KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
1) So sánh điểm giống và khác nhau giữa KTQT và KTTC:
• Điểm giống nhau:
+ KTQT và KTTC do có cùng nguồn gốc như nhau nên phải cùng dựa trên những nền tảng và
những cơ sở lý luận như nhau.
Vi dụ:nếu KTTC định nghĩa thế nào là TSCĐ thì KTQT phải định nghĩa đúng như thế
TSCĐ giá trị sử dụng > 10 triệu
thời gian sử dụng > 1 năm
+ Nếu KTTC định nghĩa TS của DN được chia thành mấy loại thì KTQT cũng định nghĩa giống
như vậy.
• Điểm khác nhau:
Diễn giải KTTC KTQT
Mục đích sử
dụng thông tin
Báo cáo kết quả hoạt động
kinh doanh
Cung cấp thông tin để nhà QT ra
quyết định
Đối tượng sử
dụng thông tin
Chủ yếu là các đối tượng bên
trong và bên ngoài tổ chức
Chủ yếu là các đối tượng bên
trong tổ chức
Nhu cầu về
soạn thảo
thông tin
Được yêu cầu bởi chế độ
KTTC chuẩn mực
Được yêu cầu bởi lãnh đạo, tổ
chức
Tính pháp lệnh Có tính pháp lệnh Không có tính pháp lệnh
Nội dung báo
cáo
Mang tính chất chi tiết Mang tính chất tổng hợp
Kỳ báo cao Báo cáo từng kỳ: quý, tháng Bất kỳ
Tính thời sự
Tính từ quá
khứ đến hiện
tại
các thông tin
Tính từ hiện tại đến tương lai
Đào tạo
Đào tạo ra nguồn nhân lực
chuyên trách sổ sách, ghi chép
Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ
cho công tác hoạch định, quản lý
dự án, kế toán trưởng, phó
phòng kd
2) Ví dụ về lãi suất đơn và lãi suất tích hợp:
DN A tại tp HCM có số vốn đầu tư ban đầu là 100 triệu. Nếu DN đem gửi NH với ls 10%/năm,
hãy tính số tiền thu hồi cuối năm của DN với từng loại ls đơn và ls tích hợp. Thời gian được quy định
là 4 năm.
Đơn vị tính: đồng, i=10%/năm
Năm Tiền gốc Tiền lãi/năm Thu hồi vốn năm
Lãi suất đơn
1 100,000,000 100,000,000 x 10% = 10,000,000 110,000,000
2 100,000,000 10,000,000 120,000,000
3 100,000,000 10,000,000 130,000,000
4 100,000,000 10,000,000 140,000,000
Lãi suất tích hợp
1 100,000,000 100,000,000 x 10% = 10,000,000 110,000,000
2 100,000,000 110,000,000 x 10% = 11,000,000 121,000,000
3 100,000,000 121,000,000 x 10% = 12,100,000 133,100,000
4 100,000,000 133,100,000 x 10% = 13,310,000 146,410,000
• Điểm giống nhau của ls đơn và tích hợp:ko có
• Điểm khác nhau:
Lãi suất đơn Lãi suất tích hợp
Tiền gốc không thay đổi
Tiền gốc thay đổi, tiền thu hồi năm
trước là tiến gốc năm sau
Lãi suất không thay đổi Lãi suất thay đổi và tăng dần
Tiền thu hồi vốn ls đơn < tiền thu hồi vốn ls tích hợp kể từ năm thứ 2 trở đi
Những thuận lợi và khó khăn của các DNVN trước thực trạng các loại ls này: ko có
Với các chu kỳ tính lãi từ trên 1 lần trở đi, việc tính tiền lãi theo ls tích hợp cho kết quả lớn hơn
nhiều so với việc tính tiền lãi theo ls đơn.
