NGHIÊN CỨU
CÁC ĐẶC TÍNH SINH HỌC CỦA
MỘT s ồ LOÀI CÂY QUỶ HIẾM
CÓ NGUY Cơ BỊ TIÊU DIỆT ở
VIỆT NAM LÀM c ơ sở CHO
CÔNG TÁC BẢO TỔN
(2000-2001)
MÃ SỐ: QT - 00 - 21
CHỦ TRÌ ĐỂ TÀI :
PGS.TSKH. NGUYỄN NGHĨA THÌN
CÁN BÔ PHỐI HOP:
GS.TS. NGUYỄN BÁ
GS.TS. VŨ VẨN VỤ
PGS.TS. NGUYỄN VẢN MUI
0 Ĩ Ị o o u o
Tên để tài: NGHIÊN cứ u CÁC ĐẶC TÍNH SINH HỌC CỦA MỘT
SỐ LOÀI CÂY QUÝ HIÊM CÓ NGUY c ơ BỊ TIÊU DIỆT ỏ VIỆT
NAM LÀM Cơ SỞ CHO CÔNG TÁC BẢO TỒN (2000-2001)
MÃ SỐ: QT - 00 - 21
Chủ trì để tái: PGS.TSKH. Nguyễn Nghĩa Thìn
Tel/Fax: 8 4 -0 4 -8 5 8 2 1 7 8 , Email!
Các cán bộ phôi hợp:
- GS.TS. Nguyễn Bá
- GS.TS. Vu Văn Vụ
" PGS.TS.Nguyễn Văn Mùi
Mục tiêu và nội dung nghiên cứu:
- Mục tiêu xây dụng đề tài nhằm tập hợp các nhà khoa học thuộc các íĩnh
vực khác nhau trong Khoa cùng giải quyết một đối tượng nghiên cứu.
- Bước đầu đánh giá các đặc tính sinh học: hình thái học, sinh thái học, khả
năng tái sinh của một số loài cây quý hiếm làm cơ sở cho công tác bảo tổn
Các kết quả đạt được:
+ Mô tả đặc điểm hình thái học của 3 loài cây quý hiếm được
lựa chọn: Bách xanh -
Cơiucedrus macrolepis, Pơ mu - Fokienia
hodginsii, Sa mu dầu - Cunninghamia konishii.
Bản báo cáo cho
thấy giá trị của cả 3 loài đều cho tinh dầu và gỗ quý.
+ Đánh giá tính chất sinh thái và sự phân bố của 3 loài trên.
Đó là những loài sót lại, thích nghi với điều kiện lạnh với nhiệt độ
trung bình 15° c, với lương mưa từ 1200 mm trở lên do đó chúng
phân bố chủ yếu ở trên 1000 m so với mặt biển.
+ Đã theo dõi khả năng tái sinh của 3 loài trên và cho thấy
Bách xanh là loài khó tái sinh bằng hạt và 2 loài còn lại tái sinh
bằng hạt khá.
+ Hiên trang và nguyên nhân thu hep khu phân bố: Do
nguồn gốc là loài sót lại nên các điều kiện hiện nay không phù hợp
làm cho khả năng phát triển kém. Hơn thế nữa do giá trị gỗ và dầu
nên chúng là những đối tương săn lùng của người dân cũng như
bọn lâm tặc. Đó là nguyên nhân chính làm thu hẹp khu phân bố.
+ Khả năng nhân giông bằng nhân vô tính: Vì khả năng tái
sinh bằng hat kém đối với Bách xanh và khả năng thu hạt khó cho
nên viêc nghiên cứu khả năng tái sinh bằng hom là cấp thiết. Theo
kết quả thu được và những tài liệu nghiên cứu trước đây cho thấy
- cả 3 loài đều có khả năng tái sinh bằng hom tốt với thuốc AIB nồng
độ 1-1,5% và chiều dài rễ lớn nhất sau 2-4 tháng. Kết quả này cho
ta cơ sở để bảo tồn chúng bằng nhân giống vô tính.
Tinh hình kinh phí của để tài:
+ Kinh phí của đề tài được cấp: 10 triệu
+ Kinh phí đã chi theo đúng dự toán: 10 triệu
CHỦ TRÌ ĐỂ TÀI
PGS.TSKH. NGUYÊN NGHĨA THÌN
.1. Project Title: No: QT-00-21
Study on biological characteristics of some endagenred
species for conservation o f genetic resources in Vietnam.
2. T itle H eader: Ass. Prof. Dr. Sc. Nguyen Nghia Thin
- Position: Head ol' Department of Bolany, Vietnam National University.
Hanoi Tel/Fax: 8582178,
- Collaborating Scientists:
- Prof. Dr. Nguyen Ba
- Prof. Dr. Vu Van Vu
- Ass Prof. Dr. Nguyen Van Mu ị
3. Subject!ves of Project
3.1. Subjectives
3.1. Grouping different scientists in Faculty of Biology to systematically
research a scientific topic.
3.2. Assessment of biological characters lor endangered plant species:
morphological, ecological, capability of naturally regeneration, causcs OÍ'
narrowed areas and
__
3.2. Results obtained:
- Describing morphological features of studied 3 species: Bách xanh -
Calocedrus macrolepis, Pơ mu - Fokienia hodginsii
,
Sa mu dầu -
Cunninghamia konishii.
The report also shows value ct these
species
- Assessment of ecological features and distribution of these Species.
They arc relic species, adaphline with the temperature OỈ 15' c. annually
rain I fall more 1200 mm, so they arc only found over 100 m all.
- Qhserhinụ a capability of naturally regeneration id]- these spccics: had
lor ( 'í/locưilnis niưcroìepis hut tiootl lor the remains.
- Causes ol narrowed areas lor studied spccics: 1/ Present condili^ns do
noi support iheir development; 2 /They arc objccl for cullinu and
;is \aluc of ụood timber and aromatic cssencial oil.
- Assessment on capality of regeneration by vegetative
reproduction: The regenerative capatity by seed is low for
Calocedrus macrolepis
and relative high for
Cunninghamia komshii
Fokienia hodgmsii.
