Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Khảo sát, đánh giá hiện trạng xử lý nước thải sơ bộ của các công ty chế biến thủy sản tại Khu công nghiệp Suối Dầu và đề xuất các giải pháp cải tiến công nghệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.15 MB, 126 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
VIỆN CƠNG NGHỆ SINH HỌC VÀ MƠI TRƢỜNG




TRƢƠNG ĐẶNG THÀNH THÁI



KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG XỬ LÝ
NƯỚC THẢI SƠ BỘ CỦA CÁC CÔNG TY CHẾ BIẾN
THỦY SẢN TẠI KHU CÔNG NGHIỆP SUỐI DẦU VÀ
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP CẢI TIẾN CÔNG NGHỆ


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chun Ngành: CƠNG NGHỆ KỸ THUẬT MƠI TRƢỜNG



GVHD: PGS.TS. NGƠ ĐĂNG NGHĨA


Nha Trang, tháng 07 năm 2013
i

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực hiện đồ án tốt nghiệp tại nhà máy xử lý nƣớc thải tập
trung tại KCN Suối Dầu – huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa từ ngày 01/03/2013


đến ngày 01/06/2013 với sự hƣớng dẫn tận tình của các anh nhân viên trong tổ vận
hành, phòng phân tích, phòng kỹ thuật nghiệp vụ của KCN đã giúp em hiểu rõ hơn
về đặc tính nƣớc thải cũng nhƣ quy trình công nghệ xử lý nƣớc thải CBTS đƣợc áp
dụng tại các công ty, các sự cố thƣờng xảy ra trong quá trình vận hành cũng nhƣ
giải pháp khắc phục giúp em củng cố thêm những kiến thức đã học ở nhà trƣờng và
có cơ hội áp dụng các kiến thức đã học vào thực tế công việc. Bên cạnh đó em cũng
học hỏi thêm đƣợc nhiều kỹ năng, thao tác vận hành và khắc phục sự cố một cách
linh hoạt từ các anh trong bộ phận kỹ thuật của các công ty CBTS mà em có dịp
tham quan và lấy mẫu.
Em xin gởi lời cảm ơn chân thành tới Ban lãnh đạo Công ty Cổ phần Khu
công nghiệp Suối Dầu, các anh chị ở bộ phận kỹ thuật, các phòng ban, cũng nhƣ các
nhân viên kỹ thuật ở các công ty CBTS trong KCN đã giúp em hoàn thành bài đồ án
tốt nghiệp này.
Trong quá trình làm đồ án, em xin gởi lời cảm ơn chân thành đến thầy
PGS.TS. Ngô Đăng Nghĩa, thầy Nguyễn Đình Trung cùng toàn thể các thầy cô
trong bộ môn Công nghệ kỹ thuật môi trƣờng – trƣờng Đại học Nha Trang đã tận
tình hƣớng dẫn em hoàn thành bài đồ án tốt nghiệp.
Trong quá trình thực tập tại công ty, cũng nhƣ trong quá trình hoàn thành đồ
án, em không tránh khỏi sai sót. Kính mong ban lãnh đạo công ty, các anh nhân
viên trong tổ vận hành hệ thống xử lý nƣớc thải cùng toàn thể thầy cô giáo trong
Viện bỏ qua, góp ý, hƣớng dẫn thêm cho em.
Em xin chân thành cảm ơn !

ii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
MỤC LỤC…… ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT …v
DANH MỤC BẢNG .vi

DANH MỤC HÌNH vii
MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN 4
1.1 Tổng quan về ngành chế biến thủy sản 4
1.1.1 Tổng quan về ngành chế biến thủy sản ở nƣớc ta 4
1.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 4
1.1.1.2 Một số dạng công nghệ chế biến thủy sản điển hình 5
1.1.2 Tổng quan về các công ty CBTS trong Khu công nghiệp Suối Dầu 11
1.2 Tổng quan về nƣớc thải chế biến thủy sản 12
1.2.1 Đặc điểm, nguồn gốc phát sinh 12
1.2.2 Các thông số đặc trƣng trong nƣớc thải chế biến thủy sản 13
1.2.3 Ảnh hƣởng của nƣớc thải chế biến thủy sản 16
1.2.4 Các phƣơng pháp xử lý 17
1.3 Tổng quan về KCN Suối Dầu 22
1.3.1 Vị trí địa lý 22
1.3.2 Tổng quan về Công ty cổ phần KCN Suối dầu 22
1.4 Tổng quan hệ thống XLNT tập trung ở KCN Suối Dầu 23
1.4.1 Địa điểm xây dựng 23
1.4.2 Đặc trƣng nƣớc thải CBTS tại KCN Suối Dầu 23
1.4.3 Quy trình công nghệ xử lý 25
1.5 Tổng quan về hệ thống XLNT sơ bộ của các công ty CBTS 27
CHƢƠNG II: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30
2.1 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 30
2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu 30
iii

2.2.1 Phƣơng pháp quan sát thực địa 30
2.2.2 Phƣơng pháp thu thập tài liệu 30
2.2.3 Phƣơng pháp đo đạc, thu mẫu và bảo quản mẫu tại hiện trƣờng 30
2.2.3.1 Vị trí, tần suất, thời gian lấy mẫu 30

