoạt động theo ngành nghề (khoảng 4-5 tàu cho một cụm; thành lập các câu lạc bộ
đánh cá xa bờ, có cơ chế hoạt động và thường xuyên tổ chức họp rút kinh nghiệm sau mỗi
chuyến đi biển. Hoạt động này nhân được sự ủng hộ của ngư dân vì đã tạo ra được sự gắn
kết hội viên trong khâu đánh bắt đến tiêu thụ. Hiện tượng chồng chéo, tranh giành đánh bắt-
mua bán được giải quyết. hoạt động dịch vụ đóng mới và sửa chữa tàu thuyền gỗ ở Hải

Phòng không còn phát triển như thời bao cấp khi nguồn nguyên liệu được cung cấp và các
tàu vào sửa chữa theo kế hoạch. Tại công ty dịch vụ và xây dựng thủy sản Đồ Sơn, đơn vị
có chức năng đóng mới và sửa chữa tàu thuyền đánh bắt hải sản trước đây, nay hoạt động
sửa chữa tàu là chủ yếu, nhưng cũng chỉ sửa chữa các phần sàn, boong hư hỏng nhẹ, ít các
hợp đồng sửa chữa lớn, lượng nguyên liệu gỗ lớn dự trữ cho đóng mới, sửa chữa hầu như
không có do giá nguyên liệu gỗ lớn rất cao. Nhu cầu nguyên liệu hàng năm của công ty chỉ
vào khoảng 100 m3/ năm
Quảng Ninh
: Đội thuyền đánh bắt hải sản ở Quảng Ninh không mạnh như ở Hải
Phòng và Nam Định, chủ yếu \là các thuyền đánh bắt gần bờ và đội thuyền phục vụ du lịch
khu vực Vịnh Hạ Long. Quảng Ninh khu vực có cơ sở đóng và sửa chữa tàu thuyền gỗ có
uy tín thuộc huyện Yên Hưng. Khu vực xã Phong hải, An Hải đã hình thành rất nhiều cơ sở
, công ty TNHH chuyên
đóng mới và sửa chữa tàu thuyền gỗ. Ví dụ Công ty TNHH ĐẠi
Thành, đóng trên địa bàn xã Phong Hải, diện tích mặt bằng 1 ha, có 2 triền đà lớn có thể sử
dụng để sửa chữa các tàu gỗ lớn tới có tải trọng từ 100 tấn đến 300 tân. Lực lượng lao động
từ 120-150 người. Hàng năm công ty tiêu thụ 2.500 đến 3000 m3 gỗ. Chủng loại gỗ chủ yếu
vẫn là gỗ táu, chò chỉ nhậ
p khẩu từ Inddônêsia và Lào.


13

Hình 2: Tàu cá trên đà để sửa chữa Hình 3: Tàu du lịch trên đà sửa chữa
(CT Hiệp may, Yên Hưng, Quảng Ninh) (CT Hiệp may, Yên Hưng, Quảng Ninh)


Hình 4: Gỗ táu nhập khẩu để đóng vỏ tàu Hình 5: Nhu cầu gỗ cho sửa chữa tàu du lịch
(CT Hiệp may, Yên Hưng, Quảng Ninh) (CT Hiệp may, Yên Hưng, Quảng Ninh)
Nhận xét:

Vùng đồng bằng sông Hồng, các xưởng đóng mới và sửa chữa tàu thuyền gỗ nói chung
không phát triển mạnh; tập trung chủ yếu ở Đồ Sơn và Yên Hưng Quảng Ninh. Các xưởng
sửa chữa, đóng mới các tàu thuyền gỗ ở Yên Hư
ng còn có các hợp đồng đóng mới, chuyển
đổi các tàu thuyền đánh bắt hải sản thành các tàu du lich trên vịnh Hạ long. Việc chuyển đổi
đang trong gia đoạn thịnh hành từ 2007 đến nay. Lượng nguyên liệu gỗ tiêu thụ cho để
đóng chuyển đổi các loại tàu này khá lớn. Thường xấp xỉ lượng gỗ để đóng mới một tàu.
Nhưng gỗ tiêu thụ cho các hoạt động đóng chuyển đổi thườ
ng có yêu cầu không cao về tính
chất cơ lí chỉ tương đương nguyên liệu gỗ làm đồ nội thất hoặc ngoại thất tùy theo vị trí sử
dụng. Chính vì thế các cơ sở này thường không cần thiết phải sử dụng nguyên liệu gỗ đóng

