Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện chiết xuất đến hoạt tính chống oxy hóa của dịch chiết từ rễ cây mật nhân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.94 MB, 109 trang )


BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
o0o




LÊ THỊ QUỲNH NGA






NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA ĐIỀU KIỆN
CHIẾT XUẤT ĐẾN HOẠT TÍNH CHỐNG OXY HÓA
CỦA DỊCH CHIẾT TỪ RỄ CÂY MẬT NHÂN




ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH: CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM













Nha Trang, tháng 6 năm 2014


BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
o0o




LÊ THỊ QUỲNH NGA






NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA ĐIỀU KIỆN
CHIẾT XUẤT ĐẾN HOẠT TÍNH CHỐNG OXY HÓA
CỦA DỊCH CHIẾT TỪ RỄ CÂY MẬT NHÂN




ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH: CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM





GVHD : TS. HUỲNH NGUYỄN DUY BẢO








Nha Trang, tháng 6 năm 2014
i
LỜI CẢM ƠN
Sau hơn 3 tháng nghiên cứu làm đề tài. Cuối cùng đồ án tốt nghiệp cũng đã
hoàn thành. Lời đầu tiên em xin gửi tới Ban Giám Hiệu và các Phòng Ban Trường
Đại Học Nha Trang cùng toàn thể các thầy cô đang công tác tại trường lời chúc sức
khỏe và niềm tự hào khi em được học tập trong ngôi trường này.
Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong khoa công nghệ thực phẩm đã
truyền đạt kiến thức quý báu để em có thể hoàn thành tốt đề tài.
Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn chân thành sâu sắc nhất đến thầy TS. Huỳnh
Nguyễn Duy Bảo đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình giúp đỡ để em có thể hoàn
thành bài báo cáo tốt nghiệp này.
Xin cảm ơn các cán bộ các phòng thí nghiệm: Công nghệ thực phẩm, Công
nghệ chế biến, phòng Hóa sinh-Vi sinh, phòng Hóa phân tích và phòng Công nghệ

sinh học đã tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành đề tài.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và các anh chị khóa
trên đã động viên góp ý giúp em hoàn thành đề tài này.

Nha Trang, ngày 7 tháng 6 năm 2014
Sinh viên thực hiện


Lê Thị Quỳnh Nga





ii
MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iv
DANH MỤC HÌNH v
DANH MỤC BẢNG vii
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 3
TỔNG QUAN 3
1.1. Giới thiệu về cây mật nhân 3
1.1.1. Nguồn gốc 3
1.1.2. Đặc tính thực vật của mật nhân 3
1.1.3. Phân bố và sinh thái 5
1.1.4. Thành phần hóa học của mật nhân 5
1.1.4. Tổng quan về công dụng của mật nhân 16

1.2. Quá trình ôxy hóa và chất chống ôxy hóa 22
1.2.1. Quá trình ôxy hóa 22
1.2.2. Chất chống oxy hóa 24
1.2.3. Phương pháp phân tích hoạt tính chống ôxy hóa 26
1.3. Phương pháp chiết tách các hợp chất tự nhiên có hoạt tính sinh học 34
1.3.1. Chiết với sự hỗ trợ của siêu âm 36
1.3.2. Chiết với sự hỗ trợ của vi sóng 37
1.3.3. Chiết bằng chất lỏng quá tới hạn 39
1.3.4. Chiết dưới áp suất cao 41
CHƯƠNG 2 43
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 43
2.1. Nguyên liệu và hóa chất 43
2.1.1. Nguyên liệu 43
2.1.2. Hóa chất 43
iii
2.2. Phương pháp nghiên cứu 44
2.2.1. Bố trí thí nghiệm 44
2.2.2. Phương pháp phân tích 53
2.3. Phương pháp xử lí số liệu 54
CHƯƠNG 3 55
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 55
3.1. Hàm lượng ẩm, hàm lượng tro của nguyên liệu 55
3.2. Ảnh hưởng của nồng độ dung môi đến hoạt tính chống oxy hóa của dịch chiết mật
nhân. 55
3.3 Ảnh hưởng của tỷ lệ nguyên liệu/dung môi đến hoạt tính chống oxy hóa của dịch chiết
rễ mật nhân. 57
3.3 Ảnh hưởng của thời gian chiết đến khả năng chống oxy hóa của dịch chiết từ mật
nhân. 59
3.5 Ảnh hưởng của nhiệt độ ngâm chiết đến hoạt tính chống oxy hóa của dịch chiết từ rễ
mật nhân. 61

