Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

thực trạng công tác thanh toán tín dụng chứng từ tại công ty seaprodex đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (287.82 KB, 47 trang )

Phần1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ THANH TOÁN HÀNG XUẤT KHẨU THEO PHƯƠNG
THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ (TDCT)
1.1.Khái niệm,mục tiêu và vai trò của thanh toán quốc tế
1.1.1.Khái niệm
Thanh toán quốc tế là việc thanh toán các nghiệp vụ phát sinh có liên quan đến
quan hệ kinh tế thương mại và các mối quan hệ khác giữa các tổ chức, các cá nhân và
các chủ thể khác nhau giữa các nước khác nhau.
Các hoạt động làm phát sinh nghiệp vụ thanh toán quốc tế như: mua bán hàng hoá và
dịch vụ quốc tế, thanh toán các khoản phí vận tải, bảo hiểm, tiền bồi thường, thưởng
phạt,…
1.1.2.Mục tiêu
- Đảm bảo thu đúng, thu đủ, kịp thời tiền hàng, thu về càng nhanh càng tốt.
- Đảm bảo giá trị thực tế của số thu nhập ngoại tệ khi có những biến động tiền tệ
xảy ra.
- Đảm bảo tính thống nhất hài hoà về quyền lợi và nghĩa vụ hai bên.
- Góp phần thuận lợi cho việc đẩy mạnh xuất khẩu, củng cố và mở rộng thị trưòng
và phát triển thêm thị trường mới.
1.1.3.Vai trò
- Thanh toán quốc tế là khâu cuối cùng của quá trình mua bán, nó quyết định đến
sự thành bại của doanh nghiệp.
- Thanh toán quốc tế tạo điều kiện cho nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu tìm được
sự thoả thuận tối đa trên thương trường.
- Hiệu quả kinh doanh của doanh nhgiệp phần lớn phụ thuộc vào công tác thanh
toán quốc tế, thông qua việc thanh toán được hay không, nhanh hay chậm. Thanh toán
quốc tế còn quyết định lượng ngoại tệ thu được của một quốc gia và vòng luân chuyển
vốn kinh doanh quốc tế.
Thanh toán quốc tế đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân thông qua
kim ngạch xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, không phải tất cả kim ngạch xuất nhập khẩu
đều được thanh toán, nó phụ thuộc rất nhiều vào kĩ thuật, sự hiểu biết và vận dụng chặt
chẽ nội dung của điều khoản thanh toán trong hợp đồng quốc tế. Vai trò này được thể


hiện qua việc thu hút lượng ngoại tệ rất lớn vào đất nước.
1.2.Phương thức tín dụng chứng từ trong thanh toán quốc tế
1.2.1.Khái niệm
Phương thức tín dụng chứng từ là một sự thoả thuận, trong đó một ngân hàng
(ngân hàng mở thư tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng (người yêu cầu mở thư tín
dụng ) sẽ trả một số tiền nhất định cho một người khác (người hưởng lợi số tiền của tín
dụng ) hoặc chấp nhận hối phiếu do người này kí phát trong phạm vi số tiền đó khi
người này xuầt trình cho ngân hàng một bộ chứng từ hàng hoá phù hợp với những qui
định trong thư tín dụng.
1.2.2.Nội dung của phương thức TDCT
a.Các bên tham gia
- Người mở L/C (The applicant for Letter of Credit) là người nhập khẩu hoặc
người khác do người nhập khẩu chỉ định.
- Người hưởng lợi thư tín dụng (The beneficiary) là người bán, người xuất khẩu
hay bất kì người nào khác do người hưởng lợi chỉ định.
- Các ngân hàng:
+ Ngân hàng phát hành (Inssuing bank)
+ Ngân hàng thông báo (Advising bank)
+ Ngân hàng trả tiền (Neotiating bank)
+ Ngân hàng xác nhận (Confirming bank)
+ Ngân hàng chiết khấu (Discounting bank)
b.Trình tự thực hiện (2)

(6)
(7)
( 10) (3) (5) (1) (8) (9)
(4)
(1) Người nhập khẩu làm đơn mở L/C gởi đến ngân hàng qui định trong hợp đồng.
(2) Ngân hàng nước người nhập khẩu phát hành một thư tín dụng gởi đến ngân
hàng nước người xuất khẩu, để ngân hàng thông báo đến cho người xuất khẩu.

Ngân hàng
thông báo
Ngân hàng
mở L/C
Người
XK
Người
NK
(3) Ngân hàng thông báo L/C cho người xuất khẩu.
(4) Người XK sau khi kiểm tra toàn bộ nội dung L/C, nếu có sai sót đề nghị người
NK tiến hành thủ tục tu chỉnh L/C, cho đến khi chấp nhận toàn bộ nội dung của L/C
tiến hành giao hàng theo qui định.
(5) Sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng, người XK lập bộ chứng từ thanh toán
theo yêu cầu của L/C xuất trình lên ngân hàng thông báo để ngân hàng này chuyển
chứng từ cho cho ngân hàng mở L/C.
(6) Ngân hàng thông báo chuyển chứng từ cho ngân hàng mở để ngân hàng này
kiểm tra chứng từ và thực hiện nghĩa vụ đã cam kết với người hưởng lợi trong L/C.
(7) Ngân hàng mở kiểm tra bộ chứng từ thanh toán, nếu thấy phù hợp với L/C thì
tiến hành trả tiền cho người XK hoặc chấp nhận hối phiếu và trả tiền khi đáo hạn. Nếu
chứng từ không phù hợp thì có thể từ chối thanh toán.
(8) Ngân hàng mở L/C chuyển chứng từ cho người nhập khẩu.
(9) Ngân hàng mở thông báo nợ cho nhà nhập khẩu.
(10) Ngân hàng thông báo báo có cho nhà xuất khẩu.
1.2.3.Ưu nhược điểm của phương thức TDCT đối với người xuất khẩu
a.Ưu điểm
- Việc trả tiền cho người bán được đảm bảo chắc chắn hơn do một ngân hàng đứng
ra cam kết trả tiền.
- Người bán khống chế được quyền sở hữu hàng hoá và khống chế được quyền
nhận hàng của người mua.
- Người bán có thể sử dụng L/C như một phương thức tài trợ cho xuất khẩu.

b.Nhược điểm
- L/C đòi hỏi ngân hàng phải có kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm trong việc
điều hành L/C.
- Rủi trong việc lập bộ chứng từ có thể từ chối thanh toán.
- Thủ tục thanh toán phức tạp về công tác kiểm tra và lập bộ chứng từ.
- Tốc độ thanh toán chậm.
1.3.Khái quát chung về thư tín dụng
1.3.1.Khái niệm
Thư tín dụng (L/C) là một văn bản do ngân hàng phát hành ra theo yêu cầu của
người nhập khẩu để cam kết trả tiền cho người xuất khẩu với điều kiện người xuất
khẩu phải giao hàng đúng và chứng minh việc thực hiện đó thông qua bộ chứng từ
thanh toán.
1.3.2.Nội dung của L/C theo UCP 600
- Số hiệu L/C: dùng để trao đổi thư từ, điện tín có liên quan đến việc thực hiện
L/C, để ghi vào các chứng từ có liên quan trong bộ chứng từ thanh toán, dùng để tham
chiếu.
- Địa điểm mở L/C: là nơi ngân hàng mở tạo lập và chuyển giao L/C.
- Ngày mở L/C: là căn cứ để xác định:
+ Ngày phát sinh sự cam kết của ngân hàng mở với người xuất khẩu.
+ Ngày bắt đầu tính thời gian hiệu lực của L/C.
+ Ngày ngân hàng mở chính thức chấp nhận xin mở L/C của người nhập khẩu và
đó là căn cứ để người xuất khẩu kiểm tra người nhập khẩu thực hiện việc mở L/C có
đúng hạn qui định trong hợp đồng hay không.
- Loại L/C.
- Tên và địa chỉ của các bên liên quan đến L/C gồm: người yêu cầu mở L/C, ngân
hàng thông báo, ngân hàng trả tiền, ngân hàng xác nhận và người hưởng lợi.
- Phương thức mở L/C: ngân hàng mở dùng điện hay L/C
- Thời hạn hiệu lực L/C: là thời hạn ngân hàng mở cam kết trả tiền cho người xuất
khẩu, nếu người xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ phù hợp với L/C. Thời hạn hiệu lực
L/C được tính bắt đầu từ ngày mở L/C đến ngày hết hiệu lực của L/C.

