Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải Nhà máy Chế biến thủy sản F17

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.61 MB, 133 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC & MÔI TRƢỜNG





NGUYỄN LÊ HOÀNG


TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ
NƢỚC THẢI NHÀ MÁY CHẾ BIẾN THỦY SẢN F17


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

CHUYÊN NGÀNH: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT MÔI TRƢỜNG





GVHD: CN. NGUYỄN THỊ NGỌC THANH









Nha Trang, tháng 06 năm 2013

i
LỜI CẢM ƠN

Lời cảm ơn đầu tiên em xin chân thành gửi đến quý thầy cô trong Viện Công
nghệ Sinh học và Môi trƣờng đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho em học tập trong suốt
4 năm học qua.
Xin gửi lời cảm ơn đến cô Nguyễn Thị Ngọc Thanh đã nhiệt tình hƣớng dẫn,
quan tâm và chỉ bảo sâu sắc trong suốt quá trình thực hiện Đồ án tốt nghiệp.
Em xin cảm ơn anh Trần Quang Toàn cùng các anh chị bên tổ vận hành, cơ
điện tại nhà máy chế biến thủy sản F17 đã nhiệt tình hƣớng dẫn để em hoàn thành
đồ án này.
Cảm ơn đến tất cả những ngƣời thân đã bên cạnh động viên và tạo điều kiện
cho em học tập. Cảm ơn các bạn lớp 51CNMT đã giúp đỡ mình trong thời gian vừa
qua.
Trong quá trình thực hiện Đồ án sẽ không tránh khỏi những sai sót, em rất
mong nhận đƣợc sự góp ý của quý thầy cô và các bạn để đề tài có thể hoàn thiện với
chất lƣợng tốt hơn.
Nha Trang, tháng 6, năm 2013
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Lê Hoàng

ii
MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i
MỤC LỤC ii

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi
DANH SÁCH CÁC HÌNH vii
DANH SÁCH CÁC BẢNG viii
MỞ ĐẦU 1
1. GIỚI THIỆU 1
2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI 1
3. NỘI DUNG ĐỀ TÀI 2
4. PHẠM VI THỰC HIỆN 2
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN 3
1.1. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CHẾ BIẾN THỦY SẢN 3
1.2. NGUỒN GỐC, ĐẶC ĐIỂM CỦA CHẤT THẢI TỪ CHẾ BIẾN THỦY SẢN 3
1.2.1. Khí thải 3
1.2.2. Chất thải rắn 4
1.2.3. Nƣớc thải 4
1.3. CÁC TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƢỜNG 4
1.3.1. Tác động của khí thải 4
1.3.2. Tác động của nƣớc thải 4
1.4. CÁC PHƢƠNG PHÁP XỬ LÝ NƢỚC THẢI CHẾ BIẾN THỦY SẢN 6
1.4.1. Phƣơng pháp cơ học 6
1.4.1.1. Song chắn rác 6
1.4.1.2. Lƣới lọc 6
1.4.1.3. Bể lắng cát 6
1.4.1.4. Bể điều hòa 6
1.4.1.5. Bể lắng 6
1.4.1.6. Bể vớt dầu mỡ 7

iii
1.4.2. Phƣơng pháp hóa - lý 7
1.4.2.1. Keo tụ 7
1.4.2.2. Tuyển nổi 7

1.4.3. Phƣơng pháp sinh học 8
1.4.3.1. Xử lý sinh học trong điều kiện tự nhiên 8
1.4.3.2. Xử lý sinh học trong điều kiện nhân tạo 9
1.5. MỘT SỐ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƢỚC THẢI THỦY SẢN 12
1.6. TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY CHẾ BIẾN THỦY SẢN F17 13
1.6.1. Giới thiệu chung về nhà máy 13
1.6.1.1. Thời gian hoạt động 13
1.6.1.2. Vị trí nhà máy 13
1.6.1.3. Loại hình hoạt động 14
1.6.2. Các hạng mục xây dựng của nhà máy 14
1.6.3. Quy trình chế biến thủy sản của nhà máy 16
1.6.4. Các nguồn phát sinh và biện pháp quản lý chất thải tại nhà máy 22
1.6.4.1. Chất thải rắn 22
1.6.4.2. Khí thải 24
1.6.4.3. Nƣớc thải 25
1.6.4.4. Tiếng ồn và độ rung 26
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28
2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU 28
2.2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT XÂY DỰNG CÁC PHƢƠNG ÁN ĐỀ XUẤT 28
2.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31
2.3.1. Phƣơng pháp thu thập và tổng hợp tài liệu 31
2.3.2. Phƣơng pháp điều tra khảo sát thực địa 31
2.3.3. Phƣơng pháp đối chiếu, so sánh 32
2.3.4. Phƣơng pháp tính toán các công trình xử lý nƣớc thải và thể hiện các
công trình trên bản vẽ kĩ thuật 32
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 33

iv
3.1. HIỆN TRẠNG XỬ LÝ NƢỚC THẢI CỦA NHÀ MÁY 33
3.2. CÁC PHƢƠNG ÁN ĐỀ XUẤT 37

3.2.1. Phƣơng án 1 37
3.2.2. Phƣơng án 2 39
3.3. TÍNH TOÁN THIẾT KẾ CÁC CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ CHO PHƢƠNG ÁN
LỰA CHỌN 41
3.3.1. Song chắn rác 44
3.3.2. Hố thu gom 47
3.3.3. Bể điều hòa 48
3.3.4. Bể tuyển nổi 54
3.3.5. Bể UASB 61
3.3.6. Bể Aerotank 73
3.3.7. Bể thiếu khí 83
3.3.8. Bể lắng đứng ly tâm 85
3.3.9. Bể khử trùng 90
3.3.10. Bể nén bùn trọng lực 92
3.3.11. Máy ép bùn dây đai 96
3.4. KHAI TOÁN CÔNG TRÌNH XỬ LÝ NƢỚC THẢI 101
3.4.1 Dự toán chi phí 101
3.4.2. Chi phí xử lý cho 1m
3
nƣớc thải 103
3.5. TỔ CHỨC QUẢN LÝ, VẬN HÀNH HỆ THỐNG XỬ LÝ NƢỚC THẢI 105
3.5.1. Vận hành hệ thống 105
3.5.2. Các sự cố và cách khắc phục 105
3.5.3. Giai đoạn khởi động 105
3.5.4. Vận hành hàng ngày 107
3.5.5. Nguyên nhân và biện pháp khắc phục xử cố trong vận hành hệ thống 110
3.5.6. Tổ chức quản lý và kĩ thuật an toàn 111
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 114
TÀI LIỆU THAM KHẢO 116


