Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

Nhom 01 - Phân tích kiến trúc và nguyên lý làm việc của bộ VXL Pentium 4 Dual Core

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (907.11 KB, 37 trang )

ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
LỚP KTMP2-K6
BÀI TẬP LỚN KIẾN TRÚC MÁY TÍNH
ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH KIẾN TRÚC VÀ NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA BỘ VXL
PENTIUM 4
NHÓM 1:
Hỏa Tiến Anh
Trương Đức Anh
Phan Ngọc Anh
Đỗ Việt Anh
Nguyễn Tuấn Anh
1
MỤC LỤC
PHẦN I: GIỚI THIỆU VXL INTEL PENTIUM 4 4
PHẦN II: NỘI DUNG CHÍNH 6
I.CÁC CÔNG NGHỆ MỚI 6
1.1 Hyper-Pipelined Technology - Công nghệ Siêu ống 6
1.2. Execution TraceCache 8
1.3.Rapid Execution Engine 9
1.4. Advanced Transfer Cache (ATC) 9
1.5. Out-Of-Order Execution 9
1.6. Branch Prediction (phỏng đoán nhánh) 10
1.7. Rapid Execution Engine 10
1.8. Quad Data Rate 10
1.9. Enhanced Floating Point & Multimedia Unit 11
1.10.Streaming SIMD Extension 2 (SSE2) Instructions 11
1.11. Hyper Threading (siêu phân luồng) 11
PHẦN II: SƠ ĐỒ KHỐI, CẤU TRÚC, CHỨC NĂNG CÁC BỘ PHẬN 12
1. SƠ ĐỒ KHỐI KIẾN TRÚC NETBURST 12
2. SƠ ĐỒ KHỐI BỘ VI XỬ LÝ PENTIUM 4 15
3.OUT-OF-ODER EXCUTION LOGIC 22


4. INTEGER AND FLOATING-POINT EXECUTION UNITS 23
5. MEMMORY SUBSYSTEM 25
PHẦN III: TẬP LỆNH 26
1 . GENERAL-PURPOSE INSTRUCTIONS 27
2. NHÓM LỆNH HỆ THỐNG 28
3. X87 FPU (Floating Point Unit) INSTRUCTIONS 29
2
4. X87 FPU AND SIMD STATE MANAGEMENT INSTRUCTIONS 30
5. CÔNG NGHỆ MMX 30
6. SSE INSTRUCTIONS 32
7. STREAMING SIMD EXTENSION 2 (SSE2) INSTRUCTIONS 33
8. SSE3 INSTRUCTIONS 35
9. 64-BIT MODE INSTRUCTIONS 36
PHẦN IV. KẾT LUẬN 36
3
PHẦN I. GIỚI THIỆU VXL INTEL PENTIUM 4
Pentium 4 là bộ vi xử lý đơn nhân kiến trúc x86 thế hệ thứ 7 do Intel sản xuất, và
là thiết kế CPU hoàn toàn mới đầu tiên của hãng này kể từ Pentium III năm 1995. Thiết
kế mới này được gọi là kiến trúc NetBurst. Không như Pentium II, Pentium III và
Celeron, kiến trúc này được tạo mới hoàn toàn và thừa kế rất ít từ thiết kế Pentium
Pro/P6. Một số công nghệ nổi bật được áp dụng trong kiến trúc NetBurst như Hyper
Pipelined Technology(Công nghệ siêu ống) mở rộng số hàng lệnh xử lý, làm hiệu suất
máy có thể tăng 30%. Execution Trace Cache tránh tình trạng lệnh bị chậm trễ khi
chuyển từ bộ nhớ đến CPU, Rapid Execution Engine tăng tốc bộ đồng xử lý toán học,
bus hệ thống (system bus) 400 MHz và 533 MHz; các công nghệ Advanced Transfer
Cache, Advanced Dynamic Execution, Enhanced Floating point và Multimedia Unit,
Streaming SIMD Extensions 2 (SSE2) cũng được cải tiến nhằm tạo ra những BXL tốc
độ cao hơn, khả năng tính toán mạnh hơn, xử lý đa phương tiện tốt hơn. Ghi nhận
cùng với sự ra đời của Pentium 4 là công nghệ Quad Data Rate cho phép FSB
(Front Side Bus) đạt đến tốc độ 400 MHz. Khi đó, chip AMD Athlon đang chạy với tốc

