Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Đánh giá thực trạng và đề xuất áp dụng sản xuất sạch hơn tại cơ sở sản xuất tinh bột khoai mì quy mô hộ gia đình tại thôn Vĩnh Thái, xã Cam Hiệp Nam, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.1 MB, 82 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC VÀ MÔI TRƢỜNG
***



HUỲNH THỊ XUÂN MƠ


ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT ÁP DỤNG SẢN XUẤT
SẠCH HƠN TẠI CƠ SỞ SẢN XUẤT TINH BỘT KHOAI MÌ QUY MÔ
HỘ GIA ĐÌNH TẠI THÔN VĨNH THÁI, XÃ CAM HIỆP NAM,
HUYỆN CAM LÂM, TỈNH KHÁNH HÒA




ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG



Giáo viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Văn Duy




Nha Trang – 2013
LỜI CẢM ƠN


Để hoàn thành đề tài tốt nghiệp này, tôi đã được sự chỉ dẫn giúp đỡ rất nhiều
từ thầy cô, bạn bè, người thân…
Lời đầu tiên tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Th.S Lê Thị Thu
Hồng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường Khánh Hòa là người đã tận
tình hướng dẫn và cung cấp những tài liệu cần thiết trong quá trình nghiên cứu.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Văn Duy đã hướng
dẫn tận tình để giúp tôi có thể hoàn thành đề tài.
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn đến các hộ gia đình sản xuất bột mì tại thôn
Vĩnh Thái, các vùng phụ cận và đặc biệt là gia đình Ông Phan Văn Hiệp đã nhiệt
tình giúp đỡ, cung cấp những thông tin và giúp tôi tiến hành đo đạt những số liệu
cần thiết trong quá trình thực hiện đề tài.
Tôi cũng xin cảm ơn Ủy ban Nhân dân xã Cam Hiệp Nam đã giúp đỡ cung cấp
số liệu.
Qua đây tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn tới tất cả các thầy cô giáo thuộc Bộ
môn Công nghệ kỹ thuật môi trường, Trường Đại học Nha Trang và toàn thể các
thầy cô đã dạy tôi trong suốt khóa học tại trường.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới bố mẹ, anh chị em cùng bạn bè đã
luôn ủng hộ, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Nha Trang, tháng 7 năm 2013
Sinh viên

Huỳnh Thị Xuân Mơ

i
MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC………………………….……………………………………………… i
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT iii

DANH MỤC BẢNG iv
DANH MỤC HÌNH v
MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. Tổng quan về sản xuất sạch hơn 4
1.1.1. Khái niệm 4
1.1.2. Phạm vi áp dụng 5
1.1.3. Lợi ích từ việc thực hiện sản xuất sạch hơn 6
1.1.4. Phương pháp luận của một chương trình sản xuất sạch hơn 8
1.1.5. Những rào cản trong việc thực hiện sản xuất sạch hơn 12
1.2. Tổng quan về ngành sản xuất tinh bột khoai mì 13
1.2.1. Hiện trạng sản xuất bột mì 13
1.2.2. Thành phần và tác hại của chất thải. 17
1.3. Hiện trạng ô nhiễm môi trường do sản xuất tinh bột khoai mì 21
1.3.1.Hiện trạng ô nhiễm môi trường của một số địa phương trên cả nước 21
1.3.2. Hiện trạng ô nhiễm môi trường của huyện Cam Lâm 23
1.4. Tình hình áp dụng sản xuất sạch hơn trong sản xuất tinh bột mì 23
1.4.1. Ở nước ngoài 23
1.4.2. Trong nước 25
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27
2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu: 27
2.2. Phương pháp nghiên cứu 28
2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin 28
2.2.2 Phương pháp khảo sát thực tế 28
2.2.3 Phương pháp tổng hợp, phân tích số liệu 28

ii
2.2.4 Phương pháp phân tích lợi ích chi phí 28
2.2.5 Phương pháp thu thập ý kiến chuyên gia 29
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 30

3.1. Đánh giá thực trạng sản xuất tinh bột khoai mì tại thôn Vĩnh Thái, xã Cam
Hiệp Nam, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa 30
3.1.1. Thực trạng sản xuất tinh bột khoai mì 30
Thuyết minh quy trình sản xuất 32
3.1.2. Chất thải và hoạt động khống chế ô nhiễm tại các cơ sở 33
3.1.3. Vấn đề ô nhiễm môi trường 34
3.2. Nghiên cứu đề xuất các giải pháp về sản xuất sạch hơn vào quá trình sản
xuất tinh bột khoai mì của hộ gia đình Ông Phan Văn Hiệp 35
3.2.1. Tổng quan về hoạt động sản xuất 35
3.2.2. Phân tích các công đoạn sản xuất 38
3.2.3. Phân tích nguyên nhân và các giải pháp sản xuất sạch hơn 43
3.2.4. Sàn lọc các giải pháp 45
3.2.5. Nghiên cứu tiền khả thi của một số giải pháp cần nghiên cứu thêm 47
3.2.6. Lựa chọn các giải pháp thực hiện 59
3.3. Nghiên cứu áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn vào hoạt động sản xuất
tinh bột khoai mì của hộ gia đình Ông Phan Văn Hiệp 61
3.3.1. Tiến trình thực hiện 61
3.3.2. Dự kiến kết quả đạt được khi áp dụng SXSH 62
KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ 66
KẾT LUẬN 66
KIẾN NGHỊ 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO 68
PHỤ LỤC
Phụ lục 1
Phụ lục 2
Phụ lục 3

iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


 BOD : Nhu cầu oxy sinh học
 COD : Nhu cầu oxy hóa học
 SS : Chất rắn lơ lửng
 SXSH : Sản xuất sạch hơn
 TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
 UNEP : Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc
 USD : Đô la Mỹ
 VNĐ : Việt Nam đồng




