v
PHỤ LỤC
1. QCVN 11-2008/BTNMT - QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ NƢỚC
THẢI CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN THỦY SẢN
2. Bản vẽ 1: Sơ đồ công nghệ
3. Bản vẽ 2: Bố trí mặt bằng
4. Bản vẽ 3: Bể điều hòa
5. Bản vẽ 4: Bể tuyển nổi
6. Bản vẽ 5: Bể UASB
7. Bản vẽ 6: Bể Aerotank
8. Bản vẽ 7: Bể lắng
9. Bản vẽ 8: Bể nén bùn
10. Bản vẽ 9: Mặt bằng tổng thể nhà máy chế biến thủy sản F17

vi
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BOD : Biochemical Oxygen Demand – Nhu cầu Ôxy sinh hóa, mg/L
COD : Chemical Oxygen Demand – Nhu cầu Ôxy hóa học, mg/L
DO : Dissolved Oxygen – Ôxy hòa tan, mg/L
UASB : Upflow Anaerobic Sludge Blanket - Bể với lớp bùn kị khí dòng hƣớng lên
F/M : Food / Micro - organism - Tỷ số giữa lƣợng thức ăn và lƣợng vi sinh
vật trong môi trƣờng
MLSS : Mixed Liquor Suspended Solid – Chất rắn lơ lửng trong bùn lỏng,
mg/L
MLVSS : Mixed Liquor Volatile Suspended Solid – Chất rắn lơ lửng bay hơi
trong bùn lỏng, mg/L
SS : Suspended Solid – Chất rắn lơ lửng, mg/L
VSS : Volatile Solid – Chất rắn lơ lửng bay hơi, mg/L
TN : Total Nitrogen – Tổng Nitơ
TP : Total Phosphorus – Tổng Phốtpho

h : Giờ
S : Giây
NXB : Nhà xuất bản
QCVN : Quy chuẩn Việt Nam
ngđ : Ngày đêm
STT : Số thứ tự.
KCS : Kiểm tra chất lƣợng sản phẩm
EU : European Union – Liên minh châu Âu
CHLB : Cộng hòa Liên bang Đức
3E : Environment, Engineering, Economic – Môi trƣờng, Kỹ thuật, Kinh tế
SS : Suspended Solids – Chất rắn lơ lửng
PVC : Polyvinylclorua


vii
DANH SÁCH CÁC HÌNH


Hình 1.1. Hệ thống xử lý nƣớc thải xí nghiệp chế biến thủy sản Ngô Quyền, Rạch
Giá, Kiên Giang, công suất 520 m
3
/ngđ 12
Hình 1.2. Hệ thống xử lý nƣớc thải xí nghiệp chế biến thủy sản Cofidec, TP Hồ Chí
Minh 350 m3/ngđ 13
Hình 1.3. Vị trí địa lí của nhà máy 14
Hình 1.4. Quy trình sản xuất tôm sú, tôm thẻ đông lạnh dạng BLOCK, IQF 17
Hình 1.5. Kho chứa chất thải nguy hại và kho chứa chất thải rắn 23
Hình 3.1. Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nƣớc thải công suất 400 m
3
/ngđ 33

Hình 3.2. Sơ đồ công nghệ phƣơng án 1 37
Hình 3.3. Sơ đồ công nghệ phƣơng án 2 39
Hình 3.4. Hình biểu diễn song chắn rác 47
Hình 3.5. Biểu đồ tích lũy theo giờ 50
Hình 3.6. Sơ đồ bộ phận tách 3 pha 64
Hình 3.7. Sơ đồ tấm hƣớng dòng 65
Hình 3.8. Hiệu quả xử lý COD 98
Hình 3.9. Hiệu quả xử lý BOD 98
Hình 3.10. Hiệu quả xử lý SS 99
Hình 3.11. Hiệu quả xử lý dầu mỡ 99
Hình 3.12. Hiệu quả xử lý TN 100
Hình 3.13. Hiệu quả xử lý TP 100



viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Các hạng mục công trình phục vụ sản xuất 15
Bảng 1.2. Các hạng mục bảo vệ môi trƣờng 16
Bảng 1.3. Thuyết minh quy trình chế biến tôm sú, tôm thẻ đông lạnh dạng BlOCK 18
Bảng 1.4. Thuyết minh quy trình chế biến tôm sú, tôm thẻ đông lạnh IQF 20
Bảng 3.1. Đặc trƣng nƣớc thải đầu vào 34
Bảng 3.2. Kết quả phân tích các thông số trong nƣớc thải đầu ra qua các năm 35
Bảng 3.3. Giá trị tối đa các thông số ô nhiễm 42
Bảng 3.4. Thành phần và tính chất nƣớc thải 42
Bảng 3.5. Biến thiên lƣu lƣợng dòng chảy theo từng giờ trong ngày 43
Bảng 3.6. Giới thiệu hệ số không điều hòa phụ thuộc vào lƣu lƣợng nƣớc thải theo
tiêu chuẩn ngành mạng lƣới bên ngoài và công trình. 44
Bảng 3.7. Các thông số xây dựng song chắn rác 47
Bảng 3.8. Thể tích tích lũy theo giờ 49