Hiện nay, xu hướng trên TG cũng như tại VN các NH chỉ sử dụng ls tích hợp.( p coi đúng thì để
ko thì bỏ p chớ tui kiếm ko ra)
3) 4 công thức tổng quát tính trị giá tương đương của tiền tệ:
Công thức tổng quát Công thức chuyên ngành
Giá trị hiện tại 1
số tiền đơn
P = Fn
( 1+i )
n
Trong đó:
Fn : số tiền ở tương lai
i : ls chiết khấu
n: số năm (số chu kỳ thanh toán)
P : trị giá hiện tại của 1 số tiền
P = Fn x ( IF
2
)
Trong đó:
Fn: số tiền ở tương lai
IF
2
: thừa số ls ( tra bảng 2)
P : trị giá hiện tại của 1 số tiền
Giá trị tương lai 1
số tiền đơn
Fn = P x(1+i)
n
Trong đó:
P: số tiền thời điểm gốc
i : ls chiết khấu
n: số năm (số chu kỳ thanh toán)
Fn: trị giá tương lai của 1 số tiền
Fn = P x(IF
1
)
Trong đó:
P: số tiền ở thời điểm gốc
IF
1
: thừa số ls ( trabảng 1)
Fn: trị giá tương lai của 1 số
tiền
Giá trị hiện tại
của chuỗi niên
kim
A
n
= Rx[ 1 - ( 1 + i )
-n
]
i
Trong đó:
R : số tiền CNK
i : ls chiết khấu
n : số năm (số chu kỳ thanh toán)
An : trị giá hiện tai của CNK
A = R x( IF4 )
Trong đó:
R : số tiền CNK
IF
4
: thừa số ls ( tra bảng 4 )
An : trị giá hiện tại của CNK
Giá trị tương lai
của chuỗi niên
kim
Sn = R x[ (1 + i)
n
- 1 ]
i
Trong đó:
R : số tiền CNK
i : ls chiết khấu
n : số năm ( số chu kỳ thanh
toán)
Sn : trị giá tương lai của CNK
Sn = R x( IF3)
Trong đó:
R : số tiền CNK
IF
3
: thừa số ls ( tra bảng 3 )
Sn : trị giá tương lai của CNK
4) Khấu hao theo đường thẳng:
• Định nghĩa: khấu hao đều là khấu hao mà trong đó số tiền KH được xem là đồng đều
bằng nhau trong các chu kỳ sử dụng TSCĐ
• Công thức:
KH/năm = NG - Gst
Nsd
Trong đó: NG: nguyên giá
Gst : giá trị sa thải
Nsd: năm sử dụng
• Ví dụ: DN X tại tp HCM có TSCĐ ban đầu với NG là 750 triệu, thời gian sử dụng TSCĐ
được quy định là 6 năm. Sau 6 năm TS này được thanh lý với giá trị 37 triệu với chi phí
thanh lý là 7 triệu. Hãy tính số tiền KH mỗi năm của DN X. Biết DN KH theo pp đường
thẳng.
KH/năm = NG - Gst = 750 triệu - (37 triệu - 7 triệu) = 120 triệu
Nsd 6
5) Khấu hao theo mô hình ACRS:(t chép y chang trong vở p nha)
Đây là 1 pp KH rất hiện đại do các nhà kinh tế Anh, Mỹ triển khai trong thời gian gần đây. PP
này dựa trên 1 luận điểm rất đặc biệt đó là " Thời gian KH được xem là thời gian thu hồi vốn".
Cụ thể có 2 quy định sau đây:
• Quy định 1: TSCĐ sẽ được phân chia thành các loại sau:
- loại 1: thời gian KH được tính là 3 năm
- loại 2: 5 năm
- loại 3: 10 năm
- loại 4: 15 năm
=> NQT chỉ cần biết loại TSCĐ nào để sau đó KH theo ACRS
• Quy định 2: Tỷ lệ KH cho từng loại mỗi năm được tính như sau:
năm 1 2 3 4 5
Loại 1 25% 38% 37%
Loại 2 15% 22% 21% 21% 21%
Ví dụ: DN X tại tp HCM có TS hoạt động được xếp vào loại 1 với NG = 50,000USD .