2.2.3.2 Thiết bị - dụng cụ lấy mẫu và đo đạc hiện trƣờng 32
2.2.3.3 Phƣơng pháp bảo quản mẫu 32
2.2.4 Phƣơng pháp phân tích ở phòng thí nghiệm 33
2.2.4.1 Nhiệt độ 33
2.2.4.2 pH 33
2.2.4.3 Hàm lƣợng tổng chất rắn lơ lửng (TSS) 33
2.2.4.4 Hàm lƣợng BOD 34
2.2.4.5 Hàm lƣợng COD 34
2.2.4.6 Hàm lƣợng Nitơ tổng số (TN) 36
2.2.4.7 Hàm lƣợng Photpho tổng (TP) 37
2.2.5 Phƣơng pháp xử lý số liệu 38
CHƢƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 39
3.1 Kết quả phân tích 39
3.1.1 Lƣu lƣợng xả thải 39
3.1.2 Nhiệt độ 40
3.1.3 pH 42
3.1.4 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) 44
3.1.5 Nhu cầu oxy hóa học (COD) và Nhu cầu oxy sinh học (BOD) 47
3.1.5.1 Nhu cầu oxy hóa học (COD) 47
3.1.5.2 Nhu cầu oxy sinh học (BOD) 49
3.1.6 Tổng Nitơ 52
3.1.7 Tổng Photpho 54
3.1.8 Đánh giá chung 56
3.2 Các sự cố thƣờng gặp tại hệ thống XLNT sơ bộ và giải pháp khắc phục 58
3.3 Đề xuất giải pháp cải tiến công nghệ 63
iv

3.3.1 Lựa chọn quy trình công nghệ xử lý 63
3.3.1.1 Yêu cầu mức độ xử lý 63
3.3.1.2 Quy trình công nghệ đề xuất 65

3.3.1.3 Thuyết minh quy trình công nghệ đề xuất 66
3.3.1.4 Phân tích ƣu – nhƣợc điểm, cơ sở lựa chọn quy trình công nghệ đề
xuất…………………………………………………………………………67
3.3.2 Tính toán thiết kế 69
3.3.2.1 Tính toán bể UASB 70
3.3.2.2 Tính toán hệ Anoxic – Aerotank kết hợp 71
3.3.3 Tính toán chi phí 78
3.3.3.1 Chi phí thiết bị 78
3.3.3.2 Chi phí xây dựng 78
3.3.3.3 Tính toán thời gian hoàn vốn 79
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

v

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

DO
: Nồng độ oxy hòa tan
COD
: Nhu cầu oxy hóa học
BOD
: Nhu cầu oxy sinh học
SS
: Hàm lƣợng chất rắn lơ lửng
MLSS
: Hàm lƣợng vi sinh vật (hay bùn hoạt tính trong bể)
MLVSS
: Hàm lƣợng chất lơ lửng dễ bay hơi

F/M
: Tải lƣợng sinh khối
TSS
: Tổng chất rắn lơ lửng
TN
: Tổng Nitơ
TP
: Tổng Photpho
VSV
: Vi sinh vật
KCN
: Khu công nghiệp
XLNT
: Xử lý nƣớc thải
CBTS
: Chế biến thủy sản
TCVN
: Tiêu chuẩn Việt Nam
QCVN
: Quy chuẩn Việt Nam
HĐH
: Hồ điều hòa
SXSH
: Sản xuất sạch hơn


vi

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. 1: Kết quả phân tích nƣớc thải tại hệ thống XLNT tập trung 04/03/2013 23

Bảng 2. 1: Lịch lấy mẫu nƣớc thải tại các doanh nghiệp CBTS 31
Bảng 2. 2: Lịch lấy mẫu phân tích TN-TP 32
Bảng 3. 1: Lƣu lƣợng xả thải trung bình hàng tháng tại các doanh nghiệp CBTS 39
Bảng 3. 2: Nhiệt độ nƣớc thải tại các doanh nghiệp CBTS 40
Bảng 3. 3: pH của nƣớc thải tại các doanh nghiệp CBTS 42
Bảng 3. 4: TSS của nƣớc thải tại các doanh nghiệp CBTS 44
Bảng 3. 5: COD của nƣớc thải tại các doanh nghiệp CBTS 47
Bảng 3. 6: BOD
5
của nƣớc thải tại các doanh nghiệp CBTS 49
Bảng 3. 7: TN của nƣớc thải tại các doanh nghiệp CBTS 52
Bảng 3. 8: TP của nƣớc thải tại các doanh nghiệp CBTS 54
Bảng 3. 9: Hiệu quả XLNT tại CP Vịnh Nha Trang và Cty TNHH Fujuira NT 57
Bảng 3. 10: Các sự cố & giải pháp khắc phục tại hệ thống XLNT sơ bộ 58
Bảng 3. 11: Thông số ô nhiễm Cty TNHH Hải Vƣơng 64
Bảng 3. 12: Thông số ô nhiễm đầu ra áp dụng cho tính toán 69
Bảng 3. 13: Số liệu kỹ thuật từ kết quả vận hành bể UASB và bể lọc yếm khí 70
Bảng 3. 14: Thông số áp dụng để tính toán cụm bể Anoxic – Aerotank 72
Bảng 3. 15: Hằng số động học của hệ vi sinh tự dƣỡng và dị dƣỡng 72
Bảng 3. 16: Thông số tính toán tổng hợp để xây dựng 77
Bảng 3. 17: Bảng giá thành thiết bị 78
Bảng 3. 18: Bảng giá thành xây dựng 78

vii

DANH MỤC HÌNH
Hình 1. 1: Sơ đồ quy trình công nghệ CBTS dạng tƣơi 6
Hình 1. 2: Quy trình công nghệ CBTS đông lạnh dạng chín 7
Hình 1. 3: Sơ đồ quy trình công nghệ chế biến đồ hộp cá 8
Hình 1. 4: Sơ đồ công nghệ chế biến thủy sản dạng khô 9