- Địa điểm xuất trình L/C: trong trường hợp địa điểm xuất trình L/C có giá trị tự do
tức là địa chỉ của bất kì ngân hàng nào tại đó L/C có giá trị thanh toán hoặc chiết khấu.
Trường hợp địa điểm xuất trình khác với địa điểm của ngân hàng phát hành được xem
là địa điểm bổ sung vào địa chỉ ngân hàng phát hành. Trường hợp L/C qui định xuất
trình cho ngân hàng phát hành thì người thụ hưởng chỉ xuất trình tại một địa chỉ duy
nhất là ngân hàng phát hành mới được thanh toán.
- Số tiền của L/C: phải được ghi bằng số và bằng chữ, phải được thống nhất với
nhau. Tên đơn vị tiền tệ phải rõ ràng chính xác, không nên ghi số tiền dưới dạng số
tuyệt đối.
- Những nội dung hàng hoá: tên hàng, số lượng, trọng lượng, giá cả, quy cách
phẩm chất,…
- Thời hạn trả tiền của L/C: liên quan đến việc trả ngay hay trả tiền sau. Thời hạn
trả tiền có thể nằm trong thời hạn hiệu lực của L/C nếu như trả ngay, nằm ngoài thời
hạn hiệu lực L/C nếu trả tiền có kì hạn.
- Thời hạn giao hàng: được ghi trong L/C và do hợp đồng mua bán qui định. Thời
hạn giao hàng có mối quan hệ chặt chẽ với thời hạn hiệu lực L/C.
- Nộidung về vận tải, giao nhận hàng hoá: bao gồm điều kiện cơ sở giao hàng, nơi
gửi, nơi giao hàng, cách vận chuyển, cách giao hàng,…
- Những chứng từ phải xuất trình: đây là nội dung then chốt trong L/C là bằng
chứng người xuất khẩu chứng minh rằng mình đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng và
làm đúng những qui định trong L/C. Nếu bộ chứng từ phù hợp với những qui định
trong L/C, ngân hàng mở L/C sẽ tiến hành trả tiền cho người xuất khẩu.
Thông thường bộ chứng từ gồm:
+ Thư tín dụng (bản gốc)
+ Hợp đồng thương mại
+ Vận đơn đường biển
+ Bảng kê khai hàng hoá
+ Hoá đơn thương mại
+ Giấy chứng nhận xuất xứ
+ Các chứng từ khác theo yêu cầu của người nhập khẩu

1.3.3.Các loại L/C trong phương thức TDCT
- Thư tín dụng không hủy ngang (Irrevocable L/C): là thư tín dụng khi mở ra muốn
bổ sung, sửa đổi hủy bỏ phải có sự đồng ý của hai bên và phải có sự xác nhận của
ngân hàng.
- Thư tín dụng chuyển nhượng (Tranferable L/C): là thư tín dụng mà người hưởng
lợi thứ nhất có quyền ra lệnh cho ngân hàng trích toàn bộ hay từng phần số tiền L/C đó
để trả cho một hay nhiều người khác.
- Thư tín dụng có thể hủy ngang (Revocable L/C) :là thư tín dụng khi ngân hàng
mở ra, các bên có thể bỏ nó, sửa đổi hoặc bổ sung mà không có sự đồng ý của các bên.
- Thư tín dụng không thể hủy bỏ miễn truy đòi (Irrevocable without recourse): là
thư tín dụng miễn đòi tiền lại cho người hưởng lợi nó.
- Thư tín dụng giáp lưng (Back to back L/C): sau khi nhận được L/C do người
nhập khẩu mở cho mình, người xuất khẩu dùng L/C này thế chấp mở L/C khác cho
người hưởng lợi khác hưởng với nội dung gần giống với L/C ban đầu. L/C mở sau là
L/C giáp lưng.
- Thư tín dụng đối ứng (Reciprocal L/C): là loại thư tín dụng không hủy ngang nó
chỉ có giá trị hiệu lực khi L/C khác đối ứng với nó được mở ra. Điều đó có nghĩa là
người xuất khẩu khi nhận được L/C phải mở một L/C tương ứng mới có giá trị.
- Thư tín dụng tuần hoàn (Revolving L/C): là loại L/C không hủy ngang trong đó
qui định khi L/C sử dụng hết kim ngạch hoặc sau khi hết hiệu lực của L/C thì nó tự
động có giá trị như cũ và cứ như vậy L/C tuần hoàn đến khi nào hoàn tất giá trị hợp
đồng.
- Thư tín dụng thanh toán chậm (Deferred payment L/C): là loại L/C không hủy
ngang trong đó qui định ngân hàng mở L/C hay ngân hàng xác nhận L/C cam kết với
người hưởng lợi sẽ thanh toán toàn bộ số tiền trên L/C vào thời hạn cụ thể ghi trên L/C
sau khi nhận được chứng từ và không cần hối phiếu.
- Thư tín dụng ứng trước hay thư tín dụng điều khoản đỏ (Red clause L/C): là loại
L/C chấp nhận ứng trước một số tiền cho người hưởng lợi với điều khoản người hưởng
lợi phải kí phát một hối phiếu đòi tiền số tiền ứng trước đó bằng nhờ thu trơn kèm thư
ủy thác thu hộ gửi cho ngân hàng.