độ FSB là 266 MHz (công nghệ Double Data Rate).
Bộ vi xử lí Pentium IV có đến 42 triệu Tranzito,kích thước chết của nó là 217
mm2,công suất tiêu thụ 55 W khi làm việc ở mức 1,5GHz.Tốc độ bus hệ thống 3,2 GB/s , rất cao
ở thời điểm bấy giờ.
4
Bảng: So sánh hiệu suất Pentium 3 và Pentium 4
Bảng trên là sự so sánh hiệu suất của Pentium IV 1,5GHz và Petium III 1,0 GHz.Rõ rang ta có
thể thấy tính vượt trội dành cho Pentium IV.Các ứng dụng sốnguyên cao hơn 15-20 %,trong khi
ứng dụng dấu chấm động và multimedia lên tới 30-70%.Pentium 4 đầu tiên (tên mã là
Willamette) xuất hiện cuối năm 2000 đặt dấu chấmhết cho “triều đại” Pentium III. Willamette
xuất sản xuất trên công nghệ 0,18 ,có42 triệu transistor(nhiều hơn gần 50% so với Pentium
III),bus hệ thống (system bus) 400 MHz,bộ nhớ đêm tích hợp L2 256 KB,socket 423 và 478.P4
Willamette có tốc độ như 1.3, 1.4, 1.5, 1.6, 1.7, 1.8, 1.9 , 2.0 GHz. P4 Northwood xuất hiện vào
tháng 1 năm 2002,được sản xuất trên công nghệ0,13,có khoảng 55 triệu transistor,bộ nhớ
đệm tích hợp L2 512 KB,socket 478.Northwood có 3 dòng gồm Northwood A(system bus
400 MHz),tốc độ 1.6, 1.8, 2.0, 2.2, 2.4, 2.5, 2.6, và 2.8 GHz.Northwoood B(system bus 533
MHz) tốc độ 2.26, 2.4, 2.53, 2.66, 2.8, 3.06 GHz(riêng 3.06 GHz có hỗ trợ công nghệ siêu phân
luồng Hyper Threading-HT).Northwood C (system bus 800 MHz,tất cả hỗ trợ HT),gồm 2.4,2.6,
3.0, 3.2, 3.4 GHz.
P4 Prescott (năm 2004).Là BXL đầu tiên sản xuất theo công nghệ 90nm,kích
thước vi mạch giảm 50% so với P4 Willamette.Điều này cho phép tích hợp nhiều
transistor hơn trên cùng kích thước (125 triệu transistor so với 55 triệu transistor của
P4 Northwood),tốc độ chuyển đổi của transistor nhanh hơn,tăng khả năng xử lí,tính
toán.Dung lượng bộ nhớ đệm tích hợp L2 của P4 Prescott gấp đôi so với P4
5
Northwood(1MB so với 512KB).Ngoài tập lệnh MMX,SSE,SSE2,Prescott được bổ
sung tập lệnh SSE3 giúp các ứng dụng xử lí video và game chạy nhanh hơn.Đây là
giai đoạn “giao thời ” giữa socket 478-775LGA,system bus 533 MHz-800MHz và mỗi
sản phẩ được đặt tên khiến người dùng càng bối rối khi chọn mua.
Prescott A(FSB 533MHz)có các tốc độ 2.4, 2.26, 2.8 (socket 478),Prescott 505

(2,66GHz), 505J(2.66 GHz),506 (2,66 GHz), 511 (2,8GHz), 515J (2,93GHz), 516
(2,93GHz) , 519J (3,06GHz), 519 J(3,06GHz) sử dụng socket 775LGA.
Prescott E,F (năm 2004) có bộ nhớ đệm L2 1MB(các phiên bản sau được mở
rộng 2MB),bus hệ thống 800 MHz.Ngoài tập lệnh MMX,SSE2,SSE3 tích
hợp,Prescott E,F còn hỗ trợ công nghệ siêu phân luồng,một số phiên bản sau có hỗ
trợ tính toán 64 bit.
Dòng sử dụng socket 478 gồm Pentium 4 HT 2.8E (2,8GHz), 3.0E (3,0 GHz), 3.2E (3,2
GHz), 3.4E(3,4 GHz).Dòng sử dụng socket 775LGA gồm Pentium 4HT 3.2F, 3.4F,
3.6F, 3.8F, với các tốc độ tương ứng từ 3,2 GHz.Pentium 4 HT
517,520,520J,521,524,530,530J,531,540,540J,541,550,560,560J,561,570J,571 với các tốc độ từ
2.8 GHz đến 3,8 GHz.
PHẦN II. NỘI DUNG CHÍNH
I. CÁC CÔNG NGHỆ MỚI
Khả năng cung cấp một số công nghệ mới và các tính năng được tăng cườngtrên đây dựa vào
các tiến bộ mới nhất của Intel trong lĩnh vực thiết kế mạch, quản lý việc tiêu thụ năng
lượng và tính toán không thể thực hiện được ở các mô hình vi kiến trúc của các thế hệ CPU
trước.
1.1.HYPER-PIPELINED TECHNOLOGY(Công nghệ Siêu ống)
Là công nghệ mới được giới thiệu trong Vi kiến trúc Netburst™ của Intel. Nó tăng
gấp đôi "độ sâu" của "ống" xử lý lệnh của CPU khi so sánh với mô hình Vi kiến trúc
P6 được sử dụng ở các thế hệ CPU Pentium III. Lệnh được thực hiện trong 20 giai
6
đoạn (20 stages) trong vi kiến trúc Netburst, so với 10 giai đoạn trong vi kiến trúc P6.
Ống lệnh dài giúp chip Pentium 4 có thể đạt được mức xung nhịp cao hơn. Với các
CPU Pentium 4 sử dụng 400Mhz System bus, tốc độ truyền nhận dữ liệu vào-ra CPU
là 3.2GB mỗi giây so với tốc độ tương ứng là 1.06GB/ Giây với thế hệ Pentium III sử
dụng kênh truyền hệ thống 133Mhz (133Mhz system bus).
Vi kiến trúc Netburst™
Trong CPU Pentium III thì pipeline có 10 stage (giai đoạn). Pentium IV có 20
stage. Pentium IV với tên mã “Prescott” 90nm thậm chí còn có tới 31 stage. Intel gọi