Hình 1. 5: Sơ đồ công nghệ chế biến bột cá theo phƣơng pháp công nghiệp 10
Hình 1. 6: Quy trình sơ đồ công nghệ sản xuất Agar 11
Hình 1. 7: Sơ đồ các phƣơng pháp xử lý bùn thải 21
Hình 1. 8: Vị trí địa lý KCN Suối Dầu 22
Hình 1. 9: Quy trình công nghệ XLNT tập trung tại KCN Suối Dầu 25
Hình 1. 10: Quy trình công nghệ XLNT sơ bộ tại các công ty CBTS 28
Hình 2. 1: Hộp giấy quỳ 33
Hình 2. 2: Tủ sấy và bình hút ẩm 34
Hình 2. 3: Cân phân tích và thiết bị gia nhiệt – sinh hàn hồi lƣu 35
Hình 2. 4: Thuốc thử Potassium Persulfate (TN), Sodium Metabisulfate (TN) 36
Hình 2. 5: Bộ phá mẫu HI 839800 và máy đo quang để bàn đa thông số HI 83214 36
Hình 2. 6: Thuốc thử Potassium Persulfate (TP) và Dung dịch NaOH 1,54N 37
Hình 3. 1: Nhiệt độ nƣớc thải giữa các doanh nghiệp và QCVN 41
Hình 3. 2: pH nƣớc thải giữa các doanh nghiệp và QCVN 43
Hình 3. 3: TSS nƣớc thải giữa các doanh nghiệp và QCVN 45
Hình 3. 4: COD nƣớc thải giữa các doanh nghiệp và QCVN 48
Hình 3. 5: BOD
5
nƣớc thải giữa các doanh nghiệp và QCVN 50
Hình 3. 6: TN nƣớc thải giữa các doanh nghiệp và QCVN 53
Hình 3. 7: TP nƣớc thải giữa các doanh nghiệp và QCVN 55
Hình 3. 8: Quy trình công nghệ XLNT sơ bộ đề xuất 65

1

MỞ ĐẦU
Trong lộ trình đƣa nƣớc ta hội nhập vào nền kinh tế thế giới thì Đảng và Nhà
nƣớc ta luôn xem mục tiêu đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa là một trong
những mục tiêu đƣợc quan tâm hàng đầu. Kết quả là hiện nay chúng ta đã và đang
phát triển nhiều Khu công nghiệp – Khu chế xuất trên phạm vi cả nƣớc, góp phần

quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, nâng cao thu nhập và
chất lƣợng cuộc sống của ngƣời dân, phát huy tiềm năng kinh tế của từng địa
phƣơng, đồng thời tạo ra một lƣợng lớn nhu cầu việc làm cho thị trƣờng.
Bên cạnh những đóng góp tích cực, quá trình phát triển công nghiệp nói
chung và hệ thống các Khu công nghiệp nói riêng ở Việt Nam đang tạo ra nhiều
thách thức lớn về ô nhiễm môi trƣờng do chất thải rắn, nƣớc thải và khí thải công
nghiệp gây ra.
Ngành công nghiệp CBTS cũng không ngoại lệ, Việt Nam là một trong 10
nƣớc xuất khẩu thủy sản hàng đầu thế giới, ngành CBTS đem lại lƣợng lớn GDP
cho nƣớc nhà và giải quyết một lƣợng lớn nhu cầu về lao động.Tuy nhiên ngành
CBTS cũng là một trong những ngành gây ô nhiễm nghiêm trọng đến môi trƣờng.
Ảnh hƣởng của ngành CBTS đến môi trƣờng có sự khác nhau đáng kể, không chỉ
phụ thuộc vào loại hình chế biến, mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhƣ quy
mô sản xuất, sản phẩm, nguyên liệu đầu vào, mùa vụ, trình độ công nghệ sản xuất,
trình độ tổ chức quản lý sản xuất…Để đảm bảo phát triển bền vững, cùng với các
giải pháp sản xuất sạch hơn, cải tiến công nghệ - thiết bị trong quá trình sản
xuất…việc chú trọng đầu tƣ, lắp đặt, cải tiến hệ thống XLNT là rất cần thiết.
Qua khảo sát thực tế, nhận thấy trong địa bàn tỉnh Khánh Hòa, tại KCN Suối
Dầu có rất nhiều công ty CBTS đang hoạt động, hàng ngày thải ra một lƣợng lớn
nƣớc thải. Trạm XLNT tập trung của KCN đi vào hoạt động từ năm 1998 đến nay,
giai đoạn đầu hoạt động số lƣợng các công ty trong KCN còn ít, quy mô sản xuất
nhỏ, lƣu lƣợng nƣớc thải sinh ra thấp, trạm XLNT còn nới lỏng việc kiểm tra chất
2

lƣợng nƣớc thải xử lý sơ bộ của các doanh nghiệp (khi các công ty CBTS đi vào
hoạt động có cam kết với KCN là nƣớc thải sau giai đoạn xử lý sơ bộ của công ty
đạt tiêu chuẩn loại B – theo TCVN 5945-1995).
Những năm gần đây, trong địa bàn KCN, nhiều công ty mới đi vào hoạt
động, các công ty đang hoạt động cũng mở rộng quy mô sản xuất, đa dạng hóa các
loại hình sản xuất, lƣu lƣợng nƣớc thải tăng vọt, tải lƣợng các chất ô nhiễm cũng

