Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

Nghiên cứu thú họ cầy (Viverridae) trong hệ sinh thái rừng tràm ở đồng bằng sông Cửu Long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (18.2 MB, 46 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC T ự NHIÊN
*********
NGHIÊN CỨU THÚ HỌ CẦY (VIVERRIDAE)
TRONG HỆ SINH THÁI RỪNG TRÀM
ở ĐỒNG BẰNG SÔNG c ử u LONG
MÃ SỐ: QT - 07 - 29
CHỦ TRÌ ĐẺ TÀI: ThS. Hoàng Trung Thành
CÁC CÁN Bộ THAM GIA:
- TS. Phạm Trọng Ảnh
- CN Vũ Ngọc Thành
- ThS. Nguyễn Thành Nam
- CN Hoàng Quốc Chính
O A I HOC QUỐC GIA HÀ NỌl Ị
TRƯNG TẨM t h ò n g tin thụ VIén ị
■ .DT L l i ũ
________
ì
HÀ NỘI - 2008
BÁO CÁO TÓM TÁT
a. Tên đề tải: “Nghiên cứu thú họ cầy (Viverridae) trong hệ sinh thái rừng tràm ờ
Đồng bằng sông Cửu Long”
Mã số: QT - 07 - 29
b. Chủ tri đề tài: ThS. Hoàng Trung Thành
c. Các cán bộ tham gia: Phạm Trọng Ảnh, Hoàng Quốc Chính, Vũ Ngọc Thành,
Nguyễn Thành Nam
d. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu:
- Mục tiêu: Đánh giá hiện trạng các loài thú họ cầy trong hệ sinh thái rừng tràm ở
đồng bằng sông Cửu Long, làm cơ sở cho công tác bảo tồn các loài động vật hoang dã
trong vùng, đặc biệt đối với các loài quý hiếm.
- Nội dung:


> Xác định thành phần loài, số lượng của các loài thú họ cầy Viverridae trong hệ
sinh thái rừng tràm ở Đồng bằng sông Cửu Long
> Bổ sung đặc điểm sinh học, sinh thái của một số loài so với các vùng khác.
> Các mối đe dọa chủ yếu đối với đa dạng sinh học và các loài thú họ cầy trong
khu vực nghiên cứu.
e. Các kết quả đạt được:
- Đã xác định được thành phần loài và hiện trạng các loài thú thuộc họ cầy trong
Hệ sinh thái rừng tràm ở đồng bằng sông Cửu Long.
- BỔ sung một số thông tin về sinh học và sinh thái học của các loài thú họ cầy ờ
đây so với các vùng khác.
- Xác định được các mối đe dọa chủ yếu đối với đa dạng sinh học và các loài
thuộc họ Cầy có trong khu vực.
f. Tình hình kinh phí của đề tài: 20.000.000đ
KHOA QUẢN LÝ CHỦ TRÌ ĐÈ TÀI
(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)
BRIEF OF REPORT
a. The Tittle of research: “Study on Vivemds (Viverridae) living in the ecosystem of
indigo forest in Cuu Long River Delta”
Code: QT - 07 - 29
b. Coordinator: Hoàng Trung Thành
c. Members: Phạm Trọng Ảnh, Hoàng Quốc Chính, Vũ Ngọc Thành, Nguyễn
Thành Nam.
d. Objectives and contents:
- Assess the status of Viverrids living in ecosystem of indigo forest in Me Kong River
Delta in order to conserve wildlife in the area, emphasize on rare species.
- Content:
> Identify composition, number of individuals of Viveưid species living in
indogo forest in me Kong River Delta.
> Supplementing the character of biology, ecology of some species.
> Major threats and conservation status of Viverrids in research area.

e. Results:
- Identified species composition and status of Viverrids in ecosystem of indigo
forest, Me Kong River Delta.
- Supplemented some records on biology and ecology of viverrids.
- Defined some major threats the biodiversity and Viverrids in research region.
2
MỤC LỤC
BÁO CÁO TÓM TẮT 2
BRIEF OF REPORT 3
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ T À I
4
ĐẶT VẨN ĐÈ 4
I. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN c ứ u
4
1.1. Tình hình nghiên cứu thú họ cầy ở Việt N am 4
1.2. Điều kiện tự nhiên vùng Đồng bằng sông Cửu Long 5
1.3. Hệ sinh thái rừng tràm ở Đồng bằng sông Cửu Long

6
1.4. Đa dạng sinh học vùng Đồng bằng sông Cừu Long và các nguyên nhân gây suy
thoái 9
1.5. Khu hệ thú vùng Đồng bằng Sông Cửu Long 11
II. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u 12
2.1. Địa điểm 12
2.2. Thời gian 12
2.3. Phương pháp nghiên cứ u 12
III.KÉT QUẢ NGHIÊN c ứ u 13
3.1. Thành phẩn loài thú Họ cầy ờ Đồng bằng Sông Cửu Long 13
3 .2. Đặc điểm sinh học, sinh thái học của một số loài 14
3.3. Một số loài thú quý hiếm khác 21

3.4. Nguyên nhân suy thoái và các giải pháp bảo tồ n
22
IV. KÉT LUẬN VÀ KIỂN N G H Ị 23
LỜI CẢM Ơ N 24
TÀI LIỆU THAM K HẢ O 24
CÁC BÀI BÁO
PHỰ LỤC
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐÈ TÀI
ĐẶT VÁN ĐỀ
Việt Nam được coi là một ừong những trung tâm đa dạng sinh học của khu vực
và trên thế giới với nhiều loài động thực vật quỷ hiếm có ý nghĩa toàn cầu. Việc phát
hiện nhiều loài động thực vật mói cho khoa học trong những năm gần đây càng khẳng
định giá trị về tài nguyên đa dạng sinh học cũng như vai ữò quan trọng của Việt Nam
trong việc bảo tồn đa dạng sinh học trong khu vực và ừên thế giới.
Hiện nay đã xác định ở Việt Nam có 10 loài thú ăn thịt Họ cầy (Viverridae),
thuộc 9 giống. Đây là một ữong những nhóm thú có giá trị về nhiều mặt. Tuy nhiên,
trong những năm gần đây, nạn phá rừng cũng như nạn săn bắn trái phép là những
nguyên nhân quan trọng nhất làm suy giảm đa dạng sinh học, suy giảm cả về số lượng
cá thể cũng như thu hẹp nơi sống cùa động thực vật hoang dã nói chung và các quần
thể các loài thuộc họ c ầ y (Viverridae) nói riêng.
Khu hệ thú ở đồng bằng sông Cừu Long tuy không đa dạng bằng ờ các khu vực
khác nhưng cũng đang gặp phải nhiều mối đe dọa bị suy giảm về số lượng, đặc biệt là
các loài thú họ cầy (Viverridae), trong đó có thú ờ rừng tràm là một trong những hệ
sinh thái điển hình của khu vực này.
Xuất phát từ thực tế trên, đề tài “Nghiên cứu thú họ c ầ y (Viverridae) trong
hệ sinh thái rừng tràm ử Đồng bằng sông Cửu Long” được thực hiện nhàm xác
định thành phần loài, số lượng các loài thú ăn thịt họ cầy (Viverridae) ở đồng bằng
sông Cửu Long, bổ sung thông túi về đặc điểm sinh học, sinh thái học của một số loài,
xác định các mối đe dọa chủ yếu đối với đa dạng sinh học nói chung và các loài thú họ
Cầy rói riêng trong khu vực, tạo cơ sở khoa học cho việc đề xuất các giải pháp quản