The regenerative capality by cutting are good
for all species in solution AỈB at 1-1,5% and the longwith of root is
the longest after 2-4 months
XÁC NHẬN CỦA
BAN CHỎ NHIỆM KHOA
CHỦ TRÌ ĐỂ TÀI
PGS.TSKH. NGUYỄN NGHĨA THÌN
PGS.TS. TRỊNH ĐĨNH ĐẠT
ÂN CỦA TRƯỜNG
MỤC LỤC
I. Đặt vấn đ ề 1
II. Điểu kiện tự nhiên
1
III. Đối tượng, mục tiêu, nội dung nghiên cứ u 3
IV. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4
V. Kết quả nghiên cứu 5
1- Bách xanh - Calocedrus macrolepis 6
1.1. Giới thiệu chung
1.2. Đặc điểm hình thái học
1.3. Đặc điểm sinh thái và phân bố
1.4. Đặc điểm tái sinh
1.5. Hiện trạng và nguyên nhân thu hẹp khu phân
bố
1.6. Nhân giống Bách xanh bằng hom
2- Pd mu - Fokienia hodginsii
11
2.1. Giới thiệu chung
2.2. Đặc điểm hình thái học
2.3. Đạc điểm sinh thái vắ phân bố
2.4. Đặc điểm tái sinh
2.5. Hiện trạng và nguyên nhân thu hẹp khu phân
bố
2.6. Nhân giống Pơ mu bằng hom
3- Sa mu dầu - Cunninghamia konishii 16
3.1. Giới thiệu chung
3.2. Đặc điểm hình thái học
3.3. Đặc điểm sinh thái và phân bố
3.4. Đặc điểm tái sinh
3.5. Hiện trạng và nguyên nhân thu hẹp diện tích
3.6. Hướng phát triển và bảo tổn
VI. Phương pháp phân loại học phân tử 25
VI. Kết luận 33
Tài liệu tham khảo
34
Phụ lục 36
1. Hợp đồng nghiên cứu khoa học
2. Báo cáo kết quả nghiên cứu năm 2000
3. Công trình đã công bố
ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA M ỘT s ố LOÀI CÂY QUÝ HIẾM CÓ
NGUY C ơ BỊ TIÊU D Ệ T Ở VIỆT NAM CẦN BẢO VỆ
I- ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam là một trong những trung tâm đa dạng sinh học của thế giới, và
không những thế Việt Nam còn được coi là mảnh đất bị lãng quên bởi chính nơi đây
đang tổn tại nhiều loài mới lạ chưa dược mô tả vì vậy việc đánh giá tính đa dạng
sinh học và nghiên cứu các biện pháp bảo tổn chúng là hết sức cần thiết. Ngoài
những biện pháp chung về bảo vê hê sinh thái bàng việc xây dựng các Vườn Quốc
gia và Khu bảo tồn, việc bảo vê các loài đặc biệt các loài nguy cấp cần được đặt lên
hàng đầu. Chình vì vậy để góp phần bảo tồn các loài nguy cấp nhất các loài đó lại có
giá trị kinh tế cao mà ở đây chúng tôi gọi là các loài quý hiếm lại là những đòi hỏi
cấp bách nhất. Đó chính là lý do chúng tôi thành lập đề tài nghiên cứu này.
Mục tiêu của đề tài là hệ thống hoá các tài liệu đã có từ trước tới nay về loài
đó và nghiên cứu bổ sung những dấu hiệu cần thiết phục vụ cho công tác bảo tổn.
II-ĐIỀU KIỆN Tự NHIÊN
Nước Việt Nam nằm ở Đông nam bán đảo Đông Dương, có phần đất liền
rộng khoảng 330.000 km2, với bờ biển dài khoảng 3.200 km, phần nội thuỷ và lãnh
hải gần với bờ biển rộng khoảng hơn 22.600 km. Nước Việt nam có đường biên giới
đất liền giáp với 3 nước láng giềng dài khoảng 4.630 km, trong đó có 1.463 km với
Trung Quốc, 2.067 km với Lào và trên 1.100 km với Campuchia. Ba phần tư diện
tích của cả nước là đồi núi, với đỉnh núi cao nhất là Phansipan 3.143 m ở phía Tây
Bắc. Nơi đây các dãy núi cao được hình thành do sự kéo dài của dãy núi Himalaya.
Do phạm vi rộng của vĩ độ và độ cao mà khí hậu Việt Nam không đồng nhất.
Mạc dù cả nước nằm gọn trong nội vùng nhiệt đới, nhưng khí hậu lại thay đổi từ
những vùng nhiệt đới ẩm ở các vùng thấp phía Nam đến các điều kiện ôn hoà ỏ vùng
núi cao phía Bắc, từ vùng có mùa mưa ẩm cao như Thừa Thiên-Huế đến vùng có
mùa khô khắc nghiệt như Tây Nguyên hay vùng cạn kiệt như Khánh Hoà. Nhiệt độ
trung bình hàng năm ở độ cao ngang mặt biển vào khoảng 27°c ở phíaNam giảm
dần xuống còn 21°c ở phía Bắc. Tương tự như vậy nhiệt độ hàng năm giảm khoảng
0.5°c khi lên cao lOOm và càng giảm khi càng lên cao.
1
Thế nhưng Việt Nam hơn 30% diện tích có độ cao trên 500m, cho nên ở các
nơi cao, thực tế có điêu kiện á nhiệt đới và thậm chí có cả điều kiên ôn đới.
Toàn quốc nhìn chung tương đối ẩm. Hầu hết các vùng có cân bằng nước
dương (lượng mưa hàng năm cao hơn lượng mưa bốc hơi). Hầu hết các vùng của đất
nước lượng mưa khoảng 2.000 mm/nãm, nhưng cũng có những vùng như Nghê An
đến Thừa Thiên có lượng mưa đạt đến 3.000 mm/năm và độ ẩm cũng lớn hơn. Tuy
nhiên lượng mưa phân phối không đều trong năm mà tập Irung vào mùa mưatừ
tháng 4 đến tháng 10 trừ vùng Thừa Thiên - Huế từ tháng 8 đến tháng 12.
Ba chế độ gió mùa chủ yếu tác động đến khí hậu của Việt Nam. Trong thực
tế Việt Nam là giao điểm của ba luồng gió mùa này. Gió thổi từ Đông Bắc rất lạnh
và khô, đổi khi có mưa phùn nhẹ, thế nhưng gió mùa này chỉ tác động đến miền Bắc.
Phía Nam từ vĩ độ 16, gió Tây chiếm ưu thế suốt cả các tháng mùa đông với khí hậu
nhiệt đới ẩm nhiều hơn. Gió nam hoặc gió Đông Nam và gió Tây ở phần phía Nam
của Việt nam đều thổi từ biển và trong các tháng mùa hè mang theo nhiều hơi nước,
tạo thời tiết nội nhiệt đới đối với cả nước.
Trong mùa nóng đôi khi bão hình thành trên vùng biển Đông và xâm nhập
vào những vùng bờ biển miền Tung và miền Bắc gây thiệt hại đáng kể. Tần số xuất
hiên của các loại gió mùa này tăng cường trong những năm gần đây có thể do hậu
quả của sự thay đổi khí hậu do việc chặt phá rừng trong những năm vừa qua.