3.6. Đề xuất quy trình chiết hoạt tính chống oxy hóa từ mật nhân. 63
3.6.1. Sơ đồ quy trình. 63
3.6.2 Thuyết minh quy trình. 64
3.6.2 Thuyết minh quy trình. 65
3.7. Phân tích nhận diện các hợp chất có hoạt tính sinh học trong dịch chiết. 66
3.71. Định lượng Polyphenols trong dịch chiết rễ mật nhân 71
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 72
KẾT LUẬN 72
KIẾN NGHỊ 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO 73
PHỤ LỤC

iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
MĐC : Mẫu đối chứng
UV – Vis (Ultraviolet – Visite) : Tử ngoại – khả kiến
TN : Thí nghiệm
DM : Dung môi
NL : Nguyên liệu
NL/DM : Nguyên liệu/dung môi
PL : Pha loãng
v
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Cây mật nhân (a), lá và hoa mật nhân (b), quả mật nhân (c), rễ mật nhân (d). 4
Hình 1.2. Viên giải độc gan Tuệ Linh (cao Cà gai leo 250mg, cao Bá bệnh 250 mg và các tá dược
vừa đủ). 21
Hình 1.3.Cao mật nhân 21
Hình 1.4. Khang Dược (cao Bá bệnh, cao Sâm, Linh chi) 21
Hình 1.5. Bá Bệnh Khang (Cao Bá Bệnh, Nhân Sâm, Linh Chi, Dâm Dương Hoắc, Ba Kích, Hoài
Sơn, Thành phần khác vừa đủ) 21

Hình 1.6. Sâm alipas, Sâm alipas - rượu Mật nhân (từ trái qua phải) 21
Hình 1.7. Gốc tự do 22
Hình 1.8. Nguồn gốc hình thành gốc tự do 23
Hình 1.9. Chất chống ôxy hóa 25
Hình 1.10. Sơ đồ phản ứng giữa chất chống oxy hóa và gốc tự do DPPH 26
Hình 1.11. Đồ thị mô tả độ giảm phát huỳnh quang theo thời gian 30
Hình 2.1. Rễ mật nhân được bỏ vỏ, cắt lát mỏng 43
Hình 2.2. Rễ mật nhân được nghiền mịn 43
Hình 2.3. Sơ đồ bố trí thí nghiệm ảnh hưởng của nồng độ ethanol đến khả năng chống oxy hóa của
dịch chiết từ rễ mật nhân. 46
Hình 2.4. Sơ đồ bố trí thí nghiệm ảnh hưởng của tỉ lệ NL/DM khả năng chống oxy hóa của dịch
chiết từ rễ mật nhân. 48
Hình 2.5. Sơ đồ bố trí thí nghiệm ảnh hưởng của thời gian chiết đến khả năng chống oxy hóa của
dịch chiết từ rễ mật nhân. 50
Hình 2.6. Sơ đồ bố trí thí nghiệm ảnh hưởng của nhiệt độ chiết đến khả năng chống oxy hóa của
dịch chiết từ rễ mật nhân. 52
Hình 3.1. Ảnh hưởng của nồng độ Ethanol đến (a) khả năng khử gốc tự do DPPH của dịch chiết từ
rễ mật nhân . 56
Hình 3.2. Ảnh hưởng của tỉ lệ NL/DM đến (a) khả năng khử gốc tự do DPPH của dịch chiết từ rễ
mật nhân 58
Hình 3.3. Ảnh hưởng của thời gian chiết đến (a) khả năng khử gốc tự do DPPH của dịch chiết từ
rễ mật nhân . 60
vi
Hình 3.4. Ảnh hưởng của nhiệt độ chiết đến (a) khả năng khử gốc tự do DPPH của dịch chiết từ rễ
mật nhân . 62
Hình 3.5. Quy trình chiết hoạt chất chống oxy hóa từ rễ mật nhân. 64
vii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Tóm tắt các thành phần hóa học trong cây mật nhân 14
Bảng 1.2. Tóm tắt các đặc điểm các phương pháp đo hoạt tính kháng oxy hóa 34