đây là công nghệ siêu ống lệnh (Hyper Pipelined Technology).
Việc tăng độ dài pipeline hướng đến mục tiêu tăng xung nhịp. Có nhiều giai
đoạn hơn đồng nghĩa với các đơn vị chức năng có thể được cấu thành với số lượng
transitor ít hơn. Và với ít transistor thì sẽ dễ dàng nâng cao xung nhịp, về cơ bản là
như vậy.
20 stage (giai đoạn) Pipeline của Pentium IV :
• Stage 1 & 2 - Trace cache next instruction pointer: tìm vi lệnh tiếp theo sẽ được
thực hiện trong BTB (Branch Target Buffer).
• Stage 3 & 4 - Trace cache fetch: nạp vi lệnh từ Trace Cache.
• Stage 5 - Drive: gửi vi lệnh đến resource allocator và mạch RAT.
• Stage 6 - Allocate: kiểm tra tài nguyên CPU cần thiết cho việc thực hiện lệnh. Ví dụ bộ
7
nhớ được dùng làm bộ đệm.
• Stages 7 & 8 - Rename: nếu chương trình sử dụng một trong tám thanh ghi
chuẩn x86 nó sẽ được đổi tên thành một trong 128 thanh ghi của Pentium IV.
• Stage 9 - Queue: các vi lệnh được đưa vào các hàng đợi dành riêng cho từng loại
(ví dụ: truy cập bộ nhớ, xử lý số nguyên hay dấu chấm động …). Lệnh nằm yên trong
hàng đợi cho đến khi có một chỗ trống tương ứng xuất hiện trong scheduler.
• Stages 10, 11, 12 - Schedule: scheduler sắp xếp lại các lệnh nhằm giữ cho mọi
execution unit đều hoạt động. Ví dụ, nếu đơn vị xử lý dấu chấm độngrảnh
rỗi,scheduler lấy ra một lệnh xử lý dấu chấm động để gửi cho đơn vị đó, mặc dù
lệnh tiếp theo trong chương trình có thể là một lệnh xử lý số nguyên.
• Stages 13 & 14 - Dispatch: gửi vi lệnh tới Execution Unit tương ứng.
• Stages 15 & 16 - Register Files: đọc register file.
• Stage 17 - Execute: vi lệnh được thực hiện.
• Stage 18 - Flags: cờ của vi lệnh được cập nhật.
• Stage 19 - Branch Check: kiểm tra nhánh của chương trình có cùng với suy đoán
của mạch dự đoán rẽ nhánh hay không.
• Stage 20 - Drive: gửi kết quả của việc kiểm tra này tới Branch Target
Buffer(BTB).Mặc dù về lý thuyết, pipeline dài có thể làm tăng hiệu năng, tuy nhiên, bất

chấp điều này, có quá nhiều stage sẽ khiến cho thời gian thực hiện một lệnh dài hơn. Thứ
hai là một pipeline dài sẽ trở nên rất kém hiệu quả trong những trường hợp phỏng đoán
nhánh sai (branch prediction error). Sẽ mất nhiều thời gian để lấp đầy pipelinemột lần
nữa. Intel đã triển khai một vài biện pháp để bù lại sự mất mát hiệu năng trong
những trường hợp này, đó là Execution Trace Cache và Dynamic Execution
Engine.
Thực tế là Pentium IV chỉ nhanh hơn Pentium III nhờ hoạt động ở mức
xung nhịp cao hơn. Với cùng mức xung nhịp, một CPU Pentium III sẽ nhanh hơn
CPU Pentium IV nhờ kích thước pipeline của nó.
Bởi vì sự kém hiệu quả của pipeline trong kiến trúc Netburst, thế hệ vi xử lý thứ8
của Intel (vi kiến trúc Core) quay trở lại với kiến trúc của Pentium M, một kiến trúc dựa
trên nền tảng của kiến trúc thế hệ thứ 6 thay vì tiếp tục phát triển thế hệ thứ 7 (Netburst ).
8
1.2. Execution TraceCache
Là bộ nhớ đệm cấp 1 (Level 1 Execution Trace Cache). Bên cạnh 8KB
bộ nhớ đệm dùng để chứa dữ liệu (data cache), Pentium 4 có khả năng lưu
trữ đến 12K vi lệnh đã được giải mã (decoded micro-ops) nhằm giúp tăng
cường tốc độ thực thi lệnh của CPU
1.3.Rapid Execution Engine - Cơ chế thực thi (lệnh) nhanh chóng
Điều này được thực hiện dựa trên hai Đơn vị Luận lý Số học (Arithmetic Logical Unit -
ALU) được thiết kế bên trong Pentium 4. Nó cho phép Pentium 4 thực hiện các lệnh
số học (cộng, trừ, nhân chia) và luận lý (Và-And, Hoặc-Or ) chính với tốc độ gấp 2
lần tần số xử lý cơ bản của bộ xử lý. Như vậy CPU Pentium 4 - 2.0Ghz (bus 400Mhz)
có khả năng thực hiện các lệnh trên với tốc độ 4.0Ghz và CPU Pentium 4 -
2.53Ghz (bus533Mhz) thực hiện với tốc độ 5.1Ghz.
1.4. Advanced Transfer Cache (ATC)
Là bộ nhớ nội cấp 2 (L2 Cache) được thiết kế bên trong Pentium 4. ATC có hai loại:
512 KB L2 ATC với các tốc độ CPU 2.8Ghz - 2.53Ghz - 2.40Ghz - 2.40(B)Ghz
2.26Ghz - 2.20Ghz - 2.0(A)Ghz và 1.6(A)Ghz; 256 KB L2 ATC với các tốc độ
từ1.2Ghz - 2.0Ghz. ATC cung cấp kênh truyền có thông lượng rất cao (high data