- Thư tín dụng dự phòng (Stand by L/C): là L/C mà khi người bán không hoàn
thành nhiệm vụ giao hàng thì hoàn trả lại những khoản thiệt hại cho người mua do việc
mở L/C gây ra.
1.4.Bộ chứng từ thanh toán trong phương thức TDCT
- Hóa đơn thương mại (Commercial invoice): là một chứng từ quan trọng, là căn
cứ để thanh toán tiền hàng, là cơ sở để giám sát, quản lí và tính thuế, là cơ sở để tính
bảo hiểm hàng hóa, là cơ sở để đối chiếu và theo dõi thực hiện hợp đồng, trong trường
hợp không cần hối phiếu thì hóa đơn là căn cứ để trả tiền.
- Vận đơn đường biển (Bill of lading): là một chứng từ chuyên chở hàng hóa bằng
đường biển do người chuyên chở cấp cho người giao hàng sau khi đã xếp hàng lên tàu
hoặc nhận hàng để xếp. Chức năng của vận đơn là bằng chứng xác nhận hợp đồng
chuyên chở hàng hóa đã được kí kết, là biên lai nhận hàng của người chuyên chở, là
chứng từ xác nhận quyền sở hữu hàng hóa đã ghi trong vận đơn cho phép người nắm
bản gốc của vận đơn nhận hàng hóa ghi trên vận đơn.
- Hối phiếu (Bill of exchange): là mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện do một người kí
phát cho người khác, yêu cầu người này khi nhìn thấy hối phiếu hoặc khi được yêu cầu
hoặc khi đến một ngày xác định phải trả một số tiền nhất định cho một người nào đó
hoặc theo lệnh của người này trả cho người khác hoặc người cầm hối phiếu .
- Phiếu đóng gói (Packing list): là một chứng từ do người sản xuất hoặc người xuất
khẩu nhằm liệt kê loại hàng và số lượng từng loại được đóng gói trong từng kiện hàng
gởi cho người nhập khẩu.
- Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin): có thể do người cung cấp, nhà
chế tạo hoặc nhà xuất khẩu lập do phòng thương mại kí xác nhận hoặc hiệp hội ngành
hàng của quốc gia hoặc khu vực hay quốc tế để xác nhận nơi sản xuất hoặc khai thác
ra hàng đó.
- Giấy chứng nhận vệ sinh phòng dịch (Health Certificate): do nhân viên y tế của
tổ chức y tế có thẩm quyền chứng nhận hàng hóa thực phẩm xuất khẩu không bị nhiễm
trùng, không ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.
- Các chứng từ khác theo yêu cầu của người nhập khẩu.
1.5.Các văn kiện pháp lí điều chỉnh phương thức TDCT

 Qui tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (The Uniform Custom and
Practice For Documentary Credit) được phát hành lần đầu tiên 1936, qua sáu lần sửa
đổi. Phiên bản mới nhất là phiên bản UCP 600 do ICC (International Chamber of
Commerce: phòng thương mại quốc tế) ban hành ngày 25/10/2006, có hiệu lực ngày
01/01/2007. Mục đích của UCP nhằm thống nhất phương thức tín dụng chứng từ, áp
dụng cho các ngân hàng thuộc các nước và vùng lãnh thổ khác nhau trên thế giới để
tránh tranh chấp và gây phức tạp giữa các ngân hàng trong việc thanh toán tiền hàng
trong ngoại thương, với điều kiện khi mở L/C các ngân hàng có dẫn chứng đến UCP.
Nếu L/C dẫn chứng đến một UCP nào đó, điều đó có nghĩa là các ngân hàng liên hệ
phải tuân theo nguyên tắc của UCP đó qui định và là căn cứ để giải quyết các tranh
chấp xảy ra (nếu có).
 Bản qui tắc thống nhất hoàn trả tiền liên ngân hàng theo tín dụng chứng từ (The
Uniform rules for bank to bank reimbursement under documentary credit-URR). Phiên
bản số 681 do ICC (International Chamber of Commerce: phòng Thương Mại Quốc
Tế) ban hành năm 2007. Văn kiện này ra đời nhằm cụ thể hóa những qui định của
UCP 600, thể hiện sự nhất quán với UCP cũng như các quan điểm và quyết định của
ủy ban ngân hàng của ICC. Văn bản này phản ánh tiêu chuẩn quốc tế về thực hành tín
dụng chứng từ cho tất cả các bên liên quan đến tín dụng chứng từ. Khi mà quyền lợi ,
nghĩa vụ và biện pháp hạn chế tổn thất đối với người mở tín dụng phụ thuộc vào cam
kết của họ với ngân hàng phát hành, vào việc thực hiện giao dịch cơ sở và vào bất kỳ
sự từ chối đúng hạn nào theo luật lệ và tập quán áp dụng, cho nên người người mở tín
dụng không được cho rằng họ có thể dựa vào các điều khoản này để thoái thác nghĩa
vụ hoàn trả cho ngân hàng phát hành .
Phần2
TÌNH HÌNH KINH DOANH XNK, THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP
NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THANH TOÁN MẶT HÀNG TÔM XUẤT
KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG MỸ THEO PHƯƠNG THỨC TDCT TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN XNK THỦY SẢN MIỀN TRUNG
2.1.TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XNK CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN XNK THỦY SẢN MIỀN TRUNG

2.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển
a.Lịch sử hình thành
Vào đầu những năm 1980, trong bối cảnh nhà nước thử nghiệm cơ chế mới “tự cân
đối - tự trang trải”, cùng với nhu cầu khách quan về phát triển kinh tế thuỷ sản khu vực
Miền Trung, ngày 26 tháng 2 năm 1983, Chi nhánh Xuất Khẩu Thuỷ Sản Đà nẵng,
tiền thân của Công ty XNK Thuỷ Sản Miền Trung được thành lập, thay thế cho Trạm
tiếp nhận thuỷ sản Đà Nẵng, xây dựng một mô hình làm ăn mới.
Công ty XNK Thủy Sản Miền Trung được thành lập theo quyết định số 242/TS-
QĐ ngày 31/3/1993 của Bộ Thủy Sản, là doanh nghiệp nhà nước, hạch toán độc lập,
thành lập và tổ chức hoạt động kinh doanh về thuỷ sản, phục vụ sản xuất kinh doanh
thuỷ sản và các ngành nghề khác theo qui định của pháp luật. Công ty có quyền tự chủ
kinh doanh, tự chủ về tài chính.
Nguyên tắc hoạt động kinh doanh của công ty là gắn thương mại với sản xuất, gắn
kinh tế với chính trị xã hội, không ngừng tạo thế và lực cho mình mà nội dung cơ bản
là tạo vốn, tạo cơ sở vật chất, tạo uy tín, phải xây dựng một đội ngũ quản lý, cán bộ
nghiệp vụ kỹ thuật và công nhân lành nghề tận tâm, tận lực vì sự phát triển của công
ty, linh hoạt thích nghi để hội tụ bạn hàng, đảm bảo hài hoà lợi ích.
Thực hiện chủ trương của nhà nước về sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp, Seaprodex
Danang không thuộc diện giữ lại là doanh nghịêp nhà nước nên Bộ Thủy Sản đã có
quyết định số 1226/QĐ-BTS ngày 21/10/2005 về việc cổ phần hoá và thành lập Ban
chỉ đạo cổ phần hoá Công ty cổ phần XNK Thuỷ Sản Miền Trung.
Ngày 09 tháng 12 năm 2006, Công ty đã tổ chức thành công Đại hội cổ đông thành
lập Công ty Cổ Phần XNK Thuỷ Sản Miền Trung, và ngày 01/01/2007 Công ty Cổ
Phần XNK Thủy Sản Miền Trung chính thức đi vào hoạt động.
Tên công ty cổ phần:
Tên Việt Nam: Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản Miền Trung
Tên tiếng Anh: DANANG SEAPRODUCTS IMPORT EXPORT
JOIN STOCK CORPORATION
Tên giao dịch : SEAPRODEX DANANG
Trụ sở chính : 263 Phan Chu Trinh ,Quận Hải Châu,Thành phố Đà Nẵng