tăng theo; hệ thống XLNT tập trung thƣờng xuyên hoạt động trong tình trạng quá
tải. Mặc dầu đã áp dụng các biện pháp nhằm nâng cao công suất xử lý, tuy vậy chất
lƣợng nƣớc thải đầu ra thƣờng xuyên không đạt yêu cầu xả thải.
Nhận định việc bắt buộc các công ty CBTS phải nghiêm túc thực hiện cam
kết XLNT sơ bộ khi mới thành lập là công việc tiên quyết để giảm tải cho hệ thống
XLNT tập trung, góp phần đảm bảo chất lƣợng nƣớc thải đầu ra của KCN đạt tiêu
chuẩn xả thải vào môi trƣờng. Nên em thực hiện đề tài:
“Khảo sát, đánh giá hiện trạng xử lý nước thải sơ bộ của các công ty chế biến
thủy sản tại Khu công nghiệp Suối Dầu và đề xuất các giải pháp cải tiến công
nghệ"
 Mục đích nghiên cứu:
Đánh giá hiện trạng xử lý sơ bộ nƣớc thải CBTS từ đó đƣa ra các giải pháp
nâng cao hiệu quả xử lý, đáp ứng yêu cầu xả thải của KCN, góp phần giảm tải cho
hệ thống XLNT tập trung.
 Nội dung nghiên cứu:
- Thu mẫu, phân tích các chỉ tiêu về nƣớc thải (pH, nhiệt độ, COD, BOD,
TSS, tổng Nitơ, tổng Photpho…) của các công ty chế biến thủy sản tại Khu
công nghiệp Suối Dầu.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ việc đánh giá, xử phạt các công ty cố tình vi
phạm (nƣớc thải chƣa qua giai đoạn xử lý sơ bộ hoặc đã qua giai đoạn xử lý
3

sơ bộ chƣa đạt yêu cầu xả thải vẫn cố tình xả thải vào hệ thống xử lý nƣớc
thải tập trung của Khu công nghiệp).
- Đề xuất các giải pháp cải tiến công nghệ cho các đơn vị chƣa đạt yêu cầu xả
thải vào hệ thống xử lý nƣớc thải tập trung của Khu công nghiệp.



4


1 CHƢƠNG I: TỔNG QUAN
1.1 Tổng quan về ngành chế biến thủy sản
1.1.1 Tổng quan về ngành chế biến thủy sản ở nƣớc ta
1.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển[8]
CBTS là khâu cuối cùng, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm thủy sản trƣớc
khi đƣa sản phẩm ra thị trƣờng tiêu thụ. Những sản phẩm thủy sản chế biến không
những phục vụ nhu cầu tiêu thụ nội địa mà còn đƣợc xuất khẩu, đem về ngoại tệ cho
đất nƣớc. Những bƣớc thăng trầm của ngành này luôn gắn liền với nhịp sống chung
của nền kinh tế đất nƣớc, nhất là công cuộc đổi mới toàn diện đất nƣớc. Quá trình
phát triển của ngành chế biến thủy sản có thể đƣợc hình dung qua các giai đoạn sau:
- Giai đoạn 1975 - 1980
Nằm trong tình trạng trì trệ chung của kinh tế đất nƣớc, ngành thủy sản cũng
lâm vào tình trạng sa sút kéo dài. Sản lƣợng khai thác, xuất khẩu, phƣơng tiện khai
thác thủy sản bằng cơ giới giảm. Trang bị bảo quản nguyên vật liệu rất thô sơ, lạc
hậu. Công nghệ chế biến lạc hậu nên có sự thất thoát lớn trong quá trình chế biến và
bảo quản.
- Giai đoạn 1981 - 1994
Cuối năm 1979, Nhà nƣớc cho phép Bộ Thủy sản thay đổi cơ cấu quản lý
ngành. Trong 15 năm liên tục, ngành thủy sản luôn hoàn thành vƣợt mức toàn diện
các chỉ tiêu kế hoạch Nhà nƣớc giao với tốc độ tăng trƣởng bình quân 5 - 7%/năm
về sản lƣợng khai thác; 12 - 13% về giá trị kim ngạch xuất khẩu. Năm 1990 giá trị
sản lƣợng đạt 1.020.000 tấn và thu về 205 triệu USD hàng hóa xuất khẩu. Năm
1994 đạt sản lƣợng 1.211.000 tấn và 458 triệu USD kim ngạch xuất khẩu.
- Giai đoạn 1994 đến năm 2000
Ngành chế biến thủy sản cũng nhận đƣợc sự chú trọng đặc biệt của các cấp,
các ngành và các địa phƣơng. Nhiều chƣơng trình, dự án táo bạo nhƣ đánh bắt xa bờ
đã đƣợc hình thành. Xuất khẩu tăng mạnh, từ 550 triệu USD (năm 1995) lên 1,478
tỷ USD (năm 2000). Tuy nhiên, với giai đoạn 1996-2000, theo đánh giá của các
5


chuyên gia, mức tăng trƣởng thực sự theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa chỉ
mới là bƣớc đầu.
- Giai đoạn từ năm 2001 đến nay
Chƣơng trình chế biến và xuất khẩu thủy sản đến năm 2005 đã đƣợc Thủ
tƣớng Chính phủ phê duyệt và bắt đầu thực hiện từ năm 1998 là một chƣơng trình
tạo bƣớc ngoặt trong thế kỷ XXI cho ngành CBTS nƣớc ta. Có thể nói, chế biến
xuất khẩu thủy sản là động lực cho tăng trƣởng và chuyển đổi cơ cấu trong khai
thác và nuôi trồng thủy sản.
Chiến lƣợc biển đến năm 2020 đã đặt ra mục tiêu Việt Nam trở thành quốc
gia mạnh về biển, làm giàu từ biển trên cơ sở phát huy mọi tiềm năng từ biển, phát
triển toàn diện các ngành nghề biển với cơ cấu phong phú, hiện đại, tạo ra tốc độ
phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả cao với tầm nhìn dài hạn. Ngành CBTS cũng
sẽ phát huy đầy đủ vị trí, vai trò của mình, tạo động lực thúc đẩy các ngành khác
cùng phát triển.
1.1.1.2 Một số dạng công nghệ chế biến thủy sản điển hình[9]
Dựa vào tính chất đặc thù của sản phẩm, quá trình chế biến và công nghệ sử
dụng có thể chia công nghệ chế biến thủy sản thành một số công nghệ chế biến điển
hình nhƣ:
a. Chế biến thủy sản đông lạnh
Theo quy trình công nghệ sản xuất, sản phẩm từ CBTS đông lạnh đƣợc chia
làm 2 nhóm: đông lạnh dạng tƣơi và đông lạnh dạng chín.
6