Bảng 3.9. Các thông số thiết kế bể điều hòa 54
Bảng 3.10. Thông số thiết kế cho bể tuyển nổi 54
Bảng 3.11. Kết quả tính toán bể tuyển nổi 61
Bảng 3.12. Thông số thiết kế bể UASB 73
Bảng 3.13. Các kích thƣớc điển hình của bể aerotank xáo trộn hoàn toàn 76
Bảng 3.14. Thông số thiết kế bể aerotank xáo trộn hoàn toàn 83
Bảng 3.15. Thông số thiết kế bể thiếu khí 85
Bảng 3.16. Thông số thiết kế bể lắng đứng ly tâm 89
Bảng 3.17. Thông số thiết kế bể khử trùng 92
Bảng 3.18. Thông số thiết kế bể nén bùn 95
Bảng 3.19. Tổng hợp kết quả xử lý nƣớc thải 97
Bảng 3.20. Tổng hợp hiệu suất xử lý nƣớc thải qua từng công trình 97
Bảng 3.21. Bảng khai toán chi phí xây dựng 101
Bảng 3.22. Bảng khai toán chi phí máy móc, thiết bị 101
Bảng 3.23. Điện năng tiêu thụ của máy móc, thiết bị 103
Bảng 3.24. Dự toán chi phí nhân công 104
1
MỞ ĐẦU
1. GIỚI THIỆU
Việt Nam với hơn 3000 km chiều dài đƣờng bờ biển, trên 1 triệu km
2
mặt
nƣớc và nhiều hồ, sông, suối trong đất liền là điều kiện để ngành thủy sản phát triển.
Gần đây, đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản đã phát triển một cách nhanh chóng
đặc biệt tại các vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi nhƣ Khánh Hoà, Vũng Tàu,
Cần Thơ, Cà Mau,… Những vùng này không chỉ dừng lại ở việc đánh bắt tự nhiên
mà còn phát triển cả nuôi trồng và chế biến thủy hải sản. Sản phẩm vì thế thêm phần
đa dạng, từ các mặt hàng tƣơi sống đông lạnh cho đến các mặt hàng đã qua sơ chế
và cả những mặt hàng chế biến sẵn phù hợp với mọi nhu cầu đa dạng của thị trƣờng
trong nƣớc và cả nhu cầu xuất khẩu. Sản lƣợng xuất khẩu thủy sản Việt Nam nhờ

vậy không ngừng gia tăng cả về số lƣợng và chất lƣợng, mỗi năm đóng góp vào
nguồn thu quốc gia hàng tỷ USD. Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp về kinh tế,
ngành chế biến thủy sản cũng đang gây ra các vấn đề môi trƣờng đáng lo ngại. Các
chất thải, đặc biệt là nƣớc thải chế biến thủy sản với hàm lƣợng các chất hữu cơ,
chất dinh dƣỡng cao gây ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng và ảnh hƣởng đến sức
khỏe của cộng đồng dân cƣ xung quanh.
Nhà máy chế biến thủy sản F17 thuộc Công ty cổ phần Nha Trang
SEAFOODS là một trong những xí nghiệp chế biến các loại hàng thủy sản, xuất
khẩu thủy sản, cung ứng vật tƣ hàng hoá, phục vụ kinh doanh thủy sản. Bên cạnh
việc phát triển sản xuất, tăng cƣờng lợi nhuận, nhà máy cũng rất quan tâm đến vấn
đề môi trƣờng hƣớng đến sự phát triển bền vững. Hơn nữa, đặc thù của nhà máy là
nằm trong khu vực dân cƣ nên vấn đề môi trƣờng, đặc biệt là nƣớc thải cần phải
đƣợc quan tâm nhiều hơn tránh ảnh hƣởng đến cộng đồng.

2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
 Xác định đƣợc thành phần, tính chất nƣớc thải chế biến thủy sản nhà máy F17
 Tính toán thiết kế đƣợc hệ thống xử lý nƣớc thải phù hợp với nhà máy.

2
3. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
 Thu thập tài liệu, đánh giá tổng quan về công nghệ sản xuất, khả năng gây
ô nhiễm của nƣớc thải ngành chế biến thủy sản
 Thu thập, khảo sát, phân tích số liệu thực tế tại nhà máy F17
 Xác định đặc điểm, thành phần của nƣớc thải chế biến thủy sản tại nhà máy
 Nghiên cứu cơ sở lý thuyết và đề xuất phƣơng án xử lý nƣớc thải chế biến
thủy sản
 Lựa chọn công nghệ và tính toán các công trình xử lý nƣớc thải đáp ứng
yêu cầu kinh tế của nhà máy và đảm bảo nƣớc thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn ngành
QCVN 11:2008/BTNMT (cột B).


4. PHẠM VI THỰC HIỆN
 Tính toán, thiết kế hệ thống xử lý nƣớc thải cho nhà máy chế biến thủy sản
F17 thuộc thành phố Nha Trang, tập trung vào xử lý loại N, P
 Sử dụng mẫu phân tích nƣớc thải đã đƣợc cung cấp tại nhà máy chế biến thủy
sản F17 để thiết kế hệ thống xử lý nƣớc thải, tính toán xây dựng công trình đơn vị
 Thời gian thực hiện: 25/02/2013 đến 08/06/2013.

3
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN

1.1. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CHẾ BIẾN THỦY SẢN
Ngành thủy sản nƣớc ta trong những năm qua đã từng bƣớc phát triển và có
đóng góp quan trọng vào hoạt động xuất khẩu của đất nƣớc đồng thời góp phần giải
quyết hàng trăm ngàn việc làm cho ngƣời dân. Năm 1980, sản lƣợng thủy sản cả
nƣớc đạt 558.66 ngàn tấn, trong đó xuất khẩu 2.72 ngàn tấn, đạt giá trị kim ngạch
11.3 triệu USD. Đến năm 2001, sản lƣợng là 2.226.9 ngàn tấn (tăng 4 lần), xuất
khẩu tăng 132 lần và giá trị kim ngạch là 1.760 triệu USD (tăng 155 lần). Sản lƣợng
xuất khẩu thủy hải sản đến năm 2004 đạt 2 triệu tấn, thu về 2 tỷ 397 triệu USD
trong đó riêng mặt hàng tôm chiếm 40% về sản lƣợng và 52% về giá trị và phấn đấu
đến năm 2012 giá trị xuất khẩu tôm đạt 2 tỷ USD. Ngành thủy sản đã có những tiến
bộ đáng kể trong việc gắn kết giữa yêu cầu thị trƣờng ngoài nƣớc (về số lƣợng, chất
lƣợng, an toàn vệ sinh thực phẩm) với thực tiễn sản xuất kinh doanh chế biến, nuôi
trồng, khai thác.
Các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản, đến nay đã có những bƣớc tiến
quan trọng trong việc đổi mới công nghệ, nâng cao sức cạnh tranh. Nhiều doanh
nghiệp đƣợc EU công nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh và đƣợc cấp giấy phép vào
thị trƣờng này. [14]
1.2. NGUỒN GỐC, ĐẶC ĐIỂM CỦA CHẤT THẢI TỪ CHẾ BIẾN THỦY
SẢN

