Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Khảo sát quy trình xử lý nước và sử dụng chế phẩm sinh học nhằm giảm thiểu vi khuẩn Vibrio trong sản xuất giống tôm chân trắng ở Công ty Thủy sản VINA - Ninh Thuận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.51 MB, 72 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC & MÔI TRƯỜNG


PHẠM THỊ THU HẰNG


KHẢO SÁT QUY TRÌNH XỬ LÍ NƯỚC VÀ SỬ DỤNG
CHẾ PHẨM SINH HỌC NHẰM GIẢM THIỂU VI KHUẨN
VIBRIO TRONG SẢN XUẤT GIỐNG TÔM CHÂN TRẮNG
Ở CÔNG TY THỦY SẢN VINA - NINH THUẬN


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG


GVHD: TS. ĐỖ LÊ HỮU NAM

Nha Trang, tháng 06 năm 2013


i

LỜI CẢM ƠN

Kính gửi quý thầy cô, các anh chị em và các bạn sinh viên!
Để hoàn thành nội dung bản đồ án này, ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi còn


nhận được sự quan tâm giúp đỡ của nhiều người. Qua đây cho phép tôi xin được
gửi lời cảm ơn tới:
Ban chủ nhiệm và các thầy cô giáo trong Viện Công nghệ sinh học và môi
trường đã tận tâm giảng dạy cho tôi những kiến thức bổ ích, những kinh nghiệm
thực tiến chuyên ngành CNMT.
Xin gửi lời cảm ơn tới ban lãnh đạo và toàn thể nhân viên của Công ty TNHH
sản xuất và ứng dụng công nghệ Thuỷ sản VINA, phòng nghiên cứu bệnh thủy sản
Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III đã tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt
quá trình thực tập.
Tôi xin cảm ơn thầy TS. Võ Văn Nha, người đã định hướng và giới thiệu cho tôi
về cơ sở để thực hiện đề tài.
Tôi xin cảm ơn thầy TS. Đỗ Lê Hữu Nam đã tận tình hướng dẫn tôi trong quá
trình thực hiện đề tài này.
Nhân đây, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã giúp đỡ tôi trong suốt
thời gian học tập tại trường và hoàn thành bản khóa luận.
Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu đó!



Sinh viên thực hiện:
Phạm Thị Thu Hằng.





ii

MỤC LỤC


LỜI CẢM ƠN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC CÁC BẢNG v
DANH MỤC CÁC HÌNH vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vii

MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN 3
1.1. Tìm hiểu chung về cơ sở thực tập 3
1.1.1. Điều kiện tự nhiên của tỉnh Ninh Thuận 3
1.1.2. Vài nét về Công ty Thủy sản ViNa. 5
1.1.3. Tình hình sản xuất giống tôm nước lợ ở tỉnh Ninh Thuận và Công ty
Thủy sản ViNa 7
1.1.3.1. Tình hình sản xuất giống năm 2012 của tỉnh Ninh Thuận 7
1.1.3.2. Tình hình sản xuất giống năm 2012 của Công ty Thủy sản ViNa - Ninh
Thuận. 8
1.2. Một số quy trình xử lí nước và sử dụng chế phẩm sinh học tại các cơ sở sản
xuất tôm giống. 9
1.2.1. Quy trình xử lí nước. 9
1.2.2. Quy trình sử dụng chế phẩm sinh học trong sản xuất giống 12
1.3. Vài nét về vi khuẩn Vibrio 14
1.3.1. Đặc điểm của vi khuẩn Vibrio 14
1.3.2. Phân loại: 15
1.3.3 Đặc điểm dịch tễ và những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình nhiễm bệnh do
Vibrio 15
1.3.3.1. Đặc điểm dịch tễ. 15
1.3.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình nhiễm bệnh do Vibrio 16
1.3.4. Một số bệnh do Vibrio gây ra trên tôm trên thế giới và Việt Nam 18



iii

1.4. Vài đặc điểm sinh học của tôm chân trắng 21
1.4.1. Hệ thống phân loại và đặc điểm phân bố. 21
1.4.1.1. Hệ thống phân loại 21
1.4.1.2. Đặc điểm phân bố. 22
1.4.2. Đặc điểm về hình thái 22
1.4.3. Đặc điểm sinh sản 22
1.4.4. Các thời kỳ phát triển và vòng đời của tôm chân trắng . 23
CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28
2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu. 28
2.1.1.Đối tượng nghiên cứu 28
2.1.2.Thời gian và địa điểm nghiên cứu 28
2.2. Nội dung nghiên cứu 28
2.3. Phương pháp nghiên cứu: 29
2.3.1. Phương pháp điều tra 29
2.3.2. Phương pháp thu mẫu và bảo quản mẫu. 29
2.3.3. Phương pháp xác định các chỉ số môi trường. 29
2.3.4. Phương pháp xác định Vibrio 30
2.3.4.1. Xác định Vibrio tổng số trong nước. 30
2.3.4.2. Xác định Vibrio trên tôm. 31
2.3. Phương pháp xử lí số liệu. 32
CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN. 33
3.1.Tình hình sản xuất tôm giống ở Công ty Thủy sản ViNa và tỉnh Ninh Thuận 6
tháng đầu năm 2013 33
3.1.1. Tình hình sản xuất tôm giống ở tỉnh Ninh Thuận 6 tháng đầu năm 2013 33
3.1.2. Tình hình sản xuất của Công ty Thủy sản ViNa 6 tháng đầu năm 2013 34
3.2.Kết quả điều tra quy trình xử lí nước trong quá trình sản xuất tôm giống tôm
chân trắng của Công ty Thủy sản ViNa 36
3.2.1. Các loại hóa chất xử lí nước 36