iv



DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Diện tích, năng suất và sản lượng sắn của Việt Nam 14
Bảng 1.2. Tính chất của nước thải từ sản xuất tinh bột sắn Error! Bookmark not
defined.
Bảng 3.1. Thống kê sản lượng và doanh thu của gia đình ông Hiệp 35
Bảng 3.2. Định mức tiêu thụ nguyên, nhiên liệu/1 tấn sản phẩm tại gia đình ông Hiệp 35
Bảng 3.3. Cân bằng vật liệu cho 1 tấn sắn nguyên liệu tại nhà Ông Hiệp 40
Bảng 3.4. Kết quả cân bằng vật liệu cho 1 tấn sắn nguyên liệu tại nhà Ông Hiệp 41
Bảng 3.5. Các thiết bị điện được sử dụng trong sản xuất 42
Bảng 3.6. Nguyên nhân và các giải pháp SXSH cho hộ gia đình Ông Hiệp 43
Bảng 3.7. Bảng sàng lọc và phân loại giải pháp SXSH cho gia đình Ông Hiệp 45
Bảng 3.8. Lựa chọn các giải pháp SXSH để thực hiện 60
Bảng 3.9. Dự kiến kết quả đạt được khi áp dụng SXSH 62














v

DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 1.1. Sơ đồ khái quát về định nghĩa SXSH…………………………… 4
Hình 1.2. Lợi ích khi áp dụng SXSH vào công ty…… ……………………7
Hình 1.3. Sơ đồ biểu diễn các kỹ thuật SXSH……………………… …… 8
Hình 1.4. Sơ đồ các bước kiểm toán giảm thiểu chất thải DESIRE…………9
Hình 3.1. Phơi tinh bột và sắn lát………………………………………… 30
Hình 3.2. Quy trình sản xuất tinh bột khoai mì…………………………….31
Hình 3.3. Máy nghiền………………………………………………………36
Hình 3.4. Bột sau khi nghiền……………………………………………….36
Hình 3.5. Máy lọc bột………………………………………………………36
Hình 3.6. Bể lắng bột……………………………………………………….36
Hình 3.7. Bã sắn…………………………………………………………….36
Hình 3.8. Sơ đồ dòng thải………………………………………………… 39
Hình 3.9. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải……………………………… 53
Hình 3.10. Hệ thống xử lý nước thải 10 m
3
được xây dựng tại Cam An Bắc….… 55
Hình 3.11. Bể lắng nước thải…………………………………………… 55
Hình 3.12. Bèo trong hồ sinh học bị chết vì quá tải…………………… 55




1
MỞ ĐẦU
TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Sản xuất hộ gia đình tập trung tại các làng nghề vẫn còn là một hình thức khá phổ
biến trong nền kinh tế Việt Nam. Các làng nghề chế biến tinh bột khoai mì vài năm
trở lại đây phát triển nhanh, góp phần không nhỏ vào việc thúc đẩy sự phát triển

kinh tế của cả nước. Tuy nhiên, thực tế cho thấy hầu hết các làng nghề sản xuất tinh
bột khoai mì hiện nay đều gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng nghiêm trọng đến
môi trường sống và sức khoẻ cộng đồng. Và đây cũng là tình trạng khu vực sản xuất
tinh bột khoai mì huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa đang gặp phải. Để phát triển
một cách bền vững, việc tìm kiếm giải pháp công nghệ thích hợp nhằm giảm thiểu
sự ô nhiễm môi trường, từng bước cải thiện các làng nghề là việc làm cần thiết.
Sản xuất sạch hơn (SXSH) là một khái niệm khá mới ở Việt Nam. Nhưng
trong thời gian gần đây, SXSH đã được áp dụng thành công trong nhiều lĩnh vực
công nghiệp ở nước ta. Sản xuất sạch hơn không chỉ làm giảm thiểu sự tiêu thụ
năng lượng, nguyên liệu và giảm thiểu chất thải mà còn mang lại lợi ích kinh tế
đáng kể cho các quá trình sản xuất.
Vì vậy, đây là hướng tiếp cận đầy tiềm năng cho ngành công nghiệp nước ta
hiện nay, giúp giải quyết vấn đề môi trường cho nhiều cơ sở sản xuất đặc biệt là các
cơ sở quy mô nhỏ, hộ gia đình, làng nghề Đó cũng là lý do tôi chọn đề tài: “Đánh
giá thực trạng và đề xuất áp dụng sản xuất sạch hơn tại cơ sở sản xuất tinh bột khoai
mì quy mô hộ gia đình tại thôn Vĩnh Thái, xã Cam Hiệp Nam, huyện Cam Lâm,
tỉnh Khánh Hòa.”
MỤC TIÊU:
Đánh giá thực trạng sản xuất tinh bột khoai mì tại thôn Vĩnh Thái, xã Cam
Hiệp Nam, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa và đề xuất áp dụng sản xuất sạch hơn
cho một cơ sở sản xuất tinh bột khoai mì trong thôn.
NỘI DUNG:
1. Đánh giá thực trạng sản xuất tinh bột khoai mì tại thôn Vĩnh Thái, xã Cam
Hiệp Nam, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa.

2
2. Đề xuất và nghiên cứu áp dụng các giải pháp sạch hơn vào hoạt động sản
xuất của một cơ sở sản xuất khoai mì quy mô hộ gia đình tại thôn Vĩnh Thái.
3. Đánh giá sơ bộ kết quả đạt được khi đã áp dụng sản xuất sạch hơn.
PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Việc thực hiện các giải pháp sản xuất sạch hơn là một quá trình lâu dài và liên
tục nhưng do thời gian thực hiện luận văn có hạn nên luận văn này chỉ dừng lại ở
giai đoạn là đánh giá thực trạng để xác định các tiềm năng áp dụng SXSH và đưa ra
các giải pháp cho quá trình thực hiện.
Tiến trình đánh giá tình hình sản xuất tinh bột khoai mì đuợc thực hiện trong
phạm vi thôn Vĩnh Thái.
Quá trình nghiên cứu áp dụng các giải pháp SXSH được thực hiện tại hộ gia
đình Ông Phan Văn Hiệp.
Thời gian thực hiện đề tài: từ ngày 25/2/2013 đến ngày 8/6/2013.
Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Giải pháp sản xuất sạch hơn đang được thực hiện phổ biến ở nuớc ngoài và
hiện nay đang được đang được nghiên cứu để áp dụng ở nước ta một cách rộng rãi.
Đây là một cách tiếp cận mới trong việc thực hiện sản xuất có hiệu quả cả về kinh tế
và môi trường.
Ý nghĩa khoa học:
 Đề tài cung cấp cơ sở dữ liệu về ngành sản xuất tinh bột khoai mì trên địa
bàn thôn Vĩnh Thái, xã Cam Hiệp Nam, Cam Lâm, Khánh Hòa.
 Cung cấp cơ sở khoa học để tính toán cân bằng vật chất, đề xuất giải pháp sản
xuất sạch hơn cho các cơ sở quy mô hộ gia đình sản xuất bột mì.
Ý nghĩa thực tiễn:
 Đề tài đem lại các phương thức tiết kiệm cho các cơ sở, đem lại hiệu quả
kinh tế.
 Thông qua việc thực hiện các giải pháp SXSH góp phần làm giảm thiểu ô
nhiễm môi trường tại các cơ sở sản xuất và trong toàn khu vực.

