TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
PHẠM ĐÌNH KIÊN
Ứng dụng mô hình toán để quy hoạch,
sử dụng tổng hợp nguồn nước lưu vực
sông Hương theo hướng phát triển bền vững
Hà Nội – 2007
1
LỜI CẢM ƠN
Luận văn Thạc sỹ khoa học chuyên ngành Môi trường trong phát triển bền
vững với đề tài “Ứng dụng mô hình toán để quy hoạch sử dụng tổng hợp nguồn
nước lưu vực sông Hương theo hướng phát triển bền vững” đã được hoàn thành
với sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên
& Môi trường – Đại học Quốc gia Hà nội, Viện Khoa học Thủy lợi cùng các
đồng nghiệp công tác tại Trung tâm Tài nguyên nước & Môi trường – Viện
Khoa học Thủy lợi. Tác giả xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ to lớn này.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc về sự hướng dẫn nhiệt tình trong
suốt quá trình thực hiện của TS Đinh Vũ Thanh – Vụ Khoa học công nghệ - Bộ
NN&PTNT và PGS.TS Nguyễn Quang Trung –Trung tâm Tài nguyên nước &
Môi trường – Viện Khoa học Thủy lợi.
Tác giả xin chân thành cảm ơn các bạn học viên lớp cao học khóa 2
chuyên ngành Môi trường trong Phát triển bền vững trong chương trình liên kết
đào tạo giữa Đại học Quốc gia Hà nội và Viện Khoa học Thủy lợi cùng các đồng
nghiệp tại tỉnh Thừa Thiên Huế đã tạo điều kiện giúp đỡ tác giả trong quá trình
thực hiện luận văn.
Do vùng nghiên cứu tương đối rộng, liên quan đến nhiều tài liệu cơ bản,
mô hình Mike Basin là mô hình toán còn mới mẻ cùng với điều kiện thời gian có
hạn nên luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được
những ý kiến đóng góp của các thầy giáo, cô giáo và các đồng nghiệp.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn!
2
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu,
kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình luận văn nào trước đây.
Tác giả luận văn
Phạm Đình Kiên
3
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG 6
DANH MỤC HÌNH 8
DANH MỤC HÌNH 8
MỞ ĐẦU 9
TÓM LƯỢC 11
Mục đích nghiên cứu: 11
Phạm vi nghiên cứu 11
Phương pháp thực hiện 11
Công cụ thực hiện 11
Kết quả nghiên cứu 12
Tình trạng tài liệu, số liệu sử dụng trong nghiên cứu 12
Chất lượng số liệu 13
Chương 1. TỔNG QUAN 14
1.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG 14
1.1.1. Vị trí địa lý 14
1.1.2. Đặc điểm địa hình 15
1.1.3. Đặc điểm địa hình thái 17
1.1.4. Môi trường tự nhiên 18
1.1.5. Tài nguyên sinh thái 24
1.1.6. Môi trường xã hội 26
1.1.7. Phát triển kinh tế 28
1.2 CÂN BẰNG NƯỚC VÀ MỤC ĐÍCH TÍNH TOÁN CÂN BẰNG NƯỚC 29
1.3 CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN CÂN BẰNG NƯỚC 31
1.3.1. Phương pháp cân bằng đại diện 31
1.3.2. Phương pháp cân bằng theo chuỗi tài liệu (phương pháp lịch) 31
1.3.3 Phương pháp tổng quát hóa 32
1.4 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÂN BẰNG NƯỚC MẶT 32
1.4.1. Trên thế giới 32
1.4.2. Trong nước 33
1.4.3. Thừa Thiên Huế 34
1.5 CÔNG CỤ NGHIÊN CỨU CÂN BẰNG NƯỚC 34
1.5.1. Mô hình toán 34
1.5.2. Hệ thống thông tin địa lý GIS 37
4
Chương 2. THIẾT LẬP MÔ HÌNH TÍNH CÂN BẰNG NƯỚC CHO LƯU VỰC SÔNG
HƯƠNG 39
2.1 GIỚI THIỆU MÔ HÌNH MIKE NAM VÀ MIKE BASIN 39
2.1.1. Giới thiệu mô hình MIKE NAM 39
2.1.2. Giới thiệu mô hình MIKE BASIN 41
2.2 MÔ PHỎNG BÀI TOÁN MƯA – DÒNG CHẢY MẶT 43
2.2.1. Tình hình quan trắc khí tượng 43
2.2.2. Kiểm tra số liệu và tính toán điền số mưa 45
2.2.3. Mô phỏng lượng mưa – dòng chảy mặt 47
2.2.3.1. Xác định tiểu lưu vực 47
2.2.3.2. Xây dựng số liệu đầu vào cho mô hình NAM 47
2.2.3.3. Mô phỏng 48
2.2.3.4. Kiểm nghiệm mô hình 49
2.3 MÔ PHỎNG BÀI TOÁN CÂN BẰNG NƯỚC, LẬP SƠ ĐỒ TÍNH TOÁN 49
2.3.1. Sơ đồ tính toán 49
2.3.2. Tài liệu về hồ chứa 51
2.3.3. Tiến trình mô phỏng 51
2.3.4. Kiểm nghiệm mô hình 58
Chương 3. TÍNH TOÁN TƯƠNG QUAN MƯA – DÒNG CHẢY VÀ CÂN BẰNG NƯỚC THEO PHƯƠNG ÁN HIỆN TRẠNG VÀ NĂM 2015. ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG TỔNG HỢP NGUỒN NƯỚC 60
3.1. TÍNH TOÁN TƯƠNG QUAN MƯA – DÒNG CHẢY MẶT 60
3.1.1. Tiểu lưu vực Thượng Nhật 60
3.1.2. Tiểu lưu vực Dương Hoà 62
3.1.3. Tiểu lưu vực Bình Điền 64
3.1.4. Tiểu lưu vực Cổ Bi 66
3.1.5. Tiểu lưu vực Ô Lâu 67
3.1.6. Tiểu lưu vực Bắc sông Hương và Nam sông Hương 68
3.1.7. Tiểu lưu vực Truồi 70