Một vùng có khí hậu ngoại lệ, đó là vùng núi cao thuộc tỉnh Lào Cai, Yên
Bái. Nơi đây nhiều đỉnh núi có độ cao 3.000m, gió thổi mạnh và bức xạ mặt trời rất
lớn, lượng mưa không đáng kể, điểu kiện bán ẩm chiếm ưu thế do đó thảm thực vật
bị cằn cỗi chịu khô hạn. Vùng này có nhiêu loài đặc hữu. Do phạm vi rộng của vĩ
độ và tính đa dạng củ địa hình, cảnh quan từ các vùng ngập nước, đến các núi đá
vôi, những đỉnh núi cao, cao nguyên rộng lớn cùng với gió mùa mà nước Việt Nam
có thiên nhiên rất phong phú và có tính đa dạng sinh học cao.
Mặc dù có những tổn thất quan trọng về diện tích rừng trong một thời kỳ kéo
dài nhiều thế kỷ, hệ thực vật rừng Việt Nam vẩn còn phong phú về chủng loại. Theo
dự đoán của các nhà thực vật học số loài ít nhất sẽ lên đến 15.000 loài, trong đó có
khoảng 3.200 loài đã dược nhân dân dùng làm nguồn lương thực, thực phẩm, làm
Ihuốc chữa bệnh, thức ăn cho gia súc, lấy gỗ, tinh dầu và nhiều nguyên vật liệu
khác. Chắc rằng trong hộ thực vật Việt Nam còn nhiều loài mà chúng ta chưa biết
công dụng của nó. Cũng có thể có rất nhiều loài có tiềm nàng là một nguồn cung
cấp sản vậí quan trọng cho dược liệu chẳng hạn.
2
Hơn nữa hệ thực vật Việt Nam có mức độ đặc hữu cao. Tuy rằng hệ thực vật
Việt Nam không có các họ đặc hữu và chỉ có khoảng 1% số chi là đặc hữu (nhu các
chi Oligoceras) nhưng số loài đặc hữu chiếm đến khoảng 20% số loài, tập trung ở
bốn khu vực chính: Khu vực núi cao Hoàng Liên Sơn ở miển Bắc, khu vực núi cao
Ngọc Linh ở miền Trung, cao nguyên Lâm viên ở phía Nam và khu vực rừng ẩm ở
phần Bắc trung bộ. Nhiều loài đặc hữu địa phương chỉ gập trong một vùng rất hẹp
với số cá thể rất thấp. Các loài này thường rất hiếm vì rằng các khu rừng ở dây
thường bị chia cắt thành những mảnh nhỏ hay bị khai thác một cách mạnh mẽ.
Bên cạnh đó do đạc điểm cấu trúc, các kiểu rừng nhiệt đới ẩm thường không
có loài chiếm ưu thế rõ rệt, nên số lượng cá thể của từng loài thường hạn chế và một
khi đã bị khai thác, nhất là khai thác không hợp lý thì chúng chóng bị kiệt quê. Đó
là tình trạng hiện nay của một số loài cây gố quý như Gõ đỏ, Gụ mật, Đinh, nhiều
loài cây làm thuốc như Hoàng liên chân gà, Ba kích thậm chí có nhiều loài đã trở
nên rất hiếm hay có nguy cơ bị tiêu diệt như Hoàng đàn, cẩm lai, Pơ mu. Đặc biệt
hệ động vật Việt Nam cũng đang ở tình trạng nguy cấp, việc buôn bán trái phép
đang hoành hành khắp mọi nơi để xuất chủ yếu sang Trung Quốc. Các loài như Hổ,
Báo, Gấu, Trăn, Cá sấu, Trút, Rắn độc
III- ĐỐI TƯỢNG, MỤC TIÊU, NỘI DƯNG NGHIÊN cứ u
3.1. Đ ốl TƯƠNG NGHIÊN CỨU: Theo cuốn sách đỏ Việt Nam phần thực
vật cho đến nay đẫ chỉ ra trong hệ thực vật Việt Nam có 365 loài cây quý hiếm cần
ưu tiên bảo vệ thuộc 265 chi, 123 họ, 9 ngành thực vật trong đó chúng tập trung chủ
yếu trong 3 ngành: Dương xỉ, Hạt trần và Hạt kín với 335 loài, 246 chi và 105 họ.
Với số lượng loài lớn như vậy chúng ta không thể một ỉúc có thể tiến hành nghiên
cứu tất cả mà phải lựa chọn một số loài quan trọng nhất cần được ưu tiên trước. Để
lựa chọn, trước hết cần đưa ra một số tiêu chuẩn như sau để có cãn cứ:
• Cãn cứ trên tính nguy cấp của các loài
• Cãn cứ trên khả năng ứng dụng các kết quả mình đưa ra
• Căn cứ trên ngân sách tài trợ
Từ đó chúnii tôi đã lựa chọn 3 loài sau đây để nghiên cứu: Bách xanh -
Calơcedrrus macrolepis, Pơ Mu - Fokienia hodginsii và Sa mu dầu -
Cunninghamia konishii
3
3.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỂ TÀI LÀ: nghiên cứu một số đặc tính sinh học của
3 loài được lựa chọn về hình thái học, sinh thái và phân bố, khả nãng tái sinh, hiện
trạng và nguyên nhân thu hẹp diện tích khu phân bố, và nhân giống vô tính bằng
hom nhằm cung cấp những thông tin quan trọng nhất giúp cho công tác bảo tồn.
3.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU: Để tiến hành đề tài chúng tôi thực hiên
thu thập và nghiên cứu theo các nội dung sau đây:
1. Vị trí phân loại và giá trị của đối tượng nghiên cứu
2. Đặc điểm hình thái
3. Đặc điểm sinh thái và phân bố
4. Khả năng tái sinh
5. Hiện trạng và nguyên nhân thu hẹp diện tích khu phân bố
6. Khả nãng nhân giống vô tính bằng hom
IV. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
4.1. Phương pháp luận:
Hệ thông hoá các tư liệu đã có từ trước tới nay: để tiết kiệm thời gian cũng
như kinh phí, nhấl là trong diều kiện kinh phí hạn chế hiên nay, vì vậy ngoài những
đóng góp của nhóm nghiên cứu việc tận dụng có phê phán những thành tựu đã có là
việc làm bắt buộc và việc chắt lọc những số liệu đó và hệ thống hoá lại cũng là một
công việc làm không kém phần quan trọng.
