Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

Xây dựng bản đồ đất tỉnh Quảng Ninh dạng Web tương tác trực tuyến

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (21.8 MB, 54 trang )

ĐẠI HỌC ỌUỐC GIR HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC T ự NHIÊN
Tên đề tài: XÂY DƯNG BAN Đ ồ DAT TỈN H QUẢNG N INH
DẠNG WEB TƯƠNG TÁC TRựC TUYEN
Mã số:
QT - 09 - 54
Chủ trì đề tài: ThS. Nguyên Quốc Việt
Cán bộ phối hựp: TS. Lê Xuân Thành
CN. Pham Tiến Hải
ĐA! HOC G!A HA NỘI_
TRUNG 1ÃIV! ĩm C NG tin thư VIẸN
0 0 0 6 0 0 0 0 0 X 4
Hà nội, 2010
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
I. ĐIỀU KIỆN TựNHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH QUẢNG NINH

2
1.1. Điều kiện tự nh iên 2
1.1.1. Vị trí địa l ý 2
1.1.2. Địa hình, địa chất 3
1.1.3. Khí h ậu 8
1.1.4. Thủy văn 9
1.2. Điều kiện kinh tế xã h ộ i 10
1.2.1. Dân số và lao độn g 10
1.2.2. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội 10
1.2.3. Hiện trạng sử dụng đất đai 11
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ú u 13
2.1. Công nghệ GIS 13
2.1.1. Khái niệm GIS 13
2.1.2. Các lĩnh vực ứng dụng của GIS 15


2.2. Công nghệ Web-GIS

16
2.2.1. Khái niệm W eb-GIS 16
2.2.2. Công nghệ xây dựng Web-GIS 16
2.2.3. Hiện trạng công nghệ W eb-GIS 18
2.4. Công nghệ phần mềm ArcIM S

20
2.3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 23
III. KẾT QUẢ NGHIÊN c ú u 24
3.1. Giao diện chính


.
24
3.2. Các chức nãng chính của bản đồ tương tác trực tu yến 25
3.2.1. Hiển thị bản đồ theo các lớp thông tin
26
3.2.2. Hiển thị thông tin các đối tượng
26
3.2.3. Xây dựng bản đồ chuyên đề theo thuộc tính của đối tượng 27
3.2.4. Truy vấn, tìm kiếm và phân tích thống kê dữ liệu 28
3.2.5. Đo đạc khoảng cách, lựa chọn đơn vị đo và lựa chọn các đối tượng

30
3.2.6. Thêm các lớp thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, lưu trữ và in ấ n 31
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO 36
MỞ ĐẦU

Đất đai là tài nguyên quan trọng và là điều kiện không thể thiếu được trong
mọi hoạt động của con người. Do vậy tăng cường công tác quản lý tài nguyên đất,
đặc biệt việc ứng dụng công cụ tin học là việc làm rất quan trọng nhằm góp phần giữ
gìn và phát triển tài nguyên hết sức quý giá này.
Quảng Ninh là một tỉnh ven biển có điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội
thuận lợi cho phát triển nền nông nghiệp toàn diện, với sản phẩm hàng hoá cao.
Trong những năm gần đây, khi nền kinh tế thị trường hình thành và phát triển đã
kích thích mạnh mẽ đến sự phát triển của sản xuất nông nghiệp. Diện tích và sản
lượng một số loại cây trồng không ngừng tăng trên cơ sở tối ƯU hoá về sử dụng đất.
Bên cạnh những hiệu quả kinh tế trước mắt đã đạt được, thì những quá trình sử dụng
đất chưa hợp lý đã ảnh hưởng xấu đến mòi trường đất.
Trong xu thế phát triển mạnh mẽ của ngành tin học, cùng với việc bùng nổ
công nghệ Intemet/Intranet thì việc chia sẻ và khai thác thông tin trực tuyến đã trở
thành nhu cầu cần thiết trong mọi hoạt động xã hội. Bên cạnh đó công nghê GIS
ngày càng phát triển và được ứng dụng rộng rãi trong các ngành, lĩnh vực.
Do vậy việc tích hợp giữa công nghệ GIS và Web là xu thế tất yếu nhằm đáp
ứng nhu cầu về thông tin ngày càng đa dạng và phong phú của xã hội. Đặc hiệt là
trong việc phục vụ công tác quản lý tài nguyên đất,
Xuất phát từ nhu cầu thực tế nêu trên, chúng tôi thực hiện đề tài:
“Xây dựng bản đồ đất tỉnh Quảng Ninh dạng Web tương tác trực tuyến”
1
I. ĐIỂU KIỆN T ự NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH QUẢNG NINH
1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1. VỊ trí địa lý
Tỉnh Quảng Ninh nằm ở phía Đông Bắc nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa
Việt Nam, chạy dài theo hướng Đông Bắc-Tây Nam với toạ độ địa lý:
- Từ 20° 40’ đến 21° 40’ vĩ độ Bắc.
- Từ 106° 25’ đến 108° 25’ kinh độ Đông.
Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Tây nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa.
Phía Tây Bắc giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang.

Phía Đông và Nam giáp vịnh Bắc Bộ và thành phố Hải Phòng.
Phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Hải Dương và thành phố Hải Phòng.
Quảng Ninh có diện tích đất tự nhiên 589.957,41ha chiếm 1,85% diện tích
đất toàn quốc với chiều dài 167 km, chiều rộng 84 km, đường biên giới Việt Trung
dài 132,8 km với 3 cửa khẩu, trong đó có cửa khẩu quốc tê Móng Cái tiếp giáp với
vùng duyên hải rộng lớn của miền Nam nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. Tỉnh
Quảng Ninh còn có bờ biển Vịnh Bắc Bộ dài 250km, vói hàng ngàn đảo lớn nhỏ có
diện tích khoảng 98.000 ha.
Quảng Ninh có 14 đơn vị hành chính với 184 phường xã, thị trấn, gồm 10
đơn vị tỉnh, 3 thị xã, 1 thành phố và 2 tỉnh đảo. Thành phố Hạ Long là trung tâm
kinh tế, chính trị và văn hoá của tỉnh nằm cách Hà Nội 170 km về phía tây theo
quốc lộ 18A và cách thành phố cảng Hải Phòng 70 km về phía Nam theo quốc lộ 10.
Xét về vị trí địa lý cho thấy tỉnh Quảng Ninh có điều kiện rất thuận lợi để
phát triển kinh tế, giao lưu vận chuyển hàng hoá và du lịch. Quảng Ninh có lợi thế
nằm trong vùng tam giác kinh tế trong điểm (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh)
phía Đổng Bắc của Tổ quốc, tiếp giáp với các đô thị lớn và cửa khẩu quốc tế quan
trọng, có thế mạnh cả về giao thông đưừng thuỷ và đường bộ, lại vừa tiếp giáp với
khu kinh tế năng động phía Đông Nam Trung Quốc.
2
1.1.2 Địa hình, địa chất
Quảng Ninh là tỉnh có địa hình trung du miền núi ven biển. Phía bắc là vùng
đổi thấp, tiếp đó là dãy núi cao thuộc cánh cung Đông Triều- Móng Cái, phía Nam
cánh cung này là vùng đồng bằng ven biển, cuối cùng là hàng ngàn hòn đảo lớn nhỏ
của vịnh Bắc Bộ. Địa hình Quảng Ninh bị chia cắt mạnh và nghiêng dần theo hướng
Đổng Bắc - Tây Nam tạo ra hai vùng khác biệt: Miền Tây và miền Đông.
Nhìn chung có thể chia thành các loại địa hình sau:
(1) Địa hình quần đảo ven biển
Bao gồm hàng nghìn đảo lớn nhỏ khác nhau, được sắp thành hai hàng nối
đuôi nhau chạy từ Mũi Ngọc đến Hòn Gai tạo thành hình cánh cung song song với
cánh cung Đồng Triều. Trong số này có những đảo lớn như đảo Cái Bầu, đảo Cái