14
tàu như Táu, sao hiện các chủ tàu chỉ yêu cầu các loại gỗ làm nội thất có màu sắc, vân thớ
đẹp, được bảo quản tốt, có khả năng chịu nước, hạn chế trương nở, chống nấm mục. Lượng
nguyên liệu gỗ tiêu thụ hàng năm cho sửa chữa và đóng mới các tàu thuyền gỗ khu vực
đồng bằng sông Hồng không lớn, ước tính; 1500 m3/năm. Chủ yếu là các loại gỗ táu, gỗ

lim, gỗ chò chỉ. Gỗ táu có thể mua trong nước các loại klhasc là gỗ nhập khẩu.
Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung
Đây là vùng biển quan trọng kéo dài từ Thanh Hóa đến Bình Thuận, có chiều dài bờ
biến và vùng đánh bắt hải sản lớn nhất. Các tỉnh có đội thuyền đánh bắt hải sản mạnh nhất
là Bình Định, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Thuận, Quảng Bình.
Kết quả khảo sát tại Bình Định:
Xác định thủy sản là một ngành kinh tế quan trọng của, tỉnh Bình Định đã xây dựng
quy hoạch phát triển ngành thủy sản trên cơ sở quy hoạch tổng thể ngành thủy sản Việt
Nam và chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh. Theo quy hoạch này, mục tiêu phát triển của
ngành thủy sản Bình Định là:
- Giá trị sản xuất thủy sản (giá cố định 1994) đến năm 2010 đạt 1.220 tỷ đồng, n
ăm

2020 là 2.045 tỷ đồng. Trong đó: khai thác thủy sản năm 2010 là 1.060 tỷ đồng, năm 2020
là 1.727 tỷ đồng; nuôi trồng thủy sản năm 2010 là 135 tỷ đồng, năm 2020 là 243 tỷ đồng;
dịch vụ thủy sản năm 2010 là 25 tỷ đồng, năm 2020 là 75 tỷ đồng.
- Tổng sản lượng thủy sản đến năm 2010 đạt 118.170 tấn, năm 2020 là 111.090 tấn.
Trong đó: sản lượng khai thác năm 2010 là 110.000 tấn (trong đó khai thác xa b
ờ 85.000
tấn), năm 2020 là 100.000 tấn (trong đó khai thác xa bờ 85.000 tấn); sản lượng nuôi trồng
năm 2010 là 8.170 tấn (trong đó tôm 2.520 tấn), năm 2020 là 11.090 tấn (trong đó tôm
3.560 tấn).
- Giá trị xuất khẩu thủy sản đến năm 2010 đạt 50 triệu USD (trong đó kim ngạch
xuất khẩu thủy sản 40 triệu USD), năm 2020 là 120 triệu USD (trong đó kim ngạch xuất
khẩu thủy sản 98 triệu USD).
Định hướng phát triển cho ngành đánh b
ắt hải sản là:

15
- Giảm dần số lượng tàu thuyền có công suất nhỏ đi đôi với đầu tư nâng cao công
suất tàu thuyền và hiện đại hóa các trang thiết bị khai thác và bảo đảm an toàn hàng hải.
Tổng số tàu thuyền gắn máy toàn tỉnh đến năm 2010 giảm xuống còn 6.000 chiếc, năm
2020 còn 5.200 chiếc; tổng công suất đến năm 2010 là 300.000 CV, năm 2020 là 364.000
CV.
- Sản lượng khai thác hải sản đến năm 2010 đạt 110.000 tấn và năm 2020 là
100.000 t
ấn, trong đó sản lượng khai thác gần bờ giảm dần, khai thác xa bờ tăng dần và ổn
định 85.000 tấn từ năm 2010
.
Bình Định là tỉnh có nghề cá phát triển, lại là cửa ngõ của nguồn gỗ từ Các tỉnh Tây
Nguyên đổ về nên ngành đóng mới sửa chữa tàu thuyền đánh cá khá phát triển trong những
năm 90. Theo các chủ cơ sở đóng tàu thuyền, giai đoạn “thịnh vượng nhất” của ngành đóng
tàu thuyền ở Bình Định là giai đoạn 1998-2003, vào thời điểm này dọc theo bãi biển Đề Gi,

Tam Quan, Quy Nhơn có trên 40 cơ sở đóng tàu thuyền hoạt động, thu hút trên 2500 lao
động, hàng năm đóng mới trên 500 tàu, lượng tiêu thụ nguyên liệu gỗ trên 10.000 m3. Các
cơ sở điển hình phát triển trong giai đoạn này phải kể đến: Công ty cổ phần hải sản Quy
Nhơn, công ty CP hải sản Cù lao xanh, Công ty TNHH Ngọc Châu…Sau 2003 chương
trình đầu tư phương tiện đánh bắt xa bờ của Nhà nước và các dự án vay tiền Ngân hàng đầu
tư cho đóng mới tàu thuyền đánh bắ
t hải sản có chiều hướng giảm dần. Lí giải vấn đề này
các chủ cơ sở và nhà quản lí cấp tỉnh đưa ra 3 lí do sau:
Nhu cầu tàu thuyền đánh cá đã đến lúc bão hòa
Chương trình hỗ trợ vốn của Nhà nước không còn, các ngư dân muốn đóng mới cũng
không đủ khả năng, vì nguồn thu từ đánh bắt hải sản ngày càng khó khăn hơn
Nguyên liệu gỗ ngày càng khan hiếm, phần lớ
n phải nhập khẩu, giá thành cao
- Loại gỗ sử dụng chủ yếu để đóng tàu, thuyền là: gỗ sao, sến, bằng lăng, chò chỉ . gỗ
có chiều dài lóng trên 15 m. Các loại gỗ làm đà, giang trước đây phải tìm mua các cây có
hình dáng cong tự nhiên nay hầu như không thể mua được. (đây là một lợi thế trước đây của
ngành đóng tàu Bình Định). Theo tính toán của các chủ cơ sở đóng tàu, hiện nay giá nguyên

16
liệu gỗ để đóng một chiếc tàu cao hơn 1/3 so với trước năm 2000, nên nhu cầu đóng tàu của
ngư dân trong tỉnh giảm, các hợp đồng ở ngoài tỉnh cũng ít dần đi. Ông Nguyễn Ngọc
Thành, chủ một cơ sở đóng tàu ở Quy Nhơn, cho biết: "Ngày trước, trung bình mỗi năm cơ
sở chúng tôi ký được từ 3-4 hợp đồng đóng tàu cho các tỉnh Kiên Giang, Bà Rịa - Vũng
Tàu, Thanh Hóa, Quảng Bình… nhưng hơn 1 năm nay chủ yếu đóng tàu trong tỉnh, nhưng
cũng chỉ những tàu có công suất nhỏ".
Kết quả khảo sát ở Quảng Ngãi:
Nghề đóng mới và sửa chữa tàu đánh bắt hải sản ở Quảng Ngãi có từ lâu đời (hàng
trăm năm trước đây), khu vực phát triển nghề này tập trung ở các huyện Bình Sơn, Sơn
Tịnh, Tư Nghĩa, Đức Phổ; toàn tỉnh có trên 20 c
ơ sở đóng mới, sửa chữa hàng nghìn tàu