Nghiên cứu bổ sung những tư liệu cần thiết cho mục tiều đề tài đặt ra\ Mỗi
một đề tài có những mục tiêu riêng cho nên không thể chỉ tận dụng các số liêu đã có
mà cần tiến hành nghiên cứu bổ sung những tư liệu mới. Tất nhiên để tiến hành các
nghiên cứu mới thực ra đòi hỏi phải có thời gian, trong lúc từ khi đề tài được chấp
nhận đốn khi có kinh phí chỉ trong một quý nên những thí nghiêm mới đôi khi chỉ
mới bước đầu. Phần lớn các nghiên cứu của nhóm chủ yếu là những số liệu đã được
nghiên cứu trước đây.
4.2, Phương pháp nghiên cứu:
Thu thập tài liệu: Các tư liệu thu thập đã được thu thập từ thư viện Viện
Điều tra Quy hoach rừng, Bộ Nông Nghiệp và PTNT, từ Viên Khoa học Lâm
4
nghiệp, đại học Lâm nghiệp, WFF-Việt Nam, ĐHQGHN và Viện Sinh thái và tài
nguyên sinh vật và đã hê thống hoá theo các đề mục đã định sẫn
Nghiên cứu thực địa: Chúng tôi đã đi thực tế ở Sa Pa, ở Tam đảo, Ba Vì, Pù
Mát, Cát Bà, Ba Bể, Na Hang, Cúc Phương và thu thập mẫu vật, nghiên cứu sự phân
bố và tính chất sinh thái.
Nghiên cứu phòng thí nghiệm: Để góp phần bảo tồn các loài nguy cấp
chúng tồi đã tiến hành theo dõi khả nẫng nhân hom các loài nghiên cứu. Việc
nghiên cứu này được tiến hành tại Khoa Sinh học trường ĐHKHTN và Trung tâm
Khảo nghiệm giống cây rừng thuộc Viên KHKT Lâm Nghiệp Việt Nam.
- Vật liệu và phương pháp nghiên cứii: Vật liệu nghiên cứu là hom đầu
cành lấy từ cây 2 -5 năm tuổi được gây trồng từ một số cây tái sinh tự nhiên ở
đỉnh núi Ba Vì.
Các thuốc kích thích ra rễ được dùng là dạng bột có nồng độ 0,25 - 2,0% của
axít indon acetic (AIA), axít indon butyric (AIB) , axit naptin axeetic (ANA) và các
chất ATBj, ATB2, ATB3 của Trung Quốc, trong đó ATBi là chất được dùng cho
nhóm cây khó ra rễ.
Các công thức thí nghiêm là đối chứng (không xử lý) và xử lí các chất trên ở
dạng bột với nồng độ 0,5%; 1,0%; và 1,5%. Do số cây con có hạn nên mỗi công
thức xử lý 10 hom.
Các chỉ tiêu được theo dõi: là tỷ lệ ra rễ, số rễ trung bình trên mỗi hom, chiều
dài trung bình của rễ dài nhất và chỉ số ra rễ. Chỉ số ra rễ là tích của tỷ lệ ra rễ, số rễ
và chiều dài rễ.
5
V- KẾT QUÀ NGHIÊN CỨU:
1. BÁCH XANH - CALOCEDRUS MACROLEPIS (KURZ) BENTH.
ET HOOK. (Mức độ nguy cấp VllALIc)
1.1. Giói thiêu chung
Vị trí phân loại
Bách xanh (Calocedrus macrolepis (Kurz) Benth. & Hook.) thuộc
họ Cupressaceae ngành Hạt trần.
Giá trị của Bách xanh: Gỗ có dác lõi hơi rõ, nhẹ, ít co rút, cường độ
trung bình, thớ thẳng đều, kết cấu tương đối mịn, dễ gia cồng, sau khi khô ít
nẻ, cũng không biến dạng, sức bám dính trung bình, ít mối mọt, khó mục,
tương đối bền, dùng xây dựng nhà cửa, đồ mộc cao cấp, đồ tiện khác, dụng cụ
văn phòng phẩm, khuôn đúc.
Cây Bách xanh lúc non có tán dài hẹp rất giống tán cây Trắc bách diệp nên
cũng được làm cây cảnh rất đẹp. Bách xanh là loài cây quí hiếm, là thực vật sót lại
của kỷ Đệ tam, thế Plioxen, còn lại rất ít, được xếp vào nhóm "đang nguy cấp" của
sách đỏ Việt Nam (Sách đỏ Việt Nam, 1996).
1.2. Đăc diểm hình thái hoc:
Cây gỗ to, thường xanh, cành con phân nhánh trên một m ặt phẳng. Lá
hình vảy, có hai dạng: non và trưởng thành, mọc đối và so le giao nhau, 4
chiếc thành một đốt, dẹt đôi trên và dưới mọc dính nhau. Dạng non, đốt dài 3 -
4mm, lá bên gập đôi cách nhau, hẹp hơn lá ở lưng, những lá này cao ngang
nhau, có mũi nhọn, cong về phía trong của mỗi bên. Mặt dưới lá của cành con
có chấm lỗ khí màu trắng. Dạng trưởng thành, đốt rộng 4mm, lá bên dạng
móc nhỏ cong về phía trục lá, men sát đỉnh lá ở lưng, cấu tạo như những mảnh
tù, chiều cao hơn chiều rộng.
Cây đực cái cùng gốc; hoa đực ra đầu cành, kéo dài hay hình cầu; hoa
cái ra đầu cành, đơn độc. Cành con đính nón cái hình tròn hay gần hình
vuông, dài 2 - 4,5mm, cong hay thẳng, có 4 - 8 đôi lá giống nhau.
6
Bách xanh - Calocedrus macrolepis, loài Hạt trần đang nguy cấp của Việt Nam
Quả chín cùng năm với hoa, hình cột tròn dạng bầu dục dài, dài 1,2 -1,5
(l,8)cm , vảy hạt 3 đôi, dẹt, hoá gỗ, 2 chiếc dưới rất ngắn, 4 chiếc trên gần
bằng nhau, chỉ đối giữa mỗi vảy có hai hạt. Hạt có cánh; cánh chất màng cao
15mm, rộng 6mm, xẻ 2 thuỳ, 1 to, 1 nhỏ, hay không xẻ, lá mầm 2 (hình kèm
theo).
1.3. Đăc điểm sinh thái vả phản bô':
• Sinh thái: Phân bố trong rừng lá rộng thường xanh địa hình núi và
núi thấp, độ cao so với mặt nước biển (950 -) 1000m trở lên.
Cây ưa khí hậu mát mẻ, ẩm ướt độ nhiệt bình quân năm dưới 15°c,
lượng mưa hàng năm trên 1400mm, độ ẩm không khí cao; mây mù thường
xuyên, bao phủ vào sáng sớm và chiều hôm.