3.2 TÍNH TOÁN CÂN BẰNG NƯỚC HIỆN TRẠNG ỨNG VỚI CÁC TẦN SUẤT 5%, 50%,
75%, 90% 71
3.2.1. Tính toán nhu cầu nước: 71
3.2.1.1. Nhu cầu nước dùng cho tưới 71
3.2.1.2. Nhu cầu nước cho sinh hoạt và cho chăn nuôi 76
3.2.1.3. Nhu cầu nước dùng cho thuỷ sản 78
3.2.1.4. Nhu cầu nước dùng cho công nghiệp 78
3.2.2. Tính toán cân bằng nước hiện trạng 79
5
3.2.2.1. Nguyên lý tính toán 79
3.2.2.2. Kết quả tính toán cân bằng nước hiện trạng 80
3.3. TÍNH TOÁN CÂN BẰNG NƯỚC CHO NĂM 2015 ỨNG VỚI CÁC TẦN SUẤT 5%, 50%,
75%, 90% 85
3.3.1. Sơ đồ tính toán 85
3.3.2. Tài liệu dùng trong tính toán 86
3.3.2.1. Tài liệu khí tượng thuỷ văn 86
3.3.2.2. Tài liệu nông nghiệp 86
3.3.2.3. Tài liệu cấp nước sinh hoạt và chăn nuôi 87
3.3.2.4. Tài liệu thuỷ sản 88
3.3.2.5. Tài liệu công nghiệp 89
3.3.2.6. Nhu cầu nước dùng nước cho môi trường sinh thái 89
3.3.2.7. Tài liệu về hồ chứa 90
3.3.3. Kịch bản tính toán 90
3.3.4. Kết quả tính toán 91
3.4 ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH VÀ QUẢN LÝ TỔNG HỢP NGUỒN NƯỚC 110
3.4.1. Vùng lưu vực sông Ô Lâu 111
3.4.2. Vùng thượng và trung lưu sông Bồ 112
3.4.3. Vùng hạ lưu sông Bồ và Bắc sông Hương 112
3.4.4. Vùng thượng lưu sông Hương 114
3.4.5. Vùng Nam sông Hương 114
3.4.6. Vùng lưu vực sông Nông 115
3.4.7. Vùng lưu vực sông Truồi và ven đầm phá 116
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 117
TÀI LIỆU THAM KHẢO 120
PHỤ LỤC TÍNH TOÁN 122
6
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Lượng mưa bình quân trên thế giới 33
Bảng 2.1: Tình hình quan trắc số liệu khí tượng thuỷ văn 44
Bảng 2.2: Mô tả kết nối của các điểm dùng nước và hồ chứa 52
Bảng 2.3: Tiểu lưu vực của các khu dùng nước theo đơn vị hành chính 54
Bảng 2.4: Các thông số chính của hồ chứa trong sơ đồ hiện trạng 57
Bảng 3.1: Các thông số của tiểu lưu vực Thượng Nhật 61
Bảng 3.2: Các thông số của tiểu lưu vực Dương Hoà 62
Bảng 3.3: Các thông số của tiểu lưu vực Bình Điền 65
Bảng 3.4: Các thông số của tiểu lưu vực Cổ Bi 66
Bảng 3.5: Các thông số của tiểu lưu vực Ô Lâu 68
Bảng 3.6: Các thông số của tiểu lưu vực Bắc Sông Hương 69
Bảng 3.7: Các thông số của tiểu lưu vực Nam Sông Hương 70
Bảng 3.8: Các thông số của tiểu lưu vực Truồi 71
Bảng 3.9: Hệ số cây trồng Kc 72
Bảng 3.10: Thời vụ gieo trồng các loại cây trồng 72
Bảng 3.11: Kết quả tính mức tưới cho các loại cây trồng 73
Bảng 3.12: Diện tích các loại cây trồng năm 2004 75
Bảng 3.13: Tiêu chuẩn cấp nước cho sinh hoạt và chăn nuôi 76
Bảng 3.14: Dân số và vật nuôi tại các điểm sử dụng nước 76
Bảng 3.15: Nhu cầu nước cho nuôi tôm 78
Bảng 3.16: Diện tích nuôi trồng thuỷ sản tại các điểm sử dụng nước 78
Bảng 3.17: Nhu cầu dùng nước cho công nghiệp 79
Bảng 3.18: Diện tích các loại cây trồng đến 2015 86
Bảng 3.19: Chỉ tiêu dùng nước đến 2015 87
Bảng 3.20: Dân số và vật nuôi tại các khu sử dụng nước đến 2015 87
Bảng 3.21: Diện tích nuôi trồng thuỷ sản tại các điểm sử dụng nước đến 2015 89
7
Bảng 3.22: Nhu cầu dùng nước cho công nghiệp đến 2015 89
Bảng 3.22: Các thông số chính của hồ chứa trong sơ đồ quy hoạch 90
Bảng 3.23: Tính toán cân bằng nước vùng lưu vực sông Ô Lâu (P=75%) 91
Bảng 3.24: Tính toán cân bằng nước vùng thượng lưu sông Bồ (P=75%) 95
Bảng 3.25: Tính toán cân bằng nước vùng lưu vực hạ lưu sông Bồ và 98
Bắc sông Hương (P=75%) 98
Bảng 3.26: Tính toán cân bằng nước vùng thượng lưu sông Hương (P=75%) 100
Bảng 3.27: Tính toán cân bằng nước vùng Nam sông Hương (P=75%) 101
Bảng 3.28: Tính toán cân bằng nước vùng lưu vực sông Nông (P=75%) 105
Bảng 3.29: Tính toán cân bằng nước vùng sông Truồi và vùng ven đầm phá (P=75%) 106
Bảng 3.30: Lượng dòng chảy xả nước tạo nguồn từ hồ Truồi (P=75%) 107
8
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Sơ đồ cấu trúc mô hình NAM 40
Hình 2.2. Sơ đồ lưu vực trong mô hình Mike Basin 43
Hình 2.3. Mạng lưới trạm khí tượng thuỷ văn trong lưu vực sông Hương 44
Hình 2.4. Kiểm tra tính đồng dạng về lượng mưa của trạm Nam Đông và Thượng Nhật bằng
phương pháp Double-Mass 46
Hình 2.5. Bản đồ các tiểu lưu vực 47
Hình 2.6: Tính toán tỷ trọng mưa cho các tiểu lưu vực bằng phương pháp đa giác Thiessen 48
Hình 2.7. Sơ đồ tính toán cân bằng nước hiện trạng năm 2004 51
Hình 2.8. Kiểm nghiệm mô hình tại vị trí trạm Thượng Nhật 58