1.2.1. Khí thải
Khí thải sinh ra từ nhà máy có thể là:
 Khí thải Cl
2
sinh ra trong quá trình khử trùng thiết bị, nhà xƣởng chế biến
và khử trùng nguyên liệu, bán thành phẩm
 Mùi tanh từ mực, tôm nguyên liệu, mùi hôi tanh từ nơi chứa phế thải, vỏ
sò, cống rãnh
4
 Bụi sinh ra trong quá trình vận chuyển, bốc dỡ nguyên liệu
 Hơi tác nhân lạnh có thể bị rò rỉ: NH
3

 Hơi xăng dầu từ các bồn chứa nhiên liệu, máy phát điện, nồi hơi
 Tiếng ồn xuất hiện trong nhà máy chế biến thủy sản chủ yếu do hoạt động
của các thiết bị lạnh, cháy nổ, phƣơng tiện vận chuyển.
1.2.2. Chất thải rắn
Chất thải rắn thu đƣợc từ quá trình chế biến tôm, mực, cá, sò có đầu, vỏ tôm,
vỏ sò, da, mai mực, nội tạng,… Thành phần chính của phế thải từ quá trình chế biến
thủy sản chủ yếu là các chất hữu cơ giàu đạm, canxi, phốtpho. Toàn bộ phế liệu này
đƣợc tận dụng để chế biến các sản phẩm phụ, hoặc đem bán cho dân làm thức ăn
cho gia súc, gia cầm hoặc thủy sản.
1.2.3. Nƣớc thải
Nƣớc thải công nghiệp chế biến thủy sản gồm 3 loại chính: nƣớc thải sinh
hoạt, nƣớc thải sản xuất và nƣớc thải vệ sinh công nghiệp. Đặc điểm nƣớc thải thủy
sản là bị ô nhiễm bởi các chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng, các chất dinh dƣỡng và vi
sinh vật gây bệnh. Các chất ô nhiễm này khi thải ra ngoài môi trƣờng gây ô nhiễm
lan toả tới môi trƣờng đất, nƣớc, không khí ảnh hƣởng tới kinh tế, cảnh quan môi
trƣờng và sức khỏe con ngƣời.
1.3. CÁC TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƢỜNG

1.3.1. Tác động của khí thải
Các khí thải có chứa bụi, các chất khí CO
x
, NO
x
, SO
x,
… sẽ tác động xấu tới
sức khỏe của công nhân lao động trong khu vực, đây là tác nhân gây bệnh đƣờng hô
hấp cho con ngƣời nếu hít thở không khí ô nhiễm lâu ngày.
Mùi hôi tanh ở khu vực sản xuất tuy không có độc tính cấp, nhƣng trong điều
kiện phải tiếp xúc với thời gian dài ngƣời lao động sẽ có biểu hiện đặc trƣng nhƣ
buồn nôn, kém ăn, mệt mỏi trong giờ làm việc.
1.3.2. Tác động của nƣớc thải
Nƣớc thải chế biến thủy sản có hàm lƣợng các chất ô nhiễm hữu cơ và dinh
dƣỡng cao, nếu không đƣợc xử lý sẽ gây ô nhiễm các nguồn nƣớc mặt và nƣớc
ngầm trong khu vực.
5
Đối với nƣớc ngầm tầng nông, nƣớc thải có thể thấm xuống đất và gây ô
nhiễm nƣớc ngầm. Các nguồn nƣớc ngầm nhiễm các chất hữu cơ, dinh dƣỡng và vi
trùng rất khó xử lý thành nƣớc sạch cung cấp cho sinh hoạt.
Đối với các nguồn nƣớc mặt, các chất ô nhiễm có trong nƣớc thải chế biến
thủy sản sẽ làm suy thoái chất lƣợng nƣớc, tác động xấu đến môi trƣờng và thủy
sinh vật, cụ thể nhƣ sau:
Các chất hữu cơ chứa trong nƣớc thải chế biến thủy sản chủ yếu là dễ bị phân
hủy sinh học. Trong nƣớc thải chứa các chất nhƣ cacbonhydrat, protein, chất béo,
khi xả vào nguồn nƣớc sẽ làm suy giảm nồng độ oxy hòa tan trong nƣớc do vi sinh
vật sử dụng oxy hòa tan để phân hủy các chất này. Nồng độ oxy hòa tan dƣới 50%
bão hòa có khả năng gây ảnh hƣởng tới sự phát triển của tôm, cá. Oxy hòa tan giảm
không chỉ gây suy thoái tài nguyên thủy sản mà còn làm giảm khả năng tự làm sạch