3.2.2. Quy trình xử lí nước trại tôm bố mẹ 37


iv

3.2.3. Quy trình xử lí nước ương nuôi ấu trùng. 37
3.3. Kết quả điều tra quy trình sử dụng chế phẩm sinh học trong quá trình sản xuất
tôm giống tôm chân trắng của Công ty Thủy sản ViNa. 38
3.3.1. Các loại chế phẩm sinh học sử dụng. 38
3.3.2. Quy trình sử dụng chế phẩm sinh học 41
3.4. Kết quả đánh giá quy trình xử lí nước và sử dụng chế phẩm sinh học của
Công ty Thủy sản ViNa 43
3.4.1. Kết quả theo dõi các yếu tố môi trường và Vibrio trong sản xuất giống
tôm chân trắng của Công ty Thủy sản ViNa. 43
3.4.2. Kết quả đánh giá quy trình xử lí nước và sử dụng chế phẩm sinh học
trong sản xuất giống tôm chân trắng của Công ty Thủy sản ViNa. 45
CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 48
4.1. Kết luận 48
4.2. Kiến nghị 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO 50
PHỤ LỤC












v

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Kết quả thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu trong năm 2012 7
Bảng 1.2: Tình hình sản xuất giống của Công ty Thủy sản ViNa năm 2012 8
Bảng 3.1: Ước kết quả thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu trong 6 tháng đầu năm 2013 33
Bảng 3.2: Tình hình sản xuất của Công ty Thủy sản ViNa 6 tháng đầu năm 2013. 34
Bảng 3.3: Kết quả hạch toán kinh tế tháng 4/2013 35
Bảng 3.4: Các loại hóa chất trong xử lí nước 36
Bảng 3.5: Các loại chế phẩm sinh học trong quá trình ương nuôi . 38
Bảng 3.6: Thống kê tỷ lệ sống của tôm qua nhóm chế phẩm sinh học mà các trại sử
dụng. 42
Bảng 3.7: Các yếu tố môi trường trong bể ương nuôi 43
Bảng 3.8: Kết quả phân tích Vibrio trong mẫu nước. 45
Bảng 3.9: Kết quả phân tích Vibrio trong mẫu nước ở giai đoạn Post 46
Bảng 3.10: Kết quả phân tích Vibrio trong mẫu tôm ở giai đoạn Post 46














vi

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1. Vị trí Ninh Thuận 3
Hình 1.2: Vị trí Công ty Thủy sản ViNa – Ninh Thuận. 5
Hình 1.3: Vibrio cholerae (A); Khuẩn lạc của Vibrio trên môi trường TCBS (B) 14
Hình 1.4: Khuẩn lạc Vibrio alginolyticus (A) Hình dạng vi khuẩn ở độ phóng đại
1000 lần (B) 15
Hình 1.5: Ảnh hưởng của tác nhân gây bệnh đối với tôm nuôi 17
Hình 1.6: Vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus 18
Hình 1.7: Đuôi tôm sú bị phồng 19
Hình 1.8: Tôm giống bị bệnh đỏ thân (A); Tôm sú bị bệnh đỏ thân (B) 19
Hình 1.9: Ấu trùng tôm Sú bị bệnh phát sáng (A); Tôm Sú bị bệnh phát sáng (B) 20
Hình 1.10: Hình thái ngoài của tôm chân trắng 22
Hình 1.11: Vòng đời của Tôm chân trắng 23
Hình 1.12: Thời kì phôi 24
Hình 1.13: Giai đoạn Nauplius 24
Hình 1.14: Giai đoạn Zoea 25
Hình 1.15: Giai đoạn Mysis 25
Hình 1.16: Giai đoạn Postlarvae 26
Hình 1.17: Thời kì thiếu niên 27
Hình 1.18: Thời kì sắp trưởng thành 27
Hình 1.19: Thời kì trưởng thành 27
Hình 2.1: Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu 28
Hình 3.1: Tỷ lệ sống của tôm qua nhóm chế phẩm sinh học mà các trại sử dụng. 42



vii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

V Vibrio
FAO Food and Agriculture Organization (Tổ chức lương thực và nông
nghiệp của Liên Hợp Quốc)
N Giai đoạn Nauplius
Z Giai đoạn Zoea
M Giai đoạn Mysis
PL Giai đoạn Postlarvae
NTTS Nuôi trồng thủy sản
CPSH Chế phẩm sinh học
NN & PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn
SX Sản xuất
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TCBS Thiosulfat Citrat Bile salts Sucrose agar (môi trường chọn lọc cho
nhóm Vibrio)
MBV Monodon Baculovirus (Virus gây bệnh còi trên tôm)
HPV Hepatopancreatic Parvo – like Virus (Virus trong nhóm virus ký
sinh ở gan tụy, gây còi trên tôm)
IHHNV Infectious hypodermal and hematopoietic necrosis (Virus gây bệnh
hoại tử cơ quan tạo máu và tế bào biểu mô trên tôm)
AT Artemia (thức ăn trong sản xuất tôm giống)
CFU Colony – Forming Unit ( đơn vị đo mật độ vi khuẩn trong mẫu được
tính bằng khuẩn lạc)
1


MỞ ĐẦU


Hiện nay, tôm chân trắng là một trong những đối tượng nuôi quan trọng nhất của
nghề nuôi tôm trên thế giới. Là đối tượng có giá trị kinh tế và nhu cầu cao trên thị
trường. Được sự cho phép của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, tôm chân
trắng đã được nuôi thử nghiệm ở nước ta từ năm 2001 [12]. Và đến nay thì phong
trào nuôi tôm chân trắng đã phát triển mạnh mẽ trên hầu hết khắp các tỉnh ven biển
mang lại lợi ích to lớn cho người dân cũng như tăng cao năng lực xuất khẩu của
Việt Nam.
Tuy nhiên, cùng với sự gia tăng ngày càng nhanh diện tích nuôi, tình hình dịch
bệnh của tôm chân trắng diễn biến ngày càng phức tạp. Các bệnh thường gặp là
bệnh đốm trắng, hội chứng Taura, bệnh do vi khuẩn [12]. Một trong những tác
nhân gây bệnh đáng quan tâm hiện nay đó là bệnh do nhóm vi khuẩn Vibrio gây ra.
Chúng có thể gây bệnh qua tất cả các giai đoạn phát triển của tôm và được xem là
nguồn gốc gây thiệt hại nghiêm trọng không chỉ ngành nuôi tôm nói riêng mà còn
ảnh hưởng đến các loại giống thủy hải sản khác.
Việc xử lí nước và sử dụng chế phẩm sinh học hợp lí là một trong những khâu
quan trọng trong kĩ thuật ương giống nhằm giải quyết những vấn đề ô nhiễm trong
môi trường nuôi, tăng sức đề kháng cho tôm và khống chế dịch bệnh trong đó có
những bệnh do nhóm Vibrio gây ra.
Xuất phát từ những vấn đề trên tôi xin thực hiện đề tài: “Khảo sát quy trình xử
lí nước và sử dụng chế phẩm sinh học nhằm giảm thiểu vi khuẩn Vibrio trong
sản xuất giống tôm chân trắng ở Công ty Thủy sản ViNa - Ninh Thuận”.
Mục tiêu.
Đánh giá được quá trình xử lí nước và sử dụng chế phẩm sinh học nhằm giảm
thiểu vi khuẩn Vibrio trong sản xuất giống tôm chân trắng ở các trại giống của Công
ty Thủy sản ViNa - Ninh Thuận.


