Tải bản đầy đủ (.docx) (42 trang)

Mạng đô thị MAN - E và mô hình triển khai tại VNPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (876.61 KB, 42 trang )

BÁO CÁO THỰC TẬP
Tên đề tài: Mạng đô thị MAN-E và mô hình triển khai tại VNPT
1
LỜI NÓI ĐẦU
Trong những năm gần đây, sự phát triển về kinh tế, xã hội, và văn hóa, nhất là
xu hướng toàn cầu hóa đã dẫn đến nhu cầu trao đổi thông tin rất lớn, đa dạng về các
loại hình dịch vụ và tốc độ. Sự bùng nổ của các tổ hợp văn phòng, khu đô thị, các
khu công nghiệp, các khu công nghệ cao, thêm vào đó là dư án chính phủ điện tử,
sự gia tăng của các mạng nội bộ cơ quan, công ty làm cho nhu cầu trao đổi dữ liệu,
thông tin tăng đột biến. Yêu cầu về băng thông kết nối tới các thiết bị truy nhập
(IPDSLAM, MSAN) ngày càng cao, yêu cầu về cơ sở hạ tâng truyền tải phải đáp
ứng các công nghệ mới của IP sẵn sàng cho các dịch vụ mới ngày càng tăng:
multicast, end-to-end QoS, bandwitdh-on-demand…, yêu cầu đáp ứng băng thông
cung cấp trực tiếp theo nhu cầu của khách hàng - khách hàng (FE,GE) và các yêu
cầu khác…
Song song với sự phát triển của nhu cầu ở trên, các công nghệ truy nhập băng
rộng (xDSL, FTTx…), và các dịch vụ mới (VoIP, IPTV, VoD, ) cũng phát triển
nhanh chóng. Đặc biệt là nâng cấp lên NGN của các mạng viễn thông. Điều này đã
dẫn đến sự bùng nổ của mạng MAN trong các thành phố, đặc biệt là mạng Ethernet-
based MAN để truyền tải lưu lượng IP.
Sử dụng công nghệ MAN-E để cung cấp dịch vụ chất lượng cao, dịch vụ đa
dạng đến khách hàng của các nhà cung cấp dịch vụ đang là xu hướng chung trên
toàn thế giới. Công nghệ Ethernet được hầu hết các nhà cũng cấp thiết bị trên thế
giới hỗ trợ Tại Việt Nam công nghệ mạng MAN-E đã được một số nhà cung cấp
dịch vụ viễn thông đã triển khai và đưa vào khai thác thành công. Tiêu biếu là mạng
MAN-E của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam VNPT, Tập đoàn VNPT đã
phát triển mạng MAN-E dựa vào các đặc điểm như sau:
Hiệu quả chi phí: Chi phí đầu tư và vận hành thấp.
Đơn giản: Đã được tiêu chuẩn hóa và không ngừng được phát triển. Được
ứngdụng rộng rãi trong tất cả các tổ chức, doanh nghiệp và thiết bị gia đình.
2


Độ linh động cao: Quản lý băng thông và mở rộng băng thông kết nối rất dễ
dàng. Hỗ trợ rất nhiều mô hình kết nối (topology) khác nhau. Tối ưu cho việc truyền
tải thông tin dạng gói, đặc biệt là các gói tin IP.
Mạng MAN-E là mạng mới nên có rất nhiều vấn đề để nghiên cứu. Với mong
muốn có thêm kiến thức về mạng MAN-E và được trực tiếp tìm hiểu mô hình triển
khai tại VNPT, em đã chọn đề tài “Mạng đô thị MAN-E và mô hình triển khai tại
VNPT” làm đề tài nghiên cứu thực tập của mình.
Bản báo cáo bao gồm 3 chương:
Chương I : Giới thiệu tổng quan về mạng MAN-E, như định nghĩa, mô hình
phân lớp, và các khái niệm cơ bản.
Chương II : Trình bày về các dịch vụ trên mạng MAN-E cũng như ưu, nhược
điểm và thuộc tính của từng loại hình dịch vụ.
Chương III : Mô hình triển khai mạng MAN-E và cách thức quản lý, điều khiển
mạng của VNPT.
Trong quá trình thực tập, em đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp, giúp đỡ quý
báu của thầy Nguyễn Đức Thủy.
Xin gửi lời cảm ơn tới các anh, chị tại Viện KHKT Bưu Điện đã tạo điều kiện,
giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập.
Do thời gian và hiểu biết còn hạn chế, đề tài không thể tránh khỏi thiếu sót, kính
mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy giáo, cô giáo và các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn!
3
Mục lục
DANH MỤC HÌNH VẼ
THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
Viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt
ATM Asynchronous Transfer Mode
Chế độ chuyển mạch không
đồng bộ
CE Customer Edge Phía khách hàng

CoS Class of Service Lớp dịch vụ
DoS Data over SDH Dữ liệu trên SDH
4
DSLAM Digital subscriber line Đường thuê bao số
E-LAN Ethernet LAN Service Dịch vụ LAN ethernet
ELS Ethernet Line Service Dịch vụ đường kết nối Ethernet
EoS Ethernet over SDH Ethernet trên SDH
ERS Ethernet Relay Service Dịch vụ chuyển tiếp Ethernet
GE Gigabit Ethenet Gigabit Ethenet
GFR Generic Framing Procedure Thủ tục đóng khung tổng quát
GMPLS
Generalized Multiprotocol Label
Switching
Chuyển mạch nhãn đa giao thức
tổng quát
IETF Internet Engineering Task Force
Tổ chức đặc nhiệm kỹ thuật
Internet
IP Internet Protocol Giao thức internet
ISP Internet Service Provider Nhà cung cấp dịch vụ internet
ITU-T
International
Telecommunications Union
(Telecommunications
Standardisation Sector)
Hiệp hội viễn thông quốc tế
LAN Local area network Mạng nội bộ
LSP Label-Switched Path Đường chuyển mạch nhãn
MAC Medium Access Control Điều khiển truy nhập môi trường
MAN Metro Area Network Mạng vùng đô thị

MPLS MultiProtocol Label Switching Chuyển mạch nhãn đa giao thức
NGN Next Generation network Mạng thế hệ sau
OTN Optical Transport Network Mạng truyền tải quang
OAM Object access method Phương pháp truy cập đối tượng
PDH Plesiochronous Digital Hierarchy Phân cấp số cận đồng bộ
PPP Point to Point Protocol Giao thức điểm-tới-điểm
PSTN
Public Switched Telephone
Network
Mạng điện thoại công cộng
QoS Quality of Service Chất lượng dịch vụ
RSVP Resource Reservation Protocol
Giao thức dành trước tài nguyên
5
RPR Resilient Packet Ring Vòng ring gói phục hồi nhanh
SDH Synchronous Digital Hierarchy Hệ thống phân cấp số đồng bộ
SLA Service Level Agreement Thoả thuận mức dịch vụ
SONET Synchronous Optical Network Mạng quang đồng bộ
STM-n
Synchronous Transport Module
level N
Mô-dun truyền tải đồng bộ mức
n
TCP Transmission Control Protocol Giao thức điều khiển truyền tải
TDM Time division multiplexing Ghép kênh theo thời gian
UNI User-to-Network Interface
Giao diện kết nối người sử dụng
– mạng
VCC Virtual Channel Connection Kênh kết nối ảo
VLAN Virtual LAN LAN ảo