3
 Nâng cao nhận thức của người dân về sản xuất sạch hơn, những ích lợi
SXSH mang lại và làm thế nào để áp dụng hiệu quả vào trong sản xuất.
 Nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường trong sản xuất nhằm hướng đến phát
triển bền vững và đảm bảo chất lượng cuộc sống.



























4
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về sản xuất sạch hơn
1.1.1. Khái niệm

Theo Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc (UNEP,1994):
“Sản xuất sạch hơn là sự áp dụng liên tục một chiến lược phòng ngừa môi
trường tổng hợp đối với các quá trình sản xuất, các sản phẩm và các dịch vụ nhằm
làm giảm tác động xấu đến con người và môi trường”.

Sản xuất sạch hơn đối với các quá trình:
 Đối với quá trình sản xuất:
 Giảm tiêu thụ nguyên liệu và năng lượng cho một đơn vị sản phẩm.
 Loại bỏ tối đa các nguyên liệu độc hại giảm lượng và độc tính của tất cả
các dòng thải trước khi cho chúng ra khỏi quá trình sản xuất.
 Đối với sản phẩm: SXSH là giảm tác động tiêu cực trong chu trình sống
(vòng đời) của sản phẩm, tính từ khi khai thác nguyên liệu cho đến khi thải bỏ sản
phẩm cuối cùng.
 Đối với dịch vụ: SXSH là giảm tác động tới môi trường của dịch vụ cung
cấp trong suốt vòng đời của sản phẩm từ thiết kế và sử dụng hệ thống dịch vụ đến
tiêu thụ toàn bộ nguồn hàng dịch vụ.
Liên tục
Phòng ngừa
Tổng hợp
Sản phẩm &
dịch vụ
Chiến lƣợc
Quá trình
sản xuất
Tăng hiệu xuất
Giảm rủi ro
Môi trường
Con người
Hình 1.1. Sơ đồ khái quát về định nghĩa SXSH


5
Như vậy, SXSH không ngăn cản sự phát triển mà chỉ yêu cầu rằng sự phát
triển phải bền vững về mặt môi trường sinh thái. Không nên cho rằng SXSH chỉ là
một chiến lược về môi trường bởi nó cũng liên quan đến lợi ích kinh tế.
1.1.2. Phạm vi áp dụng
Sản xuất sạch hơn có thể áp dụng rộng rãi ở tất cả các nhà máy có sử dụng tài
nguyên (nguyên liệu thô, nước, năng lượng, ). Thực tế, cơ hội và tiềm năng áp
dụng sản xuất sạch hơn ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhiều hơn ở các công ty lớn.
Các công ty lớn hầu hết đã sẵn thuận lợi về sản xuất như công nghệ hiện đại, nhân
công lành nghề, do đó khả năng lãng phí, gây nhiều chất thải trong quá trình hoạt
động rất hạn chế. Hơn nữa, trong bối cảnh thị trường hiện nay, áp lực cạnh tranh
giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ
nặng nề hơn các công ty lớn. Vì vậy, các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần tăng cường
hoạt động theo hướng sản xuất sạch hơn.
Sản xuất sạch hơn được tiến hành song song với hoạt động sản xuất của doanh
nghiệp và không ảnh hưởng đến sản xuất của doanh nghiệp. Trong trường hợp việc
thực hiện sản xuất sạch hơn có thể yêu cầu tạm dừng sản xuất một thời gian ngắn
thì lợi ích thu được vẫn đảm bảo bù đắp tổn thất. Chi phí cho việc triển khai thực
hiện các giải pháp sản xuất sạch hơn có thể từ không đến vô cùng. Đối với các giải
pháp đơn giản như thực hiện tốt công tác quản lý và kiểm soát quá trình sản xuất tốt
hơn thường đòi hỏi rất ít hoặc không cần đầu tư. Tuy nhiên, các giải pháp về thay
đổi máy móc thiết bị hay công nghệ sản xuất có thể đòi hòi vài ngàn, có khi lên đến
vài trăm ngàn đô la Mỹ (USD).
Cũng cần phải biết rằng, sản xuất sạch hơn là một quá trình liên tục vì vậy nếu
các giải pháp tại một bộ phận nào đó trong nhà máy được thực hiện hết thì sẽ tìm
thấy các giải pháp bổ sung ở các bộ phận khác và quá trình đó không bao giờ kết
thúc. Một chương trình sản xuất sạch hơn được thực hiện phải có sự hợp tác và
tham gia tích cực của ban lãnh đạo và công nhân. Trách nhiệm của ban lãnh đạo là
đề ra các phương hướng và hỗ trợ cho chương trình. Sự tham gia của công nhân là
tìm ra các giải pháp sản xuất sạch hơn và thực hiện chúng.