2



Nội dung thực hiện:
 Khảo sát và đánh giá hiệu quả của quá trình sản xuất tôm chân trắng giống của
Công ty Thủy sản ViNa- Ninh Thuận : điều tra về quá trình ương nuôi tôm,
tình hình dịch bệnh, hệ thống thiết bị, kĩ thuật, hóa chất, chế phẩm sinh học,
 Đánh giá hiệu quả của quá trình xử lí nước và sử dụng chế phẩm sinh học thông
qua chỉ tiêu Vibrio
Trong thời gian thực tập, mặc dù đã có nhiều cố gắng và nỗ lực của bản thân
song do thời gian thực hiện đề tài ngắn, vốn kiến thức và kinh nghiệm bản thân về
lĩnh vực còn hạn chế nên trong báo cáo không thể tránh khỏi sai sót. Rất mong nhận
được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn để báo cáo được hoàn thiện
hơn.

Nha Trang, tháng 6 năm 2013.
Sinh viên: Phạm Thị Thu Hằng.
















3


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN

1.1. Tìm hiểu chung về cơ sở thực tập.
1.1.1. Điều kiện tự nhiên của tỉnh Ninh Thuận
Vị trí địa lí.
Ninh Thuận thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, lãnh thổ nằm trong tọa độ từ
11° 18’ 14'' - 12° 09’ 15'' vĩ Bắc và 108° 09’ 08'' - 109°14’ 25'' kinh Đông, phía Bắc
giáp tỉnh Khánh Hoà, phía Nam giáp tỉnh Bình Thuận, phía Tây giáp tỉnh Lâm
Đồng, phía Đông giáp biển. Tỉnh có đường bờ biển dài 105 km và vùng lãnh hải
rộng hàng chục nghìn km
2
.










Hình 1.1. Vị trí Ninh Thuận
Tỉnh nằm giữa 3 trục đường giao thông chính là: quốc lộ 1A, quốc lộ 27 và
đường sắt Bắc Nam. Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm là đầu mối giao thông
quan trọng trong khu vực, cách cảng Cam Ranh 50 km, cách thành phố Nha Trang
105 km về phía Bắc, cách thành phố Phan Thiết 150 km, cách thành phố Hồ Chí

Minh 350 km về phía Nam, cách thành phố Đà Lạt 110 km về phía Tây.
Bờ biển Ninh Thuận dài 105 km với vùng lãnh hải rộng trên 18.000 km
2
, có 3
cửa khẩu ra biển là Đông Hải, Cà Ná, Khánh Hải. Vùng biển Ninh Thuận là một
trong bốn ngư trường lớn nhất và giàu nguồn lợi nhất về các loài hải sản của cả

4


nước, nhiều tiềm năng để phát triển du lịch và phát triển công nghiệp khai thác thủy
sản và khoáng sản biển.
Vùng biển Ninh Thuận có trên 500 loài cá, tôm, trong đó có nhiều loại có giá trị
kinh tế cao như cá mú, hồng, thu, ngừ, tôm hùm, mực ống, mực năng…Tổng trữ
lượng cá, tôm khoảng 120 nghìn tấn, trong đó cá đáy có 70 – 80 nghìn tấn, cá nổi 30
– 40 nghìn tấn, khả năng khai thác hàng năm 50 – 60 nghìn tấn.
Đặc điểm khí tượng thủy văn.
Ninh Thuận nằm trong vùng khô hạn nhất nước, có nền khí hậu nhiệt đới gió
mùa điển hình với đặc trưng là khô nóng, gió nhiều. Nhiệt độ trung bình năm là
27
o
C, trong năm có hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 9 – 11, mùa khô từ tháng 12
xạ lớn, khoảng 160 kcal/cm
2
/năm. Tổng lượng nhiệt bình quân năm khoảng năm
trước đến tháng 8 năm sau. Lượng mưa trung bình từ 700 – 800 mm/năm ở Phan
Rang và tăng dần theo độ cao ở vùng núi. Độ ẩm 75 – 77%. Năng lượng bức 9.500
– 10.000
0
C.