Cây trung tính, lúc nhỏ cẩn bóng che mới phát triển bình thường, cây
trưởng thành là ưa sáng hoàn toàn.
Cây có hệ rễ ăn nông, rễ cọc không phát triển, rễ ăn lan tứ phía, khả
năng đâm xuyên khoẻ, khả năng chống gió mạnh, ít sâu bệnh.
Mùa quả tháng 8-9.
• Phân bố: Bách xanh phân bố ở vùng núi các tỉnh ở Việt Nam Bách xanh
phân bố trên các vùng núi cao Sa Pa, Ba Vì, Đà Lạt và Núi Tu Hà (Khánh
Hoà). Loài này cũng tìm thấy Vân Nam, Quý Châu, Quảng Tây và đảo
Hải Nam của Trung Quốc (Trịnh Vạn Quân et al, 1975)'° và một số vùng
cao của Ấn Độ, Thái Lan.
1.4. Đăc diểm tái sinh:
Tái sinh bàng hạt kém; cây mạ, cây con hiếm gặp. Đòi hỏi đất tương đối
khắt khe, thích đất vàng alít, đất vàng alit mùn nhiều phát sinh từ đá phiến -
cát kết hay hoa cương, tầng mỏng đến trung bình, lớp thảm mục dày, phân hoá
chậm, rễ cây nhỏ và đan chéo chằng chịt, tỷ lệ C/N cao, chua mạnh.
1.5. Hiên tranq vả nquvên nhản thư hep khu phản bố
Đây là loài thực vật Hạt trần sót lại, vì vậy hiện nay chỉ mọc rải rác từng quần
thể nhỏ với vài chục cá thể và điều kiện sống hiện nay của chúng không thích hợp,
7
thường tập trung trên đỉnh núi đã vôi, nơi thường bị tác động mạnh của gió bão, khô
hạn và thiều thức ăn. Bách xanh lại là cây gỗ có mùi thơm, gỗ tốt nên dược mọi
người ưa thích, vì vậy từ lâu đã bị chặt phá. Chính những lẽ đó loài này hiên nay
đang bị nguy hiểm.
1.6. Nhẵn giống Bách xanh bằng hom
Việc nhân giống Bách xanh bằng hom thành công vừa góp phần khôi phục và
phát triển loài cây này vừa tạo nguồn cây cảnh cho các thành phố.
1.6.1. Ảnh hưởng của các loại thuốc đến khả năng ra rễ của Bách xanh
• Thí nghiệm 1 được tiến hành nhằm xác định khả năng ra rễ của Bách xanh ở các
loại thuốc vắ nồng độ thuốc khác nhau, có tính chất định hướng sử dụng thuốc.
Vì số hom lấy được rất ít nên mỗi công thức chỉ xử lý 6 hom.
Kết quả nghiên cứu cho thấy sau hơn 4 tháng hom Bách xanh mới ra rễ. Cổng
thức đối chứng (không xử lỷ thuốc) có tỷ lệ ra rễ hơn 50%. Công thức xử lý ATB,
0,50 - 1,0% cho tỷ lệ ra rễ 50 - 66,7%. Công Ihức ATB2, ATB, 0,75% và AI A 0,25 -
1,0% cho tỷ lệ ra rẻ 50%, trong lúc AIB 0,25 - 0,5% cho tỷ lệ ra rỗ 50%, còn AIB
0,75% có tỷ lệ ra rễ 66,7%, AIB 1,0% có tỷ lệ ra rễ 100%.
Như vậy, AIB loại thuốc kích thích ra rễ truyền thống trên thế giới, đã cho tỷ
lệ ra rễ cao nhất, tiếp đó là ATB/.
• Thí nghiệm 2 chỉ tập trung xử lý bằng ATBị, AIA và AIB với số lượng 20 hom cho
mỗi công thức.
Kết quả thu được cho thấy công thức không xử lý có tỷ lệ ra rễ 40%, xử lý
AIA 1,0% có tỷ lệ ra rỗ 50%, xử lý ATBị 0,75% và 1,0% có tỷ lệ ra rễ tương ứng
50% và 55%, các công thức còn lại của AIA và ATB đều cho tỷ lệ ra rễ bằng hoặc
thấp hơn công thức đối chứng. Trong lúc xử lý AIB 0,15% cho tỷ lệ ra rễ 60% còn
AIB 1,0% cho tỷ lẽ ra rễ 85%, các nồng độ thấp của AIB vẫn có tỷ lệ ra rễ cao hơn
công thức đối chứng (hảng 1.1.)
Xét tổng hợp theo chỉ sổ ra rễ cũng thấy AỈB là chất có hiệu quả cao nhất
trong cà ba loại thuốc được xử lý, đặc biệt là AỈB 1,0% dã có chỉ số ra rễ gấp 5,8
lẩn công thức dối chứng.
Số liệu ở bảng 1.1. cũng cho thấy nồns độ thuốc cho tỷ lệ ra rễ cao nhấl ở cả
ba loại thuốc đều là 0,75 - 1,0% (đặc biệt là ở nồne độ 1,0%). Nồng độ đưới hoặc
8
trên đó đều cho kết quả kém hơn. Ngoài ra, các công thức xử lý nồng độ cao (1,5 -
2,0%) còn làm kìm hãm khả năng ra rễ của Bách xanh, nên tỷ lê ra rẻ ở các công
thức 1,5 - 2,0% đều thấp hơn công thức đối chứng.
Bảng 1.1. Khả năng ra rễ của Bách xanh 3 tuổi ở các công thức xử lý khác
nhau.
Loại thuốc
Nồng độ
(%)
Tỷ lệ ra rễ
(%)
SỐ rễ/ hom
(cái)
Chiều dài rễ
(cm)
Chỉ số ra rễ
Đối chứng -
40
3,3
2,8 370
AIA
0,25
25
2,6 6,6
429
0,50 40
3,3
5,1
673
0,75
40
3,3 6,6 871
1,00
50 4,4
5,0 1100
1,50 35
3,5
4,8 588
2,00
25 3,5
3,5 306
AIB 0,25
50 4,6 4,7
1081
0,50
45
4,7 4,4
930
0,75 60
4,8 3,4
979
1,00 85
5,2
4,9 2165
1,50 35 4,2
4,5 661
2,00 30 5,8 5,0
870
ATB, 0,25 30
3,9
3,6
421
0,50
25 3,7
3,1
286
0,75
50 3,8
3,5 665
1,00
55 4,3 3,6
851
1,50 40 2,6 4,2 437
2,00 15
2,7 4,0
162
* 1.6.2. Sự thay đổi khả năng ra ré theo tuổi cày và thời gian giâm hom
Đánh giá sự thay dổi khả năng ra rễ theo tuổi cây từ 3-5 tuổi ở công thức xử
ỉý nồng độ 1,0% (nồng độ tối ưu) cho các loại thuốc đều thấy rằng hom lấy từ cây
ba tuổi có tỷ lệ ra rễ cao nhất, đến 4,5 và 5 tuổi thì tỷ lệ ra rễ giảm dần (bảng 1.2).