Hình 3.1. Kết quả mô phỏng tại ví trí trạm thuỷ văn Thượng Nhật 61
Hình 3.2. Kết quả mô phỏng tại ví trí trạm thuỷ văn Dương Hoà 63
Hình 3.3. Tương quan dòng chảy thực đo của trạm thuỷ văn Dương Hoà và Thượng Nhật 63
Hình 3.4. Kết quả mô phỏng tại ví trí trạm thuỷ văn Dương Hoà (sử dụng bộ thông số của
tiểu lưu vực Thượng Nhật) 64
Hình 3.5. Kết quả mô phỏng tại ví trí trạm thuỷ văn Bình Điền 65
Hình 3.6. Kết quả mô phỏng tại ví trí trạm thuỷ văn Cổ Bi 67
Hình 3.7. Sơ đồ tính toán cân bằng nước đến năm 2015 85
Hình 3.8. Sơ đồ tính toán cân bằng vùng sông Ô Lâu nước đến năm 2015 93
Hình 3.9. Sơ đồ tính toán cân bằng nước vùng thượng lưu và trung lưu sông Bồ đến năm
2015 94
Hình 3.10. Sơ đồ tính toán cân bằng nước vùng thượng lưu sông Hương 99
đến năm 2015 99
Hình 3.11. Sơ đồ tính toán cân bằng nước vùng Nam sông Hương đến năm 2015 104
Hình 3.12. Sơ đồ tính toán cân bằng nước vùng sông Nông, sông Truồi và vùng ven Đầm
Phá đến năm 2015 106
Hình 3.13: Đường quá trình mực nước hồ Truồi 108
9
MỞ ĐẦU
Hệ thống sông Hương, đầm phá Tam Giang - Cầu Hai thuộc Thừa Thiên
Huế, nằm ở Trung Trung bộ Việt Nam, nơi có cố đô Huế - một di sản văn hoá
thế giới, nơi lưu giữ nhiều nét văn hoá đặc sắc của Việt Nam.
Tam Giang – Cầu Hai là đầm phá (lagoon) lớn nhất Việt Nam, một trong
những đầm phá ven bờ vào loại lớn trên thế giới (lớn thứ 8), là vùng lợ mặn
điển hình có tiềm năng kinh tế thuỷ sản to lớn, là khu bảo tồn đa dạng sinh
học ven bờ với diện tích 216km
2
. Nhưng đầm phá cũng là địa hình cản trở
dòng chảy lũ đáng kể của đồng bằng sông Hương.
Hệ thống sông Hương có địa hình phức tạp, nét nổi bật là không gian
hẹp bao gồm đủ kiểu địa hình, bao gồm: miền núi cao, núi thấp, gò đồi, đồng
bằng, đầm phá và cồn cát ven biển. Theo chiều dòng chảy địa hình bị chia cắt
bởi Quốc lộ 1A và đường sắt Bắc – Nam, phía dưới có đê ngăn mặn quanh
đầm phá. Lưu vực sông Hương không có miền trung du chuyển tiếp mà
chuyển thẳng từ miền núi xuống đồng bằng.
Hệ thống sông Hương gồm 3 nhánh chính: Tả Trạch, Hữu Trạch, sông
Bồ đổ xuống đồng bằng, qua đầm phá Tam Giang – Cầu Hai, nối với biển
Đông bằng hai cửa biển Thuận An và Tư Hiền. Cũng như các hệ thống sông
khác ở miền Trung Việt Nam, hệ thống sông Hương không có đê.
Dòng chảy trên địa bàn Thừa Thiên Huế và một phần của Quảng Trị (lưu
vực sông Ô Lâu) đổ ra biển qua phá Tam Giang - Cầu Hai bằng hai cửa biển
là Thuận An và Tư Hiền. Các cửa biển này luôn biến động phụ thuộc chặt chẽ
vào điều kiện dòng chảy sông. Về mùa kiệt các cửa biển bị bồi lấp, ảnh hưởng
rất lớn đến thoát lũ của đồng bằng sông Hương, về mùa lũ chúng được mở
rộng. Khi gặp mưa to, lũ lớn các cửa biển không biến đổi kịp gây ngập lụt sâu
trên đồng bằng và làm vỡ thêm các cửa biển khác. Lũ tháng 11 năm 1999
trong khi cửa Thuận An, Tư Hiền bị co hẹp đã gây ngập trên diện rộng toàn
10
bộ đồng bằng, thành phố Huế nước ngập sâu hàng mét, dẫn đến dòng chảy
phá vỡ dải cồn cát ven biển tạo thêm 4 cửa biển khác chia cắt dải cồn cát ven
biển gây xáo trộn mạnh trong các hoạt động kinh tế, xã hội và môi trường
sinh thái.
Dòng chảy lũ sông Hương không có vùng chuyển tiếp mà chảy trực tiếp từ
miền núi xuống ngay đồng bằng và qua đầm phá ra biển Đông bằng hai cửa
chính là Thuận An và Tư Hiền. Lũ của hệ thống sông Hương có tốc độ tập
trung nước nhanh, tốc độ rút lũ chậm, dòng chảy lũ tràn bờ vào đồng ruộng,
vùng trũng khi lũ lên và phức tạp nhất trong các hệ thống sông của Việt Nam.
Là khu vực có nhiều tiềm năng nhưng cũng lắm thách thức, song việc quy
hoạch quản lý nguồn tài nguyên nước còn chưa mang tính tổng hợp, chưa áp
dụng các công cụ tin học cũng như các mô hình toán để trợ giúp cho công tác
quy hoạch quản lý nguồn tài nguyên này; ở đây các nghiên cứu về tài nguyên
nước còn rất nghèo nàn, một số tài liệu cũ đã trở lên lạc hậu vì vậy việc
quản lý, khai thác nguồn tài nguyên nước còn nhiều hạn chế, hiệu quả chưa
cao Việc nghiên cứu khả năng của nguồn nước và nhu cầu sử dụng nước từ
đó đề xuất phương án sử hiệu quả và bền vững tài nguyên nước lưu vực sông
Hương tỉnh Thừa Thiên Huế là một việc làm cần thiết nhằm góp phần cho
việc bảo đảm phát triển bền vững nguồn tài nguyên nước trong lưu vực.