VPN Virtual Private Network Mạng riêng ảo
WAN Wide area network Mạng diện rộng
WDM Wavelength Division Multiplex Ghép kênh theo bước sóng
I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ MẠNG MAN-E
1. Tổng quan mạng quang Ethernet
Trong vài thập kỷ gần đây, Ethernet là công nghệ chủ yếu trong các mạng nội bộ
LAN, là công nghệ chủ đạo trong hầu hết các văn phòng trên toàn thế giới và hiện
nay đã được dùng ngay cả trong các hộ gia đình để chia sẻ các đường dây truy nhập
băng rộng giữa các thiết bị với nhau. Đặc biệt tất cả các máy tính cá nhân đều được
kết nối bằng Ehernet và ngày càng nhiều thiết bị truy nhập dùng đến công nghệ này.
Có nhiều lý do để giải thích tại sao Ethernet đã có sự thành công như vậy trong cả
các doanh nghiệp lẫn các hộ gia đình: dễ sử dụng, tốc độ cao và giá thiết bị rẻ.
6
Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, tốc độ Ethernet đã được cải
thiện từ Mbps lên Gbps và 40Gbps. Song song với nó là sự bùng nổ của Internet
yêu cầu băng thông truyền tải lưu lượng rất lớn, phương tiện truyền trong mạng
Ethernet cũng chuyển dần từ cáp đồng sang cáp quang, và cấu hình cũng đã phát
triển từ cấu trúc bus dùng chung lên cấu trúc mạng chuyển mạch. Đây là những
nhân tố quan trọng để xây dựng các mạng có dung lượng cao, chất lượng cao, và
hiệu xuất cao, đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng khắt khe của yêu cầu về chất
lượng dịch vụ (Qos) trong môi trường mạng mạng đô thị (MAN-E) hay WAN đảm
bảo kết nối với khách hàng mọi lúc, mọi nơi mọi giao diện.
Mở rộng từ mạng LAN ra mạng MAN-E tạo ra các cơ hội mới cho các nhà khai
thác mạng. Khi đầu tưvào mạng MAN-E, các nhà khai thác có khả năng để cung
cấp các giải pháp truy nhập tốc độ cao vớichi phí tương đối thấp cho các điểm cung
cấp dịch vụ POP (Points Of Presence) của họ, do đó loại bỏ được các điểm nút cổ
chai tồn tại giữa các mạng LAN tại các cơ quan với mạng đường trục tốc độ cao.
Doanh thu giảm do cung cấp băng thông với giá thấp hơncho khách hàng có thể
bù lại bằng cách cung cấp thêm các dịch vụ mới. Do vậy MAN-E sẽ tạo ra phương
thức để chuyển từ cung cấp các đường truyền có giá cao đến việc cung cấp các dịch

vụ giá trị gia tăng qua băng thông tương đối thấp.
Xu hướng phát triển công nghệ mạng MAN-E:
Hiện tại, các công nghệ tiềm năng được nhận định là ứng cử để xây dựng mạng
MAN-E thế hệ mới chủ yếu tập trung vào 5 loại công nghệ chính, đó là:
 Next Generation SDH/SONET: SDH/SONET thế hệ mới.
 WDM (Wavelength Division Multiplexing): Ghép kênh theo bước song
 RPR ( Resilient Packet Ring): vòng Ring gói tự phục hồi.
 Ethernet/Giagabit Ethernet(GE)
 Chuyển mạch kết nối MPLS
Các công nghệ nói trên này được xây dựng khác nhau cả phạm vi và các phương
thức mà chúng sẽ được sử dụng. Trong một số trường hợp, các nhà cung cấp cơ sở
hạ tầng lại triển khai cùng một công nghệ cho các ứng dụng khác nhau. Ví dụ, Gbps
có thể được sử dụng để cung cấp năng lực truyền tải cơ sở hoặc để cung cấp các
dịch vụ gói Ethernettrực tiếp đến khách hàng.
Các nhà khai thác mạng có xu hướng kết hợp một số loại công nghệ trên cùng
một mạng của họ, vì tất cả các công nghệ sẽ đóng góp vào việc đạt được những mục
đích chung là:
 Giảm chi phí đầu tư xây dựng mạng.
 Rút ngắn thời gian đáp ứng dịch vụ cho khách hàng.
 Dự phòng dung lượng đối với sự gia tăng lưu lượng dạng gói.
 Tăng lợi nhuận từ việc triển khai các dịch vụ mới.
 Nâng cao hiệu suất khai thác mạng.
7
Trong khuôn khổ cho phép, em xin được trình bày nghiên cứu của mình về
mạng MAN trên công nghệ Ethernet/Giagabit Ethernet(GE).
2. Các tính năng của MAN-E
Khách hàng được kết nối đến MAN-E sử dụng các giao diện thích hợp với
Ethernet thay vì phải qua nhiều giai đoạn biến đổi từ lưu lượng ATM, SONET/SDH
và ngược lại. Bằng cách này không chỉ loại bỏ được sự phức tạp mà còn làm cho
quá trình cung cấp đơn giản đi rất nhiều. Mô hình Metro hình thành từ qúa trình