throughput channel) với "nhân CPU" (CPU core). ATC bao gồm một giao diện 256-bit
(32 byte) để truyền dữ liệu trên mỗi đồng hồ nhân (core clock). Điều này cho phép ATC
(L2 Cache) hỗ trợ tốc độ cao gấp 4 lần tốc độ truyền dữ liệu của L2 Cache sử dụng trong
các CPU Pentium III.
Ví dụ: CPU Pentium 4 - 2.53Ghz có tốc độ truyền dữ liệu lên tới 81GB/giây, so với
tốc độ truyền dữ liệu 16GB/giây của Pentium III - 1.0 Ghz
1.5. Out-Of-Order Execution
Nhân hỗ trợ Out-of-Order Execution có thể sắp xếp lại các vi lệnh, cho phép lệnh
(cùng với đầu vào và các tài nguyên hệ thống cần thiết) để thực thi ngay khi có thể và
tránh lãng phí thời gian. Khi một vi lệnh đang chờ được cấp phát tài nguyên hoặc dữ
liệu, các lệnh khác (thường là trong buffer) có thể chen vào thực thi. Nhờ thực thi các
9
lệnh song song, những khoảng trễ của pipeline bị loại bỏ. Nhân có thể thực thi nhiều
lệnh trong mỗi giai đoạn của pipeline.
Sau đó in-order retirement unit sẽ tìm các lệnh được thực hiện xong và không còn
phụ thuộc dữ liệu cũng như liên quan đến các lệnh rẽ nhánh chưa hoàn tất để xử lý
và lưu kết quả ra bộ nhớ theo trật tự ban đầu của nó.
1.6. Branch Prediction (phỏng đoán nhánh)
Kiến trúc NetBurst có thể nhớ được các nhánh trong chương trình chạy, giúp làm
giảm độ trễ trong quá trình nhảy và nạp đầy ống lệnh, Các nhánh được lưu giữ trên
cơ sở địa chỉ lệnh bên trong Branch Target Buffer (BTB). Bộ vi xử lý có thể dự đoán
được các nhánh sắp tới trước cả khi lệnh rẽ nhánh được thực hiện.
1.7.Rapid Execution Engine
Trong Pentium 4, có 2 ALU (Arithmetic Logic Unit) và hai AGU
(Address Generation Unit) chạy với mức xung gấp đôi xung clock. Rapid
execution engine được giới thiệu là làm giảm độ trễ của việc thực hiện các phép
toán đơn giản.
Điều này thực sự có ý nghĩa vì hiệu năng và tốc độ của vi xử lý phụ thuộc rất
nhiều vào các tính toán số nguyên trên ALU.
1.8.Quad Data Rate

FSB của Pentium 4 có thể truyền bốn lần dữ liệu trong một xung clock. Công
nghệ này là Quad Pumped hay còn gọi là Quad Data Rate (QDR).
QDR khiến cho xung nhịp hiệu dụng tăng lên gấp 4 lần so với xung thực. Nhờ đó
các CPU Pentium 4 có thể đạt đến 400Mhz System bus, tốc độ truyền nhận dữ
liệu vào-ra CPU là 3.2GBps so với tốc độ tương ứng là 1.06GBps của Pentium III
(133Mhz system bus).
10
Bảng: Tốc độ truyền dẫn dữ liệu
1.9. Enhanced Floating Point & Multimedia Unit
Bộ xử lý Pentium 4 mở rộng các thanh ghi dấu chấm động (floating-point register)
lên tới 128-bit và tạo thêm một thanh ghi mở rộng nhằm phục vụ việc di chuyển dữ
liệu. Do vậy, khả năng xử lý các ứng dụng dấu chấm động (tính toán kết cấu, số
liệu tài chính, số liệu khoa học…) và truyền thông đa phương tiện (dựng và xử lý
phim video, xử lý hình ảnh đồ họa…) được tăng cường rất nhiều.
1.10. Streaming SIMD Extension 2 (SSE2) Instructions
Là tập lệnh hỗ trợ đồ họa mở rộng được thiết kế cho Pentium 4. Vi kiến trúc
Netburst (Netburst™ Microarchitecture) mở rộng khả năng xử lý theo kiểu cấu trúc
SIMD củacác công nghệ Intel® MMX™ và SSE bằng cách thêm vào 144 lệnh mới.
Các lệnh này bao gồm các tác vụ số nguyên SIMD 128-bit (128-bit SIMD integer
arithmetic operations) và các tác vụ dấu chấm động (128-bit SIMD double
precision floating- point operations). Các lệnh mới này làm tối ưu hóa khả năng thực
hịên các ứng dụng như phim video, xử lý âm thanh - hình ảnh, mã hóa, tính toán khoa
học , kết nối mạng trực tuyến
1.11. Hyper Threading (siêu phân luồng)
Hyper lý hoạt động trên hệ điều hành như là hai CPU logic hoạt động song
song. Nó dựa trên nguyên tắc là vào một thời điểm chỉ có một phần tài nguyên của
CPU được sử dụng để thực thi lệnh của một tiến trình, những phần chưa được sử dụng có
thể được dùng để thực thi các tiến trình khác.
11
Trong các CPU sử dụng công nghệ Hyper-Threading, mỗi CPU logic sởhữu