lý, bảo tồn một cách hiệu quả nguồn tài nguyên này.
I. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN cứ u
1.1. Tinh hình nghiên cứu thú họ cầy ở Việt Nam
Từ những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, những nghiên cứu một cách có
hệ thống về khu hệ thú, trong đó có các loài thú ăn thịt ờ Việt Nam đã được tiến hành
bởi người nước ngoài. Trong giai đoạn này các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào việc
thống kê thành phần loài, trong đó có một sổ công ữình có đề cập đến các loài thú ăn
thịt thuộc họ Cầy như nghiên cứu cùa De Pousargues (1904), Ménégaux (1905) (theo
Lê Hiền Hào, 1971), w . H. Osgood (1932), R. Bourret (1942, 1944).
Từ sau năm 1954, việc nghiên cứu về khu hệ thú Việt Nam chủ yếu do các nhà
khoa học Việt Nam như: Đào Văn Tiến, Đặng Huy Huỳnh, Lê Hiền Hào, Cao Văn
Sung, Lê Vũ Khôi, Phạm Trọng Ảnh, Lê Xuân Cảnh, Phạm Nhật, Nguyễn Xuân Đặng,
Đặng Ngọc Cần, Hoàng Minh Khiên, Đỗ Tước, thực hiện. Các nghiên cứu trong
giai đoạn này tập trung vào các loài thú quan trọng đối với đời sống, sản xuất. Đề cập
đến các loài thú ăn thịt thuộc họ cầy có các nghiên cứu của Lê Hiền Hào (1964, 1970,
1972), Đặng Huy Huỳnh và cộng sự (1975, 1981, 1994), Đào Văn Tiến (1985), Phạm
Trọng Ảnh (1980, 1982, 1993), Nguyễn Xuân Đặng (1992, 1993, 1994),
Cho đến nay đã có một số nghiên cứu có liên quan đến các loài thú ăn thịt thuộc
họ Cầy ở Việt Nam của các tác giả Đặng Huy Huỳnh (1968), Phạm Trọng Ảnh (1980),
Nguyễn Xuân Đặng (1994), Liên quan đến sinh học, sinh thái có các công trinh của
Đào Văn Tiến (1985); Đặng Huy Huỳnh (1968, 1974, 1975); Lê Hiền Hào (1973);
Nguyễn Xuân Đặng (1994); Phạm Trọng Ảnh (1980, 1982, 1993), Solokov và cs.
(1986). v ề phân bố địa lý có các nghiên cứu của Đào Văn Tiến (1985), Phạm Trọng
Ảnh (1982.
Từ những năm 1990 trở về trước, các nhà động vật học Việt Nam thường sừ
đụng hệ thống phân loại của Ellerman and Morrison-Scott (1951), theo đó, hai loài
thuộc giống cầy lỏn (Herpestes) được xếp vào họ cầy.
Hiện nay, theo hệ thống phân loại của Corbet and Hill (1992) là hệ thống phân
loại đang được sử dụng phổ biến, giống cầy lỏn được tách riêng thành họ cầy lỏn
Herpestidae. Như vậy, thú ăn thịt ờ Việt Nam có 6 họ với 39 loài, trong đó họ cầy

(Viverridae) có 10 loài thuộc 9 giống.
1.2. Điều kiện tự nhiên vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Đồng bằng sông Cừu Long bao gồm 12 tinh ở cực nam Việt Nam, từ Long An
đến Cà Mau với tổng diện tích 39.712,1 km2. Đây là vùng châu thổ rộng lớn của sông
Mê Kông, là kiểu đồng bằng bồi tụ bằng phẳng độ dốc nhỏ. Đồng bằng sông Cửu
Long có hệ thống kênh rạch phát triển bao gồm các loại hình thủy vực đặc trưng như
sông, kênh rạch, ao hồ, vùng đầm lầy trên đất than bùn, trong đó đáng kể có vùng đất
ngập nước rộng lớn Đồng Tháp Mười.
Trong vùng có hai kiểu địa hình chính là đồng bằng châu thổ chiếm phần lớn
diện tích và địa hình núi thấp, núi đá vôi ờ các đảo ven bờ. Trong đồng bằng châu thồ
cỏ nhiều kiểu đất ngập nước như bãi biển ngập triều, giông cát và rừng đầm lầy ven
biển, cửa sông, vùng đồng bằng ngập lũ, đầm lầy than bùn, các bãi phù sa ven sông nội
địa. Hai chá độ thủy văn là ngập triều ờ vùng ven biển, cừa sông và ngập lũ theo mùa
5
ờ vùng nội địa. Nước ngọt, nước phèn ở các vùng thay đổi theo hai chế độ thủy văn kể
trên (Phạm Trọng Ảnh và cs, 2005).
Vùng nước ven bờ cửa sông Cửu Long dài khoảng 200 km từ sông Đồng Tranh
đến Phú Long. Tổng diện tích vùng triều tự nhiên khoảng 600.000 - 800.000 ha, trong
đó diện tích bãi triều cao có thực vật ngập mặn chiếm khoảng 70-80%, phần còn lại là
bãi triều thấp. Hàng năm, tổng lượng nuớc sông Cửu Long đồ ra biển 550 tỷ m3. Độ
mặn ven bờ 20-30%o vào mùa khô và 5-20%o vào mùa mưa. Xu thế chung vùng Đồng
bằng sông Cửu Long được bồi tụ lấn ra biển, tốc độ bồi tụ trung bình khoảng 50m/nãm
(Lê Xuân Cảnh và nnk, 2007).
Đồng bằng sông Cừu Long có bốn hệ sinh thái chính: Hệ sinh thái đồng ruộng,
hoa màu - chiếm phần lớn diện tích nội địa, gồm thảm thực vật chính là lúa, hoa màu,
cây ăn trái; Hệ sinh thái rừng tràm - chiếm phần lớn diện tích phía tây của các tinh Cà
Mau, Kiên Giang, An Giang với thảm thực vật chính là cây tràm (Melaleuca)-, Hệ sinh
thái rừng ngập mặn - dọc theo bãi biển, cửa sông, tập trung ờ vùng đất mũi Cà Mau
với thảm thực vật chính là Sú (Aegiceras) và Vẹt (Bruguiera)\ Hệ sinh thái rừng nhiệt
đới thường xanh gió mùa, gồm hầu hết các đảo tây nam và một số núi đất, núi đá vôi

ven bờ (Phạm Trọng Ảnh và cs, 2005).
1.3. Hệ sinh thái rừng tràm

Đồng bằng sông Cửu Long
Hệ sinh thái rừng tràm là hệ sinh thái có thảm thực vật chính là cây ưàm
{Melaleuca) tự nhiên có độ tuổi 30 năm trờ lên, thân lớn 30-40 cm được bao bọc bởi
các dây leo như Stenochỉacra palustrus. tầng thấp ưu thế có dóm (Poỉydoirya
appendiculata) tạo thành thảm 1-1,5m rất dày và kín, có thể di lại bên trên được.
Hệ sinh thái rừng tràm là một trong bốn kiểu hệ sinh thái chính và là hệ sinh
thái điền hình có giá trị lớn về sinh thái môi trường và dân sinh ờ Đồng bằng sông Cửu
Long. Trước đây hệ sinh thái này có ưên một vùng rộng lớn và liên hoàn tập trung ở
các tỉnh tây nam ĐBSCL như Cà Mau, Kiên Giang, An Giang, với diện tích lên tới
1,5 triệu ha vào khoảng những năm 1943 (Phạm Trọng Ảnh và cs, 2004).
Ngoài những giá trị về sinh thái và kinh tế, rừng tràm ở ĐBSCL còn có giá trị
lịch sử lớn lao, đặc biệt là rừng tràm u Minh. Nơi đây là cơ sờ cách mạng quan trọng
trong hai cuộc chiến tranh chổng Pháp và Mỹ. Đây còn là nơi đã phát hiện các di vật
6
khảo cổ còn lưu lại của nền văn hoá Óc Eo, một nền văn hóa cổ ờ Nam Bộ hình thành
và phát triển từ thế kỷ I đến thế kỷ VII.
Trải qua nhiều biến cố lịch sử: do hậu quả tàn phá của chiến tranh, do hoạt động
phá rừng để chuyển sang làm đất canh tác nông nghiệp, diện tích rừng tràm ở khu vực
đã bị suy giảm nhanh chóng. Hậu quà là đến nãm 2001, ĐBSCL chi còn 30.000 ha
rừng tràm, chủ yếu ờ phía tây của các tỉnh Cà Mau, Kiên Giang, An Giang, trong đó
VQG Ư Minh Thuợng 8.500 ha, KBTTN v ồ Dơi 3.689 ha, Lâm trường Trần Văn
Thời 5.909 ha, Lâm trường u Minh III 6.931 ha, Lâm trường sông Trẹm 3.421 ha,
những khu rừng tràm khác chi còn rải rác 4 - 5 ha. Đặc biệt là diện tích rừng tràm
nguyên sinh còn sót lại rất ít, chỉ khoảng 8.000 ha vào đầu năm 2002. Sau đó vụ cháy
rùng nghiêm trọng vào năm 2002 đã thiêu rụi gần 3.200 ha rừng tràm nguyên sinh ờ
Vườn Quốc gia u Minh Thượng.
Một số khu vực có rừng tràm