6
1.1.3. Lợi ích từ việc thực hiện sản xuất sạch hơn
Sản xuất sạch hơn là phương cách giúp giảm chi phí xử lý chất thải đồng thời
gia tăng hiệu quả sản xuất. Các lợi ích của sản xuất sạch hơn có thể được tóm tắt
như sau:
1.1.3.1. Nâng cao hiệu quả sản xuất
Sản xuất sạch hơn dẫn đến việc nâng cao hiệu quả sản xuất, nghĩa là có nhiều
sản phẩm được sản xuất ra hơn trên một đơn vị đầu vào nguyên liệu thô đồng thời
chất lượng sản phẩm cũng tốt hơn. Điều này rất có ý nghĩa về mặt kinh tế đối với
doanh nghiệp.
1.1.3.2. Giảm chi phí xử lý chất thải
Mục tiêu của sản xuất sạch hơn là giảm khối lượng và độ độc hại của tất cả các
chất thải bao gồm nước thải, khí thải, chất thải rắn, tại nơi phát sinh, do đó các chi
phí liên quan để xử lý lượng chất thải này sẽ giảm đi.
1.1.3.3. Cơ hội thị trƣờng mới
Các công ty có hiện trạng môi trường tốt và sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn
của môi trường sẽ có lợi thế trên thị trường hơn. Vì nhận thức về các vấn đề môi
trường của người tiêu dùng ngày càng nâng cao, đòi hỏi các công ty phải chứng tỏ
sự gần gũi của sản phẩm và quá trình sản xuất của họ với môi trường, đặc biệt là ở
các nước phát triển. Việc áp dụng sản xuất sạch hơn sẽ đáp ứng yêu cầu của thị
trường và khả năng tiếp cận với “thị trường xanh” của Công ty tăng lên.
Ngày nay, những sản phẩm mang “nhãn hiệu xanh”, “nhãn hiệu sinh thái” đã
trở nên quen thuộc với nhiều người.
1.1.3.4. Môi trƣờng đƣợc cải thiện
Sản xuất sạch hơn làm giảm thiểu lượng và mức độ độc hại của các chất thải
phát sinh, do đó tải lượng ô nhiễm thải vào môi trường giảm đi và chất lượng môi
trường sẽ được cải thiện.
1.1.3.5. Tuân thủ tốt những quy định chung về môi trƣờng
Việc áp dụng sản xuất sạch hơn làm giảm khối lượng và nồng độ của các chất

thải hoặc loại bỏ các nguyên nhân gây ra các chất thải, có nghĩa là sẽ dễ dàng thỏa

7
mãn những quy định và tiêu chuẩn về môi trường và làm giảm các tác động môi
trường của cơ sở công nghiệp đó.
1.1.3.6. Cải thiện môi trƣờng lao động
Sản xuất sạch hơn không những cải thiện môi trường lao động bên ngoài cơ sở
công nghiệp mà còn cải thiện môi trường bên trong khu sản xuất. Bộ mặt cơ sở
công nghiệp sạch sẽ hơn, không còn hiện tượng nước thải và các chất thải rơi vãi, rò
rỉ gây ô nhiễm làm mất mỹ quan khu vực, ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động
trực tiếp sản xuất.
1.1.3.7. Tiếp cận tốt hơn đến các nguồn tài chính
Hiện nay, các tổ chức tài chính ngày càng quan tâm đến vấn đề xuống cấp của
môi trường và những dự án tìm kiếm vốn vay hay trợ giúp tài chính luôn được xem
xét kỹ lưỡng về mặt ảnh hưởng tác động đến môi trường. Sản xuất sạch hơn sẽ tạo
ra một hình ảnh môi trường tốt đẹp của người vay tiền và do vậy việc tiếp cận đến
với các nguồn tài chính sẽ dễ dàng hơn.
1.1.3.8. Tăng uy tín Công ty
Sản xuất sạch hơn phản
ánh và cải thiện bộ mặt, uy tín
của công ty. Hiển nhiên, một
công ty với danh tiếng xanh sẽ
được xã hội và cơ quan quản
lý chấp nhận tốt hơn.







Hình 1.2 Lợi ích khi áp dụng SXSH
 Áp dụng SXSH sẽ giúp công ty có sức mạnh cạnh tranh trên thị trường.

8
1.1.4. Phƣơng pháp luận của một chƣơng trình sản xuất sạch hơn
1.1.4.1. Các giải pháp kỹ thuật để đạt đƣợc sản xuất sạch hơn
Các giải pháp (hay cơ hội) để đạt được SXSH bao gồm các nhóm được trình
bày trong Hình1.3.

 Quản lý nội vi tốt (Good housekeeping)
Quản lý nội vi là một loại giải pháp đơn giản nhất của sản xuất sạch hơn. Quản
lý nội vi thường không đòi hỏi chi phí đầu tư và có thể được thực hiện ngay sau khi
xác định được các giải pháp SXSH. Quản lý nội vi chủ yếu là cải tiến thao tác công
việc, giám sát vận hành, bảo trì thích hợp, cải tiến công tác kiểm kê nguyên vật liệu
và sản phẩm. Ví dụ:
- Phát hiện rò rỉ, tránh các rơi vãi,
- Bảo ôn tốt đường ống để tránh rò rỉ,
Kỹ thuật SXSH
Tái sinh chất thải
(tuần hoàn)
Cải tiến sản phẩm
Giảm chất thải tại
nguồn
Quản lý
nội quy
Thay đổi
quá trình
sản xuất
Tái sử
dụng cho

sản xuất
Tạo sản
phẩm phụ
Kiểm soát
quá trình
sản xuất
tốt
Thay đổi
nguyên
liệu đầu
vào
Cải tiến
thiết bị
Thay đổi
công nghệ
Hình 1.3 Sơ đồ biểu diễn các kỹ thuật SXSH

9
- Đóng các van nước hay tắt thiết bị khi không sử dụng để tránh tổn thất…
Mặc dù quản lý nội vi là đơn giản nhưng vẫn cần có sự quan tâm của ban lãnh
đạo cũng như việc đào tạo nhân viên.
 Thay thế nguyên vật liệu (Raw material substitution)
Là việc thay thế các nguyên liệu đang sử dụng bằng các nguyên liệu khác thân
thiện với môi trường hơn. Thay dổi nguyên liệu còn có thể là việc mua nguyên liệu có
chất lượng tốt hơn để đạt được hiệu suất sử dụng cao hơn. Ví dụ:
- Thay thế mực in dung môi hữu cơ bằng mực in dung môi nước,
- Thay thế acid bằng peroxit (Ví dụ: H
2
O
2

