Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Nghiên cứu chế tạo máy tự động cho cá ăn sử dụng pin mặt trời lập trình điều chỉnh đa định mức bằng thời gian quay trục vít cho lồng bè nuôi thủy sản tại Nha Trang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.03 MB, 110 trang )



TRƢỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
KHOA ĐIỆN - ĐIỆN TỬ



ĐỒ ÁN
TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Đề tài:
NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO MÁY TỰ ĐỘNG CHO CÁ ĂN SỬ DỤNG
PIN MẶT TRỜI LẬP TRÌNH ĐIỀU CHỈNH ĐA ĐỊNH MỨC BẰNG
THỜI GIAN QUAY TRỤC VÍT CHO LỒNG BÈ NUÔI THỦY SẢN
TẠI NHA TRANG



Cán bộ hƣớng dẫn :
TS. TRẦN TIẾN PHỨC
Sinh viên thực hiện :
LÊ VĂN TƢ

Khóa 51





Khánh Hòa, 2013



TRƢỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
KHOA ĐIỆN - ĐIỆN TỬ



ĐỒ ÁN
TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Đề tài:
NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO MÁY TỰ ĐỘNG CHO CÁ ĂN SỬ DỤNG
PIN MẶT TRỜI LẬP TRÌNH ĐIỀU CHỈNH ĐA ĐỊNH MỨC BẰNG
THỜI GIAN QUAY TRỤC VÍT CHO LỒNG BÈ NUÔI THỦY SẢN
TẠI NHA TRANG



Cán bộ hƣớng dẫn :
TS. TRẦN TIẾN PHỨC
Sinh viên thực hiện :
LÊ VĂN TƢ

Khóa 51 (2009 – 2013)





Khánh Hòa, 2013
i


LỜI CẢM ƠN
Việt Nam là một nƣớc có đƣờng bờ biển dài 3.260km, vấn đề nuôi trồng thủy sản
đang chiếm vị trí cao trong lĩnh vực vực nuôi trồng và khai thác thủy sản mà đặt biệt là
nuôi lồng ở các vùng ven biển. Theo số liệu thống kê của Hội Nghề Cá Khánh Hòa,
Nha Trang có khoảng 10.000 ô lồng bè nuôi thủy sản trên biển. Trong đó, lồng nuôi cá
biển chiếm gần 80%.
Do vị trí địa lý của những lồng bè nuôi thuỷ sản trên biển nằm cách xa đất liền nên
việc đƣa nhân công ra phục vụ và máy móc cơ giới hóa gặp nhiều khó khăn, tốn kém.
Vì vậy, để nuôi trồng thủy sản biển ở nƣớc ta ngày càng phát triển hơn nữa trong
tƣơng lai. Việc nghiên cứu chế tạo máy cho cá ăn tự động bằng năng lƣợng mặt trời
cho lồng bè là hết sức cần thiết.
Với các lý do trên và đƣợc sự đồng ý của BCN khoa Điện – Điện tử Trƣờng Đại
Học Nha Trang, em đã thực hiện đề tài: “NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO MÁY TỰ ĐỘNG
CHO CÁ ĂN SỬ DỤNG PIN MẶT TRỜI LẬP TRÌNH ĐIỀU CHỈNH ĐA ĐỊNH
MỨC BẰNG THỜI GIAN QUAY TRỤC VÍT CHO LỒNG BÈ NUÔI THỦY SẢN
TẠI NHA TRANG ”. Đề tài đƣợc thực hiện từ ngày 25/02/2013 đến ngày 08/6/2013.
Mặc dù bản thân đã có cố gắng nhƣng những hạn chế và thiếu sót không thể tránh
khỏi. Kính mong đƣợc sự thông cảm và góp ý từ thầy cô và các bạn để các kết quả
nghiên cứu trong đồ án đƣợc hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy trong Khoa nuôi trồng thủy sản, Chú Ba làm
việc trên lồng bè của Trƣờng Đại học Nha Trang đã tạo điều kiện thuận lợi nhất và
giúp đỡ tôi rất nhiệt tình trong suốt quá trình triển khai thiết bị thí nghiệm.
Đặc biệt cảm ơn thầy giáo TS.TRẦN TIẾN PHỨC, ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn đồ
án. Thầy đã tận tình chỉ bảo, cung cấp những tài liệu quý giá cho em trong suốt quá
trình làm đồ án.
Xin cảm ơn tất cả thầy cô trong Khoa Điện- Điện tử, Trƣờng Đại Học Nha Trang đã
trang bị kiến thức cho em trong suốt khóa học để em hoàn thành đồ án này.
Khánh Hòa, ngày 1 tháng 7 năm 2013
Sinh viên

Lê Văn Tƣ
ii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
MỤC LỤC ii
DANH SÁCH HÌNH VẼ v
DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU vii
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT viii
MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG 1 TIỀM NĂNG ĐIỆN MẶT TRỜI 3
1.1. GIỚI THIỆU CHUNG 3
1.2. TIỀM NĂNG ĐIỆN MẶT TRỜI TRÊN THẾ GIỚI 3
1.3. TIỀM NĂNG VÀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐIỆN MẶT TRỜI Ở VIỆT NAM 9
1.3.1. Tiềm năng điện mặt trời trên lãnh thổ Việt Nam 9
1.3.2. Tình hình sử dụng điện mặt trời tại Việt Nam 12
1.3.3. Một số dự án tiêu biểu ứng dụng điện mặt trời ở Việt Nam 14
1.3.3.1. Các dự án chiếu sáng bằng năng lƣợng mặt trời 14
1.3.3.2. Ứng dụng năng lƣợng mặt trời phục vụ sinh hoạt 18
1.3.3.3. Ứng dụng năng lƣợng mặt trời vào nuôi tôm 20
1.3.3.4. Ứng dụng năng lƣợng mặt trời vào nuôi trồng thủy sản 22
1.4. TIỀM NĂNG ĐIỆN MẶT TRỜI NHA TRANG 23
1.4.1. Thực trạng 23
1.4.2. Kết quả thực nghiệm sau một tuần đo độ rọi nắng tại tầng 5 – G3 – ĐHNT 25
1.4.3. Một số ứng dụng đã và đang hoạt động tại Nha Trang 28
1.4.3.1. Đèn báo hiệu giao thông 28
1.4.3.2. Chiếu sáng công cộng 28
1.4.3.3. Chiếu sáng công trình văn hóa 29
CHƢƠNG 2 NGHỀ NUÔI THỦY SẢN BẰNG LỒNG BÈ TRÊN BIỂN TẠI NHA
TRANG 30