Bảng 3.1. Hàm lượng ẩm, hàm lượng chất khô, hàm lượng tro của rễ mật nhân 55
Bảng 3.2. Các thành phần hợp chất trong rễ mật nhân 66
1
LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng và ẩm nên có
nguồn tài nguyên thực vật phong phú và đa dạng. Theo thống kê sơ bộ, ở Việt Nam
hiện đã biết khoảng 10.350 loài thực vật bậc cao, khoảng 800 loài rêu, 600 loài nấm
và hơn 2000 loài tảo. Trong đó có khoảng 3200 loài được dùng làm thuốc.
Ngày nay, việc tìm kiếm các hoạt chất tự nhiên có hoạt tính sinh học cao để
làm thuốc là một xu thế được rất nhiều các nhà khoa học quan tâm. Việt Nam là
một trong những quốc gia thuộc các vùng nhiệt đới – nơi chứa đựng giá trị đa dạng
sinh học cao chưa được khám phá. Bên cạnh đó, từ xa xưa, ông bà ta cũng đã có
vốn tri thức bản địa sử dụng các loài động vật, thực vật và khoáng vật làm thuốc.
Theo đà phát triển của lịch sử, kho tàng kinh nghiệm dân gian phòng chống
bệnh tật ngày càng phong phú và đa dạng. Bên cạnh một nền y học hiện đại với máy
móc trang thiết bị ngày càng tân tiến. Nền y học dân gian như một dòng nước ngầm
chảy âm thầm trong lòng đất, nó vẫn tiếp tục có sức sống mãnh liệt, trải qua mọi
thăng trầm của lịch sử, không ngừng phục vụ nhân dân và đắp bồi cho nền y học
thành văn.
Được thiên nhiên ưu đãi với một thảm thực vật phong phú (khoảng 4000 loài
thực vật bậc cao, trong đó có khoảng hơn 300 loài sử dụng phổ biến thuộc 270 họ).
Việc nghiên cứu thuốc ở nước ta trong những năm gần đây đã có nhiều bước phát
triển. Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của các loại thực vật
giúp các nhà Khoa học tìm hiểu sâu hơn và sử dụng hiệu quả hơn nguồn dược liệu
sẵn có, đồng thời góp phần thúc đẩy ngành công nghiệp Hóa dược trong nước phát
triển, đặc biệt là Đông Y.
Các hợp chất chống oxy hóa, kháng khuẩn hiện nay là đối tượng được
nghiên cứu rất nhiều, với mong muốn một loại cây có xuất xứ an toàn, vừa trị được
nhiều chứng bệnh lại đơn giản khi sử dụng. Vì thế các loại cây cỏ, thảo dược đặc
biệt là rễ cây lâu năm được nghiên cứu tách chiết rất nhiều. Xuất phát từ điều kiện

thực tế trên cùng với sự hướng dẫn của thầy TS. Huỳnh Nguyễn Duy Bảo, em đã
thực hiện đề tài : “Nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện chiết xuất đến hoạt tính
2
chống oxy hóa của dịch chiết từ rễ cây mật nhân”. Nhằm tìm ra điều kiện chiết
chất chống oxy hóa từ mật nhân tốt nhất, nhằm đóng góp một phần nào đó vào nên
y học hiện tại.
Mục đích và ý nghĩa của đề tài:
 Mục đích đề tài:
- Nghiên cứu các điều kiện (Nồng độ, Tỉ lệ nguyên liệu/dung môi, Thời gian,
Nhiệt độ,…) ảnh hưởng đến khả năng chống oxy hóa từ dịch chiết mật nhân.
- Đề xuất quy trình tách chiết chất chống oxy hóa từ mật nhân.
- Nhận diện các nhóm hoạt chất sinh học có trong dịch chiết từ rễ cây mật
nhân.
 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn:
- Là cơ sở để áp dụng việc tách chiết chất chống oxy hóa từ các loại dược liệu.
- Thành công của đề tài sẽ tạo ra chất chống oxy hóa ứng dụng trong y học.
Trong quá trình thực hiện đề tài, mặc dù đã cố gắng hết mình tìm hiểu, song
do bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, kiến thức còn hạn chế
cũng như khó khăn về điều kiện thực nghiệm, vi vậy những sai sót mắc phải là điều
không thể tránh khỏi. Kính mong sự chỉ bảo của quý thầy cô cũng như ý kiến đóng
góp của các bạn sinh viên để đề tài có thể được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn.