thuyền gỗ mỗi năm, trong đó có 5 cơ sở có thể đóng các tàu có công suất lớn đến 400 CV.
Nhưng hiện nay một số cơ sở phải hoạt động cầm chừng do không đủ nguyên liệu gỗ. Theo
tính toán của tỉnh, lượng gỗ thu mua được chỉ đáp chỉ đáp ứng 1/3 nhu cầu nguyên liệu gỗ
cho đóng mới và sửa chữa tàu thuyền ở địc phương.
Tất cả các tỉnh khu vực miền Trung trước đây đều có các cơ sở đóng mới và sửa
chữa tàu thuyền đánh cá. Các cơ sở này đã từng có các hoạt động kinh doanh phát triển,
nhưng sau khiu chương trình hỗ trợ vốn vay cho ngư dân đầu tư phương tiện đánh bắt xa bờ
và chương trình hỗ khắc phục hậu quả bão kết thúc, các ngư dân không còn
đủ năng lực tài
chính để đóng mới các phương tiện cho mình; Thêm vào đó giá nguyên liệu gỗ trong nước
khan hiếm, tăng giá. Gỗ nhập khẩu khó khăn, chi phí cao vì thế ngành đóng mới và sửa
chữa cũng trong tình trạng chung: hoạt động cầm chừng, giải thể hoặc chuyển nghề…

Hình 6
Sửa chữa tàu đánh cá ở Bình Chánh. Hình 7: Đóng mới tàu cá ở Sa Huỳnh.

17

Kết quả khảo sát vùng Tây Nam Bộ
Kết quả khảo sát Cà Mau
Đồng bằng song Cửu Long (ĐBSCL) chiếm gần 60% tổng sản lượng khai thác và
nuôi trồng thủy sản và gần 60% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước. Các ytirnh
có thế mạnh khai thác hải sản ở ĐBSCL là Cà mau và Kiên Giang.
Được coi là thế mạnh, mũi nhọn kinh tế của tỉnh Cà Mau, tuy nhiên trong những
năm gần đ
ây, sản lượng khai thác thủy sản tăng trậm giá trị kinh tế không cao; chính vì thế
các quy hoach phát triển ngành thủy sản đã được xây dựng ở cấp tỉnh và cấp huyện. Nâng
cấp phương tiện khai thác trên biển là một trong các định hướng phát triển của các quy
hoạch nêu trên. Tuy nhiên các giải pháp về tài chính nhằm hỗ trợ ngư dân đầu tư, nâng cấp
phương tiện đánh bắt xa bờ mới là mấu chốt.

Theo báo cáo củ
a Sở, toàn tỉnh có trên 1200 phương tiện đánh bắt hải sản, ngành
đóng mới và sửa chữa các tàu thuyền gỗ không phát triển. Chủ yếu là các dịch vụ sửa chữa
và đóng các tàu công suất nhỏ
Nguyên liệu gỗ cho đóng mới và sửa chữa tàu cá trước đây nhập (theo kế hoạch) của
Đắc Lắc, Gia Lai Kon Tum, nay nguồn gỗ trong nước không còn đủ quy cách và chất lượng
và rất khan hiếm nên các loại gỗ làm ván vỏ
(có chiều dài trên 15 m phải nhập khẩu của các
nước (Inđônêsia, Lào ). Lượng gỗ tiêu thụ không nhiều, ước tính khoảng 1500 m
3
/năm.
Loại gỗ sử dụng: gỗ sao, kiền kiền và một số loài gỗ dầu khác.
6. KẾT LUẬN
Gỗ là một loại nguyên liệu quan trọng và không thể thiếu trong đóng mới và sửa
chữa các tàu thuyền đánh bắt hải sản ở Việt Nam hiện nay. Mặc dù Chính Phủ, Bộ thủy sản
trước đây, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hiện nay đang có chủ trương ứ
ng dụng
công nghệ mới, chuyển đổi nguyên liệu chủ yếu cho đóng mới các tàu thuyền từ gỗ sang
các vật liệu khác ưu việt hơn: như composite, gỗ-epoxy, vật liệu gỗ dán cao cấp… nhưng gỗ
vẫn rất cần thiết cho sửa chữa bảo dưỡng một lượng rất lớn các tàu thuyền gỗ đang sử dụng
hiện nay. (khoảng trên 30 000 tàu thuyền các loại đang
được sử dụng hiện nay) Ngay cả