11
TÓM LƯỢC
Mục đích nghiên cứu:
Xác định được tiềm năng và sự phân bố nước mặt trong khu vực, xác
định nhu cầu và khả năng cấp nước cho các ngành kinh tế làm cơ sở cho việc
quy hoạch và sử dụng hợp lý tài nguyên nước lưu vực sông Hương theo mục
tiêu phát triển bền vững.
Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu là hệ thống lưu vực sông Hương, phân theo lưu vực
các sông và phân theo địa giới hành chính như sau:
Theo địa giới hành chính bao gồm các huyện: Nam Đông, Hương
Thuỷ, Hương Trà, Phong Điền, Thành phố Huế và một phần thuộc
các huyện A Lưới, Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc.
Theo lưu vực sông: Bao gồm lưu vực các sông: sông Bồ, sông
Hương, sông Nông và sông Truồi.
Phương pháp thực hiện
+ Thu thập các tài liệu hiện trạng về tài nguyên nước, điều kiện khí
tượng thuỷ văn, hiện trạng của các ngành sử dụng nước, khả năng và kế
hoạch phát triển các ngành dùng nước trong tương lai.
+ Phân tích tổng hợp.
+ Phương pháp chuyên gia, toạ đàm, hội thảo hội nghị…
Công cụ thực hiện
Sử dụng mô hình tính toán họ MIKE:
- MIKE BASIN: Tính toán cân bằng nước, xác định khả năng và nhu cầu
cấp nước cho các ngành kinh tế.
- NAM: Tính toán tương quan giữa lượng mưa – dòng chảy mặt theo thời
gian và không gian trong vùng
12
Kết quả nghiên cứu
Xác định cân bằng nguồn nước cho các mục đích sử dụng theo các
tần suất và các kịch bản phát triển kinh tế xã hội đến 2015.
Đề xuất định hướng các phương án quy hoạch và quản lý tổng hợp
tài nguyên nước cho lưu vực sông Hương theo mục tiêu phát triển
bền vững.
Tình trạng tài liệu, số liệu sử dụng trong nghiên cứu
Các loại tài liệu sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm:
- Nghiên cứu quản lý và phát triển nguồn nước ở Việt nam, tháng 3 năm
2002, Nippon Koei Co. LTD, Nhật Bản,
- Niên giám thống kê năm 2003 của tỉnh Thừa Thiên Huế, và các huyện
Phú Lộc, Phú Vang, Quảng Điền, Nam Đông, Hương Thuỷ.
- Quy hoạch phát triển Công nghiệp và Tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn
tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2001-2015 do Sở Công nghiệp Thừa
Thiên Huế lập năm 2001.
- Báo cáo Rà soát, điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Đánh giá nhanh dòng chảy Môi trường cho lưu vực sông Hương. Tài
liệu hội thảo của tổ chức IUCN năm 2004.
- Quy hoạch phát triển nuôi trồng thuỷ sản vùng đầm phá ven biển tỉnh
Thừa Thiên Huế thời kỳ 2001-2015 do Sở Thuỷ sản Thừa Thiên Huế
lập năm 2002.
- Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án công trình thuỷ điện Bình
Điền do Trung tâm Kỹ thuật Môi trường và Đô thị và khu Công nghiệp
- Trường Đại học Xây dựng lập năm 2004.
13
- Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án công trình thuỷ điện
Hương Điền (trên sông Bồ) do Công ty Cổ phần thuỷ điện Hương Điền
lập năm 2005.
- Quy hoạch thuỷ điện sông Hương do Công ty Khảo sát Thiết kế điện 1
thực hiện năm 1998.
- Báo cáo tóm tắt thuỷ điện ARoang;
- Báo cáo tóm tắt thuỷ điện Hương Điền
- Tổng quan phát triển thuỷ sản vùng ven đầm phá
- Quy hoạch thuỷ lợi lưu vực sông Hương
- Mở rộng hệ thống các khu rừng đặc dụng của Việt Nam cho thế kỷ 21
BirdLife, European Union, FIPI, Hà nội 2001;
- Báo cáo Khảo sát hỗ trợ đặc biệt (SAPROF) giai đoạn II cho Dự án Hồ
chứa nước Tả Trạch, năm 2003.
Chất lượng số liệu
Nhiều nguồn số liệu được thu thập trong quá trình thực hiện nghiên cứu.
Số liệu về khí tượng, thuỷ văn là có hệ thống. Số liệu thống kê về dân sinh
kinh tế có hệ thống và tương đối đầy đủ ở cấp huyện và xã. Riêng số liệu
môi trường thu thập từ nhiều dự án nghiên cứu sông Hương, và đặc biệt là
rất nhiều dự án nghiên cứu về đầm phá Tam Giang - Cầu Hai trong nhiều
năm của nhiều ngành khác nhau, nhưng không thể hệ thống bộ số liệu môi
trường vì các phân tích môi trường chất lượng nước cho nhiều kết quả rất
khác nhau, thiếu mô tả không gian và thời gian lấy mẫu. Vì vậy, số liệu môi
trường được sử dụng trong nghiên cứu này bị hạn chế.
14
Chương 1. TỔNG QUAN
1.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG
1.1.1. Vị trí địa lý
Thừa Thiên Huế là một trong 4 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền
trung, có toạ độ địa lý từ 16-16,8
o
vĩ độ bắc và từ 107,8-108,2
o
kinh độ đông.
Phía bắc giáp tỉnh Quảng Trị, phía nam giáp thành phố Đà nẵng, phía tây giáp
nước CHDCND Lào, phía đông là biển Đông. Tổng diện tích đất tự nhiên là
5009,2km
2
.