3
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Giới thiệu về cây mật nhân
1.1.1. Nguồn gốc

Cây Mật nhân còn gi là cây Bá bệnh, Mt nhn, cây Bách bnh hay cây Hu
phác nam, Tongkat ali (Malaysia), Pasak bumi (Indonesia), Tho nan (Lào), thonan
(Tày), Antongsar, antogung sar (Cămpuchia), sâm Alipas(Mỹ), và tên ting Anh gi
là longjack…Cây Mt nhân có tên khoa hc là Eurycoma longifolia Jack, có niên đi
t nhng năm 1700 [10],[22]. Mt nhân có ngun gc t Malaysia và Indonesia, và
hin nay tr nên rt ph bin  các nc phng Tây.
Ở nước ta, Mật nhân đã được các nhà khoa học Trường Đại học Dược Hà
Nội tìm thấy và nghiên cứu từ năm 2006[23].
Mật nhân là một cây thuốc được sử dụng trong dân gian từ rất lâu. Các bộ
phận dùng làm thuốc của cây gồm, lá, vỏ thân cây, quả và rễ. Tuy nhiên, tốt nhất
vẫn là rễ cây lâu năm. Mật nhân là loại cây thuốc quý và có giá trị cao trong y học,
đặc biệt là Đông Y.
1.1.2. Đặc tính thực vật của mật nhân
Mật nhân là loại cây nhỡ, thân gỗ, cao từ 2 – 8 m, có lông ở nhiều bộ phận.
Thân nhỏ ít phân cành.
Cây có 2 nhánh vươn lên như hình chữ V, mặt lá trên xanh bóng, mặt dưới
trắng mốc. Lá kép lông chim, lẻ, gồm 10 – 36 đôi lá chét, hầu như không có cuống,
mọc đối. Hình trứng, dài, dày, nhẵn hoặc có lông ở mặt dưới. Cuống lá màu nâu đỏ.
Cụm hoa hình chúm kép hoặc chùm tán mọc ở ngọn, cuống có lông màu gỉ
sắt. Hoa màu nâu đỏ, hoa và bao hoa phủ đầy lông, nở vào tháng 3-4. Mỗi hoa có 5-
6 cánh rất nhỏ, ra hoa từ tháng 3 đến tháng 11 hàng năm. Đài hoa chia 5 thuỳ hình
tam giác, có tuyến ở lưng. Tràng hoa 5 cánh hình thoi cũng có tuyến, nhị có 5 lông
dày và 2 vảy ở gốc, bầu có 5 noãn hơi dính nhau ở gốc, đầu nhuỵ rời [21].
Quả hạch, màu xanh, khi chín chuyển dần sang màu đỏ sẫm, nhẵn, hơi thuôn
dài, đầu tù và cong, có hình elip hoặc hình trứng 10 – 20 x 5 – 10 mm, mặt trong có
lông thưa và ngắn. Quả chỉ có một hạt, trên mặt hạt có nhiều lông ngắn[20].
4
Toàn cây có vị đắng, trừ quả chín. Cây non cần nhiều ánh sáng để sinh
trưởng. Cây có dạng rễ chùm, lan rộng bám chặt vào đất.
Thân cây và cả củ, rễ đều chắc, cứng như cây kơ nia. Những cây nhiều năm

tuổi, củ nặng tới 10-15kg.
Rễ cây mật nhân là bộ phận được sử dụng nhiều nhất và có nhiều công dụng
nhất. Rễ cây mật nhân là rễ cọc, chỉ có một rễ và đâm rất sâu vào mặt đất rất khó
đào. Thời gian sinh trưởng của cây rất chậm.