2.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ NHA TRANG 30
2.1.1. Vị trí 30
2.1.2. Địa hình 30
iii

2.2. NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TRÊN VỊNH NHA TRANG 31
2.2.1. Tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản 31
2.2.2. Khu vực Vũng Ngán 32
2.2.3. Khu vực Đầm Bấy 34
2.2.4. Khu vực Bích Đầm 34
2.2.5. Khu vực Hòn Miễu 35
2.2.6. Khu vực Hòn Một 35
2.2.7. Khu vực lân cận 36
CHƢƠNG 3 NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO MÁY CHO CÁ ĂN TỰ ĐỘNG SỬ DỤNG
PIN MẶT TRỜI LẬP TRÌNH ĐA ĐỊNH MỨC 37
3.1. ĐỐI TƢỢNG, THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 37
3.2. SƠ ĐỒ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 37
3.3. TÌM HIỂU MÔ HÌNH CHO CÁ ĂN TỰ ĐỘNG VÀ BÁN TỰ ĐỘNG 38
3.3.1. Máy cho tôm cá ăn bán tự động [7] 38
3.3.2. Máy tự động cho cá tra ăn ở đồng bằng Sông Cửu Long [8] 40
3.3.3. Máy cho tôm ăn tự động [9] 42
3.4. NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ MÔ HÌNH CHO LỒNG BÈ NUÔI THỦY SẢN ĐẠI
HỌC NHA TRANG 44
3.4.1. Yêu cầu 44
3.4.1.1. Yêu cầu thiết kế 44
3.4.1.2. Yêu cầu sử dụng 44
3.4.2. Thiết kế cơ khí 46
3.4.2.1. Thiết kế cơ cấu trục vít 46
3.4.2.2. Thiết kế bộ vỏ chống gỉ 47
3.4.3. Thiết kế mạch vi điều khiển 50

3.4.3.1. Thiết kế mạch điều khiển tự động 50
1.4.3.2. Chƣơng trình điều khiển 54
3.4.4. Nguyên lý hoạt động mạch điều khiển 54
3.5. THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỆN MẶT TRỜI TỐI ƢU CHO CÁ ĂN TỰ ĐỘNG 54
3.5.1. Thiết kế hệ thống 54
iv

3.5.2. Phân tích hệ thống 55
3.5.2.1. Pin năng lƣợng Mặt Trời 55
3.5.2.2. Bộ điều khiển sạc 59
3.5.2.3. Ắc-quy 60
3.5.3. Tính toán công suất cho toàn bộ hệ thống 61
3.6. SẢN PHẨM NGHIÊN CỨU 62
3.6.1. Mạch điều khiển 89S52 62
3.6.2. Mạch hiển thị và bàn phím 62
3.6.3. Toàn cảnh máy tự động cho cá ăn 63
CHƢƠNG 4 THỬ NGHIỆM TRÊN LỒNG BÈ NUÔI THỦY SẢN TẠI NHA
TRANG VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ 64
4.1. THỬ NGHIỆM TẠI PHÒNG THÍ NGHIỆM ĐIỆN G3 – ĐHNT 64
4.1.1. Hình ảnh thử nghiệm tại phòng thí nghiệm 64
4.1.2. Kết quả chạy thử nghiệm 64
4.2. THỬ NGHIỆM TRÊN LỒNG BÈ NUÔI THỦY SẢN TRƢỜNG ĐHNT 66
4.2.1. Hình ảnh thử nghiệm trên lồng bè nuôi thủy sản ĐHNT 66
4.2.2. Máy chạy thử nghiệm cho cá Chim biển thƣơng phẩm với thức ăn cỡ 2.8 66
4.2.3. Đánh giá thử nghiệm 67
4.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG 68
4.3.1. Ƣu điểm 68
4.3.2. Nhƣợc điểm 68
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO 71

PHỤ LỤC 1 72
PHỤ LỤC 2 78




v

DANH SÁCH HÌNH VẼ
Hình 1.1. Bản đồ năng lƣợng nhiệt thế giới 4
Hình 1.2. Công suất lắp đặt điện mặt trời trên thế giới từ năm 2000 – 2010 5
Hình 1.3. Công suất điện mặt trời đã đƣợc lắp trên thế giới 8
Hình 1.4. Bản đồ Việt Nam 9
Hình 1.5. Chiếu sáng công viên bằng LED 15
Hình 1.6. Chiếu sáng cho nhà ở 16
Hình 1.7. Chiếu sáng công cộng cho ký túc xá 17
Hình 1.8. Mô hình thiết kế 18
Hình 1.9. Dự án nƣớc nóng năng lƣợng mặt trời 19
Hình 1.10. Dự án pin mặt trời tại Trung tâm y tế Tam Kỳ (Quảng Nam) 20
Hình 1.11. Sục khí cho tôm bằng năng lƣợng mặt trời 21
Hình 1.12. Nuôi cá lồng bè sử dụng năng lƣợng mặt trời 22
Hình 1.13. Đo và ghi số liệu độ rọi 25
Hình 1.14. Số liệu đo đƣợc hiển thị trên đồng hồ đo 25
Hình 1.15. Biểu đồ đƣờng thể hiện độ rọi ngày 12/3/2013 (đơn vị tính: Lux) 26
Hình 1.16. Biểu đồ đƣờng thể hiện độ rọi ngày 13/3/2013 (đơn vị tính: Lux) 27
Hình 1.17. Đèn báo hiệu giao thông 28
Hình 1.18. Toàn bộ hệ thống chiếu sáng điện đƣờng bằng Led 28
Hình 1.19. Toàn cảnh hệ thống chiếu sáng công cộng 29
Hình 1.20. Hệ thống chiếu sáng bức tƣờng nƣớc bằng led 29
Hình 2.1. Toàn cảnh thành phố Nha Trang 30

Hình 2.2. Lồng bè tại Vũng Ngán 32
Hình 2.3. Lồng bè tại Đầm Bấy 34
Hình 2.4. Lồng bè tại Bích Đầm 34
Hình 2.5. Lồng bè tại Hòn Miễu 35
Hình 2.6. Lồng bè tại Hòn Một 35
Hình 2.7. Lồng bè vùng lân cận 36
Hình 3.1. Sơ đồ khối 37
Hình 3.2. Máy cho tôm cá ăn bán tự động 38
vi