một tập các thanh ghi, kể cả thanh ghi đếm chương trình PC riêng (separate program
counter), CPU vật lý sẽ luân phiên các giai đoạn tìm/giải mã giữa hai CPU logic và chỉcố
gắng thực thi những thao tác từ hai chuỗi lệnh đồng thời theo cách hướng tới
những đơn vị thực thi ít được sử dụng.
Bảng: Phân luồng “Hyper-Threading”
PHẦN II. SƠ ĐỒ KHỐI, CẤU TRÚC, CHỨC NĂNG CÁC BỘ PHẬN
1.SƠ ĐỒ KHỐI KIẾN TRÚCNETBURST
12
Sơ đồ khối của vi kiến trúc NetBurst
13
Die picture of Pentium IV processor
Sơ đồ khối vi kiến trúc NetBurst Gồm 4 thành phần chính sau:
1. The In-Order Front End
2. The Out-Of-Order Execution Engine
3. The Integer and Floating-Point Execution Units
4. The Memory Subsystem
1.1.The In-Order Front End
In-Order Front End có nhiệm vụ nạp và giải mã lệnh.Front End có khả năng dự đoán
rẽ nhánh chính xác cao nhờ lưu trữ lịch sử thực hiện chương trình và suy đoán nhánh
mà chương trình sẽ thực hiện tiếp.Địa chỉ lệnh dự đoán từ front-end branch
prediction logic này được sử dụng để nạp các byte lệnh từ Cache L2.Những byte lệnh
IA 32 bit này sau đó được giải mã thành các vi lệnh (uops).
Vi kiến trúc Netburst có 1 dạng Cache lệnh L1 đặc biệt tiên tiến gọi là Execution
Trace Cache.Không giống như các Cache lệnh thong thường,Trace Cache nằm giữa
khối giải mã và khối thực hiện cơ bản như hình vẽ.Ở vị trí này Trace Cache có thể lưu
trữ được các lệnh IA 32 đã được giải mã hay còn gọi là các vi lệnh.Sau khi được lưu
trữ vào đây,các lệnh IA 32 đã được giải mã này sẽ được xóa khỏi vòng lặp thực hiện
lệnh chính của chương trình.Thông thường các lệnh được giải mã 1 lần và được đặt vào
Trace Cache sau đó được sử dụng nhiều lần từ đây giống như giống như các
cache lệnh thông thường trước .Bộ giải mã lệnh IA 32 chỉ được sử dụng khi

Trace Cache bị nhỡvà cần phải đến Cache L2 để lấy và giải mã các byte lệnh IA 32 mới.
1.2.Out-of-Order Execution Logic
Out-of-order execution engine là nơi các lệnh được chuẩn bị để thực hiện.
khối logic thực thi Out-of-order có một số bộ đệm để sắp xếp lại trật tự thực hiện các
lệnh khi chúng được đưa vào ống lệnh và được lập lịch thực hiện.Khi 1 vi lệnh đang
chờ được cấp phát tài nguyên hoặc dữ liệu ,các lệnh khác (thường là trong buffer) có
thể chen vào thực thi miễn là các lệnh khác này không phụ thuộc vào lệnh đang chờ kia.
14
Khối logic Retirement nhận được trạng thái hoàn thành của các lệnh đã
được thực hiện từ đơn vị thực hiện và quy trình kết quả,sau đó yêu cầu lại
các lệnh này,thực hiện chúng 1 cách không tuần tự so với chương trình ban đầu.Khối
logic này cũng sẽ báo cáo thông tin thực hiện nhánh vừa xong cho bộ phận dự đoán rẽ
nhánh của Front-end để cập nhật thông tin mới nhất về tình trạng nhánh phục vụ cho việc
dự đoán rẽ nhánh được chính xác hơn.
1.3. Integer and Floating-Point Execution Units
Excution Units là nơi lệnh thực sự được thực hiện.Phần này bao gồm các
register files lưu trữ các giá trị toán tử số nguyên và dấu phẩy động của các
lệnh cần thực hiện.
1.4. Memory Subsystem
Như hình vẽ ta có thể thấy,Memory Subsystem bao gồm cache L2 và bus hệ
thống(system bus).Nó lưu trữ các lệnh và dữ liệu mà Execution Trace Cache và
cache dữ liệu L1 không thể lưu trữ được.Bus hệ thống bên ngoài (external) được kết
nối với mặt sau của cache L2,được sử dụng để truy nhập bộ nhớ chính khi
Cache L2 bị miss và để truy nhập thiết bị vào ra.
2.SƠ ĐỒ KHỐI BỘ VI XỬ LÝ PENTIUM 4
15
Sơ đồ khối bộ vi xử lí Pentium IV
Nhìn vào hình vẽ ta có thể thấy phần bên trên bên trái là tương ứng với khối
Front-Out,phần giữa là tương ứng khối logic Out-Of-Order ,phần dưới là khối xử lí số
nguyên và dấu chấm động và Cache dữ liệu L1.Phần bên phải hình vẽ là khối Memory

subsystem.
16
2.1Front End.
Sơ đồ Front End
Khối Front End bao gồm một số đơn vị như hình vẽ,bao gồm :
- Instruction TLB (ITLB)
- the front-end branch predictor (labeled here Front-End BTB)
- the IA-32 Instruction Decoder
- the Trace Cache
-Micocode ROM
2.2Trace Cache
Trace Cache là cache chính hay cache lệnh level 1(L1) đảm nhiệm vận chuyển 3 vi
lệnh mỗi xung nhịp đồng hồ tới khối logic Out-Of-Order Execution.Phần lớn các lệnh
trong chương trình là được nạp và thực hiện từ Trace Cache.Chỉ khi nào miss Trace
17
Cache thì vi kiến trúc NetBurst mới nạp và giải mã đến các lệnh ở Cache L2.Trace
Cache có khả năng nắm giữ tới 12 vi lệnh, mỗi vi lệnh trong Pentium IV có độ rộng
100-bit nên trong Trace Cache có dung lượng 150KB (12288 x 100 /8).Nó có tỷ lệ hit từ
8 đến 16K byte tương tự như các Cache lệnh thông thường.
Các lệnh IA-32 khá rườm rà để giải mã.Mỗi lệnh này có nhiều giá trị và lựa chọn
khác nhau.Khối logic giải mã lệnh(instruction decoding logic) cần phải sắp xếp lại và
chuyển đổi các lệnh phức tạp này thành các vi lệnh đơn giản mà máy có thể hiểu và
thực hiên được.Việc giải mã này sẽ đặc biệt khó khi cố gắng giải mã các lệnh IA 32
phức tạp trong mỗi chu kì xung nhịp đồng hồ khi Pentium IV hoạt động ở mức tần số
xung nhịp đồng hồ cao. Một bộ giải mã IA-32 băng thông cao có khả năng giải mã
nhiều lệnh mỗi nhịp đồng hồ, có nhiều đường ống để làm công việc đó. Khi một nhánh
dự đoán sai, thời gian phục hồi ngắn hơn nhiều nếu máy không giải mã lại tập lệnh IA-
32 cần để tiếp tục thực hiện tại vị trí nhánh mục tiêu. Bằng việc lưu trữ các vi lệnh của
các lệnh đã được giải mã ,vi kiến trúc NetBurst có thể bỏ qua phần lớn thời gian giải
mã lệnh do đó giảm thiểu độ trễ khi miss dự đoán và cho phép việc giải mã trở nên