(a) (b)

(c) (d)
Hình 1.1. Cây mật nhân (a), lá và hoa mật nhân (b), quả mật nhân (c), rễ mật
nhân (d).
5
1.1.3. Phân bố và sinh thái
Mật nhân là loại cây mọc tự nhiên (mọc hoang) thường gặp ở dưới tán rừng
thứ sinh và đồi cây bụi, trong những cánh rừng thưa vùng Đông Nam Á. Tại Việt
Nam Mật nhân có mặt trong vườn quốc gia Bái Tử Long, khu Bảo tồn thiên nhiên
Đồng Sơn- Kỳ Thượng, Hoành Bồ, Quảng Ninh, một số rừng ở Tây nguyên, các
tỉnh miền Trung và Đông Nam bộ[22], [23].
Ngoài ra cây còn có ở một số nước Đông Nam Á và vùng ranh giới Ấn Độ -
Trung Quốc như Indonesia, Malaysia, Lào, Campuchia, Philippines. Ở Indonesia
cây tự nhiên mọc duy nhất ở Sumatra và Kalimanta.
Mật nhân là loại cây bụi phát triển chậm. Để trưởng thành phải mất ít nhất 25
năm. Cây thường mọc ở vùng đồi núi có sườn dốc cao hơn mực nước biển chừng
700m, vùng đất cát có tính acid, nghèo chất dinh dưỡng mọc dưới tán cây, thích hợp
ở những nơi có nhiệt độ trung bình 25
o
C và độ ẩm khoảng 86% mọc trong các khu
rừng ven bờ biển hoặc rừng nguyên sinh, rừng tái sinh và các khu rừng hỗn tạp,
rừng thưa, cây ưa acid và đất cát ở độ cao khoảng 700m so với mực nước biển[10],
[16].
1.1.4. Thành phn hóa hc ca mt nhân

Qua những kết quả nghiên cứu cho thấy, thành phần hoá học của cây mật
nhân vô cùng phong phú và đa dạng, bao gồm những hợp chất như hợp chất của
nhóm triterpen với ba khung sườn quassinoid, squallan và tirucallan. Ngoài ra còn
có alkaloid (các dẫn chất có khung cơ bản canthin-6-on và β-carbolin), steroid,
coumarin, acid acetic, acid benzoic, menthol… Trong đó, quassinoid đóng vai trò
quan trọng và là hoạt chất chủ yếu của các cây họ Thanh Thất (Simarubaceae) nói
chung và cây mật nhân nói riêng[19].
Năm 1968, từ cao eter dầu trích từ vỏ và lá cây, sắc ký cột hấp phụ trên
alumin, Lê Văn Thới và Nguyễn Ngọc Sương[19]đã cô lập hợp chất β – sitosterol ,
campesterol, 2,6- dimetoxybenzoquinon và một số hợp chất có vị đắng là
eurycomalacton.
6

Ngoài ra, từ lá cây Lê Văn Thới và Nguyễn Ngọc Sương[19] còn cô lập được
một hợp chất có tên là dihydroerycomalacton.

Năm 1982, nhóm nghiên cứu thuộc trường đại học Y dược Hiroshima,
Nhật[19], từ rễ cây có nguồn gốc Indonesia đã cô lập được hai hợp chất quassinoid
có số oxy hoá cao có tên là eurycomanon và eurycomanol.

Cũng vào năm đó, bằng phương pháp sắc ký, phương pháp nhiễu xạ tia X để
xác định cấu trúc, Nguyễn Ngọc Sương và cộng sự [19] đã cô lập được hai hợp chất
thuộc nhóm quassinoid 20 carbon, đó là laurylacton A và 18 carbon là laurylacton
B.
7

Hai năm sau (1984 – 1985), K.L.Chan và cộng sự [19], từ cao eter dầu trích
từ rễ cây, không những tìm thấy hợp chất mới thuộc nhóm quassinoid như 3,4-
dihyroeurycomalacton, 5,6-dehyroeurycomalacton, 6-hydroxy-5,6-
dehydroeurycomalacton mà còn phát hiện sự hiện diện của các alkaoid có tên là 10-

hydroxycantin-6-on, tinh thể màu vàng. Đồng thời, với cao chloroform trích từ rễ
cây cô lập được một hợp chất coumarin là scopoletin.

Năm 1989, K.L.Chan và cộng sự [19], trích từ cao n-butanol rễ cây cô lập
được một quassinoid glycoside có tên là eurycomanol-2-O-

-D-glucopyranosid.
8

Năm 1990, H.Tada và cộng sự [19] trong quá trình thử nghiệm hoạt tình sinh
học của cây pasakbumi (mật nhân) bên cạnh việc phân lập hợp chất paskbumin A
(eurycomanon) còn phân lập được hai hợp chất mới cũng có khung sườn quassinoid
là pasakbumin B, pasakbumin C từ cao metanol.