Bàn Độ cao phổ biến của các đảo khoảng trên dưới 100m. Hiếm thấy những đỉnh
cao > 200m. Đỉnh cao nhất là Núi Nàng trên đảo Cái Bàn: 445m, Vạn Hoa trên đảo
Cái Bầu: 399m và một vài đỉnh có độ cao xấp xỉ 300m trên các đảo khác.
Xét về hình dạng và sự phân bố, các đảo từ Tiên Yên đến Móng Cái thường là
những núi, đảo dài, chủ yếu được cấu tạo bởi đá sét, như đảo Vĩnh Thực, đảo Cái
Chiên, đảo Vạn Vược chạy song song với cánh cung Đông Triều ở phía trong. Phần
lớn các đảo này đều trơ trụi và hình thái địa hình của chúng tương tự các dải đồi trong
đất liền. Điều đó cho thấy nguồn gốc của các đảo ngoài khơi chính là sự tiếp nối các
dải đồi núi trong đất liền và tách khỏi đất liền sau khi nước biển dâng lên cao làm
chìm ngập các thung lũng phân cách chúng.
Đảo Cái Bầu có hình tam giác cân mà đáy là một đường thẳng, chính là sự
tiếp tục của đường đứt gãy lớn từ Đình Lập đến Tiên Yên (được đánh dấu bằng sông
Phố Cũ). Đây là đảo lớn nhất trong các đảo ven bờ biển Đông Bác cùng với đảo Cát
Bờ biển khu vực này thuộc dạng bờ xầm thực bị ngập nước. Chúng bị chia cắt
phức tạp và chắn hởi các hòn đảo có đường phương cấu trúc địa chất song song với
đường bờ như các đảo Vĩnh Thực, Cái Bầu Bờ biển bị lún phức tạp thêm hởi sự
xen kẽ các đoạn bờ nguồn gốc trầm tích - sú vẹt.
3
Bắt đầu từ đảo Cái Bầu trở về phía Tây Nam (đến giáp Hải Phòng) là hai
vòng cung gồm hơn một nghìn đảo nhỏ trải dài trên 95 km, phần lớn được cấu tạo
bởi đá vôi và đá sét, bao bọc lấy vịnh Bái Tử Long và Hạ Long. Những hòn đảo này
khi thì tụ tập thành dãy có những vách dựng đứng đổ thẳng xuống eo biển hẹp.
Nhưng cũng có những hòn cô độc như các đảo sót. Toàn thể vùng đảo này đều mang
đầy đủ đặc tính của một miền núi đá vôi cổ tuổi Cacbon-Pecmi dạng khối, đôi khi
dạng tấm. Màu sắc đa dạng, từ xám đến xám tro, xám trắng. Nằm xen kẽ với đá vôi
có đá vôi silic và các trầm tích lục nguyên (đá cát, đá sét ). Các đảo đá vôi này
mang đầy đủ những dạng địa hình của một miền castơ sót bị ngập nước biển. Chúng
được hình thành và phát triển trên đất liền, sau đó bị nước biển dâng lên làm chìm
ngập. Điều đó thấy rõ thông qua các bồn nước tròn bao bọc xung quanh các vách đá
vôi: đó là các thung castơ cũ. Các hang động rất phát triển và đều nằm ở một độ cao

nhất định, chính là mực cơ sở xâm thực trước đây cao hơn hiện tại.
Bờ biển khu vực này thuộc dạng bờ xâm thực castơ hoặc bờ mài mòn hóa
học. Với hàng nghìn hòn đảo cấu tạo bởi trầm tích cacbonat (đá vôi) nên quá trình
mài mòn vừa có tác động của sóng, vừa có tác dụng hoà tan do các phản ứng hoá
học giữa nước biển và các đá này. Dạng địa hình đặc trưng cho dạng bờ này là các
hốc mài mòn và các ngấn nước biển in trên các đảo đá.
Ngoài ra đá vôi còn xuất hiện ở các đảo lớn, như trung tâm đảo Cái Bàn và
phần Đông Nam đảo Lim. Đá vôi có tuổi Đềvôn trung, hạt thô đôi khi tái kết tinh,
màu đen hay xám sẫm và có phân lớp.
Các đảo đá cát, đá phiến sét tập trung hầu hết ở phía Đông. Những đảo lớn có
dạng đồi thoải, mấp mô, giống với địa hình đổi thoải trong đất liền ở khu vực cẩm
Phả-Tiên Yên. Các đảo này được cấu tạo bởi nhiều loại đá khác nhau. Vùng quần
đảo Cái Bầu, Quan Lạn được cấu tạo bởi các đá cát phân lớp xiên chéo màu xám
sáng tuổi Đềvôn trung. Phía Đông Nam đảo Cái Bàn chủ yếu có cuội kết hạt trung
sỏi kết và đá cát có độ hạt khác nhau và chứa một số thấu kính mỏng than đá tuổi
Triat. Các đá màu đỏ tím tuổi Jura hạ chủ yếu là đá cát, cuội kết xen các lớp kẹp đá
sét phân bố ở Tây Bắc đảo Cái Bầu và một chuỗi đảo nhỏ dọc theo vịnh Hà Cối.
Cuối cùng là trầm tích á lục địa (đá cát hạt thô) tuổi Neogen lộ ra ở quần đảo Cô Tô.
4
(2) Địa hình đồng bằng duyên hải:
Bao gồm đồng bằng phù sa và đổng bằng xen đổi thuộc phía Đông các
huyện, thị: Móng Cái, Hải Hà, Đầm Hà, Tiên Yên và phía Nam huyện, thị: Đông
Triều, Uông Bí và Yên Hưng.
So với các vùng đồng bằng duyên hải khác, thì đây là một dải đổng bằng hẹp
nhất. Chỗ rộng nhất chỉ khoảng 15 km. v ề hình thái vùng đồng bằng bao gồm:
- Dãi đớns bằng phù sa: kéo đài từ Tiên Yên đến Móng Cái không hẳn liên
tục, mà thường bị các đổi thấp có độ cao sàn sàn bằng nhau khoảng 25-50m ăn sát
ra biển cắt ngang. Rõ ràng đây là những bề mặt san bằng lý tưởng và tính chất bằng
phẳng đó còn được thể hiện rõ ràng hơn nữa do lớp phủ thực vật rừng trên bề mặt
gần như đã bị phá huỷ hoàn toàn và thay thế vào đó là ràng ràng và sim mua. Nhưng