Hình 3.3. Cơ cấu rải thức ăn quay li tâm 39
Hình 3.4. Mô hình máy 40
Hình 3.5. Hệ thống cho cá ăn bằng máy của AKVA group 41
Hình 3.6. Mô hình hệ thống phun thức ăn 42
Hình 3.7. Máy cho tôm ăn tự động 42
Hình 3.8. Hình dạng thức ăn số 4 và số 7 46
Hình 3.9. Phôi nhựa 46
Hình 3.10. Sản phẩm là trục vít 47
Hình 3.11. Ống nhựa 47
Hình 3.12. Bảng vẽ thiết kế autocad 48
Hình 3.13. Khung máy thiết kế 49
Hình 3.14. Bộ vỏ khi đã hoàn thành 49
Hình 3.15. Sơ đồ khối toàn bộ hệ thống 50
Hình 3.16. Sơ đồ mạch điều khiển 51
Hình 3.17. Sơ đồ bàn phím và hiển thị 52
Hình 3.18. Mạch điều khiển 53
Hình 3.19. Mạch bàn phím và hiển thị 53
Hình 3.20. Sơ đồ toàn hệ thống 55
Hình 3.21. Sự chuyển động của các tế bào quang điện 56
Hình 3.22. Pin quang điện 56

Hình 3.23. Bộ điều khiển sạc 60
Hình 3.24. Ắc-quy lƣu trữ điện 60
Hình 3.25. Mạch điều khiển 62
Hình 3.26. Bàn phím điều khiển và hiển thị LCD 62
Hình 3.27. Nhìn toàn bộ máy từ trên cao 63
Hình 4.1. Thí nghiệm sự hoạt động 64
Hình 4.2. Máy đang chạy thí nghiệm 65
Hình 4.3. Máy đƣợc lắp thử nghiệm tại lồng nuôi cá Chim biển 66
Hình 4.4. Nhìn máy từ xa khi đã lắp đặt cố định 66
Hình 4.5. Toàn cảnh máy cho cá ăn 67
vii

DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Số liệu về bức xạ mặt trời tại Việt Nam 11
Bảng 1.2. Lƣợng tổng bức xạ mặt trời trung bình ngày của các tháng trong năm ở một
số địa phƣơng của nƣớc ta, (đơn vị: MJ/m
2
.ngày) 11
Bảng 1.3. Thống kê số liệu một số điểm chính của Việt Nam 24
Bảng 1.4. Số liệu đo độ rọi nắng tại G3 – ĐHNT ngày 12/3/2013 26
Bảng 1.5. Số liệu đo độ rọi nắng tại G3 – ĐHNT ngày 13/3/2013 27
Bảng 3.1. Thành phần dinh dƣỡng (feed data and proximate analysis) 45
Bảng 3.2. Hƣớng dẫn cho ăn (recommended feeding guide) 45





















viii

DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT

ĐHNT
Đại học Nha Trang
NLMT
Năng lƣợng mặt trời
W
Watt
kWh
Kilowatt Hours
MW
MegaWatt
GW
GigaWatt
TOE

Ton of Oil Equivalent
CSP
Điện mặt trời tập trung
EVN
Vietnam Electricity
CPNL
Cổ phần năng lƣợng
ĐHQG
Đại học Quốc Gia
ALU
Aluminum composite








1

MỞ ĐẦU
 Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu
Đƣợc lợi thế từ sự chuyển đổi cơ cấu nuôi thủy sản mà ngày càng nhiều lồng bè
nuôi cá biển đƣợc mở rộng trong thời gian gần đây, giúp cho nhu cầu cho cá ăn bằng
nhân công cũng tăng lên.
Công việc cho ăn bằng thủ công đạt hiệu quả đối với thủy sản nuôi trong lồng bè
trên biển cần nhiều thời gian và nhân lực. Trong thực tế, do nhân lực ít, mỗi bè lại có
nhiều lồng nên số lần cho cá ăn và lƣợng thức ăn mỗi lần không thể đạt đƣợc nhƣ kế
hoạch đề ra.

Máy cho cá ăn tự động với nhiều chƣơng trình đã lập sẵn sẽ nâng cao hiệu quả và
phù hợp với kế hoạch của đối tƣợng đang nuôi trong mỗi lồng. Mặt khác, máy chạy
bằng năng lƣợng mặt trời nên có thể triển khai dễ dàng ở mỗi lồng tùy ý.
 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Chế tạo máy tự động cho cá ăn sử dụng năng lƣợng mặt trời
có cơ cấu rải thức ăn tại chổ.
Phạm vi nghiên cứu:
- Tại phòng thí nghiệm điện G3 ( Từ ngày 25/2 – 20/5).
- Tại lồng bè nuôi thủy sản trên biển tại Nha Trang ( Từ ngày 21/5 – 30/5)
 Phƣơng pháp nghiên cứu
- Thu thập, tổng hợp và xử lý số liệu thực nghiệm.
- Thực nghiệm nghiên cứu chế tạo thiết bị.
- Thử nghiệm tại hiện trƣờng và đánh giá kết quả.
 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Chỉ cần đổ thức ăn vào bồn và cài đặt giờ, số lần cho cá ăn theo ý muốn, máy sẽ tự
quay rải đều lƣợng thức ăn vừa đủ cho cá nuôi trong lồng bè trên biển. Nhờ giảm nhân
công lao động và kiểm soát đƣợc lƣợng thức ăn, máy cho cá ăn tự động giúp ngƣời
nuôi tiết kiệm chi phí và tăng năng suất trong mỗi lồng, mở ra hƣớng phát triển nuôi cá
theo hƣớng công nghiệp hóa.
 Nội dung thực hiện
2

Chƣơng 1: TIỀM NĂNG ĐIỆN MẶT TRỜI: giới thiệu hệ thống điện mặt trời và
tiềm năng nguồn năng lƣợng sạch trên biển Nha Trang.
Chƣơng 2: NGHỀ NUÔI THỦY SẢN BẰNG LỒNG BÈ TRÊN BIỂN TẠI
NHA TRANG: giới thiệu vị trí địa lý thuận lợi cho việc nuôi cá bằng lồng bè trên
biển tại vịnh Nha Trang.
Chƣơng 3: NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO MÁY CHO CÁ ĂN TỰ ĐỘNG SỬ
DỤNG PIN MẶT TRỜI LẬP TRÌNH ĐA ĐỊNH MỨC: phân tích mạch và thiết kế
mạch để chế tạo ra đƣợc sản phẩm cần nghiên cứu.