Điện thoại : 0511 3821436-0511 3823041
Fax : 0511 823769-0511 824778
Email : Wedsite : www.seadanang.com.vn
b.Qúa trình phát triển
Qúa trình phát triển cuả công ty chia làm 4 giai đoạn:
Giai đọan 1: (1983-1988) hoạt động với cơ chế tự cân đối, tự trang trải, phương
thức quản lí tập trung và chỉ đạo trực tuyến, bao gồm các phòng ban: phòng xuất nhập
khẩu, phòng liên doanh, phòng vật tư, phòng kế koạch, phòng tài chính, phòng tổ chức
hành chính.
Cuối năm 1988, do những điều kiện khách quan đó là do Quản lí trực tuyến không
còn phát huy tác dụng của nó khi đất nước chuyển sang cơ chế thị trường nên công ty
quyết định chuyển sang mô hình phân cấp nhằm nâng cao quyền tự chủ cho các đơn
vị thành viên.
Giai đoạn 2: (1989-1997) đây là giai đoạn quan trọng đánh dấu bước chuyển biến
tích cực của công ty khi đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường.
Trong thời gian này công ty mở rộng quy mô hoạt động, đây là giai đoạn ra đời
của đơn vị thành viên trong công ty, bao gồm: Trung tâm thương mại xuất nhập khẩu,
xí nghiệp chế biến thủy sản số 1, xí nghiệp cơ điện lạnh,
Mô hình tổ chức quản lí có sự thay đổi, đó là nếu như trước đây việc quản lí theo cơ
chế cấp trên đưa các chỉ tiêu cấp dưới phải thực hiện mà không có toàn quyền quyết
định thì trước thềm hội nhập công ty hiểu được tầm quan trọng của việc phân quyền
quản lí cho cấp dưới thực hiện, đó là các dơn vị thành viên đã được công ty giao vốn,
tài sản, lao động, mỗi đơn vị có con dấu riêng, tài khoản riêng và được quyền tự chủ,
tự chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Giai đoạn 3 : (1998-2002) là giai đoạn đầu tư, đổi mới công nghệ, tăng cường
năng lực sản xuất. Trong giai đoạn này, kim ngạch xuất khẩu đạt 172,08 USD, giá trị
chế biến đạt 53,2 triệu với 4 nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu.
Giai đoạn 4: (2003-đến nay) là giai đoạn thực hiện chủ trương của nhà nước về
sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp. Seaproduct Danang không thuộc diện giữ lại là doanh
nghiệp nhà nước nên Bộ Thủy Sản đã quyết định cổ phần hóa công ty trong năm 2006.

Hiện nay công ty đang hoạt động theo hình thức cổ phần hóa.
2.1.2.Chức năng, nhiệm vụ
a.Chức năng và nhiệm vụ
a.1. Chức năng
- Tổ chức thu mua- chế biến các sản phẩm thuỷ hải sản, thức ăn nuôi trồng thuỷ
sản.
- Thực hiện các hoạt động xuất khẩu các sản phẩm thuỷ hải sản.
- Nhập khẩu vật tư thiết bị phục vụ ngành thuỷ sản, nguyên liệu, hàng tiêu dùng
phục vụ nhu cầu sản xuất- tiêu dùng trong nước.
- Thực hiện các hoạt động đầu tư : bất động sản , tài chính.
- Thực hiện các hoạt động bảo quản- giao nhận - vận tải liên quan đến hoạt động
kinh doanh xuất nhập khẩu.
a.2. Nhiệm vụ
Nhiệm vụ cơ bản của công ty là không ngừng tìm hiểu mở rộng thị trường xuất
nhập khẩu, đáp ứng nhu cầu thị hiếu của khách hàng trong và ngoài nước. Đảm bảo
mối quan hệ phục vụ sản xuất kịp thời, nâng cao đời sống và năng suất lao động. Xuất
phát từ nhiệm vụ trên công ty có nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Đảm bảo kinh doanh có hiệu quả, tổ chức quản lí một cách chặt chẽ cơ sở vật
chất, tiền vốn, lao động nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh ngày một phát triển.
- Giải quyết công ăn việc làm cho công nhân viên, đảm bảo đời sống cho cán bộ
công nhân viên của công ty.
- Nộp ngân sách nhà nước, ngân sách địa phương.
b.Cơ cấu tổ chức


Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức

*Ghi chú:
Quan hệ trực tuyến
Quan hệ chức năng

c.Tầm nhìn
- Đến năm 2015, Seaprodex Danang trở thành một tập đoàn liên kết dọc các hoạt
động nuôi trồng, chế biến và kinh doanh thủy sản hàng đầu Việt nam, cung cấp các sản
phẩm dịch vụ có chất lượng với độ tin cậy cao cho khách hàng và tạo ra giá trị bền
vững cho các cổ đông.
- Công ty đang hướng đến những thị trường có nhu cầu về những sản phẩm chế
biến từ nguồn nguyên liệu khai thác tự nhiên. Một trong những mục tiêu hàng đầu của
BAN KIỂM SOÁT
HĐ QUẢN TRỊ
BAN GIÁM ĐỐC
Chi
nhán
h tại

Nội
Công ty
chế biến
và XK
thủy
sản
Công
ty
phát
triển
nguồn
lợi
thủy
sản
Ban
NK

Văn
phòng
công
ty
Chi
nhánh
tại TP
HCM
Ban
tài
chính
KH-
Đầu

Phòng
KD
Kho
vận

nghiệp
kho
vận
Sài
Gòn
Ban
XK
ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG
công ty hiện nay là cung ứng các sản phẩm có chất lượng cao nhằm đáp ứng yêu cầu
của người tiêu dùng về dinh dưỡng và vệ sinh.
2.1.3.Đặc điểm môi trường kinh doanh

a.Lĩnh vực kinh doanh:
- Hoạt động chính của công ty là hoạt động xuất nhập khẩu thủy sản:
+ Hoạt động xuất khẩu: mặt hàng kinh doanh xuất khẩu chủ yếu của Công ty là
hàng thuỷ sản được chế biến tại hai xí nghiệp thành viên, xí nghiệp trong khu vực và
cả nước bao gồm các loại: tôm thẻ, tôm chì, tôm sú, tôm sắt, mực nang, cá thu, cá
chim, cá ngừ và các loại thuỷ sản khác.
+ Hoạt động nhập khẩu: hai mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của công ty là hóa
chất hạt dẻo và vật tư hàng hóa. Ngoài ra công ty còn nhập khẩu hạt nhựa, lúa mì,
bông sợi và thép các loại tiêu thụ ở khu vực Miền Trung và Tây Nguyên .
- Ngoài ra, công ty còn kinh doanh dịch vụ kho vận với Xí Nghiệp Kho Vận Sài
Gòn và Phòng Kinh doanh Kho vận Đà Nẵng - thành viên của Seaprodex Danang - là
những đơn vị kinh doanh dịch vụ kho vận chuyên nghiệp tại khu vực Miền Nam và
miền Trung Việt Nam. Đồng thời, Seaprodex Danang chuyên sản xuất, kinh doanh các
loại thức ăn nuôi thuỷ sản (Tôm, cá,…) trên dây chuyền thiết bị công nghệ tiên tiến
nhất hiện nay, theo qui trình kiểm soát chặt chẽ, hệ số tiêu tốn thức ăn tối ưu, tổng hợp
đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng cho thuỷ sản nuôi.
b.Đặc điểm thị trường,khách hàng,đối thủ cạnh tranh
b.1.Đặc điểm thị trường
Thị trường châu Á luôn là thị trường tiêu thụ chủ yếu sản phẩm của Công ty. Các thị
trường ở châu Á là các thị trường truyền thống của công ty như Nhật Bản, Hồng
Kông ,Trung Quốc, Đài Loan, … Hiện nay công ty đang khẳng định vị trí của mình ở
các thị trường như:Mỹ, EU,…
b.2.Khách hàng
Khách hàng đóng vai trò rất quan trọng quyết định đến sự thành công hay thất bại
của doanh nghiệp. Vì vậy, Seaprodex DaNang luôn chú trọng đến việc tạo ra những
sản phẩm có chất lượng phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng. Sản phẩm của công
ty đang dần dần có mặt hầu hết trên khắp các châu lục: Nhật Bản, Hồng Kông và
Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Thái Lan, Singapore, Mỹ, EU, Úc, Pháp,… . Bên
cạnh đó công ty cũng không ngừng nghiên cứu, tìm hiểu, phát triển thêm thị trường
mới.