Yêu cầu: NQT hãy tính số tiền KH/năm của DN theo mô hình ACRS.
Giải
Số tiền KH mỗi năm theo mô hình ACRS là:
Năm 1: 50,000 x 25% = 12,500 USD
2: 50.000 x 38% = 19,000 USD
3: 50,000 x 37% = 18,500 USD
Tổng : 50,000 USD
6) Thời gian hoàn vốn:
• Định nghĩa: nhằm giúp cho các DN xác định được khoảng thời gian cần thiết là bao lâu
để tạo được mức thu nhập đủ hoàn lại nguồn vốn đầu tư ban đầu đã bỏ ra. Nói 1 cách
khác, pp hoàn vốn giúp cho các DN xác định được khoảng thời gian cần thiết để thu hồi
vốn.
• Ví dụ:DN X tại tp HCM đang triển khai 1 dự án với vốn đầu tư ban đầu Ci= 500 triệu: -
mặt bằng : 250 triệu
- nhà xưởng : 100 triệu, - máy móc thiết bị : 150 triệu
Dự án được dự toán thời gian hoạch định là 10 năm, KH theo pp đường thẳng và giá trị
sa thải xem như ko đáng kể.
Giả sử trong 1 năm hoạt động phát sinh các chi phí như sau:
- CP NVL : 100 triệu
- tiền trả lương cho công nhân : 100 triệu
- cp quản lý : 30 triệu
- cp điện nước : 30 triệu
- một số cp khác : lương gián tiếp : 40 triệu
Giả sử doanh thu đạt được sau 1 năm kdoanh là 500 triệu và thuế TNDN là 50%.
Yêu cầu: NQT xác định thu nhập mỗi năm của dự án và thời gian hoàn vốn.
Giải
KH/năm = 500 triệu / 10 năm = 50 triệu
Tổng chi phí dự án =V + F + KH= 200 triệu+100 triệu+50 triệu = 350 triệu
LNTT = tổng Dthu - tổng CP = 500 triệu - 350 triệu = 150 triệu
Thuế TNDN = 150 x 50% = 75 triệu
LNST = LNTT - Thuế TNDN = 150 triệu - 75 triệu = 75 triệu
Thu nhập/năm = LNST + KH = 75 triệu + 50 triệu = 125 triệu
Giả sử dự án kdoanh trên liên tiếp hàng năm đạt mức thu nhập là 125 triệu. Như vậy, cần
4 năm thì sẽ thu hồi vốn đầu t ư ban đầu là 500 triệu.
Kết luận: thời gian hoàn vốn của dự án trên là 4 năm.
7) Cách tính thời gian hoàn vốn trong trường hợp thu nhập đồng đều mỗi năm:
• Công thưc:
T
pb
= Ci
R
Trong đó:R : mức thu nhập đồng đều mỗi năm
Ci: Tổng vốn đầu tư
T
pb
: thời gian hoàn vốn
• Ví dụ: 1 dự án kinh doanh chăn nuôi lợn với vốn đầu tư ban đầu Ci=819 triệu. Khi vào
hoạt động mức thu nhập đang được đồng đều mỗi năm là 120 triệu. Yêu cầu: là NQT bạn
hãy tính thời gian hoàn lại vốn.
R = 120 triệu, Ci = 819 triệu
Ta có: T
pb
= Ci / R = 819/120 = 6.825 năm
0.825 năm = 0,825 x 12 tháng = 9.9 tháng
0.9 tháng = 0.9 x 30 ngày = 27 ngày
Vậy thời gian hoàn lại vốn là 6 năm 9 tháng 27 ngày
8) Cách tính thời gian hoàn vốn trong trường hợp thu nhập không đồng đều mỗi năm:
1 dự án đầu tư kd nuôi baba với Ci = 1 tỷ khi vào hoạt động mức thu nhập đang được dự toán
trong các năm như sau: đơn vị : triệu đồng
năm 1 2 3 4 5 6 7 8 9
TN 30 70 100 150 150 300 400 400 500
Hãy tính thời gian hoàn vốn của dự án nuôi baba?