Hình 1.1. Vị trí tỉnh Thừa Thiên Huế và vị trí lưu vực sông Hương
Sông Hương là sông lớn nhất Tỉnh Thừa Thiên Huế, bắt nguồn từ dãy
núi Trường Sơn ở độ cao 1000m, nằm trong giới hạn toạ độ giữa 16
o
00’ và
16
o
45’ vĩ tuyến Bắc và 107
o
00’ và 109
o
15’ kinh tuyến Đông. Lưu vực sông
15
Hương giáp với dãy Trường Sơn ở phía tây và với dãy Bạch Mã ở phía Bắc,
thành phố Đà Nẵng ở phía nam và Biển Đông ở phía Đông.
Hệ thống sông Hương gồm 3 nhánh chính là Sông Tả Trạch, sông Hữu
Trạch và Sông Bồ. Hai nhánh Tả Trạch và Hữu Trạch gặp nhau ở ngã ba Tuần
hình thành dòng chảy chính Sông Hương. Sông Hương chảy qua thành phố
Huế và gặp sông Bồ tại ngã ba Sình, cách TP Huế khoảng 8km về phía bắc,
sau đó đổ vào phá Tam Giang, đầm Cầu Hai và ra biển Đông qua Cửa Thuận
An và cửa Tư Hiền. Diện tích toàn lưu vực là 4768km
2
, vùng đồi núi chiếm
trên 80% diện tích lưu vực, vùng cồn cát ven biển khoảng 5%, phần còn lại là
đất có khả năng canh tác khoảng 37.000ha.
1.1.2. Đặc điểm địa hình
Đặc điểm nổi bật của địa hình Thừa Thiên Huế là không gian hẹp
nhưng tồn tại hầu hết các kiểu địa hình chính của nước ta: núi cao - núi trung
bình - núi thấp - gò đồi - đồng bằng, các cồn cát và đầp phá ven biển. Về tổng
quan có thể chia địa hình Thừa Thiên Huế ra làm hai miền: đồi núi và đồng
bằng, không có vùng trung du chuyển tiếp .
- Miền núi: thuộc vùng núi Trường Sơn giữa biên giới Việt Nam - Lào, có độ
cao từ trung bình đến cao. Phía Tây Bắc là vùng núi Động Ngài (1774m) -
ranh giới Quảng Trị - Thừa Thiên Huế; Phía Nam, có đỉnh Bạch Mã cao 1440
m kết thúc là dãy núi Hải Vân, đâm ngang sát ra tận bờ biển. Nhìn chung, đây
là miền núi có sườn rất dốc, quá trình xâm thực và chia cắt mạnh, địa hình
hiểm trở, tạo nên một vòng cung kín đón mưa ở phía Bắc, Tây, Nam và dồn
nước về dải đồng bằng hẹp ở phía Đông. Các đồi trong khu vực có sườn dốc
thoải, bị bào mòn mạnh, phân bố hẹp và rất phân tán trên các vùng đồi trước
núi (như khu vực đồi ở Bạch Thạc - Phú Lộc), hoặc ép sát vào vùng đồng
bằng (vùng đồi thoải khu vực lăng Tự Đức, Khải Định ). Gò đồi của Thừa
Thiên Huế rất hẹp và không rõ ràng, tạo nên một vùng truyền lũ rất ngắn;
16
Hình 1.2. Địa hình vùng nghiên cứu (tỉnh Thừa Thiên Huế)
- Miền đồng bằng: Thừa Thiên Huế có vùng đồng bằng hẹp, bề ngang rộng
không quá 20km. Đồng bằng sông Hương có địa hình không bằng phẳng gò
đồi thấp xen kẽ các vùng trũng. Từ Bắc đến Nam đều có nhiều vùng núi trung
bình - cao áp sát đồng bằng, như vùng đồi núi Động Ngang (268m) áp sát
vùng đồng bằng thấp Quảng Điền và thành phố Huế, vùng núi Động Mang
Chan (856m) vùng núi Động Truồi (1154m) áp sát vùng Hương Thuỷ, Phú
Lộc. Các ô trũng đất trồng có diện tích 7173ha, thấp hơn mực nước biển ngay
trên bề mặt đồng bằng lưu vực sông Hương. Đây là vùng có nhiều bàu, trằm
nhất trong cả nước với 78 cái trằm có tên và không tên, 11 đầm, 4 bàu và 1
phá;
Phía Đông đồng bằng sông Hương là Hệ đầm phá Tam Giang- Cầu
Hai, vùng cửa sông bao gồm 1 phá và 4 đầm nối tiếp kéo dài 68km với diện
17
tích 216km
2
nơi rộng nhất 10km, nơi hẹp nhất 0,5km, sâu 1,5~2,0m tổng
dung tích V=300 triệu m
3
.
Phía đông giáp biển tồn tại một dải cồn cát cao trung bình 5 - 15 m kéo
dài suốt từ Bắc (vùng Thâm Khê - Thanh Hương) tới Nam (vùng Mỹ Lợi -
Mỹ Á) làm giảm thiểu tốc độ thoát lũ ra biến. Các vùng đồng bằng Quảng
Điền, Phú Vang, Hương Thuỷ trở thành các vùng ngập nước sâu trong mưa
lũ.
Toàn vùng đồng bằng Thừa Thiên Huế có 2 cửa biển chính nhưng
thường xuyên ứ nước, ở PTG có cửa Thuận An và đầm Cầu Hai có cửa Tư
Hiền.
Ngoài đặc điểm địa hình tự nhiên, trên bề mặt địa hình của Thừa Thiên
Huế còn có đường là QL1A và đường sắt Bắc Nam chạy song song với bờ
biển vuông góc với hướng dòng chảy và hệ thống đê ngăn mặn phía bờ Tây
đầm phá.
Chính vì vậy, vùng đồng bằng Thừa Thiên Huế có tốc độ nhận và dâng lũ
rất nhanh, một số vùng đồng bằng hẹp (như vùng Cổ Bi, Văn Xá, Thạch Hà,
Mỗ Bảo, Vi Gia) trực tiếp bị các dạng hình lũ miền núi (lũ bùn đá, lũ quét )
đe doạ.
1.1.3. Đặc điểm địa hình thái
Đặc điểm địa hình thái Thừa Thiên Huế là sự chuyển bậc nhanh chóng từ
vùng núi xuống vùng đồng bằng ven biển.