b.3.Đối thủ cạnh tranh
Với xu thế toàn cầu hóa, cùng với các chính sách ưu đãi của nhà nước, các công
ty tư nhân xuất nhập khẩu trong nước ra đời: công ty TNHH XNK thủy sản Duy Đại,
…,và các công ty khác như: công ty XNK thủy sản An Giang, công ty XNK thủy sản
Sài Gòn, công ty XNK thủy sản Bến Tre,…
Ngoài ra, các công ty xuất khẩu thủy sản nước ngoài có mùa vụ thu hoạch nguồn
lợi thuỷ sản trùng với mùa thu hoạch sản phẩm ở nước ta đã gây khó khăn trong việc
giá cả, khối lượng, chất lượng giữa các nước không kém phần gay gắt. Cộng với bề
dày kinh nghiệm, uy tín trong hoạt động xuất khẩu cũng gây trở ngại trong việc xuất
khẩu thủy sản của công ty.
2.1.4.Kết quả hoạt động kinh doanh những năm gần đây
Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh những năm gần đây
Nguồn: Ban xuất khẩu
*Nhận xét:
Qua bảng số liệu ta thấy: doanh thu qua các năm tăng giảm không đều cụ thể: năm
2007 doanh thu là 1205 924 470 ngàn đồng đến năm 2008 doanh thu đạt 1729 199 880
ngàn đồng, tăng 523 275 410 ngàn đồng, về tương đối tăng 43,39%, năm 2009 doanh
thu đạt 1 335 816 313 ngàn đồng, giảm 393 383 567 ngàn đồng, về tương đối giảm
-22,75%. Trong khi đó, lợi nhuận tăng qua các năm: năm 2007 lợi nhuận đạt
7 143 352,228 ngàn đồng , năm 2008 lợi nhụân 9 004 609,580 ngàn đồng, tăng
19101257,352 ngàn đồng, về tương đối tăng 26,62%,năm 2009 lợi nhuận đạt
10500000 ngàn đồng, về tuyệt đối tăng 1455390,42 ngàn đồng, về tương đối tăng
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Tổng KNXNK
Tổng KNXK
Tổng KNNK
Doanh thu
Lợi nhuận
Tỷ lệ chia cổ
tức

USD
USD
USD
1000 Đ
1000 Đ
%
67 822 620,000
17 211 397,000
50 611 223,000
1 205 924 470,000
7 143 352,228
10
93 466 452,000
32 655 591,000
60 811 013,000
1 729 199 880,000
9 044 609,580
10
66 878 826
17 453 624
49 425 202
1 335 816 313
10 500 000
10
16,09%. Ta thấy doanh thu năm 2009 giảm so với năm 2008 nhưng lợi nhuận vẫn tăng
,sở dĩ như vậy là do công ty đã tối thiểu hoá chi phí, đầu tư công nghệ vào trong sản
xuất chế biến, tạo ra sản phẩm có chất lượng, phù hợp nhu cầu của người tiêu dùng
2.1.5.Những thuận lợi và khó khăn của công ty trong công tác thanh toán bằng
phương thức TDCT
a.Thuận lợi

- Đội ngũ cán bộ thanh toán có bề dày kinh nghiệm.
- Công ty có mối quan hệ truyền thống với các ngân hàng có uy tín và trình độ
nghiệp vụ cao trong nước, qua đó giúp cho công tác thanh toán được đảm bảo.
- Công ty chủ yếu sử dụng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, đây là
phương thức đảm bảo chắc chắn nhất cho quyền lợi và tạo điều kiện thuận lợi cho
công ty thu tiền hàng nhanh chóng.
- Tốc độ thanh toán của phương thức tín dụng chứng từ nhanh hơn các phương
thức thanh toán khác.
- Với sự phát triển của công nghệ thông tin cùng với sự áp dụng trang thiết bị hiện
đại phục vụ cho công tác thanh toán nhanh chóng kịp thời.
b.Khó khăn
- Phương thức tín dụng chứng từ là một phương thức thanh toán phức tạp, nhiều
rủi ro.
- Tuy tốc độ thanh toán của phương thức tín dụng có nhanh hơn các phương thức
thanh toán khác nhưng vẫn còn chậm.
- Người xuất khẩu phụ thuộc vào ngân hàng:nếu ngân hàng phát hành mất khả
năng thanh toán vì một lí do nào đó,hoặc bị đóng cửa,vỡ nợ phá sản,…sẽ dẫn đến rủi
ro cho ngân hàng chiết khấu và người xuất khẩu.
- Chi phí cao hay đôi khi người bán không đáp ứng được những qui định của L/C
nên việc thanh toán có thể bị trì hoãn thậm chí bị từ chối thanh toán.
2.2.THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TOÁN MẶT HÀNG TÔM XUẤT
KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG MỸ THEO PHƯƠNG THỨC TDCT TẠI CÔNG
TY
2.2.1.Tình hình xuất khẩu Tôm sang thị trường Mỹ
Tôm là mặt hàng đang được ưa chuộng hiện nay, đặc biệt là ở Mỹ.
Bảng 2.2. Tỷ trọng xuất khẩu Tôm ở thị trường Mỹ so với các thị trường khác:
Năm
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Giá trị
(USD)

TT
(%)
Giá trị
(USD)
TT
(%)
Giá trị
(USD)
TT
(%)
Mỹ 2 244 285,18 25,13 2 099 452,40 18,7 2 591 941,12 18,24
Các nước
khác
6 686 079,29 74,87 9 124 943,87 81,3 11 616 848,35 81,76
Tổng 8 930 364,47 100 11 224 396,27 100 14 208 789,47 100
*Nhận xét:
Qua bảng số liệu ta thấy: tỷ trọng xuất khẩu Tôm sang thị trường Mỹ giảm dần qua
các năm. Trong khi đó, giá trị xuất khẩu tăng giảm không đều qua các năm cụ thể năm
2007 là 2 244 285,18 USD, đến năm 2008 là 2 099 452,40 USD giảm so với năm 2007
là 144 832,78 USD, đến năm 2009 là 2 591 941,12 USD, tăng hơn so với năm 2008 là
492 488,72 USD. Tuy vậy, mặt hàng Tôm vẫn là mặt hàng tiêu thụ mạnh và được ưa
chuộng ở Mỹ. Công ty cần phải đẩy mạnh xuất khẩu Tôm sang thị trường Mỹ hơn nữa.
Bảng 2.3 Cơ cấu hàng Tôm xuất khẩu sang Mỹ:
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Giá trị
(USD)
TT
(%)
Giá trị
(USD)

TT
(%)
Giá trị
(USD)
TT
(%)
HLSO (bỏ
đầu-bỏ vỏ)
673 285,4700 30 839 780,960 40 1 295 970,5600 20
PTO(lột vỏ-
còn đuôi)
448 857,0360 20 491 890,480 20 518 338,2240 20
Eay to peel(dễ
lột)
224 428,5180 10 209 945,240 10 259 194,1120 10
PD(lột vỏ-lấy
gân)
718 171,2576 32 461 879,528 22 311 032,9344 12
Vi xẻ bươm 112 214,2590 5 104 972,620 5 129 597,0560 5
Các loại khác 67 328,5554 3 62 983,572 3 77 758,2336 5
KNXK Tôm
đông lạnh
2 244 285,1800 100 2 099 452,400 100 2 591 941,1200 100
*Nhận xét:
Tôm đông lạnh nhập khẩu được người Mỹ ưa thích cả về hình thức và kích cỡ. Qua
bảng số liệu ta thấy: tôm HLSO luôn là mặt hàng chiếm tỷ trọng cao tăng đều qua các
năm cụ thể năm 2007 là 30%, năm 2008 là 40%, năm 2009 là 50%. Các loại còn lại
như: PTO, Eay to Peel, Vi xẻ bươm là những mặt hàng không thay đổi qua các năm,
còn PD giảm dần qua các năm. Vì vậy, công ty cần phải nâng cao chất lượng Tôm
HLSO hơn nữa để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng Tôm ngày càng nâng cao của người Mỹ.