, Na
2
O
2
) trong tẩy rỉ
 Tối ƣu hóa quá trình sản xuất (Process optimization)
Để đảm bảo các điều kiện sản xuất được tối ưu hoá về mặt tiêu thụ nguyên
liệu, sản xuất và phát sinh chất thải, các thông số của quá trình sản xuất như nhiệt
độ, thời gian, áp suất, pH, tốc độ cần được giám sát, duy trì và hiệu chỉnh càng
gần với điều kiện tối ưu càng tốt, làm cho quá trình sản xuất đạt được hiệu quả cao
nhất, có năng suất tốt nhất. Ví dụ:
- Tối ưu hóa tốc độ băng chuyền và hiệu chỉnh nhiệt độ thích hợp của máy
màng co,
- Tối ưu hóa quá trình đốt nồi hơi
 Bổ sung thiết bị (Equipment modification):
Lắp đặt thêm các thiết bị để đạt được hiệu quả cao hơn về nhiều mặt. Ví dụ:
- Lắp đặt máy ly tâm để tận dụng bia cặn,
- Lắp đặt các thiết bị cảm biến để tiết kiệm điện, nước.
Ví dụ: thiết bị cảm biến thời gian, thiết bị cảm biến chuyển động, v.v
 Thu hồi và tái sử dụng tại chỗ (On-site recovery and reuse)
Tận dụng chất thải để tiếp tục sử dụng cho quá trình sản xuất hay sử dụng
cho một mục đích khác. Ví dụ:
- Sử dụng siêu lọc để thu hồi thuốc nhuộm trong nước thải,
- Thu hồi nước ngưng để dùng lại cho nồi hơi


10
 Sản xuất các sản phẩm phụ hữu ích (Production of useful by-products)
Tận dụng chất thải để tiếp tục sử dụng cho một mục đích khác. Ví dụ:
- Sản xuất cồn từ rỉ đường phế thải của nhà máy đường,

- Sử dụng lignin trong nước thải sản xuất giấy làm phụ gia pha chế thuốc trừ sâu,
 Thiết kế sản phẩm mới (New product design)
Thay đổi thiết kế sản phẩm có thể cải thiện quá trình sản xuất và làm giảm
nhu cầu sử dụng các nguyên liệu độc hại. Ví dụ:
- Sản xuất pin không chứa kim loại độc như Cd, Pb, Hg ,
- Thay nắp đậy kim loại có phủ sơn bằng nắp đậy nhựa cho một số sản phẩm
nhất dịnh sẽ tránh được các vấn đề về môi trường cũng như các chi phí để sơn hoàn
thiện nắp đậy đó.
 Thay đổi công nghệ (Technology change)
Chuyển đổi sang một công nghệ mới và hiệu quả hơn có thể làm giảm tiêu
thụ tài nguyên và giảm thiểu lượng chất thải và nước thải. Thiết bị mới thường đắt
tiền, nhưng có thể thu hồi vốn rất nhanh. Ví dụ:
- Rửa cơ học thay vì rửa bằng dung môi,
- Thay công nghệ sơn ướt bằng sơn khô (sơn bột)
Giải pháp này yêu cầu chi phí đầu tư cao hơn các giải pháp sản xuất sạch khác,
do đó cần phải được nghiên cứu cẩn thận. Mặc dù vậy, tiềm năng tiết kiệm nguyên
liệu và cải thiện chất lượng sản phẩm có thể cao hơn so với các giải pháp khác.
1.1.4.2. Phƣơng pháp luận đánh giá SXSH
Để áp dụng được SXSH cần phải có phân tích một cách chi tiết về trình tự vận
hành quá trình sản xuất cũng như thiết bị sản xuất hay còn gọi là đánh giá về SXSH
(Cleaner Production Assessment: CPA).
Cũng có nhiều chương trình giảm thiểu chất thải được khởi xướng như ở
Mỹ, Canada và châu Âu vào những năm 1985.
Năm 1993 Ủy ban năng suất quốc gia Ấn Độ (PPC) thực hiện dự án DESIRE
(trình diễn giảm năng lượng chất thải tại các ngành công nghiệp nhỏ) gồm các giai
đoạn theo sơ đồ Hình 1.4.

11

Giai đoạn 2: Phân tích các công đoạn

 Nhiệm vụ 4: Chuẩn bị sơ đồ dòng của quá trình
 Nhiệm vụ 5: Lập cân bằng vật chất và năng lượng
 Nhiệm vụ 6: Xác định chi phí cho dòng thải
 Nhiệm vụ 7: Thẩm định quá trình đề xác định nguyên nhân sinh ra
nguồn thải
Giai đoạn 3: Đề xuất các cơ hội giảm thiểu chất thải
 Nhiệm vụ 8: Xây dựng các cơ hội giảm thiểu chất thải
 Nhiệm vụ 9: Lựa chọn các cơ hội có thể thực hiện được
Giai đoạn 4: Lựa chọn các giải pháp giảm thiểu chất thải
 Nhiệm vụ 10: Đánh giá tính khả thi về kỹ thuật
 Nhiệm vụ 11: Đánh giá tính khả thi về kinh tế
 Nhiệm vụ 12: Đánh giá khía cạnh môi trường
 Nhiệm vụ 13: Lựa chọn giải pháp sẽ thực hiện
Giai đoạn 6: Duy trì giảm thiểu chất thải
 Nhiệm vụ 17: Duy trì các giải pháp giảm thiểu chất thải
 Nhiệm vụ 18: Xác định và chọn ra các công đoạn gây lãng phí mới
Giai đoạn 4: Thực hiện các giải pháp giảm thiểu chất thải
 Nhiệm vụ 14: Chuẩn bị thực hiện
 Nhiệm vụ 15: Thực hiện giải pháp giảm thiểu chất thải
 Nhiệm vụ 16: Giám sát và đánh giá kết quả
Giai đoạn 1: Khởi đầu
 Nhiệm vụ 1: Thành lập nhóm SXSH (hay nhóm kiểm toán giảm thiểu
chất thải)
 Nhiệm vụ 2: Liệt kê các công đoạn của quá trình sản xuất
 Nhiệm vụ 3: Xác định và chọn ra các công đoạn gây lãng phí nhất
Hình 1.4. Sơ đồ các bƣớc kiểm toán giảm thiểu chất thải DESIRE