Số liệu ở bảng 1.2. cũng cho thấy xử lý hom Bách xanh lấy từ cây 5 tuổi bằng ATBi
1 0% thì đến ngày kiểm tra (sau bốn tháng) tuy vẫn có 307f số hom còn sống, song
số hom này cũng chưa ra rẽ.
9
Bảng 1.2 : ảnh hưởng của tuổi cây và thời vụ giâm hom đến khả năng ra rễ
của Bách xanh.
Tỷ lệ ra rễ ở các thời kỳ (%)
Công thức
Đợt 1
Đợt 2
Đợt 3
5 - 9/1994
10/1995 - 2/ 1996
3 - 7/1996
Đối chứng
50
40
20
AI A 1,0%
50
50
35
AIB 1,0%
100
85
80
ATB1 1,0% 66,7
55
0
Thí nghiệm cũng cho thấy mặc dầu giâm hom ở các giai đoạn và mùa vụ
khác nhau, song thời gian ra rễ ở cả công thức đối chứng lẫn các công thức xử lý
thuốc đều khoảng 3,5 đến 4 tháng. Chứng tỏ, đối với các loài lá kim chậm ra rễ như
Bách xanh việc xử lý ra rễ chủ yếu là làm tăng tỷ lệ ra rẻ.
Kết luận
AIB 1,0% có thê cho lỷ lệ ra rễ 80 -100%.
Hom Bách xanh lấy từ cây 3 tuổi có tỷ lệ ra rễ cao nhất.
Bổn tháng sau khi xử lý hom Bách xanh mới ra rễ đủ dài.
10
2. P ơ MU - FOKIENIA HODGINSII (DUNN) HENRY ET THOMAS
(Mức độ nguy cấp LRnt)
2.1. Giới thiêu chung:
• Vị trí phân loại: Cây Pơ mu có tên khoa học Fokienia hodginsỉi (Dunn)
Henry & Thomas thuộc họ Cupressaceae. Còn có tên gọi là: Đỗ sam, Đỗ thụ, Bách
phúc kiến (Trung Quốc), Thông dầu (Nghệ An), Thống hôi (Lâm Đồng). Đây là loài
cây đặc hữu của Nam Trung Hoa - Bắc Đông Dương, ở Việt Nam Pơ mu phân bố
vùng núi cao trên 1000m, kéo dài từ Lai Châu - Sơn La tới Lâm Đồng.
• Giá trị: Gỗ Pơ mu có giác lõi phân biệt: lõi màu náu, giác dày màu vàng
nhạt, mùi thơm đậm, vòng năm rõ, rộng hẹp không đều. Gỗ nhẹ, tỷ trọng 0,62 -
0,64, thớ thẳng mịn, dễ chẻ. Trước kia gỗ Pơ mu dùng làm quan tài, chôn hàng trăm
năm không hỏng. Người H'Mông rất thích sử dụng làm quan tài.
Rẽ Pơ mu chưng cất được loại tinh dầu dùng làm hương liệu và làm thuốc (ở
thị xã Lào Cai có xưởng chưng cất tinh dầu Pơ mu).
2.2. Đăc điếm hình thái
Pơ mu là loại cây gỗ lớn, thân thẳng, dáng cây đẹp, xanh quanh năm, tán hình
cầu dẹp, có cây cao 35 - 40m, đường kính 0,8 - l,2m, chiếm tầng nhô trong rừng.
Lá Pơ mu hình vảy, lá có hai dạng: Lá dinh dưỡng và lá sinh sản. Lá dinh
dưỡng hai bên xoè rộng hình mũi mác, lá sinh sản nhỏ dạng vảy gần như xếp lợp.
Mặt dưới của lá có màu phấn trắng, là đặc điểm dễ phân biệt với một số cây khác.
Quả Pơ mu hình cầu, đường kính qủa từ 2 -2,5cm. Quả chín vào tháng 11,12
► và tách ra làm nhiều vảy quả. Mỗi vảy quả có 2 hạt, mỗi hạt có 6 cánh mỏng. Mỗi
qủa được từ 12 - 18 hạt. Cây cho hạt tốt nhất ở tuổi 30 - 40 (hình kèm theo).
2.3. Đăc điểm sinh thái và phân bố:
• Sinh thái: Pơ mu là cây ưu sáng, lúc nhò cây ưa bóng với độ che phủ
là 0 5 - 0 6, Pơ mu yêu cầu khí hậu ấm, ẩm, nhiột độ bình quán trên 15°c, chịu được
nhiệt độ -12°c và lượng mưa bình quân trên 1200mm/năm, không có mùa khô. Pơ
11
Pơ MU - FOKIENIA HODGINSII
mu mọc trên các loại đất feralit màu vàng, vàng đỏ phát triển trên đá granit, sa
thạch. Pơ mu chịu đất chua, trên đất mặt có 1 tầng vật chất bán phân giải khá đầy.
• Phân bố: Pơ mu có mọc tự nhiên ở độ cao 900 - 2500m ở Hà Giang
(Đổng Văn), Hoàng Liên Sơn (Sa Pa), Hoà Bình (Mai Châu), Nghệ An (Quỳ Châu),
Vũ Quang (Hà Tĩnh), Kon Tum (Kon Ka Kinh), Lâm Đồng (Bidoup) Pơ mu cũng
phân bố ờ Hải Nam, Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam, Quý Châu.
• Tổ thành loài: Pơ mu là cây lá kim hỗn giao với nhiều loài cây gỗ lá rộng
trong kiểu rừng kín thường xanh ẩm nhiệt đới vùng núi. Một số loài thường gặp
trong rừng Pơ mu như: Dẻ núi cao (Fagaceae), Hổi (Uliciaceae), Sến (Sapotaceae),
Đỗ quyên (Ericaceae), ngoài ra còn có một số loài cây như Thông lá dẹt (Pinus
krempii), Thông 5 lá (Pinus dalatensis), Sa mu dầu (Cunninghamia konishi) đã
làm tăng giá trị của rừng Pơ mu. Dưới tán rừng còn có cây đặc sản như thảo quả,
tràm nhuộm Pơ mu mọc thành từng cụm 3-4 cây, có nơi tập trung tới 7 - 10 cãy
chiếm 7- 8 % tổ thành loài. Là loài cây rễ mọc nông, rễ cái không rõ rệt, rễ nhánh
phát triển mạnh.