ngay cả ràng ràng và sim mua cũng không có thời gian để lớn lên thành cây bụi.
Nguyên nhân chính do nhân dân chặt phá để giải quyết tình trạng thiếu củi làm chất
đốt, ngay cả khi còn non.
Nguồn gốc của các dải đồi này chính là những bậc thềm biển. Điều đó cho
thấy, trước đây dải đất này bị ngập khi nước biển dâng cao và toàn bộ bề mặt của
chúng đã bị san phẳng như ngày nay bởi tác động mài mòn của sóng biển. Thực tế
hiện nay tác động mài mòn còn xuất hiện ở những mực thấp hơn: Bộ phận đồng
bằng ven biển ở thị xã Móng Cái trên đường ra Mũi Ngọc hầu như mói thoát khỏi
tác dụng của sóng biển, đặc tính phân bố của cuội đã nói lên điều đó.
- Dải đồns bằns ven biển: nhỏ hẹp chạy ven theo cánh cung Đông Triều, từ
phía Nam huyện Đông Triều qua thị xã Uông Bí đến Yên Hưng. Trong đó khu vực
huyện Đông Triều và Yên Hưng có diện tích lớn hơn so với thị xã Uông Bí bởi nó
được một phần phù sa của sông Đá Vách, Cồn Khoai, sông Chanh tham gia tạo nên
dải đồng bằng này.
Khi mực nước biển từng đợt rút xuống, các sông suối nhỏ mới cắt qua chúng
mà tiến ra phía bờ hiển hiện đại. Do sông suối đều ngắn và đổ từ một độ dốc tương
đối lớn (do đồi núi nằm rất sát biển), không loại trừ khả nãng chúng tạo nên một số
vạt lũ tích hoặc bậc thềm sông, nhưng sự phân hố của chúng chỉ giới hạn dọc theo
sông và cửa suối mà thôi.
5
Các đồng bằng hẹp duyên hải nằm gần như ngang với mực nước biển và là sản
phẩm tích tụ của phù sa biển và phù sa sông. Chúng còn được tiếp tục lấn ra ngoài
khơi bỏi những bãi phù sa biển rất rộng lớn, đặc biệt là ven bờ biển Móng Cái. Vật
liệu của các bãi phù sa biển gồm có cát thô ở bên dưới, cát mịn và bùn nhão giàu chất
hữu cơ ở phía trên. Do chế độ nhật triều, chúng bị ngập nước triều mỗi ngày một lần.
Nước triểu ban đầu tiến vào các bãi phù sa biển theo các ỉạch triều. Các lạch này rộng
từ 0,50m đến l-2m và sâu từ 0,30-2m, càng vào phía trong đất liền càng toả ra làm
nhiều nhánh, trông như những thân cây toả ra nhiều cành, chỉ có điều chúng bị uốn
khúc rất mạnh. Từ các lạch triều, nước dần dần lan ra trên toàn bộ diện tích các bãi
phù sa biển, dâng lên từ từ và đạt đến chiều cao l-2m, làm ngập các bãi ô rô mọc ven

cửa sông và chỉ còn nổi lên trên mặt nước những tán lá dày của sú vẹt.
Khi triều xuống, nước rút dần lộ ra lưới rẽ cây choãi rộng của sú vẹt. Khi đó
các bãi phù sa biển được phơi ra trên toàn bộ chiều rộng của bãi, bể mặt phẳng lỳ
cùng các trũng nông đọng nước.
Các bãi phù sa biển dần dần sẽ lấp đầy các chỗ lồi lõm của bờ biển, trừ những
cửa sông. Hiện tại cũng như trong tương lai gần con người sẽ sử dụng một phần các
bãi phù sa biển này vào mục đích nuôi trồng thủy sản và nông nghiệp.
- Dải đồns bầns xen dồi: chạy song song với dải đồng bằng Tiên Yên-Móng
Cái. Độ cao phổ biến của các đồi dao động từ 50-100m. Dải đổi có độ dốc thoải
nhất là ở thung lũng sông Vai Lai, có nhiều đồi thấp khoảng trên dưới 50m, đỉnh
bằng, sườn rất thoải.
Về cấu tạo địa chất và thạch học, thì giới hạn phía Bắc của đồng bằng duyên
hải là hệ tầng Tấn Mài có tuổi giả thiết là Cambri thượng - Ocđovic. Bao gồm đá cát
mica, đá phiến mica, philit màu xám, xám phớt lục. Phủ lên nó, đổng thời cũng lộ
ra thành một dải dài theo đường quốc lộ 18 từ Tiên Yên đến Móng Cái, là hệ tầng
màu tím đỏ Jura hạ gồm đá cát, cuội kết, bột kết và đá sét có thể nằm thoải và
thường tạo nên dạng địa hình krêta (sườn một mái) nhỏ đặc trưng cho vùng này.
(3) Địa hình núi thấp:
Bao gồm 2 dái núi Nam Mẫu và Bình Liêu là phức tạp và có độ cao đáng kể
nhất của tỉnh Quảng Ninh. Hai dải núi này được ngăn cách với nhau bởi thung lũng
6
sông Ba Chẽ, Phố Cũ và Tiên Yên.
Đây là cánh cung cuối cùng của vùng Đông Bắc và thường được gọi là cánh
cung Đông Triều. Ban đầu dải cánh này chạy theo hướng Tây-Đông sát bờ vịnh Bắc
Bộ ở khu vực Đông Triểu-Hòn Gai, sau đó càng lên phía Bắc càng lùi dần vào phía
trong đất liền. Trong đó, phía Đông Bắc có độ cao 500-1.000m chiếm ưu thế. Tại đây
có một số đỉnh cao >] .OOOm cấu tạo bởi đá phun trào ryolit, như Cao Xiêm (1.330m),
Châu Lãnh (1.507m). Phía Tây Nam núi thấp hơn, độ cao ưu thế 200-500m, những
đỉnh cao l.OOOm rất hiếm, đạt tới mức này có Yên Tử (1.063m), Am Váp (1.094m).
Còn lại trong vùng là những núi thấp, phổ biến ở độ cao 400-600m. Khu vực giữa 2