Ci = 1 tỷ
năm 1 2 3 4 5 6 7 8 9
TN 30 70 100 150 150 300 400 400 500
Cộng lũy kế từ năm 1 đến năm 6 :
30+70+100+150+150+300 = 800 triệu
So với vốn đầu tư ban đầu Ci = 1 tỷ thì dự án còn thiếu 200 triệu
Thời gian hoàn vốn là: 6 năm + (200/400)x 12 tháng = 6 năm 6 tháng
9) Hiện giá thuần :
• định nghĩa: pp NPV sẽ đưa tất cả các giá trị tiền tệ ở các thời điểm khác nhau về cùng 1
thời điểm duy nhất là thời điểm hiện tại, gọi là tổng thu nhập đưa về hiện giá và tổng vốn
đầu tư ban đầu đê xác định hiệu quả kinh tế thực sự của 1 dự án.
• công thức:
NPV = PV – Ci
Trong đó: PV: tổng thu nhập đưa về hiện giá
Ci: tổng vốn đầu tư
NPV: hiện giá thuần (giá trị hiện tại ròng hay thực sự)
• ý nghĩa: pp NPV xác định được hiệu quả kinh tế thực sự của 1 dự án vì pp này xác định
được mức lời thực hoặc mức lỗ thực của 1 dự án.
10) Nội suất thu nhập (IRR)
• định nghĩa: nội suất thu nhập của 1 dự án thể hiện mức ls chiết khấu được áp dụng để
đưa tổng nguồn thu nhập của dự án về hiện giá có trị số vừa bằng với kinh phí đầu tư ban
đầu đã bỏ ra.
• ý nghĩa: kỹ thuật IRR được rất nhiều các DN nước ngoài sử dụng
IRR <i : ko thực hiện dự án
IRR >i : thực hiện dự án
IRR = i : ko thực hiện dự án
Sauk hi tính lãi nội bộ của dự án DN dùng chỉ tiêu IRR để tính lãi để so sánh với ls chiết
khấu của NH, từ đó quyết định có nên đầu tư hay không
• ví dụ: DN X tại tp HCM đang triển khai 1 dự án đầu tư với vốn đầu tư ban đầu Ci = 100
triệu. Sau 1 năm HĐKD dự án đạt được mức thu nhập là 110 triệu. Hãy tính nội suất thu
nhâp ( IRR) của dự án nói trên.
Ci
100 triệu 1 năm 110 triệu
P
1
= 110 x IF
2
IRR = r là nghiệm : 110 x IF
2
= 100
= > IR
2
= 100/110 = 0.90909
Tra bảng 2, hàng 1 => IRR = r = 10%
11)Hãy trình bày mục đích và nhiệm vụ của QTTC trong QLDN
• Mục đích
Mục đích của QTTC nhằm cung ứng những kỹ năng cần thiết cho các nhà quản trị, giúp cho họ có thể
lượng giá để từ đó đưa ra được những quyết định đúng đắn nhất nhằm đem lại những bài toán kinh tế
hiệu quả nhất.
Trong bất cứ một phương án SXKD nào hoặc chiến lược kinh doanh thì bên cạnh lợi ích có được sẽ
luôn luôn gặp những rủi ro mắc phải. Nhà quản trị phải biết lượng giá nghĩa là phải có tầm nhìn chiến
lược, biết nhìn xa trông rộng để từ đó có thể phát huy lợi ích cao nhất và hạn chế mức độ rủi ro thấp
nhất thì lúc đó mới đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất.