12
Đánh giá SXSH là một công cụ hệ thống có thể giúp nhận ra việc sử dụng
nguyên liệu không hiệu quả, việc quản lý chất thải kém, và các rủi ro về bệnh nghề

nghiệp bằng cách tập trung chú ý vào các khía cạnh môi trường và các tác động của
các quá trình sản xuất công nghiệp.
1.1.5. Những rào cản trong việc thực hiện sản xuất sạch hơn
 Có sự phản đối những sáng kiến và tiếp cận mới do nhân viên không được đào
tạo chính quy.
 Thiếu nguồn tài chính, nhận thức đào tạo, chuyên môn và công nghệ, thông tin
và tiếp cận với những kiến thức hiện có.
 Có sự bất trắc về tính đúng đắn của thông tin, công nghệ hay các quy định.
 Các chính sách của Chính phủ tập trung vào giảm chất ô nhiễm đã không
khuyến khích cho các giải pháp giảm ô nhiễm và tạo ra sự khích lệ về thuế đối với
việc đầu tư các công nghệ xử lý cuối đường ống.
a) Trở ngại về kinh tế:
 Những khoản đầu tư cho SXSH không lãi bằng một số cơ hội đầu tư khác.
 Thiếu các nguồn tài chính và cơ chế tài trợ thích hợp cho đầu tư sản xuất
sạch hơn.
 Non nớt trong hoạt động tính toán chi phí nội tại và phân bố chi phí của công
ty, cơ sở sản xuất.
b) Trở ngại về chính sách:
 Thiếu vai trò lãnh đạo đối với các vấn đề môi trường,
 Không có sự khuyến khích cho các nhà quản lý để họ nổ lực trong việc thực
hiện SXSH.
c) Trở ngại về tổ chức:
 Sự non nớt của chức năng quản lý môi trường trong hoạt động của cơ sở sản xuất.
 Thiếu hụt trong cơ cấu tổ chức và hệ thống quản lý thông tin.
 Thiếu sự tham gia của các nhân viên trực tiếp sản xuất trong hoạt động sản
xuất sạch hơn.


13
d) Trở ngại về kỹ thuật:

 Thiếu cơ sở vận hành hiệu quả các kế hoạch đã được thiết lập.
 Phức tạp của quá trình SXSH. (Ví dụ: cần phải thực hiện đánh giá tổng thể
để xác định cơ hội SXSH phù hợp).
 Khả năng sử dụng hạn chế đối với các thiết bị hỗ trợ cho XSXH.
(Ví dụ: sử dụng các thiết bị đo đạc có chất lượng cao cho quá trình ở quy mô
nhỏ,…).
 Khả năng tiếp cận hạn chế đối với những thông tin kỹ thuật đáng tin cậy với
nhu cầu và khả năng ứng dụng của cơ sở sản xuất.
e) Trở ngại về nhận thức:
 Thiếu quan tâm nhằm nâng cao nhận thức liên quan đến vai trò cá nhân trong
đóng góp bảo vệ môi trường.
 Hiểu chưa rõ về SXSH.
 Tính bảo thủ.
1.2. Tổng quan về ngành sản xuất tinh bột khoai mì
Khoai mì hay còn gọi là sắn (Manihot esculenta Crantz) được sử dụng khá phổ
biến để sản xuất tinh bột. Khoai mì là một trong các nguồn có lượng tinh bột cao
nhất. Củ khoai mì chứa đến 20 – 34% tinh bột, có hàm lượng protein, carbonhydrate
và chất béo thấp.
Tổ chức Nông lương thế giới (FAO) xếp sắn là cây lương thực quan trọng ở
các nước đang phát triển sau lúa gạo, ngô và lúa mì. Tinh bột sắn là một thành phần
quan trọng trong chế độ ăn của hơn một tỷ người trên thế giới. Đồng thời, sắn cũng
là cây thức ăn gia súc quan trọng tại nhiều nước trên thế giới và là cây hàng hóa
xuất khẩu có giá trị để chế biến bột ngọt, bánh kẹo, mì ăn liền, ván ép, bao bì, màng
phủ sinh học và phụ gia dược phẩm…
1.2.1. Hiện trạng sản xuất bột mì
Khoai mì hiện được trồng trên 100 nước có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới
thuộc ba châu lục: châu Á, châu Phi và châu Mỹ La-tinh với diện tích 21,94 triệu
ha. Năm 2008, sản lượng sắn thế giới đạt 238,45 triệu tấn củ tươi so với 223,75

14

triệu tấn năm 2007 và năm 1995 là 161,79 triệu tấn. Nước sản xuất sắn nhiều nhất là
Nigeria (45,72 triệu tấn), kế đến là Thái Lan (22,58 triệu tấn). Nước có năng suất
sắn cao nhất là Ấn Độ (31,43 tấn/ha), so với năng suất sắn bình quân của thế giới là
12,87 tấn/ha (FAO, 2008). Việt Nam đứng thứ mười về sản lượng sắn trên thế giới
(9,38 triệu tấn).
Ở Việt Nam, cây sắn đã chuyển đổi vai trò từ cây lương thực thành cây công
nghiệp với tốc độ cao, năng suất và sản lượng sắn đã tăng nhanh ở thập kỷ đầu của
thế kỷ XXI.
Bảng 1.1. Diện tích, năng suất và sản lƣợng sắn của Việt Nam giai đoạn 1995 - 2008
Năm
Diện tích
(nghìn ha)
Năng suất
(tấn/ha)
Sản lƣợng
( triệu tấn)
1995
164,30
9,84
1,62
1996
275,60
7,50
2,06
1997
254,40
9,45
2,40
1998
235,50

7,55
1,77
1999
226,80
7,96
1,80
2000
234,90
8,66
2,03
2001
250,00
8,30
2,07
2002
329,90
12,6
4,15
2003
371,70
14,06
5,23
2004
370,00
14,49
5,36
2005
425,50
15,78
6,72

2006
474,80
16,25
7,77
2007
496,80
16,07
7,98
2008
557,40
16,85
9,3
Theo Cục Trồng trọt, diện tích sắn của cả nước năm 2011 đạt 559,6 nghìn ha, sản
lượng 9,87 triệu tấn (cao gấp gần 2,4 lần về diện tích và gấp 5 lần về sản lượng so với
năm 2000). Trong đó diện tích khoai mì được phân bố:
+ Tây Nguyên là nơi nhiều nhất 158,5 nghìn ha,
+ Đông Nam bộ 132,9 nghìn ha,
Nguồn: Trần Công Khanh tổng hợp từ Niên giám thống kê qua các năm.