dải núi Nam Mẫu và Bình Liêu tạo nên cánh cung Đông Triều là một vùng đồi-núi
thấp cao 200-300m đôi khi lên đến 500m, với những bồn địa giữa núi rộng lớn.
Địa hình trên hai dải núi Nam Mầu và Bình Liêu vẫn mang những đường nét
kiến tạo rõ rệt với đặc điểm chung là đỉnh nhọn, sườn dốc, mức độ chia cắt sâu
mạnh. Mức độ chênh lệch vể độ cao lớn, trung hình khoảng 500m có nơi đạt 700-
800m. Sông suối có độ dốc lớn, đào lòng mạnh.
Nhìn trên bản đồ, khu vực Lương Mông - Ba Chẽ hầu như là một mặt bằng
dịu thoải, nhưng trên thực tế lại bị chia cắt hơn nhiều. Một số núi có những vai rộng,
nhiều khi xếp thành hai tầng tạo thành những mặt bằng rõ rệt-nếu ta nối liền chúng
lại bằng tưởng tượng; một số khác có dạng vòm, bằng chứng cho một vận động nâng
lên yếu trên một quy mô lãnh thổ rộng lớn. Các sông chính của vùng như Ba Chẽ,
Phố Cũ và một phần sông Tiên Yên chảy qua vùng đồi-núi thấp này theo hướng Tây
- Đông ra biển đểu có thung lũng rộng thoáng, nhưng lòng sông cũng lắm ghềnh đá
Các loại đá phổ biến trên dạng địa hình này là các trầm tích Triat. ở phía Bắc
của vùng chủ yếu là các đá của hệ tầng Mầu Sơn gổm đá cát màu xám, đá sét và bột
kết màu phớt đỏ, tím, đôi khi lốm đốm. Phía Nam vùng ven biển, chạy suốt từ Đông
Triều đến Cẩm Phả, Mông Dương là điệp chứa than Hòn Gai. Bao gồm các đá cuội
kết, sỏi kết, đá cát, hột kết, bột kết chứa than, đá sét và các vỉa than dày hàng chục
mét. Ngoài ra còn xuất hiện đá vôi Pecmi ẩn tinh, màu xám và xám tro có chứa ít
sét. ở thung lũng sông Ba Chẽ và sông Phố Cũ có các đá sét thành hệ màu đỏ Jura-
Kreta.
7
1.1,3 Khí hậu
1. Nhiêt đô:
Nhìn chung Quảng Ninh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đói gió mùa với nhệt
độ bình quân hàng năm từ 22 °c - 23°c, tổng tích ôn trung bình năm từ 7500 °c -
8500°c. Nhiệt độ trung bình năm ở các vùng biến động theo độ cao: Vùng núi cao
nhiệt độ trung bình năm là 19°c, vùng núi thấp nhiệt độ trung bình 19 °c - 21°c,
vùng đồng bằng nhiệt độ trung bình > 21 °c. Số liệu thống ké đại diện cho tỉnh:
Uông Bí, Hòn Gai, Tiên Yên, Móng Cái, Cô Tô cho thấy có đặc điểm chung :

+ 4 tháng có T V binh quân < 20°: tháng 12 đến tháng 3.
+ 3 tháng có T0,^ 20-25°: Tháng 4 và 10, 11.
Còn 5 tháng T°KK >25° : tháng 5 đến tháng 9.
Nhiệt độ mặt đất trung bình thường cao hơn nhiệt độ không khí 3- 4°c.
Số giờ nắng trung bình hàng nãm ở các trạm dao động từ 1.200 - 1.500 giờ.
2. Mưa:
Quảng Ninh có lượng mưa phân bố không đồng đều, giảm dần từ Móng Cái
vào Đông Triều. Lượng mưa binh quân năm từ 2000- 2500mm, năm cao nhất có thể
lên tới 3000-3500mm, năm thấp nhất không dưới 1500mm, mùa mưa từ tháng 5 đến
tháng 10. Khoảng 80% lượng mưa tập trung vào từ tháng 6 đến tháng 9. Lượng mưa
thông thường nhiều ở miền Đông tỉnh, được chia ra :
- Vùng có lượng mưa > 2500mm/năm Từ Ba Chẽ - Tiên Yên ra Móng Cái.
Mùa mưa từ tháng 4—»10: Lượng mưa >100mm/tháng. Tháng 8 thường mưa lớn
nhất. Bốc hơi < Mưa phần lớn các tháng trong năm, ít bị khô hạn, nhiều mưa phùn,
sương mù.
- Vùng có lượng mưa ± 2000mm/năm: Từ Hoành Bồ - Hòn Gai đến cẩm Phả:
Mùa mưa tháng 5 đến tháng 10. 4 tháng thiếu ẩm từ tháng 12 đến tháng 3; bốc hơi >
mưa. Số ngày mưa phùn ±25, sương mù ±20.
- Vùng có lượng mưa khoảng 1600 - 18(X)mm: Yên Hưng, Ưông Bí, Đông
Triều và Binh Liêu: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 với lượng mưa trên
8
lOOmm/tháng; lượng bốc hơi khoảng lOOOmm/năm. Các tháng từ 11-12 đến tháng 3
lượng bốc hơi lớn hơn lượng mưa, bị khô hạn. Số ngày mưa phùn ±10 ngày trong
năm, ít sương mù.
3. Đô ẩm:
Độ ẩm tương đối trung bình các tháng trong năm từ 85 - 87%. Do mưa lớn và
tập trung nên thường xảy ra úng lụt vào tháng 6 và tháng 7. Tháng 4 và tháng 10
thường xảy ra hạn hán ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.
1.1.4 Thủy vãn
Thuỷ văn do địa hình chia cắt mạnh, hệ thống sông suối ngắn lưu lượng khu

vực thấp, các hiện tượng sụt lún, xói lở thường xảy ra ở vùng đồi núi.
Toàn tỉnh có trên dưới 30 con sông dài trên 10 km chảy theo hướng đông bắc
tảy nam, các sông hầu hết không có trung lưu, có độ dốc lớn nên tích lũ và thoát lũ
cũng rất nhanh.
Quảng Ninh có nguồn nước mặt khá phong phú, tổng lượng dòng chảy của
13 con sông lớn là 7,57 tỷ m3 nước, nêú tính cả lượng dòng chảy phát sinh trên diện
tích còn lại thì lưu hrợng dòng chảy đạt tới 8,78 tỷ rrr nước.
Về nước ngầm: Nhìn chung Quảng Ninh có trữ lượng nước ngầm không lớn
khó khăn cho sản xuất nông nghiệp ở một số khu vục, riêng vùng cẩm Phả, Hòn Gai
tổng lượng nước ngầm khoảng 20.700 m3/ngày đêm.
Trong nhiều năm qua tỉnh đã xây dựng được trên 70 hổ đập lớn nhỏ (trong
đó đáng kể là hệ thống hồ Tràng Vinh 76 triệu m3 nằm trên địa bàn xã Hải Tiến -
TX Móng Cái) cấp nước sinh hoạt cho khu vực nội thị và nước cho sản xuất nông
nghiệp; đảm bảo tưới cho gần 70% diện tích cây lương thực, thực phẩm. Nếu được
quản lý và khai thác tốt cả hai nguồn nước này sẽ cung cấp đủ cho sản xuất và sinh
hoạt cho cả hiện tại và tương lai.
1.1.5. Thảm thực vật
Hệ thống thảm thực vật rừng: Quảng Ninh có 232.366ha ha rừng , chiếm
38% diện tích tự nhiên toàn tỉnh trong đó rừng tự nhiên có 170.826 ha chiếm
73,52%, rừng trồng có 61.540ha chiếm 26,48%. Rừng Quảng Ninh phong phú về
9
chủng loại, có 1027 loài thực vật, thuộc 6 ngành, 171 họ. Một số ngành lớn như:
Ngành mộc lan (Magnoliophyta) có 951 loài, ngành dương xỉ (Polypodiophyta),
ngành thông (Pinophyta) có 11 loài.
Hàng năm có khả năng khai thác trên dưới 20.000m3 gỗ tròn phục vụ nhu
cầu xây dựng và công nghiệp. Ngoài ra rừng còn cung cấp nhiểu làm sản quí cho
nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu.
Đặc biệt ở Quảng Ninh còn có nhiều loài tre nứa có giá trị vừa làm nguyên
liệu công nghiệp sản xuất giấy, công nghiệp xây dựng vừa làm nguyên ỉiệu cho xuất
khẩu lâm sản.