• Nhiệm vụ
1. Tìm nguồn vốn cho các chương trình hoặc kế hoạch phát triển nguồn vốn kinh doanh
2. Quản lý vốn luân chuyển (điều hành vốn thường xuyên)
3. Hoạch định và kiểm soát tài chính
3 nhiệm vụ trên của công tác quản trị tài chính hiện nay đang được áp dụng rất rộng rãi cho các loại
hình doanh nghiệp không phân biệt ngành nghề, không phân biệt thành phần, không phân biệt cty
TNHH, cty CP, cty nước ngoài,…Tuy nhiên, tùy điều kiện thực tế của từng loại hình doanh nghiệp mà
nhà quản trị sẽ có sự điều chỉnh sao cho chân thật nhất
12) Phần hoàn vốn: ĐN, công thức, ý nghĩa
ĐN:
Công thức: Mc = s – v
Trong đó: s: đơn giá bán
v: biến phí đơn vị
Mc: phần hoàn vốn
Ý nghĩa: doanh nghiệp có thể ứng dụng phần hoàn vốn để theo dõi sự biến thiên của sản lượng trong
kỳ rồi từ đó nhà quản trị có thể tính ra lợi nhuận trực tiếp mà không cần phải sử dụng công thức tài
chính nào.
13)Ý nghĩa của đồ thị điểm hòa vốn trong hoạt động QLDN?
Đồ thị điểm hòa vốn có ý nghĩa rất quan trọng trong bài toán xác định hiệu quả kinh tế vì qua đồ thị
điểm hòa vốn này toàn bộ số liệu kinh doanh của DN sẽ được biểu diễn ngay trên đồ thị rồi từ đó giúp
cho nhà quản lý có thể xác định lợi nhuận trực tiếp mà không cần phải sử dụng bất cứ công thức tài
chính nào tính toán (kể cả tính lãi gộp, lãi ròng). Hiện nay trong hoạt động QLDN đồ thị điểm hoà vốn
được xem là một công cụ rất hữu dụng vì nó thỏa mãn được nhu cầu của các cấp lãnh đạo hoặc của các
cơ quan chuyên môn để xem xét, đánh giá và thẩm định HQKT của phương án SXKD ngay trên đồ thị,
từ đó giúp cho DN có thể tự động tìm nguồn tài trợ từ các cơ quan lãnh đạo hoặc từ các tổ chức quản
trị. Qua đồ thị điểm hòa vốn DN còn có thể hoạch định được nhiều chiến lược cho các phương án
SXKD kế tiếp.
14) Vẽ đồ thị điểm hòa vốn trong trường hợp tổng quát?
Cách vẽ đồ thị:
Viết các phương trình đường thẳng
1. Đường định phí: y1 = k =F
2. Đường biến phí: y2 = Vx
3. Đường tổng phí: y3 = Vx+k
4. Đường doanh thu: y4 = sx
Y3y4 = BEP (break even point)
Hình vẽ trong tập
Đường định phí là một đường thẳng song song với trục hoành và cắt trục tung tại 1 điểm với
tung độ y = k =F. Phương trình của đường định phí: y1 = k =F
Đường biến phí là 1 đường thẳng đi qua gốc tọa độ O và hợp với trục hoành một góc với hệ số
góc là v. Phương trình của đường biến phí: y2 = Vx
Đường tổng phí là một đường thẳng song song với đường biến phí và cắt trục tung tại 1 điểm
có tung độ y = k. Phương trình đường tổng phí: y3 = Vx+k
Đường doanh thu là 1 đt đi qua gốc tọa độ O và hợp với trục hoành một góc có hệ số góc là s.
Phương trình đường doanh thu: y4 = sx
Nhìn vào đồ thị ta thấy y3 cắt y4 tại 1 điểm đó là điểm hòa vốn BEP. Vùng nằm trên BEP gọi là vùng
lời, vùng dưới BEP gọi là vùng lỗ.
Từ BEP chiếu thẳng xuống trục hoành được q0
Từ BEP chiếu thẳng qua trục tung được doanh thu hòa vốn S0
15)Giá FOB, CIF. Cho vd minh họa
Giá FOB: hàng được giao tại cảng quy định của nước xuất khẩu, chi phí chuyên chở và bảo
hiểm bên nước nhập khẩu phải chịu.