Đặc điểm khí hậu Ninh Thuận gây ra nhiều khó khăn cho sinh hoạt và sản xuất,
nhưng cũng tạo điều kiện thuận lợi cho một số cây trồng vật nuôi đặc sản có giá trị
kinh tế cao như: nho, mía, thuốc lá, hành, tỏi, bò, dê
Ninh Thuận có nhiều sông, suối, tổng diện tích lưu vực các sông chính là 3.600
km
2
, tổng chiều dài các sông suối là 430 km, bao gồm hai hệ thống sông chính là:
 Hệ thống sông Cái ở phía Nam: lớn nhất tỉnh, bao gồm sông Cái và các sông
nhánh như: sông Trà Co, sông Sắt, sông Cho Mo, sông Dầu, sông Than, sông
Quao, sông Lu với tổng chiều dài là 246 km, tổng diện tích lưu vực là 1.929,5
km
2
.
 Phía Bắc tỉnh có các sông ngắn, bắt nguồn và kết thúc trong lãnh thổ tỉnh như:
sông Trâu, sông Bà Râu, sông Quán Thẻ
Nhìn chung, hệ thống sông suối có lưu vực nhỏ, sông hẹp và ngắn. Nguồn nước
phân bố không đều theo thời gian và không gian, tập trung chủ yếu ở khu vực phía
Nam và vùng trung tâm của tỉnh, khu vực phía Bắc và vùng ven biển thiếu nước
5


nghiêm trọng. Nguồn nước ngầm chỉ bằng 1/3 mức bình quân cả nước, lại bị
nhiễm mặn, nhiễm phèn, nên việc khai thác gặp nhiều khó khăn.
1.1.2. Vài nét về Công ty Thủy sản ViNa.
Vị trí địa lí:
Công ty Thủy sản ViNa tên đầy đủ là Công ty TNHH sản xuất và ứng dụng công
nghệ thuỷ sản VINA nằm ở Thôn Khánh Nhơn, Xã Nhơn Hải, Huyện Ninh Hải,
Tỉnh Ninh Thuận, cách thành phố Phan Rang 15km về phía Bắc. Cùng với sự phát
triển của thành phố du lịch Phan Rang, đây là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển
của công ty.


Hình 1.2: Vị trí Công ty Thủy sản ViNa – Ninh Thuận.

Cơ cấu tổ chức:
 Giám đốc: Nguyễn Hữu Cường.


 Phó giám đốc: Lương Công Thành.
 Trưởng phòng kĩ thuật: Nguyễn Ngọc Thanh.
 Trưởng phòng kinh doanh: Nguyễn Thị Phương Loan.
 Kế toán: Ngô Thị Thành.

Thủ quỹ: Nguyễn Văn Dụng.

6


 Lượng công nhân trong công ty thay đổi liên tục theo mùa vụ, số công nhân ở vụ
phụ khoảng 15 người, vụ chính khoảng 35 người.


Hình thức sản xuất:


Sản xuất giống thuỷ sản như tôm chân trắng (Penanus Vanamei), tôm Sú
(Panaeus Monodon), nhằm đáp ứng lượng lớn nhu cầu tôm giống cho Ninh
Thuận và các tỉnh trên cả nước.


Kinh doanh tôm bố mẹ - Nauplius.



Kinh doanh thức ăn vật tư nuôi trồng thuỷ sản.


Liên kết ứng dụng các thành tựu khoa học và chuyển giao công nghệ sản xuất
giống thuỷ sản nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất.


Liên kết và hợp tác với Trường Đại học Vinh trong công tác đào tạo kỹ sư
nghành nuôi trồng thuỷ sản, tổ chức các đợt thực tập rèn nghề và thực tập tốt
nghiệp cho sinh viên ngành nuôi trồng thuỷ sản, đồng thời cung cấp nguồn nhân
lực quan trọng cho công ty.
Cơ sở vật chất của công ty:
Công ty Thủy sản ViNa được thành lập vào cuối năm 2008 với tổng diện tích
mặt bằng là 1,5ha.
 Hệ thống trại nuôi gồm:
 Có 19 trại đặt tại công ty với số lượng 266 bể x 6m
3
/bể.
 Có 8 trại đặt ở Bình Thuận với số lượng 112 bể x 6m
3
/bể.
 Công suất thiết kế: 1,5 tỷ giống tôm Thẻ/năm.
1,0 tỷ giống tôm Sú/năm.
 Hệ thống cơ sở vật chất:

Khu nhà ở: Năm 2010, công ty đã có những đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất của
công ty. Từ hệ thống nhà ở đến hệ thống trại nuôi, nhà kho, văn phòng công ty.
Hệ thống nhà ở được trang bị khá đầy đủ các thiết bị phục vụ cho nhu cầu sinh

hoạt như: ti vi, quạt điện,…
7


 Trang thiết bị phục vụ sản xuất: Cùng với sự đầu tư về hệ thống nhà ở, công ty
cũng đã chú trọng đầu tư cho cơ sở vật chất phục vụ trực tiếp cho các trại nuôi
như hệ thống sục khí, hệ thống lọc cát, máy bơm nước biển,…
 Hệ thống điện: Bố trí phù hợp với từng khu sản xuất, khu nhà ở, khu nhà ăn.
Đồng thời có 1 máy phát công suất lớn có thể cung cấp đủ lượng điện năng cho
các trại nuôi và hệ thống nhà sinh hoạt khi sự cố mất điện xảy ra.
 Hệ thống công trình xử lí nước: gồm bể lắng, bể lọc, bể chứa nước sau lọc,…
1.1.3. Tình hình sản xuất giống tôm nước lợ ở tỉnh Ninh Thuận và Công ty Thủy
sản ViNa.
1.1.3.1. Tình hình sản xuất giống năm 2012 của tỉnh Ninh Thuận.
Được sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo Sở NN và PTNT, trong năm 2012 công
tác điều hành, chỉ đạo sản xuất được triển khai đồng bộ và chặt chẽ; tổng sản lượng
nuôi trồng thủy sản ước đạt 12.783 tấn, đạt 101 % kế hoạch; và sản lượng giống
tôm sản xuất được 16,5 tỷ con postlarvae, đạt 122 % kế hoạch năm.
Bảng 1.1: Kết quả thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu trong năm 2012 [3].