Chƣơng 4: THỬ NGHIỆM TRÊN LỒNG BÈ NUÔI THỦY SẢN TẠI NHA
TRANG VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ: đánh giá kết quả đạt đƣợc khi sử dụng máy
cho cá ăn tự động, phân tích đƣợc ƣu và nhƣợc của máy để nhằm đƣa ra khuyến cáo
khi chuyển sang bƣớc nghiên cứu triển khai.


















3

CHƢƠNG 1
TIỀM NĂNG ĐIỆN MẶT TRỜI
1.1. GIỚI THIỆU CHUNG
Tƣơng tự nhƣ nguồn năng lƣợng đến từ gió, công nghệ ánh sáng (Solar
technologies) sử dụng nguồn năng lƣợng Mặt trời để biến thành điện năng là một trong
các nguồn năng lƣợng tái tạo phổ biến nhất hiện nay.

Năng lƣợng Mặt Trời, bức xạ ánh sáng và nhiệt từ Mặt trời, đã đƣợc khai thác
bởi con ngƣời từ thời cổ đại bằng cách sử dụng một loạt các công nghệ phát triển hơn
bao giờ hết. Bức xạ mặt trời, cùng với tài nguyên thứ cấp của năng lƣợng mặt trời
nhƣ sức gió và sức sóng, sức nƣớc và sinh khối, làm thành hầu hết năng lƣợng tái
tạo có sẵn trên trái đất. Chỉ có một phần rất nhỏ của năng lƣợng mặt trời có sẵn đƣợc
sử dụng.
Điện mặt trời nghĩa là phát điện dựa trên động cơ nhiệt và pin quang điện. Sử
dụng năng lƣợng mặt trời chỉ bị giới hạn bởi sự khéo léo của con ngƣời. Một phần
danh sách các ứng dụng năng lƣợng mặt trời sƣởi ấm không gian và làm mát thông
qua kiến trúc năng lƣợng mặt trời, qua chƣng cất nƣớc uống và khử trùng, chiếu sáng
bằng ánh sáng ban ngày, nƣớc nóng năng lƣợng mặt trời, nấu ăn năng lƣợng mặt trời,
và quá trình nhiệt độ cao cho công nghiệp. Để thu năng lƣợng mặt trời, cách phổ biến
nhất là sử dụng tấm pin năng lƣợng mặt trời.
Công nghệ năng lƣợng mặt trời có thể thực hiện bằng hai hình thức thụ động và
chủ động. Kỹ thuật năng lƣợng mặt trời hoạt động bao gồm việc sử dụng các tấm
quang điện và nhiệt thu đƣợc để sử dụng.
1.2. TIỀM NĂNG ĐIỆN MẶT TRỜI TRÊN THẾ GIỚI
Trong khi các nguồn năng lƣợng truyền thống nhƣ than đá, dầu mỏ đang dần cạn
kiệt, giá thành cao, nguồn cung không ổn định, nhiều nguồn năng lƣợng thay thế đang
đƣợc các nhà khoa học quan tâm, đặc biệt là nguồn năng lƣợng mặt trời.
Việc tiếp cận để tận dụng nguồn năng lƣợng mới này không chỉ góp phần cung
ứng kịp nhu cầu năng lƣợng của xã hội mà còn giúp tiết kiệm điện năng và giảm thiểu
ô nhiễm môi trƣờng.
4

Năng lƣợng mặt trời (NLMT) chiếu trên mặt đất ở những nơi khác nhau là không
giống nhau, trung bình khoảng 100W/m
2
, cao nhất khoảng 1000W/m
2

. Trong thực tế
trữ lƣợng NLMT có thể sử dụng khoảng 170 TOE/năm, ở quy mô toàn cầu thì năng
lƣợng này không lớn lắm, nhƣng nó lại có ý nghĩa đối với các quốc gia mạng lƣới điện
phân phối điện năng vẫn còn thƣa thớt nhƣ : Ấn Độ, Trung Quốc hoặc Châu Phi.

Hình 1.1. Bản đồ năng lƣợng nhiệt thế giới
Khả năng ứng dụng NLMT thay đổi theo từng vùng miền, điều kiện thời tiết.
Nếu tính trung bình cho toàn bộ diện tích trái đất, trong vòng 24 giờ, một ngày, trung
bình 1m
2
nhận đƣợc 4,2 kWh. Ở sa mạc, không khí rất khô và có ít mây che phủ,
nguồn NLMT là nhiều nhất, hơn 6,0kWh/ngày/m
2
. Ánh sáng mặt trời cũng thay đổi
theo mùa, có những vùng nhận đƣợc rất ít nguồn NLMT vào mùa đông chỉ khoảng 0,7
kWh/ngày.
Năng lƣợng mặt trời có tiềm năng lớn, nhƣng trong năm 2008 chỉ chiếm 0,02%
của tổng cung cấp năng lƣợng của thế giới. Tuy nhiên, việc sử dụng đã tăng lên gấp
đôi mỗi năm, trong đó có tiềm năng cung cấp hơn 1000 lần tổng mức tiêu thụ năng
lƣợng và sẽ trở thành nguồn thống trị trong vòng một vài thập kỷ tới.
Năng lƣợng mặt trời là nguồn năng lƣợng mà con ngƣời biết sử dụng từ rất sớm,
nhƣng ứng dụng năng lƣợng mặt trời vào các công nghệ sản xuất và trên quy mô rộng
thì mới chỉ thực sự vào cuối thế kỷ 18 và cũng chủ yếu ở những nƣớc nhiều năng
lƣợng mặt trời, những vùng sa mạc. Từ sau các cuộc khủng hoảng năng lƣợng thế giới
5

năm 1968 và 1973, năng lƣợng mặt trời càng đƣợc đặc biệt quan tâm. Các nƣớc công
nghiệp phát triển đã đi tiên phong trong việc nghiên cứu ứng dụng năng lƣợng mặt
trời.
Với chi phí lắp đặt ngày một giảm, việc sử dụng năng lƣợng mặt trời đang trở

nên càng phổ biến trên thế giới, thậm chí còn hơn cả năng lƣợng gió, nhờ dễ khai thác
và sản xuất.
Các ứng dụng năng lƣợng mặt trời phổ biến hiện nay bao gồm 2 lĩnh vực chủ
yếu:
+ Thứ nhất là năng lƣợng mặt trời đƣợc biến đổi trực tiếp thành điện năng nhờ
các tế bào quang điện bán dẫn, hay còn gọi là pin mặt trời, các pin mặt trời sản xuất ra
điện năng một cách liên tục chừng nào còn có bức xạ mặt trời chiếu tới.
+ Thứ hai là sản xuất điện mặt trời dƣới dạng nhiệt năng, ở đây chúng ta dùng
các thiết bị thu bức xạ nhiệt mặt trời và tích trữ nó dƣới dạng nhiệt năng để dùng vào
các mục đích khác nhau.
Theo thống kê trên thế giới riêng sản xuất điện từ quang năng cứ sau 2 năm là
tăng gần gấp đôi kể từ năm 2001 và có tổng công suất vƣợt ngƣỡng 20000 MW trong
năm 2011”.