Trong rừng, cây Pơ mu phân bô' ở nhiồu cấp đường kính, thuộc nhiều thế hô
tuổi khác nhau. Nhưng đến nay rừng dã qúa thành thục, cây có cấp đường kính trên
80cm chiếm 43% và cây ử cấp đường kính dưới 40cm chiếm 10,8%.
2.4. Khả năng tái sinh tư nhiên của cây Pơ mu
Cây Pơ mu không có tái sinh chồi nhưng có tiềm năng tái sinh hạt khá mạnh
dưới tán rừng tự nhiên. Dưới gốc cây mẹ, Pơ mu tái sinh mọc theo đám trong phạm
vi bán kính 10 - 20m. Rừng có độ che phủ 0,5 - 0,6 tỏ ra thích hợp cho cây tái sinh
phát triển đạt mật độ 200 - 300cây/ha, trong đó cây đạt chiểu cao l-2m. Trên một số
rừng thứ sinh hoặc đất bỏ hoang sau nương rẫy, cây Pơ mu phục hồi khá nhanh.
Với kết quả Irên cho phép lợi dụng phương thức xúc tiến tái sinh tự nhiên.
Ngoài ra có thổ phục hổi rừng bằng tái sinh nhân tạo trên các lập địa thích hợp theo
phương thức trổng theo băng, rạch với mật độ 400 - 600 cây/ha. Cây trồng được
chuẩn bị và chăm sóc trong túi bầu, tỷ lệ sống đạt từ 80 - 90%. Nhiều cơ sở thực
nghiệm và sản xuất đã gây trồng thành công rừng Pơ mu.
12
2.5. Hiên trang tài nguyên rừng Pơ mu ở Vỉẽt Nam và nguyên nhản thu
hep diên tích
Kết quả điều tra ban đầu ở một số tỉnh có rừng Pơ mu: Tổng diện tích có Pơ
mu mọc hỗn giao: 74000 ha
Tổng trữ lưỡng gỗ Pơ mu: 1826000m3 Bình quân mỗi ha có 34m3/ha
Bảng 2.1. Diện tích Pơ mu ở một số địa phương (Nguyễn Duy Chuyên, Lý
Thọ, 1995)
Tỉnh
Diên tích (ha)
Trữ lượng gỗ (m3)
% gỗ Pơ mu
Lâm Đồng
12.858
273.432 6.7
Hà Tĩnh
5.622
332.497
31.3
Nghệ An
3.853 288.027 37.7
Lai Châu
5.678
183.067 36.3
Sơn La
12.200 235.510
12,0
Lào Cai 5.830
230.067
20.2
Yên Bái 3.481 121.662 20.0
Ninh Thuận 1.856 123.718 25.5
Thanh Hoá
351
2.952 7.0
Gia Lai 797 35.865 17.7
Ngoài ra còn một số tỉnh có Pơ mu nhưng chưa có điều kiện điều tra như Đắc
Lắc, Khánh Hoà, Hà Giang, Hà Bắc, Vĩnh Phú, Hoà Bình, Tuyên Quang
Hiên trạng rừng Pơ mu có một số văn đề cần lưu ý:
• Rừng Pơ mu phân bố trên điều kiện địa hình phức tạp, cao, xa, dốc,
chủ yếu tập trung vào đối tượng rừng phòng hộ và đặc dụng, vì vậy diện tích được
phép tác động chỉ chiếm 34,5%.
• Diên tích và trữ lượng rừng Pơ mu được phép tác động (Bảng 2.2.)
Bảng 2,2. Diện tích và trử lượng rừng Pơ mu
Đối tượng
Diện tích (ha)
Tỷ lệ %
Trữ lượng (m3)
Tỷ lệ (%)
1. Vùng cấm nghiêm ngặt
24.081 45.3
875.224
48.0
2. Vùng dự trữ, kế cận
10.760 20.2 345.150
18,9
3. Vùng khai thác tận
dụng
18.334 34.5 603.561
33.1
13
• Rừng Pơ mu hiện nay phần lớn đã ở giai đoạn thành thục và qua thành
thục, do đó phẩm chất cây dứng đã giảm sút nghiêm trọng, tỷ lệ gỗ rỗng ruột khá
cao (Bảng 2.3.)
Bảng 2.3 Chất lượng và trữ lượng
Cấp phẩm chất
Trữ lượng (m3) %
Cấp A (tốt)
488.366
26.7
Cấp B (trung bình) 691.058
38.0
Cấp c (xấu) 644.511
25.3
Từ kết quả điều tra về hiện trạng rừng Pơ mu và những đặc điểm cơ bản của
cây Pơ mu, rừng Pơ mu và các yếu tố kinh tế xã hội, đặc biệt là tập quán canh tác
của các cộng đổng dân tộc ở vùng cao, cho phép dề xuất đề án quy hoạch, bảo vệ
phát triển và sử dụng họp lý rừng Pư mu cho những giai đoạn sau này ở Việt Nam.
2.6. Nhân giống Pơ mu bằng hom
2.6.1. Tác dụng của các lọai thuốc đến tỷ lệ ra rễ của hom giâm
Thí nghiêm xử lý hom giâm Pơ mu bằng các loại thuốc kích thích ra rỗ ở
dạng bột là AIA, AB, ANA, ABTj và được so sánh với công thức đôi chứng (không
xử lý) (bảng 2.4 cho thấy sau khi giâm 2 tháng rưỡi các hom Pơ mu khồng xử lý vẫn
có tỷ lệ ra rẻ là 70%. Khi xử lý AIA nồng độ 1,5% có tỷ lệ ra rễ 90%, còn xử lý AIB
nồng độ 1,0% có thể cho tỷ lệ ra rễ 100%, nồng độ 1,5% cho tỷ lệ ra rễ 90%. Trong
lúc công thức xử lý ABT, có tỷ lệ ra rễ cao nhất cũng chỉ đạt 80% (nồng độ 1,0%),
còn tất cả các công thức xử lý ANA đều chỉ có tỷ lệ ra rễ 20 - 40% (thấp hơn rất
nhiều so với công thức đối chứng).
Bảng 2.4 tác đụng của các loại thuốc đến tỷ lệ ra rễ của hom giâm Pơ mu
Nồng độ thuốc
Tỷ lệ ra rễ (%)
AIA
AIB
AN A ABT,
0,5%
70
70
40
60
1,0%
60
100
40
80
1,5%
90
90
20
70
Như vậy, ro ràng xử lý AIB nồng độ ỉ ,0c/( là có lác dụng kích thích ra rề tốt
nhất cho Pơ mu.