% thực hiện
STT

Đối tượng
Quy mô
SX
Sản lượng
đến 01/ 11
Ước cuối


năm
2012
Kế hoạch

2012
So
sánh
2011
1 Tôm sú giống 210 cơ sở 4,5 tỷ 4,5 tỷ 82 82
2 Tôm thẻ giống 86 cơ sở 10,0 tỷ 12,0 tỷ 150 167
Tôm sú giống:
Đầu năm 2012 toàn tỉnh có khoảng 210 cơ sở hoạt động sản xuất tôm sú, nhưng
do chuyển đổi đối tượng nuôi tôm thương phẩm tại khu vực miền Tây nên đến giữa
năm nhiều cơ sở chuyển sang sản xuất giống tôm thẻ, cuối năm chỉ còn khoảng 50
cơ sở hoạt động sản xuất tôm sú. Sản lượng giống tôm sú sản xuất được trong năm
là 4,5 tỷ con poslarvae, đạt 82 % so kế hoạch và so với năm 2011. Nhìn chung hoạt
động sản xuất tôm sú trong năm gặp khó khăn, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu,
chất lượng nước nuôi ngày càng ô nhiễm nên hiệu quả sản xuất không cao, phần lớn
8


diện tích thả nuôi tại khu vực miền Tây chuyển sang nuôi tôm thẻ nên nhu cầu con
giống giảm, sản lượng sản xuất không đạt kế hoạch đề ra.
Ngoài một số cơ sở đầu tư nâng cấp trang thiết bị thì phần lớn các cơ sở sản xuất
tôm sú mang tính sản xuất nhỏ lẻ, đầu ra không ổn định, khả năng phán đoán thị
trường và cạnh tranh không cao nên chủ yếu làm vệ tinh cho các cơ sở lớn gây khó
khăn cho công tác quản lý. Giá bán các cơ sở nhỏ lẻ dao động 20 - 40 đ/ con, riêng
các doanh nghiệp lớn có chương trình phát triển thị trường tốt giá bán ở mức cao,
dao động 60 - 80 đ/ con.
Tôm chân trắng:

Đầu năm 2012 toàn tỉnh có 86 cơ sở hoạt động sản xuất tôm chân trắng giống,
nhưng đến giữa năm nhiều cơ sở sản xuất giống tôm sú chuyển sang sản xuất giống
tôm thẻ nên số cơ sở sản xuất tăng lên 246 cơ sở. Sản lượng giống tôm thẻ sản xuất
được trong năm ước khoảng 12,0 tỷ con postlarvae và 4 tỷ Nauplius, đạt 150 % kế
hoạch và 167 % so với năm 2011. Phần lớn các cơ sở sản xuất tôm thẻ là các công
ty, doanh nghiệp lớn, chú trọng đầu tư mở rộng quy mô và nâng cấp trang thiết bị
nên giống tôm thẻ tại Ninh Thuận được đánh giá cao về sản lượng và chất lượng.
Do nguồn tôm bố mẹ không chủ động, nhập từ nhiều nguồn khác nhau nên chất
lượng không ổn định, kết hợp dịch bệnh trên tôm nuôi tại các tỉnh miền Tây nên nhu
cầu tôm giống biến động trong thời gian ngắn, khả năng nắm bắt và phán đoán thị
trường của các cơ sở, đặc biệt là các cơ sở nhỏ lẻ gặp nhiều hạn chế. Giá bán tôm
thẻ có sự chênh lệch lớn giữa các doanh nghiệp, các doanh nghiệp lớn dao động 65 -
75 đ/ con, các cơ sở nhỏ dao động từ 20 - 40 đ/ con.
1.1.3.2. Tình hình sản xuất giống năm 2012 của Công ty Thủy sản ViNa - Ninh Thuận.

Bảng 1.2: Tình hình sản xuất giống của Công ty Thủy sản ViNa năm 2012.
STT

Đối tượng
Nguồn gôc
tôm bố mẹ
Số lượng
tôm bố mẹ
Số trại Số bể
Sản
lượng
1 Tôm Sú
giống
Trong nước 300 cặp 8 trại 96 bể 70triệu
2 Tôm thẻ

giống
Indonesia,
Singapo.
700 cặp 19 trại
266
bể
430triệu

9


Nắm bắt được nhu cầu sản xuất, từ năm 2011 công ty đã chuyển đổi đối tượng
nuôi từ tôm Sú sang tôm chân trắng nên số trại sản xuất tôm chân trắng tăng lên.
Đến năm 2012, công ty có 19 trại sản xuất tôm thẻ chân trắng với sản lượng 430
triệu con giống tăng 187% so với năm 2011và 8 trại sản xuất tôm Sú với sản lượng
đạt 70 triệu con giống giảm 44% so với năm 2011.
Nguồn gốc tôm bố mẹ được công ty cân nhắc và tuyển chọn kỹ lưỡng từ các công ty
và tập đoàn chuyên gia hóa tôm bố mẹ tốt nhất có nguồn gốc từ Hawai (như công ty
Shimp Improvement Systems, Tập đoàn Globalgen Indonesia…). Công ty đã sản xuất
thành công giống “ tôm thẻ chân trắng ” được đánh giá rất cao về chất lượng. Giá tôm
giống ở mức cao từ 50 – 80 đồng/con.Tình hình dịch bệnh: dịch bệnh xảy ra chủ yếu
vào tháng 4,7,8 và chỉ xảy ra ở 1 số trại, gây thiệt hại không lớn lắm.
1.2. Một số quy trình xử lí nước và sử dụng chế phẩm sinh học tại các cơ sở sản
xuất tôm giống.
1.2.1. Quy trình xử lí nước.
Để đảm bảo nguồn nước nuôi có chất lượng tốt, phù hợp với điều kiện sinh
trưởng và phát triển của tôm nuôi thì việc xử lí nước đầu vào đóng một vai trò quan
trọng, ảnh hưởng đến sự thành bại của vụ tôm. Việc lựa chọn quy trình xử lí nước
tùy thuộc vào đặc điểm của nguồn nước (điều kiện xử lý thủy hóa, thủy sinh, mức
độ ô nhiễm) và điều kiện cơ sở vật chất của trại sản xuất.

Sau đây là một số quy trình xử lí nước đang được sử dụng:
 Quy trình xử lí nước của trại tôm Lương Sơn – Khánh Hòa.[8]
 Quy trình xử lí nước nuôi tôm bố mẹ:




Nước biển
Bể lắng Lọc thô Bể chứa Lọc tinh
Bể nuôi
10


Nước bơm lên bể lắng cho lắng hết cặn bẩn. Sau đó được bơm lên dàn lọc thô,
Nước chảy xuống bể chứa và hệ thống lọc rồi dẫn vào bể nuôi. Nước không xử lí
hóa chất mà chỉ được lọc sạch.
 Quy trình xử lí nước ương nuôi ấu trùng.