Đối với công nghệ CBTS đông lạnh, nhu cầu sử dụng nguyên liệu thƣờng
dao động từ 1,4 – 3 tấn/tấn sản phẩm đối với các loại: cá, tôm, mực, bạch tuộc.
Lƣợng nƣớc tiêu thụ từ 30 – 80 m
3
/tấn sản phẩm với chế độ dùng nƣớc gần nhƣ liên

tục trong suốt quá trình chế biến sản phẩm.
Bảo quản nguyên liệu
(t
0
= 0 ÷ 5
0
C)
Hình 1. 1: Sơ đồ quy trình công nghệ CBTS dạng tươi
Tiếp nhận nguyên liệu (kiểm tra chất
lƣợng, rửa sơ bộ, bảo quản nguyên liệu)
Xử lý, rửa sạch nguyên liệu
(chặt, cắt, mổ, bóc, tách, đánh vảy…)
Phân loại,rửa sạch
(phân hạng, phân cỡ, cân đo…)
Xếp khuôn, cấp đông
(dạng Block, IQF)
Tách khuôn, bao gói
(vào túi PE, đóng hộp cacton)
Nguyên liệu
(tôm, cá, mực…)
Hóa chất khử trùng
(Clorin, Javen)
Nƣớc sạch

Sản xuất
nƣớc đá
Nƣớc thải

Nƣớc thải


Nƣớc thải

Nƣớc thải

Nƣớc sạch
Nƣớc sạch
Bảo quản sản phẩm
(t
0
≤ -20
0
C, Block, IQF)
Nƣớc đá
7



b. Chế biến thủy sản đóng hộp
Đặc điểm của công nghệ chế biến đồ hộp thủy sản là yêu cầu rất khắt khe về
nguyên liệu: phải đảm bảo độ nguyên vẹn, thuộc loại tƣơi, kích thƣớc tƣơng đối
đồng đều, không đƣợc gầy và nhỏ.
Hình 1. 2: Quy trình công nghệ CBTS đông lạnh dạng chín
Tiếp nhận nguyên liệu (kiểm tra chất
lƣợng, loại bỏ tạp chất, rửa sơ bộ)
Xử lý, rửa sạch nguyên liệu
(chặt, cắt, mổ, bóc, tách, đánh vảy…)
Phân loại,rửa sạch
(phân hạng, phân cỡ, cân đo…)
Luộc hoặc nhúng theo mẻ
Làm mát (t

0
≤ 5
0
C)
Nguyên liệu
(tôm, cá, mực…)
Hóa chất khử trùng
(Clorin, Javen)
Nƣớc sạch

Sản xuất
nƣớc đá
Nƣớc thải

Nƣớc thải

Nƣớc thải

Nƣớc thải

Nƣớc sạch
Nƣớc sạch
Xếp khuôn, cấp đông
(dạng Block, IQE)
Hơi nƣớc
Xử lý: bóc vỏ tôm,
cắt khoanh mực,…
Nƣớc ngƣng

Tách khuôn, bao gói

(Vào túi PE, đóng hộp cacton)
Bảo quản sản phẩm
(t
0
≤ -20
0
C, Block, IQF)
8


c. Chế biến thủy sản khô và chế biến bột cá
Nguyên liệu là các loại cá, tôm, ruốc, mực…không chứa nhiều mỡ và không
đòi hỏi quá cao về độ tƣơi. Quá trình phơi khô đƣợc thực hiện ngoài trời và trƣờng
hợp có mƣa hoặc không có nắng thì có thể dùng quạt gió, bếp than, lò sấy để làm
khô sản phẩm.
Hình 1. 3: Sơ đồ quy trình công nghệ chế biến đồ hộp cá
Nguyên liệu dạng
tƣơi sống
Nguyên liệu dạng bán
thành phẩm đông lạnh
Phân loại – Rã đông, Rửa – Xử
lý nguyên liệu (chặt, cắt, mổ…)
Hấp chín, làm nguội
Tách da, xƣơng, phile, làm sạch
Cắt khúc, xếp hộp
Rót dầu gia vị
Ghép nắp, rửa sạch
Thanh trùng
Làm nguội, rửa sạch, lau khô
Dán nhãn, bảo quản

Nƣớc thải
Nƣớc thải
Nƣớc thải
Nƣớc thải
Nguyên liệu phối chế
và phụ gia (agar,
nƣớc dùng, dầu mỡ,
cà chua, gia vị…)
Nƣớc, hơi nƣớc
Nƣớc sạch
Nƣớc sạch
Nƣớc sạch
Nƣớc sạch
Nƣớc thải
9


Hình 1. 4: Sơ đồ công nghệ chế biến thủy sản dạng khô
Nguyên liệu
(cá, tôm, mực )
Xử lý nguyên liệu, rửa, loại tạp chất
Luộc nguyên liệu, làm nguội
Phơi khô hoặc sấy khô
Ngâm, tẩm gia vị các loại
Phân hạng, bao gói, bảo quản
Nƣớc sạch
Nƣớc sạch
Nƣớc sạch
Nƣớc sạch
10



d. Chế biến agar
Đây là dạng công nghệ có tính đặc thù, khác biệt so với các dạng công nghệ
CBTS khác. Quá trình sản xuất sử dụng nhiều loại hóa chất để xử lý nguyên liệu
trong điều kiện nhiệt độ cao với mục đích tách agar (sunfat polysacarit) ra khỏi rong
câu.
Hình 1. 5: Sơ đồ công nghệ chế biến bột cá theo phương pháp công nghiệp
Rửa nguyên liệu, loại bỏ tạp chất
Cắt nhỏ, hấp chin, ép nƣớc
Nguyên liệu
(cá và phế liệu)
Sấy khô
Nghiền bột
Bao gói, bảo quản
Phối trộn
Sấy - nghiền
Ngô, đỗ các loại
Nƣớc sạch
Nƣớc sạch
Nƣớc thải
Nƣớc thải
Nƣớc thải
Hơi nƣớc
11