đơn giản hóa:khi một lệnh được thực thi nhiều lần thì nó sẽ lấy vi lệnh đã được giải
mã sẵn và lưu trong Trace Cache,không cần phải giải mã lại nhiều lần như các bộ VXL
trước nữa. Execution Trace Cache lấy các vi lệnh đã thực sự được giải mã từ bộ giải
mã lệnh IA 32 và lắp ráp hay xây dựng chúng thành một trình tự yêu cầu chương trình
gọi là vết(trace).Cứ 6 vi lệnh thì được gói thành một dòng vết(trace line).Một vết đơn lại
gồm nhiều dòng vết . Những vết này bao gồm các vi lệnh (μops) chạy liên tục xuống
đường dẫn dự đoán của quá trinh thực hiện chương tình.
Trace Cache cũng có riêng 1 cơ chế dự đoán nhánh để chỉ dẫn vị trí tiếp theo trong
Trace Cache cho các lệnh đang được nạp.Cơ chế dự đoán trong Trace Cache
này(trong hình vẽ là BTB Trace) thì đơn giản hơn cơ chế dự đoán của khối Front
End,mục đích chính của nó là dự đoán các nhánh con của chương trình hiện đang
được lưu trữ trong Trace Cache. . Bộ phận dự đoán rẽ nhánh logic gồm 16 lối vào địa
18
chỉ có tác dụng dự đoán địa chỉ trả lại. Cùng với BTB front-end, BTB Trace
Cache làm giảm tỷ lệ dự đoán nhánh sai khoảng 1 / 3 so với dự đoán nhánh của vi kiến trúc P6
2.3 Microcode ROM
Nằm ở gần vị trí Trace Cache là đơn vị Micocode Rom.Rom này được sử dụng cho
các lệnh IA 32 phức tạp như là string move,xử lí lỗi và gián đoạn.Khi gặp phải một lệnh
phức tạp,Trace Cache sẽ chuyển lệnh sang Microcode Rom ,Microcode Rom sẽ cung
cấp các vi lệnh cần thiết có trong nó để hoàn thành hoạt động.Sau khi kết thúc,khối
front end sẽ tiếp tục nạp các các vi lệnh từ Trace Cache.
2.4 ITLB and Front-End BTB
ITLB = Instruction Translation Look-aside Buffer. Nó là một bảng có chứa
thông tin về các trang trong bộ nhớ mà bộ xử lý đã truy cập gần đây.nó Dịch các địa chỉ lệnh
tuyến tính để được các địa chỉ vật lý cần thiết để truy cập vào bộ nhớ cache L2.ITLB
cũng thực hiên kiểm tra page-level protection . Instruction TLB and front-end BTB sẽ chỉ
đạo các hoạt động của Fron End khi máy bị missTrace Cache
BTB = Branch Target Buffer,nó lưu trữ lịch sử của các nhánh lệnh đã thực hiện
trước đó và mục tiêu thực hiện của chúng để tiết kiệm thời gian tính toán cho ra các
mục tiêu này.

Đơn vị logic nạp (fetch) sẽ luôn cố gắng nạp đầu vào cho đơn vị giải mã là các lệnh
IA 32 tiếp theo mà chương trình sẽ cần thực hiện. Đơn vị Instruction prefetch sẽ được
chỉ đạo từ đơn vị logic branch prediction (đơn vị dự đoán nhánh)(trên hình vẽ chính là
khối Front-End BTB) để biết được lệnh gì sẽ được nạp tiếp theo.Bộ dự đoán nhánh cho
phép bộ xử lí bắt đầu nạp và thực hiện lệnh trước khi kết quả của nhánh trước đó
được biết. Đơn vị dự đoán rẽ nhánh này(branch prediction logic/front – end BTB) có
dung lượng khá rộng lên tới 4K entries ,do đó nó có thể nắm được hầu hết các thông
tin của các nhánh cũ đã thực hiện. Nếu 1 nhánh không tìm thấy ở BTB ,bộ dự đoán rẽ
nhánh dự đoán kết quả của nhánh dựa trên hướng của sự dời chỗ nhánh (tiến hoặc
lùi). Nhánh lùi được cho là được thực hiện và nhánh tiến cho là không thực hiện.
19
2.5 IA-32 Instruction Decoder
The Istruction Decoder nhận các byte lệnh 32 bit từ Cache L2 64 bit,và giải mã
chúng thành các vi lệnh(uops) mà máy có thể hiểu và thực hiện được.Một bộ giải mã
đơn instruction decoder chỉ có thể giải mã được tối đa là 1 lệnh IA 32 trong 1 chu kì
đồng hồ mà thôi.Một số lệnh IA 32,mỗi lệnh có thể chuyển đổi được thành 1 vi lệnh
đơn,nhưng cũng có nhiều lệnh thì lại mỗi lệnh chuyển đổi được thành nhiều hơn 1 vi
lệnh .Trong trường hợp cần nhiều hơn 4 vi lệnh để hoàn thành giải mã 1 lệnh IA 32 thì
lúc này bộ giải mã sẽ gửi tín hiệu vào trong microcode ROM để lấy các vi lệnh tương
ứng .Tuy nhiê phần lớn các lệnh không cần phải nhảy vào microcode ROM để hoàn
thành giải mã.Ví dụ điển hình về 1 lệnh phức tạp gồm nhiều vi lệnh chúng ta có thể kể
đến lênh string move,lệnh này cần tới hàng nghìn vi lệnh để hoàn thành giải mã nó.
3.OUT-OF-ODER EXCUTION LOGIC
Out- Of – Order Excution Engine bao gồm các thành phần:
- allocation, renaming.
- scheduling functions.
Khối logic thực thi này có một số bộ đệm để sắp xếp lại trật tự thực hiện các lệnh khi
chúng được đưa vào ống lệnh và được lập lịch thực hiện để có thể thực hiện chương
trình nhanh hơn.Bộ xử lí sẽ cố gắng tìm ra thật nhiều lệnh có thể thực hiện xong chỉ
trong mỗi chu kì và thực hiện chúng kể cả khi chúng không còn sắp xếp theo trình tự