Hình 1.2. Công suất lắp đặt điện mặt trời trên thế giới từ năm 2000 – 2010
6

Về mặt sản xuất, những nƣớc tiên phong nhƣ Mỹ, Nhật, Đức đã bị Trung Quốc
vƣợt mặt, hiện tại công suất của các tấm pin mặt trời đƣợc sản xuất hàng năm ở Trung
Quốc đã gấp đôi Nhật Bản.
Mỹ đang xúc tiến khoảng 77 dự án quang điện qui mô lớn và nâng tổng công suất
quang điện lên tới 13200 MW. Nhóm công nghiệp năng lƣợng của Italia đang có dự án
lắp đặt các nhà máy phát điện bằng quang năng với tổng công suất 15000 MW vào
năm 2020. Còn Nhật Bản đang lên kế hoạch nâng tổng công suất phát điện lên 3000
MW vào năm 2017.
Tại đất nƣớc Maroc hiện đang lên kế hoạch tiến hành 5 dự án sản xuất năng
lƣợng quy mô lớn (trong đó có cả quang năng lẫn nhiệt năng hoặc kết hợp cả hai) với
công suất phát điện của mỗi dự án 100 – 500 MW.
Tại Saudi Arabia – đất nƣớc giàu năng lƣợng mặt trời – đã thông báo kế hoạch
chuyển dần sang sử dụng năng lƣợng mặt trời cho các nhà máy khử muối, biến nƣớc

biển thành nƣớc ngọt cung cấp đủ nƣớc canh tác và sinh hoạt cho nhân dân. Đất nƣớc
này đang tiêu tốn tới 15 triệu thùng dầu để cung cấp năng lƣợng cho khoảng 30 nhà
máy khử muối hoạt động trong một năm.
Tính đến cuối năm 2009, tổng công suất quang điện trên toàn thế giới lên tới
23000 MW, tƣơng đƣơng với công suất phát điện của 23 nhà máy điện hạt nhân.
Với một nhà máy có công suất quang điện gần 10000 MW đã đƣợc lắp đặt, Đức
đã bỏ xa nƣớc đứng đầu thế giới về công suất phát điện của các nhà máy quang điện
đơn lẻ.
Đến năm 2020, tổng công suất của các nhà máy quang điện trên toàn thế giới có
thể lên tới 1,5 triệu MW. Mặc dù đây là một mục tiêu xem ra quá tham vọng, nhƣng
trên thực tế điều đó có thể đạt đƣợc bởi nếu 1,5 tỷ ngƣời đang thiếu điện hàng ngày mà
lại có đủ điện dùng vào năm 2020 thì chắc chắn là họ cần lắp đặt các hệ thống năng
lƣợng mặt trời tại nhà. Nhiều trƣờng hợp, việc lắp đặt các thiết bị năng lƣợng mặt trời
cho các hộ gia đình rẻ hơn là phải xây cả một mạng lƣới cung cấp điện từ một nhà máy
phát điện trung tâm.
Ngoài quang điện, một phƣơng pháp khác là biến nhiệt năng của mặt trời thành
điện năng cũng đƣợc áp dụng. Đây chính là phƣơng pháp giúp xây dựng các nhà máy
7

điện mặt trời tập trung (CSP) công suất lớn. Phƣơng pháp này sử dụng những tấm
gƣơng parabol tập trung nhiệt lƣợng mặt trời làm nóng chảy muối, sản xuất ra hơi
nƣớc để vận hành quạt gió và sản xuất điện năng. Nhiệt lƣợng thu đƣợc từ mặt trời có
thể đƣợc lƣu trữ trong muối nóng chảy ở nhiệt độ trên 1.000
0
F. Sau đó, số nhiệt lƣợng
đƣợc lƣu trữ này lại biến thành hơi nƣớc quay turbine phát điện trong khoảng thời gian
từ 8 – 10 tiếng đồng hồ sau khi mặt trời lặn.
CSP đầu tiên đƣợc xây dựng trong năm 1991 cùng với khu nhà máy liên hợp
nhiệt năng 350 MW ở California. Đó là cơ sở sản xuất nhiệt năng qui mô tiện ích duy
nhất trên thế giới cho đến khi hoàn thành nhà máy năng lƣợng 64 MW ở tiểu bang

Nevada năm 2007 Mỹ đã có hơn 40 nhà máy nhiệt năng đang hoạt động và hiện đang
trong quá trình xây dựng, phát triển một loạt các nhà máy tƣơng tự có công suất từ 10
đến 1200 MW.
Tây Ban Nha có 60 nhà máy phát điện CSP và mỗi nhà máy có công suất 50
MW. Theo hội năng lƣợng mặt trời Mỹ, nguồn nhiệt năng mặt trời ở miền Tây Nam
nƣớc Mỹ có thể đáp ứng gấp 4 lần nhu cầu điện năng hiện nay của nƣớc Mỹ.
Tháng 7 năm 2009, một nhóm 11 doanh nghiệp hàng đầu Châu Âu và một doanh
nghiệp Algeria (do hãng tái bảo hiểm Munich Re cầm đầu) thông báo sẽ phát triển sản
xuất điện mặt trời ở Bắc Phi và Trung Đông. Dự án điện mặt trời khổng lồ này có thể
thỏa mãn nhu cầu điện các quốc gia sản xuất và cung cấp một phần điện năng cho châu
Âu thông qua cáp dẫn điện ngầm dƣới biển.
Trƣớc dự án này, Algeria – một nƣớc xuất khẩu dầu – đang có kế hoạch xây
dựng nhà máy sản xuất điện mặt trời có công suất 6000 MW để xuất khẩu điện sang
châu Âu thông qua cáp ngầm dƣới biển.
Về phía Đức đã nhanh chóng đáp ứng và có kế hoạch xây dựng một hệ thống vận
chuyển điện dài 1900 dặm từ Adra (Ageria) đến Aachen, một thành phố ở biên giới
giữa Đức và Hà Lan.
Ở mức độ toàn cầu, Greenpeace, hiệp hội năng lƣợng điện nhiệt năng và chƣơng
trình Solar Paces cơ quan năng lƣợng quốc tế đã thảo ra một kế hoạch nâng công suất
điện mặt trời lên 1,5 triệu MW vào năm 2050 và vào năm 2025, “nguồn năng lƣợng
8