ĐBSCL
Lung Ngọc Hoàng: tọa độ 9°41’ - 9°45’N; 105°39’- 105°43’E thuộc huyện Phụng
Hiệp, Cần Thơ, có diện tích khoảng 2.713 ha, trong đó có khoảng 1.040 ha trồng tràm.
Một sổ vùng lung (vùng đồng trũng) nhỏ và các trảng cỏ lẫn với ưàm non chiếm
khoảng 640ha.
Phần lớn rừng ưàm trồng ờ đây thuộc loại rừng thương phẩm có ít giá trị về đa
dạng sinh học. Kiểu thảm thực vật chính là rừng tràm trồng, độ cao đến tán cùa rừng
trường thành vào khoảng 8m, mật độ cây khoảng l,2cây/m2; rừng trồng ở độ tuổi
trung bình có mật độ 2cây/m2. Lớp thực vật sát mặt đất tại các vùng rừng ưồng thưa,
chi có một vài loài thân thảo thuộc họ cói Cypereceae và họ hòa thảo Poaceae
(Buckton et al, 2000).
Vườn Quốc gia u Minh Hạ: tọa độ 9°11’ - 9°18’N; 104°52’-104059’E. Vườn Quốc
gia Ư Minh Hạ thuộc địa phận tinh Cà Mau với tổng diện tích 10.991 ha, gồm có Khu
BTTN Vồ Dơi, LNT Trần Văn Thời và LNT ư Minh III trước đây. Vườn Quốc gia Ư
Minh Hạ có ba kiểu thảm thực vật chính: rừng ưàm bán tự nhiên, rừng tràm trồng và
thảm cỏ ngập nước theo mùa (Buckton et al, 2000).
Khu B TT N Trà Sư. Tọa độ 10°33M0o36’N, 1 0 5 °0 2 105o04’E. Khu BTTN Trà Sư
thuộc huyện Tịnh Biên, tinh An Giang với diện tích khoảng 2.000 ha. Trà Sư có cánh
sinh cành rừng tràm, trảng cỏ ngập nước theo mùa và đầm lầy. Phía tây là các khu
7
rừng ừàm trường thành xen kẽ với các đầm trống nhưng hầu hết đã được cấy tràm non.
Phần phía đông là rừng tràm trồng còn non và một phẩn là diện tích ưảng cỏ ngập
nước theo mùa (Buckton et al, 2000).
Khu B T TN Kiên - Hà - Hải: Tọa độ 10°02’-10°17’N; 104°30’ - 104°45’E. Khu
BTTN Kiên - Hà - Hải thuộc tinh Kiên Giang, được sát nhập từ 3 khu: Khu đề xuất
BTTN Hà Tiên, khu văn hóa - lịch sù Hòn Chông và khu BTTN Kiên Lương với tổng
diện tích 13.116 ha. Trong khu vực này có vùng đồng Hà Tiên rộng khoảng 6.981 ha
bao gồm các trảng cỏ hỗn giao với tràm gió tái sinh tự nhiên (Buckton et al, 2000).
Vườn Quốc gia u Minh Thượng. Tọa độ 9°31’ - 9°39’N; 105°03’ - 105°07’E. Vườn

Quốc gia Ư Minh Thượng thuộc huyện An Minh và huyện Vĩnh Thuận tinh Kiên
Giang. Đây là khu bảo vệ lớn nhất ở đồng bằng sông Cửu Long với trên 21.000 ha,
bao gồm 8.053 ha vùng lõi và 13.069 ha vùng đệm. Ở phía Bắc của một vùng đầm lầy
than bùn rộng lớn thuộc hai tinh Kiên Giang và Cà Mau, VQG Ư Minh Thượng nằm
trong vùng ngập nước ngọt, bao gồm rừng tràm trưởng thành, trảng cỏ ngập nước theo
mùa và vùng đầm lầy trống; vùng đệm với phần lớn diện tích là ruộng lúa và một vài
khu vục trồng ừàm. Đây là nơi có diện tích rừng đáng kể trên đầm lầy than bùn còn lại
của Việt Nam và là một trong ba vùng ưu tiên bảo tồn đất ngập nước ở đồng bằng sông
Cửu Long với rừng ưu thế là cây tràm Melaleuca (Buckton et al, 2000).
Vườn Quốc gia Tràm Chim. Tọa độ 10°40’ - 10°47’N; 105°26’ - 105°36’E. Vườn
Quốc gia Tràm Chim thuộc tinh Đồng Tháp, là phần còn lại cuối cùng của hệ sinh thái
đất ngập nước Đồng Tháp Mười đã từng một thời chiếm khoảng 700.000 ha thuộc các
tinh Long An, Đồng Tháp và Tiền Giang. Tổng diện tích hiện nay của vùng 7.588 ha,
các kiểu thàm thực vật bao gồm đồng cỏ ngập nước theo mùa, rừng tràm tái sinh và
các đầm nước trống. Tràm Melaleuca sp. phân bố rộng khắp trong vườn, bao gồm các
khu tràm trồng và tràm mọc rải rác xen lẫn ừong các trảng cỏ và đầm nước (Buckton
et ai, 2000).
Khu B TT N Lảng S e n : Tọa độ 10°45’ - 10°49’N; 105°45’ - 105°49’E. Khu BTTN
Láng Sen thuộc địa phận tinh Long An, là một phần ừong vùng Đồng Tháp Mười nổi
tiếng. Đây là một vùng nhò có rừng tràm trên đầm lầy dọc dòng sông tự nhiên và thật
sự có giá trị về đa dạng sinh học (Buckton et al, 2000; Birdlife, 2004). Toàn bộ khu
vực có diện tích 1.124 ha gồm rừng tràm và các tràng cò ừống. hầu hết rùng tràm là
8
rừng trồng. Rừng tràm bán tự nhiên phân bố thành từng vạt tại các khu đầm lầy cùng
với một số loài khác như Trâm, Cà ná, Phèn đen (Birdlife, 2004).
1.4. Đa dạng sinh học vùng Đồng bằng sông Cửu Long và các nguyên nhân gây
suy thoái
Tính đến năm 2006, ĐBSCL có 4 Vườn Quốc gia bao gồm Tràm chim, Ư Minh
Thượng, u Minh Hạ, Mũi Cà mau; 7 khu Bảo tồn thiên nhiên: Trà Sư, Núi cấm, Láng
Sen, Thạnh Phú, sân chim Bạc Liêu, Kiên - Hà - Hải, Lung Ngọc Hoàng với tổng diện

tích 99.987 ha, chiếm 3,93% diện tích bảo tồn của cả nước.
Cho đến nay đã có một số công ừình nghiên cứu về đa dạng sinh học vùng
ĐBSCL như của Lê Diên Dực năm 1980, Công trình nghiên cứu bảo tồn các vùng đất
ngập nước quan trọng ở ĐBSCL của Tổ chức bảo tồn chim Quốc tế năm 1999 nghiên
cứu về khu hệ chim ờ các khu đất ngập nước; công trình khảo sát khu vực Núi cấm và
khu vực núi đá vôi ở Kiên Lương, Tuy nhiên hầu hết các công trình này chưa tập
trung nghiên cứu về thành phần loài và ĐDSH, đặc biệt là các khu hệ Thực vật, côn
trùng, cá, ách nh ái, động vật có xương sông ờ cạn, Các nghiên cứu trước đây chỉ tập
trung vào một khu hệ sinh vật ở một đến hai khu bảo tồn mà chưa có những đánh giá
một cách tổng quát (Lê Xuân Cảnh và nnk, 2007).
Từ năm 2004 đến 2007, Lê Xuân Cảnh và các cộng sự đã tồ chức chương trình
nghiên cứu hiện trạng tài nguyên sinh vật ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long với
việc đánh giá hiện ừạng đa dạng sinh học ở 11 Vườn Quốc gia và Khu Bảo tồn thiên
nhiên có trong khu vực.
Theo đó đã xác định được trên toàn bộ các khu bảo vệ ở ĐBSCL có 974 loài
thực vật chiếm 9,28% số loài thực vật của Việt Nam; 53 loài thú chiếm 21,3% tồng số
loài thú của Việt Nam, 280 loài chim trên tổng số 828 loài chim của Việt Nam; 70 loài
bò sát ếch nhái, chiếm 14,34% số loài bò sát ếch nhái của Việt Nam; 388 loài cá nước
ngọt chiếm 33,7% tổng số loài cá nước ngọt của Việt Nam.
Trong số các loài này có 40 loài thực vật quý hiếm được ghi trong Sách Đò
IƯCN 2004; 20 loài thú có giá trị bảo tồn cao, đặc biệt là một số loài cục kỳ quý hiếm
của Việt Nam nhưng có số lượng lớn trong vùng như Rái cá lông mũi Luira
sumatraensis, Mèo cá Prionailurus viverinus; 14 loài bò sát ếch rứiái được ghi ừong
9
Sách Đỏ Việt Nam; 6 loài có trong Sách Đỏ IUCN; ngoài ra còn có 8 loài cá có trong
Sách Đỏ Việt Nam 2000.
Hiện nay khu hệ động thực vật hoang dã ở khu vực ĐBSCL đang bị . uy giảm.
Nguyên nhân là do mất nơi cư trú, do các hoạt động khai thác quá mức, ô nhiễm môi
trường, do ảnh hưởng của các loài di nhập và do cháy rừng.
Suy giảm và mất nơi cư trú: Sự suy giảm và mất nơi cư trú chủ yếu do các hoạt động