Giá CIF: hàng được giao tại cảng quy định của nước nhập khẩu, chi phí chuyên chở và bảo
hiểm bên nước xuất khẩu phải chịu.
Đây là 2 tiêu chuẩn quan trọng trong công tác XNK và tất cả các nước trên TG đều phải tuân thủ. Với
tư cách là nhà quản trị, chúng ta phải trang bị những kỹ năng để xứ lý những hợp đồng XNK FOB –
CIF
Vd: cty XK cà phê tại TP.HCM đang nhận được một lô đặt hàng từ đến từ Nhật với các phương án
thanh toán như sau:
FOB – HCM: 200.000 USD
CIF – Osaka: 220.000 USD. Biết rằng lô cà phê có trọng lượng 50 tấn, cước phí 250USD cho 1 tấn. chi
phí bảo hiểm 4%/năm. Là nhà quản trị cty XK cà phê, bạn sẽ chọn phương án nào có lợi hơn.
16) Trình bày các nguyên tắc và nhận xét của các pp xác định trị giá hàng tồn kho
Phương pháp Nguyên tắc Nhận xét
Pp nhận điện
Cần nhận diện xem HTK cuối kỳ
của DN gồm có bao nhiêu đơn vị
thuộc đợt mua nào và Pp nhận diên
(còn gọi là pp nhận diện đích danh
hay đích danh thực tế) chỉ nên áp
dụng đối với
với đơn giá nào để từ đó xác định
tổng giá trị của chúng.
Nguyên tắc được xem như định lý
không có chứng minh nhưng được
ứng dụng để giải quyết các bài
toán kinh tế.
Những mặt hàng to lớn, có thể ghi
được mã số trên sp. Đối với những
mặt hàng quá nhỏ bé không thể ghi
được mã số trên sp thì nhà quản trị
không nên áp dụng pp này. Vd mặt
hàng lương thực thực phẩm như gạo,
hạt đều.
Pp bình quân
gia quyền
Lấy tổng trị giá hàng hóa đã có
trong kỳ để bán đem chia cho tổng
số đơn vị hàng hóa trong kỳ để bán
để có giá vốn bình quân đơn vị.
Sau đó lấy giá vốn bình quân đv
nhân với tổng số đv HTK cuối kỳ
để có được tổng giá trị HTK cuối
kỳ.
Pp bình quân gia quyền (bình quân
trọng số), pp này trc đây được rất
nhiều DNVN sử dụng. Tuy nhiên pp
này lại không cho các nhà quản trị
nhìn ra sự biến động của giá cả trên
thị trường nhưng trên thực tế giá cả
thị trường lại luôn luôn biến động
nghĩa là hàng hóa luôn luôn có xu
hướng tăng giá hoặc giảm giá (giá
xăng dầu biến động)
Pp FIFO Hàng bán ra trong kỳ gồm những
đơn vị DN có trước hết.
Pp FIFO (nhập trc xuất trc) hiện nay
được các DN trong và ngoài nước sử
HTK cuối kỳ bao gồm những đv
DN có sau hết
dụng. Pp này có ưu, nc điểm sau đây:
Ưu điểm: fifo rất thuân lợi cho DN
trong công tác kế toán vì kế toán theo
pp này hàng hóa sẽ được lưu chuyển
một cách đều đặn nhập trc xuất trc,
nhập sau xuất sau.
Nhược điểm: fifo chưa phù hợp với
người tiêu dùng trong nền kinh tế thị
trường.
Hiện nay ngoài vấn đề chất lượng sản
phẩm thì thương hiệu cũng đóng vai
trò rất quan trọng. Các DNVN cần
phải cải tiến hơn nữa về mặt thương
hiệu để có thể cạnh tranh với các sp
ngoại. Hiện nay người VN đang rất
vọng ngoại và các DNVN cần phải
nắm vững tâm lý người tiêu dùng. Là
nhà quản trị, công tác xây dựng
thương hiệu đang trở nên là 1 nhu cầu
bức thiết trong nền kinh tế hội nhập
hiện nay.