- Miền núi tập trung ở vùng phía Tây, chiếm phần lớn diện tích của lãnh
thổ và thuộc vào loại núi cao trung bình 1225 - 1774m. Các đỉnh cao có độ
cao 1225, 1403, 1138m nằm trên đường chia nước chính (thuộc dãy Trường
Sơn) đồng thời là đường biên giới Việt - Lào; Trong khi đó, các vùng núi
Động Ngài (1774m) ranh giới Quảng Trị - Thừa Thiên Huế ở phía Bắc, vùng
núi Mang 1708 m, Hải Vân 1517 m, ở phía Nam đều cao trên 1500m, tạo nên
18
các vùng sườn cao, dốc đứng hứng mưa lớn của các hướng mưa lớn của các
hướng gió mùa Đông Bắc, Đông Nam rồi đổ nhanh nước về các đồng bằng,
khiến cho Thừa Thiên Huế trở thành một khu vực phân ranh khí hậu theo
chiều Bắc - Nam và chịu tác động của các nhiễu động thời tiết gió mùa đặc
sắc nhất Việt Nam;
- Địa hình núi chuyển bậc nhanh và khá đột ngột về phía Đông, xuống
dải đồng bằng hẹp ven biển thông qua một dải đồi - núi thấp rất phân tán có
độ cao trung bình 200 - 300m. Diện tích núi và đồi chiếm đến trên 80 % diện
tích toàn tỉnh, còn dải đồng bằng ven biển thường là dải đồng bằng hạ lưu của
các sông ngắn, nhìn chung rất hẹp (thường có bề ngang không quá 20km) lại
bị các dải cát cao (đê cát) ven biển chắn phía Đông. Những nét đặc thù địa
hình nêu trên có ảnh hưởng rất lớn đến chế độ dòng chảy của các lưu vực
sông trong Tỉnh, đặc biệt nó có tác động trực tiếp đến sự vận động của dòng
chảy lũ.
Tính không cân đối của sự phân bố và qui mô các miền và kiểu địa hình
thái trong đó miền núi chiếm tỷ trọng lớn hơn nhiều lần miền đồng bằng của
Thừa Thiên Huế là rất rõ rệt. Hình thái này qui định sự biến đổi gradient địa
hình và dòng chảy, diện tích hứng nước, chiều dài chuyển tải nước. Hình dạng
và kích thước lưu vực là những chỉ số có thể định lượng trong phân tích lưu
vực cho phép đánh giá mức truyền nước nhanh hay chậm của lưu vực.
Lưu vực sông Hương có sự kết hợp của yếu tố không cân đối với yếu tố
chiều rộng lớn hơn chiều dài lưu vực, tạo nên một áp lực vô cùng lớn đối với
hạ du khi có lũ: lũ nhanh, cường độ lũ lớn.
1.1.4. Môi trường tự nhiên
Lưu vực Sông Hương nằm ở miền trung có khí hậu nhiệt đới
gió mùa với mùa mưa từ tháng 8 đến tháng 12 và mùa khô từ tháng 1 đến
tháng 7. Khí hậu chủ yếu bị ảnh hưởng của gió mùa đông bắc và gió Lào nhẹ.
19
Lượng mưa trong lưu vực tương đối cao, và có xu hướng to tăng lên theo độ
cao địa hình. Lượng mưa trung bình trên toàn lưu vực hàng năm 2868, và ở
vùng núi cao Nam Đông là 3550mm. Lượng mưa tập trung trong mùa mưa
khoảng 70-80% tổng lượng mưa cả năm. Lượng mưa cao nhất khoảng 100-
300mm. Trong một số ngày đặc biệt, lượng mưa đạt tới 758,1mm (A Lưới),
977,6mm (Thành phố Huế). Lượng mưa trong mùa khô chỉ chiếm 20-30%
tổng lượng mưa cả năm.
Thiên tai:
Hội tụ nhiệt đới: Sự nhiễu động đặc biệt của gió mùa mùa hạ thể hiện
sự hội tụ giữa tấn phong Bắc bán cầu. Khi gió mùa mùa hạ không khí giữa hai
sườn hội tụ là không khí nóng ẩm liên tục bốc lên cao gây ra những vùng mây
rộng lớn. Những vùng mây này là nguyên nhân gây nên mưa lớn tập trung,
dạng thời tiết này thường gặp vào tháng IX, X. Hàng năm đôi khi thường xảy
ra vào tháng IV, V. Như năm 1985 gây mưa lũ tiểu mãn rất lớn.
Gió Tây khô nóng: thường xuất hiện vào hạ tuần tháng II và kết thúc
vào trước mùa mưa. Đặc trưng là nhiệt độ cao, độ ẩm thấp gây ra những đợt
nắng nóng kéo dài từ 3 đến 5 ngày. Trung bình ở đồng bằng Huế một năm có
từ 35- 55 ngày gặp gió Tây khô nóng. Đôi khi kéo dài tới 30 ngày gây nên
tình trạng khô hạn như đợt gió Tây năm 1993, độ chênh lệch nhiệt độ (max,
min) trong ngày tới 15oC, dao động giữa độ ẩm thấp nhất và trung bình trong
ngày từ 45-66% (tại Huế), và 45-72% (tại Nam Đông).
Tình hình khí tượng khí hậu Thừa Thiên - Huế biến động rất phức tạp,
có đủ dạng thời tiết hoạt động trên địa bàn này nhưng nguy hiểm và gây thiệt
hại nhiều nhất tới hoạt động kinh tế xã hội trong vùng là mưa lớn và khô hạn.
Lũ lụt: chế độ lũ trên sông Hương diễn biến rất phức tạp do đặc điểm
sông ngắn, không có vùng trung du rõ rệt nên lũ tập trung nhanh, do chịu ảnh
20
hưởng của thuỷ triều nên hàng năm gây thiệt hại rất nghiêm trọng ở vùng hạ
lưu.
- Lũ sớm thường là lũ nhỏ, một đỉnh, thời gian lũ ngắn 1- 3 ngày, lũ này
thường xảy ra vào tháng 7 và 8, cũng ít khi xảy ra.
- Lũ muộn: có đặc điểm là lũ nhỏ, cường xuất nhỏ, thời gian xuất hiện
từ cuối tháng 11 đến tháng 1. Nhưng lũ này nguy hiểm hơn lũ sớm là
khi vừa ra khỏi lũ chính vụ, mực nước trên sông và trong đồng còn
cao. Nếu gặp lũ muộn sẽ chậm thời gian gieo cấy vụ đông xuân, kéo
theo vụ hè thu cũng chậm và vụ hè thu dễ gặp lũ chính vụ phá hoại.