của con người như chặt phá rừng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Việc chuyển đồi
đất rừng và các trảng cỏ thành đất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản cộng với việc
tăng cường sản xuất nông nghiệp đã làm suy giảm rõ rệt phạm vi của các sinh cảnh tự
nhiên và bán tự nhiên trong vùng. Việc phát triển quá mức các ao nuôi trồng thủy sản
ở phía nam vùng đồng bằng sông Cừu Long đã đẩy nhanh tốc độ suy giảm của các khu
rừng ngập mặn vốn có vai trò sống còn trong việc gin giữ tính ổn định sinh thái cùa
các vùng ven biển. Việc phá hủy rừng ngập mặn cũng làm mất đi nơi sinh sản của các
loài thủy sản, phá huỷ môi trường phát triển của cá bột và ấu trùng của nhiều loài thùy
sản có giá trị (Buckton et ai, 2000; Lê Xuân Cảnh et al, 2007).
Hoạt động khai thác quá mức\ Dân số tăng là nhanh đã tạo ra áp lực và thúc đẩy sự
khai thác quá mức tài nguyên và làm suy giảm đa dạng sinh học. Một số phương thức
khai thác có tính hủy diệt như dùng hóa chất, cào điện đang làm suy kiệt nguồn tài
nguyên thủy sản trong vùng. Ngoài ra việc săn bắn, bẫy các loài chim đang diễn ra phổ
biến. Hàng loạt các loài động vật hoang dã khác cũng thường xuyên bị bắt làm thức ăn
hoặc đem bán như ếch, các loại rắn, rùa, các ỉoài cầy, chồn.
Ô nhiễm môi trường: Việc chặt phá rừng ngập mặn đã góp phần làm tăng xói mòn bờ
biển, làm suy giảm chất lượng môi trường đất, diện tích đất hoang hóa tăng cao. Việc
sử dụng các loại phân bón và hóa chất trong nông nghiệp một cách quá mức gây ảnh
hưởng trực tiếp đến môi trường nước trong các khu bảo tồn (Buckton et al, 2000)
Ảnh hưởng cùa các loài di nhập: Những năm gần đây, hiện tượng các loài thực vật di
nhập đã lấn át các loài cây bản địa và phát tán nhanh ở vùng đất ngập nước tại VQG
Tràm Chim. Cây Mai dương Mimosa pigna đã phát triển rất nhanh lấn át các loài cò.
Các loài chim nước lớn không thể kiếm ăn ờ những nơi có loài Mai dương phân bố vì
(hân và cành của chúng có nhiều gai nhọn.
10
Cho đến nay đã có 114 loài thủy sinh vật ngoại lai đựoc di nhập vào Việt Nam. Trong
đó có 17 loài các nước ngọt, 10 loài cá nước lợ, 40 loài cá cảnh, 3 loài tôm nước ngọt,
5 loài tôm và giáp xác biển, 4 loài lưỡng cư, 4 loài thân mềm, 14 loài thực vật phù du
nước ngọt, 15 loài thực vật phù đu nước mặn. Việc di nhập các loài ữên đều có mục
đích khác nhau. Tuy nhiên khi không được quản lý chặt chẽ các loài này sẽ có ảnh

hưởng tiêu cực đến các loài bản địa. Sẽ dễ dàng xảy ra hiện tượng tạp giao giữa loài
ngoại lai với loài bản địa dẫn đến mất tính thuần chủng của các loài bản địa, kèm theo
đó là việc di nhập một số mềm bệnh bản xứ mà trước đây không có (Lê Xuân Cành et
al, 2007).
Cháy rừng Trong khi cháy rừng là một đặc điểm tự nhiên của rừng tràm và xảy ra
định kỳ hàng năm thi việc quản lý, kiểm soát chế độ thủy văn không phù hợp đã để
mức nước kênh rạch quá thấp trong mùa khô nên thảm họa cháy rừng đã liên tiếp xảy
ra năm 2002 (Birdlife, 2004). Gần đây đã có một số biện pháp được tiến hành để giữ
nước ờ mức tương đối ổn định. Tuy nhiên nếu trữ nước liên tục thì có thể ảnh hường
đến sự phát triển của cây tràm và hệ thủy sinh vật trong vùng.
1.5. Khu hệ thú vùng Đồng bằng Sông Cửu Long
Tài liệu nghiên cứu về thú ở Đồng bằng sông Cừu Long còn rất hạn chế, trước
đây chì có một vài nghiên cứu về thú ờ Côn Đảo và Phú Quốc của Robinson H. G. et
Kloss c. B., 1922 (Phạm Trọng Ành và cs, 2005); Van Peenen et al., 1969. Các cuộc
điều ừa của các đoàn khảo sát ờ Côn Đào và Phú Quốc sau năm 1975 và các đợt khảo
sát khác chủ yếu để xây dựng luận chứng kinh tế kỹ thuật ờ một số Vườn Quốc gia và
khu BTTN mà ít được công bố. Một phần đo nhiều người quan niệm rằng khu hệ thú ở
ĐBSCL nghèo nàn, ít có giá trị (Phạm Trọng Ảnh và cs, 2005).
Một số nghiên cứu gần đây đã thống kê được ở Đồng bằng sông Cừu Long có
53 loài thú thuộc 19 họ, 8 bộ, chiếm 21,03% tồng số loài thú có ờ Việt Nam. Nói
chung khu hệ thú ở đây tương đối nghèo nàn với 5 bộ chi có từ 1 đến 5 loài (Bộ Ăn
sâu bọ 2 loài, Bộ Nhiều răng 1 loài, Bộ Linh trưởng 5 loài, Bộ Ngón chẵn 4 loài, bộ Tê
tê 1 loài). Ba bộ thú có số lượng loài lớn nhất là Bộ Gặm nhấm 17 có loài; Bộ Ăn thịt
có 12 loài, Bộ Dơi có 11 loài (Phạm Trọng Ảnh và cs, 2005).
Tuy số lượng loài nghèo nàn nhưng số lượng cá thể của một số loài thú ở đây
lại khá cao, cao hơn nhiều so với các vùng khác. Đặc biệt là các loài rái cá như rái cá
11
lông mùi Luỉra sumatraensis, rái cá vuốt bé Aonyx cinerea, mèo rừng Prionailurus
bengalensis, mèo cá Prionailurus viverinus, khi đuôi dài Macaca /ascicularis, Voọc
bạc Trachypiíhecus germainii.

II. ĐỊA ĐIÊM, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u
2.1. Địa điểm
Địa điểm khảo sát thực địa là Vườn Quốc gia Ư Minh Thượng thuộc tinh Kiên
Giang, là nơi có Hệ sinh thái rừng ứàm điển hinh và có diện tích rừng tràm lớn nhất ở
vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
2.2. Thòi gian
Đã tiến hành 01 đợt khảo sát tù ngày 16/08 đến 27/08/2007.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp điều tra ngoài thực địa: điều tra thực địa được thực hiện tại Vườn
Quốc gia Ư Minh Thượng tinh Kiên Giang là nơi có Hệ sinh thái rừng tràm điển hình
của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Do điều kiện kinh phí của đề tài không cho
phép, số liệu về những vùng khác được tham khảo các nghiên cứu có liên quan.
- Điều ra theo tuyến: các tuyến khảo sát được thiết lập qua tất cả các dạng sinh
cảnh sống trong hệ sinh thái rừng tràm để ghi nhận dấu vết của các loài thú. Do
điều kiện địa hình ngập nước nên các tuyến khảo sát chủ yếu dọc theo các kênh,
hoặc dùng thuyền đi sâu vào rừng tràm.
- Soi đêm: được sử dụng để ghi nhận các loài thú hoạt động về đêm, đặc biệt là
các loài thú ăn thịt thuộc họ cầy Viverridae. Trong quá trình soi đêm chủ yếu là
đi dọc theo các tuyến đường mòn và dọc theo các bờ kênh.
- Phỏng vấn: Phỏng vấn những người dân sống lâu năm, có kinh nghiệm và có
hiểu biết về điều kiện tự nhiên và các loài thú ở địa phương, đặc biệt là các loài
cầy, chồn. Trong quá trinh phỏng vấn có sử dụng các câu hỏi mở và sừ dụng
hỉnh ảnh minh họa. Các thông tin thu được đuợc kiềm tra chéo và đối chiếu với
các kết quả nghiên cứu trước một cách có chọn lọc.
- Đặt bẫy: trong thời gian khảo sát đã tiến hành đặt bẫy lồng có kích thước
1,2x0,5x0,4m. Tuy nhiên do thời gian đặt bẫy không đù dài nên chưa thu được
mẫu vật.
Kết quà nghiên cứu được tổng hợp qua những dẫn liệu thu được từ thực địa kết
hợp với việc đối chiếu, tham khảo các công trình khoa học đã công bố có liên quan
(Osgood, 1932; Van Peenen, 1969; Phạm Trọng Ành, 2000; Phạm Trọng Ảnh và cs,