1.1.2 Tổng quan về các công ty CBTS trong Khu công nghiệp Suối Dầu
Tại thời điểm khảo sát, có 12 công ty CBTS đang hoạt động trong KCN với
nhiều loại hình, mặt hàng chế biến đa dạng. Thông tin cụ thể về từng công ty đƣợc

trình bày ở Phụ lục 3.
Nguyên liệu
(rong câu)
Hóa chất
các loại
Nƣớc sạch
Rửa nguyên liệu, loại bỏ tạp chất
Xử lý kiềm (NaOH), rửa đến trung tính
Tẩy trắng (NaOCl), rửa sạch
Xử lý axit (CH
3
COOH), rửa đến trung tính
Nấu chiết, lọc trong
Để nguội đông
Cắt sợi, cắt miếng
Ép và cấp đông
để tách nƣớc
Rã đông,
vắt ráo
Sấy khô,
nghiền bột
Bao gói, bảo quản
Nƣớc thải
Nƣớc thải
Nƣớc thải
Nƣớc thải
Nƣớc sạch
Dd kiềm
Dd NaOCl
Dd CH

3
COOH
Hình 1. 6: Quy trình sơ đồ công nghệ sản xuất Agar
12

1.2 Tổng quan về nƣớc thải chế biến thủy sản
1.2.1 Đặc điểm, nguồn gốc phát sinh
Nƣớc thải là một trong những vấn đề môi trƣờng lớn nhất trong công nghiệp
CBTS bao gồm:
- Nƣớc thải trong quá trình sản xuất.
- Nƣớc thải vệ sinh công nghiệp và nhà xƣởng.
- Nƣớc thải sinh hoạt.
a. Nƣớc thải sinh hoạt
Gồm nƣớc thải từ nhà vệ sinh công cộng, nƣớc rửa tay công nhân, nhà
ăn…Nƣớc thải này chứa hàm lƣợng chất hữu cơ (lơ lửng và hòa tan), dầu mỡ, vi
trùng…Tỷ trọng chiếm từ 10 ÷15% tổng lƣợng nƣớc thải của các cơ sở. Tuy nƣớc
thải sinh hoạt có mức ô nhiễm không cao nhƣng vẫn cần đƣợc xử lý để đạt tiêu
chuẩn quy định trƣớc khi xả thải vào nguồn tiếp nhận.
b. Nƣớc thải vệ sinh công nghiệp
Đây là lƣợng nƣớc thải sau khi sử dụng cho vệ sinh nhà xƣởng, các trang
thiết bị, dụng cụ chế biến, bảo quản, vệ sinh kho lạnh, thiết bị cấp đông…Thành
phần của lƣợng nƣớc thải này bên cạnh việc chứa các chất hữu cơ giàu đạm,
lipit…của nguyên liệu thủy sản còn chứa các thành phần của các hóa chất tẩy rửa,
khử trùng đã đƣợc sử dụng trong quá trình vệ sinh. Lƣợng nƣớc thải này trong thực
tế thƣờng đƣợc thải cùng với nƣớc thải sản xuất
c. Nƣớc thải trong quá trình sản xuất
Loại nƣớc thải này chiếm tỷ trọng lớn nhất và có mức độ ô nhiễm cao nhất
trong các loại nƣớc thải của loại hình sản xuất này (80 ÷90%). Nƣớc thải sản xuất
bao gồm:
13


- Nƣớc thải trong quá trình sản xuất: rửa nguyên liệu, rửa bán thành
phẩm…Nƣớc thải này chứa máu, nhớt, thịt vụn, tạp chất có hàm lƣợng chất
hữu cơ cao giàu đạm, lipit, nitơ, photpho, khoáng chất…
- Nƣớc thải từ khu vực rửa sàn tiếp nhận nguyên liệu, khu vực sản xuất và vệ
sinh công nghiệp nhƣ rửa dụng cụ, thiết bị sản xuất chứa nhiều chất hữu cơ
giàu đạm của nguyên liệu thủy sản và các hóa chất tẩy rửa đƣợc sử dụng.
- Nƣớc làm mát thiết bị, nƣớc kỹ thuật, tách khuôn…chứa dầu mỡ bôi trơn.
Ngoài ra, nƣớc thải sản xuất còn đƣợc pha Clorine (Canxi hypoclorat –
Ca(OCl
2
)) để khử trùng và bảo quản sản phẩm.
1.2.2 Các thông số đặc trƣng trong nƣớc thải chế biến thủy sản
a. Các chỉ tiêu lý học
 Hàm lƣợng chất rắn lơ lửng:
Chất rắn là những thành phần không hòa tan vào trong nƣớc thải, chúng
đƣợc chia ra làm hai loại theo kích thƣớc của chúng.
- Chất rắn có kích thƣớc rất nhỏ có thể lọc đƣợc. Chúng có đƣờng kính <
1mm.
- Chất rắn có kích thƣớc > 1mm.
Về bản chất hóa học chúng có thể là những hạt chất hữu cơ, vô cơ hay là
những xác của VSV nguyên sinh động vật hay phiêu sinh vật.
Hàm lƣợng chất rắn lơ lửng là thành phần chất rắn trong nƣớc thải có thể lọc
đƣợc bằng giấy lọc. Đây là chỉ tiêu để đánh giá hiện tƣợng và mức độ ô nhiễm, vì
độ đục lớn sẽ làm hạn chế khả năng hoạt động của các VSV quang năng và sự
quang hợp của thực vật đáy nhƣ rong, rêu, tảo. Hàm lƣợng chất rắn lơ lửng của
nƣớc thải chế biến thủy sản dao động trong khoảng 150 ÷500 mg/l.
 Mùi:
Sở dĩ nƣớc thải có mùi là do các hợp chất hóa học có mùi nhƣ amoniac
(NH