Hệ thống rừng trổng chủ yếu là các loại cây như thông mã vĩ, thông nhựa,
keo tai tượng, bạch đàn.
Hệ thống cây trồng: Tỉnh Quảng Ninh có hệ thống cây trồng rất đa dạng
phong phú. Vùng đồi núi có các loại cây đặc sản, cây ãn quả như quế, hồi, nhãn vải,
cam, quýt, xoài, hồng, mận, mơ, na, chuối, dứa Vùng đồng bằng và trung du có
các loại cây ngắn ngày như lúa, ngô, khoai, đậu đỗ, lạc, mía, sắn và các loại rau màu
khác.
1.2. Điều kiện kỉnh tê xã hội
1.2.1. Dân số và lao động
Theo kết quả điều tra dân số năm 2001, dàn số tỉnh Quảng Ninh có 1.032.264
người, trong đó 525.395 nam, 506.869 nữ. Tỷ lệ sinh bình quân toàn tỉnh 1,66%, tỷ
lệ chết 0,4%, tỷ lệ tăng tự nhiên 1,25 %. Tổng số lao động có 441.680 người, trong
đó có 242.371 nam và 199.309 nữ. Lao động trong lĩnh vực nông lâm thuỷ sản là
250.281 người, trong khai thác mỏ là 62.049 người. Nhln chung dân số Quảng Ninh
phân hố không đồng đều, các huyện miền Đông có mật độ phân bố dân số thấp nhất,
cao nhất là ở thành phố Hạ Long.
1.2.2. Thực trạng phát triển kinh tê xả hội.
Trong giai đoạn 1996- 2000 kinh tế Quảng Ninh có những bước nhảy vọt lớn,
tốc độ tăng trương khá, giai đoạn này có tốc độ tăng bình quân đạt 9,6%/năm. Trong
đó công nghiệp và xây dựng 13,1%, nông lâm nghiệp 6,3%/năm, dịch vụ 7,4%/năm.
10
GDP bình quân đầu người năm 2001 đạt 360 USD, bằng 1,3 lần mức bình quân cả
nước, tương đương mức trung bình của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
Cơ cấu kinh tế toàn tỉnh có xu hướng tăng vể tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ,
giảm dần về tỷ trọng nông lâm nghiệp. GDP của ngành công nghiệp từ 38,4%
năm 1995 tăng lên 44,9 % năm 1999. Ngành dịch vụ từ 42,7 lên 45,4 %. Ngành
nông lâm nghiệp giảm từ 11,4 xuống còn 9,8%. Tổng giá trị sản phẩm toàn tỉnh năm
2001 đạt gần 4 tỷ đồng trong đó nông lâm ngư nghiệp đạt 392,4 triệu đổng, công
nghiệp và xây dựng cơ bản đạt gần 2 tỷ đồng, dịch vụ đạt 1,6 tỷ đồng.
1.2.3. Tài nguyên đất đai

Đất đai trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh được chia thành 12 nhóm đất, 24 đơn vị
STT KY HIẸU TEN DAT VIẸT NAM
DỈẸN TICH % DIỆN TÍCH T ự
NHIÊN
I c DAT CAT
28.211 4,78%
1 Cb Băi cát băng ven sông ven biên
23.938
4,06%
2 Cc
Côn cát trăng 1.288 0,22%
3 c Đât cát biên
2.454
0,42%
4
C-;g
Đât cát biên giây 531 0,09%
II M
DAT MAN 45.559 7,72%
5 Mm Đât mãn sú vẹt đước 40.046 6,79%
6 Mn Đât măn nhiêu 3.695 0,63%
7 M
Đât mặn trung bình và ít 1.818
0,31%
III s
DAT PHEN
12.542 2,13%
III.1 Sp
Đất phèn tiềm tàng 1.914
0,32%

8 Sp2
Đât phèn tiêm tàng sâu
1.836
0,31%
9
Sp2M Đât phèn tiêm tàng sâu mặn 78
0,01%
111,2
Sj
Đất phèn hoạt động
7.566 1,27%
10
Sj2
Đât phèn hoạt động sâu
7.488
1,27%
11
Sj2M
Đât phèn hoạt động sâu mặn
314
0,53%
IV p
DAT PHU SA
22.463
3,82%
12 Pbc
Đât phù sa được bôi chua
89
0.02%
13

Pe
Đât phù sa không được bôi trung tính ít chua
173
0.03%
14 Pc
Đất phù sa không được bồi chua
6.311
1,07%
15 Pg
Đât phù sa giây
5.935
1,01%
16
Pf
Đât phù sa có tâng loang lô đỏ vàng
9.955
1.69%
V X
ĐÁT XÁM
3.616
0,61%
17
X
Đất xám trên phù sa cô
1.123
0.19%
18 B
Đât xám bạc màu trên phù sa cô
83
0,01%

19
Xg
Đât xám giây 241
0.41%
VI
F
ĐÁT ĐÓ VÀNG
389.868
66,08%
20 'e
Đât nâu tím trên đá sét màu tím
547
0.93%
21 :s
Đất đó vàng trên đá sét và bién chất
63.093
10.69%
11
STT
KYHIẸU
TEN DAT VIETNAM DIẸN TICH
% DIỆN TỈCH T ự
NHIÊN
22 Fa
Đât vàng đỏ trên đá mác ma a xít
53.028 8.99%
22
Fq
Đât vàng nhạt trên đá cát
250.248 42,42%

24
Fp
Đất nâu vàng trên phù sa cổ
5,209 0.88%
25 FI
Đất đỏ vàng biến đổ do ữồng lúa
1.282
2.17%
VII
H
ĐẢT MÙN VÀNG ĐỎ TREN NỦI 8.521
1,44%
26
Hs
Đất mùn đỏ vàng trên đá sét và biến chất
376
0.06%
27
Ha
Đât mùn vàng đỏ trên đá mác ma axit
7.473
1,27%
28
Hq
Đât mùn vàng nhạt trên đá cát
672 0.11%
VIII
D
ĐÀT THƯNG LỦNG DO SAN PHAM DÓC
T y