của nguồn nƣớc, dẫn đến giảm chất lƣợng nƣớc cấp cho sinh hoạt và công nghiệp.
Các chất rắn lơ lửng làm cho nƣớc đục hoặc có màu, nó hạn chế độ sâu tầng
nƣớc đƣợc ánh sáng chiếu xuống, gây ảnh hƣởng tới quá trình quang hợp của tảo,
rong rêu, Chất rắn lơ lửng cũng là tác nhân gây ảnh hƣởng tiêu cực đến tài nguyên
thủy sinh đồng thời gây tác hại về mặt cảm quan (tăng độ đục nguồn nƣớc) và gây
bồi lắng lòng sông, cản trở sự lƣu thông nƣớc và tàu bè.
Nồng độ các chất nitơ, photpho cao gây ra hiện tƣợng phát triển bùng nổ các loài
tảo, đến mức độ giới hạn tảo sẽ bị chết và phân hủy gây nên hiện tƣợng thiếu oxy. Nếu
nồng độ oxy giảm tới 0 gây ra hiện tƣợng thủy vực chết ảnh hƣởng tới chất lƣợng nƣớc
của thủy vực. Ngoài ra, các loài tảo nổi trên mặt nƣớc tạo thành lớp màng khiến cho
bên dƣới không có ánh sáng. Quá trình quang hợp của các thực vật tầng dƣới bị ngƣng
trệ. Tất cả các hiện tƣợng trên gây tác động xấu tới chất lƣợng nƣớc, ảnh hƣởng tới hệ
thủy sinh, nghề nuôi trồng thủy sản, du lịch và cấp nƣớc.
Các vi sinh vật đặc biệt vi khuẩn gây bệnh và trứng giun sán trong nguồn nƣớc
là nguồn ô nhiễm đặc biệt. Con ngƣời trực tiếp sử dụng nguồn nƣớc nhiễm bẩn hay
qua các nhân tố lây bệnh sẽ truyền dẫn các bệnh dịch cho ngƣời nhƣ bệnh lỵ,
thƣơng hàn, bại liệt, nhiễm khuẩn đƣờng tiết niệu, tiêu chảy cấp tính.
6
1.4. CÁC PHƢƠNG PHÁP XỬ LÝ NƢỚC THẢI CHẾ BIẾN THỦY SẢN
1.4.1. Phƣơng pháp cơ học
1.4.1.1. Song chắn rác
Song chắn rác thƣờng đặt trƣớc hệ thống xử lý nƣớc thải hoặc có thể đặt tại
các miệng xả trong phân xƣởng sản xuất nhằm giữ lại các tạp chất có kích thƣớc lớn
nhƣ: nhánh cây, gỗ, lá, giấy, nilông, vải vụn và các loại rác khác.
Dựa vào khoảng cách giữa các thanh, song chắn đƣợc chia thành hai loại:
 Song chắn thô có khoảng cách giữa các thanh từ 60 ‚ 100 mm
 Song chắn tinh có khoảng cách giữa các thanh từ 10 ‚ 25 mm.
1.4.1.2. Lƣới lọc
Lƣới lọc dùng để khử các chất lơ lửng có kích thƣớc nhỏ, thu hồi các thành
phần không tan hoặc khi cần phải loại bỏ rác có kích thƣớc nhỏ. Kích thƣớc mắt

lƣới từ 0.5 ÷ 1.0 mm.
Lƣới lọc thƣờng đƣợc bao bọc xung quanh khung rỗng hình trụ quay tròn (hay
còn gọi là trống quay) hoặc đặt trên các khung hình đĩa.
1.4.1.3. Bể lắng cát
Bể lắng cát thƣờng đặt sau song chắn, trƣớc bể điều hòa. Nhiệm vụ của bể
lắng cát là loại bỏ cặn thô nặng nhƣ cát, sỏi, mảnh vỡ thủy tinh, mảnh kim loại, tro
tán, thanh vụn, vỏ trứng… để bảo vệ các thiết bị cơ khí dễ bị mài mòn, giảm cặn
nặng ở các công đoạn xử lý tiếp theo. Bể lắng cát gồm 3 loại: bể lắng cát ngang, bể
lắng cát đứng, bể lắng cát ly tâm.
1.4.1.4. Bể điều hòa
Đƣợc dùng để duy trì lƣu lƣợng và nồng độ nƣớc thải, bảo đảm và nâng cao
hiệu suất của các quá trình xử lý phía sau.
1.4.1.5. Bể lắng
Dùng để tách các chất không tan ở dạng lơ lửng trong nƣớc thải theo nguyên
tắc dựa vào sự khác nhau giữa trọng lƣợng các hạt cặn có trong nƣớc thải. Các bể
lắng có thể bố trí nối tiếp nhau. Quá trình lắng tốt có thể loại bỏ đến 90 ‚ 95%
7
lƣợng cặn có trong nƣớc thải. Vì vậy đây là quá trình quan trọng trong xử lý nƣớc
thải, thƣờng bố trí xử lý ban đầu hay sau khi xử lý sinh học.
Bể lắng đƣợc chia thành các loại sau: bể lắng ngang, bể lắng đứng và bể lắng
ly tâm.
1.4.1.6. Bể vớt dầu mỡ
Bể vớt dầu mỡ thƣờng đƣợc áp dụng khi xử lý nƣớc thải có chứa dầu mỡ. Đối
với nƣớc thải sinh hoạt khi hàm lƣợng dầu mỡ không cao thì việc tách dầu mỡ thực
hiện ngay ở bể lắng nhờ thiết bị gạt chất nổi.
1.4.2. Phƣơng pháp hóa - lý
1.4.2.1. Keo tụ
Quá trình lắng chỉ có thể tách đƣợc các hạt rắn huyền phù nhƣng không thể
tách đƣợc các chất gây nhiễm bẩn ở dạng keo và hòa tan vì chúng là những hạt rắn
có kích thƣớc quá nhỏ.

Các chất keo tụ thƣờng dùng là phèn nhôm Al
2
(SO
4
)
3
.18H
2
O, NaAlO
2
,
Al
2
(OH)
5
Cl, KAl(SO
4
)
2
.12H
2
O, NH
4
Al(SO
4
)
2
.12H
2
O, phèn sắt Fe

2
(SO
4
)
3
.2H
2
O,
Fe
2
(SO
4
)
3
.3H
2
O, FeSO
4
.7H
2
O và FeCl
3
) hoặc chất keo tụ không phân ly, dạng cao
phân tử có nguồn gốc thiên nhiên hoặc tổng hợp. Các chất keo tụ cao phân tử cho
phép nâng cao đáng kể hiệu quả của quá trình keo tụ và lắng bông cặn sau đó.
1.4.2.2. Tuyển nổi
Tuyển nổi đƣợc ứng dụng để xử lý các chất lơ lửng trong nƣớc (bùn hoạt tính,
màng vi sinh vật,…). Nƣớc thải đƣợc nén đến áp suất 40 - 60 psi với khối lƣợng
không khí bão hòa. Khi áp suất của hỗn hợp khí - nƣớc này đƣợc giảm đến áp suất
khí quyển trong bể tuyển nổi thì những bọt khí nhỏ bé đƣợc giải phóng. Bọt khí có