chương trinh gốc nữa.Bằng việc thấy được một lượng lớn các lệnh từ chương trình
cùng lúc ,Out- Of- Order Excution Engine có thể thường xuyên tìm ra nhiều lệnh độc
lập đã sẵn sàng để thực hiện.Vi kiến trúc NetBurst có bộ nhớ đệm sâu hơn so với kiến
trúc P6 giúp cho phép thực hiện được việc này . Nó có thể thực hiện được 126 lệnh tại
cùng 1 thời điểm và có thể thực hiện 48 lệnh nạp và 24 lệnh lưu tại mỗi thời điểm.
3.1 Allocator và Register Renamer
Trong giai đoạn alloc, allocator sẽ:
20
Dành ra một trong 126 reorder buffers (ROB) cho vi lệnh hiện thời. Nó cho
phép thực hiện vi lệnh không theo thứ tự (out-of-order), CPU có thể đặt
chúng trở lại thứ tự cũ sử dụng bảng này.
Dành ra một trong 128 register files (RF) để lƣu trữ kết quả dữ liệu từ xử lí vi
lệnh.
Nếu vi lệnh là nạp (LOAD) hoặc ghi (STORE), có nghĩa là nó sẽ đọc hoặc viết
dữ liệu trên bộ nhớ RAM, nó sẽ dành một trong số 48 bộ đệm nạp (Load Buffers - LB) hoặc
một trong 24 bộ đệm lƣu trữ (Store Buffers - SB) tương ứng.
Dành ra một đầu vào trên bộ nhớ hoặc hàng đợi, tuỳ thuộc vào từng vi lệnh.
Tập lệnh CISC x86 chỉ có 08 thanh ghi 32-bit (EAX, EBX, ECX, EDX, EBP, ESI,
EDI và ESP). Số này đơn giản là quá ít, đặc biệt là khi CPU có thể thực thi theo kiểu
out-of-order. Do đó, CPU phải đổi tên và nội dung của những thanh ghi đƣợc sử
dụng trong chƣơng trình thành một trong 128 thanh ghi của CPU, điều này cho phép
những lệnh sử dụng cùng thanh ghi có thể chạy đồng thời. Thậm trí out-of-order, có
nghĩa là cho phép lệnh thứ hai chạy trước lệnh thứ nhất ngay cả khi chúng sử dụng
cùng một thanh ghi.
Chúng ta cần chú ý rằng Pentium IV thực sự có tới có 256 thanh ghi: 128 cho
những lệnh số nguyên và 128 thanh ghi cho lệnh dấu chấm động và lệnh SSE.
Sơ đồ giai đoạn allocator
3.2 Scheduling functions
21
Scheduler là trái tim của hệ thống out-of-order Pentium IV. Mục đính của

Scheduler là giữ cho mọi execution unit trong CPU luôn luôn làm việc. Các vi lệnh
tới scheduler sẽ đƣợc nó phân tích và đặt vào một trong bốn scheduler unit tùy theo
kiểu của vi lệnh:
 Memory scheduler unit: cho những vi lệnh liên quan đến bộ nhớ. Những vi
lệnh này đến từ hàng đợi của các vi lệnh bộ nhớ (memory microinstruction
queue).
• Fast scheduler unit: cho những vi lệnh đơn giản.
• Slow / General FP scheduler unit: cho những vi lệnh khác và những vi lệnh
xử lý dấu chấm động phức tạp.
• Simple FP scheduler unit: cho những vi lệnh dấu chấm động đơn giản.
Scheduler sắp xếp những vi lệnh theo kiểu của chúng. Sau đó nó có thể gửi mỗi
vi lệnh trực tiếp tới Execution Unit tương ứng để xử lí. Những Execution Unit được
nối tới Scheduler qua 04 cổng gửi đi (dispatch port) được đánh số từ 0 tới 3, như
hình dưới đây:
22
4.INTEGER AND FLOATING-POINT EXECUTION UNITS
4.1 Execution Unit
Execution Unit là nơi mà các lệnh thực sự được thực hiên.Nó được thiết kế ra đểtối ưu
hoá hiệu suất tổng thể bằng cách xử lí các trường hợp phổ biến nhất càng nhanhcàng tốt.Có
nhiều đơn vị thực hiện (Execution units) khác nhau trong vi kiến trúcNetBurst.
Như đã đề cập, Pentium IV có bốn cổng gửi đi đánh số từ 0 tới 3. Mỗi cổng
được nối tới một, hai hoặc ba đơn vị thực thi (execution unit). Pentium IV có 05
execution unit làm việc song song (02 FPU cho số dấu chấm động, 03 ALU cho số
nguyên) và thêm 02 AGU để đọc và ghi dữ liệu vào bộ nhớ RAM. Các execution
unit, kể cả cùng loại, được chia ra phục vụ những loại vi lệnh khác nhau như hình
vẽ:
Unit execution
Phần chính của Rapid Execution Engine là các rapid execution unit, bao gồm hai
ALU và hai AGU được đánh dấu “clock x2” trên hình vẽ. Các vi lệnh đơn giản có thể
23