mặt trời sẽ thay thế cho sản lƣợng điện hàng năm của khoảng 150 nhà máy phát điện
chạy bằng than đá”.
Theo kế hoạch ổn định khí hậu toàn cầu của Học viện chính sách trái đất đƣa ra
mục tiêu xây dựng nhà máy CSP 200000 MW vào năm 2020 để đảm bảo môi trƣờng
an toàn cho con ngƣời. Nhịp độ phát triển nhiệt năng đang tăng lên cũng nhƣ việc lắp
đặt các máy làm nóng nƣớc bằng năng lƣợng mặt trời trên mái nhà đang cất cánh nhờ
những thiết bị thu nhiệt năng đa dạng. Thiết bị này hiện đang đƣợc sử dụng nhiều nhất
tại Trung Quốc để cung cấp nƣớc nóng cho 120 triệu hộ gia đình.

Báo cáo của hai Tổ chức: “Hòa Bình Xanh” và Hiệp hội Công nghiệp sản xuất
điện từ ánh sáng mặt trời châu Âu” (EPIA) cho biết các hệ thống sản xuất điện từ ánh
sáng mặt trời hiện có khả năng cung cấp 0,5% nhu cầu điện của thế giới và có thể tăng
lên 2,5% vào năm 2025, sau đó tăng vọt lên 16% vào năm 2040. Cũng theo báo cáo
trong năm 2005 thị trƣờng các hệ thống quang điện sử dụng ánh sáng mặt trời đã thu
về 8,1 tỷ Euro (10,41 tỷ USD). Theo dự kiến con số này sẽ tăng 113,8 tỷ Euro vào
năm 2025.
Ở châu Âu, khoảng 2 triệu ngƣời Đức đang sử dụng các hệ thống năng lƣợng trên
mái nhà để làm nóng nƣớc và sƣởi ấm.
Việc giá thành các tấm panel pin mặt trời đã thu hút nhiều quốc gia khác tham
gia nhƣ Israel, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha tận dụng khai thác nguồn năng lƣợng mặt
trời.

Hình 1.3. Công suất điện mặt trời đã đƣợc lắp trên thế giới
9

Ngay cả tại Châu Lục đen, Nam Phi cũng đang thúc đẩy việc phát triển các máy
làm nóng nƣớc bằng năng lƣợng mặt trời trên mái nhà,
1.3. TIỀM NĂNG VÀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐIỆN MẶT TRỜI Ở VIỆT NAM
1.3.1. Tiềm năng điện mặt trời trên lãnh thổ Việt Nam

Hình 1.4. Bản đồ Việt Nam
Việt Nam có nguồn NLMT dồi dào cƣờng độ bức xạ mặt trời trung bình ngày
trong năm ở phía bắc là 3,69 kWh/m
2
và phía nam là 5,9 kWh/m
2
. Lƣợng bức xạ
mặt trời tùy thuộc vào lƣợng mây và tầng khí quyển của từng địa phƣơng, giữa các
địa phƣơng ở nƣớc ta có sự chênh lệch đáng kể về bức xạ mặt trời. Cƣờng độ bức

xạ ở phía Nam thƣờng cao hơn phía Bắc. Trong đó:

10

+ Vùng Tây Bắc:
Nhiều nắng vào các tháng 8. Thời gian có nắng dài nhất vào các tháng 4 đến
tháng 5 và tháng 9 đến tháng 10. Các tháng 6 và tháng 7 rất hiếm nắng, mây và mƣa
rất nhiều. Lƣợng tổng xạ trung bình ngày lớn nhất vào khoảng 5,234 kWh/m
2
ngày
và trung bình trong năm là 3,489 kWh/m
2
/ngày.
Vùng núi cao khoảng 1500m trở nên thƣờng ít nắng. Mây phủ và mƣa nhiều,
nhất là vào khoảng tháng 6 đến tháng 1. Cƣờng độ bức xạ trung bình thấp (<3,489
kWh/m
2
/ngày).
+ Vùng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ:
Ở Bắc Bộ, nắng nhiều vào tháng 5. Còn ở Bắc Trung Bộ càng đi sâu về phía
Nam thời gian nắng lại càng sớm, nhiều vào tháng 4.
Tổng bức xạ trung bình cao nhất ở Bắc Bộ khoảng từ tháng 5, ở Bắc Trung Bộ
từ tháng 4. Số giờ nắng trung bình thấp nhất là trong tháng 2, 3 khoảng 2h/ngày,
nhiều nhất vào tháng 5 tới khoảng 6 – 7h/ngày và duy trì ở mức cao từ tháng 7.
+ Vùng Trung Bộ:
Từ Quảng Trị đến Tuy Hòa, thời gian nắng nhiều nhất vào các tháng giữa năm
với khoảng 8 – 10h/ngày. Trung bình từ tháng 3 đến tháng 9, thời gian nắng từ 5 –
6h/ngày với lƣợng tổng xạ trung bình trên 3,489kWh/m
2
/ngày (có ngày đạt

5,815kWh/m
2
/ngày).
+ Vùng phía Nam:
Ở vùng này, quanh năm dồi dào nắng. Trong các tháng 1, 3, 4 thƣờng có nắng
từ 7h sáng đến 17h.
Cƣờng độ bức xạ trung bình thƣờng lớn hơn 3,489kWh/m
2
/ngày. Đặc biệt là
khu vực Nha Trang, cƣờng độ bức xạ lớn hơn 5,815kWh/m
2
/ngày trong thời gian 8
tháng/năm.
Dƣới đây là bảng số liệu về lƣợng bức xạ mặt trời tại các vùng miền nƣớc ta.