khả năng hấp phụ các bông bùn và các chất lơ lửng hoặc nhũ tƣơng (dầu, sợi …)
làm chúng kết dính lại với nhau và nổi lên trên bề mặt bể. Hỗn hợp khí - chất rắn
nổi lên tạo thành váng trên bề mặt. Nƣớc đã đƣợc loại bỏ các chất rắn lơ lửng đƣợc
xả ra từ đáy của bể tuyển nổi.
8
1.4.3. Phƣơng pháp sinh học
Xử lý sinh học dựa trên cơ sở hoạt động phân hủy các chất hữu cơ có trong
nƣớc thải của các vi sinh vật. Các vi sinh vật sử dụng các chất hữu cơ và một số
chất khoáng làm nguồn dinh dƣỡng và tạo năng lƣợng. Trong quá trình phát triển,
chúng sử dụng các chất dinh dƣỡng để xây dựng tế bào, sinh trƣởng và sinh sản làm
tăng sinh khối. Phƣơng pháp này thƣờng áp dụng để xử lý các loại nƣớc thải có hàm
lƣợng ô nhiễm hữu cơ (dễ phân hủy sinh học) cao.
Công trình xử lý sinh học thƣờng đƣợc đặt sau các công trình xử lý sơ bộ nhƣ:
song chắn rác, bể lắng, ….
Xử lý sinh học có thể đƣợc phân loại dựa trên các cơ sở khác nhau, song nhìn
chung có thể chia thành:
 Xử lý sinh học trong điều kiện tự nhiên
 Xử lý sinh học trong điều kiện nhân tạo
1.4.3.1. Xử lý sinh học trong điều kiện tự nhiên
 Hồ sinh vật
Hồ sinh vật là các ao hồ có nguồn gốc tự nhiên hoặc nhân tạo, còn gọi là hồ
oxy hoá, hồ ổn định nƣớc thải, … xử lý nƣớc thải bằng phƣơng pháp sinh học.
Trong hồ sinh vật diễn ra quá trình oxy hóa sinh hóa các chất hữu cơ nhờ các loài vi
khuẩn, tảo và các loại thủy sinh vật khác, tƣơng tự nhƣ quá trình làm sạch nguồn
nƣớc mặt. Vi sinh vật sử dụng oxy sinh ra từ rêu tảo trong quá trình quang hợp cũng
nhƣ oxy từ không khí để oxy hoá các chất hữu cơ, rong tảo lại tiêu thụ CO
2
,
photphat và nitrat amon sinh ra từ sự phân huỷ, oxy hoá các chất hữu cơ bởi vi sinh
vật. Để hồ hoạt động bình thƣờng cần phải giữ giá trị pH và nhiệt độ tối ƣu. Nhiệt

độ không đƣợc thấp hơn 6
0
C.
Theo bản chất quá trình sinh hoá, ngƣời ta chia hồ sinh vật ra các loại hồ hiếu
khí, hồ sinh vật tuỳ nghi và hồ sinh vật kị khí.
Hồ hiếu khí: Quá trình xử lý nƣớc thải xảy ra trong điều kiện đủ oxy, oxy
đƣợc cung cấp qua mặt thoáng và nhờ quang hợp của tảo. Độ sâu của hồ hiếu khí
không lớn từ 0.5

1.5 m.
9
Hồ tùy nghi: Có độ sâu từ 1.5

2.5 m, trong hồ tùy nghi, theo chiều sâu lớp
nƣớc có thể diễn ra hai quá trình: oxy hoá hiếu khí và lên men kị khí các chất bẩn
hữu cơ. Trong hồ tùy nghi, vi khuẩn và tảo có quan hệ tƣơng hỗ đóng vai trò cơ bản
đối với sự chuyển hóa các chất.
Hồ kị khí: Có độ sâu trên 3 m, với sự tham gia của rất nhiều vi khuẩn kị khí
bắt buộc và kị khí không bắt buộc. Các vi sinh vật này tiến hành hàng chục phản
ứng hoá sinh học để phân hủy và biến đổi các hợp chất hữu cơ phức tạp thành
những chất đơn giản, dễ xử lý.
 Cánh đồng tƣới - Cánh đồng lọc: Cánh đồng tƣới là những khoảng đất canh
tác, có thể tiếp nhận và xử lý nƣớc thải. Xử lý trong điều kiện này diễn ra dƣới tác
dụng của vi sinh vật, ánh sáng mặt trời, không khí và dƣới ảnh hƣởng của các hoạt
động sống thực vật, chất thải bị hấp thụ và giữ lại trong đất, sau đó các loại vi khuẩn
có sẵn trong đất sẽ phân huỷ chúng thành các chất đơn giản để cây trồng hấp thụ.
Nƣớc thải sau khi ngấm vào đất, một phần đƣợc cây trồng sử dụng. Phần còn lại
chảy vào hệ thống tiêu nƣớc ra sông hoặc bổ sung cho nƣớc nguồn.
1.4.3.2. Xử lý sinh học trong điều kiện nhân tạo
 Xử lý sinh học trong điều kiện hiếu khí

Bể lọc sinh học nhỏ giọt
Bể có dạng hình vuông, hình chữ nhật hoặc hình tròn
Nguyên tắc làm việc: Nƣớc thải sau bể lắng đợt 1 đƣợc đƣa về thiết bị phân
phối, theo chu kỳ tƣới đều nƣớc trên toàn bộ bề mặt bể lọc. Các sinh vật dính bám
trên lớp vật liệu lọc tạo thành màng sinh học đóng vai trò chính trong việc loại bỏ
các chất ô nhiễm có trong nƣớc. Nƣớc thải sau khi lọc chảy vào hệ thống thu nƣớc
và đƣợc dẫn ra khỏi bể. Oxy cấp cho bể chủ yếu qua hệ thống lỗ xung quanh thành
bể.
Vật liệu lọc của bể sinh học nhỏ giọt thƣờng là các hạt cuội, đá, … đƣờng kính
trung bình 20

30 mm. Tải trọng nƣớc thải của bể thấp (0.5

1.5 m
3
/m
2
vật liệu
lọc /ngđ). Chiều cao lớp vật liệu lọc là 1.5

2 m. Bể lọc nhỏ giọt thƣờng dùng cho
các trạm xử lý nƣớc thải có công suất dƣới 1000 m
3
/ngđ.
10
Bể lọc sinh học cao tải
Bể lọc sinh học cao tải có cấu tạo và quản lý khác với bể lọc sinh học nhỏ giọt,
nƣớc thải tƣới lên mặt bể nhờ hệ thống phân phối phản lực. Bể có tải trọng 10