15
+ Trung du miền núi phía Bắc 117,2 nghìn ha,
+ Duyên hải Nam Trung bộ 72,1 nghìn ha,
+ Bắc Trung bộ 65,3 nghìn ha.
Tại tỉnh Khánh Hòa, trong những năm qua cũng có sự tăng trưởng đáng kể cả
về diện tích và sản lượng khoai mì. Năm 2009, diện tích khoai mì toàn tỉnh đạt
6.160 ha, phân bố chủ yếu ở các huyện Cam Lâm và Khánh Vĩnh. Năng suất củ mì
tươi bình quân 17,47 tấn/ha, sản lượng 107.594 tấn. Xét riêng tại huyện Cam Lâm,
là một trong những vùng chuyên canh cây khoai mì, diện tích 2.271 ha và năng suất
bình quân khá cao đạt 22,94 tấn/ha.

Việt Nam hiện tồn tại 3 loại quy mô sản xuất tinh bột sắn điển hình sau:
 Qui mô nhỏ (hộ và liên hộ): có công suất 0,5 - 10 tấn/ngày. Số cơ sở chế biến
sắn quy mô nhỏ chiếm 70 - 74%.
 Qui mô vừa: là các doanh nghiệp có công suất dưới 50 tấn/ngày. Số cơ sở
chế biến sắn quy mô vừa chiếm 16 - 20%.
 Qui mô lớn: gồm các doanh nghiệp có công suất trên 50 tấn/ngày. Số cơ sở
chế biến sắn quy mô lớn chiếm khoảng 10%.
Cả nước hiện có 60 nhà máy chế biến tinh bột sắn có quy mô công nghiệp với
tổng công suất chế biến mỗi năm hơn nửa triệu tấn tinh bột sắn. Tuy nhiên, lượng
tinh bột được sản xuất từ các cơ sở quy mô nhỏ hộ gia đình vẫn chiếm một tỷ lệ
đáng kể ở nước ta hiện nay.
Củ sắn tươi rất khó bảo quản dài ngày nên hầu hết các nhà máy chế biến sắn
đều hoạt động theo thời vụ. Thời gian hoạt động chủ yếu là từ cuối tháng 8 năm
trước đến đầu tháng 4 năm sau. Mặc dù vậy, ở vùng Đông Nam Bộ có điều kiện
thuận lợi về nhiệt độ cho phát triển cây sắn nên các nhà máy chế biến tinh bột
hiện nay có thể sản xuất được 2 vụ.
Việc tách tinh bột từ khoai mì là quá trình đơn giản. Có thể tách tinh bột từ củ
mì tươi hoặc mì được cắt thành những lát mỏng phơi khô. Nhưng trong phạm vi của
đề tài chỉ đề cập đến quá trình sản xuất từ củ mì tươi là quá trình được áp dụng phổ
biến và hiện đang thực hiện ở quy mô nhỏ, hộ gia đình. Quá trình chế biến này
tương đối giống nhau được áp dụng ở cả quy mô hộ gia đình và công nghiệp.

16
Sản xuất tinh bột từ củ mì tiêu thụ một lượng lớn nước cấp và xả ra một lượng
lớn đáng kể nước thải. Nước thải của các nhà máy chế biến tinh bột mang tính axit
và có nồng độ chất hữu cơ cao. Về mặt tổng thể, khối lượng nước tiêu thụ trong
công nghiệp chế biến tinh bột tại các nhà máy khối lượng nước thải trung bình
khoảng 16 - 22 m
3
/tấn sản phẩm và thay đổi từ 20 - 25 m

3
/tấn sản phẩm ở quy mô
sản xuất nhỏ. Nước thải xả ra theo chế độ gián đoạn. Trong khối lượng nước thải xả
ra từ cơ sở sản xuất quy mô nhỏ 15 - 30% bắt nguồn từ nước rửa củ và 70 - 85% xả
ra từ các bể lắng đợt 1 và 2. Một số vùng chỉ có 1 lần lắng bột.
Hầu hết các nhà máy, cơ sở sản xuất tinh bột đều nằm trên bờ sông hoặc hồ và
thường xuyên thải nước vào các nguồn tiếp nhận này hoặc các vùng trũng ở xung
quanh. Nước thải chế biến tinh bột làm ô nhiễm môi trường xung quanh và đe doạ
chất lượng cuộc cuộc sống quanh vùng.
Thị trƣờng tiêu thụ
Trên thế giới có khoảng 100 nước xuất khẩu sắn, nhưng riêng 5 quốc gia hàng
đầu là Thái Lan, Việt Nam, Costa Rica, Indonesia và Paraguay đã chiếm tới 97%
sản lượng giao dịch. Nước ta đã vươn lên trở thành nước xuất khẩu sắn lớn thứ hai
thế giới, chỉ sau Thái Lan với 70% sản lượng sắn và tinh bột sản xuất ra được xuất
khẩu, 30% tiêu thụ nội địa.
Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan Việt Nam, 3 tháng đầu năm 2013,
Việt Nam đã xuất khẩu 1,4 triệu tấn sắn và sản phẩm, đạt kim ngạch 435,5 triệu
USD (tăng 12,23% về lượng và tăng 16,79% về trị giá so với cùng kỳ năm trước).
Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn nhất chiếm 88,9% tương đương với 1,2
triệu tấn, đứng thứ hai là thị trường Hàn Quốc với 73,7 nghìn tấn. Ngoài hai thị
trường chính kể trên, Việt Nam còn xuất khẩu sắn và sản phẩm sang các thị trường
khác nữa như : Philippin, ĐàiLoan, Malaixia, Nhật Bản.
Tinh bột sắn có rất nhiều ứng dụng trong công nghiệp dệt, công nghiệp giấy,
công nghiệp thức ăn gia súc, công nghiệp thực phẩm (sử dụng các sản phẩm tinh
bột thủy phân như maltodextrin, glucose, các loại xi-rô glucose, maltose, fructose,
cyclodextrix), công nghiệp lên men cồn và sản xuất các acid hữu cơ như acid
itaconic, acid citric, trong sản xuất dược phẩm như vitamin C, kháng sinh từ dịch
tinh bột thủy phân