cung cấp các ống băng thông (tunel giữa các node và khách hàng đầu cuối để cung
cấp các mạng LAN ảo (VLAN) và các mạng riêng ảo (VPN) dựa trên mức thoả
thuận dịch vụ SLA).
Trong trường hợp này, các vấn đề đã được đơn giản hoá đi rất nhiều cho cả
khách hàng lẫn nhà khai thác. Khách hàng không cần phải chia cắt lưu lượng và
định tuyến chúng đến các đường phù hợp để đến đúng các node đích nữa. Thay vì
tạo ra rất nhiều chùm đường truyền giữa các node, ở đây chỉ cần tạo ra băng thông
dựa theo SLA mà bao hàm được nhu cầu của khách hàng tại mỗi node.
Nói cách khác, cung cấp các kết nối không còn là vấn đề thiết yếu đối với nhà
cung cấp mạng nữa do đó họ có điều kiện để tập trung vào việc tạo ra các dịch vụ
giá trị gia tăng. Bằng việc mở rộng mạng LAN vào mạng MAN-E sử dụng kết nối
có băng thông lớn hơn, sẽ không còn sự khác biệt giữa các server của mạng với các
router được đặt tại thiết bị của khách hàng và tại các điểm POP của nhà cung cấp
mạng nữa MAN-E có chức năng thu gom lưu lượng và đáp ứng nhu cầu truyền tải
lưu lượng cho các thiết bị truy nhập (IPDSLAM, MSAN). Có khả năng cung cấp
các kết nối Ethernet FE/GE) tới khách hàng để truyền tải lưu lượng trong nội tỉnh,
đồng thời kết nối lên mạng đường trục IP/MPLS NGN để chuyển lưu lượng đi liên
tỉnh, quốc tế. Trong mạng MAN-E người ta sử dụng các thiết bị CES (Carrier
EthernetSwitch) tại các nơi có lưu lượng cao tạo thành mạng chuyển tải Ethernet/IP.
Kết nối giữa các thiết bị CES dạng hình sao, ring hoặc đấu nối tiếp, sử dụng các
loại cổng kết nối: n x 1Gbps hoặc n x 10Gbps.
3. Cấu trúc mạng MAN-E
Kiến trúc mạng Metro dựa trên công nghệ Ethernet điển hình có thể mô tả như
hình 1.1. Phần mạng truy nhập Metro tập hợp lưu lượng từ các khu vực (cơ quan,
toà nhà, ) trong khu vực của mạng Metro. Mô hình điển hình thường được xây
dựng xung quanh các vòng Ring quang với mỗi vòng Ring truy nhập Metro gồm từ
5 đến 10 node. Những vòng Ring này MAN-E lưu lượng từ các khách hàng khác
nhau đến các điểm POP mà các điểm này được kết nối với nhau bằng mạng lõi
Metro. Một mạng lõi Metro điển hình sẽ bao phủ được nhiều thành phố hoặc một
khu vực tập trung nhiều doanh nghiệp.

8
Hình 1.1: Cấu trúc mạng MAN-E điển hình
Một khía cạnh quan trọng của những mạng lõi Metro này là các trung tâm dữ
liệu, thường được đặt node quan trọng của mạng lõi Metro có thể truy nhập dễ
dàng. Những trung tâm dữ liệu này phục vụ chủ yếu cho nội dung các host gần
người sử dụng. Đây cũng chính là nơi mà các dịch vụ từ nhà cung cấp dịch vụ khác
(Outsourced services) được cung cấp cho các khách hàng của mạng MAN-E. Quá
trình truy nhập đến đường trục Internet được cung cấp tại một hoặc một số điểm
POP cấu thành nên mạng lõi Metro.
Việc sắp xếp này có nhiều ưu điểm phụ liên quan đến quá trình thương mại điện
tử. Hiện tại cơ sở hạ tầng cho mục đích phối hợp thương mại điện tử cũng gần
giống như lõi của mạng Internet, có nhiều phiên giao dịch hơn được xử lý và sau đó
giảm dần, đây là hai ưu điểm nổi trội khi tổ chức một giao dịch thành công dựa trên
sự thực hiện của Internet.
4. Mô hình phân lớp mạng MAN-E
Mô hình phân lớp mạng MAN-E được định nghĩa theo MEF 4 được chia làm 3
lớp bao gồm:
o Lớp truyền tải dịch vụ (TRAN layer): bao gồm một hoặc nhiều dịch
vụ truyền tải.
o Lớp dịch vụ Ethernet (ETH layer): hỗ trợ các dịch vụ thông tin dữ liệu
Ethernet lớp 2 (trong mo hình OSI).
o Lớp dịch vụ ứng dụng: hỗ trợ các ứng dụng được truyền tải dựa trên
dịch vụ Ethernet lớp 2.
Mô hình phân lớp mạng MAN-Edựa trên quan hệ Client/Server. Hơn nữa, mỗi
lớp có thể bao gồm các thành phần thuộc mặt phẳng quản lý, giám sát dịch vụ. Mô
hình phân lớp mạng MAN-E được mô tả tại hình 1.2.
9
Hình 1.2:Mô hình mạng MAN-Etheo các lớp
o Lớp truyền tải dịch vụ (Transport Services Layer)
Lớp truyền tải dịch vụ, cung cấp các kết nối giữa các phần tử của lớp dịch vụ

Ethernet. Sử dụng nhiều công nghệ khác nhau để thực hiện việc hỗ trợ kết nối:IEEE
802.1, SONET/SDH, ATM VC, OTN ODUK, PDH DS1/E1, MPLS LSP… Các
công nghệ truyền tải trên, đến lượt mình lại có thể do nhiều công nghệ khác hỗ trợ,
cứ tiếp tục như vậy cho đến lớp vật lý như cáp quang, cáp đồng, không dây.
o Lớp dịch vụ Ethernet (EthernetServices Layer)
Lớp dịch vụ Ethernet có chức năng truyền tải các dịch vụ hướng kết nối chuyển
mạch dựa trên địa chỉ MAC và các bản tin Ethernet sẽ được truyền trên hệ thống
thông qua các giao diện hướng nội bộ, hướng bên ngoài được quy định rõ ràng,
gắn với các điểm tham chiếu.
Lớp ETH cũng phải cung cấp được các khả năng về OAM, khả năng phát triển
dịch vụ trong việc quản lý các dịch vụ Ethernet hướng kết nối. Tại các giao diện
hướng bên ngoài của lớp ETH, các bản tin bao gồm: Ethernetunicast, multicast hoặc
broadcast, tuân theo chuẩn IEEE 802.3 –2002.
o Lớp dịch vụ ứng dụng (Application Services Layer)
Lớp dịch vụ ứng dụng hỗ trợ các dịch vụ sử dụng truyền tải trên nền mạng
Ethernet của mạng MAN-E. Có nhiều dịch vụ trong đó bao gồm cả các việc sử
10
dụng lớp ETH như một lớp TRAN cho các lớp khác như: IP, MPLS, PDH DS1/E1