Cùng thời điểm trên, nghiên cứu cao n-butanol trích ly từ rễ cây mật nhân
thu hái ở Indonesia, nhóm nghiên cứu đã tìm ra bốn hợp chất.

9
Năm 1993, nhóm còn cô lập thêm hợp chất quassinoid mới từ n-butanol có
tên 1,2-seo-1-nor-6-(5-10)-abeo-picrasan-2,5-olide.

Ngoài ra, khi tiến hành khảo sát dịch trích từ lá cây mật nhân bằng dung môi
CH
2
Cl
2
thu được hai hợp chất mới là 6-dehydrolongilacton, C
19
H
26

O
6
và 7

-
hydroxyeurycomalacton.

Năm 1991, nhóm nghiên cứu thuộc trường đại học Y dược, Tokyo, Nhật [19]
trong quá trình nghiên cứu hoạt tính sinh học của cây mật nhân đã phân lập được
hai hợp chất mới với khung squallan. Đây đồng thời là hai đồng phân lập thể của
nhau, một là eurylen, đồng phân kia là teurylen. Cả hai đều có dạng tinh thể không
màu, có công thức phân tử là C
34
H
58
O
8.
10

Ngoài ra, từ dịch trích từ rễ cây với eter dầu, K.L.Chan và cộng sự [19] cô
lập được từ hợp chất 13

,18-dihydroeurycomanol, kết tinh trong methanol.

Một năm sau khi phát hiện ra hợp longilacton (1990), với cao metanol,
H.Itokawa và cộng sự [19], thuộc trường đại hoc dược Tokyo, Nhật đã cô lập được
một hợp chất mang khung squallan tên là longilen peroxid. Đây là một hợp chất
không màu, C
30
H

52
O
8.

Bên cạnh những hợp chất thuộc nhóm triterpen với hệ thống khung
quassinoid là chính, khi nghiên cứu hoạt tính sinh học của các cao trích từ rễ cây
11
mật nhân thu hái ở Kalimantan, Idonesia, nhóm nghiên cứu của trường Đại học
Dược Illinois, Chicago đã chứng tỏ trong cây còn chứa các alkaloid như cantin-6-on
alkaloid và

-carbolin alkaloid.




Năm 1992, tại trường đại học Tokyo, Nhật [18] hợp chất 6

-
hydroxyeurymalacton và 11-dehydroklaineanon cũng được phân lập từ cây.
12

Đồng thời, tại đây H.Itokawa và cộng sự [19] còn phát hiện thêm một số hợp
chất thuộc nhóm triterpen với khung tirucallan, niloticin, hydroniloticin, piscidinol
A, bourjotinolon A, 3-episapelin A, melianon, hispidon, các hợp chất này được
công bố có độc tính đối với một số loại tế bào ung thư.





13
Cũng vào năm 1992, nhóm còn cô lập được bốn hợp chất mới thuộc nhóm
chất biphenylneolignan. Trong đó có hai đồng phân của nhau: 2,2’-dimetoxy-4-(3-
hyroxy-1-propenyl)-4’-(1,2,3-trihydroxypropyl)diphenyleter.

Một đồng phân có nhiệt độ nóng chảy 56-58
0
C,[

]
D
=+1,3
0
, chất kia có
nhiệt độ nóng chảy từ 60-620C, [

]
D
=-2,5
0
là 2-hydroxy-3,2’,6’-trimetoxy-4’-(2,3-
epoxy-1-hydroxypropyl)-5-(3-hydroxy-1-propenyl)biphenyl, màu vàng và 2-
hydroxy-3,2’-dimetoxy-4’-(2,3-epoxy-1-hydroxypropyl)-5-(3-hydroxy-1-propenyl)
biphenyl màu vàng.

Năm 1993, từ n-butanol, ngoài eurylacton (1,2-seco-1-nor-6-(5-10)-abeo-
picrosan-2,5-olide), nhóm nghiên cứu tại trường đại học Y dược Tokyo, Nhật [19]
còn cô lập thêm một hợp chất mới là 14-deactyl eurylen.