2004, 2005; Lê Xuân Cảnh và cs, 2007; CARE, 2004).
Hệ thống phân loại được sử dụng theo Corbet and Hill, 1992; tên phổ thông
theo Đặng Huy Huỳnh và cs, 1994.
III.KẾT QUẢ NGHIÊN cứu
3.1. Thành phần loài thú Họ cầy ở Đồng bằng Sông Cửu Long
Từ các kết quả nghiên cứu, điều tra thực địa và đối chiếu với các nghiên cứu
tnxớc, Cho đến nay đã xác định được ở Đồng bằng sông Cửu Long có 4 loài thú thuộc
họ Cầy Viverridae, gồm cầy vòi hương Paradoxurus hermaphroditus (Pallas, 1777),
Cầy hương Viveưicula indica (Desmarest, 1817); cầy giông Viverra zibetha
(Linnaeus, 1758); c ầy giông đốm lớn Viverra megaspila Blyth, 1862 (bảng 1).
Bảng 1: Thành phần loài thú Họ cầy trong hệ sinh thái rừng tràm ở ĐBSCL
STT
Bộ - HỌ LOÀI
Độ quý hiếm
Nguồn thông
tin
Tên Việt Nam Tên khoa học
SĐ 2007
NĐ32
Bộ ĂN THỊT CANIVORA
Họ Cầy
Viveridae
1.
Cầy vòi hương
Paradoxurus hermaphroditus
(Pallas, 1777)
QS
2.
Cầy hương
Viverricula indica (Desmarest, 1817) IIB

PV, TL
3.
Cầy giông
Viverra zibetha (Linnaeus, 1758)
IIB
PV, TL
4.
Cầy giông đốm
lớn
Viverra megaspila Blyth, 1862
VU
IIB
Ghi chú:
SĐ 2007: Sách Đỏ Việt Nam 2007 (phần Động vật) VỤ: Vunerable - Sẽ nguy cấp
NĐ 32: Nghị định 32/ 2006/NĐ-CP của Chính phù “Danh mục các loài thực vật rừng,
động vật rừng quý hiếm cần được bảo vệ”
IIB: Nhóm hạn chế sử dụng vì mục đích thương mại
QS - quan sát PV - phỏng vấn TL - tham khảo tài liệu
Trong số các loài cầy đã được ghi nhận ờ đây, có 1 loài trong Sách Đỏ Việt
Nam 2007 là loài cầ y giông đốm lớn Viverra megaspila Blyth, 1862 ờ mức v u
(Vulnerable - có thể bị đe dọa), 3 loài có ừong Danh mục các loài thực vật rừng, động
vật rừng quý hiếm cần được bào vệ của Chính phủ (NĐ32/ 2006/NĐ-CP) là cầ y giông
đốm lớn Viverra megaspila (IIB), Cây giông Viverra zibetha (IIB), cầy hương
Viverricula indica (IIB).
Như vậy hệ sinh thái rừng tràm ở đồng bàng sông Cừu Long có số loài thú họ
cầy Viverridae chiếm 40% tổng sổ loài thú họ cầy Viverridae của Việt Nam (4/10),
thấp hơn so với các vùng khác của cả nước (so với 6 loài ờ vùng núi Tà Đùng (Đặng
Huy Huỳnh và cs, 2000) thuộc Tây Nguyên, 7 loài ở VQG Bạch Mă (Lê Vù Khôi,
2005) thuộc miền Trung, 6 loài ở VQG Ba Bể (Đặng Ngọc cần, 2005) thuộc miền
13

Bắc. Kết quả này cho thấy các loài thú họ cầy nói riêng và khu hệ thú nói chung trong
các hệ sinh thái ờ khu vực này không đa dạng như các hệ sinh thái ở các vùng khác
của nước ta, cho thấy chỉ có một số loài thủ nào thích nghi được với hệ sinh thái đặc
thù này. Tuy nhiên, kết quả điều tra cũng như một số nghiên cứu trước cho thẩy trong
vùng lại có những quần thể của một số loài thú cao hom so với các vùng khác, đặc biệt
là các loài quý hiếm như Rái cá vuốt bé
Aonyx cinerea, Rái cá lông mũi Lutra
sumatrana, Mèo cá Prionailurus viverrinus, cầy giông đốm lớn Viverra megaspila.
3.2. Đặc điếm sioh học, sinh thái học của một số loài
Cầy vòi hirong Paradoxurus hermaphrodừus (Pallas, 1777)
Đặc điểm nhận dạng
Cầy vòi hương ở hầu hết các vùng của Việt Nam thường có đặc điểm bộ lông
màu đốm xám hoặc hung mốc, mút lông phớt đen. Có những đốm tạo thành các sọc
đen chạy dọc lưng và thân. Đầu, đuôi và chân chuyển màu đen Đuôi xấp xỉ chiều dài
thân. Mặt có đốm trắng ở trên mắt, dưới mồi bên mat và hai bên mũi, trọng lượng cơ
thể từ 2 đến 5kg. Có tuyến xạ cạnh hậu môn (Đặng Huy Huỳnh và cs, 1975; Đào Văn
Tiến, 1985; Phạm Trọng Ảnh, 1982, 2000; Boonsong Lekagul, 1977, Nguyễn Xuân
Đặng, 2000).
ri,vií) I Cầy vòi hương Paradoxurus hermaphrodỉtus (Pallas, 1777)
Tuy nhiên các cá thể cầy vòi hương được phát hiện ở vùng Đồng bằng sông
Cửu Long có đặc điểm tương đối đặc biệt. Các cá thể này có bộ lông màu sáng, không
có đốm trắng ở trên mồi bên mắt mà tạo thành vệt trẳng nằm ngang; nhò, trong lượng
lớn nhất khoảng 2kg (Phạm Trọng Ảnh, thông tin cá nhân), trong khi trong lượng của
các cá thể ờ các vùng khác từ 2 - 5kg
Phăn bổ
Trên thế giới cầy vòi hương có ờ Nam Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Thái Lan,
Campuchia, Malaysia, Án Độ, Nêpan, Sri Lanka, Indonesia, Philippin (Lê Hiền Hào,
1973; Đặng Huy Huỳnh và cs, 1975, 1994; Phạm Trọng Ảnh, 1982, 2000; Corbet and
Hill, 1992; Boonsong Lekagul, 1977).
Ở Việt Nam, Cầy vòi hương phân bố rộng trên các vùng rừng núi (Lê Hiền

Hào, 1973; Đặng Huy Huỳnh và nnk, 1994), đã phát hiện ở Lào Cai, Sơn La, Tuyên
Quang, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Bắc Giang, Quảng Ninh, Hòa Bình, Thanh Hóa, Hà Tĩnh,
Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đã nằng, Quảng Nam, Kon Tum, Gia Lai,
Đắk Lắk, lâm Đồng, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu (Côn Đảo), Tp. Hồ Chí
Minh, Đồng Tháp, Kiên Giang (Phạm Trọng Ảnh, 2000).
Theo điều tra của chúng tôi cũng như theo kết quả điều tra của một số nghiên
cứu tnrớc đó, cầy vòi hương tương đối phổ biến ở đồng bằng sông Cửu Long. Năm
2000, đoàn cán bộ nghiên cứu của Dự án bảo tồn và phát triền cộng đồng ờ Vườn
Quốc gia Ư Minh Thượng tỉnh Kiên Giang đã ghi nhận được loài này ở Biển Bạch, Cà
Mau và gần khu BTTN Ư Minh Thượng, nay là Vườn Quốc gia Ư Minh Thượng
(Nguyen Xuan Dang et al., 2004). Ngoài ra cũng đã có thông tin ghi nhận cầy vòi có ờ
VQG Tràm Chim, VQG u Minh Thượng (Lê Xuân Cảnh và nnk, 2007; Nguyễn Vũ
Khôi, thông tin cá nhân). Trong vùng phân bố ờ Đồng bằng sông Cửu Long, loài này
tương đối dễ gặp ở hệ sinh thái rừng thường xanh và hệ sinh thái rừng tràm. Đã phát
hiện cầy vòi mốc cùng một số loài thú ăn thịt nhỏ ờ Khu BTTN Núi cấm, tinh An
Giang, Kiên Lương, tinh Kiên Giang. Đặc biệt loài cầy vòi rất dễ gặp ờ Vườn Quốc
gia Phú Quốc, ban đêm đi xe máy cũng có thể gặp ờ trên đường (Nguyễn Vũ Khôi,
thông tin cá nhân).
Nơi sống
Cầy vòi hương sống ở những nơi có rừng, thường ờ rừng già, rừng núi đất lẫn
đá, rừng tre nứa xen lẫn cây gỗ, rừng thứ sinh, cũng có thể thích nghi tốt đề sống gần
con người (Lê Hiền Hào, 1973; Đặng Huy Huỳnh và nnk, 1975, Nguyễn Xuân Đặng,
2000). Trong hệ sinh thái rừng tràm ở ĐBSCL, theo người dân địa phương, thường
phát hiện Cầy vòi hương ở quanh các đê bao gần nhà dân và vườn bãi hoa màu, đặc
biệt gần những vườn cây ăn quà.
15
Thức ăn
Trong tự nhiên, thức ăn cùa cầy vòi hương chù yếu là thực vật, gồm các loại
quả như sung, vả, đa, ngái (Ficus), cọ (Livistoma), gấm (GnetumX nhội (Bischofia),
chuối, Chúng thường ăn quả chín, nhằn vỏ, nuốt hạt và thải hạt theo phân ra ngoài