3
), Dihydrosunfua (H
2
S), Mecaptan (CH
2
SH), Clo, Phenol, các axit béo chƣa no
14

dễ bay hơi và các sản phẩm khác trong quá trình phân hủy chất hữu cơ từ nƣớc thải.
Đa số các mùi này đều khó chịu và độc hại đối với con ngƣời và động vật.
 Nhiệt độ:
Trong công nghiệp chế biến thủy sản nhiệt độ của nƣớc thải biến động, phụ
thuộc vào nhiều yếu tố.
Nếu nƣớc thải từ hệ thống làm mát hay từ các khu vực luộc, hấp bán thành
phẩm thì thƣờng có nhiệt độ cao, nƣớc thải từ khâu xử lý nguyên liệu, bán thành
phẩm có bảo quản bằng nƣớc đá, khâu rã đông, mạ băng, nƣớc từ khu vực nƣớc đá
có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ bình thƣờng. Nhiệt độ phụ thuộc rất nhiều vào thời
tiết và bản chất nƣớc thải. Nhiệt độ tăng có thể do quá trình truyền nhiệt bên ngoài
và cũng có thể do quá trình sinh nhiệt của vi sinh vật và một số phản ứng hóa học.
Trong nƣớc thải công nghiệp, nhiệt độ đóng vai trò quan trọng do nó ảnh hƣởng lớn
đến quá trình sống, hoạt động của quần thể vi sinh vật có trong nƣớc thải, điều này
có ý nghĩa lớn trong quá trình xử lý nƣớc thải.
 Độ màu:
Màu là một chỉ số đánh giá sự hiện diện của các chất tạo màu trong nƣớc
(màu thực tế) và sự có mặt của chất màu lơ lửng trong nƣớc (màu biểu kiến). Màu
không chỉ làm giảm giá trị cảm quan của nƣớc, nó còn cho biết mức độ ô nhiễm,
thậm chỉ còn cho biết mức độ độc hại của nƣớc. Độ màu càng lớn độ ô nhiễm càng
cao.
 Độ đục:
Độ đục của nƣớc thải là do các chất lơ lửng và các chất dạng keo chứa trong

nƣớc thải tạo nên. Đơn vị đo độ đục thông dụng là NTU.
b. Các chỉ tiêu hóa học và sinh hóa
 pH:
pH của các loại nƣớc có ảnh hƣởng rất lớn đến các quá trình sinh học xảy ra
trong nƣớc (quá trình trao đổi chất, quá trình sinh sản và phát triển của VSV, động
15

vật và thực vật), ảnh hƣởng đến các quá trình vật lý xảy ra trong môi trƣờng nƣớc
(quá trình chuyển màu, quá trình chuyển trạng thái rắn-lỏng-khí của vật chất, quá
trình hòa tan- kết lắng của vật chất), ảnh hƣởng rất mạnh đến các phản ứng hóa học
xảy ra trong môi trƣờng nƣớc.
 Oxy hòa tan (DO)
Oxy hòa tan là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong quá trình xử lý sinh
học hiếu khí. Lƣợng oxy hòa tan trong nƣớc thải ban đầu dẫn vào trạm xử lý thƣờng
bằng không hoặc rất nhỏ. Trong khi đó, trong các công trình xử lý sinh học hiếu khí
thì lƣợng oxy hòa tan cần thiết không nhỏ hơn 2 mg/l.
 Nhu cầu oxy hóa học (COD)
Nhu cầu oxy hóa học (viết tắt là NOH hay COD- Chemical Oxygen
Demand) là lƣợng oxy cần thiết để oxy hóa toàn bộ các chất hữu cơ có trong nƣớc
thải, kể cả các chất hữu cơ không bị phân hủy sinh học, và đƣợc xác định bằng
phƣơng pháp bicromat trong môi trƣờng axit sunfuric có thêm chất xúc tác- sunfat
bạc. Đơn vị đo của NOH (COD) là mgO
2
/L hay đơn giản là mg/l.
 Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD)
Nhu cầu oxy sinh hóa (viết tắt là NOS hay BOD) là một trong những thông
số cơ bản đặc trƣng cho mức độ ô nhiễm nƣớc thải bởi các chất hữu cơ có thể bị
oxy hóa sinh hóa (các chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học). BOD đƣợc xác định
bằng lƣợng oxy cần thiết để oxy hóa các chất hữu cơ dạng hòa tan, dạng keo và một
phần dạng lơ lửng với sự tham gia của các vi sinh vật trong điều kiện hiếu khí, đƣợc

tính bằng mgO
2
/L hay đơn giản mg/L.
 Hàm lƣợng Nitơ:
Nitơ là nguyên tố chủ yếu cần thiết cho các sinh vật và thực vật phát triển và
chúng đƣợc biết tới nhƣ là những chất dinh dƣỡng hoặc kích thích sinh học. Nitơ
tồn tại chủ yếu ở những dạng sau: nitơ hữu cơ (N-HC), nitơ amoniac (N-NH
3
), nitơ
nitrit (N-NO
2
), nitơ nitrat ( N-HO
3
) và N
2
tự do. Vì nitơ là nguyên tố chính xây
16

dựng tế bào tổng hợp protein nên số liệu về chỉ tiêu nitơ sẽ rất cần thiết để xác định
khả năng có thể xử lý một loại nƣớc thải nào đó bằng quá trình sinh học. Trong
trƣờng hợp không đủ nitơ, có thể bổ sung thêm để chất thải đó trở nên có khả năng
xử lý bằng phƣơng pháp sinh học.
 Hàm lƣợng Photpho:
Ngày nay ngƣời ta quan tâm nhiều hơn đến việc kiểm soát hàm lƣợng các
hợp chất photpho trong nƣớc thải. Vì nguyên tố này là một trong những nguyên
nhân chính gây ra hiện tƣợng phát triển “bùng nổ” của tảo ở một số nguồn nƣớc
mặt. Photpho trong nƣớc thải tồn tại ở các dạng orthophotphat ( PO
4
3-
, HPO