- Lũ tiểu mãn: thời gian xuất hiện từ cuối tháng 4 đến đầu tháng 6. Lũ
có tổng lượng nhỏ, cường xuất và biên độ lũ nhỏ, ít gây nguy hiểm vì
thời kỳ này mực nước trên sông còn thấp, các đầm phá còn trống rỗng.
Lũ này thường gây nên báo động cấp I, II ở sông Hương. Những năm
không có lũ tiểu mãn trong vụ hè thu thường thiếu nước trầm trọng.
- Lũ chính vụ: trùng với thời kỳ mưa lớn trong năm từ cuối tháng 9 đến
tháng 12. Lũ lớn nhất thường là cuối tháng 10, đầu tháng 11. Lũ chính
vụ có đỉnh, lượng, cường xuất lũ lớn và thường là lũ nhiều đỉnh.
Những trận lũ lớn như 1904, 1953, 1975, 1983, 1985, 1990, 1999.
Những trận lũ này có thể xếp vào loại lũ “lịch sử” với tần suất xuất
hiện từ 1,5- 5%. Lưu lượng đỉnh lũ tại Huế có năm đạt 12500m
3
/s và
mực nước Kim Long là 5,84m (1999). Riêng năm 1999, lượng mưa
đột biến tăng lên 5800mm, kèm theo lũ lụt đã gây thiệt hại to lớn (theo
số liệu thống kê, tổng thiệt hại do lũ lụt cuối năm 1999 lên tới 1746 tỷ
đồng, 352 người thiệt mạng, 305 người bị thương).
Bốn dạng lũ trên thì lũ chính vụ tuy không ảnh hưởng tới mùa màng
ngoài đồng nhưng lại gây thiệt hại nhiều nhất tới tính mạng, tài sản của nhân
dân, cơ sở hạ tầng bị phá huỷ và môi trường bị ô nhiễm nặng.
21
Hạn hán: hạn hán thường xảy ra vào giai đoạn nửa cuối vụ Đông-Xuân
và nặng nhất vào vụ Hè - Thu do thiếu nguồn nước và nắng nóng gay gắt kéo
dài nên nước cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp bị thiếu và nhiễm mặn.
Hàng năm có từ 2000-2500ha bị nhiễm mặn thuộc các huyện Quảng Điền,
Hương Trà, Phú Vang, Phú Lộc, trong đó diện tích bị mặn thường xuyên là
790ha.
Chỉ riêng tính hạn hàng năm vùng hạ du sông Hương đã làm thiệt hại tới
6969 tấn lương thực tương đương với 14 tỷ đồng, đấy là chưa kể đến do thiếu
nước sinh hoạt sinh ra các bệnh đường ruột và bệnh tiêu chảy cấp như tháng
10/2003
1
.
Chất lượng nước mặt:
Đã có nhiều tài liệu, số liệu đánh giá chất lượng nước trên sông Hương
được thực hiện riêng lẻ ở các dự án: “Quy hoạch tổng thể lưu vực Sông
Hương”, “Đánh giá tác động môi trường Nhà máy thủy điện Hương Điền”
trên sông Bồ, “Đánh giá tác động môi trường Nhà máy Thuỷ điện Bình Điền”
trên sông Hữu Trạch, “Khảo sát SAPROF giai đoạn 2 cho Dự án Hồ chứa
nước Tả Trạch”, “Quy hoạch tổng thể lưu vực Sông Hương” thực hiện trong
các năm từ 2001- 2004. Các dự án đã tiến hành lấy mẫu trên Sông Hương,
Sông Bồ và mẫu nước trên đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, và một số mẫu
nước ngầm, nước thải cũng đã được lấy trong khu vực thuộc lưu vực Sông
Hương. Tuy nhiên, các dự án trên đã tiến hành lấy mẫu nước độc lập phục vụ
cho riêng từng mục tiêu của mỗi dự án nên không có chuỗi số liệu liên tục về
không gian cũng như thời gian.
Luận văn nghiên cứu này tập hợp các số liệu và kết quả đánh giá chất
lượng nước trong mùa lũ và mùa khô của các dự án nêu trên được thực hiện
trong các năm 2002,2003, 2004, cho thấy chất lượng nước thượng nguồn sông
1
Báo cáo rà soát quy hoạch thuỷ lợi tỉnh Thừa Thiên Huế phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, 2003
22
Hương và sông Bồ tốt, các chỉ tiêu phân tích đều nằm trong giới hạn cho phép
TCVN 5942-1995. Riêng hàm lượng chất lơ lửng thay đổi nhiều giữa mùa lũ
và mùa khô, hàm lượng chất lơ lửng trong mùa lũ gấp từ 2,5-13 lần so với
mùa khô, và cao hơn nhiều so với tiêu chuẩn nước mặt. Hàm lượng coliform
dao động từ 30-1100MPN/100ml trong mùa khô, và từ 50-3500 MPN/100ml
trong mùa mưa lũ. Sự có mặt của Fecal coliorm ở một số vị trí trên các sông
trong cả mùa mưa và mùa khô chứng tỏ nước bị nhiễm phân. Do vậy, trước
khi sử dụng nước tại các nguồn nước này để cấp cho ăn uống và sinh hoạt cần
có các biện pháp xử lý.
Nhìn chung chất lượng nước mặt vùng thượng nguồn sông Hương đủ
tiêu chuẩn nước cấp dùng để tưới, nhưng không đạt tiêu chuẩn nước cấp cho
ăn uống và sinh hoạt do một số chỉ tiêu (hàm lượng chất lơ lửng, BOD
5
,
COD, coliform) vượt giới hạn cho phép. Vì thế sử dụng nguồn nước này cho
sinh hoạt và ăn uống cần được xử lý.