534 0,09%
29 D
Đầt thung lũne do sản phẩm dốc tụ
534 0,09%
IX
E
ĐÂT XOI MON TRƠ SỎI ĐÁ
2.229
0,38%
30 E
Đât xói mòn trơ sỏi đá
2.229
0,38%
12
n. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứ u
2.1. Công nghệ GiS
2.1.1. Khái niệm GiS
Hệ thông tin địa lý -HTTĐL (Geographic Information System- gọi tắt là
GIS). HTTĐL là một nhánh của công nghệ thông tin, được hình thành vào những
năm 60 của thế kỷ trước và phát triển rất mạnh mẽ trong những năm gần đây.
HTTĐL được sử dụng nhằm xử lý đồng bộ các lớp thông tin không gian (bản đổ)
gắn với các thông tin thuộc tính, phục vụ nghiên cứu, quy hoạch và quản lý các hoạt
động theo lãnh thổ.
Ngày nay, HTTĐL đã trở thành công cụ trợ giúp quyết định trong hầu hết các
hoạt đông kinh tế-xã hội, quốc phòng của nhiều quốc gia trên thế giới. HTTĐL có
khả năng trợ giúp các cơ quan chính phủ, các nhà quản lý, các doanh nghiệp, các cá
nhân v.v đánh giá được hiện trạng của các quá trình, các thực thể tự nhiên, kinh tế-
xã hội thông qua các chức nãng thu thập, quản lý, truy vấn, phân tích và tích hợp các
thông tin được gắn với một nền hình học (bản đổ) nhất quán trên cơ sở toạ độ của
các đữ liệu đầu vào.

Có nhiều quan niệm khác nhau khi định nghĩa HTTĐL.
"Hệ thông tin địa lý là một hệ thống thông tin bao gổm một số hệ con
(subsystem) có khả nãng biến đổi các dữ liệu địa lý thành những thông tin có ích" -
theo Calkin và Tomlinson, 1977
"Hệ thông tin địa lý là một hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu bằng máy tính để
thu thập, lưu trữ, phân tích và hiển thị không gian" ( theo định nghĩa của National
Center for Geographic Information and Analysis, 1988)
Theo định nghĩa của ESRI (Environmental System Research Institute) thì
“Hệ thông tin địa lý là một tập hợp có tổ chức bao gồm phần cứng, phần mềm máy
tính, dữ liệu địa lý và con người, được thiết kế nhằm mục đích nắm bắt, lưu trữ, cập
nhật, điều khiển, phàn tích và kết xuất”.
13
Cho đến nay, dã thống nhất quan niệm chung là :
HTTĐL là một hệ thống thông tin kết hợp giữa con người và hệ thống máy
tính cùng các thiết bị ngoại vi để lưu trữ, chiết xuất, xử lý, phân tích, hiển thị các
thông tin địa lý để phục vụ một mục đích nghiên cứu nhất định. (Hỗ trợ công tác ra
quết định trong cá lĩnh vực khác nhau: quy hoạch và quản lý đất đai, tài nguyên
thiên nhiên, môi trường, giao thông vận tải, đô thị và một số các lĩnh vực khác).
Nếu xét dưới góc độ hệ thống, thì HTTĐL có thể được hiểu như một hệ thống
gồm các hợp phần: Con người, Phần cứng, Phần mềm, Cơ sở dữ liệu và quy trình,
nơi tập hợp các định hướng, chủ trương ứng dụng của nhà quản lý, các kiến thức
chuyên ngành và các kiến thức về công nghệ thông tin. Chính tập hợp các tri thức
chuyên gia này sẽ quyết định xem HTTĐL sẽ được xây dựng theo mô hình ứng
dụng nào, lộ trình và phương thức tổ chức thực hiện như thế nào. Chỉ trên cơ sở đó
người ta mới quyết định xem HTTĐL định xây dựng sẽ phải đảm đương các chức
năng trợ giúp quyết định gì và cũng mới có thể có các quyết định về nội dung, cấu
trúc các hợp phần còn lại của hệ thống cũng như cơ cấu tài chính cần đẩu tư cho việc
hình thành và phát triển hệ thống HTTĐL. Với một xã hội có sự tham gia của người
dân vào quá trình quản lý thì sự đóng góp tri thức từ phía cộng đổng đang ngày càng
trở nên quan trọng và càng ngày càng có vai trò không thể thiếu.

Xét dưới góc độ ứng dụng trong quản lý nhà nước, HTTĐL có thể được hiểu
như là một công nghệ xử lý các dữ liệu có toạ độ (bản đồ) để biến chúng thành các
thông tin trợ giúp quyết định cho các nhà quản lý. Cách hiểu này có thể khái quát lại
trong hình dưới đây:
14
Hình 2.1. Sự tương quan giữa GIS và các hệ thông tin khác
Do các ứng dụng HTTĐL trong thực tê quản lý nhà nước có tính đa dạng và
phức tạp xét cả về khía cạnh tự nhiên, xã hội lẫn khía cạnh quản lý, những nãm
gần đây HTTĐL thường đựơc hiểu như một hệ thống thông tin đa quy mô và đa tỷ
lệ. Tuỳ thuộc vào nhu cầu của người sử dụng mà hệ thống có thể phải tích hỢp
thông tin ở nhiều mức khác nhau, nói đúng hơn, là ở các tỷ lệ khác nhau.
2.1.2 Các lĩnh vực ứng dụng của GIS
Nhờ khả năng phân tích không gian, và xử lý đa dạng thông tin. Kỹ thuật GIS
hiện nay được xem như là “công cụ hỗ trợ quyết định” và được ứng dụng phổ biến
trong nhiều lãnh vực. Dưới đây, chúng tôi xin nêu ra một số ứng dụng của GIS trong
các lãnh vực chính như :
+ Trong lãnh vực điều tra và quản lý, và khai thác tài nguyên: GIS được sử
dụng như là công cụ giám sát, phân tích, tìm hiểu nguyên nhân gây ra tai biến môi
trường từ đó có cơ sở dự báo tai biến, rủi ro trong tương lai
+ Trong lãnh vực lâm nghiệp: GIS được sử dụng trong điều tra và quản lý tài
nguyên rừng, quản lý rừng đầu nguồn, phát triển cơ sở hạ tầng, trồng rừng, tái tạo và
hảo vệ rừng.
+ Trong lãnh vực nông nghiệp: nghiên cứu điều tra đất đai, theo dõi Hiện
trạng sử dụng đất, đánh giá đất đai, qui hoạch và quản lý đất nông nghiệp, nghiên
cứu năng suất cây trồng, nghiên cứu hệ thống canh tác
+ Trong lãnh vực nghiên cứu và bảo vệ môi trường: Bảo vệ động vật hoang
dại, đánh giá tác động môi trường, quản lý tài nguyên nước mặt, nước ngầm
15
+ Trong lãnh vực địa chính : GIS được sử dụng như một công cụ để điều tra
và xây dựng cơ sở dữ liệu về đất đai phục vụ cho mục đích quản lý.