được thực thi bằng những đơn vị này và chỉ mất một nửa xung clock, những lệnh
dịch và xoay không thể đƣợc thực thi được bằng các rapid execution unit sẽ được
gửi đến “Slow ALU”. Cổng 0 và 1 có thể gửi hai vi lệnh trong một xung clock tới 2 rapid
execution ALU, do đó số lƣợng tối đa các vi lệnh có thể đƣợc chuyển đi trong một xung
clock là 6:
-Hai vi lệnh cho cổng 0
-Hai vi lệnh cho cổng 1
- Một vi lệnh cho cổng 2
- Một vi lệnh cho cổng 3
Một điều chúng ta cần nhớ là những lệnh phức tạp có thể cần đến vài xung
clock để xử lí. Ví dụ ở cổng số 1, có một đơn vị xử lý dấu chấm động. Trong khi đơn
vị này đang xử lý một lệnh rất phức tạp mất vài xung clock, cổng 1 sẽ vẫn tiếp tục
nhận các lệnh đơn giản nó và chuyển đến ALU trong khi FPU còn bận. Nếu để ý một
chút, ta thấy Intel đặt vào cùng một cổng một fast unit và một complex (slow) unit. Khi
complex unit còn đang bận tính toán, đơn vị còn lại có thể tiếp tục nhận vi lệnh từ cổng tương
ứng.
Nên, mặc dù tối đa chỉ có 6 lệnh được chuyển, thực sự CPU có thể có đến 7 lệnh cùng được xử
lý một lúc.
4.2 L1 Cache
Cache dữ liệu Level 1(L1) là một loại cache 8K-byte sử dụng cho cả các lệnh
load,store số nguyên ,dấu phẩy động/SSE.Nó được tổ chức thành 4 đường tập kết hợp
với 64 byte cho mỗi dòng cache (cache line).Nó là cache kiểu write-through,nghĩ là cái
gì mà được ghi vào nó thì sẽ luôn luôn được copy vào L2.Nó có thể thực hiện được 1
lênh load và 1 lệnh store trong mỗi chu kì đồng hồ.
Độ trễ của hoạt động Load là một khía cạnh quan trọng của hiệu suất bộ vi xử lí.
Điều này đặc biệt đúng đối với các chương trình IA-32 có rất nhiều lệnh Load và các
Store vì số lượng hạn chế của các thanh ghi. Đối với hầu hết các chương trình IA 32 thì
cấu hình tuy nhỏ nhưng rất chậm,cache dữ liệu L1 theo sau bởi cache L2 có độ trễ
24
trung bình đem lại độ trễ truy nhập load thấp hơn,tuy nhiên hiệu suất lại cao hơn 1

cache L1 to và chậm hơn.
5. MEMMORY SUBSYSTEM
Vi xử lí Pentium 4 có một memory subsystem với khả năng nổi bật cho phép ứng
dụng mới, các ứng dụng luồng định hướng bang thong cao như 3D, video, và content
creation. Memory subsystem bao gồm bộ nhớ cache mức 2 và bus hệ thống. Cache
level 2 lưu trữ các dữ liệu không lưu trữ được trong cache L1. Bus hệ thống ngoài
được sử dụng để truy cập main memory khi xảy ra miss ở cache mức 2 hay cũng để
truy cập hệ thống thiết bị I/O.
5.1Cache mức 2 hay còn gọi là Advanced Transfer Cache
Bộ nhớ cache mức 2 là bộ nhớ cache 256K-byte mà giữ cả các lệnh bị miss trong
Trace Cache và dữ liệu bị miss trong cache dữ liệu mức 1. Bộ nhớ cache mức 2 được
tổ chức như một bộ 8 đường liên kết với 128 bytes trên một dòng cache. Những
đường cache 128-byte bao gồm 2 phần 64-byte sectors.
Cache L2 của Pentium 4 kết nối với cache dữ liệu L1 qua bus có độ rộng là 256-bit.
Trong các thế hệ vi xử lí trƣớc của Intel độ rộng này là 64-bit. Với một vàiphép toán đơn
giản ta sẽ thấy băng thông giữa cache L2 và nhân là 44.8GB/s vớiPentium 4 ở mức
xung 1.4 GHz và 48GB/s với Pentium 4 ở mức xung 1.5 GHz,nhanh gấp 4 lần so với
thế hệ trước với cùng một xung nhịp.
Cache L2 có các dung lượng có thể có 2-MB/1-MB/256-KB/512-KB
5.2 Bus hệ thống
Bộ vi xử lí Pentium IV có bus hệ thống với bang thông 3,2 Gbytes mỗi giây.
Băngthông cao là một tạo khả năng quan trọng cho các ứng dụng dòng dữ liệu từ
bộ nhớ.Băng thông này đạt được như vậy là nhờ một bus rộng 64 bit có khả năng
truyền dữ liệu với tốc độ 400MHz.Xung nhịp đồng hồ là 100MHz nhưng nhờ sử dụng
một công nghệ mới gọi là “quad-pumped” mà bus 100 MHz có thể gửi được tới 400
25

×