20

m
3
nƣớc thải/1m
2
bề mặt bể /ngđ. Nếu trƣờng hợp BOD của nƣớc thải quá lớn
ngƣời ta tiến hành pha loãng chúng bằng nƣớc thải đã làm sạch. Bể đƣợc thiết kế
cho các trạm xử lý dƣới 5000 m
3
/ngđ.
Bể lọc sinh học tiếp xúc quay (RBC)
Bể lọc sinh học tiếp xúc quay (RBC – Rotating Biological Contactors) đƣợc
áp dụng đầu tiên ở CHLB Đức năm 1960 và hiện nay đã đƣợc sử dụng rộng rãi để
xử lý BOD và N. RBC bao gồm các đĩa tròn polystyren hoặc polyvinyl chloride đặt
gần sát nhau. Đĩa nhúng chìm khoảng 40% trong nƣớc thải và quay ở tốc độ chậm.
Khi đĩa quay, màng sinh khối trên đĩa tiếp xúc với chất hữu cơ có trong nƣớc thải
và sau đó tiếp xúc với oxy. Đĩa quay tạo điều kiện chuyển hóa oxy và luôn giữ sinh
khối trong điều kiện hiếu khí. Đồng thời đĩa quay còn tạo nên lực cắt loại bỏ các
màng vi sinh không còn khả năng bám dính và giữ chúng ở dạng lơ lửng để đƣa qua
bể lắng đợt II.
Bể hiếu khí bùn hoạt tính – Bể aerotank
Bể chứa hỗn hợp nƣớc thải và bùn hoạt tính, khí đƣợc cấp liên tục vào bể để
trộn đều và giữ cho bùn ở trạng thái lơ lửng trong nƣớc thải và cấp đủ oxy cho vi
sinh vật oxy hóa các chất hữu cơ có trong nƣớc thải. Khi ở trong bể, các chất lơ
lửng đóng vai trò là các hạt nhân để cho các vi khuẩn cƣ trú, sinh sản và phát triển
dần lên thành các bông cặn gọi là bùn hoạt tính. Vi khuẩn và các vi sinh vật sống
dùng chất nền (BOD) và chất dinh dƣỡng (N, P) làm thức ăn để chuyển hoá chúng
thành các chất trơ không hòa tan và thành các tế bào mới. Số lƣợng bùn hoạt tính
sinh ra trong thời gian lƣu lại trong bể aerotank của lƣợng nƣớc thải ban đầu đi vào
trong bể không đủ làm giảm nhanh các chất hữu cơ do đó phải sử dụng lại một phần
bùn hoạt tính đã lắng xuống đáy ở bể lắng đợt 2 bằng cách tuần hoàn bùn về bể

aerotank để đảm bảo nồng độ vi sinh vật trong bể. Phần bùn hoạt tính dƣ đƣợc đƣa
về bể nén bùn hoặc các công trình xử lý bùn cặn khác để xử lý. Bể aerotank hoạt
động phải có hệ thống cung cấp khí đầy đủ và liên tục.
11
Mƣơng ôxy hóa
Mƣơng oxy hóa là dạng cải tiến của bể aerotank khuấy trộn hoàn chỉnh có
dạng vòng hình chữ O làm việc trong chế độ làm thoáng kéo dài với dung dịch bùn
hoạt tính lơ lửng trong nƣớc thải chuyển động tuần hoàn liên tục trong mƣơng.
 Xử lý sinh học trong điều kiện kị khí
Bể UASB (Upflow Anaerobic Sludge Blanket) –Bể lọc kị khí với dòng hƣớng lên
Nƣớc thải đƣợc đƣa trực tiếp vào phía dƣới đáy bể và đƣợc phân phối đồng
đều, sau đó chảy ngƣợc lên xuyên qua lớp bùn sinh học dạng hạt nhỏ (bông bùn), tại
đây các chất hữu cơ bị phân hủy.
Các bọt khí CH
4
, NH
3
và H
2
S nổi lên trên và đƣợc thu bằng các chụp thu khí
để dẫn ra khỏi bể. Nƣớc thải tiếp theo đó chuyển đến vùng lắng của bể và tại đó sẽ
diễn ra sự phân tách 2 pha lỏng và rắn. Nƣớc thải tiếp tục đi ra khỏi bể, còn bùn
hoạt tính thì hoàn lƣu lại vùng lớp bông bùn. Sự tạo thành bùn hạt và duy trì đƣợc
nó là vô cùng quan trọng khi vận hành bể UASB.
Bể lọc kị khí
Lọc kị khí gắn với sự tăng trƣởng các vi sinh vật kị khí trên các giá thể (vật
liệu lọc). Bể lọc có thể đƣợc vận hành ở chế độ dòng chảy ngƣợc hoặc xuôi.
Giá thể lọc trong quá trình lƣu giữ bùn hoạt tính trên nó cũng có khả năng
phân li các chất rắn và khí sản sinh ra trong quá trình tiêu hóa.
 Xử lý sinh học trong điều kiện thiếu khí

Bể thiếu khí (Anoxic)
Cấu tạo của bể thiếu khí nhìn chung giống bể aerotank, tuy nhiên trong bể cần
phải lắp đặt hệ thống kiểm soát lƣợng O
2
để khử
3

NO
thành
2
N
và giảm một phần
lƣợng BOD
5
và COD.
12
1.5. MỘT SỐ CƠNG NGHỆ XỬ LÝ NƢỚC THẢI THỦY SẢN
























Hình 1.1. Hệ thống xử lý nƣớc thải xí nghiệp chế biến thủy sản Ngơ Quyền,
Rạch Giá, Kiên Giang, cơng suất 520 m
3
/ngđ

Nước thải vào
Bể lắng cát
Bể điều hòa
Bể lắng 1
Bể kị khí
Bể lắng 2
Bể khử trùng
Nước sau xử lý
Bể nén bùn
Máy ép bùn
Bể hiếu khí
Sân phơi cát
Song chắn rác
Dd khử trùng
Máy thổi khí