Đôi khi chúng ăn chồi non và hoa. Thức ăn động vật gồm côn trùng, cua, ốc, nhái. (Lê
Hiền Hào, 1973; Đặng Huy Huỳnh và nnk, 1975; Phạm Trọng Ảnh, 1982, 2000). Neu
gần người, thức ăn cùa chúng có thể chủ yếu là chuột và chuột nhẳt (Nguyễn Xuân
Đặng, 2000, Boonsong Lekagul, 1977). Trong hệ sinh thái rừng tràm ở ĐBSCL, có thể
loài cầy vòi hương đã thích nghi với việc ăn các thức ăn động vật ở nước như cua, ốc,
cá và chuột. Ngoài ra có thể chúng cũng ăn quả cùa các loài cây trồng như chuối, xoài
vi chúng hay xuất hiện gần các vườn cây ăn quả.
Cầy hương Vỉverricula
ind ica
(Desmarest, 1817)
Đặc điểm nhận dạng
Cầy hương có dáng thon dài, đầu nhỏ, mõm nhọn, bàn chân và đuôi thon nhỏ.
Bộ lông màu xám tro hoặc xám hung, phần lưng màu sẫm có nhiều đốm đen tạo thành
sọc chạy dọc lung Đuôi có từ 6 đến 9 vòng trắng và vòng đen xen kẽ, mút đuôi màu
trắng, bốn chân màu đen, mõm đen. Có tuyến xạ nầm cạnh hậu môn. Trọng lượng
trung bình 2 - 4kg (Đặng Huy Huỳnh và cs, 1975; Phạm Trọng Ảnh, 1982, 2000;
Boonsong Lekagul, 1977, Nguyễn Xuân Đặng, 2000).
I Im íi 'X: Cầy hương Viverricula indica (Desmarest, 1817)
Phân bố
16
Trên thế giới cầy hương có ở Nam Trung Quốc, Ân Độ, Pakistan, Myanma,
Việt Nam, Lào, Campuchia. Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippin, Sri Lanka,
Singapore (Lê Hiền Hào, 1973; Đặng Huy Huỳnh và cs, 1975, 1994; Đào Văn Tiến,
1985; Phạm Trọng Ảnh, 1982, 2000; Corbet and Hill, 1992; Boonsong Lekagul,
1977).
ở Việt Nam cầy hương phân bố rộng ờ hầu hết các vùng rừng núi trung du,
đồng bằng và hải đảo. Đã thu được mẫu cầy hương ở Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Sơn
la, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Tây,
Hòa Bình, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Đà Nằng, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa, Kon
Tum, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Biên Hòa, TP. Hồ Chí Minh (Lê Hiền Hào, 1973; Đặng

Huy Huỳnh và cs, 1994; Đào Văn Tiến, 1985; Phạm Trọng Anh, 1982, 2000).
Ở khu vực đồng bằng sông Cừu Long đã ghi nhận có cầy hương ờ Vườn Quốc
gia Ư Minh Thượng và Vườn Quốc gia u Minh Hạ, Khu BTTN Kiên - Hà - Hải và có
thông tin về phân bố của cầy hương ở VQG Mũi Cà Mau (Lê Xuân Cảnh cà cs, 2007)
Đặc biệt cầy hương rất phổ biến ở VQG Ư Minh Thượng (CARE, 2004). Theo thông
tin chúng tôi thu thập được thì thinh thoàng người dân ờ đây vẫn bẫy bắt được cầy
hương đem bán. Trong tháng 7/2007 một người dân ở kênh số 2 đã dùng bẫy bắt được
02 cầy hương.
Cầy hương sống ở rừng cây bụi và vùng bìa rừng, tĩảng cây bụi, nương bãi,
đồng ruộng ở miền núi và trung du. Ngoài ra cầy hương cũng hay sống gần những khu
dân cư và ven các làng mạc (Lê Hiền Hào, 1973; Đặng Huy Huỳnh và nnk, 1975;
Phạm Trọng Ảnh, 2000).
ở Đồng bằng sông Cừu Long đã phát hiện cầy hương có ở rừng tràm, đê bao
và vườn ờ gần nhà dân (CARE, 2004). Trong đợt khảo sát của chúng tôi có ghi nhận
thông tin Cầy hương hay xuất hiện ờ vùng giáp ranh giữa Hệ sinh thái rừng tràm và
khu dân cư.
Cầy hương là loài thú ăn động vật, thành phần thức ăn gồm có giun đất, sâu đất,
rẳn giun, rết, gián, đế, ếch nhái, chuột, gia cầm và nhiều loài côn trùng khác nhau.
Nơi sống
Thức ăn
^ HOC QUOC GIA HÀ NÔI
<UNG TÂM THÒNG TIM TH'J VIÊN
TĨ7
Ngoài ra cầy hương còn ăn một số quả cây và cỏ (Đặng Huy Huỳnh và cs, 1975;
Phạm Trọng Ảnh, 2000; Nguyễn Xuân Đặng, 2000).
Ở khu vực nghiên cứu chúng tôi chưa thu được mẫu thức ăn của cầy hương.
Tuy nhiên theo nhiều người dân ờ đây thì khả năng loài này hay bẳt chuột và ăn cả quả
cây trồng.
Cầy giông Viverra úbetha (Linnaeus, 1758)
Đặc điểm nhận dạng

Cầy giống có thân màu xám tro, đậm hơn ở lưng và nhạt hơn ở bụng, thân có
nhiều vệt xám tráng không đều. Có một dải lông màu đen, cứng chạy dọc theo cột
sống từ cổ đến gốc đuôi tạo thành bờm. Đuôi có 5 đến 6 vòng đen trắng xen kẽ, chóp
đuôi đen. Bốn chân và mõm màu đen. Có tuyến xạ nằm gần bộ phận sinh dục. cầy
giông thường có trọng lượng khoảng 7 - 9kg, đôi khi có những cá thể đạt đến 12 -
13kg (Đặng Huy Huỳnh và cs, 1975; Phạm Trọng Ảnh, 1982, 2000; Boonsong
Lekagul, 1977, Nguyễn Xuân Đặng, 2000).
HinỉiS'- Cầy giông Viverra zibetha (Linnaeus, 1758)
Phân bố
Trên thế giới, cầy giông phân bố rộng ở Bắc Ẩn Độ, Nam Trung Quốc, Nepan,
Mianma, Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Singapore (Lê
Hiền Hào, 1973; Đặng Huy Huỳnh và cs, 1975, 1994; Phạm Trọng Ảnh, 1982, 2000,
Corbet and Hill, 1992, Boonsong Lekagul, 1977).
Ờ Việt Nam, Cầy giông phân bố rộng hẩu khăc các vùng rừng núi và trung du.
Ở vùng đồng bằng và ven biển sổ lượng cầy giông hiếm, chù yểu gặp ở các đồi cây
còn sót lại, bãi rậm ven sông hoặc quanh đồng ruộng Ớ Việt Nam đã phát hiện cầy
giông ở Lào Cai, Sơn La, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Phú Thọ, Hà Tây,
Hòa Binh, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế,
Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Lâm Đồng, Bình Phước, Kiên Giang (Phạm Trọng Ảnh,
1982, 2000), Thái Nguyên, Hà Giang, Ninh Bình.
Cầy giông cũng đã được phát hiện có phân bố ở đồng bằng sông Cửu Long,
trong các sinh cảnh rừng thường xanh, rừng ứàm và rừng ngập mặn (Phạm Trọng Ảnh
và nnk, 2005), cũng đã được ghi nhận ờ VQG v ồ Dơi, và phổ biến ờ VQG Ư Minh
Thượng (Lê Xuân Cảnh và nnk, 2007, Nguyễn Xuân Đặng và nnk, 2004). Năm 2000,
bẫy ảnh của dự án CARE đã thu được ảnh của cầy giông ở VQG Ư Minh Thượng.
Nhiều dấu vết của loài này cũng đã được ghi nhận ở VQG Ư Minh Thượng. Trong đợt
khảo sát của chúng tôi chưa phát hiện được loài này ở ngoài tự nhiên nhưng theo một
số người dân ờ đây thì loài này cũng tương đối phổ biến.
Nơi sống
Cầy giông là loài rộng sinh cảnh và phân bố rộng rãi. Chúng phổ biến ở các loại