Nước được bơm lên bể chứa để lắng kết các chất lơ lửng sau đó được xử lí bằng
hóa chất để diệt tạp, vi khuẩn.
Xử lí nước với nồng độ Clorine A với nồng độ 20ppm, phơi nắng kết hợp với
sục khí liên tục trong 48h. Sau thời gian đó dùng test Clorine để kiểm tra lượng
Clorine A dư trong nước, nếu còn dư lượng Clorine (nước có màu vàng) ta tiến
hành dùng Thiosunfat (Na

2
S
2
O
2
.5H2O) để trung hòa, thiosunfat dưới ánh nắng mặt
trời và sục khí liên tục sẽ nhanh chóng tan trong nước. Khi nước đã hết Clorine A
thì bơm nước lên bể lọc thô chảy xuống bể chứa nước và lọc tinh, ở đây nước qua
bể lọc tinh được lọc sạch và đưa vào sản xuất.
 Quy trình xử lí nước của Công ty TNHH đầu tư Thủy sản Nam Miền Trung
– tỉnh Bình Thuận [5].





Clorine
(48h)
Nước biển
Lọc thô Bể chứa Lọc tinh Bể chứa
Bể nuôi
Điều chỉnh
môi trường
Nước biển
Bể lắng Lọc thô Bể chứa Lọc tinh
Bể nuôi
Clorine 20ppm
(48h)
11



Nước biển tự nhiên qua hệ thống lọc thô để lọc hết cát, cặn bẩn sau đó được bơm
vào bể chứa. Tại đây nước được xử lí tiếp bằng clorine, sục khí trong vòng 48h và
bơm qua hệ thống lọc tinh rồi qua bể chứa. Sau đó sẽ lấy mẫu phân tích các chỉ tiêu
chất lượng nước và tiến hành điều chỉnh môi trường nếu cần thiết. Nước được cung
cấp cho bể nuôi.
 Quy trình xử lí nước tại trại tôm giống Phổ Quang – Đức Phổ - Quảng Ngãi [9]






Nước biển được bơm vào bể chứa, tại đây được châm Clorine với nồng độ
30ppm sau đó phơi nắng và sục khí mạnh để loại bỏ dư lượng Cl
2
trong nước bằng
Sodium Thiosunphate( Na
2
S
2
O
3
.5H
2
O). Thuốc tím được sử dụng từ 1-3ppm, sau khi
xử lí phải phơi nắng và sục khí mạnh đến khi mất hết màu thuốc tím. Vôi được sử
dụng nhằm mục đích dính các vật chất lơ lửng trong nước, làm nước trong và sạch
hơn, tăng thêm khoáng Ca
2+

trong nước giúp cho ấu trùng tôm lột xác tốt hơn. Nước
qua hệ thống lọc cơ học rồi đi vào bể nuôi.
 Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản – Trường Đại Học Nha Trang [16].
Nước biển bơm vào bể chứa lắng được xử lý bằng Chlorine nồng độ 50-70 ppm,
sau đó sục khí và phơi nắng khoảng 48 giờ cho hết mùi Chlorine.
 Tiếp tục dùng thuốc tím nồng độ 1 ppm để xử lý.
 Sục khí cho đến khi nước trong.
Nước biển
Bể chứa
Clorine
30ppm
(72h)
Thuốc tím
(72h)
Vôi (30g/m
3
)
Na
2
S
2
O
3
.5H
2
O
(20ppm)
Lọc thô
Bể nuôi
Lọc tinh

12


Sau khi nước trong bể chứa lắng trong suốt, tiếp tục dùng Iodin nồng độ 2 ppm
để xử lý, sau khi sục khí 3 giờ, dùng máy bơm bơm nước qua bể lọc vào bể chứa
trong nhà để sử dụng dần.









Chú ý: Chỉ dùng chlorine và thuốc tím để xử lý nước vào lúc chiều tối
 Nếu không có bể lắng ngoài trời ta dùng thiosunfat khử lượng clorine dư (lượng
thiosunfat dư còn lại trong bể nồng độ không quá 2ppm). Nước sau khi khử
clorine tiến hành sục khí 48 giờ mới sử dụng được.
1.2.2. Quy trình sử dụng chế phẩm sinh học trong sản xuất giống [19].
Chế phẩm sinh học (CPSH) trong nuôi tôm có một vai trò cực kì quan trọng
trong việc phòng ngừa dịch bệnh, kích thích tôm phát triển, ngăn ngừa, giảm thiểu ô
nhiễm và chất độc trong ao.
Được sản xuất dưới 3 dạng: dạng nước, dạng bột và dạng viên. Mỗi loại chứa ít
nhất 2 loài vi sinh, nhiều nhất là 6 loài, nhiều CPSH có chứa Enzyme (men vi sinh).
Có công dụng hỗ trợ tiêu hóa, hấp thụ tốt thức ăn. Do đó, thường được sử dụng để
trộn vào thức ăn cho tôm.
Căn cứ vào khả năng sử dụng có thể chia thành 3 loại chính: loại phòng và chữa
bệnh cho tôm, loại bổ sung và loại để xử lí môi trường. Các khuyến cáo đề xuất sử
dụng chế phẩm sinh học phải được thực hiện cả trong ao nuôi, trong ao chứa và toàn

bộ chu kỳ sản xuất con giống. CPSH được sử dụng liên tục trong ao nuôi sẽ tạo ra
sự khác biệt đáng kể về chất lượng nước và khống chế nguồn bệnh lây lan.
Nước biển
Bể lắng
Clorin 50 -70ppm
(48h)