5. Các điểm tham chiếu trong mạng MAN-E
Điểm tham chiếu trong mạng MAN-E là tập các điểm tham chiếu lớp mạng
được sử dụng để phân các vùng liên kết đi qua các giao diện. hình vẽ 1.3 chỉ ra các
quan hệ giữa các thành phần kiến trúc bên ngoài và mạng MAN-E. Các thành phần
bên ngoài bao gồm:
◊ Từ các thuê bao đến các dịch vụ MAN-E
◊ Từ các mạng MAN-E khác
◊ Các mạng truyền tải dịch vụ (không phải Ethernet) khác.
Hình 1.3: Mô hình các điểm tham chiếu
Các thuê bao kết nối đến mạng MAN-E thông qua điểm tham chiếu giao diện
Người dùng – Mạng (UNI: Uset – Network interface). Các thành phần trong cùng

mạng (NE: Internal Network Elements) hoặc I - INNIs (Internal – NNIs). Hai mạng
MAN-E độc lập có thể kết nối với nhau tại điểm tham chiếu External NNI (E-NNI).
Một mạng MAN-E có thể kết nối với các mạng dịch vụ và truyển tải khác tại điểm
tham chiếu liên mạng Network Interworkinh NNI (NI-NNI) hoặc điểm tham chiếu
liên dịch vụ Service Interworking NNI (SI-NNI)
11
Hình 1.4:Giao diện UNI và mô hình tham chiếu MAN-E
Giao diện UNI sử dụng để kết nối các thuê bao đến nhà cung cấp dịch vụ MAN-
E. UNI cũng cung cấp điểm tham chiếu giữa các thiết bị mạng MAN-E thuộc nhà
cung cấp dịch vụ và các thiết bị truy nhập của khách hàng. Vì vậy UNI bắt đầu từ
điểm cuối của nhà cung cấp dịch vụ và điểm đầu của khách hàng, Giao diện UNI
phía nhà cung cấp dịch vụ là điểm tham chiếu UNI-N. Giao diện phí khách hàng là
điểm tham chiếu UNI-C. Phân biệt giữa UNI-N và UNI-C là điểm tham chiếu T.
Trong phần các thiết bị khách hàng thường được chia thành thiết bị truy nhập và
thiết bị người sử dụng đầu cuối. giữa hai thiết bị này có điểm tham chiếu S.
6. Các thành phần vật lý trong mạng MAN-E
Các thiết bị vật lý trong mạng là các thành phần mạng (NE: Network Element)
trong mạng MAN-E. Một thiết bị có thể có nhiều chức năng khác nhau và thuộc
nhiều lớp khác nhau trong mô hình mạng MAN-E.
• Các thiết bị biên khách hàng (CE: customes Edge)
Thiết bị CE là thành phần vật lý thuộc kiến trúc mạng MAN-E thực hiện các
thành phần chức năng thuộc mạng khách hàng để yêu cầu các dịch vụ từ nhà cung
cấp mạng MAN-E. Các thành phần chức năng riêng lẻ của một CE có thể hoàn toàn
thuộc phía khách hàng hoặc hoàn toàn thuộc phía nhà cung cấp dịch vụ. Một thiết bị
CE tối thiểu phải đáp ứng được khả năng làm việc với giao diện UNI-C. Thiết bị
CE có thể là Swtich (Ethernet, Router(IP/MPLS) hoặc một thiết bị đầu cuối. thông
thường các thành phần chức năng của CE có thể thuộc lớp ETH layer, TRAN layer
hoặc APP layer.
• Thiết bị biên nhà cung cấp dịch vụ (PE: Provider Edge)
Thiết bị PE là các router có chức năng cung cấp chức năng kết nối đến khách

hàng hoặc kết nối đến mạng ngoài khác thuộc lớp ETH. Khi cung cấp kết nối đến
12
khách hàng, thiết bị PE cung cấp tập các chức năng liên quan đến giao diện UNI-
N.
• Thiết bị lõi của nhà cung cấp dịch vụ (P: Provider Core)
Thiết bị P hay còn gọi là Core Router, là các router khác của nhà cung cấp dịch
vụ thuộc lớp ETH leyer, thiết bị P không tham gia vào các chức năng thuộc giao
diện UNI-N/E-NNI.
• Thiết bị kết cuối mạng (NT: Network Termination)
Thiết bị NT thực hiện chức năng thuộc lớp TRAN layer giữa điểm cuối của nhà
cung cấp dịch vụ mà điểm đầu của khách hàng. Các thiết bị NT đảm nhiệm chức
năng giám sát hiệu năng đường truyền vật lý, định thời, chuyển đổi mã hóa giữa các
thành phần.
• Thiết bị biên truyền tải(TE: Transport Edge)
Thiết bị TE cho phép ghép kênh các luồng dữ liệu của nhiều khách hàng vào
cùng một đường truyền vật lý.
7. Lợi ích dùng dịch vụ Ethernet
Nhiều nhà cung cấp dịch vụ đã cung cấp dịch vụMetro Ethernet. Một số nhà
cung cấp đã mở rộng dịch vụ Ethernet vuợt xa phạm vi mạng nội thị (MAN-E) và
vươn đến phạm vi mạng diện rộng (WAN). Hàng triệu thuê bao đã được sử dụng
dịch vụ Ethernet và số lượng thuê bao đang tăng lên một cách nhanh chóng. Những
thuê bao này bị thu hút bởi những lợi ích của dịch vụ Ethernet đem lại, bao gồm:
 Tính dễ sử dụng.
 Hiệu quả về chi phí (cost effectiveness).
 Linh hoạt.
Tính dễ sử dụng
Dịch vụ Ethernet dựa trên một giao diện Ethernet (Ethernetinterface) chuẩn, phổ
biến dùng rộng rãi trong các hệt hống mạng cục bộ(LAN). Hầu như tất cả các thiết
bị và máy chủ trong LAN đều kết nối dùng Ethernet, vì vậy việc sử dụng Ethernet
để kết nối với nhau sẽ đơn giản hóa quá trình hoạt động và các chức năng quản trị,

quản lí và cung cấp (OAM &P).
13
Hiệu quả về chi phí
Dịch vụ Ethernet làm giảm chi phí đầu tư (CAPEX-capital expense) và chi phí
vận hành (OPEX-operation expense):
 Một là, do sự phổ biến của Ethernet trong hầu hết tất cả các sản phẩm
mạng nên giao diện Ethernet có chi phí không đắt.
 Hai là, ít tốn kém hơn những dịch vụ cạnh tranh khác do giá thành thiết
bị thấp, chi phí quản trị và vận hành thấp hơn.
 Ba là, nhiều nhà cung cấp dịch vụ Ethernet cho phép những thuê bao
tăng thêm băng thông một cách khá mềm dẻo Điều này cho phép thuê bao
thêm băng thông khi cần thiết và họ hỉ trả cho những gì họ cần.
Tính linh hoạt
Dịch vụ Ethernet cho phép những thuê bao thiết lập mạng của họ theo những
cách hoặc là phức tạp hơn hoặc là không thể thực hiện với các dịch vụ truyền thống
khác. Ví dụ: một công ty thuê một giao tiếp Ethernet đơn có thể kết nối nhiều mạng
ở vị trí khác nhau để thành lập một Intranet VPN của họ, kết nối những đối tác
kinh doanh thành Extranet VPN hoặc kết nối Internet tốc độ cao đến ISP. Với dịch
vụ Ethenet, các thuê bao cũng có thể thêm vào hoặc thay đổi băng thông trong vài
phút thay vì trong vài ngày hoặc thậm chí vài tuần khi sử dụng những dịch vụ mạng
truy nhập khác (Frame relay, ATM,…). Ngoài ra, những thay đổi này không đòi hỏi
thuê bao phải mua thiết bị mới hay ISP của cán bộ kỹ thuật đến kiểm tra, hỗ trợ tại
chỗ.
II. CÁC DỊCH VỤ CUNG CẤP QUA MẠNG MAN-E
1. Mô hình dịch vụ Ethernet
Để xác định các loại hình dịch vụ cung cấp qua môi trường Ethernet, trước hết
cần xem xét mô hình tổng quát. Mô hình dịch vụ Ethernet là mô hình chung cho
các dịch vụ Ethernet, được xây dựng trên dựa trên cơ sở sử dụng các thiết bị khách
hàng để truy cập các dịch vụ. Trong mô hình này sẽ định nghĩa các thành phần cơ
bản cấu thành dịch vụ cũng như một số đặc tính cơ bản cho mỗi loại hình dịch vụ.