rừng ứên đồi núi đất, núi đất lẫn đá, thung lũng và lưu vực sông ờ các địa phương
miền núi và trung du. Ngoài ra cũng thường xuyên gặp cầy giông ở các ưảng cỏ cây
bụi ven rừng, quanh nương rẫy, đồng mộng và cả ở gần bản làng (Lê Hiền Hào, 1973;
Đặng Huy Huỳnh và cs, 1975; Phạm Trọng Ảnh, 2000; Boonsong Lekagul, 1977).
Ngoài các hệ sinh thái kể trên, cầy giông cũng đã thích nghi được với hệ sinh thái rừng
tràm là một kiểu hệ sinh thái đất ngập nước ở đồng bằng sông Cừu Long.
Thức ăn
Cầy giông là loài thú ăn tạp, nhưng phần lớn thức ăn là động vật, hoặc gần như
hàn toàn là động vật. Thức ăn chủ yếu của chúng là chuột, ếch nhái, côn trùng, giun
đất, ngoài ra có thể ăn cả cua, cá, rắn, ốc. ở một số địa phương cầy giông còn bẳt cả
gà, vịt nuôi, nhưng không phải là hiện tượng phổ biến (Lê Hiền Hào; 1973; Đặnh Huy
Huỳnh và cs, 1975, Nguyễn Xuân Đặng, 2000). Đôi khi cũng phát hiện ừong thức ăn
cùa cầy giông có cả thực vật, nhưng với khối lượng không đáng kể. Đó là một vài loại
quả như Vả, sung, đa (Ficus), Bứa, dọc (Garcinia), gắm (Gnetum), nhội và lá cò non
(Lê Hiền Hào, 1973).
19
Trong hệ sinh thái rừng tràm và ở đồng bằng sông Cừu Long, ngoài các loại
thức ăn kể trên có thể cầy giông còn ăn cả các loại quả cây trồng cùa người dân quanh
vùng đệm, đặc biệt là đến mùa ngập nước sâu.
Cầy giông đốm lớn Viverra megaspila Blyth, 1862
Đặc điểm nhận dạng
Cầy giông đốm lớn có hình dạng, kích thước giống với loài cầy giông thường.
Những đặc điểm khác là ờ phần lưng và đùi có nhiều đốm đen lớn. Bờm lông đen dài
chạy từ cổ dọc theo sống lưng tới mút đuôi, vì vậy các khoanh đen trắng bị khuyết ở
phía trên không tạo thành vòng tròn kín. Nửa sau đuôi có màu đen. c ầy giông đốm lớn
có ừọng lượng 8 - 10 kg (Phạm Trọng Ảnh, 2000; Boonsong Lekagul, 1977, Nguyễn
Xuân Đặng, 2000).
Phân bổ
Trên thế giới, cầy giông đốm lớn phân bố ờ Nam Trung Quốc, Ẩn Độ,
Myanma, Thái Lan, Lào, Campuchia, Malaysia, Việt Nam (Đặng Huy Huỳnh và cs,

1994; Phạm Trọng Ảnh, 2000; Corbet and Hill, 1992; Boonsong Lekagul, 1977).
Ở Việt Nam, Cầy giông đốm lớn phân bố ở các tỉnh phía Nam, bao gồm Đăk
Lăk, Lâm Đồng, Tây Ninh, TP. Hồ Chí Minh, Kiên Giang (Đặng Huy Huỳnh và cs,
1994; Phạm Trọng Ảnh, 2000; Van Peenen, 1969; Osgood, 1932).
Trong đợt khảo sát của chúng tôi chưa thu được thông tin về loài này. Tuy
nhiên trong đợt nghiên cứu cùa dự án CAR£ bẫy ành đã thu được hình của loài này ỡ
Vườn Quốc gia u Minh Thượng, có thể kích thước của quần thể ờ đây tương đối nhò
(CARE, 2004).
Nơi sống
Thông tin về sinh học và sinh thái học của cầy giông đốm lớn không nhiều.
Vùng sống và hoạt động của cầy giông sọc tương tự như cầy giông thường (Phạm
Trọng Ảnh, 2004; Nguyễn Xuân Đặng, 2000; Boonsong Lekagul, 1977) vùng rừng,
bia rừng, cây bụi, nương rẫy, kể cả rừng tràm và đước ờ đồng bằng Nam Bộ (Phạm
Trọng Anh, 2004).
Trong đợt khảo sát cùa chúng tôi chưa thu được thông tin về sinh học, sinh thái
của loài này. Tuy nhiên khả năng hệ sinh thái rừng ràm cũng là nơi sống của loài này
vì đã có thông tin thu được hình của loài này ở Vườn Quốc gia Ư Minh Thượng là nơi
có hệ sinh thái rừng tràm điển hình của đồng bằng sông Cửu Long.
Thức ăn
Thức ăn của cầ y giông đốm lớn tương tự cầy giông thường, gồm chuột, ếch
nhái, chim nhỏ, cua, cá, côn trùng, một số quả cây, có thể cả gia cầm và gia súc nhỏ
(Phạm Trọng Anh, 2000).
3.3. Một sổ loài thú quý hiếm khác
Rái cá vuốt bé - Aeonyx cinerea (Illiger, 1815); được xếp ưong Sách Đỏ Việt Nam
2007 ờ mức VƯ (Vulnerable - có thể bị đe dọa) và NĐ32/2006/NĐ-CP ở nhóm IB
(Nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại).
Rái cá vuốt bé có phân bố rộng ữên toàn quốc (Phạm Trọng Ảnh, 2000), tuy
nhiên chúng sống rải rác theo đàn chi 4 - 5 cá thể. ở Ư Minh Thượng và các vùng lân
cận loài này tương đối phổ biến (CARE, 2004). Trong đợt khảo sát tháng 8/2007 đã 3
lần chúng tôi gặp rái cá vuốt bé ứên đường từ trụ sở VQG đi hồ Hoa Mai, tọa độ

N09036’52,6” ; E105005’48,4” . Tìm hiểu qua một số người dân và qua khảo sát cho
thấy Rái cá vuốt bé tương đối phổ biến trong khu vực và có số lượng cá thể cao, mỗi
đàn có 10 - 20 cá thể.
Rái cá lông mũi - Lutra sumatrana (Gray, 1865): được xếp trong Sách Đỏ Việt Nam
2007 ờ mức EN (Endangered - nguy cấp) và NĐ32/2006/NĐ-CP ở nhóm IB.
Rái cá lông mũi là một trong số những loài thú quý hiếm trên thế giới, hiện nay
chi có Thái Lan và Việt Nam có bằng chứng trực tiếp về sự xuất hiện của loài này
(CARE, 2004). Cho đến thời điểm trước năm 2000, Rái cá lông mũi đuợc cho là tuyệt
chủng ờ Việt Nam. Tháng 3-2000, đoàn cán bộ nghiên cứu của dự án CARE đã ghi
nhận và thu được ảnh của loài này ờ Vườn Quốc gia u Minh Thượng, tinh Kiên
Giang. Đây là nơi đầu tiên phát hiện lại rái cá lông mũi ở Việt Nam (CARE, 2004). số
lượng cá thể ít hơn Rái cá vuốt bé, mồi đàn chi có từ 3 - 5 cá thể.
Mèo cá - Prỉonailurus viverrinus Bennett, 1833: Sách Đỏ Việt Nam 2007 xếp ờ mức
EN (Endangered - nguy cấp) và NĐ32/2006/NĐ-CP ở nhóm IB.
21
Đây là loài thú rất hiếm trong toàn quốc, từ trước đến nay mới chi một vài lần
ghi nhận được ờ Tây Ninh (Osgood, 1932), Khánh Hòa, TP. Hồ Chí Minh (Đặng Huy
Huỳnh và cs, 1994; Van Peenen, 1969), Cao Bằng, Kiên Giang (Phạm Trọng Ảnh,
2000). Tuy nhiên loài này lại rất phổ biến ờ VQG u Minh Thượng. Năm 2000 dự án
CARE đã thu được một số hình ảnh và mẫu vật của loài này (CARE, 2004). Trong đợt
khảo sát tháng 8/2007 đã ghi nhận dấu vết của Mèo cá ở nhà dân gần kênh số 8
(N09°38’33,9” , E 105°6’20,5” ), trong tháng 4/2007 máy ủi trong khi làm việc đã đè
chết 01 mèo cá còn non ở khu vực này. 10/8/2007 một người dân ờ kênh số 1 đã bẫy
được 02 mèo cá. Như vậy chứng tỏ Mèo cá rất phổ biến ờ VQG Ư Minh Thượng và
hiện đây là quần thể lớn nhất của loài này được ghi nhận ờ Việt Nam.
3.4. Nguyên nhân suy thoái và các giải pháp bảo tồn
Hiện nay mối đe dọa chủ yếu đối với đa dạng sinh học ờ hệ sinh thái rừng tràm
ở đồng bằng sông Cửu Long là cháy rừng, suy giảm chất lượng nơi sống, săn bắn.
Trong khi cháy rừng là một đặc điểm tự nhiên của rừng tràm và xảy ra định kỳ
hàng năm thì việc quản lý, kiểm soát chế độ thủy văn không phù hợp đã để mức nước