Máy thổi khí
bùn
bùn
bùn
13

















Hình 1.2. Hệ thống xử lý nƣớc thải xí nghiệp chế biến thủy sản Cofidec, TP Hồ
Chí Minh 350 m
3
/ngđ
1.6. TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY CHẾ BIẾN THỦY SẢN F17
1.6.1. Giới thiệu chung về nhà máy
1.6.1.1. Thời gian hoạt động
Cơng ty Cổ phần Nha Trang Seafoods – F17 đƣợc thành lập và đi vào sản xuất

từ năm 1976 với tên ban đầu là Cơng ty Chế biến thủy sản xuất khẩu Nha Trang.
Ngày 6/8/2004, Cơng ty đổi tên thành Cơng ty Cổ phần Nha Trang Seafoods – F17.
1.6.1.2. Vị trí nhà máy
Nhà máy chế biến thủy sản F17 đƣợc xây dựng tại 58B, đƣờng 2/4, Vĩnh
Hải, Nha Trang, Khánh Hòa.
Tổng diện tích khu đất: 14262.6 m
2
Diện tích xây dựng: 9321.5 m
2
Khu đất nhà máy có các mặt tiếp giáp nhƣ sau:
 Phía Đơng: giáp đƣờng 2/4
 Phía Nam: giáp đƣờng Đặng Lộ, khu dân cƣ, xí nghiệp hơi kỹ nghệ
Nha Trang
Song chắn rác
Nước thải
Bể ổn đònh
Bể UASB
Ao sinh học
Nước sau xử lý
Bể ủ bùn
bùn
14
 Phía Tây: giáp khu dân cƣ
 Phía Bắc: giáp khu dân cƣ, chợ Vĩnh Hải.


Hình 1.3. Vị trí địa lí của nhà máy
1.6.1.3. Loại hình hoạt động
Nhà máy chế biến thủy sản F17 có công suất hoạt động 4.500 tấn/năm (năm
2011) với sản phẩm chủ yếu là các loại hải sản đông lạnh dạng BLOCK và IQF,

ruốc khô,…
1.6.2. Các hạng mục xây dựng của nhà máy
Hệ thống sân đƣờng
Nhà máy đã xây dựng các tuyến đƣờng nội bộ rộng 10 m, 8 m và 6 m để đảm bảo
tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu, thành phẩm cũng
nhƣ việc di chuyển của công nhân và hoạt động sản xuất của nhà máy. Nền đƣờng có
cấu trúc bằng bê tông, tạo đƣợc vẻ mỹ quan và hài hòa chung cho công trình.
Bãi đổ xe và cây xanh
 Xe của khách, xe đƣa đón công nhân viên và ô tô đƣợc bố trí điểm đậu gần
tổng công ty
15
 Xe máy của nhân viên đƣợc đỗ trong nhà xe với diện tích xây dựng khoảng
40m
2
nằm tại phía sau khu vực văn phòng
 Ngoài ra công ty cũng thuê mặt bằng để làm nơi đỗ xe máy và xe đạp cho
công nhân của nhà máy tại số 68A – đƣờng 2/4
 Trong khuôn viên nhà máy và xung quanh bờ tƣờng bảo vệ của nhà máy có
trồng các loại cây xanh, bãi cỏ,… một cách hợp lý vừa tạo đƣợc cảnh quan vừa góp
phần bảo vệ môi trƣờng.
Hệ thống phòng cháy chữa cháy
 Theo tính năng sử dụng của từng phòng và từng khu làm việc mà hệ thống
đầu báo khói và báo cháy đƣợc bố trí hợp lý, đồng thời trang bị đầy đủ các phƣơng
tiện chữa cháy chuyên dụng nhƣ bình bột, bình CO
2

 Kết hợp với hệ thống cảnh báo cháy là hệ thống chuông báo động, nút ấn
khẩn cấp khi có sự cố
 Nguồn điện cho hệ thống cảnh báo cháy và máy bơm phòng cháy chữa
cháy là hệ thống nguồn chuyên biệt dành riêng cho công tác chữa cháy.

Bảng 1.1. Các hạng mục công trình phục vụ sản xuất [10]
STT
Hạng mục
Đơn vị
Kích thƣớc
1
Khu văn phòng
m
2
270
2
Văn phòng phân xƣởng chế biến
m
2
130
3
Phân xƣởng đặc sản
m
2
204
4
Kho đặc sản
m
2
85
5
Kho lạnh
m
2
1022

6
Phòng cấp đông
m
2
1454
7
Phòng lên hàng
m
2
622
8
Phòng điều hành KCS
m
2
12
9
Phòng yếm ủng
m
2
26
10
Phòng sơ chế
m
2
634
11
Phòng tiếp nhận nguyên liệu
m
2
45

12
Phòng bảo quản
m
2
88
16
13
Phòng phế liệu
m
2
8
14
Kho hàng lẻ
m
2
121
15
Kho vật tƣ
m
2
14
16
Kho bao bì
m
2
18.5
17
Kho bao gói
m
2

45.5
18
Phòng bao trang
m
2
87
19
Xƣởng sơ chế
m
2
1200
20
Hầm đá
m
2
48
21
Phòng máy
m
2
30
22
Phòng y tế
m
2
15
23
Khu vực xuất hàng
m
2

10
24
Nhà bếp + Nhà ăn
m
2
546
25
Kho lƣu trữ chất thải nguy hại
m
2
4
26
Giếng nƣớc
cái
5

Bảng 1.2. Các hạng mục bảo vệ môi trƣờng [10]
STT
Hạng mục
Diện tích (m
2
)

1

Phòng chứa máy phát điện

21
2
Khu vực xử lý khí thải lò hơi

48
3
Khu vực hệ thống xử lý nƣớc thải
360

4

Phòng phế liệu thủy sản

8

5

Khu vực phòng máy nén lạnh

340

1.6.3. Quy trình chế biến thủy sản của nhà máy
Hiện nay, nhà máy chế biến thủy sản F17 tiến hành chế biến các loại hải sản
đông lạnh nhƣ tôm sú, tôm thẻ dạng BLOCK và IQF, cá thu fillet

Quy trình chế biến tôm sú, tôm thẻ đông lạnh dạng BLOCK, IQF

×