Đồng thời cần chú trọng nâng cao chất lượng của các dạng chế biến Tôm còn lại.
2.2.2.Các điều kiện trong thanh toán mặt hàng Tôm xuất khẩu sang Mỹ
Khi bắt đầu một thương vụ, công ty phải tiến hành giao dịch đàm phán với khách
hàng để ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương. Trong quá trình này, vấn đề mà công
ty phải luôn quan tâm là cách thành lập các điều kiện thanh toán như thế nào để công
ty có thể thu được tiền hàng về một cách nhanh nhất, đúng giá trị thực của lô hàng.
Thực tế công việc thành lập các điều kiện thanh toán ở công ty như sau:
a.Điều kiện về tiền tệ
Trong mối quan hệ với khách hàng nước ngoài, đặc biệt là khách hàng Mỹ. Công
ty chủ yếu sử dụng đồng USD làm đồng tiền thanh toán. Sở dĩ như vậy là do đồng
USD là đơn vị tiền tệ của Mỹ và tài khoản ngoại tệ của công ty tại các ngân hàng Việt
Nam là đồng USD, mặt khác đồng USD là ngoại tệ mạnh, tương đối ổn định trên thị
trường tiền tệ thế giới, có thể chuyển đổi tự do sang các đồng tiền khác. Vì vậy, việc
sử dụng đồng USD đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc thanh toán với khách hàng
Mỹ.
b.Điều kiện về địa điểm thanh toán
Địa điểm thanh toán do công ty lựa chọn thường ở trong nước, thông qua ngân
hàng Ngoại Thương chi nhánh Đà Nẵng và sở III ngân hàng Nông Nghiệp và Phát
Triển Nông Thôn chi nhánh Đà Nẵng. Đây là ngân hàng mà công ty có mối quan hệ từ
trước đến nay phục vụ cho công ty trong công tác thanh toán các mặt hàng xuất khẩu
cũng như nhập khẩu. Việc lựa thanh toán ở trong nước còn có ý nghĩa giá trị L/C sẽ
hết hiệu lực tại các địa điểm thanh toán trong nước, điều này sẽ tạo điều kiện cho công
ty trong việc lập và xuất trình bộ chứng từ, mặt khác giúp cho công ty không tốn nhiều
chi phí chuyển tiền nếu phải thanh toán ở một nước khác .

c.Điều kiện về thời hạn thanh toán
Đây là một điều kiện rất quan trọng, nó ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn, khả
năng tránh được các rủi ro trong thanh toán và những biến động về kinh tế …Tuy
nhiên lựa chọn thời hạn thanh toán như thế nào phụ thuộc rất lớn vào vốn, mặt hàng,
thái độ của khách hàng …

Trong quan hệ mua bán với khách hàng Mỹ, phần lớn công ty sử dụng thời hạn
thanh toán trả ngay. Tuy nhiên trong một số trường hợp, công ty vẫn sử dụng thời hạn
thanh toán trả sau, do một số khách hàng Mỹ có mối quan hệ làm ăn lâu dài, có uy tín
với công ty. Đây có thể là một thời hạn thanh toán mang lại nhiều rủi ro cho công ty
khi dùng thời hạn thanh toán trả sau vì nó dẫn đến việc thiếu vốn, đôi khi do sự biến
động trong nền kinh tế của Mỹ hiện nay và đây là thời kì nền kinh tế Mỹ đang dần dần
hồi phục sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu mà Mỹ là trung tâm của cuộc khủng
hoảng, tình hình tài chính đầy biến động, nhiều ngân hàng phá sản thì công ty có thể sẽ
gặp rủi ro.
d.Điều kiện về phương thức thanh toán
Tại công ty, việc sử dụng và lựa chọn các phương thức thanh toán như thế nào cho
phù hợp với từng thị trường, từng khách hàng luôn là vấn đề được công ty quan tâm.
Tuy nhiên không phải việc lựa chọn phương thức thanh toán nào là do công ty quyết
định mà là phụ thuộc vào sự thoả thuận giữa công ty với khách hàng. Đó là lòng tin và
sự rủi ro cho cả hai bên. Có nhiều tiêu chí để lựa chọn như mức độ tin cậy, giá trị lô
hàng, mặt hàng xuất khẩu, thị trường xuất khẩu, sự am hiểu về các phương thức thanh
toán của công ty.
Hiện nay, trong thanh toán mặt hàng Tôm với khách hàng Mỹ công ty chủ yếu sử
dụng hai phương thức thanh toán là tín dụng chứng từ và chuyển tiền.
Bảng 2.4 Cơ cấu phương thức thanh toán hàng Tôm xuất khẩu:
Phương thức
thanh toán
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Gía trị TT Gía trị TT Gía trị TT
(USD) (%) (USD) (%) (USD) (%)
TDCT (L/C) 1 907 642,403 85 1 889 507,16 90 2 332 747,008 90
Chuyển tiền
(T.T)
336 642,777 15 209 945,24 10 259 194,112 10
Tổng 2 244 285,180 100 2 099 452,40 100 2 591 941,120 100

*Nhận xét:
Qua bảng số liệu ta thấy : công ty chủ yếu sử dụng phương thức thanh toán tín
dụng chứng từ trong thanh toán với khách hàng Mỹ. Tỷ trọng phương thức thanh toán
TDCT vẫn chiếm tỷ trọng cao qua các năm cụ thể: năm 2007 là 85%, năm 2008 và
năm 2009 là 90%. Còn giá trị thanh toán năm 2007 là 1 907 642,403 USD, đến năm
2008 giảm xuống còn 1 889 507,16 USD với tỷ lệ giảm 6,45%, đến năm 2009 là 2 332
747,008 USD với tỷ lệ tăng là 23,46%. Bên cạnh đó, công ty vẫn sử dụng phương thức
thanh toán chuyển tiền, phương thức này công ty chỉ áp dụng với những lô hàng có gía
trị xuất khẩu không lớn và khách hàng Mỹ là những đối tác tin cậy của công ty.
Biểu đồ 2.2: Biểu đồ so sánh các phương thức thanh toán
2.2.3.Công tác tổ chức thực hiện nghiệp vụ thanh toán mặt hàng Tôm xuất khẩu
sang thị trường Mỹ theo phương thức TDCT
a.Tình hình sử dụng
Với khách hàng Mỹ công ty chủ yếu sử dụng L/C không hủy ngang . Việc sử dụng
L/C này một mặt do thói quen trong thanh toán bằng L/C không hủy ngang của khách
hàng Mỹ, mặt khác sử dụng L/C loại này sẽ đảm bảo quyền lợi của công ty trong thanh
toán, vì L/C này không cho phép ngân hàng mở và người nhập khẩu sửa đổi, bổ sung
hay hủy bỏ nếu không có sự đồng ý của người xuất khẩu .Tuy nhiên L/C này có nhược
điểm đó là chỉ có ngân hàng phát hành đứng ra cam kết trả tiền cho L/C, một khi ngân
hàng này mất khả năng thanh toán thì công ty sẽ bị thiệt hại. Vì vậy, bên cạnh sử dụng
L/C không hủy ngang công ty cần phải xác định ngân hàng phát hành L/C thực trạng
hiện nay của nó như thế nào.
: b.Tình hình thực hiện nghiệp vụ
Sơ đồ 2.3: Sơ đồ nghiệp vụ thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ

- Giục mở L/C: là một bước quan trọng trong thanh toán mặt hàng thủy sản nói
chung và mặt hàng Tôm nói riêng tại công ty. Tuy nhiên, trên thực tế khi thanh toán
với khách hàng Mỹ, công ty ít sử dụng bước này vì khách hàng Mỹ luôn mở L/C trên
cơ sở hợp đồng đã kí.
Giục mở L/C

Nhận tiền
Điều chỉnh hoặc
Thương lượng
Tu chỉnh L/C
Xuất trình bộ chứng
từ thanh toán
Giao hàng lập bộ
chứng từ
Kiểm tra L/C
Nhận L/C từ ngân
hàng
- Công ty sẽ nhận L/C từ ngân hàng thông báo và tiến hành kiểm tra L/C. Các nội
dung công ty thường kiểm tra như sau:
+ Kiểm tra tính chân thật của L/C: việc kiểm tra này Công ty sẽ tiến hành kiểm
tra kỹ. Mục đích của việc kiểm tra này để xác định L/C có giá trị thực hiện hay không.
+ Kiểm tra nội dung L/C: mục đích của việc kiểm tra này là chấp nhận L/C hay
từ chối L/C và để ghi các chi tiết lên bộ chứng từ thanh toán. Công ty kiểm tra các nội
dung sau:
 Số hiệu L/C (Documentary Credit Number): số hiệu này do ngân hàng mở
thể hiện trên bề mặt L/C, tác dụng của số hiệu này là để ghi vào các chứng từ có liên
quan trong bộ chứng từ thanh toán, để tham chiếu khi thực hiện một nghiệp vụ nào đó.
 Địa điểm mở L/C (Place of issue): là nơi ngân hàng mở viết cam kết trả tiền
cho công ty và kiểm tra địa điểm này để biết nơi mở L/C có theo hợp đồng đã thỏa
thuận trước đó hay không. Địa điểm này có ý nghĩa trong việc chọn luật áp dụng khi
xảy ra tranh chấp về L/C đó.
 Ngày mở L/C (Date of issue): là ngày bắt đầu phát sinh cam kết của ngân
hàng mở L/C với công ty, là ngày bắt đầu tính thời hạn hiệu lực của L/C, là căn cứ để
công ty kiểm tra xem người nhập khẩu có thực hiện việc mở L/C có đúng như đã qui
định trong hợp đồng không.
 Loại L/C (Form of Documentary Credit): công ty thường qui định loại L/C

trong hợp đồng và khi nhận được L/C, công ty kiểm tra kĩ phần này để xem L/C có
đúng như qui định hay không. Khi kiểm tra L/C công ty cần phải chú ý trên L/C có ghi
chữ “ không huỷ ngang” nếu không thì sự đảm bảo thanh toán sẽ mất giá trị. Để đảm
bảo an toàn trong L/C tên ghi:” Form of documentary credit: Irrevocable”.
 Tên và địa chỉ của các bên có liên quan đến L/C: (Name and address
relevant parties L/C).
* Người mở L/C (Applicant): có trùng với qui định trong hợp đồng hay
không.
* Ngân hàng mở L/C (Issuing bank): cần kiểm tra thực trạng của ngân hàng
này.
* Ngân hàng thông báo (Advising bank):có đúng như qui định như hợp đồng
không.
* Người thụ hưởng (Beneficiary): Nếu hợp đồng qui định công ty là người
thụ hưởng thì công ty cần kiểm tra xem tên và địa chỉ của công ty có chính
xác không, nếu không thì quyền lợi của công ty sẽ không được đảm bảo.
trong L/C cần ghi:
Beneficiary: Seaprodex Đanang
263 Phan Chu Trinh street Danang City, Vietnam.
Còn trường hợp, hợp đồng ghi tên người thụ hưởng là một người khác hoặc
theo lệnh thì công ty cũng cần phải kiểm tra có chính xác, đúng như trong
hợp đồng không.
 Ngày và địa điểm hết hiệu lực của L/C (date and place expiry of the Credit)
Ngày và địa điểm hết hiệu lực của L/C là một nội dung quan trọng của công ty cần
phải chú ý. Khi kiểm tra L/C, công ty cần xem xét khả năng của mình và tính chất của
từng thương vụ để lựa chọn ngày thích hợp.
Ngày hết hiệu lực của công ty cần chú ý là phải sau ngày mở L/C và sau ngày
giao hàng một khoảng thời gian hợp lý. Tức là công ty cần tính toán khoảng thời gian
thích hợp cho việc chuẩn bị hàng, giao hàng và xuất trình bộ chứng từ thanh toán,
không nên để một khoảng thời gian quá dài mà công ty nên tính toán xem thử mọi việc
có thể được hoàn thành trong thời hạn đó không để khỏi phải kéo dài thời gian, tránh

phải ứ đọng vốn.
Thông thường trong L/C qui định: địa điểm hết hiệu lực là trong nước, cũng có
một số trường hợp là tại nước nhập khẩu. Trong các hợp đồng xuất khẩu, công ty nên
chọn địa điểm hết hiệu lực tại ngân hàng nước mình để tạo điều kiện đi lại và xuất
trình bộ chứng từ thanh toán sẽ được nhanh chóng hơn.
Khi kiểm tra L/C nếu thấy ngày và địa điểm hết kiệu lực của L/C không phù hợp,
công ty sẽ không thể thực hiện được thì cần phải tu chỉnh ngay.
 Thời hạn hiệu lực L/C: đựợc tính từ ngày mở L/C đến ngày hết hiệu lực L/C
.Công ty cần phải xác định thời hạn hiệu lực chính xác để giao hàng và xuất trình bộ
chứng từ để thanh toán.
 Số tiền trên L/C (L/C Amount): công ty kiểm tra số tiền bằng số và bằng chữ
có thống nhất với nhau hay không, dung sai cho phép là bao nhiêu.
 Thời hạn giao hàng (Time of Shipment): Mặt hàng thuỷ sản là mặt hàng mang
tính thời vụ cao, việc dự trữ lại rất khó khăn và tốn kém. Vì vậy, để thực hiên tốt việc
giao hàng kịp thời, đúng số lưọng, công ty cần dự đoán tổng thời gian cho việc thu
mua, chế biến, giao hàng lên tàu…để có thể hoàn thành nghĩa vụ giao hàng của mình
trong thời hạn cho phép. Hiện nay, công ty sử dụng ngày giao hàng chậm nhất. Mặc dù
thỏa thuận như vậy, nhưng công ty căn cứ vào hoàn cảnh thực tế mình xem có thể giao
hàng được không, từ đó yêu cầu tu chỉnh L/C phù hợp với khả năng của mình.
 Cách giao hàng (Method of shipment): tình hình thu mua nguyên liệu hàng
thuỷ sản không phải lúc nào cũng ổn định do thời tiết, khí hậu, dịch bệnh… Công ty
không thể đảm bảo chắc chắn giao hàng một lần với số lượng lớn, vì vậy trong L/C
công ty nên yêu cầu cho phép giao hàng từng phần. Cho nên, khi kiểm tra L/C công ty
nên xem kỹ có cho phép giao hàng từng phần hay không. Nếu trong L/C ghi:
* Partial shipment allowed: cho phép giao hàng từng phần
* Partial shipment not allowed: không cho phép giao hàng từng phần
Công ty nên chú ý giao hàng theo đúng qui định của L/C. Nhưng tốt nhất là công
ty nên đạt được điều kiện cho phép giao hàng từng phần.
 Cách chuyển tải (Method of Transhipment): kiểm tra L/C có cho phép chuyển
tải hay không.