11

Bảng 1.1. Số liệu về bức xạ mặt trời tại Việt Nam
(Nguồn: Theo sổ tra cứu về bức xạ mặt trời của Việt Nam)
Vùng
Giờ nắng
trong năm
Bức xạ
(kcal/cm
2
/năm)
Ứng dụng

Đông Bắc
1600 – 1750
100 – 125
Trung bình
Tây Bắc
1750 – 1800
125 – 150
Trung bình
Bắc Trung Bộ
1700 – 2000
140 – 160
Tốt
Tây Nguyên và Nam
Trung Bộ
2000 – 2600
150 – 175
Rất tốt
Nam Bộ
2200 – 2500
130 – 150
Rất tốt
Trung bình cả nƣớc
1700 – 2500
100 – 175
Tốt
Qua bảng trên cho ta thấy nƣớc ta có lƣợng bức xạ mặt trời rất tốt, đặc biệt là
khu vực phía Nam, ở khu vực phía Bắc thì lƣợng bức xạ Mặt Trời nhận đƣợc ít hơn.
Lƣợng bức xạ mặt trời giữa các vùng miền là khác nhau và nó cũng phụ thuộc
vào từng tháng khác nhau. Dƣới đây là bảng số liệu lƣợng bức xạ trung bình các
tháng ở địa phƣơng.

Bảng 1.2. Lƣợng tổng bức xạ mặt trời trung bình ngày của các tháng trong năm ở một
số địa phƣơng của nƣớc ta, (đơn vị: MJ/m
2
.ngày)
(Nguồn: Theo sổ tra cứu về bức xạ mặt trời của Việt Nam)
STT
Địa phƣơng
Tổng xạ bức xạ Mặt Trời của các tháng trong năm
(đơn vị: MJ/m
2
.ngày)
1
7
2
8
3
9
4
10
5
11
6
12
1
Cao Bằng
8,21
8,72
10,43
12,70
16,81

17,56
18,81
19,11
17,60
13,57
11,27
9,37
2
Móng Cái
18,81
19,11
17,60
13,57
11,27
9,37
17,56
18,23
16,10
15,75
12,91
10,35
3
Sơn La
11,23
12,65
14,45
16,84
17,89
17,47
11,23

12,65
14,45
16,84
17,89
17,47
12

4
Láng
(Hà Nội)
8,76
8,63
9,09
12,44
18,94
19,11
20,11
18,23
17,22
15,04
12,40
10,66
5
Vinh
8,88
8,13
9,34
14,50
20,03
19,78

21,79
16,39
15,92
13,16
10,22
9,01
6
Đà Nẵng
12,44
14,87
18,02
20,28
22,17
21,04
22,84
20,78
17,93
14,29
10,43
8,47
7
Cần Thơ
17,51
20,07
20,95
20,88
16,72
15,00
16,68
15,29

16,38
15,54
15,25
16,38
8
Đà Lạt
16,68
15,29
16,38
15,54
15,25
16,38
18,94
16,51
15,00
14,87
15,75
10,07
Nhƣ vậy lƣợng tổng xạ nhận đƣợc ở mỗi vùng miền cũng khác nhau ở mỗi
tháng. Ta nhận thấy rằng các tháng nhận đƣợc nhiều nắng hơn là tháng 4, 5, 6, 7, 8,
9, 10. Nếu sử dụng bình năng lƣợng mặt trời vào các tháng này sẽ cho hiệu suất rất
cao.
1.3.2. Tình hình sử dụng điện mặt trời tại Việt Nam
Việt Nam là nƣớc có tiềm năng về NLMT, trải dài từ vĩ độ 8
0
34’ Bắc đến 23
0
23'
Bắc, nằm trong khu vực có cƣờng độ bức xạ mặt trời tƣơng đối cao, với trị số tổng
xạ khá lớn từ 100 – 175kcal/cm

2
.năm, do đó việc sử dụng NLMT ở nƣớc ta sẽ đem
lại hiệu quả kinh tế lớn. Giải pháp sử dụng năng lƣợng mặt trời hiện đang đƣợc cho
là giải pháp tối ƣu nhất. Đây là nguồn năng lƣợng sạch, không gây ô nhiễm môi
trƣờng và có trữ lƣợng vô cùng lớn do tính tái tạo cao. Đồng thời, phát triển ngành
công nghiệp sản xuất pin mặt trời sẽ góp phần thay thế các nguồn năng lƣợng hóa
thạch, giảm phát khí thải nhà kính, bảo vệ môi trƣờng. Vì thế, đây đƣợc coi là
nguồn năng lƣợng quý giá, có thể thay thế những dạng năng lƣợng cũ đang ngày
càng cạn kiệt. Từ lâu, nhiều nơi trên thế giới đã sử dụng năng lƣợng mặt trời nhƣ
một giải pháp thay thế những nguồn tài nguyên truyền thống.
Là một nƣớc có tiềm năng lớn về nguồn năng lƣợng tái tạo, năng lƣợng bức xạ
mặt trời trung bình đạt 4 đến 5kWh/m
2
/ngày, Việt Nam có nhiều lợi thế phát triển
hệ thống sử dụng năng lƣợng mặt trời. Trong đó, hiệu quả nhất là sử dụng năng
lƣợng mặt trời vào đun nƣớc nóng.
13

Với sự tăng trƣởng kinh tế mạnh mẽ của Việt Nam trong hơn thập kỷ qua đã
khiến cho nhu cầu về điện năng tăng thêm khoảng 15% mỗi năm. Tuy nhiên, lĩnh
vực điện năng đang chủ yếu dựa vào nhiệt điện vào thủy điện. Thiếu hụt nguồn
cung cấp điện của Việt Nam cũng đang gia tăng, đặc biệt là vào mùa khô do sự phụ
thuộc quá lớn vào thủy điện. Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới nhƣ Việt Nam,
nguồn năng lƣợng mặt trời sử dụng hầu nhƣ quanh năm Tiềm năng điện mặt trời
tốt nhất ở các vùng Thừa Thiên Huế trở vào Nam và vùng Tây Bắc. Vùng Tây Bắc
gồm các tỉnh Lai Châu, Sơn La, Lào Cai và vùng Bắc Trung Bộ gồm các tỉnh
Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh có năng lƣợng mặt trời khá lớn. Mật độ năng
lƣợng mặt trời biến đổi trong khoảng 300 đến 500 cal/cm
2
.ngày. Số giờ nắng trung