18
trong trường hợp sử dụng vật liệu mới thì gỗ vẫn rất cần thiết và có giá trị để sản xuất phần
cabin hoặc đồ nội thất trên tàu.
Thực tế sử dụng nguyên liệu gỗ cho đóng mới và sửa chữa thay thế các tàu thuyền gỗ
tại các vùng khảo sát cho thấy: hầu hết các khách hàng và cơ sở đóng tàu đều ưa dùng các
loại gỗ tự nhiên có chất lượng cao để đóng tất cả các bộ phận trên tàu. Tại một số cơ sở nhỏ,
sửa chữa các tàu đánh cá nhỏ (ở Quảng Ngãi) có sử dụng gỗ rừng trồng như gỗ keo lá tràm

để làm vách, sàn cabin, nhưng do không áp dụng các biện pháp bảo quản thích hợp nên
thường bị mục sớm và phải thay thế hoặc đóng lại (thường sau 2 năm). Các tàu nhỏ không
áp dụng các biện pháp bảo quản ( thường 6 tháng tàu phải lên bờ để đốt chống hà).
Nguyên liệu gỗ rừng tự nhiên đáp ứng tiêu chuẩn làm gỗ đóng tàu ngày càng khan
hiếm và chất lượng không còn cao như trước đây, vì thế giá thành và chi phí cho nguyên
liệu gỗ đóng tàu cao hơn trước đây (gấp khoảng 3 lần so với trước năm 1990). Vì thế việc
tạo ra nguyên liệu gỗ có tính chất tương đương từ các loại gỗ rừng trồng có các đặc tính
đ
áp ứng yêu cầu chất lượng làm sản, hầm, cabin cho các loại tàu thuyền đánh cá hiện nay là
yêu cầu cấp thiết.
- Phân tích các yêu cầu nguyên liệu gỗ dùng cho đóng mới và sửa chữa các tàu thuyền
đánh bắt hải sản hiện nay chúng tôi thấy có 4 nhóm “sản phẩm” yêu cầu nguyên liệu có
điểm khác nhau:
1. Nguyên liệu gỗ dùng làm khung xương (bao gồm đà ngang đáy, sườn mạn,
sống đáy, sống mũi, sống
đuôi, các mã liên kết) đây là phần chịu lực của tàu khi hoạt động,
nguyên liệu gỗ yêu cầu để chế tạo các bộ phận này phải có tính chất cơ học cao (có độ bền
uỗn tĩnh và mô men uốn tĩnh cao). Nghĩa là gỗ phải đáp ứng các yêu cầu cứng và chịu va
đập tốt. Gỗ thường sử dụng hiện nay: gỗ táu, sao, lim
2. Nhóm gỗ làm vỏ tàu: Yêu cầu chính của nguyên liệu gỗ làm vỏ tàu phải có độ
ổn định kích thước cao, chịu va đập tốt, có chiều dàu lớn. Gỗ thường sử dụng hiện nay: gỗ
sao, kiền kiền
3. Nhóm gỗ làm ván boong tàu: ván boong tàu tham gia vào cấu trúc của tàu,
cùng với ván vỏ tạo liên kết các khung xương, định hình kiểu dáng cho con tàu, gỗ làm ván
vỏ cũng phải có khối lượng thể tích cao, độ bền uốn tĩnh lớn và chiều dài nhất định để hạn