14
2.6.2. Tác dụng của các loại thuốc đến số lượng rễ và chiều dài rễ của hom
giâm: Khi giâm hom thì chỉ tiêu quan trọng nhất là tỷ lê ra rễ, tiếp đó là sô' lượng rễ
và chiều dài rễ của hom giâm (bảng 2.5).
Bảng 2.5. Tác dụng của các loại thuốc đến số lượng và chiều dài rễ của hom giâm
Loại thuốc
Số lượng rễ (cái /hom) ở các
nồng độ thuốc
Chiều dài rễ (cm) ở các nồng độ
thuốc
0,5
%
1,0%
1,5%
Trung
bình
0,5% 1,0%
1,5%
Trung
bình
Đối chứng - - - 8,0 - - -
1,0
AIA
5,0
4,7 9,7 6,5
1,9
3,2
1,4
2,2
AIB
13,1
8,9
13,0
11,7
2,7 2,3
3,1
2,7
AN A 4,3
8,5
7,0
6,6 2,5 3,2
1,8
2,5
ABT,
7,7 6,0 10,7
8,1 2,1
2,8
1,3
2,1
SỐ liệu ở bảng 2.5. cho thấy các công thức xử lý AIB đều có sô' lượng rễ
nhiẻu nhất và chiều dài rẻ khá nhất so với xử lý bàng các chất kích thích ra rễ khác,
đặc biệt xử lý AIB nổng độ 1,5%. Xử lý ANA có số rễ và chiều dài rễ chỉ đứng sau
các công thức của AIB. Chứng tỏ ANA vẫn có tác dụng kích thích ra rễ, song do
chất này thường gây độc cho cây, làm tăng tỷ lệ chết của hom giâm nên làm giảm tỷ
lê ra rễ của chúng.
Công thírc đối chứng tuy có số lượng rễ ờ mỗi hom khá nhièu (8 cái/hom),
song chiều dài rễ chỉ bằng một nửa các công thức được xử lý thuốc. Như vậy, xử lý
thuốc đã có tác dụng kích thích ra rễ mạnh hơn, làm cho hom mau ra rẽ hơn so với
công thức đối chứng (không xử lý).
Kết luận
ỉ ) Pơmu là loài cây tươìỉg đối dễ ra rễ, không xử lý thuốc vần có tỷ lệ ra rễ 70%.
9 2) Xử lý thuốc kích thích rơ rễ đã làm hom giâm Pơ mu ra rễ sớm hơn so với
không xử lý. Hai ihớiĩỊỉ rưỡi sau khi xứ lý vào mùa thu hom Pơ mu ra rễ rất tốt.
3) Trong các chất được dùng để xử lý í lù dạng bột của AIB nồng độ 1,0 -
1 5% là có hiệu quả nhất (có tỷ lệ ra rễ 90 - ỈOOr/< ị, tiếp đó là AỈA nông độ 1,5%
hoặc ABÍị nồng độ 1,0%. ANA là chất hoàn toàn không ÍÌÚCÌI hợp cho việc xử lý ra
rễ của Pơ mu.
15
3. SA MU DẦU - CUNNINGHAMIA KONISHII (LAM.) HOOK.F. (Mức
độ nguy câ'p VUALac)
3.1. Giói thiêu chưng
• Vị trí phân loại: Ở Việt Nam có hai loài Sa mu là: Sa mu thường
(Cunninghamia lanceolata (Lam.) Hook.f.) và Sa mu dầu (Cunninghamia konishiỉ
Hayata) thuộc họ Bụt mọc (Taxodiaceae) ngành Hạt trần (Gymnospermae).
• Giá trị: Sa mu và Pơ mu đã được biết đến từ lâu đời, như những loài
cây gỗ rất quí, xưa kia, trên thị trường tên gọi Ngọc Am để chỉ chung cho gỗ của Sa
mu, Pơ mu và Bách xanh, được sử dụng vào các công trình cực kỳ đạc biệt như xây
dựng một số cung thất, văn khố, làm quan tài cho Vua quan, do những tính chất
hiếm thấy như có mùi thơm quí phái và bền mùi, chống được sự sự xâm nhập phá
hoại của mối, mọt, dán, nấm mốc, chôn xuống đất hàng trăm năm không bị mục.
Thời gian gần đây gỗ Sa mu còn được dùng đóng các toa tàu hảo hạng nhất, đóng
các phòng khách trên tàu thuỷ tại Trung Quốc.
Các loài Sa mu đều có thân thẳng, cành ngang, tán hình tháp, dáng cây dẹp.
Sa mu đã được gây trồng phổ biến ở nhiều vùng có khí hậy á nhiệt đới núi cao như
Malayxia, Indonexia, Malay, Nam Phi, Brazilia, Mauritius. Ớ Việt Nam Sa mu đã tỏ
ra là loài cây quan trọng trong tập đoàn cây trồng phục hồi rừng ở vùng núi cao ở
Việt Nam. Sa mu dã được trồng thành công từ nhiều năm nay ở các vùng núi có độ
cao trên 700m như: Đồng Vãn, Phó Láo, Phó Bảng (Hà Giang); Bắc Hà, Sa Pa (Lào
Cai); Ngân Sơn (Cao Bằng) rất thích hợp trổng cây cho các thị trấn, thành phố nghỉ
mát như Sa Pa, Tam Đảo, Ba Vì, Bạch Mã, Đà Lạt thiếu những hàng cây Sa mu
chắc chẩn không thể có những bức ảnh đẹp thần tiên về Sa Pa của nghệ sĩ Võ An
Ninh. Nhưng trước nay, Sa mu thường thấy, đều là cây trồng và có nguồn gốc nhập
ngoại, thuộc loài Sa mu Cunninghamia lanceolata. ở Trung Quốc, Sa mu chiếm một
vị trí quan trọng trong tập đoàn cây trồng rừng, được sử dụng trong xây dựng, làm
đồ nội thất, làm hàntỉ mĩ nghệ, dùng trong các cốns trình đạc biệt, gỗ tỉa thưa và
cành nhánh được làm bột giấy.
• Lịch sử nghiên cứu:
Sa mu có nguồn gốc ờ Nam Trung Hoa và Việt Nam, nhưng trong các tài liệu
đã có được của Trung Quốc chưa thấy mô tả Sa mu (Cunninghamia lanceolata) mọc
trong rừnq tự nhiên, mà chỉ thấy có mặt ờ rừng trồng. Ngoài ra, Trung Quốc còn có
16
SA MU DẦU