17

Hiện nay có đến 70% sắn ở châu Á được dùng làm nguyên liệu sản xuất
Ethanol. Trong tình trạng dầu mỏ và những năng lượng hóa thạch khác ngày một cạn
kiệt, khan hiếm thì loài người càng kỳ vọng vào Biodiezen và cây sắn được lựa chọn
số một. Biodiezen có thể được chế biến từ lúa, ngô, mía nhưng từ sắn là rẻ nhất. Năm
2008, các nước Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam, Indonesia đồng loạt xây dựng đến
gần 30 nhà máy sản xuất Ethanol. Toàn thế giới đã sản xuất khoảng 66 tỷ lít ethanol,
Trung Quốc đã sản xuất một triệu tấn ethanol, họ đã thoả thuận với một số quốc gia
lân cận để cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp sản xuất ethanol. Như vậy,
nhu cầu về sắn và sản phẩm sẽ có chiều hướng gia tăng trong thời gian tới. Các quá
trình sản xuất sắn cần phải được quan tâm và kiểm soát chặt chẽ và hiệu quả hơn.
1.2.2. Thành phần và tác hại của chất thải.
Quá trình sản xuất tinh bột sắn sử dụng lượng lớn nước và năng lượng, đồng
thời sinh ra chất thải dưới 3 dạng: rắn, lỏng, khí.
1.2.2.1. Nƣớc thải
Củ sắn có hàm lượng tinh bột 20 - 34%, protein 0,8 - 1,2% củ sắn và nhiều
thành phần khác như chất béo, muối khoáng, vitamin, acid amin… Chính các thành
phần này là nguyên nhân gây ô nhiễm cao cho nguồn nước thải. Ngoài ra, trong củ
sắn tươi có một lượng chất độc dưới dạng glucozit linamarin (C
10
H
17
O
6
N) khi gặp
men tiêu hóa, axit, gặp nước sẽ bị thủy phân và giải phóng axit xianhidric (HCN) có
khả năng gây ngộ độc, ảnh hưởng tới màu của tinh bột và màu của nước thải.
Bảng 1.2. Tính chất của nƣớc thải từ sản xuất tinh bột sắn
Các chỉ
tiêu
Đơn

vị
Quy mô nhỏ
Và vừa
Quy mô lớn
TCVN 5945: 2005
*
A
B
C
pH
-
4,0 – 5,6
3,8 – 5,7
6 – 9
5,5 – 9
5 – 9
BOD
mg/l
7.400 – 11,000
6.200 – 23.000
30
50
100
COD
mg/l
13.000 – 17.800
7.000 – 41.000
50
80
400

SS
mg/l
1.200 – 2.600
330 – 4.100
50
100
200
CN
-

mg/l
3,4 – 5,8
19 – 36
0,07
0,5
1
SO
4
2-
mg/l
79 – 99
10 – 73
0,2
0,5
1
Ghi chú:
*
Các thông số quy định trong tiêu chuẩn, chưa xét hệ số liên quan đến dung tích
nguồn tiếp nhận và hệ số theo lưu lượng nguồn thải


18
A – Thải vào nguồn tiếp nhận dùng cho mục đích sinh hoạt
B – Nguồn tiếp nhận khác, ngoài loại A
C – Nguồn tiếp nhận được quy định
Từ Bảng 1.2 cho thấy nước thải sản xuất tinh bột khoai mì có pH thấp, hàm
lượng chất lơ lửng cao, nồng độ nhu cầu oxy sinh học (BOD) và nhu cầu oxy hóa
học (COD) của nước thải rất lớn vượt xa tiêu chuẩn môi trường. Với tỷ lệ
BOD/COD cho thấy nước thải ngành sản xuất bột mì có thể được xử lý bằng
phương pháp sinh học.
Tác động của nƣớc thải:
Ảnh hưởng của pH
Độ pH quá thấp sẽ làm mất khả năng tự làm sạch của nguồn tiếp nhận do các
loài vi sinh vật có trong tự nhiên trong nước bị kiềm hãm phát triển.
Ngoài ra nước có tính axit sẽ gây ăn mòn hệ thống xử lý, làm mất cân bằng trao
đổi chất của tế bào, ức chế sự phát triển bình thường của quá trình sống trong nước.
Ảnh hưởng của các chất hữu cơ
Hàm lượng chất hữu cơ cao sẽ làm giảm nồng độ oxi hòa tan trong nước, làm
ảnh hưởng đến đời sống thủy sinh vật của nguồn tiếp nhận. Ngoài ra, nó còn gây
nên tình trạng ô nhiễm mùi.
Nước thải chế biến tinh bột có hàm lượng chất hữu cơ cao, khi xả vào nguồn
nước sẽ làm giảm nồng độ oxy hòa tan trong nước do vi sinh vật sử dụng oxy hòa
tan để phân hủy các chất hữu cơ.
Nồng độ oxy hòa tan dưới 50% bão hòa có khả năng gây ảnh hưởng đến sự
phát triển của tôm, cá.
Oxy hòa tan giảm không chỉ gây suy thoái tài nguyên thủy sản mà còn làm
giảm khả năng tự làm sạch của nguồn nước, dẫn đến giảm chất lượng nước cấp cho
sinh hoạt và công nghiệp.
Ảnh hưởng của chất lơ lửng
Các chất rắn lơ lửng làm cho nước đục hoặc có màu, không những làm mất vẻ
mỹ quan mà quan trọng nó hạn chế độ sâu tầng nước được ánh sáng chiếu xuống,

×