kênh rạch quá thấp trong mùa khô nên thảm họa cháy rừng đã liên tiếp xảy ra năm
2002 (Phạm Trọng Ảnh và cs, 2005). Gần đây đã có một số biện pháp được tiến hành
để giữ nước ở mức tương đối ổn định. Tuy nhiên náu trữ nước liên tục thì có thể ánh
hưởng đến sự phát triển của cây tràm và hệ thủy sinh vật trong vùng do cây tràm bị
úng nước quá lâu. Trên thực tế từ lúc trữ nước liên tục đến nay cây tràm phát triển
không được nhiều, c ần nghiên cứu để có chế độ trữ nước và tháo nước cho phù hợp,
vừa đảm bảo phòng chống cháy rừng vừa đảm bảo sự phát triển và ổn định của hệ sinh
thái rừng tràm.
Mối đe dọa thứ hai đối với các loài động vật là mất nơi cư trú và suy giảm chất
lượng nơi sống. Việc mất nơi cư trú chủ yếu xảy ra từ tnhững năm về trước, cho đến
nay vẫn còn hiện tượng phá rừng và các trảng cỏ để làm đất nông nghiệp nhưng không
phải nhiều. Việc suy giảm chất lượng nơi sống xảy ra phổ biến hơn. Chất lượng nơi
sống suy giảm do hoạt động khai thác cây tràm của con người làm xáo trộn không gian
sống, ảnh hường đến các loài động vật. Hiện nay, việc trồng tràm lại ành hưởng đến
chất lượng nơi sống của động vật. Việc phá hủy các tràng cò làm mất đi nơi sống tự
nhiên của các loài động vật là mồi của thú ăn thịt trong đó có cầy, đồng thời cũng làm
mất nơi trú ẩn của chúng. Việc phá các trảng cò để trồng tràm đã làm mất đi tính chất
tự nhiên của hệ sinh thái, làm giảm tính đa dạng sinh học trong khu vực.
22
Mối đe dọa thứ ba đối với đa dạng sinh học nói chung và các loài cầy nói riêng
trong hệ sinh thái rừng tràm ờ đồng bằng sông Cừu Long là các hoạt động đánh bắt và
bẫy các loài động vật hoang đã một cách bất hợp pháp. Trong vùng lõi chủ yếu hoạt
động đánh bắt cá. Ở vùng đệm đó là hoạt động bẫy, bắt các loài thủ từ trong vùng lõi
ra ngoài kiếm ăn, gồm các loài thú ăn thịt: cầy hương, cầy giông, mèo rừng, mèo cá
Sản phẩm thu được thường được người dân đem bán cho các quán thu gom rồi chuyển
đến các nhà hàng. Tuy nhiên hoạt động này cũng rất khó kiểm soát, chi sau khi người
dân đã bẫy bắt và tiêu thụ trót lọt thì thông tin mới đến cơ quan chức năng. Để giải
quyết vấn đề này, cần có những hoạt động giáo dục tuyên truyền bảo vệ động vật
hoang dã tới người dân địa phương, trên cơ sở đó xây dựng mạng lưóni cộng đồng tham
gia bảo tồn động vật hoang dã trong các khu dân cư để cơ quan chức năng có thể

nhanh chóng nắm bắt được thong tin về săn bắt và buôn bán động vật hoang dã trong
khu vực.
Ngoài ra đối với những khu vực có tính đa dạng sinh học cao và thu hút được
nhiều sự quan tâm như VQG u Minh Thượng còn phải đối mặt với một mối đe dọa
khác đén từ hoạt động du lịch. Ngoài việc phát triển cơ sờ hạ tầng dành cho du lịch
(Phạm Trọng Ảnh và cs, 2005; Lê Xuân Cảnh và cs, 2007), hoạt động của khách du
lịch cũng ảnh hường đến đa dạng sinh học của VQG. Hiện nay ngoài du khách đến
tham quan còn có một số khách đến câu cá trong vùng lõi. Khi số khách này tăng lên,
nếu không có biện pháp quản lý chặt chẽ có thể dẫn đến khai thác quá mức làm giảm
sút sự đa dạng các loài cá trong vùng, đặc biệt lượng rác thải phát sinh từ hoạt động du
lịch có thể gây ô nhiễm môi trường sống trong khu vực.
IV. KÉT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
* •
.1. Cho đến nay đã ghi nhận được trong Hệ sinh thái rừng tràm ờ đồng bằng sông
Cửu Long có 4 loài thú thuộc họ cầy: cầy vòi hương Paradoxnrus
hermaphroditus, cầy hương Viverricula indica, cầy giông Viverra zibeiha,
Cầy giông đốm lớn Viverra megaspila, trong đó 1 loài có trong SĐVN 2007, 3
loài có trong NĐ32/2006 của Chính phủ.
2. Ngoài các loài cầy, trong HST rừng tràm ở ĐBSCL còn là nơi sống của một số
loài thú cực kỳ quý hiếm trên toàn quốc như Rái cá vuốt bé Aeonyx cinerea, Rái
cá lông mũi Lutra sumatrana, Mèo cá Prionaiỉurus viverrmus
3. Đã bồ sung thông tin một số đặc điểm sinh học, sinh thái của loài cầy VÒI mướp
Paradoxurus hermaphroditus, cầy giông đốm lớn Viverra megaspila so VỚI các
nghiên cứu trước.
4. Hiện nay các loài động thưc vật hoang dã nói chung và thú họ cẩy Viverridae ở
hệ sinh thái rừng tràm nói riêng đang bị đe dọa suy giàm bời một số nguyên
23
nhân, trong đó chù yếu là cháy rừng, săn bắt và hoạt động du lịch, cần có biện
pháp kiểm soát và quản lý chặt chẽ các vấn đề này .
KIẾN NGHỊ

1. Tiếp tục các nghiên cứu về thú họ cầy Viveưidae trong các hệ sinh thái còn lại
của ĐBSCL, tạo cơ sờ khoa học cho việc bảo tồn . Các loài này một cách hiệu
quả nhất.
2. Tổ chức nghiên cứu các nhóm thú còn lại ở ĐBSCL, đặc biệt là các loài quý
hiếm như Rái cá vuốt bé Aeonyx cinerea, Rái cá lông mũi Lutra sumatrana,
Mèo cá Prionailurus viverrinus
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi đã nhận được sự giúp đỡ, tạo điều
kiện làm việc của các cán bộ Bộ môn Động vật có xương sống - Khoa Sinh học, Ban
Giám đốc và các cán bộ công nhân viên Vườn Quốc gia u Minh Thượng - tinh Kiên
Giang, ông Nguyễn Vũ Khôi - tổ chức WAR Việt Nam. Ngoài ra, chúng tôi còn nhận
được sự quan tâm, giúp đỡ và tạo điều kiện của Ban Chủ nhiệm Khoa Sinh học, của
Phòng Khoa học và Công nghệ, phòng Ke hoạch - Tài vụ Trường Đại học Khoa học
tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội. Chủng tôi xin bày tò sự cảm ơn chân thành đối với
những giúp đỡ quý báu đó.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Trọng Ảnh, Nguyễn Xuân Đặng, Nguyễn Trường Sơn, 2005. Đặc điểm khu
hệ thú Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Sinh học, T. 27 - số 4A, 11-2005, tr.
11-18.
2. Phạm Trọng Ảnh, Nguyễn Xuân Đặng, Nguyễn Trường Sơn, 2004. Đặc điểm khu
hệ thú (Mammalia) trong hệ sinh thái rừng tràm ở Đồng bàng sông Cừu Long
Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong Khoa học Sự sống. Nxb KH&KT, 2004. Tr.
749-752.
3. Phạm Trọng Ảnh, 2000. Động vật chí Việt Nam - Bộ thú Ăn thịt, tài liệu chưa xuất
bản.
4. Phạm Trọng Ảnh, 1982. Nghiên cứu thú ăn thịt (Carnivora) các tình phía bắc Việt
Nam, Luận án Tiến sĩ Sinh học.
5. Bộ Khoa học và Công nghệ, 2007. Sách Đò Việt Nam, Phẩn Động vật. NXB
KH&KT, Hà Nội.
6. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2004. Thông tin các khu bào vệ hiện có

và đề xuất ở Việt Nam. Tập 2, miền Nam Việt Nam
24

×