Nhìn chung các dịch vụ Ethernet đều có chung một số đặc điểm, tuy nhiên vẫn có
một số đặc tính đặc trưng khác nhau cho từng dịch vụ riêng. Mô hình cơ bản cho
các dịch vụ EthernetMetro như chỉ ra trên hình sau.
14
Hình 2.1 Mô hình cung cấp các dịch vụ Ethernet qua mạng MAN-E
Các dịch vụ Ethernet được cung cấp bởi nhà cung cấp mạng Ethernet Metro.
Thiết bị khách hàng nối đến mạng tại giao diện người dùng - mạng (UNI) sử dụng
một giao diện Ethernet chuẩn 10Mbps, 100Mbps, 1Gbps hoặc 10Gbps.
Trong mô hình này chủ yếu đề cập đến các kết nối mạng mà trong đó thuê bao
được xem là một phía của kết nối khi trình bày về các ứng dụng thuê bao. Tuy nhiên
cũng có thể có nhiều thuê bao (UNI) kết nối đến mạng MAN từ cùng một vị trí.
Trên cơ sở các dịch vụ chung được xác định trong mô hình, nhà cung cấp dịch
vụ có thể triển khai các dịch vụ cụ thể tuỳ theo nhu cầu khách hàng. Những dịch vụ
này có thể được truyền qua các môi trường và các giao thức khác nhau trong mạng
Man-E như SONET, DWDM, MPLS, GFP, Tuy nhiên, xét từ góc độ khách hàng
thì các kết nối mạng xuất phát từ phía khách hàng của giao diện UNI là các kết nối
Ethernet.
2. Kênh kết nối ảo Ethernet (EVC: Ethernet Virtual Connection)
Một thành phần cơ bản củamạng MAN-E là kênh kết nối ảo Ethernet. Một EVC
là một kênh kết nối giữa hai hoặc nhiều giao diện UNI. Các giao diện UNI này được
gọi là các giao diện UNI thuộc kênh EVC. Một giao diện UNI có thể có thể thuộc
một hay nhiều kênh EVC tùy thuộc vào sự ghép kênh trên dịch vụ. Mỗi khung dịch
vụ đi vào mạng MAN-E phải đến 1 EVC nào đó, giao diện UNI mà khung dịch vụ
đi đến để vào MAN-E gọi là UNI đầu vào. Khung dịch vụ đi vào khung EVC sẽ
được truyền đến một giao diện UNI khác thuộc kênh EVC đó và không thể truyền
đến giao diện UNI không thuộc kênh EVC. Mỗi kênh EVC luôn cho phép truyền
theo hai hướng.
Có hai loại kênh EVC là EVC điểm – điểm và EVC đa điểm.
 Kênh EVC điểm – điểm: là kênh EVC kết nối hai giao diện UNI với nhau.
Khung dịch vụ đi vào giao điện UNI này chỉ có thể đi ra giao diện UNI kia và

ngược lại.
15
Hình 2.2 EVC điểm –điểm
 Kênh EVC đa điểm: là kênh EVC kết nối từhai giao diện UNI trở lên với
nhau.
Kênh EVC đa điểm có hai giao điện UNI khác với kênh điểm – điểm ở chỗ có
thể thêm vào một hoặc nhiều giao diện UNI khác. Có hai loại kênh EVC đa
điểm là kênh EVC đa điểm –đa điểm và kênh EVC dạng cây.
 EVC đa điểm –đa điểm, các giao diện UNI kết nối bình đẳng với nhau. Mỗi
khung dịch vụ có thể được truyền trực tiếp từ UNI này đến bất kỳ một UNI nào
khác cùng thuộc vào kênh EVC.
Hình 2.3 EVC điểm –đa điểm
 EVC dạng cây, có một số giao diện UNI được xem là gốc và các giao diện
UNI còn lại là lá. Gói tin từgiao diện UNI gốc và có thể truyền trực tiếp đến tất cả
các giao diện UNI khác cùng thuộc kênh EVC. Với các giao diện UNI lá, nếu muốn
truyền đến một giao diện UNI khác phải truyền qua giao diện gốc.
16
Hình 2.4 EVC dạng cây
3. Các loại dịch vụ trong MAN-E
Nguyên thủy của Ethernet là để cung cấp kết nối và không cung cấp các dịch vụ
WAN. Với hệ thống Metro các nhà cung cấp dịch vụ bắt đầu sử dụng công nghệ kết
nối Ethernet đểcung cấp các dịch vụ. Dựa vào giao thức Ethernet 802.3 của IEEE,
cộng thêm các tham số về dịch vụ tạo nên các dịch vụ Ethernet.
MAN-E có các dịch vụ cơ bản là: dịch vụ Ethernet Line (E-Line), Ethernet LAN
(E-LAN) và Ethernet Tree (E-Tree). Dựa vào các dịch vụ cơ bản này, các nhà cung
cấp dịch vụ có thể đưa ra nhiều loại hình dịch vụ khác nhau cho khách hàng.
1. Khuôn khổ định nghĩa dịch vụ Ethernet (EthernetDefinition Framework)
Để giúp những thuê bao có thể hiểu rõ hơn sự khác nhau trong các dịch vụ
Ethernet, MEF đã phát triển các Khuôn khổ Định nghĩa dịch vụ Ethernet. Mục tiêu
của hệ thống này là:

– Định nghĩa và đặt tên cho các kiểu dịch vụ Ethernet.
– Định nghĩa những thuộc tính (attribute) và các thông số của thuộc tính
(attribut parameters) được dùng để định nghĩa một dịch vụ Ethernet riêng biệt.
17
Hình 2.5 Khuôn khổ định nghĩa dịch vụ Ethernet
Để định rõ một cách hoàn toàn về dịch vụ Ethernet, nhà cung cấp phải xác định
kiểu dịch vụ và UNI; các thuộc tính của dịch vụ EVC đã kết hợp với kiểu dịch vụ
đó. Các thuộc tính này có thể được tập hợp lại theo những dạng sau:
o Giao diện vật lý (EthernetPhysical Interface).
o Thông số lưu lượng (Traffic Parameters)
o Thông số về hiệu năng (PerforMAN-Ece Parameters).
o Lớp dịch vụ (Classof Service).
o Service Frame Delivery
o Hỗ trợ các thẻ VLAN (VLAN Tag Support)
o Ghép dịch vụ (Service Multiplexing).
o Gộp nhóm (Bundling).
o Lọc bảo mật (Sercurity Filters).
2. Dịch vụ E-Line
Dịch vụ kênh Ethernet cung cấp kết nối ảo Ethernet điểm - điểm (EVC) giữa hai
UNI như minh hoạ trên hình 2.6. Dịch vụ E - Line được sử dụng cho kết nối điểm
-điểm.
Hình 2.6 Dịch vụ E-Line
Dịch vụ E - Line có thể cung cấp băng thông đối xứng cho truyền số liệu theo
hai hướng. Ở dạng phức tạp hơn nó có thể tạo ra tốc độ thông tin tốt nhất (CIR) và
18
kích thước khối tốt nhất (CBS), tốc độ thông tin đỉnh và kích thước khối đỉnh trễ,
jitter, độ mất mát thực hiện giữa hai UNI có tốc độ khác nhau.
Tại mỗi UNI có thể thực hiện ghép dịch vụ từ một số EVC khác nhau. Một số
EVC điểm - điểm có thể được cung cấp trên cùng một cổng vật lý tại một trong các
giao diện UNI trên mạng.

Một dịch vụ E-Line có thể cung cấp các EVC điểm - điểm giữa các UNI tương
tự để sử dụng các chuyển tiếp khung PVC để kết nối các bên với nhau.
Một dịch vụ E -Line có thể cung cấp một kết nối điểm - điểm giữa các UNI
tương tự nhau đến một dịch vụ đường riêng TDM. Đây là dịch vụ kết nối giữa hai
UNI và tạo ra các khung dịch vụ hoàn toàn trong suốt giữa các UNI, tiêu đề và tải
của khung đặc trưng cho UNI nguồn và đích.
Nhìn chung dịch vụ E -Line có thể được sử dụng để xây dựng các dịch vụ tương
tự cho chuyển tiếp khung hoặc các đường thuê riêng. Tuy nhiên, dải băng tần và các
khả năng kết nối của nó lớn hơn nhiều.
3. Dịch vụ E-LAN
Dịch vụ LAN Ethernet cung cấp các kết nối đa điểm, chẳng hạn có thể kết nối
một số UNI với nhau như chỉ ra ở hình sau.
Hình 2.7 Dịch vụ E-LAN
Số liệu thuê bao gửi từ một UNI có thể được nhận tại một hoặc nhiều UNI khác.
Mỗi UNI được kết nối đến mộtEVC đa điểm. Khi có các UNI thêm vào, chúng
được kết nối đến cùng EVC đa điểm do đó đơn giản hoá quá trình cung cấp và kích
hoạt dịch vụ.
Dịch vụ E -LAN theo cấu hình điểm - điểm.
Dịch vụ E -LAN có thể được sử dụng để kết nối chỉ hai UNI, điều này dường
như tương tự với dịch vụ E -Line nhưng ở đây có một số khác biệt đáng kể. Với
dịch vụ E -Line, khi một UNI được thêm vào, một EVC cũng phải được bổ sung để
19
kết nối UNI mới đến một trong các UNI đã tồn tại. Hình 1.12 minh hoạ khi một
UNI được thêm vào và sẽ có một EVC mới được bổ sung để tất cả các UNI có thể
kết nối được với nhau khi dùng dịch vu E -Line.
Hình 2.8 Quá trình thực hiện khi thêm một UNI vào mạng MAN-E
Với dịch vụ E -LAN, khi UNI mới cần thêm vào EVC đa điểm thì không cần bổ
sung EVC mới vì dịch vụ E - LAN sử dụng EVC đa điểm - đa điểm. Dịch vụ này
cũng cho phép UNI mới trao đổi thông tin với tất cả các UNI khác trên mạng. Trong
khi với dịch vụ E – Line thì cần có các EVC đến tất cả các UNI. Do đó, dịch vụ E

- LAN chỉ yêu cầu một EVC để thực hiện kết nối nhiều bên với nhau.
Tóm lại, dịch vụ E - LAN có thể kết nối một số lượng lớn các UNI và sẽ ít phức
tạp hơn khi dùng theo dạng lưới hoặc hub và các kết nối sử dụng các kỹ thuật kết
nối điểm - điểm như Frame Relay hoặc ATM. Hơn nữa, dịch vụ E-LAN có thể được
sử dụng để tạo một loạt dịch vụ như mạng LAN riêng và các dịch vụ LAN riêng ảo,
trên cơ sở này có thể triển khai các dịch vụ khách hàng.
4. Dịch vụ E-Tree
E-Tree là những dịch vụ Ethernet cung cấp kết nối dạng cây. Các kết nối này
dựa và kênh EVC dạng cây. Mỗi cây đều có một hoặc nhiều gốc. Trường hợp đơn
giản nhất là có một gốc. Dịch vụ E-Tree có một gốc được mô tả trong hình vẽ 2.9.
20
Hình 2.9 Dịch vụ E-Tree
Với kiểu dịch vụ E -Tree một giao diện UNI lá chỉ truyền dữ liệu thông qua giao
diện UNI gốc mà không truyền trực tiếp đến các giao diện UNI lá khác được. Giao
diện UNI gốc có thể truyền trực tiếp đến tất cả các lá. Dịch vụ E-Tree thường được
ứng dụng cho các khách hàng doanh nghiệp có nhu cầu kết nối điểm – đa điểm giữa
trung tâm và các chi nhánh. Các chi nhánh chỉcó kết nối vềtrung tâm, không kết nối
trực tiếp giữa các chi nhánh.
Với kiểu dịch vụ E-Tree nhiều gốc, có nhiều giao diện UNI được chọn là UNI
gốc. Các UNI gốc này có thể truyền dữ liệu sang nhau và sang các UNI lá.
Hình 2.10 Dịch vụ E-Tree nhiều gốc
Trong nhiều trường hợp các giao diện UNI gốc được cấu hình dự phòng. Khi
giao diện UNI này bị lỗi thì việc chuyển tiếp dữ liệu sẽ do UNI dự phòng đảm
nhiệm. Với dịch vụ E-Tree có thể phân thành hai loại dịch vụ là Ethernet Private
Tree (EP-Tree) và Ethernet Virtual Private Tree (EVP-Tree). Dịch vụ EP-Tree dựa
trên giao diện vật lý do đó khách hàng có thểquản lý các VLAN của mình mà không
cần thông báo hay can thiệp của nhà cung cấp dịch vụ. EP-Tree thường ứng dụng
cho các khách hàng cần quản lý tập trung hoặc phân phối thông tin tại một hoặc
nhiều điểm khác nhau.
Tại địa điểm phân phối giao diện UNI được chọn sẽ là UNI gốc tại các điểm tiếp