Vùng đồng bằng và Thành phố Huế do nhận nước thải sinh hoạt, công
nghiệp của Thành phố Huế, vùng nông thôn, và người dân vạn đò nên các chỉ
tiêu ô nhiễm hữu cơ, vi khuẩn coliform có xu thế tăng lên (các chỉ tiêu phân
tích mẫu nước lấy tại các điểm ngã ba Tuần, cầu Tràng Tiền, La Ỷ). Tuy
nhiên, hiện tại nước sông trong, độ đục thấp, các chất độc hại và kim loại
nặng trong nước sông không lớn, các chỉ tiêu Pb, Cd,… phần lớn ở dạng vết;
Các chất gây phù dưỡng như nitơ, phốt pho trong sông không lớn, hàm lương
nitơ amoni trong sông ở mức thấp. Trên thực tế Sông Hương có khả năng tự
làm sạch cao nên dễ nhận thấy các chỉ tiêu như pH, cặn lơ lửng (SS), BOD
5
,
COD, NH
4
+
, … đều thay đổi giảm nhanh theo khoảng cách tính từ nguồn thải.
Mặn và xâm nhập mặn:
Mặn là một loại thiên tai rất khó thống kê tuy nhiên cũng có thể nói nó
là hậu quả của việc thiếu nguồn nước ngọt. Đây là loại hình thiên tai có mặt ở
23
hầu khắp các huyện đầm phá và hạ du sông Hương. Hạ lưu sông Hương tính
từ Bao Vinh đến Đập Thảo Long dài 10,5km. Vào mùa khô, độ mặn trung
bình dao động trong khoảng 0,5% tại Ngã ba Sình, 1,4% tại Đập Thảo Long,
0,003% tại Kim Long, 0,09% tại La Ỷ, và 0,1% tại Bao Vinh. Xâm nhập mặn
trong mùa khô đã làm ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm gây thiếu nước
phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt trong toàn lưu vực. Do mặn hàng năm có
tới 200.000 người vùng hạ du sông Hương phải dùng nước mặn trong sinh
hoạt gây ra bệnh dịch nhiều.
Chất lượng nước vùng đầm phá Tam Giang-Cầu Hai
2
:
Nhiệt độ trung bình 29-30
o
C, sự phân tầng nhiệt độ không đáng kể. Độ
pH tương đối ổn định, mang đặc trưng của nước biển, dao động trong khoảng
(8,00,27). Độ mặn trung bình dao động từ 0,239-0,664%. Sự biến động độ
mặn theo thời gian ở vùng đầm phá Tam Giang liên quan rõ rệt với yếu tố
thời tiết, độ mặn giảm mạnh trong các tháng có mưa nhiều 10,11,12. Sự phân
tầng độ mặn thường thấy xảy ra ở các vùng nước sâu (các lạch sâu 2,0-2,5m),
độ mặn càng cao khi lấy mẫu càng sâu. Oxy hoà tan (DO) dao động trong
khoảng 5-10,5mg/l, đa số giá trị DO này bằng khoảng 90% DO bão hoà ở các
nhiệt độ và độ mặn tương ứng. Giá trị DO ở đầm Cầu Hai thường thấp hơn ở
phá Tam Giang, những giá trị DO nhỏ hơn 5mg/l thường xuất hiện vào buổi
sáng ở những nơi có nhiều rong, tảo, nhưng vào buổi trưa, chiều thì giá trị DO
ở những nơi đó lại khá cao (lớn hơn 8mg/l). Giá trị BOD
5
và COD trong
vùng này thấp hơn giá trị cho phép. Giá trị NO
3
-N và PO
4
3-
-P dao động từ
0,01-0,10mg/l, và các giá trị này trong các tháng mùa mưa (tháng 10, 11,12)
cao hơn các tháng mùa khô (tháng 5-8).
2
Báo cáo quy hoạch tổng quan phát triển nuôi trồng thủy sản vùng đầm phá ven biển Thừa Thiên Huế giai
đoạn 2001-2015, năm 2002. Báo cáo dự án Quy hoạch sử dụng tổng hợp nguồn nước lưu vực Sông Hương,
tỉnh Thừa Thiên Huế, tháng 12/2002.
24
1.1.5. Tài nguyên sinh thái
Thảm thực vật trong vùng thượng lưu của lưu vực là rừng nhiệt
đới xanh. Tổng diện tích rừng thượng lưu khoảng 125.645 ha, bao phủ 58,3%
tổng diện tích lưu vực, bao gồm:
- Rừng dày chủ yếu trên các đỉnh núi cao và sườn dốc, nơi hiểm trở,
đường xa, đi lại khó khăn. Rừng còn tồn tại cả 3 tầng cây, có trữ lượng lớn
hơn 150m
3
/ha, độ che phủ trung bình 60-70%, có khả năng phòng hộ tốt. Diện
tích rừng dày còn khoảng 63.766ha, chiếm 56,5% tổng diện tích rừng và
chiếm 30% diện tích tự nhiên.
- Rừng trung bình chủ yếu ở các sườn núi có độ cao trung bình, ven các
khe suối, trữ lượng nhỏ hơn 100m
3
/ha, độ che phủ khoảng 50%. Loại rừng
này bị khai thác quá mức nên kết cấu rừng bị phá vỡ, chỉ còn cây trung bình
và cây bụi thảm tươi, khả năng phòng hộ bị hạn chế.
- Rừng thưa: bị tác động mạnh, trữ lượng rừng thấp chỉ khoảng 60-
70m
3
/ha. Kết cấu rừng bị phá vỡ nghiêm trọng, và khả năng phòng hộ hạn
chế.
- Rừng rất thưa: loại rừng này bị khai thác quá mạnh, mất hết cây già và
trung bình, chỉ còn lại các cây non, độ che phủ nhỏ hơn 30% nên khả năng
phòng hộ kém.
Sinh thái nước trên sông Hương: trên sông Hương có nhiều
loài cá quý hiếm có trong danh sách đỏ Việt Nam, đó là Cá chình hoa
(Anguilla marmorata), Cá chình nhật (Anguilla japonica ), Cá mòi cờ
(Clupanodon thrissa ), Cá lợ lớn (Cyprinus carpio), Cá sỉnh gai
(Onychostoma laticeps), Cá chày đất (Spinnibarbus caldwelli), Cá lăng
(Hemibargus elongates), Cá mòi đường (Albula vulpes ), Cá măng sữa
(Chanos chanos), Cá ngạnh (Cranoglaris bouderius).