19
chế các mối nối liên kết dọc con tàu. Gỗ ván boong có thể là bằng lăng, gỗ dầu, gỗ táu, chò
chỉ…
4. Nhóm gỗ làm sàn, cabin: Bộ phận này không chịu các va đập trực tiếp của

sóng biển nhưng cũng chịu ảnh hưởng của điều kiện môi trường: nhiệt độ, nắng, gió trong
quá trình sử dụng, yêu cầu độ bền cơ học của nguyên liệu đóng các sản phẩm này không
cao như gỗ dùng đóng khung xương, vỏ và boong tàu, nhưng cũng yêu cầu có các yêu cầu
tính chất cơ học và vật lí đảm bảo tuổi thọ sử dụng trong môi trường khắc nghiệt ngoài
biển. hiện nay gỗ sử dụng thích hợp nhất là sao và táu. Tuy nhiên do mức độ khan hiếm và
giá thành, người ta đã thay thế bằng các loại vật liệu gỗ khác nhau, thậm chí có thể sử dụng
gỗ rừng trồng (keo, bạch
đàn). Nhưng như thực tế cho thấy sử dụng gỗ rừng trồng cho giá
thành rẻ nhưng cần có các biện pháp bảo quản hoặc biến tính nâng cao chất lượng nguyên
liệu, đảm bảo kéo dài tuổi thọ sử dụng và an toàn trong quá trình vận hành tàu.
7. KIẾN NGHỊ
Để giảm sức ép sử dụng gỗ rừng tự nhiên, giảm chi phí đóng mới và sửa chữa các
tàu gỗ hiện nay và chủ động nguồn nguyên liệu cho đóng mới và sửa chữa các tàu đánh bắt
hải sản, việc tạo ra vật liệu thay thế gỗ tự nhiên là rất cần thiết. Việc sử dụng gỗ rừng trồng
thay thế gỗ rừng t
ự nhiên nên thử nghiệm trước cho các phần chi tiết trên mớn nước như:
cabin, sàn, hầm và boong tàu; gỗ rừng trồng cần phải được xử lí để nâng cao một số đặc
tính cơ-lí, đáp ứng yêu cầu nguyên liệu gỗ tàu thuyền.
Hà Nội, ngày tháng năm 2009
Chủ trì thực hiện chuyên đề



Nguyễn Quang Trung





20







TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến 2020. Quyết định số 1690/CT-
TTg ngày 16 tháng 9 năm 2010
2. Hà Triều. Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến 2020 – Động lực thúc
đẩy kinh tế thủy sản phát triển. Báo Cần Thơ 26/9/2010
3. Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản đến 2010 và định hướng đến
2020. Quyết định số
10/2006/QĐ-TTg ngày 11 tháng 01 năm 2006
4. . Tổng công suất tàu đánh bắt hải sản xa bờ.
5. http. Khai thác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy
sản.
6. http:/vietfish.org.vn. Cà Mau-khai thác thủy sản chông chênh với những rào
cản. Hồ Công Hường. 2010
7. Nguyễn Văn Kháng; Lê Văn Bôn.Nguồn Bách khoa thủy sản phần 1. Nhà
xuất bản Nông nghiệp. 2007


















































BỘ NÔNG NGHIỆP &PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
VIỆN KHOA HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM

ĐỀ TÀI:
Nghiên cứu xử lí một số loại gỗ rừng trồng từ nhóm V đến nhóm VIII làm
nguyên liệu gỗ đóng tàu thuyền đi biển. Mã số KC 07.22/06-10






BÁO CÁO CHYÊN ĐỀ
XÁC ĐỊNH YÊU CẦU VỀ TÍNH NĂNG
VẬT LÍ VÀ CƠ HỌC CỦA NGUYÊN LIỆU GỖ
ĐỂ ĐÓNG TÀU THUYỀN ĐI BIỂN






Chủ trì đề tài: Nguyễn Quang Trung
Chủ trì thực hiện chuyên đề: Đỗ Văn Bản
Phòng nghiên cứu tài nguyên thực vật rừng
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam




Hà Nội, 2010

MỤC LỤC


Trang
1 Đặt vấn đề 1
2 Những vật liệu sử dụng để đóng tàu thuyền 3
3 Những ảnh hưởng đến gỗ đóng tàu thuyền 6
4 Đặc tính một số loại gỗ tàu thuyền truyền thống ở Việt Nam 8
5 Kết luận và khuyến nghị 18
6 Tài liệu tham khảo 19
7 Phụ lục 21


1
1. Đặt vấn đề

Tàu thuyền là những phương tiện vận chuyển cho con người từ thời xa xưa. Chiếc
thuyền đầu tiên có niên đại trước thời tiền sử, chúng đơn giản chỉ là những khúc gỗ
nổi hay là những bè gỗ chèo bằng tay. Sau đó, những chiếc thuyền thực sự đầu tiên
xuất hiện. Một trong số đó là thuyền độc mộc, là một khúc g

ỗ được khoét rỗng bằng
lửa hay bằng những công cụ bằng đá [11]. Như vậy, ngay từ xa xưa, gỗ đã được chọn
là một loại vật liệu thích hợp để đóng tàu thuyền. Trong lịch sử phát triển tàu thuyền,
những chiếc thuyền đầu tiên của con người là những chiếc thuyền gỗ nhỏ, được đóng
bằng các tấm gỗ ghép lại. Thời kỳ
phát triển mạnh nhất của ngành hàng hải bắt đầu từ
thế kỷ thứ 15, khi các thuyền buồm bằng gỗ cỡ lớn có thể chạy được nhiều ngày trên
biển. Vào cuối thế kỷ thứ 18 và đầu thế kỷ thứ 19 tàu tuyền sắt đã dần thay thế
thuyền gỗ [2]. Ngày nay, trong công nghệ đóng tàu thuyền, con người đã sử dụng
nhiều vật liệu khác để
thay thế một phần cho gỗ như thép, chất dẻo, ván nhân tạo,
nhằm lợi dụng tính ưu việt hơn gỗ của chúng như khả năng chịu lực, khả năng định
hình, khả năng chịu nước mặn, để nâng cao độ bền, sức tải trọng, Tuy nhiên, đối
với nhiều loại tàu thuyền, đặc biệt tàu thuyền đánh cá, ở nhiều vùng, lãnh thổ thì tàu
thuyền v
ỏ gỗ vẫn được ưa chuộng vì tính phù hợp của nó.
Ở nước ta, ở các tỉnh ven biển đều có những cơ sở đóng, sửa chữa tàu thuyền
gỗ và nhiều nơi nghề đóng tàu thuyền gỗ đã trở thành truyền thống. Ví dụ, riêng
Quảng Ngãi đã có trên 20 cơ sở đóng, sửa tàu cá, trong đó có 5 cơ sở đóng được tàu
đánh cá có chiều dài đến 20m, lắp máy thuỷ công suấ
t đến 400 CV ([3]), hay ở Bình
định hiện còn 14 cơ sở đóng tàu lớn và khoảng 20 cơ sở nhỏ ([4]). Như vậy, nhu cầu
về gỗ tàu thuyền hàng năm rất lớn và liên tục tăng.
Trước đây, gỗ nguyên liệu để đóng tàu thuyền phần lớn được chọn lọc theo
nhu cầu thị hiếu, dựa theo kinh nghiệm sử dụng của nhân dân, tập trung chủ yếu vào
các loại gỗ c
ứng, nặng của rừng tự nhiên. Trong thực tế có thể có nhiều loại gỗ khác,
thậm chí gỗ rừng trồng thay thế được một số gỗ tàu thuyền truyền thống. Trong phạm
vi chuyên đề này chúng tôi giới thiệu về đặc tính một số loại gỗ tàu thuyền truyền

×