Dưới đây là bảng tóm tắt các thành phần hóa học trong cây mật nhân [19].

14
Bảng 1.1. Tóm tắt các thành phần hóa học trong cây mật nhân
Số thứ tự
Tên công thức
1
Sitosterol



2
Campesterol
3
2,6- Dimetoxybenzoquinon
4
Eurycomalacton
5 Dihydroerycomalacton
6
Eurycomanon
7
Eurycomanol
8
Laurylacton A
9
Laurylacton B
10
3,4-Dihyroeurycomalacton
11
5,6-Dehyroeurycomalacton
12
6-Dydroxy-5,6-dehydroeurycomalacton

13
10-Hydroxycantin-6-on
14
Scopoletin
15
Eurycomanol-2-O-

-D-glucopyranosid
16
Pasakbumin B
17
Pasakbumin C
18,19,20,21 : những hợp chất tìm thêm được khi nghiên cứu cao n-butanol
22 1,2-seo-1-nor-6-(5-10)-abeo-picrasan-2,5-olide
23
6-Dehydrolongilacton
24
7

-Hydroxyeurycomalacton
25
Eurylen
26
Teurylen
15
27
18-Dihydroeurycomanol
28
Longilen peroxid
29

9-Metoxycantin-6-on
30
9-Metoxycantib-6-on-N-oxid
31
9-Hydroxycantin-6-on
32
9-Hydroxycantin-6-on-N-oxid
33
β-Carbolin-1-propionic acid
34
7-Metoxy-β-carbolin-1-propionic acid
35
6

-Hydroxyeurymalacton
36 11-Dehydroklaineanon
37
Niloticin
38
Hydroniloticin
39
Piscidinol A
40
Bourjotinolon A
41
3-Episapelin A
42
Melianon
43
Hispidon

44a&44b 2,2’-Dimetoxy-4-(3-hyroxy-1-propenyl)-4’-(1,2,3-
trihydroxypropyl)diphenyleter.
45
2-Hydroxy-3,2’,6’-trimetoxy-4’-(2,3-epoxy-1-
hydroxypropyl)-5-(3-hydroxy-1-propenyl)biphenyl
46
2-Hydroxy-3,2’-dimetoxy-4’-(2,3-epoxy-1-hydroxypropyl)-
5-(3-hydroxy-1-propenyl)biphenyl
47
14-Deactyl eurylen

16
Thành phần hoạt chất chính của cây mật nhân là Quassinoid. Quassinoid là
một nhóm triterpenoid giảm cấp giàu oxy có vị đắng, phân bố chủ yếu trong họ
Simaroubaceae. Lúc đầu, những hợp chất có tính chất hoá học như trên được gọi
chung là Quassin, sau khi bác sĩ Quassi dùng vỏ cây Quassia amara để trị sốt. Các
nghiên cứu về quassinoid đã cho thấy tiềm năng đầy hứa hẹn của nó với các tác
dụng kháng khối u, kháng virus, kháng viêm, kháng amib, kháng sốt rét, chống loét,
chống ung thư bạch cầu…
Đặc điểm cấu trúc chung của quassinoids là:
- Hầu hết có 20C (4-5 vòng).
- Vòng lacton giàu oxy.
- Trừ C4,C5,C9 và C10, có những nhóm oxy hoá trên tất cả các nguyên tử
carbon khác.
Trong đó, eurycomalacton chiếm tỷ lệ cao nhất. Eurycomalacton có tinh thể
lăng trụ không màu, độ chảy 268-2700C, [

]
D
=100

0
(clorofoc), rất tan trong
pyridin, tan trong aceton, clorofoc, ít tan trong bezen, metanol, etanol. Vị rất đắng,
tan trong acid sulfuric đặc cho màu đỏ sẫm, tan dễ dàng trong dung dịch natri
hydroxyd loãng. Công thức thô C
19
H
24
O
6
và công thức khai triển được xác định:



1.1.4. Tổng quan về công dụng của mật nhân
Theo Viện nghiên cứu Forest (Malaysia), Tongkat Ali (tên gọi tại Malaysia
của cây mật nhân) có chứa các enzym chống oxy hóa superoxide dismutase. Các

×