 Mô tả hàng hóa (Description of Goods): công ty thường kiểm tra phần này xem
có đúng với hợp đồng không bao gồm: mặt hàng, số lượng, đơn giá, điều kiện cơ sở
giao hàng,…
 Thời hạn xuất trình L/C: kiểm tra xem thời hạn xuất trình trong bao nhiêu
ngày, thời hạn đó có hợp lí không.
 Bộ chứng từ mà công ty cần phải xuất trình: đây là nội dung quan trọng bậc
nhất của L/C, khi kiểm tra L/C công ty cần phải chú ý: các loại chứng từ yêu cầu, số
lượng mỗi loại chứng từ và yêu cầu cụ thể đối với mỗi loại chứng từ để coi mình có
khả năng đáp ứng đầy đủ các yêu cầu đó không, nếu không thì cần tu chỉnh ngay L/C.
Khi công ty đã chấp nhận L/C rồi thì phải lập và xuất trình đầy đủ các chứng từ, nếu
chỉ thiếu một chứng từ công ty cũng sẽ không được thanh toán.
Mặt hàng Tôm xuất khẩu của công ty là mặt hàng thuỷ sản nên bộ chứng từ
thường bao gồm các chứng từ như hoá đơn thương mại, vận đơn, hối phiếu, phiếu
đóng gói, giấy chứng nhận xuất xứ, giấy chứng nhận phẩm chất. Ngoài ra khách hàng
thường yêu cầu giấy chứng nhận vệ sinh, giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật.
- Sau khi L/C, nếu điều khoản trong L/C không phù hợp với hợp đồng hai bên kí
thì công ty tiến hành tu chỉnh và Fax thư sang cho người mua yêu cầu tu chỉnh L/C.
Sau khi chấp nhận L/C công ty tiến hành giao hàng và lập bộ chứng từ thanh toán. Khi
lập bộ chứng từ thanh toán công ty có bản L/C gốc, bản tu chỉnh nếu có và một số
chứng từ để trống theo yêu cầu. Căn cứ để lập bộ chứng từ là dựa vào L/C.
- Công ty sẽ xuất trình bộ chứng từ tại ngân hàng để được thanh toán. Ngân hàng
sẽ kiểm tra và thông báo cho công ty về tình trạng bộ chứng từ. Nếu thấy bộ chứng từ
có sai sót, ngân hàng sẽ yêu cầu công ty điều chỉnh hoặc thương lượng với khách
hàng. Các sai sót mà công ty mắc phải thường là chứng từ xuất trình xuất trình không
phải bản gốc, thông tin trên chứng từ bị sai lỗi chính tả,…Hiện nay, công ty xuất trình
chứng từ theo hai dạng:
+ Có thể xuất trình chứng từ tại ngân hàng theo yêu cầu của L/C.
+ Có thể xuất trình tại bất kì ngân hàng nào khi L/C cho phép xuất trình tại bất cứ
ngân hàng nào.
Các ngân hàng mà công ty xuất trình chứng từ là ngân hàng Ngoại Thương chi

nhánh Đà Nẵng và sở III ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh
Đà Nẵng.
- Sau khi ngân hàng kiểm tra, nếu thấy bộ chứng từ phù hợp, ngân hàng sẽ thanh
toán cho công ty.
c.Công tác lập bộ chứng từ thanh toán
Lập bộ chứng từ thanh toán đóng một vai trò quan trọng trong thanh toán. Là cơ sở
để ngân hàng thanh toán tiền hàng cho người xuất khẩu. Khi xuất khẩu Tôm sang thị
trường Mỹ bao gồm các chứng từ sau:
- Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice): là một chứng từ quan trọng, là cơ
sở để thanh toán tiền hàng. Hóa đơn thương mại được lập tại công ty, số bản hóa đơn
tùy thuộc vào yêu cầu của L/C. Bao gồm các nội dung:
+ Số hiệu / ngày lập hóa đơn (No/Date): số hiệu hóa đơn được công ty lập theo
hợp đồng của từng mặt hàng riêng để lưu trữ và tìm kiếm dễ dàng. Ngày lập hóa đơn
có thể trùng hoặc sau ngày giao hàng trong thời hạn hiệu lực của L/C và không được
trùng với ngày hết hiệu lực L/C.
+ Tên người bán (Seller): ghi đúng tên và địa chỉ theo hợp đồng đã kí và L/C
+ Người nhận hàng (Consignee):ghi theo thông tin ở mục consignee ở trên vận
đơn đường biển. Thường đựợc ghi theo tên và địa chỉ của người mua.
+ Tên người mua (Buyer): ghi đúng tên khách hàng mua hàng của công ty theo
hợp đồng đã kí và L/C.
+ Ngày giao hàng (Date of Delivery): trùng với ngày xếp hàng lên tàu, trùng
hoặc trước ngày giao hàng qui định trong L/C.
+ Phương tiện vận chuyển (Mean of Transport): ghi đúng theo mục vessel trên
L/C.
+ Nơi xếp hàng/nơi dỡ hàng (Place of departure/place of destination): ghi đúng
theo qui định của hợp đồng đã kí và L/C.
+ Số hợp đồng và số thư tín dụng (Contract No and L/C No): ghi theo hợp
đồng hai bên đã kí và L/C ( nếu L/C yêu cầu).
+ Mô tả hàng hóa (Description of goods): ghi chính xác nội dung của dòng
description of goods trong L/C đã mở. Ở các mục khác như: đơn giá (unit price),trị giá

(amount),… ghi chính xác theo qui định trong L/C. Số tiền đựợc ghi bằng chữ và bằng
số phải thống nhất với nhau.
Khi lập hóa đơn công ty mắc phải những lỗi như sau:
* Mô tả hàng hóa không trùng với L/C.
* Số bản được lập không đúng theo yêu cầu L/C.
* Trị giá trên hóa đơn không trùng với trị giá trên L/C
* Số tiền bằng chữ sai lỗi chính tả
* Đánh nhầm tên khách hàng.
- Vận đơn đường biển (Bill of Lading): vận đơn này do hãng tàu cấp cho công ty
trước khi công ty giao hàng (vận đơn trống), công ty tiến hành điền đầy đủ nội dung
trong B/L sao cho nội dung thể hiện khớp với L/C về:
+ Shipper: Công ty cần điền đầy đủ tên mình vào vận đơn. Nếu công ty là
người trực tiếp giao hàng thì công ty sẽ ký hậu vào vận đơn. Chẳng hạn:
Shipper: Seaprodex Danang
263 Phan Chu Trinh Street, Danang, Vietnam.
+ Consignee: Công ty ghi theo yêu cầu của L/C, nếu lập vận đơn đích danh thì
ghi rõ tên người nhận hàng, nếu lập vận đơn theo lệnh thì ghi:
To order of shipper or To order of…Bank

×