Pp lifo
Hàng bán ra trong kỳ gồm những
đv DN có sau hết. HTK cuối kỳ
bao gồm những đv DN có trc hết.
Pp lifo này có ưu, nhược điểm sau
đây:
Ưu điểm: pp này rất thích hợp đối với
người tiêu dùng trong nền kinh tế vì
người tiêu dùng thường thích mua
những sp mà DN vừa mới sx ra.
Nhược điểm: nếu dùng pp lifo thì tồn
kho cuối kỳ này sẽ trở thành tồn kho
đầu kỳ kế tiếp và tồn kho đầu kỳ kế
tiếp lại trở thành tồn kho cuối kỳ. Cứ
như thế
từ kỳ này đến kỳ khác HTK sẽ bị ứ
đọng lại, không bán được và gây khó
khăn cho DN. Vd như nếu mặt hàng là
hàng hóa thời trang thì kết toán theo
pp lifo, HTK sẽ bị lỗi thời, không bán
được gây khó khăn cho DN. Nếu hàng
là lương thực thực phẩm thì sẽ bị hư
cũ, thối nát.
17)Trình bày nhận xét chung của các pp xác định trị giá HTK?
Trên đây là các pp xác định trị giá HTK thông dụng chủ yếu và được công nhận ở mọi nơi trên TG,
tuy nhiên tùy điều kiện thực tế của từng quốc gia hoặc từng loại hình DN mà nhà quản lý sẽ chọn pp
thích hợp nhất để áp dụng cho DN.
• Trong trường hợp hàng hóa đang tăng giá trên thị trường:
Nếu căn cứ trên bảng BCKQKD thì pp fifo sẽ cho ta các chỉ số tồn kho và lời ròng lớn nhất và các
pp lifo cho ta các chỉ số tồn kho và lời ròng thấp nhất.
Nếu căn cứ vào lợi thế tiền mặt tồn quỹ của DN thì pp lifo cho ta lợi thế tiền mặt cao hơn.
• Trong trường hợp hàng hóa đang giảm giá
Nếu căn cứ trên bảng BCKQKD thì pp fifo sẽ cho ta các chỉ số tồn kho và lời ròng thấp nhất và các
pp lifo cho ta các chỉ số tồn kho và lời ròng cao nhất.
Nếu căn cứ vào lợi thế tiền mặt tồn quỹ của DN thì pp fifo cho ta lợi thế tiền mặt cao hơn.
• Trên thực tế các DN quan tâm đến lợi thế tiền mặt tồn quỹ hơn là lợi nhuận trên bảng kế toán.
18) Hoạch định trược tuyến được áp dụng trong QTTC qua các bước ra sau. Cho vd minh
họa.
Hoạch định trực tuyến được áp dụng qua các bước:
B1: xác định biểu thức mục tiêu (phương trình mục tiêu).
B2: xác định các điều kiện ràng buộc (các tương quan căn bản).
B3: xác định vùng khả thi
B4: xác định giải pháp tối ưu.
19)Định phí là gì, biến phí là gì, cho vd minh họa. là nhà quản trị bạn hãy nêu rõ mối tương
quan giữa định phí, biến phí với lợi nhuận trong kì của DN (nên doanh thu trong kì là
không đổi)
Định phí là những chi phí mang tính chất cố định trong chu kỳ SXKD của DN. Định phí không phụ
thuộc vào sản lượng. Vd:
• mặt bằng, nhà xưởng, máy móc thiết bị
• chi phí khấu hao tài sản
• tiền lương giám đốc, phó giám đốc, nvvp
Biến phí là những chi phí luôn biến đổi và luôn phụ thuộc vào sản lượng. vd:
• chi phí nguyên vật liệu
• tiền trả lương công nhân
• chiết khấu hoa hồng cho đại lý
V= v*q
Mối tương quan
Pn = S –V – F = S – (V + F)
S: cố định
V,F tăng thì Pn giảm
V,F giảm thì Pn tăng.