nhận UNI sẽ là UNI lá. Dịch vụ EVP-Tree dựa trên VLAN, trường hợp này thường
21
sử dụng cho các khách hàng cần đưa ra nhiều chính sách truy cập khác nhau cho
người sử dụng của mình.
4. Các thuộc tính dịch vụ Ethernet
Với mỗi loại dịch vu Ethernet có yêu cầu về tham số và các đặc tính riêng. MEF
đưa ra các thuộc tính và tham số cho các dịch vụ đó như sau:
1. Thuộc tính ghép kênh dịch vụ
Ghép dịch vụ cho phép nhiều UNI thuộc về các EVC khác nhau. UNI như vậy
gọi là UNI được ghép dịch vụ (service multiplexed UNI). Khi UNI chỉ thuộc một
EVC thì UNI này gọi là UNI không ghép dịch vụ (non -multiplexed UNI).
Hình 2.11 Ghép kênh dịch vụ
Lợi ích của ghép kênh dịch vụ cho phép chỉ cần một cổng giao diện UNI có thể
hỗ trợ nhiều kết nối EVC. Điều này làm giảm chi phí thêm cổng UNI và dễ dàng
trong việc quản trị. VLAN được cấu hình tại cổng thiết bị kháchhàng CE kết nối với
UNI được gọi là CE -VLAN. Như vậy, tại mỗi UNI có một ánh xạ (mapping) giữa
CE-VLAN và EVC.
Điều này gần giống như ánh xạ giữa DLCI và PVC trong Frame Relay. Tính
trong suốt VLAN (VLANtransparency): Một EVC có tính trong suốt VLAN khi
CE-VLAN không thay đổi khi khi qua giao diện UNI. Nghĩa là, CE-VLAN của
khung đi ra (egress frame) hướng từ MAN-E ra mạng của khách hàng luôn giống
CE-VLAN của khung đi vào (ingress frame). Tính năng này có ưu điểm làm giảm
việc đánh số lại (renumbering) VLAN của khách hàng.
2. Thuộc tính giao diện vật lý Ethernet
Bao gồm các tham số sau:
 Đường truyền vật lý: Các đường truyền vật lý theo chuẩn IEEE 802.3. Ví
dụ: 10BASE-T, 100BASE-T, 1000BASE-X.
22
 Tốc độ truyền: Tốc độ Ethernet. Ví dụ:10Mbps, 100bps, 1Gbps, 10Dbps.
 Chế độ truyền: Full Duplex/ Halp Dulplex, AutoNegotiotion.

 Lớp MAC: Các tiêu chuẩn về lớp MAC theo tiêu chuẩn 802.3 –2000.
3. Các thuộc tính về lưu lượng
MEF định nghĩa tập hợp các thuộc tính về băng thông (Bandwidth Profile) cho
UNI và cho EVC. Một Bandwidth Profile là một giới hạn về tốc độ khi frame
truyền qua UNI hay EVC. Đối với cac kết nối điểm – điểm việc tính toán băng
thông trên đường truyền có thể đơn giản, nhưng với các kết nối đa điểm – đa điểm,
đặc biệt là có ghép kênh EVC trên cùng một giao diện vật lý, việc tính toán băng
thông rất phức tạp. Với trường hợp đó cầnkết hợp tính toán với đo đạc thực tiễn.
Đặc tính băng thông bao gồm các loại sau:
• Băng thông vào và ra tại mỗiUNI(Tốc độ cổng vật lý)
• Băng thông vào và ra tại mỗi EVC(Tốc độ áp theo VLAN)
• Băng thông vào và ra cho mỗi lớp dịch vụ (Tùy vào loại dữ liệu Voice,
Video, Data, sẽ có băng thông theo mức độ ưu tiên khác nhau)
• Băng thông vào UNI từ EVC
• Băng thông ra EVC từ UNI
Đặc tính băng thông gồm các tham số về lưu lượng sau:
• CIR (Committed Infomation Rate – Tốc độ truyền thông cam kết): là
tốc độ tối thiểu truyền tải dịch vụ ở điều kiện bình thường. Một dịch vụ có thể
hỗ trợ một CIR cho một VLAN trên một UNI. Tuynhiên khi ghép dịch vụ thì
tổng CIR không thể vượt quá tốc độ của cổng vật lý. Bên cạnh CIR MEF còn
định nghĩa thêm tham số CBS (Commited Burst Size) là kích thước lưu lượng
tối đa cho phép đối với mỗi thuê bao, thường tính bằng KB hoặc MB. Ví
dụ:thuê bao được cấp CIR là 3Mbps và CBS là 500KB thì thuê bao sẽ được
đảm bảo băng thông tối thiểu là 3Mbps và kích thước khung dữ liêụ tối đa là
500KB, nếu khung có kích thước lớn hơn 500KB thì khung sẽ bị hủy hoặc bị
trễ.
• PIR (Peak Infomation Rate): Là tốc độ cao hơn mức CIR cho phép lưu
lượng truyền trên mạng khi không có tắc nghẽn xảy ra. Cùng với PIR là tham
số MBS (Maximum Burst Size) là kích thước khung tối đa cho phép truyền mà
không bị hủy. MBS cũng được tính bằng KBhoặc MB như CBS. Ví dụ: một