bình cả năm trong khoảng 1800 đến 2100 giờ. Nhƣ vậy, các tỉnh thành ở miền Bắc
nƣớc ta đều có thể sử dụng hiệu quả. Tuy nhiên, do có sự bức xạ mặt trời mùa hè
nhiều hơn mùa đông nên mùa hè sử dụng thiết bị đun nƣớc nóng bằng năng lƣợng
mặt trời đạt hiệu quả cao hơn. Còn ở miền Nam, từ Đà Nẵng trở vào, năng lƣợng
mặt trời rất tốt và phân bố tƣơng đối điều hòa trong suốt cả năm. Trừ những ngày có
mƣa rào, có thể nói trên 90% số ngày trong năm đều có thể sử dụng năng lƣợng mặt
trời để đun nƣớc nóng dùng cho sinh hoạt. Số giờ nắng trung bình cả năm trong
khoảng 2000 đến 2600 giờ. Đây là khu vực ứng dụng năng lƣợng mặt trời rất hiệu
quả.
Cả nƣớc hiện có khoảng 2,5 triệu bình đun nƣớc nóng bằng điện có công suất
trong khoảng 2 đến 5 kW, hàng năm tiêu tốn khoảng 3,6 tỷ kWh điện năng và sẽ
tăng nhanh theo tốc độ xây dựng nhà ở, dịch vị du lịch. Khi thay thế toàn bộ bằng
thiết bị năng lƣợng mặt trời, mỗi năm sẽ tiết kiệm đƣợc khoảng hơn 1 tỷ kWh điện,
tƣơng đƣơng 1/2 lƣợng điện nhập khẩu 11 tháng đầu năm 2009 từ Trung Quốc,
chiếm khoảng 1,5% lƣợng điện tiêu thụ trên toàn quốc. Đây là một con số rất lớn
cho thấy một thị trƣờng đầy tiềm năng đối với thiết bị bình đun nƣớc nóng năng
lƣợng mặt trời.
Trên tổng thể, điện mặt trời chiếm 0,009% tổng lƣợng điện toàn quốc. Gần đây
có dự án phát điện ghép giữa pin mặt trời và thủy điện nhỏ, công suất 125kW đƣợc
lắp đặt tại xã Trang, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai, và dự án phát điện lai ghép
14

giữa pin mặt trời và động cơ gió với công suất 9kW đặt tại làng Kongu 2, huyện
Đăk Hà, tỉnh Kon Tum, do Viện Năng Lƣợng (EVN) thực hiện, góp phần cung cấp
điện cho khu vực đồng bào dân tộc thiểu số. Từ thành công của dự án này, Viện
Năng Lƣợng (EVN) và Trung tâm Năng lƣợng mới tiếp tục triển khai ứng dụng dàn
pin mặt trời nhằm cung cấp điện cho một số hộ gia đình và các trạm biên phòng ở
đảo Cô Tô (Quảng Ninh), đồng thời thực hiện dự án “Ứng dụng thí điểm điện mặt
trời cho vùng sâu, vùng xa ” tại xã Ái Quốc, tỉnh Lạng Sơn.
Mặc dù có nhiều ƣu điểm, nhƣng thời gian qua, các sản phẩm sử dụng năng

lƣợng mặt trời vẫn chƣa đƣợc ứng dụng rộng rãi mà chỉ tập trung tại nông thôn,
miền núi – nơi mức sống tƣơng đối thấp. Hiện nƣớc ta có hơn 3.000 hộ dân vùng
sâu vùng xa đƣợc điện khí hóa bằng hệ điện mặt trời gia đình, 8.500 hộ sử dụng
điện mặt trời qua các trạm sạc ắc quy,
Khó khăn lớn nhất của lớn nhất vấn đề này là bắt nguồn từ kinh phí. Dù năng
lƣợng mặt trời ở dạng “nguyên liệu thô”, nhƣng chi phí đầu tƣ để khai thác, sử dụng
lại rất cao do công nghệ, thiết bị sản xuất đều nhập từ nƣớc ngoài. Phần lớn những
dự án lớn về điện mặt trời đã và đang triển khai đều sử dụng nguồn vốn tài trợ hoặc
vay vốn nƣớc ngoài. Do đó, mới chỉ có một vài tổ chức, viện nghiên cứu và các
trƣờng đại học tham gia, còn phía doanh nghiệp, cá nhân vẫn chƣa “mặn mà” với
ứng dụng, sản xuất cũng nhƣ sử dụng các thiết bị năng lƣợng mặt trời.
1.3.3. Một số dự án tiêu biểu ứng dụng điện mặt trời ở Việt Nam
1.3.3.1. Các dự án chiếu sáng bằng năng lượng mặt trời
Tại TP Hồ Chí Minh [1]
Nhóm nghiên cứu Phòng thí nghiệm công nghệ na-nô (nano) thuộc ÐH Quốc
gia TP Hồ Chí Minh vừa nghiên cứu thành công công nghệ bán dẫn phát sáng
(LED) sử dụng trong lĩnh vực chiếu sáng dân dụng. Từ thành công này, những
sản phẩm đèn LED sử dụng năng lƣợng mặt trời đầu tiên của Việt Nam đã chính
thức ra đời.
15


Hình 1.5. Chiếu sáng công viên bằng LED
Tại Cần Giờ - TP HCM [2]
Cần Giờ là một huyện nghèo nằm tại phía đông nam TP Hồ Chí Minh với
diện tích 714 km
2
, dân số hơn 68.000 ngƣời, đông nam giáp biển Đông. Cần Giờ
còn đƣợc biết đến nhƣ “lá phổi xanh” của TP với 786 km sông rạch và hệ sinh
thái rừng ngập mặn mang tính đa dạng sinh học cao, đồng thời cũng là “khu dự

trữ sinh quyển thế giới”. Cũng chính vì điều kiện tự nhiên đặc thù nhƣ trên nên
nhiều vùng bị chia cắt, thiếu điện và nƣớc ngọt nghiêm trọng, gây nhiều khó
khăn trong công tác quản lý và phát triển rừng phòng hộ.
Đƣợc sự quan tâm chỉ đạo của TP, Ban Quản Lý Rừng Phòng Hộ Cần Giờ
đã đầu tƣ cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ công tác quản lý phát triển rừng ngập
mặn Cần Giờ. Công ty CPNL Mặt Trời Đỏ rất vinh dự khi đƣợc tín nhiệm là
đơn vị cung cấp và lắp đặt hệ thống điện Mặt trời cho dự án trên.
+ Một số hình ảnh cho dự án:

×