+ Trong quản lý đô thị và các công trình cồng cộng GIS được ứng dụng rất có
hiệu qủa như trong các ngành dịch vụ thông tin, giao thông công cộng, điện, nước,
cung cấp khí đ ốt
+ Trong lãnh vực thương mại người ta cũng ứng GIS để quản lý và phân phối
hàng hóa, nghiên cứu và phân vùng thị trường, mạng lưới tiếp thị
2.2. Công nghệ Web-GiS
2.2.1. Khái niệm Web-GiS
Theo định nghĩa do Tổ chức bản đổ thế giới (Cartography) đưa ra:
Web-GỈS được xem như là một hệ thống thông tin địa lý được phân bố qua
môi trường mạng máy tính đ ể tích hợp, phân phối và truyền tải thông tin địa lý trực
diện trên Internet.
2.2.2. Công nghệ xây dựng Web-GiS
Hiện nay, công nghệ Web-GiS được xây dựng trên hai loại phần mềm là phần
mềm mã nguồn mở và các phần mềm thương mại
Các phần mềm mã nguồn mở đã thực sự trưởng thành trong những năm qua
và đã trở thành những công cụ thiết thực và hỗ trợ tốt cho người dùng. Các phần
mềm mã nguồn mở cho GIS cũng không nằm ngoài xu hướng đó và ngày nay đã có
thê đáp ứng được nhu cầu của dân chuyên nghiệp GIS trên toàn thế giới
Phần mềm mã nguồn mở có thể được định nghĩa như là những phần mềm mà
tác giả của nó cho không người dùng bao gồm cả việc có quyển xem xét cách thức
mà phần mềm hoạt động để có thể hiệu chính hay phát triển thêm theo ý mình, có
thể được sử dụng dưới nhiều mục đích, dưới nhiều máy khác nhau hay có thể phân
phối lại tuỳ ý
Điểu thuận lợi chính của việc sử dụng các phần mềm mã nguồn mở là chúng
được cung cấp miễn phí thay vì phải mua giấy phép như các phần mềm thương mại,
16
tính uyển chuyển cao, có thể truy cập vào mã nguồn của chương trình và khả năng
tích hợp tốt hơn vào những kỹ thuật chuẩn
Được xây dựng trên các hệ điều hành mã nguồn mở, dựa trên các cơ sở dữ
liệu, dịch vụ web và các kỹ thuật phát triển phần mềm, ngày nay chúng ta tìm thấy

những hệ thống mã nguồn mở tồn tại vững chắc trong lĩnh vực ứng dụng GIS.
Những hệ thống này có thể là những hệ quản trị cơ sở dữ liệu không gian (như
POSTGIS), môi trường phân tích dữ liệu (như GRASS), kỹ thuật máy chủ cho web
(như MapServer, Geoserver, Deegree), những công cụ cho máy trạm (như
MapBuilder, MapBender), những công cụ GIS chuyên nghiệp cho máy desktop
thông thường (như gvSIG).Nếu nói về vấn đề tích hợp dữ liệu thì các phần mềm mã
nguồn mở có khả năng hỗ trợ mạnh mẽ đối với chuẩn OGC bao gồm cả các dịch vụ
web về dữ liệu không gian
Phần lớn những phần mềm mã nguồn mở về GĨS đáp ứng cả nhu cầu của
cộng đồng mã nguồn mở lẫn các công ty tư nhân để phát triển, tích hợp, hỗ trợ kỹ
thuật và đào tạo. Nhờ vào tính mở của các phần mểm loại này, các công ty loại nhỏ
và trung hình có thể dễ dàng cung cấp các giải pháp và dịch vụ của họ sau khi phát
triển thêm từ các mã nguồn mở
Tuy nhiên, phát triển các ứng dụng với mã nguồn mở là một thách thức
không nhỏ. Việc tải các phần mềm nguồn mở, cài đặt và phát triển chúng sẽ là khá
dễ dàng với các lập trình viên chuyên nghiệp nhưng không hể đơn giản đối với các
người dùng thông thường hoặc các lập trình viên nghiệp dư.
Để phát triển các ứng dụng thông tin địa lý trên mã nguồn mở đòi hỏi các lập
trình viên có kỹ thuật cao và nhiều kinh nghiệm. Nó đòi hỏi sự hiểu biết sâu sắc về
công nghệ web, ngôn ngữ web cũng như các hệ thống dữ liệu địa lý. Ngoài ra các
kiến thức về xử lý song song cũng rất cần thiết đê xây dựng các hệ thông tin địa lý
có tốc độ cao.
Nhưng thách thức lớn nhất hiện nay mà chúng ta gặp phải là các kiến thức sử
dụng để khai thác thông tin từ các dữ liệu địa lý lại có ở những người không có
nhiều kiến thức về lập trình
I O A I h : C Q u o c " I A H A r õ
F P (J N G là y i iHjiji- IIM Thi.J v i ệ n
Các phần mềm GiS thương mại hiện nay được đa số người dùng GiS chuyên
nghiệp sử dụng.Đáng chú ý là các sản phẩm thương mại của hăng ESRI
Trong đó:

• Những phần mềm ArcGIS Desktop cho phép tạo, phân tích, vẽ bản đồ,
quản lý, chia sẻ và xuất bản thông tin địa lý.
• Những module mở rộng của ArcGIS như Spatial Analyst, 3D Analyst,
Network Analyst
• ArcSDE là phần mềm cho máy chủ cho phép nhiểu người dùng truy
cập vào hệ cơ sở dữ liệu không gian địa lý được lưu trữ trong hệ thống quản lý
cơ sở dữ liệu quan hệ .
• ArcIMS là giải pháp cung cấp những bản đồ động, dữ liệu GIS và dịch
vụ qua Web.
• MapObject, ArcEngine, ArcGIS Server là những công cụ để phát triển
các ứng dụng GIS.
Sản phẩm của ESRI với ưu điểm là xây dựng hệ thống WebGiS nhanh, có thể
kết hợp với các công nghệ nền khác, với các hợp phần do người lập trình tự phát
triển và bản thân những phần mềm của ESRI có những công cụ mà các phần mềm
OpenGiS chưa phát triển được
Tuy nhiên nhược điểm lớn nhất của công nghệ hãng ESRI là chi phí chuyển
giao công nghệ cao chỉ phù hợp với các dự án lớn.
2.2.4. Hiện trạng công nghệ WebGiS
Trên thế giới công nghệ WebGiS đã và đang phát triển một cách mạnh
mẽ.Điển hình là những trang web như :


• />18

• />H tftttn . jn o q l* corn /
ilY hI? Im a g g a VitjgQ M t t p i t jg .1 a -S h o c cip ọ G fr.ail rnQ fg *
I ie r i h a l 7 7 7 7 @ 9 f n a t l.c o m I Mtf F io^Ib í H g)L I 1Ú
I M f Aw c o u n t I $ ' flp p yl
Google
M a p * o