Thuốc tím
1ppm
Bể lắng
Iodin 2ppm
(3h)
Bể lọc Bể chứa
Bể nuôi
13


CPSH có tác dụng tốt trong một hệ thống kín, lượng nước thay đổi không vượt
quá 20% đối với ao nuôi và không vượt quá 40% đối với bể giống (CPSH rất thích
hợp trong toàn bộ giai đoạn sản xuất giống PL).
Muốn sử dụng CPSH có hiệu quả người sử dụng cần phải tìm hiểu kỹ tác dụng
của CPSH cần đưa vào ao nuôi và phương pháp sử dụng đối với từng loại. Khi sử
dụng chế phẩm sinh học cần lưu ý:
 Sử dụng đúng quy trình nhà sản xuất và theo định kì để duy trì mật độ vi khuẩn
có lợi trong ao nuôi.
 Không sử dụng cùng với loại hóa chất và kháng sinh, vì sẽ làm chết các nhóm vi
sinh vật, do đó việc sử dụng chế phẩm sinh học không có hiệu quả.
 Nếu đã sử dụng các hóa chất như thuốc tím tạt vào ao nuôi thì khoảng 2 – 3 ngày
sau nên sử dụng chế phẩm sinh học để khôi phục lại các nhóm vi sinh vật có lợi

trong nước để cải thiện chất lượng nước và hạn chế ô nhiễm môi trường, vì khi
đưa hóa chất vào ao sẽ làm chết tảo, mà vai trò của tảo trong nước là rất quan
trọng (nhưng chỉ ở mức độ vừa phải) do tảo hấp thu các chất dinh dưỡng hòa tan
trong nước sẽ giúp cho môi trường nước tốt hơn.
 Nên sử dụng các loại chế phẩm sinh học (hỗ trợ tiêu hóa), các loại men vi sinh
trộn vào thức ăn cho tôm để khôi phục lại hệ men đường ruột. Sau khi nuôi tôm
được 2 tháng trở lên, nên sử dụng các chế phẩm sinh học có các thành phần
chủng loại như Nitrosomonas, Nitrobacter, Bacillus spp, Lactobacillus và
Rhodoseudomonas, Rhodococus, Phodobacillus… Các chủng loại vi khuẩn này
khử được tính độc của khí NH
3
, H
2
S, phân hủy các chất hữu cơ tích lũy trong ao,
làm sạch môi trường, khống chế được các vi khuẩn, nấm và các nguyên sinh
động vật trong ao.
 Khi sử dụng chế phẩm sinh học thuộc loại vi khuẩn hiếu khí thì khi đưa xuống ao
nuôi phải tăng cường hàm lượng oxy hòa tan trong nước, đặc biệt là đáy ao để
quá trình tăng sinh khối và hoạt động phân hủy của các vi khuẩn có lợi được
thuận lợi.
 Nếu dùng chế phẩm sinh học trong ngày có nhiệt độ nước ao thấp nên nuôi cấy
chế phẩm sinh học trong nước ấm với nhiệt độ từ 30 – 35
0
C trước khi dùng.
14


 Ngoài ra, có thể sử dụng sản phẩm sinh học được chiết xuất từ thực vật (Yucca)
kết hợp với vi khuẩn có lợi Bacillus sp, nấm men, amylyza.
 Bảo quản chế phẩm sinh học tránh nơi có ánh sáng trực tiếp vì sẽ làm chết các

nhóm vi sinh vật có lợi.
1.3. Vài nét về vi khuẩn Vibrio [17].
1.3.1. Đặc điểm của vi khuẩn Vibrio.
Vibrio có nguồn gốc từ “Vibrae” có nghĩa là dao động, gồm các vi khuẩn có dạng
que uốn cong, có dạng dấu phẩy, có một tiên mao. Phần lớn các loài Vibrio sống
hoại sinh chỉ một số ít có khả năng lây bệnh cho người. Vibrio cholerae (phẩy trùng
tả) gây bệnh cho người, có khả năng sống trong nước đến 3 tuần.
Một số chủng Vibrio có khả năng tiết hemolysine làm tan hồng cầu gây ngộ độc.
Chúng sống trong nước ấm và bùn lắng ở đầm hồ và vùng nước lợ ven biển, vi
khuẩn bám vào chitin của cua và các loại thân mềm, tồn tại trong thịt hay nội tạng
của tôm, cua… Đặc trưng của loài Vibrio là khả năng phát triển trong điều kiện pH
rất cao (8,5 – 9,5) và bị tiêu diệt nhanh ở môi trường acid.


Hình 1.3: Vibrio cholerae (A); Khuẩn lạc của Vibrio trên môi trường TCBS (B) [17].
Đặc điểm chung các loài vi khuẩn thuộc giống Vibrio: Gram (-), hình que thẳng
hoặc hơi uốn cong, kích thước 0,3 – 0,5 x 1,4 – 2,6m. Chúng không sinh bào tử và
chuyển động nhờ một hay nhiều tiên mao mảnh nằm ở một đầu vi khuẩn.
Tất cả những loài vi khuẩn thuộc giống Vibrio đều là vi khuẩn kị khí tùy nghi,
TCBS là môi trường chọn lọc của Vibrio. Hầu hết các loài đều phát triển trong môi
trường nước, đặc biệt là nước biển và cửa sông. Ion Na
+
kích thích cho sự phát triển
của tất cả các loài Vibrio và nhiều loài là nhu cầu tuyệt đối. Hầu hết các mẫu phân
A
B
15


lập từ bệnh vỏ và viêm ruột của tôm trưởng thành đều gặp loài V.alginolyticus; V.

parahaemolyticus, V.anguillarum.