dịch vụ được cấp băng thông là 3Mbps CIR, 500KB CBS, 10Mbps và 1MB
MBS.
o Nếu băng thông của thuê bao <= 3Mbps thì chắc chắn dữ liệu sẽ
được truyền đi đảm bảo. Lưu lượng truyền phải có kích thước bé
hơn 500KB (CBS), nếulớn hơncó thể bị hủy bỏ hoặc bị trễ.
23
o Nếu băng thông của thuê bao >= 3Mbps và <= 10Mbps thì dữ liệu
chỉ được truyền đảm bảo trên mạng nếu không có tắc nghẽn xảy ra
và kích thước khung nhỏ hơn 1MB (MBS)
o Trường hợp lưu lượng >= 10Mbps thì sẽ bị hủy.
4. Các thuộc tính về hiệu năng
Các thuộc tính hiệu năng biểu thị sự mong đợi chất lượng từ phía khách hàng.
Các tham số bao gồm: độ khả dụng (Avaiability), độ trễ khung (Delay), độ trôi
khung (Jitter) và tỉ lệ mất khung (Loss).
• Độ khả dụng (Avaiability): Độ khả dụng của dịch vụ được diễn tả thông
qua một số thuộc tính dịch vụ sau:
o Thời gian kích hoạt dịch vụ của UNI: là thời gian tính từ lúc bắt đầu có
yêu cầu một dịch vụ mới hoặc sửa đổi dịch vụ cho tới lúc dịch vụ được kích
hoạt và đưa vào sử dụng. Thời gian kích hoạt trung bình của dịch vụ Ethernet
chỉ cò vài giờ đồng hồ, ngắn hơn nhiều so với vài tháng – khoảng thời gian cần
thiết để kích hoạt dịch vụ mới đối với các mô hình truyền thông truyền thống.
o Thời gian khôi phục dịch vụ của UNI: là thời gian tính từ lúc UNI không
hoạt động – có thể do sự cố xảy ra tới lúc nó được phục hồi và trở lại hoạt động
bình thường.
o Thời gian kích hoạt dịch vụ EVC: là thời gian tính từ lúc bắt đầu có yêu
cầu một dịch vụ mới hoặc sửa đổi dịch vụ cho tới lúc dịch vụ được kích hoạt và
đưa vào sử dụng. Hay cụ thể hơn, khoảng thời gian này được tính từ lúc có yêu
cầu một dịch vụ mới hoặc sửa đổi dịch vụ cho tới khi tất cả các UNI trên EVC
đều được kích hoạt. Với một EVC đa điểm, dịch vụ được coi là sẵn sàng được
truyền khi tất cả các UNI thuộc về EVC đó đều được kích hoạt và hoạt động.

Tất cả các dịch vụ Ethernet đều được cung cấp cho khách hàng thông qua các
EVC.
o Thời gian khôi phục dịch vụ của EVC: là thời gian tính từ lúc mà EVC
không hoạt động – có thể do sự cố sảy ra, tới lúc được phục hồi và trở lại hoạt
động bình thường.
• Độ trễ khung (Delay): là tham số ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ
(QoS) đối với các ứng dụng thời gian thực. Tham số độ trễ thường được áp
dụngcho môt hướng truyền đi, độ trễ giữa hai điểm là khoảng thời gian khung
xuất phát từ một giao diện UNI đi qua mạng MAN-Evà đến giao diện UNI bên
kia. Độ trễ bị ảnh hưởng bởi tốc độ đường truyền và độ dài khung Ethernet.Ví
dụ: một khung Ethernet có độ dài 1518 byte đi qua đường truyền 10Mbps thì
nó trễ 12ms (1518 x 6/106). Ngoài ra độ trễ còn bị ảnh hưởng bởi tốc độ truyền
trên mạng trục và cấp độ tắc nghẽn. Tham số độ trễ thường được đánh giá bằng
độ trễ của 95% số khung được truyền đi thành công trong một khoảng thời gian.
Ví dụ: độ trễ là 15ms trong 24 giờ có nghĩa là 95% số khung đã được truyền đi
một chiều trong thời gian 24 giờ có độ trễ nhỏ hơn hoặc bằng 15ms.
24
• Độ trôi khung (Jiiter): Cũng là một tham số ảnh hưởng đến chất lượng
dịch vụ. Độ trôi khung còn được gọi là biến thiên độ trễ. Độ trôi khung gây hại
cho các ứng dụng thời gian thực như thoại, Video IP.
• Tỷ lệ mất khung (Loss): tỷ lệ mất khung được định nghĩa là tỷ lệ phần
trăm số khung dịch vụ tuân thủ tốc độ thông tin thỏa thuận song không đ ược
truyền đi giữa các UNI trong một khoảng thời gian cho trước. Ví dụ:
một kênh EVC điểm –điểm có 100 khung được truyền đi nhưng bên nhận chỉ
nhận được 90 khung thì tỷ lệ mất khung là 10%. Tùy vào từng ứng dụng mà tỉ
lệ mất khung có ảnh hưởng lớn hay không. Ví dụ: các dịch vụ ứng dụng
web hai email thường ít bị ảnh hưởng bởi tỉ lệ mất khung so với các ứng dụng
VoIP.
5. Thuộc tính lớp dịch vụ (Class of Service Indentifier Service Attribute)
Các thuộc tính lớp dịch vụ (CoS) có thể được định nghĩa cho các khách hàng

dựa trên các thuộc tính như sau:
– Cổng vật lý: Đây là hình thức đơn giản nhất để áp dụng QoS cho khách
hàng. Dựa vào cổng vật lý tại giao diện UNI, tất cả các lưu lượng vào và ra
cổng này đều có chung một CoS.
– Địa chỉ MAC nguồn/đích: Việc phân loại này sử dụng để cung cấp các
loại dịch vụ khác nhau dựa và cả địa chỉ MAC nguồn và đích. Mô hình này tuy
đơn giản nhưng khó quản lý theo từng dịch vụ. Trong trường hợp thiết bị phía
khách hàng (CPE) là Switch lớp 2 và dịch vụ cung cấp là dịch vụ LAN kết nối
đến LAN thì có rất nhiềuhàng trăm thậm chí hàng nghìn địa chỉ MAC cần
được giám sát và quản lý.
– Trường hợp thiết bị phía khách hàng là Router thì chỉ cần giám sát địa
chỉ MAC của router kết nối, với trường hợp này khả năng quản lý sẽ đơn giản
và dễ dàng hơn.
– VLAN ID: VLAN ID sẽ được gán cho CoS trong trường hợp khách hàng
sử dụng các dịch vụ khác nhau với cácVLAN khác nhau.
– Giá trị trường 801.1p: cho phép gán đến 8 cấp độ ưu tiên khác nhau cho
các lưu lượng của khách hàng. Thực tế các nhà cung cấp dịch vụ không thích
dùng trên 3 cấp độ vì khó quản lý.
– Type of Service (ToS): trường loại dịch vụ bao gồm 3 bit nằm trong gói
tin IP cho phép chialàm 8 lớp dịch vụ khác nhau. Trường ToS này cũng tương
tự như trường 802.1p, nhưng ToS nằm ở tiêu đề gói tin IP còn 802.1p nằm ở
tiêu đề của khung Ethernet.
6. Thuộc tính truyền khung dịch vụ (Service Frame Delivery Attribute)
Mạng Metro giống như một mạng LAN chuyển mạch, vì vậy cần biết loại khung
nào được truyền đi và loại khung nào không được truyền đi trên mạng. Thông
thường các khung truyền trên mạng chứa dữ liệu thông tin điều khiển. Để đảm bảo
mạng khách hàng có đầy đủ các tính năng cần thiết, khách hàng và nhà cung cấp
25

×