Q « t Ũ m É c tim iH l.1w M a n
P u t ,-c u i bu ain « a a on G u p ut*
D is p la y v o u r M l er> Oq q Mi d
■ i«ầ-ìM a iĩĩC -ầ
Pnni ( : Sactd - Lifih
TfT rram *v
Hình 2.2. Trang webgis của google
Còn tại Việt Nam, công nghệ WebGiS vẫn còn ở dạng tiềm năng. Một số địa
phương đã sử dụng công nghệ này để công khai các thông tin vể hổ sơ địa chính,
nhưng vẫn còn trong giai đọan thử nghiệm,
Điển hình là tỉnh Bắc Ninh đã công bố WebGIS bản đồ địa chính, người dân
có thể biết thông tin cơ bản của từng thửa đất, trang Web này tác động rất lớn đến
người dân trong tỉnh khi mới khai trương ().Hiẻn nay,
trang Web này đang được bảo trì và không biết khi nào sẽ vận hành lại.
Chính phủ Việt Nam cũng có trang WebGis tại địa chỉ:
. Tuy nhiên trang web này rất sơ xài và không được cập
nhật và thông tin còn hạn chế, nghèo nàn
19
» c http://®».chrtTphu.WShơ»#rup<jo* MP>Dtoyer-vn_hcc
* 0M«
* Page - j t Toots -
H a m c c n n n n
Iiaoa 3Hj 1 lá lât líi
l o t ) trư* c ô o Tin M h an h p h o *
T R U N G Q U ( !
5 * 9 01 022: 2 4 » 97589
Acotot A arto d
Hình 2.3 : Trang webgis của
2.3. Công nghệ phần mềm ArcIMS
ArcIMS là một trong những sản phẩm thương mại của ESRI và là giải pháp

phân phối bản đổ động, dữ liệu và dịch vụ GIS thông qua Web. Đồng thời ArcIMS
cung cấp môi trường làm việc mềm dẻo phù hợp với các khả nàng truy cập khác
nhau trên mạng Intranet hay mạng Internet.
Các dịch vụ ArcIMS có thể được sử dụng rộng rãi trên máy trạm thông qua
ứng dụng Web, ArcGIS desktop, máy di động và các thiết bị khồng dây. Các cấp
hành chính, doanh nghiệp, tổ chức trên toàn thế giới có thể sử dụng ArcIMS đê đưa
thông tin, khám phá và chia sẻ dữ liệu không gian địa lý
ArcIMS dược sử dụng như thế nào?
• Phân phối các ứng đụng rộng rãi: Arc IMS có thế sử dụng để phân phối các
ứng dụng cho một lượng lớn người dùng trong và ngoài lĩnh vực liên quan
đến GIS thông qua Internet. ArcIMS cho phép truy cập dữ liệu một cách
nhanh đơn giản theo các ứng dụng tập trung thông qua trình duyệt Web.
20
• Phân phối dữ liệu cho người dùng GIS chuyên nghiệp: Nhiều tổ chức hay
công ty công bố các dữ liệu GIS không những trong mà cả ngoài ngành. Một
trong những ứng dụng của ArcIMS là tập trung vào chia sẻ dữ liệu giữa các tổ
chức GIS chuyên nghiệp.
• Sử dụng công nghệ GIS mạng: Dùng ArcIMS để công bố các trang web có
ứng đụng công nghệ GIS là bước đầu để xây dựng một cơ sở dữ liệu mạng
diện rộng. Thường thì các tổ chức GIS luôn có nhu cầu công bố dữ liệu và các
dịch vụ GIS rộng rãi, ngoài phạm vi cơ quan hay tổ chức của mình nhằm
quảng bá thanh danh cũng như thế mạnh của tổ chức và ArcIMS là công cụ
quan trọng để xây dựng các thành phần của mạng lưới GIS trong quá trình
thực hiện các cổng kết nối GIS.
ArclMS Administrator

ArclMS Author
*
ArclMS Designer
Hình 2.4 : Công nghệ ArcIMS

Trong đó :
ArcIMS Administrator: dùng để tạo mới một Map Server.Các server của
ArcIMS bao gồm: image server, feature server, arcmap server, metadata server
ArcIMS Author: tạo mapfile dưới định dạng .axl cho ArcIMS Administrator
ArcIMS Designer: thiết kế trang web với 3 dạng kết quả là Java Custom, Java
Standar, HTML.
21
Ai là người sử dụng dịch vụ của ArcIMS ?
• Nhóm sử dụng các ứng dụng Web: Nhóm người này chỉ cần có trình
duyệt Web là có thể kết nối và tương tác với các dịch vụ, ứng dụng Web
GIS mà không đòi hỏi phải biết về GIS.
• Nhóm phát triển các ứng dụng và dịch vụ Web : sử đụng ADF để xây
dựng các ứng dụng và dịch vụ Web dựa trên nền .NET hoặc Java. Xây
dựng các ứng dụng Web dành cho người dùng ArcGIS Desktop kết nối
đến qua mạng Internet, tích hợp các chức năng của GIS và có thể được sử
dụng trong các chương trình khác.
• Nhóm sử dụng các sản phẩm ArcGIS Desktop : Nhóm người này có thể
dùng các phần mềm ArcMap hay ArcCatalog kết nối và tải dữ liệu từ
máy chủ qua mạng LAN hay Internet. Thiết kế và xây dựng dữ liệu cho
các ứng dụng của ArcGIS Server.
• Nhóm phát triển ArcGIS Desktop, ArcGIS Engine : Nhỏm người này
có thể phát triển các ứng dụng có khả năng kết nối đến GIS server và chạy
các thành phần ArcObject trên server. Cho phép tích hợp các chức năng
trên desktop với các chức năng trên server.
• Nhóm quản lý server: Nhóm này sử dụng ArcCatalog kết nối đến máy
chủ qua mạng nội bộ, quản lý server cũng như các ứng dụng chạy trên
server, thêm hoặc gỡ bỏ các máy con vào hệ thống, phân quyền truy cập
và sử dụng dữ liệu
22
2.3. Đối tượng và Phương pháp nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng phần mềm ArcIMS để xây dựng bản đồ tương tác trực
tuyến phục vụ công tác quản lý tài nguyên đất của tỉnh Quảng Ninh
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp
Thu thập các tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau có liên quan đến vấn đề
nghiên cứu, đó là tài liệu về điều kiộn tự nhiên xã hội khu vực nghiên cứu , tài liệu
về GIS,WebGiS, ArcIMS, tổng hợp tài liệu nhằm rút ra những thông tin cơ bản , bổ
sung các thồng tin sai lệch, trình bày lại theo một logic khoa học
Dữ liệu bản đồ phục vụ nghiên cứu bao gồm :
• Bản đồ hành chính tỉnh Quảng Ninh
• Bản đồ sông hổ
• Bản đổ đất tỉnh Quảng Ninh
Tất cả bản đồ trên sử dụng hệ quy chiếu và hệ tọa đô VN-2000 và bản đồ có
tỷ lệ là 1:100.000
Phương pháp thiết k ế trang web
Đề tài được xây dựng trên phần mềm ArcIMS (Internet Map Server) của hãng
ESRI (www.esri.com) với sự hỗ trợ của ngôn ngữ Java và tương tác với người sử
dụng thông qua mạng Internet hoặc mạng nội bộ (LAN) với các trình duyệt thông
dụng: Internet Explore, Nescape, FireFox
Cấu trúc dữ liệu của bản đồ đất tương tác trực tuyến
TT
Tên trường
Kiểu dữ liệu
Độ rộng
Ghi chú
1
ID
Integer 5
2

TenDat
Char
25
Tên đất
3
DienTich
Decimal
12(2)
Diện tích (ha)
4
Chu vi
Decimal
12(2)
Chu vi (m)
5
Huyen
Char
25
Thuộc huyện
6
MaHuyen
Char 12
Mã huyện
23

×