Hình 1.4: Khuẩn lạc Vibrio alginolyticus (A) Hình dạng vi khuẩn ở độ phóng
đại 1000 lần (B)
1.3.2. Phân loại:
Ngành: Proteobacteri
Lớp: Gammaproteobacteria
Bộ: Eubacterriales
Họ: Vibrionac
Giống: Vibrio
Loài:

1.3.3 Đặc điểm dịch tễ và những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình nhiễm bệnh do
Vibrio.
1.3.3.1. Đặc điểm dịch tễ.
 Đặc điểm phân bố:
Bệnh Vibriosis có thể quan sát được ở khắp mọi nơi có nghề nuôi động vật thủy
sản nước lợ và nước mặn. Sự phân bố của bệnh này rộng khắp thế giới, tập trung ở
châu Á, châu Phi và châu Mỹ. Kết quả điều tra vi khuẩn phát sáng vùng duyên hải ở
Thái lan cho thấy vi khuẩn phát sáng là một trong những thành phần loài trong khu
hệ vi khuẩn ở vùng cửa sông, vùng nước lợ (Sodthongkong, 1996). Điều này được
chúng minh từ kết quả phân lập vi khuẩn từ các mẫu nước cấp vào, thải ra cũng như
V.alginolyticus; V.parahaemolyticus; V.anguillarum
;
V.harveyi; V. salmonicida; V.splendidus.
16


các mẫu bùn trong hệ thống ao nuôi có nguồn nước cấp từ vùng duyên hải (Sae –

Oui, 1987; Songsrem, 1990; Ruangpan, 1997).
 Ký chủ:
Hầu như các loài động vật thủy sản nuôi nước lợ, mặn đều có thể bị nhiễm và
chịu tác hại của bệnh Vibriosis như: các loài tôm he (Penaeus spp.) và tôm thẻ
(Metapenaeus spp.), các loài tôm hùm châu Mỹ (Homarus spp.) và tôm hùm châu Á
(Panulirus spp.), các loài cua biển như cua xanh, cua đá
 Giai đoạn phát triển:
Bệnh có thể xảy ra ở các giai đoạn ấu trùng, hậu ấu trùng, ấu niên, cơ thể trưởng
thành, ở đàn bố mẹ của các loài tôm, cua Tuy vậy, tùy theo từng loại bệnh mà vi
khuẩn Vibrio có thể gây nặng ở giai đoạn này và nhẹ hơn ở giai đoạn kia. Ví dụ:
Bệnh phát sáng do Vibrio harveyi có thể xảy ra ở nhiều giai đoạn khác nhau, nhưng
tác hại nặng nhất là giai đoạn tiền ấu trùng Zoae và Mysis.
 Mùa vụ xuất hiện bệnh:
Mùa vụ xuất hiện bệnh do vi khuẩn Vibrio tùy thuộc theo loài và địa điểm nuôi.
Theo nghiên cứu của một số tác giả nước ngoài và Việt Nam, Vibrio sp. tìm thấy
phổ biến trong nước biển và vùng ven bờ, trong bể ương ấu trùng, bể ương tảo và bể
ương Artemia. Nhìn chung vi khuẩn Vibrio phân chia cơ thể rất nhanh ở độ mặn 10
– 40‰ (phát triển tốt nhất ở độ mặn 20 – 30‰), lây lan nhanh ở nhiệt độ cao (mùa
nóng), phát triển nhanh ở nơi có nhiều chất hữu cơ, ôxy thấp và pH 7 – 9.
Trong bể ương lượng vi khuẩn Vibrio tăng theo thời gian nuôi, tầng đáy cao hơn
tầng mặt, do đó biện pháp kỹ thuật xiphong đáy có tác dụng giảm mật độ Vibrio
trong bể ương. Mật độ vi khuẩn Vibrio tăng nhanh rõ rệt khi thời tiết thay đổi, vào
các thời điểm biển động do bão, gió mùa hay áp thấp nhiệt đới (Đỗ Thị hòa, 1997)
hoặc theo con nước của thủy triều (nước cường, nước ròng).
1.3.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình nhiễm bệnh do Vibrio.
S.F. Snieszko (1974) đã giải thích mối quan hệ giữa tôm, mầm bệnh và môi
trường bằng sự giao nhau của 3 vòng tròn.
17




Hình 1.5: Ảnh hưởng của tác nhân gây bệnh đối với tôm nuôi.
Bệnh chỉ xảy ra khi có sự tác động, ảnh hưởng qua lại lẫn nhau giữa tôm, mầm
bệnh và môi trường.
 Tác nhân gây bệnh (Pathogen - P): bao gồm các tác nhân virus, vi khuẩn, nấm,
ký sinh trùng và những sinh vật địch hại khác.
 Môi trường sống (Enviroment - E): bao gồm các yếu tố t
0
, pH, O
2
, S‰, độ kiềm,
NH
3
, H
2
S, kim loại nặng, thuốc trừ sâu…trong trường hợp các yếu tố này thay
đổi bất lợi cho tôm, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh phát
triển và tấn công vào cá thể tôm.
 Vật chủ (Host-H): có sức đề kháng hoặc mẫn cảm với các tác nhân gây bệnh, là
điều kiện cho tôm chống được bệnh hoặc dễ mắc bệnh.
Trong trường hợp hội đủ cả 3 nhân tố thì tôm mới mắc bệnh, nếu thiếu 1 trong 3
nhân tố trên thì tôm không mắc bệnh. Trong trường hợp tôm có mang mầm bệnh
nhưng nếu môi trường thuận lợi cho tôm và bản thân tôm có sức đề kháng với mầm
bệnh, thì bệnh không thể phát sinh được.
Bệnh vibrio do vi khuẩn Vibrio spp gây ra. Thường gồm một số loài như V.
parahaemolyticus, V. harveyi, V. vulnifieus, V. anginolitycus, V. cholera. Vi khuẩn
Vibrio khi sống và ký sinh trên cơ thể động vật thủy sản đều gây ra một số dấu hiệu
bệnh lý nhất định.
Theo nghiên cứu của Phan Lương Tâm (1994), bệnh chỉ bột phát khi tôm yếu,
sức chống chịu kém hoặc khi môi trường biến đổi gây sốc cho động vật thủy sản và

kích thích sự phát triển của Vibrio như nhiệt độ cao (lớn hơn 33
0
C, nhất là lớn hơn
35
0
C), độ mặn thay đổi đột ngột do mưa hoặc do thay nước, oxy thấp (nhỏ hơn
3mgO
2
/l), sự thay đổi pH lớn, độ trong nhỏ hơn 20cm.

×