4
2-
,
H
2
PO
4
-
, H
3
PO
4
) hay polyphotphat [Na
3
(PO
3
)
6
] và photphat hữu cơ.
 Kim loại nặng và các chất độc hại:
Kim loại nặng trong nƣớc thải có ảnh hƣởng đánh kể đến các quá trình xử lý,
nhất là xử lý sinh học. Các kim loại nặng độc hại gồm: niken, đồng, chì, coban,
crom, thủy ngân, cadmi. Ngoài ra, còn có một số nguyên tố độc hại khác không phải
kim loại nặng nhƣ: xianua, stibi (Sb), bo,…
 Chỉ tiêu vi sinh vât:
Chất lƣợng về mặt vi sinh của nƣớc thải thƣờng đƣợc biểu thị bằng nồng độ
của vi khuẩn chỉ thị - đó là những vi khuẩn không gây bệnh và về nguyên tắc đó là
nhóm trực khuẩn (coliform). Thông số đó đƣợc sử dụng rộng rãi nhất là chỉ số coli.
1.2.3 Ảnh hƣởng của nƣớc thải chế biến thủy sản
Nƣớc thải ngành này chứa phần lớn các chất thải hữu cơ có nguồn gốc từ

động vật và có thành phần chủ yếu là protein và các chất béo. Trong hai thành phần
này, chất béo khó bị phân hủy bởi vi sinh vật.
Các chất hữu cơ chứa trong nƣớc thải CBTS chủ yếu là dễ bị phân hủy.
Trong nƣớc thải chứa các chất nhƣ cacbonhydrat, protein, chất béo,… khi xả vào
nguồn nƣớc sẽ làm suy giảm nồng độ oxy hòa tan trong nƣớc do vi sinh vật sử dụng
ôxy hòa tan để phân hủy các chất hữu cơ. Nồng độ oxy hòa tan dƣới 50% bão hòa
17

có khả năng gây ảnh hƣởng tới sự phát triển của tôm, cá. Oxy hòa tan giảm không
chỉ gây suy thoái tài nguyên thủy sản mà còn làm giảm khả năng tự làm sạch của
nguồn nƣớc, dẫn đến giảm chất lƣợng nƣớc cấp cho sinh hoạt và công nghiệp.
Các chất rắn lơ lửng làm cho nƣớc đục hoặc có màu, nó hạn chế độ sâu tầng
nƣớc đƣợc ánh sáng chiếu xuống, gây ảnh hƣởng tới quá trình quang hợp của tảo,
rong rêu,… Chất rắn lơ lửng cũng là tác nhân gây ảnh hƣởng tiêu cực đến tài
nguyên thủy sinh đồng thời gây tác hại về mặt cảm quan (tăng độ đục nguồn nƣớc)
và gây bồi lắng lòng sông, cản trở sự lƣu thông nƣớc và tàu bè…
Nồng độ các chất nitơ, photpho cao gây ra hiện tƣợng phát triển bùng nổ các
loài tảo, đến mức độ giới hạn tảo sẽ bị chết và phân hủy gây nên hiện tƣợng thiếu
oxy. Nếu nồng độ oxy giảm tới 0 gây ra hiện tƣợng thủy vực chết ảnh hƣởng tới
chất lƣợng nƣớc của thủy vực. Ngoài ra, các loài tảo nổi trên mặt nƣớc tạo thành
lớp màng khiến cho bên dƣới không có ánh sáng. Quá trình quang hợp của các thực
vật tầng dƣới bị ngƣng trệ. Tất cả các hiện tƣợng trên gây tác động xấu tới chất
lƣợng nƣớc, ảnh hƣởng tới hệ thủy sinh, nghề nuôi trồng thủy sản, du lịch và cấp
nƣớc.
Amonia rất độc cho tôm, cá dù ở nồng độ rất nhỏ. Nồng độ làm chết tôm, cá
từ 1,2 – 3 mg/l.Tiêu chuẩn chất lƣợng nƣớc nuôi trồng thủy sản của nhiều quốc gia
yêu cầu nồng độ Amonia không vƣợt quá 1 mg/l.
Các vi sinh vật đặc biệt vi khuẩn gây bệnh và trứng giun sán trong nguồn
nƣớc là nguồn ô nhiễm đặc biệt. Con ngƣời trực tiếp sử dụng nguồn nƣớc nhiễm
bẩn hay qua các nhân tố lây bệnh sẽ truyền dẫn các bệnh dịch cho ngƣời nhƣ bệnh

lỵ, thƣơng hàn, bại liệt, nhiễm khuẩn đƣờng tiết niệu, tiêu chảy cấp tính…
1.2.4 Các phƣơng pháp xử lý
Nƣớc thải thƣờng chứa rất nhiều tạp chất có bản chất khác nhau. Vì vậy, mục
đích của xử lý nƣớc thải là khử các tạp chất đó sao cho nƣớc sau khi xử lý đạt tiêu
chuẩn chất lƣợng ở mức chấp nhận đƣợc theo các chỉ tiêu đã đặt ra. Các chỉ tiêu
chất lƣợng đó thƣờng phụ thuộc vào mục đích và cách thức sử dụng: nƣớc đƣợc tái

×